Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 11

NĂM HỌC 2023- 2024. Hình thức: 100% tự luận


1. Ma trận
Mức độ nhận thức Tỉ lệ

TT Nội dung kiến thức / Đơn vị kĩ năng Nhận Thông Vận Vận dụng
năng biết hiểu dụng cao
1 Đọc Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể 2 3 1 0 50
Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình
2 Viết Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm 1* 1* 1* 1* 50
truyện
Viết văn bản nghị về một tác phẩm thơ
Tổng 20 30 40 10
100
Tỉ lệ% 50 50
2. Đặc tả
TT Kĩ Đơn vị Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận Tỉ
năng kiến thức lệ
thức/Kĩ Nhận Thông Vận Vận dụng %
năng biết hiểu Dụng cao
1 1.Câu Nhận biết: 2 3 1 0 50
chuyện và
- Nhận biết được phương thức biểu
điểm nhìn
đạt trong truyện ngắn hiện đại.
trong
truyện kể - Nhận biết được ngôi kể, điểm nhìn
trong truyện ngắn hiện đại.
Thông hiểu:
- Hiểu nghĩa của từ (nhan đề) truyện.
-Xác định được câu chuyện trong
truyện kể.
- Phát hiện và nhận xét được trình tự
1. của truyện kể- nghệ thuật kể chuyện
Đọc của tác giả.
Vận dụng:
- Vận dụng những hiểu biết về nội
dung được thể hiện trong đoạn trích
để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn
bản đối với bản thân, cuộc sống con
người.
2.Cấu tứ Nhận biết:
và hình - Nhận biết được phương thức biểu
ảnh trong đạt chính trong thơ trữ tình; thể thơ;
thơ trữ biện pháp tu từ…
tình Thông hiểu:
- Hiểu nghĩa của từ (nhan đề) bài
thơ.
- Phát hiện được cấu tứ, hình ảnh,
hình ảnh mang tính tượng trưng
trong thơ.
- Phân tích được tác dụng của các
biện pháp tu từ nghệ thuật.
1
Vận dụng:
- Vận dụng những hiểu biết về nội
dung bài thơ rút ra bài học thực tiễn;
để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn
bản đối với bản thân, cuộc sống con
người.
2 Viết Viết văn 1* 1* 1* 1* 50
bản Nghị câuTL
Nhận biết:
luận về
- Xác định được yêu cầu về nội dung
một tác
và hình thức của bài văn nghị luận.
phẩm thơ
- Xác định rõ được phạm vi tư liệu
(Tìm hiểu
dẫn chứng.
cấu tứ và
hình ảnh
trong thơ)
- Giới thiệu được đầy đủ thông tin
chính về tên tác phẩm, tác giả, thể
loại của tác phẩm.
- Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một
văn bản nghị luận.
Thông hiểu:
- Trình bày được những nội dung
khái quát của tác phẩm văn học.
- Triển khai vấn đề nghị luận thành
những luận điểm phù hợp.
- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để
tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận
điểm.
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp
tiếng Việt.
Vận dụng:
- Thể hiện được mức cơ bản những
cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về
giá trị văn bản mà tác giả gửi gắm
trong tác phẩm.
- Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo,
hợp logic.
Vận dụng cao:
- Đánh giá được mức độ sâu sắc ý
nghĩa, giá trị của nội dung và hình
thức tác phẩm.
- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính
trong bài viết.

2
- Vận dụng hiệu quả những kiến
thức tiếng Việt, làm văn để tăng tính
thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài
viết.
Tổng số câu 2+ 3+ 1+ 7
1+ 1*
1* 1* 1*
Tỉ lệ % 20% 30% 40% 10% 100
%
Tỉ lệ chung 50% 50%
* Phần kĩ năng viết có 1 câu được xếp chung cho tất cả các cấp độ.

3
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I, MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2023- 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
------------------------------------------
I.ĐỌC (5,0 điểm)
Đề gồm 02 trang
Đọc đoạn trích:
[…]Bà Doãn bần thần đi chợ Phù Viêng.
Chợ Phù Viêng họp mỗi năm một lần. Mỗi lần kéo dài từ chạng vạng đến nửa đêm.
Bà Doãn mang theo một chiếc giỏ tre, trong giỏ có hai chiếc khăn màu xám. Những chiếc
khăn này bà bắt đầu đan khi trở về từ phiên chợ năm ngoái. Đám con cháu trong nhà mãi
không hiểu nổi vì sao bà đan khăn lâu đến thế, mất cả một năm dài đằng đẵng mới làm xong
mớ khăn len xám xịt u buồn.
Chuyến đò cuối cùng cập bến thì trời cũng vừa sập tối. Bà Doãn bước lên bờ, hòa vào
dòng người đang chậm rãi nối nhau đi dọc triền sông, vòng qua đống lửa để châm đuốc rồi
từ từ vào chợ…Bà Doãn tìm được một góc trống bên bụi rì rì trổ hoa trắng xóa, cẩn thận
lấy mấy chiếc khăn ra vắt một góc lên miệng chiếc giỏ tre rồi cứ thế lặng yên nhìn ra khoảng
không đen thẫm phía xa. Rất nhiều người ngang qua trước mặt bà, thỉnh thoảng có vài người
dừng lại một chút ngó nghiêng như tìm kiếm điều gì rồi lại lắc đầu bỏ đi. Quầng tối phía
dưới ngọn đuốc che khuất phần chân của họ khiến bà cảm giác như ai nấy đều đang nhè nhẹ
lướt trên cỏ chứ không phải bước.
Gà gáy eo óc báo sang canh. Chợ đêm Phù Viêng dần vãn.
*
Bà Doãn về đến nhà thì hai vợ chồng cô con gái đã bày xong ba mâm cơm cúng.
Chuyện xảy ra vào năm chiến tranh còn ác liệt, máy bay địch gầm rú trên bầu trời. Mọi sinh
hoạt phải chuyển về đêm...
Lần đó bà Doãn đang mang thai đứa con thứ hai. Chạng vạng chiều, chồng bà nói
hôm nay có phiên chợ nên sẽ qua sông mua ít đồ chuẩn bị cho bà nằm cữ(1). Đứa con cả mới
lên năm tuổi đòi đi theo. Hai cha con dắt nhau đi dưới trời mưa nặng hạt, chuyến đò đầy rẽ
mặt sông xám xịt vừa cập bờ bên kia thì bỗng có báo động phòng không. Ai nấy đều hoảng
hốt bất ngờ vì mọi khi đến tầm này là máy bay địch không còn hoạt động nữa nhưng hôm
nay chúng lại đi khác với quy luật thông thường.
Một loạt bom trút xuống. Đất trời rung chuyển trong tiếng nổ ầm ầm cùng với những
đám khói đen và lửa cháy. Tiếng gào thét thảm thiết vang lên. Chợ Phù Viêng tan tác... Bà
Doãn đã vĩnh viễn mất chồng và con trai chỉ sau một phiên chợ giữa mịt mù khói lửa chiến
tranh.
Bến sông Vạng bỏ hoang, tên chợ Phù Viêng chìm vào quên lãng. Cho đến một ngày
nọ có gia đình vạn chài neo thuyền giăng lưới trong đêm trăng mờ, nhìn lên chợt thấy một
nhóm người đi lại tha thẩn mãi trên bờ sông như tìm kiếm gì đó. Ông lão chủ thuyền vốn là
người bạo gan nên nhảy lên hỏi thăm, nhóm người đó buồn bã nói rằng họ đi chợ Phù Viêng
mua đồ mà sao chờ mãi không thấy ai đến bán. Nhìn cách ăn mặc nói năng của họ kiểu như
những người từ vài chục năm trước…Lúc đó thấy rờn rợn khắp sống lưng nhưng ông lão cố
trấn tĩnh bảo rằng chợ này mất lâu rồi không có ai đến đâu nên đừng chờ nữa…
Chuyện ông lão vạn chài kể lại chẳng biết thực hư thế nào, thế nhưng từ đó mỗi năm
một lần thân nhân(2) những người đã khuất trong trận bom lại lũ lượt tìm về bên bờ sông

(1) nằm cữ: chỉ giai đoạn nghỉ ngơi sau sinh của người phụ nữ.
(2) thân nhân: là người thân thích và những người có mối quan hệ đặc biệt với một người.
4
Vạng. Họ nhóm lên ký ức về chợ Phù Viêng, hy vọng có cơ hội nhìn thấy linh hồn người
thân đang lưu lạc đâu đó trong mịt mù bốn cõi […]
(Trích Chợ ký ức, Trần Thị Tú Ngọc,
Truyện ngắn đặc sắc 2023, NXB Văn học 2023, tr.270-275)
Câu 1.Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2.Em hiểu như thế nào về nhan đề “Chợ ký ức”?
Câu 3.Xác định câu chuyện trong đoạn trích trên.
Câu 4.Câu chuyện trong “Chợ ký ức” được kể theo trình tự nào? Nhận xét trình tự kể của
tác giả.
Câu 5.Xác định ngôi kể, điểm nhìn trong đoạn trích. Nêu dẫn chứng cụ thể.
Câu 6.Ký ức có ý nghĩa gì trong cuộc sống con người? Hãy chia sẻ suy nghĩ của anh/chị
bằng 01 đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu văn.
II.VIẾT (5,0 điểm)
Viết văn bản nghị luận về cấu tứ và hình ảnh thơ trong bài thơ “Xa cách” (Nguyễn
Bính) sau đây:
Nhà em cách bốn quả đồi, * Nguyễn Bính (1918- 1966) là một trong
Cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng. những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào
Thơ mới và cũng là cây bút xuất sắc của thơ
Nhà em xa cách quá chừng
ca hiện đại Việt Nam. Trong khi phần lớn
Em van anh đấy, anh đừng yêu em. các thi sĩ cùng thời chịu ảnh hưởng của thơ
(Theo Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh- Hoài Chân, phương Tây thì Nguyễn Bính lại tìm về với
NXB Văn học, 2016, tr.352) hồn thơ dân tộc. Ông được Nhà nước tặng
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật (2000).
* Bài Xa cách rút trong tập Tâm hồn tôi
(1937).

--------------------------HẾT---------------------------

5
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2023- 2024

Phần Câu Nội dung Điểm


1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0,5
2 Hiểu nhan đề: 0,75
* Nghĩa đen: “Chợ”- nơi con người tìm kiếm người thân hay trao
đổi mua bán những thứ cần thiết phục vụ cuộc sống; “ký ức”- thông
tin về người, về việc…đã qua (0,5 điểm)
* Nghĩa bóng: Nơi lưu giữ, gợi nhớ và tìm kiếm những gì đã qua
trong cuộc đời con người.Đây là kiểu chợ rất đặc biệt, khác thường-
một phiên chợ của thương nhớ da diết dựng lên trong lòng những
người còn sống. (0,25 điểm)
3 Câu chuyện trong đoạn văn bản: Chuyện xảy ra vào năm chiến 0,75
tranh ác liệt, bà Doãn bị mất chồng và con trai vào ngày có phiên
chợ Phù Viêng. Từ đó hằng năm, bà Doãn đều đan khăn len mang
đi chợ Phù Viêng mong gặp lại người thân đã khuất.
(HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được
nhân vật, bối cảnh và sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian).
4 * Truyện kể theo trình tự thời gian: Hiện tại- hồi tưởng- hiện tại 0,75
I.Đọc (0,5 điểm)
* Nhận xét trình tự kể: Mạch truyện phá vỡ trật tự thời gian vật lí
(thời gian tự nhiên) để nương theo dòng thời gian tâm lí; đây là một
đặc trưng nổi bật của truyện ngắn hiện đại (0,25 điểm)
5 Xác định ngôi kể, điểm nhìn; nêu dẫn chứng phù hợp 0,75
* Ngôi kể thứ ba (nêu được dẫn chứng phù hợp): 0,25 điểm
* Điểm nhìn linh hoạt kết hợp điểm nhìn của người kể chuyện và
điểm nhìn của nhân vật.
- Điểm nhìn của người kể chuyện (nêu được dẫn chứng phù hợp):
0,25 điểm
- Điểm nhìn của nhân vật (nêu được dẫn chứng phù hợp): 0,25 điểm
+ HS nêu đúng ngôi kể (có dẫn chứng phù hợp); nêu được 2 loại
điểm nhìn nhưng chỉ có 1 dẫn chứng phù hợp: 0,75 điểm.
+ HS nêu đúng ngôi kể (có dẫn chứng phù hợp); nêu được 2 loại
điểm nhìn, không có dẫn chứng, dẫn chứng không phù hợp: 0,5
điểm.
+ HS nêu đúng ngôi kể ( không có dẫn chứng phù hợp); nêu được
1/2 loại điểm nhìn, không có dẫn chứng: 0,25 điểm.
6 * Yêu cầu: 1,5
- Về nội dung (1,0 điểm) : HS trình bày cảm nhận của bản thân về
ý nghĩa của ký ức trong cuộc sống của con người; có thể theo hướng

6
ký ức giúp nuôi dưỡng tâm hồn, lối sống đẹp hoặc buông bỏ cái xấu
để hoàn thiện bản thân…
- Về hình thức (0,5 điểm): Viết đoạn văn (0,25 điểm); không mắc
lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp (0,25 điểm).
Viết văn bản nghị luận về cấu tứ và hình ảnh trong văn bản “Xa 5,0
cách” (Nguyễn Bính)
II.Viết a.Đảm bảo cấu trúc bài văn 0,5
* Bài văn gồm 3 phần (0.25 điểm): Mở bài, Thân bài, Kết bài
* Phần Thân bài (0.25 điểm): Thân bài được tổ chức thành các đoạn
văn hợp lí, mỗi đoạn văn tương ứng 1 luận điểm; giữa các đoạn văn
có liên kết chặt chẽ.
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
* Cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ “Xa cách” (Nguyễn Bính).
* Hai yếu tố trên có mối quan hệ mật thiết tạo nên giá trị văn bản.
c.Triển khai vấn đề thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm
bảo các yêu cầu sau:
*c1:Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. 0,5

* c2: Nghị luận về cấu tứ, hình ảnh: 2,0


- Cấu tứ (1,0 điểm)
+ Trong tình yêu, khoảng cách địa lí vừa là một thử thách, một trở
ngại lại vừa là phép thử tình cảm chân thành. Nhân vật “em” đã vịn
vào yếu tố xa cách đó để gửi gắm khát khao của mình, cách thể hiện
vừa táo bạo vừa tinh tế.
+ Nhân vật “em” liệt kê khoảng cách là “bốn quả đồi”, “ba ngọn
suối”, “đôi cánh rừng”. Đúng thật là “xa cách”, “xa cách quá
chừng”! Cách nói rõ ràng dễ hiểu mà hàm ý sâu xa. Bởi cô gái đã
sử dụng số từ giảm dần nên cấu tứ bài thơ thuộc loại cấu tứ phản
đề- dạng cấu tứ mà độc giả phải hiểu ngược lại, tưởng là phủ định
nhưng thực ra là để khẳng định mạnh mẽ hơn.
- Hình ảnh (1,0 điểm)
+ “bốn quả đồi”, “ba ngọn suối”, “đôi cánh rừng”: Số từ kết hợp
danh từ chỉ địa hình tạo nên những hình ảnh làm khó cho tình yêu.
Hai câu thơ đầu tựa lời kể tâm tình, giản dị mà rất thành thật, cô gái
giãi bày hoàn cảnh của mình với “anh”.
+ “đồi”, “suối”, “rừng” kết hợp tạo nên hình ảnh “nhà em xa cách
quá chừng”. Cô gái khẳng định rõ ràng, dứt khoát và sự xa cách này
còn được kết đọng ở từ chỉ mức độ “quá”. Hình ảnh vẫn giản dị vẫn
cụ thể và dể hiểu.
+ “Em van anh đấy, anh đừng yêu em”: Hình ảnh ở câu thơ cuối
này mới thật bất ngờ. Những tưởng theo logic của tình yêu thì dù
xa xôi mấy cô gái cũng sẽ sẵn sàng vượt qua tất cả để đi đến “cuối
7
đất cùng trời” miễn là được bên anh. Ngược lại, cô “van” người
yêu, cô khẩn khoản, tha thiết, nhún nhường để cầu xin “anh đừng
yêu em”. Tuy nhiên những hình ảnh kết hợp với lối nói giảm dần
đã “tố cáo” khát vọng tình yêu chân thành của “em”.Đây không chỉ
là nét độc đáo trong hình ảnh mà còn là nét khác thường, bất ngờ
trong cấu tứ bài thơ.
* Lưu ý:
+ HS thiên về diễn xuôi hoặc chỉ trình bày cắt nghĩa chung chung
nội dung, nghệ thuật văn bản; không trích thơ: 1,25 điểm/2,0 điểm
+ HS thiên về diễn xuôi hoặc chỉ trình bày cắt nghĩa chung chung
nội dung, nghệ thuật văn bản; có trích thơ: 1,5 điểm/2,0 điểm
*c3: Đánh giá : Có thể đánh giá theo hướng sau đây: 0,75
- Cấu tứ rõ ràng và chặt chẽ; cấu tứ bài thơ thuộc loại cấu tứ phản
đề.
- Hình ảnh giản dị dễ hình dung, đây là đặc điểm nổi bật trong thơ
Nguyễn Bính. Cảnh tự nhiên, đơn giản phảng phất hồn ca dao.
- Cấu tứ và hình ảnh có mối quan hệ hữu cơ, tính chất rõ ràng của
cấu tứ phù hợp với việc lựa chọn hình ảnh gần gũi và nhân vật “em”
cũng tự nhiên, chân thành.Tự nhiên, giản dị, cụ thể nhưng vẫn đầy
bất ngờ, độc đáo.
- Chủ đề bài thơ là khát vọng tình yêu vượt lên trên khoảng cách
địa lí xa xôi nhưng nhan đề là “xa cách”, ba câu thơ đầu nói về
khoảng xa, câu cuối nói trực tiếp “anh đừng yêu em”. Đến khi nói
xong thì thơ dừng lại, bài thơ kết thúc. Đó là khoảng trống mà tác
giả dành cho độc giả đồng sáng tạo.
- Nguyễn Bính- nhà thơ viết những vần thơ dung dị mà sâu xa, giản
dị mà nồng nàn, tự nhiên và đầy bất ngờ.
* HS đánh giá được 3/5 ý: 0,75 điểm. 2/5 ý: 0,5 điểm. 1 ý: 0,25
điểm.
Kết thúc vấn đề
d.Dùng từ, chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25
tiếng Việt.
đ.Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0,5
diễn đạt mạch lạc, mới mẻ; phát hiện và cảm nhận tinh tế; biết liên
hệ so sánh với các tác phẩm khác…
TỔNG ĐIỂM (Đọc + Viết) 10,0

You might also like