Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bài thơ về tiểu độ i xe không kính

(1)Qua khổ cuối của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ
Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành công tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu hết
mình vì miền Nam ruột thịt của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn. (2) Trước hết
qua hai câu thơ đầu của khổ đã cho chúng ta thấy được động lực mạnh mẽ và sâu
xa để giành lại độc lập dân tộc xuất phát từ những khó khăn thử thách:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
(3) Với kết cấu đối lập, bất ngờ, sâu sắc cùng nghệ thuật điệp “không” và
liệt kê, tác giả đã tô đậm khó khăn, thiếu thốn đến cùng cực và cũng từ đó gợi hình
ảnh những chiếc xe méo mó, biến dạng để thấy được mức độ ác liệt của chiến
trường. (4) Nhưng điều kì lạ là không có gì có thể cản trở được sự chuyển động kì
diệu của những chiếc xe trơ trụi ấy, và điều này được đặc biệt thể hiện qua hai câu
thơ cuối của khổ, cũng chính là hai câu thơ kết bài:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
(5) Bom đạn quân thù có thể làm biến dạng cái xe nhưng không đè bẹp được
tinh thần, ý chí chiến đấu của những người lính lái xe vì xe vẫn luôn chạy không
chỉ vì có động cơ máy móc mà còn có một động cơ tinh thần “Vì miền Nam phía
trước”. (6) Hẳn người đọc không khó để nhận ra sự đối lập với những cái
“không có” ở trên đó chính là cái “có”, và cụ thể ở đây là hình ảnh trái tim –
sức mạnh của người lính. (7) Nhờ đó ta có thể thấy được lời lí giải bất ngờ và lý
chí của “con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại”: “Chỉ cần trong xe có một
trái tim” vì mọi thứ của xe có thể không còn nguyên vẹn thì trái tim của người
lính – trái tim vì miền Nam vẫn luôn còn nguyên vẹn. (8) Trái tim ấy vừa là hình
ảnh hoán dụ, vừa là hình ảnh ẩn dụ gợi ra biết bao nhiêu ý nghĩa: trái tim là hình
ảnh hội tụ vẻ đẹp thiêng liêng luôn vì miền Nam thân yêu. (9) Trái tim ấy còn thay
thế được cho tất cả những thiếu thốn “không kính, không đèn, không xe”, hợp nhất
với người chiến sĩ lái xe thành một cơ thể sống không gì tàn phá, ngăn trở được.
(10) Đặc biệt hơn hết, trái tim ấy đã trở thành nhãn tự của của bài thơ, cô đúc ý
toàn bài, hội tụ vẻ đẹp của người lính luôn tỏa sáng rực rỡ mãi đến muôn thế hệ
mai sau. (11) Có lẽ chính nhờ giọng điệu sôi nổi, trẻ trung mà tinh thần yêu nước
cùng ý chí chiến đấu vì miền Nam của những người lính lái xe đã để lại một cảm
xúc sâu lắng trong lòng người đọc và từ đó khó có thể quên được một thế hệ thanh
niên thời kì chống Mỹ oanh liệt của dân tộc

You might also like