MACRO - Slides C5

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 66

CHƯƠNG 5: TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG

ThS. Lê Thị Hoài Trinh


Email: lethihoaitrinh.dtu@gmail.com 1
CHƯƠNG 5: TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG

MỤC TIÊU

SV cần hiểu được những vấn đề sau:


1. Khái niệm tổng cầu.
2. Hình dáng đường tổng cầu và nguyên nhân.
3. Các nhân tố tác động đến tổng cầu.
4. Khái niệm tổng cung.
5. Hình dáng các đường tổng cung và nguyên nhân.
2
5.1. TỔNG CẦU

5.1.1. ĐƯỜNG TỔNG CẦU


5.1.1.1. Khái niệm
Aggregate-demand curve – a curve that shows the
quantity of goods and services that households, firms,
the government, and customers abroad want to buy at
each price level. (N.G.Mankiw, 1997)
Đường tổng cầu – một đường cho thấy tổng số lượng
hàng hóa dịch vụ mà các hộ gia đình, doanh nghiệp,
Chính phủ và khách hàng ở nước ngoài muốn mua tại
mỗi mức giá. 3
5.1. TỔNG CẦU

5.1.1. ĐƯỜNG TỔNG CẦU

Hình 5.1: Đường


tổng cầu (AD)
Đường tổng cầu là
một đường dốc
xuống thể hiện mối
quan hệ ngược chiều
giữa giá cả và sản
lượng. Khi mức giá
thay đổi từ P1 xuống
P2 thì lượng cầu về
hàng hóa dịch vụ sẽ
tăng từ Y1 lên Y2.
4
5.1. TỔNG CẦU

5.1.1. ĐƯỜNG TỔNG CẦU


5.1.1.2. Tại sao đường tổng cầu dốc xuống?
GDP của nền kinh tế (ký hiệu là Y) là tổng của
tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu Chính phủ (G) và
xuất khẩu ròng (Xn):

Y = C + I + G + Xn

è Nghiên cứu mức giá ảnh hưởng đến C, I và NX như


thế nào.
5
5.1. TỔNG CẦU

5.1.1. ĐƯỜNG TỔNG CẦU


5.1.1.2. Tại sao đường tổng cầu dốc xuống?
Ø Mức giá và tiêu dùng: Hiệu ứng của cải
• Mức giá giảm làm tăng giá trị thực của tiền (của cải
của mọi người) và làm cho người tiêu dùng trở nên
giàu có hơn, điều này khuyến khích họ chi tiêu
nhiều hơn. Ngược lại việc tăng mức giá làm giảm
giá trị thực của tiền và làm cho người tiêu dùng
nghèo hơn, từ đó làm giảm chi tiêu của người tiêu
dùng và số lượng hàng hóa dịch vụ được yêu cầu.
6
5.1. TỔNG CẦU

5.1.1. ĐƯỜNG TỔNG CẦU


5.1.1.2. Tại sao đường tổng cầu dốc xuống?
Ø Mức giá và đầu tư: Hiệu ứng lãi suất
• Mức giá giảm làm giảm lãi suất, khuyến khích chi
tiêu nhiều hơn cho hàng hóa đầu tư và từ đó làm
tăng số lượng hàng hóa dịch vụ được yêu cầu.
Ngược lại mức giá cao hơn làm tăng lãi suất, không
khuyến khích chi tiêu cho đầu tư và từ đó làm giảm
số lượng hàng hóa dịch vụ được yêu cầu.
7
5.1. TỔNG CẦU

5.1.1. ĐƯỜNG TỔNG CẦU


5.1.1.2. Tại sao đường tổng cầu dốc xuống?
Ø Mức giá và xuất khẩu ròng: Hiệu ứng tỷ giá
• Khi mức giá của Việt Nam giảm khiến giá trị thực
của đồng VND giảm. Sự giảm xuống này làm tăng
xuất khẩu ròng của Việt Nam và từ đó làm tăng số
lượng hàng hóa dịch vụ được yêu cầu. Ngược lại,
khi mức giá của Việt Nam tăng và khiến giá trị thực
của đồng VND cũng tăng và sự gia tăng này làm
giảm xuất khẩu ròng của Việt Nam và từ đó làm
giảm số lượng hàng hóa dịch vụ được yêu cầu. 8
5.1. TỔNG CẦU

5.1.1. ĐƯỜNG TỔNG CẦU


5.1.1.2. Tại sao đường tổng cầu dốc xuống?
Ø Tóm lại, có ba lý do khiến cho việc mức giá giảm
làm tăng số lượng hàng hóa tiêu dùng được yêu cầu:
• Một là, người tiêu dùng giàu có hơn dẫn đến nhu
cầu đối với hàng hóa tiêu dùng tăng lên.
• Hai là, lãi suất giảm dẫn đến nhu cầu đối với hàng
hóa đầu tư tăng lên.
• Ba là, giá cả hàng hóa nội địa giảm xuống dẫn đến
xuất khẩu ròng tăng lên. 9
5.1. TỔNG CẦU

5.1.1. ĐƯỜNG TỔNG CẦU


5.1.1.3. Các nhân tố tác động đến tổng cầu (dịch
chuyển đường tổng cầu)
Ø Thay đổi trong tiêu dùng (không phải vì mức giá)
• Người dân chi tiêu nhiều hơn => tăng tổng cầu,
đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
• Người dân tiết kiệm nhiều hơn => giảm tổng cầu,
đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
è Chính sách thuế THU NHẬP CÁ NHÂN
10
5.1. TỔNG CẦU

5.1.1. ĐƯỜNG TỔNG CẦU


5.1.1.3. Các nhân tố tác động đến tổng cầu (dịch
chuyển đường tổng cầu)
Ø Thay đổi trong đầu tư (không phải vì mức giá)
• Doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn => tăng tổng cầu,
đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
• Doanh nghiệp đầu tư ít hơn => giảm tổng cầu,
đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
è Chính sách thuế THU NHẬP DOANH NGHIỆP
11
5.1. TỔNG CẦU

5.1.1. ĐƯỜNG TỔNG CẦU


5.1.1.3. Các nhân tố tác động đến tổng cầu (dịch
chuyển đường tổng cầu)
Ø Thay đổi trong chi tiêu Chính phủ
• Chính phủ đầu tư nhiều hơn => tăng tổng cầu,
đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
• Chính phủ đầu tư ít hơn => giảm tổng cầu, đường
tổng cầu dịch chuyển sang trái.
è Quyết định đầu tư của Chính phủ: TRỰC TIẾP
12
5.1. TỔNG CẦU

5.1.1. ĐƯỜNG TỔNG CẦU


5.1.1.3. Các nhân tố tác động đến tổng cầu (dịch
chuyển đường tổng cầu)
Ø Thay đổi trong XK ròng (không phải vì mức giá)
• Xuất khẩu ròng nhiều hơn => tăng tổng cầu, đường
tổng cầu dịch chuyển sang phải.
• Xuất khẩu ròng ít hơn => giảm tổng cầu, đường
tổng cầu dịch chuyển sang trái.
è Chính sách tỷ giá hối đoái: GIÁN TIẾP
13
5.1. TỔNG CẦU

5.1.1. ĐƯỜNG TỔNG CẦU


5.1.1.3. Các nhân tố tác động đến tổng cầu (dịch
chuyển đường tổng cầu)
Ø Thay đổi trong chi tiêu
Ø Thay đổi trong đầu tư
Ø Thay đổi trong chi tiêu Chính phủ
Ø Thay đổi trong xuất khẩu ròng

Y = C + I + G + Xn
14
5.1. TỔNG CẦU

5.1.2. HÀM TỔNG CẦU


5.1.2.1. Thu nhập, tiêu dùng & tiết kiệm (Y, C & S)
Một hộ gia đình có thể làm 2 việc (và chỉ 2 việc)
với thu nhập của họ: mua hàng hóa dịch vụ (tiêu dùng
– C) hoặc tiết kiệm (saving – S)
S+C=Y
Đây là một đồng nhất thức (identity), tức là một
biểu thức luôn luôn đúng.

15
5.1. TỔNG CẦU

5.1.2. HÀM TỔNG CẦU


5.1.2.1. Thu nhập, tiêu dùng & tiết kiệm (Y, C & S)
Mối liên hệ giữa tiêu dùng và thu nhập được gọi
là hàm tiêu dùng (consumption function).
Tiêu dùng hộ gia đình (C)

C (Y)
Với 1 hộ gia đình cụ
thể, hàm tiêu dùng
cho thấy mức tiêu
dùng ở mỗi mức thu
nhập.
16
Thu nhập của hộ gia đình (Y)
5.1. TỔNG CẦU

5.1.2. HÀM TỔNG CẦU


5.1.2.1. Thu nhập, tiêu dùng & tiết kiệm (Y, C & S)
• Tiêu dùng hộ gia đình và tiết kiệm
C = 𝑪𝟎 + MPC.Y
Tiêu dùng hộ gia đình (C)

C = C! + MPC.Y
Độ dốc hàm tiêu
C
dùng MPC được gọi
Y là khuynh hướng
tiêu dùng biên.
Thu nhập của hộ gia đình (Y) 0 < MPC < 1
17
5.1. TỔNG CẦU

5.1.2. HÀM TỔNG CẦU


5.1.2.1. Thu nhập, tiêu dùng & tiết kiệm (Y, C & S)
Ví dụ về hàm tiêu dùng: C = 100 + 0,75.Y
Tổng thu Tổng tiêu Tổng tiết
Tiêu dùng hộ gia đình (C)

nhập (Y) dùng (C) kiệm (S)


C = 100 + 0,75Y
0 100 -100
80 160 -80
100 175 -75
200 250 -50
400 400 0
600 550 50

Thu nhập của hộ gia đình (Y) 800 700 100


1000 850 150 18
5.1. TỔNG CẦU

5.1.2. HÀM TỔNG CẦU


5.1.2.1. Thu nhập, tiêu dùng & tiết kiệm (Y, C & S)
Tỷ lệ trong thu nhập được dùng để tiết kiệm
được gọi là khuynh hướng tiết kiệm biên (MPS).
MPC + MPS = 1
0 < MPS < 1
S = MPS.Y

19
5.1. TỔNG CẦU

5.1.2. HÀM TỔNG CẦU


5.1.2.2. Đầu tư (I)
Đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng để cho
đơn giản, chúng ta giả định rằng đầu tư là cố định. Nó
sẽ không thay đổi khi thu nhập thay đổi. I = 𝐈𝟎
Đầu tư (I)

I = 50

Thu nhập 20
5.1. TỔNG CẦU

5.1.2. HÀM TỔNG CẦU


5.1.2.3. Tổng chi tiêu dự kiến (AE)
Tổng chi tiêu dự kiến
AE = C + I (Planned aggregate
expenditure – AE) là
Tổng chi tiêu

C = 100 + 0,75Y tổng số tiền mà nền


kinh tế dự kiến sẽ chi
I = 50 tiêu trong một giai đoạn
nhất định. Nó bằng tiêu
Thu nhập
dùng cộng đầu tư.
AE = C + I 21
5.1. TỔNG CẦU

5.1.2. HÀM TỔNG CẦU


5.1.2.4. Tổng sản lượng (thu nhập) cân bằng
Cân bằng (Equilibrium) sẽ xảy ra khi không có
khuynh hướng cho sự thay đổi. Trong kinh tế vĩ mô,
cân bằng xảy ra khi tổng chi tiêu dự kiến bằng với tổng
sản lượng.
Y = AE hoặc Y = C + I
Mất cân bằng: Y > C + I hoặc Y < C + I

22
5.1. TỔNG CẦU

5.1.2. HÀM TỔNG CẦU


5.1.2.4. Tổng sản lượng (thu nhập) cân bằng
• Mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô:
Ø Đưa sản lượng trong nền kinh tế đạt được mức
sản lượng tiềm năng.
Ø Tổng chi tiêu dự kiến bằng với mức sản lượng
thực tế sản xuất ra (tổng cung và tổng cầu cân
bằng).

23
5.1. TỔNG CẦU

5.1.2. HÀM TỔNG CẦU


5.1.2.4. Tổng sản lượng (thu nhập) cân bằng
• Giả sử nền kinh tế có hàm tiêu dùng là:
C = C! + MPC.Y; I = I!
Khi đó: AE = C + I = C! + MPC.Y + I!
Để đạt mức sản lượng cân bằng: Y = AE
hay: Y = C! + MPC.Y + I! => Y – MPC.Y = C! + I!
Þ Y (1 – MPC) = C! + I!
1
Þ 𝐘𝟎 = (𝐂𝟎 + 𝐈𝟎 )
1 – MPC 24
5.1. TỔNG CẦU

5.1.2. HÀM TỔNG CẦU


5.1.2.4. Tổng sản lượng (thu nhập) cân bằng
• Ví dụ:
C = 100 + 0,75.Y; I = 50
Để đạt mức sản lượng cân bằng:
AE = C + I = 100 + 0,75.Y + 50
Mức SLCB: Y = 100 + 0,75.Y + 50
1
Þ Y! = (100 + 50) = 600
1 – 0,75
25
5.1. TỔNG CẦU

5.1.2. HÀM TỔNG CẦU


5.1.2.4. Tổng sản lượng (thu nhập) cân bằng
• Số nhân:
Nền kinh tế có: Hàm tiêu dùng: C = C! + MPC.Y;
Hàm đầu tư là: I = I!
1
Sản lượng cân bằng: Y! = (C + I )
1 – MPC ! !
Nếu đầu tư thay đổi 1 lượng ∆I! thì đầu tư là: I" = I! + ∆I!
1 1
Sản lượng cân bằng mới: Y" = (C! + I") = ((C +I ) + ∆I!)
1 – MPC 1 – MPC ! !
1 1
Y" = (C! +I!) + ∆I = Y! + ∆Y!
1 – MPC 1 – MPC !
1 1
Þ ∆Y! = ∆I => m = : số nhân chi tiêu (số nhân) 26
1 – MPC ! 1 – MPC
5.1. TỔNG CẦU

5.1.2. HÀM TỔNG CẦU


5.1.2.4. Tổng sản lượng (thu nhập) cân bằng
• Số nhân:
C = 100 + 0,75.Y; I = 50 + 100 = 150
1
Þ Y# = (100 + 150) = 1.000 = Y$ + ∆Y$ = 600 + 400
1 – 0,75
1 1
Þ ∆Y$ = 1 – MPC x ∆I$ = 1 – 0,75 x 100 = 4 x 100 = 400

Þ Sau khi có sự tăng lên trong đầu tư, sản lượng tăng lên
gấp 4 lần khoảng tăng trong đầu tư.
27
5.1. TỔNG CẦU

5.1.2. HÀM TỔNG CẦU


5.1.2.4. Tổng sản lượng (thu nhập) cân bằng
• Số nhân:
Þ Nghịch lý của tiết kiệm: Khi các hộ gia đình lo lắng
về tương lai và quyết định tiết kiệm nhiều hơn =>
tiêu dùng giảm xuống => thu nhập giảm xuống =>
hộ gia đình cuối cùng tiêu dùng ít hơn nhưng không
tiết kiệm được nhiều hơn.

28
5.1. TỔNG CẦU

5.1.2. HÀM TỔNG CẦU


5.1.2.4. Tổng sản lượng (thu nhập) cân bằng
• Thuế ròng (NT) và thu nhập khả dụng (𝑌# )
Ø Thuế ròng (Net taxes): là thuế mà các DN và hộ
gia đình nộp cho Chính phủ trừ đi các khoản
chuyển nhượng từ CP cho khu vực hộ gia đình.
NT = T – Tr
Ø Thu nhập khả dụng (𝑌# ): là bằng tổng thu nhập
trừ đi thuế.
𝐘𝐝 = Y – T 29
5.1. TỔNG CẦU

5.1.2. HÀM TỔNG CẦU


5.1.2.4. Tổng sản lượng (thu nhập) cân bằng
• Nền kinh tế đóng có khu vực CP (chưa có thuế):
C = C! + MPC.Y; I = I! ; G = G!
Khi đó: AE = C + I + G = C! + MPC.Y + I! + G!
Để đạt mức sản lượng cân bằng: Y = AE
hay: Y = C! + MPC.Y + I! + G!
Þ Y (1 – MPC) = C! + I! + G!
1
Þ 𝐘𝟎 = (𝐂𝟎 + 𝐈𝟎 + 𝐆𝟎 )
1 – MPC 30
5.1. TỔNG CẦU

5.1.2. HÀM TỔNG CẦU


5.1.2.4. Tổng sản lượng (thu nhập) cân bằng
• Nền kinh tế đóng có khu vực CP và có thuế:
Y# = Y – T; C = C! + MPC. Y# = C! + MPC.(Y – T! )
I = I! ; G = G!
Khi đó: AE = C + I + G = C! + MPC.(Y – T! ) + I! + G!
Để đạt mức sản lượng cân bằng: Y = AE
hay: Y = C! + MPC.(Y – T! ) + I! + G! = C! + MPC.Y – MPC.T! + I! + G!
Þ Y (1 – MPC) = (C! + I! + G! ) – MPC.T!
1 % MPC
Þ 𝐘𝟎 = (𝐂𝟎 + 𝐈𝟎 + 𝐆𝟎 ) + 𝐓
1 – MPC 1 – MPC 𝟎 31
5.1. TỔNG CẦU

5.1.2. HÀM TỔNG CẦU


5.1.2.4. Tổng sản lượng (thu nhập) cân bằng
• Số nhân thuế:
& MPC
m% =
1 – MPC
Số nhân thuế có dấu (-) => thuế có tác dụng ngược
chiều với thu nhập và sản lượng. Khi thuế tăng lên =>
thu nhập và sản lượng giảm xuống và ngược lại.

32
5.1. TỔNG CẦU

5.1.2. HÀM TỔNG CẦU


5.1.2.4. Tổng sản lượng (thu nhập) cân bằng
• Nền kinh tế mở:
C = C! + MPC.Y# = C! + MPC.(Y – T! ); I = I! ; G = G!
X = X! ; M = MPM.Y
Khi đó: AE (AD) = C + I + G + Xn
Để đạt mức sản lượng cân bằng: Y = AE (AD)
hay: Y = C! + MPC.(Y – T! ) + I! + G! + X! – MPM.Y
Þ Y = C! + MPC.Y – MPC. T! + I! + G! + X! – MPM.Y
Þ Y (1 – MPC + MPM) = (C! + I! + G! + X! ) – MPC.T!
1 % MPC
Þ 𝐘𝟎 = (𝐂𝟎 + 𝐈𝟎 + 𝐆𝟎 + 𝐗 𝟎 ) + 𝐓
1 – MPC + MPM 1 – MPC + MPM 33𝟎
5.1. TỔNG CẦU

5.1.2. HÀM TỔNG CẦU


5.1.2.4. Tổng sản lượng (thu nhập) cân bằng
• Số nhân nền kinh tế mở:
1
m' =
1 – MPC + MPM
Giá trị tuyệt đối của số nhân đã giảm so với nền kinh tế
đóng => khi MPM càng lớn thì số nhân càng nhỏ =>
hàng hóa nhập khẩu làm giảm sản lượng trong nước.

34
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.1. Khái niệm
Aggregate-supply curve – a curve that shows the
quantity of goods and services that firms choose to
produce and sell at each price level.
(N.G.Mankiw, 1997)
Đường tổng cung – một đường cho thấy số lượng
hàng hóa dịch vụ mà các doanh nghiệp lựa chọn để sản
xuất và bán tại mỗi mức giá.
35
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.1. Khái niệm
Ø Hình dáng của đường tổng cung phụ thuộc vào thời
gian xem xét:
• Trong dài hạn, đường tổng cung là đường thẳng
đứng, tại mức sản lượng tiềm năng.
• Trong ngắn hạn, đường tổng cung là đường dốc
lên.

36
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.2. Đường tổng cung trong dài hạn
Hình 5.2: Đường
tổng cung dài hạn
(AS-LR)
Trong dài hạn, sản
lượng được cung cấp
không phụ thuộc vào
mức giá chung, nên
đường tổng cung
trong dài hạn là một
đường thẳng đứng tại
mức sản lượng tự
nhiên. 37
11
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.2. Đường tổng cung trong dài hạn
Ø Mức sản lượng tự nhiên (natural level of output) là
mức sản lượng mà nền kinh tế đạt được trong dài
hạn khi tỷ lệ thất nghiệp tại mức tự nhiên.
Ø Mức sản lượng tự nhiên này cũng được gọi là mức
sản lượng tiềm năng (potential output) hay mức
sản lượng toàn dụng (full-employment output).
Ø Mức sản lượng tối ưu của nền kinh tế, mức sản
lượng mà nền kinh tế hướng đến, Y* 38
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.2. Đường tổng cung trong dài hạn
Ø Tổng sản lượng hàng hóa dịch vụ (GDP thực) phụ
thuộc vào 4 yếu tố:
• Lao động;
• Nguồn vốn;
• Tài nguyên thiên nhiên;
• Kiến thức khoa học công nghệ.
39
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.2. Đường tổng cung trong dài hạn
Ø Những nhân tố tác động tổng cung dài hạn (dịch
chuyển đường tổng cung dài hạn):
• Lao động;
• Nguồn vốn;
• Tài nguyên thiên nhiên;
• Kiến thức khoa học công nghệ.
40
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.2. Đường tổng cung trong dài hạn
Ø Những nhân tố tác động tổng cung dài hạn (dịch
chuyển đường tổng cung dài hạn):
• Nguồn nhân lực: Khi nền kinh tế tăng nhập khẩu lao
động, sản lượng của nền kinh tế sẽ tăng lên =>
đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải.
Ngược lại khi nền kinh tế tăng xuất khẩu lao động,
sản lượng của nền kinh tế sẽ giảm xuống => đường
tổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái.
41
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.2. Đường tổng cung trong dài hạn
Ø Những nhân tố tác động tổng cung dài hạn (dịch
chuyển đường tổng cung dài hạn):
• Nhân lực: Vị trí của đường tổng cung trong dài hạn
cũng phụ thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, do
đó, bất kỳ sự thay đổi trong tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên cũng làm dịch chuyển đường tổng cung trong
dài hạn.
è Mức lương tối thiểu 42
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.2. Đường tổng cung trong dài hạn
Ø Những nhân tố tác động tổng cung dài hạn (dịch
chuyển đường tổng cung dài hạn):
• Nguồn vốn: Khi nền kinh tế tăng nguồn vốn, sản
lượng của nền kinh tế sẽ tăng lên => đường tổng
cung dài hạn dịch chuyển sang phải. Ngược lại khi
nền kinh tế giảm nguồn vốn, sản lượng của nền kinh
tế sẽ giảm xuống => đường tổng cung dài hạn dịch
chuyển sang trái.
43
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.2. Đường tổng cung trong dài hạn
Ø Những nhân tố tác động tổng cung dài hạn (dịch
chuyển đường tổng cung dài hạn):
• Nguồn vốn: Nguồn vốn này bao gồm cả nguồn vốn
vật chất như thiết bị máy móc và nguồn vốn nhân
lực như trình độ người lao động => Gia tăng một
trong hai nguồn vốn này đều làm tăng sản lượng của
nền kinh tế => đường tổng cung dài hạn dịch
chuyển sang phải.
44
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.2. Đường tổng cung trong dài hạn
Ø Những nhân tố tác động tổng cung dài hạn (dịch
chuyển đường tổng cung dài hạn):
• Tài nguyên thiên nhiên: Bao gồm đất đai, khoáng
sản, thời tiết… Khi phát hiện ra một mỏ khoáng sản
mới => đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang
phải. Khi thời tiết trở nên khắt nghiệt, gây khó khăn
cho trồng trọt, chăn nuôi => đường tổng cung dài
hạn dịch chuyển sang trái.
45
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.2. Đường tổng cung trong dài hạn
Ø Những nhân tố tác động tổng cung dài hạn (dịch
chuyển đường tổng cung dài hạn):
• Kiến thức khoa học công nghệ: Sự thay đổi trong
khoa học công nghệ đã dịch chuyển đường tổng
cung dài hạn của hầu hết các nước sang phải. Ví dụ
việc phát minh ra máy tính cho phép sản xuất ra
nhiều hàng hóa dịch vụ hơn bất kỳ số lượng lao
động, vốn và tài nguyên thiên nhiên nào.
46
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.2. Đường tổng cung trong dài hạn
Ø Những nhân tố tác động tổng cung dài hạn (dịch
chuyển đường tổng cung dài hạn):
• Kiến thức khoa học công nghệ: Nếu Chính phủ
thông qua các quy định mới ngăn cấm các doanh
nghiệp sử dụng một số phương thức sản xuất cũ vì
bảo vệ môi trường thì đường sản lượng của nền kinh
tế sẽ giảm xuống => đường tổng cung dài hạn dịch
chuyển sang trái.
47
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.2. Đường tổng cung trong dài hạn
Ø Những nhân tố tác động tổng cung dài hạn (dịch
chuyển đường tổng cung dài hạn):
• Tóm lại: Bất kỳ chính sách hay sự kiện nào làm tăng
GDP thực thì sẽ làm tăng sản lượng của nền kinh tế
=> đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải.
Ngược lại, bất kỳ chính sách hay sự kiện nào làm
giảm GDP thực thì sẽ làm giảm sản lượng của nền
kinh tế => đường tổng cung dài hạn dịch chuyển
48
sang trái.
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.3. Đường tổng cung trong ngắn hạn
Hình 5.3: Đường
tổng cung ngắn hạn
(AS-SR)
Trong ngắn hạn hạn,
đường tổng cung là
một đường dốc lên.
Khi mức giá chung
giảm từ P1 xuống P2
sẽ làm sản lượng
được cung cấp trong
nền kinh tế giảm từ
Y1 xuống Y2. 49
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.3. Đường tổng cung trong ngắn hạn
Ø Tại sao đường tổng cung trong ngắn hạn dốc lên?
Ø Tại sao một sự thay đổi trong mức giá chung sẽ có
tác động đến sản lượng trong ngắn hạn?

50
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.3. Đường tổng cung trong ngắn hạn
a. Tại sao đường tổng cung trong ngắn hạn dốc lên?
• Lý thuyết tiền lương cứng nhắc (The Sticky-Wage
Theory)
- Tiền lương danh nghĩa chậm điều chỉnh so với
những thay đổi của điều kiện kinh tế, hay tiền lương
là “cứng nhắc” trong ngắn hạn.

51
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.3. Đường tổng cung trong ngắn hạn
a. Tại sao đường tổng cung trong ngắn hạn dốc lên?
• Lý thuyết tiền lương cứng nhắc
Vd: DN kỳ vọng giá bán là 100$ và ký hợp đồng lao
động là 20$/h. Khi giá bán là 95$ => DN ít lợi nhuận
nhưng chi phí lao động bị cố định ở mức 20$/h => DN
thuê ít lao động hơn và giảm sản lượng.
Sau đó DN ký lại HĐ mới với mức lương thấp hơn (vì
mức giá thấp hơn) => trở lại mức sản lượng dài hạn. 52
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.3. Đường tổng cung trong ngắn hạn
a. Tại sao đường tổng cung trong ngắn hạn dốc lên?
• Lý thuyết tiền lương cứng nhắc
Vd: DN kỳ vọng giá bán là 100$ và ký hợp đồng lao
động là 20$/h. Khi giá bán là 105$ => DN lợi nhuận
nhiều nhưng chi phí lao động bị cố định ở mức 20$/h
=> DN thuê thêm lao động hơn và tăng sản lượng.
Sau đó NLĐ yêu cầu HĐ mới với mức lương cao hơn
(vì mức giá cao hơn) => trở lại mức sản lượng dài hạn.
53
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.3. Đường tổng cung trong ngắn hạn
a. Tại sao đường tổng cung trong ngắn hạn dốc lên?
• Lý thuyết tiền lương cứng nhắc
- Tiền lương danh nghĩa dựa trên mức giá kỳ vọng và
không thể thay đổi ngay khi mức giá thực khác với
dự kiến.
- Tiền lương “cứng nhắc” mang lại cho DN động lực
để sản xuất ít hơn khi mức giá thực thấp hơn kỳ
vọng và ngược lại. 54
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.3. Đường tổng cung trong ngắn hạn
a. Tại sao đường tổng cung trong ngắn hạn dốc lên?
• Lý thuyết mức giá cứng nhắc (The Sticky-Price
Theory)
- Mức giá chậm điều chỉnh so với những thay đổi của
điều kiện kinh tế, hay còn gọi là “chi phí thực đơn”
(menu costs).
- Chi phí thực đơn này bao gồm chi phí in ấn, phân
phối catalogs và thời gian để thay đổi bảng giá. 55
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.3. Đường tổng cung trong ngắn hạn
a. Tại sao đường tổng cung trong ngắn hạn dốc lên?
• Lý thuyết mức giá cứng nhắc
Vd: Các DN công bố giá trước trong năm tới dựa trên
những điều kiện kinh tế dự kiến. Khi trong thực tế có
tác động khiến nền kinh tế giảm phát, mức giá chung
giảm => Một số DN ngay lập tức giảm giá nhưng một
số DN khác muốn tránh chi phí thực đơn nên mức giá
cao hơn => Doanh thu DN sụt giảm => DN cắt giảm
sản lượng và lao động. 56
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.3. Đường tổng cung trong ngắn hạn
a. Tại sao đường tổng cung trong ngắn hạn dốc lên?
• Lý thuyết mức giá cứng nhắc
Vd: Các DN công bố giá trước trong năm tới dựa trên
những điều kiện kinh tế dự kiến. Khi trong thực tế có
tác động khiến nền kinh tế lạm phát, mức giá chung
tăng => Một số DN ngay lập tức tăng giá nhưng một số
DN khác muốn tránh chi phí thực đơn nên mức thấp
cao hơn => Doanh thu DN tăng lên => DN tăng sản
lượng và lao động. 57
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.3. Đường tổng cung trong ngắn hạn
a. Tại sao đường tổng cung trong ngắn hạn dốc lên?
• Lý thuyết mức giá cứng nhắc
- Khi các DN không thể thay đổi mức giá theo sự
thay đổi của thị trường thì sẽ tác động khiến cho sản
lượng của DN tăng lên khi mức giá chung cao hơn
và ngược lại.

58
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.3. Đường tổng cung trong ngắn hạn
a. Tại sao đường tổng cung trong ngắn hạn dốc lên?
• Lý thuyết ngộ nhận / nhận thức sai lầm (The
Misperceptions)
- Những thay đổi trong mức giá chung có thể tạm thời
làm các nhà cung cấp ngộ nhận / hiểu sai về thị
trường riêng lẻ nơi họ đang bán sản phẩm.

59
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.3. Đường tổng cung trong ngắn hạn
a. Tại sao đường tổng cung trong ngắn hạn dốc lên?
• Lý thuyết ngộ nhận / nhận thức sai lầm
Vd: Khi mức giá chung giảm xuống, người nông dân
trồng lúa mì sẽ thấy giá lúa mì giảm xuống trước khi
thấy các mặt hàng khác cũng giảm giá, do đó họ sẽ
giảm sản lượng lúa mì xuống; và ngược lại họ sẽ thấy
giá lúa mì tăng lên trước khi thấy các mặt hàng khác
cũng tăng giá, do đó sẽ tăng sản lượng lúa mì lên.
60
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.3. Đường tổng cung trong ngắn hạn
b. Các nhân tố tác động đến tổng cung ngắn hạn (dịch
chuyển đường tổng cung ngắn hạn)
Ø Lao động;
Ø Nguồn vốn;
Ø Tài nguyên thiên nhiên;
Ø Kiến thức khoa học công nghệ;
Ø Mức giá kỳ vọng. 61
5.2. TỔNG CUNG

5.2.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG


5.2.1.3. Đường tổng cung trong ngắn hạn
b. Các nhân tố tác động đến tổng cung ngắn hạn (dịch
chuyển đường tổng cung ngắn hạn)
Ø Mức giá kỳ vọng: Theo lý thuyết tiền lương cứng
nhắc, khi công nhân và DN kỳ vọng mức giá cao,
họ sẽ ký HĐLĐ tại mức lương danh nghĩa cao hơn.
Tiền lương cao => tăng chi phí của DN => DN giảm
số lượng hàng hóa dịch vụ được cung cấp tại bất kỳ
mức giá thực nào => đường tổng cung dịch chuyển
sang trái và ngược lại. 62
5.3. CÂN BẰNG VÀ SỰ THAY ĐỔI TRẠNG
THÁI CÂN BẰNG
5.3.1. TĂNG AD: LẠM PHÁT DO CẦU KÉO

CPI
AD2
AD1
AS1

CPI1
CPI0

Y* Y1 Y

43
5.3. CÂN BẰNG VÀ SỰ THAY ĐỔI TRẠNG
THÁI CÂN BẰNG
5.3.2. GIẢM AD: SUY THOÁI VÀ THẤT
NGHIỆP CHU KỲ
CPI

AD1
AS1
AD2

CPI0
CPI1

Y1 Y* Y

64
5.3. CÂN BẰNG VÀ SỰ THAY ĐỔI TRẠNG
THÁI CÂN BẰNG
5.3.3. GIẢM AS: LẠM PHÁT DO CHI PHÍ ĐẨY

CPI
AS2
AD1
AS1

CPI1
CPI0

Y1 Y* Y

65
5.3. CÂN BẰNG VÀ SỰ THAY ĐỔI TRẠNG
THÁI CÂN BẰNG
5.3.4. TĂNG AS: NỀN KINH TẾ CÓ ĐẦY ĐỦ
VIỆC LÀM VÀ MỨC GIÁ ỔN ĐỊNH
CPI

AD1
AS1
AS2

CPI0
CPI1

Y*->Y1 Y

66

You might also like