24

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

nước. Cội nguồn chính là nơi bắt đầu của dòng nước đó.

Cũng giống như con người,


khi được hưởng thành quả tốt đẹp từ những thế hệ đi trước để lại, ta cần ghi nhớ, biết
ơn những người đã tạo ra thành quả đồng thời phải biết trân trọng, gìn giữ, phát huy
những điều tốt đẹp ta đã được hưởng. Với cách nói đầy ẩn ý đó, ông cha ta đã khuyên
răn con cháu cần phải ghi nhớ công ơn, tôn trọng mọi thành quả mà người đi trước đã
dày công, tốn sức tạo nên.

Thật vậy, ngay từ thời xa xưa, khi con người còn sống trong thời kì xã hội nguyên thủy
với những nhận thức sơ khai, họ đã biết thờ cúng những vật Tổ, thờ cúng những thế
lực siêu nhiên để thể hiện sự tôn trọng, sự biết ơn thần linh đã cho thức ăn nguồn sống
và cầu mong sự bảo hộ. Dần dần, theo thời gian, con người nhận ra chính ông bà, cha
mẹ mới là những người mang lại hình hài, mới có công sinh thành và nuôi dưỡng ta
nên người, cho ta có được cuộc sống như ngày hôm nay. Chính vì vậy, dân ta lại lưu
truyền từ đời này qua đời khác tục cúng gia tiên trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn tổ
tiên, ông bà, những người thân đã khuất hay xây đền, lập miếu, tổ chức những lễ hội
để tưởng nhớ các vị thành làng có công khai sinh, lập làng xã hay những ông tổ nghề
có công sáng lập làng nghề, mang lại cuộc sống no ấm, đủ đầy cho chúng ta. Ông cha
ta đã có câu:

"Con người có tổ có tông


Như cây có gốc, như sông có nguồn"
"Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang

Hay:

"Công cha như núi ngất trời


Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
"Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha..."

chính là để ca ngợi công ơn trời bể của những đấng sinh thành và khuyên dạy con
cháu phải luôn nhớ gốc gác, biết ơn quê hương và có bổn phận

You might also like