Chương 4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 35

Chương 4: DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID Bài 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ALCALOID

Mục tiêu 1: Trình bày được định nghĩa, danh pháp, tính chất của alcaloid trong dược liệu
I. Mức độ nhớ
342. Tên gọi của những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị vòng, có phảnứng kiềm, thường có
dược lực tính mạnh là:
a. Alcaloid c. Carbohydrat
b. Glycosid d. Flavonoid
343. Một trong những cách đặt tên riêng của alcaloid trong dược liệu là dựa vào:
a. Tên người + in c. Vị trí dây nối đôi
b. Danh pháp hoá học d. Nơi trồng cây thuốc + in
344. Tính chất tan của alcaloid dạng base trong các dung môi là:
a. Dễ tan trong các dung môi hữu cơ c. Dễ tan trong nước
b. Không tan được trong ethe, dầu hỏa d. Không tan trong dung dịch acid loãng
345. Thuốc thử tạo tủa màu trắng với alcaloid là:
a. Thuốc thử Frohde (acid sulfomolybdic)
b. Thuốc thử Mayer (K HgI₂ 4 - kali tetraiodomercurat)
c. Thuốc thử Bouchardat (iodo - iodid)
d. Thuốc thử Dragendorff (KBiI4 - Kali tetraiodobismutat III)
II. Mức độ phân tích
346. Nhóm phân loại của chất Ephedrin trong cây Ma hoàng (Ephedra sinica Staf.) là:
a. Polysaccharid c. Benzo α-pyron
b. Alcaloid d. Terpennoid
347. Cách đặt tên của chất Papaverin là từ:
a. Cấu trúc hóa học trong chất đó có nhóm amin ở vị trí para
b. Tên chi của cây Thuốc phiện
c. Tác dụng chống co thắt của chất đó
d. Người tìm ra chất đó đầu tiên
348. Tính chất tan của các muối alcaloid là:
a. Tan tốt trong các dung môi hữu cơ c. Dễ tan trong nước
b. Không tan được trong nước d. Tan tốt trong chất béo từ thực vật
III. Mức độ tổng hợp, đánh giá, vận dụng
349. Tính chất mà dựa vào đó để chiết xuất và tinh chế alcaloid trong dược liệu là:
a. Alcaloid dạng muối tan trong dung môi hữu cơ, alcaloid dạng base tan trong nước
b. Alcaloid dạng muối tan trong nước, alcaloid dạng base tan trong dung môi hữu cơ

c. Alcaloid dạng muối tan trong dung dịch kiềm, alcaloid dạng base tan trong dung dich amoniac
d. Alcaloid dạng muối tan trong nước amoniac, alcaloid dạng base tan trong dung dich natrihydrocarbonat
Mục tiêu 2: Phân loại được các alcaloid trong dược liệu theo nhóm cấu trúc.
I. Mức độ nhớ
350. Căn cử để phân loại alcaloid là:
a. Vị trí của N trong công thức c. Cấu trúc hoá học của nhân dị vòng
b. Vị trí của các nhóm thế d. Vị trí của N ở mạch thẳng
II. Mức độ phân tích
351. Nhóm phân loại theo nhận alcaloid của chất higrin (C8H15NO) trong lá coca (Erythroxylum coca) là:
a. Pyrrolidin c. Quinolin
b. Tropan d. Isoquinolin
352. Nhóm phân loại theo nhân alcaloid của chất scopolamin (C17H21NO4) trong Cà độc dược là:
a. Pyrrolidin c. Quinolin
b. Tropan d. Isoquinolin
353. Nhóm phân loại theo nhân alcaloid của chất Quinin (C20H24N2O2) trong vỏ Canhkina là:
a. Pyrrolidin c. Quinolin
b. Tropan d. Isoquinolin
354. Nhóm phân loại theo nhân alcaloid của chất berberin trong Hoàng liên là:
a. Pyrrolidin c. Quinolin
b. Tropan d. Isoquinolin
355. Nhóm phân loại theo nhân alcaloid của chất ephedrin (C10H15NO) trong Ma hoàng:
a. Có nhân sterol c. Có nhân dị vòng
b. Có cấu trúc terpen d. Không có nhân dị vòng
Mục tiêu 3: Trình bày được nguyên tắc chiết xuất, các phương pháp định tính, định lượng alcaloid
I. Mức độ nhớ
356. Thuốc thử để xác định xem trên tiêu bản thực vật có alcaloid hay không và có ởvị trí nào là:
a. Hơi amoniac c. Thuốc thử Bouchardat
b. Cồn etylic thấp độ d. Thuốc thử Mayer
357. Thuốc thử tạo tủa dùng để định tính alcaloid là:
a. Dung dich FeCl3 10% • Dung dịch gelatin 5%
b. Dragendorff, Mayer
c. Dung dịch chì acetat 1%
IV. Mức độ phân tích
358. Dung môi dùng để chiết alcaloid trong dược liệu sau khi thấm ẩm bằng acid là:
a. Nước c. Ethanol 90%
b. Chloroform d. Ether
359. Dung môi dùng để chiết alcaloid trong dược liệu sau khi thấm ẩm bằng kiềm là:
a. Nước c. Dung dich acid sulfuric 2%
b. Chloroform d. Dung dịch acid chlohydric 2%
III. Mức độ tổng hợp, đánh giá, vận dụng
360. Phương pháp dùng để chiết xuất alcaloid trong dược liệu là:
a. Tán nhỏ dược liệu → thấm ẩm bằng kiềm → chiết bằng dung dịch acid loãng
b. Tán nhỏ dược liệu → thấm ẩm acid → chiết bằng dung môi không phân cực
c. Tán nhỏ dược liệu → đem thấm ẩm bằng kiềm → chiết bằng cồn etylic 20%
d. Tán nhỏ dược liệu → thấm ẩm kiềm → chiết bằng dung môi hữu cơ không phân cực
361. Mục đích của việc thấm ẩm dược liệu chứa alcaloid bằng kiềm trước khi chiếtxuất là:
a. Chuyển alcaloid tự nhiên trong cấy từ dạng muối sang dạng base
b. Chuyển alcaloid tự nhiên trong cây từ dạng base sang dạng muối tan
c. Loại bỏ tạp chất là tinh bột và chất diệp lục trước khi chiết
d. Loại bỏ tạp chất tan trong nước trước khi chiết
362. Mục đích của việc thấm ẩm dược liệu chứa alcaloid bằng acid trước khi chiếtxuất là:
a. Chuyển alcaloid tự nhiên trong cây từ dạng muối sang dạng base
b. Chuyển alcaloid tự nhiên trong cây sang dạng muối dễ tan
c. Loại bỏ tạp chất là tinh bột và chất diệp lục trước khi chiết
d. Loại bỏ tạp chất là chất nhầy và pectin trước khi chiết
Mục tiểu 4: Trình bày được tác dụng của alcaloid
I. Mức độ nhớ
363. Các alcaloid chiết xuất từ dược liệu có tác dụng gây ức chế hệ thần kinh trungương là:
a. Pilocarpin, eserin, hyocyamin, atropin
b. Ephedrin, hordenin, ergotamin, yohimbin
c. Strychnin, cafein, lobelin
d. Morphin, codein, scopolamin, reserpin
364. Các alcaloid chiết xuất từ dược liệu có tác dụng gây kích thích hệ thần kinhtrung ương là:
a.Pilocarpin, eserin, hyocyamin, atropin
b. Ephedrin, hordenin, ergotamin, yohimbin
c.Strychnin, cafein, lobelin
a.Morphin, codein, scopolamin, reserpin
365. Các alcaloid chiết xuất từ dược liệu có tác dụng gây kích thích hệ thần kinh giaocảm là:
a. Pilocarpin, eserin, hyocyamin, atropin
b. Ephedrin, hordenin
c. Strychnin, cafein, lobelin
d. Morphin, codein, scopolamin, réserpin
366. Các alcaloid chiết xuất từ dược liệu có tác dụng kích thích hệ thần kinh phó giaocảm là:
a. Pilocarpin, eserin
b. Ephedrin, hordenin, ergotamin, yohimbin
c. Strychnin, cafein, lobelin
d. Morphin, codein, scopolamin, reserpin.
367. Các alcaloid chiết xuất từ dược liệu có tác dụng gây liệt thần kinh phó giao cảmlà:
a. Hyocyamin, atropin
b. Ephedrin, hordenin, ergotamin, yohimbin
c. Strychnin, cafein, lobelin
d. Morphin, codein, scopolamin, reserpin
368. Alcaloid chiết xuất từ dược liệu tác dụng độc đối với ký sinh trùng sốt rét là:
a. Quinin b. Emetin c. Arecolin d. Papaverin
369. Alcaloid chiết xuất từ dược liệu tác dụng độc đối với amip dùng để chữa lỵ là:
a. Quinin b. Emetin c. Arecolin d. Papaverin
370. Alcaloid chiết xuất từ dược liệu tác dụng dùng để trị sán là:
a. Quinin b. conessin c. Arecolin d. Papaverin
371. Alcaloid chiết xuất từ dược liệu tác dụng làm giãn cơ trơn, chống co thắt giảmđau do co thắt cơ trơn là:
a. Quinin b. Emetin c. Arecolin d. Papaverin
372. Các alcaloid có thể tổng hợp hoặc bán tổng hợp được là:
a. Ajmalin, morphin, strychnin c. Spartein, scopolamin, ergotamin
b. Quinin, quinidin, reserpin d. Cafein, ephedrin, atropin, vincamin
Bài 2: CÁC DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID
Mục tiêu 1
Mức độ nhớ
373. Thành phần hóa học chính trong củ Bình vôi (Tuber Stephaniae) là:
a. Cafein b. Rutin c. Rotundin d. Strichnin
374. Tác dụng của dược liệu Bình vôi (Tuber Stephaniae) là:
a. Giãn mạch, hạ huyết áp c. Co mạch gây tăng huyết áp
b. Diệt ký sinh trùng, trị giun d. An thần, gây ngủ
375. Bộ phận dùng làm thuốc của cây Vông nem (Erythrina variegata L.) là:
a. Cành mang lá c. Búp lá (chồi)
b. Lá bánh tẻ d. Gân lá
376. Tác dụng của dược liệu lá cây Vông nem (Erythrina variegata L.) là:
a. An thần, gây ngủ c. Chống viêm, giảm đau
b. Giãn mạch, hạ huyết áp d. Hoạt huyết, chống tụ máu
377. Bộ phận dùng thường làm thuốc an thần được lấy từ chồi mầm trong hạt Senkhi quả đã chín già là:
a. Liên nhục b. Liên tâm c. Liên ngẫu d. Liên diệp
378. Tên Latin bộ phận dùng làm thuốc của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) là:
a. Folium Passiflorae c. Fructus Passiflora
b. Herba Passiflorae d. Radix Passiflorae
379. Tác dụng của dược liệu Lạc tiên (Herba Passiflorae) là:
a. Giãn mạch, hạ huyết áp c. Long đờm giảm họ
b. Cầm máu, chữa trĩ d. An thần, gây ngủ
380. Bộ phận dùng làm thuốc của cây Bình vôi [Stephania galabra (Roxb.) Miers] là:
a. Thân cây phình to thành củ (Tuber Stephaniae)
b. Bạnh gốc phình to thành củ (Tuber Stephaniae)
c. Rễ phình to thành củ (Tuber Stephaniae)
d. Thân rễ phình to thành củ (Tuber Stephaniae)
381. Đặc điểm thực vật chính của thân cây Bình vôi [Stephania galabra (Roxb.) Miers] là:
a. Cây thân leo, bạnh gốc phát triển từ củ hình tròn, rất to
b. Cây thân leo, bạnh gốc phân nhánh nhìn giống hình người
c. Thân cột đứng, bạnh gốc phát triển từ củ hình chày
d. Cây thân quấn mọc xoắn vào nhau, bạnh gốc nhiều rễ phụ
382. Đặc điểm thực vật chính của lá cây Vòng nem (Erythrina variegata L. = Erythrina indica Lamk.) là:
a. Lá kép, có 3 lá chét hình tam giác, lá chét ở giữa to hơn
b. Lá kép, có 3 lá chét hình trứng, lá chét ở giữa nhỏ hơn
c. Lá đơn, phiến xẻ 3 thùy hình tam giác, thùy giữa to
d. Lá đơn, phiến xẻ 3 thùy hình trứng, thùy giữa nhỏ
383. Đặc điểm thực vật chính của cây thân cậy Lạc tiên (Passiflora foetida L.) là:
a. Thân leo, thân mềm mang nhiều lông thưa và mềm
b. Thân bò, thân mềm mang nhiều lông dày, cứng ráp
c. Thân leo, thân mềm mang nhiều lông thưa và mềm
d. Thân bò, trơn nhẵn, thân quấn mọc xoắn vào nhau
384. Đặc điểm thực vật chính của lá cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) là:
a. Lá đơn, phiến có nhiều lông dính, chia ba thuỳ, có tua cuốn
b. Lá đơn, phiến nhiều lông mịn, chia 5 thùy, có gai
c. Lá kép gồm 3 lá chét, có nhiều lông, có tua cuốn
d. Lá đơn, phiến trơn nhẵn, chia 3 thùy, có bẹ chìa mỏng
I. Mức độ phân tích
385. Thành phần hóa học chính trong lá cây Vông nem (Erythrina variegata L.) là:
a. Saponin, flavonoid, tanin c. Alcaloid, saponin, flavonoid
b. Saponin, flavonoid, tinh dầu d. Flavonoid, tanin, tinh dầu
386. Thành phần hóa học chính trong cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) là:
a. Saponin gồm harman, harmin, harmol c. Alcaloid gồm harman, harmin, harmol
b. Coumarin gom harman, harmin, harmol d. Acid amin gom harman, harmin, harmol
II. Mức độ tổng hợp, đánh giá, vận dụng
387. Thời điểm dừng lại chiết xuất Rotundin trông Củ bình vôi (Tuber Stephandu) bằng cách ép lấy nước là khi:
a. Thêm nước vào bã cho xâm xấp rồi lại ép tới khi dịch ép có vị đắng
b. Thêm cồn 90o vào bã cho xâm xấp rồi lại ép tới khi dịch ép hết vị đắng
c. Thêm nước vào bã cho xâm xấp rồi lại ép tới khi dịch ép hết vị đắng
d. Thêm ether vào bã cho xâm xấp rồi lại ép tới khi dịch ép có vị đắng
Mục tiêu 2:
I. Mức độ nhớ
388. Thành phần hóa học chính của dược liệu Hoàng liên chân gà (Rhizoma Coptidis) là:
a. Alcaloid, chủ yếu là cafein c. Alcaloid, chủ yếu là berberin
b. Alcaloid, chủ yếu là rutundin d. Alcaloid, chủ yếu strichnin
389. Tác dụng của dược liệu Hoàng liên chân gà (Rhizoma Coptidis) là:
a. Giãn mạch, hạ huyết áp c. Long đờm, giảm họ
b. Lợi tiểu, chữa phù d. Trị lỵ amip và lỵ trực khuẩn
390. Bộ phận dùng làm thuốc của cây Thổ hoàng liên (Thalictrum foliolosum DC.) là:
a. Thân rễ đã cắt bỏ rễ con và gốc thân c. Lá và rễ cái và rễ con
b. Thân rễ và rễ đã cắt bỏ rễ con và gốc thân d. Rễ củ và gốc thân
391. Bộ phận dùng làm thuốc của cây Hoàng liên gai (Berberis wallichiana DC.) là:
a. Thân rễ đã cắt bỏ rễ con và gốc thân c. Lá và rễ cái và rễ con
b. Thân rễ và rễ d. Rễ củ và rễ con
392. Đặc điểm thực vật chính của thân cây Vàng đắng (Coscintum fenestratum (Gaertn.) là:
a. Cây dây leo to, màu vàng, thân già màu ngà, xù xì
b. Cây thân thảo, mọc thẳng, có nhiều rễ nhỏ
c. Cây thân cỏ, mọc bò bằng tua cuốn
d. Cây mọc thành bụi, mỗi đốt thân dưới chùm lá có gai
394. Mô tả đặc điểm thực vật chính thân của các loài Hoàng liên chân gà (Coptis chinensis Franch., Coptis
teeta Wall., Coptis teetoides C.Y. Chang., Coptis quinquesecta Wang) như sau:
a. Cây thân thảo, mọc thẳng, có nhiều rễ nhỏ
b. Cây thân cột, sống nhiều năm, có nhiều rễ phụ
c. Cây mọc thành bụi, mỗi đốt thân dưới chùm lá có gai
d. Cây dây leo to, có đoạn có chỗ u phình to tròn và mắt
II. Mức độ phân tích
396. Bộ phận dùng làm thuốc của các loài Hoàng liên chân gà (Coptis Sp.) là:
a. Thân và rễ các rễ con c. Lá và rễ cái và rễ con
b. Thân rễ đã cắt bỏ rễ con và gốc thân d. Rễ củ và gốc thân
398. Tên Latin bộ phận dùng làm thuốc của cây Vàng đăng (Coscinium fenestratum Gaertn.) là:
a. Rhizoma Coscinii fenestrati c. Radix Coscinii fenestrati
b. Caulis Coscinii fenestrati d. Herba Coscinil fenestrati
399. Tên Latin bộ phận dùng làm thuốc của cây Hoàng bá (Phellodendron chinense Schneider.) là:
a. Rhizoma Coscinii fenestrati c. Radix Coscinii fenestrati
b. Cortex Phellodendri d. Caulis Phellodendri
III. Mức độ tổng hợp, đánh giá, vận dụng
400. Nguyên liệu thường dùng để chiết xuất berberin là:
a. Thân rễ cây Hoàng liên gai (Rhizoma c. Thân rễ cây Hoàng liên chân gà (Radix
Coscinii fenestrati) Coscinii fenestrati)
b. Lá cây Hoàng bá (Folium Phellodendri) d. Thân cây Vàng đắng (Caulis Coscinii
fenestrati)
Mục tiêu 3
I. Mức độ nhớ
402. Thành phần hóa học chính trong dược liệu Ma hoàng (Herba Ephedrae) là:
a. Strichnin b. Berberin c. Ephedrin d. Atropin
403. Một trong những công dụng của dược liệu Ma hoàng (Herba Ephedrae) là:
a. Chữa bệnh viêm tuyến sữa. c. Cải thiện tuần hoàn máu
b. Chữa đau nhức răng d. Chữa bệnh viêm phế quản, hen suyễn
404. Bộ phận dùng làm thuốc của cây Cà độc dược (Datura metel L.) là:
a. Thân, cành, rễ c. Quả, đài hoa, hạt
b. Lá, hoa, hạt d. Rễ, vỏ thân, vỏ cành
405. Công dụng của dược liệu Cà độc dược (Datura metel L.) là:
a. Chữa những bệnh viêm nhiễm như viêm tuyến sữa, viêm bàng quang
b. Chữa các bệnh sốt không ra mồ hôi, đau nhức xương khớp
c. Cải thiện tuần hoàn máu làm mất đi sự ứ huyết, giảm viêm và giảm đau
d. Chữa ho, hen suyễn, giảm đau trong viêm loét dạ dày, chống say sóng
406. Đặc điểm thực vật chính hạt cây Mã tiền (Strychnos nux - vomica L.) là:
a. Hạt hình đĩa dẹt như cúc áo, một mặt lồi, một mặt lõm, có lông mượt
b. Hạt nhỏ hình cầu có 1 vết lõm, có lông mượt màu xám bạc
c. Hạt có lông, hình tại trâu, có lông mượt màu xám bạc
d. Hạt hình tam giác, có lông mượt, màu xám bạc
407. Thành phần hóa học chính trong dược liệu Mã tiền (Semen Strychni.) là:
a. Ephedrin b. Berberin c. Strychnin d. Atropin
408. Tác dụng của dược liệu Mã tiền (Semen Strychni.) là
a. Liều nhỏ nhuận tràng, liều cao gây táo bón
b. Giảm bài tiết dịch vị, chữa viêm loét dạ dày
c. Liều nhỏ làm giảm huyết áp, liều cao tăng huyết áp
d. Liều nhỏ kích thích thần kinh, liều cao gây co giật
409. Đặc điểm thực vật chính của thân cây Dừa cạn (Catharanthus roseus L.) là:
a. Cây thân thảo, cành thẳng đứng c. Cây thân thảo, cành quấn vào nhau
b. Cây thân gỗ to, cành thẳng đứng d. Cây thân bò, cành nhiều tua cuốn
410. Đặc điểm thực vật chính của lá cây Dừa cạn (Catharanthus roseus L.) như sau:
a. Lá đơn mọc đối, thuôn dài, đầu hơi nhọn, phía cuống hẹp, nhọn
b. Lá kép, mọc vòng, thuôn dài, đầu hơi nhọn, phía cuống hẹp, tù
c. Lá đơn xẻ thùy, mọc đối, đầu hơi nhọn, phía cuống hẹp, nhọn
d. Lá đơn, mọc vòng, hình tim, đầu hơi nhọn, phía cuống hẹp, tù
411. Bộ phận dùng làm thuốc của cây Dừa cạn (Catharanthus roseus L.) là:
a. Thân, lá b. Lá, rễ c. Quả, hạt d. Thân rễ
412. Thành phần hóa học chính trọng dược liệu cây Dừa cạn (Catharanthus roseus L.) là:
a. Scopolamin b. Rotundin c. Vinblastin d. Atropin
413. Công dụng của dược liệu cây Dừa cạn (Catharanthus roseus L.) là:
a. Chữa những bệnh viêm nhiễm như viêm tuyến sữa
b. Chữa đau nhức răng, bị thương tích viêm tấy
c. Cải thiện tuần hoàn máu, giảm viêm và giảm đau
d. Hạ huyết áp, an thần, gây ngủ, chữa u lympho mô bào
414. Đặc điểm thực vật chính của rễ cây Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.) như sau:
a. Rễ củ màu vàng nhạt, mọc thành chùm 20 - 30 củ, có khi tới 100 củ nhỏ
b. Rễ củ màu vàng nhạt, phình to thành củ mọc sâu xuống đất dài 1-2 m
c. Rễ củ màu nâu đỏ, phình to thành củ nặng khoảng 0,5 đến 1kg
d. Rễ chùm màu trắng đục, rất nhiều rễ con
415. Bộ phận dùng làm thuốc của cây Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.) là:
• Thân củ
• Rễ củ
• Thân rễ
• Bạnh gốc phình thành củ
416. Thành phần hóa học chính trong dược liệu cây Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.) là:
• Carbohydrat
• Glycosid
• Alcaloid
• Flavonoid

417. Đặc điểm thực vật chính của lá của cây Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.) là:
• Lá thường thoái hoá thành vẩy
• Lá mọc đối, lá mỏng
• Lá mọc so le, lá to và dày
• Lá thoái hóa thành gai
418. Công dụng của dược liệu cây Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.) là:
• An thần, chữa mất ngủ
• Giãn mạch, hạ huyết áp
• Cải thiện tuần hoàn máu, giảm viêm và giảm đau
• Dùng làm thuốc trị ho, trị giun đũa, giun kim
419. Đặc điểm thực vật chính của lá cây Cà độc dược (Datura metel L.) được mô tả như sau:
• Lá đơn, mọc cách, phiến lá hình trứng, gốc lá lệch
• Lá đơn, mọc đối, lá mỏng, lá thường thoái hoá thành vẩy
• Lá kép, mọc vòng, phiến lá hình trứng, gốc lá lệch
• Lá đơn gần như không cuống, mọc đối, phiến lá hình dải, gốc lá hình tim 420. Đặc điểm thực vật chính
của thân của cây Thảo ma hoàng (Ephedra sinica
Stapf.) là:
• Thân mọc bò, màu vàng xám, có nhiều đốt, trên có nhiều rãnh nhỏ
• Thân mọc leo bằng tua cuốn, màu vàng xám, có nhiều đốt
• Thân mọc bò, màu trắng xám, rất ít đốt, trên có nhiều rãnh nhỏ
• Thân mọc bò, thân lan tới đầu thì mọc rễ ở đấy, nhiều đốt
II. Mức độ phân tích
421. Tên Latin bộ phận dùng làm thuốc của cây Mã tiền (Strychnos nux-vomica L.) là:
• Folium Strychni
• Semen Strychni
• Fructus Strychni
• Caulis Strychni
422. Thành phần hóa học chính trong dược liệu Cà độc dược (Datura metel L.) là:
• Strichnin, atropin
• Berberin, ephedrin
• Atropin, 1 - scopolamin
• Ephedrin, adrenalin
423. Thành phần hóa học chính trong các dược liệu Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàngđằng là:
Carbohydrat (glucose)
• Flavonoid (rutin)
• Alcaloid (berberin)
• Anthranoid (emodin)
424. Nguồn nguyên liệu dùng để chiết xuất Berberin là:
• Mã tiền, Hoàng liên, Cà độc dược
• Ma hoàng, Hoàng bá, Bình vôi
• Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng đằng
• Hoàng đằng, Dừa cạn, Sen
III. Mức độ tổng hợp, đánh giá, vận dụng
425. Dược liệu thường dùng khi bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường ruột là:
• Mã tiền, Cà độc dược, Liên tâm
• Ma hoàng, Bình vôi, Dừa cạn
• Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng đằng
• Dừa cạn, Cà độc dược, Lạc tiên
426. Dược liệu thường dùng khi bị hen phế quản là:
• Cà độc dược, Ma hoàng
• Bình vôi, Dừa cạn
• Hoàng liên, Hoàng bá
• Lạc tiên, Liên tâm
427. Dược liệu thường dùng khi bị mất ngủ là:
• Cà độc dược, Ma hoàng
• Bách bộ, Dừa cạn
• Hoàng liên, Hoàng bá
• Lạc tiên, Liên tâm
Chương 5: DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU
Mục tiêu 1: Trình bày được định nghĩa, phân loại, tính chất của tỉnh dầu
I. Mức độ nhớ
428. Hợp chất điều chế từ thảo mộc bằng phương pháp cất kéo hơi nước, thường cómùi thơm, bay hơi được ở
nhiệt độ thường là:
• Tinh dầu
• Tinh bột • Dầu béo
• Dầu mỡ
429. Tính chất vật lý đặc trưng của tinh dầu là:
• Dễ tan trong nước, có mùi thơm
• Không tan trong ethanol cao độ (từ 80% trở lên), mùi hắc
Dễ bay hơi ở nhiệt độ thường, có mùi thơm
Không bay hơi ở nhiệt độ thường, không mùi
II. Mức độ phân tích
430. Nhóm phân loại tinh dầu của chất limolen trọng các cây cam, chanh thuộc chiCitrus sp. là:
• Monoterpen có chứa oxy
• Monoterpen không chứa oxy
• Dẫn chất có chứa N và S
• Dẫn chất có nhân thơm
431. Nhóm phân loại tinh dầu của chất Citral A, B trong các cây Sả chanh(Cymbopogon citratus Stapf.) là:
• Monoterpen không chứa oxy
• Monoterpen có chứa oxy
• Dẫn chất có chứa N và S
• Dẫn chất có nhân thơm
432. Nhóm phân loại tinh dầu của chất aldehyd cinnamic trong các cây Quế là:
• Monoterpen có chứa oxy
• Monoterpen không chứa oxy
• Dẫn chất có chứa N và S
• Dẫn chất có nhân thơm
433. Nhóm phân loại tinh dầu của chất alicin trong cây tỏi là:
• Monoterpen có chứa oxy
• Monoterpen không chứa oxy
• Dẫn chất có chứa N và S
• Dẫn chất có nhân thơm
Mục tiêu 2: Trình bày được sự tạo thành và phân bố của tinh dầu trong cây
II. Mức độ phân tích
434. Bộ phận tạo ra và chứa tinh dầu trong cây Quế, Long não, Gừng là:
• Tế bào tiết
• Lông tiết
• Túi tiết
• Ống tiết
435. Bộ phận tạo ra và chứa tinh dầu của cây thuộc họ Họ Myrtaceae (Tràm, Bạchđàn, Đinh hương) là:
• Tế bào tiết
• Lông tiết
• Túi tiết
Ống tiết
436. Bộ phận tạo ra và chứa tinh dầu của cây thuộc họ Apiaceae (Tiểu hồi, Hạt mùi) là:
• Tế bào tiết
• Lông tiết
• Túi tiết
• Ống tiết
437. Bộ phận tạo ra và chứa tinh dầu của cây của họ Lamiaceae (Bạc hà, Hươngnhu...) là:
• Tế bào tiết
• Lông tiết
• Túi tiết
• Ống tiết Mục tiêu 3:
I. Mức độ nhớ
438. Phương pháp thường dùng để xác định các thành phần các chất hóa học có trong tinh dầu là:
• Ngửi mùi tinh dầu, soi kính hiển vi
• Sắc ký lớp mỏng, sắc ký khí, phân tích phổ
• Hòa tan tinh dầu trong các dung môi khác nhau
• Cất kéo hơi nước, kết tinh, nóng chảy
II. Mức độ phân tích
439. Phương pháp thường được áp dụng để lấy được tinh dầu quế, bạc hà từ dượcliệu là:
• Cất kéo hơi nước
• Chiết xuất bằng dung môi
• Ướp với mỡ lợn
• Dùng dụng cụ thích hợp để ép lấy tinh dầu
440. Phương pháp thường được áp dụng để lấy được tinh dầu vỏ cam, chanh trongkỹ nghệ sản xuất đồ uống
có mùi thơm là:
• Cất kéo hơi nước
• Chiết xuất bằng dung môi
• Ướp với mỡ lợn
• Dùng dụng cụ thích hợp để ép lấy tinh dầu
441. Nguyên tắc của phương pháp định lượng thành phần các chất hóa học có trongtinh dầu là:
• Dựa trên tính chất tan của tinh dầu trong ethanol
• Dựa trên tính chất bay hơi của tinh dầu
Dựa trên các phản ứng đặc hiệu của các nhóm chức Mùi thơm của tinh dầu
442. Mục đích sử dụng của bộ dụng cụ định lượng tinh dầu ghi trong Dược Điển ViệtNam 5 là:
• Định lượng các chất hóa học có trong tinh dầu
• Xác định khối lượng các thành phần của tinh dầu
• Định lượng các nhóm chức có trong tinh dầu
• Xác định hàm lượng tinh dầu có trong dược liệu Mục tiêu 4:
II. Mức độ phân tích
443. Chất giả mạo trong tinh đầu tìm thấy bằng cách nhỏ 1 giọt tinh dầu lên giấy lọc, hơ nhanh trên bếp điện
cho tinh dầu bay hơi nhưng giấy không bị cháy mà để lại vết là:
• Dầu mỡ
• Ethanol
• Ether
• Metanol
III. Mức độ tổng hợp, vận dụng, đánh giá
444. Phương pháp xác định chung để phát hiện các hợp chất giả mạo tan trong nướcrất hay được cho vào
trong tinh dầu như ethanol và glycerin là:
• Lắc với nước, nếu có thể tích giảm chứng tỏ có sự giả mạo
• Lắc với ethanol; nếu có thể tích giảm chứng tỏ có sự giả mạo
• Lắc với ether, nếu có thể tích giảm chứng tỏ có sự giả mạo
• Lắc với dầu thực vật, nếu có thể tích giảm chứng tỏ có sự giả mạo
Mục tiêu 5: Trình bày được tác dụng và công dụng của tinh dầu I. Mức độ nhớ
445. Dược liệu chứa tinh dầu có tác dụng kích thích tiêu hóa là
• Xuyên khung, đương qui
• Tinh dầu giun, santonin
• Thymol, thông
• Gừng, thảo quả, hồi
446. Chất có trong tinh dầu để dùng trị sán là:
• Santonin
• Thymol
• Citral A
• Menthol
447. Chất có trong tinh dầu để dùng trị ký sinh trùng sốt rét là:
Santonin
• Thymol
• Astemisinin
• Menthol
448. Trong y học cổ truyền, các dược liệu chứa tinh dầu thường gặp trong các nhómthuốc sau:
• Thuốc giải biểu (chữa cảm mạo phong hàn và cảm mạo phong nhiệt)
• Thuốc an thần gây ngủ, giúp cho giấc ngủ sâu
• Thuốc bổ huyết (dùng khi da xanh, thiếu máu)
• Thuốc chỉ huyết (thuốc cầm máu)
449. Ứng dụng của dược liệu chứa tinh dầu trong đời sống là:
Làm gia vị cho đồ ăn, chế biến nước hoa, xà phòng, tạo mùi thơm cho đồ
uống

• Làm thức ăn chăn nuôi, chế biến cồn công nghiệp, rượu uống
• Làm phân bón, thuốc bảo vệ thức vật
• Làm sợi, dệt vải, chế biến đồ nhựa, thủy tinh
Mục tiêu 6
I. Mức độ nhớ
450. Bộ phận dùng làm thuốc của cây Sả chanh (Cymbopogon citratus Stapf.) là:
• Toàn cây
• Lá
• Rễ
• Hoa
451. Thành phần hóa học chính trong tinh dầu Sả chanh (Cymbopogon citratus
Stapf.) là:
• Mentol
• Eugenol
• Citral
• Citronelal
452. Công dụng của dược liệu Sả chanh (Cymbopogon citratus Stapf.) là:
• Chiết xuất atemisinin, là nguyên liệu để tổng hợp vitamin C
• Dùng trong kỹ nghệ chế biến bánh kẹo, chất tạo màu
• Dùng làm tá dược độn trong bào chế thuốc viên
• Chiết xuất citral, là nguyên liệu để tổng hợp vitamin A
453. Thành phần hóa học chính trong tinh dầu Sả Java (Cymbopogon winterianus
Jawitt.) là:
• Menthol

Eugenol
Citronelal
• Citral
454. Thành phần hóa học chính trong Bạc hà A (Mentha arvensis L.) là:
• Citral
• Eugenol
• Menthol
• Citronelal
455. Mục đích chính khi dùng dược liệu Bạc hà Á (Mentha arvensis L.) là:
• Chiết xuất eugenol
• Chiết xuất camphor
• Chiết xuất athenol
• Chiết xuất menthol
456. Bộ phận dùng làm thuốc của cây Thông (Pinus sp.) là:
• Toàn cây trừ rễ
• Nhựa, tinh dầu
• Nhựa, lá
• Hoa, tinh dầu
457. Thành phần hóa học chính trong nhựa của cây Thông (Pinus sp.) là:
• Mentol
• Eugenol
• Colophan
• Citral
458. Tác dụng của nhựa Thông (Terebenthine) là:
• Chữa cảm cúm
• Hạ huyết áp
• Cầm ỉa chảy
• Long đờm chữa ho
459. Đặc điểm thực vật chính của lá cây Long não [Cinnamomum camphora (L.)] là:
• Lá có cuống dài, ở kẽ gân chính và gân 2 bên nổi lên 2 tuyến nhỏ
• Lá không cuống, ở kẽ gân chính và gân 2 bên nổi lên 3 tuyến nhỏ
• Lá có cuống dài, ở kẽ gân chính và gân 2 bên nổi lên 4 tuyến nhỏ
• Lá không cuống, ở kẽ gân chính và gân 2 bên nổi lên 5 tuyến nhỏ
460. Bộ phận dùng làm thuốc của cây Long não [Cinnamomum camphora (L.)] là:
• Toàn cây • Lá, gỗ
Rễ, quả
Hoa, hạt
461. Thành phần hóa học chính trong tinh dầu Long não [Cinnamomum camphora
(L.)] là:
• Colophan
• Eugenol
• Camphor
• Menthol
462. Thành phần trong tinh dầu có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, kíchthích tim và hệ thống hô
hấp, dùng làm thuốc hồi sức cho tim trong trường hợp cấp cứu là:
• Colophan
• Eugenol
• Menthol
• Camphor
463. Đặc điểm thực vật chính của quả cây Sa nhân (Amomum sp.) là:
• Quả nang có 3 ô
• Quả đậu có 5 hạt
• Quả nang có 7 ô
• Quả thịt có 3 hạt
464. Đặc điểm thực vật chính của thân cây Sa nhân (Amomum sp.) là:
• Thân rễ mọc bò ngang, chằng chịt như mạng lưới
• Thân rễ phình to thành củ
• Thân rễ mọc bò ngang, rễ phụ mọc tỏa tròn
• Thân củ mọc xiên ngang, rất nhiều củ chằng chịt
465. Bộ phận dùng làm thuốc của cây Sa nhân (Amomum sp.) là:
• Toàn cây, tinh dầu
• Quả, tinh dầu
• Lá, tinh dầu
• Hoa, tinh dầu
466. Thành phần hóa học chính trong tinh dầu Sa nhân (Amomum sp.) là:
• Borneol
• Eugenol
• Camphor
• Colophan
467. Tác dụng của dược liệu Sa nhân (Amomum sp.) là:
• Long đờm, chữa họ
• Hạ huyết áp
An thần gây ngủ
Chữa ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa
468. Bộ phận dùng làm thuốc của cây Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) là:
• Toàn cây, tinh dầu
• Cành mang lá, tinh đầu
• Vỏ thân, tinh dầu
• Quả, hạt, tinh dầu
469. Tác dụng của dược liệu Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) là:
• Ức chế trung tâm hổ hấp, chữa viêm nhiễm đường tiết niệu
• Lợi tiểu, chữa bí tiểu tiện, táo bón
• Kích thích thần kinh, chữa viêm nhiễm đường tiêu hóa
• Kích thích trung tâm hô hấp, chữa viêm nhiễm đường hô hấp
470. Đặc điểm thực vật chính của thân cây Gừng (Zingiber officinale Rosc.) là:
• Cây thảo, thân rễ phồng thành củ
• Cây thân gỗ to mọc đứng
• Cây thảo, thân rễ phồng thành củ
• Cây thảo, thân vuông, rỗng
471. Đặc điểm thực vật chính của lá cây Gừng (Zingiber officinale Rosc.) là:
• Lá đơn, mọc so le không cuống, hình mác dài, có mùi thơm
• Lá đơn, mọc so le cuống dài, hình tim, có mùi thơm
• Lá kép chân vịt, mọc so le có cuống dài, hình tim, có mùi thơm • Lá kép lông chim, mọc so le không
cuống, hình mác dài; có mùi thơm.
472. Bộ phận dùng làm thuốc của cây Gừng (Zingiber officinale Rosc.) là:
• Toàn cây, tinh dầu, tinh bột
• Thân rễ, tinh dầu, nhựa dầu
• Lá, tinh dầu, nhựa dầu
• Hoa, tinh dầu, tinh bột
473. Công dụng của dược liệu Gừng (Zingiber officinale Rosc.) là
• An thần gây ngủ, chữa mất ngủ
• Giảm co thắt cơ trơn, chữa đau bụng
• Giãn mạch vành, chữa suy tim
• Chữa cảm lạnh, loãng đờm, chữa ho
474. Đặc điểm thực vật chính của thân cây Nghệ (Curcuma longa L.) là:
• Cây thảo thân rễ phân nhiều nhánh, màu vàng, mùi hắc
• Cây thân gỗ mọc đứng, màu vàng, mùi hắc
• Cây thảo, thân phân nhiều cành, màu đỏ, mùi thơm
Cây thân gỗ phân nhiều cành, màu đen, mùi thơm

475. Đặc điểm thực vật chính của lá cây Nghệ (Curcuma longa L.) là:
• Lá đơn, to, hình dải, mọc so le, mép lá nguyên, cuống lá có bẹ
• Lá đơn, to, hình dải, mọc vòng, mép lá xẻ răng cưa, cuống lá có bẹ
• Lá đơn xẻ thùy, to, mọc đối, cuống lá tròn và dài
• Lá kép chân vịt, mọc so le, mép lá nguyên, cuống lá có bẹ 476. Bộ phận dùng làm thuốc của cây Nghệ
(Curcuma longa L.) là:
• Lá, hoa, tinh dầu
• Thân rễ, tinh dầu, nhựa dầu
• Rễ, tinh dầu, nhựa dầu
• Quả, hoa, tinh dầu
477. Thành phần hóa học chính trong tinh dầu Nghệ (Curcuma longa L.) là:
• Menthol
• Eugenol
• Curcumin
• Zingibezen
478. Công dụng của dược liệu Nghệ (Curcuma longa L.) là:
• Làm chắc răng, chữa đau nhức răng
• Long đờm, giãn phế quản, chữa ho hen
• Kích thích thần kinh trung ương, chống buồn ngủ
• Chữa viêm loét dạ dày, làm nhanh lên da non
479. Đặc điểm thực vật chính của hoa cây Đinh hương [Syzygium aromaticum (L.)] là:
• Đế hoa dài, hình như cái đinh
• Đế hoa lồi, hình như tam giác
• Đế hoa dẹt hình cực áo
• Đế hoa lõm, hình như cái chảo
480. Bộ phận dùng làm thuốc của cây Đinh hương [Syzygium aromaticum (L.)] là:
• Toàn cây, nhựa dầu
• Nụ hoa, tinh dầu
• Rễ, tinh dầu
• Thân, nhựa dầu
481. Thành phần hóa học chính trong tinh dầu Đinh hương [Syzygium aromaticum
(L.)] là:
• Zingibezen
• Curcumin
• Eugenol
• Citral
482. Tác dụng của dược liệu Đinh hương [Syzygium aromaticum (L.)] là:
Tăng tuần hoàn não, chữa chóng mặt, say tàu xe
Giảm cọ thắt cơ trơn, chữa đau bụng do co thắt
• Làm bền thành mạch, chữa cao huyết áp
• Diệt tuỷ răng và chế kẽm eugenat là chất hàn răng tạm thời
483. Bộ phận dùng làm thuốc của cây Hương nhu trắng, tía (Ocimum sp..) là:
• Toàn cây, tinh dầu
• Cành mang lá và hoa, tinh dầu
• Rễ và thân, nhựa dầu
• Hoa, quả, nhựa dầu
484. Thành phần hóa học chính trong tinh dầu Hương nhu trắng, tía (Ocimum sp..) là:
• Menthol
• Camphor
• Eugenol
• Curcumin
485. Công dụng của dược liệu Hương nhu trắng, tía (Ocimum sp..) là:
• Chiết xuất citral, là nguyên liệu để tổng hợp vitamin A
• Dùng trong kỹ nghệ xà phòng, nước hoa
• Chiết xuất camphor làm thuốc trợ tim
• Để chiết xuất eugenol, dùng trong nha khoa
486. Đặc điểm thực vật chính của quả cây Hồi (Illicium verum Hook.f.) là:
• Quả đại, thường có 8 đại dính vào 1 trục và toả tròn thành hình sao
• Quả hạch, thường có 8 múi dính vào 1 trục và toả tròn trông như cánh hoa
• Quả đậu, thường có 8 ô, mỗi ô có hạt có 8 múi hình như sao
• Quả thịt, thường có 8 múi, nhiều hạt màu nâu bóng
487. Bộ phận dùng làm thuốc của cây Hồi (Illicium verum Hook.f.) là:
• Hoa, tinh dầu
• Quả, tinh dầu
• Rễ, nhựa dầu
• Lá, tinh bột
488. Công dụng của dược liệu Hồi (Illictum verum Hook.f.) là:
• An thần, trị mất ngủ, ngủ mơ
• Tăng nhu động ruột, trị táo bón
• Chống viêm, chữa viêm dạ dày, nhanh lên da non
• Giúp tiêu hoá, chữa nôn mửa, ăn không tiêu, lợi sữa
489. Bộ phận dùng làm thuốc của cây Quế (Cinnamomum cassia Nees et BI.) là Lá, hoa, tinh dầu
Vỏ thân, cành nhỏ, tinh dầu
Rễ, thân gỗ, nhựa
• Quả, hoa, nhựa
490. Công dụng của dược liệu Quế (Cinnamomum cassia Nees et BI.) là:
• An thai, dùng cho phụ nữ có thai dọa sảy thai
• Nhuận tràng, chữa táo bón
• Giải nhiệt, dùng khi nóng trong không ra mồ hôi
• Kích thích tiêu hoá, trị cảm lạnh
491. Bộ phận dùng làm thuốc của cây Nhân trần [Adenosma glutinosum (L.)] là:
• Cành mang lá
• Toàn cây trừ rễ
• Rễ, tinh dầu
• Hoa, tinh dầu
492. Thành phần hóa học chính trong tinh dầu Nhân trần [Adenosma glutinosum
(L.)] là:
• Menthol
• Citral
• Eugenol
• Camphor
493. Công dụng của dược liệu Nhân trần [Adenosma glutinosum (L.)] là:
• Chiết xuất eugenol để sản suất chất hàn răng
• Dùng trong kỹ nghệ xà phòng, nước hoa
• Chữa cảm cảm cúm (đun lên để xông với các dược liệu khác)
• Chữa bệnh hoàng đản, viêm gan, tiểu vàng, tiểu đục
494. Đặc điểm thực vật chính của lá cây Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) là:
• Lá đơn, mọc so le, gân hình cung
• Lá đơn, mọc đối, gân hình cung
• Lá kép lông chim, mọc đội, gân hình lông chim
• Lá chân vịt, mọc so le, gần hình tỏa tròn
495. Đặc điểm thực vật chính của thân cây Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) là:
• Cây gỗ cao, vỏ màu trắng dễ róc
• Cây bụi, vỏ sần sùi nứt nẻ
• Cây gỗ cao, vỏ màu vàng sần sùi
• Cây thân leo, vỏ màu trắng mốc
496. Đặc điểm thực vật chính của thân cây Sả chanh (Cymbopogon citratus Stapf.) là:
• Cây thảo, thân rễ sinh nhiều chồi bên tạo thành bụi xoè
• Cây thảo, thân rỗng, cao có nhiều mẫu

Cây leo, thân có nhiều tua cuốn


Cây leo, mấu thân sinh nhiều rễ con bám ra xung quanh.
497. Đặc điểm thực vật chính của lá cây Sả chanh (Cymbopogon citratus Stapf.) là:
• Lá đơn, có bẹ lá, phiến lá thuôn dài, gân lá song song
• Lá đơn, cuống lá không có bẹ, phiến lá thuôn dài, gần lá song song
• Lá kép chân vịt, chét lá thành dải thuôn dài, gân lá chân vịt
• Lá đơn, có bẹ lá, phiến lá thuôn dài, gân lá hình lông chim
498. Đặc điểm thực vật chính của thân cây Bạc hà Á (Mentha arvensis L.) là:
• Cây thảo, thân vuông
• Cây gỗ, thân tròn
• Cây thảo, thân tam giác
• Cây gỗ, thân leo
499. Đặc điểm thực vật chính của lá, hoa cây Thông (Pinus sp.) như sau:
• Lá hình kim, hoa là những khối hình nón hóa gỗ
• Lá hình trứng, hoa là những khối hình trụ hóa gỗ
• Lá hình tim, bẹ lá ôm thấy thân, hoa có hình nón mỏng, mềm
• Lá hình kim, hoa đơn độc, có 5 tràng hình môi, màu trắng
500. Thành phần hóa học chính trong tinh dầu Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) là:
• Mentol
• Camphor
• Cineol
• Citronelal
501. Đặc điểm thực vật chính của lá cây Bạc hà Á (Mentha arvensis L.) là: • Lá mọc đối, chéo chữ thập, hình
trái xoan, mép có khía răng cưa
• Lá mọc so le hay mọc vòng, hình trái xoan, mép có khía răng cưa
• Lá mọc vòng hay so le, hình trái tim, mép lá nguyên
• Lá mọc đối, chéo chữ thập, hình trái xoan, mép có khía răng cưa
502. Thành phần hóa học chính trong tinh dầu Bạch đàn chanh (Eucalyptus citriodora Hook.f) là:
• Mentol
• Eugenol
• Citronelal
• Citral
503. Đặc điểm thực vật chính của thân cậy Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum
L.) là:
• Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập, lá hình trứng nhọn mang nhiều lông
• Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập, lá hình tim nhọn, không có lông
Lá kép chân vịt, mọc so le, lá hình trứng nhọn mang nhiều lông
Lá kép lông chim lẻ, mọc vòng, lá hình trứng nhọn mang nhiều lông
504. Đặc điểm thực vật chính của thân cây Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum
L.) là:
• Cây thảo mọc đứng, thân vuông
• Cây thân thảo mọc bò bằng rễ phụ
• Cây thảo mọc đứng, thân tròn
• Cây thân leo bằng tua cuốn
505. Đặc điểm thực vật chính của thân cây Quế (Cinnamomum cassia Nees et BI.) là:
• Cây thân gỗ mọc đứng, cao, to, vỏ thân có mùi thơm
• Cây thân thảo, mọc bò, toàn thân có lông, không mùi
• Cây thân gỗ mọc đứng, cao, to, vỏ thân không mùi
• Cây thân gỗ mọc leo thân quấn vào nhau, toàn thân mùi thơm
506. Đặc điểm thực vật chính của lá cây Quế (Cinnamomum cassia Nees et BI.) là:
• Lá đơn, mọc so le có cuống ngắn, có 3 gân hình cung
• Lá đơn, mọc so le có cuống dài, gần hình lông chim
• Lá kép lông chim, mọc so le, có bẹ ngắn, có 3 gân tỏa tròn
• Lá đơn xẻ thùy, mọc so le có cuống ngắn, có 3 gân hình cung
507. Đặc điểm thực vật chính của lá cây Nhân trần [Adenosma glutinosum (L.)] là:
• Lá đơn, phiến hình trứng thuôn, mép khía răng cưa, có lông ở cả hai mặt
• Lá đơn, phiến hình trứng thuôn, mép lá nguyên, có lông ở cả hai mặt
• Lá kép chân vịt, xẻ 5 thùy sâu có lông phủ 2 mặt
• Lá kép lông chim, chét hình trứng thuôn, mép nguyên, không có lông
508. Đặc điểm thực vật chính của thân cây Nhân trần [Adenosma glutinosum (L.)] là:
• Cây thân đứng, thân phủ lớp lông dài có tuyến
• Cây thân bò, thân trơn nhẵn
• Cây thân đứng, thân phủ lớp lông cứng như gai
• Cây thân bò, thân phủ lớp lông ngắn mịn
II. Mức độ phân tích
509. Hợp chất trong tinh dầu Sả JAVA (Cymbopogon winterianus Jawitt.) có giá trị được chuyển thành
hydroxycitronelal dùng làm chất điều hương quan trọng cho nước hoa có mùi hoa tự nhiên là:
• Menthol
• Eugenol
• Citronelal
• Citral
510. Tên latinh bộ phận dùng làm thuốc của cây Bạc hà Á (Mentha arvensis L.) là:
• Radix Menthae
• Herba Menthae
• Menthae arvensis
• Menthol arvensis
511. Thành phần hóa học chính trong tinh dầu Gừng (Zingiber officinale Rosc.) là
• Camphor, menthol
• Citral, cineol
• Zingiberen, ar-curçumen
• Citronelal, citral
512. Thành phần hóa học chính trong tinh dầu Hồi (Illicium verum Hook.f.) là:
• Menthol
• Eugenol
• Anethol
• Curcumin
513. Thành phần hóa học chính trong tinh dầu Quế (Cinnamomum cassia Nees et BI.) là:
• Camphor, menthol
• Eugenol, citrol
• Aldehyd cinnamic
• Athenol, camphor
III. Mức độ tổng hợp, đánh giá, vận dụng
514. Cây có tinh dầu còn được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để sản xuất nước hoavà các loại chất thơm
khác có mùi thơm tự nhiên của hoa là:
• Tràm (Melaleuca cajuputi Powell)
• Sa nhân (Amomum sp.) • Thông (Pinus sp.)
Bạch đàn chanh (Eucalyptus citriodora Hook.f)

515. Dược liệu dùng để chữa cảm lạnh, đau bụng lạnh, nôn mửa là:
• Herba Menthae
• Radix Angelicae dahuricae (Bạch chỉ) • Herba Leonuri japonica (Ích mẫu)
Cortex Cinnamomi (Quế)

516. Dược liệu dùng để chữa viêm loét dạ dày, làm lành vết thương, trị kinh nguyệtkhông đều, bế kinh là:
• Rhizoma Zingiberis
• Herba Artemisiae vulgaris
• Herba Leonuri japonica

• Rhizoma Curcumae longae


Chương 6: DƯỢC LIỆU CHỨA CHẤT NHỰA
Mục tiêu 1
I. Mức độ nhớ
517. Hỗn hợp nhiều chất hóa học tạo thành do sự oxy hoá và trùng hiệp hoá các hợp chất terpenic trong cây, có
dạng vô định, không lôi cuốn được theo hơi nước là:
• Chất nhựa
• Tinh dầu
• Gôm
• Dầu mỡ
II. Mức độ phân tích
518. Nhóm phân loại của colophan [phần đặc của nhựa thông, nhựa gaiac (nhựa củacây Guaicum officinale,
nguồn gốc Nam Mỹ)] là:
• Nhựa dầu
• Nhựa chính tên
• Bôm
• Gôm nhựa
519. Nhóm phân loại chất nhựa của bôm Tolu, bôm Pêru, cánh kiến trắng trong câylà:
• Chất nhựa tạo thành do oxy hoá và trùng hiệp hoá các hợp chất terpenic
• Nhựa có chứa một lượng đáng kể acid benzoic và acid cinnamic
• Nhựa có các dây nối liên kết với các đường khác nhau
• Hỗn hợp giữa gôm và nhựa
520. Nhóm phân loại của các chất trong dược liệu như alcol thơm, aldehyd, acid củadẫn chất diterpenic,
triterpenic là:
• Tinh bột
• Glycosid
• Alcaloid
• Chất nhựa
Mục tiêu 2: Trình bày được tác dụng và công dụng của nhựa
I. Mức độ nhớ
521. Tác dụng của nhựa các cây thuộc họ Bìm bìm (Convonvulaceae) là:
• Sát khuẩn
• Chữa ho
• Trị sán
• Nhuận tẩy
522. Tác dụng của nhựa cây Dương xỉ đực là:
• Sát khuẩn
• Chữa ho
• Trị sán
• Nhuận tẩy
523. Tác dụng của nhựa Cánh kiến đỏ là: • Làm chất tạo mùi cho đồ uống
• Nguyên liệu sản xuất thuốc hormon
• Làm chất màu bao viên
• Nguyên liệu để sản suất bông y tế
Mục tiêu 3
I. Mức độ nhớ
524. Bộ phận dùng làm thuốc của cây Bồ đề [Styrax tonkinensis (Pierre) Craib. Ex Hardw] là:
• Toàn cây
• Nhựa cây
• Rễ
• Hoa
525. Thành phần hóa học chính trong dược liệu Cánh kiến trắng (nhựa cây Bồ đề) là:
• Mentol, aldehyd
• Eugenol, alcol
• Acid benzonic, acid cinnamic
• Citronelal, acid citric
526. Tác dụng của dược liệu Cánh kiến trắng là:
• Nhuận tràng, chữa táo bón
• An thần, chữa mất ngủ
• Cầm máu, chữa trĩ chảy máu
• Chữa ho, long đờm
527. Thành phần hóa học chính trong dược liệu Cánh kiến đỏ là:
• Acid benzonic
• Acid cinnamic
• Acid aleuritic
• Acid citric
528. Công dụng của dược liệu Cánh kiến đỏ là:
• Xông chữa cảm cúm
• Làm chất nhũ hóa
• Làm tá dược độn thuốc viên
• Làm tá dược bao thuốc viên
529. Đặc điểm thực vật chính của quả cây Bồ đề [Styrax tonkinensis (Pierre) Craib. Ex Hardw] là:
• Quả hình trứng có lông sao
• Quả hình cúc áo có lông sao
• Quả hình que có cánh
• Quả tụ kép màu đỏ sẫm
530. Nguồn gốc của dược liệu Cánh kiến đỏ là:
• Nhựa tiết ra từ cây Bồ đề [Styrax tonkinensis (Pierre) Craib. Ex Hardw]
• Nhựa tự nhiên do sâu cánh kiến (Laccifer lacca Kerr) hút từ dịch vỏ cây tiết ra
• Tổ của sâu cánh kiến (Laccifer lacca Kerr)
• Tinh dầu của cây Bồ đề [Styrax tonkinensis (Pierre) Craib. Ex Hardw] Chương 7: DƯỢC LIỆU CHỨA
LIPID
Mục tiêu 1: Trình bày được định nghĩa, phân loại của lipid trong dược liệu
I. Mức độ nhớ
531. Hỗn hợp chất là este của acid béo với các alcol, không tan trong nước, tan trongcác dung môi hữu cơ,
không bay hơi ở nhiệt độ thường và có độ nhớt cao là:
• Lipid
• Tinh dầu
• Nhựa
• Tinh bột
532. Dẫn chất alcol của chất cerid (thành phần cấu tạo chính của sáp ong, lanolin) là:
• Glycerol
• Hợp chất có phân tử lượng cao
• Hợp chất sterol
• Hợp chất có chứa nhóm cyanur
Mục tiêu 2: Trình bày được định nghĩa glycerid và dầu mỡ
I. Mức độ phân tích
533. Trong dược liệu, các chất hóa học có cấu trúc acylglycerol (este của glycerol với các acid béo) được gọi là:
• Dầu mỡ
• Tinh dầu
• Nhựa dầu
• Tinh bột
Mục tiêu 3
I. Mức độ đánh giá, tổng hợp, vận dụng
534. Nhóm chất được định tính dựa trên các chỉ số acid, chỉ số este, chỉ số xà phòng, chỉ số acetyl, chỉ số iod là:
• Saponin. • Tinh dầu
• Flavonoid
• Dầu mỡ
Mục tiêu 4: Trình bày được công dụng của dầu mỡ
I. Mức độ nhớ
535. Công dụng của dầu mỡ trong động vật, thực vật:
• Dùng làm chất thuộc da
• Làm nguyên liệu chế nước hoa
• Làm nguyên liệu để hàn răng
• Làm nguồn thức ăn giàu năng lượng
536. Hợp chất chứa các acid béo không no có nhiều dây nối đôi như các acid linoleic,linolenic và arachidonic
được dùng trong điều trị là:
• Vitamin C
• Vitamin E
• Vitamin F
• Vitamin D
537. Tác dụng của dầu cây Đại phong tử là: • Nhuận tràng chống táo bón
• Lợi tiểu, dùng cho bí tiểu tiện
• Chữa bệnh phong (hủi)
• Giảm ho, long đờm Mục tiêu 5:
I. Mức độ nhớ
538. Bộ phận dùng làm thuốc của cây Thầu dầu là:
• Toàn cây, tinh dầu
• Hạt, lá, dầu
• Rễ, thân, nhựa
• Hoa, quả, gôm
539. Cây dược liệu có thành phần hóa học bôi ngoài da chữa bệnh phong và lao da là:
• Thầu dầu
• Bơ
• Lạc
• Đại phong tử
540. Công dụng Bơ của cây Ca cao (Theobroma cacao L) là:

Làm vỏ nang cho thuốc viên nang


Tá dược rã cho thuốc viên nén
Dung môi pha thuốc tiêm
• Tá dược thuốc mỡ, thuốc đặt
II. Mức độ phân tích
541. Đặc điểm thực vật chính của hạt cây Thầu dầu như sau:
• Hạt có mồng, vỏ bên ngoài cứng và có vân, nội nhũ chứa nhiều dầu
• Hạt có mồng, vỏ bên ngoài mềm nhẵn bóng, nội nhũ chứa nhiều dầu
• Hạt có cánh, vỏ bên ngoài cứng có lông, nội nhũ chứa nhiều dầu • Hạt có lông, vỏ bên ngoài cứng và có
vân, nội nhũ chứa nhiều dầu 542. Thành phần hóa học chính trong dầu của cây Thầu dầu là:
• Mentol, aldehyd
• Sterol, alcol
• Acylglycerol của acid ricinoleic
• Cerid, acid citric
III. Mức độ tổng hợp, đánh giá, vận dụng
543. Hợp chất có trong dầu thầu dầu có tác dụng nhuận và tẩy là:
• Tinh dầu
• Flavonoid
• Alcaloid
• Acid ricinoleic
Chương 8: MỘT SỐ ĐỘNG VẬT DÙNG LÀM THUỐC
Mục tiêu 1:
I. Mức độ phân tích
544. Tên khoa học của con ong mật là:
Apis mellifica L

• Cervus nippon Temminek
• Macaca mulatta Zimmerman
• Gekko-gekko L
545. Tên khoa học con rắn hổ mang là:
• Naja naja
• Bungarus candidus L
• Zamenis mucosus L
• Colubridae
546. Tên khoa học Con Hươu sao là:
Cervus nippon Temminek

• Cervus porcinus
• Cervus unicolor Kerr
• Cornu Cervi parvum
547. Tên khoa học Con khỉ vàng là:
Macaca mulatta Zimmerman

• Macaca assamensis M' Clelland
• Macaca speciosa F. Cuvier
• Cercopithecidae
548, Tên khoa học Con tắc kè là:
Gekko-gekko L

• Macaca mulatta Zimmerman
• Cervus nippon Temminek
• Zamenis mucosus L Mục tiêu 2:
I. Mức độ nhớ
549. Bộ phận dùng làm thuốc của con ong mật (Apis mellifica L) là:
• Đầu, chân, cánh, mắt
• Mật, sữa ong chúa, nọc
• Mật, cánh, đầu, chân
• Sữa ong chúa, ong non, cánh
550. Phương pháp thu hoạch mật ong (Apis mellifica L) là:
• Cất kéo hơi nước
• Quay ly tâm
• Dùng dung môi hòa tan
• Vi thăng hoa
551. Sản phẩm được tiết ra từ các tuyến sáp dưới bụng của ong thợ, dùng để xâybánh tổ được gọi là:
• Mật ong
• Sữa ong
• Sáp ong
• Nọc ong
552. Sản phẩm được tiết ra từ nọc độc ở phần đuôi của ong được gọi là:
• Mật ong
• Keo ong
• Sáp ong
• Nọc ong
553. Bộ phận dùng làm thuốc của con rắn là: • Thịt rắn, gan rắn, ruột rắn
Thịt rắn, mật rắn, nọc rắn và xác rắn
Mật rắn, gan rắn, dạ dày rắn
Nọc rắn, gan rắn, ruột rắn, trứng rắn
554. Bộ phận của con rắn dùng để ngâm rượu làm thuốc bổ trong các bệnh thần kinhđau nhức, tê liệt, bán
thân bất toại, cơn co giật, chữa nhọt độc là:
• Mật rắn • Xác rắn
• Thịt rắn
• Nọc rắn
555. Bộ phận của con rắn dùng làm thuốc bôi ngoài da, thuốc tiêm có tác dụng chốngviêm rất mạnh, chữa
thấp khớp, chống sưng tấy, đau nhức là:
• Mật rắn • Xác rắn
• Thịt rắn
• Nọc rắn
556. Bộ phận dùng làm thuốc của con khỉ là: • Thịt, da, lông, đuôi, máu
• Thịt, xương, hầu táo, huyết lình
• Xương, hầu táo, da, lông
• Răng, gan, mật, máu
557. “Huyết lình” của con khỉ là• Máu dự trữ ở gan
• Máu chảy ra ở miệng
• Thịt của khỉ con
• Máu chảy ra khi đẻ
558. Bộ phận của con khỉ dùng để nấu cao toàn tính là: • Xương, thịt
• Toàn bộ con khỉ (trừ ruột, gan, dạ dày ...)
• Thịt và nội tạng
• Gan, thịt
559. Bộ phận dùng của con tắc kẻ là:
• Toàn con chặt đuôi đã loại bỏ nội tạng
• Toàn con có đuôi đã loại bỏ nội tạng
• Toàn con bỏ đầu và nội tạng
• Đuôi, chân và đầu
560. Bộ phận dùng làm thuốc có tác dụng tốt nhất của con tắc kè là:
• Đầu

Thân
Xương
• Đuôi
561. Phương pháp chế biến Tắc kè dùng tươi như sau:
• Chặt bỏ đầu, đuôi, bỏ bàn chân, lột da, mổ bụng bỏ mật. Dùng nấu cháo hay nướng vàng để ngâm rượu
• Chặt bỏ toàn bộ phần đầu, bỏ bàn chân, lột da, mổ bụng bỏ mật. Dùng nấu cháo hay nướng vàng để
ngâm rượu
Chặt bỏ đầu từ 2 mắt trở lên, bỏ bàn chân, lột da, mổ bụng bỏ mật. Dùng nấu
cháo hay nướng vàng để ngâm rượu

• Chặt bỏ đầu từ 2 mắt trở lên, bỏ đuôi, lột da, mổ bụng bỏ mật. Dùng nấu cháo hay nướng vàng để ngâm
rượu
II. Mức độ phân tích
562. Mô tả về màu sắc và nguồn gốc của sữa ong chúa là:
• Chất đặc màu hơi ngà, được tiết ra từ các tuyến sữa dưới hàm của con ong chúa đẻ trứng được 7 ngày
tuổi
• Chất đặc màu hơi ngà, được tiết ra từ các tuyến sữa dưới hàm của con ong chúa
• Chất đặc màu hơi ngà, được tiết ra từ các tuyến sữa dưới hàm của các ong mới sinh
Chất đặc màu hơi ngà, được tiết ra từ các tuyến sữa dưới hàm của các ong thợ
từ 7 ngày tuổi

563. Bộ phận của con hươu được chế biến thành biệt dược Pantocrin dùng dưới dạngdịch chiết cồn, tiêm,
viên làm thuốc chữa cho người lao lực, suy nhược thần kinh, cơ thể mệt mỏi là:
• Xương
• Lộc nhung
• Lộc giác
• Gạc
564. Bộ phận của con hươu dùng làm nguyên liệu chính để nấu cao Ban long là:
• Gan
• Lộc nhung
• Lộc giác xương
• Gạc
Mục tiêu 3: Trình bày được công dụng của mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, sáp ong I. Mức độ nhớ
565. Công dụng của mật ong là:
• Tăng tiết acid của dạ dày
Làm hạ đường huyết
Giảm glycogen trong gan
Chữa viêm họng, chữa các vết thương, vết loét 566. Công dụng của Nọc ong là:
• Giảm độ acid và acid của dạ dày trở lại bình thường
• Gây tê tại chỗ mạnh hơn cocain, novocain
• Làm thuốc bổ chữa bệnh viêm đại tràng mạn tính
• Chữa bệnh thấp khớp, viêm dây thần kinh, đau dây thần kinh
567. Dược liệu lấy từ Ong mật được dùng làm thuốc bổ chữa bệnh viêm đại tràngmạn tính, dùng cho trẻ em
thiếu máu, làm tăng hồng cầu và hemoglobin, chống lão hoá là:
• Mật ong
• Nọc ong
• Sáp ong
• Phấn hoa
568. Bộ phận lấy từ con Ong mật dùng làm thuốc chống nhiễm khuẩn trong thuốccao, dùng làm tá dược trong
bào chế thuốc là
• Cánh ong
• Nọc ong
• Sáp ong
• Phấn hoa

You might also like