Podcast Về Định Hướng Nghề Nghiệp

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Xin chào tất cả các bạn khán thính giả, chào mừng các bạn đến với “Một

giây
thôi”, một chương trình tạo ra cho những cuộc đua của thời đại. Mình là Bảo Anh,
rất vui được chào đón các bạn. Nếu như các bạn đang mông lung, cảm thấy như bị
lạc lõng trong cuộc sống, thì số podcast này chính là dành cho bạn. Bởi vì ngày
hôm nay, chúng mình sẽ cùng nói về cách tự định hướng nghề nghiệp cho bản thân
trong hiện tại và tương lai. Và để giúp các bạn có thể trả lời được câu hỏi: “Làm
thế nào để có thể tự định hướng?”, hôm nay chúng mình sẽ cùng trò chuyện với
bạn [tên khách mời].
[khách mời gửi lời chào tới mọi người, tạm gọi là A]: Xin chào các bạn khán
thính giả. Cảm ơn Bảo Anh và “Một giây thôi” vì hôm nay đã mời mình tới, mình
rất vinh dự được làm khách mời trong tập podcast ngày hôm nay.
Host (Viết tắt là H): Vâng xin cảm ơn A rất nhiều. Vậy thì không để khán thính
giả đợi lâu nữa, chúng ta hãy cùng bắt đầu với podcast ngày hôm nay thôi.
H: Để bắt đầu, chúng mình hãy cùng nhau chơi một trò chơi nhé A, trò này thì các
bạn khán thính giả cũng có thể chơi được luôn. Trò chơi này mang tên “Put a
finger down if”. Luật chơi cũng đã nằm ngay trong tên trò chơi rồi đó, đơn giản là
ở trò này, mình sẽ đưa ra những cậu hỏi và A cùng các bạn sẽ bỏ một ngón tay
xuống thay cho câu trả lời của mình nhé.
Câu hỏi đầu tiên: Bỏ một ngón tay xuống nếu bạn là người có khả năng sắp xếp
kế hoạch tốt và điều chỉnh thời gian sao cho hiệu quả.
Câu hỏi số hai: Bỏ một ngón tay xuống nếu bạn biết mình muốn gì, hiểu hình mẫu
lý tưởng của mình và biết mình cần làm gì để trở nên giống họ.
Câu hỏi số ba: Bỏ một ngón tay xuống nếu bạn đã xác định được ngành/nghề bạn
muốn theo đuổi.
Câu hỏi tiếp theo: Bỏ một ngón tay xuống nếu bạn đã lên kế hoạch tỉ mỉ cho
tương lai, nhưng nó không diễn ra theo dự kiến.
Câu hỏi cuối cùng cho phần workup ngày hôm nay: Bỏ một ngón tay xuống nếu
bạn đã từng nhận những định kiến từ xã hội và gia đình trong việc chọn
ngành/nghề.
 Phản ứng tự nhiên dựa theo câu trả lời của khách mời.
 Từ đó rút ra câu “Mong các bạn đã hiểu bản thân hơn qua trò chơi này”
PHẦN CHÍNH:
I. Về khách mời và host
1. Hỏi về kinh nghiệm riêng của khách mời
- Hồi còn đi học đã định hướng bản thân thế nào?
- Điều gì đã khiến khách mời dẫn đến quyết định đó?
- Chia sẻ về cảm nghĩ về quyết định đó?
- Liệu khách mời có cảm thấy vui với ngành/nghề hiện tại không?
 Thường sẽ chọn 1 khách mời hài lòng với ngành nghề hiện tại của mình để
có thể đưa ra phần trả lời tích cực nhất.
2. Host nói về bản thân mình
- Chia sẻ về bản thân host, đồng cảm/không đồng cảm với khách mời?
- Nghĩ sao về thực trạng làm trái ngành trái nghề hiện nay?
- Hồi đi học thì đã đưa ra quyết định như thế nào và lý do?
- Tác động từ bên ngoài, gia đình ảnh hưởng thế nào đến quyết định đó?
 Rút ra tình trạng chung với giới trẻ hiện nay và đưa ra vài lời khuyên (thoải
mái tinh thần, đừng nghĩ ngợi, không lo âu hay khủng hoảng,……)

II. Trao đổi, trò chuyện với khách mời


1. Sự thay đổi trong cách suy nghĩ với thời thế hiện đại => nhiều bạn trẻ có xu
hướng làm những ngành trái với suy nghĩ trong quan niệm của thời trước
như KOL, Blogger, Youtuber,…… => H hỏi khách mời: A có nghĩ rằng bố
mẹ hay gia đình của giới trẻ hiện nay cũng nên thay đổi trong cách suy
nghĩ và ủng hộ cho quyết định này không?
 Trả lời:
- Đương nhiên là cha mẹ sẽ muốn đồng hành cùng con cái, không phải là chỉ
dẫn từng li từng tí một cho con, nhưng ít nhất, họ cũng sẽ phải biết hướng
mà con cái của mình sẽ đi.
- Chia sẻ về việc bố mẹ của khách mời đã từng ủng hộ/phản đối và quyết định
của khách mời
- Bố mẹ rất nên: để con tự quyết định, có định hướng nhưng vẫn để con tự
quyết định, vì nhiều lý do (sở thích, động lực, môi trường,…)
- Mỗi nghề đòi hỏi những tố chất riêng => cần đưa ra lời khuyên để con trau
dồi năng lực về những ngành nghề con ưa thích
- Hãy bày tỏ rõ tình yêu thương và sự quan tâm của mình đối với con bằng
việc hỗ trợ con tìm hiểu sở thích, khả năng, giá trị nghề nghiệp mà con theo
học.
- Khách mời có thể đưa ra một ví dụ đơn giản về sự lựa chọn: buổi sáng thì
nên ăn xôi hay bánh mì? (ví dụ)
- Từ đó dẫn dắt đến việc cần phải chọn lựa nhiều thứ hơn trong tương lai =>
tự đưa ra được quyết định và làm chủ được bản thân => tự lập.
- Để nói về vấn đề tự lập, đưa sự nghiệp và gia đình ra để lấy ví dụ.
Host: Nêu ý kiến của mình về quan điểm của khách mời => muốn mình trở
thành bố mẹ hiểu được con, mong con được “độc lập” từ đó dẫn đến con cảm
thấy “tự do”, và từ “tự do”, con sẽ có thể chạm đến phần nào về “hạnh phúc”.

2. Giá trị cốt lõi của cuộc sống => tìm hiểu chính mình => làm thế nào để
hiểu được bản thân?
 Trả lời:
- Biết nhìn lại quá khứ: dù việc chọn ngành/nghề là để hướng tới tương lai,
nhưng những gì xảy ra trong quá khứ mới là cốt lõi của vấn đề.
- Trong quá khứ mình đã ước mơ làm gì? => Lý do tại sao ước mơ đó đến
giờ không còn nữa? => thời thế thay đổi, con người cũng vậy, môi trường có
phù hợp?
- Để hiểu bản thân, hãy nhớ lại những thất bại và thành công của bản
thân. Mình rút ra điều gì sau chuyện đó? Bây giờ lớn rồi, hãy thử nghĩ xem
tại sao hồi đó mình thất bại, tại sao hồi đó mình thành công làm chuyện đó?
=> lấy ví dụ cụ thể: hồi nhỏ học giỏi toán, có khiếu giao tiếp => nghề kinh
doanh
- Nghiên cứu lĩnh vực mình yêu thích thật phù hợp => ngẫm lại xem mình
có thích làm những công việc như vậy không? => nếu không, nên tìm những
ngành nghề liên quan => ví dụ cụ thể: thích nấu ăn nhưng không thích làm
đầu bếp => làm chuyên gia ẩm thực, nghiên cứu về gia vị trong các món ăn
- Cần chuẩn bị cho những thay đổi: Mọi chuyện không phải lúc nào cũng đi
theo cái cách mà mình muốn => thích nghi, trau dồi năng lực để có thể ứng
biến với bất kỳ tình huống xấu nào xảy ra, không phải lúc nào công việc lựa
chọn ban đầu cũng sẽ gắn bó với mình suốt: người ta hay nói vui rằng:
“Nghề chọn người chứ người hiếm khi chọn được nghề lắm”.
3. Host lấy ví dụ về giới trẻ hiện nay không biết bản thân mình cần làm gì,
thích gì, muốn gì => hỏi khách mời: Làm sao khi không biết bản thân
thích gì?
 Trả lời:
- Nguyên do là từ đâu? => thế hệ hiện đại, vô vàn những sáng tạo, phát minh
xuất hiện => giới trẻ được sống trong dễ dàng => không hiểu được mình
thích gì nhất => Một thế hệ cho tất cả về vật chất nhưng về tinh thần lại
không được cho gì cả: quyền tự lập, tự quyết, tự chủ
 Host nêu lên ý kiến cho quan điểm này của khách mời
- Chọn nghề dựa vào kỹ năng: xem xét kỹ năng cứng, kỹ năng mềm của bản
thân => tìm chọn công việc phù hợp trong lĩnh vực yêu thích. Ví dụ: yêu âm
nhạc nhưng lại tông điếc => chọn làm thiết kế website cho ban nhạc, hãng
thu âm,….
- Dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân: khi không biết mình thích
nghề gì, ta càng phải mạnh dạn khám phá và xông pha nhiều hơn => đừng
để nỗi sợ thiếu kinh nghiệm khiến bạn ngại khám phá bản thân.
 Host đưa ra suy nghĩ và quan điểm riêng

III. Kết
H: Hôm nay thật sự rất là vui khi được đồng hành cùng A. Qua những lời A chia
sẻ thì mình rất mong các bạn khán thính giả có thể tự tin đưa ra quyết định về
ngành/nghề muốn học và đừng ngại mạo hiểm nhé!
Khách mời: Vâng quả đúng như lời Host nói, và mình cũng rất cảm ơn Bảo Anh
ngày hôm nay vì đã cho mình được chia sẻ trong số podcast này.
Host: Vâng thưa các bạn khán thính giả, liệu các bạn có đang ở trong hoàn cảnh
không biết mình thích nghề gì? Nếu có, đừng quá lo lắng vì ai trong chúng ta cũng
ít nhiều trải qua giai đoạn này. Điều bạn cần làm là bình tĩnh và xem xét lại những
điều đã được A đưa ra trong số podcast ngày hôm nay để rồi từ từ tìm ra đam mê
công việc của mình nhé. Một lần nữa, cảm ơn bạn đã lắng nghe số podcast ngày
hôm nay của “Một giây thôi”, và hãy đón chờ những số tiếp theo nhé!

You might also like