Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐẤT NƯỚC

Nguyễn Khoa Điềm


I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
- NKĐ sinh năm 1943 tại thôn Ưu Điềm (Thừa Thiên - Huế), thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng
thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư; xúc cảm dồn nén.
2. Tác phẩm: Trường ca Mặt đường khát vọng.
a) Hoàn cảnh sáng tác: 1971, tại chiến khu Trị - Thiên.
b) Đề tài: Đất nước.
3. Đoạn trích
a) Vị trí: phần đầu chương V của bản trường ca, được xem là đoạn thơ hay về đề tài quê hương
đất nước của thơ ca Việt Nam hiện đại.
b) Bố cục: 2 phần
- P1: (Từ đầu … “muôn đời”): cảm nhận chung về hình tượng Đất nước.
- P2: (còn lại): tư tưởng Đất nước của nhân dân.
c) Cảm hứng chủ đạo: Tư tưởng “Đất nước của nhân dân”.
II. Đọc hiểu
1. Cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý
thức trách nhiệm với nhân dân, đất nước.
a) ĐN được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi
người (Khi ta lớn lên …có từ ngày đó)
- Phép liệt kê: miếng trầu, trồng tre, tóc bới sau đầu, gừng cay muối mặn, cái kèo, cái cột, hạt
gạo → khẳng định ĐN bắt đầu với những gì gần gũi, bình dị gắn với cuộc sống của mỗi người.
- Điệp ngữ “Đất nước” + từ chỉ thời gian → khẳng định sự tồn tại từ rất lâu của đất nước.
- Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: chuyện cổ tích “Trầu cau”, truyền thuyết Thánh Gióng,
phong tục tập quán , nền văn minh lúa nước → khẳng định lịch sử lâu đời của ĐN.
 Đất nước được cảm nhận từ chiều sâu văn hoá và lịch sử.
b) ĐN là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc
- Cách cắt nghĩa ĐN:
+ Đất – nơi anh đến trường
+ Nước – nơi em tắm
→ ĐN gắn với những sinh hoạt thường ngày
+ ĐN – nơi ta hò hẹn, nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm → ĐN gắn liền với tình
cảm đôi lứa.
+ Đất – nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
+ Nước – nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi
→ ĐN là sự đoàn tụ, hội ngộ.
+ Đất – nơi chim về
+ Nước – nơi Rồng ở
→ ĐN gắn với cội nguồn dân tộc: con Rồng cháu Tiên  Cách cắt nghĩa ĐN độc đáo, mới lạ.
Mỗi người Việt Nam đều được thừa hưởng một phần vật chất và tinh thần của đất nước.
- Phép điệp từ, cấu trúc (khi, ĐN): khẳng định Đất nước là sự hoà hợp trong nhiều mối quan hệ:
cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng → Đất nước được xây dựng trên cơ sở của tình yêu
thương và tình đoàn kết dân tộc.
c. Trách nhiệm với đất nước
- Điệp ngữ “phải biết”, những từ ngữ “máu xương”, “gắn bó”, “san sẻ”, “hoá thân”, cách xưng
hô thân mật “Em ơi em” → lời nhắn gửi chân thành dành cho thế hệ trẻ cũng như cho bản thân
mình.
 Nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với ĐN.
2. Tư tưởng đất nước là của nhân dân
a) Từ không gian địa lí (Những người vợ…sông ta)
- Thủ pháp liệt kê các địa danh: Vọng Phu, Hòn Trống Mái, Thánh Gióng ... → bức tranh đất
nước đậm đà bản sắc VN, mang hồn cốt VN.
- Các từ chỉ địa danh được sắp xếp theo một trật tự đầy dụng ý nghệ thuật: trải dài từ điểm đầu
Tổ quốc (Vọng Phu - Đồng Đăng, Lạng Sơn) → điểm cuối (Bà Đen, bà Điểm - Mũi Cà Mau);
trải rộng từ đồng bằng (núi bút non nghiên – Quảng Ngãi) lên miền núi (đất tổ Hùng Vương) ra
miền biển (Hòn Trống Mái – biển Sầm Sơn – Thanh Hóa) → hoàn chỉnh bức tranh về địa bàn cư
trú, môi trường sinh sống của người Việt từ thời lịch sử cổ xưa cho đến thời kì lịch sử hiện tại.
- Sự kết hợp từ chỉ địa danh với số từ những (chỉ số nhiều không xác định) → ĐN là sự hóa thân
của những cuộc đời vô danh, không tên tuổi.
=> Thiên nhiên, đất nước hiện lên như là sự quy tụ, tập hợp tất cả những đóng góp của nhân dân.
b) Từ thời gian - lịch sử
- Lần theo các địa danh: → lịch sử dân tộc được tái hiện rõ ràng từ huyền thoại đến cuộc đời
thực.
- Điệp từ “họ”, đại từ nhân xưng số nhiều + hệ thống các động từ (giữ, truyền, gánh, đắp, be,
dạy,...) → ghi nhận sự đóng góp lớn lao của nhân dân đối với sự nghiệp kiến quốc.
- Phép điệp (cấu trúc) + phép đối (có ngoại xâm .... thì vùng lên đánh bại) → khẳng định đầy tự
hào sức mạnh của nhân dân trong việc chống lại các thế lực thống trị → hun đúc nên truyền
thống kiên cường, bất khuất của dân tộc.
=> Khẳng định Nhân dân là chủ nhân thực sự của đất nước.
c) Từ bản sắc văn hóa
- Từ văn hóa dân gian phong phú là tục ngữ, ca dao, dân ca, truyền thuyết và cổ tích.
- Những tính cách nổi bật của con người VN: thật say đắm trong tình yêu , hết sức trong sáng và
trọng đạo lí quyết liệt, dứt khoát với kẻ thù , nhân hậu, tình nghĩa
=> Những nét tính cách nổi bật của con người VN tiêu biểu cho tâm hồn và cốt cách dân tộc.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Sử dụng nhuần nhị, sáng tạo các chất liệu văn hóa dân gian; ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã,
giàu sức gợi.
- Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.
- Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình.
2. Ý nghĩa văn bản:
Một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào về nền văn hóa đậm
đà bản sắc Việt Nam.

ĐỌC THÊM: ĐẤT NƯỚC


Nguyễn Đình Thi
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Nguyễn Đình Thi
2. Tác phẩm:
a) HCST: Phần đầu lấy cảm hứng từ hai bài thơ là Sáng mát trong như sáng năm xưa và Đêm
mít tinh, được in trong tập thơ Người chiến sĩ.
b) Bố cục: hai phần
- P1: (21 câu đầu): cảm nhận về mùa thu đất nước.
- P2: (còn lại): cảm xúc và suy ngẫm về mùa thu trong kháng chiến.
II. Đọc hiểu
1. Vẻ đẹp của đất nước qua hai bức tranh mùa thu
a) Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm
- Sáng mùa thu trong lành ở chiến khu VB, tác giả nhớ về mùa thu Hà Nội năm xưa.
- Mùa thu HN:
+ Đẹp, đặc trưng nhưng cũng rất buồn.
+ Những con người ra đi dứt khoát nhưng cũng đầy lưu luyến.
b) Mùa thu hiện tại ở chiến khu Việt Bắc
- Những thay đổi:
+ Tâm trạng con người: hào hứng, sôi nổi khi đứng giữa đất trời tự do.
+ Những hình ảnh, tính từ, điệp từ: khẳng định chủ quyền, sự trù phú, giàu có của đất nước.
- Sự suy tư, và tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.
2. Hình ảnh ĐN từ trong đau thương, căm hờn đã anh dũng đứng lên chiến đấu
a) ĐN trong đau thương
- Những hình ảnh tương phản: sự đau thương của đất nước trong chiến tranh.
- Những từ ngữ diễn tả tâm trạng: sự hài hoà giữa cái chung – riêng, tình yêu lứa đôi – tình yêu
đất nước.
- Kẻ thù huỷ hoại tất cả đời sống tinh thần cũng như vật chất.
→ Những con người hiền lành biến tình yêu nước nồng nàn thành sự cháy bỏng căm hờn và kiên
quyết chiến đấu giành quyền sống chính đáng
b) Đất nước anh dũng, kiên cường
- Biện pháp đối lập: sự tàn bạo của giặc và tấm lòng yêu nước của dân ta.
- Sự thay đổi về cảnh vật: vừa chiến đấu vừa xây dựng.
- Sự thay đổi con người: giản dị mà bất khuất, kiên cường, quật khởi.
→ Con người VN đã đứng đúng tư thế hào hùng rũ bỏ vết nhơ nô lệ
III. Tổng kết
1. Nội dung: Từ mùa thu của thiên nhiên, nhà thơ thể hiện niềm vui sướng, tự hào của con người
được làm chủ đất nước và khẳng định sức sống của dân tộc.
2. Nghệ thuật: Thơ giàu nhạc điệu, hình ảnh, cảm xúc

You might also like