Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

GROUP FACEBOOK

ĐỊA LÍ THẦY TÙNG x AT SCHOOL


BỘ CÂU HỎI DỰ ĐOÁN – CHINH PHỤC 10 ĐIỂM (2023)
BUỔI 1: CÂU HỎI VẬN DỤNG ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM

1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Câu 1: Biển Đông nằm trong vùng nội chí tuyến nên có
Pa

A. nhiều bão lớn, nhiệt độ nước biển cao, biển tương đối kín.
B. nhiệt độ nước biển cao, nhiều ánh sáng, độ muối khá cao.
ge

C. nhiều rừng ngập mặn, độ muối tương đối lớn, bão nhiều.
:T

D. biển tương đối kín, sinh vật đa dạng, mưa nhiều theo mùa.
Câu 2: Biển Đông nằm trong khu vực gió mùa châu Á nên có
ai

A. biển tương đối kín, thềm lục địa nông, nền nhiệt độ cao.
B. nhiệt độ nước biển và dòng biển thay đổi theo thời gian.
L

C. độ muối tương đối lớn, nhiệt độ nước biển cao, nhiều bão.
ie

D. áp thấp nhiệt đới, nhiều đảo và quần đảo, nhiều ánh sáng.
u

Câu 3: Vị trí trải dài từ xích đạo về chí tuyến Bắc là nhân tố chủ yếu làm cho Biển Đông có
K

A. nhiệt độ nước biển cao và thay đổi theo mùa, biển tương đối kín.
ho

B. nhiệt độ nước biển cao và thay đổi từ Bắc xuống Nam, biển ấm.
C. các vịnh, biển lượng mưa tương đối lớn và khác nhau ở các nơi.
a

D. các quần đảo, nhiều rừng ngập mặn và loài sinh vật phong phú.
H
oc
H
ay
M

2. ĐỊA HÌNH
ie

Câu 4: Địa hình nước ta phân hóa đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của
n

A. hoạt động nội lực và ngoại lực trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. con người, vận động kiến tạo trong điều kiện lượng mưa rải đều quanh năm.
Ph

C. hoạt động nội lực, con người, Biển Đông và lượng mưa lớn diễn ra trong năm.
iK

D. vận động nâng lên hạ xuống, nhiệt độ cao, con người và các khối khí qua biển.
Câu 5: Địa hình khu vực đồi núi nước ta phân hóa đa dạng chủ yếu do
im

A. vận động kiến tạo, quá trình bóc mòn, vận chuyển khác nhau ở các nơi.
B. hoạt động nội lực, các quá trình ngoại lực khác nhau ở các vùng lãnh thổ.
Va

C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, sông ngòi phân bố rộng khắp trên cả nước.
D. nhiều lần biển tiến, biển thoái, hình dạng của các mảng nền cổ khác nhau.
n

Câu 6: Sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây của vùng núi Trường Sơn Nam chủ yếu
do
A. hoạt động nội lực, các quá trình ngoại lực khác nhau ở mỗi nơi.
B. các quá trình phong hóa, bóc mòn, bồi tụ khác nhau mỗi thời kì.
C. vận động kiến tạo, nâng lên và hạ xuống khác nhau ở mỗi vùng.
D. vận động kiến tạo, quá trình phong hóa khác nhau các giai đoạn.

DANG KY KHOA HOC INBOX PAGE


GROUP FACEBOOK

2
Pa

Câu 7: Các hướng núi chính của địa hình nước ta được hình thành chủ yếu do
ge

A. hoạt động của Tân kiến tạo với quá trình nâng lên là chủ yếu.
B. cấu trúc của các khối nền cổ và định hướng của nhiều đứt gãy.
:T

C. hoạt động của nhân tố ngoại lực với quá trình xâm thực mạnh.
D. vận động nâng lên trong Tân kiến tạo với các nhân tố ngoại lực.
ai

Câu 8: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình cao nhất cả nước chủ yếu do
L

A. cấu trúc các khối nền cổ bảo toàn, định hướng các đứt gãy.
ie

B. nằm ở khu vực được vận động Tân kiến tạo nâng lên mạnh.
u

C. tác động nhiều nhân tố ngoại lực không làm hạ thấp địa hình.
D. vận động Cổ kiến tạo nâng với cường độ mạnh, phạm vi rộng.
K

Câu 9: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn có khả năng mở rộng diện
ho

tích chủ yếu do


A. các hệ thống sông lớn bồi đắp, thềm lục địa nông, rộng.
a

B. có nhiều cồn cát, đầm phá, chế độ nước sông theo mùa.
H

C. xâm thực mạnh ở miền núi, có rừng ngập mặn ven biển.
oc

D. có các rừng ngập mặn ven biển, thềm lục địa nông, rộng.
Câu 10: Đặc điểm địa hình đồng bằng ven biển miền Trung nước ta chủ yếu do tác động của
H

A. sông ngòi, biển, vùng núi kề bên, các vận động kiến tạo và con người.
ay

B. sóng biển, thủy triều, mạng lưới sông, các dãy núi đâm ngang ra biển.
C. hình dạng lãnh thổ, địa hình núi, mạng lưới sông, sóng biển mài mòn.
M

D. thềm lục địa hẹp, dòng biển theo mùa, triều cường, lượng phù sa sông.
ie

Câu 11: Địa hình bờ biển và thềm lục địa ở ven biển Nam Trung Bộ khác với Nam Bộ chủ yếu
do tác động của
n

A. quá trình mài mòn, thổi mòn, các hoạt động bồi tụ phù sa của sông và biển.
Ph

B. sóng biển, mạng lưới sông, dạng địa hình liền kề, kết quả hoạt động nội lực.
C. thủy triều, sóng biển, dòng biển, vận động kiến tạo hình thành vùng sụt lún.
iK

D. các dãy núi đâm ngang ra biển, quá trình bóc mòn và bồi tụ xen kẽ, dòng biển.
Câu 12: Quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do
im

A. địa hình dốc, mưa lớn theo mùa, mất rừng, tầng đất dày.
B. khí hậu nhiệt đới, địa hình núi dốc, mất lớp phủ thực vật.
Va

C. địa hình cắt xẻ, đất dễ bị thoái hóa, canh tác không hợp lí.
D. địa hình cao, dốc mạnh, mất lớp phủ thực vật, mưa nhiều.
n

Câu 13: Địa hình cacxtơ phổ biến ở vùng núi đá vôi nước ta chủ yếu do
A. đất đá cứng dễ bị đứt gãy do nội lực, phong hóa lí học mạnh.
B. địa hình dốc, nhiệt độ không khí cao, quá trình xói mòn mạnh.
C. nhiều đồi núi, mất lớp phủ thực vật, quá trình xâm thực mạnh.
D. khí hậu nhiệt đới, có lượng mưa lớn, phong hóa hóa học mạnh.

DANG KY KHOA HOC INBOX PAGE


GROUP FACEBOOK

3. KHÍ HẬU
Nhân tố ảnh hưởng khí hậu: (Nhiệt - Ẩm – Mùa)
Vị trí
Địa hình: Hướng, Độ cao
Gió
Pa

+ Quanh năm:
+ Theo mùa:
ge
:T

Mặt trời
Bão/ Áp thấp
ai

Frong
Dải hội tụ
L ie
u
K
ho

Câu 14: Chế độ nhiệt ở nước ta có sự phân hóa đa dạng do tác động chủ yếu của
A. Tín phong, độ cao địa hình, vị trí địa lí, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh.
a

B. lãnh thổ kéo dài, gió mùa, địa hình, chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
H

C. gió đông bắc, lãnh thổ kéo dài, địa hình, thời gian Mặt trời lên thiên đỉnh.
D. gió mùa Đông Bắc, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, địa hình, vị trí địa lí.
oc

Câu 15: Chế độ nhiệt của nước ta vào mùa đông có sự phân hóa đa dạng do tác động chủ yếu
của
H

A. vị trí địa lí, hoạt động của frông, gió mùa Đông Bắc, các núi cao.
ay

B. vĩ độ địa lí, gió mùa Đông Bắc, Tín phong bán cầu Bắc, địa hình.
C. vĩ độ địa lí, độ cao và hướng các dãy núi, Tín phong bán cầu Bắc.
M

D. vị trí địa lí, Tín phong bán cầu Bắc, dải hội tụ, gió mùa Đông Bắc.
ie

Câu 16: Nhiệt độ không khí ở nước ta thay đổi theo chiều bắc - nam chủ yếu do tác động của
n

A. vị trí địa lí, gió phơn Tây Nam, gió mùa Tây Nam, địa hình.
B. vĩ độ địa lí, Tín phong bán cầu Bắc, bão, gió mùa Đông Bắc.
Ph

C. vĩ độ địa lí, độ cao các dãy núi, bão, Tín phong bán cầu Bắc.
iK

D. vị trí địa lí, gió, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, địa hình.
Câu 17: Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ có nhiệt độ trung bình năm cao hơn vùng khí hậu Tây Bắc
im

Bộ chủ yếu do
A. gió Tây hoạt động mạnh, địa hình chủ yếu đồng bằng, vị trí xa với biển.
Va

B. gió mùa Đông Bắc giảm sút, góc nhập xạ tăng, gió Tây hoạt động mạnh.
C. lượng nhiệt tăng, bề mặt đệm là cát biển, lãnh thổ hẹp theo chiều ngang.
n

D. chịu tác động của bão, lãnh thổ trải dài, Tín phong bán cầu Bắc rất mạnh.
Câu 18: Vùng khí hậu Nam Bộ có nền nhiệt độ cao quanh năm chủ yếu do tác động của
A. gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương, dải hội tụ, nằm xa chí tuyến.
B. các khối khí nóng ẩm, gió đông bắc, cán cân bức xạ luôn dương.
C. vị trí gần xích đạo, các loại gió, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh.
D. gió mùa mùa hạ, Tín phong bán cầu Bắc, gần vùng biển nóng ẩm.

DANG KY KHOA HOC INBOX PAGE


GROUP FACEBOOK

Biên độ nhiệt
Pa

Câu 19: Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng dần từ Nam ra Bắc chủ yếu do tác động
của
ge

A. gió mùa Tây Nam, Tín phong Bắc bán cầu, hình dạng lãnh thổ.
:T

B. gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam, hướng các dãy núi chính.
C. các hướng núi chính, gió mùa Đông Bắc, Tín phong Bắc bán cầu.
ai

D. gió hướng tây nam, gió hướng đông bắc, Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Câu 19: Vùng khí hậu Nam Bộ có biên độ nhiệt độ năm nhỏ hơn vùng khí hậu Đông Bắc Bộ
L

chủ yếu do
ie

A. nằm xa chí tuyến, chịu tác động của Tín phong bán cầu Bắc, hai lần Mặt Trời lên thiên
u

đỉnh.
K

B. không có mùa đông lạnh, đồng bằng và bán bình nguyên rộng lớn, tác động của gió tây
ho

nam.
C. trong vùng nội chí tuyến, gió mùa Tây Nam ảnh hưởng kéo dài, có các vùng trũng rộng
a

lớn.
H

D. ảnh hưởng của các loại gió nóng, gần xích đạo, khoảng cách hai lần Mặt Trời lên thiên
đỉnh.
oc

Câu 20: Vùng khí hậu Nam Bộ có biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn vùng khí hậu Tây
Bắc Bộ chủ yếu do
H

A. ít chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, bờ biển dài, vị trí gần xích đạo.
ay

B. các loại gió trong năm, gần xích đạo, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh.
C. gần bán cầu Nam, địa hình thấp, gió mùa Tây Nam hoạt động liên tục.
M

D. nằm cách xa vùng ngoại chí tuyến, vùng biển rộng, gió hướng tây nam.
ie

Câu 22: Số tháng có nhiệt độ dưới chỉ tiêu nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ khác với
n

miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chủ yếu do


A. vị trí gần vùng ngoại chí tuyến, gió theo hướng đông bắc, thời gian Mặt trời lên thiên
Ph

đỉnh.
iK

B. thời gian hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh, gió mùa Đông Bắc, frông lạnh, vị trí gần xích
đạo.
im

C. gió mùa Tây Nam, thời gian hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh, dải hội tụ và áp thấp nhiệt
đới.
D. gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, Tín phong bán cầu Bắc, vị trí gần với chí tuyến
Va

Bắc.
n

Câu 23: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có tính chất nhiệt đới tăng dần so với miền Bắc và Đông
Bắc Bắc Bộ chủ yếu do tác động của
A. vĩ độ địa lí, hướng của các dãy núi, gió mùa Đông Bắc giảm sút.
B. vị trí gần xích đạo, Tín phong bán cầu Bắc ưu thế, núi thấp hơn.
C. gió hướng đông bắc tăng cường, độ cao của địa hình, vị trí địa lí.
D. gió Tây hoạt động mạnh, dải hội tụ, áp thấp nhiệt đới tồn tại lâu.

DANG KY KHOA HOC INBOX PAGE


GROUP FACEBOOK

TỪ KHÓA: CHẾ ĐỘ NHIỆT:


Vị trí địa lí (Thời gian Mặt trời lên thiên đỉnh), gió, địa hình,

Mưa nhiều: Gió mùa Tây Nam, dải hội tụ, bão/ áp thấp.
Mưa ít/ không mưa: gió phơn/ Lào/ Tây, gió đông bắ
Pa

+ Không gian: Vị trí, gió, địa hình.


+ Thời gian: gió.
ge
:T

Câu 24: Miền Bắc và miền Nam nước ta có mùa mưa trùng nhau chủ yếu do tác động của
A. hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh, núi, gió phơn Tây Nam.
ai

B. Tín phong, dải hội tụ, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương.
C. gió mùa Đông Nam, Tín phong, dải hội tụ và frông lạnh.
L

D. gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới.
ie

Câu 25: Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ nước ta có mưa vào thu đông chủ yếu do
u

A. Tín phong Bắc bán cầu, gió Tây, dải hội tụ nhiệt đới, bão.
K

B. gió Tây khô nóng, gió đông bắc, dải hội tụ nhiệt đới, bão.
ho

C. dải hội tụ nhiệt đới, gió mùa Tây Nam, gió đông bắc, bão.
D. gió mùa Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới, gió Tây Nam, bão.
a

Câu 26: Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ có mưa nhiều vào tháng IX chủ yếu do
H

A. dải hội tụ, Tín phong bán cầu Bắc và gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến.
oc

B. gió mùa Tây Nam, áp thấp nhiệt đới, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến.
C. gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới, bão và áp thấp nhiệt đới.
D. áp thấp nhiệt đới và bão, gió mùa Tây Nam kết hợp với gió hướng đông bắc.
H

Câu 27: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa cho vùng khí hậu Tây Nguyên là
ay

A. gió từ Bắc Ấn Độ Dương, gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới.
B. gió hướng đông bắc, gió mùa Tây Nam, bão và áp thấp nhiệt đới.
M

C. gió mùa Đông Nam, gió mùa Tây Nam, bão và áp thấp nhiệt đới.
ie

D. gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam, gió từ Bắc Ấn Độ Dương.
n

Câu 28: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa cho phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã
Ph

trở ra) là
A. địa hình thấp, gió mùa Tây Nam, gió Tây, dải hội tụ nhiệt đới.
iK

B. gió phơn Tây Nam, áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc, frông.
C. Tín phong Đông Bắc, gió phơn Tây Nam, áp thấp nhiệt đới, bão.
im

D. dải hội tụ nhiệt đới, gió mùa Tây Nam, gió hướng đông bắc, bão.
Câu 29: Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ có lượng mưa ít vào mùa đông chủ yếu do
Va

A. ảnh hưởng của gió thổi từ áp cao Xibia và áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc, hoạt động
của frông.
n

B. tác động của gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, hoạt động của dải hội tụ và áp thấp
nhiệt đới.
C. sự chi phối của gió thổi từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam, gió Tây và dải hội tụ vùng
nhiệt đới.
D. hoàn lưu gió thổi theo hướng tây nam, frông lạnh hoạt động mạnh và áp cao cận chí
tuyến ngự trị.

DANG KY KHOA HOC INBOX PAGE


GROUP FACEBOOK

Câu 30: Vùng khí hậu Nam Trung Bộ có mưa ít vào đầu mùa hạ chủ yếu do
A. chuyển động biểu kiến của Mặt Trời và hoạt động của gió mậu dịch.
B. hoạt động của gió hướng tây nam kết hợp với hướng của các dãy núi.
C. hoạt động của gió mùa Tây Nam và địa hình song song với hướng gió.
D. tác động của Tín phong bán cầu Bắc và địa hình thấp trũng, khuất gió.
Câu 31: Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ có mưa vào nửa đầu mùa đông chủ yếu do tác động kết
Pa

hợp của
A. gió hướng đông bắc từ áp cao Xi-bia xuống và dãy Trường Sơn.
ge

B. lãnh thổ hẹp ngang và hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam.
:T

C. Tín phong Đông Bắc từ áp cao chí tuyến Bắc và dãy Trường Sơn.
D. địa hình đồi núi kéo dài ở bên phía tây và Tín phong bán cầu Bắc.
ai

Câu 32: Mùa mưa của vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ khác với các vùng còn lại của nước
ta do tác động của
L

A. vị trí địa lí, các đặc điểm địa hình, hoàn lưu khí quyển.
ie

B. hướng và độ cao địa hình, Tín phong, gió Tây khô nóng.
u

C. gió mùa mùa hạ, vị trí địa lí giáp biển và độ cao địa hình.
K

D. địa hình, gió Tây khô nóng, dải hội tụ và áp thấp nhiệt đới.
ho

Câu 33: Thời gian mùa mưa vùng khí hậu Nam Trung Bộ muộn hơn vùng khí hậu Tây Nguyên
chủ yếu do tác động kết hợp của
a

A. gió mùa Tây Nam, Tín phong bán cầu Bắc và độ cao địa hình, dải hội tụ.
H

B. gió mùa Tây Nam, Tín phong bán cầu Bắc, hướng núi chính, bề mặt đệm.
oc

C. Tín phong bán cầu Bắc, dải hội tụ nội chí tuyến, bão và áp thấp nhiệt đới.
D. các loại gió thổi hướng tây nam, dãy Trường Sơn, Tín phong bán cầu Bắc.
Câu 34: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên mùa khô ở phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ dãy
H

Bạch Mã trở vào) là


ay

A. Tín phong bán cầu Bắc và gió phơn Tây Nam.


B. Tín phong bán cầu Nam và gió phơn Tây Nam.
M

C. gió đông bắc từ áp cao Xi-bia xuống và gió Tây.


ie

D. gió tây nam từ bán cầu Nam lên và gió đông bắc.
n

Câu 35: Chế độ mưa nước ta có sự phân hóa theo không gian chủ yếu do tác động của
Ph

A. bề mặt đệm, các loại gió và bão, hướng nghiêng địa hình.
B. khí áp thấp, thảm thực vật, Tín phong và gió mùa châu Á.
iK

C. dải hội tụ và frông cực, hướng của các dãy núi, vị trí địa lí.
D. hoàn lưu khí quyển, hướng và độ cao địa hình, dòng biển.
im

Câu 36: Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ nước ta vào mùa đông có nhiều biến động thời tiết chủ yếu
do tác động của
Va

A. Tín phong bán cầu Bắc xen kẽ với gió mùa Đông Bắc, frông.
B. địa hình hướng vòng cung, gió mùa Đông Bắc, bão và frông.
n

C. địa hình đồi núi, gió mùa Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới, bão.
D. gió mùa Đông Bắc, hoạt động của bão và dải hội tụ nhiệt đới.

DANG KY KHOA HOC INBOX PAGE


GROUP FACEBOOK

Câu 37: Bắc Bộ nước ta có một mùa đông lạnh, khô và một mùa hạ nóng, ẩm chủ yếu do tác
động của
A. Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến.
B. gió mùa Đông Nam, gió phơn Tây Nam, dải hội tụ và áp thấp nhiệt đới.
C. gió mùa Đông Bắc, gió thổi từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc và Nam.
D. vị trí nằm gần chí tuyến, gió mùa Tây Nam, áp thấp nhiệt đới, frông lạnh.
Pa

Câu 38: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn chủ yếu do
A. vị trí, hướng địa hình và địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
ge

B. vị trí, địa hình đồi núi thấp và bức chắn của dãy núi có hướng tây - đông.
:T

C. hướng nghiêng địa hình, nhiều núi hướng cánh cung, độ cao các dãy núi.
D. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp kết hợp hướng nghiêng, thung lũng rộng.
ai

Câu 39: Thời gian mùa đông lạnh của vùng khí hậu Đông Bắc Bộ nước ta dài hơn vùng khí hậu
Tây Bắc Bộ chủ yếu do
L

A. bề mặt địa hình, hoạt động của gió phơn, ảnh hưởng từ biển.
ie

B. hình dạng lãnh thổ, dải hội tụ nhiệt đới, vùng áp thấp Bắc Bộ.
u

C. độ cao địa hình, gió mùa mùa đông hoạt động, thảm thực vật.
K

D. hướng địa hình, hoạt động của gió mùa mùa đông, vị trí địa lí.
ho
a
H

4. SÔNG NGÒI
oc

Câu 40: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc chủ yếu do
A. địa hình nhiều đồi núi, nhiệt độ trung bình năm khá cao.
H

B. mưa phân hóa theo mùa, nhiều nơi mất lớp phủ thực vật.
ay

C. lượng mưa lớn, địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích.
D. quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ, có các đỉnh núi cao.
M

Câu 41: Sông ngòi nước ta phần lớn là sông nhỏ chủ yếu do
ie

A. lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang, địa hình bị chia cắt mạnh, mất lớp phủ thực vật.
B. mưa cắt xẻ địa hình, lãnh thổ hẹp ngang, ít sông hình thành do đứt gãy kiến tạo.
n

C. mưa lớn tập trung theo mùa, lãnh thổ hẹp ngang, cấu trúc địa hình khá đa dạng.
Ph

D. chế độ mưa phân mùa, lịch sử phát triển lãnh thổ kéo dài, địa hình nhiều đồi núi.
Câu 42: Sông ngòi nước ta có tổng lượng phù sa lớn chủ yếu do
iK

A. địa hình dốc, mưa lớn theo mùa, mất rừng, tầng đất dày.
B. địa hình cắt xẻ, đất dễ bị thoái hóa, canh tác không hợp lí.
im

C. khí hậu nhiệt đới, địa hình núi dốc, mất lớp phủ thực vật.
D. địa hình cao, dốc mạnh, mất lớp phủ thực vật, mưa nhiều.
Va

Câu 43: Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta chủ yếu chủ yếu do tác động của
A. chế độ mưa, nước ngầm, lớp phủ thực vật, địa hình và địa chất.
n

B. độ dốc lòng sông, hình dạng mạng lưới sông, mùa mưa, hồ đầm.
C. độ che phủ rừng, diện tích lưu vực sông, tổng lượng mưa cả năm.
D. mực nước ngầm, số tháng mưa, hướng chảy và độ rộng lòng sông.
Đặc điểm chung:

DANG KY KHOA HOC INBOX PAGE


GROUP FACEBOOK

Chế độ dòng chảy: Khí hậu (chế độ mưa), Địa hình – địa chất, Thực vật

5. ĐẤT
Pa

Câu 44: Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta chủ yếu do
A. địa hình nhiều đồi núi, nền nhiệt cao, đá mẹ bazơ chủ yếu.
ge

B. địa hình nhiều núi cao, khí hậu có sự phân hóa rất đa dạng.
:T

C. nhiệt ẩm cao, mưa nhiều theo mùa, đồi núi thấp, đá mẹ axit.
D. có nhiều đồng bằng, mưa nhiều theo mùa, nền nhiệt độ cao.
ai

Câu 45: Đất feralit ở đồi núi thấp nước ta được hình thành chủ yếu do tác động của
A. mưa nhiều tập trung theo mùa, nhiệt ẩm dồi dào, đá mẹ axit.
L

B. lượng mưa lớn, sinh vật phân hóa theo độ cao, nhiều đồi núi.
ie

C. nền nhiệt cao, sinh vật nhiệt đới, quá trình hình thành lâu dài.
u

D. địa hình có tính chất nhiệt đới, sinh vật đa dạng, đá mẹ badan.
K

Câu 46: Đất feralit có mùn ở nước ta được hình thành từ độ cao 600 - 700m đến 1600 - 1700m
ho

chủ yếu do
A. nhiệt độ giảm, độ ẩm tăng, quá trình feralit yếu, tích lũy mùn tăng.
a

B. nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí cao, quá trình feralit diễn ra mạnh.
H

C. quanh năm mây mù lạnh ẩm, quá trình feralit hoàn toàn chấm dứt.
D. hệ sinh thái rừng cận nhiệt phát triển, nhiệt độ và độ ẩm tăng dần.
oc

ĐẤT: khí hậu (ảnh hưởng trực tiếp – hữu cơ), đá mẹ (nguồn cung cấp vật chất vô cơ), sinh vật
H

(hữu cơ),….
ay
M
ie
n

6. SINH VẬT
Câu 47: Sinh vật nước ta phong phú và đa dạng do tác động kết hợp của
Ph

A. sông ngòi, đất đai, sự thay đổi nhiệt độ và chế độ mưa.


iK

B. vị trí địa lí, địa hình, đất đai và sự phân hóa của khí hậu.
C. vị trí nội chí tuyến, đất đai, sông ngòi và địa hình đa dạng.
im

D. địa hình núi, sông ngòi, đất đai và ảnh hưởng của gió mùa.
Câu 48: Thảm thực vật của nước ta đa dạng chủ yếu do
Va

A. địa hình đa dạng, vị trí gặp gỡ các luồng di cư, tác động con người.
B. vị trí gặp gỡ các luồng di cư, có khí hậu nhiệt đới, địa hình đa dạng.
n

C. sự phân hoá thành phần tự nhiên, luồng di cư và tác động con người.
D. tác động con người, khí hậu nhiệt đới ẩm và nhiều loại đất khác nhau.
Câu 49: Nước ta có thành phần thực vật cận nhiệt đới chủ yếu do tác động của
A. vị trí địa lí, địa hình, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
B. nhiệt độ về mùa đông hạ thấp, địa hình vùng đồi núi rộng, mưa nhiều.
C. nhiều lưu vực sông có diện tích rộng, gió mùa Đông Bắc, núi cao đồ sộ.

DANG KY KHOA HOC INBOX PAGE


GROUP FACEBOOK

D. địa hình, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, đất đa dạng.
Câu 50: Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta có thành phần loài thực vật đa dạng chủ yếu do tác
động của
A. khí hậu phân hóa đa dạng, địa hình nhiều núi cao, có nhiều sông lớn.
B. vị trí địa lí, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, địa hình.
C. khí hậu phân hóa theo độ cao, địa hình vùng đồi núi rộng, vị trí địa lí.
Pa

D. địa hình, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, đất đa dạng.
Câu 51: Sinh vật ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta đa dạng chủ yếu do
ge

A. vị trí địa lí, nhiều đai cao địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng phân hóa.
:T

B. nơi di lưu nhiều loài sinh vật, khí hậu và địa hình phân hóa đa dạng.
C. hướng nghiêng địa hình, đầy đủ các đai khí hậu, tác động con người.
ai

D. giáp phía Nam, có các đai cao, chủ yếu đất feralit, nhiều kiểu khí hậu.
Câu 52: Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan thiên
L

nhiên tiêu biểu ở nước ta chủ yếu do nước ta có


ie

A. khí hậu phân hóa đa dạng, đất feralit chiếm diện tích lớn.
u

B. khí hậu phân mùa sâu sắc, cấu trúc địa hình khá đa dạng.
K

C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
ho

D. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, khí hậu nóng ẩm, phân mùa.
Câu 53: Các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta rất đa dạng và giàu có chủ yếu do
a

A. vùng biển kín, thềm lục địa rộng, giàu nguồn thức ăn.
H

B. biển nhiệt đới ấm, độ mặn cao, sóng biển và thủy triều.
oc

C. khí hậu nóng ẩm, có nhiều dạng địa hình và nhóm đất.
D. vùng biển rộng, thềm lục địa nông, độ muối ở mức cao.
Câu 54: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ xuất hiện loài thực vật phương Nam chủ yếu do
H

A. địa hình cao, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, vị trí nội chí tuyến.
ay

B. lãnh thổ hẹp ngang, gió Tín phong Bán cầu Bắc mạnh, áp thấp Bắc Bộ.
C. hướng nghiêng địa hình, đường bờ biển dài, gió mùa Đông Nam mạnh.
M

D. suy yếu gió mùa Đông Bắc, hướng núi tây bắc đông nam, nhiệt độ tăng.
ie

TỪ KHÓA:
n
Ph

Vị trí, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng


iK
im
Va

--------HẾT--------
n

Tài liệu dành cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2023
Không sao chép, chia sẻ mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Địa lí thầy Tùng.
Hãy là người học, người làm giáo dục văn minh – tử tế.

DANG KY KHOA HOC INBOX PAGE

You might also like