Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 292

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP


Roãn Văn Hóa, Trần Đức Chuyển, Vũ Duy Hưng

TÀI LIỆU HỌC TẬP


NĂNG LƯỢNG MỚI VÀ TÁI TẠO

Hà Nội - 2021
0
LỜI NÓI ĐẦU
Lĩnh vực năng lượng mới và tái tạo đang được phát triển với nhiều nguồn năng
lượng mới và tái tạo bao gồm: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt,
năng lượng thủy triều, năng lượng đại dương, năng lượng sinh khối, thuỷ điện nhỏ; Các hệ
thống lưu trữ năng lượng như: Pin, Ắc quy, siêu tụ điện, bánh đà,.v.v... Ngày nay việc cạn
kiệt nhiên liệu hóa thạch thiên nhiên; dầu mỏ, cùng với ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính
dẫn đến một nhu cầu bức thiết về xây dựng và sử dụng năng lượng tái tạo. Trong số các
nguồn năng lượng tái tạo mới, nhờ có sự phát triển nhanh chóng của kĩ thuật điện tử công
suất; thì năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện,.v.v… đang ngày càng trở nên phổ
biến hơn hết, các nguồn năng lượng này đã được thay thế nguồn năng lượng hóa thạch
truyền thống. Đây là một lựa chọn phù hợp ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam.
Tài liệu học tập “Năng lượng mới và tái tạo” được biên soạn dựa trên đề cương của
chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của học phần này, đã được Nhà trường thông qua
nhằm phục vụ cho sinh viên ngành CNKT Điện - Điện tử của Trường. Cuốn tài liệu này
cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo đối với các kỹ sư, sinh viên và những người quan
tâm đến lĩnh vực “Năng lượng mới và tái tạo”. Tài liệu này được đề cập đến các vấn đề và
hiện tượng chung của kỹ thuật “Năng lượng mới và tái tạo” bao gồm các chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về lịch sử và hướng phát triển chính của năng lượng
tái tạo hiện đại.
Chương 2: Trình bày các kiến thức nền của năng lượng mặt trời.
Chương 3: Trình bày các kiến thức về kỹ thuật năng lượng gió.
Chương 4: Trình bày về các dạng năng lượng tái tạo khác hiện có trong tự nhiên.
Chương 5: Giới thiệu về vấn đề lưu trữ năng lượng hiện nay và trong tương lai.
Chương 6: Trình bày về các vấn đề ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo trong
dân dụng và công nghiệp.
Tài liệu học tập “Năng lượng mới và tái tạo” được phân công biên soạn như sau:
Chương 1, 3, 5, do thầy Roãn Văn Hóa (Chủ biên) biên soạn. Chương 2, 4, 6, do thầy Trần
Đức Chuyển biên soạn. Thầy Vũ Duy Hưng biên tập và hiệu chỉnh tài liệu học tập.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi hết khiếm khuyết. Rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của chúng ta đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, Khoa Điện
đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm tác giả hoàn thành quyển sách này.
Địa chỉ: Khoa Điện, Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
P702-HA10 ngõ 218 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà nội
Website: https://khoadien.uneti.edu.vn/

1
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ........................................ 6
1.1. Tổng quan về năng lượng .......................................................................................... 7
1.2. Các dạng năng lượng .................................................................................................. 9
1.2.1. Khái niệm năng lượng tái tạo ............................................................................... 10
1.2.2. Các dạng năng lượng tái tạo ................................................................................. 11
1.3. Nhu cầu năng lượng ................................................................................................. 13
1.4. Lịch sử và thực trạng của các dạng năng lượng .................................................... 14
1.4.1. Lịch sử năng lượng ................................................................................................ 14
1.4.2. Thực trạng của các dạng năng lượng .................................................................. 16
1.5. Tiết kiệm năng lượng ............................................................................................... 18
1.5.1. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................................. 18
1.5.3. Phối hợp sử dụng các hệ thống năng lượng ........................................................ 18
1.5.4. Sử dụng các phương pháp điều khiển thông minh............................................. 19
1.5.5. Thiết kế xây dựng làm giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và tận dụng năng lượng
tự nhiên ............................................................................................................................. 19
1.5.6. Giải pháp con người .............................................................................................. 21
1.5.7. Tuyên truyền, giải thích sự cần thiết của việc tiết kiệm năng lượng ................ 21
1.5.8. Sử dụng các biện pháp chế tài nhằm hạn chế sự tiêu thụ năng lượng ............. 22
1.5.9. Giải pháp chiến lược: chính sách năng lượng..................................................... 22
1.5.10. Kết luận ................................................................................................................ 25
1.6. Tình hình sử dụng năng lượng tái tạo trên thế giới và tiềm năng phát triển ở
Việt Nam ........................................................................................................................... 25
1.6.1 Tình hình sử dụng năng lượng tái tạo trên thế giới ............................................ 25
1.6.2 Tình hình sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam .............................................. 27
1.6.3. Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam ........................................ 28
1.7. Các chính sách về năng lượng của Việt Nam ......................................................... 32
1.7. Quan điểm phát triển ............................................................................................... 32
1.7.2. Mục tiêu phát triển ................................................................................................ 33
1.7.3. Định hướng phát triển........................................................................................... 34
1.7.4. Các chính sách ....................................................................................................... 37
1.7.5. Các giải pháp thực hiện ........................................................................................ 37
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................... 38
CHƯƠNG 2: NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI .................................................................. 39

2
2.1. Nguồn năng lượng mặt trời ..................................................................................... 39
2.1.1. Cấu trúc của mặt trời ............................................................................................ 39
2.1.2. Năng lượng mặt trời .............................................................................................. 40
2.1.3. Phổ bức xạ mặt trời ............................................................................................... 41
2.1.4. Quỹ đạo trái đất ..................................................................................................... 43
2.1.5. Lớp khí quyển quả đất và ảnh hưởng của nó đến năng lượng mặt trời trên bề
mặt quả đất....................................................................................................................... 45
2.1.6. Đặc điểm của bức xạ mặt trời trên bề mặt quả đất ............................................ 46
2.1.7. Góc chiếu của mặt trời vào giữa trưa .................................................................. 50
2.1.8. Vị trí mặt trời theo giờ trong ngày (Mặt trời mọc và mặt trời lặn).................. 53
2.2. Tế bào quang điện và pin mặt trời .......................................................................... 56
2.2.1. Vật liệu quang điện, cơ sở vật lý bán dẫn ........................................................... 56
2.2.2. Tế bào quang điện ................................................................................................. 58
2.2.3. Ghép các tế bào quang điện .................................................................................. 63
2.3. Đặc tuyến Vol Ampe của pin quang điện ............................................................... 65
2.3.1. Đặc tuyến Vol - Ampe của nguồn PV trong điều kiện tiêu chuẩn .................... 66
2.3.2. Tác động của nhiệt độ và cường độ ánh sáng đến đặc tính V-I ........................ 68
2.3.3. Tác động do bóng che ............................................................................................ 69
2.4. Công nghệ chế tạo pin quang điện .......................................................................... 70
2.4.1. Pin quang điện Silic tinh thể (Crytalline silicon solar cell) ............................... 73
2.4.2. Pin quang điện màng (Thin-Film CIGS and CdTe Photovoltaic Technologies)
........................................................................................................................................... 75
2.5. Đặc tính tải của pin quang điện............................................................................... 83
2.6. Hệ điện mặt trời độc lập trong hệ thống điện ........................................................ 88
2.6.1. Kết nối trực tiếp nguồn PV với phụ tải điện ....................................................... 90
2.6.2. Nguồn PV trong mạng điện độc lập với lưới điện .............................................. 92
2.7. Hệ điện mặt trời hòa lưới trong hệ thống điện ...................................................... 95
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................... 99
CHƯƠNG 3: NĂNG LƯỢNG GIÓ ............................................................................. 101
3.1. Lịch sử ứng dụng năng lượng gió.......................................................................... 101
3.2. Các kiểu turbine gió ............................................................................................... 104
3.2.1. Turbine gió trục đứng và trục ngang ................................................................ 104
3.2.2. So sánh máy phát điện gió trục đứng và trục ngang ........................................ 105
3.3. Công suất gió ........................................................................................................... 107
3.3.1. Công suất gió sơ bộ .............................................................................................. 107

3
3.3.2. Hiệu chỉnh mật độ không khí theo nhiệt độ ...................................................... 109
3.3.3. Hiệu chỉnh mật độ không khí theo độ cao ......................................................... 110
3.4. Ảnh hưởng của độ cao tháp (cột) tới vận tốc gió ................................................. 111
3.5. Cấu tạo của tuabin gió ........................................................................................... 113
3.6. Nguyên lý hoạt động của tuabin gió ...................................................................... 114
3.7. Hiệu suất turbine gió .............................................................................................. 117
3.8. Máy phát điện gió ................................................................................................... 118
3.8.1. Các máy phát đồng bộ ......................................................................................... 118
3.8.2. Máy phát không đồng bộ .................................................................................... 120
3.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng làm việc của turbine gió .......................... 126
3.10. Điều khiển mức năng lượng tối ưu cho turbine gió ........................................... 128
3.10.1.Điều khiển thông qua cấu trúc cơ khí............................................................... 128
3.10.2.Điều khiển thông qua cấu trúc điện tử ............................................................. 128
3.11. Kỹ thuật khai thác điện năng từ máy phát điện gió .......................................... 132
3.11.1.Máy phát đồng bộ ............................................................................................... 132
3.11.2.Máy phát điện không đồng bộ ........................................................................... 133
3.12. Các đặc điểm của nguồn điện gió ........................................................................ 134
3.12.1. Thông số định mức ............................................................................................ 134
3.12.2. Công suất lớn nhất cho phép ............................................................................ 135
3.12.3. Công suất đo được lớn nhất .............................................................................. 135
3.12.4.Công suất phản kháng........................................................................................ 135
3.12.5.Hệ số chập chờn .................................................................................................. 135
3.12.6. Số lần chuyển đổi chế độ vận hành tối đa ....................................................... 136
3.12.7.Hệ số thay đổi điện áp ........................................................................................ 136
3.12.8. Sóng hài .............................................................................................................. 136
3.12.9. Khả năng dự báo điện gió ................................................................................. 137
3.13. Thiết kế máy phát điện gió công suất nhỏ .......................................................... 137
3.14. Tính toán thiết kế mô hình gió điển hình ........................................................... 140
3.14.1. Tiêu chí thiết kế máy phát điện gió công suất nhỏ ......................................... 140
3.14.2. Tính toán lựa chọn, thiết kế máy phát điện gió công suất nhỏ ..................... 141
3.15. Tính toán sơ bộ kích thước, biên dạng cánh và công suất động cơ gió............145
3.16. Mô phỏng hệ thống máy phát điện hỗn hợp gió – diesel (WDHS – Wind Diesel
Hybrid System) .............................................................................................................. 143
3.17. Mô hình toán của máy phát gió không đồng bộ nguồn kép (DFIG) - mô phỏng
trong Matlab/simulink .................................................................................................. 148
3.17.1 Mô hình DFIG trên hệ tọa độ αβ ...................................................................... 148
4
3.17.2. Mô hình DFIG trên hệ tọa độ dq ..................................................................... 149
3.18. Mô phỏng hệ thống trong Matlab/ Simulink ..................................................... 150
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................. 163
CHƯƠNG 4: CÁC LOẠI NĂNG LƯƠNG TÁI TẠO KHÁC .................................. 163
4.1. Năng lượng địa nhiệt .............................................................................................. 163
4.1.1. Khái quát chung .................................................................................................. 163
4.1.2. Công nghệ khai thác năng lượng địa nhiệt ....................................................... 166
4.1.3. Tiềm năng địa nhiệt ............................................................................................. 171
4.1.4. Tác động môi trường ........................................................................................... 173
4.2. Năng lượng thủy triều ............................................................................................ 174
4.3. Năng lượng đại dương ............................................................................................ 177
4.3.1. Năng lượng nhiệt đại dương ............................................................................... 177
4.3.2. Năng lượng sóng biển .......................................................................................... 180
4.3.3. Năng lượng điện sóng biển.................................................................................. 180
4.4. Thuỷ điện nhỏ ......................................................................................................... 186
4.4.1. Khái quát chung .................................................................................................. 186
4.4.2. Điện thủy triều ..................................................................................................... 189
4.4.3. Thủy điện hải lưu ................................................................................................. 192
4.4.4. Thủy điện sóng biển............................................................................................. 194
4.4.5. Thủy điện dòng suối ............................................................................................ 196
4.4.6. Thủy điện nhỏ kiểu kênh dẫn ............................................................................. 198
4.5. Năng lượng sinh khối ............................................................................................. 206
4.5.1. Giới thiệu chung .................................................................................................. 206
4.5.2. Nguồn gốc biomass .............................................................................................. 208
4.5.3. Công nghệ khai thác năng lượng biomass......................................................... 211
4.5.4. Tiềm năng điện biomass ...................................................................................... 214
4.6.5. Tác động môi trường ........................................................................................... 217
4.6. Tiềm năng ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo ............................................ 219
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................. 222
CHƯƠNG 5: LƯU TRỮ NĂNG LƯỢNG .................................................................. 223
5.1. Tầm quan trọng của lưu trữ năng lượng điện ..................................................... 223
5.1.1. Các đặc trưng của điện năng .............................................................................. 223
5.1.2. Nhu cầu lưu trữ điện năng .................................................................................. 223
5.2. Pin nhiên liệu........................................................................................................... 224
5.2.1. Nguyên lý hoạt động của pin nhiên liệu ............................................................ 225
5
5.2.2. Lịch sử phát triển pin nhiên liệu ........................................................................ 225
5.2.3. Phân loại ............................................................................................................... 227
5.2.4. Cách tạo một pin nhiên liệu hidrogen đơn giản ............................................... 227
5.2.5. Ứng dụng pin nhiên liệu ...................................................................................... 233
5.3. Các loại Ắc quy ....................................................................................................... 234
5.3.1. Ắc quy axit ............................................................................................................ 234
5.3.2. Ắc quy kiềm .......................................................................................................... 236
5.4. Hệ thống trữ năng siêu dẫn ................................................................................... 237
5.5. Siêu tụ điện .............................................................................................................. 238
5.5.1. Khái niệm siêu tụ điện ......................................................................................... 238
5.5.2. Nguyên lý hoạt động của siêu tụ điện ................................................................ 239
5.5.3. So sánh siêu tụ điện với pin ................................................................................ 240
5.5.4. Sự khác biệt giữa siêu tụ điện và tụ điện bình thường..................................... 241
5.5.5. Ưu nhược điểm của siêu tụ điện ......................................................................... 241
a. Ưu điểm của siêu tụ điện ........................................................................................... 241
b. Nhược điểm của siêu tụ điện .................................................................................... 242
5.5.6. Ứng dụng của siêu tụ điện .................................................................................. 242
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 5 ................................................. 246
CHƯƠNG 6: ỨNG DỤNG CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TRONG DÂN
DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP ......................................................................................... 247
6.1. Một số vấn đề về biến đổi năng lượng .................................................................. 247
6.1.1. Vấn đề phát điện và tiêu thụ điện năng ............................................................. 247
6.1.2. Bộ biến đổi điện tử công suất.............................................................................. 251
6.2. Tính toán thiết kế sử dụng điện mặt trời ............................................................. 269
6.3. Tính toán thiết kế sử dụng tuabin gió ................................................................... 274
6.4. Hệ thống cung cấp điện từ các nguồn năng lượng điện phân tán ...................... 279
6.4.1. Khái quát chung: ................................................................................................. 279
6.4.2. Những ảnh hưởng khi tích hợp các nguồn phân tán vào hệ thống điện ........ 280
6.5. Ứng dụng các nguồn năng lượng mới trong dân dụng, công nghiệp, giao thông
vận tải,.v.v…................................................................................................................... 283
6.6. Sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng trong hệ thống năng lượng quốc gia 285
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 6 ................................................. 289
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 291

6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
Cung cấp cho sinh viên kiến thức:
 Tổng quan về năng lượng, tình hình sử dụng năng lượng trên thế giới.
 Các dạng năng lượng, các dạng năng lượng tái tạo.
 Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
 Chính sách về năng lượng của Việt Nam.
1.1. Tổng quan về năng lượng
Năng lượng là công sinh ra trong một đơn vị thời gian, theo cách nhìn tổng quát là
rất rộng lớn trong vũ trụ, cả thế giới là năng lượng. Chỉ riêng năng lượng mặt trời đã có trữ
lượng gấp hàng chục tỷ lần năng lượng tiêu thụ trên thế giới. Để có năng lượng dùng được
ở những hộ tiêu thụ, năng lượng sơ cấp phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau như khai
thác, chế biến, vận chuyển và phân phối. Các công đoạn này đòi hỏi nhiều chi phí về tài
chính, kỹ thuật và các ràng buộc xã hội.
Hiệu suất qua các công đoạn biến đổi từ nguồn năng lượng sơ cấp đến năng lượng
cuối nói chung còn rất thấp. Quá trình chuyển đổi từ năng lượng sơ cấp đến năng lượng
cuối được mô tả như trên (hình 1.1).

Hình 1.1. Quá trình chuyển đổi năng lượng và sử dụng năng lượng
Năng lượng sơ cấp tồn tại dưới các dạng sau:
 Hoá năng: nhiên liệu trong lòng đất, than đá, dầu, khí đốt tự nhiên,...nhiên liệu sinh
khối, gỗ, chất thải nông nghiệp...

7
 Thế năng (thuỷ năng): nước của các dòng thác, các dòng sông ở một độ dốc nhất
định, nước thuỷ triều.
 Động năng: năng lượng gió, năng lượng sóng biển, địa nhiệt, nhiệt đại dương.
 Năng lượng hạt nhân: năng lượng của lò phản ứng hạt nhân.
 Cơ năng: sức kéo động vật và sức cơ bắp của con người.
Sau khi khai thác qua các công đoạn biến đổi ở các nhà máy như: nhà máy điện, nhà
máy lọc dầu, nhà máy chế biến than... năng lượng sơ cấp chuyển thành năng lượng thứ cấp
như: điện năng, nhiệt năng, ét xăng, dầu đốt, khí đốt... Năng lượng thứ cấp được phân phối
đến các hộ tiêu thụ. Các thiết bị tiêu thụ năng lượng cuối tạo thành năng lượng hữu ích.
Năng lượng hữu ích được biểu diễn dưới dạng kcal, kWh... mà các hộ tiêu thụ năng lượng
tiêu tốn chưa kể đến hiệu suất của các thiết bị dùng năng lượng.
Năng lượng được sử dụng trong các lĩnh vực giao thông, nông nghiệp, công nghiệp,
sinh hoạt... Nhu cầu tiêu thụ năng lượng phụ thuộc vào cơ cấu hệ thống kinh tế - xã hội của
mỗi nước, mỗi khu vực.

Hình 1.2. Hệ thống năng lượng quốc gia


Từ một dạng năng lượng sơ cấp có thể thông qua các công nghệ năng lượng khác
nhau để đạt tới các dạng năng lượng hữu ích khác nhau. Ngược lại, mỗi loại năng lượng
hữu ích đều có thể nhận được từ các loại năng lượng sơ cấp khác nhau. Các công đoạn

8
năng lượng có mối quan hệ đa phương nhưng rất chặt chẽ, để bảo đảm sự cân bằng giữa
nguồn và mức tiêu thụ có xét đến hiệu suất của các công đoạn.
Như vậy hệ thống năng lượng bao gồm các nguồn năng lượng, các khâu chế biến,
truyền tải, phân phối và tiêu thụ năng lượng. Hệ thống năng lượng thường được xây dựng
theo địa dư, vùng, một quốc gia hay một khu vực các quốc gia. Hình 1.2 là sơ đồ hệ thống
năng lượng quốc gia.
Hệ thống năng lượng bao gồm các khâu sản xuất, phân phối và biến đổi năng lượng
toàn phần hoặc biến đổi thành điện năng thì được gọi là hệ thống điện năng, phần điện của
hệ thống đó gọi là Hệ thống điện.
Nguồn sơ cấp tạo ra năng lượng phổ biến hiện nay là hydrocarbon dựa trên nhiên
liệu hóa thạch. Nguồn nhiên liệu này làm gia tăng ô nhiễm môi trường do tạo nên carbon
dioxide làm môi trường ấm lên. Tương lai, nguồn nhiên liệu này cũng chỉ có một giới hạn
nhất định khi đáp ứng cho các phụ tải ngày càng tăng. Những lý do này đã làm thay đổi
cách nhìn nhận về năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, thủy triều, pin nhiên liệu. Những
nguồn này được biết đến như nguồn năng lượng xanh thân thiện với môi trường. Nguồn
năng lượng này có thể được lắp đặt trong các khu dân cư để đáp ứng cho các phụ tải tiêu
dùng trực tiếp hoặc phát vào lưới điện với tên gọi là nguồn phân tán DG (Distributed
Generation).
1.2. Các dạng năng lượng
Năng lượng Năng lượng Năng lượng
sơ cấp cuối cùng hữu ích

Tổn thất do vận chuyển và Tổn thất do truyền tải phân phối
biến đổi từ năng lượng sơ cấp và hiệu suất của thiết bị sử dụng
sang thứ cấp

Uranium Điện năng Động lực

Thủy năng

Sản phẩm dầu Thiết Hơi nước


bị
Dầu thô sử
dụng
năng
lượng
Khí thiên
Sản phẩm khí Nhiệt
nhiên

Than Than thương mại Chiếu sáng

Hình 1.3. Quan hệ giữa các loại năng lượng

9
Năng lượng là một dạng vật chất ứng với một quá trình nào đó có thể sinh công. Năng
lượng cũng được hiểu như khả năng sinh công hoặc sinh nhiệt. Có nhiều hệ thống phân
loại khác nhau về năng lượng đang được sử dụng:
 Theo dạng vật chất năng lượng được phân loại như: thể rắn (than, củi…), thể lỏng
(dầu mỏ và các sản phẩm dầu), thể khí (khí đốt và các sản phẩm khí).
 Theo dòng biến đổi năng lượng ta thường gặp các khái niệm:
- Năng lượng sơ cấp: Năng lượng sơ cấp là năng lượng khai thác trực tiếp từ nguồn chưa
qua công đoạn xử lý. Ví dụ như than đá, dầu thô, v.v...
- Năng lượng thứ cấp: Năng lượng thứ cấp là năng lượng đã qua một vài quá trình biến
đổi. Ví dụ như điện năng, khí hóa than, v.v..
- Năng lượng cuối cùng: Năng lượng cuối cùng là năng lượng đầu vào của thiết bị sử dụng
năng lượng.
- Năng lượng hữu ích: Năng lượng hữu ích là năng lượng nhận được của thiết bị sử dụng
năng lượng trừ đi tổn thất do truyền tải phân phối và tổn thất của thiết bị sử dụng năng
lượng. Quan hệ giữa các khái niệm về năng lượng ở trên được cho trên hình 1.1.
 Theo khả năng tái sinh năng lượng ta thường gặp khái niệm năng lượng tái tạo và
không tái tạo. Ví dụ năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy năng…là năng tái
tạo; năng lượng từ các dạng nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt không
có khả năng tái tạo.
1.2.1. Khái niệm năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục
mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn. Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng
lượng tái sinh là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến liên tục trong môi
trường và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật. Các quy trình này thường được thúc đẩy đặc
biệt là từ Mặt Trời.
Trong cách nói thông thường, năng lượng tái tạo được hiểu là những nguồn năng
lượng hay những phương pháp khai thác năng lượng mà nếu đo bằng các chuẩn mực của
con người thì là vô hạn. Vô hạn có hai nghĩa: Hoặc là năng lượng tồn tại nhiều đến mức
mà không thể trở thành cạn kiệt vì sự sử dụng của con người (thí dụ như năng lượng Mặt
Trời) hoặc là năng lượng tự tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục (thí dụ như năng lượng
sinh khối) trong các quy trình còn diễn tiến trong một thời gian dài trên Trái Đất.
Theo ý nghĩa về vật lý, năng lượng không được tái tạo mà trước tiên là do Mặt Trời
mang lại và được biến đổi thành các dạng năng lượng hay các vật mang năng lượng khác
nhau. Tùy theo trường hợp mà năng lượng này được sử dụng ngay tức khắc hay được tạm
thời dự trữ.

10
Việc sử dụng khái niệm “tái tạo” theo cách nói thông thường là dùng để chỉ đến các
chu kỳ tái tạo mà đối với con người là ngắn đi rất nhiều (thí dụ như khí sinh học so với
năng lượng hóa thạch). Trong cảm giác về thời gian của con người thì Mặt Trời sẽ còn là
một nguồn cung cấp năng lượng trong một thời gian gần như là vô tận. Mặt Trời cũng là
nguồn cung cấp năng lượng liên tục cho nhiều quy trình diễn tiến trong bầu sinh quyển
Trái Đất. Những quy trình này có thể cung cấp năng lượng cho con người và cũng mang
lại những cái gọi là nguyên liệu tái tăng trưởng. Luồng gió thổi, dòng nước chảy và nhiệt
lượng của Mặt Trời đã được con người sử dụng trong quá khứ. Quan trọng nhất trong thời
đại công nghiệp là sức nước nhìn theo phương diện sử dụng kỹ thuật và theo phương diện
phí tổn sinh thái.
Ngược lại với việc sử dụng các quy trình này là việc khai thác các nguồn năng lượng
như than đá hay dầu mỏ, những nguồn năng lượng mà ngày nay được tiêu dùng nhanh hơn
là được tạo ra rất nhiều. Theo ý nghĩa của định nghĩa tồn tại “vô tận” thì phản ứng tổng
hợp hạt nhân (phản ứng nhiệt hạch), khi có thể thực hiện trên bình diện kỹ thuật, và phản
ứng phân rã hạt nhân (phản ứng phân hạch) với các lò phản ứng tái sinh (breeder reactor),
khi năng lượng hao tốn lúc khai thác uranium hay thorium có thể được giữ ở mức thấp, đều
là những nguồn năng lượng tái tạo mặc dù là thường thì chúng không được tính vào loại
năng lượng này.
1.2.2. Các dạng năng lượng tái tạo
a. Nguồn gốc từ bức xạ của Mặt Trời
Năng lượng Mặt Trời thu được trên Trái Đất là năng lượng của dòng bức xạ điện từ
xuất phát từ Mặt Trời đến Trái Đất. Chúng ta sẽ tiếp tục nhận được dòng năng lượng này
cho đến khi phản ứng hạt nhân trên Mặt Trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa.
Có thể trực tiếp thu lấy năng lượng này thông qua hiệu ứng quang điện, chuyển năng
lượng các photon của Mặt Trời thành điện năng, như trong pin Mặt Trời. Năng lượng của
các photon cũng có thể được hấp thụ để làm nóng các vật thể, tức là chuyển thành nhiệt
năng, sử dụng cho bình đun nước Mặt Trời, hoặc làm sôi nước trong các máy nhiệt điện
của tháp Mặt Trời, hoặc vận động các hệ thống nhiệt như máy điều hòa Mặt Trời.
Năng lượng của các photon có thể được hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng
trong các liên kết hóa học của các phản ứng quang hóa.
Một phản ứng quang hóa tự nhiên là quá trình quang hợp. Quá trình này được cho
là đã từng dự trữ năng lượng Mặt Trời vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch không tái sinh
mà các nền công nghiệp của thế kỷ 19 đến 21 đã và đang tận dụng. Nó cũng là quá trình
cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sinh học tự nhiên, cho sức kéo gia súc và củi đốt,
những nguồn năng lượng sinh học tái tạo truyền thống. Trong tương lai, quá trình này có
thể giúp tạo ra nguồn năng lượng tái tạo ở nhiên liệu sinh học, như các nhiên liệu lỏng
(diesel sinh học, nhiên liệu từ dầu thực vật), khí (khí đốt sinh học) hay rắn.

11
Năng lượng Mặt Trời cũng được hấp thụ bởi thủy quyển Trái Đất và khí quyển Trái
Đất để sinh ra các hiện tượng khí tượng học chứa các dạng dự trữ năng lượng có thể khai
thác được. Trái Đất, trong mô hình năng lượng này, gần giống bình đun nước của những
động cơ nhiệt đầu tiên, chuyển hóa nhiệt năng hấp thụ từ photon của Mặt Trời, thành động
năng của các dòng chảy của nước, hơi nước và không khí, và thay đổi tính chất hóa học và
vật lý của các dòng chảy này.
Thế năng của nước mưa có thể được dự trữ tại các đập nước và chạy máy phát điện
của các công trình thủy điện. Một dạng tận dụng năng lượng dòng chảy sông suối có trước
khi thủy điện ra đời là cối xay nước. Dòng chảy của biển cũng có thể làm chuyển động
máy phát của nhà máy điện dùng dòng chảy của biển.
Dòng chảy của không khí, hay gió, có thể sinh ra điện khi làm quay tuốc bin gió.
Trước khi máy phát điện dùng năng lượng gió ra đời, cối xay gió đã được ứng dụng để xay
ngũ cốc. Năng lượng gió cũng gây ra chuyển động sóng trên mặt biển. Chuyển động này
có thể được tận dụng trong các nhà máy điện dùng sóng biển.
Đại dương trên Trái Đất có nhiệt dung riêng lớn hơn không khí và do đó thay đổi
nhiệt độ chậm hơn không khí khi hấp thụ cùng nhiệt lượng của Mặt Trời. Đại dương nóng
hơn không khí vào ban đêm và lạnh hơn không khí vào ban ngày. Sự chênh lệch nhiệt độ
này có thể được khai thác để chạy các động cơ nhiệt trong các nhà máy điện dùng nhiệt
lượng của biển.
Khi nhiệt năng hấp thụ từ photon của Mặt Trời làm bốc hơi nước biển, một phần
năng lượng đó đã được dự trữ trong việc tách muối ra khỏi nước mặn của biển. Nhà máy
điện dùng phản ứng nước ngọt - nước mặn thu lại phần năng lượng này khi đưa nước ngọt
của dòng sông trở về biển.
b. Nguồn gốc từ nhiệt năng của Trái Đất
Nhiệt năng của Trái Đất, gọi là địa nhiệt, là năng lượng nhiệt mà Trái Đất có được
thông qua các phản ứng hạt nhân âm ỉ trong lòng. Nhiệt năng này làm nóng chảy các lớp
đất đá trong lòng Trái Đất, gây ra hiện tuợng di dời thềm lục địa và sinh ra núi lửa. Các
phản ứng hạt nhân trong lòng Trái Đất sẽ tắt dần và nhiệt độ lòng Trái Đất sẽ nguội dần,
nhanh hơn nhiều so với tuổi thọ của Mặt Trời.
Địa nhiệt dù sao vẫn có thể là nguồn năng lượng sản xuất công nghiệp quy mô vừa,
trong các lĩnh vực như:
- Nhà máy điện địa nhiệt.
- Sưởi ấm địa nhiệt.
c. Nguồn gốc từ động năng hệ Trái Đất - Mặt Trăng
Trường hấp dẫn không đều trên bề mặt Trái Đất gây ra bởi Mặt Trăng, cộng với
trường lực quán tính ly tâm không đều tạo nên bề mặt hình elipsoit của thủy quyển Trái
Đất (và ở mức độ yếu hơn, của khí quyển Trái Đất và thạch quyển Trái Đất). Hình elipsoit
12
này cố định so với đường nối Mặt Trăng và Trái Đất, trong khi Trái Đất tự quay quanh nó,
dẫn đến mực nước biển trên một điểm của bề mặt Trái Đất dâng lên hạ xuống trong ngày,
tạo ra hiện tượng thủy triều.
Sự nâng hạ của nước biển có thể làm chuyển động các máy phát điện trong các nhà
máy điện thủy triều. Về lâu dài, hiện tượng thủy triều sẽ giảm dần mức độ, do tiêu thụ dần
động năng tự quay của Trái Đất, cho đến lúc Trái Đất luôn hướng một mặt về phía Mặt
Trăng. Thời gian kéo dài của hiện tượng thủy triều cũng nhỏ hơn so với tuổi thọ của Mặt
Trời.
d. Các nguồn năng lượng tái tạo nhỏ
Ngoài các nguồn năng lượng nêu trên dành cho mức độ công nghiệp, còn có các
nguồn năng lượng tái tạo nhỏ dùng trong một số vật dụng:
- Một số đồng hồ đeo tay dự trữ năng lượng lắc lư của tay khi con người hoạt động thành
thế năng của lò xo, thông qua sự lúc lắc của một con quay. Năng lượng này được dùng để
làm chuyển động kim đồng hồ.
- Một số động cơ có rung động lớn được gắn tinh thể áp điện chuyển hóa biến dạng cơ học
thành điện năng, làm giảm rung động cho động cơ và tạo nguồn điện phụ. Tinh thể này
cũng có thể được gắn vào đế giầy, tận dụng chuyển động tự nhiên của người để phát điện
cho các thiết bị cá nhân nhỏ như PDA, điện thoại di động...
- Hiệu ứng điện động giúp tạo ra dòng điện từ vòi nước hay các nguồn nước chảy, khi nước
đi qua các kênh nhỏ xíu làm bằng vật liệu thích hợp.
- Các ăngten thu dao động điện từ (thường ở phổ radio) trong môi trường sang năng lượng
điện xoay chiều hay điện một chiều. Một số đèn nhấp nháy gắn vào điện thoại di động thu
năng lượng sóng vi ba phát ra từ điện thoại để phát sáng, hoạt động theo cơ chế này.
1.3. Nhu cầu năng lượng
Trong suốt chiều dài lịch sử, con người đã tìm cách sử dụng năng lượng để làm việc
cho họ. Con người đã tìm cách phát triển thức ăn thay vì tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên.
Con người thậm chí đã học được cách gửi thư điện tử thay vì sử dụng một tin nhắn hoặc
một dịch vụ bưu chính. Những sự thay thế này giúp cho công việc được tiến hành nhanh
hơn, dễ dàng hơn và ngày càng xuất hiện nhiều hơn nữa những cách hiệu quả đáp ứng nhu
cầu của dân số ngày càng tăng. Điều đó đã dẫn đến một nhu cầu năng lượng ngày càng
cao. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên đang được sử dụng để tạo ra năng lượng ngày càng
cạn kiệt. Ô nhiễm tạo ra bởi việc sử dụng các nguồn tài nguyên cũng gây thiệt hại đáng kể
cho hệ thống tự nhiên của hành tinh. Từ những lý do này, con người đã chuyển sang các
nguồn năng lượng thay thế để giảm thiểu ô nhiễm và đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày
càng tăng.
Mặt trời đến nay là nguồn năng lượng cổ nhất. Nó đã cung cấp nhiệt và ánh sáng
trong hàng triệu năm và tiếp tục duy trì tất cả sự sống trên trái đất. Các hình thức của năng
13
lượng đều bắt đầu từ ánh nắng mặt trời. Ví dụ, gió được tạo ra bằng cách thay đổi nhiệt độ
gây ra bởi ánh nắng mặt trời. Cây cối và sinh vật được nuôi dưỡng từ mặt trời theo nhiều
cách cung cấp năng lượng khác nhau. Sông, suối cung cấp năng lượng nhờ dòng chảy
xuống dốc, được hình thành từ mưa và tuyết. Mưa và tuyết sau khi rơi xuống bị bốc hơi từ
các hồ và đại dương của mặt trời. Sự đa dạng của cuộc sống, bằng cách này hay cách khác
hình thức đều phụ thuộc vào năng lượng trên mặt trời.
Mặc dù mặt trời cung cấp phần lớn năng lượng thông qua nhiều hình thức khác nhau
nhưng con người không thể kiểm soát được nguồn năng lượng to lớn này, và vì thế họ bắt
đầu khám phá ra các nguồn năng lượng khác. Ví dụ, theo ước tính của các nhà khoa học
con người đã phát hiện ra cách để tạo ra năng lượng từ gỗ từ hàng trăm ngàn năm trước.
Lúc đầu, gỗ bị đốt cháy cho ánh sáng để sưởi ấm và để chuẩn bị thức ăn. Sau đó, nhiệt từ
ngọn lửa bắt đầu được sử dụng để thay đổi hình thức của một số vật liệu làm cho chúng
hữu ích hơn, ví dụ như đất sét làm ra chậu hoặc gạch, và một số loại kim loại như đồng,
sắt làm ra công cụ lao động.
Dân số tăng kéo theo nhu cầu năng lượng của con người tăng nhanh. Sự gia tăng
dân số dẫn đến thiếu hụt gỗ nghiêm trọng ở một số khu vực trên thế giới. Ví dụ, đến thế kỷ
thứ mười sáu, ở Anh đã có nhiều loại cây ăn trái bị chặt hạ quá mức dẫn đến người dân
Anh đã phải chuyển sang sử dụng một nguồn nhiên liệu hoàn toàn mới. Lúc bấy giờ họ bắt
đầu sử dụng than. Mặc dù than đã được sử dụng ở một số nơi trên thế giới từ thiên niên kỷ
thứ hai trước công nguyên nhưng tiềm năng của nó đã không được khám phá đầy đủ. Khi
than đã bắt đầu được thay thế gỗ làm nhiên liệu, các nhà phát minh đã tìm ra nhiều cách để
than có thể được sử dụng như một nguồn năng lượng. Công cuộc thăm dò và phát minh
này bắt đầu một thời kỳ mới trong lịch sử được gọi là cuộc cách mạng công nghiệp. Cách
mạng công nghiệp đánh dấu một thay đổi lớn trong cuộc sống của người dân trên thế giới.
Rất nhiều những xã hội nông nghiệp sử dụng năng lượng từ con người và động vật để làm
công việc nhanh chóng công nghiệp hóa và bắt đầu sử dụng máy móc để làm việc. Khi
động cơ hơi nước đốt than được phát minh, than tiếp tục được sử dụng với số lượng lớn
cho đến thế kỷ XX. Sau đó, đến việc phát minh ra động cơ đốt trong và ô tô, sử dụng dầu
và khí đốt thay cho than đá. Trong những năm qua, ô tô đã được thay đổi để sử dụng dầu
khí mang lại hiệu quả hơn và ít ô nhiễm hơn. Hiện nay dầu khí được đưa vào sử dụng rất
nhiều trong các lĩnh vực khác nhau.
1.4. Lịch sử và thực trạng của các dạng năng lượng
1.4.1. Lịch sử năng lượng
Để tồn tại và phát triển từ xa xưa loài người đã biết sử dụng các dạng năng lượng
khác nhau. Theo đà phát triển của lịch sử con người đã phát hiện và sử dụng thêm nhiều
dạng năng lượng khác. Năng lượng là động lực cho mọi hoạt động vật chất và tinh thần
của con người. Trình độ sản xuất phát triển ngày càng cao càng tiêu tốn nhiều năng lượng
và tạo ra thách thức to lớn đối với môi trường.
14
Ngày nay năng lượng càng trở nên có tính chất sống còn đối với nhân loại bởi vì
một mặt nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt, mặt khác sự phát triển của sản
xuất đặt ra những vấn đề hết sức cấp bách về yêu cầu năng lượng và có nguy cơ hủy hoại
môi trường. Để phát triển bền vững con người phải sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm
và hiệu quả, đồng thời phải nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng mới có tính chất
tái tạo và thân thiện với môi trường.
Lịch sử phát triển của công nghệ năng lượng trên thế giới được tóm tắt trong bảng
1.1 theo các mốc thời gian sau đây:
Bảng 1.1 Các mốc lịch sử của việc sử dụng năng lượng
Thời gian Năng lượng sử dụng
Tiền sử Với việc phát hiện ngọn lửa người tiến sử đã biết sử dụng nhiệt năng từ
gỗ để đun nấu, sưởi ấm, chiếu sáng.
Cổ đại Con người đã biết sử dụng năng lượng gió để xay xát, kéo thuyền bè,
năng lượng dòng chảy để bơm nước tưới tiêu, xay xát.
1687 Isaac Newton (1642-1727) xây dựng cơ sở lý thuyết của cơ học cổ điển
đặt nền móng cho việc sử dụng cơ năng trong kỹ thuật.
1738 Daniel Bernoulli (1700-1782) xây dựng cơ sở cho nghiên cứu cơ học chất
lỏng đặt nền móng cho việc sử dụng thủy năng trong kỹ thuật.
1756 Mikhail Lomonossov (1711-1785) đề xuất định luật bảo toàn và biến đổi
năng lượng.
1763 James Watt (1736-1919) phát triển máy hơi nước. Năng lượng hơi nước
góp phần giải phóng lao động cơ bắp của con nguời. Bắt đầu kỷ nguyên
công nghiệp hóa và cơ khí hóa.
Than đá là nguồn nhiên liệu chủ yếu.
1831 Michael Faraday (1791-1867) phát minh định luật cảm ứng điện từ đặt
nền móng cho sự ra đời của các thiết bị điện.
Bắt đầu kỷ nguyên điện khí hóa.

1860 J.C. Maxwell (1831-1879) công bố lý thuyết Trường điện từ thống nhất,
hoàn thiện cơ sở điện từ và sử dụng năng lượng điện từ, đặt nền móng
cho sự ra đời của kỹ thuật điện tử.
1860 Luyện thép ra đời thúc đẩy khai thác than phát triển.
1870 Dầu mỏ bắt đầu được sử dụng trong công nghiệp và đời sống.

15
1881 Tầu hỏa chạy bằng năng lượng hơi nước ra đời tại nước Anh.
1890 Động cơ đốt trong được hoàn thiện. Ô tô được sản xuất hàng loạt.
1898 Pierre và Marie Curie (1867-1934) tìm ra chất phóng xạ. Bắt đầu kỷ
nguyên năng lượng nguyên tử.
1899 Max Planck (1858-1947) công bố thuyết lượng tử. Cơ học lượng tử ra
đời.
1900 IEC (International Electrotechnical Commission) Ủy ban Kỹ thuật điện
quốc tế ra đời thúc đẩy sự phát triển và tiêu chuẩn hóa kỹ thuật điện.
1906 Albert Einstein (1879-1955) công bố lý thuyết tương đối với định luật nổi
2
tiếng E = mC .
1942 Các nhà khoa học Hoa Kỳ chế tạo bom nguyên tử đầu tiên.
1954 Pin mặt trời bắt đầu được chế tạo và thương mại hóa.
1954 Ngày 27-6-1954, nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ra đời ở Liên Xô cũ,
công suất 5MW tại Obninsk.
1957 IAEA (International Atomic Energy Agency) Uỷ ban Năng lượng
Nguyên tử quốc tế ra đời.
1960 Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (Organization of the
Petroleum Exporting Countries) ra đời.
1973 Khủng hoảng dầu mỏ do hậu quả của cuộc chiến tranh Trung Đông.
1974 IEA (International Energy Agency) Ủy ban Năng lượng quốc tế ra đời.
9/9/1992 Công ước khung về biến đổi khí hậu của LHQ nhằm ổn định nồng độ khí
gây hiệu ứng nhà kính.
1.4.2. Thực trạng của các dạng năng lượng
Trữ lượng năng lượng trên Thế giới bao gồm:
- Năng lượng từ than đá chiếm 27%.
- Năng lượng từ khí thiên nhiên chiếm 21%.
- Năng lượng từ dầu thô chiếm 39%.
- Năng lượng hạt nhân chiếm 6%.
- Thủy điện chiếm 6%.
- Các nguồn năng lượng khác chiếm 1%.
Như vậy nguồn năng lượng từ hóa thạch chiếm 87% năng lượng sử dụng trên thế
giới, trong khi đó năng lượng mặt trời và năng lượng gió chỉ chiếm dưới 1%.
16
Chúng ta nhận thấy rằng tỷ lệ sử dụng nguồn năng lượng tăng một cách nhanh chóng
trong thế kỷ trước. Điều này kết hợp với sự tăng nhanh về dân số dẫn đến một kết luận
không thể tránh được rằng chúng ta đang phải đối mặt với một thách thức nghiêm trọng
nếu chúng ta duy trì những xu hướng này trong tương lai. Để điều tra những gì có thể được
thực hiện để giải quyết khó khan này, chúng ta phải tìm hiểu những nguồn năng lượng có
sẵn và hiện nay chúng ta sử dụng các nguồn năng lượng này như thế nào.
Có nhiều nguồn năng lượng mà nhân loại có thể sử dụng, bao gồm:
- Năng lượng điện.
- Năng lượng sinh khối.
- Năng lượng địa nhiệt.
- Năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (dầu, than đá, khí thiên nhiên).
- Năng lượng thủy và đại dương.
- Năng lượng hạt nhân.
- Năng lượng mặt trời.
- Năng lượng gió.
- Năng lượng vận tải/chuyên chở.
Các nguồn năng lượng được phân ra thành hai loại: năng lượng tái tạo và năng lượng
không tái tạo.
Than đá, dầu, khí thiên nhiên và uranium là những nguồn năng lượng không tái tạo
được, bởi vì sản lượng của nó có giới hạn. Ví dụ, dầu không thể hình thành trong một
khoảng thời gian ngắn mà phải mất hàng triệu năm mới được hình thành từ xác các loại
động thực vật biển.
Trong khi đó, năng lượng sinh khối, địa nhiệt, thủy năng, năng lượng mặt trời và
năng lượng gió là năng lượng tái tạo được, bởi vì chúng có thể hồi phục được trong thời
gian ngắn.
Tuy nhiên điều mà chúng ta quan tâm không phải đó là nguồn năng lượng đến từ
đâu mà chính là chúng ta có được bao nhiêu năng lượng khi khai thác nguồn năng lượng
đó. Hãy tưởng tượng xem, nguồn nhiên liệu hóa thạch nằm dưới lòng đất và rất khó để nói
chính xác được trữ lượng của nó; nói chung, nguồn tài nguyên dự đoán biến đổi tùy thuộc
vào tốc độ sử dụng. Dầu thô trong những thập kỷ gần đây càng ngày càng tăng giá do trữ
lượng giảm, trong khi đó than đá và uranium phải đợi hàng trăm năm mới hình thành. Đó
là những nguồn năng lượng có giới hạn.
Trong số các nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo đến nay, năng lượng mặt trời là
nhiều nhất. một phần nhỏ của nó đã được hấp thụ bởi thực vật và được lưu trữ ở dạng vĩnh
viễn như dầu, than đá và khí đốt.

17
Năng lượng địa nhiệt đã được sử dụng trong một thời gian rất lâu ở Iceland và gần
đây ở Italya, Newzealand và Mỹ. Ở nhiều nơi, có thể tận dụng lợi thế của sự ổn định nhiệt
độ bên dưới bề mặt đất vài mét. Như vậy mặt đất có thể sử dụng như một nguồn nhiệt nóng
vào mùa đông và nguồn nhiệt làm mát vào mùa hè.
Năng lượng do lực hấp dẫn có nghĩa là năng lượng thủy triều đã được sử dụng tại
Pháp. Thủy triều chỉ có thể khai thác tại vị trí cụ thể nào đó do vậy nó cũng có một số lượng
nhất định trên Thế giới. Năng lượng thủy triều cũng rất quan trọng trong tất cả các nhà máy
thủy điện.
1.5. Tiết kiệm năng lượng
Giải quyết vấn đề năng lượng đòi hỏi chúng ta không chỉ ưu tiên cho việc phát triển
các nguồn năng lượng thay thế mới mà còn cần chú ý đến khía cạnh bảo tồn và nâng cao
hiệu suất sử dụng năng lượng. Cả bảo tồn và nâng cao hiệu suất năng lượng đều nhằm một
mục đích - tiết kiệm năng lượng. Tiết kiệm năng lượng sẽ đem lại cho chúng ta những ích
lợi đáng kể về kinh tế, giảm thiểu suy thoái do việc khai thác và “để dành” được những tài
nguyên quý giá cho mai sau.
Phần này đề xuất các ý tưởng tiết kiệm năng lượng, từ những giải pháp kỹ thuật cụ
thể đến quy mô chiến lược trong hoạch định chính sách.
1.5.1. Giải pháp kỹ thuật
Giải pháp kỹ thuật để góp phần tiết kiệm năng lượng chủ yếu đến từ các nhà làm kỹ
thuật, các kiến trúc sư…
1.5.2. Nâng cao hiệu suất thiết bị
Đây là công việc hiển nhiên đối với các nhà làm kỹ thuật. Tùy vào từng thiết bị,
từng dây chuyền công nghệ cụ thể, các kỹ sư, công nhân kỹ thuật phát triển khả năng nâng
cao hiệu suất của thiết bị.
1.5.3. Phối hợp sử dụng các hệ thống năng lượng
a. Về mặt thiết bị
Khi chế tạo một thiết bị sử dụng năng lượng, các nhà kỹ thuật cần chế tạo sao cho
có thể chuyển đổi dễ dàng từ sử dụng dạng năng lượng này sang sử dụng dạng năng lượng
khác. Ví dụ như các nhà máy sử dụng nguồn nước nóng hay dung môi nóng có thể sử dụng
năng lượng Mặt Trời hỗ trợ cho việc làm nóng nước hay dung môi.
b. Về mặt đầu tư
Chính quyền cần khuyến khích mở các nhà máy tiêu thụ năng lượng lớn nằm trong
vùng có các nhà máy điện. Điều này giúp giảm bớt áp lực truyền tải điện năng của lưới
điện quốc gia, giúp phối hợp sử dụng tốt các nguồn năng lượng (chẳng hạn nhiệt thải từ
các nhà máy điện có thể sử dụng đun nóng cho các nhà máy hóa chất…), đồng thời giảm
tổn hao năng lượng từ việc truyền tải điện.

18
1.5.4. Sử dụng các phương pháp điều khiển thông minh
Việc chế tạo các hệ thống điều khiển thông minh hiện nay không khó đối với phần
lớn các nhà làm kỹ thuật, giá thành cũng rất rẻ. Năng lượng để cung cấp cho các bộ điều
khiển này hầu như không đáng kể. Sau đây là một số gợi ý.
a. Tự động tắt mở đèn chiếu sáng
Đối với chiếu sáng trong nhà, tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên sẽ góp phần
tiết kiệm năng lượng. Tuy vậy nguồn ánh sáng tự nhiên lại không ổn định, phụ thuộc vào
điều kiện thời tiết và các mùa trong năm. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo sẽ được điều khiển
bằng bộ điều khiển tự động. Bộ điều khiển làm việc trên nguyên tắc phối hợp ánh sáng tự
nhiên và nhân tạo, sao cho trong giờ làm việc luôn đủ ánh sáng và giảm đến mức thấp nhất
chiếu sáng nhân tạo.
Đối với hệ thống chiếu sáng công cộng (chiếu sáng đường, công viên…), vào những
giờ có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông thấp, cần tự động tắt bớt một số đèn
đường, hoặc vào những giờ ít người đến công viên, tắt bớt một số lớn đèn chiếu sang trang
trí và một phần đèn chiếu sáng thông thường.
b. Tự động tắt mở máy điều hòa nhiệt độ, lò sưởi
Thực tế tự bản thân các máy điều hòa nhiệt độ đã có chế độ làm việc tự động để duy
trì nhiệt độ đặt sẵn. Tuy vậy để duy trì sự làm việc liên tục của máy thì năng lượng tiêu tốn
cũng đáng kể.
c. Tự động tiết giảm hệ thống làm mát cưỡng bức máy móc
Làm mát cưỡng bức các máy biến áp, các thiết bị khác hoặc các tháp giải nhiệt…
nên có các bộ dò nhiệt độ để biết khi nào cần quạt, bơm nước, bơm chất làm mát… Ví dụ
việc bơm nước cho tháp giải nhiệt của hệ thống lạnh. Khi hệ thống làm việc với công suất
thấp, việc bơm nước làm mát tháp giải nhiệt là không cần thiết hoặc không cần vận hành
hết công suất máy bơm. Lúc đó máy bơm nước sẽ được ngưng hoạt động hoặc vận hành ở
chế độ tiết giảm, công suất thấp.
d. Tự động điều chỉnh góc nhận ánh nắng mặt trời
Đối với các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, việc điều chỉnh góc nhận ánh sáng
giúp tăng thêm hiệu suất của thiết bị.
1.5.5. Thiết kế xây dựng làm giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và tận dụng năng lượng
tự nhiên
Việc tiết kiệm năng lượng và tận dụng năng lượng tự nhiên cần được các kiến trúc
sư, các kỹ sư xây dựng lưu ý. Các văn phòng làm việc không phải đóng kín cửa để mở đèn
làm việc, mở máy điều hòa nhiệt độ… Sự sáng tạo trong việc giảm thiểu tiêu thụ năng
lượng là không giới hạn. Sau đây là một số gợi ý cho các nhà xây dựng.

19
a. Thiết kế tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên
Các nhà làm chiếu sáng nhân tạo luôn cố gắng tạo ra thứ ánh sáng thực, tức là thứ
ánh sáng gần giống ánh sáng Mặt Trời nhất. Vì vậy các nhà thiết kế xây dựng cần quan
tâm đến việc tận dụng ánh sáng tự nhiên khi thiết kế nhà ở, các văn phòng làm việc, nhà
xưởng…
b. Thiết kế tận dụng làm mát từ sức gió tự nhiên
Đối với những vùng có nhiệt độ trung bình cao, xu hướng bố trí máy điều hòa là
phổ biến. Việc bố trí máy điều hòa có nhiều điểm bất lợi. Ngoài việc tiêu tốn điện năng để
vận hành, còn có nhiều ảnh hưởng không tốt khác như: chất thải (môi chất làm lạnh) làm
ảnh hưởng không tốt đến môi trường; làm tăng nhiệt độ chung cho môi trường tổng thể
(việc tăng entropy); các cửa sổ hay cửa chính đều phải đóng kín để giữ nhiệt độ cho phòng,
phải tốn năng lượng cho chiếu sáng nhân tạo… Vì vậy việc tận dụng nhiệt độ thích hợp từ
môi trường tự nhiên như làm mát từ gió tự nhiên là điều nên làm.
c. Bố trí hệ thống điều hòa nhiệt độ hợp lý
Máy điều hòa nhiệt độ làm việc trên nguyên tắc lấy nhiệt từ môi trường này thải ra
môi trường khác. Vì vậy phía nguồn nóng của máy, nhiệt độ sẽ cao hơn môi trường xung
quanh. Bố trí các nguồn nóng sao cho nhiệt từ nguồn nóng tản tốt vào môi trường xung
quanh sẽ làm tăng hiệu suất làm việc của máy điều hòa. Đồng thời hạn chế bố trí nhiều
nguồn nóng cạnh nhau…
d. Bố trí chiếu sáng nhân tạo thích hợp
Ngoài việc tận dụng tốt độ phản xạ ánh sáng trên trần nhà, trên tường hay sàn nhà,
việc sử dụng bóng đèn có hiệu suất cao cũng quan trong không kém. Các bóng đèn sợi đốt
được khuyến cáo hạn chế sử dụng, thay vào đó là các bóng đèn compact, đèn huỳnh
quang…
e. Lắp đặt bộ điều khiển thông minh
Các bộ cảm biến nhiệt độ và ánh sáng được lắp đặt sẽ dò độ sáng và nhiệt độ của
phòng làm việc. Nếu ánh sáng tự nhiên nhiều thì bộ điều khiển chiếu sáng sẽ tự động tắt
bớt các đèn chiếu sáng, và khi ánh sáng tự nhiên thiếu, bộ điều khiển này sẽ tự động mở
thêm các đèn chiếu sáng, sao cho độ sáng luôn đủ để làm việc. Tương tự cho hoạt động
của máy điều hòa.
f. Việc bố trí các bồn chứa nước
Nước được bơm lên cho các tầng lầu sử dụng hiện nay được tập trung vào sân
thượng các tòa nhà. Tùy giải pháp thiết kế có tận dụng không gian sử dụng hay không.
Nhưng gợi ý là nếu bơm nước lên bồn chứa cao nhất để sử dụng cho cá tòa nhà là không
hợp lý trong việc tiêu thụ năng lượng. Nước được bơm lên tầng cao nhất để sử dụng cho
tầng thấp nhất là lãng phí. Vì vậy chỉ nên sử dụng các loại bồn chứa nước cho từng tầng
riêng biệt, như chẳng hạn bồn đặt ở tầng trên sử dụng cấp nước cho tầng dưới kế tiếp…
20
g. Thiết kế hệ thống điều hòa nhiệt độ tập trung
Việc tính toán thiết kế các hệ thống điều hòa nhiệt độ tập trung cho thấy hiệu suất
cao hơn hẳn so với các hệ thống điều hòa nhiệt độ riêng biệt, đối với các khu nhà ở lớn,
các khách sạn… Trước tiên là hệ thống giải nhiệt cưỡng bức (bằng không khí, bằng nước)
tốt hơn là giải nhiệt không cưỡng bức. Kế đến là việc sử dụng hệ thống khép kín giúp tái
sử dụng phần nhiệt quay về (hệ thống hồi tiếp).
1.5.6. Giải pháp con người
Về mặt con người, giải pháp là nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng, tránh lãng phí
năng lượng trong quá trình sử dụng.
1.5.7. Tuyên truyền, giải thích sự cần thiết của việc tiết kiệm năng lượng
Tuyên truyền, giải thích, vận động tiết kiệm năng lượng trong cộng đồng dân cư sẽ
góp phần tiết kiệm phần lớn năng lượng. Thống kê cho thấy, tùy theo từng khu vực, mức
độ sử dụng điện (năng lượng chính phục vụ cho sinh hoạt) chiếm tỉ lệ không nhỏ trong việc
tiêu thụ năng lượng.
a. Tuyên truyền, giải thích phải mang tính đại chúng
Đối tượng của việc tuyên truyền, vận động tiết kiệm năng lượng là đa số người dân,
đủ mọi thành phần trong xã hội. Vì vậy công việc này cần mang tính đại chúng. Ngôn ngữ
sử dụng càng đơn giản, dễ hiểu càng tốt. Các bà nội trợ không quan tâm đến chất lượng
điện năng hay độ ổn định của hệ thống điện. Các tài xế không cần quan tâm đến trữ lượng
dầu mỏ. Họ chỉ quan tâm đến việc chi tiêu của họ. Vì thế, ta có thể chẳng hạn như khuyên
các bà nội trợ tắt bếp ga một phút trước khi nấu chín nồi canh, các tài xế nên tắt máy nếu
thời gian chờ đèn đỏ quá lâu, các nhân viên văn phòng tắt máy điều hòa nhiệt độ hay lò
sưởi năm phút trước khi rời công sở… Hiện nay trên truyền hình đã thấy xuất hiện các lời
khuyên sử dụng bóng đèn compact, đèn huỳnh quang thay cho bóng đèn sợi đốt.
b. Phổ biến kiến thức khoa học dưới dạng các cuộc thi
Các cuộc thi trên truyền hình ngày càng thu hút nhiều người quan tâm. Đó chính là
cơ hội phổ biến các kiến thức khoa học về việc tiết kiệm năng lượng.
c. Hạn chế sử dụng điện trong các giờ cao điểm
Hạn chế sử dụng điện trong các giờ cao điểm giúp các nhà mày điện và các lưới
truyền tải giảm áp lực hoạt động, như vậy các nhà máy hay lưới truyền tải sẽ hoạt động ở
chế độ tối ưu nhiều hơn, làm giảm tổn hao năng lượng để vận hành ở chế độ quá tải, nâng
cao chất lượng điện năng.
d. Giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng cho học sinh
Đưa việc giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng vào trong nhà trường sẽ có hiệu quả
to lớn trong tương lai. Mỗi công dân sau này sẽ có sẵn những kiến thức và việc tiết kiệm
năng lượng tạo thành thói quen.

21
e. Phát động những phong trào để gây hiệu ứng mạnh
Mới đây thủ tướng Nhật đã phát động phong trào không đeo cà vạt tại công sở để
tiết kiệm năng lượng trong việc giảm bớt hoạt động của máy điều hòa nhiệt độ. Việc làm
thì có vẻ không lớn nhưng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý thức tiết kiệm năng lượng của
không chỉ người dân Nhật.
f. Tổng kết và khen thưởng
Chính quyền nên tổ chức tổng kết hiệu quả của việc tiết kiệm năng lượng hàng năm.
Như vậy người dân sẽ thấy được hiệu quả từ việc làm của họ có ảnh hưởng to lớn cho xã
hội bên cạnh việc tiết kiệm chi tiêu cho chính gia đình họ.
1.5.8. Sử dụng các biện pháp chế tài nhằm hạn chế sự tiêu thụ năng lượng
Việc tiêu thụ năng lượng nhiều hay ít là quyền của mỗi người. Nhưng ảnh hưởng
của việc tiêu thụ nhiều năng lượng thì buộc người tiêu thụ phải có trách nhiệm. Chẳng hạn
như tăng độ không ổn định của hệ thống điện, thải nhiều chất khí độc hại vào môi trường,
gây hiệu ứng nhà kính làm nóng địa cầu, làm biến đổi khí hậu…
Vì vậy, nhà nước cần đưa ra mức tiêu thụ năng lượng trung bình và nếu vượt qua
mức này thì người tiêu thụ phải chịu những khoản phí trách nhiệm. Các khoản phí này
cũng nên tăng một cách không tuyến tính với mức tiêu thụ năng lượng (Ví dụ vượt 1 thì
đóng phí 1, vượt 2 thì đóng phí 3 – thay vì đóng phí 2). Một người mua xe hơi cá nhân với
dung tích máy lớn phải đóng các khoản phí hàng năm cho việc tiêu thụ vượt định mức này.
1.5.9. Giải pháp chiến lược: chính sách năng lượng
a. Quy hoạch phát triển năng lượng
Đối với các nước phát triển, xu hướng đầu tư ra nước ngoài các ngành công nghiệp
tiêu tốn nhiều năng lượng cũng là một phần trong chính sách năng lượng của họ. Các nước
ấy giữ lại trong nước các ngành công nghệ cao và tiêu tốn ít năng lượng hơn. Việt Nam
đang trong giai đoạn thu hút đầu tư nước ngoài nên không thể tránh khỏi việc tiêu thụ năng
lượng lớn cho công nghiệp. Dù vậy tùy từng giai đoạn cụ thể có thể quy hoạch phát triển
năng lượng sao cho tiết kiệm năng lượng đồng thời không ảnh hưởng đến phát triển kinh
tế.
Xác định các nguồn năng lượng sơ cấp: đánh giá trữ lượng, hiệu quả khai thác, vận
chuyển, biến đổi thành các dạng năng lượng khác và mức độ ảnh hưởng đến môi trường.
Các nguồn năng lượng sơ cấp được xác định bao gồm: than, dầu mỏ, khí đốt, sức nước,
thủy triều, gió, địa nhiệt, củi gỗ, khí sinh học, nguyên liệu cho năng lượng nguyên tử
(Uranium)…
Đánh giá mức độ tiêu thụ của từng ngành, từng khu vực: có thể chia việc tiêu thụ
năng lượng thành các nhóm chính: công nghiệp, thương mại-dịch vụ, sinh hoạt, giao thông
vận tải, nông nghiệp. Nông thôn Việt Nam tiêu thụ năng lượng dưới nhiều dạng, từ năng

22
lượng thô đến năng lượng thứ cấp. Tuy điện ngày càng được dung nhiều hơn nhưng việc
sử dụng than củi, rơm rạ cũng chiếm phần lớn trong cơ cấu năng lượng phục vụ sinh hoạt.
Việc đánh giá mức độ tiêu thụ năng lượng của từng ngành, từng khu vực nhằm mục
đích quy hoạch sử dụng năng lượng sao cho có lợi nhất. Tỉ lệ sử dụng các nguồn năng
lượng sơ cấp, thứ cấp của từng ngành khác nhau theo từng giai đoạn, vì vậy quy hoạch
cũng phải theo từng giai đoạn. Ví dụ:
- Đầu vào: năng lượng hạt nhân, địa nhiệt, sức nước, thủy triều phục vụ sản xuất
điện năng; năng lượng dầu mỏ dùng phát điện, chạy máy móc công nghiệp, vận tải…
- Đầu ra: ngành vận tải sử dụng chủ yếu năng lượng từ dầu mỏ, khí đốt; công nghiệp
sử dụng hầu hết các dạng năng lượng nhưng phần lớn từ điện năng…
Quy hoạch phát triển năng lượng là bài toán tối ưu về kinh tế - kỹ thuật. Giải quyết
tốt vấn đề này làm cho việc sử dụng năng lượng hiệu quả cao, góp phần tiết kiệm năng
lượng.
b. Ứng dụng công nghệ mới
Ngày càng có nhiều giải pháp công nghệ mới nhằm giảm thiểu việc tiêu tốn năng
lượng cho một sản phẩm ra đời.
Đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị và đầu tư mới thiết bị. Đầu tư mới thiết bị hiện
đại giúp giảm thiểu chi phí nhiên liệu cho sản phẩm. Chúng ta không thể kéo dài việc sử
dụng các thiết bị lạc hậu. Tuy vậy việc đầu tư phải được tính toán sao cho hợp lý giữa kinh
tế và kỹ thuật. Ngoài việc quy hoạch kinh tế của các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ tài
chính hoặc các ưu tiên từ phía chính quyền. Ví dụ như việc thay thế các tua bin hơi nước
tại các nhà máy nhiệt điện bằng các tua bin khí sử dụng chu trình hỗn hợp.
Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. Bên cạnh việc đầu tư công nghệ cao, cần có
đội ngũ người làm kỹ thuật và quản lý trình độ cao nhằm nghiên cứu để có các thành quả
công nghệ mới trong việc giảm tiêu thụ năng lượng trong sản xuất. Nhập khẩu máy móc
thiết bị công nghệ cao với giá đắt làm giảm hiệu quả của việc đầu tư này. Việc đầu tư cho
con người còn góp phần nghiên cứu và ứng dụng các nguồn năng lượng đòi hỏi công nghệ
cao như năng lượng hạt nhân.
c. Tận dụng khai thác các nguồn năng lượng tái tạo
Sức nước: cũng như Trung Quốc, Việt Nam đang đầu tư xây dựng rất nhiều các nhà
máy thủy điện. Nguồn năng lượng này vẫn đang còn chưa khai thác hết. Tuy nhiên, bên
cạnh việc khai thác, chúng ta cũng phải chú ý đầu tư cho sự ổn định của nguồn năng lượng
này như phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, giải quyết việc làm cho người dân các vùng
cao, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường…
Sức gió: năng lượng gió chưa được khai thác tốt ở Việt Nam, dù Việt Nam nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng gió dồi dào quanh năm. Một phần vì việc sử

23
dụng nguồn năng lượng này đòi hỏi công nghệ cao, phần khác vì người ta chưa coi trọng
sử dụng sức gió.
Để sử dụng được năng lượng điện phát từ sức gió, có chất lượng điện năng cao như
độ ổn định điện áp, ổn định tần số cao… đòi hỏi đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu. Sức gió
không ổn định như sức nước. Tuy vậy người viết bài này cũng có ý nghĩ tại sao không
chuyển động năng không ổn định của gió thành một dạng thế năng dự trữ, như thế năng
của nước chẳng hạn. Gió sẽ làm quay cánh quạt máy phát điện, cũng có thể làm quay máy
bơm nước vào hồ dự trữ để phát điện dưới dạng thủy điện. Việc bơm nước có thể không
ổn định nhưng việc xả nước để phát điện là ổn định. Nước sau khi được xả để phát điện lại
được sức gió bơm ngược vào hồ chứa trên cao.
Năng lượng Mặt Trời: Cũng như sức gió, Việt Nam nhận được rất nhiều năng lượng
Mặt Trời. Phần lớn năng lượng Mặt Trời đang được sử dụng để phơi sấy trong nông nghiệp
và thủy sản.
Hiện nay ở Việt Nam đã có một số thiết bị đun nấu sử dụng năng lượng Mặt Trời.
Chính quyền cần có những hỗ trợ cho người dân vùng quê sử dụng điện Mặt Trời nhằm
chia sẻ gánh nặng từ lười điện quốc gia; hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa, hải đảo sử
dụng tốt nguồn năng lượng này.
Chính quyền cũng cần hỗ trợ phát triển các thiết bị sử dụng năng lượng Mặt Trời
không dưới dạng điện năng, như các bồn chứa nước, hoặc các máy điều hòa nhiệt độ sử
dụng năng lượng mặt trời… cũng như khuyến khích phát triển các thiết bị sử dụng năng
lượng chuyển đổi giữa điện năng và năng lượng mặt trời.
Nghiên cứu phát triển các dạng năng lượng khác như địa nhiệt, khí sinh học…
d. Đầu tư nhà máy điện hạt nhân
Hiện nay có nhiều tranh cãi xung quanh việc đầu tư nhà máy điện hạt nhân. Các
nước phát triển đang có xu hướng giảm dần việc sản xuất điện từ năng lượng hạt nhân vì
lý do an toàn và chất thải gây ô nhiễm môi trường. Xét về quy luật phát triển thì Việt Nam
đang trong giai đoạn cần sử dụng nhiều năng lượng như các nước phát triển đã từng trải
qua. Hiện nay các nước phát triển đã đưa các nhà máy sản xuất đòi hỏi tiêu tốn nhiều năng
lượng sang các nước đang phát triển, áp lực về năng lượng không còn nhiều như trong thời
đại công nghiệp trước đây của họ. Do đó giảm phát điện từ năng lượng hạt nhân là điều tất
yếu.
Riêng ở Việt Nam nếu không đầu tư cho năng lượng hạt nhân thì sự phát triển kinh
tế phụ thuộc quá nhiều về nguồn dầu mỏ đang hết sức bấp bênh trên thị trường thế giới.
Đầu tư cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất không có nghĩa là đảm bảo đủ năng lượng cho
phát triển trong giai đoạn hiện nay. Nguồn năng lượng hạt nhân góp phần giúp ổn định hơn
về phát triển kinh tế. Sử dụng quá nhiều năng lượng từ dầu mỏ làm cạn kiệt nguồn nguyên
liệu quý giá này.
24
1.5.10. Kết luận
Với sự phát triển quá nhanh của kinh tế thế giới hiện tại, nguồn dự trữ năng lượng
từ thuở xa xưa đến nay gần đến ngày cạn kiệt. Khủng hoảng năng lượng do cạn kiệt nguồn
dự trữ là điều sẽ xảy ra nếu con người không nhanh chóng tìm các nguồn năng lượng thay
thế.
Nhưng trước tiên, khi vẫn chưa tìm ra nguồn năng lượng nào đó đủ sức thay thế cho
các nguồn năng lượng chính hiện nay như than, dầu mỏ, khí đốt…, ý thức tiết kiệm năng
lượng cần nằm trong suy nghĩ của mọi công dân.
Một khi đã có ý thức tiết kiệm năng lượng thì mỗi người dân, ở vị trí công việc của
mình, sẽ giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng và luôn tìm tòi các giải pháp tiết kiệm năng
lượng.
Tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên cho mai sau, đó cũng là một thái độ sống
có trách nhiệm với cộng đồng và với những thế hệ tương lai.
1.6. Tình hình sử dụng năng lượng tái tạo trên thế giới và tiềm năng phát triển ở Việt
Nam
1.6.1 Tình hình sử dụng năng lượng tái tạo trên thế giới
Các nguồn năng lượng hóa thạch được khai thác và sử dụng từ rất lâu đang dần cận
kiệt. Theo sự khảo sát của BP (British Petroleum, Anh Quốc) thì sau khoảng 40 năm nữa
dầu mỏ sẽ cạn kiệt và sau khoảng 200 năm nữa than đá cũng sẽ khai thác hết. Cùng với sự
tăng trưởng về kinh tế, nhu cầu về năng lượng cho sản xuất và đời sống ngày càng gia tăng,
theo dự báo của Cơ quan thông tin năng lượng (EIA) trong vòng 24 năm từ năm 2001 đến
năm 2025, mức tiêu thụ năng trên toàn thế giới có thể tăng thêm 54% (khoảng 404 nghìn
triệu BTU năm 2001 tới 623 nghìn triệu BTU vào năm 2025), nhu cầu này chủ yếu rơi vào
các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc, Ấn độ… do đó việc
tìm kiếm các công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo như thủy điện , gió, mặt trời… có ý
nghĩa sống còn với nhân loại và được sự quan tâm rộng rãi trên quy mô toàn thế giới.
Năng lượng tái tạo được định nghĩa là loại năng lượng từ những nguồn liên tục mà
theo chuẩn mực của con người là vô hạn. Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng
tái tạo là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến liên tục trong môi trường và
đưa vào trong các kỹ thuật sử dụng.
Phân loại năng lượng tái tạo dựa theo nguồn gốc ta có thể chia thành:
- Từ bức xạ mặt trời: năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng gió, năng
lượng từ biển…
- Từ nhiệt năng của trái đất: Địa nhiệt.
- Từ động năng của hệ trái đất – mặt trăng – mặt trời: Năng lượng thủy triều.

25
- Các nguồn năng lượng tái tạo nhỏ: Đồng hồ đeo tay, động cơ có độ rung, ăngten thu sóng
điện từ môi trường chuyển sang điện.
Sử dụng năng lượng hóa thạch thải ra môi trường nhiều khí độc hại, gây nên hiệu
ứng nhà kính là nguyên nhân làm trái đất nóng dần lên gây ra các hiện tượng thiên tai, lũ
lụt, hạn hán, và gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Trong những năm cuối thế kỷ XX
do khủng hoảng năng lượng vì vậy công tác nghiên cứu, thăm dò, khai thác và sử dụng
được nhiều quốc gia chú ý và đã đạt được một số thành tựu.

Hình 1.4. Các nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới 2006
750GW thủy điện 235 Sinh khối nhiệt 105GW Mặt trời nhiệt/điện
7GW NL gió 73GW thủy điện nhỏ 45GW Sinh khối nhiệt
39GW từ ethanol 33GW Địa nhiệt 9.5GW Địa điện
6GW từ Biodiesel 5GW và 2.7GW pin mặt trời (kết nối và không nối lưới điện)
0.4 GW mặt trời (nhiệt điện) 0.3 GW từ biển

Hình 1.5. Mức tiêu thụ năng lượng thế giới (đơn vị nghìn triệu triệu BTU)

Hình 1.6. Lượng khí thải CO2 sinh ra khi sử dụng năng lượng hóa thạch
(đơn vị nghìn triệu triệu BTU)
26
Đặc điểm chung của nguồn năng lượng tái tạo là chúng có mặt khắp mọi nơi trên
trái đất dưới các dạng nước, gió, ánh sáng mặt trời… nhưng chúng thường phân tán vì vậy
khó khai thác. Việc khai thác trên quy mô công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao và vốn đầu
tư lớn, việc khai thác trên quy mô hộ gia đình đã đem lại hiệu quả thiết thực to lớn.
1.6.2. Tình hình sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam
a) Pin mặt trời
- Hệ nguồn độc lập từ 20 – 100 kWp:
o Hộ gia đình: 20 – 200 Wp.
o Hộ tập thể: 200 – 2000 Wp.
o Thông tin viễn thông: 200 – 20000 Wp.
o Giao thông đường thủy: 10 – 600 Wp.
o Các ứng dụng khác: giao thông, chiếu sáng công cộng…
- Hệ nguồn nối lưới: 5 – 150 kWp.
o EVN, Viện năng lượng.
o Trung tâm hội nghị quốc gia (150 kWp)
- Tổng công suất lắp đặt: 1,5 MWp
b) Nhiệt mặt trời trên cơ sở hiệu ứng nhà kính
- Thiết bị đun nước nóng:
o Sử dụng: hộ gia đình, khách sạn,…
o Khoảng 1,5 triệu m2 đã được lắp đặt.
- Thiết bị sấy: gia đình, công nghiệp.
- Chưng cất nước.
c) Thủy điện nhỏ (TĐN)
- Đã lắp đặt 507 trạm, ~ 135 MW; 69 trạm ngừng hoạt động, phân bố chủ yếu khu
vực miền núi phía Bắc.
- Khoảng 1300 – 1400 TĐN, CS 200 – 500 W, ~ 35 – 65 MW đang được các gia đình
khu vực miền núi sử dụng.
- 80% TĐN sản xuất từ Trung Quốc, giá rẻ, tuổi thọ thấp.
- Mỗi năm thường chỉ dùng 5-6 tháng; công suất rất hạn chế.
d) Năng lượng gió
- Phát điện: 1 x 800 kW (Bạch Long Vĩ) + 1000 x (150 – 200 W)
- Bơm nước: khoảng 120 máy.
- 20 điểm đo gió trên 20m.

27
- Nhà máy điện gió Tuy Phong (120 MW) ở Bình Thuận phát điện với 5 tuabin
(1,5MW/tuabin).
- Dự án đầu tư 30 MW tại Khánh Hòa.
- Dự án điện gió tại Côn Đảo, Lâm Đồng, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi),…
e) Năng lượng sinh khối
- 63% (2,8/4,5 triệu tấn) bã mía đã được sử dụng để phát điện 150 – 200 MW.
- 23% (1,45/6,5 triệu tấn) trấu dùng cho mục đích năng lượng.
- Dự án đang thực hiện: nhà máy xử lý rác để sản xuất điện 2,4 MW và phân hữu cơ
NPK 1500 – 3000 tấn/năm đang thực hiện ở TP.HCM.
- Viện cơ điện nông nghiệp đã nghiên cứu thành công dây chuyền sử dụng phế phẩm
sinh khối cùng phát điện và nhiệt để sấy.
f) Khí sinh học (KSH)
- Khoảng 60 nghìn hầm KSH có thể tích từ 3 đến 30 m3 đã được xây dựng và đang
sản xuất khoảng 110 triệu m3 khí/năm.
- 70% là quy mô gia đình.
g) Năng lượng địa nhiệt
- Xây dựng nhà máy điện địa nhiệt công suất 18,6 MW tại Quảng Ngãi.
- Chính phủ có định hướng xây dựng nhà máy điện địa nhiệt 20 – 25 MW tại Bình
Định.
- Tập đoàn Ormat – Mỹ xin phép đầu tư xây dựng 5 nhà máy điện địa nhiệt tại Quảng
Bình, Quảng Ngãi,…
1.6.3. Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam
 Năng lượng mặt trời (NLMT): Nước ta có nguồn NLMT khá dồi dào:
- Vùng Đông Bắc: thấp nhất, mật độ 250 ÷ 400 cal/cm2.ngày; số giờ nắng 1600
– 1900 giờ/ngày.
- Vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: trung bình so với cả nước; mật độ 300 – 500
cal/cm2.ngày; 1800 - 2100 giờ/năm.
- Từ Đà Nẵng trở vào: cao, phân bố tương đối đồng đều trong cả năm; 350 – 510
cal/cm2.ngày; 2000 – 2600 giờ/năm.
Bảng 1.2. Số liệu về bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam
Vùng Giờ nắng Bức xạ Ứng dụng
trong năm (Kcal/cm2/năm)
Đông bắc 1500  1700 100  125 Thấp
Tây Bắc 1750  1900 125  150 Trung bình
28
Bắc Trung Bộ 1700  2000 140  160 Tốt
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ 2000  2600 150  175 Rất tốt
Nam Bộ 2200  2500 130  150 Rất tốt
Trung bình cả nước 1700  2500 100  175 Tốt
So với thế giới Việt Nam có nguồn NLMT loại cao.
 Thủy điện nhỏ (TĐN): Tổng tiềm năng TĐN được xác định khoảng 1800 – 2000
MW. Trong đó:
- Loại công suất 0,1 – 10 MW có 500 trạm, tổng công suất tương đương 1400 -
1800 MW chiếm hơn 90% tổng điện năng TĐN.
- Loại công suất bé hơn 100 kW có khoảng 2500 trạm với tổng công suất tương
đương 100 – 200 MW chiếm 7-10% tổng TĐN.
- Loại công suất bé hơn 5 kW đã được khai thác sử dụng rộng rãi.
 Năng lượng gió (NLG): Những khu vực có tiềm năng NLG lớn:
- Dọc bờ biển, trên các đảo, các khu vực có gió địa hình. Vận tốc gió trung
bình năm khoảng V = 2 - 7,5 m/s (độ cao 10 -12 m)
- Dọc bờ biển và các đảo có V = 4,5 – 7,5 m/s, có mật độ NLG từ 800 tới 4500
kWh/m2.
- Khu vực có NLG tốt nhất: Bạch Long Vĩ, Trường Sa, Ninh Thuận,…
 Năng lượng sinh khối (Biomass):
- Tổng trữ lượng khoảng 70 – 80 tấn/năm:
o Gỗ là 25 triệu tấn, chiếm 33%
o Phế phẩm công nông lâm nghiệp khoảng 54 triệu tấn, chiếm khoảng
67%,
- Có 2 nguồn rất quan trọng:
o Trấu: 100 nhà máy xay, 6,5 triệu tấn/năm ~ 75 – 100 MW điện, hiện chỉ
sử dụng cho 7 – 9% cho thủ công, đun nấu.
o Bã mía: 43 nhà máy đường, 4,5 triệu tấn/năm ~ 200 – 250 MW điện,
80% đã dùng phát điện.
 Khí sinh học (Biogas): Tổng tiềm năng 10000 triệu tấn m3/năm. Trong đó:
- Từ người: 623 triệu m3/năm, chiếm 6,3%.
- Từ gia súc: 3062 triệu m3/năm, chiếm 31%.
- Phế thải khác: 6269 triệu m3/năm, chiếm 63%.

29
Hình 1.7. Trữ lượng dầu tương đương trong một năm từ các phụ phẩm nông nghiệp
Bảng 1.3. Tiềm năng khí sinh học
Nguồn nguyên Tiềm năng Dầu tương Tỷ lệ (%)
liệu (triệu m3) đương (TOE)

Phụ phẩm cây 1788,973 0,894 36,7


trồng
Rơm rạ 1470,133 0,735 30,2

Phụ phẩm các cây 318,840 0,109 6.5


trồng khác

Chất thải gia súc 3055,678 1,528 63,3


Trâu 441,438 0,221 8,8
Bò 495,864 0,248 10,1
Lợn (heo) 2118,376 1,059 44,4
Tổng 4844,652 2,422 100,0
 Năng lượng địa nhiệt:
- Có hơn 300 nguồn nước nóng, nhiệt độ T = 30 – 150OC.
o Tây Bắc: 78 nguồn, chiếm 26%.
o Trung Bộ 73 nguồn, chiếm 20%.
o 61% nguồn nhiệt độ cao ở Nam Trung Bộ.
- Tiềm năng 200 – 400 MW.
- Mới được nghiên cứu khai thác gần đây.
30
Hình 1.8. Tỷ lệ phần trăm số nguồn nước nóng của từng vùng
 Năng lượng đại dương: Hầu như chưa khai thác.
- Thủy triều
- Sóng biển
- Nhiệt đại dương
Tóm lại:
1. Năng lượng mặt trời:
• Bức xạ mặt trời trung bình: 5 KWh/m2/ngày.
• Số giờ nắng trung bình: 2000 ÷ 2500 giờ/ngày.
2. Năng lượng gió:
• Trên các đảo 800 ÷ 1400 KWh/m2/năm.
• Khu vực duyên hải Trung Bộ: 500 ÷ 1000KWh/m2/năm.
• Các cao nguyên và các vùng nhỏ hơn 500KWh/m2.
3. Năng lượng sinh khối:
• Tiềm năng : 43 ÷ 46 triệu TOE/năm.
• Tiềm năng khí sinh học: 10 tỷ m3/năm.
• Biogas: 0,4 triệu TOE/năm.
4.Thủy điện nhỏ:
• Tiềm năng lớn hơn 4000 MW.
• Tiềm năng thủy điện nhỏ và cực nhỏ ở vùng núi phía Bắc, Miền Trung và Tây
Nguyên: 2900 MW.
5. Năng lượng địa nhiệt và các loại khác (thủy triều, sóng biển).
• Năng lượng địa nhiệt: 200 ÷ 340MW.
• Các loại khác đang được đánh giá.

31
Hình 1.9. Tỷ lệ % năng lượng tái tạo trong tổng phát điện Việt Nam (Báo cáo 3/2008)
Tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam rất lớn nhưng tỷ lệ đóng góp còn rất thấp
(2,3%). Vì vầy cần phải đẩy mạnh khai thác những loại có tiềm năng lớn như:
• Năng lượng mặt trời: Từ Đà Nẵng trở vào Nam (số giờ nắng trung bình 2500 giờ/
năm).
• Năng lượng gió: Khu vực Duyên Hải Miền Trung (vận tốc gió 4÷7m/s).
• Năng lượng sinh khối : Trấu (4,5 triệu tấn/năm, bã mía (6,5 triệu tấn/năm), khí sinh
học (10.000 triêu m3 năm).
• Thủy điện nhỏ và cực nhỏ: Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
• Năng lượng địa nhiệt: Nam Trung Bộ (73 nguồn nước nóng).
1.7. Các chính sách về năng lượng của Việt Nam
1.7.1. Quan điểm phát triển
- Phát triển năng lượng phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
và đảm bảo đi trước một bước với tốc độ cao, bền vững, đồng bộ, đi đôi với đa dạng hóa
các nguồn năng lượng và công nghệ tiết kiệm năng lượng là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Phát triển năng lượng quốc gia phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế, sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên trong nước kết hợp với việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước ngoài
một cách hợp lý, thiết lập an ninh năng lượng quốc gia trong điều kiện mở, thực hiện liên
kết hiệu quả trong khu vực và toàn cầu, gắn với giữ vững an ninh quốc gia và phát triển
nền kinh tế độc lập, tự chủ.
- Từng bước hình thành thị trường năng lượng, đa dạng hóa sở hữu và phương thức kinh
doanh, hướng tới thỏa mãn tốt nhất lợi ích người tiêu dùng. Thúc đẩy nhanh việc xóa bao
cấp, xóa độc quyền, tiến đến xóa bỏ hoàn toàn việc thực hiện chính sách xã hội thông qua
giá năng lượng.
- Phát triển đồng bộ và hợp lý hệ thống năng lượng: điện, dầu khí, than, năng lượng mới
và tái tạo, trong đó quan tâm phát triển năng lượng sạch, ưu tiên phát triển năng lượng mới

32
và tái tạo. Phân bố hợp lý hệ thống năng lượng theo vùng, lãnh thổ; cân đối từ khâu thăm
dò, khai thác, chế biến; phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ và tái chế.
- Ứng dụng các thành tựu của kinh tế tri thức để nâng cao hiệu suất, hiệu quả kinh doanh
năng lượng. Coi trọng đầu tư cho tiết kiệm năng lượng, giảm tỷ lệ tổn thất.
- Phát triển năng lượng gắn chặt với giữ gìn môi trường sinh thái, bảo đảm thực hiện phát
triển năng lượng bền vững.
1.7.2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội của Đảng, mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 là: bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo
đảm giữ vững an ninh, quốc phòng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước;
cung cấp đầy đủ năng lượng với chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội; khai thác
và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước; đa dạng hóa
phương thức đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng, hình thành và phát triển thị
trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh; đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng mới và
tái tạo, năng lượng sinh học, điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ngành
năng lượng đi đôi với bảo vệ môi trường.
b) Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội: trong
đó năng lượng sơ cấp năm 2010 khoảng 47,5 - 49,5 triệu TOE (tấn dầu quy đổi), đến năm
2020 đạt khoảng 100 - 110 triệu TOE, đến năm 2025 khoảng 110 - 120 triệu TOE và đến
năm 2050 khoảng 310 - 320 triệu TOE.
- Nâng cao độ chính xác trong việc đánh giá trữ lượng các nguồn năng lượng sơ cấp (than,
dầu khí, thủy điện và u-ra-ni-um). Mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới
trong việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác than, dầu khí và các dạng năng lượng khác ở nước
ngoài bổ sung nguồn năng lượng thiếu hụt trong nước.
- Phát triển nguồn, lưới điện, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã
hội, đến năm 2010 độ tin cậy cung cấp của nguồn điện là 99,7%; lưới điện bảo đảm tiêu
chuẩn n-1.
- Phát triển các nhà máy lọc dầu, từng bước đáp ứng đủ nhu cầu về các sản phẩm dầu trong
nước, đưa tổng công suất các nhà máy lọc dầu lên khoảng 25 đến 30 triệu tấn dầu thô vào
năm 2020.
- Bảo đảm mức dự trữ chiến lược xăng dầu quốc gia đạt 45 ngày tiêu thụ bình quân vào
năm 2010, đạt 60 ngày vào năm 2020 và đạt 90 ngày vào năm 2025.

33
- Phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 3% tổng năng lượng
thương mại sơ cấp vào năm 2010; khoảng 5% vào năm 2020, và khoảng 11% vào năm
2050.
- Hoàn thành chương trình năng lượng nông thôn, miền núi. Đưa số hộ nông thôn sử dụng
năng lượng thương mại để đun nấu lên 50% vào năm 2010 và 80% vào năm 2020. Đến
năm 2010 đạt 95% số hộ dân nông thôn có điện, đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông
thôn có điện.
- Xây dựng các mục tiêu, tiêu chuẩn dài hạn về môi trường theo hướng thống nhất với tiêu
chuẩn môi trường khu vực và thế giới, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước. Kiểm
soát và giảm nhẹ ô nhiễm môi trường trong các hoạt động năng lượng; đến năm 2015 tất
cả các công trình năng lượng phải đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường.
- Chuyển mạnh các ngành điện, than, dầu khí sang hoạt động theo cơ chế thị trường cạnh
tranh có sự điều tiết của Nhà nước. Hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh giai đoạn
sau năm 2022; hình thành thị trường kinh doanh than, dầu khí trong giai đoạn từ nay đến
năm 2015.
- Tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết và đồng bộ để đưa tổ máy điện hạt nhân đầu
tiên vận hành vào năm 2020, sau đó tăng nhanh tỷ trọng điện hạt nhân trong cơ cấu năng
lượng quốc gia. Đến năm 2050, năng lượng điện hạt nhân chiếm khoảng 15 - 20% tổng
tiêu thụ năng lượng thương mại toàn quốc.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng. Phấn đấu từ năm 2010 - 2015,
thực hiện liên kết lưới điện khu vực (bằng cấp điện áp đến 500 kV), từ năm 2015 - 2020,
thực hiện liên kết hệ thống khí thiên nhiên khu vực.
1.7.3. Định hướng phát triển
a. Định hướng phát triển ngành điện
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ưu tiên xây
dựng các nhà máy thủy điện một cách hợp lý, đồng thời phát triển các nhà máy nhiệt điện
sử dụng than và khí thiên nhiên. Khuyến khích phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng
mới, tái tạo.
- Định hướng phát triển ngành điện theo hướng đa dạng hóa sở hữu. Tập đoàn Điện lực
Việt Nam (EVN) chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển nguồn điện và hệ thống
truyền tải của quốc gia. Công bố công khai danh mục các dự án đầu tư khuyến khích các
thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực phát điện và phân phối điện.
- Đa dạng các hình thức đầu tư trong phát triển nguồn và lưới phân phối.
- Tiếp tục thí điểm và từng bước mở rộng việc cổ phần hóa các nhà máy điện, các đơn vị
phân phối điện.

34
- Tách hoạt động công ích khỏi hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện trợ giá cho các
hoạt động điện lực tại các vùng sâu, vùng xa.
- Mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế.
- Từng bước hình thành và phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam.
- Nghiên cứu phát triển nhà máy điện hạt nhân.
- Đảm bảo phát triển bền vững, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường.
b. Định hướng phát triển ngành than
- Đẩy mạnh công tác thăm dò đánh giá trữ lượng than trên mức -300m, và tìm kiếm sâu từ
-400 đến -1100 tại vùng than Quảng Ninh.
- Khuyến khích các địa phương có các điểm than đầu tư thăm dò, để khai thác phục vụ cho
nhu cầu tại chỗ.
- Tranh thủ các nguồn vốn để thăm dò đánh giá trữ lượng và nghiên cứu khả năng khai thác
vùng than đồng bằng sông Hồng.
- Phát triển ngành Than ổn định, bền vững, đáp ứng nhu cầu than cho nền kinh tế quốc dân;
bảo đảm thị trường tiêu dùng than trong nước ổn định, dành một phần hợp lý xuất khẩu.
- Phát triển ngành Than phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, quốc phòng,
an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư khai thác, sàng tuyển và phân phối
than. Xây dựng lộ trình cổ phần hóa các công ty sản xuất than, tiến tới hình thành thị trường
than.
c. Định hướng phát triển ngành dầu khí
- Phân định rõ giữa chức năng quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh của các cơ
quan quản lý và sản xuất kinh doanh trong ngành Dầu khí. Tập trung chức năng quản lý
nhà nước về dầu khí vào một đầu mối.
- Xây dựng cơ sở pháp lý cho các hoạt động của ngành Dầu khí, đặc biệt quan tâm đến các
hoạt động trung nguồn và hạ nguồn, trong đó có các nhiệm vụ quan trọng của quản lý kinh
tế và kỹ thuật trong ngành khí thiên nhiên như: cấp phép vận chuyển và phân phối khí, phê
duyệt giá khí, phí vận chuyển, phân phối khí, các quy định về các tiêu chuẩn kỹ thuật…
- Khuyến khích và đẩy nhanh công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí; xây dựng một hệ thống
tổ chức rõ ràng và hiệu quả để giám sát hợp đồng và xét trao thầu các lô thăm dò; định kỳ
xem xét, điều chỉnh các điều khoản về tài chính để việc đầu tư thăm dò, phát triển dầu khí
ở Việt Nam cạnh tranh được với các nước khác.
- Ưu tiên phát triển, khai thác và sử dụng khí thiên nhiên. Khuyến khích và ưu đãi cho các
nhà đầu tư thăm dò và khai thác các mỏ khí, đặc biệt là các mỏ khí có trữ lượng giới hạn
biên. Đa dạng hóa hình thức đầu tư, liên doanh xây dựng nhà máy điện chạy khí để bán
điện cho lưới điện quốc gia.
35
- Có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ cao để khai
thác các mỏ dầu, khí có trữ lượng giới hạn biên.
- Chính sách trong lĩnh vực chế biến dầu khí:
+ Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia liên doanh góp vốn xây dựng các nhà
máy lọc, hóa dầu, được tham gia thị trường phân phối sản phẩm với thị phần nhất định.
+ Thu hút các công ty kinh doanh sản phẩm dầu khí tham gia liên doanh phát triển các nhà
máy lọc dầu để gắn sản xuất với tiêu thụ, điều hòa lợi nhuận giữa sản xuất và kinh doanh.
- Nhà nước khuyến khích và bảo hộ cho các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu
khí ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
d. Định hướng phát triển năng lượng mới và tái tạo
- Về điều tra quy hoạch: các dạng năng lượng mới và tái tạo chưa được đánh giá đầy đủ,
bởi vậy cần có kế hoạch và đầu tư thích đáng cho điều tra bổ sung các số liệu, tiến tới quy
hoạch, phân vùng các dạng năng lượng này để có kế hoạch đầu tư, khai thác hợp lý. Lập
các tổ chức chuyên trách, thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau để điều tra, xây dựng
quy hoạch, kế hoạch. Thực hiện tuyên truyền, tổ chức nghiên cứu, chế thử và triển khai
rộng khắp trên toàn lãnh thổ.
- Tăng cường tuyên truyền sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo để cấp cho các
khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Xây dựng cơ chế quản lý để duy trì và phát
triển các nguồn điện ở những khu vực này.
- Lồng ghép sử dụng năng lượng mới và tái tạo vào chương trình tiết kiệm năng lượng và
các chương trình mục tiêu quốc gia khác như chương trình điện khí hóa nông thôn, trồng
rừng, xóa đói giảm nghèo, nước sạch, VAC…
- Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các cơ sở thích hợp để sản xuất, lắp ráp, sửa
chữa các loại thiết bị năng lượng mới như đun nước nóng, thủy điện nhỏ, động cơ gió, hầm
khí sinh vật… ở những nơi có điều kiện. Hợp tác mua công nghệ của các nước đã phát triển
để lắp ráp các thiết bị công nghệ cao như pin mặt trời, điện gió… từng bước làm phù hợp
và tiến tới lắp ráp, chế tạo trong nước.
- Hỗ trợ đầu tư cho các chương trình điều tra, nghiên cứu, chế tạo thử, xây dựng các điểm
điển hình sử dụng năng lượng mới và tái tạo; ưu đãi thuế nhập thiết bị, công nghệ mới,
thuế sản xuất, lưu thông các thiết bị; bảo hộ quyền tác giả cho các phát minh, cải tiến kỹ
thuật có giá trị.
- Cho phép các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phối hợp đầu tư khai thác
nguồn năng lượng mới và tái tạo trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

36
1.7.4. Các chính sách
a. Chính sách bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia
Ưu tiên thực hiện chính sách bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia theo hướng phát
triển đồng bộ các nguồn năng lượng; khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng
trong nước; giảm bớt phụ thuộc vào các sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu; xuất nhập khẩu than
hợp lý (trước mắt giảm lượng than xuất khẩu hàng năm); liên kết hệ thống năng lượng
trong khu vực; mở rộng kho dự trữ xăng dầu; kết hợp an ninh năng lượng với bảo đảm
quốc phòng, an ninh quốc gia.
b. Chính sách giá năng lượng
Chính sách giá năng lượng được coi là một trong những chính sách đột phá; nhanh
chóng xóa bỏ độc quyền, bao cấp trong cả sản xuất và tiêu dùng năng lượng. Giá năng
lượng cần được xác định phù hợp với cơ chế thị trường; Nhà nước điều tiết giá năng lượng
thông qua chính sách thuế và các công cụ quản lý khác.
c. Chính sách đầu tư cho phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo, năng lượng
sinh học, điện hạt nhân
Ưu tiên phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học, điện
hạt nhân. Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm nguồn năng lượng; có chính sách
bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển năng lượng.
d. Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cần xác định những
yêu cầu cụ thể về tiết kiệm đối với các ngành sử dụng nhiều năng lượng; khuyến khích việc
ứng dụng thiết bị, công nghệ mới tiết kiệm năng lượng.
e. Chính sách bảo vệ môi trường
Chính sách bảo vệ môi trường nhằm thực hiện việc đảm bảo việc khai thác và sử
dụng năng lượng với việc quản lý tốt môi trường; áp dụng các tiêu chuẩn môi trường tiên
tiến hợp lý.
1.7.5. Các giải pháp thực hiện
a. Giải pháp về đầu tư phát triển
- Hoàn thiện tổ chức và quản lý các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Công nghiệp Than và
Khoáng sản Việt Nam, Dầu khí Việt Nam theo hướng Tập đoàn công nghiệp - thương mại
- tài chính, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế, giữ vai trò chủ đạo trong việc đầu
tư phát triển năng lượng.
- Xem xét mở rộng việc thăm dò, khai thác năng lượng sơ cấp ở vùng biển đảo xa, vùng
biển chồng lấn giữa Việt Nam với một số nước trong khu vực.

37
- Đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng; ưu tiên hợp tác với các
nước láng giềng (Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc); sử dụng có hiệu quả các nguồn năng
lượng khai thác từ nước ngoài.
- Công khai danh mục các dự án đầu tư; khuyến khích các thành phần kinh tế trong và
ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng.
b. Giải pháp về cơ chế tài chính
- Tăng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các dự án năng lượng nông thôn, miền
núi, hải đảo để góp phần phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo cho các khu vực này;
xem xét thành lập quỹ phát triển năng lượng để hỗ trợ đầu tư cho phát triển năng lượng
mới và tái tạo, thực hiện các dự án công ích.
- Ưu tiên bố trí nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, nguồn vốn ODA và các
nguồn vốn vay song phương khác của nước ngoài cho các dự án năng lượng như: tìm kiếm
thăm dò, phát triển nguồn năng lượng mới tái tạo, năng lượng sinh học,…
c. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và
công nghệ lành nghề; đào tạo bổ sung, đón đầu cho những ngành còn thiếu, còn yếu, nhất
là các ngành năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học, lọc hóa dầu, điện hạt nhân.
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới, nhất là trong
lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò dầu khí, than; sắp xếp lại các cơ sở nghiên cứu khoa học - công
nghệ, đào tạo theo hướng vừa tập trung, vừa chuyên sâu; phát triển đồng bộ tiềm lực khoa
học - công nghệ, ứng dụng và cải tiến công nghệ nước ngoài, tiến tới sáng tạo công nghệ
mới trong ngành năng lượng của Việt Nam.
- Đẩy mạnh việc triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng; tăng cường phối hợp giữa
chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong việc vận động quần chúng
triệt để tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường.
d. Giải pháp về cơ chế tổ chức
- Thực hiện tái cơ cấu ngành năng lượng để từng bước hình thành thị trường năng lượng
cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở đảm bảo ổn định chính trị - xã hội.
- Ban hành mới đi đôi với sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật hiện hành để
các doanh nghiệp năng lượng chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường; xóa bỏ độc
quyền doanh nghiệp.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 1
1. Em hãy cho biết tình hình sử dụng năng lượng trên thế giới?
2. Các dạng năng lượng tái tạo? Tình hình sử dụng năng lượng tái tạo và tiềm năng
phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam?
3. Các chính sách về năng lượng của Việt Nam?
38
CHƯƠNG 2: NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG


Nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về năng lượng mặt trời, nguồn năng lượng này
là một trong các nguồn năng lượng tái tạo quan trọng nhất mà thiên nhiên ban tặng cho
hành tinh chúng ta. Đồng thời nó cũng là nguồn gốc của các nguồn năng lượng tái tạo khác
như năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng các dòng sông,.v.v… Năng lượng
mặt trời có thể nói là vô tận. Tuy nhiên để khai thác, sử dụng nguồn năng lượng này cần
phải biết các đặc trưng và tính chất cơ bản của nó, đặc biệt khi tới bề mặt quả đất, [2 - 4].
2.1. Nguồn năng lượng mặt trời
2.1.1. Cấu trúc của mặt trời
Có thể xem mặt trời là một quả cầu khí ở cách quả đất 1,49.108 km. Từ trái đất chúng
ta nhìn mặt trời dưới một góc mở là 31’59. Từ đó có thể tính được đường kính của mặt trời
là R = 1,4.106 km, tức là bằng 109 lần đường kính quả đất và do đó thể tích của mặt trời
lớn hơn thể tích quả đất 130.104 lần. Từ định luật hấp dẫn người ta cũng tính được khối
lượng của mặt trời là 1,989.1027 tấn, lớn hơn khối lượng quả đất 33.104 lần. Mật độ trung
bình của mặt trời là 1,4g/cm3, lớn hơn khối lượng riêng của nước (1 g/cm3) khoảng 50%.
Tuy nhiên mật độ ở các lớp vỏ khác nhau của mặt trời rất khác nhau. Ở phần lõi của mặt
trời, do bị nén với áp suất rất cao nên mật độ lên tới 160 g/cm3, nhưng càng ra phía ngoài
mật độ càng giảm và giảm rất nhanh.
Nhật miện

Sắc cầu
Quang cầu 500km
2500km
Miền đối lưu

Tầng trung

0,86R0
R0/4
Lõi mặt trời
R0 Hạt dạng kim
1,5.107 K 00
8.106 K 000
0
R0 = 1,4.106 km 0000
M = 1,989.1027 tấn hạt

106 K
10-14

Hình 2.1. Cấu trúc của mặt trời

39
Một cách khái quát có thể chia mặt trời thành hai phần chính: phần phía trong và phần
khí quyển bên ngoài (Hình 2.1). Phần khí quyển bên ngoài lại gồm 3 miền và được gọi là
quang cầu, sắc cầu và nhật miện. Còn phần bên trong của nó cũng có thể chia thành 3 lớp
và gọi là tầng đối lưu, tầng trung gian và lõi mặt trời. Một số thông số của các lớp của mặt
trời được cho trên hình 2.1.
Từ mặt đất nhìn lên ta có cảm giác mặt trời là một quả cầu lửa ổn định. Thực ra bên
trong mặt trời luôn luôn có sự vận động mạnh mẽ không ngừng. Sự ẩn hiện của các đám
đen, sự biến đổi của quầng sáng và sự bùng phát dữ dội của khu vực xung quanh các đám
đen là bằng chứng về sự vận động không ngừng trong lòng mặt trời. Ngoài ra, bằng kính
thiên văn có thể quan sát được cấu trúc hạt, vật thể hình kim, hiện tượng phụt khói, phát
xung sáng,.v.v... luôn luôn thay đổi và rất dữ dội.
2.1.2. Năng lượng mặt trời
Về mặt vật chất thì mặt trời chứa đến 78,4% khí Hydro (H2), Heli (He) chiếm 19,8%,
các nguyên tố kim loại và các nguyên tố khác chỉ chiếm 1,8%.
Năng lượng do mặt trời bức xạ ra vũ trụ là một lượng khổng lồ. Mỗi giây nó phát ra
3,865.1026 J, tương đương với năng lượng đốt cháy hết 1,32.1016 tấn than đá tiêu chuẩn.
Nhưng bề mặt quả đất chỉ nhận được một năng lượng rất nhỏ và bằng 17,57.10 16J hay
tương đương năng lượng đốt cháy của 6.106 tấn than đá.
Năng lượng khổng lồ từ mặt trời được xác định là sản phẩm của các phản ứng nhiệt
hạt nhân. Theo thuyết tương đối của Anhstanh và qua phản ứng nhiệt nhiệt hạt nhân khối
lượng có thể chuyển thành năng lượng. Nhiệt độ mặt ngoài của mặt trời khoảng 6000 0K,
còn ở bên trong mặt trời nhiệt độ có thể lên đến hàng triệu độ. Áp suất bên trong mặt trời
cao hơn 340.108 MPa. Do nhiệt độ và áp suất bên trong mặt trời cao như vậy nên vật chất
đã nhanh chóng bị ion hoá và chuyển động với năng lượng rất lớn. Chúng va chạm vào
nhau và gây ra hàng loạt các phản ứng hạt nhân. Người ta đã xác định được nguồn năng
lượng của mặt trời chủ yếu do hai loại phản ứng hạt nhân gây ra. Đó là các phản ứng tuần
hoàn giữa các hạt nhân Cacbon và Nitơ (C.N) và phản ứng hạt nhân Proton.
a) Quá trình phản ứng tuần hoàn C.N
Quá trình có thể mô tả như sau:
- Hạt nhân C612 va chạm với một proton tạo ra đồng vị N713 và độ hụt khối m1. Năng
lượng tương ứng với độ hụt khối sẽ là E1 = m1.c2 với c = 300.000km/s là vận tốc ánh
sáng trong chân không.
- Đồng vị N713 không bền lại biến thành đồng vị C613 và phát ra 1 positron.
- Đồng vị C613 va chạm với 1 proton tạo ra đồng vị N714 và tia  là năng lượng điện từ
có bước sóng rất ngắn, E2.
- Đồng vị N714 va chạm với 1 proton tạo ra đồng vị Oxy O815 không bền và độ hụt
khối m2 biến thành năng lượng E3 cũng dưới dạng tia .
- Đồng vị O815 biến đổi thành N715 và phát ra một positron.

40
- Cuối cùng đồng vị N715 va chạm với proton biến thành C612 và một hạt , He24.
Như vậy ta thấy sau chuỗi phản ứng nói trên, hạt nhân C612lại trở về đồng vị C612.
Điều đó có nghĩa là phản ứng hạt nhân C.N có tính tuần hoàn. Trong quá trình phản ứng
một lượng Hydro bị tiêu hao và chuyển thành năng lượng.
b) Phản ứng tuần hoàn Proton- Proton có thể viết như sau
H11 + H11  C + e+ +  + h
D12 + H11  D23 + 
He13 + He23  He24 + 2 H11
Trong đó D12 là đồng vị Hydro nặng (còn gọi là Đơ.tri); e+ là positron; h là năng
lượng của hạt ánh sáng hay photon; He13 , He23 và He24 là các đồng vị của hạt nhân Heli.
Cả hai loại phản ứng nói trên đều có kết quả chung là phản ứng kết hợp 4 hạt nhân
nguyên tử Hydro để tạo ra hạt nhân nguyên tử Heli (hạt ). Biết khối lượng của hạt nhân
Hydro hay proton và Heli là:
mP = 1,672.10-24g
m = 6,644.10-24g
Từ đó tính được độ hụt khối m của phản ứng kết quả sẽ là :
m = (4.mP . m ) = 0,044.10-24g
hay bằng 0,7% tổng khối lượng của 4 proton. Từ biểu thức của Anhstanh E = m.c2
ta tính được năng lượng được giải phóng ra khi 1g hạt nhân tạo phản ứng sẽ là 9.10 13J. Như
vậy khi có 1 g proton tham gia phản ứng hạt nhân thì bị tiêu hao mất 0,7% g và phát ra một
năng lượng là:
9.1013J x 0,7% = 6,3.1011J
Ở trên cho thấy, mỗi giây mặt trời bức xạ một năng lượng là 3,8.1026J. Như vậy trong
mỗi giây lượng nhiên liệu Hydro tham gia phản ứng là (3,8.1026/6,3.1011) = 6,03.108 tấn.
Tổn thất khối lượng thực tế là:
6,03.108 x 0,7% = 4,22.106 tấn/giây
Khối lượng của mặt trời xấp xỉ 2.1027 tấn. Như vậy để mặt trời chuyến hoá hết khối
lượng của nó thành năng lượng cần một khoảng thời gian là 15.1013 năm. Từ đó có thể thấy
rằng nguồn năng lượng mặt trời là khổng lồ và lâu dài.
2.1.3. Phổ bức xạ mặt trời
Bức xạ mặt trời có bản chất là sóng điện từ, là quá trình truyền các dao động điện từ
trường trong không gian. Trong quá trình truyền sóng, các vectơ cường độ điện trường và
cường độ từ trường luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền của
sóng điện từ. Quãng đường mà sóng điện từ truyền được sau một chu kỳ dao động điện từ
được gọi là bước sóng .
Trong chân không vận tốc truyền của sóng điện từ gần đúng bằng c = 3.10 8 m/s. Còn
trong môi trường vật chất, vận tốc truyền của sóng nhỏ hơn và bằng v = c/n, trong đó n
được gọi là chiết suất tuyệt đối của môi trường, với n  1. Các sóng điện từ có bước sóng

41
trải dài trong một phạm vi rất rộng từ 10-7nm (nano mét) đến hàng nghìn km. Hình 2.2 trình
bày thang sóng điện từ của bức xạ mặt trời.
Tia Tia
vũ Tia
 Tia Tia tử hồng Sóng Sóng vô tuyến (m)
trụ
Rơnghen ngoại ngoại ngắn
điện
12
10-10 10-8 10-6 10-4 10-2 100 102 104 106 108 1010 10 1014
Tia
nhìn
thấy

Hình 2.2. Thang sóng điện từ của bức xạ mặt trời


Ánh sáng nhìn thấy có bước sóng từ 0,4m đến gần 0,8m, chỉ chiếm một phần rất
nhỏ của phổ sóng điện từ của bức xạ mặt trời. Mặc dù có cùng bản chất là sóng điện từ
nhưng các loại sóng điện từ có bước sóng  khác nhau thì gây ra các tác dụng lý học, hoá
học và sinh học rất khác nhau. Nói riêng trong vùng phổ nhìn thấy được, sự khác nhau về
bước sóng gây cho ta cảm giác màu sắc khác nhau của ánh sáng. Khi đi từ bước sóng dài
 = 0,8m đến giới hạn sóng ngắn  = 0,4m ta nhận thấy màu sắc của ánh sáng thay đổi
liên tục từ đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Mắt người nhạy nhất đối với ánh sáng màu
vàng có bước sóng  = 580m. Sự phân bố năng lượng đối với các bước sóng khác nhau
cũng khác nhau. Bảng 2.1 cho thấy quan hệ giữa mật độ năng lượng của bức xạ điện từ
phụ thuộc vào bước sóng của nó, còn bảng 2.2 là quan hệ giữa màu sắc của ánh sáng và
bước sóng của nó. Từ bảng 2.1 ta thấy rằng mật độ năng lượng bức xạ mặt trời chủ yếu
phân bố trong giải bước sóng từ  = 0,2 m (tử ngoại C, tỷ lệ mật độ năng lượng 0,57%)
đến  = 3.0 m (hồng ngoại, tỷ lệ mật độ năng lượng 1,93%), còn ngoài vùng đó mật độ
năng lượng không đáng kể.
Khi bức xạ mặt trời đi qua tầng khí quyển bao quanh quả đất, nó bị các phân tử khí,
các hạt bụi,.v.v… hấp thụ hoặc bị làm tán xạ, nên phổ và năng lượng mặt trời khi đến bề
mặt quả đất bị thay đổi rất đáng kể.
Bảng 2.1. Phân bố phổ bức xạ mặt trời theo bước sóng
Quang phổ Bước sóng Mật độ năng Tỷ lệ %
lượng (W/m2)
Tia vũ trụ < 1nm 6,978.10.5
Tia X 0,1nm 6,978.10.7
Tia tử ngoại C 0,2  0,28m 7,864.106 0,57
Tia tử ngoại B 0,28  0,32m 2,122.101 1,55
Tia tử ngoại A 0,32  0,40m 8,073.101 5,90
0,40  0,52m 2,240.102 16,39
Tia nhìn thấy 0,52  0,62m 1,827.102 13,36

42
0,62  0,78m 2,280.102 16,68
0,78  1,40m 4,125.10 2
30,18
Tia hồng ngoại 1,40  3,00m 1,836.10 2
13,43
3,00  100,00m 2,637.101 1,93
0,10  10,0cm 6,978.10 .9

Sóng vô tuyến điện 10,00  100,0cm 6,978.10.10


1,0  20,0 m 6,978.10.9
Bảng 2.2. Màu sắc và bước sóng của ánh sáng mặt trời
Màu sắc Bước sóng (nm) Vùng sóng (nm)
Đỏ 700 640  760
Da cam 620 600  640
Vàng 580 550  600
Xanh 510 480  550
Lam 470 450  480
Tím 420 400  450
2.1.4. Quỹ đạo trái đất
Quả đất có thể xem gần đúng là một quả cầu quay xung quanh mặt trời trên quỹ đạo
gần tròn có bán kính trung bình là R=1,495.1011 m (Hình 2.3). Thời gian cần thiết để quả
đất quay được một vòng xung quanh mặt trời là 365 và 1/4 ngày hay một năm.
Ngoài chuyển động quay xung quanh mặt trời, quả đất còn tự quay xung quanh trục
riêng của nó. Trục quay riêng là đường thẳng đi qua hai cực Bắc. Nam của quả đất và tạo
một góc  = 23045 so với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo của quả đất xung quanh mặt
trời. Chu kỳ quay của qủa đất xung quanh trục riêng của nó là 24 giờ hay một ngày đêm.
Mặt phẳng vuông góc với trục của quả đất và cắt bề mặt quả đất một tiết diện lớn nhất
gọi là mặt phẳng xích đạo, còn đường tròn lớn nhất là giao tuyến giữa mặt phẳng xích đạo
và mặt cầu trái đất gọi là đường xích đạo (còn gọi là vĩ tuyến 0), [1, 3, 4, 5].
Sự định hướng của trục quay riêng của quả đất cùng với sự chuyển động của nó xung
quanh mặt trời và xung quanh trục riêng dẫn đến sự thay đổi liên tục của bức xạ mặt trời
trên bề mặt quả đất. Hình 2.3 cho thấy các vị trí của quả đất đối với tia sáng mặt trời ở các
ngày đặc biệt trong một năm, đó là: Hạ chí (21.6) và Đông chí (21.12), Xuân phân (21.3)
và Thu phân (21. 9).
Ngày hạ chí, tia mặt trời (tia trực xạ) tới vuông góc với bề mặt trái đất ở Vĩ tuyến
23,45 độ Bắc. Còn ở ngày Đông chí, tia mặt trời lại chiếu vuông góc với mặt đất ở Vĩ tuyến
23, 45 độ Nam. Trong các ngày Xuân phân và Thu phân tia mặt trời chiếu vuông góc với
mặt đất ở Xích đạo. Đối với các địa phương ở bắc bán cầu trong các tháng mùa hạ (từ tháng
43
4 đến tháng 7) tia mặt trời chiếu “trực diện” hơn và khoảng cách đến mặt trời ngắn hơn.
Do vậy, bắc bán cầu nhận được nhiều bức xạ mặt trời hơn, ngày dài và đêm ngắn. Ngược
lại trong các tháng đó, ở phần nam bán cầu, khoảng cách đến mặt trời dài hơn nên nhận
được bức xạ mặt trời ít hơn và thời gian này là mùa đông đối với nam bán cầu. Trong các
tháng ở hai bên ngày Đông chí (tháng 11, 1, 2) tình hình hoàn toàn ngược lại. Thời gian đó
bắc bán cầu là mùa Đông còn nam bán cầu là mùa Hạ.
Ở hai vị trí trung gian khác của quả đất là vào ngày Xuân phân và ngày Thu phân thì
cả hai phần quả cầu, bắc và nam bán cầu cách đều mặt trời, ở mọi địa phương trên mặt đất
có 12 giờ ban ngày và 12 giờ ban đêm.

Hình 2.3. Sự chuyển động của Quả đất xung quanh mặt trời
Góc giữa tia mặt trời (trực xạ) tạo với mặt phẳng xích đạo được gọi là góc lệch 
(declination angle). Ở ngày Hạ chí, góc  bằng +23045; ở ngày Đông chí  bằng -23045.
Còn ở các ngày khác trong năm góc lệch  biến đổi theo biểu thức, [1- 5]:
 360 
  23, 45sin  (248  n )  ( 2.1 )
 365 

trong đó n là số ngày tính từ ngày của năm. Hình 2.3 biểu diễn sự biến đổi của góc lệch 
theo thời gian (ngày) trong năm.

Hình 2.4. Sự thay đổi của góc lệch  theo các ngày trong một năm

44
2.1.5. Lớp khí quyển quả đất và ảnh hưởng của nó đến năng lượng mặt trời trên bề
mặt quả đất
Để tính bức xạ mặt trời tới một địa điểm nào đó trên bề mặt quả đất trước hết cần
xác định vị trí của mặt trời ở thời điểm tính toán vì như đã biết, do chuyển động tương đối
của hệ mặt trời. quả đất nên bức xạ mặt trời tới bề mặt quả đất luôn luôn thay đổi theo thời
gian và không gian. Để cho thuận lợi, trong các tính toán này ta dùng hệ toạ độ trong đó
quả đất được coi là đứng yên, còn mặt trời “chuyển động” từ Đông sang Tây trên bầu trời
hình nửa bán cầu úp vào mặt phẳng bề mặt quả đất (Hình 2.5). Trong hệ toạ độ này để xác
định vị trí của mặt trời ở một thời điểm nào đó trong ngày, trước hết ta cần xác định hai
góc sau:
- Góc độ cao (altitude angle), 
- Góc lệch của tia mặt trời khỏi hướng Nam (azimuth angle) Az
Một người quan sát đứng tại điểm P trên mặt đất sẽ thấy mặt trời “mọc” ở phía Đông,
chuyển động trên bầu trời từ Đông sang Tây theo một cung tròn và “lặn” ở phía Tây. Vào
mùa Hạ ở phần Bắc bán cầu, thời gian mặt trời chuyển động trên cung quỹ đạo của nó dài
hơn thời gian đó ở mùa Đông. Ở thời điểm quan sát, giả sử mặt trời ở vị trí O trên quỹ đạo
của nó. Đoạn thẳng OP là hướng cuả tia mặt trời chiếu xuống điểm quan sát P. Góc giữa
tia OP tạo với mặt phẳng ngang (mặt đất) được định nghĩa là Góc độ cao  của mặt trời
tại thời điểm đó.

 Z

Hình 2.5. Các toạ độ xác định vị trí của mặt trời trên bầu trời
Góc  là góc nằm trong mặt phẳng thẳng đứng chứa tia OP và hình chiếu của nó O'P
trên mặt phẳng nằm ngang. Góc giữa tia mặt trời OP và pháp tuyến PN của mặt phẳng
nằm ngang gọi là góc Zenith Z. Như vậy giữa  và Z có liên hệ: + Z = /2.
Góc lệch AZ (Azimuth) so với hướng Nam là góc nằm trong mặt phẳng ngang và
được tạo bởi hình chiếu của OP trên mặt phẳng ngang là O’P và hướng nam PS.

45
Để xác định một vị trí một điểm trên mặt đất ta dùng các toạ độ kinh tuyến và vĩ
tuyến (hình 2.6).
Các giao điểm giữa trục quay riêng của quả đất với bề mặt của nó là điểm cực bắc
và điểm cực nam. Các nửa đường tròn vẽ trên mặt quả đất, đi qua hai điểm cực bắc và cực
nam và nằm trong mặt phẳng chứa trục quay của quả đất gọi là kinh tuyến, (được ký hiệu
là L) . Ta qui ước kinh tuyến gốc (còn gọi là kinh tuyến “0”) là kinh tuyến đi qua
Greenwich, một địa phương của nước Anh. Các kinh tuyến còn lại được gọi theo góc nằm
trong mặt phằng xích đạo và có đỉnh là tâm quả đất và được tạo bởi 2 tia bán kính kẻ từ
kinh tuyến gốc và kinh tuyến quan sát (hình 2.5b). Các kinh tuyến nằm ở phía bên phải
kinh tuyến gốc được gọi là kinh tuyến đông, còn ở bên trái kinh tuyến gốc thì gọi là kinh
tuyến tây.
Các đường tròn vẽ trên bề mặt quả đất và nằm trong các mặt phẳng song song với
mặt phẳng xích đạo gọi là các vĩ tuyến, (được ký hiệu là ử,hình 2.5a). Đường xích đạo là
vĩ tuyến 0. Các vĩ tuyến ở Bắc bán cầu được đánh số từ vĩ tuyến 0 đến vĩ tuyến 900N (Bắc),
theo góc vẽ từ tâm quả đất đến vĩ tuyến quan sát và mặt phẳng xích đạo. Vĩ tuyến 900N là
điểm cực Bắc. Đối với các vĩ tuyến ở nam bán cầu cũng được đánh số từ 0 đến 900S (Nam).
Vĩ tuyến 90 0 S là điểm cực Nam. Như vậy vị trí của một điểm bất kỳ nằm trên mặt đất
được xác định hoàn toàn bởi kinh tuyến và vĩ tuyến của nó. Ví dụ Hà nội: vĩ tuyến 21 0 Bắc
và kinh tuyến 105,80 Đông (210N; 105,80E). Trong tính toán năng lượng mặt trời tới trên
mặt đất chỉ có thông số vĩ tuyến (vĩ độ) là có vai trò quan trọng, còn kinh tuyến của địa
điểm không ảnh hưởng đến năng lượng mặt trời vì quả đất tự quay xung quanh trục xiên
của nó đều đặn.
2.1.6. Đặc điểm của bức xạ mặt trời trên bề mặt quả đất
a) Phổ bức xạ mặt trời: Qủa đất bị bao bọc xung quanh bởi một tầng khí quyển có chiều
dày H khoảng 7991 km bao gồm các phân tử khí, hơi nước, các hạt bụi, các hạt chất lỏng,
chất rắn và các đám mây,.v.v… Vì vậy, khi bức xạ mặt trời xuyên qua lớp khí quyển đó
để đến được mặt đất thì năng lượng và phổ của nó bị thay đổi đáng kể.

Hình 2.6. Định nghĩa các vĩ tuyến (a) và kinh tuyến (b)

46
Ở bên ngoài lớp khí quyển quả đất, năng lượng bức xạ mặt trời là hằng số và có giá
trị là 1353 W/m2. Gía trị này được gọi là hằng số mặt trời. Phổ của bức xạ mặt trời là một
đường cong liên tục có năng lượng chủ yếu nằm trong vùng bước sóng từ 0,1m đến ngoài
3 m (hình 2.7). Đường phân bố phổ này gần giống đường phân bố phổ bức xạ của một
vật đen tuyệt đối ở nhiệt độ 5726 K. Cực đại của phổ bức xạ mặt trời nằm ở bước sóng
0,48m và ứng với mật độ năng lượng 2074W/m2.
Khi các tia mặt trời xuyên vào lớp khí quyển quả đất, gặp các phân tử khí, hơi nước,
các hạt bụi, các hạt chất lỏng, v.v… bị tán xạ, phản xạ và hấp thụ nên một phần năng lượng
của nó không tới được mặt đất. Đối với những ngày trong sáng thì sự suy giảm năng lượng
của các tia bức xạ mặt trời do ba quá trình vật lý sau đây xảy ra một cách đồng thời:
- Sự hấp thụ chọn lọc do các phân tử hơi nước H2O, O2, O3 và CO2
- Sự tán xạ Rayleith trên các phân tử khí, các hạt bụi,.v.v…
- Tán xạ Mie.

240
Bức xạ phổ (W/m2.m)

Vật đen bức xạ ở T=5726K,


160 chuẩn về E0=1353W/m2
m=2, E=691,2W/m2
m=2, không bị hấp thụ
phân tử
800 O3
H2O
Bước sóng  (m)
UV O2
H2O
0 H2O H2O,CO2 H2O,
Nhìn CO2
0,2 0,8 1,4 2,0 2,6
thấy

Hình 2.7. Phổ bức xạ mặt trời bên trong và ngoài bầu khí quyển
Tán xạ Rayleith: là sự tán xạ của tia mặt trời lên các phân tử khí hay các hạt bụi có
kích thước rất nhỏ so với bước sóng  của bức xạ. Theo lý thuyết Rayleith thì hệ số tán xạ
trong quá trình này tỷ lệ với -4. Một cách gần đúng, có thể đánh giá rằng, 50% năng lượng
của các tia bức xạ tán xạ bị mất đi khi qua lớp khí quyển trái đất, chỉ còn 50% đến được
quả đất theo các hướng khác nhau, và được gọi là bức xạ nhiễu xạ hay bức xạ tán xạ. Sự
tán xạ xảy ra trên các hạt bụi nói chung có kích thước lớn hơn nhiều so với kích thước các
phân tử khí nên việc tính toán trở nên rất khó khăn. Vì kích thước và mật độ của chúng
biến đổi từ vùng này sang vùng khác, và còn phụ thuộc cả vào độ cao và thời gian.
Tán xạ Mie: là tán xạ xảy ra khi kích thước của các hạt bụi lớn hơn bước sóng của
bức xạ, khi đó sự suy giảm cường độ bức xạ do hai nguyên nhân: do sự tán xạ thực sự
(phân bố lại năng lượng tới) và do sự hấp thụ bức xạ bởi các hạt bụi. Trong nguyên nhân

47
thứ 2, một phần năng lượng của bức xạ biến thành nhiệt. Phần bức xạ còn lại sau tán xạ
Mie, hướng đến quả đất nên cũng được gọi là bức xạ nhiễu xạ.
Do bức xạ bị hấp thụ bởi các phân tử khí O2, O3 ở các vùng cao của lớp khí quyển
nên vùng bước sóng tử ngoại  < 0,29m trong phổ mặt trời đã bị biến mất khi đến mặt
đất. Trong vùng hồng ngoại, sự hấp thụ xảy ra chủ yếu do hơi nước H 2O và CO2. Kết quả
của các quá trình nói trên làm cho cường độ bức xạ mặt trời tới mặt đất yếu đi rất nhiều so
với ở ngoài vũ trụ và đường cong phân bố phổ của nó ở mặt đất không còn được liên tục
như ở ngoài khí quyển quả đất, mà bị “xẻ” thành nhiều “rãnh” hoặc các “vùng rãnh” như
đã chỉ ra trên hình 2.6.
Trong các ngày mây mù, sự suy giảm bức xạ mặt trời xảy ra còn mạnh hơn. Một
phần đáng kể bức xạ mặt trời bị phản xạ trở lại vũ trụ từ các đám mây, một phần khác bị
các đám mây hấp thụ, phần còn lại truyền đến quả đất như là bức xạ nhiễu xạ. Tổng các
bức xạ mặt trời bị phản xạ trở lại vũ trụ do phản xạ và tán xạ từ các đám mây, từ các phân
tử khí, từ các hạt bụi và phản xạ từ mặt đất (bao gồm các vật cản như nhà cửa, cây
cối,.v.v...) được gọi là Albedo của hệ khí quyển quả đất, và có giá trị vào khoảng 30%.
* Tóm lại ở mặt đất nhận được hai thành phần bức xạ:
- Bức xạ trực tiếp (còn gọi là Trực xạ) là các tia sáng mặt trời đi thẳng từ mặt trời
đến mặt đất, không bị thay đổi hướng khi qua lớp khí quyển.
- Bức xạ Nhiễu xạ hay bức xạ khuếch tán gọi tắt là tán xạ là thành phần các tia mặt
trời bị thay đổi hướng ban đầu do các nguyên nhân như tán xạ, phản xạ,.v.v…
Hướng của tia trực xạ phụ thuộc vào vị trí của mặt trời trên bầu trời, tức là phụ thuộc
vào thời gian và địa điểm quan sát. Trong khi đó đối với bức xạ nhiễu xạ không có hướng
xác định mà đến điểm quan sát từ mọi điểm trên bầu trời.
Tổng hai thành phần bức xạ này được gọi là tổng xạ, nó chiếm khoảng 70% toàn bộ
bức xạ mặt trời hướng về quả đất.
b) Sự giảm năng lượng mặt trời phụ thuộc vào độ dài đường đi của tia sáng qua lớp khí
quyển (Air mass)
Do các quá trình hấp thụ, tán xạ, phản xạ của tia mặt trời xảy ra khi nó đi qua lớp khí
quyển nên cường độ bức xạ khi tới mặt đất phụ thuộc vào độ dài đường đi của tia trong
lớp khí quyển. Độ dài này laị phụ thuộc vào độ cao (góc ) của mặt trời (hình 2.8). Ví dụ,
khi mặt trời ở điểm Zenith ( ở đỉnh đầu) thì các tia bức xạ mặt trời khi xuyên qua lớp khí
quyển bị tán xạ và hấp thụ là ít nhất, vì đường đi ngắn nhất. Còn ở các điểm “chân trời”,
lúc mặt trời mọc hoặc lặn thì đường đi của tia bức xạ mặt trời qua lớp khí quyển là dài
nhất, nên bức xạ bị tán xạ và hấp thụ nhiều nhất. Để đặc trưng cho sự mất mát năng lượng
phụ thuộc độ dài đường đi của tia bức xạ mặt trời qua lớp khí quyển người ta đưa vào một
đại lượng được gọi là “Air mass”, ký hiệu m (hay AM) và được định nghĩa như sau:
Độ dài của tia trực xạ xuyên qua lớp khí quyển theo phương quan sát
m=
Độ dày của lớp khí quyển theo phương vuông góc với mặt biển

48
Từ hình 2.7 ta thấy, nếu tia mặt trời đến điểm A trên mặt đất theo hướng BA, thì
airmass đối với vị trí đó của mặt trời và đối với điểm điểm A trên mặt đất có thể được
xác định bởi công thức sau :
12
BA  R  R  
2
 R 
m   cos Z   2   1   cos Z  (2.2)
CA  H   H   H 
trong đó : bán kính quả đất, R = 6370km; H . chiều dày lớp khí quyển quả đất lấy bằng 7
991km; Z là góc Zenith của mặt trời.
Biểu thức (2.2) cho thấy, m có thể tính gần đúng nhờ các biểu thức đơn giản hơn sau:
m = secZ khi Z < 700 và
m = cosec khi  >300
Như vậy, giá trị của “Airmass” m và năng lượng bức xạ trực xạ mặt trời tương ứng
đối với các vị trí mặt trời khác nhau là khác nhau, ví dụ:
- Ở ngoài khí quyển quả đất: m = 0, E = 1 353W/m2
- Khi mặt trời ở điểm Zenith (đỉnh đầu) : m =1, E = 924,9 W/m2
- Khi góc Zenith Z = 600 : m = 2, E = 691,2 W/m2.

Z

Z

Hình 2.8. Định nghiã và cách xác định Air mass


c) Cường độ bức xạ Mặt trời biến đổi theo thời gian
Mô hình lý thuyết để tính toán cường độ bức xạ mặt trời trực tiếp gọi tắt là trực xạ
được xây dựng dựa trên các tài liệu đo đạc khí tượng trong nhiều năm. Mô hình này dựa
trên giả thiết cho rằng mặc dù các thông số khí quyển thay đổi từ miền này đến miền khác
và từ thời gian này đến thời gian khác, nhưng hệ số truyền qua hiệu dụng của bầu trời thay
đổi không nhiều. Vì khi lượng nước có thể ngưng tụ trong khí quyển giảm, thì lượng bụi
lại tăng lên và ngược lại.
Theo định nghĩa “khí quyển chuẩn” (đối với ngày trong tháng) là khí quyển mà lượng
hơi nước có thể ngưng tụ là 15 mm, lượng Ozon là 2,5 mm, bụi có mật độ 300hạt/cm 3 và
ở áp suất 760 mmHg và với hằng số mặt trời 1.353 W/m 2. Khi đó cường độ bức xạ trực
tiếp được tính theo biểu thức:
1246 W 
IN   2 (2.3)
1  (0,3135) m m 
trong đó m là Airmass.

49
Một công thức khác tổng quát hơn cho cường độ trực xạ khi tia tới vuông góc với
mặt phẳng nằm ngang đã được Majumdar và cộng sự đưa ra là:
pm
I N  1331(0,8644) 1000
x (0,8507) Wm  0,25 W/m 2 (2.4)
Trong đó, p là áp suất ở địa phương quan sát (milibar); m là Air mass; W = độ dày
lượng hơi nước có thể ngưng tụ (cm).
Các công thức trên (2.3) và (2.4) chỉ áp dụng được cho các ngày trong sáng.
d) Cường độ bức xạ Mặt trời biến đổi theo không gian
Như đã phân tích, bức xạ nhiễu xạ tới mặt đất từ tất cả mọi phía của vòm bầu trời và
là do sự tán xạ, phản xạ của tia bức xạ mặt trời trong khí quyển quả đất. Ngay cả những
ngày trời đẹp nhất, khi bầu trời rất trong sáng, vẫn có bức xạ nhiễu xạ phụ thuộc vào lượng
bụi, Ozon và hơi nước trong khí quyển. Trong những ngày mây mù, lúc ta không nhìn thấy
mặt trời, thì toàn bộ bức xạ đến được quả đất chỉ là bức xạ nhiễu xạ. Việc tính toán bức xạ
nhiễu xạ là rất khó khăn do thiếu các số liệu về bầu khí quyển. Ngoài ra, do sự biến đổi
của thời tiết nên sự phân bố bức xạ nhiễu xạ cũng biến đổi ngẫu nhiên theo không gian và
thời gian. Những công thức tính toán lý thuyết thành phần này của bức xạ mặt trời đều
phải dựa trên một số giả thiết để làm đơn giản bài toán. Theo lý thuyết của Buckuist và
King thì hệ số truyền qua ụS, đặc trưng cho bức xạ nhiễu xạ tới một mặt phẳng nằm ngang
ở trên mặt đất được xác định bởi biểu thức:

   K L  
 2 1  2  0  (1  2 0 ) exp   
    0  KL 
(2.5)
 S  0,634  exp(  )
   1(a1 K L  4 K L  4)  4  0 
 
 

Trong đó: 0 = 1/m, m = airmass; KL là độ dày quang học (quang lộ) của lớp khí
quyển;  hệ số phản xạ bề mặt; a1 = tham số tán xạ dị hướng.
Mô hình lý thuyết này chỉ có giá trị đối với bầu trời không có mây mù.
2.1.7. Góc chiếu của mặt trời vào giữa trưa
Chúng ta đều biết rằng mặt trời mọc ở phía Đông, lặn ở phía Tây và đạt điểm cao
nhất ở thời điểm giữa trưa. Lợi dụng quy luật này, từ xa xưa con người đã biết cách khai
thác những lợi ích và loại trừ những tác hại của ánh nắng mặt trời trong đời sống lao động
và sinh hoạt như phơi sấy nông sản, sưởi ấm, chống nóng cho nơi ở (ngôi nhà) của mình.
Ngày nay quy luật này được con người khai thác triệt để, đặc biệt là trong các lĩnh vực sử
dụng nguồn pin mặt trời, [1, 3, 4].

50
Hình 2.9. Mô tả các vị trí tương đối của trái đất so với mặt trời và góc lệch δ
Để nghiên cứu quy luật chiếu sáng của mặt trời tới các vị trí khác nhau trên trái đất
phụ thuộc vào giờ trong ngày và ngày trong năm, quan hệ giữa trái đất và mặt trời như trên
hình 2.9 có thể được mô tả theo cách khác như trên hình 2.3. Giả thiết trái đất quay xung
quanh một trục thẳng đứng cố định, trong khi đó mặt trời di chuyển lên xuống trong góc
phẳng từ -23.45o đến +23.45o. Như vậy, ngày 21 tháng 6 (Hạ chí) tia trực xạ từ mặt trời
đến trái đất (nối giữa tâm của trái đất và tâm của mặt trời) tại vĩ độ bắc +23.45 o và ngược
lại là vĩ tuyến Nam -23.450 cho ngày 21 tháng 12 (Đông chí) của mỗi năm. Nếu xem hình
2.8 như một mặt cắt qua trục Bắc - Nam, góc δ được hình thành giữa đường nối tâm của
mặt trời và trái đất với mặt phẳng xích đạo của trái đất (từ xích đạo được định nghĩa ở phần
sau) được gọi là độ lệch tia bức xạ mặt trời (BXMT), nó liên tục thay đổi theo thời gian
trong chu kỳ một năm (365 ngày) theo quy luật sin bởi lẽ các chuyển động liên quan là
quay tròn đều:

 360 
  23, 45 sin  (n  81)  (2.6)
 365 

Chú ý rằng, trong (2.6) n số ngày theo thứ tự trong năm, ngày thứ 81 tương đương
với ngày Xuân phân, giá trị δ của cùng một ngày so sánh giữa các năm có sai lệch chút ít
không đáng kể.
Ví dụ: từ (2.6) có thể tính góc lệch tia BXMT δ cho các ngày thứ 21 trong tất cả các
tháng của một năm, kết quả thu được trong bảng 2.3.
Bảng 2.3. Giá trị góc δ (độ) tại các ngày 21 của 12 tháng trong năm (vẽ đường sin)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
δ -20,1 -11,2 0 11,6 20,1 23,4 20,4 11,8 0 -11,8 -20,4 -23,4

51
Hình 2.10. mô tả mối liên hệ giữa vĩ độ và góc lệch tia BXMT
Trên hình 2.10. Mô tả một số vĩ tuyến quan trọng trong hệ mặt trời - trái đất. Quan
sát trên hình 2.10, rất dễ dàng để hiểu được những biến đổi theo mùa của ban ngày. Tuy
nhiên, một số đặc điểm nữa có thể được làm rõ thêm, vào thời điểm hạ chí, phần bề mặt
của trái đất (đới cầu Bắc) ở phía trên vĩ độ 66.550 (900 - 23.450) luôn nhận được ánh sáng
mặt trời suốt 24 giờ trong ngày, trong khi đó ở Nam bán cầu phần dưới dưới vĩ độ 66.550
lại là liên tục tối. Những vùng đó có tên gọi tương ứng là Bắc Cực và Nam Cực.
Hình 2.11 cho thấy một bộ thu đặt hướng về phía Nam trên bề mặt trái đất, nghiêng
một góc bằng với vĩ độ địa phương L.

Hình 2.11. Bộ thu NLMT vào buổi trưa tại vị trí trên chí tuyến Bắc
Dễ nhận thấy với góc nghiêng này thì mặt phẳng của bộ thu là song song với trục
của trái đất. Trong một thời điểm vào buổi trưa, khi mặt trời trực tiếp qua kinh tuyến địa
phương, tia nắng mặt trời sẽ chiếu vào bộ thu ở góc độ tốt nhất có thể; nghĩa là, chúng
52
vuông góc với bề mặt bộ thu. Tại thời điểm khác trong năm mặt trời là hơi cao hoặc hơi
thấp hơn một chút so với sự bình thường, nhưng tính trung bình trong năm thì đó là một
góc nghiêng tốt. Vì NLMT buổi trưa là một số liệu tham chiếu quan trọng đối với hầu hết
tất cả các tính toán NLMT. Ở Bắc bán cầu, ở các vĩ độ phía trên đường chí tuyến Bắc, buổi
trưa xảy ra khi mặt trời nằm ở phía Nam so với vị trí của người quan sát. Ngược lại, ở phía
Nam của chí tuyến Nam, mặt trời ở phía Bắc của người quan sát. Còn ở các vùng nhiệt
đới giữa chí tuyên Bắc và chí tuyến Nam thì mặt trời tại thời điểm buổi trưa có thể là ở
phía Bắc, hay phía Nam, hoặc trực diện trên đỉnh đầu người quan sát.

Hình 2.12. Góc độ cao mặt trời vào buổi trưa


Vì con người phân bố không đều trên trái đất (hầu hết tập trung về phía bán cầu Bắc)
nên các bộ thu đều hướng về phía Nam tương ứng với góc vĩ độ địa phương. Tuy nhiên,
có thể điều chỉnh góc nghiêng lớn hơn hay nhỏ hơn tùy theo ý tưởng thiết kế muốn tăng
hiệu quả cho bộ thu vào mùa đông hay mùa hè. Tiếp theo, trong tính toán thiết kế bộ thu
NLMT cần biết thêm một tham số quan trọng nữa là góc độ cao là góc hình thành giữa tia
trực xạ từ mặt trời chiếu xuống mặt phẳng ngang ở thời điểm buổi trưa, trên hình 2.12 đó
là góc βN.
 N  90 0  L   (2.7)
Trong đó L là góc vĩ độ của vị trí quan sát, pháp tuyến của mặt phẳng ngang hay còn
gọi là thiên đỉnh, một số tài liệu khác còn định nghĩa cho góc thiên đỉnh là góc phụ của
góc βN.
2.1.8. Vị trí mặt trời theo giờ trong ngày (Mặt trời mọc và mặt trời lặn)
Các vị trí của mặt trời tại bất kỳ thời điểm trong ngày có thể được mô tả thông qua
góc độ cao β và góc phương vị φS như thể hiện trong hình 2.13 chỉ số dưới s ở góc phương
vị gợi ý nhớ rằng đây là góc phương vị của mặt trời. Mặt khác, để chỉ góc phương vị cho
các bộ thu NLMT được phản ánh qua một chỉ số c. Theo định nghĩa, góc phương vị là
dương vào buổi sáng với ánh nắng mặt trời ở phía Đông và là âm vào buổi chiều với ánh
nắng mặt trời ở phía Tây. Chú ý rằng các góc phương vị thể hiện trong hình 2.13 sử dụng
hướng về phía Nam như đã giả thiết cho các nghiên cứu hầu như được thực hiện ở các vị
trí thuộc về bắc bán cầu (nếu ở nam bán cầu thì hướng ngược lại về phía bắc bán cầu).

53
Hình 2.13. Mô tả vị trí của mặt trời theo góc độ cao và góc phương vị
Các góc phương vị và độ cao của mặt trời phụ thuộc vào vĩ độ, ngày, và quan trọng
nhất là thời điểm trong ngày. Còn bây giờ, chúng ta sẽ thể hiện thời gian trước khi hoặc
sau khi mặt trời buổi trưa. Ví dụ, tại lúc 11:00 mặt trời ở vị trí còn một giờ nữa trước khi
đi qua kinh tuyến địa phương. Sau đó là tìm hiểu làm thế nào để thực hiện việc điều chỉnh
thời gian giữa mặt trời và đồng hồ thời gian địa phương. Hai phương trình sau đây cho
phép tính được góc độ cao và góc phương vị góc của mặt trời.
sinβ = cosL.cosδ.cosH + sinL.sinδ (2.8)
sin .sin H
sins  (2.9)
cos 
Lưu ý rằng, về thời gian trong các phương trình được biểu diễn bằng một đại lượng
gọi là góc giờ H. Góc giờ là số độ mà trái đất phải xoay để đến khi đạt được thời điểm mặt
trời nằm trên kinh tuyến địa phương. Như thể hiện trong hình 2.14, tại thời điểm bất kỳ,
mặt trời đang ở trên một kinh độ nào đó gọi là kinh tuyến của mặt trời. Sự khác biệt giữa
kinh tuyến địa phương và kinh tuyến của mặt trời là góc giờ, với những giá trị dương xảy
ra vào buổi sáng trước khi mặt trời đi qua kinh tuyến địa phương.
Xét trái đất xoay 3600 trong 24H, hoặc 150/H, góc giờ có thể được mô tả như sau:
 150 
H   ((giờ trước thời điểm giữa trưa) (2.10)
 gio 

Hình 2.14. Mô tả các khái niệm kinh tuyến mặt trời, kinh tuyến địa phương, góc giờ
54
Như vậy, tại 11:00AM tương ứng góc giờ H sẽ là + 150 (trái đất cần xoay một góc
+150, hoặc 1 giờ nữa mới đến thời điểm giữa trưa). Vào buổi chiều, các góc giờ là âm, ví
dụ, lúc 2:00 PM góc giờ H sẽ là -300.
Có một sai số nhỏ khi tính toán góc phương vị mặt trời theo (2.9). Trong suốt mùa
xuân và mùa hè vào buổi sáng sớm và chiều tối, độ lớn của góc phương vị của mặt trời có
giá trị hơn 900 đi từ phía Nam (mà không bao giờ xảy ra vào mùa thu và mùa đông). Từ
giá trị sinx = sin(180 - x), ta có thể kiểm tra để kết luận góc phương vị là lớn hơn hoặc nhỏ
hơn 900 thông qua biểu thức:
tan 
cosH  khi s  900 hoặc  s  90 0 (2.11)
tan

Hình 2.15. Cách xác định hướng mặt trời mọc


Các xác định phương hướng trực tiếp được áp dụng từ xưa tới nay chính là dựa vào
chính hiện tượng mặt trời mọc hướng nào lặn hướng nào để xác định. Buổi sáng mặt trời
sẽ mọc ở hướng Đông, buổi chiều mặt trời mọc ở hướng Tây. Nhưng như đã nói ở trên,
các xác định này chỉ mang tính tương đối. Còn thực sự thì phương hướng sẽ có sự chênh
lệch đáng kể. Nhưng ở thời điểm chúng ta lạc giữa rừng hoặc sa mạc không xác định.
Được chính xác phương hướng thì vẫn có thể xác định hướng bằng cách này.

Hình 2.16. Cách xác định hướng mặt trời lặn

55
Một cách ước lượng chính xác hơn những khowngr thời gian này có thể thu được từ
công thức (2.8). Vào lúc bình Minh (mặt trời mọc) và hoàng hôn (mặt trời lặn) góc cao độ
β = 0 vì vậy ta có thể viết:
sinβ = cosL.cosδ.cosH + sinL.sinδ = 0 (2.12)
sinLsin
cosH   tanLtan (2.13)
cosLcos
Giải theo góc giờ khi mặt trời mọc, HSR thu được:
H SR  cos  1 (  tanLtan ) (2.14)
Chú ý công thức (2.14) hàm cosin ngược chiều có thể trả về cả giá trị âm lẫn giá trị
dương, vì vậy chúng ta cần phải quy ước dấu dương đối với mặt trời mọc (và dấu âm đối
với mặt trời lặn).
Vì trái đất quay 15 độ mỗi giờ, góc giờ có thể được chuyển thành thời điểm mặt trời
mọc hoặc mặt trời lặn.
H SR
Sunrise( geometric)  12 : 00  (2.15)
150 / h
Công thức (2.12) đến (2.15) là những mối quan hệ hình học dựa trên các góc được
đo từ tâm mặt trời, vì vậy được ký hiệu là bình minh hình học trong (2.15). Sự khác biệt
giữa bình minh thực và bình minh tính toán là kết quả của hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất là
do tính khúc xạ của khí quyển làm chuyển hướng các tia sáng mặt trời làm mặt trời mọc
sớm hơn khoảng 2,4 phút so với góc tính toán và lặn 2,4 phút trễ hơn. Lý do thứ hai là bộ
phận dự báo khí tượng định nghĩa binh minh và hoàng hôn là thời điểm là đỉnh của mặt
trời đi qua đường chân trời trong khi chúng ta thì lại cho rằng đó là thời điểm tâm mặt trời
cắt ngang đường chân trời. Tình huống còn bị phức tạp hóa khi lúc bình minh và hoàng
hôn mặt trời mọc và lặn nhanh hơn vào ngày điểm phân khi nó di chuyển đi thẳng đứng
hơn, so với vào ngày điểm chí khi chuyển động của nó có thành phần dọc theo phương
ngang lớn hơn. Một hệ số hiệu chỉnh Q dùng để xét đến các yếu tố này được cho bởi công
thức sau(theo Bộ năng lượng Mỹ):
3.467
Q ( min ) (2.16)
cosLcos sin H SR
Vì bình minh sẽ sớm hơn khi tính ở đỉnh mặt trời thay vì tính ở giữa mặt trời, đại
lượng Q nên được trừ ra từ góc bình minh hình học. Tương tự vì đỉnh trên sẽ lặn sau điểm
ở giữa nên Q được cộng vào góc hoàng hôn hình học.
2.2. Tế bào quang điện và pin mặt trời
2.2.1. Vật liệu quang điện, cơ sở vật lý bán dẫn
Vật liệu hay linh kiện quang điện (photovoltaic material or device) là những vật
liệu hay hinh kiện có khả năng chuyển đổi năng lượng chứa trong các quang tử (photons)
của ánh sáng thành điện năng. Một photon với bước sóng đủ ngắn và năng lượng đủ cao
có thể giải phóng một electron bức khỏi vật liệu quang điện đang chứa nó. Nếu tồn tại
trường điện gần đó, các electron này có thể nhập vào lớp kim loại tiếp xúc và tạo ra dòng
56
điện. Nguồn cung cấp các quang tử (photons) của ánh sáng đến từ mặt trời. Các tính toán
tin cậy khẳng định bề mặt trái đất đang tiếp nhận nguồn quang năng tư mặt trời gấp khoảng
6000 lần tổng nhu cầu năng lượng của loài người hiện tại, [1, 2].
Hiện nay trên thế giới có nhiều loại vật liệu quang điện như: Vật liệu quang điện
silicon đơn tinh thể, vật liệu lượng tử bán dẫn (CdSe, CdTe, InP, CuInS2) phát huỳnh
quang hiệu xuất cao,.v.v…
Ngoài ra trên thực tế còn nhiều các loại vật liệu quang điện mới khác nhau, đang
được các khoa học nghiên cứu và phát triển thành những vật liệu chuyên dùng cho ngành
điện, cho lĩnh vực năng lượng mới tái tạo đang phát triển hiện nay: vật liệu Nano, vật liệu
các bon, vật liệu bán dẫn, vật liệu siêu dẫn, v.v….
Các loại vật liệu tiên tiến: là những loại vật liệu sử dụng trong những ứng dụng công
nghệ cao như thiết bị điện tử, máy tính, hệ thống sợi, cáp quang truyền tải thông tin nhanh
và chính xác, tàu không gian, vũ trụ, máy bay, tên lửa hành trình trong quân đội, các thiết
bị cảm biến, mạch tích hợp, laser, thiết bị lưu trữ thông tin từ, màn hình hiển thị lỏng
(LCDs), .v.v…
Vật liệu thông minh (Smart materials): là những loại vật liệu có thể thay đổi tính chất
hoặc hình dạng theo môi trường hoặt động nhằm thích nghi với môi trường thay đổi đó.
Chúng cũng có thể biến đổi dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác, vì thế chúng
được sử dụng để thực hiện các chức năng phức tạp trong các bộ cảm biến hoặc các cơ cấu
hoạt động.
Cơ sở vật lý bán dẫn: Pin mặt trời phổ biến hiện nay được cấu thành từ các chất bán
dẫn (các nguyên tố thuộc phân nhóm chính nhóm IV) như Silicon, Germanium. Đồng thời,
các nguyên tố như Boron, Photpho, Gallium, Cadmium và Tellurium cũng được sử dụng
như các chất phụ gia để chế tạo pin mặt trời. Bảng 2.4 trích dẫn một phần bảng tuần hoàn
cung cấp dữ liệu về các nguyên tố có liên quan đến công nghệ chế tạo pin mặt trời.
Bảng 2.4. Trích dẫn một phần của bảng tuần hoàn cung cấp dữ liệu các nguyên tố
có liên quan đến công nghệ chế tạo PV cell

I II III IV V VI
5B 6C 7N 8O
13 Al 14 Si 15 P 16 S
29 Cu 30 Zn 31 Ga 32 Ge 33 As 34 Se
47 Ag 48 Cd 49 ln 50 Sn 51 Sb 52 Te

Silicon có 14 proton trong hạt nhân, và do đó, nó có 14 electron trong quỹ đạo. Như
thể hiện trong hình 2.17a, quỹ đạo bên ngoài của nó có chứa bốn electron hóa trị có nghĩa
là, nó là hóa trị 4. Những electron hóa trị là những người duy nhất quan trọng trong thiết bị
57
electron, vì vậy người ta thường vẽ Silicon một cách đơn giản như thể hiện trong hình
2.17b.

Hình 2.17. Mô tả cấu trúc hạt nhân nguyên tử của Silicon


Trong tinh thể Silicon tinh khiết, mỗi nguyên tử tạo thành liên kết hóa trị với bốn
nguyên tử lân cận trong mô hình tứ diện ba chiều thể hiện trên hình 2.18a. Để thuận tiện,
mô hình được rút ra như thể nó là tất cả trong một mặt phẳng, như trên hình 2.18b.

Hình 2.18. Crystalline Silicon tạo thành một cấu trúc tứ diện ba chiều (a); Biểu diễn ở
dạng cấu trúc hai chiều ở mảng (b)
2.2.2. Tế bào quang điện
Tế bào quang điện hay còn gọi cell pin mặt trời (solar cell) là một thiết bị điện được
làm bằng chất liệu silicon tinh thể. Trên bề mặt được phủ các đường dẫn bằng kim loại với
các nhánh nhỏ hơn tỏa ra để thu thập các electron sinh ra bởi hiệu ứng quang điện, có khả
năng biến đổi quang năng thành điện năng.
Với một tế bào năng lượng mặt trời bằng silicon duy nhất có thể tạo ra điện áp mạch
hở tối đa khoảng từ 0,5 đến 0,6 V. Thông thường khoảng 60 hay 72 tế bào quang điện
được ghép lại với nhau tạo thành tấm pin mặt trời.
Solar cell thường hoạt động dưới ánh sáng mặt trời hay ánh sáng nhân tạo. Chúng có
khả năng cảm biến ánh sáng, điển hình như cảm biến hồng ngoại, phát hiện ánh sáng hoặc
bức xạ điện từ khác gần phạm vi nhìn thấy được hay có thể đo cường độ ánh sáng.
Các loại tế bào quang điện: Trên thị trường hiện nay, tấm pin năng lượng gồm 2 loại
phổ biến, sử dụng 2 loại tế bào quang điện Mono và Poly.

58
Hình 2.19. Cấu trúc tế bào quang điện Mono và Poly
Loại Mono: Các tế bào quang điện của tấm pin Mono được làm bằng silicon đơn tinh
thể, có độ tinh khiết cao, thường có giá trị đắt hơn so với các tế bào khác. Các góc của các
tế bào nhìn giống như bị cắt bớt, tạo thành hình bát giác. Ưu điểm của loại tế bào quang
điện này khi tạo thành tấm pin là có hiệu suất sử dụng cao, thời gian sử dụng dài. Đặc biệt
hoạt động tốt ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu.
Loại Poly: Tế bào quang điện của tấm pin Poly được làm bằng các tế bào silicon đa
tinh thể, được chế tạo từ khối silicon vuông đúc nóng chảy, được làm mát và làm cứng lại
một cách cẩn thận. Đây là loại tế bào được sử dụng phổ biến, nó có mức độ giãn nở và
chịu được nhiệt độ cao cùng quá trình sản xuất đơn giản, ít tốn kém, vì thế nên giá thành
cũng thấp hơn so với dòng pin Mono.

Hình 2.20. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của pin mặt trời
Tế bào quang điện gồm có hai lớp, một cực âm và một cực dương dùng để tạo ra
điện trường. Khi các hạt năng lượng nhỏ photon từ ánh sáng mặt trời hấp thụ vào tế bào
sẽ giải phóng các electron và dẫn nó xuống đáy của tế bào và đi qua các đường dẫn kim
loại, tạo ra điện.
Có nhiều lớp trong tế bào quang quan điện. Các yếu tố quan trọng nhất là hai chất
bán dẫn ở trung tâm. Chất bán dẫn trên cùng là một lớp âm, có nghĩa là các nguyên tử của
vật liệu có chứa các electron bổ sung. Những electron này được cung cấp năng lượng bởi
ánh sáng mặt trời và các điện tử phụ bị đánh bật. Chất bán dẫn dưới cùng là một lớp điện
cực đương. Nguyên tử này có các không gian cho nhiều electron hơn. Khi các electron bị
59
loại khỏi lớp âm, chúng bị hút vào lớp dương. Một rào cản được hình thành giữa chúng.
Các dây dẫn âm ở phía trên của tế bào và các dây dẫn dương ở phía dưới buộc các electron
di chuyển xung quanh tế bào theo một hướng cụ thể. Điều này tạo ra dòng điện chúng ta
sẽ sử dụng. Các dây dẫn buộc dòng điện ra khỏi tế bào và vào một tải điện, thu năng lượng.
Các electron sau đó tiếp tục đường đi của chúng cho đến khi chúng vào lại tế bào và kết
nối với lớp dương. Điều này hoàn thành một chu trình hoạt động của nó. Toàn bộ mục
đích của Solar Cells là đảm bảo quá trình này không bị gián đoạn để chúng ta có được
càng nhiều điện càng tốt.
So sánh Solar Cell và Solar Panel: Vai trò của Solar panel là khuếch đại, bảo vệ và
điều khiển. Tế bào quang điện chỉ có thể tạo ra một lượng năng lượng hạn chế. Khi xây
dựng một hệ thống, nhiều Solar Cell được kết nối thành chuỗi hoặc song song để tạo ra
một mô đun năng lượng mặt trời. Điều này tạo ra dòng điện cao hơn và nhiều năng lượng
hơn. Các mô đun cũng niêm phong tất cả các Solar Cell và hệ thống dây điện trong một
lớp vỏ bảo vệ để bảo vệ nó khỏi thời tiết. Các môđun này sau đó được nối với nhau như
một tấm pin. Điều quan trọng cần lưu ý là một tấm pin có thể chỉ bao gồm một mô đun
hoặc nhiều mô đun, có nghĩa là các mô đun và bảng điều khiển đôi khi được sử dụng thay
thế cho nhau. Những tấm pin này được lắp sẵn dây điện và sẵn sàng để lắp đặt trên sân
thượng của mái nhà.
Bằng cách kết nối tất cả các bộ phận này vào các tấm pin mặt trời, đưa đến kết quả
chính xác hơn để theo dõi. Khi dòng điện rời khỏi các tế bào để đi qua tải điện, nó bị chặn
bởi tải và được gửi qua các tấm pin mặt trời. Phương pháp mà các tế bào được nối với nhau
xác định cách dòng điện sẽ chạy qua các tấm pin. Dù chảy theo cách nào, nó sẽ dẫn điện
từ tất cả các tế bào quang điện lại với nhau. Tất cả điện sau đó sẽ được dẫn ra khỏi các tấm
pin và hướng tới biến tần, nơi phần còn lại của quá trình quang điện được hoàn thành.
Solar Cells và Solar Panels làm việc cùng nhau để sản xuất điện cân thiết cho ngôi
nhà của chúng ta. Mặc dù chúng có liên quan chặt chẽ với nhau, các solar panel thực sự có
chứa solar cell, mỗi tấm đóng một phần riêng. Toàn bộ hệ thống quang điện hoạt động
giống như một dây chuyền lắp ráp. Mỗi thành phần thực hiện công việc của mình, và sau
đó chuyển sản phẩm của mình sang phần tiếp theo. Mỗi sản phẩm là cần thiết cho phần
tiếp theo để thực hiện công việc của mình. Chỉ các Solar Cell có thể hoạt động một mình,
nhưng các sản phẩm của nó là vô dụng nếu không có phần còn lại của hệ thống. Toàn bộ
hệ thống năng lượng mặt trời của chúng ta là một dây chuyền sản xuất sạch và yên tĩnh
hoạt động để tạo ra điện cho chúng ta một cách tự nhiên và hiệu quả.
Hệ thống pin năng lượng mặt trời được gọi là hệ thống quang điện trong ngành công
nghiệp năng lượng mặt trời. Điều này khác biệt chúng với các công nghệ năng lượng khác,
chẳng hạn như nhiệt mặt trời và năng lượng mặt trời tập trung. Hệ thống quang điện có
một số bộ phận và mỗi bộ phận đóng một vai trò riêng biệt.

60
Toàn bộ hệ thống bắt đầu với solar cells. Những tế bào này là nơi ánh sáng mặt trời
thực sự được sử dụng để sản xuất điện. Các Solar Panel là sự kết hợp của nhiều solar cell.
Các tế bào này được sắp xếp theo cách mà các tấm pin mặt trời có thể chụp và kết hợp đầu
ra điện của mỗi Solar Cell và gửi nó dọc theo một đường dẫn cụ thể. Khi các tấm pin mặt
trời đã thu được điện, chúng sẽ gửi tất cả đến một biến tần chuyển đổi điện DC được tạo
ra bởi các tế bào thành điện xoay chiều chúng ta sử dụng trong nhà. Sau đó, điện được gửi
qua đồng hồ của chúng ta và vào nhà chúng ta. Tất cả các bộ phận trong một hệ thống
quang điện có vai trò riêng biệt, nhưng mỗi bộ phận phụ thuộc quá nhiều vào các bộ phận
khác nên dễ gây nhầm lẫn.
Pin mặt trời: Pin mặt trời, sau đây gọi là nguồn PV (Photovoltaic), là phần tử bán
dẫn quang có chứa trên bề mặt một số lượng lớn các linh kiện cảm biến ánh sáng là các
dạng diode p-n, dùng biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện. Sự chuyển đổi
này gọi là hiệu ứng quang điện. Hình 2.21 mô tả một số loại nguồn PV trên thế giới:

a) Dạng tinh thể b) Dạng nhạy màu c) Dạng keo nước


Hình 2.21. Các loại nguồn PV
Nguồn PV cấu trúc tinh thể: hình 2.21a mô tả nguồn PV cấu trúc tinh thể.
Đơn tinh thể: có hiệu suất tới 16%, thường rất đắt tiền do được cắt từ các thỏi hình
ống, các tấm đơn thể này có các mặt trống ở góc nối các module. Đa tinh thể làm từ thỏi
đúc: chất bán dẫn được nung chảy, làm nguội và làm rắn. Các pin này thường rẻ hơn các
đơn tinh thể tuy nhiên hiệu suất kém hơn. Tuy nhiên chúng có thể tạo thành các tấm vuông
che phủ bề mặt nhiều hơn đơn tinh thể bù lại cho hiệu suất thấp của nó. Đa tinh thể làm từ
dải chất bán dẫn: tạo từ các miếng phim mỏng từ chất bán dẫn nóng chảy. Các công nghệ
trên là sản suất tấm, nói cách khác, các loại trên có độ dày 300 μm tạo thành và xếp lại để
tạo nên module.
Ưu điểm của chất bán dẫn không phải là tính linh hoạt và hiệu suất chuyển đổi năng
lượng cho tế bào mà nó nằm ở số lượng vật liệu được sử dụng và giá cả của nó.

61
Nguồn PV nhạy màu DSC: DSC được mô tả như trên hình 2.21b là một loại nguồn
PV mới, giá rẻ, dễ làm. Loại pin này do Michael Gratzel ở trường Bách khoa Lausane
(Thụy Sĩ) chế tạo lần đầu vào năm 1991 nên còn có tên là pin Gratzel.
Cấu tạo của pin DSC gồm ba phần chính: Trên cùng là một lớp mỏng chất dẫn điện
trong suốt, đóng vai trò anot làm bằng oxit thiếc pha Flo (SnO2: F). Lớp này phủ lên tấm
thuỷ tinh trong suốt. Tiếp đó là một lớp có diện tích bề mặt rất lớn. Lớp dẫn điện SnO2: F
và lớp hạt bột oxit titan TiO2 được nhúng vào hỗn hợp chất màu nhạy quang ruthenium -
polypyridin và dung môi. Sau khi nhúng, một lớp mỏng chất màu nhạy quang bám dính
vào các hạt TiO2 bằng liên kết cộng hoá trị. Tiếp đó mặt sau được tráng bằng một lớp mỏng
chất điện ly iode và đậy kín bằng tấm điện cực kim loại, thường là platin. Toàn bộ được
dán kín sao cho dung dịch không bị rò chảy ra.
Pin DSC hoạt động như sau: ánh sáng mặt trời qua tấm kính, qua lớp điện cực trong
suốt SnO2:F chiếu vào chất màu nhạy quang dính trên bề mặt các hạt TiO 2. Photon kích
thích các phân tử chất màu nhạy quang làm cho electron ở đó bị bứt ra nhảy vào miền dẫn
của TiO2 rồi từ đó dễ dàng chuyển động chạy về điện cực trong suốt ở phía trên. Khi bị
mất electron để nhận thêm cho phân tử không bị phân huỷ. Phân tử chất màu nhạy quang
bèn lấy electron của iode ở dung dịch điện phân, biến anion iode một I thành anion iode
ba I3. Các anion iode này khi tiếp xúc với điện cực kim loại sẽ lấy lại electron từ điện cực
trong suốt qua mạch ngoài chạy về điện cực kim loại. Như vậy đã thực hiện cơ chế photon
kích thích làm cho electron nhảy lên, đến điện cực trong suốt rồi qua mạch ngoài chạy về
điện cực kim loại tạo ra dòng điện.
Vì nhiều lí do, hiệu suất của loại pin này chỉ vào cỡ 11% thấp hơn hiệu suất của pin
mặt trời silic (12 - 15%). Ưu điểm rõ rệt của loại pin này là:
- Vật liệu chế tạo rẻ, dễ kiếm.
- Kỹ thuật chế tạo đơn giản, không cần máy móc cao cấp đắt tiền như ở trường hợp
pin mặt trời Silicon. Thậm chí có thể làm pin mặt trời kiểu này theo cách thủ công.
- Dễ dàng cải tiến nhiều khâu kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ nano để làm bột
TiO2 có diện tích mặt ngoài cực lớn. Nhược điểm của loại pin này là có chứa chất lỏng
phải có các biện pháp chống rò rỉ khi dùng lâu. (Loại pin này tuổi thọ là 10 năm, bằng một
nửa tuổi thọ của pin mặt trời silic).
Hiện nay đã có nhiều cải tiến đối với chất màu nhạy quang làm cho ánh sáng thuộc
nhiều bước sóng trong phổ ánh sáng mặt trời đều dễ dàng bị hấp thụ để kích thích làm
thoát điện tử tạo ra dòng điện. Nhờ đó, khác với pin mặt trời silic, loại pin Mặt trời mới
này vẫn hoạt động tốt khi nắng yếu, đặc biệt là hoạt động với ánh sáng trong nhà.
Nguồn PV dạng keo nước: Nguồn PV dạng keo nước như trên hình 2.21c là loại pin
mặt trời có thể uốn cong, có thành phần là keo nước chứa các phân tử nhạy sáng kết hợp
với các điện cực phủ chất liệu cacbon, ví dụ như ống nano cacbon hoặc than chì. Các phân
tử nhạy sáng trở nên “kích động” khi ánh sáng mặt trời chiếu vào và sản sinh ra điện năng;

62
cơ chế này tương tự như cơ chế kích thích tổng hợp đường để sinh trưởng của phân tử thực
vật. Trên đây chúng ta đã phân tích khác kỹ lưỡng những kiến thức tổng quan về năng
lượng mặt trời, những công nghệ khai thác năng lượng mặt trời từ đơn giản đến hiện đại.
Cho đến thời điểm hiện tại, nguồn PV với cấu trúc tinh thể làm từ chất bán dẫn vẫn là loại
phổ biến nhất nên loại nguồn PV này sẽ là đối tượng chính được phân tích chi tiết về cấu
tạo, mô hình toán và các ứng dụng trong hệ thống điện ở những phần tiếp theo.
2.2.3. Ghép các tế bào quang điện
Từ một PV cell hay vẫn gọi là một PV cell riêng lẻ được sản xuất chỉ có điện áp danh
dịnh khoảng 0.5V và hầu như không được áp dụng trực tiếp cho một hệ nguồn nào trong
thực tế. Thay vào đó, các khối cơ bản được xây dựng cho các ứng dụng PV là một module
bao gồm một số cell kết nối thành một khối có kết cấu cơ học chắc chắn, chịu được các
điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thuận tiện cho vận chuyển và lắp đặt. Để tăng công suất
thông qua việc tăng dòng điện làm việc bằng cách tổ hợp module hỗn hợp gồm nhiều mạch
song song, trong mỗi mạch là nối tiếp của nhiều cell. Ví dụ module 72 cell gồm 2 mạch
song song, trong mỗi mạch đó gồm có 36 cell nối tiếp. Dựa trên cơ sở này, các nhà sản
xuất cho ra đời các module thường mại với nhiều kích cỡ khác nhau.
Tương tự như tổ hợp các cell thành module, các kỹ sư thiết kế sẽ tổ hợp các module
thành một khối nguồn theo mong muốn, mỗi tổ hợp như vậy gọi là một array (mảng hay
khối). Hình 2.22 giúp cho việc nhận dạng một cách dễ ràng các cell, module, và array.

Hình 2.22. Tổ hợp pin mặt trời


a) Ghép các PV cell thành PV module
Nguyên tắc chung khi tổ hợp module là: các cell nối tiếp phải cùng loại, dòng điện
làm việc chảy qua các cell là như nhau và điện áp của cả mạch nối tiếp là điện áp của các
cell cộng lại. Trên hình 2.23 thể hiện đặc tính V-I của 36 cell loại 0.6V mắc nối tiếp

63
Hình 2.23. Đặc tính V-I khi ghép nối tiếp 36 cell
Điện áp V của module bằng tích số của điện áp một cell với số lượng n cell. Chính
xác hơn là:
V  n(V - I Rs ) (2.17)
module d
b) Ghép các module thành panel
Khi cần một array có công suất như mong muốn, việc chọn số lượng module và
phương thức tổ hợp các mạch nối tiếp và song song cho các module là nhiệm vụ của người
thiết kế. Trong đó, nối tiếp cho các module thành chuỗi là để tăng điện áp và nối song song
các chuỗi là để tăng dòng điện, [1].
Tổ hợp 3 module nối tiếp: ta có sơ đồ đấu nối và đặc tính V - I thu được thể hiện
như trên hình dưới đây.

Hình 2.24. Sơ đồ nối và đặc tính V-I của array gồm 3 module nối tiếp
Từ đó ta có:
I = I1 = I2 = I3; và V=V1+V2+V3 (2.18)
Tổ hợp 3 module song song: Sơ đồ đấu nối và đặc tính V-I thu được thể hiện hình
sau:

64
Hình 2.25. Sơ đồ nối và đặc tính V-I của array gồm 3 module song song
c) Ghép các panel thành array
Các PV panel cũng có thể ghép nối tiếp và song song với nhau thành PV array. Sơ
đồ đấu nối và đặc tính V-I thu được thể hiện trên như hình sau:

Hình 2.26. Hai phương thức tổ hợp cho array với 6 panel
Trong trường hợp này có thể có nhiều phương thức tổ hợp khác nhau, mỗi phương
thức sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Ví dụ, phương thức tổ hợp thực hiện theo như hình
(a), khi cần thiết giảm công suất (giảm dòng điện) có thể cho array hoạt động với một
nhánh trong khi điện áp không hề thay đổi. Cũng vấn đề này thực hiện trên sơ đồ hình (b)
lại cho ta những tiện ích khác, ví dụ có thể kết nối cho các tải riêng ứng với các cấp điện
áp khác nhau trong khi dòng điện đáp ứng vẫn đạt tối đa.
2.3. Đặc tuyến Vol Ampe của pin quang điện
Ta có sơ đồ mạch điện tương đương của một PV cell pin quang điện như sau: Một
mô hình mạch tương đương cho một PV cell bao gồm một diode mắc song song với một
nguồn dòng lý tưởng, một điện trở Rp, một điện trở RS như trong hình 2.24. Nguồn dòng
lý tưởng cung cấp dòng điện tương ứng với năng lượng ánh sáng mặt trời mà nó nhận được.

65
Hình 2.27. Sơ đồ mạch tương đương cho một PV cell
Từ sơ đồ tương đương, có thể dễ dàng viết được phương trình đặc trưng
sáng Volt-Ampe của PV cell:
 q (V - I Rs )  V  I Rs
I  I ph  I d  I p  I ph  I s  exp  1  (2.19)
 nkT  Rp
Trong đó: Iph là dòng quang điện, ID là dòng qua diode, IS là dòng bão hoà, n được
gọi là thừa số lý tưởng phụ thuộc vào các mức độ hoàn thiện công nghệ chế tạo, RS là
điện trở nối tiếp hay điện trở trong, Rp là điện trở song song (điện trở dò), q là điện tích
của điện tử.
Có hai chế độ quan tâm đặc biệt cho các PV cell thực tế, đó là:
- Dòng điện khi ngắn mạch hai đầu của PV (dòng ngắn mạch, ISC)
- Điện áp trên hai đầu cực PV khi hở mạch (điện áp hở mạch, VOC).
Hình 2.28 biểu diễn mối quan hệ dòng áp của một PV cell khi trời tối (không có ánh
sáng) và khi có ánh sáng (chiếu sáng). Thực chất đường cong Dark (tối) chính là sự lật
ngược úp xuống của đường cong dòng điện ngược của diode.

Hình 2.28. Biểu diễn mối quan hệ dòng - áp của PV cell cho hai điều kiện “dark” (không
được chiếu sáng) và “light” (được chiếu sáng)
2.3.1. Đặc tuyến Vol - Ampe của nguồn PV trong điều kiện tiêu chuẩn
Xét cho một PV module như trên hình 2.29. Trước khi tải được kết nối, các module
đặt trong ánh sáng mặt trời sẽ tạo ra một điện áp VOC mạch hở, nhưng không có dòng điện.
Nếu nối ngắn mạch hai đầu cực của nguồn PV với nhau (mà không làm hỏng các module),
sẽ có dòng ngắn mạch chạy qua nguồn PV, nhưng điện áp đầu ra sẽ bằng không.

66
(a) Hở mạch (b) Ngắn mạch (c) Nối tải
Hình 2.29. Mô tả thí nghiệm mạch điện nguồn PV và tải
Trong cả hai trường hợp, công suất là tích số của dòng điện và điện áp, nên công suất
phát ra của nguồn PV bằng không và công suất nhận được trên tải cũng bằng không. Khi
có tải thực sự kết nối với nguồn PV sẽ hình thành dòng điện qua tải và điện áp trên tải hay
chính là điện áp trên đầu cực nguồn PV do đó tải sẽ nhận được công suất phát ra từ nguồn
PV trong trạng thái cân bằng công suất. Tuy nhiên, để biết giá trị công suất là bao nhiêu,
ta phải xem xét các đường đặc trưng V - I của nguồn PV và của tải như thể hiện trên hình
2.29.
Ở hình 2.30 cho thấy một đường đặc tính V-I của nguồn PV với những thông số cơ
bản VOC và ISC. Ngoài ra trên đặc tính cũng chỉ ra duy nhất một điểm có công suất là cực
đại MPP (Maximum Power Point) nằm tại khu vực điểm uốn của đường cong.
Pmax = VMPP. IMPP (2. 20)
Trong đó, VMPP và IMPP lần lượt là điện áp, dòng điện tại MPP.

Hình 2.30. Đặc tính V-I, P-V và MPP của nguồn PV


Một cách nhìn khác: tại mỗi một vị trí (điểm) nằm trên đường cong V-I có thể xác
định với trục tung (trục I) và trục hoành (trục V) một hình chữ nhật. Như vậy tại MPP sẽ
có được một hình chữ nhật có diện tích lớn nhất nó chính là tích số của dòng điện và điện
áp làm việc tại điểm đó hay chính đó là giá trị công suất mà tải nhận được từ nguồn PV.
Tức là tại mọi điểm làm việc khác đều cho một diện tích hình chữ nhật hay giá trị công suất
nhỏ hơn, đặc biệt tại hai điểm ISC và VOC là cho giá trị công suất bằng không. Khi nghiên
cứu đặc tính V-I cho nguồn PV người ta còn quan tâm đến một hệ số phản ánh hiệu suất
của PV module là hệ số điền đầy FF.

67
VMPP  I MPP
FF  (2.21)
VOC .I SC
Hệ số điền đầy là tỷ số giữa hình chữ nhật tạo bởi MPP như giới thiệu ở trên và hình
chữ nhật có hai đỉnh đối diện là ISC và VOC như trên hình 2.31. Thông thường, hệ số FF =
(70-75)% đối với PV tinh thể Silicon, còn hệ số FF = (50-60)% đối với nguồn PV đa lớp
loại Silicon vô định hình.

Hình 2.31. Mô tả MPP trên đường cong V-I và hệ số điền đầy FF cho nguồn PV
Trong điều kiện làm việc thực tế, đặc tính V-I của nguồn PV sẽ có những thay đổi
khi cường độ bức xạ (ánh sáng mặt trời) thay đổi và nhiệt độ thay đổi. Giả sử với các điều
kiện:
- Cường độ bức xạ là 1kW/m2,
- Quang phổ ánh sáng đầy đủ từ có bước sóng từ 380nm đến 760nm,
- Hệ số khí quyển AM 1.5,
- Nhiệt độ tiếp giáp nguồn PV là 250C.
2.3.2. Tác động của nhiệt độ và cường độ ánh sáng đến đặc tính V-I
Đối với nguồn PV bán ra thị trường, các nhà sản xuất luôn cung cấp kèm theo lý lịch,
trong đó khai báo đặc tính và một số thông số kỹ thuật cơ bản, gồm: Đồ thị đường đặc tính
V-I ứng với cường độ ánh sáng khác nhau, hay các mức nhiệt độ khác nhau, như thể hiện
trên hình 2.32.

Hình 2.32. Đặc tính của nguồn PV khi thay đổi cường độ sáng và nhiệt độ

68
Nhiệt độ nguồn PV tăng sẽ làm điện áp hở mạch giảm khá nhiều trong khi dòng
ngắn mạch tăng rất ít. Đối với các nguồn PV Silicon tinh thể, VOC giảm khoảng 0.37%
cho mỗi độ C tăng nhiệt độ và ISC tăng khoảng 0,05%.
Mặt khác, khi thay đổi cường độ ánh sáng thì đặc tính V-I lại thay đổi rất rõ ràng, đặc
biệt là giá trị dòng ngắn mạch thay đổi dường như tỷ lệ thuận còn điện áp hở mạch thay
đổi không đáng kể.
Đối với những PV cell khác nhau, sự ảnh hưởng của nhiệt độ và cường độ ánh sáng
cũng có mức độ tác động khác nhau. Ta biết, chỉ một phần quang năng chiếu đến PV cell
được chuyển đổi thành nhiệt năng còn lại là chuyển hóa thành nhiệt năng. Để phản ánh vấn
đề này, nhà sản xuất cung cấp một hệ số Nominal Operating Cell Temperature (NOCT) là
giá trị nhiệt độ tế bào hoạt động của PV cell trong điều kiện tiêu chuẩn ứng với nhiệt độ
môi trường xung quanh là 200C, cường độ ánh sánh mặt trời là 800 W/m2, tốc độ gió là
1m/s. Khi điều kiện môi trường làm việc của một PV cell khác tiêu chuẩn, nhiệt độ của
PV cell được tính lại theo biểu thức:
 NOTC  200 
Tcell  Tamb    .S (2.22)
 0,8 
trong đó: Tcell là nhiệt độ PV cell (0C), Tamb là nhiệt độ môi trường (0C), S là cường độ ánh
sáng mặt trời (kW/m2).
2.3.3. Tác động do bóng che
Xem xét các tác động của sự che khuất do bóng che một PV cell trong chuỗi mắc nối
tiếp như hình 2.33. Nếu bất kỳ PV cell nào trong chuỗi bị che khuất ánh sáng mặt trời (tối),
nó sẽ không có khả năng tạo ra dòng điện. Trong sơ đồ tương đương cho thấy không thể
hình thành dòng điện qua phần tử bị che khuất để cấp cho tải của hệ thống, trừ một lượng
nhỏ không đáng kể là thành phần dòng bão hòa ngược. Trong khi đó các PV cell lại hết sức
nhạy cảm với cường độ bức xạ mặt trời. Trong thực tế hiện tượng che khuất không đồng
đều đối với các PV cell nối tiếp xảy ra khá phổ biến bởi các đám mây, bóng cây, hay sự
già hóa các cell không đồng đều nhau,.v.v... Như vậy, để tổ hợp một hệ nguồn PV nối tiếp
cần phải có những thiết kế phức tạp hơn. Ví dụ, có thể sử dụng các diode mắc song song
cho mỗi PV cell như trên hình 2.33.

Hình 2.33. Mạch tương đương của một chuỗi các PV cell nối tiếp khi có hiệu ứng che
khuất và giải pháp khắc phục
69
Trường hợp các PV cell nhận được bức xạ mặt trời không đồng đều dẫn đến làm méo
dạng đặc tính của chuỗi nối tiếp các PV cell như mô tả trên hình 2.34.

Hình 2.34. Đặc tính của PV array khi các module nhận bức xạ mặt trời không đề
2.4. Công nghệ chế tạo pin quang điện
Cách chế tạo tế bào Quang Điện, thành phần chính của tấm Pin Mặt Trời: Các tế bào
quang điện mặt trời được tạo ra bằng cách sử dụng các tấm tinh thể silicon tương tự như
các tấm được sử dụng để chế tạo máy tính. Các tấm silicon có thể là Đa tinh thể hoặc Đơn
tinh thể; Được sản xuất bằng nhiều phương pháp sản xuất khác nhau. Loại hiệu quả nhất
là Mono-crystalline được sản xuất bằng quy trình Czochralski nổi tiếng. Quá trình này tốn
nhiều năng lượng hơn so với Đa tinh thể Poly-crystalline và do đó đắt hơn để sản xuất.
- Mặt khác, các tấm đa tinh thể kém hiệu quả hơn một chút; Và được thực hiện bằng
cách sử dụng một số quy trình tinh chế đơn giản hơn, chi phí thấp, đúc chế dễ hơn.
- Monocrystalline silicon cells: Tế bào silicon đơn tinh thể; Hiệu quả cao nhất và chi
phí cao nhất;
- Cast monosilicon cells: Tế bào monosilicon đúc; hiệu quả cao và chi phí thấp hơn.
- Polycrystalline silicon cells: Tế bào silicon đa tinh thể; Hiệu quả thấp hơn và chi
phí thấp nhất.
Sự khác nhau 3 loại tế bào Quang Điện, thành phần chính tấm Pin Quang Điện:

Silica sand Crystalline silicon Monocrystalline Inogot Silicon Water Solar cell
Hình 2.35. Thành phần chính tấm Pin Quang Điện
Các vật liệu cơ bản và các bước chế tạo Pin Quang Điện tinh thể silicon. Các bước
cơ bản để tạo các tế bào PV đơn tinh thể - Mono.
- Cát silic được tinh chế thành silicon 99% bằng quy trình CAW;
- Silic 99% được tinh chế thành silicon nguyên chất 100%;
- Silic được pha tạp với boron hoặc phốt pho (Bán dẫn loại loại P hoặc N);

70
- Silic pha tạp được nấu chảy và chiết thành một thỏi;
- Thỏi tròn lớn được cắt dây kim cương thành các tấm vuông mỏng;
- Các tấm mỏng được phủ một lớp loại P hoặc N để tạo thành lớp kết nối P-N;
- Thanh dẫn và tế bào được tạo ra các ô như tấm pin hình trên solar cell.
Tấm pin là một trong những thành phần chính quan trọng, giúp chuyển đổi năng
lượng từ ánh sáng mặt trời thành nguồn điện cung cấp cho hệ thống điện, các thiết bị sử
dụng công nghệ mặt trời.

Hình 2.36. Sơ đồ sản xuất hình thành pin quang điện sillicon
Một số sơ đồ ứng dụng công nghệ pin mặt trời trong thực tế:
Hệ thống ở hình 2.38 thường có quy mô lớn, công suất từ 10kW trở lên. Cấu tạo và
nguyên tắc hoạt động tương tự như hệ thống cho gia đình. Nhưng khác nhau về thiết bị sử
dụng điện là máy móc, các thiết bị có công suất lớn, hệ thống làm mát, dây chuyền sản
xuất, v.v… Đồng thời dòng điện AC sẽ phải đi qua các loại tủ điện công nghiệp trước khi
đến máy móc.

Hình 2.38. Sơ đồ khối và cấu tạo điện năng lượng mặt trời cho hệ thống nhà xưởng,
và nhà máy

71
a) Đấu nối pin mặt trời nối tiếp

a) Đấu nối pin mặt trời song song c) Đấu nối pin mặt trời hỗn hợp
Hình 2.39. Sơ đồ đấu nối hệ pin năng lượng mặt trời áp mái
Các tấm pin mặt trời được kết nối song song với nhau. Cực dương nối với cực dương
và cực âm nối với cực âm. Cách đấu nối này giúp tăng tổng công suất, tổng dòng điện của
cả hệ thống. Hơn nữa tấm pin năng lượng mặt trời vừa được lắp nối tiếp vừa được lắp song
song với nhau giúp tăng tổng điện áp, tổng dòng điện, tổng công suất của hệ thống. Tuy
nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng với các tấm pin có cùng điện áp, dòng điện, hiệu
suất và cùng nhà sản xuất.

a) Sơ đồ hệ thống điện mặt trời công suất nhỏ nối lưới

72
b) Sơ đồ hệ thống điện mặt trời kết nối với c) Sơ đồ hệ thống điện mặt trời kết hợp
thiết bị điện máy phát điện nối lưới kết nối với thiết bị
điện có điều hòa, tủ lạnh
Hình 2.40. Sơ đồ hệ thống điện mặt trời kết kết nối với thiết bị điện
Hệ thống trên sẽ hoạt động như sau: Đầu tiên, ánh nắng đem theo tia bức xạ điện từ
của mặt trời, chiếu vào tấm pin năng lượng mặt trời (hay tế bào quang điện PV) tại đây sẽ
diễn ra hiệu ứng quang điện, chuyển hóa cái nắng thành dòng điện, từ phía sau tấm PIN
này là ta đã có dòng điện một chiều rồi.
Tiếp đến: Nếu cần lưu trữ điện, chúng ta sẽ cho dòng điện này đi đến thiết bị điều
khiển sạc để sạc bình.
Nếu không cần lưu trữ thì cho dòng điện từ tấm panel đi đến thiết bị chuyển đổi dòng
điện, gọi là Inverter để chuyển đổi dòng DC, qua dòng xoay chiều AC có cùng tần số và
công suất, hòa vào lưới điện quốc gia và chạy đến các tải trong nhà mình. Thiết bị này sẽ
ưu tiên sử dụng dòng điện tái sinh năng lượng mặt trời, khi không đủ điện sẽ chuyển qua
dùng điện lưới.
Các thiết bị khác như ATS bộ chuyển nguồn tự động (để khi điện mặt trời yếu thì tự
động chuyển qua điện lưới mà không làm mất điện…) và các thứ khác, tất cả được tích
hợp hoặc gắn gọn trong một cái tủ - gọi là tủ phân phối điện năng lượng mặt trời. các thiết
bị khác như dây dẫn điện, CB, đồng hồ 2 chiều,.v.v… sẽ được lắp đặt cụ thể theo từng dự
án
2.4.1. Pin quang điện Silic tinh thể (Crytalline silicon solar cell)
Công nghệ sản xuất pin mặt trời bằng vật liệu silic tinh thể phụ thuộc vào ba yếu tố
chính. Ba yếu tố chính trong một tế bào năng lượng mặt trời hình thành cơ sở của công
nghệ sản xuất này là, đầu tiên là các chất bán dẫn, mà hấp thụ ánh sáng và chuyển nó thành
các cặp điện tử lỗ. Thứ hai là đầu mối bán dẫn, trong đó tách biệt màng hình ảnh được tạo
ra (electron và lỗ trống), và thứ ba là các số liên lạc ở mặt trước và mặt sau của tế bào cho
phép các dòng chảy để các mạch bên ngoài. Hai loại chính của công nghệ được xác định
73
bởi sự lựa chọn của chất bán dẫn: hoặc silicon tinh thể ở dạng mảnh bán dẫn hoặc màng
mỏng của vật liệu khác.
Trong lịch sử, tinh thể silicon (c-Si) là chất bán dẫn đã được sử dụng nhiều nhất trong
tế bào năng lượng mặt trời, mặt dù nó là một chất hấp thụ tương đối nghèo của ánh sáng
và đòi hỏi một độ dày đáng kể (vài trăm micron) của vật liệu. Tuy nhiên nó đã chứng tỏ vị
trí thuận tiện vì nó mang lại ổn định các tế bào năng lượng mặt trời với hiệu quả tốt (11-
16%, một nửa đến hai phần ba số tối đa về mặt lý thuyết), và sử dụng công nghệ quá trình
phát tiển từ cơ sở tri thức khổng lồ của nghành công nghiệp vi điện tử.

Hình 2.41. Sơ đồ các thành phần của một tế bào năng lượng mặt trời tiếp xúc silicon
khuếch tán - tạp chất
Hai loại silicon tinh thể được sử dụng trong nghành công nghiệp. Đầu tiên là
monocrystalline, sản xuất bởi cắt mảnh bán dẫn (đường kính dày từ 150 mm và lên đến
350 microns) từ một phôi tinh thể lớn duy nhất tăng trưởng khoảng 1400 0C, đó là một quá
trình rất tốn kém. Các silicon phải có độ tinh khiết rất cao và có một cấu trúc tinh thể gần
hoàn hảo. Loại thứ hai là multicrytalline silicon, bằng cách sử dụng các công nghệ sản xuất
mới, ngay cả khi các quá trình này có những vấn đề liên quan đến tăng trưởng thấp hơn /
giá kéo, tính đồng nhất nghèo hơn, và bề mặt gồ ghề. Một phương pháp phát triển một
ribbon của silicon, hoặc như một dải hai chiều đồng bằng hoặc như là một cột hình bát
giác, bằng cách kéo nó từ một silicon nóng chảy.

Hình 2.42. Quy trình sản xuất pin mặt trời silicon tinh thể điển hình

74
Các tế bào năng lượng mặt trời được làm từ các tấm bán dẫn đơn tinh thể nói chung
là quá đắt đối với sản xuất hàng loạt quy mô lớn. Đây chính là lý do tại sao xu hướng sản
xuất các tế bào tinh thể silicon chủ yếu là chuyển hướng sản xuất đa tinh thể, mặc dù các
tế bào đa tinh thể có kết quả không hiệu quả như silicon tinh thể đơn lẻ.
2.4.2. Pin quang điện màng (Thin-Film CIGS and CdTe Photovoltaic Technologies)
Pin màng mỏng vô định hình thường được gọi tắt là pin màng mỏng hoặc pin vô định
hình. Vật liệu cốt lỏi để chế tạo pin màng mỏng là silic vô định hình. Công nghệ này thay
vì sử dụng các tấm tinh thể rắn silicon mỏng sử dụng khí silane (SiH 4) mà là một hợp chất
hóa học có chi phí sản xuất thấp hơn so với silicon tinh thể.

Hình 2.43. Cấu trúc pin quang điện màng được làm bằng silicon tinh thể
Silane (SiH4) còn được gọi là silic tetrahydride, silicanel, hoặc monosilane, đó là một
chất khí dễ cháy với mùi khó chịu. Nó không xảy ra trong tự nhiên. Silane lần đầu tiên
được F. Wohler và H. Buffy phát hiện năm 1857 bởi phản ứng acid clohydric (HCL) với
một hợp kim Al-Si.
Silane chủ yếu được sử dụng trong sản xuất công nghiệp của các thiết bị bán dẫn cho
ngành công nghiệp điện tử. Nó được sử dụng để lắng đọng đa tinh thể, kết nối hoặc mặt
nạ, hơi hóa chất lắng đọng của silicon điốt, và sản xuất các thiết bị silic vô định hình như
là phim quang và pin năng lượng mặt trời.
Pin năng lượng mặt trời được sản xuất từ vật liệu màng mỏng có hiệu suất khoàng
4%. Nếu so sánh với hiệu suất 15-20% của pin mặt trời sử dụng vật liệu silic tinh thể thì rõ
ràng hiệu suất của vật liệu màng mỏng có hiệu suất thấp hơn. Nhưng với vật liệu pin màng
mỏng không cần ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vẫn có thể chuyển đổi bức xạ mặt trời
thanh điện năng điều này có nghĩa là thời gian chuyển đổi bức xạ mặt trời thành
75
điện năng bằng vật liệu này sẽ kéo dài hơn so với vật liện đơn tinh thể.
2.4.3. Công đoạn chế tạo pin mặt trời tinh thể Silic
Hiện nay, trên 90% các pin mặt trời được sản xuất và ứng dụng là các pin mặt trời tư
vật liệu Silicon (Si) tinh thể hay vô định hình, nhưng chủ yếu là dạng tinh thể. Quá trình
công nghệ chế tạo pin mặt trời được trải qua các công đoạn cơ bản như sau:
a) Sơ lọc cát thạch anh để có silicon có độ sạch kỹ thuật
Cát dùng làm vật liệu ban đầu chế tạo Si phải là cát giàu thạch anh SiO2 (hàm lượng
SiO2 vào khoảng 90% hoặc cao hơn). Trong lò hồ quang nhiệt độ cao, SiO 2 được cho phản
ứng với cacbon (C) để cho silicon (Si) có độ sạch kỹ thuật theo phản ứng:
SiO2  2C  Si  2CO
b) Làm sạch tiếp để có silicon có độ sạch bán dẫn
* Có ba công nghệ chính để làm sạch Si đến độ sạch bán dẫn:
- Quá trình silan:
- Quá trình silicon fluorid:
- Quá trình trichlorosilan.
Quá trình trichlorosilane do công ty Siemens nghiên cứu ứng dụng là một quá trình
tiêu chuẩn để làm sạch Si có độ sạch kĩ thuật. Quá trình này như sau:
Trong một thùng đựng bột Si có độ sạch ký thuật người ta đổ axit clohydric lỏng vào
và dùng chất súc tác là đồng, Si và HCl phản ứng theo phương trình sau đây:
Si  3HCl  SiHCl3  H 2 
(trichlorosilan)
Sau đó bằng phương pháp chưng cất nhiệt người ta tạo được SiHCl, dưới dạng hạt
khô và tiếp đó dùng phương pháp bốc hơi người ta thu được Si có độ sạch bán dẫn.
SiHCl3  Si  khí bốc hơi
Sản phẩm thu được là vật liệu đa tinh thể gồm các hạt đơn tinh thể Si nhỏ.
c) Tạo đơn tinh thể
Có thể tạo các đơn tinh thể Si dưới dạng thanh (thỏi), dạng tấm hoặc dạng bảng. Các
công nghệ tạo đơn tinh thể được dùng phổ biến là công nghệ Czochralski, công nghệ vùng
nổi và công nghệ trao đổi nhiệt. Dưới đây chúng ta sẽ giới thiệu các công nghệ đó.
* Kỹ thuật tạo thành đơn tinh thể Si bằng công nghệ Czochralski (Cz):
Trong kỹ thuật này người ta gắn vào đầu dưới của một cần hình trụ một mầm đơn
tinh thể Si và nó được nhúng vào một nồi Si nóng chảy (hình 2.44).
Sau đó vừa kéo lên vừa quay cần với một tốc độ được kiểm soát chặt chẽ (thường tốc
độ kéo và quay nhỏ hơn 10cm / giờ). Si lỏng bị kéo lên, kết tinh dần và tạo thành thói Si
đơn tinh thể. Các thỏi Si đơn tinh thể điển hình có đường kính từ 7,5 đến 10 cm và chiều
dài 1 đến 1,5m. Thông thường người ta pha luôn chất Bo vào nổi để có được thỏi tinh thể
Si loại p. Để giảm giá thành sản phẩm người ta còn lắp đặt thêm một thiết bị cho phép liên
tục cho vật liệu vào nổi và do đó có thể “kéo” liên tục các thỏi tinh thể. Dùng quá trình kéo

76
liên tục này có thể tạo ra được các thỏi Si tinh thể có đường kính 15 cm và chiều dài 1,5
m.

Hình 2.44. Sơ đồ chế tạo đơn tinh thể Si bằng phương pháp Cz
* Tạo thỏi đơn tinh thể Si bằng kỹ thuật vùng nổi:
Để tiến hành tạo đơn tinh thể Si bằng kỹ thuật vùng nổi, trước hết cần một thỏi đa
tinh thể (thường có dạng hình trụ) và một mầm tinh thể Si. Người ta gắn mầm vào đầu dưới
của thỏi. Sau đó cả thỏi và mầm được đưa vào lòng một cuộn dây điện trở làm lò nung
(hình 2.45).

Hình 2.45. Sơ đồ chế tạo tinh thể Si bằng phương pháp vùng nổi
Cuộn dây điện trở có thể chuyển động dọc theo thỏi tinh thể silic. Đầu tiên dịch
chuyển cuộn dây để phần đa tinh thể giữ mầm và thỏi nóng chảy. Sau đó cho cuộn dây
chuyển động dần lên phía trên (vùng nóng chảy chuyển động dần lên theo cuộn dây) thì
các phần thỏi đa tinh thể bị nóng chảy kết tinh lại dần dần thành một thỏi đơn tinh thể.
Để hoàn thiện quá trình kết tinh đơn tinh thể có thể cho cuộn dây chạy lên xuống một
số chu trình.
Nhược điểm của kỹ thuật này là khả năng tách tạp chất ra khỏi thỏi đơn tinh thể kém
hơn kỹ thuật Cz vì khối lượng và thể tích vùng nóng chảy là nhỏ. Nhưng mặt khác nó có
ưu điểm là tránh được sự làm bẩn thỏi tinh thể vì cuộn dây không tiếp xúc với thỏi. Trong
kỹ thuật Cz sự làm bẩn bởi oxy, do vật liệu trực tiếp được nung trong nồi, là một khó khăn
đáng kể.
* Kỹ thuật trao đổi nhiệt (HEM - Heat Exchange Method)
Trong kỹ thuật HEM, Si nóng chảy được làm đông đặc xung quanh một mầm tinh thể
để tạo ra các khối đơn tinh thể Si gần hoàn hảo dạng khối trong điều kiện được kiểm soát
77
nghiêm ngặt. Một phương pháp đúc mới cho phép dùng vật liệu nóng chảy có tạp chất thay
cho mầm tinh thể ban đầu. Kỹ thuật này đã cho phép tạo được vật liệu để sản xuất các pin
Mặt Trời hình vuông có hiệu suất đến 15,5 %.
d) Cắt thỏi Si đơn tinh thể thành các phiến Si
Trước hết người ta cắt gọt khối tinh thế Si sau khi nuôi để thỏi có dạng hình trụ đồng
đều, thường có đường kính D = (7,5 - 10)cm. Sau đó dùng cưa Diamăng, cưa dây hoặc tia
laser cắt thỏi thành các phiến hình đĩa tròn có chiều dày cỡ (0,3 - 0,5)mm. Sau đó mài nhẵn
và làm sạch bề mặt các phiến bằng phương pháp ăn mòn hoá học để khử các khuyết tật bề
mặt do quá trình cưa cắt gây ra. Đồng thời sự ăn mòn hoá học tạo cho bề mặt phiến bị "gồ
ghề" nhằm làm giảm phản xạ ánh sáng. Khoảng 50 % vật liệu bị mất đi do quá trình cưa
cắt và ăn mòn này. Vì vậy, hiện nay người ta còn dùng các kỹ thuật chế tạo các đơn tinh
thế Si dưới dạng bảng (EFG) hoặc dạng tấm (DWG) có độ dày yêu cầu để tránh các khâu
cưa cắt, ăn mòn, .v.v...
Trong kỹ thuật “kéo” tấm đơn tinh thể bằng khuôn (EFG) người ta nhúng khuôn có
một khe hẹp vào một nồi Si nóng chảy. Phía trên khuôn có đặt một mầm đơn tinh thể Si
(hình 2.46). Si lỏng dâng lên theo khe do hiện tượng mao dẫn và sau đó bám vào mầm. Khi
kéo tấm Si dần lên (với tốc độ khoảng 15cm/phút), Si lỏng nguội và kết tinh tạo ra bằng
đơn tinh thể Si, thường có độ dày (25 ÷ 100)μm, độ rộng (2 ÷ 5)cm. Vật liệu làm khuôn tốt
nhất là graphit. Nhược điểm của kỹ thuật này là sự làm bẩn băng Si do khuôn và Si lỏng
tiếp xúc trực tiếp với nhau. Ngoài ra sự ăn mòn khuôn cũng là một vấn đề lớn.
- Kỹ thuật “kéo” tấm đơn tinh thể Si (DWG) được thực hiện như sau:
Trước hết cần chế tạo một khuôn bằng đơn tinh thể Si có dạng hình máng hộp, chiều
rộng khoảng 50mm, chiều dài từ 5 đến 10 cm.

Hình 2.46. Sơ đồ thiết bị “kéo” tấm đơn tinh thể bằng khuôn EFG

78
Sau đó nhúng đầu dưới khuôn vào nổi Si nóng chảy. Si lỏng bám vào khuôn và nguội
đi một ít. Khi từ từ kéo khuôn lên thì “tấm” Si lỏng giữa khuôn bị lạnh đi và kết tinh thành
tấm đơn tinh thể Si (Hình 2.47). Phương pháp này tránh được sự làm bẩn tấm Si vì không
dùng khuôn vật liệu khác, do đó đã cho các pin Mặt Trời có hiệu suất đến 15 %.
Nhược điểm của kỹ thuật này là đòi hỏi điều chỉnh nhiệt độ chính xác và tốc độ kéo
phải rất chậm. Ngoài ra người ta cũng phải cắt các tấm được kéo này để được dạ dày yêu
cầu và như vậy lại phải hao phí một phần vật liệu.

Hình 2.47. Sơ đồ thiết bị “kéo” tấm đơn tinh thể bằng phương pháp DWG
e) Tạo tiếp xúc pn
Có hai phương pháp diển hình tạo lớp tiếp xúc bán dẫn pn là khuếch tán nhiệt và cấy
ion.
* Phương pháp khuếch tán nhiệt
Từ các phiến Si đơn tinh thể để có được Si loại n người ta dùng tạp là photpho (P),
còn để có Si loại p dùng tạp là bo (B). Các nguồn tạp có thể là rắn như các muối P 2O5,
B2O3, lỏng như POCl3, BBr3, hoặc khí như PH3, BCl3. Qui trình công nghệ pha tạp từ các
vật liệu ban đầu rắn, lỏng hoặc khí được mô tả trong các sơ đổ hình 2.48 và 2.49.
Ví dụ, để tạo n - Si, người ta muối rắn P2O5 vào lò cùng với các phiên Si. Ở nhiệt độ
khoảng 950°C, P2O5 bị bốc hơi. Dùng hỗn hợp khí (N2 + O2) theo một tỷ lệ thích hợp làm
khí mang và thổi qua hơi tạp chất P2O5 tới các phiến Si đã được nung nóng ở nhiệt độ cao
và các nguyên tử P sẽ xâm nhập vào bề mặt các phiến Si để tạo ra bán dẫn Si loại n, n-Si.
Nếu nguồn tạp là lỏng như POCl3 thì hỗn hợp khí mang được chọn theo tỷ lệ N2 : O2 = 3:1.
Sau thời gian khuếch tán nhiệt khoảng 10 phút, đạt được lớp phá tạp có chiều dày cỡ
0,25μm.

79
Tới lò khuếch tán Tới lò khuếch tán

BBr3

O2 N2 BCl3 O2 N2

Hình 2.48. Phương pháp khuếch tán nhiệt chế tạo bán dẫn tạp chất p-Si
Sự tạo lớp tiếp xúc pn thực hiện theo định luật khuếch tán Pick. Theo định luật này
thì các nguyên tử sẽ khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Tốc độ
khuếch tán và độ sâu khuếch tán phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian khuếch tán. Người ta
dùng một tấm đế là tinh thể Si loại p (p-Si) được pha tạp bo với nồng đó 1016 nguyên tử
bo/cm3, sau đó phủ lên tấm để một lớp photpho (P) và đưa vào buồng khuếch tán có nhiệt
độ khoảng (900 - 950)°C. Khi P khuếch tán vào tấm đế để tạo thành một lớp n - Si có độ
dày khoảng (1,2 - 1,5)μm thì người ta hạ nhiệt độ để chấm dứt quá trình khuếch tán. Lớp
tiếp xúc pn là một lớp mỏng trong đó nồng độ tạp chuyển từ P sang B và tiếp xúc pn được
xem là đặt tại biên giới mà trên đó nồng độ P và B là bằng nhau.
Do nồng độ P ở bề mặt của lớp tiếp xúc rất cao thậm chí ngay cả sau quá trình khuếch
tán, P và Si tác dụng với nhau tạo ra một lớp bề mặt được gọi là “lớp chết” có điện trở cao
và là nguyên nhân gây ra sự tái hợp điện tử - lỗ trống, làm giảm hiệu suất của pin quang
điện. Vì vậy phải cắt bỏ lớp này đi.
Vì hơn 50% ánh sáng Mặt Trời tới pin Mặt Trời bị hấp thụ trước hết chỉ ở một lớp bề
mặt chiều dày 3μm ở sát bề mặt, phần còn lại của ánh sáng Mặt Trời được hấp thụ ở lớp
tiếp theo có độ dày 300μm. Vì vậy pin Mặt Trời nên được chế tạo sao cho phía trên là một
lớp Colector mỏng (chiều dày ≤ 3μm) và tiếp đó là một lớp đế dày nhưng có độ linh động
80
của hạt tải cao để các hạt tải có thể chuyển động về lớp tiếp xúc pn và về điện cực khi
chúng được tạo ra trong miền này.
* Công nghệ bắn cấy ion:
Các phiến Si được đặt trước các đĩa ion năng lượng cao. Do đó muốn chế tạo n-Si
hoặc p-Si mà người ta dùng các “đạn” ion là P hay B.

Hình 2.49. Tạo bán dẫn n-Si bằng phương pháp khuếch tán nhiệt
Nhờ thay đổi cường độ tia ion có thể thay đổi chiều sâu đâm xuyên của các ion. Bề
mặt Si sau đó phải ủ bằng tia laser hoặc tia điện tử để khử các hư hỏng bề mặt do ion bắn
phá vào mạng tinh thể ở gần bề mặt. Lớp tiếp xúc pn tạo bằng phương pháp cấy ion không
khác gì nhiều so với tạo bằng phương pháp khuếch tán nhiệt. Chiều sâu của lớp pn vào cỡ
0,25μm. Mật độ các tạp chất biến đổi từ 1016 nguyên tử/cm3 ở lớp tiếp xúc đến 1021
nguyên tử/cm3 tại bể mặt. Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp khuếch tán
nhiệt là cần dùng ít năng lượng hơn, khả năng sản xuất lớn hơn vì đơn giản và dễ dàng
khống chế chiều sâu lớp pha tạp và nồng độ tạp hơn.
f) Tạo tiếp xúc ohmic
Vật liệu làm điện cực tiếp xúc phải có độ dẫn tốt và vừa phải bám dính tốt bán dẫn.
Ngoài ra đối với điện cực mặt trên cần phải thiết kế sao cho ánh sáng Mặt Trời có thể đến
được tiếp xúc pn. Cần phải điều hoà giữa vấn đề cho sáng và điện trở của điện cực. Thông

81
thường tiếp xúc mặt trên được tạo dưới dạng lưới bằng vật liệu dẫn điện tốt và che không
quá 10 % diện tích mặt pin. Có 2 phương pháp tạo điện cực thường được dùng là:
Một là phương pháp bốc hơi trong chân không và hai là in lưới.
Tiếp xúc mặt dưới có thể đơn giản là một lớp kim loại nên không có vấn để gì lớn.
* Tiếp xúc kim loại làm điện cực thường được chế tạo gồm 3 lớp:
- Lớp mỏng titan (Ti) làm lớp lót dưới cùng vì Ti bám dính Si rất tốt.
- Lớp giữa là lớp palladi (PI) để ngăn phản ứng hóa học giữa lớp đế (Ti) và lớp trên
cùng là bạc (Ag).
- Lớp bạc (Ag) trên cùng cho độ dẫn cao và dễ hàn. Các lớp tiếp xúc này sau đó phải
ủ ở 500°C- 600°C để tạo liên kết tốt và làm giảm điện trở tiếp xúc.
g) Phủ lớp chống phản xạ ánh sáng
Si chưa xử lý phản xạ đến 30% ánh sáng tới. Một lớp chống phản xạ như SiO 2 có thể
làm giảm phản xạ xuống 10%.

Hình 2.50. Sơ đồ cấu trúc một pin Mặt Trời Si điển hình
Nếu dùng 2 lớp chống phản xạ thì có thể làm giảm phản xạ xuống dưới 3%. Các vật
liệu dùng làm vật liệu chống phản xạ là SiO2, TiO2 và Ta2O5. Công nghệ bốc hơi trong
chân không là công nghệ thích hợp để tạo lớp chống phản xạ.
Hình 2.50 là sơ đồ cấu trúc một pin Mặt Trời tinh thể Si đã hoàn thiện. Nó bao gồm
các thành phần: lớp chống phản xạ ánh sáng, lưới diện cực trên, tiếp xúc bán dẫn np-Si,
lớp điện cực dưới.
h) Đóng gói các pin mặt trời thành mô đun
Các pin Mặt Trời sẽ phải làm việc ở điều kiện ngoài trời lâu dài. Vì vậy để bảo vệ các
lớp tiếp xúc và dây nối, bảo vệ vật liệu cách điện và do đó tăng tuổi thọ pin Mặt Trời cần
phải đóng kín pin Mặt Trời trong các vật liệu trong suốt. Tất nhiên không thể đóng gói từng
pin một mà người ta đóng gói hàng chục pin tạo ra một modun (tấm) pin Mặt Trời. Cần
82
phải lựa chọn các pin hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn giống nhau về các đặc trưng quang
điện và cơ học để xếp vào một modun.

a) b)
Hình 2.51. Các lớp vật liệu trong một mô đun trước khi ép (a) và mô đun pin mặt trời
hoàn thiện (b)
Trước hết dùng một tấm gọi là tấm kết cấu để tạo độ cứng cho modun. Tấm này có
thể làm tấm mặt sau (hình 2.51a). Sau đó người ta xếp lên tấm để một tấm keo EVA
(Ethylene Vinyl Acetate) hay PVB (Polyvinyl Bulyrel) trong suốt. Tiếp đó là lớp các pin
Mặt Trời đã hàn nổi theo thiết kế. Trên cùng là tấm thuỷ tinh chuyên dụng.
Cả hệ cấu trúc trên sau đó được đặt lên bàn ép ở trong buồng chân không có hệ gia
nhiệt. Trước hết người là tạo chân không (khoảng 10-3 - 10-4 mmHg) và sau đó nâng nhiệt
độ buồng ép lên khoảng 100 - 130°C. Ở nhiệt độ này, các tấm keo EVA, PVB bị nóng chảy
và được ép chặt lại. Hệ thống được làm nguội và ta sẽ được một modun pin Mặt Trời dưới
dạng bánh kẹp và cách lỵ hoàn toàn với môi trường (trừ các đầu điện cực). Cuối cùng người
ta lắp khung cho modun (hình 2.51b).
Việc đo đạc, kiểm tra các thông số quang điện được tiến hành nghiêm ngặt đối với
từng pin Mặt Trời (sau công đoạn f) và modun (sau công đoạn h). Bức xạ để kiểm tra nguồn
có thể là bức xạ Mặt Trời tự nhiên hoặc nhân tạo có cường độ chuẩn E o = 1000W/m2 và đo
ở nhiệt độ chuẩn To = 25°C.
2.5. Đặc tính tải của pin quang điện
Khi xét đến đặc tính tải pin quang điện là các bộ thu điện thế: Trước hết hãy xem
xét trường hợp tải là các bộ thu điện thế. Ví dụ tốt nhất đối với loại tải này là ác qui. Điện
thế của nó Vb là khá ổn định và điện thế làm việc cực đại VM không biến đổi nhiều với
các điều kiện làm việc, [1, 3].

83
2.5.1. Các thông số ảnh hưởng
Xét các thông số chính ảnh hưởng đến cả VM và Vb là:
Bức xạ mặt trời: Những biến đổi của bức xạ mặt trời có thể làm cho VM biến đổi đến
10%.
Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng lên VM khoảng - 2mV/0C tương ứng với độ biến đổi
tương đối khoảng -0,4%/oC đối với pin mặt trời chuẩn cho VM = 500mV. Còn đối với ác
qui, hệ số nhiệt độ đối mỗi ác qui chì - axít 2V khoảng -2mV/0C tương ứng với độ biến đổi
tương đối -0,1%/oC. Vì ắc qui thường đặt ở chỗ mát nên nhiệt độ của nó thấp hơn nhiệt độ
của dàn pin mặt trời. Nếu lấy sự chênh lệch nhiệt độ giữa dàn pin mặt trời và ác qui là
25CC thì sự chênh lệch giữa VM và Vb là 10%.
Mức (trạng thái) nạp của ác qui: đối với ác qui chì-axit, Vb biến đổi giữa trạng thái
kết thúc nạp (no) và trạng thái kết thúc quá trình phóng vào khoảng 20%.
Độ già hóa: Cả ác qui và máy phát pin mặt trời (tấm pin mặt trời) sự già hoá làm
giảm hiệu suất theo thời gian làm việc. Sự chênh lệch giữa VM và Vb do hiện tượng này
có thể đạt đến 20%.
Tính trung bình, do sự sai lệch giữa VM và Vb từ các nguyên nhân nói trên, có thể
gây ra tổn hao khoảng 20% tổng năng lượng. Đây là một lượng tổn hao lớn. Muốn giảm
tổn hao này, người ta có thể dùng các bộ phối hợp (adaptor) giá rẻ và có hiệu suất cao có
thể (> 90%).
Đặc tính tải điện tải pin quang điện là các bộ thu dòng: Tải thu dòng có thể là trường
hợp của các động cơ điện một chiều dùng nam châm vĩnh cửu kéo một tải cơ học không
đổi. Sự phối hợp là gần như không có thể vì dòng của máy phát pin mặt trời IM biến đổi
tỷ lệ với cường độ bức xạ, trong lúc đó các động cơ yêu cầu dòng điện không đổi. Vì vậy,
trong trường hợp này phải dùng một bộ điều phối giữa máy phát và tải để đảm bảo hiệu
quả quá trình truyền năng lượng giữa chúng.
Dò điểm công suất cực đại (MPPT): Bất kỳ dùng loại biến đổi DC-DC nào (giảm
hoặc tăng thế) thì cũng cần một mạch đặc biệt để giữ cho thế của máy phát pin mặt trời ở
giá trị tối ưu VM. Vì điều kiện làm việc (như cường độ bức xạ, nhiệt độ,.v.v...) luôn biến
đổi nên mạch MPPT phải là một mạch điều khiển vòng kín (hình 2.52).

Hình 2.52. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển MPPT

84
Mạch điều khiển MPPT được nuôi bằng một tín hiệu là “ảnh” của công suất máy
phát. Tín hiệu này luôn luôn là tín hiệu ra của một bộ nhân tương tự (analog multiplier) mà
đầu vào của nó là thế và dòng điện của máy phát pin mặt trời được lấy qua một điện trở
sơn. (hình 2.53a). Trong trường hợp dùng bộ tăng thế để nạp ác qui, dòng ra tỷ lệ với công
suất vào, vì điện thế ắc qui được xem không đổi ở tần số làm việc. Khi đó, tín hiệu điều
khiển MPPT có thể đơn giản lấy qua điện trở nối tiếp trong mạch tải (hình 2. 53b).

Hình 2.53. Các mạch cung cấp tín hiệu tỷ lệ với công suất đầu vào của máy phát:
(a) Bằng bộ nhân analog, (b) Bằng sơn
Có hai loại mạch MPPT: Trong mạch thứ nhất (hình 2.54) người ta dùng một thế xoay
chiều đặt vào thế máy phát để điều chế tín hiệu vào. Sự phân giải đồng bộ tín hiệu công
suất máy phát cho phép biết được máy phát là đang làm việc ở phía nào cuả điểm công suất
cực đại. Sau đó mạch điện cung cấp những thông tin thích hợp cho bộ điều chế xung rộng
để tác dụng lên Ton và do đó hiệu chỉnh điện thế. Loại thứ hai của MPPT áp dụng hiệu ứng
như sau. Tại điểm công suất cực đại, điều kiện dừng ổn định được biểu diễn bởi quan hệ:
dp = 0. Như cho thấy trong hình 2.54, một bộ khuếch đại vi phân cung cấp một tín hiệu tỷ
lệ với dp/dt.

Hình 2.54. Điều chế và giải mã cho quá trình duy trì điểm công suất cực đại (MPPT)

85
Hình 2.55. Sơ đồ mạch MPPT vi phân
Một máy phát chuyển tiếp (RAMP) cung cấp những biến đổi liên tục của máy phát
qua một bộ điều chế xung rộng PWM và nó tác dụng lên T on. Nếu sự biến đổi công suất
tiếp theo dp/dt dương, thì điểm làm việc sẽ chuyển động một cách liên tục tới điểm công
suất cực đại. Còn nếu sự biến đổi công suất dp/dt âm, thì tín hiệu ra của mạch flip-flop sẽ
chuyển mạch về phía âm và làm đổi dấu của ramp của bộ khuếch đại tích phân, tức là
ngược với thế của máy phát. Hệ thống này duy trì một sự dao động xung quanh điểm làm
việc cực đại, với một tần số so sánh được với độ chính xác của bộ khuếch đại và với tần
số của PWM. Ví dụ, với tần số làm việc 20KHz của bộ biến đổi DC/DC, một tần số 500Hz
của vòng MPPT là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Hình 2.56. Sơ đồ mạch điều chế xung rộng (PWM)


Bộ điều chế xung rộng (PWM) hiện nay là một thiết bị điện tử được dùng rộng rãi.
Về cơ bản, nó được chế tạo từ một “đồng hồ” (clock) cung cấp các xung và các xung này
được nhớ bởi một bộ lọc RC (hình 2.56).
Bằng cách biến đổi giá trị điện trở (ví dụ nhờ dùng một MOSFET được điều khiển
thế) thì hằng số thời gian thay đổi và do đó độ rộng của xung cũng thay đổi để bằng TON.
Đầu ra của PWM được nối với cổng của chuyển mạch K. Các mạch MPPT kết hợp với các
bộ biến đổi tăng và giảm thế cho các hiệu suất rất cao (hơn 95%).
Phương pháp xác định điểm công suất cực đại thực tế: Năng lượng cực đại có thể thu
được từ nguồn PV có thể được điều khiển thông qua hai phương pháp chính:
Điều khiển góc nghiêng tấm pin mặt trời theo hướng mặt trời (hình 2.58): hướng của
tia sáng tới có ảnh hưởng đến khả năng bức xạ electron của pin mặt trời vì vậy điều chỉnh
góc nghiêng cũng làm một trong những phương pháp thay đổi điểm làm việc cho tấm pin
mặt trời.
Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật điều khiển phức tạp và phải sử dụng khá nhiều
năng lượng để có thể di chuyển cả tấm pin mặt trời cũng như giá đỡ của nó.

86
Hình 2.58. Điều chỉnh góc nghiêng tự động - kỹ thuật dò bám
Điều khiển điểm vận hành trên đường đặc tính V-I thông qua cấu trúc điện tử và kỹ
thuật điều khiển dò bám tự động theo mặt trời. Đây là yêu cầu cơ bản cho các hệ thống
khai thác nguồn PV do dễ thực hiện hơn so với điều khiển góc nghiêng của tấm pin mặt
trời. Đây cũng sẽ là những nội dung hướng đi mới trong các lĩnh vực nghiên cứu hiện nay
và tương lai.
MPPT (Maximum Power Point Tracking) được trang bị các phương pháp dò tìm MPP
trong điều kiện nhiệt độ, cường độ bức xạ thay đổi đều nhằm xác định cặp tọa độ (Vm, Im)
tại MPP. Tùy thuộc vào yêu cầu kinh tế - kỹ thuật, một số phương pháp tìm MPP được đề
cập dưới đây sẽ có những đặc điểm riêng và có thể được sử dụng tùy theo mục đích, [2, 3,
4].
2.5.2. Hiệu suất của quá trình biến đổi pin quang điện
Từ những trình bày ở trên ta đi xác định giới hạn lý thuyết của hiệu suất η biến đổi
năng lượng quang điện của hệ thống hai mức:
c
E g  J 0 ( ) d 
 0
(2.23)
 hc 
0 J 0 ( )    d 
Trong đó, J0(λ) là mật độ photon có bước sóng λ; J0(λ)dλ là tổng số photon tới bề mặt
pin có bước sóng trong khoảng λ ÷ λ + dλ; hc/λ là năng lượng của photon; Tử số của (2.23)
là năng lượng hữu ích mà điện tử hấp thụ từ photon trong quá trình quang điện, còn mẫu
số là tổng năng lượng của các photon tới hệ. Như vậy, η là một hàm số của Eg (vì λc cũng
là hàm số của Eg) như được trình bày trong hình 2.59.
Như thấy trên hình vẽ về mặt lý thuyết, η có một cực đại max  0, 44 xung quanh giá
trị Eg = 1,5 eV. Kết quả này có tính tổng quát và áp dụng cho các hệ hai mức năng lượng
bất kỳ.

87
N(hv)

0.33

0.44

0.23 hv(eV)
0 1 2 3
Hình 2.59. Hiệu suất biến đổi quang điện Hình 2.60. Năng lượng tổn hao và hiệu
phụ thuộc vào vùng cấm của vật liệu suất biến đổi quang điện của Si
Năng lượng tổn hao trong một quá trình biến đổi quang điện chủ yếu do các nguyên
nhân sau:
- Các photon có năng lượng hv < Eg hay λ > λc không bị điện tử hấp thụ để tạo ra cặp
e  h  mà truyền qua vật rắn;

- Do đó quá trình hồi phục, điện tử và lỗ trống giải phóng năng lượng E  hv  E g
cho mạng tinh thể vật rắn để tới đáy các vùng năng lượng;
- Do quá trình tái hợp điện tử - lỗ trống.
Đối với bán dẫn silicon Si, Eg = 1,16 eV, tính toán cho thấy 23% mất mát năng lượng
do photon truyền qua; 33% bị mất do quá trình hồi phục của e- và h+ tới các bờ vùng E, và
Ev, như được chỉ ra trên hình 2.50. Như vậy đối với quá trình quang điện trên vật liệu Si,
thì về mặt lý thuyết, max  0, 44 .
2.6. Hệ điện mặt trời độc lập trong hệ thống điện
Trên thực tế, một hệ thống năng lượng mặt trời không nối lưới (OFF Grid) là loại ra
khỏi lưới điện. Nó cung cấp năng lượng tái tạo trong hình dạng của các tấm pin mặt trời,
bộ biến tần ngoài lưới, bộ điều khiển sạc và ngân hàng pin. Điều đó có nghĩa là nó không
được kết nối theo bất kỳ cách nào với lưới điện, [2 - 5].

Hình 2.61. Sơ đồ khối tổng quát của hệ thống điều khiển pin mặt trời

88
Hình 2.62. Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập (Off-Grid)
Thay vì dựa vào nguồn điện dùng chung mà nhiều ngôi nhà có lưới điện chia sẻ, hệ
sẽ dự trữ năng lượng trong pin thông qua cá tấm pin thu năng lượng để cung cấp điện cho
ngôi nhà (thông qua ánh sáng mặt trời). Pin là bản sao lưu trong hệ thống độc lập, trong
khi đó, trong hệ thống điện mặt trời hòa lưới, bản sao lưu là phần còn lại của lưới điện.

Hình 2.63. Sơ đồ hệ thống năng lượng mặt trời độc lập cho hộ gia đình
Hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời để sạc pin, không kết nối với lưới điện; sau
đó, biến tần (Invert) có trách nhiệm chuyển đổi nghịch lưu từ DC sang AC, sau đó đưa vào
để tiêu thụ cho các thiết bị Điện trong hộ gia đình. Ngoài ra còn có hệ thống battery bank
là bộ lưu trữ năng lượng từ các tấm pin năng lượng mặt trời (solar panels) thông qua bộ
sạc điện charge controller bơm vào pin lưu trữ. Ngoài ra khi có thể lấy nguồn năng lượng
điện từ máy phát điện (optional Generator) để đưa vào thông qua hệ thống qua bộ biến tần.
Đặc điểm hệ thống: Độc lập với lưới điện, dựa trên mô đun, dễ dàng nâng cấp lên
công suất cao hơn. Điện áp pin cấu hình: 12V, 24V, 36V, 48V hoặc 60V. Bảo vệ tình trạng
quá tải, đảo cực. Biến tần hoàn toàn tự động với Bộ theo dõi điểm tối đa (MPPT) để tối ưu

89
hóa năng lượng mặt trời được tạo ra, màn hình giám sát và cảnh báo. Có thể được theo dõi
từ xa thông qua hệ thống SSOCTM.
* Ưu điểm của hệ thống năng lượng độc lập: Ngắt kết nối với công ty điện lực thành
phố của hộ gia đình đi kèm với một số lợi ích, chắc chắn nó sẽ đóng một phần trong mong
muốn của hộ gia đình để lắp đặt một hệ thống quang điện độc lập. Độc lập đi với một hệ
thống không nối lưới và hộ gia đình không còn phải tuân theo các điều khoản và chính sách
của công ty điện. Không lo mất điện khi mất điện những người khác không có điện, hộ gia
đình vẫn sẽ có đầy đủ điện. Điều này có thể đặc biệt quan trọng đối với những người có
tình trạng sức khỏe cần thiết bị điện tử thường xuyên. Không có hóa đơn tiền điện hộ gia
đình sẽ không cần phải đóng tiền điện hàng tháng nữa sau khi hộ gia đình tách ra khỏi lưới
điện bằng sử dụng năng lượng mặt trời. Sử dụng năng lượng sạch góp phần bảo vệ môi
trường. Luôn làm chủ nguồn điện, không lo tình trạng mất điện lưới.
* Nhược điểm của hệ thống năng lượng độc lập: Việc cài đặt một hệ thống độc lập
có một số nhược điểm. Chi phí ban đầu cao, nếu hộ gia đình ngắt kết nối hoàn toàn khỏi
công ty điện lực, hộ gia đình sẽ cần một nguồn năng lượng dự phòng khi mặt trời không
sáng. Thêm một số pin sạc dự trữ và / hoặc máy phát điện làm tăng chi phí năng lượng mặt
trời của hộ gia đình. Lưu trữ năng lượng mặt trời hạn chế, ngay cả với nguồn điện dự
phòng, lưu trữ năng lượng bị hạn chế. Trong một vài ngày thời tiết nhiều mây, hộ gia đình
có thể hết nguồn điện dự trữ. Hiệu quả năng lượng là điều bắt buộc, khi hộ gia đình sống
ở ngoài lưới, hộ gia đình phải cẩn thận về việc sử dụng năng lượng trong gia đình hoặc hộ
gia đình có nguy cơ không có đủ năng lượng cho ngôi nhà của mình. Vì vậy khi từ khi đầu
tư ban đầu, do đó cần cân nhắc kỹ để lựa chọn gói lắp đặt.
2.6.1. Kết nối trực tiếp nguồn PV với phụ tải điện
Trong trường hợp này, nguồn PV được ghép trực tiếp với tải tiêu thụ mà không cần
bất kỳ thiết bị hỗ trợ nào khác. Các phụ tải điện có thể thực hiện dạng cấp điện này thường
là máy bơm nước, ắc quy, đèn chiếu sáng
Với máy bơm nước, sơ đồ mô tả kết nối với nguồn PV được mô tả trên hình 2.64.

Hình 2.64. Mô hình hệ thống điện nguồn PV cấp cho máy bơm nước
Ưu điểm của mô hình này là đơn giản, chủ yếu áp dụng cho hệ bơm nước có tính chất
bổ sung, không đòi hỏi khắt khe về năng suất cũng như giới hạn về thời gian. Tức chỉ có
thể bơm nước khi có BXMT và năng suất bơm thay đổi theo cường độ BXMT nhận được.

90
Với ắc quy, một ắc quy lý tưởng có điện áp không đổi cho dù công suất đang nạp hay
phát ra bất kể là bao nhiêu. Tức là, đặc tính V-I là một đường thẳng đứng qua trục điện áp
V tại giá trị danh định và song song với trục dòng điện I, hình 2.65.

Hình 2.65. Hệ nguồn PV-ắc quy lý tưởng


Tuy nhiên, thực tế ắc quy luôn tồn tại một giá trị nội trở là khác không, nên đặc tính
có tồn tại một góc nghiêng 1/Ri như mô tả bằng biểu thức (2.24) và đồ thị trên hình 2.65
thể hiện rõ ắc quy kết nối điều khiển với nguồn điện.
V = V B + Ri I (2.24)

Hình 2.66. Mô tả hai chế độ nạp điện và phóng điện của ắc quy
Ở chế độ nạp điện cho ắc quy, điện áp nguồn PV cần phải được lớn hơn giá trị VB
trong khi nạp giá trị VB tăng dần lên đường thẳng V-I ghiêng sang phía bên phải như hình
2.66a. Ngược lại, chế độ phóng điện của ắc quy sẽ làm cho điện áp trên đầu cực ắc quy
giảm dần, điều này thể hiện qua đường đặc tính nghiêng về phía bên trái như hình 2.66b.
Khi làm việc ắc quy phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo duy trì ổn
định các thông số vận hành đồng thời không làm suy giảm tuổi thọ của ắc quy. Điện áp ắc
quy không chỉ phục thuộc trạng thái tích điện mà cả về nhiệt độ. Đối với một ắc quy chì
axít loại 12V, VB sẽ dao động trong khoảng 12.7V khi xạc đầy đến 11.7V khi xả cạn; khi
nhiệt độ đạt giá trị 780F thì ắc quy phải được nghỉ trong vài giờ. Mặt khác, nội trở của ắc
quy cũng tăng theo nhiệt độ còn chất lượng và tuổi thọ thì lại giảm đi.
Mặt khác, các thời điểm có BXMT cũng những thời điểm không cần dùng đến chiếu
sáng quy mô lớn và sự thay đổi điểm làm việc của nguồn PV khi có tải nên phương thức

91
kết nối trực tiếp giữa tải với nguồn PV thường chỉ phù hợp với đèn LED trong những ứng
dụng về chiếu sáng tín hiệu, cảnh báo.
Dạng kết nối này có đặc điểm là lượng điện năng thu được phụ thuộc vào tính chất
của phụ tải, có thể không tận dụng được hết năng lực tối đa của bản thân nguồn PV.
2.6.2. Nguồn PV trong mạng điện độc lập với lưới điện
Mạng điện cô lập khai thác nguồn PV như trên hình 2.67 thường kết hợp giữa BBĐ
với kho điện như ắc quy, siêu tụ, pin nhiên liệu (fuel cell) để cân bằng công suất giữa nguồn
và tải cũng như khắc phục nhược điểm của nguồn PV khi không có BXMT, [1,2].

Hình 2.67. Khai thác nguồn PV trong mạng điện độc lập với lưới điện qua bộ biến đổi
Trong các mạng điện này, phụ tải có thể sử dụng điện một chiều hoặc xoay chiều nên
các BBĐ ở đây có thể là DC/AC hoặc DC/DC. Các thông số cơ bản như dung lượng nguồn
PV, dung lượng kho điện sẽ được xác định dựa trên sự cân bằng điện năng trung bình hàng
ngày. Theo phương pháp này, các tính toán hệ nguồn có thể được tiến hành qua nhiều bước
theo thứ tự sau:
Tính điện năng tải yêu cầu: Điện năng các tải tiêu thụ có thể tính theo hàng ngày và
sau đó có thể tính theo tháng và năm. Giả sử hệ cần cấp điện cho các tải A, B, C, .v.v... có
các công suất tiêu thụ tương ứng Pa, Pb, Pc,.v.v... và thời gian làm việc hàng ngày của tải là
ta, tb, tc, .v.v...
Tổng điện năng phải cấp hàng ngày cho các tải bằng tổng tất cả điện năng của các tải:
c c +...=  Pt
En  Pata + Pbtb + Pt i i (2.25)
i=a,b,c,...

Từ đó nếu nhân En với số ngày trong tháng và trong năm ta sẽ tính được nhu cầu điện
năng các tháng và cả năm.
Tính hiệu suất truyền năng lượng của hệ ηS: Nếu η1 là hiệu suất của thành phần thứ
nhất (ví dụ BBĐ), η2 là hiệu suất của thành phần thứ hai (ví dụ bộ điều khiển), η3 là hiệu
suất nạp/phóng điện của bộ ắc quy,.v.v... thì hiệu suất của hệ nguồn ηS sẽ là:
s  1x2 x3 x.... = i (2.26)
i=1,2,3,...

Năng lượng hàng ngày nguồn PV cần phải cấp cho hệ, EOUT được xác định theo công
thức:
En
Eout  (2.27)
n

92
Tính dung lượng nguồn PV ra Oát-đỉnh (Peak Watt, Wp):
Trong phương pháp tính toán này dung lượng nguồn PV thường được tính ra công
suất đỉnh hay cực đại (peak Watt, kí hiệu là Wp), tức là công suất mà nguồn PV phát ra ở
điều kiện tổng xạ chuẩn E0 = 1000W/m2 và ở nhiệt độ chuẩn 250C:
Tính cho trường hợp dàn pin mặt trời phải đảm bảo đủ năng lượng cho tải liên tục
cả năm. Khi đó cường độ bức xạ mặt trời dùng để tính phải là cường độ bức xạ hàng
ngày trung bình của tháng thấp nhất trong năm.
Gọi ITh là cường độ tổng xạ trên mặt phẳng ngang, IDh là cường độ bức xạ nhiễu xạ trên
mặt phẳng ngang của tháng có bức xạ thấp nhất, thì tổng cường độ bức xạ trên mặt phẳng
nghiêng góc β so với mặt phẳng ngang được tính theo công thức:
cost 1  cos 1  cos
ITt  ( ITh  I Dh )  ( ) I Dh  ( ) RITh (2.28)
cos h 2 2
Trong đó: ITt là cường độ tổng xạ (trực xạ + nhiễu xạ) trên mặt phẳng nghiêng, R là
hệ số phản xạ của mặt nền nơi lắp đặt nguồn PV. Vì các góc tới: θt và θh của tia mặt trời
đối với mặt phẳng nghiêng và mặt phẳng ngang phụ thuộc phức tạp vào giờ quan sát hàng
ngày, vào tháng trong năm, vào vĩ độ đặt hệ năng lượng nên người ta có thể tính gần đúng
khi tính tỷ số cosθt/cosθh ở thời gian giữa trưa.
Khi nguồn PV hướng về phía Nam cho các địa phương ở Bắc bán cầu và nghiêng
góc β. Ta có:
Đối với mặt phẳng ngang: β = 0, ASZ = 900, ω = 0 nên
cosθh = cosφ cosδ + sinφ sinδ (2.29)
Đối với mặt phẳng nghiêng β: ASZ = 0 (hướng mặt Nam), ω = 0 nên
cosθt = (cosφcosβ + sinφsinβ)cosδ + sinδ(sinφcosβ - cosφsinβ) (2.30)
Trong đó: φ là vĩ độ địa điểm lắp đặt nguồn, δ có thể lấy là góc lệch trung bình
của tháng đang tính toán.
Dung lượng nguồn PV tính ra Watt-peak (Wp) là:
E .1000Wh / m 2
E (Wp)  n (2.31)
ITt . s
Trong đó: cường độ tổng xạ trên mặt nghiêng ITt tính theo Wh/m2 ngày và đã đặt
cường độ tổng xạ chuẩn E0 = 1000W/m2.
Việc chọn giá trị tổng xạ trung bình ngày ITh và ITl có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu lấy
giá trị của các đại lượng đó của ngày bức xạ mặt trời thấp nhất trong năm, có nghĩa là phải
chọn nguồn PV có dung lượng lớn, thì trong các tháng còn lại năng lượng hệ nguồn phát
ra là dư thừa, hiệu quả đầu tư sẽ thấp. Còn nếu chọn ngày bức xạ trung bình của cả năm để
thiết kế, thì dung lượng dàn pin sẽ nhỏ hơn, chi phí ít hơn, nhưng có một vài tháng hệ
nguồn sẽ không cung cấp đu điện năng cho các tải. Khi đó hoặc phải dùng các máy phát
điện phụ (có thể cũng là nguồn PV hay Diesel,.v.v...) hoặc phải cắt giảm tải tiêu thụ. Tóm
lại việc vận dụng công thức (2.31) phụ thuộc rất nhiều vào yêu cầu cụ thể của hộ tiêu thụ,
vào kinh nghiệm của người thiết kế và vận hành.
93
Hiệu chỉnh hiệu ứng nhiệt độ:
Dung lượng nguồn PV theo (2.30) nói trên chỉ đủ cấp cho tải ở nhiệt độ chuẩn 25 0C.
Khi làm việc ngoài trời, do nhiệt độ của nguồn PV cao hơn nhiệt độ chuẩn, nên hiệu suất
biến đổi quang điện bị giảm. Để hệ làm việc bình thường phải tăng dung lượng nguồn PV
lên. Gọi dung lượng của nguồn PV có kể đến hiệu ứng nhiệt độ là E(Wp,T) thì.
E (W p )
E(Wp ,T)  (2.32)
m (T )
Trong đó:
+ ηM(T) = ηM (TC).(1+PC(T-TC)).
+ ηM (T) là hiệu suất của nguồn PV ở nhiệt độ T.
+ ηM (Tc) là hiệu suất của nguồn PV ở nhiệt độ chuẩn Tc = 250C.
+ Pc là hệ số nhiệt độ của module. Trong tính toán thực tế thường lấy giá trị gần đúng
bằng PC = - 0,005 (1/0C).
Tính số module/panel mắc song song và nối tiếp:
Trước hết cần lựa chọn loại module/panel thích hợp có các đặc trưng cơ bản là:
+ Thế làm việc tối ưu Vmd.
+ Dòng điện làm việc tối ưu Imd.
+ Công suất đỉnh Pmd.
Số module/panel cần phải dùng cho hệ được tính từ tỷ số:
E (Wp , T )
N (2.33)
Pmd
Số module/panel nối tiếp thành dãy trong dàn pin được xác định từ điện thế yêu cầu
cuả hệ:
V
N nt  (2.34)
Vmd
Số dãy module/panel ghép song song được xác định từ (2.33):
I
N ss  (2.35)
I md
Trong đó: N = Nnt x Nss
Trong tính toán ở trên, đã bỏ qua điện trở dây nối, sự hao phí năng lượng do bụi phủ
trên nguồn PV.v.v... Nếu cần phải tính đến các hao phí đó, thường đưa vào một hệ số K và
dung lượng dàn pin mặt trời khi đó sẽ là:
E = K.E(WP,T) (2.36)
Với K là các hệ số an toàn của hệ được chọn trong khoảng (1÷1,2) tuỳ theo các
điều kiện thực tế.
Dung lượng của bộ ắc quy tính theo Ampe-giờ, Ah:
Dung lượng tính ra Ah của bộ ắc quy phụ thuộc vào điện áp làm việc V của hệ, số
ngày cần dự trữ năng lượng D (số ngày không có nắng), hiệu suất nạp phóng điện của ắc
quy ηb và độ sâu phóng điện DOD và được tính theo công thức:
94
Eout .D
C (Ah) (2.37)
V .b .DOD
Nếu V là điện áp làm việc của hệ thống nguồn, còn v là hiệu điện thế của mỗi bình
ắc quy, thì số bình mắc nối tiếp trong bộ là:
V
nnt  (2.38)
v
Số dãy bình mắc song song là:
C
nss  (2.39)
Cb
Trong đó: mỗi bình có dung lượng Cb tính ra Ah.
Tổng số bình ắc quy được xác định như sau:
C
n (2.40)
Cb
Trong công thức (2.40) D là số ngày dự phòng không có nắng được lựa chọn dựa trên
số liệu khí tượng về số ngày không có nắng trung bình trong tháng và vào yêu cầu thực tế
của tải tiêu thụ. Tuy nhiên không nên chọn D quá lớn, ví dụ > 10 ngày, vì khi đó dung
lượng ắc quy sẽ rất lớn, vừa tốn kém về chi phí, lại vừa làm cho ắc qui không khi nào được
nạp no, gây hư hỏng cho ác qui. Thông thường D được chọn ở khoảng từ 3 đến 10 ngày.
Độ sâu phóng điện DOD đối với ắc quy chì được chọn trong khoảng (0.6 - 0.7).
2.7. Hệ điện mặt trời hòa lưới trong hệ thống điện
Đây là hệ thống hoạt động kết hợp giữa điện năng lượng mặt trời và điện lưới quốc
gia. Đây là hệ thống dùng Pin PV hấp thụ ánh nắng mặt trời để chuyển hóa thành điện
năng, sau đó nối trực tiếp vào hệ thống điện lưới có sẵn nên được gọi là hệ thống điện mặt
trời hòa lưới, buộc lưới hoặc nối lưới. Hoặc là hệ thống dùng Pin năng lượng mặt trời hấp
thụ ánh nắng và chuyển thành dòng điện DC một chiều cung cấp cho Inverter. Sau đó,
Inverter (Bộ hòa lưới) sẽ chuyển đổi dòng điện DC (một chiều) đó thành dòng điện AC
(xoay chiều) cùng pha, cùng tần số và điện áp để hòa vào lưới, cung cấp cho hộ tiêu thụ
hay cho hệ thống điện công nghiệp sử dụng điện.

a)
95
b)
Hình 2.68. a) Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới với hộ gia đình; b) Sơ đồ
nguyên lý hoạt động của hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới
Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới là nhận nguồn
điện một chiều từ tấm pin năng lượng và chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều thông qua
từ bộ chuyển đổi điện năng Inverter. Ở đó dòng điện được đấu dây với hệ thống lưới điện
quốc gia, nếu người dùng không sử dụng hết điện sẽ được bán ra cho điện lực.
Ở chế độ kết nối lưới với sự phân loại như trên hình 2.68, lượng công suất từ nguồn
PV được đẩy vào lưới điện.

Hình 2.69. Phân loại hệ thống PV kết nối lưới


Nguồn PV kết nối lưới có thể được khai thác thông qua BBĐ DC/DC và DC/AC.
Trong hệ thống khai thác nguồn PV như trên hình 2.69, MPPT được trang bị để khai thác
tối đa công suất tại mỗi thời điểm; các thông tin VPV và IPV ở đầu ra của nguồn PV, vg và
ig trên đường dây nối với lưới, VDC, Xlọc phải được thu thập để tạo thông tin tính toán. Xung
điều khiển sẽ được xác định tùy theo yêu cầu khác nhau như bù sóng hài, điều khiển dòng
công suất, tích trữ điện năng,.v.v…

96
Hình 2.70. Cấu trúc chung điều khiển hệ thống khai thác nguồn PV kết nối lưới
Những nguồn PV công suất lớn có thể bị cô lập khi lưới có sự cố do (a) điện áp chập
chờn, (b) mất điện lưới và (c) hệ thống không ổn định. Nguồn PV cũng có khả năng phát
công suất phản kháng hỗ trợ lưới ngay cả khi điện áp lưới đang giảm thấp, giúp giảm sụt
áp với những đáp ứng nhanh và chính xác. Để hỗ trợ lưới, nguồn PV chỉ cần thực hiện
những biện pháp điều khiển mà không cần can thiệp phần cứng.
Những lợi ích về kinh tế: Bên cạnh đó, mô hình hệ thống điện năng lượng mặt trời
nối lưới này mang lại cho người dùng một lợi ích lớn về kinh tế, thời gian hoàn vốn và sinh
lời ngắn nhất. Trong quá trình sử dụng người dùng không tiêu thụ hết lượng điện năng tạo
ra thì có thể bán lại cho đơn vị điện lực. Hơn nữa, mô hình này góp phần bảo vệ môi trường,
thay thế vật liệu chống nóng mái nhà, giảm thiểu lượng điện năng tiêu thụ và mùa khô hoặc
giờ cao điểm.

Hình 2.71. Hệ thống điện mặt trời hòa lưới với công tơ hai chiều

97
Khi sử dụng chung cả lưới điện quốc gia và hệ thống điện mặt trời (pin mặt trời) hòa
lưới thì bên điện lực sẽ cấp giấy phép và có sủ dụng công tơ hai chiều: ban đầu nếu điện
năng ở pin mặt trời sử dụng cho hộ tiêu thụ đủ, thì công tơ hai chiều lúc này không cấp
điện lưới vào hộ tiêu thụ. Còn nếu vì một lý do gì đó hệ thống pin không đủ để dùng cho
hộ tiêu thụ thì công tơ hai chiều tự động hoạt động để cấp điện cho hộ tiêu thụ.
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới là hình thức lắp đặt phổ biến hiện nay, đặc biệt sau
khi có cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam tại Quyết định số
13/2020/QĐ-TTg ngày 06/04/2020. Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới có các
thuận lợi như sau: Chi phí đầu tư ban đầu thấp nhất (so với các hình thức khác lắp đặt
khác); không sử dụng pin lưu trữ hoặc ắc quy nên tuổi thọ hệ thống được lâu hơn và chi
phí vận hành, bảo dưỡng thấp; tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng điện hàng tháng; bán điện
thừa cho Điện lực thông qua công tơ hai chiều với giá bán ưu đãi; hỗ trợ Điện lực trong
việc giảm truyền tải điện. Tuy nhiên, khi bị mất điện lưới thì hệ thống điện mặt trời sẽ ngắt,
phụ tải sẽ không còn điện để sử dụng. Do vậy, hệ thống này phù hợp với các khách hàng
đang sử dụng điện từ lưới điện của Điện lực.

98
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 2
Câu 1: Mô tả cấu trúc chung của mặt trời? Năng lượng mặt trời đã dem lại cho con người
chúng ta những hữu ích gì?
Câu 2: Anh (Chị) hãy cho biết pin mặt trời là gì?
Câu 3: Anh (Chị) hãy cho biết có bao nhiêu loại vật liệu dùng để chế tạo pin mặt trời?
Câu 4: Hãy trình bày về phổ bức xạ mặt trời? vẽ hình và giải thích?
Câu 5: Hãy trình bày về quỹ đạo trái đất? Mô tả sự chuyển động của Quả đất xung quanh
mặt trời?
Câu 6: Trình bày tóm tắt về tế bào quang điện? Nêu một số ứng dụng?
Câu 7: Trình bày tóm tắt về đặc tuyến Vol Ampe của pin quang điện?
Câu 8: Góc nghiêng của hệ thống pin mặt trời. Tìm góc nghiêng tối ưu cho hệ thống pin
mặt trời đặt ở Tucson (vĩ độ 32.1o) lúc đứng bóng vào ngày mùng 1 tháng 03?
Câu 9: Hãy xem xét xem mặt trời ở đâu? Tìm góc phương vị và góc tới của mặt trời lúc
3:00 P.M. ở Boulder, Colorado (vĩ độ 40o) vào ngày hạ chí?
Câu 10: Tính toán giờ mặt trời sang giờ địa phương? Tính giờ đứng bóng ở Boston (kinh
độ 71,1o tây) vao ngày mùng 1 tháng 07?
Câu 11: Xác dịnh giờ Bình minh ở Boston? Tìm hời điểm mặt trời mọc (hình học và quy
ước) diễn ra ở Boston (vĩ độ 42,3o) vào ngày mùng 1 tháng 07 (ngày số 182). Từ đó cũng
tím thời điểm mặt trời lặn theo quy ước?
Câu 12: Bức xạ trực tiếp tại bề mặt trái đất. Tìm bức xạ mặt trời trực tiếp chuẩn hóa theo
bức xạ mặt trời khi đứng bóng trong một ngày trời quang Atlanta (vĩ độ 33,7 o) vào ngày
21 tháng 05?
Câu 13: Khảo sát đặc tính V-I của tế bào quang điện: Cho té bào quang điệncó diện tích
bề mặt 100 cm3, với mật độ dòng ngược bão hòa I0 = 10-12 A/cm3. Khi đủ độ rọi, ngắn mạch
2 đầu tế bào quang điện đo được Isc = 40mA/cm3 ở 25oC. Tìm điện áp hở mạch Voc lúc đủ
độ rọi và lúc độ rọi còn 50% hãy vẽ các kết quả?
Câu 14: Xét ảnh hưởng của nhiệt độ của tế bào quang điện lên công suất ra của một mô
đun PV. Khảo sát mô đun PV BP2150S 150-W, có thông số NOCT là 47 o C. Dùng thông
số của mô đun, tính nhiệt độ tế bào quang điện, giá trị điện áp hở mạch Voc cùng công suất
ra của mô đun PV này khi nhiệt độ của môi trường là 30oC và độ rọi 1 - sun.
Câu 15: Khảo sát mô đun PV gồm 36 tế bào quang điện nối tiếp có độ rọi 1 - sun (1Kw/m 2)
mỗi tế bào có Isc = 3.4 A ở 25oC, và dòng ngược bão hòa I0 = 6x10-10 A, Cho biết Rs =
0.005Ohm, và Rp = 6,6 Ohm. Hãy tính chọn dòng điện và điện áp mô đun PV:
a) Xác định dòng, áp và công suất mà mô đun PV cung cấp được, biết mỗi tế bào
quang điện có điện áp tiếp xúc là 0,5V.
b) Lập bảng quan hệ I và V với những hướng dẫn sử dụng cụ thể?

99
c) Khảo sát sự ảnh hưởng của che khuất đối với mô đun PV? Khi có điện trở song
song Rp = 6,6 Ohm, lúc độ rọi và dòng tải đạt 2.14A, điện áp ra V = 19.41V. Nếu một tế
bào quang điện bị che khuất và dòng điện qua tải không đổi hãy:
- Tìm ΔV bị thất thoát?
- Xác định giá trị điện áp mới?
- Xác định công suất bị thất thoát?

100
CHƯƠNG 3: NĂNG LƯỢNG GIÓ
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
Cung cấp cho sinh viên kiến thức:
o Tổng quan về năng lượng gió.
o Tiềm năng phát triển năng lượng gió tại Việt Nam.
o Các kiểu turbine gió.
o Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của turbine gió.
o Mối quan hệ giữa các thông số trong máy phát điện gió.
o Lưu đồ thiết kế máy phát điện gió công suất nhỏ.
3.1. Lịch sử ứng dụng năng lượng gió
Hàng nghìn năm nay con người đã biết khai thác sức gió để vận hành các cỗ máy
phục vụ cho cuộc sống của mình, từ việc dựa vào sức gió để dong buồm ra khơi cho đến
vận hành các máy bơm nước hay xay ngũ cốc. Hình ảnh cối xay gió trên những miền quê
phương Tây đã trở nên tiêu biểu qua nhiều thế kỷ.

Hình 3.1. Turbine gió đầu tiên của Charles F.Brush, Cleveland, Ohio 1888
Đến cuối thế kỷ 19 chiếc máy phát điện dùng sức gió đầu tiên ra đời, với tên gọi là
turbine-gió để phân biệt với cối-xay-gió (biến năng lượng gió thành cơ năng). Charles F
Brush đã tạo ra chiếc turbine gió có khả năng phát điện đầu tiên trên thế giới tại Cleveland,
Ohio vào năm 1888. Giống như một cối xay gió khổng lồ có đường kính 17m với 144 cánh
bằng gỗ mỏng, Hình 3.1. Năm 1891 nhà khí tượng học người Đan Mạch Poul The Mule
Cour xây dựng một turbine thử nghiệm ở Askov – Đan Mạch, Hình 3.2. Turbine gió này
có một rô to bốn cánh kiểu cánh máy bay và có trục quay nhanh hơn.
Năm 1922, kỹ sư người Phần Lan S.J.Savonius đã cải tiến nguyên lý đẩy của khái
niệm trục đứng bằng cách thay thế cánh buồm bằng hai cốc hình tròn, Hình 3.3. Năm 1931,
kỹ sư người Pháp George Darrieus phát minh ra turbine gió trục đứng Darrieus. Dựa vào
nguyên lý kéo, turbine này có hai (hoặc nhiều hơn) cánh mềm dạng cánh máy bay. Một

101
đầu cánh gắn ở đỉnh và một đầu gắn xuống đáy của trục đứng chính turbine, giống như một
cái máy đánh trứng khổng lồ. Sau đó những mẫu thiết kế được cải tiến với cánh quạt có
rãnh để hiệu suất turbine cao hơn.
Năm 1950 kỹ sư Johannes Juhl, đã phát triển turbine gió 3 cánh có khả năng phát
điện xoay chiều, đây chính là tiền thân của turbine gió Đan Mạch hiện đại. Cuộc khủng
hoảng dầu hoả vào năm 1973, đã làm cho con người quan tâm trở lại đến tính thương mại
của năng lượng gió và làm tiền đề cho sự phát triển công nghệ cao hơn tại Đan Mạch và
Califonia.

Hình 3.2. Turbine gió của Poul la Cour, Askov, Đan Mạch năm 1897

Hình 3.3. Turbine gió trục đứng kiểu Savonius


Tuy nhiên mãi đến những năm 1980, công nghệ turbine gió mới đủ thuận lợi để tồn
tại, xét về mặt kinh tế, để các turbine gió cỡ lớn phát điện. Hầu hết các nghiên cứu và phát
triển đều tiến hành trên turbine trục ngang, mặc dù vẫn có các nghiên cứu sâu hơn trên mẫu
thiết kế trục đứng Darrieus ở Canada và Mỹ vào những năm 1970 và 1980, mà đỉnh cao
của nó là chiếc máy với đường kính rô to là 100m có công suất 4.2MW với tên gọi “Eole
C” tại Cap Chat – Quebec, Hình 3.4. Tuy nhiên nó chỉ vận hành được có 6 tháng thì hư
hỏng cánh quạt, do sức chịu đựng của cánh quạt quá kém.

102
Hình 3.4. Turbine gió trục đứng Darrieus kiểu “Eole C”, Cap Chat, Quebec
Châu Âu dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng gió, vào năm 1982 công suất tối đa của
các turbine gió chỉ có 50 kW. Đến năm 1995 các turbine gió thương mại đã đạt công suất
lên gấp 10 lần, tức khoảng 500 KW. Trong thời gian đó, chi phí xây dựng các turbine gió
giảm đột ngột, chi phí sản xuất điện năng giảm đi một nửa. Một số lượng lớn turbine gió
từ cỡ lớn trở thành loại cực nhỏ, vì sản lượng của chúng chỉ vài kWh/tháng. Các turbine
gió ngày nay được xây dựng với kích thước lên đến 3 MW và đường kính là 100m. Hiện
nay có nhiều nhà máy sản xuất turbine gió kích thước lớn.
Năng lượng gió trên thế giới hiện đang trong thời kỳ phát triển rực rỡ nhất, đặc biệt
là các Nước Cộng đồng châu Âu, công nghệ turbine gió có thể giải quyết được các vấn đề:
cạn kiệt nguồn tài nguyên hóa thạch, hiệu ứng nhà kính, tuân thủ các điều khoản trong
Nghị định Thư Kyoto về hiện tượng trái đất ấm dần lên.
Công suất lắp đặt năng lượng gió trên thế giới tăng theo hàm mũ, và tăng gấp hai
lần công suất của những năm cuối thập kỷ. Điều mà từ trước đến nay không một công nghệ
năng lượng nào làm được. Mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn trong khâu truyền tải,
cung cấp, nhưng thị trường năng lượng gió của năm 2006 tăng một cách chóng mặt tới
32% sản lượng năm 2005.
Năm 2006 tổng sản lượng điện gió toàn cầu đạt 74.223 MW, tức tăng thêm 15.197
MW so với năm 2005 là 59.091MW. Những nước có sản lượng cao ấn tượng nhất là:
• Đức: 20.621 MW
• Tây Ban Nha: 11.615 MW
• Hoa Kỳ: 11.603 MW
• Ấn Độ: 6.270 MW
• Đan Mạch: 3.136 MW
Với tình hình phát triển nhanh chóng như hiện nay tại các nước châu Âu, cho thấy
sản lượng của các nước này sẽ còn tiếp tục tăng. Mỹ và Canada cũng tích cực phát triển
mở rộng tăng công suất năng lượng gió.

103
Các nước Trung Đông, Viễn Đông và Nam Mỹ cũng bắt đầu đưa năng lượng gió
vào nền công nghiệp năng lượng của nước mình. Hiện tại các nước này có những dự án
phát triển đến năm 2010 đạt được sản lượng là 150 GW.
Tốc độ mở rộng phụ thuộc vào mức độ hỗ trợ của chính phủ, chính quyền các nước
cũng như cộng đồng quốc tế. Đây cũng là trách nhiệm chính cho các nước trong việc tuân
thủ cắt giảm lượng khí thải Carbon Dioxide theo Nghị Định Thư Kyoto về cắt giảm khí
thải gây hiệu ứng nhà kính.
Một làn sóng công nghệ mới đã và đang phát triển nhanh chóng với mục tiêu tương
lai là cải thiện công suất và giảm giá thành.
Từ các số liệu khảo sát, cho thấy hiện nay ngành công nghiệp năng lượng gió phân
tán này có 7 phân đoạn thị trường, bao gồm:
- Loại cỡ nhỏ cho vùng hẻo lánh hay vùng không có lưới điện quốc gia.
- Loại dùng cho nhà riêng có lưới điện quốc gia.
- Trang trại, công ty và các ứng dụng gió công nghiệp cỡ nhỏ.
- Loại cỡ nhỏ dùng cho cho cụm dân cư.
- Các hệ thống gió - diesel.
- Bơm nước tưới tiêu.
- Khử muối trong nước.
Bảng 1.1. Tổng công suất lắp đặt (MW) trên thế giới đến năm 2020
Năm Off-grid Hộ gia Nông trại/công Cụm dân Gió/diesel
đình nghiệp/công ty cư
Cỡ Large: 325 kW
Turbine 5kW 12.5kW Net Bill: 30Kw 750kW 200kW
2005 3.261 14 0 8.250 10
2010 3.118 36 154 17.250 310
2015 6.275 99 410 40.125 1.810
2020 10.693 286 666 95.625 3.810
3.2. Các kiểu turbine gió
3.2.1. Turbine gió trục đứng và trục ngang
Có nhiều kiểu thiết kế khác nhau cho turbine gió, và được phân ra làm hai loại cơ
bản chính: Turbine gió trục ngang (HAWT) và turbine gió trục đứng (VAWT). Các cánh
quạt gió thường có các dạng hình dáng: cánh buồm, mái chèo, hình chén đều được dùng
để “bắt” năng lượng gió để tạo ra mô men quay trục turbine, như Hình 3.5.

104
Turbine gió trục ngang (HAWT) có rô to kiểu chong chóng với trục chính nằm
ngang. Số lượng cánh quạt có thể thay đổi, tuy nhiên thực tế cho thấy loại 3 cánh là có hiệu
suất cao nhất. HAWT có các thành phần cấu tạo nằm thẳng hàng với hướng gió, cánh quạt
quay được truyền động thông qua bộ nhông và trục. Loại turbine trục ngang không bị ảnh
hưởng bởi sự xáo trộn luồng khí (khí động học), nhưng yêu cầu phải có một hệ thống điều
chỉnh hướng gió bằng cơ khí để đảm bảo các cánh quạt luôn luôn hướng thẳng góc với
chiều gió.

Hình 3.5. Cấu tạo turbine trục đứng và trục ngang


1. Chiều gió đến của HAWT 6. Máy phát 11. Tháp VAWT
2. Đường kính rô to 7. Vỏ 12. Độ cao kính xích đạo.
3. Chiều cao của Hub 8. Tháp HAWT 13. Cánh rô to với góc
4. Cánh rô to 9. Chiều gió phía sau rô to bước cố định.
5. Hộp số 10. Chiều cao rô to 14. Nền rô to.

Turbine gió trục đứng (VAWT) có cánh nằm dọc theo trục chính đứng. Loại này
không cần phải điều chỉnh cánh quạt theo hướng gió và có thể hoạt động ở bất kỳ hướng
gió nào. Việc duy tu bảo quản và duy trì vận hành rất dễ dàng vì các bộ phận chính như
máy phát, hệ thống truyền động đều được đặt ngay trên mặt đất. Tuy nhiên nó cần có không
gian rộng hơn cho các dây chằng chống đỡ hệ thống.
3.2.2. So sánh máy phát điện gió trục đứng và trục ngang
Đã có nhiều tranh luận xoay quanh vấn đề này, có thể nói bắt đầu từ khi phát minh
ra các bộ chuyển đổi năng lượng gió. Các chuyên gia đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau.
Dennis G.Shepherd đã so sánh hai loại turbine này một cách toàn diện nhất trong tác phẩm
“Năng lượng gió”, ông đã đưa ra những ưu và nhược điểm tương đối của hai loại turbine
này như sau:
Ưu điểm của VAWT so với HAWT:
 Một turbine gió trục đứng truyền thống là một cỗ máy không hướng. Nghĩa là
VAWT hoạt động mà không phụ thuộc vào hướng gió. Như vậy hệ thống xoay
hướng gió phức tạp của HAWT sẽ không cần thiết ở VAWT.
 VAWT được đặt ngay trên nền đất, khác với HAWT phải được đưa lên tháp cao.
Hộp số, máy phát và dàn cơ khí điều khiển rất nặng, do đó nếu đặt dưới đất thì việc
lắp đặt, bảo trì sẽ rất thuận tiện và dễ dàng.
105
 Với cùng một công suất ngõ ra, tổng chiều cao của HAWT (bao gồm tháp) sẽ cao
hơn rất nhiều so với loại trục đứng Darrieus gây tác động rõ rệt đến xung quanh. Về
phương diện này, các turbine gió trục đứng được coi như thân thiện với môi trường
hơn so với loại trục ngang.
 Các cánh quạt của VAWT không bị phải chịu đựng áp lực khi xoay. Cánh của
VAWT rẻ và bền cao hơn so với HAWT.
 VAWT được thiết kế sao cho tải ly tâm được cân bằng bởi các lực trên cánh quạt,
như vậy tránh được mô men xoắn.
Hạn chế của VAWT:
 VAWT nói chung không thể tự khởi động được. Rô to Savonious là một ngoại lệ
nhưng nó có hiệu suất khá thấp.
 Vì VAWT được đặt ngay trên mặt đất, nên nó lệ thuộc vào gió có tốc độ thấp và
thay đổi liên tục. Với cùng một diện tích quét và trọng lượng thì công suất ngõ ra
của VAWT thấp hơn HAWT.
 Các dây cáp chằng VAWT chiếm khá nhiều diện tích, nên có thể gây khó khăn cho
việc tận dụng phần đất bên dưới turbine, đất đai thường canh tác, trồng trọt bên
dưới.
 Toàn bộ trọng lượng của VAWT được đặt lên bộ đệm đỡ phía dưới, bộ đệm này rất
cứng, linh hoạt và có độ tin cậy cao khi vận hành. Tuy nhiên khi bộ đệm này hư
hỏng, thì đòi hỏi phải tháo dỡ xuống toàn bộ máy phát để sửa chữa hoặc thay thế.
 Đối với VAWT, mô men quay và công suất ngõ ra thay đổi thất thường một cách
tuần hoàn khi cánh quạt đi vào và ra khỏi vùng tác động của gió trong mỗi vòng
quay, trong khi ở HAWT mô men quay và công suất ngõ ra khá ổn định.
Do mô men quay của VAWT thay đổi tuần hoàn, nên tạo ra nhiều tần số dao động
tự nhiên. Điều này rất nguy hiểm và cần phải được loại bỏ nhanh chóng bởi bộ điều khiển
cơ khí, nếu không sự cộng hưởng sẽ gây hư hỏng nghiêm trọng cho rô to. Trong khi đó
một HAWT nếu được thiết kế kỹ lưỡng sẽ không có những vấn đề rung động như vậy.
Sự phát triển mang tính cạnh tranh và những gì làm được của turbine trục ngang sẽ
bị hạn chế trong tương lai, phần lớn là do tải trọng của những cánh quạt ngày càng lớn. Có
thể nhận thấy rằng, mặc dù hiệu suất thấp nhưng turbine trục đứng không chịu áp lực nhiều
từ tải trọng của nó, điều làm giới hạn kích thước của turbine trục ngang.
Xét về mặc hiệu quả kinh tế, các nhà phân tích cho rằng: nếu trước đây các turbine
trục đứng với công suất ngõ ra khoảng 10 MW được phát triển thì ít nhất nó cũng làm được
những gì mà turbine trục ngang làm được ngày nay, nhưng chi phí trên một đơn vị công
suất thấp hơn nhiều, do đó vấn đề hiệu suất của turbine trục đứng thấp 19% đến 40% so
với 56% turbine trục ngang là không quan trọng.

106
Tóm lại:
Turbine trục ngang và trục đứng như trên đã phân tích đều có ưu và nhược điểm
nhất định. Loại trục ngang có hiệu suất cao hơn nhưng chi phí cũng lớn, hệ thống khá phức
tạp và chỉ hoạt động tốt khi vận tốc gió lớn. Trong khi loại trục đứng có hạn chế là hiệu
suất thấp nhưng bù lại dễ thiết kế, bảo dưỡng và giá thành thấp, đồng thời hoạt động tốt
trong điều kiện gió thấp, chiều gió thay đổi liên tục.
Việc chọn mô hình trục đứng hay trục ngang khi thiết kế sẽ phụ thuộc vào điều kiện
gió tại nơi đó và các tiêu chí thiết kế, các tiêu chí này sẽ được đưa vào bảng phân tích nhân
tố và tùy vào nhu cầu người dùng ở từng quốc gia mà các tiêu chí sẽ có trọng số khác nhau,
tiêu chí nào có trọng số lớn nhất sẽ được chọn để thiết kế. Dựa vào 7 tiêu chí sau, để đánh
giá nhu cầu sử dụng của các nước đang phát triển:
o Giá thành thấp.
o Được thiết kế dễ dàng sản xuất với số lượng lớn.
o Hiệu suất cao.
o Ít duy tu bảo quản.
o Bền.
o Hoạt động có hiệu quả ở các điều kiện gió không lý tưởng, gió quẩn.
o Lắp đặt dễ dàng.
3.3. Công suất gió
3.3.1. Công suất gió sơ bộ
Xét 1 khối gió với khối lượng m chuyển động với vận tốc v. Động năng K.E được
tính thông qua biểu thức (3.1):

1
𝐾. 𝐸 = 𝑚𝑣 (3.1)
2

Công suất là năng lượng tính trong mỗi đơn vị thời gian, cho một khối lượng
không khí m dịch chuyển với vận tốc v qua diện tích A được tính như sau:

𝐶ô𝑛𝑔 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡𝑟ê𝑛 𝑁ă𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 1 𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔


m = = 𝑣 (3.2)
𝑑𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝐴 𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 2 𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛

Khối lượng dòng lưu thông định mức là 𝑚̇, chuyển qua diện tích A, là hàm phụ
thuộc mật độ không khí , tốc độ v và diện tích mặt cắt A:

107
𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎 𝑑𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝐴
= 𝑚 = 𝜌𝐴𝑣̇ (3.3)
𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛
Kết hợp (3.2) với (3.3) có được biểu thức tính công suất gió (3.4):
1
𝑃 = 𝜌𝐴𝑣 (3.4)
2
Trong hệ đơn vị S.I:
- PW là công suất gió (watt),
-  là mật độ không khí (kg/m3 ) ở 150Cvà 1 atm, =1,225 kg/m3,
- A là diện tích mặt cắt mà gió chạy qua (m2),
- v là tốc độ gió chuyển qua A (m/s) (1 m/s = 2,237 mph).
Đồ thị của PW và bảng các giá trị được cho trên hình 3.6. Chú ý rằng giá trị công
suất được tính trên mỗi m2 diện tích mặt cắt được gọi là mật độ công suất.
Tốc độ gió Tốc độ gió Công suất
(m/s) (mph) (W/m2)
0 0 0
1 2.24 1
2 4.47 5
3 6.71 17
4 8.95 39
5 11.19 77
6 13.42 132
7 15.66 210
8 17.90 314
9 20.13 447
10 22.37 613
11 24.61 815
12 26.84 1058
13 29.08 1346
14 31.32 1681
15 33.56 2067

Hình 3.6. Công suất gió trên mỗi m2 diện tích mặt cắt ở điều kiện 150 và 1 atm
Chú ý rằng công suất gió tăng theo mũ 3 của tốc độ gió. Điều này có nghĩa là khi
tốc độ gió tăng gấp 2 thì công suất tăng gấp 8 lần. Nói cách khác thì năng lượng thu được
trong 1 giờ với tốc độ gió 20mph (dặm/giờ) gió sẽ tương đương với thu được trong 8h với
tốc độ gió 10mph và cũng tương đương với tính trong 64 giờ (hơn 2.5 ngày) ở tốc độ gió
5mph. Chúng ta sẽ thấy rằng hầu hết các turbine không hoạt động ở tốc độ gió thấp.
Phương trình (3.4) cũng chỉ ra rằng công suất gió tỉ lệ với diện tích quét của cánh
rotor turbine. Với turbine trục ngang, diện tích A=(π/4)D2, vì vậy công suất gió tỉ lệ với
bình phương đường kính cánh. Đường kính tăng gấp đôi thì công suất tăng gấp 4. Đồng
thời chi phí của turbine tăng theo tỉ lệ đường kính trong khi công suất tỉ lệ với bình phương
đường kính. Vấn đề sẽ được giải quyết thông qua bài toán so sánh kinh tế và kỹ thuật khi
thiết kế công trình.
108
3.3.2. Hiệu chỉnh mật độ không khí theo nhiệt độ
Trong các tính toán công suất gió, mật độ không khí là 1225 kg/m3 được áp dụng
theo điều kiện tiêu chuẩn với nhiệt độ không khí là 150C và áp suất 1atm. Khi điều kiện
khác tiêu chuẩn, một độ không khí phải được hiệu chỉnh lại. Áp dụng định luật khí lý tưởng,
dễ dàng xác định được mật độ không khí dưới các điều kiện khác theo các bước sau:
𝑃𝑉 = 𝑛𝑅𝑇 (3.5)
Trong đó P là áp suất (atm), V là thể tích (m3), n là số mol khí, R là hằng số khí lý
tưởng = 8.2056x10-5 m3.atm.K-1.mol-1 và T là nhiệt độ (0K) với 0K=0C+273.15. Một
atm=101.325 kPa (1 Pa =1N/m2 = 14.7pound/inch2 (psi)), vì vậy 1 psi=6.89 kPa. Cuối cùng
100 kPa = 1 bar và 100 Pa là 1 milibar là đơn vị đo áp suất thường được sử dụng trong
công tác khí tượng học.
Gọi khối lượng phân tử của khí là M (m/mol) thì mật độ không khí 𝝆 được mô tả
như sau:
𝑛(𝑚𝑜𝑙). 𝑀(𝑔⁄𝑚𝑜𝑙 ). 10 (𝑘𝑔⁄𝑔)
𝜌(𝑘𝑔⁄𝑚 ) = (3.6)
𝑉(𝑚 )
Kết hợp (3.5) và (3.6) thu được:
𝑃. 𝑀. 10
𝜌= (3.7)
𝑅𝑇
Không khí là tổng hợp của nhiều phân tử, hầu hết là nitrogen (78,08%) và oxi
(20.95%), với một số lượng ít Argon (0.93%), Cacbon Dioxide (0.035%), Neon (0.0018%).
Sử dụng khối lượng phân tử khí đã biết (N2=28,02; O2 = 32; Ar = 39,95; CO2 = 44.01; Ne
= 20,18), kết quả tính ra được khối lượng không khí là 28.97.
Khi giảm 5% mật độ không khí so với mật độ tiêu chuẩn 1225 kg/m 3 thì công suất
thu được cũng giảm 5% bởi vì công suất tỷ lệ với mật độ. Bảng 3.1 chỉ ra tương quan giữa
mật độ và nhiệt độ của không khí.
Bảng 3.1. Mối quan hệ giữa mật độ không khí và nhiệt độ ở áp suất 1 atm
Nhiệt độ (0C) Nhiệt độ (0F) Mật độ (kg/m3) Tỷ số mật độ (KT)
− 15 5.0 1.368 1.12
− 10 14.0 1.342 1.10
−5 23.0 1.317 1.07
0 32.0 1.293 1.05
5 41.0 1.269 1.04
10 50.0 1.247 1.02
15 59.0 1.225 1.00

109
20 68.0 1.204 0.98
25 77.0 1.184 0.97
30 86.0 1.165 0.95
35 95.0 1.146 0.94
40 104.0 1.127 0.92
3.3.3. Hiệu chỉnh mật độ không khí theo độ cao
Mật độ không khí cũng như công suất gió phụ thuộc vào áp suất và nhiệt độ khí
quyển. Bởi vì áp suất là một hàm của độ cao, cần phải đưa vào hệ số hiệu chỉnh để tính
toán công suất gió tại các vị trí có độ cao khác nhau so với mực nước biển.
Xét một cột không khí tĩnh với diện tích mặt cắt A như hình 3.7. Một lát cắt theo
chiều ngang của không khí với độ dày dz và mật độ  sẽ có khối lượng Adz. Nếu áp suất
tại đỉnh lát cắt là P(z+dz) thì áp suất ở đáy lát cắt là P(z) sẽ được tính như sau:
𝑔𝜌𝐴𝑑𝑧
𝑃(𝑧) = 𝑃(𝑧 + 𝑑𝑧) + (3.8)
𝐴
Với g=9.806m/s2 là gia tốc trọng trường. Vì vậy có thể viết lại độ gia tăng áp suất
dP cho sự thay đổi dz là:
𝑑𝑃 = 𝑃(𝑧 + 𝑑𝑧) − 𝑃(𝑧) = −𝑔𝜌𝑑𝑧 (3.9)
𝑑𝑃
𝐻𝑎𝑦 = −𝜌𝑔 (3.10)
𝑑𝑧
Thay mật độ ρ vào (3.10) tương tự như (3.7), viết được:
𝑑𝑃 𝑔. 𝑀. 10
=− . 𝑃 (3.11)
𝑑𝑧 𝑅𝑇

Hình 3.7. Mô tả mối quan hệ mật độ không khí phụ thuộc độ cao
Để làm tăng phức tạp, nhiệt độ chạy qua khối khí thay đổi theo độ cao, thường
khoảng 6.5 0C/km độ cao. Nếu chúng ta làm đơn giản hóa rằng T là hằng số thì phương
trình (3.11) có thể dễ giải với độ sai lệch nhỏ. Đưa vào các hằng số và hệ số chuyển đổi
ứng với mỗi 150C cho ta:
𝑑𝑃 9,806(𝑚⁄𝑠 ).28,97(𝑔⁄𝑚𝑜𝑙). 10 (𝑘𝑔⁄𝑔)
= .
𝑑𝑧 8,2056. 10 (𝑚 . 𝑎𝑡𝑚. 𝐾 . 𝑚𝑜𝑙 ). 288,15𝐾
110
𝑎𝑡𝑚 1𝑃𝑎 1𝑁
. .𝑃
101,325𝑃𝑎 𝑁⁄𝑚 𝑘𝑔. 𝑚⁄𝑠
𝑑𝑃
= −1185. 10 𝑃 (3.12)
𝑑𝑧
Kết quả tính được:
, . , .
𝑃 = 𝑃 .𝑒 = 1(𝑎𝑡𝑚). 𝑒 (3.13)
Với P0 là giá trị áp suất mẫu ứng với 1atm và H tính bằng mét. Bảng 3.2 thống kê
hệ số hiệu chỉnh áp suất dựa trên (3.13). Một cách đơn giản, nếu sử dụng các hệ số hiệu
chỉnh nhiệt độ KT và áp suất KA biểu thức hiệu chỉnh mật động không khí được áp dụng
như sau:
𝜌 = 1,225𝐾 𝐾 (3.14)
Trong (3.14), các hệ số hiệu chỉnh KT cho nhiệt độ và KA theo độ cao được tra trong
bảng 3.1 và bảng 3.2
Bảng 3.2. Áp suất không khí ở 150 C phụ thuộc độ cao
Cao độ Cao độ Áp suất Tỷ số áp suất
(mét) (feet) (atm) (KA)
0 0 1 1
200 656 0.977 0.977
400 1312 0.954 0.954
600 1968 0.931 0.931
800 2625 0.910 0.910
1000 3281 0.888 0.888
1200 3937 0.868 0.868
1400 4593 0.847 0.847
1600 5249 0.827 0.827
1800 5905 0.808 0.808
2000 6562 0.789 0.789
2200 7218 0.771 0.771
3.4. Ảnh hưởng của độ cao tháp (cột) tới vận tốc gió
Bởi vì công suất gió tỷ lệ với lập phương của tốc độ gió, nên một cách để làm cho
turbine nhận được nhiều gió hơn là tăng chiều cao của tháp. Nghiên cứu với độ cao khoảng
vài trăm m, nếu như gió di chuyển trên đất liền tốc độ gió bị ảnh hưởng rất lớn bởi lực ma
sát với trên bề mặt trái đất do độ nhám của bề mặt trái đất bị tạo ra bởi các công trình xây
111
dựng nhân tạo hay cây cối…, đó là nguyên nhân làm cho vận tốc gió thay đổi theo độ cao;
Còn đối với bề mặt bằng phẳng như mặt biển yên lặng sẽ ít cản trở hơn và sự biến thiên
của tốc độ gió theo độ cao là ít hơn. Quy luật này là một vấn đề rất quan trọng trong công
tác thiết kế công trình turbine gió cũng như quyết định sự lựa chọn vị trí xây dựng công
trình trên biển hay trên đất liền. Đặc điểm nêu trên có thể được mô tả như sau:
𝑣 𝐻
= (3.15)
𝑣 𝐻
Với v là tốc độ gió ở độ cao H, v0 là tốc độ gió ở độ cao H0 (thường ở độ cao mẫu
10m) và  là hệ số ma sát.
Hệ số ma sát  là hàm của bản đồ địa hình nơi có gió đi qua. Bảng 3.3 cho thấy các
giá trị của hệ số này tại các vị trí khác nhau.
Trong khi quy luật phân bố tốc độ gió theo công thức (3.15) thường được sử dụng
ở Mỹ thì lại có một hướng nghiên cứu khác ở châu Âu theo công thức:
𝑣 𝑙𝑛(𝐻 ⁄𝑧)
= (3.16)
𝑣 𝑙𝑛(𝐻 ⁄𝑧)
Bảng 3.3. Hệ số ma sát phụ thuộc đặc điểm địa hình
Đặc điểm địa hình Hệ số ma sát α
Đất cứng, nước yên lặng 0.10
Cỏ cao so với đất 0.15
Cây vụ mùa cao, có cây bụi 0.20
Vùng ngoại ô có nhiều cây cối 0.25
Thị trấn nhỏ có cây cối 0.30
Thành phố lớn với những tòa nhà cao tầng 0.40
Bảng 3.4. Phân loại độ nhám địa hình áp dụng cho công thức (3.16)
Mức độ Mô tả Độ cao ghồ
nhám ghề z(m)

0 Mặt nước 0.0002


1 Các khu vực mở với một vài đoạn chắn gió 0.03
2 Đất nông trại với một số đoạn chắn gió trên 1km 0.1
3 Khu vực ngoại ô và đất nông trại với nhiều đoạn 0.4
chắn gió
4 Khu vực dân cư đông đúc hoặc khu vực rừng 1.6

112
Hình 3.8 cho thấy sự thay đổi của hệ số ma sát theo tốc độ gió giả thiết ở độ cao
mẫu 10m. Từ hình vẽ, khi bề mặt bằng phẳng (=0,1), gió ở 100m chỉ cao hơn khoảng
25% so với 10m trong khi ở thị trấn nhỏ (=0,3), tốc độ gió ở 100m được dự đoán là gấp
đôi so với 10m. Ảnh hưởng của độ cao đến công suất là rõ nét hơn như trong hình 3.8.

Hình 3.8. Mối tương quan giữa tốc độ gió với độ cao và công suất
Trên hình 3.8, tỷ số công suất gió ở các độ cao khác nhau tỉ lệ với lập phương tốc
độ gió và tỉ lệ công suất. Ngay cả khi bề mặt bằng phẳng, cho vị trí ngoài biển, công suất
gấp đôi khi độ cao tăng từ 10m đến 100m. Với bề mặt ghồ ghề hơn, với hệ số ma sát =0.3,
công suất gấp đôi khi độ cao đạt đến 22m và nó gấp bốn lần khi đạt độ cao 47m.
Điều này cho thấy rằng công suất tăng hơn 2.5 lần so với 76.5W/m2 ở 10m. Bởi vì
công suất gió biến thiên theo lập phương tốc độ gió, chúng ta có thể viết lại (3.15) để chỉ
ra quan hệ công suất của gió theo độ cao H bởi độ cao mẫu H 0:
𝑃 1⁄2. 𝜌𝐴𝑣 𝑣 𝐻
= = = (3.17)
𝑃 1⁄2. 𝜌𝐴𝑣 𝑣 𝐻
3.5. Cấu tạo của tuabin gió
Các thành phần của máy phát điện gió được mô tả như Hình 3.9. Máy phát điện gió hầu
hết đều có các thành phần chính như sau:
 Cánh (Blade): Cánh rô to là các thành phần chính của turbine dùng để bắt năng
lượng gió và chuyển đổi năng lượng gió này thành năng lượng cơ làm quay trục
turbine. Việc thay đổi góc pitch của cánh có thể làm tối ưu năng lượng thu được từ
gió.
 Hub: Hub là điểm tâm nơi các cánh gắn vào và gắn liền với trục tốc độ thấp.
 Hộp số (Gear box): Hộp số là hộp chuyển đổi vận tốc quay từ trục tốc độ thấp sang
trục tốc độ cao.
 Phanh (Brake): Phanh có cơ cấu giống phanh xe hơi, dùng để hãm và dừng hẳn tất
cả các thành phần của turbine trong quá trình công nhân sửa chữa, duy tu. Ở các
turbine cỡ lớn thường có đến hai hệ thống phanh độc lập.

113
 Máy phát (Generator): Máy phát được nối vào trục tốc độ cao, là bộ phận chính
chuyển đổi năng lượng cơ từ trục tốc độ cao thành năng lượng điện ở ngõ ra.
 Máy đo tốc độ và hướng gió (Anemometer and Wind vane): Hai thiết bị này sử
dụng để xác định vận tốc gió và chiều gió.
 Bộ xoay hướng gió (Yaw drive): Bộ xoay hướng gió có nhiệm vụ xoay cánh luôn
luôn hướng vuông góc với luồng gió, đối với loại turbine trục đứng thì bộ phận này
là không cần thiết.
 Bộ điều khiển (Controller): Bộ điều khiển là một hệ thống máy tính có thể giám
sát và điều khiển hoạt động turbine. Chẳng hạn, khi gió đổi hướng hệ thống này sẽ
điều chỉnh để xoay cánh luôn luôn hướng vuông góc với chiều gió, hoặc thay đổi
góc pitch để năng lượng thu được luôn là tối ưu. Khi có gió bão hoặc sự cố hệ thống
sẽ cho dừng hoạt động toàn bộ hệ thống để đảm bảo an toàn.
 Tháp (Tower): Tháp là trụ chính để đỡ toàn bộ hệ thống.
 Thùng chứa (Nacelle): Thùng chứa là thùng chứa toàn bộ các thành phần hệ thống
trừ cánh.

Hình 3.9. Các thành phần của turbine gió


3.6. Nguyên lý hoạt động của tuabin gió
Động năng của khối không khí có trọng lượng m, thổi với vận tốc u theo chiều x là:
114
1 1
𝑈= 𝑚𝑢 = (𝜌𝐴𝑥)𝑢 (3.18)
2 2
Trong đó:
A : Diện tích cắt ngang của khối khí đi qua, đơn vị là m2;
ρ : Mật độ không khí, đơn vị kg/m3;
x : Độ dày khối khí, đơn vị m;
Giả sử khối khí đó được biểu diễn như Hình 3.10, với chiều x di chuyển theo vận
tốc u, ta thấy động năng tăng đều theo x, vì khối khí tăng đều.
Như vậy, năng lượng của gió Pw, chính là đạo hàm động năng theo thời gian:
𝑑𝑈 1 𝑑𝑥 1
𝑃 = = 𝜌𝐴𝑢 = 𝜌𝐴𝑢 (3.19)
𝑑𝑡 2 𝑑𝑡 2
𝑃 là công suất thu được từ gió. Công thức này dùng cho trục đứng và cả trục ngang.
Turbine sẽ lấy năng lượng gió theo chiều x, đẳng thức (3.19) cho thấy toàn bộ năng lượng
có thể thu được từ diện tích A.

Hình 3.10. Năng lượng của khối không khí


Mặt khác, ta biết mật độ không khí được biểu diễn theo đẳng thức:
𝑝
𝜌 = 3,485 (3.20)
𝑇
Trong đẳng thức này:
𝑝: là áp suất, đơn vị là Pa.
𝑇: là nhiệt độ Kelvin.
Như vậy, năng lượng gió từ đẳng thức (3.19) được biểu diễn lại như sau:
1 1,742𝜌𝐴𝑢
𝑃 = 𝜌𝐴𝑢 = (3.21)
2 𝑇
Đối với không khí ở điều kiện bình thường thì 𝑝 = 101,3𝑃𝑎 và 𝑇 = 273𝐾, với A
là diện tích quét (m2) và u là vận tốc gió (m/s). Khi đó phương trình được rút gọn lại là:
115
𝑃 = 0,647𝐴𝑢 (3.22)
Phương trình tổng quát (3.18) nên được dùng khi vị trí đặt turbine gió có độ cao vài
trăm mét so với mặt nước biển hoặc nhiệt độ lớn đáng kể so với 00C.
Hình 3.10 biểu diễn vật lý của một turbine gió khi có khối không khí lớn di chuyển
làm thay đổi tốc độ gió và áp suất không khí. Hình 3.11 biểu diễn một turbine trục ngang
truyền thống kiểu có cánh dạng chong chóng.
Nếu như ta xem khối không khí di chuyển ban đầu khi chưa tiếp cận turbine gió có
đường kính d1, vận tốc u1, áp suất p1. Vận tốc khối khí sẽ giảm khi tiếp xúc với turbine làm
cho luồng khí giãn ra bằng với đường kính d2 của turbine gió. Áp lực không khí sẽ tăng
cực đại ở ngay trước turbine và sẽ giảm ngay khi qua khỏi turbine. Chính động năng
(kinetic energy) trong không khí được chuyển thành năng lượng tiềm ẩn (potential energy)
để gây ra sự tăng áp suất này. Sau khi qua khỏi turbine sẽ vẫn còn nhiều động năng được
chuyển đổi thành năng lượng tiềm ẩn để làm tăng áp suất không khí trở lại bình thường.
Điều này làm cho tốc độ gió tiếp tục giảm cho tới khi áp suất trở lại cân bằng. Một khi tốc
độ gió tiến đến điểm thấp, thì tốc độ của khối khí sẽ tăng trở lại sao cho u4 = u1 như bầu
không khí xung quanh nó.

Hình 3.11. Biểu diễn luồng khí thổi qua một turbine gió lý tưởng
Có thể biểu diễn theo các điều kiện tối ưu, khi công suất cực đại được truyền từ khối
khí sang turbine. Ta có các quan hệ sau:

116
2
u 2  u 3  u1
3
1
u 4  u1 (3.23)
3
2
A2  A3  A1
3
A 4  3 A1

Khi đó công suất cơ thu được từ gió sẽ có sự khác biệt giữa ngõ vào và ngõ ra:
1 1 8 (3.24)
Pm ,ideal  P1  P4   ( A1u13  A4 u 43 )   ( A1u13 )
2 2 9
Đẳng thức trên được phát biểu rằng một turbine lý tưởng sẽ thu được 8/9 năng lượng
từ luồng gió tự nhiên. Tuy nhiên, như Hình 3.11 ta thấy khối khí có diện tích nhỏ hơn diện
tích turbine, và điều này có thể làm sai kết quả do diện tích A1 khó xác định.
Phương pháp bình thường biểu diễn phần năng lượng thu được theo tốc độ gió u1 và diện
tích turbine A2. Phương pháp này cho ta:
1 8 2  1 16 (3.25)
Pm ,ideal    ( A2 )u13    ( A2 u13 )
2 9 3  2 27

Hệ số 16/27= 0.593 thường được gọi là hệ số Betz. Nghĩa là một turbine không thể thu
được nhiều hơn 59.3% năng lượng của khối khí có cùng diện tích. Thực tế cho thấy phần
năng lượng thu được luôn luôn ít hơn, nguyên nhân là do hệ thống cơ khí không hoàn hảo.
Ở điều kiện tối ưu kết quả tốt nhất có thể thu được cũng chỉ khoảng 35% - 40% năng lượng
từ gió, mặc dù người ta khẳng định là hoàn toàn có thể thu được tới 50%. Một turbine mà
có thể thu được tới 40% năng lượng từ gió, tức thu được khoảng 2/3 năng lượng mà một
turbine lý tưởng thu được cũng được coi là rất tốt.
3.7. Hiệu suất turbine gió
Phần năng lượng thu được từ năng lượng gió của các turbine trong thực tế thường
do giá trị Cp quyết định, Cp chính là hiệu suất của turbine. Theo luật Benz, hiệu suất tối ưu
nhất của một turbine là 59.3%, tất cả các turbine gió trong thực tế đều không đạt đến giá
trị này, mà chỉ nằm trong khoảng từ 20-30%. Vậy công suất cơ ngõ ra, công suất làm quay
trục tốc độ thấp, trong thực tế được biểu diễn theo đẳng thức sau:
1 (3.26)
Pm  C p ( Au 3 )  C p Pw
2
Pm: Công suất cơ
Turbine Darrieus hoạt động với góc pitch không đổi trong khi đó các turbine trục
ngang cỡ lớn thường có góc pitch thay đổi. Góc pitch được thay đổi để duy trì Cp ở giá trị
lớn nhất theo tốc độ ur của turbine, hoặc có khi Cp được điều chỉnh giảm trong khi PW đang
tăng theo tốc độ gió để duy trì công suất ngõ ra ở giá trị định mức của turbine.
117
Cp không là hằng số, mà thay đổi theo: tốc độ gió, tốc độ quay (TSR) của turbine, và các
thông số cánh như góc tới và góc pitch và kiểu dáng cánh.
Bảng 3.5. Hiệu suất turbine ứng với từng kiểu khác nhau
Hiệu suất %
Hệ thống năng lượng gió
Cấu trúc Thiết kế
đơn giản tối ưu
Turbine bơm nước nhiều cánh dùng cho nông trại 10 20
Turbine bơm nước kiểu cánh buồm 10 25
Turbine bơm nước kiểu Darrieus 15 30
Máy phát điện nhỏ turbine kiểu Savonius 10 20
Máy phát điện cỡ nhỏ, turbine kiểu chong chóng (<2kW) 20 30
Máy phát điện cỡ trung, turbine kiểu chong chóng (từ 2- 20 30
10Kw)
Máy phát điện cỡ lớn, turbine kiểu chong chóng (>10kW) ----- 30 – 45
Máy phát điện gió kiểu Darrieus 15 35
3.8. Máy phát điện gió
Chức năng của các cánh rotor là để chuyển động năng của gió thành công suất quay
trên trục để quay máy phát và tạo ra điện năng. Máy phát điện bao gồm 1 rotor quay quanh
1 stator. Điện năng được tạo ra khi dây dẫn có từ trường đi qua, cắt ngang qua dây dẫn tạo
nên sức điện động cảm ứng. Điện áp của WTG có mối liên hệ chặt chẽ với công suất định
mức như sau:
12 V, 24 V hoặc 48 V: Công suất dưới 2 kW.
120 V đến 240 V: Công suất từ 2 đến 10 kW. 400 V: Công suất đến 600 kW.
400 V: Công suất trên 1,0 MW không hộp số. 690 V: Công suất trên 600 kW
có/không hộp số.
Khi xét đến đặc điểm làm việc, WTG được phân thành máy phát đồng bộ hay máy
phát không đồng bộ.
3.8.1. Các máy phát đồng bộ
Các máy phát điện đồng bộ đắt tiền và phức tạp hơn so với máy phát điện cảm ứng
có kích thước tương tự. Từ trường trong các máy phát điện đồng bộ có thể được tạo ra
bằng cách sử dụng nam châm vĩnh cửu hoặc một cuộn dây thông thường, có thể sử dụng ổ
đĩa trực tiếp mà không có hộp số với nguyên lý như trên hình 3.12.

118
Hình 3.12. Máy phát điện đồng bộ
Cơ cấu đồng bộ điều khiển tổng điện áp cũng như kết nối với lưới điện thông qua
một BBĐ điện tử công suất. BBĐ có hai mục tiêu chính: (1) hoạt động như một bộ đệm
năng lượng cho các dao động năng lượng gây ra bởi năng lượng khi có gió giật và cho các
ngắn mạch phía phía lưới; (2) kiểm soát từ tính và tránh các vấn đề còn lại đồng bộ với tần
số lưới. Máy phát điện đồng bộ được sử dụng làm turbine gió có thể phân làm hai loại:
- Máy phát điện đồng bộ rotor dây quấn (WRSG-Wound Rotor Synchronous
Generator)
Cuộn dây stator của WRSG kết nối trực tiếp vào lưới điện và do đó tốc độ quay là
cố định đúng tần số của lưới điện cung cấp. Các cuộn dây rotor được kích thích với dòng
bằng cách sử dụng các vòng trượt và chổi than hoặc với một kích thích không chổi than
với một bộ chỉnh lưu. Không giống như các máy phát điện cảm ứng, máy phát điện đồng
bộ không cần thêm bất kỳ hệ thống bù công suất phản kháng nào. Các cuộn dây rotor (tạo
ra các trường kích thích) quay với tốc độ đồng bộ. Tốc độ của máy phát điện đồng bộ được
xác định bởi tần số của các trường quay và số cặp cực của rotor.
- Máy phát điện đồng bộ nam châm vĩnh cửu (PMSG-Permanent Magnet
Synchronous Generator)
PMSG có thể được sử dụng làm cho công nghiệp điện gió bởi đặc tính tự kích thích
của nó, cho phép hoạt động ở công suất cao và hiệu quả cao. Cơ cấu nam châm vĩnh cửu
hiệu quả cao hơn cơ cấu cảm ứng, cũng như kích thích không cần được cung cấp từ bất kỳ
nguồn năng lượng nào. Tuy nhiên, các vật liệu sử dụng để sản xuất nam châm vĩnh cửu
đắt, việc sử dụng bộ kích thích nam châm vĩnh cửu đòi hỏi phải sử dụng một BBĐ để điều
chỉnh điện áp, tần số điện áp của máy phát điện và tần số truyền tương ứng khiến giá thành
tăng.
Stator của PMSG là dây quấn và rotor được cung cấp với một hệ thống cực nam
châm vĩnh cửu cực lồi hoặc cực ẩn. Cực lồi là phổ biến hơn trong máy tốc độ thấp để ứng
dụng cho máy phát điện gió.

119
Bản chất đồng bộ của PMSG có thể gây ra vấn đề trong quá trình khởi động, đồng
bộ hóa và điện áp điều chỉnh. Nó không dễ dàng cung cấp một điện áp không đổi. Các hoạt
động đồng bộ cũng gây ra một đường đặc tính không trơn trong trường hợp mạch ngắn
ngoài và nếu tốc độ gió không ổn định. Một bất lợi của PMSGs là vật liệu từ tính nhạy cảm
với nhiệt độ (nam châm có thể bị mất phẩm chất từ của nó ở nhiệt đô cao). Do đó, nhiệt độ
rotor của PMSG phải được giám sát và phải sử dụng một hệ thống làm mát.
3.8.2. Máy phát không đồng bộ
Có thể phân chia thành 3 loại: máy phát điện cảm ứng lồng sóc, máy phát
điện cảm ứng rotor dây quấn, máy phát điện cảm ứng.
Các máy phát điện không đồng bộ không có nam châm vĩnh cửu và không được
kích từ độc lập như trên hình 3.13. Vì vậy, nó sẽ nhận dòng kích thích từ một nguồn khác
và tiêu thụ công suất phản kháng. Công suất phản kháng có thể được cung cấp bởi lưới
điện hoặc bằng một hệ thống điện điện tử. Từ trường của máy phát điện được thành lập chỉ
khi nó được kết nối với lưới điện.

Hình 3.13. Máy phát không đồng bộ cảm ứng


Gọi là máy phát điện không đồng bộ là vì xảy ra hiện tượng từ trường quay ở một
tốc độ nào đó là do số lượng cực trong các cuộn dây và tần số dòng điện trong khi cánh
quạt quay có thể quay với tốc độ vượt quá hoặc dưới tốc độ đồng bộ.
- Máy phát điện cảm ứng lồng sóc (SCIG-Squirrel Cage Induction Generator):
SCIG cũng thường được thiết kế với một cơ chế khởi động mềm và một hệ thống
cấp công suất phản kháng (SCIG tiêu thụ công suất phản kháng). SCIG có đặc tính mô men
xoắn dốc và do đó sự biến động của năng lượng gió được truyền đi trực tiếp vào lưới điện.
Trong các SCIG luôn tồn tại một mối quan hệ giữa công suất tác dụng, công suất
phản kháng, thiết bị đầu cuối điện áp và tốc độ rotor. Điều này có nghĩa rằng khi gió lớn,
turbine gió có thể tạo ra nhiều công suất tác dụng khi máy phát điện thu hút nhiều công
suất phản kháng hơn. Đối với một SCIG, lượng công suất phản kháng tiêu thụ là không thể
kiểm soát được bởi vì nó thay đổi theo hướng gió. Nếu không có thành phần nào cung cấp
công suất phản kháng, công suất phản kháng cho máy phát phải được lấy trực tiếp từ lưới
120
điện. Công suất phản kháng cung cấp bởi lưới điện có làm tăng tổn thất truyền tải và làm
cho lưới điện không ổn định.
Do được thiết thiết kế với tốc độ gió ít thay đổi dẫn đến mỗi máy phát chỉ được sử
tối ưu với một tốc độ gió riêng. Điều này tỏ ra kém phù hợp với điện gió hơn bởi trong
thực tế, tốc độ gió tại bất kỳ vị trí nào cũng luôn luôn thay đổi và như vậy loại turbine này
sẽ không thể khai thác được hết năng lượng của gió.
- Máy phát điện cảm ứng rotor dây quấn WRIG (Wound Rotor Induction Generator)
Các đặc tính điện của rotor có thể được điều khiển từ bên ngoài bởi giá trị điện áp
rotor. Cuộn dây của rotor được kết nối bên ngoài thông qua các vành trượt và chổi than
hoặc bằng thiết bị điện tử. Năng lượng có thể được lấy ra hoặc đưa vào mạch vòng ngắn
mạch rotor và máy phát điện có thể được từ hóa bởi dòng ngắn mạch rotor hoặc dòng ngắn
mạch stator. Điều đó cũng có thể xảy ra nhờ phục hồi năng lượng trượt từ dòng ngắn mạch
rotor và nạp vào từ đầu ra của stator.
Nhược điểm của WRIG là đắt tiền hơn và không chắc chắn như SCIG.
Có thể phân WRIG thành hai loại:
+ Máy phát OSIG (OptiSlip): cho phép máy phát điện có sự thay đổi độ trượt (phạm
vi hẹp) và lựa chọn độ trượt tối ưu, kết quả là những biến động nhỏ hơn trong kiểm soát
mô men xoắn và công suất đầu ra. Thay đổi độ trượt là một cách rất đơn giản, đáng tin cậy
và chi phí hiệu quả để đạt được giảm tải so với các giải pháp phức tạp hơn. Các OSIG là
các WRIG với sự thay đổi điện trở ngoài rotor gắn liền với cuộn dây rotor. Độ trượt của
máy phát điện được thay đổi bằng cách thay đổi tổng trở rotor bằng phương tiện của một
công cụ chuyển đổi, được gắn trên trục cánh quạt. Bộ chuyển đổi này là bộ điều khiển
quang học, điều đó có nghĩa rằng không cần có vành trượt. Stator của máy phát điện được
kết nối trực tiếp vào lưới điện.
Ưu điểm của loại máy phát điện này là cấu trúc mạch điện đơn giản, không cần vành
trượt và hoạt động một phạm vi tốc độ được cải thiện hơn so với các SCIG.
Tuy nhiên, nó vẫn đòi hỏi một hệ thống bù công suất phản kháng với những khó
khăn: (1) phạm vi tốc độ thường được giới hạn (0 - 10)% vì nó phụ thuộc vào biên độ thay
đổi điện trở rotor; (2) chỉ điều khiển lượng rất nhỏ công suất phản kháng và tác dụng; (3)
độ trượt mất đi khi điện trở giảm.
+ Máy phát điện nguồn kép DFIG (Doubly Fed Induction Generator)
Về cơ bản, DFIG có 2 cuộn dây: dây quấn stator (phần tĩnh) nối với lưới điện có tần
số không đổi f, dây quấn rotor (phần động) được nối với các thiết bị khác.
Khi ghép stator với lưới điện, từ trường quay trên stator chính là tốc độ đồng bộ có
giá trị là:
60𝑓
𝑛 = (3.27)
𝑝
121
Với f là tần số của lưới điện, p là số đôi cực.
- Nếu rotor quay với tốc độ n > nđb (vận hành trên đồng bộ) có độ trượt là:
𝑛 −𝑛
𝑠= < 0 (3.28)
𝑛
Trường hợp này máy phát phát hoàn toàn năng lượng về lưới qua cả stator và rotor.
- Nếu rotor quay với tốc độ n < nđm (vận hành dưới đồng bộ) có độ trượt:
𝑛 −𝑛
𝑠= > 0 (3.29)
𝑛
Trường hợp này, máy điện đã sử dụng 1 phần công suất của lưới để tạo nên từ trường
quay – đó chính là công suất phản kháng Q. Như vậy, nếu có nối lưới và làm việc ở chế độ
này thì máy điện phải tiêu hao một lượng công suất phản kháng của lưới. Nếu không kết
nối với lưới điện thì cần phải sử dụng bộ tụ điện để tạo nên lượng công suất phản kháng
này. Đây là lý do máy phát điện dị bộ ít được sử dụng trong quá khứ. Hình 3.14 mô tả các
chế độ vận hành của DFIG.

a) b) c)
Hình 3.14. Các chế độ vận hành của DFIG và dòng chảy năng lượng tương ứng.
(a) các chế độ vận hành (b) dòng chảy năng lượng ở chế độ dưới đồng bộ
(c) dòng chảy năng lượng ở chế độ trên đồng bộ
Nhờ khả năng nuôi từ phía rotor, DFIG cho phép thực hiện đơn giản bốn chế độ vận
hành như hình 3.14a. Hoàn toàn độc lập với tốc độ quay cơ học (trên hoặc dưới đồng bộ),
việc máy hoạt động ở chế độ động cơ hay máy phát chỉ phụ thuộc vào dấu cho trước của
mômen mM. Theo hình 3.14a, máy điện sẽ hoạt động ở chế độ máy phát, nếu mômen mang
dấu âm. Ta đã biết, kích cỡ của mM đặc trưng cho kích cỡ của công suất phát ra (ở chế độ
máy phát) hoặc công suất lấy vào (ở chế độ động cơ) của DFIG và việc điều chỉnh công
suất đó (thông qua mômen) không được phép ảnh hưởng đến hệ số công suất cosφ đã đặt
cho thiết bị.
Bằng một biến tần không chỉ có khả năng lấy mà còn có khả năng hoàn năng lượng
trả lại lưới, DFIG có thể được vận hành ở hai chế độ: trên hoặc dưới đồng bộ. Ở cả hai chế
độ đó, máy cung cấp năng lượng lên lưới ở phía stator. Phía rotor, máy:
122
- Lấy năng lượng từ lưới ở chế độ dưới đồng bộ (hình 3.14b)
- Hoàn năng lượng trở lại lưới ở chế độ trên đồng bộ (hình 3.14c).
Tùy thuộc vào điều kiện hoạt động, dòng điện được đưa vào hoặc lấy ra khỏi rotor:
dòng điện chạy từ rotor qua bộ chuyển đổi tới lưới điện trong trường hợp quá đồng bộ
(over-synchronous) và chạy theo hướng ngược lại trong trường hợp dưới đồng bộ (sub-
synchronous). Trong cả hai trường hợp sub-synchronous và over-synchronous, stator luôn
phát công suất vào lưới điện.
Ưu điểm của DFIG là có khả năng để kiểm soát công suất phản kháng, tách riêng
công suất phản kháng và tác dụng bằng bộ kích từ độc lập. DFIG không nhất thiết phải
được từ hóa từ bởi lưới điện, nó cũng có thể được từ hóa bởi dòng ngắn mạch rotor. DFIG
cũng có khả năng tạo ra công suất phản kháng, có thể được cấp từ stator bằng bộ chuyển
đổi phía lưới. Tuy nhiên, BBĐ phía lưới thường hoạt động bằng điện áp riêng và không
tham gia vào việc trao đổi công suất phản kháng giữa turbine và lưới điện. Trong trường
hợp của một mạng lưới yếu (không ổn định), nơi mà các điện áp có thể dao động, DFIG có
thể được điều khiển để phát ra hoặc hấp thụ một lượng công suất phản kháng lên hoặc
xuống lưới điện với mục đích kiểm soát điện áp.
Kích thước của BBĐ không liên quan đến điện áp của máy phát điện nhưng liên
quan đến lựa chọn phạm vi tốc độ và do đó liên quan đến độ trượt. Do đó, chi phí cho BBĐ
tăng lên khi phạm vi tốc độ xung quanh tốc độ đồng bộ rộng hơn. Việc lựa chọn phạm vi
tốc độ là dựa trên sự tối ưu hóa kinh tế giữa chi phí đầu tư và hiệu quả tăng lên. Nhược
điểm của DFIG là phải sử dụng vành trượt (slip rings).
Ngày nay, DFIG đang được quan tâm nhờ phạm vi ứng dụng mới: máy phát trong
các hệ thống phát điện chạy sức gió với dải công suất từ vài chục kW đến vài MW. Nguyên
nhân là do để điều chỉnh dòng năng lượng qua máy phát, ta chỉ phải sử dụng biến tần có
công suất cỡ bằng 1/3 công suất máy phát tác động trực tiếp qua hệ thống vành góp vào
rotor. Điều này cho phép giảm giá thành hệ thống một cách đáng kể. Ngoài ra, DFIG có
khả năng hoạt động với hệ số trượt trong một phạm vi khá rộng, cho phép tận dụng tốt hơn
nguồn năng lượng gió.
Như vậy, máy phát tốc độ thay đổi được coi là dạng máy điện phù hợp nhất với
nguồn năng lượng gió vì dạng máy phát này có thể khai thác được hết năng lượng của gió
khi có sự biến thiên trong phạm vi rộng của tốc độ gió. Trong đó, DFIG đã cho thấy những
ưu điểm sau:
(1) Có khả năng bù công suất phản kháng và hòa lưới dễ dàng
(2) Tỷ phần của DFIG gấp nhiều lần so với các loại khác (khoảng 75%)
(3) Công suất của các BBĐ cho DFIG chỉ khoảng (25-30)% so với công suất của
máy phát
(4) Stator duy trì khoảng (70-75)% tổng công suất vào lưới
123
(5) Có thể vận hành trong khoảng rộng hơn của tốc độ gió: khoảng ±30% quanh tốc
độ đồng bộ
Một số hệ turbine-máy phát điện gió lớn, phổ biến trên thế giới được giới thiệu trong
bảng 3.5.
Bảng 3.5. Một số máy phát điện gió lớn và phổ biến trên thế giới
Turbine Chủng loại, Đặc điểm Thông tin chi tiết
công suất điều khiển
tốc độ
WRIG (mô hình DFIG)
V80, Điện áp máy phát: 690V
2.0MW Dải tốc độ máy phát: 905-1915rpm
Giới hạn góc
Vestas, Dải tốc độ rotor: 9-19 rpm
pitch,
Đan
Mạch tốc độ biến WRIG
thiên Điện áp máy phát: 690V
V80,
1.8MW Dải tốc độ máy phát: 1800-1980 rpm
Dải tốc độ rotor: 15.3-16.8 rpm
Enercon, E112, Nhiều WRIG
Đức 4.5MW Điện áp máy phát: 440V
Điều khiển
góc pitch, Dải tốc độ máy phát và rotor: 8-13 rpm
E66, 2MW tốc độ biến Nhiều WRIG
thiên Điện áp máy phát: 440V
Dải tốc độ máy phát và rotor: 10-22 rpm

Giới hạn góc WRIG (mô hình DFIG)


NEG NM80, pitch, Điện áp stator/rotor máy phát: 960/690V
Micon, 2.75MW tốc độ biến Dải tốc độ máy phát: 756-1103rpm
Đan thiên Dải tốc độ rotor: 12-17.5 rpm
Mạch
Stall chủ Điện áp máy phát SCIG: 690V
NM72,
động, tốc độ

124
2MW cố định Hai tốc độ máy phát: 1002.4 và 1503.6rpm
Hai tốc độ rotor: 12 rpm và 18 rpm
Điện áp máy phát WRIG: 690V
G83,
Dải tốc độ máy phát: 900-1900rpm
2.0MW
Giới hạn góc Dải tốc độ rotor: 9-19 rpm
Gamesa,
pitch,
Tây Ban G80, 1.8MW WRIG (mô hình OptiSlip)
tốc độ biến
Nha Điện áp máy phát: 690V
thiên
Dải tốc độ máy phát: 1818-1944 rpm
Dải tốc độ rotor: 15.1-16.1 rpm
WRIG (mô hình OptiSlip)
GE 104,
Điện áp stator/rotor máy phát: 3300/690V
3.2MW
Giới hạn góc Dải tốc độ rotor: 1000-1800 rpm
GE Wind, pitch,
Mỹ WRIG
tốc độ biến
GE 77, thiên Điện áp máy phát: 690V
1.5MW Dải tốc độ máy phát: 1000-2000 rpm
Dải tốc độ rotor: 10.1-20.4 rpm
Bonus 82, Điện áp máy phát SCIG: 690V
2.3MW Stall chủ
Bonus, Hai tốc độ máy phát: 1000 và 1500rpm
động, tốc độ
Đan Mạch Bonus 76,
cố định Hai tốc độ rotor: 11 rpm và 17 rpm
2MW

WRIG (mô hình DFIG)


Điện áp máy phát: 660V
N80, 2.5MW
Giới hạn góc Dải tốc độ máy phát: 700-1300 rpm

Nordex, pitch, Dải tốc độ rotor: 10.9-19.1 rpm


Đức tốc độ biến WRIG (mô hình DFIG)
thiên Điện áp máy phát: 660V
S77, 1.5MW
Dải tốc độ máy phát: 1000-1800 rpm
Dải tốc độ rotor: 9.9-17.3 rpm

Made,, Điều khiển Điện áp máy phát WRSG: 1000V


Made AE-90,
Tây Ban góc pitch, Dải tốc độ máy phát: 747-1495 rpm
2MW
Nha tốc độ biến

125
thiên Dải tốc độ rotor: 7.4-14.8 rpm
Điện áp máy phát SCIG: 690V
Made AE-61, Tốc độ cố
Hai tốc độ máy phát: 1010 và 1519rpm
1.32MW định có stall
Hai tốc độ rotor: 12.5 rpm và 18.8 rpm
WRIG (mô hình DFIG)
MM 82, Điện áp máy phát: 690V
2MW Dải tốc độ máy phát: 900-1800 rpm
Giới hạn góc
Repower, pitch, Dải tốc độ rotor: 10-20 rpm
Đức tốc độ biến WRIG (mô hình DFIG)
thiên Điện áp máy phát: 660V
MD 77,
1.5MW Dải tốc độ máy phát: 1000-1800 rpm
Dải tốc độ rotor: 9.6-17.3 rpm

Giới hạn góc WRIG (mô hình DFIG)


Ecotecnia 74, pitch, Điện áp máy phát: 690V
1.67MW tốc độ biến Dải tốc độ máy phát: 1000-1950 rpm
Ecotecnia,
Tây Ban thiên Dải tốc độ rotor: 10-19 rpm
Nha
Điện áp máy phát SCIG: 690V
Ecotecnia 62, Tốc độ cố
Hai tốc độ máy phát: 1012 và 1518rpm
1.25MW định có stall
Hai tốc độ rotor: 12.4 rpm và 18.6 rpm

3.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng làm việc của turbine gió
- Tốc độ gió: Tốc độ gió càng nhanh, và lực thổi của gió càng mạnh, thì năng lượng
gió do turbine tạo ra càng lớn. Các vùng khác nhau, có tốc độ gió khác nhau. Do đó, chúng
ta dễ dàng hiểu được mối liên hệ giữa tốc độ gió và năng lượng gió tạo ra bởi turbine.
- Độ cao: Càng lên cao, tốc độ gió càng lớn, do nhiều yếu tố về khí quyển. Các điểm
cao cũng có ít độ cản gió hơn từ đồi núi, cây cối, nhà cửa. Tốc độ gió tăng 12% khi khoảng
cách từ turbine đến mặt đất tăng 2 lần.
- Độ cản gió: Gió bị cản bởi cây cối, nhà cửa, đồi núi làm ngăn sự lưu thông của các
dòng không khí tự do. Để xem xét độ khả thi của 1 vùng, nên đặt cột đo gió trong vòng ít
nhất 1 năm.
- Động lực học cánh quạt: Hình dạng và số cánh cần phải được chọn cho chính xác,
để đạt hiệu suất tối đa. Thông thường, các turbine thường được thiết kế tối ưu là (24)
cánh. Đồng thời, lực nâng với 1 cánh gió phụ thuộc rất lớn vào góc giữa hướng gió tương
đối và cánh gió. Khi góc này quá lớn thì lực đẩy ngang tăng, lực nâng giảm và do đó làm
giảm hiệu suất.

126
- Nhiệt độ không khí: Năng lượng của turbine gió sẽ tăng 16% khi nhiệt độ giảm từ
+ 20°C xuống - 20°C với 1 tốc độ gió như nhau và do đó làm năng lượng gió càng tăng.
Có được điều này là do không khí càng lạnh, khối lượng riêng càng lớn.
Khả năng làm việc của turbine gió theo tốc độ gió có thể được phân chia thành 4
vùng như trên hình 3.15:

Hình 3.15. Khả năng làm việc của turbine gió


Vùng I (v < vcut-in) hoặc vùng IV (v < vcut-in): Wg không phát ra được điện năng. Ở
vùng I, turbine quay nhưng không đủ từ trường. Ở vùng IV, không cho turbine quay để bảo
vệ cho turbine không bị hỏng.
Vùng II (vcut-in ≤ v < vđm): Wg có thể phát ra được điện năng nhưng luôn dưới giá
trị định mức.
Vùng III (vđm ≤ v < vcut-out): Wg luôn phát ra lượng điện năng định mức.
Trong thực tế cánh turbine chỉ nhận được một phần trên tổng số năng lượng của gió đi qua
diện tích quét của cánh quạt để chuyển thành cơ năng. Để đánh giá phần năng lượng này,
hệ số Cp được sử dụng và xác định theo công thức (3.30):
𝑃
𝐶 = (3.30)
𝑃
Trong đó Pm là công suất hữu ích mà cánh turbine nhận được.
Ở điều kiện lý tưởng, giá trị lớn nhất của Cp là 59.3% và được gọi là giới hạn Betz.
Tuy nhiên trong thực tế, Cp chỉ khoảng 45% và phụ thuộc vào cấu trúc hình học của turbine.
Giá trị của 𝐶 = 𝑓(𝜆, 𝜃) được xác định theo một đồ thị cho trước do nhà sản xuất turbine
cung cấp (𝜆 là hệ số tốc độ ở đầu cánh gió và 𝜃 là góc pitch của rotor) như trên hình 3.16.

Hình 3.16. Đồ thị 𝐶 (𝜆, 𝜃)

127
Từ đồ thị trên hình 3.16, nhận thấy rằng ứng với mỗi góc 𝜃 thì luôn luôn tồn tại một
giá trị 𝜆 để Cpmax. Kết hợp (3.26) và (3.30), công suất phát ra của turbine gió được xác
định theo công thức:
1 𝑅
𝑃 =𝐶 𝑃 = 𝜌. 𝐴. 𝐶 . . 𝜔 (3.31)
2 𝜆
Như vậy, khi tốc độ gió thay đổi thì công suất ở đầu ra của turbine gió sẽ thay đổi,
nhưng nếu có biện pháp điều chỉnh để turbine vận hành ở chế độ có λ = λopt thì công suất
của turbine luôn đạt giá trị cực đại tương ứng với sự thay đổi của tốc độ gió, quá trình điều
khiển thực hiện điều này được gọi là điều khiển bám điểm công suất cực đại MPP
(Maximum Power Point). Đây chính là mục tiêu cơ bản khi thực hiện điều khiển hệ thống
phát điện gió có tốc độ biến thiên.
3.10. Điều khiển mức năng lượng tối ưu cho turbine gió
3.10.1. Điều khiển thông qua cấu trúc cơ khí
Thông thường, mỗi turbine được thiết kế tối ưu với một tốc độ gió nhất định. Khi
tốc độ gió thay đổi, hệ thống cánh quạt-turbine phải được điều khiển qua các cơ cấu cơ khí
để điều chỉnh góc nghiêng của cánh quạt, mặt đón gió (điều khiển pitch), điều khiển dòng
gió thổi trượt vào cánh quạt (điều khiển stall) hoặc tự ngừng quay để bảo đảm an toàn: Khi
gió có tốc độ thấp, hệ thống cánh quạt phải điều chỉnh để diện tích đón gió nhiều hơn
(vuông góc với hướng gió) để có được công suất lớn nhất. Khi tốc độ gió quá lớn, cánh
quạt phải được điều chỉnh góc đón gió để giảm tốc độ quay hoặc ngưng hoạt động.
Để thực hiện hướng đón gió, có thể được thực hiện theo phương pháp thụ động hoặc
chủ động:
- Phương pháp chỉnh thụ động: hệ thống cánh quạt khi quay sẽ tùy theo hướng gió
và quay đến vị trí có hướng gió mạnh nhất nhờ chong chóng đuôi. Tuy nhiên phương pháp
này chỉ có thể áp dụng được đối với những turbine gió có trọng lượng nhỏ, công suất từ 5
đến 20 kW và đường kính cánh quạt khoảng 10 mét.
- Phương pháp chỉnh tích cực: Hầu hết turbine gió cỡ trung và lớn hiện nay đều áp
dụng phương pháp chỉnh turbine theo hướng gió tích cực. Việc quay hệ thống rotor về
hướng gió thổi được thực hiện bằng những động cơ thủy lực hoặc động cơ điện và được
gọi là động cơ góc phương vị (Azimuth motor hoặc Yaw motor).
3.10.2. Điều khiển thông qua cấu trúc điện tử
Điều khiển điện tử là điều khiển các BBĐ nhằm thay đổi mức tải để thay đổi tốc độ
quay của turbine thông qua bộ MPPT (Maximum Power Point Tracking). MPPT cho phép
turbine làm việc ở một tốc độ gần với giá trị định mức của nó để tạo ra được công suất lớn
nhất.
Các điểm đỉnh công suất của Wg được điều khiển thông qua bộ MPPT nhờ các thuật
toán tìm MPP. Các phương pháp tìm MPP phổ biến được áp dụng cho turbine gió là điều
128
khiển tỉ số tốc độ đầu cánh (TSR – Tip Speed Ratio), điều khiển phản hồi tín hiệu công
suất (PSF – Power Signal Feedback), điều khiển dò tìm leo đồi (HSC – Hill Climb Search).
a. Phương pháp TSR
Tỉ số tốc độ đầu cánh của turbine gió được xác định theo công thức:
𝜔. 𝑅
𝑇𝑆𝑅 = (3.32)
𝑣
Trong đó: 𝜔 là tốc độ rotor (rad/s)
R là chiều dài của 1 cánh
v là vận tốc gió
Phương pháp TSR đưa ra giá trị công suất cực đại nhờ đánh giá hai yếu tố là đường
đặc tính đã biết trước về P(𝜔) và tốc độ gió. Các đường cong P(𝜔) cần phải được xác đinh
thông qua mô phỏng hoặc thực nghiệm off-line trên bản thân mỗi turbine.
Tại một tốc độ nào đó của turbine, TSR chỉ thay đổi theo biến tốc độ gió và lượng
công suất cực đại thu được từ turbine chỉ thu được tại một giá trị TSR nào đó như trên hình
3.17.

a. Đường cong P(𝜔) b. Đường cong P(TSR)


Hình 3.17. Đường cong P(𝜔) và P(TSR)
Phương pháp TSR thực hiện thay đổi tốc độ quay của máy phát để duy trì TSR tối
ưu. Giới hạn của phương pháp này là cần phải biết được tốc độ gió. Điều này có thể làm
tăng chi phí cho hệ thống, đặc biệt là khi sử dụng các turbine công suất nhỏ.
Trên cơ sở xác định được TSR tối ưu, tốc độ vận hành tối ưu cho turbine để thu
được công suất cực đại được xác định theo công thức:
𝑇𝑆𝑅 ố ư . 𝑣
𝜔∗ = (3.33)
𝑅
Bộ điều khiển sẽ thực hiện so sánh 𝜔∗ với 𝜔 hiện thời để quyết định xung điều khiển
phù hợp vào BBĐ như trên hình 3.18.

129
Hình 3.18. Phương pháp điều khiển tốc độ đầu cánh
Như vậy, đây là phương pháp đơn giản nhưng không thực sự tìm được giá trị chính
xác của MPP.
b. Phương pháp PSF
Nếu hệ thống đang vận hành với tốc độ gió v1, tốc độ turbine 𝜔 và công suất tại
MPP là P1 và tốc độ gió chuyển sang giá trị v2 thì công suất tại MPP sẽ là P2 nhưng công
suất thực tế phát ra sẽ là 𝑃 do quán tính của turbine. Sau đó turbine sẽ tăng tốc và điểm
vận hành sẽ chuyển về P2 và 𝜔 . Để thực hiện được thuật toán PSF, công suất cực đại
được bám theo bởi việc đo tốc độ đầu cực và quỹ đạo công suất mẫu tương ứng. Các đường
cong này cần phải được xác định thông qua mô phỏng hoặc thực nghiệm off-line trên bản
thân mỗi turbine để đưa ra một bảng các giá trị mẫu về công suất cực đại.
Bộ điều khiển sẽ thực hiện so sánh P* với P hiện thời để quyết định xung điều khiển
phù hợp vào BBĐ như trên hình 3.19.

Hình 3.19. Điều khiển phản hồi tín hiệu công suất
c. Phương pháp leo đồi (HCS – Hill Climbs Search)
Phương pháp HCS liên tục dò tìm công suất đỉnh của turbine gió thông qua quá trình
“dò tìm - nhớ - ghi lại”. Nó có thể khắc phục một số vấn đề của hai phương pháp trên bằng
cách theo dõi vị trí của điểm vận hành và mối quan hệ giữa sự thay đổi của công suất với
tốc độ, tính toán tín hiệu tối ưu mong muốn để hướng hệ thống đến MPP. Hình 3.20 biểu
diễn nguyên lý của phương pháp HCS.

130
Hình 3.20. Nguyên lý của phương pháp HCS
MPP tại mỗi tốc độ gió được tìm thông qua mối quan hệ:
𝑑𝑃 ∆𝑃(𝑘)
> 0 ℎ𝑎𝑦 > 0 𝑡ℎì 𝜔 < 𝜔 (3.34)
𝑑𝜔 ∆𝜔(𝑘)
𝑑𝑃 ∆𝑃(𝑘)
= 0 ℎ𝑎𝑦 = 0 𝑡ℎì 𝜔 = 𝜔 (3.35)
𝑑𝜔 ∆𝜔(𝑘)
𝑑𝑃 ∆𝑃(𝑘)
< 0 ℎ𝑎𝑦 < 0 𝑡ℎì 𝜔 > 𝜔 (3.36)
𝑑𝜔 ∆𝜔(𝑘)
Trong đó:
∆𝑃 = 𝑃(𝑘) − 𝑃(𝑘 − 1) (3.37)
∆𝜔 = 𝜔(𝑘) − 𝜔(𝑘 − 1) (3.38)
Hình 3.21 giới thiệu bộ cấu trúc điều khiển theo phương pháp HCS.

Hình 3.21. Thuật toán HCS tìm MPP


Giả thiết rằng turbine gió đang vận hành ở điểm A trên đường đặc tính của hình
3.20. Tốc độ quay của turbine gió đang tăng và công suất cơ tương ứng được dò tìm. Nếu
công suất tăng lên được so sánh với bước trước, quá trình dò tìm là đúng hướng và tốc độ
quay của turbine gió sẽ tiếp tục tăng. Nếu công suất giảm so với bước trước, việc dò tìm sẽ
131
được thực hiện theo hướng ngược lại. Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi độ lệch công
suất bằng 0 và cho thấy thuật toán HCS đã đạt đến MPP tương ứng với điểm B.
Nếu tốc độ gió thay đổi từ v3 thành v1, điểm vận hành của turbine sẽ nhảy từ điểm
C sang điểm B ngay lập tức. Vì vậy độ dốc 𝑃 là dương và và tốc độ quay của turbine
tăng lên. Độ dốc được quan sát cho đến đến khi nó bằng 0. Sau đó turbine gió có thể theo
dõi MPP và vận hành ở điểm D. Nếu tốc độ gió giảm từ v1 tới v2 thì điểm vận hành có thể
đảo từ điểm D tới điểm F theo nguyên tắc tương tự.
Trên hình 3.21, thuật toán HCS cho thấy tốc độ bước kế tiếp sẽ được xác định thông
qua một giá trị bước nhảy step cho trước.
3.11. Kỹ thuật khai thác điện năng từ máy phát điện gió
Tùy thuộc vào chủng loại máy phát điện, các BBĐ được sử dụng tương ứng để điều
khiển chế độ làm việc. Các BBĐ này hoạt động như một bộ đệm năng lượng cho các dao
động năng lượng gây ra bởi vốn năng lượng gió giật và cho các ngắn mạch đến từ phía
lưới. Đồng thời, các BBĐ cũng để kiểm soát từ tính và tránh các vấn đề còn lại đồng bộ
với tần số lưới. Áp dụng một máy phát điện như vậy cho phép biến tốc độ hoạt động của
turbine gió.
Cụ thể, các máy phát điện đồng bộ hoặc không đồng bộ sẽ được khai thác với những
cấu trúc khác nhau.
3.11.1. Máy phát đồng bộ
Các máy phát điện gió thường là các máy phát điện 3 pha. Bộ nghịch lưu AC/DC
hay bộ chỉnh lưu DC/AC được sử dụng để điều khiển chế độ làm việc cho turbine, tạo ra
chế độ làm việc ổn định phục vụ ghép nối lưới. Cấu trúc chung điều khiển WTG đồng bộ
được mô tả như trên hình 3.22.

Hình 3.22. Cấu trúc chung điều khiển WTG

132
3.11.2. Máy phát điện không đồng bộ
Với SCIG, hệ thống được một bộ khởi động mềm và một bộ bù công suất phản
kháng. Cấu trúc hệ thống turbine-máy phát SCIG được mô tả như trên hình 3.23.

Hình 3.23. Cấu trúc hệ thống turbine – máy phát sức gió SCIG
Trong quá trình hoạt động bình thường và kết nối trực tiếp với lưới điện xoay chiều
ổn định, SCIG là rất mạnh mẽ và ổn định. Độ trượt thay đổi và tăng nếu tải trọng ngày
càng tăng. Vì dòng từ hóa cung cấp từ lưới điện đến cuộn dây stator nên hệ số công suất
khi tải đầy đủ tương đối thấp. Hệ số công suất quá thấp được bù đắp bằng cách nối các tụ
điện song song với máy phát.
Với WRIG, các đặc tính điện của rotor có thể được điều khiển từ bên ngoài, và do
đó điện áp rotor có thể được đưa vào. Các cuộn dây của dây quấn rotor được kết nối bên
ngoài thông qua các vòng trượt và chổi than hoặc bằng thiết bị điện điện tử, mà có thể có
hoặc không có yêu cầu các vòng trượt và chổi than. Bằng cách sử dụng thiết bị điện tử,
năng lượng có thể được lấy ra hoặc đưa vào dòng ngắn mạch rotor và máy phát điện có thể
được từ hóa dòng ngắn mạch rotor hoặc dòng ngắn mạch stator. Điều này cũng có thể xảy
ra nhờ phục hồi năng lượng trượt từ dòng ngắn mạch rotor và nạp từ đầu ra của stator. Cấu
trúc hệ thống turbine-máy phát WRIG được mô tả trên hình 3.24.

Hình 3.24. Cấu trúc hệ thống turbine – máy phát sức gió WRIG
Với DFIG, các cuộn dây stator được nối trực tiếp với lưới. Các cuộn dây rotor được
nối với hai BBĐ, một ở phía rotor được gọi là BBĐ phía rotor, một ở phía lưới được gọi là
BBĐ phía lưới. Hai BBĐ liên hệ với nhau thông qua khối một chiều trung gian. Cấu trúc
hệ thống khai thác DFIG được mô tả như trên hình 3.25.

133
Hình 3.25. Mô hình hệ thống turbine – máy phát sức gió DFIG
BBĐ phía rotor điều khiển công suất phản kháng và tác dụng bằng cách điều khiển
các thành phần dòng điện rotor, trong khi BBĐ phía lưới điều khiển giữ điện áp DC.
Tùy thuộc vào điều kiện hoạt động của bộ truyền động điện, điện được đưa vào hoặc
lấy ra khỏi rotor. Trong trường hợp quá đồng bộ, dòng điện chạy từ các rotor thông qua
BBĐ tới lưới điện, trong khi nó chảy theo hướng ngược lại trong trường hợp dưới đồng bộ.
Trong cả hai trường hợp, stator luôn luôn đưa điện vào lưới điện.
Cấu trúc điều khiển hệ turbine-DFIG được mô tả như trên hình 3.26.

Hình 3.26. Cấu trúc điều khiển turbine – DFIG


3.12. Các đặc điểm của nguồn điện gió
3.12.1. Thông số định mức
Công suất tác dụng định mức Pđm là công suất điện lớn nhất theo thiết kế có thể phát
ra liên tục từ turbine ở các điều kiện vận hành bình thường.
Công suất phản kháng định mức Qđm là công suất phản kháng phát ra từ turbine
trong khi đang vận hành ở chế độ phát công suất tác dụng, điện áp và tần số định mức.
Công suất biểu kiến định mức Sđm là công suất biểu kiến thu được từ turbine trong
khi đang vận hành ở công suất tác dụng, điện áp, tần số định mức.
134
Dòng điện định mức Iđm là dòng điện phát ra từ turbine trong khi đang vận hành
ở công suất tác dụng, điện áp và tần số định mức.
3.12.2. Công suất lớn nhất cho phép
Công suất phát ra trung bình trong 10 phút (Pmc) của một turbine gió, phụ thuộc vào
thiết kế turbine, có thể vượt quá giá trị định mức.
Với các turbine gió có khả năng điều khiển công suất phát ra chủ động như điều
khiển góc cánh, điều khiển tốc độ, có thể lấy Pmc = Pđm.
Với các turbine điều khiển thụ động công suất phát ra như tốc độ gió cố định, turbine
hãm có điều khiển có thể lấy Pmc = 1,2.Pđm.
3.12.3. Công suất đo được lớn nhất
Công suất đo được lớn nhất P60 là giá trị trung bình đo được trong 60 giây và P 0.2 là
giá trị trung bình đo được trong 0.2 giây. Các giá trị này để phục vụ hai mục đích là sử
dụng để cài đặt rơle bảo vệ và đánh giá khả năng làm việc trong mạng điện cô lập của
turbine gió.
Với một turbine gió tốc độ biến thiên có thể có P0.2=P60=Pđm cho các turbine tốc độ
gió cố định, được điều khiển hãm hoặc pitch thì P0.2 thường lớn hơn Pn.
3.12.4. Công suất phản kháng
Công suất phản kháng của turbine gió được xác định cho giá trị trung bình trong 10
phút tương ứng với 0.1%,..., 90%, 100% so với công suất định mức. Các turbine gió với
máy phát cảm ứng kết nối trực tiếp với lưới điện tiêu thụ công suất phản kháng tương tự
như công suất tác dụng phát ra. Việc tiêu thụ này thường được bù bằng các tụ điện. Các
turbine gió được khai thác bởi các BBĐ điều khiển tần số hiện đại thường có khả năng điều
khiển công suất phản kháng tới 0 hoặc tới khả năng cung cấp hoặc tiêu thụ công suất phản
kháng theo yêu cầu (tất nhiên bị giới hạn bởi dung lượng của BBĐ).
3.12.5. Hệ số chập chờn
Công suất dao động phát ra từ turbine trong quá trình vận hành liên tục có thể gây
nên các dao động điện áp trên lưới. Biên độ điện áp dao động sẽ phụ thuộc không chỉ biên
độ dao động công suất lưới mà còn vào góc pha tổng trở lưới và hệ số công suất của turbine
gió.
Dao động điện áp có thể gây ra nhiễu cho các thiết bị điện, có thể được đo thông
qua đồng hồ đo độ chập chờn. Hệ số chập chờn được xác định ở chế độ vận hành liên tục
như sau:
𝑆
𝑐(𝜓 , 𝑣 ) = 𝑃 (3.39)
𝑆
Trong đó: Pst là công suất chập chờn phát ra từ turbine; Sđm là công suất biểu kiến
định mức của turbine; Sk là công suất ngắn mạch biểu kiến của lưới

135
Các turbine gió tốc độ biến thiên thường có hệ số chập chờn thấp trong khi các
turbine tốc độ gió cố định có thể dao động trong khoảng từ mức trung bình (hãm có điều
khiển) đến mức cao (điều khiển pitch).
3.12.6. Số lần chuyển đổi chế độ vận hành tối đa
Các trường hợp thay đổi chế độ vận hành sau có thể tạo nên những biến thiên điện
áp lưới điện:
- Turbine gió bắt đầu phát với tốc độ gió cut-in
- Turbine gió bắt đầu phát với tốc độ gió định mức
- Trường hợp xấu nhất xảy ra với việc chuyển đổi chế độ giữa các máy phát (xảy ra
với những turbine gió có từ 2 máy phát trở lên hoặc có 1 máy phát nhưng có nhiều cuộn
dây).
Số lần chuyển đổi tối đa các chế độ vận hành trên trong chu kỳ 10 phút là N 10 và
chu kỳ 2 giờ N120 sẽ được quy định bởi những thiết lập hệ thống điều khiển turbine gió.
3.12.7. Hệ số thay đổi điện áp
Hệ số thay đổi điện áp được xác định sau mỗi lần chuyển đổi chế độ vận hành của
turbine gió:
𝑈 −𝑈 𝑆
𝑘 (𝜓) = √3 (3.40)
𝑈 𝑆đ
Trong đó:
Umin và Umax là điện áp cực tiểu và cực đại (trị hiệu dụng pha với đất) U n là điện áp
dây định mức
Sđm là công suất biểu kiến định mức của turbine gió Sk là công suất ngắn mạch biểu
kiến của lưới.
Hệ số thay đổi điện áp phải được xác định với các giá trị đặc biệt về góc pha tổng
trở lưới (300, 500, 700 và 850) và cho những trường hợp chuyển đổi vận hành.
Các turbine gió tốc độ biến thiên thường có hệ số thay đổi điện áp nhỏ trong khi các
turbine gió tốc độ cố định có thể thay đổi từ mức trung bình (điều khiển góc pitch) tới mức
cao (hãm có điều khiển).
3.12.8. Sóng hài
Việc phát sóng hài trong chế độ vận hành liên tục của một turbine gió được xác định
bởi BBĐ điện tử công suất. Mỗi sóng hài sẽ được xác định bởi dữ liệu trung bình trong 10
phút cho mỗi thành phần sóng hài lên đến bậc thứ 50, xác định giá trị dòng điện lớn nhất
của mỗi sóng hài và tổng lượng biến dạng sóng hài lớn nhất.
Việc phát sóng hài sẽ được tính toán từ công tác chế tạo turbine gió với các máy
phát điện gió mà chưa cần tính đến BBĐ.

136
3.12.9. Khả năng dự báo điện gió
Các nguồn gió biến ở mọi thời điểm: giây, phút, giờ, ngày, tháng và năm. Tại những
thời điểm này, nguồn điện gió biến thiên có ảnh hưởng đến hệ thống điện. Sản lượng điện
gió phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn điện gió tại khu vực xét. Do đó sản lượng trung bình
và phân bố của nguồn điện gió biến thiên theo mùa và theo ngày có thể rất khác nhau ở các
khu vực khác nhau và giữa các khu vực trên thế giới. Với điện gió trên đất liền, tỉ lệ giữa
công suất trung bình với công suất lắp đặt định mức trong khoảng từ (20-40)%. Với điện
gió trên biển, tỉ lệ này trong khoảng (45-60)%.
Việc dự báo điện gió giữ vị trí quan trọng trong việc ghép nối dạng nguồn này với
lưới điện. Các thông tin dự báo online về sản lượng điện gió trong khoảng từ 1 đến 24h là
thực sự cần thiết. Việc dự báo trước theo ngày sẽ phục vụ việc lên kế hoạch vận hành. Việc
khởi động hoặc dừng của các phần tử phải được lên kế hoạch để đưa ra kế hoạch tối ưu để
duy trì hiệu suất cao nhất và tiết kiệm nhiên liệu, chi phí vận hành cho các nhà máy điện.
3.13. Thiết kế máy phát điện gió công suất nhỏ
Lưu đồ tính toán thiết kế cho máy phát điện gió công suất nhỏ, loại turbine trục
đứng và kiểu dáng cánh Lenz2. Để đơn giản, người ta tóm tắt toàn bộ các khâu thiết kế
thành các bước như sau:
Bước 1: Khảo sát gió.
Đây là khâu khảo sát tốc độ gió ở các vùng cần cung cấp điện bằng năng lượng gió.
Việc khảo sát này sẽ thực hiện khảo sát tát cả thời gian trong ngày. Để khảo sát được cần
phải sử dụng thiết bị đo gió, như Hình 3.27.

Hình 3.27. Thiết bị đo vận tốc gió


Bước 2: Xác định vận tốc gió.
Thông thường số liệu khảo sát sẽ bị thay đổi liên tục, nên giá trị này xác định từ các
số liệu khảo sát gió. Giá trị này được xác định lấy giá trị gió khảo sát mà tần số xuất hiện
nhiều nhất để lựa chọn.
Bước 3: Xác định được giá trị công suất điện Pe ở ngõ ra mong muốn.
Lựa chọn công suất ngõ ra mà khi máy phát điện gió phát điện ở vận tóc gió thường
xuyên, đây là công suất thu được sau khi qua máy phát điện.
137
Bước 4: Xác định ước lượng diện tích cánh A sẽ thiết kế trong máy phát điện gió.
Diện tích cánh gió được lựa chọn phụ thuộc vào chiều cao cánh gió và độ rộng của
cánh gió. Nếu như cánh gió có bán kính càng nhỏ thì sẽ turbine cánh gió sẽ quay với tốc
độ càng lớn nhưng mô men quay càng nhỏ và ngược lại. Diện tích cánh gió được xác định
như sau:
𝐴 = 𝑑 . ℎ (𝑚 )
Trong đó: A: Diện tích cánh gió (m2)
dm là đường kính cánh rô to (m); h là chiều cao cánh rô to (m).
Bước 5: Tính công suất gió tối đa thu được ứng với diện tích cánh rô to A (m 2), khi tính ở
nhiệt độ bình thường. Để tính công suất thu được sử dụng công thức:
𝑃 = 0,647. 𝐴. 𝑢 (𝑊)
Trong đó:
Pw: Công suất gió (W)
A: Diện tích cánh gió (m2)
u: Vận tốc gió (m/s)
Bước 6: Tính công suất cơ làm quay trục rô to: 𝑃 = 𝐶 . 𝑃 (𝑊).
Đối với loại kiểu dáng cánh Lenz2 có tỷ số tối ưu TSR là 0.8.
Nên sử dụng công thức: 𝐶 = 0,196(𝑇𝑆𝑅) + 0,23233 = 0,389
Bước 7: Công suất truyền qua bộ truyền động với hiệu suất truyền động là ηm:
𝑃 =𝜂 𝑃
Để xác định được hiệu suất truyền động:
 Tính tốc độ quay của rô to cánh gió:
𝜆. 𝑢 𝜆. 𝑢
𝑛 = (𝑣ò𝑛𝑔⁄𝑔𝑖â𝑦) = . 60 (𝑣ò𝑛𝑔⁄𝑝ℎú𝑡 )
2. 𝜋. 𝑟 2. 𝜋. 𝑟
với λ=0.8 (TSR)
 Lựa chọn tỷ số truyền động i:
Với tốc độ quay của máy phát điện là n, tính được tỷ số truyền động i = n 1/n2;
- Nếu i ≤ 7 thì lựa chọn một tầng bánh răng;
- Nếu 8 ≤ i ≤ 40 thì lựa chọn 2 tầng bánh răng, nếu như tỷ số truyền lớn hơn có thể chọn 3
hoặc 4 tầng bánh răng;
Hiệu suất truyền động được tính như sau: nếu lựa chọn 1 tầng thì hiệu suất là 0.99 và nếu
thêm 1 tầng nữa thì hiệu suất sẽ giảm đi 1% nữa;
Bước 8: Công suất ngõ ra Pout của máy phát, với ηg là hiệu suất của máy phát điện:
Pout   g Pt
(W);
138
Bước 9: Kiểm tra công suất ngõ ra Pout
 Nếu Pout < Pe thì phải tăng lại diện tích cánh, tức phải quay lại Bước 4 để thực hiện
lại việc chọn diện tích cánh phù hợp.
 Nếu Pout > Pe thì thực hiện tiếp bước 10.
Bước 10: Đưa ra chi tiết kết quả:
 Vận tốc gió định mức u (m/s);
 Diện tích cánh rô to A (m2): đường kính cánh rô to dm (m); chiều cao cánh rô to h
(m); số lượng cánh: 3 cánh; độ dày mỗi cánh: m = 0,1875.dm (m); chiều dài cánh: l
= 0,4.dm(m).
 Bộ truyền động: tỷ số truyền i; tốc độ quay của rô to n2 (vòng/phút); tốc độ quay
của máy phát n1 (vòng/phút); số tầng bánh răng q (tầng); số răng của bánh răng ở
mỗi tầng với bánh răng cơ sở là x răng;
 Công suất đạt được Pout;
 Hình dạng, kiểu dáng.

Hình 3.28. Mô hình máy turbine gió trục đứng, kiểu dáng cánh Lenz2
Tất cả các bước thực hiện thiết kế cho máy phát điện gió công suất nhỏ loại trục đứng với
kiểu dáng cánh Lenz2 được thể hiện trong lưu đồ như Hình 3.29.

139
Lưu đồ thiết kế:

Khảo sát gió

Vận tốc gió định mức


um (m/s)

Chọn công suất ngõ ra


mong muốn Pr (W)

Lựa chọn diện tích cánh


rô to khi thiết kế A (m2)

Tính năng lượng gió thu


được từ diện tích A: Pw (W)

Tính diện tích Tính công suất thu được qua


A (m2) bộ truyền động Pt (W)

Tính công suất cơ thu được


làm quay trục rô to Pm (W)

Tính công suất ngõ ra của


máy phát điện Pout (W)

Sai
Pe < Pout

Đúng

Đưa ra kết quả thiết kế

Hình 3.29. Lưu đồ thiết kế máy phát điện gió công suất nhỏ trục đứng, kiểu dáng cánh
Lenz2
3.14. Tính toán thiết kế mô hình gió điển hình
3.14.1. Tiêu chí thiết kế máy phát điện gió công suất nhỏ
 Hiệu suất cao.
 Cấu tạo đơn giản.
 Dễ vận hành và bảo dưỡng.

140
 Thay đổi được tốc độ nhờ bộ truyền động.
 Thay đổi được diện tích cánh rô to.
 Ít duy tu, bảo quản.
 Bền.
Công suất ngõ ra dự kiến của máy phát điện gió ở mức thường xuyên là khoảng 400W.

Hình 3.30. Cấu tạo của hệ thống máy phát điện gió công suất nhỏ dạng trục đứng với
kiểu dáng cánh Lenz2
3.14.2. Tính toán lựa chọn, thiết kế máy phát điện gió công suất nhỏ
Trong máy phát điện gió bao gồm tất cả các bộ phận như sau:
 Rô to: cánh rô to, cánh tay đòn, hub.
 Bộ truyền động: hộp số chuyển đổi tỷ số truyền động trong cơ cấu truyền động, chủ
yếu là hộp tăng tốc độ từ tốc độ thấp của rô to cánh gió sang tốc độ cao hơn của máy
phát điện.
 Trụ quay và giàn đỡ.
 Máy phát điện.
 Bộ phận nén và tích trữ điện, bộ phận xã điện.
Để thiết kế một hệ thống năng lượng gió, người ta cần biết trước các thông số để sử dụng
trong quá trình tính toán về năng lượng gió:
 Vận tốc gió định mức, số liệu này có được từ việc khảo sát, vận tốc này được tính
từ giá trị trung bình của vận tốc gió nơi đặt turbine, thông qua khảo sát gió.
 Loại trục turbine là loại turbine trục đứng hay trục ngang.
 Đường kính rô to.
141
 Diện tích quét rô to.
 Kiểu dáng cánh...
Với mô hình thiết kế và thi công, loại máy phát điện gió turbine trục đứng (VAWT) kiểu
dáng cánh Lenz2. Ở đây lựa chọn kiểu dáng cánh Lenz2 vì với loại cánh này dễ thiết kế và
thi công hơn các loại cánh khác. Với các thông số đầu vào và đầu ra như Bảng 3.6:
Bảng 3.6. Các thông số đầu vào và đầu ra của mô hình
Vận tốc gió định mức: 8 m/s
Tỷ số tốc độ TRS 0.8
Số cánh 3 (hoặc 6)
Thông số đầu vào Kiểu dáng cánh Lenz2
Đường kính rô to (cực đại ) 2m
Chiều cao cánh 3m
Số tầng 1 hoặc 2 tầng
Diện tích quét rô to 6m2
Thông số đầu ra Công suất ngõ ra 400W
Đường kính và số tầng Cố định
Chất liệu cánh Cánh tôn Độ dày phù hợp
Chất liệu Sắt và thép Sắt ống, vuông –
giàn và trụ đỡ Thanh chữ V
Tính toán thiết kế và công suất ngõ ra:
1. Công suất thu được từ gió:
Coi như mô hình được đặt và thử nghiệm ở điều kiện môi trường bình thường. Ở
điều kiện bình thường, công suất gió sử dụng công thức (3.22):
𝑃 = 0,647𝐴𝑢 = 0,647.6. 8 = 1988(𝑊)
Với A = 6 m2 và u = 8 m/s
2. Hiệu suất của turbine gió:
Theo tài liệu tham khảo tỷ số TRS tối ưu của Lenz2 là 0.8. Sử dụng công thức để tính hiệu
suất turbine:
Với 0.5 ≤ 𝑇𝑆𝑅 ≤ 1.0: 𝐶 = 0.196(𝑇𝑆𝑅) + 0.23233 = 0.389 là hiệu suất tối ưu của
turbine gió trục đứng kiểu dáng cánh Lenz2.
3. Hiệu suất của bộ truyền động:
+ Tốc độ quay của rô to cánh quạt được tính theo công thức:
142
𝜆. 𝑢 𝜆. 𝑢
𝑛 = (𝑣ò𝑛𝑔⁄𝑔𝑖â𝑦) = . 60 (𝑣ò𝑛𝑔⁄𝑝ℎú𝑡 )
2. 𝜋. 𝑟 2. 𝜋. 𝑟
Với λ=0.8
0,8.8
𝑛 = = 62 (𝑣ò𝑛𝑔 ⁄𝑝ℎú𝑡)
2. 𝜋. 1
+ Tốc độ của máy phát điện n1:
i = n1/n2; với tỷ số truyền 8 ≤ i ≤ 40 nên chọn 2 tầng bánh răng để truyền động dễ dàng,
chọn 2 tầng bánh răng như vậy hiệu suất còn lại là 98%, coi như mỗi tầng mất đi hiệu suất
1% nếu có bôi trơn và đặt trong hộp kín, ηm=0.98 là hiệu suất của bộ truyền động.
4. Hiệu suất của máy phát điện:
Hiệu suất của máy phát điện được dự đoán là 27.8% đến 82.2% như trong thí nghiệm
về máy phát điện thì hiệu suất phụ thuộc vào tốc độ quay của rô to của máy phát điện, ηg =
27.8% đến 82.2% là hiệu suất của máy phát điện. Ở đây, giả sử hiệu suất máy phát đạt
được 80%
5. Hiệu suất toàn hệ thống:
Hiệu suất toàn hệ thống được tính theo công thức như sau:
𝜂 = 𝐶 .𝜂 .𝜂
Với:
CpR = 0,389 là hiệu suất của turbine;
ηmR = 0,98 là hiệu suất của bộ truyền động;
ηgR = 0,8 là hiệu suất của máy phát điện.
η0 có giá trị 0,304.
6. Công suất toàn hệ thống:
Công suất toàn hệ thống được tính theo công thức như sau:
𝑃 =𝐶 𝜂 𝜂 𝑃 =𝜂 𝑃
𝑃 = 0,304.1988 = 606(𝑊)
3.15. Tính toán sơ bộ kích thước, biên dạng cánh và công suất động cơ gió
3.15.1. Tính toán kích thước động cơ gió
Công suất động cơ gió được tính theo vận tốc gió và đường kính bánh công tác theo
công thức:
𝑉 𝐷 𝜉
𝑁= (3.41)
2080
Trong đó:
V: Tốc độ gió tính bằng m/s;
D: Đường kính bánh công tác gió tính bằng m;
143
ξ: Hệ số sử dụng năng lượng gió.
Hệ số ξ có giá trị như sau:
ξ=0,35-0,38 đối với loại động cơ gió vòng quay thấp (nhiều cánh) chất lượng tốt.
Bình thường có thể chọn ξ=0,3.
ξ=0,45-0,48 đối với loại động cơ gió vòng quay cao (ít cánh) chất lượng tốt. Bình
thường có thể chọn ξ=0,4.
Để tính năng lượng điện ở đầu ra của máy phát điện gió cần phải tính tới hiệu suất
động cơ gió và hiệu suất máy phát điện, tức là phải tính tới các dạng tổn thất sinh ra trong
máy như tổn thất khí động, tổn thất cơ khí, tổn thất từ (trong máy phát)…Hiệu suất máy
phát công suất nhỏ tùy từng loại có thể có giá trị trong khoảng 0,6-0,8, hiệu suất động cơ
gió từ 0,7 đến 0,8.
Từ biểu thức tính công suất ở trên ta xác định được đường kính bánh công tác gió:
2080. 𝑁
𝐷= (3.42)
𝑉 . 𝜉. 𝜂

Trong đó: Công suất N tính bằng KW, vận tốc V tính bằng m/s.
Vận tốc quay của động cơ gió được xác định từ biểu thức:
𝜔𝑅
𝑍= (3.43)
𝑉
Trong đó:
Z: Độ cao tốc đặc trưng cho độ quay nhanh của bánh công tác gió;
R: Bán kính bánh công tác gió, m;
V: Vận tốc gió, m/s.
Độ cao tốc của động cơ gió có giá trị như sau:
Loại hai cánh Z=4-6;
Loại ba cánh Z=3-5;
Loại nhiều cánh Z=2-3.
Từ biểu thức tính số Z ta có:
𝑍𝑉
𝜔= 𝑟𝑎𝑑 ⁄𝑠 (3.44)
𝑅
Từ đó có:
30𝜔
𝑛= 𝑣ò𝑛𝑔⁄𝑝ℎú𝑡 (3.45)
𝜋
Thay 𝜔 vào biểu thức tính n ta được:
30𝑍𝑉
𝑛= 𝑣ò𝑛𝑔⁄𝑝ℎú𝑡 (3.46)
𝜋𝑅

144
Dựa theo các biểu thức tính toán ở trên ta xác định được kích thước và số vòng quay
của động cơ gió đảm bảo công suất yêu cầu hoặc ngược lại.
3.15.2. Chọn số cánh
Với động cơ gió phát điện yêu cầu tốc độ cao, hiệu suất cao nhưng không đòi hỏi
moment khởi động lớn, nên dùng ít cánh, thường là hai đến ba cánh với prophin dạng khí
động học. Loại hai cánh cho tốc độ và hiệu suất cao hơn nhưng khó cân bằng hơn và
moment khởi động nhỏ hơn. Với động cơ gió bơm nước không yêu cầu tốc độ cao nhưng
đòi hỏi moment khởi động lớn, nên phải có nhiều cánh, thông thường là từ 10 đến 24 cánh
và chỉ dùng dạng cánh tấm cong hiệu suất thấp hơn, cũng có thể chỉ cần 4 cánh nếu dùng
loại bơm cột áp thấp.
3.15.3. Tính toán biên dạng cánh
Biên dạng cánh có ảnh hưởng quyết định đến hiệu suất của cánh. Có nhiều loại biên
dạng cánh khí động học chất lượng cao đã được nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu nổi
tiếng về thủy khí động học trên thế giới như Viện Sagy của Liên Xô trước đây (biên dạng
Espero), hoặc Viện nghiên cứu vũ trụ NaSa của Mỹ (biên dạng Naca) dùng cho động cơ
gió phát điện hoặc dạng cánh cong, mỏng dùng cho động cơ gió bơm nước. Biên dạng cánh
ứng với các tiết diện từ sát bầu cánh tới gần mút ngoài của cánh được chọn căn cứ vào các
biên dạng mẫu được cho trong cẩm nang biên dạng cánh khí động dựa trên cơ sở tính toán
các thông số hình học như chiều dài prophin, góc đặt cánh, góc va…và thông số động học
như hệ số lực nâng và lực cản của cánh. Dựa trên kết quả tính toán ta xây dựng được lá
cánh của bánh công tác gió và có thể xây dựng được đường đặc tính khí động của cánh
(bằng phương pháp tương tự). Trị số của N và n được tính theo các công thức ở trên.
Từ đường đặc tính khí động có thể xây dựng được đặc tính công suất của bánh công
tác gió, biểu thị quan hệ giữa công suất và số vòng quay của bánh công tác gió ở từng tốc
độ gió khác nhau: N=f(n) hình 3.32
M ξ

M
0,08

0,04

0
0 2 4 6 8 Z

Hình 3.31. Đặc tính khí động của bánh công tác động cơ gió

145
N
64
V = 10m/s
48 9

8
32

7
16
6
5
n
40 80 120

Hình 3.32. Đặc tính công suất của bánh công tác động cơ gió
3.16. Mô phỏng hệ thống máy phát điện hỗn hợp gió – diesel (WDHS – Wind Diesel
Hybrid System)
Trong phần này trình bày mô phỏng hệ thống máy phát điện hỗn hợp gió –diesel
(WDHS – Wind Diesel Hybrid System), đây là một hệ thống phát điện sử dụng máy phát
turbine gió và máy phát diesel nhằm đảm bảo cung cấp điện tốt nhất cho phụ tải khi nguồn
gió bị gián đoạn. Mục đích chính của hệ thống này là giảm tiêu hao nhiên liệu, do đó giảm
chi phí vận hành hệ thống và giảm tác hại đến môi trường. Cấu tạo của WDHS gồm có
máy phát diesel (DG), máy phát turbine gió (WTG), và tải. Động cơ đồng bộ (synchronous
machine – SM) tạo ra điện thế và kiểm soát điện áp khi DO không hoạt động trong hệ
thống. Tải tạm thời (dump load – DL) gồm có một bộ chuyển đổi công suất và các điện
trở, tải này dung để điều tần cho hệ thống. Hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS) gồm bộ lưu
trữ năng lượng và bộ chuyển đổi công suất để lưu trử và sử dụng năng lượng như mong
muốn. Bộ ESS được sử dụng trong WDHS là ắc quy (hình 3.33).
Bộ WDHS có 3 chế độ hoạt động: chỉ chạy máy phát diesel (diesel only – DO), chỉ
chạy máy phát điện gió (wind only – WO) và chạy củng lúc máy phát diesel và gió (DW).
- Trong chế độ DO, máy phát diesel cung cấp công suất phản kháng và công suất tác dụng
cho phụ tải, máy phát điện gió không hoạt động (IT = OFF).
- Trong chế độ DW, máy phát turbine gió cùng máy phát diesel cung cấp điện năng cho tải
(IG = IT = ON).
- Trong chế độ MO, máy phát diesel không hoạt động, chỉ duy nhất máy phát turbine gió
hoạt động (IG = OFF, IT = ON). Bộ điểu chỉnh điện áp của SM sẽ điều khiển dòng kích từ
để cung cấp công suất phản kháng cần thiết đảm bảo không bị sụt áp.

146
Để mô phỏng, ta dung phần mềm Matlab Simulink. Hệ thống mô phỏng trên Matlab
được trình bày như hình 3.34. Mô hình trong hệ thống mô phỏng này sử dụng gồm có máy
phát đồng bộ 380V, 300kVA; turbine gió kéo máy phát cảm ứng 380V, 275kVA; một phụ
tải 50 kW và một phụ tải thay đổi (0 đến 446.25 kW).
Khi tốc độ gió thấp, cả máy phát turbine gió và máy phát diesel cùng hoạt động cấp
nguồn cho tải. Khi công suất gió đáp ứng nhu cầu phụ tải, có thể tắt máy phát diesel. Trong
tất cả các chế độ gió, máy phát diesel được sử dụng như một máy bù đồng bộ (synchronous
condenser) và bộ kích từ của nó điều chỉnh điện áp lưới bằng với giá trị thông thường. Một
bộ tải biến đổi (secondary load bank) được sử dụng để điều chỉnh tần số hệ thống. Mô hình
turbine gió sử dụng bảng Lookup 2D để tính mô men ngõ ra turbine gió (Tm), là hàm của
vận tốc gió (w_Wind) và vận tốc turbine (w_Turb).

Hình 3.33. Sơ đồ khối mô hình máy phát điện gió –diesel WDHS
Khối tải phụ (secondary load) chứa 8 điện trở 3 pha mắc nối tiếp với switch GTO,
công suất thay đổi từ 0 – 446.25 kW, mỗi bước nhảy là 1.75kW (hình 3.34).
Bộ điều chỉnh tần số sử dụng vòng khóa pha (PLL) để đo tần số của hệ thống. Tần
số đo đuợc sẽ so sánh với tần số chuẩn (50/60Hz) để có được sai số. Sai lệch về tần số này
đuợc biến thành sai lệch pha (phase error). Tín hiệu lệch pha được bộ điều khiển PD
(Proportional-Differential) xuất ra theo công suất tải phụ (secondary load power). Tín hiệu
này được chuyển đổi thành tín hiệu số 8bit để điều khiển các switch của tải thay đổi tải phụ
(secondary loads).

147
Hình 3.34. Đặc tính làm việc của turbine
3.17. Mô hình toán của máy phát gió không đồng bộ nguồn kép (DFIG) - mô phỏng
trong Matlab/simulink
3.17.1 Mô hình DFIG trên hệ tọa độ αβ
Các giả thiết khi xét máy điện không đồng bộ ba pha rotor dây quấn:
• Các cuộn dây stator và rotor được bố trí một cách đối xứng về mặt không gian,
dây quấn stator và rotor giả thiết được kết nối theo cấu hình Y – Y như hình 3.35.
• Khe hở không khí đồng nhất.
• Bỏ qua các tổn hao dòng quẩn và tổn hao sắt từ.
• Không xét đến hiện tượng bão hòa vật liệu từ.
• Hiện tượng móc vòng từ thông giữa stator và rotor chỉ xảy ra với sóng hài cơ bản.
Dòng từ hóa và từ trường phân bố dạng sin trên bề mặt khe từ.
• Hệ phương trình thu được trên cơ sở sóng cơ bản của các đại lượng dòng, áp và từ
thông. Mômen hài chưa được quan tâm.

Hình 3.35. Cấu hình kết nối stator và rotor, Y – Y


148
Xuất phát từ phương trình điện áp pha stator và rotor của máy điện không đồng bộ
rotor dây quấn:

Hình 3.36. Mô hình lý tưởng của máy phát điện không đồng bộ ba pha

Hình 3.37. Mạch điện tương đương mô hình động DFIG trong hệ trục αβ
3.17.2. Mô hình DFIG trên hệ tọa độ dq
Mối liên hệ giữa véctơ điện áp, dòng điện, từ thông trong hệ tọa độ αβ và dq bằng
cách áp dụng công thức
𝑣 =𝑣 𝑒 ,𝑖 = 𝑖 𝑒 ,𝜓 = 𝜓 𝑒 (3.47)

Hình 3.38. Trục pha dây quấn stator và rotor trong hệ tọa độ dq

149
Hình 3.39. Mạch điện tương đương mô hình động DFIG trong hệ trục độ
tham chiếu dq quay với tốc độ đồng bộ
3.18. Mô phỏng hệ thống trong Matlab/ Simulink
Một ví dụ về hệ thống điện gió được mô phỏng trong Matlab/ Simulink

Hình 3.40. Mô phỏng hệ thống năng lượng gió trong Matlab/ Simulink
Hệ thống tuabin gió được mô phỏng qua 2 công thức sau:
1
𝑃 = 𝐶 𝜌𝜋𝑅 𝑣 (3.48)
2
1
𝜆 = (3.49)
1 0.035

𝜆 + 0.08𝛽 𝛽 + 1

Hình 3.41. Tuabin gió trong Matlab/ Simulink


Công suất tuabin gió là 12MW, tốc độ của gió là 8m/s
150
3.18.1. Mô phỏng bộ điều khiển phía lưới
Dựa vào những phương trình được trình bày ở phần bộ chuyển đổi và điều khiển
phía lưới ta được sơ đồ mô phỏng như hình bên dưới:

Hình 3.42. Mô hình điều khiển phía lưới


Lưới điện cao thế 120kv với nguồn phát có công suất là 2500MVA đi qua
nút bus B120 sau đó qua máy biến áp nối lưới điện cao thế hình pi rồi nối với bus
B25 tại đây có gắn điểm ngắn mạch từ 16.1s đến 16.2s tiếp tục nối với lưới điện
trung thế hình pi qua máy biến áp.Tuabin gió nguốn kép công suất 10MW được hòa
vào lưới điện hạ thế tại bus B575 sau đó nối với tải thuần trở 500KW.

151
Hình 3.43. Khối lưới
Khối điều khiển lưới của một hệ thống tuabin gió, đây là khối điều khiển 3 pha.

Hình 3.44. Khối tuabin gió


Khối điều khiển 3 pha của hệ thống tuabin gió.
Thông số về công suất điện áp và tần số của tua bin gió, các thông số của rotor và
stator. Công suất của tuabin gió là 10MW được hòa vào lưới điện hạ thế tại bus giám sát
B575, tần số hòa lưới là 50Hz .
Các đại lượng của tốc độ gió như vận tốc,… Sau khi tuabin hoạt động được 5s thì
tốc độ tuabin gió nhận được là 8m/s sau đó nhận tốc độ gió cao lên tới 14m/s.Tuabin gió
hoạt động trong khoảng tốc độ này.

152
Hình 3.45. Mô phỏng phía lưới
Biểu đồ thể hiện điện áp 3 pha, công suất, công suất phản kháng, tốc độ của động
cơ, điện áp và dòng diện phía lưới khi có bộ seq.

Hình 3.46. Mô phỏng tuabin gió


Biểu đồ thể hiện góc điều khiển picth tốc độ gió, điện áp và dòng điện khi có bộ
seq, công suất, công suất phản kháng của tuabin gió, cuối cùng là điện áp một chiều của
tua bin gió.
153
Nhận xét kết quả mô phỏng:
Nhìn vào hình 3.45 ta thấy điện áp 3 pha của lưới lúc đầu chưa ổn định làm cho
công suất của lưới bất ổn kéo theo công suất phản kháng chập chờn sau đó khi tốc độ của
động cơ quay đều thì điện áp ổn định dẫn đến dòng điện ổn định khi đó công suất và công
suất phản kháng ổn định theo giúp cho hệ thống lưới hoạt động bình thường.
Lúc đầu điện áp tại các nút giám sát B120, B, B575 cao sau đó bị ngắn mạch thoáng
qua nên điện áp giảm xuống rồi đi vào ổn định. Công suất phát tại nút B25 sau khi ngắn
mạch tăng lên và ổn định 9MW, công suất phản kháng tại B25 âm là do đi ngược chiều
(chiều quy định tại các bus là từ A đến a là dương). Tốc độ động cơ sau khi ngắn mạch
giảm xuống kéo theo điện áp Vplant giảm còn dòng điện Iplant tăng.
Nhìn vào hình 3.46 ta thấy được kết quả mô phỏng như sau: khi tốc độ gió không
đổi ta chỉnh góc picth lớn hơn thì tốc độ tăng lên làm cho công suất phát của tuabin gió
tăng lên theo nhưng điện áp một chiều thì vẫn không thay đổi.
Sau khi hoạt động được 5s tốc độ tuabin nhận được thay đổi từ 8m/s đến 14m/s sau
đó điều chỉnh góc picth tốc độ gió ổn định ở 14m/s. Điện áp trung gian một chiều
Vdc lúc đầu là 1200V sau khi ngắn mạch tăng lên 1202V rồi giảm xuống 1990V sau đó ổn
định công suất phát của tuabin gió là 9MW, công suất phản kháng của máy phát là -1Mvar
do đi ngược chiều.
3.18.2. Mô phỏng bộ điều khiển phía máy phát
Dựa vào những phương trình được trình bày ở phần bộ chuyển đổi và điều khiển
phía máy phát ta được sơ đồ mô phỏng như hình bên dưới:

Hình 3.47. Điều khiển phía máy phát khi chưa gắn tải
154
Lưới điện cao thế 120kv với công suất phát là 2500MVA nối với máy biến áp hạ áp
sau đó nối với lưới điện trung thế lưới hình pi tại bus B25. Một cánh đồng gió với 3 tuabin
gió bên trong tổng công suất là 9MW phát ra công suất P và hút công suất phản kháng nên
gắn thêm bộ bù công suất phản kháng STATCOM để ổn định nguồn cung cấp. Tại tuabin
gió thứ 2 có gắn bộ bảo vệ ngắn mạch TRIP, trên đường dây hạ thế nối tuabin gió thứ 2
với lưới điện có gắn bộ cảnh báo ngắn mạch từ 15s đến 15,1s.

Hình 3.48. Khối wind farm


Wind farm gồm 3 tuabin gió tổng công suất là 9M được hòa vào lưới điện hạ thế.

Hình 3.49. Khối giám sát B25


Các thông số về điện áp, tần số, công suất biểu kiến, điện áp một chiếu và các thông
số về điện trở, cuộn dây của bộ Sstatcom. Điện áp pha của statcom là 25kV, tần số là 50Hz,
công suất biểu kiến là 3VA, điện áp Vdc là 4000V.

155
Hình 3.50. Tuabin gió
Biểu đồ thể hiện công suất, công suất phản kháng, tốc độ gió, góc picth điều khiển
của hệ thống tuabin gió bên phía máy phát.

Hình 3.51. Điện áp ngõ ra B25


156
Biểu đồ thể hiện dòng điện, điện áp, công suất, công suất phản kháng tại
B25, điện áp Vabc tại B25. Điện áp 3 pha ngõ ra ổn định không đổi công suất thay đổi theo
điện áp ngõ ra. Điện áp 3 pha và điện áp ngõ ra B25 tương đương nhau chứng tỏ hệ thống
điện bên phía máy phát ổn định.

Hình 3.52. Điện áp ngõ ra Stacom


Điện áp ngõ ra statcom và công suất phản kháng của statcom.
Nhận xét kết quả mô phỏng:
Tương tự như bộ chuyển đổi phía lưới thì bộ chuyển đổi phía máy phát với
DFIG cũng giúp cho hệ thống được ổn định.
Nhìn vào hình 3.50 ta thấy khi điều chỉnh góc picth lớn hơn thì tốc độ quay của
tuabin lớn hơn khi đó công suất lớn hơn kéo theo điện áp lớn. Điện áp ngõ ra có bộ seq
luôn giúp cho hệ thống hoạt động với điện áp không đổi giúp cho việc hòa lưới điện của
máy diên gió với lưới điện được thuận lợi. Trong wind farm có 3 tuabin gió, màu vàng là
tuabin gió thứ nhất, màu tím là tuabin gió thứ hai, màu xanh là tuabin gió thứ ba, tuabin
thứ nhất ở thời điểm 2s thì hoạt động nhận tốc độ gió là 8m/s sau đó ở thời điểm 3s điều
chỉnh góc picth tăng lên thì tuabin nhận tốc độ đến 11m/s thì ổn định, tuabin thứ hai ở thời
điểm 4s thì hoạt động nhận tốc độ gió là 8m/s sau đó ở thời điểm 5s điều chỉnh góc picth
tăng lên thì tuabin nhận tốc độ đến 11m/s thì ổn định, tuabin thứ ba ở thời điểm 6s thì hoạt
động nhận tốc độ gió là 8m/s sau đó ở thời điểm 7s điều chỉnh góc picth tăng lên thì tuabin
nhận tốc độ đến 11m/s thì ổn định. Công suất của 3 tuabin tăng lên theo tốc độ gió đến giây
thứ 15 thì ngắn mạch thoáng qua 0.1s thì công suất của tuabin 1 và 2 phát ổn định lại, riêng

157
tuabin 2 vì có TRIP bảo vệ nên tuabin ngừng hoạt động cho nen P = 0, kéo theo = 0. Công
suất phản kháng của tuabin 1 và 2 cũng tăng sau ngắn mạch thì ổn định lại.
Nhìn vào hình 3.51 ta thấy Vabc luôn ổn định ở mức 1pu sau ngắn mạch thoáng qua
thì ổn định, công suất phát tại B25 ở giây thứ 2 bắt đầu tăng đến 15s ngắn mach 0.1s thì ổn
định ở 6pu, vì công suất bị ngắn mạch giảm xuống nên công suất phản kháng tăng lên ở
thời điểm 15s, sau 0.1s thì hạ xuống và giữ ở mức 2pu, điện áp và dòng điện tại B25 có bộ
trình tự seq khi ngắn mạch điện áp giảm, dòng điện tăng rồi ổn định.
Nhìn vào hình 3.52 ta thấy khi 3 tuabin bắt đầu họat động từ 2s, 4s, 6s đến 15s điện
áp statcom nhận được từ lưới diện sụt giảm thì công suất tăng lên ở giây 15 để ổn định
nguồn cung cấp khi có ngắn mạch xảy ra, từ 0s đến 2s ổn định ở mức 0,4 Mvar sau ngắn
mạch hoạt động ở mức 0,6 Mvar.

Hình 3.53. Điều khiển phía máy phát khi có gắn tải
Tương tự như hình 3.47 nhưng ở mô hình này có gắn thêm tải 3MW và 6MW, kết
quả mô phỏng cho thấy sự khác biệt giữa có tải và không có tải.

158
Hình 3.54. Tuabin gió
Biểu đồ thể hiện công suất, công suất phản kháng, tốc độ gió, góc picth điều khiển
của hệ thống tuabin gió bên phía máy phát.

Hình 3.55. Điện áp ngõ ra tại B25

159
Biểu đồ thể hiện dòng điện, điện áp, công suất, công suất phản kháng tại B25, điện
áp Vabc tại B25. Điện áp 3 pha ngõ ra ổn định không đổi công suất thay đổi theo điện áp
ngõ ra. Điện áp 3 pha và điện áp ngõ ra B25 tương đương nhau chứng tỏ hệ thống điện bên
phía máy phát ổn định.

Hình 3.56. Điện áp ngõ ra của Stacom


Điện áp ngõ ra statcom và công suất phản kháng của statcom.
Nhận xét kết quả mô phỏng:
Nhìn vào hình 3.54 ta thấy khi gắn 2 tải vào thì công suất của 3 tuabin gió từ 0s -2s
không ổn định dao động ở 2MW, khi chưa có tải công suất của 3 tuabin ổn định ở mức
2MW, các thông số còn lại như tốc độ gió, góc picth, công suất không thay đổi.
Nhìn vào hình 3.55 ta thấy kết quả mô phỏng khi có tải cũng khác với lúc chưa gắn
tải, công suất phát khi có tải tại B25 từ 0s – 2s dao động từ 5.5 – 6.5 MW, khi không có tải
P = 5.5MW, dòng điện khi có tải tại B25 từ 0s – 2s dao động từ 0.55 – 0.7pu, các thông số
còn lại không thay đổi giống như khi chưa gắn tải.
Nhìn vào hình 3.56 ta thấy kết quả mô phỏng như sau: điều khiển phía máy phát khi
chưa có gắn tải thì công suất phản kháng của statcom trong khoảng 0s – 2s hoạt động ở
mức 0.34Mvar, trong khoảng thời gian từ 0s – 2s thì công suất dao động từ 0.34 – 0.5Mvar
do lúc này tải tiêu thụ điện từ lưới điện nên công suất thay đổi để ổn định nguồn cung cấp.
Tóm lại khi điều khiển phía máy phát có tải thì công suất phát P, công suất phản
kháng, dòng điện trên lưới điện thay đổi trong giai đoạn cả 3 tuabin gió chưa hoạt động,
sau khi tuabin gió bắt đầu hoạt động thì hệ điều khiển ổn định lại, còn khi chưa có tải trên
lưới điện, tuabin gió chưa hoạt động thì hệ thống luôn ổn định ở giai đoạn đầu.

160
Ví dụ 3.1
Tính toán công suất phát của một turbine gió. Biết rằng độ cao tại đây là 150m, vận tốc gió
đạt 8m/s, nhiệt độ môi trường 300C. Turbine gió sử dụng loại có bán kính 41m.
Bài giải
Mật độ không khí tại khu vực được tính theo công thức:
353 353
𝜌= .𝑒 , ( ) = .𝑒 , ( ) = 1,145(𝑘𝑔⁄𝑚 )
𝑇 + 273 30 + 273
Trong đó:
h: Độ cao của khu vực
T: Nhiệt độ môi trường
Từ đó ta có công suất của turbine gió ứng với cánh quạt có bán kính 41m là:
1 1
𝑃 = . 𝜋. 𝑟 . 𝜌. 𝑣 = . 3,14. 41 . 1,145. 8 = 1,548(𝑀𝑊)
2 2
Ví dụ 3.2
Tính toán công suất phát của một turbine gió. Biết rằng độ cao tại đây là 150m, vận tốc gió
đạt 8m/s, nhiệt độ môi trường 300C. Turbine gió sử dụng loại có bán kính 41m. Giả sử hiệu
suất thực tế của cánh quạt và rotor đạt 40%, hộp số 95%, hiệu suất máy phát đạt 70%.
Bài giải
Ta tính công suất của turbine gió ứng với cánh quạt có bán kính 41m như ví dụ 3.1.
Sau đó tính hiệu suất turbine gió có được là:
𝜂 = 𝜂 .𝜂 . 𝜂 = 0,4.0,95.0,7 = 26,6%
Từ đó ta tính được công suất thực tế của một turbine gió:
𝑃 = 𝑃. 𝜂 = 1,548.26,6 = 0,412(𝑀𝑊)
Ví dụ 3.3
Xác định năng lượng gió dựa vào vận tốc gió trung bình, r=10m, 𝜌=1,23kg/m3
a. Gió thổi liên tục 10h với v=6m/s.
b. Gió thổi liên tục 5h với v=3m/s, sau đó thổi 5h với v=9m/s.
Bài giải
a. Năng lượng gió khi gió thổi liên tục 10h với vận tốc không đổi v=6m/s
1
𝐸 = . 𝑡. 𝜌. 𝜋. 𝑟 . 𝑣 = 417,118(𝑊ℎ)
2
b. Năng lượng gió
- Khi gió thổi trong 5h đầu:
1
𝐸= . 𝑡. 𝜌. 𝜋. 𝑟 . 𝑣 = 26,076(𝑊ℎ)
2

161
- Khi gió thổi trong 5h sau:
1
𝐸= . 𝑡. 𝜌. 𝜋. 𝑟 . 𝑣 = 703,86(𝑊ℎ)
2
- Năng lượng gió thu được trong 10h với vận tốc thay đổi:
𝐸 = 703,86 + 26,076 = 729,956(𝑊ℎ)

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 3


Câu 1: Trình bày lịch sử sử dụng năng lượng gió của loài người?
Câu 2: Trình bày thực trạng, tiềm năng ứng dụng năng lượng gió tại Việt Nam.
Câu 3: Trình bày các kiểu turbine gió? So sánh máy phát điện gió trục đứng và trục ngang?
Câu 4: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của turbine gió?
Câu 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất máy phát điện gió?
Câu 6: Hãy so sánh năng lượng gió thu được trong cùng điều kiện 150C, áp suất 1atm, tiết
diện 1m2, ứng với các chế độ gió như sau:
a. Gió thổi liên tục 100h với vận tốc 6m/s.
b. Gió thổi liên tục 50h với vận tốc 3m/s sau đó thổi liên tục 50h với vận tốc 9m/s.
Câu 7: Turbine gió có đường kính rotor là 30m gắn trên cột tháp cao 50m. Bề mặt khá nhấp
nhô với ruộng lúa đang thu hoạch, có bờ rào,…Xác định ước lượng công suất gió ở điểm
cao nhất và thấp nhất mà cánh quạt vươn tới. Giả thiết nhiệt độ là 150C và áp suất 1atm.

Câu 8: Turbine gió có đường kính rotor 40m gồm ba cánh quạt, phát công suất 600kW,
vận tốc gió 14m/s. Tỷ trọng 𝜌=1,225kg/m3. Xác định:
a. Rotor cần quay với vận tốc bao nhiêu để đạt tỷ số tốc độ TSR (Tip - Speed Ratio) là 4,0?
b. Tốc độ tip của rotor là gì?
c. Nếu máy phát cần quay ở vận tốc 1800 rpm, cần dùng hộp số có tỉ lệ bao nhiêu cho phù
hợp?
d. Xác định hiệu suất tổng hợp của turbine trên (gồm cả cánh quạt, hộp số, máy phát)?
162
CHƯƠNG 4: CÁC LOẠI NĂNG LƯƠNG TÁI TẠO KHÁC

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG


Nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về ccs loại năng lượng tái tạo khác bao gồm:
Năng lượng địa nhiệt, năng lượng thủy triều, năng lượng đại dương, thuỷ điện nhỏ, năng
lượng sinh khối và tiềm năng ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo,.v.v… từ đó biết vận
dụng các kiến thức đã học vào thực tế làm việc sau này.
4.1. Năng lượng địa nhiệt
4.1.1. Khái quát chung
Địa Nhiệt là nguồn nhiệt năng có sẵn trong lòng đất, với ước đoán tương đương với
khoảng 42 triệu MW, trong khi lòng đất vẫn còn tiếp tục nóng hàng tỷ năm nữa, đảm bảo
một nguồn nhiệt năng gần như vô tận. Chính vì vậy địa nhiệt được đánh giá thuộc vào dạng
năng lượng tái tạo, một dạng năng lượng sạch và bền vững. So với các dạng năng lượng
tái tạo khác như gió, thủy điện hay điện mặt trời, địa nhiệt không phụ thuộc vào các yếu tố
thời tiết và khí hậu. Nguồn nhiệt từ địa nhiệt được chuyển lên mặt đất qua dạng hơi hoặc
nước nóng khi nước chảy qua đất đá nóng. Nhiệt năng địa nhiệt thường được sử dụng trực
tiếp, ví dụ như hệ thống điều hòa nhiệt độ cho mùa đông đối với các nước hàn đới (bơm
địa nhiệt), hoặc chuyển thành điện năng (nhà máy nhiệt điện), [1, 2].
Cho đến nay, hơn 30 quốc gia trên thế giới đã khai thác tổng cộng 12.000 MW địa
nhiệt cho các ứng dụng trực tiếp và sản xuất được khoảng 8.000 MW điện. Đối với một
vài quốc gia đang phát triển, điện địa nhiệt đóng một vai trò đáng kể trong việc đáp ứng
nhu cầu điện.
Các nhà máy điện địa nhiệt có giới hạn công suất từ 100 kW cho đến 100 MW, phụ
thuộc vào nguồn năng lượng vào nhu cầu điện năng. Kỹ thuật này rất thích hợp cho điện
khí hóa nông thôn và các ứng dụng mạng điện nhỏ, bên cạnh ứng dụng trong việc hòa
mạng quốc gia. Tại các quốc gia có nguồn tài nguyên hạn hẹp hoặc có điều kiện khí hậu
khắc nghiệt, điện địa nhiệt có thể đóng một vai trò rất hữu dụng. Các ứng dụng trực tiếp
của địa nhiệt có thể góp phần tăng đáng kể sản lượng nông nghiệp và ngư nghiệp (nuôi
trồng thủy hải sản) và cung cấp nhiệt cho các quá trình xử lý công nghiệp phụ trợ. Nguồn
địa nhiệt được xem là đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia không có các nguồn tài
nguyên năng lượng truyền thống như than, dầu và khí tự nhiên.
Tương tự như hầu hết các dạng năng lượng khác, các nhà máy điện địa nhiệt có các
thuận lợi và tác động môi trường nhất định. Các vấn đề môi trường liên quan đến địa nhiệt
gồm có: khí thải, sử dụng nguồn nước, quỹ đất, quản lý chất thải, sụt lún địa chấn, địa chất
cảm ứng, tác động về quần thể động vật và thực vật, .v.v...
Giá thành điện địa nhiệt phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn địa nhiệt và qui mô nhà máy
điện. Giá điện dao động từ 2.5-10 cent Mỹ/kWh. Giá hơi nước nóng thì có thể xuống đến
3.5 USD/tấn. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả điện địa nhiệt còn phải kể đến là độ sâu và
163
nhiệt độ môi chất địa nhiệt, trữ lượng và sản lượng khai thác, các vấn đề đáp ứng tiêu chuẩn
về môi trường, cơ sở hạ tầng và các yếu tố kinh tế khác như qui mô phát triển, qui hoạch
tài chính,.v.v…
* Các dạng năng lượng địa nhiệt:
Nguồn địa nhiệt liên quan mật thiết đến cấu trúc nhiệt độ của Trái đất và chu trình đối
lưu nhiệt trong lòng trái đất. Nhiệt độ của trái đất tăng dần theo độ sâu và đạt đến 4.200 0C
tại tâm như mô tả khái quát trên hình 4.1. Trong khi đó một số dạng địa nhiệt lại thể hiện
dưới dạng lộ thiên với trạng thái nhiệt độ không cao, khoảng1000C, hình 4.2.

Hình 4.1. Phân bố nhiệt độ theo độ sâu

Hình 4.2. Một số dạng địa nhiệt lộ thiên


Một phần trong tổng khối nhiệt lượng khổng lồ trong lòng trái đất này bắt nguồn từ
quá trình hình thành hành tinh trong khoảng 4,5 tỷ năm trước đây (Trái đất hình thành từ
một khối cầu vật chất cực nóng, luôn từ quay xung quanh một trục nghiêng và nguội dần
từ trong ra ngoài) và phần còn lại là kết quả của quá trình phân rã của các nguyên tố phóng
xạ tồn tại trong lõi trái đất. Theo nguyên lý tuần hoàn nhiệt lượng từ nơi nhiệt độ cao xuống
nhiệt độ thấp, dòng nhiệt của trái đất di chuyển từ trong lõi ra ngoài vỏ.
Theo thống kê chuyên môn, có 5 dạng nguồn địa nhiệt khác nhau, trong đó chỉ có
dạng bể thủy nhiệt và năng lượng trái đất là đã được đưa vào khai thác thương mại. Ba
dạng còn lại là: nước muối địa áp, đá khô nóng và đá mắc ma, vẫn còn đòi hỏi những kỹ
thuật cao/tân tiến mới có thể khai thác phổ biến
Bể thủy nhiệt: là các bể chứa hơi hoặc nước nóng bị bẫy trong đá xốp (hình 4.3). Để
sản xuất điện, hơi hoặc nước nóng được bơm từ các bể lên mặt đất để vận hành các turbin

164
phát điện. Trong thực tế, dạng nguồn hơi nước là tương đối hiếm, mà hầu hết các nhà máy
địa nhiệt sử dụng năng lượng địa nhiệt từ dạng nguồn nước nóng.

Hình 4.3. Mô tả một dạng bể thủy nhiệt


Đá khô nóng: Địa nhiệt có thể được khai thác từ một số các nguồn đá khô nóng,
không thấm thấm nước ở độ sâu khoảng 5-10 m dưới mặt đất, hoặc thậm chí nông hơn ở
một số khu vực. Ý tưởng chính cho khai thác là bơm nước xuống nguồn đá nóng này theo
một giếng khoan, khối nước này chảy qua nguồn đá nóngsẽ được gia nhiệt, sau đó dẫn
khối nước nóng ra một giếng khoan khác đểtích trữ như một bể địa nhiệt. Tuy nhiên hiện
nay vẫn chưa có ứng dụng thương mại nào cho kỹ thuật này, hình 4.4.

Hình 4.4. Mô tả địa nhiệt khai thác từ dạng đá nóng


Đá mắc ma: Tất cả các kỹ thuật địa nhiệt hiện nay đều chỉ khai thác “gián tiếp” nhiệt
năng từ lòng đất do đá mắc ma chuyển lên. Hiện tại vẫn chưa có kỹ thuật này cho phép
khai thác trực tiếp nhiệt lượng từ đá mắc ma, mặc dù đá mắc ma là nguồn nhiệt rất phong
phú trong vỏ Trái đất.
Nước muối địa áp: Đây là dạng nước nóng, áp suất cao và chứa methane hòa tan. Cả
năng lượng nhiệt và methane đều có thể được sử dụng để sản xuất điện thông qua các nhà
máy điện.
Công tác thăm dò và đánh giá các nguồn địa nhiệt là bước đầu tiên và cũng là quan
trọng nhất trong toàn bộ kế hoạch dự án phát triển điện địa nhiệt. Trước hết, người ta tiến
hành khảo sát bề mặt bằng các phương pháp địa chất, địa hóa và địa vật lý nhằm xác định
165
vị trí, cấu tạo, hình dạng và một số tính chất của bồn trũng địa nhiệt. Việc tổng hợp và diễn
giải các tài liệu này giúp xác định các vị trí ưu tiên để tiến hành khoan thăm dò. Từ các
mẫu khoan thăm dò được là cơ sở để xác định được một cách chính xác nhiệt độ của bồn
điện nhiệt và ước đoán tiềm năng sản lượng của nó.
4.1.2. Công nghệ khai thác năng lượng địa nhiệt
Địa nhiệt được khai thác với một số công nghệ chính sau, [1, 3]:
Sản xuất điện năng: Một nhà máy điện địa nhiệt được tạo ra bằng cách tạo các giếng
khoan xuống các bể địa nhiệt để rút hơi nước hoặc nước nóng cho nhà máy điện địa nhiệt,
quá trình này tương tự như một quá trình nhiệt công được tạo ra trong các nhà máy nhiệt
điện thông thường với các tổ turbine máy phát điện ở trên mặt đất, hình 4.5.

Hình 4.5. Mô hình nhà máy điện địa nhiệt


Sử dụng trực tiếp: Nguồn nước nóng gần bề mặt trái đất có thể được sử dụng trực
tiếp như một nguồn nhiệt. Một số ứng dụng trực tiếp của địa nhiệt là: hệ thống suởi, nhà
kính, sấy thóc, làm ấm nước ở các trại nuôi cá, hoặc một số các ứng dụng trong công
nghiệp.
Bơm địa nhiệt: Bơm địa nhiệt hay còn được biết như bơm nhiệt từ lòng đất, là một
kỹ thuật năng lượng mới có hiệu suất cao và ngày càng được sử dụng rộng rãi cho các hoạt
động sinh hoạt trong các hộ gia đình hay công sở. Kỹ thuật này ứng dụng trong việc điều
hòa nhiệt độ và cung cấp nước nóng. Thuận lợi lớn nhất của nó là khả năng tập trung nhiệt
từ tự nhiên hơn là tạo nhiệt từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường.
a) Sản xuất điện từ địa nhiệt
Có 3 công nghệ chính được sử dụng trong việc sản xuất điện từ địa nhiệt: hơi khô,
hơi tức thời và hệ thống chu trình kép. Việc lựa chọn giải pháp kỹ thuật phụ thuộc vào
nhiệt độ và áp suất của bể địa nhiệt, pha của lưu chất thủy nhiệt ở dạng hơi hoặc dạng lỏng.
Công nghệ phát điện hơi khô: Chu trình này sử dụng hơi nước ở nhiệt độ cao, khoảng
trên 2350C và một ít nước nóng từ bể địa nhiệt. Hơi nước sẽ được dẫn qua ống dẫn vào
thẳng turbine làm quay turbine và máy phát điện. Đây là dạng kỹ thuật cổ điển nhất và
được sử dụng ở nhà máy địa nhiệt đầu tiên trên thế giới tại Lardarello, Ý (1904).

166
Hình 4.6. Mô hình nhà máy điện địa nhiệt hơi khô
Công nghệ này là dạng kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay. Nhà máy dạng hơi nhanh sử
dụng nước nóng ở áp suất cao với nhiệt độ khoảng trên 1820C từ bể địa nhiệt. Nước nóng
ở nhiệt độ cao này tự phụt lên bề mặt thông qua giếng khoan do chính áp suất của chúng.
Trong quá trình nước nóng được đẩy vào turbine máy phát điện, áp suất của nước giảm rất
nhanh khi phụt lên gần mặt đất. Nhờ sự giảm áp này khiến nước nóng bốc hơi hoàn toàn
và hơi nước sinh

Hình 4.7. Mô hình nhà máy điện địa nhiệt Flash steam
Công nghệ phát điện hơi nhanh: Các nhà máy địa nhiệt chu trình hơi kép sử dụng
nước nóng có nhiệt độ trung bình dao động từ 107-1820C từ bể địa nhiệt. Chất lỏng địa
nhiệt được dẫn qua một bên của hệ thống trao đổi nhiệt để nung nóng chất lỏng thứ cấp ở
ống dẫn bên cạnh. Chất lỏng thứ cấp thường là hợp chất hữu cơ có nhiệt độ sôi thấp hơn
nhiệt độ sôi của nước, ví dụ như isobutane hoặc isopentane. Chất lỏng thứ cấp sau khi được
đun sôi ở hệ thống trao đổi nhiệt sẽ bốc hơi tạo áp suất cao và được dẫn vào turbine.
Lợi thế chủ yếu của chu trình kép là chất lỏng thứ cấp có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt
độ sôi của nước, do đó các bể địa nhiệt có nhiệt độ thấp vẫn có thể được sử dụng. Mặt khác,
167
do đây là một chu trình tương đối kín nên hầu như không có khí thải nào được sinh ra. Vì
những lý do kể trên mà các chuyên gia địa nhiệt dự đoán rằng hệ thống chu trình kép sẽ là
giải pháp kỹ thuật chủ đạo cho việc sản xuất điện địa nhiệt trong tương lai.

Hình 4.8. Mô hình nhà máy điện địa nhiệt Binary-Cycle


Trong quá trình vận hành của bất kỳ nhà máy địa nhiệt điện nào, hệ thống làm mát
đóng một vai trò hết sức quan trọng. Các tháp làm mát giúp turbine không bị quá nóng và
từ đó kéo dài thời gian sử dụng. Có hai dạng hệ thống làm nguội chính yếu: dùng nước
hoặc dùng không khí.
Hệ thống làm mát bằng nước: Hầu hết các nhà máy nhiệt điện (trong đó có địa nhiệt
điện) sử dụng các hệ thống làm mát bằng nước. Hệ thống này yêu cầu ít diện tích sử dụng
hơn hệ thống dùng khí và được xem là hiệu quả và khả dụng hơn cả. Hệ thống làm nguội
dùng nước đòi hỏi một nguồn nước liên tục và luôn tạo ra các cột hơi nước. Thông thường,
một phần hơi nước bơm vào turbine (đối với dạng nhà máy hơi nhanh) được ngưng tụ để
giảm phần hơi nước thải ra gây tác động xấu cho môi trường.
Hệ thống làm mát bằng khí: Hệ thống này tuy rất hữu dụng vào mùa đông khi nhiệt
độ xuống rất thấp nhưng hiệu suất của nó giảm đáng kể vào mùa hè khi chênh lệch nhiệt
độ với không khí nhỏ, từ đó không khí không còn khả năng làm hạ nhiệt các chất lỏng hữu
cơ sử dụng trong các nhà máy điện. Tuy nhiên, hệ thống dùng khí lại rất cần thiết ở những
khu vực khan hiếm nguồn nước. Hệ thống này cũng hữu dụng tại những nơi có các yêu cầu
khắc khe về cảnh quan sinh thái do chúng không tạo ra các cột hơi nước thải ra môi trường.
Hầu hết các hệ thống dùng khí được sử dụng trong các nhà máy kỹ thuật chu trình kép.
Công nghệ phát điện chu trình hơi kép - nhanh hỗn hợp:
Đó là một dạng nhà máy điện địa nhiệt được thành lập trên cơ sở phát huy các lợi thế
của cả hai kỹ thuật hơi nhanh và chu trình kép, gọi tắt là liên hợp kép - nhanh. Tại nhà máy
dạng này, hơi nước nhanh trước tiên được chuyển thành điện bằng turbine hơi đối áp và
hơi nước tồn tại trong turbine đối áp sẽ được ngưng tụ tại chu trình kép. Điều này cho phép
sử dụng một cách hiệu quả các tháp giảm nhiệt dùng khí với ứng dụng hơi nhanh và tận
168
dụng quá trình kép. Hệ thống liên kết kép-nhanh có hiệu suất cao hơn ở những khu vực sản
xuất hơi nước cao áp, trong khi việc từ bỏ bơm chân không các khí không ngưng tụ cho
phép bơm vào 100%. Hệ thống này hiện đang được sử dụng khá phổ biến trên thế giới,
điển hình như ở Hawaii từ năm 1991, tại 3 nhà máy tại New Zealand và tại nhà máy Upper
Mahiao ở Philippines.
Cho đến nay, địa nhiệt đã được sử dụng để sản xuất điện ở 21 quốc gia tại tất cả các
lục địa trên thế giới. Thống kê vào năm 1999 cho thấy các nước dẫn đầu là Hoa Kỳ,
Philippines, Ý, Mexico, Indonesia và Nhật Bản. Quốc gia có lợi thế và điều kiện tự nhiên
phát triển mạnh nhất về địa nhiệt hiện nay chính là Philippines, với kế hoạch gia tăng công
suất lắp đặt thêm 526 MW cho đến năm 2008. Hiện nay, địa nhiệt chiếm gần 27% tổng
công suất điện của Phillipines. Tại một số nước khác như Costa Rica, El Salvador, Iceland
và Kenya, địa nhiệt cũng chiếm từ 10-20% tổng công suất điện quốc gia.
b) Một số ứng dụng trực tiếp của năng lượng địa nhiệt
Các bồn địa nhiệt có nhiệt độ từ 200C-1500C có thể cung cấp trực tiếp nhiệt cho các
ứng dụng trong nhà công sở, căn hộ hay khu chung cư. Ngoài ra, các lưu chất nhiệt độ cao
từ các nhà máy địa nhiệt có thể được tái sử dụng cho các ứng dụng trực tiếp, được gọi là
vận hành theo bậc. Ứng dụng trực tiếp của địa nhiệt trong nhà ở và công sở giúp tiết kiệm
đáng kể so với sử dụng năng lượng hóa thạch (lên đến 80% so với chi phí sử dụng năng
lượng hóa thạch). Bên cạnh đó, kỹ thuật này được xem là “sạch”, không hoặc thải ra rất ít
các khí gây ô nhiễm môi trường.
Hệ thống ứng dụng trực tiếp thông thường bao gồm 3 phần chính như sau:
- Thiết bị khai thác để rút nước nóng từ bể địa nhiệt lên mặt đất: giếng địa nhiệt.
- Hệ thống thiết bị dùng để luân chuyển nhiệt: ví dụ như ống dẫn, bộ trao đổi nhiệt
(bộ trao đổi nhiệt), bộ điều khiển;
- Hê thống thu hồi chất thải để nhận lại và lưu chữa các chất địa nhiệt đã nguội lại -
như bơm nước lạnh hoặc ao lưu trữ.
Các ví dụ điển hình về sử dụng trực tiếp là hệ thống sưởi kính của các tòa nhà
(greenhouses), và các phương tiện nuôi trồng thủy sản. Các ứng dụng công nghiệp như sấy
khô thực phẩm, giặt ủi, khai thác vàng, tiệt trùng sữa, các dịch vụ tắm hơi,.v.v…
Trong lĩnh vực sử dụng trực tiếp, hệ thống sưởi vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (37%), tiếp
đến là các dịch vụ như tắm hơi, hồ bơi (22%), bơm địa nhiệt điều hòa nhiệt độ (14%), nhà
kính (12%), nuôi trồng thủy sản (7%) và các dịch vụ công nghiệp khác (7%). Châu Á hiện
nay đã dành vị trí dẫn đầu trong việc khai thác trực tiếp địa nhiệt (44%), sau đó là Châu
Âu (37%) và Châu Mỹ (14%).
c) Điều hòa nhiệt độ bằng địa nhiệt
Hầu hết ở mọi nơi trên bề mặt Trái đất, nhiệt độ của lòng đất ở độ sâu khoảng 30 cm
lớp trên cùng giữ một nhiệt độ tương đối ổn định vào khoảng 10-160C trong mùa lạnh đối
với các nước hàn đới. Hệ thống bơm địa nhiệt có thể tận dụng nguồn nhiệt này để điều hòa

169
nhiệt độ các tòa nhà. Hệ thống bơm gồm có một bơm nhiệt, một hệ thống dẫn khí, một hệ
thống trao đổi nhiệt (hệ thống ống đặt chìm trong lòng đất gần tòa nhà). Vào mùa đông,
bơm nhiệt sẽ “lấy” nhiệt từ hệ trao đổi nhiệt và bơm vào hệ thống dẫn nhiệt ở trong nhà.
Vào mùa hè, quá trình này được đảo ngược, bơm nhiệt sẽ “rút” nhiệt từ trong nhà và bơm
vào hệ thống trao đổi nhiệt. Mặt khác, nhiệt rút ra từ không khí trong nhà sẽ còn có thể
được sử dụng để đun nước ấm sử dụng trong mùa hè, hình 4.9.

a) b)

c)
Hình 4.9. Mô hình khai thác địa nhiệt cho hệ thống điều hòa nhiệt độ gia đình
Trong đó:
+ Hệ thống nối đất: sử dụng đất như nguồn nhiệt, bao gồm một hệ các ống dẫn, chôn
dưới mặt đất theo quy chuẩn nối đất. Hệ thống này có thể được chôn dọc hoặc chôn ngang.
Hệ thống này luân chuyển một lưu chất (nước hoặc hỗn hợp nước và chất chống đông) hấp
thụ nhiệt, hoặc “nhả” nhiệt, từ khối đất đá ép xung quanh, tùy thuộc vào nhiệt độ không
khí cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ đất (hình 4.9a).
+ Bơm nhiệt: một máy bơm nhiệt hút nhiệt từ lưu chất luân chuyển trong loop, tập
trung nhiệt này lại và chuyển nó vào trong tòa nhà. Để làm mát, quá trình này có khả năng
đảo ngược (hình 4.9b).
+ Các ống dẫn nhiệt thông thường được sử dụng để phân bố không khí ấm hoặc mát
từ bơm địa nhiệt ra khắp tòa nhà (hình 4.9c).
Trong thập kỷ vừa qua, một số quốc gia đã tiến hành khuyến khích việc khai triển
bơm địa nhiệt cho việc điều hòa nhiệt độ vào mùa đông và mùa hè với nhiều chương trình

170
trợ giá hấp dẫn khác nhau. Hoa Kỳ hiện vận dẫn đầu trong ứng dụng bơm địa nhiệt (đạt
3300 GWh/năm theo số liệu năm 1999), với tăng trưởng mỗi năm là 10%. Các quốc gia
dẫn đầu khác là Thụy Sĩ, Thụy Điển, Đức, Áo và Canada.
4.1.3. Tiềm năng địa nhiệt
a) Tiềm năng địa nhiệt trên thế giới
Hiện nay có khoảng 50 nước trên thế giới sử dụng địa nhiệt. Iceland xếp vị trí 14 trên
thế giới về tiềm năng địa nhiệt nhưng là nước có sản lượng điện địa nhiệt tính theo đầu
người cao nhất thế giới. Với tổng vốn đầu tư khoảng 22 tỉ USD, thực hiện trong 10 năm,
dự án đầy tham vọng của Iceland ngay từ cuối năm 2009 đã bắt đầu khai thác nguồn nước
địa nhiệt siêu lỏng. Các chuyên gia đặt cược cho sự thành công của dự án là 50/50. Nếu
thành công, sẽ cho ra một sản lượng điện bằng một nhà máy điện nguyên tử cỡ vừa.Hiện
tại, Iceland mới chỉ sử dụng khoảng 20% tiềm năng địa nhiệt đang có. Nếu khai thác toàn
bộ trữ lượng địa nhiệt bằng phương pháp thông thường thì hàng năm sẽ cho ra sản lượng
khoảng 20 tỉ W/giờ, tương đương với sản lượng của 3 lò phản ứng hạt nhân. Iceland bắt
đầu khai thác năng lượng địa nhiệt từ đầu thế kỷ 20. Trên hòn đảo này hiện đang hoạt động
5 nhà máy địa nhiệt điện với tổng công suất khoảng 420 MW, bằng 26.5% tổng năng lượng
điện trong cả nước. Còn nguồn nhiệt dùng để để sưởi ấm và đun nóng nước bằng địa nhiệt
chiếm tới 90% , [1-5].
Các nhà máy sản xuất điện từ địa nhiệt cho giá thành rẻ và sạch về sinh thái đã được
xây dựng tương đối phổ biến tại nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Pháp, New Zealand,
Nhật, Philippines, Canada, Úc, .v.v… Ước tính riêng tại Mỹ, sản lượng điện sản xuất từ
nguồn địa nhiệt cho phép tiết kiệm tới 80 triệu thùng dầu mỗi năm. Chỉ tính riêng năm
2003, Mỹ đã sản xuất được 34.880 GWh điện từ các nguồn năng lượng địa nhiệt, gấp trên
12 lần tổng sản lượng điện của nhà máy thủy điện Trị An (công suất 420MW) của chúng
ta hiện nay. Theo thống kê từ năm 2002 đến năm 2004, tổng công suất lắp đặt tại 19 quốc
gia trên thế giới với 33 nhà máy là 552MW. Tính đến cuối năm 2004, tổng công suất lắp
đặt của các nhà máy điện địa nhiệt trên thế giới là 12390 MW, tăng 25% so với năm 2003.
Con số này gấp hơn 1.2 lần tổng công suất lắp đặt của tất cả các nhà máy điện ở Việt Nam
hiện nay. Như vậy việc sử dụng nguồn năng lượng địa nhiệt đã được khoa học chứng minh
và khẳng định bằng thực tế tốc độ phát triển rất nhanh, tính cạnh tranh cao về suất đầu tư
và chi phí vận hành của các nhà máy được lắp đặt trên thế giới.
b)Tiềm năng địa nhiệt ở Việt Nam
Cho đến nay, các nghiên cứu và báo cáo về địa nhiệt tại Việt Nam đã xác định được
khoảng 300 nguồn nước nóng phân bố trên cả nước, trong đó hơn 60 nguồn nước nóng có
nhiệt độ trên 500C. Phần lớn các nguồn nước nóng này tập trung ở các khu vực chịu ảnh
hưởng của các hoạt động tân kiến tạo, như tại khu vực đứt gãy Sông Đà, Tử Lê, Hà Nội,
An Khê, Sông Ba, Đà Lạt và sông Cửu Long. Các hoạt động kiến tạo và nguồn địa nhiệt
có quan hệ mật thiết với sự hiện diện của các đứt gãy và với các khu vực có hoạt động địa

171
chấn mạnh (Tây Bắc Việt Nam), đặc biệt là tại khu vực núi lửa Tử Lê và ở các khu vực có
các hoạt động phun trào mắc ma mới, như tại Nam Trung Bộ và khu vực núi lửa Đà Lạt.
Địa nhiệt tại Việt Nam chỉ mới được sử dụng trong các ứng dụng trực tiếp, trong khi
đó vẫn chưa có đánh giá đầy đủ về tiềm năng phát triển địa nhiệt điện (trừ tại khu vực Nam
Trung Bộ đã có một số các khảo sát đầu tiên, với công suất ước lượng là từ (50-200) MW,
ESMAP). Võ Công Nghiệp và cộng sự (1987) đã xác định 6 khu vực “địa nhiệt” trên toàn
quốc như sau:
- Khu vực Tây Bắc: bao gồm khu vực Sông Mã, đứt gãy Sông Đà và núi lửa Tử Lê.
Khu vực này có hệ thống đứt gãy chính theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và thường xảy
ra các hoạt động địa chấn. Tại đây, các tác giả xác định được 86 suối nước nóng, trong số
đó 17 suối có nhiệt độ trên 500C, 2 suối nước nóng chảy dọc theo đứt gãy Điện Biên và Lai
Châu có nhiệt độ trên 700C.
- Khu vực Đông Bắc: nằm dọc theo dải kiến tạo uốn Trung-Việt kỷ nguyên sinh, được
xem là cổ kiến tạo, và không có sự hiện diện của các đá bazan phun trào thế kỷ thứ 4. Tại
đây có 9 suối nước nóng được xác định, trong đó 2 suối có nhiệt độ trên 70 0C.
- Khu vực đồng bằng Bắc Bộ: khu vực Hà Nội. Về mặt kiến tạo, đây là hệ rift mở
rộng về phía Vịnh Bắc Bộ với lớp trầm tích dày đến 6 km trên mặt,.v.v... Có khoảng 20
mẫu giếng khoan cho thấy sự hiện diện của lưu chất nhiệt độ cao, trong đó 6 mẫu có nhiệt
độ từ 1000-1480C. Tuy nhiên trong khu vực này chỉ xác định được một suối nước nóng tự
nhiên với nhiệt độ tương đối thấp là suối Văn Lợi (gần Hà Nội) vào khoảng 38 0C.
- Khu vực Bắc Trung Bộ: có khoảng 21 suối nước nóng phân bố dọc theo hệ thống
đứt gãy Tây Bắc - Đông Nam, trong đó 11 suối có nhiệt độ trên 50 0C.
- Khu vực Nam Trung Bộ: khu vực từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu, với lịch sử địa chất
phức tạp, các hoạt động kiến tạo và magma với một số các phun trào núi lửa trong quá khứ.
Tại đây có 86 suối nước nóng, trong đó 35 suối có nhiệt độ trên 500C và 8 suối có nhiệt độ
trên 700C. Theo các đánh giá của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc, New Zealand và Việt
Nam, có khoảng 8 địa điểm có khả năng khai triển địa nhiệt với các bể địa nhiệt có nhiệt
độ từ 1300C trở lên (thích hợp với dạng binary steam), đặc biệt là tại Mộ Đức (1720C) với
công suất ước tính là 300 kW.
Khu vực Nam Bộ: có tất cả 67 mẫu khoan cho thấy sự hiện diện của nguồn nước
nóng, trong đó có 9 mẫu xác định dạng Cl-Na-Ca (phù hợp cho phát triển địa nhiệt). Tuy
nhiên vẫn không có số liệu nào về nhiệt độ của các tiềm năng địa nhiệt này.
Trong số 253 nguồn địa nhiệt có nhiệt độ từ 300C, hơn 100 nguồn đang được khai
thác sử dụng trực tiếp cho các hoạt động như nước khoáng đóng chai, tắm hơi chữa bệnh,
khu du lịch suối nước nóng (như tại Bình Châu), sấy khô nông sản, sản xuất muối iode và
chất khí CO2, .v.v...

172
4.1.4. Tác động môi trường
Sử dụng nguồn nước: Các nhà máy nhiệt điện thường cần 5 gallon nước ngọt/MWh.
Các nhà máy dạng binary air-cooled không sử dụng nước ngọt. Như vậy lượng nước ngọt
dùng làm nguội turbine là rất nhỏ so với các nhà máy nhiệt điện khác, ví dụ như 361
gallon/MWh cho các nhà máy điện đốt than.
Chất lượng nước: Các chất lỏng sử dụng trong quá trình sản xuất điện được bơm
xuống trở lại bể địa nhiệt thông qua các giếng khoan có thành dày để tránh làm ô nhiễm
nguồn nước ngầm. Ví dụ như tại nhà máy địa nhiệt Geysers ở California, 11 triệu gallon
nước thải được bơm trở lại bể địa nhiệt mỗi ngày. Việc bơm nước trở lại bể cũng góp phần
hạn chế ô nhiễm nước bề mặt và nâng cao độ đàn hồi cho bể địa nhiệt
Diện tích đất sử dụng: Các nhà máy địa nhiệt có thể được thiết kế để có thể “tích
hợp” với môi trường xung quanh, do đó có thể được đặt tại các khu đất đai đa dụng (đất
đai dành cho nông nghiệp hoặc giải trí). Trung bình, hệ thống nhiệt điện chiếm khoảng 404
m2/GWh, trong khi nhà máy điện than sử dụng 3632 m2/GWh.
Sụt lún: Sự sụp lún từ từ của đất có thể gây ra bởi sử giảm áp của bể địa nhiệt. Để
khắc phục hiện tượng này, người ta sử dụng kỹ thuật injection để cân bằng áp suất trong
bể. Kỹ thuật này được sử dụng tại toàn bộ các nhà máy địa nhiệt ở Hoa Kỳ.
Động đất cảm ứng: Các hoạt động bơm hút và injection trong quá trình vận hành của
nhà máy điện địa nhiệt có thể gây ra các chấn động có cường độ rất nhỏ, hay còn gọi là vi
chấn. Con người thường không thể cảm thấy các chấn động cực nhỏ này.
Thay đổi cảnh quan: Hầu hết các nguồn địa nhiệt (bể địa nhiệt) được khai thác hiện
nay cho việc sản xuất điện có vị trí gần cạnh các cấu trúc địa nhiệt trên bề mặt (các miệng
hố núi lửa không còn hoạt động), vốn thường là cảnh quan thiên nhiên. Tuy nhiên, rất nhiều
các nguồn địa nhiệt chưa được khai thác có độ sâu khá lớn và không có biểu hiện trực tiếp
trên bề mặt. Các biểu hiện bề mặt, tuy có vai trò lớn trong việc xác định vị trí của nguồn
địa nhiệt, thường không được sử dụng trong quá trình xây dựng phát triển các nhà máy địa
nhiệt. Các công tác đánh giá tác động tiềm ẩn lên quần thể động thực vật cần được thực
hiện tại các khu vực có kế hoạch phát triển địa nhiệt. Các nhà máy địa nhiệt cần được thiết
kế để giảm thiểu các tác động này giảm thiểu sự phụ thuộc dầu mỏ đồng thời bảo vệ môi
trường.
Một số kết luận:
- Địa nhiệt, một nguồn năng lượng gần như vô tận, đã có một lịch sử khai thác thương
mại hơn 70 năm, và từ 4 thập kỷ qua công suất khai thác địa nhiệt trong sản xuất điện và
sử dụng trực tiếp đã đạt hàng trăm MW. Cho đến năm 2000, địa nhiệt đã được sử dụng trên
58 quốc gia trên thế giới với sản lượng điện là 49 TWh/năm và sản lượng sử dụng trực tiếp
là 51 TWh/năm.
- Báo cáo của Hettrer dựa theo các tường trình của các quốc gia tại WGC2000, công
suất lắp đặt địa nhiệt điện tăng trưởng 43% cho đến năm 2005. Nếu vận tốc tăng trưởng

173
của địa nhiệt duy trì ở mức 20% trong mỗi 5 năm (vận tốc tăng trưởng trung bình trong
thời kỳ 1980-2000) thì sản lượng địa nhiệt điện có thể đạt tới 80 TWh vào năm 2010 và
120 TWh vào 2020. Đối với sản lượng sử dụng trực tiếp địa nhiệt, nếu tốc độ tăng trưởng
duy trì ở mức 44% (như trong giai đoạn 1995-2000, như trong báo cáo của Lund và
Freeston (2000)), thì sản lượng sử dụng trực tiếp sẽ đạt đến 100 TWh vào năm 2010 và 200
TWh vào năm 2020. Các phát triển gần đây của ứng dụng bơm địa nhiệt từ lòng đất mở ra
một chân trời mới trong việc tận dụng nhiệt của trái đất, do bơm địa nhiệt có thể được sử
dụng rộng rãi khắp nơi. Điều này cho thấy sự tăng trưởng của ứng dụng địa nhiệt trực tiếp
sẽ còn duy trì ở mức cao.
- Như vậy, địa nhiệt, với nguồn năng lượng dồi dào và kỹ thuật khai thác đã và đang
phát triển hiệu quả, có thể đóng góp một phần rất quan trọng trong việc giảm thiểu lượng
khí thải hiệu ứng nhà kính. Việc đẩy mạnh phát triển và tăng tính cạnh tranh của địa nhiệt
trong thời gian hiện nay tất yếu đòi hỏi sự hỗ trợ tích cực từ phía chính phủ các quốc gia
trên thế giới.
- Tại Việt Nam, địa nhiệt hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu phát triển, với các
khai triển nhà máy địa nhiệt điện đầu tiên tại Hội Văn (Bình Định). Trong các phương án
phụ tải cơ sở và phụ tải cao trong khuôn khổ kế hoạch phát triển nguồn điện giai đoạn từ
nay đến 2020, tổng công suất lắp đặt địa nhiệt điện ở Việt Nam được ước tính là 100 MW,
chiểm 0.3% tổng công suất lắp đặt chung.
4.2. Năng lượng thủy triều
Như đã nói ở trên, thủy triều là hiện tượng nước đại dương dâng lên hạ xuống do lực
hút của Mặt Trời, Mặt Trăng và sự quay của Quả Đất. Sự chuyển động tương đối của các
hành tinh này tạo ra các chu kỳ thủy triều khác nhau như chu kỳ nửa ngày (semi - diurual
cycle), chu kỳ “con nước lớn” (spring - reap cycle), chu kỳ nửa năm (semi - annual cycle)
và các chu kỳ khác dài hơn. Các chu kỳ này ảnh hường đến độ chênh lệch của thủy triều.
Để khai thác năng lượng thủy triều, để thiết kế và xây dựng các hệ thống năng lượng thủy
triều, cần phải hiểu biết đầy đủ các quy luật vận động của thủy triều. Biên độ của các chu
kỳ thủy triều tăng lên một cách rất đáng kể ở một số vùng biện có địa hình đặc biệt như
ở các cửa sông, ở các vịnh dạng hình phễu, ở các khu vực có các đảo hay các doi đất chia
mặt biển thành từng ngăn tạo ra sự phản xạ và cộng hưởng sóng biển. Ở Severn Estury
(nước Anh) do có sự kết hợp của một số điều kiện địa lý đặc biệt nói trên nên ở đây có thủy
triều cao nhất trên thế giới.
Nguyên tắc khai thác năng lượng thủy triều nói chung cũng giống như khai thác năng
lượng các dòng sông, nhưng đối với công nghệ và kỹ thuật phát điện từ năng lượng thủy
triều có nhiều thuận lợi hơn. Khi thủy triều dâng lên, các cửa kênh dẫn được mở ra để nước
biển chảy vào các hồ chứa và sau đó khi thủy triều rút các cửa kênh được đóng lại để tạo
ra một cột nước giữa mặt biển và mặt nước trong hồ. Lượng nước giữ lại trong hồ được xả

174
dần qua tuabin để phát điện. Có nhiều hệ thống phức tạp hơn cho phép phát điện theo hai
chiều của dóng nước thủy triều, khi lên và khi xuống.
Để điều khiển mức nước trong hồ người ta thường phải xây dựng các đập. Tuy nhiên
cũng có một số phương án không sử dụng đập chắn nước. Theo phương án này người ta
đặt các tuabin rất lớn vào ngay trong dòng thủy triều giống như đặt các tuabin gió trong
các luồng gió. Ở một số vịnh, các dòng thủy triều chảy vào và chảy ra rất mạnh tạo ra một
nguồn động năng rất lớn làm quay các tuabin phát điện. Trong trường hợp này người ta
không cần xây dựng các đập mà đặt nhiều tuabin phân tán trên một khu vực rộng. Phương
pháp khai thác thủy triều này tuy đơn giản nhưng lại gây ra những ảnh hưởng lớn về môi
trường.
Các hệ thống năng lượng thủy triều có hồ chứa có thể được thiết kế để hoạt động theo
một trong ba phương thức sau: phát điện khi triều xuống, phát điện khi triều lên; Phát điện
cả hai chiều (lúc triều lên và xuống).
a) Phát điện khi triều xuống
Khi thủy triều đang lên người ta mở các cửa kênh dẫn cho nước chảy qua tuabin vào
hồ chứa. Đến khi mức nước thủy triều đạt giá trị cao nhất người ta đóng các cửa kênh để
giữ lại nước trong hồ. Mức nước trong hồ được giữ cho đến khi thủy triều đã rút xuống tạo
ra một cột nước có độ cao xác định nào đó, người ta bắt đầu mở cửa kênh cho nước qua
tuabin để phát điện. Khi đó cột nước giữa mặt nước trong hồ và mặt nước biển giảm dần
xuống. người ta cho tuabin phát điện cho đến khi cột nước giảm chỉ còn khoảng một nửa
so với cột nước ban đầu (thì cho tuabin ngừng phát điện). Hình 1.9 cho thấy chu trình phát
điện của nhà máy điện thủy triều theo phương pháp này.
b) Phát điện khi triều lên
Phương thức phát điện này ngược lại với phương thức phát điện khi triều xuống. khi
thủy triều ở mức thấp nhất người ta cho nước trong hồ chảy ra hết theo các kênh dẫn. Sau
đó đóng các kênh lại. Khi thủy triều lên, mức nước phía ngoài cửa kênh (ngoài biển) và
mức nước trong kênh (trong hồ) ngày càng chênh lệch, tạo ra cột nước giữa hai mức nước.
Đến khi thủy triều ở mức cao nhất thì cột nước này cũng có giá trị cực đại. Khi đó người
ta mở các cửa kênh cho nước xả qua các tuabin vào hồ và tuabin phát điện. Các tuabin làm
việc cho đến khi cột nước giữa mức nước biển ngoài cửa kênh và trong hồ giảm khoảng
một nửa thì dừng lại. Thực tế cho thấy rằng phương thức phát điện khi triều lên cho công
suất điện thấp hơn so với nhà máy điện thủy triều hoạt động theo phương thức phát điện
khi triều xuống.
c) Phát điện cả hai chiều
Phát điện cả hai chiều là sự kết hợp cả hai phương thức phát điện nói trên. Cuối giai
đoạn phát điện khi thủy triều xuống các cửa kênh được mở ra để làm cho mức nước trong
hồ hạ thấp xuống. Đến thời điểm mức nước trong hồ đã ở mức thấp nhất, người ta lập tức
chuẩn bị cho giai đoạn phát điện khi triều lên. Cũng tương tự như vậy, ở cuối giai đoạn

175
phát điện khi triều lên người ta lại mở các kênh ngay lập tức để làm cho hồ đầy nước trước
lúc chuyển sang giai đoạn phát điện khi triều xuống. Nguyên lý vận hành phát điện này đã
được áp dụng ở Nhà máy Điện thủy triều ở La Rance (Pháp).
Ưu điểm chính của phương pháp phát điện hai chiều là làm tăng thời gian phát điện
của nhà máy trong ngày. Tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm. Đó là điện năng do
nhà máy phát ra thấp hơn điện năng nếu nhà máy đó hoạt động theo phương thức phát điện
khi triều xuống. Ngoài ra chi phí xây dựng nhà máy cao hơn khoảng 15 đến 20% so với
chi phí xây dựng nhà máy cùng công suất hoạt động khi triều xuống. Một vấn đề khác nữa
là nó còn gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hoạt động bình thường của các cảng
biển và hàng hải khu vực lân cận.
Để nâng cao hiệu quả của nhà máy phát điện thủy triều người ta thường kết hợp phát
điện theo chu trình thủy triều tự nhiên và bơm cưỡng bức theo chiều ngược lại với chiều
dòng thủy triều để duy trì độ cao cột nước có giá trị cao lâu hơn và do đó điện năng phát
ra được lớn hơn. Hình 4.11 bày các chu kỳ phát điện và bơm nước ở một nhà máy điện
thủy triều hoạt động theo phương thức hai chiều, [1, 2].

Hình 4.10. Công suất phát điện của một nhà máy điện thủy triều hoạt động
theo chu trình triều xuống

176
Hình 4.11. Vận hành tuốc bin trong nhà máy điện thủy triều vận hành theo công nghệ
phát điện hai chiều kết hợp bơm nước

4.3. Năng lượng đại dương


4.3.1. Năng lượng nhiệt đại dương
Năng lượng Mặt Trời được các đại dương hấp thụ và tích trữ như là nguồn nhiệt trong
các lớp nước bề mặt. Mặt khác, ở các độ sâu hơn 1000m nước lạnh chuyển động một cách
rất chậm từ các địa cực đến xích đạo, [1-5]. Do đó độ chênh lệch nhiệt độ (hay còn gọi là
gradient nhiệt độ) theo chiều vuông góc với mặt biển đạt được khoảng 250C và khá ổn định
trong thời gian cả năm ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo định luật cơ bản của
nhiệt động học, gradient nhiệt độ có thể khai thác như một nguồn nhiệt.
Nước nóng ở bề mặt và nước lạnh ở dưới tầng sâu của đại dương, nếu đem lại gần
nhau có thể sử dụng như là các nguồn nóng và nguồn lạnh trong một máy nhiệt. Một máy
nhiệt hoạt động với hai nguồn nhiệt như thế cũng giống như các máy nhiệt trong các nhà
máy nhiệt điện, nhưng đối với các máy nhiệt đại dương thì không cần dùng một nhiên liệu
nào cả.
Gradien nhiệt độ đại dương không biến đổi nhiều từ ban ngày sang ban đêm và vì vậy
có thể coi là nguồn nhiệt rất ổn định. Tuy nhiên có có thể thay đổi theo mùa và phụ thuộc
vào khoảng cách đến xích đạo.
Tiềm năng năng lượng đại dương ước tính khoảng 1013W (10TW). Tất nhiên không
thể khai thác được hết toàn bộ nguồn năng lượng này. Nguồn năng lượng có thể khai thác
thực tế nhỏ hơn tiềm năng nói trên. Các chuyên gia năng lượng đã tính toán một cách chính
xác và đưa ra con số tiềm năng thực tế là 1011W (0,1TW).
Để có thể biến đổi gradient nhiệt độ đại dương thành điện năng người ta có thể dùng
một số chu trình biến đổi như sau:

177
Chu trình kín
Hệ thống chu trình kín như trình bày trên hình 4.12 vận hành như sau. Nước nóng ở
lớp nước bề mặt đại dương được dùng để làm nóng một chất lỏng có nhiệt độ bay hơi thấp
- chất lỏng này được gọi là chất lỏng làm việc - như amoniac, Freon hay propan.

Hình 4.12. Nguyên lý hoạt động của nhà máy nhiệt điện đại dương chu trình kín
Chất lỏng làm việc khi đi qua buồng có áp suất thấp sẽ bị bốc hơi. Hơi này được cho
qua tuabin làm quay tuabin phát điện, sau đó hơi đi qua buồng ngưng tụ được làm lạnh
bằng nước biển lạnh lấy từ các tầng nước sâu và được bơm trở về buồng hóa hơi, ..v..v…
Chu trình mở
Bản thân nước biển cũng có thể sử dụng như một chất lỏng làm việc nhưng không
chạy theo chu trình kín mà theo chu trình mở (hình 4.13). Hệ thống máy nhiệt hoạt động
theo chu trình mở này được gọi là hệ thống mở.
Nước biển nóng được làm “bay hơi nổ” trong một buồng chân không. Hơi nước được
dẫn để xả qua một tuabin hơi để phát điện, sau đó đi vào bình ngưng tụ dùng nước biển
lạnh tự nhiên. Điều hấp dẫn của hệ thống này là hơi nước sau khi ngưng tụ trong buồng
ngưng tụ là nước sạch đã được chưng cất. Nó có thể dùng như một nguồn nước sạch phục
vụ sinh hoạt và công nghiệp.

178
Hình 4.13. Nguyên lý hoạt động của nhà máy nhiệt điện đại dương chu trình mở
Độ chênh lệch nhiệt độ giữa lớp nước nóng bề mặt và lớp nước lạnh ở dưới sâu đạt
được các giá trị lớn nhất ở khác khu vực gần xích đạo. Mặt khác độ dày của lớp nước nóng
cũng có xu hướng đạt tới một cực tiểu ở các vĩ tuyến gần xích đạo. Điều này sẽ là các đặc
điểm quan trọng cần phải tính đến khi thiết kế hệ thống thu gom nước nóng của hệ thống.
Ngoài ra các lớp nước lạnh ở dưới các đại dương cũng gần hơn với lớp nước nóng bề mặt
ở các khu vực gần xích đạo. Đặc trưng này tạo ra các lợi ích rất lớn trong thiết kế và chế
tạo các ống lấy nước lạnh cho nhà máy nhiệt điện đại dương (OTEC).
Các chu trình máy nhiệt để khai thác năng lượng nhiệt đã được ứng dụng rộng rãi.
Đối với các nhà máy nhiệt điện đại dương làm việc với độ chênh lệch nhiệt độ khoảng
200C khoảng 3%.
Vì phải lấy nước lạnh ở độ sâu trên 1000m và vì phải cho lưu lượng nước cần thiết
đối với mỗi MW công suất là 4 đến 8 m/s, nên nhà máy nhiệt điện đại dương thường phải
có quy mô khá lớn.
Một nhà máy nhiệt điện đại dương có thể xây dựng trên đất liền (bờ biển) hoặc trên
các tháp nổi cố định và cũng có thể đặt trên hệ thống phao nổi. Trong trường hợp xây trên
hệ thống phao nổi người ta có thể cố định chúng bằng các neo và khi cần thiết có thể di
chuyển trên biển từ vùng này sang vùng khác, tạo ra một nhà máy điện :xa bờ” phục vụ
các ngành công nghiệp có tính mùa vụ.
Hệ thống nhà máy nhiệt điện đại dương nổi có ưu điểm là có thể dễ dàng di chuyển
đến nơi có độ chênh nhiệt độ cao. Nhưng để có hiệu quả kinh tế cao hơn, quy mô nhà máy
nên ở trong phạm vi 100MW đến 400MW. Đối với nhà máy nổi này thì nguồn năng lượng
được sản xuất ra nên được sử dụng ngay cho các quá trình chế biến được thực hiện ở chính
trên phao nổi (như sản xuất amoniac, phân bón, luyện kim, chế biến hải sản, ..v..v…) hoặc
chuyển sang dạng năng lượng dự trữ (như nạp ác quy, v..v…). Các ống dẫn nước lạnh có
thể được thiết kế khác nhau. Tùy theo điều kiện thực tế ở địa phương nơi đặt nhà máy nhiệt
179
điệnn đại dương, nó có thể được treo dưới các phao nổi hoặc có thể đặt nằm ngay dưới đáy
biển.
Một điều rất quan trọng đối với các nhà máy nhiệt điện đại dương là cần phải lựa
chọn sử dụng các vật liệu và thiết bị vừa phải chịu được điều kiện môi trường biển rất khắc
nghiệt, lại phải vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Vì vậy, cho đến nay, 4 loại thiết bị đặc biệt trong một nhà máy nhiệt điện đại dương
là ống dẫn nước lạnh, có bộ trao đổi nhiệt, các neo và hệ truyền tải điện vào bờ vẫn là các
đối tượng của các chương trình nghiên cứu phát trei63n đeể tìm ra các vật liệu và công
nghệ ngày một tốt hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn
4.3.2. Năng lượng sóng biển
Gió thổi trên bề mặt đại dương bao la truyền một phần năng lượng của nó cho đại
dương tạo ra các sóng biển. Các sóng biển cũng là một nguồn năng lượng rất lớn và hấp
dẫn. Tiềm năng năng lượng sóng biển biến đổi từ nơi này sang nơi khác phụ thuộc vào
vị trí địa lý. Thậm chí ngay ở một vị trí đã cho năng lượng sóng biển cũng biến đổi theo
thời gian từng giờ, từng ngày, từng mùa, [1-5].
Tùy theo nguyên lý hoạt động, các thiết bị khai thác sóng biển được phân loại theo
“mái dốc” (Ramp), cánh nổi (float flaps), bóng khí (air bell) và bơm sóng (wave pump).
Một cách phân loại khác là chia các loại thiết bị thành các bộ “một chiều” (Rectifier), bộ
dao động điện (Tuned Oscillator) hoặc bộ dao động không điện (Untuned Oscillator).
Trên thế giới đã có nhiều công ty nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các thiết bị khai thác
năng lượng sóng biển, nhưng nói chung số lượng cũng như công suất thiết bị còn nhỏ. Các
công trình nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực khai thác năng lượng sóng biển vẫn đang
được tiếp tục ở một số nước trên thế giới như ở Nhật Bản.
4.3.3. Năng lượng điện sóng biển
a) Khái quát chung về một số dạng năng lượng điện sóng biển
Năng lượng của sóng biển (tidal energy) bị giới hạn và khó khai thác. Mặc dù đã có
nhiều đề xuất khác nhau để phát điện từ loại năng lượng này nhưng chỉ có một số công
trình đã được thương mại hóa dưới một số dạng khác nhau.
Hệ thống phao dao động dạng thu gọn (Oscillating Float System) hoặc dạng dài
(Oscillating Snake System):
Đây là giải pháp đơn giản và phổ biến nhất, bao gồm một phao được đặt bên trong
một xi lanh hình trụ hoặc các phần hình trụ nổi được liên kết bởi các khớp nối như mô tả
trên Hình 4.14.

180
Hình 4.14. Hệ thống phao dao động
Phần năng lượng dao động từ sóng biển có thể được sử dụng để chuyển hóa thành
điện năng theo dưới dạng thủy lực hoặc dạng khí. Không khí được nén trong một bình chứa
ở phía trên của phao khi đỉnh sóng xuất hiện làm phao di chuyển lên. Sau khi đỉnh sóng đi
qua, không khí giãn nở và tạo nên lực tác động lên một turbine khí (Hình 4.15a và sử dụng
máy phát tuyến tính), một turbine nước (Hình 4.15b) hoặc một bơm nước (Hình 4.15c). Hệ
thống này có thể được ứng dụng để phát điện trực tiếp hoặc bơm chất lòng thủy lực lên bờ
để phát điện.

a) Turbine khí b) Turbine thủy lực

c) Bơm thủy lực


Hình 4.15. Một số dạng khai thác năng lượng sóng biển dạng thủy lực
181
Với phao dạng thu gọn, phía dưới xi lanh được để hở, neo vào đáy biển và phao di
chuyển lên xuống theo mặt sóng bên trong xi lanh khi sóng qua phao. Với dạng dài, năng
lượng từ các chuyển động của sóng được sử dụng để bơm dầu áp suất cao thông qua các
động cơ thủy lực và làm quay máy phát điện.

Hình 4.16. Điện sóng biển sử dụng phao dao động dạng thu gọn
Hệ thống cánh dao động (Oscillating Paddle System), hệ thống này sử dụng các cánh
hoặc mái chèo lớn được neo vào đáy biển. Các cánh này được lắp cố định với khớp bản lề
đặc biệt, giúp các cánh chuyển động lắc lư theo sóng biển và bơm nước vào turbine máy
phát như trên Hình 4.16.

Hình 4.17. Hệ thống phát điện sử dụng năng lượng sóng biển dạng cánh dao động
Hệ thống cột nước dao động (Oscillating Water Column), Các cột nước được hình
thành trong buồng kỹ thuật đặt cạnh bờ biển hoặc trên các bè. Buồng kỹ thuật có dạng hở
ở cả phía trên và phía dưới như trên Hình 4.17, trong đó đầu phía dưới được đặt chìm trong
biển và đầu phía trên lắp một turbine khí. Cột nước trong buồng kỹ thuật sẽ dâng lên hoặc
hạ xuống tương ứng với sự di chuyển của sóng biển. Điều này dẫn đến sự khi chuyển của
khối khí qua turbine khí làm quay turbine và dẫn động cho một máy phát điện. Nhờ cấu

182
trúc đặc biệt của buồng kỹ thuật và hệ thống van đóng mở theo chu trình nên turbine luôn
quay theo một chiều cố định.

Hình 4.18. Điện sóng biển sử dụng cột nước dao động
Tuy nhiên, hệ thống điện thủy triều loại này luôn phải đối mặt với tác động ăn mòn
của môi trường biển nên có chi phí bảo trì khá cao. Giá thành điện thủy triều thường cao
hơn nhiệt điện khí và than, tương đương giá thành điện gió.
Hệ thống biến đổi áp suất (Pressure Transducer System), Hệ thống bơm thủy lực sử
dụng một bình chứa khí gắn cố định phần đế và có thể di chuyển linh hoạt phần phía trên
(Hình 4.19). Khí trong bình có thể nén hoặc giãn tương ứng với sự thay đổi áp lực từ những
con sóng.

Hình 4.19. Điện sóng biển sử dụng hệ thống biến đổi áp suất
Ở đây ta thấy hệ thống này sử dụng dòng chảy của thủy triều và sức đập của sóng để
làm quay cánh quạt, bánh lăn,.v.v... tạo ra điện năng.
Hệ thống thu sóng (Wave Capture Systems):
Hệ thống này sử dụng một đoạn kênh hẹp để thu sóng vào một hồ chứa (Hình 4.20).
Đỉnh sóng kết hợp với đà của nước đủ để đưa một số lượng nước cần thiết vào hồ và thực
hiện phát điện như nhà máy điện thông thường.

183
Hình 4.20. Điện sóng biển sử dụng hệ thống thu sóng
Hệ thống sóng tràn đỉnh (Overtopping Wave Systems):
Hệ thống này được đặt ở vị trí đủ cao để thu sóng vào một hồ chứa (Hình 4.21). Đỉnh
sóng tràn qua những đập nổi vào turbine và làm quay turbine để thực hiện phát điện như
nhà máy điện thông thường.

Hình 4.21. Điện sóng biển sử dụng hệ thống tràn đỉnh


Hệ thống đòn bẩy (Lever Systems)
Hệ thống này sử dụng đòn bẩy dài gắn trên cọc thép hoặc trên phao nổi. Cần đòn bẩy
di chuyển lên xuống theo con sóng. Sự di chuyển này tác động lực lên hệ thống thủy lực
và phát điện.

Hình 4.22. Điện sóng biển sử dụng hệ thống đòn bẩy


b) Tính toán công suất của điện sóng biển
Nguyên lý chuyển đổi năng lượng của điện sóng biển được mô tả trên Hình 4.21.

184
a) Truyền thống b) Tịnh tiến 2 hướng c) Xoay 2 hướng
Hình 4.23. Nguyên lý chung chuyển đổi năng lượng của điện sóng biển
Theo Hình 4.23a, điện sóng biển có thể sử dụng nguyên lý phát điện truyền thống
thông qua việc tích nước vào hồ để làm quay turbine và quay máy phát (chuyển động xoay
một hướng). Nguyên lý này áp dụng cho hệ thống thu sóng và hệ thống tràn đỉnh.
Theo Hình 4.23b, điện sóng biển có thể sử dụng chuyển động tịnh tiến 2 hướng để
phát điện. Nguyên lý này áp dụng cho thống phao dao động dạng thu gọn hoặc dạng dài,
hệ thống cột nước dao động và hệ thống đòn bẩy.
Theo Hình 4.23c, điện sóng biển có thể sử dụng chuyển động xoay 2 hướng để phát
điện. Nguyên lý này áp dụng cho thống cánh dao động, hệ thống biến đổi áp suất.
Công suất của các máy phát điện sóng biển được xác định theo năng:
 ga 2
PW  (4.1 )
4T
Trong đó: Pw (W/m) là công suất trên mỗi đơn vị dài của sóng; ρ (103 kg/m 3) là khối
lượng riêng của nước biển, a (m) là biên độ của sóng biển (1 nửa độ cao sóng), g(m/s 2) là
gia tốc trọng trường, λ(m) là độ dài bước sóng của dao động, T(s) là thời gian của chu kỳ
dao động.
Công suất thiết kế của máy phát điện sóng biển được xác định từ năng lượng của sóng
biển (công thức (4.1) và loại máy phát (tương ứng với từng công nghệ như trên Hình 4.23)
cho từng vị trí và bài toán thiết kế cụ thể.
c) Các thách thức về công nghệ của điện sóng biển
Đặc điểm của bản thân của sóng biển: Sóng biển luôn biến động cả về biên độ, tần số
và hướng dòng chảy.
Sự tương thích giữa thiết bị phát điện và đặc điểm của sóng: Phải đảm bảo thiết kế
cơ khí có khả năng chuyển đổi năng lượng không đều của sóng thành điện đồng bộ với
lưới. Đồng thời, phải sử dụng các thiết bị điện tử công suất đắt tiền khiến chi phí đầu tư
lớn.
Nếu không có hộp số, tốc độ quay của máy phát sóng biển rất chậm (chỉ khoảng
(5÷10) giây/vòng) trong khi tốc độ quay của máy phát điện thông thường hoạt động ở tốc
độ đồng bộ 1200 vòng/phút (2 vòng/giây). Vì vậy, máy phát điện sóng biển cần có thiết kế
hộp số với hệ số tỷ tốc khoảng 200:1 và nhiều cặp cực.

185
Một giải pháp cho vấn đề này là sử dụng các bộ tích trữ thủy lực để cung cấp năng
lượng cho máy phát đều hơn.
Lựa chọn thiết bị: các thiết bị được lựa chọn phù hợp sẽ giúp tạo ra lực cơ học đủ lớn
và tham gia vào phát điện được.
Lắp đặt và neo giữ thiết bị: Các thiết bị phải được bao bọc và neo giữ cẩn thận để bảo
vệ thiết bị khỏi những tác động khắc nghiệt của môi trường biển. Ở các vị trí sâu, việc neo
giữ thiết bị cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Truyền tải năng lượng: Cần phải phát triển các đường ống áp lực cao và cáp bọc thép,
bọc cách điện tốt, tổn thất nhỏ để hấp thu năng lượng điện hoặc thủy năng trở lại bờ biển.
Sự phá hủy của bão: Đây là một thách thức chính đối với nguồn sóng biển. Sự xuất
hiện của các trận sóng đặc biệt nào đó cũng vẫn tuân theo phân bố xác xuất Rayleigh như
tốc độ gió. Một cơn bão có biên độ sóng gấp 10 lần biên độ trung bình chỉ xuất hiện 1 lần
trong mỗi 50 năm, nghĩa là tần số của các cơn bão nghiêm trọng có thể khá nhỏ, nhưng
việc thiết kế các thiết bị cho nguồn điện sóng biển phải chịu được gấp 100 lần mức độ làm
việc bình thường. Điều này cũng làm tăng đáng kể chi phí.
4.4. Thuỷ điện nhỏ
4.4.1. Khái quát chung
Thủy điện nhỏ là một khái niệm được hiểu theo nghĩa rộng, nếu như các nhà máy
thủy điện có công suất lớn tới hàng trăm hàng ngàn MW chỉ có thể được xây dựng trên
những dòng chảy lớn (sông lớn) thì thủy điện nhỏ lại được phát trển theo hướng tận dụng
những dòng chảy nhỏ hình thành trên đất liền hay đại dương, thậm chí là sóng biển. Thủy
điện nhỏ là nguồn năng lượng có hiệu quả kinh tế rất cao, được chú ý phát triển rộng rãi
trên toàn thế giới, đóng góp quan trọng cho cân bằng năng lượng của mỗi quốc gia và đặc
biệt có ý nghĩa cho bảo vệ môi trường. Các trạm thủy điện nhỏ trên đất liền không có yêu
cầu cao về công trình thủy công như đập chắn, hồ chứa, bể xả, các quy trình điều tiết mức
nước. Nước từ thượng lưu qua kênh dẫn hoặc đường ống tới hệ thống turbine - máy phát
điện, biến đổi thủy năng thành điện năng. Các trạm thủy điện công suất nhỏ có thể không
có đập chắn mà lợi dụng những dòng kênh thủy lợi. Còn thủy điện đại dương lại có ưu thế
to lớn là không chiếm dụng diện tích mặt đất, chủ yếu khai thác nguyên dạng các điều kiện
địa lý tự nhiên, hoặc là có cải tạo nhưng không đáng kể,[1- 5].
a) Tiềm năng của thuỷ điện nhỏ trên thế giới
Trong những năm gần đây, các thuỷ điện nhỏ đã đóng một vai trò quan trọng trong
việc cung cấp năng lượng cho nhiều nước trên thế giới. Ở các nước phát triển, tổng công
suất của các thuỷ điện nhỏ trong mỗi nước đã vượt quá 1 triệu kW (Mỹ, Canađa, Thụy
Điển, Tây Ban Nha, Pháp, Italia). Việc sử dụng các trạm thuỷ điện nhỏ không những tiết
kiệm các nguồn năng lượng truyền thống khác mà còn góp phần làm sạch môi trường, làm
giảm hẳn lượng phát thải khí điôxít cácbon,.v.v…

186
Tiềm năng kinh tế của các nhà máy thủy điện toàn thế giới vào khoảng 7300
TWh/năm. Trong số này, 32% là đã khai thác, trong đó có sự đóng góp của thuỷ điện nhỏ.
Ước tính đến năm 2010 từ thuỷ điện nhỏ lượng điện sẽ nhận được 220 TWh/năm, còn tổng
công suất của chúng sẽ đạt đến 55 GW.
Hiện nay, Trung Quốc là nước đi đầu trong việc phát triển thuỷ điện nhỏ, với tổng
công suất các thuỷ điện nhỏ đã đạt hơn 13 triệu kW. Ở nhiều nước khác như Hà Lan, Bỉ,
Belaruxia,.v.v… mặc dù điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc xây dựng thuỷ điện
nhỏ, nhưng phát triển thuỷ điện nhỏ vẫn được định hướng ưu tiên. Nguyên nhân là các thuỷ
điện nhỏ không những góp phần tiết kiệm các nguồn năng lượng khác như than, dầu mỏ,
khí đốt v.v... mà còn nhu cầu nguồn năng lượng điện tại chỗ cho các vùng sâu, vùng xa và
góp phần bảo vệ môi trường. Một trạm thuỷ điện nhỏ với công suất 1 MW có thể cung cấp
nguồn điện 6000 MWh/năm mà không làm tổn hại đáng kể môi trường xung quanh, trong
khi một nhà máy nhiệt điện chạy bằng than cùng cho một lượng điện như thế sẽ phát tán
ra không khí 4000 tấn CO2/năm.
Viện nghiên cứu năng lượng điện của Mỹ đã có tính toán về năng lượng điện sóng
biển dọc theo bờ biển của Mỹ. có thể sản xuất ra khoảng 2100TWh/năm. Sản lượng đó
chiếm một nửa yêu cầu sử dụng điện của nước Mỹ. Ở nước Anh, giới chuyên gia ước tính
rằng, nước biển có thể đảm bảo cho họ tới 25% nhu cầu năng lượng cần thiết. Việc phát
triển các dự án năng lượng sóng biển được thực hiện ở châu Âu và châu Mỹ. Ở châu Âu
các thiết bị điện sóng biển đã được thử nghiệm từ năm 60 của thế kỷ trước. Ở Tây ban nha
trong các năm 2011-2020 Viện Kế hoạch Năng lượng tái tạo đã mạnh dạn đầu tư nghiên
cứu phát triển tương đối mạnh năng lượng sóng biển, đã thực hiện nhiều dự án. Người ta
tính toán rằng ở Tây Ban Nha có thể đảm bảo 42.3% năng lương điện tiêu thụ là năng
lượng tái tạo vào năm 2020. Hiện có nhiều công nghệ để biến năng lượng sóng biển vào
thực tiễn.
Pháp chế tạo và lắp đặt thủy điện hải lưu ở cửa sông từ năm 1967. Công trình đó đến
nay vẫn còn hoạt động và có công suất 240 MW. Những nhà máy điện cùng loại thí điểm
cũng xuất hiện ở Trung Quốc, Ấn Độ, Canađa và Liên bang Nga.
b) Tiềm năng của thuỷ điện nhỏ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, với đặc điểm địa lý của đất nước có nhiều đồi núi, cao nguyên và sông
hồ, lại có mưa nhiều. Hàng năm mạng lưới sông suối vận chuyển ra biển hơn 870 tỷ m3
nước, tương ứng với lưu lượng trung bình khoảng 37500 m3/giây. Đó là tiềm năng lớn cho
việc phát triển các nhà máy thủy điện nói chung và thủy điện nhỏ nói riêng.
Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam cùng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài ngành điện
cũng mạnh dạn tự đầu tư xây dựng các thủy điện công suất vừa và nhỏ, với gần 300 dự án
có tổng công suất lắp máy khoảng 2500 MW đến 3.000 MW, tương ứng với lượng điện
hàng năm khoảng 10 tỷ kWh.

187
Đối với thủy điện đại dương, Việt Nam có một tiềm năng rất với hơn 3000 km bờ
biển kèm theo một vùng lãnh hải dọc suốt chiều dài đất nước. Tuy nhiên thủy điện đại
dương đòi hỏi một trình độ công nghệ và năng lực quan lý vận hành ở mức độ cao hơn so
với thủy điện trên đất liền.
c) Thủy năng và công nghệ khai thác
Thủy năng là một dạng năng lượng nhận được từ sự tác động của các dòng nước
chuyển động, xảy ra có thể là trên lục địa hay đại dương. Trước khi được phát hiện một
tiềm năng to lớn và ưu việt nhất của thủy năng là chuyển hóa thành điện năng, thủy năng
đã được sử dụng cho nhiều mục đích khác như thủy lợi, dẫn động cho cối xay nước,
máy dệt, máy cưa, sức nâng tại các âu tàu, vận chuyển, giao thông, .v.v... Như thể hiện
trên hình 4.24.

Hình 4.24. Một số ứng dụng thủy năng điển hình


Một số ứng dụng thủy năng có thể được giới thiệu sơ bộ như sau:
Bánh xe nước và cối xay nước: Sức nước đã được sử dụng hàng trăm năm nay.
Ở Ấn Độ, bánh xe nước và cối xay nước đã được xây dựng; ở Đế quốc La Mã, các cối
xay dùng sức nước dùng để xay bột từ hạt ngũ cốc, và cũng được dùng để cưa gỗ và đá;
ở Trung Quốc, cối xay nước đã được sử dụng rộng rãi từ thời nhà Hán. Năng lượng của
dòng nước chảy ra từ một bồn nước được sử dụng để đãi quặng kim loại.
Ở Trung Quốc và các nước Á Đông còn lại, sức nước còn giúp làm quay bánh xe
dẫn nước vào các kênh thủy lợi, thay cho một hệ thống bơm như ngày na. Vào những
năm 1830, thời hoàng kim của kỷ nguyên xây dựng kênh đào, sức nước cũng được dùng
để vận chuyển bằng xà lan lên và xuống những ngọn đồi dốc bằng cách sử dụng đường
ray dốc.
Tại Anh, các nhà máy nước được biết là đã được sử dụng 900 năm trước đây. Tại
châu Âu, Châu Á và các bộ phận của châu Phi, bánh xe nước được sử dụng để lái xe
một loạt các công nghiệp máy móc, chẳng hạn như các nhà máy và máy bơm. Các
turbine nước có hiệu quả đầu tiên xuất hiện vào giữa Thế kỷ 19 và nó đã không lâu
trước khi chúng được thay thế bánh xe nước trong nhiều ứng dụng. Ngược lại, với bánh

188
xe nước và turbine đầu, turbine hiện đại nhỏ gọn, có hiệu quả cao và có khả năng quay
ở tốc độ rất cao.
Ống dẫn thủy năng: Mạng lưới thủy năng sử dụng các đường ống mang lưu chất
bị nén để truyền tải năng lượng cơ học từ đầu nguồn tới người dùng ở đầu cuối. Một
nguồn thủy năng có thể được tính toán xác định công suất hữu ích hoặc công trên một
đơn vị thời gian. Trong các hồ chứa lớn, công suất hữu ích thường liên hệ với cột áp
thủy lực và tốc độ dòng chảy. Trong một hồ chứa, cột áp là chiều cao của nước trong
hồ so với chiều cao của nó sau khi đã xã hết nước. Mỗi đơn vị nước có thể thực hiện
được một công tỷ lệ chính trọng lượng của nó và chiều cao cột áp.
Thủy điện: Thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Công nghệ thủy
điện đầu tiên được thực hiện bằng cách tích nước lại bởi một công trình gồm đập ngăn
và hồ chứa, để từ đó tạo ra một dòng nước có áp lực cao chảy qua tổ hợp turbine-máy
phát điện đặt tại một vị trí thấp hơn, máy phát ra điện. Về bản chất, đó là một chu trình
chuyển đổi hoàn chỉnh Thủy năng - Cơ năng - Điện năng. Ngày nay, cũng dựa trên
nguyên lý này các công nghệ thủy điện được phát triển phong phú hơn, bất kỳ một sự
dịch chuyển nào của dòng chảy đều có thể hình thành được một công nghệ thủy điện.
Ví dụ như: Điện thủy triều, điện sóng biển, thủy điện nhỏ với các dòng chảy tự nhiên
trên đất liền cũng như trong đại dương. Thủy điện là một dạng năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, trong phạm vi của cuốn sách chỉ đề cập đến các loại thủy điện nhỏ và
được khai thác theo công nghệ sạch, không có tác động xấu đến môi trường sinh thái.

4.4.2. Điện thủy triều


Điện thuỷ triều đơn giản là một dạng năng lượng điện thu được từ năng lượng chứa
trong các khối nước chuyển động do thuỷ triều. Việc chế ngự nguồn năng lượng này đã
được chú ý từ hàng thế kỷ nay. Vào thế kỷ 18, nhà máy năng lượng nước vận hành nhờ sự
chuyển động lên xuống thủy triều được xây dựng ở New England. Bơm nước cống rãnh
dùng năng lượng thủy triều ở Hamburg, Đức mãi đến năm 1880. Còn bơm nước sử dụng
năng lượng thủy triều lắp đặt năm 1580 dưới cầu London đã hoạt động suốt 2,5 thế kỷ.
Những hệ thống này đã dần được thay thế bằng các động cơ tiện lợi và hiệu quả hơn.
Hiện nay, có các trạm điện thuỷ triều đang hoạt động tại Pháp, Nga, Trung Quốc và
Canada. Tuy nhiên, năng lượng thuỷ triều hiện nay chưa được đánh giá là một nguồn năng
lượng quan trọng trên thế giới, bởi vì chỉ có một số ít các vị trí có mực nước triều dâng cao
đủ để việc phát triển mang tính khả thi. Trên hình 4.25 mô tả hai trạm điện thủy triều điển
hình, [1-4].

189
Hình 4.25. Một số hình ảnh về thuỷ điện thuỷ triều
a) Nguyên lý hoạt động của điện thủy triều
Phân loại theo turbine sử dụng trong hệ phát điện thủy triều có hai loại chính. Loại
thứ nhất dùng turbine nước và loại thứ hai dùng turbine khí
* Điện thủy triều sử dụng turbine nước:
Để thu được năng lượng từ thuỷ triều, người ta sử dụng phương pháp dao động cột
nước. Khi thuỷ triều lên, đẩy mực nước lên trong một phòng rộng xây dựng bên trong dải
đất ven bờ biển, một phần được chìm dưới mặt nước biển. Khi nước dâng, không khí bên
trong phòng bị đẩy ra theo một lỗ trống vào một turbine. Khi nước thuỷ triều rút đi, mực
nước hạ xuống bên trong phòng hút không khí đi qua turbine theo hướng ngược lại. Turbine
xoay tròn làm quay một máy phát để sản xuất điện (hình 4.26).

Hình 4.26. Mô hình điện thủy triều sử dụng loại turbine nước
Điểm mấu chốt của hệ thống này là việc sử dụng turbine loại có hệ thống các cánh
quay đảm bảo luôn quay theo một chiều cố định, trong khi dòng nước qua turbine đảo
chiều theo chu kỳ.
Hệ thống Limpet là một điển hình về khai thác dạng năng lượng này. Hệ thống làm
việc theo nguyên lý sau:

190
Lúc thuỷ triều xuống thấp: chu trình nước biển qua turbine theo hướng từ biển
(vịnh) vào hồ chứa.
Lúc thuỷ triều dâng cao: chu trình nước biển qua turbione theo hướng từ hồ chứa
ra biển (vịnh).
Sự thay đổi chiều cao cột nước làm turbine quay tạo ra điện năng, mỗi máy Limpet
có thể đạt từ 250 kW đến 500 kW. Hiện nay, đã có công ty lắp đặt hệ thống thương mại
trên thế giới sản xuất điện trực tiếp từ thuỷ triều. Chẳng hạn một máy Limpet có thể phát
ra 500 kW, đủ cung cấp 400 hộ gia đình sử dụng.
* Điện thủy triều sử dụng turbine khí
Khi thuỷ triều dâng, đẩy mực nước lên trong một buồng kỹ thuật được xây dựng bên
trong dải đất ven bờ biển, một phần bị chìm dưới mặt nước biển. Khi nước dâng, không
khí bên trong phòng bị đẩy ra theo một lỗ trống vào một turbine. Khi thuỷ triều rút đi, mực
nước hạ xuống bên trong phòng sẽ hút không khí đi qua turbine theo hướng ngược lại.
Turbine quay dẫn động cho một máy phát điện. Nhờ cấu trúc đặc biệt của buồng kỹ thuật
và hệ thống van đóng mở theo chu trình nên turbine luôn quay theo một chiều cố định, hình
4.27.

Hình 4.27. Cơ chế vận hành turbine phát điện kiểu khí
Tuy nhiên, hệ thống điện thủy triều loại này luôn phải đối mặt với tác động ăn mòn
của môi trường biển nên có chi phí bảo trì khá cao. Theo tính toán của các chuyên gia, với
giá thành sản xuất điện thủy triều là 0.1 USD/kWh, cao hơn giá khí đốt và than một chút
và tương đương giá thành của động cơ điện sức gió.
b) Tính toán năng lượng thủy triều
Năng lượng do thủy triều tạo ra vô cùng to lớn và cũng rất khó cho việc khai thác.
Một nguyên lý truyền thống là sử dụng thế năng do độ chênh mức nước thủy triều cực đại
và cực tiểu xét trong trong khoảng thời gian thực tế là 1 ngày để quay turbine phát điện. Ví
dụ: Tại vị trí eo biển hẹp có độ chênh mức thủy triều lớn người ta xây đập chắn và lắp đặt
các tổ turbine-máy phát điện theo thiết kế. Khi thủy triều lên nước biển qua đập chắn qua
turbine vào hồ chứa, khi thủy triều xuống nước từ hồ qua turbine thoát ra biển. Như vậy,
cả hai chu trình nước biển vào, ra hồ chứa đều có khả năng quay turbine và phát ra điện.
Năng lượng thủy triều E đối với điện thủy triều kiểu này được tính theo biểu thức quen
thuộc sau:

191
1
E  Ah2 (4.2)
2
Trong đó: E là công suất của thủy điện; A là diện tích bể chứa; ρ là khối lượng riêng
của nước biển bằng 1025 kg/m3; h là chiều cao thủy tĩnh.
Trong quá trình vận hành, hay là theo thời gian trong ngày cột nước h sẽ thay đổi và
tương ứng công suất phát của thủy điện thay đổi. Tất nhiên, theo quy luật trong năm thì ở
mỗi tháng lại có mức chênh cột nước thủy triều cũng khác nhau. Đối với điện thủy triều,
sản lượng điện phát ra hàng năm là khá ổn định, mặc dù sản lượng điện hàng tháng là
không giống nhau.
4.4.3. Thủy điện hải lưu
Điện hải lưu là nguồn điện được khai thác từ năng lượng của các dòng hải lưu mậu
dịch trên biển, hình 4.28. Đây là một nguồn năng lượng lớn và có thể xem như là vô tận.
Thủy điện hải lưu là một trong những ngành năng lượng mới và hiện đang được các Nhà
khoa học trên thế giới nghiên cứu và phát triển.

Hình 4.28. Một số dòng chảy đại dương - hải lưu lớn trên thế giới
Các nghiên cứu trước đây đã tính toán dòng hải lưu có một năng lượng cực lớn và nó
sẽ làm quay turbine của nhà máy phát điện. Các dòng hải lưu trên toàn thế giới ước tính
mỗi năm có thể cung cấp 8760 kWh, tương đương với 1 tỷ tấn dầu mỏ để sản xuất ra điện.
Ngoài ra, dùng hải lưu để phát điện sẽ không làm ô nhiễm môi trường, không chiếm dụng
điện tích đất liền, hình 4.29.

Hình 4.29. Thủy điện hải lưu

192
* Nguyên lý hoạt động của thủy điện hải lưu
Ở một vài nơi trên thế giới, dòng hải lưu chảy qua eo biển hẹp, ở đó người ta có thể
lắp đặt các turbine kiểu ngập chìm trong nước biển để phát điện.
Tốc độ dòng chảy luôn tăng lên khi nước biển chảy từ một lòng dẫn sâu và rộng vào
một lòng dẫn nông và hẹp. Khi nước biển chảy qua những nơi như thế với vận tốc cao thì
turbine kiểu ngập sẽ hoạt động với hiệu suất cao. Dòng hải lưu chảy quanh Nam Cực kết
hợp với dòng hải lưu Falkland đẩy nước biển chảy qua một eo biển hẹp có tên là Falkland
Sound, ngăn cách Tây Falkland và Đông Falkland. Tại nơi hẹp nhất (và nông nhất), eo
rộng khoảng một dặm là điều kiện tốt cho lắp đặt turbine thuỷ. Dòng hải lưu quanh Nam
Cực cũng chảy qua các eo biển tương tự ngăn cách các hòn đảo nằm ở phía nam Tierra Del
Fuego phía Chile trên biên giới với Acgentina. Ở những nơi như thế, có thể sản xuất điện
năng được từ dòng hải lưu với hiệu suất cao (trên 25%), công trình có tính khả thi và hiệu
quả về kinh tế cao. Có thể khai thác năng lượng theo cách khác như đào một đường hầm
dưới dải đất hẹp chia cắt hai vùng biển này nhằm tạo một dòng chảy ngầm giữa hai bờ đại
dương.
Công nghệ xây dựng đường hầm trong đất đã được khẳng định và tiếp tục cải thiện
và phát triển. Chi phí xây dựng một đường hầm dài 16 dặm dưới nước và dưới lòng đất ở
vịnh Chignecto và eo biển Northumberland có thể cạnh tranh được với chi phí xây dựng
đập ngăn nước và turbine kiểu ngập ở cửa vào vịnh Fundy rộng 40 dặm. Turbine trong
đường hầm có thể hoạt động với hiệu suất biến đổi năng lượng trên 80% khi nước chảy
nhanh trong khi thiết kế của turbine kiểu ngập sẽ chỉ hoạt động với hiệu suất gần 45% trong
nước chảy chậm. Dần dần hiệu suất cao của turbine trong đường hầm có thể tạo ra đủ
doanh số từ việc bán điện đến mức chi phí ban đầu cao hơn là có thể chấp nhận được.
Đường hầm cho phép sử dụng năng lượng đại dương để phát điện trong vịnh Fundy
vào lúc thủy triều không thay đổi. Năng lượng này được tạo ra do dòng hải lưu và gió tây.
Turbine đường hầm hoạt động kết hợp với các trạm phát điện thuỷ triều ở sông Saint John
và vịnh Minas làm cho việc chuyển hoá điện năng từ đại dương ở vịnh Fundy mang tính
khả thi và cạnh tranh về giá cả. Trước đây ý tưởng kết hợp hai lớp nước qua một đường
hầm được xem là không thực tế. Tiến bộ của công nghệ xây dựng đường hầm và công nghệ
turbine thuỷ lực làm cho phương thức xây đường hầm mang tính cạnh tranh ở những nơi
như cực Đông của vịnh Fundy và ở giữa vịnh Placentia và vịnh Triniti.
* Tính toán công suất thủy điện hải lưu:
Đối với thủy điện hải lưu, công suất P (kW) được tính bằng:
1
P   Av 2 (4.3)
2
Trong đó: P là công suất (kW); η là hiệu suất turbine; ρ là tỷ trọng của nước biển
(1025 kg/m3 ); A là diện tích cánh turbine (m2); v là vận tốc dòng chảy (m/s).

193
4.4.4. Thủy điện sóng biển
Năng lượng sóng biển được khai thác từ động năng sinh ra từ sóng biển, hình 4.30.
Có thể nói đây là một nguồn tài nguyên dồi dào và vô tận, chỉ cần 1 km2 mặt nước biển và
với những công nghệ rất bình thường là ta đã có thể tạo ra 1 nguồn năng lượng điện rất lớn
phục vụ cho con người.

Hình 4.30. Mô tả năng lượng của sóng biển nhà máy thuỷ điện sóng biển
Nguyên lý hoạt động của thủy điện sóng biển
Để thu được năng lượng từ sóng người ta dùng phương pháp dao động cột nước.
Ngoài ra còn dùng một số cách khác như: Máy cuộn sóng, máy phát điện cánh ngầm, thiết
bị anaconda (Anh), hình 4.31.

Hình 4.31. Máy phát điện sóng biển cánh ngầm


Máy phát điện cánh ngầm hoạt động như sau: Khi sóng biển nâng phao (ký hiệu số
4) lên thì dây cáp (5) bị căng ra kéo cho tời quấn cáp (2) quay. Khi sóng biển hạ phao
xuống thì dây cáp bị chùng xuống và được quấn trở lại tời. (Trong tời quấn cáp, ta lắp một
lò xo sao cho lò xo này tự động quấn cáp lại mỗi khi nó bị chùng). Trong tời quấn cáp, ta

194
cũng lắp một hộp dây cót sao cho mỗi khi sóng biển dâng lên kéo cho tời quay thì công
năng này làm lên dây cót (giống như ta lên dây cót cho đồng hồ).
Trên sợi cáp ta có thanh hãm (7) để giữ cho cánh ngầm (6) không bị lò xo của tời
quấn cáp kéo lại quá gần với phao. Cánh ngầm phải được giữ cách phao một cự li nhất định
để cánh ngầm không bị dao động lên xuống cùng với sóng biển. Ta biết rằng càng xuống
sâu thì ảnh hưởng của sóng biển càng giảm, ở độ sâu trên 10 mét thì nước biển rất ít bị dao
động bởi sóng biển.
Công năng của dây cót sẽ được xả ra dần dần làm quay máy phát điện (1). Trong tời
quấn cáp ta cũng cần lắp một cơ cấu đế có thể tự động cắt kết nối giữa dây cót với tời mỗi
khi dây cót đã bị lên quá căng. Cánh ngầm cũng nên được chế tạo sao cho chúng ta có thể
cụp nó lại mỗi khi có bão tố.
Các chi tiết của máy phát điện cũng cần phải được chế tạo bằng những vật liệu nhẹ
để tăng hiệu quả của máy phát. Để có nguồn điện ổn định, cần trang bị thêm các bình ắc
quy để tích trữ điện. Chúng ta cũng có thể tích hợp đưa máy phát điện vào trong lõi của tời
quấn cáp và cũng có thể kết nối trục tiếp máy phát với tời mà không cần qua trung gian là
dây cót./.
* Cockerell đã dựa trên nguyên lý: có một cái phao phẳng, di chuyển ra khỏi vị trí
cân bằng của nó. Nó sẽ lấy lại cân bằng với 1 lực của 44% trong khối lượng tổng của nó.
Bằng cách bố trí lực nổi và khối lượng tại điểm cuối bên ngoài của phao, lực nổi có thể
được tối ưu hóa chống lại tiêu hao vật liệu. Vì vậy, lực giữ thăng bằng bây giờ là 50% thay
vì 44% và tiêu hao vật liệu cũng được giảm bớt khi so sánh với phao đặc.
Phương pháp sử dụng bộ chuyển đổi DEXA được phát minh năm 1980 bởi
Christopher Cockerell. Ban đầu, Cockerell Raft bao gồm 2 cái phao nổi được lắp bản lề
với nhau có 1 hệ thống truyền năng lượng thủy lực và được thả nổi trên mặt biển, hình
4.32.

a) Phao Cockerell b) Phao DEXA


Hình 4.32. Mô tả nguyên lý hoạt động của phương pháp sử dụng phao Cockerell
Một cấu trúc khác, tương tự: mỗi phao DEXA gồm 2 phao dạng ống được nối với
thanh giằng chắc chắn để sự phân phối năng lượng được tối ưu, hình 4.33. Trường hợp
này: phao Cockerell hoạt động dựa trên nguyên lý: có một cái phao phẳng, di chuyển ra
khỏi vị trí cân bằng của nó. Nó sẽ lấy lại cân bằng với 1 lực của 44% trong khối lượng tổng
của nó. Bằng cách bố trí lực nổi và khối lượng tại điểm cuối bên ngoài của phao, lực nổi
có thể được tối ưu hóa chống lại tiêu hao vật liệu.
195
Hình 4.33. Cơ cấu DEXA 2 phao
Vì vậy, lực giữ thăng bằng bây giờ là 50% thay vì 44% và tiêu hao vật liệu cũng
được giảm bớt khi so sánh với phao đặc. Mỗi phao DEXA gồm 2 phao dạng ống được nối
với thanh giằng chắc chắn để sự phân phối năng lượng được tối ưu, hình 4.33.
4.4.5. Thủy điện dòng suối
Thủy điện dòng suối là nguồn điện được lấy từ năng lượng từ các dòng chảy của
những dòng suối nhỏ có độ dốc thích hợp. Điện năng lấy từ nước có thể được khai thác
theo nhiều cách khác nhau, bằng cách xây dựng một đập trên một cửa sông và xả nước một
cách kiểm soát thông qua một turbine. Đây là một công nghệ truyền thống đã được sử
dụng từ rất lâu trên thế giới. Thủy điện nói chung có thể được phân loại theo công suất như
sau, [1, 3]:
- Thủy điện lớn, từ 100 MW trở lên thuộc hệ thống quốc gia (không đề cập ở đây).
- Thủy điện vừa, 15-100 MW thường được hòa lưới khu vực.
- Thủy điện nhỏ, 1-15 MW có thể hòa lưới phân tán, những trường hợp thủy điện
dưới 1 MW thường đứng một mình trong một mạng điện cô lậpkhông kết nối lưới hoặc
hòa lưới phân tán (địa phương).
Vì thủy điện, từ 5kW lên đến 100 kW; thường được cung cấp năng lượng cho một
cộng đồng nhỏ hay ngành công nghiệp nông thôn vùng sâu vùng xa không có điện lưới.
Pico-thủy điện từ một vài trăm W đến 5kW, sử dụng các hộ gia đình đơn lẻ.
Thủy điện nhỏ là sự khai thác quy mô nhỏ của năng lượng từ dòng chảy của nước. Ví
dụ: khai thác thủy năng từ một con sông địa phương để cấp năng lượng cho một nhà máy
sản xuất nhỏ hoặc một địa phương, hay một cộng đồng dân cư nhỏ mà ở đấy lưới điện quốc
gia không vươn tới được. Ở đây, ta sẽ sử dụng mô hình thủy điện dòng suối.
Trong vài thập kỷ qua, đã có một nhận thức ngày càng cao ở các nước đang phát triển.
Các dự án thủy điện nhỏ có một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở các khu
vực nông thôn, đặc biệt là miền núi. Các dự án thủy điện nhỏ có thể cung cấp năng lượng
cho công nghiệp, nông nghiệp. Điện năng được sản xuất thông qua một hệ thống cơ học
trực tiếp bằng các khớp nối của turbine, turbine quay và phát ra điện.
Điện năng từ thủy điện dòng suối này có thể được lấy dưới dạng: Trực tiếp đến các
hộ tiêu thụ điện thông qua một hệ thống phân phối điện nhỏ.

196
Có thể được sử dụng cho nạp ắc quy của khách hàng mang đến hệ thống này là phổ
biến tại các nơi mà không có khả năng xây dượng mạng điện phân phối do điều kiệ địa lý
tự nhiên hoặc xa điện lưới quốc gia.
Điều kiện thích hợp để đặt một nhà máy thủy điện nhỏ, thủy điện quy mô nhỏ là
những nơi có sông dốc chảy quanh năm, ví dụ: khu vực đồi của các khu vực quanh năm
cao lượng mưa, hoặc các dãy núi lớn và chân của nó, giống như dãy núi Andes và Hy Mã
Lạp Sơn, hình 4.34.

Hình 4.34. Một số hình ảnh về nhà máy thuỷ điện dòng suối
a) Nguyên lý hoạt động của thủy điện dòng suối:
Đối với các nhà máy thủy điện lớn, thủy năng (TN) được tập trung trên những dòng
chảy (sông) lớn. Trong khi đó, thủy điện dòng suối lại khai thác từ nhiều dạng thái thủy
năng khác nhau từ các dòng chảy nhỏ, suối như mô tả trên hình 4.35.

Hình 4.35. Mô hình nhà máy thuỷ điện dòng suối


197
Các trạm thủy điện dòng suối không có yêu cầu cao về công trình thủy công như đập
chắn, hồ chứa, bể xả, khả năng điều tiết mức nước. Nước từ thượng lưu qua kênh dẫn hoặc
đường ống tới hệ thống Turbine - máy phát điện, biến đổi thủy năng thành điện năng. Các
trạm thủy điện công suất nhỏ (loại mini) có thể không có đập chắn mà lợi dụng những dòng
kênh thủy lợi.
Tính toán công suất thủy điện dòng suối
P = 9,81ρηQH (4.4)
Trong đó, P là công suất [kW]; Q là lưu lượng dòng chảy [m3/s]; H là độ chênh cột
nước [m]; ρ là tỷ trọng của nước [kg/m3]; η là hiệu suất truyền động.
Bảng 4.1. Quan hệ công suất theo lưu lượng, chiều cao cột nước
Công suất P [W] Chiều cao H [m] Lưu lượng Q [l/s]
10 3-5 2
300 4-7 3
500 3-5 8
600 3-5 10
800 3-5 15
1000 4-6 20
1200 4-6 25

4.4.6. Thủy điện nhỏ kiểu kênh dẫn


Nhà máy thủy điện siêu nhỏ thường được xây dựng phân tán trải dài trên các dòng
sông, trong thành phần các hạng mục kết cầu chính không bao gồm đập ngăn. Vì vậy,
chúng không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Một ví dụ như trên hình 4.36, một phần dòng
chảy được đưa vào đường ống nước, còn gọi là ống dẫn áp lực dẫn đến gian máy chảy vào
turbine thủy điện (trạm thủy điện).

Hình 4.36. Minh họa vị trí xây dựng trạm thủy điện nhỏ

198
Cấu trúc trạm thủy điện nhỏ phụ thuộc vào thiết kế hệ thống, cho đến nay, hầu như
các trạm điện kiểu này đều có thiết bị bù công suất đỉnh kiểu BESS (battery energy stor
system) để nâng cao chất lượng điện năng đồng thời trợ giúp cung cấp công suất đỉnh cho
phụ tải khi phụ tải này vượt quá giá trị phát trung bình của máy phát.
a) Nguyên lý hoạt động của thủy điện nhỏ
Trong nguyên lý chuyển hóa năng lượng tại thủy điện nhỏ, năng lượng của dòng chảy
mà turbine nhận được dưới dạng cơ năng được chuyển hóa theo 3 cách: thế năng, áp năng
và động năng, hình 4.37.
Thế năng được sinh ra bởi sự chênh lệch độ cao (cột nước H); Áp năng trong ống dẫn
có thể tạo ra ở cuối đường ống; Động năng khai thác thông qua sự di chuyển của của khối
nước.

Hình 4.37. Mô tả sự biến đổi năng lượng mà turbine nhận được


Điều này có thể được mô tả bởi phương trình:
p v2
EZ + (4.5)
 2g
Trong đó, các đại lượng có đơn vị tương ứng như bảng sau:
Bảng 4.2. Sự tương ứng của đơn vị các đại lượng
STT Nội dung Tương ứng theo hệ Tương ứng theo hệ Tiêu
Tiêu chuẩn của Mỹ chuẩn SI

1 foot3 7.4805 gal 0.02832 n3

2 foot mỗi giây 0.6818 mph 0.3048 m/s

3 foot3 mỗi giây 448.8 gal/min (gpm) 0.02832 n3/ s

4 Mật độ nước 62.428 lb/ ft 3 1000 Kg/n3

5 pound mỗi inch2 2.307 ft của nước 6896 N/n2

6 kW 737.56 ft-lb/s 1000 Nm/s

199
7 inch 1 inch 2.54 cm

8 feet 1 feet 0.3048 m

9 psi 14.2 psi 1 kg/cm2

Trên hình 4.38, HG được gọi là độ cao tổng thể, nó không bao gồm tổn thất đường
ống làm giảm công suất hữu cho turbine. Độ cao thực H sẽ được tính bằng độ cao tổng thể
từ đi độ cao do tổn thất trong đường ống. Các phần hao phí này xác định theo dòng chảy
định mức qua đường kính ống theo toàn bộ chiều dài gồm cả các đoạn uốn cong, van và
các khúc cua phải đi qua để tới turbine.

Hình 4.38. Minh họa các giá trị HG và HN


b) Tính toán công suất đặt và lưu tốc dòng chảy
Tính tổn thất đường ống: Hình 4.39 chỉ ra tổn thất ma sát, được tính trên mỗi feet cột
nước HG của đường ống dài 100 feet của đường ống cho ống PVC và PE với nhiều đường
kính khác nhau.

Hình 4.39. Biểu diễn quan hệ tổn thất đường ống phụ thuộc loại ống

200
Ống PVC ít tổn thất do ma sát hơn và có chi phí thấp hơn so với PE nhưng ống PE
đường kính nhỏ dễ lắp đặt hơn do nó linh động hơn và có thể được mua theo cuộn từ 10 m
đến 30m. PE đường kính lớn hơn sẽ cho chiều dài ngắn hơn và đã được hàn sẵn hai đầu.
Cả 2 loại này đều cần được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời vì nếu bị phơi ra dưới tia cực
tím thì các vật liệu này sẽ giòn và nứt.
Từ (4.5), ta có thể tính năng lượng nhận được từ một hệ thống thủy điện siêu nhỏ như
sau:
P(kW) = 9.81ηQHN (4.6)
Đơn vị: P [kW], Q [m3/s], HN [m]; Với η là hiệu suất của turbine/máy phát. Từ (4.6)
với hiệu suất khoảng 50% thì:
P [kW] ≈ 5 QHN (4.7)
Giả thiết rằng kích cỡ ống đã xác định được vì một lý do nào đó, có thể nó là đường
kính ống lớn nhất thuận lợi, có thể là mức có thể chịu đựng lớn nhất hoặc có thể là kích cỡ
lớn nhất có thể mua được. Câu hỏi đặt ra là liệu có một dòng chảy tối ưu lớn nhất qua ống
không? Nếu dòng chảy càng cao, tổn thất đường ống tăng lên và công suất phát ra giảm.
Nếu dòng chảy chậm, tổn thất công suất giảm nhưng cũng làm giảm công suất nhận được.
Vì vậy, phải có một dòng chảy định mức lý tưởng nhằm cân bằng 2 yếu tố này và tạo ra
được công suất lớn nhất với mỗi kích cỡ đường ống có sẵn.
Bắt nguồn từ lý thuyết xác định công suất lớn nhất nhận được với mỗi đường ống
thẳng đứng, đường cong cho bởi hình 4.40 có thể xấp xỉ qua quan hệ:
ΔH = kQ2 (4.8)
Với: k là hằng số bất kỳ; Công suất nhận được từ đường ống phụ thuộc vào HN với
hằng số tỷ lệ xấp xỉ c là:
P  cH N Q  c( H G  H )Q  c( H G  kQ 2 )Q (4.9)
Tại điểm công suất cực đại:
dP
 0  H G  3kQ 2  H G  3H (4.10)
dQ
Điều này dẫn tới kết luận rằng công suất cực đại về lý thuyết nhận được bởi một
đường ống là:
1
H  HG (4.11)
3
Trong khi các minh họa trên cho thấy dòng chảy chậm có thể tăng công suất nhận
được bởi ống nước không có nghĩa là điều đó sẽ giúp đơn giản hóa việc đặt một van nào
đó trên đường ống để điều chỉnh. Điều này sẽ có thể gây lãng phí công suất hơn là có lợi.
Thay vì nó được xem như thiết kế miệng ống đúng đắn để điều khiển dòng chảy mà không
gây tổn thất nhiều. Và nó sẽ được chỉ ra rằng nghiên cứu đầu tiên nhằm làm tăng công suất
nhận được là luôn luôn xem xét đến một ống lớn hơn. Giữ dòng chảy định mức dưới 5ft
mỗi giây và tổn thất ma sát giảm 20% dường như là những gợi ý thiết kế tốt.

201
* Tính toán đo đạc lưu tốc dòng chảy: Như trên đã thấy, việc xác định lưu tốc hữu
ích là cần thiết để quy hoạch và thiết kế một hệ thống. Trong một số trường hợp, nguồn có
thể quá lớn và yêu cầu cần phải có đánh giá sơ bộ. Đối với những nguồn có lưu tốc thay
đổi lớn theo mùa trong năm, cần thiết phải có các khảo sát tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu
tư xây dựng thủy điện. Trong trường hợp đó, các bước khảo sát, đo đạc thông thường được
thực hiện thông qua việc xây dựng biểu đồ thủy văn theo năm, mô hình tính toán được vẽ
như trên hình 4.40.

Hình 4.40. Phương pháp đo lưu tốc


Các phương pháp dự đoán lưu tốc của dòng suối có thể thực hiện theo phương pháp
từ đơn giản nhất là tính khối lượng và bấm giờ đến các phương pháp tinh xảo hơn, bao
gồm việc đo vận tốc dòng suối chảy qua mặt cắt ngang của nhánh sông sử dụng một công
tơ nước. Với các thủy điện siêu nhỏ, cách tiếp cận tốt nhất bao gồm việc xây dựng một
vách ngăn bằng gỗ dán tạm thời, tường bê tông hoặc kim loại, được gọi là đập chắn chặn
ngang nhánh sông. Độ cao của nước khi nó chảy qua rãnh trong đập có thể được sử dụng
để xác định dòng chảy.
Rãnh trong đập có thể có một số hình dạng khác nhau, bao gồm hình chữ nhật, tam
giác và hình thang. Cần phải có một bờ cứng chắc để nước không dốc thẳng đứng ngay
lập tức khi nước qua đập. Để chính xác, nó phải tạo ra một bể nước di chuyển rất chậm
phía sau nó đến mức bề mặt của nó hoàn toàn bằng phẳng khi nó chạm vào đập và độ cao
của nước từ đầu suối cần phải được đo. Các mối quan hệ hình học đối với loại đập hình
chữ nhật chỉ ra trên hình 4.40, với độ cao h là hơn 5cm hoặc 2 inch, lưu tốc dòng chảy có
thể tính được như sau:
Q  1,8( W  0, 2h)h 2 / 3 (4.12)
Đơn vị: Q [m3/s], h[m], W[m].
c) Turbine thủy điện nhỏ
Năng lượng nước thể hiện qua 3 dạng : thế năng, áp năng, động năng thì cũng có 3
cách tiếp cận khác nhau để chuyển năng lượng nước thành cơ năng cần thiết để làm quay
rotor của một máy phát điện. Turbine xung lực thu nhận động năng, turbine phản lực chỉ
202
giữ một vai trò khiêm tốn và biến đổi hầu hết áp năng thông qua cánh turbine nhằm tạo ra
mô men quay. Turbine xung lực hầu hết thích ứng với thủy điện có mức nước đầu ống cao,
trong khi turbine phản lực thì ngược lại, thích ứng với mức nưới thấp dòng chảy chậm
nhưng mạnh mẽ, bánh xe công tác kiểu truyền thống sẽ chuyển đổi thế năng thành cơ năng.
Việc quay chậm của bánh xe công tác là một sự thích ứng tồi với tốc độ cao yêu cầu của
máy phát, thậm chí có thể là không áp dụng được, [1-3].
Các turbine xung lực thường được sử dụng trong các nhà máy thủy điện siêu nhỏ.
Turbine xung lực đầu tiên được phát triển và phát minh bởi Lester Pelton năm 1880, cho
đến nay những bản sao hiện đại của nó vẫn được mang tên ông. Trong một buồng chứa
bánh xe Pelton, các ống phun nước của kim phun được đặt trên các vách cố định. Các cánh
của bánh xe được thiết kế cẩn thận để tạo ra nhiều động năng nhất. Sơ đồ 4 đầu phun cho
một bánh xe công tác Pelton được mô tả trên hình 4.18. Các turbine này có hiệu suất thường
trong khoảng 70 - 90%.

a) Turbine Pelton 4 vòi phun b) Turbine Pelton 2 vòi phun


Hình 4.41. Mô hình turbine Pelton có nhiều vòi phun
Dòng chảy định mức cho một bánh xe công tác Pelton được điều khiển bởi các kim
phun. Khi nước qua một kim phun, áp lực đầu ra của nó được chuyển đổi thành động năng
xác định như sau:
v2
HN  hay v  2 gH N (4.13)
2g
Từ vận tốc dòng chảy v và lưu lượng Q, ta có thể xác định được đường kính ống phun
nước. Đường kính ống phun nước nhỏ hơn (10-20)% so với kim phụ, nhưng để đơn giản
với các hệ thống nhỏ, chúng thường có xấp xỉ nhau. Sử dụng công thức (4.14):
Q = vA (4.14)
Ở đây ta có thể xác định đường kính ống phun d cho turbine có n kim phun như sau:

Q  vA  2 gH N nd 2 (4. 15)
4
0, 949 Q
d (4.16)
( gH N )1/ 4 n
Thực tế, hiệu suất của những thiết kế Pelton đầu tiên không cao đối với dòng chảy có
lưu tốc lớn, bởi vì nước cố gắng thoát khỏi các cánh turbine gây nhiễu tới ống phun. Từ
đó, một kiểu turbine xung lực khác ra đời, được gọi là bánh xe công tác Turgo, tương tự
203
với Pelton, nhưng bánh đẩy có hình dạng khác và ống phun nước đập vào cánh từ một mặt,
cho phép đẩy nước tới mặt còn lại, làm giảm nhiễu đồng thời làm quay turbine ở tốc độ
cao hơn so với Pelton, cũng có nghĩa là phù hợp về tốc độ của máy phát.
Ngoài ra, có một loại turbine xung lực khác, được gọi là turbine dk gf cbeks, đặc biệt
hữu ích với dòng chảy thấp hoặc vừa (5 - 20m). Loại turbine này cũng được biết đến như
một turbine Banki, Mitchell hoặc Ossberger - tên của Nhà phát minh đồng thời cúng là
Nhà sản xuất cho đến nay. Các turbine này đặc biệt đơn giản để chế tạo nên phổ biến ở
những nước đang phát triển.
Với dòng chảy chậm và lưu lượng lớn, các turbine phản lực thường được sử dụng
hơn. Bánh xe công tác được tác động bởi chùm tia nước, như trường hợp turbine xung lực,
còn đối với turbine phản lực thì bánh xe công tác lại được nhúng hoàn toàn trong nước và
phát ra công suất từ khối nước chuyển động qua chúng hơn là từ vận tốc. Hầu hết turbine
phản lực được sử dụng trong thủy điện siêu nhỏ đều có bánh xe công tác trông giống như
motor chong chóng lắp ngoài, như thể hiện trên hình 4.42a. Một kiểu khác lại có cấu trúc
riêng, phần cánh turbine nàm trong đường ống áp lực còn máy phát được lắp đặt ngoài
đường ống như trên hình 4.42b.

a) b)
Hình 4.42. Một số dạng turbine công suất nhỏ
d) Cấu trúc mạng điện khai thác nguồn thủy điện nhỏ
Các hệ thống thủy điện nhỏ có thể được sử dụng như một nguồn xoay chiều có thể
cung cấp trực tiếp vào đường dây truyền tải điện, sử dụng các máy phát đồng bộ và kết nối
với lưới. Tần số phát ra của máy phát sẽ được điều khiển cực kỳ chính xác. Trong khi các
bộ điều chỉnh cơ khí và các van điều khiển vận hành bằng tay thường được sử dụng, thì
các hệ thống hiện đại có các bộ điều chỉnh điện tử được khiển khiển bởi các bộ vi xử lý.
Mặt khác, những hệ thống thủy điện siêu nhỏ thường phát ra điện 1 chiều để nạp cho ắc
quy. Một ngoại lệ trong trường hợp này đó là ở những nơi dễ kết nối vào lưới điện và chỉ
cấp công suất một hướng khi yêu cầu tải thấp hơn thủy điện cấp đến, không có chiều ngược
lại. Như vậy, sẽ đơn giản hơn và rẻ hơn cách tiếp cận kho năng lượng ắc quy. Các vấn đề
kết nối lưới điện cũng như các hệ thống cô lập với kho ắc quy của nguồn PV.
Kho ắc quy được sử dụng trong mạng điện thủy điện siêu nhỏ cô lập sẽ giúp mạng
điện đó có thể đáp ứng yêu cầu trung bình hàng ngày của phụ tải. Sự biến thiên hàng ngày

204
của dòng chảy không lớn, kho ắc quy được tính toán với những kịch bản ngắn hơn so với
hệ PV, có thể xét đến 2 ngày.
Cấu trúc của một mô hình đơn giản hệ thống thủy điện nhỏ có sử dụng kho ắc quy
được mô tả hình 4.43. Để giữ cho ắc quy khỏi bị phá hủy do quá nạp, hệ thống trên bao
gồm 1 bộ điều khiển nạp làm chuyển hướng dòng quá nạp từ máy phát sang 1 tải trực tiếp,
ví dụ như các phần tử nhiệt trong thùng đun nước nóng không có đòi hỏi cao về chất lượng
điện năng. Các ắc quy có thể cung cấp dòng điện 1 chiều trực tiếp cho 1 số phụ tải công
suất nhỏ trong khi các tải khác có thể cung cấp dòng điện xoay chiều thông qua bộ nghịch
lưu.

Hình 4.43. Mô hình đơn giản cấu trúc Thủy điện nhỏ
Tuy nhiên, trong một vài chục năm gần đây, khi FACTS (hệ truyền tải điện xoay
chiều linh hoạt) phát triển mạnh mẽ, các thiết bị bù điện tử tân tiến được áp dụng phổ biến
cả trong các mạng điện phân phối, mạng điện thông minh. Điển hình trong đó là BESS (hệ
thống lưu trữ năng lượng ắc quy) đã khắc phục các nhược điểm của nguồn công suất nhỏ,
hiện thực hóa việc ứng dụng trong các mạng điện có nguồn siêu mềm như thủy điện nhỏ
đã trở thành phổ biến. Với mỗi trường hợp cụ thể sẽ cho ra đời một thiết kế riêng. Ví dụ:
một thủy điển nhỏ kiểu kênh dẫn, hình 4.44.

Hình 4.44. Mô hình thủy điện nhỏ kiểu kênh dẫn


Khi phải đối mặt với chế độ động cơ khởi động, khả năng huy động dòng chảy trên
kênh dẫn có đáp ứng chậm hơn cần thiết làm kéo dài thời gian khởi động dẫn đến ảnh
hưởng chất lượng điện năng trong mạng điện cục bộ, thậm trí khởi động bất thành. Nếu có
205
BESS hỗ trợ như một thiết bị bù song song, BESS sẽ bù công suất tác dụng tích trữ từ ắc
quy để gia tốc cho động cơ, đồng thời bù công suất phản kháng để giữ ổn định điện áp
mạng.

Hình 4.45. Sơ đồ mạng điện cục bộ nguồn thủy điện nhỏ có BESS
Tương tự như vậy, BESS cũng có thể bù công suất tác dụng cho giờ cao điểm và
ngược lại, trong những khoảng thời gian non tải, năng lượng dư thừa của thủy điện nhỏ sẽ
được tích trữ vào BESS. Sơ đồ mạng điện cục bộ nguồn thủy điện nhỏ có BESS được giới
thiệu trên hình 4.45.
4.5. Năng lượng sinh khối
4.5.1. Giới thiệu chung
Năng lượng sinh khối (Biomass) là một thuật ngữ có ý nghĩa bao hàm rất rộng dùng
để mô tả các vật chất có nguồn gốc sinh học vốn có thể được sử dụng như một nguồn năng
lượng hoặc khai thác các thành phần hóa học của nó.

Hình 4.46. Chu trình năng lượng biomass


Với định nghĩa như vậy, biomass bao gồm cây cối tự nhiên, cây trồng công nghiệp,
tảo và các loài thực vật khác, hoặc là những bã của sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp.
Biomass cũng bao gồm cả những vật chất được xem nhưng chất thải từ các xã hội con
người như chất thải từ quá trình sản xuất thức ăn nước uống, bùn nước cống, phân bón, sản

206
phẩm phụ gia hữu cơ công nghiệp và các thành phần hữu cơ của chất thải sinh hoạt (hình
4.46).
Các nguồn biomass được chuyển thành các dạng năng lượng khác như điện năng,
nhiệt năng, hơi nước và nhiên liệu qua các phương pháp chuyển hóa như đốt trực tiếp hay
turbine hơi, phân hủy yếm khí, đốt kết hợp, khí hóa và nhiệt phân, .v.v…
Xét về nguồn gốc, biomass còn có thể được xem như một dạng tích trữ năng lượng
mặt trời. Năng lượng từ mặt trời được “giữ” lại trong cây cối bởi quá trình quang hợp qua
các giai đoạn phát triển của chúng. Biomass được xếp vào dạng năng lượng tái tạo theo
đúng nghĩa của nó.
Ngoài ra, việc sử dụng biomass để tạo năng lượng có tác động tích cực đến môi
trường. Hiển nhiên việc đốt biomass không thể giải quyết ngay vấn đề mất cân bằng vể tỷ
lệ CO2 hiện nay. Tuy nhiên, vai trò đóng góp của biomass trong việc sản xuất năng lượng
vẫn rất đáng kể trong việc bảo vệ cân bằng môi trường, vì nó tạo ra ít CO 2 hơn nhiên liệu
hóa thạch. Một cách khái quát, CO2 tạo ra bởi việc đốt biomass sẽ được "cô lập" tạm thời
trong cây cối được trồng mới để thay thế nhiên liệu. Hay nói một cách khác, đó là một chu
kỳ tuần hoàn kín mà tác động lên môi trường là hết sức nhỏ.
Biomass là một nguồn năng lượng hấp dẫn bởi các lý do sau đây:
Trước tiên, đây là một nguồn năng lượng tái tạo, nếu chúng ta có thể bảo đảm được
tốc độ trồng cây thay thế.
Biomass được phân bố đồng đều hơn trên bề mặt trái đất hơn các nguồn năng lượng
khác (nhiên liệu hóa thạch,.v.v...), và có thể được khai thác mà không cần đòi hỏi đến các
kỹ thuật hiện đại phức tạp và tốn kém.
Nó tạo ra cơ hội cho các địa phương, các khu vực và các quốc gia trên toàn thế giới
tự bảo đảm cho mình nguồn cung cấp năng lượng một cách tự chủ.
Đây là một giải pháp thay thế cho năng lượng hóa thạch, giúp cải thiện tình hình thay
đổi khí hậu đang đe dọa trái đất.
Nó có thể giúp nông dân địa phương trong lúc gặp khó khăn về vụ mùa thu hoạch
và tạo việc làm tại chỗ cho các vùng nông thôn.
Năng lượng sinh học nói chung hiện đã và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế
giới, chiếm gần 11% tổng sản lượng tiêu thụ của toàn thế giới. Tuy nhiên, các nước
đang phát triển hiện nay vẫn có tỷ lệ sử dụng năng lượng biomass đến 35% trong cơ cấu
năng lượng nội địa. Tỷ lệ này vẫn luôn khá cao đối với những quốc gia nghèo nhất thế giới
vốn phụ thuộc và việc đốt biomass để nấu nướng, sưởi ấm và làm nhiên liệu. Mặc dù
biomass sử dụng trong công nghiệp thì có tác động tích cực đối với môi trường, tình trạng
thoát khí kém và việc sử dụng các lò đốt (lò nấu) có hiệu suất kém làm tăng độ ô nhiễm
không khí trong nhà ở và gây ra hiểm họa về sức khỏe rất lớn đối với người dân sống trong
các khu vực nông thôn, kém phát triển. Như vậy, sử dụng biomass một cách hiệu quả hơn

207
cũng là một vấn đề lớn hiện nay trong quá trình cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe
của con người.
4.5.2. Nguồn gốc biomass
Biomass là vật chất hữu cơ, đặc biệt là các chất xenlulozơ hay ligno - xenlulozơ.
Biomass là các vật chất tái tạo, bao gồm cây cối, chất xơ gỗ, chất thải gia súc, chất thải
nông nghiệp, và thành phần giấy của các chất thải rắn đô thị, hình 4.47.

Hình 4.47. Nguồn gốc năng lượng Biomass


Cây dự trữ năng lượng mặt trời trong các tế bào cellulose và lignin (chất gỗ) thông
qua quá trình quang hợp. Cellulose là một chuỗi polymer của các phân tử đường 6-carbon.
Lignin là chất hồ kết dính các chuỗi xenlulozơ với nhau. Khi đốt, các liên kết giữa các
phân tử đường này vỡ ra và phóng thích năng lượng dưới dạng nhiệt, đồng thời thải ra khí
CO2 và hơi nước. Các sản của phản ứng này có thể được thu thập và sử dụng để sản xuất
điện năng. Các chất này thường đươc gọi là năng lượng sinh học, biomass hoặc nhiên liệu
sinh học.
Các nguồn biomass trong nước bao gồm các chất dư thừa, chất bã của biomass đã
được xử lý. Các chất này gồm có bột giấy, chất thải nông lâm nghiệp, chất thải gỗ thành
thị, chất thải rắn đô thị, khí ở các hố chôn lấp, chất thải của gia súc, các giống cây trên
cạn và dưới nước được trồng chủ yếu để khai thác năng lượng. Các giống cây này dược
gọi là các giống cây năng lượng. Trong thực tiễn cho thấy, việc sử dụng các chất thải thì
có lợi hơn để chúng tự phân rã, giảm mối nguy hại đối với môi trường xung quanh.
Biomass có thể được phân loại theo nhiều dạng khác nhau.
a) Chất bã của biomass đã qua xử lý
Các quá trình xử lý biomass đều sinh ra các sản phẩm phụ và các dòng chất thải gọi
là chất bã. Các chất bã này có một mức năng lượng nhất định. Không phải tất cả các chất
bã đều có thể được sử dụng cho sản xuất điện năng, một số cần phải được bổ sung với
các chất dinh dưỡng hay các nguyên tố hóa học. Tuy nhiên, việc sử dụng các chất bã là
rất đơn giản vì chúng đã được thu thập, phân loại qua quá trình xử lý.

208
b) Bột giấy và các chất bã trong quá trình sản xuất giấy
Cây cối có các thành phần như lignin, hemicellulose, và sợi xenlulozơ. Do các tính
chất hóa học và vật lý, về cấu trúc thì lignin dễ dàng chia nhỏ hơn xenlulozơ. Quá trình
nghiền nhão làm tách rời và chia nhỏ các sợi lignin trong cây nhằm tạo ra các sợi cellulose
để làm ra giấy. Các bột giấy dư thừa tạo nên chất bã. Ngoài ra, các chất bã còn phải kể
đến là sản phẩm phụ của các quá trình đốn và xử lý gỗ để tạo ra sản phẩm, đồng thời thải
ra mùn cưa, vỏ cây, nhánh cây, lá cây và bột giấy. Thông thường, các nhà máy giấy hay
dùng các chất thải này như một loại nhiên liệu tại chỗ cho nhà máy điện tự dùng. Các
nhà máy điện tự dùng có thể đáp ứng một phần hay cũng có thể lớn hơn nhu cầu của nhà
máy giấy.
c) Phế thải rừng (Forestry residues)
Các chất phế thải từ rừng bao gồm củi gỗ từ các quá trình làm thưa rừng nhằm giảm
nguy cơ cháy rừng, biomass không được thu hoạch hoặc di dời ở nơi đốn gỗ rừng và các
vật liệu dư thừa trong quá trình quản lý rừng như phát rừng và di dời các cây đã chết.
Một trong những thuận lợi của việc tận dụng bã cây rừng là một phần lớn các bã dạng
này được tạo ra từ các nhà máy giấy hoặc các nhà máy xử lý gỗ, do đó phần lớn nguồn
nguyên liệu có thể sử dụng ngay được. Cũng vì lý do này, việc tái sử dụng mùn cưa, bã
gỗ để tạo năng lượng tại chỗ ở các nhà máy công nghiệp giấy và gỗ, nhưng tiềm năng
nguyên liệu thật sự là lớn hơn nhiều. Theo WEC, tổng công suất dự đoán trên toàn cầu
của bã thải từ rừng là 10.000 MW.
d) Phế thải nông nghiệp (Agricultural residues)
Chất thải nông nghiệp là các chất dư thừa sau các vụ thu hoạch. Chúng có thể được
thu gom với các thiết bị thu hoạch thông thường cùng lúc hoặc sau khi gặt hái. Các chất
thải nông nghiệp bao gồm thân, lá, bắp, rơm rạ, vỏ trấu,.v.v... Hằng năm, có khoảng 80
triệu cây bắp được trồng, cho nên vỏ bắp đươc dự đoán sẽ là dạng biomass chính cho các
ứng dụng năng lượng sinh học. Ở một số nơi, đặc biệt những vùng khô, các chất bã cần
phải được giữ lại nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng cho đất trong vụ mùa kế tiếp. Tuy
nhiên, đất không thể hấp thu hết tất cả các chất dinh dưỡng từ cặn bã, các chất bã này
không được tận dụng tối đa và bị mục rữa làm thất thoát năng lượng.
Có nhiều thống kê khác nhau về tiềm năng công suất của năng lượng biomass dạng
này. Ví dụ, Nhà khoa học Smil (1999) đã ước lượng rằng cho đến giữa thập kỷ 90 của
thế kỷ 20, tổng lượng bã nông nghiệp là khoảng 3,5 - 4 tỷ tấn mỗi năm, tương đương với
một 65 EJ năng lượng (1,5 tỷ toe). Còn Hal và cộng sự của ông (1993) đã tính toán rằng
chỉ với lượng thu hoạch nông nghiệp cơ bản của thế giới (ví dụ như lúa mạch, lúa mì,
gạo, bắp, mía đường,.v.v...) và tỷ lệ thu hồi là 25% thì năng lượng tạo ra được là 38 EJ.
Kết quả này có thể giúp giảm được 350-460 triệu tấn khí thải CO2 mỗi năm. Hiện trạng
thực tế là một tỷ lệ khá lớn các bã nông nghiệp này vẫn còn bị bỏ phí hoặc sử dụng không
đúng cách, gây các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, sinh thái và an ninh lương thực.

209
Theo ước tính của WEC, tổng công suất toàn cầu từ nhiên liệu bã thải nông nghiệp là vào
khoảng 4500 MW.
Một trong các giải pháp được ứng dụng rộng rãi hiện nay và có tiềm năng đầy hứa
hẹn là tận dụng các bã thải từ công nghiệp mía đường, xử lý gỗ và làm giấy.
Các thống kê cho thấy hơn 300 triệu tấn bã mía và củ cải đường được thải ra mỗi
năm, tập trung hầu hết ở các nhà máy đường. Các số liệu của FAO cho thấy khoảng 1.248
tấn mía được thu hoạch vào năm 1997, trong đó là 25% bã mía ép (312 triệu tấn). Năng
lượng của 1 tấn bã mía ép (độ ẩm 50%) là 2,85 GJ/tấn. Đó là chưa kể các phần thừa (phần
ngọn và lá) và phần thải trong quá trình thu hoạch mía. Các phần này lại chiếm một tiềm
năng năng lượng cao hơn cả (55%), thế nhưng hiện nay phần lớn vẫn chỉ bị đốt bỏ hoặc để
phân rã ngoài đồng. Nói cách khác, tiềm năng lớn này hầu hết vẫn đang bị bỏ phí. Cho đến
năm 1999, Châu Á vẫn dẫn đầu về sản lượng bã mía (131 triệu tấn), sau đó là đến Nam Mỹ
(89 triệu tấn). Các nhà máy sản xuất đường đã có truyền thống tái sử dụng bã mía để đốt
tạo hơi nước từ nhiều thế kỷ qua, nhưng hiệu suất vẫn còn rất thấp. Cho đến gần đây, do
sức ép kinh tế, các nhà máy đường đã phải tìm các giải pháp khác hoặc cải thiện hiệu suất
tái tạo năng lượng, một số nhà máy thậm chí còn bán điện thừa, đặc biệt là tại Brazil, Ấn
Độ, Thái Lan, .v.v…
e) Chất thải từ gia súc (Livestock residues)
Chất thải gia súc, đó là phân trâu, bò, heo và gà, có thể được chuyển thành gas hoặc
đốt trực tiếp nhằm cung cấp nhiệt và sản xuất năng lượng. Ở những nước đang phát triển,
các bánh phân sau khi phơi khô được dùng như nhiên liệu cho việc nấu nướng. Hơn nữa,
phần lớn phân gia súc có hàm lượng methane khá cao. Do vậy, phương pháp này khá nguy
hiểm vì các chất độc hại sinh ra từ việc đốt phân là nguy hại đối với sức khỏe người tiêu
dùng, đó là nguyên nhân gây ra 1.6 triệu người chết mỗi năm ở các nước đang phát triển.
Các trang trại dùng phân để sản xuất năng lượng với các cách thức thích hợp sẽ giảm thiểu
các mối nguy hại đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Các chất thải này có thể được
sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm và tạo ra điện năng thông qua các phương pháp
tách methane và phân hủy yếm khí.
Tiềm năng năng lượng toàn cầu từ phân súc vật được ước lượng vào khoảng 20 EJ
(Woods & Hall, 1994). Tuy nhiên, con số này không nói lên được điều gì cụ thể do bản
chất rất đa dạng của nguồn nguyên liệu (các loại gia súc khác nhau, địa điểm, điều kiện
nuôi dưỡng, chuồng trại). Ngoài ra, việc sử dụng phân súc vật để tạo năng lượng ở qui mô
lớn vẫn còn là một vấn đề phải cân nhắc vì những yếu tố sau:
Phân có giá trị tiềm năng lớn hơn ở những mục đích khác, ví dụ nhưng để bón cây,
tức là mang lại lợi ích cao hơn rõ ràng cho nông dân.
Phân là nhiên liệu có hiệu suất thấp, do đó người ta có khuynh hướng chuyển qua các
dạng năng lượng sinh học khác có hiệu suất cao hơn.

210
Các tác động về môi trường và sức khỏe từ việc khai thác phân thải có phần tiêu cực
hơn các dạng nhiên liệu sinh học khác.
4.5.3. Công nghệ khai thác năng lượng biomass
Biomass có thể được xử lý ở nhiều dạng chuyển đổi khác nhau để tạo ra điện năng,
nhiệt năng và các dạng nhiên liệu. Hầu hết các quá trình chuyển đổi biomass có thể được
chia ra làm hai loại như sau:
- Chuyển đổi nhiệt hóa (thermochemical): bao gồm đốt nhiệt (combustion), khí hóa
và nhiệt phân;
- Chuyển đổi sinh hóa (biochemical): bao gồm phân hủy yếm khí (sản phẩm biomass
và hỗn hợp methane và CO2) và lên men (sản phẩm ethanol);
- Một quá trình khác là chiết xuất, được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm năng
lượng. Cũng có các phân biệt những cách chiết suất khác nhau, phụ thuộc vào sản phẩm
của quá trình này là nhiệt, điện năng hoặc dạng nhiên liệu.
a) Sản xuất nhiệt truyền thống
Quá trình khai thác biomass để tạo nhiệt có một lịch sử rất lâu dài, và vẫn tiếp tục
đóng một vai trò quan trọng trong xã hội loài người trong thời kỳ hiện đại. Nhiệt lượng từ
việc đốt biomass được sử dụng để đốt sửa ấm, để nấu chín thức ăn, để đun nước tạo
hơi,.v.v... Thành phần năng lượng trong biomass khô (dry biomass) dao động tự 7000
Btu/lb (rơm) cho đến 8500 Btu/lb (gỗ). Ví dụ so sánh: để nấu một bữa ăn thì cần khoảng
10000 Btu, trong khi đó một gallon xăng thì tương đương 124884 Btu.
Biomass dạng rắn có thể được chuyển đổi thành nhiên liệu lỏng để cung cấp trong
các xe hơi, máy cơ khí (trong đó có các máy phát điện diesel), và thậm chí trong các bộ
phận sản xuất công nghiệp. Ba dạng nhiên liệu phổ biến sản xuất từ biomass (biofuel) là
methanol, ethanol, và biodiesel. Không giống như xăng và dầu diesel, biofuels có chứa
oxy. Pha nhiên liệu sinh học vào các sản phẩm dầu khí sẽ gia tăng hiệu suất đốt của nhiên
liệu và từ đó giảm ô nhiễm không khí.
b) Biomass và điện biomass
Vật liệu hữu cơ dự trữ ánh sáng mặt trời dưới dạng năng lượng hoá học. Khi được
đốt cháy, năng lượng hoá học này được giải phóng dưới dạng nhiệt dùng để nấu nướng,
sưởi ấm và làm nhiên liệu:
Khi thực vật sinh trưởng, chúng hấp thụ khí CO2 trong môi trường và dự trữ nó thông
qua quá trình quang hợp. Một lượng CO2 tương đương được giải phóng khi thực vật bị
phân huỷ tự nhiên hoặc đốt cháy. Điều đó có nghĩa là năng lượng biomass không đóng góp
vào quá trình phát thải khí nhà kính.
Trên quy mô toàn cầu, biomass là nguồn năng lượng lớn thứ tư, chiếm khoảng 14%-
15% tổng năng lượng tiêu thụ của thế giới. Ở các nước đang phát triển, biomass thường là
nguồn năng lượng phổ biến, trung bình đóng góp khoảng 35% trong tổng cung cấp năng

211
lượng. Vì vậy năng lượng biomass giữ vai trò quan trọng và có khả năng sẽ giữ vai trò sống
còn trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới trong tương lai.
Điện biomass là việc sử dụng biomass để sản xuất điện năng. Đây là dạng năng lượng
tái tạo và có trữ lượng không nhỏ nên được nhiều nước quan tâm đầu tư và phát triển. Cho
đến ngày nay, có khá nhiều kỹ thuật chuyển biomass thành điện năng. Các công nghệ phổ
biến nhất bao gồm: đốt trực tiếp hoặc tạo hơi nước thông thường, nhiệt phân, đốt kết hợp,
khí hóa, tiêu yếm khí, sản xuất điện từ khí thải bãi chôn lấp rác.
Công nghệ đốt trực tiếp và lò hơi: Đây là 2 phương pháp sản xuất điện từ biomass
rất phổ biến và được vận dụng ở hầu hết các nhà máy điện năng lượng biomass. Cả hai
dạng hệ thống này đều đốt trực tiếp các nguồn nguyên liệu sinh học để tạo hơi nước cho
quay turbine máy phát điện. Hai phương pháp này được phân biệt ở cấu trúc bên trong
buồng đốt hoặc lò nung. Tại hệ thống đốt trực tiếp, biomass được chuyển vào từ đáy buồng
đốt và không khí được cung cấp tại đáy bệ lò. Trong khi đó, ở phương pháp lò hơi thông
thường, chất thait được chuyển vào lò từ phía bên trên nhưng biomass vẫn được tải xuống
phía dưới đáy lò. Các hệ thống đốt trực tiếp truyền thống là hệ thống lò đốt song hành pile
hoặc lò hơi stoker. Khí nóng sau đó được chuyển qua làm quay turbine, dẫn động cho rotor
máy phát điện.
Khi được sử dụng để đốt trực tiếp, biomass phải được sây khô, cắt thành mảnh vụn,
và ép thành bánh nhiên liệu.
Một khi quá trình chuẩn bị được hoàn tất, biomass được đưa vào lò hơi để sinh nhiệt
và hơi nước. Nhiệt tạo ra từ quá trình đun, ngoài việc cung cấp cho turbine máy phát điện,
còn có thể được sử dụng để điều hòa nhiệt độ trong nhà máy hay các công trình xây dựng
khác, nhằm khai thác tối đa hiệu suất. Nhà máy dạng này còn được gọi là nhà máy liên hợp
nhiệt - năng lượng, tức là tận dụng lẫn nhiệt và hơi nước để khai thác tối đa tiềm năng năng
lượng được tạo ra, tránh lãng phí năng lượng.
Phương pháp đốt liên kết: Đốt liên kết, kết hợp biomass với than để tạo năng lượng,
có lẽ là phương pháp sử dụng tích hợp tốt nhất biomass vào hệ thống năng lượng dựa trên
nhiên liệu hóa thạch.Trong quá trình đốt liên kết, biomass bắt nguồn từ gỗ và cây cỏ (thảo
mộc) như gỗ dương, liễu, cỏ mềm, có thể được trộn một phần vào nhiên liệu cho nhà máy
sử dụng than thông thường. Trong quá trình này, biomass có thể chiếm tỷ lệ 1%-15% tổng
năng lượng than của nhà máy. Trong các nhà máy dạng này, biomass cũng có thể được đốt
trực tiếp trong lò nung, tương tự như than. Phương pháp đốt liên kết có một lợi thế kinh tế
tương đối rõ ràng, do kinh phí đầu tư chủ yếu chỉ là để trang bị một lò đốt liên kết mới hoặc
nâng cấp lò đốt hiện tại trong nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.
Công nghệ đốt liên kết đem lại nhiều tác động tích cực đến môi trường, bao gồm việc
giảm tỷ lệ khí NOx và SOx, khói công nghiệp, mưa axít, và ô nhiễm tầng ozone. Ngoài ra,
việc đốt liên kết biomass-than cũng giúp giảm đáng kể lượng khí thải CO 2. Tuy rằng
phương pháp đốt liên kết không có lợi thế gì hơn về mặt môi trường so với các phương

212
pháp “thuần túy sinh học” khác (vốn giảm tỷ lệ khí thải độc hại xuống đến xấp xỉ bằng 0),
nhưng nó lại có mặt khả thi rất lớn vì kỹ thuật hỗ trợ cho phương pháp này là tương đối
đơn giản và hầu như có sẵn, do đó việc áp dụng có thể được thực hiện tức thời. Nói cách
khác, phương pháp đốt liên kết có thể được xem là một lựa chọn tuyệt vời cho việc thúc
đẩy tiến tới sử dụng rộng rãi năng lượng tái tạo. Phương pháp đốt liên kết hiện đang được
chú ý quan tâm đặc biệt tại các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan và Hoa Kỳ.
Nhiệt phân: Nhiệt phân là quá trình đốt biomass ở nhiệt độ rất cao và biomass phân
rã trong môi trường thiếu oxy. Vấn đề trở ngại ở đây là rất khó tạo ra một môi trường hoàn
toàn không có oxy. Thông thường, một lượng nhỏ oxy hóa vẫn diễn ra và có thể tạo ra một
số sản phẩm phụ không mong muốn. Ngoài ra, công nghệ này đòi hỏi một nguồn thu nhiệt
lượng cao và do đó vẫn còn rất tốn kém. Quá trình đốt biomass tạo ra dầu nhiệt phân, than
đốt hoặc khí tổng hợp. Các sản phẩm này có thể được sử dụng tương tự như dầu khí để
chạy các nhà máy điện. Như vậy, quá trình nhiệt phân không tạo ra tro hoặc năng lượng
một cách trực tiếp, mà nó chuyển biomass thành các nhiên liệu có chất lượng cao hơn. Tiến
trình này bắt đầu từ việc hun khô biomass để tăng tối đa hiệu suất đốt, tương tự như trong
quá trình đốt trực tiếp. Khi nguội lại, dầu nhiệt phân có dạng lỏng, màu nâu, và được sử
dụng như nhiên liệu dầu đốt.
Khí hóa biomass: Biomass dạng rắn có thể được chuyển thành dạng khí, được gọi là
khí tổng hợp. Khí này có thể cung cấp cho các turbine chu kỳ liên hợp hoặc các kỹ thuật
chuyển đổi khác nhưng các nhà máy nhiệt chạy than.
Nhiều chuyên gia hy vọng rằng khí hóa biomass sẽ có hiệu suất cao hơn nhà máy
điện biomass thông thường. Tuy nhiên, cho đến nay, quá trình khí hóa vẫn chưa được ứng
dụng rộng trong thực tế mà chỉ vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm kỹ thuật. Các lò chuyển
đổi biomass rắn thành khí đốt biomass ở một môi trường mà tại đó biomass rắn phân hủy
chuyển thành khí dễ cháy. Quá trình này có thuận lợi hơn so với việc đốt trực tiếp. Khí
sinh học có thể được làm sạch và lọc để phân loại và tách các hợp chất hóa học có thể có
hại. Sản phẩm khí có thể được dùng ở các máy phát điện hiệu suất cao như liên hợp turbine
khí và hơi để sản xuất điện năng. Hiệu suất của những hệ thống dạng này có thể lên đến
60%.
Tiêu hóa yếm khí: Đây là quá trình sinh học trong đó khí methane được thải ra từ sự
phân hủy các vật chất hữu cơ của các vi sinh vật trong môi trường không có oxy. Khí
methane này có thể được thu hồi và sử dụng để tạo ra năng lượng. Quá trình tiêu hóa yếm
khí sử dụng các chất thải sinh học như phân hữu cơ và các chất thải rắn đô thị. Phân hoặc
chất thải được đóng thùng và phân hủy bởi vi sinh vật và nước. Quá trình này thải ra khí
mê tan trong thùng, và khí này được dẫn vào một thùng chứa khí khác. Từ đó, khí methane
được dùng để cung cấp năng lượng cho turbine và tạo ra điện.
Ở mức độ phân tử, thủy phân chuyển hóa các chất hửu cơ thành đường và amino
acid. Quá trình lên men các vật chất này sinh ra các acid chất béo dễ bay hơi. Các acid chất

213
béo này sau đó tạo thành H2, CO2, và acetate trong quá trình Acidogenesis. Cuối cùng, quá
trình methanogenesis sản xuất các khí sinh học, hỗn hợp này gồm có 55-70% khí methane,
25-35% CO2 và các chất vi lượng như nitrogen và hydrogen sulfide. Trong môi trường yếm
khí, khí mê tan có thể được thu hồi và sử dụng nhằm cung cấp năng lượng cho turbine khí
hoặc thậm chí các pin nhiên liệu.
Sự sinh trưởng của vi sinh vật và sản xuất khí sinh học là rất chậm ở nhiệt độ bình
thường. Quá trình phân hủy yếm khí thường xảy ra một cách tự nhiên khi nồng độ của các
vất chất hữu cơ có ẩm cao trong môi trường không có oxy, thường là ở đáy ao hồ, đầm lầy,
bãi than bùn, ruột động vật và các khu vực yếm khí của các bãi chôn lấp. Năng suất của
quá trình này phụ thuộc vào thành phần và khả năng có thề phân hủy được của các nguyên
liêu chất thải. Tuy nhiên, tốc độ của quá trình này phụ thuộc vào mật độ của các vi sinh
vật, các điều kiện sinh trưởng của chúng và nhiệt độ của quá trình lên men.
Khi được sử dùng như một quá trình xử lý chất thải, tốc độ phân hủy tăng khá cao
trong khoảng nhiệt độ 20-400C. Đối với các chất thải rắn đô thị, tốc độ phân hủy có thể
được tăng cao ở nhiệt độ cao hơn như 50 - 600C.
Các vi sinh vật phân hủy yếm khí được bán trên thị trường như một sản phẩm với các
giá khá cạnh tranh, chúng được dùng trong các trang trại mặc dù ở quy mô nhỏ. Việc sử
dụng methane bằng cách này có thể giúp giảm thiểu các mùi hôi thối và ngăn chặn chúng
phát tán vào không khí, làm tăng các khí nhà kính và gây ra sương mù.
4.5.4. Tiềm năng điện biomass
a) Điện biomass trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có sáu hệ thống điện sinh học lớn, bao gồm: Đốt biomass trực
tiếp, đồng đốt cháy, khí hoá, tiêu hoá kỵ khí, nhiệt phân và hệ thống điện sinh học nhỏ,
module. Ước tính tới năm 2020, sản lượng điện biomass của thế giới là hơn 30 GW. Một
ví dụ điển hình cho nhà máy điện biomass như được mô tả bằng ảnh chụp trên Hình 4.48.

Hình 4.48. Hình ảnh nhà máy điện biomass Alholmens ở Phần Lan, công suất 240 MW
điện cộng với 160 MW nhiệt và nhà máy điện biomass An Khê 29 MW, Việt Nam

214
Mỹ là nước sản xuất điện biomass lớn nhất thế giới, có hơn 350 nhà máy điện sinh
học, sản xuất trên 7.5 GW điện mỗi năm. Những nhà máy này sử dụng chất thải từ nhà
máy giấy, nhà máy cưa, sản phẩm phụ nông nghiệp, cành lá từ các vườn cây ăn quả... Năng
lượng biomass chiếm 4% tổng năng lượng được tiêu thụ ở Mỹ và 45% năng lượng tái sinh.
Ở Nhật Bản, Chính phủ đã ban hành chiến lược năng lượng biomass từ năm 2003 và hiện
nay đang tích cực thực hiện Dự án phát triển các đô thị biomass. Đến đầu năm 2011, Nhật
Bản đã có 286 thị trấn biomass trải dài khắp đất nước. Tại Hàn Quốc, năng lượng sinh học
đang được tích cực nghiên cứu, phát triển ở đất nước này với mục tiêu đến năm 2030 năng
lượng tái tạo sẽ đạt 11%, trong đó năng lượng từ biomass sẽ đạt 7,12%. Còn ở Trung Quốc
đã có Luật năng lượng tái tạo và hiện nay đã có hơn 80 nhà máy điện sản xuất từ biomass
với công suất đến 50MW/nhà máy. Tiềm năng là có thể đạt được 30GW điện từ loại hình
năng lượng này.
Hiện tại, các nhà máy điện biomass thường có công suất nhỏ, không quá 10MW. Tuy
nhiên cũng có nhiều nhà máy điện biomass công suất lớn trên thế giới như:
- Nhà máy điện biomass COLMAC ở Mecca, California, Mỹ công suất 47 MW.
- Nhà máy điện Teesdies vương quốc Anh, công suất 295 MW được xây dựng và dự
kiến bắt đầu hoạt động thương mại vào cuối năm 2010.
- Nhà máy điện biomass chuyên dụng Alholmens (Phần Lan), công suất 240 MW
điện cộng với 160 MW nhiệt.
- Nhà máy điện biomass công suất 50MW ở California, sử dụng phụ phẩm gỗ từ các
nhà chế biến gỗ lân cận.
Nhà máy điện biomass công suất 44 MW tại Steven's Croft ở Scotland.
b) Điện biomass ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng
biomass như: gỗ, phế thải - phụ phẩm từ nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị
và các chất thải hữu cơ khác, .v.v… Trong đó, nguồn biomass chủ yếu vẫn là gỗ và phụ
phẩm nông nghiệp, ví dụ thống kê như bảng 4.3.
Bảng 4.3. Tiềm năng năng lượng từ gỗ và một số các phụ phẩm nông nghiệp
Tiềm năng Dầu tương đương Tỷ lệ (%)
Nguồn cung cấp
(triệu tấn) (triệu TOE)
I. Tiềm năng năng lượng từ gỗ
Rừng tự nhiên 6.84 2.39 27.27
Rừng trồng 3.82 1.3 14.82
Đất không rừng 3.85 1.35 15.34
Cây trồng phân tán 6.05 2.12 24.11
Cây công nghiệp và ăn quả 2.4 0.84 9.57
Phế liệu gỗ 1.65 0.58 6.57

215
Khác 0.58 0.2 2.32
Tổng cộng 25.09 8.78 100
II. Tiềm năng năng lượng từ một số các phụ phẩm nông nghiệp
Rơm rạ 32.52 7.3 61.98
Trấu 6.5 2.16 12.39
Bã mía 4.45 0.82 8.48
Các loại khác 9.0 1.8 17.15
Tổng cộng 52.47 12.08 100
(Nguồn: Viện Năng lượng Việt Nam)
Theo quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm
2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 21/7/2011 thì Việt Nam đặt mục tiêu
đến năm 2030 sẽ phát triển năng lượng tái tạo chiếm 9,4% tổng công suất điện cả nước.
Trong đó, điện gió đạt 6.200 MW, điện biomass 2.000 MW, các loại năng lượng khác như
địa nhiệt, điện sản xuất từ rác thải sinh hoạt, khí sinh học,v.v… đạt khoảng 6.000 MW.
c) Một số nhà máy điện Biomass tại Việt Nam
Dự án xây dựng nhà máy điện sinh học Biomass tại khu Rừng Xanh, thị trấn Phong
Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng mức
đầu tư 1160 tỷ đồng, công suất 40MW, dự kiến đến năm 2013 nhà máy sẽ hoàn thành và
đi vào hoạt động với sản lượng điện là 331.5 triệu kWh/năm. Nhà máy hoạt động sẽ tạo
điều kiện cho các hộ gia đình nông thôn bán phế thải hữu cơ nông nghiệp và rác thải sinh
hoạt nông thôn cho nhà máy như: rơm, rạ, thân cây ngô, sắn, đỗ, lạc hoa, cây củi sau khai
thác rừng,.v.v…
Nhà máy nhiệt điện đốt trấu tại KCN Trà Nóc 2 TP. Cần Thơ do Công ty Cổ phần
Nhiệt điện Đình Hải đầu tư, đã hoàn thành và đưa vào hoạt động giai đoạn 1 với công suất
20 tấn hơi/giờ. Nhà máy có công suất phát điện 2MW khi nhà máy vận hành ở chế độ
không sản xuất hơi nước. Giai đoạn 2 của sẽ đầu tư turbine 3.7MW cấp điện lên lưới quốc
gia.
Những dự án nhiệt điện đốt trấu tại đồng bằng sông Cửu Long:
+ Tỉnh An Giang có 2 dự án nhà máy nhiệt điện đốt trấu gồm 1 nhà máy tại khu công
nghiệp Hòa An, huyện Chợ Mới, công suất 10 MW, tổng vốn đầu tư trên 10 triệu USD.
Nhà máy thứ 2 có công suất 10 MW, đặt tại xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, vốn đầu tư
khoảng 15 triệu USD. Hai nhà máy này sẽ tiêu thụ khoảng 240000 tấn trấu.
+ Tỉnh Tiền Giang có 1 dự án nhà máy nhiệt điện đốt trấu khoảng 10MW, vốn đầu tư
trên 18.6 triệu USD.
+ Tỉnh Đồng Tháp dự kiến xây dựng 1 nhà máy nhiệt điện đốt trấu tại ấp Bình Hiệp
B, huyện Lấp Vò, tổng vốn 296 tỷ đồng, công suất thiết kế 10MW.
+ Tỉnh Kiên Giang sẽ đầu tư xây dựng 1 nhà máy điện trấu công suất thiết kế 11MW.
216
+ Tại Cần Thơ sẽ xây dựng thêm một nhà máy nhiệt điện đốt trấu tại quận Thốt Nốt,
công suất 10 MW, tiêu thụ khoảng 80000 tấn trấu/năm.
Theo số liệu tính toán, cứ 5 kg trấu tạo ra 1 kW điện, như vậy với lượng trấu hàng
triệu tấn trấu mỗi năm thu lại được hàng trăm MW điện. Việt Nam có nguồn trấu dồi dào.
Đây là nguồn nguyên liệu phong phú phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện trong tương lai”.
Với lợi thế một quốc gia nông nghiệp, Việt Nam có nguồn biomass lớn và đa dạng từ
gỗ củi, trấu, bã cà phê, rơm rạ và bã mía. Phế phẩm nông nghiệp rất phong phú dồi dào ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng phế phẩm nông nghiệp
toàn quốc và vùng đồng bằng sông Hồng với 15% tổng sản lượng toàn quốc. Hàng năm
tại Việt Nam có gần 60 triệu tấn biomass từ phế phẩm nông nghiệp trong đó 40% được sử
dụng đáp ứng nhu cầu năng lượng cho hộ gia đình và sản xuất điện. Trong khi nguồn năng
lượng hoá thạch ngày càng cạn kiệt, nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao thì giải pháp sử
dụng nguồn điện biomass để thay thế mang ý nghĩa to lớn trên các khía cạnh kinh tế, xã
hội và môi trường. Hơn nữa, Việt Nam lại có tiềm năng to lớn để phát triển điện biomass
cả trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, số các dự án năng lượng tái tạo đi vào hoạt động
tính đến thời điểm này vẫn còn quá ít và chỉ có vài dự án là điện biomass nối lưới, việc đầu
tư mang nặng tính tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể và chưa tương xứng với tiềm năng
hiện có của quốc gia. Do vậy, đầu tư các nhà máy điện biomass không chỉ đáp ứng nhu cầu
về điện ngày càng tăng mà còn góp phần đẩy mạnh sự phát triển của đất nước theo xu
hướng phát triển bền vững. Ngoài ra, điện biomass còn giúp người nông dân có thêm nguồn
thu nhập từ những thứ mà trước đây là phế thải như rơm, trấu, bã mía, mùn cưa,.v.v… vào
tạo thêm nhiều việc làm cho họ.
4.6.5. Tác động môi trường
Các nhiên liệu sinh học không độc hại và có thể được phân hủy dễ dàng, Mỗi gallon
nhiên liệu sinh hoc được sử dụng giúp giảm sự nguy hại của sự rò rỉ các sản phẩm dầu mỏ
độc hại hay cháy nổ các thùng chứa dầu và các ống dẫn. Ngoài ra, việc sử dụng nhiên liệu
sinh học giảm thiểu các mối nguy hại ô nhiễm nguồn nước ngầm từ các hệ thống bể chứa
chứa ngầm, [2, 3].
Các phương tiện vận chuyển thải ra khi CO2, một loại khí góp phần gây ra sự nóng
dần lên toàn cầu. Việc đốt cháy các nhiên liệu sinh học cũng thải ra khi CO 2, tuy nhiên
nhiên liêu sinh học đươc tạo ra từ cây cối trước đó hấp thu chính lượng khí CO2 trong
không khí cho cây phát triển, giúp cân bằng lượng khí CO 2 trong không khí. Khí CO2 được
thải ra khi biomass được chuyển thành nhiên liệu sinh học và được đốt cháy trong các xe
tải hoặc các động cơ di chuyển tự động. Lượng khí CO2 này lại được hấp thu trở lại khi các
nguồn biomass mới được trồng nhằm sản xuất thêm nhiên liệu sinh học. Phụ thuộc vào bao
nhiêu năng lượng hóa thạch được dùng cho nuôi trồng và chế biến biomass, lượng khí thải
nhà kính có thể được giảm thiểu. Các hệ thống dùng bắp hiện đại, năng suất cao sinh ra
năng lượng khá lớn, tuy nhiên lượng khí thải nhà kính trong sản xuất ethanol từ bắp vẫn

217
vào khoàng 20%. Sản xuất dầu diesel biomass từ đậu nành giảm lượng khí thải đến 80%.
Sản xuất ethanol từ các chất liệu cellulose cũng sinh ra điện năng trong quá trình đốt chất
lignin không thể lên men. Kết hợp giảm thiểu sử dụng gasoline và sản xuất điện từ nhiên
liệu hóa thạch có thể giảm hơn 100% lượng khí thải nhà kính.
* Các lợi ích khác về môi trường của điện biomass bao gồm:
- Giảm lượng khí thải sulfur dioxide;
- Giảm lượng khí thải Nitrogen Oxide (NO);
- Giảm thải lượng cacbon;
- Giảm các mùi hôi thối;
- Giảm thiểu các lượng chất thải khác;
Trong thế kỷ trước, hydrocarbon là dạng nguyên liệu chủ yếu đươc dùng trong công
nghiệp. Tuy nhiên, dầu mỏ không phải là nguồn nhiên liệu vô tận, nó có thể bị biến mất
một cách đang kể khi dân số thế giới tiếp tục gia tăng như hiện nay và mức sống ở các
nước đang phát triển được cải thiện. Nguồn biomass tái sinh sẽ là một cách hỗ trợ nguồn
hydrocarbon và đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng trên thế giới. Chúng ta đang
chứng kiến sự xuất hiện của các hóa chất công nghiệp và thương mại, dược phẩm và các
sản phẩm dựa trên biomass. Sử dụng các sản phẩm này ở mức độ lớn có thể giúp giảm
thiểu sự phụ thuộc dầu mỏ đồng thời bảo vệ môi trường.
Một số kết luận:
- Năng lượng biomass ngày càng thu hút được sự quan tâm của xã hội, đáng kể nhất
là cho đến những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Đó là nhờ sự kết hợp giữa những yếu
tố như sau:
- Sự thay đổi một cách nhanh chóng thị trường năng lượng toàn cầu, thúc đẩy bởi tiến
trình tư nhân hóa.
- Xã hội bắt đầu nhận thức một cách rộng rãi hơn vai trò hiện tại và trong tương lai
của năng lượng biomass với vai trò như một phương thức chuyển hóa năng lượng, kết hợp
với các dạng năng lượng tái tạo khác.
- Xã hội nhận thức được sự đóng góp của việc khai thác năng lượng biomass vào tiến
trình bảo vệ sự cân bằng môi trường sống và vai trò của nó trong việc điều tiết khí hậu.
- Ngoài những điểm kể trên, sự phát triển năng lượng biomass còn đang được khuyến
khích thêm nữa do các yếu tố cụ thể sau:
- Mối lo ngại ngày càng tăng về sự thay đổi khí hậu toàn cầu sẽ dẫn tới việc tăng
cường các chính sách mới cứng rắn hơn về việc giảm thiểu ô nhiễm không khí.
- Sự nhận thức rộng rãi hơn của các tổ chức chính sách toàn cầu về tầm quan trọng
của năng lượng biomass.
- Sự gia tăng về nhu cầu năng lượng và sự tăng trưởng nhanh của thị trường năng
lượng tái tạo.

218
- Con số các quốc gia bắt đầu vạch thảo và áp dụng các chính sách hỗ trợ phát triển
năng lượng mới ngày càng tăng, với năng lượng biomass đóng vai trò trọng tâm.
- Các áp lực về môi trường, cộng với sự cạn kiệt về nguồn tài nguyên dẫn tới việc
tăng giá nhiên liệu hóa thạch, chưa kể tới các chi phí “phụ trợ” khác đang khiến giá năng
lượng ngày càng tăng cao. Điều này sẽ rút giảm dần khoảng cách về chi phí giữa năng
lượng tái tạo và năng lượng truyền thống.
- Cho dù kỹ thuật hiện nay vẫn chưa đạt được mức thỏa mãn về thương mại hóa năng
luợng biomass, nhưng với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, khoảng
cách về thời gian sẽ được rút ngắn dần.
4.6. Tiềm năng ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo
Tiềm năng của ngành năng lượng tái tạo đối với con người chúng ta đang dần trở
thành xu hướng chủ đạo và nhận được nhiều sự quan tâm tại Việt Nam cũng như các nước
đang phát triển trên thế giới. Việc phát triển năng lượng tái tạo là rất cần thiết để đảm bảo
an ninh năng lượng, góp phần phát triển kinh tế ở các tỉnh, bảo vệ môi trường, và ứng phó
với biến đổi khí hậu. Vấn đề này đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu cả ở
trong nước và nước ngoài.
Các nguồn năng lượng tái tạo lớn hiện nay:
- Năng lượng sóng biển
- Năng lượng thủy chiều
- Năng lượng sức gió
- Năng lượng mặt trời
- Năng lượng địa nhiệt
- Năng lượng hạt nhân
….. và còn nhiều năng lượng mới khác.
Theo Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia, Việt Nam cần đạt tỉ lệ năng lượng tái
tạo 15-20% vào 2030 và 20-30% vào 2045. Hiện tại ở Việt Nam, nhiệt điện than và thủy
điện là hai nguồn cung cấp năng lượng chính vì cho ra nguồn điện ổn định và giá thành
phù hợp. Nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao; trong khi giới hạn về trữ lượng và khả năng
khai thác các nguồn năng lượng nội địa như than, dầu, khí đốt; dẫn tới việc chúng ta vẫn
phải nhập khẩu than, khí đốt và các sản phẩm dầu, điện từ các nước láng giềng như Lào,
Trung Quốc, Campuchia. Việc phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn năng lượng hóa thạch
sẽ không đảm bảo an ninh năng lượng bền vững trong tương lai vì nguồn tài nguyên sẽ cạn
kiệt dần. Đồng thời, môi trường và sức khỏe của con người cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi quá
trình khai thác và sử dụng những nguồn khoáng sản này. Vì vậy, việc chuyển dịch sang
đầu tư vào năng lượng tái tạo, dựa trên nhiều lợi thế về địa lý và thiên nhiên, sẽ giúp cho
Việt Nam chủ động hơn trong việc đảm bảo nguồn năng lượng phục vụ cho phát triển kinh
tế.

219
Phát triển nguồn năng lượng tái tạo là xu thế tất yếu trên thế giới hiện nay. Ngành
năng lượng toàn cầu có xu hướng dịch chuyển tích cực với các nguồn “năng lượng xanh”.
Việt Nam cũng thuộc danh sách các nước có tiềm năng lớn để đầu tư thêm các nguồn năng
lượng tái tạo mới như điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, điện song biển và khí sinh
học Biogas bên cạnh các nguồn năng lượng sẵn có như điện khí tự nhiên hóa lỏng LNG
(Liquefied Natural Gas), thủy điện và điện than.

Hình 4.49. Một số nguồn năng lượng tái tạo có thể khai thác hiện nay
Vị trí địa lý thuận lợi. Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3260 km, với tốc độ gió
trung bình 7m/s. Các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ và Nam Trung bộ có bức xạ mặt trời cao
trung bình 1.387 - 1.534 Kwh/KWp/năm. Đây là lợi thế tự nhiên tạo ra sức hút lớn về đầu
tư vào điện gió và điện mặt trời ở các tỉnh này. Bên cạnh lợi thế về gió, bức xạ mặt trời thì
với diện tích rừng lớn, chỉ riêng tại Cà Mau, lượng khai thác và các chế phẩm từ gỗ đạt
khoảng 225.000 - 300.000 tấn/năm cũng là tiềm năng lớn để phát triển điện sinh khối.
Lĩnh vực được các nhà đầu tư quan tâm. Trong những năm gần đây, năng lượng tái
tạo là một trong những lĩnh vực được ưu tiên nhất cho đầu tư ở Việt Nam. Dự tính đến
2030, Việt Nam sẽ cần 12 tỷ USD để đầu tư nguồn điện mới. Năm 2021, Việt Nam xếp
hạng thứ 31 trong danh sách các quốc gia có độ thu hút cao về các cơ hội đầu tư và triển
khai trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Đồng thời, cùng với chính sách khuyến khích năng
lượng tái tạo, trong 3 năm vừa qua, các dự án khai thác điện gió, điện mặt trời đã phát triển
rất mạnh ở các tỉnh ven biển miền Trung và miền Nam. Tổng vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực
sản xuất, phân phối điện là trên 5,1 tỷ USD trong năm 2020, cao hơn 4 lần so với năm
trước đó.

220
Hình 4.50. Thống kê tình hình vốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo
trong 2 năm gần đây
Chi phí xây dựng lắp đặt ngày càng giảm. Chi phí sản xuất điện quy dẫn (LCOE) đối
với điện mặt trời tại Việt Nam đã giảm 106% trong vòng bốn năm trở lại đây. Dự kiến đến
năm 2022, đầu tư vào điện gió trên đất liền sẽ rẻ hơn đầu tư vào nhà máy nhiệt điện than
mới. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thế mạnh về sản xuất và đã có những nhà máy chuyên
sản xuất tấm quang năng. Đồng thời, sở hữu cơ sở hạ tầng và mạng lưới truyền tải vững
chắc.
Trong bối cảnh hiện nay, năng lượng mới tái tạo được xác định là các “trụ cột” dần
trở thành xu hướng tất yếu trong chuyển dịch năng lượng. Nếu được khai thác hiệu quả sẽ
không chỉ giúp giải quyết các vấn đề về môi trường mà còn mở ra cơ hội lớn trong đảm
bảo an ninh năng lượng, góp phần phát triển nguồn năng lượng nhanh, bền vững đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh
thành trong cả nước. vì vậy tiềm năng của ngành năng lượng tái tạo đang dần trở thành xu
hướng chủ đạo và nhận được nhiều sự quan tâm tại Việt Nam. Việc phát triển năng lượng
tái tạo là rất cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần phát triển kinh tế ở các
tỉnh, bảo vệ môi trường, và ứng phó với biến đổi khí hậu.

221
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 4
Câu 1: Hãy nêu một số dạng năng lượng địa nhiệt? Năng lượng địa nhiệt đã đem lại cho
con người chúng ta những hữu ích gì?
Câu 2: Anh (Chị) hãy trình bày công nghệ khai thác năng lượng địa nhiệt?
Câu 3: Anh (Chị) hãy cho biết có mấy dạng năng lượng địa nhiệt? Tiềm năng khai thác
năng lượng địa nhiệt?
Câu 4: Hãy trình bày về các dạng năng lượng sinh khối? vẽ hình và giải thích?
Câu 5: Hãy trình bày về tiềm năng điện biomass? Những Tác động môi trường của năng
lượng địa nhiệt?
Câu 6: Trình bày tóm tắt về năng lượng thủy triều? Nêu một số ứng dụng?
Câu 7: Trình bày tóm tắt về thủy điện sóng biển?
Câu 8: Hãy trình bày về Thủy điện nhỏ kiểu kênh dẫn?
Câu 9: Trình bày tóm tắt về năng lượng đại dương? Nêu một số ứng dụng?
Câu 10: Trình bày tóm tắt về Năng lượng sinh khối? Nêu một số ứng dụng?

222
CHƯƠNG 5: LƯU TRỮ NĂNG LƯỢNG
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
Cung cấp cho sinh viên kiến thức về tầm quan trọng của lưu trữ năng lượng điện, các công
nghệ lưu trữ năng lượng như: Pin nhiên liệu, các loại ắc quy, hệ thống trữ năng siêu dẫn,
siêu tụ điện, bánh đà lưu trữ năng lượng. Nguyên lý hoạt động của từng loại công nghệ lưu
trữ, ưu nhược điểm của chúng.

5.1. Tầm quan trọng của lưu trữ năng lượng điện
5.1.1. Các đặc trưng của điện năng
Điện năng có 2 thuộc tính cơ bản:
- Quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời. Lượng điện sản xuất ra phải luôn được
đáp ứng nhu cầu khác nhau. Sự mất ổn định giữa cung và cầu sẽ ảnh hưởng đến tính ổn
định và chất lượng cung cấp điện.
- Những nơi sản xuất ra điện thường ở cách xa nơi tiêu thụ. nơi phát điện và hộ tiêu thụ
được kết nối lưới điện và tạo thành hệ thống điện. Với đặc điểm về địa điểm và số lượng
cung/cầu nhiều nguồn điện có thế tập trung vào một đường truyền cụ thể, việc truyền dẫn
cần phải có dây dẫn do đó dẫn đến khả năng gián đoạn cung cấp điện do sự cố trên đường
dây và khó khăn trong việc cung cấp điện cho các ứng dụng di động.
5.1.2. Nhu cầu lưu trữ điện năng
a) Chi phí sản xuất cao trong giờ cao điểm
Nhu cầu dùng điện thay đổi theo thời gian trong ngày khiến cho giá bán điện cũng
thay đổi theo. Giá điện ở thời kỳ cao điểm cao hơn và ở thời kỳ thấp điểm thấp hơn. Điều
này được gây ra bởi sự khác biệt về chi phí sản xuất trong từng thời kỳ. Trong thời kỳ cao
điểm khi mức tiêu thụ điện cao hơn mức trung bình, các nhà cung cấp điện phải bổ sung
các nhà máy điện có chi phí cao với các hình thức sản xuất ít hiệu quả hơn như dầu và gas
để phát điện. Trong thời kỳ thấp điểm khi tiêu thụ ít điện năng hơn, các loại phát điện tốn
kém có thể bị dừng lại. Đây là cơ hội cho chủ sở hữu các hệ thống EES được hưởng lợi về
mặt tài chính. Từ quan điểm tiện ích, có một tiềm năng rất lớn để giảm tổng chi phí sản
xuất bằng cách loại bỏ các phương pháp tốn kém hơn, thông qua việc lưu trữ điện được tạo
ra bởi các nhà máy điện giá rẻ trong đêm được lắp lại vào lưới điện trong thời kỳ cao điểm.
Với sự phát triển nà thâm nhập vào lưới điện các hệ thống năng lượng mặt trời và năng
lượng gió, năng lương Thặng dư có thể được lưu trữ trong EES và được sử dụng để giảm
chi phí sản xuất. Ngược lại, theo quan điểm của người tiêu dùng, EES có thể giảm chi phí
điện vì nó có thể lưu trữ điện được mua với giá thấp và có thể sử dụng nó trong thời kỳ cao
điểm ở nơi có điện năng đắt đỏ. Người tiêu dùng sạc pin trong giờ thấp điểm cũng có thể
bán điện cho các nhà cung cấp hoặc cho người tiêu dùng khác trong giờ cao điểm.

223
b) Hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS)
Hệ thống lưu trữ năng lượng có thể được sử dụng để cân bằng giữa cung và cầu
năng lượng điện. Quá trình này bao gồm việc chuyển đổi và lưu trữ năng lượng điện từ từ
một nguồn có sẵn thành một dạng năng lượng khác và chúng có thể chuyển đổi thành điện
năng khi cần thiết. Các hình thức chuyển đổi năng lượng lưu trữ có thể là hóa học cơ học,
nhiệt hoặc từ tính. Bộ lưu trữ cho phép xuất điện khi cần thiết và lưu trữ khi sản xuất vượt
quá nhu cầu (Hình 5.1). Lưu trữ có thể vào thời điểm nhu cầu thấp, chi phí sản xuất thấp
hoặc khi các nguồn năng lượng có sẵn không liên tục. Đồng thời năng lương lưu trữ có thể
được tiêu thụ tại các thời điểm có nhu cầu cao, chi phí sản xuất cao hoặc khi không có
nguồn phát khả dụng.

Hình 5. 1. Cấu trúc hệ thống lưu giữ năng lượng trong lưới điện
Với nhu cầu sử dụng năng lượng điện ngày càng tăng dẫn đến việc tăng giá điện và
các phương pháp sản xuất điện truyền thống ngày càng ít có khả năng thích ứng dẫn đến
sự tham gia ngày càng nhiều các nguồn năng lượng tái tạo và các nguồn phát phân tán. Tuy
nhiên việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo cũng có thách thức không nhỏ do tính
không liên tục của chúng trong một khoảng thời gian. Tại thời điểm khi nguồn năng lượng
tái tạo cung cấp năng lượng có thể có nhu cầu thấp nhưng khi có nhu cầu thì chúng không
đủ đáp ứng. Ngoài ra hoạt động của các nguồn năng lượng tái tạo còn biến đổi theo mùa,
theo điều kiện thời tiết, ngay, đêm tạo ra vấn đề về độ ổn định và độ tin cậy cung cấp điện.
Vì vậy lưu trữ năng lượng là nhu cầu thiết yếu.
5.2. Pin nhiên liệu
Pin nhiên liệu là một thiết bị chuyển hóa nhiên liệu như khí hydro, rượu, xăng, hay
khí metan trực tiếp thành dòng điện. Pin nhiên liệu hydrogen tạo ra được dòng điện mà
không gây ra bất kỳ sự ô nhiễm nào, vì sản phẩm tạo ra là nước tinh khiết. Pin nhiên liệu
hydrogen được sử dụng cho tàu du hành vũ trụ và các ứng dụng kỹ thuật cao khác hay
những nơi cần tránh sự ô nhiễm, hay nơi cần nguồn năng lượng có hiệu quả cao.

224
5.2.1. Nguyên lý hoạt động của pin nhiên liệu
Pin nhiên liệu có hai cực, hydrogen được cho vào cực dương (anode), còn oxygen
(từ không khí) vào cực âm (cathode). Pin nhiên liệu là một thiết bị chuyển đổi năng lượng
điện hóa dựa trên phản ứng hóa học giữa
khí hyđrô và ôxy để tạo thành nước. Thiết
bị chuyển đổi năng lượng điện hóa khá gần
gũi trong đời sống là ắc quy. Điểm khác
biệt giữa loại này và pin nhiên liệu là hóa
chất nằm trong ắc quy nên dùng một thời
gian ắc quy "sẽ chết". Ở pin nhiên liệu, hóa
chất được thổi qua pin một cách liên tục.
Hầu hết các pin nhiên liệu hiện nay dùng
hyđrô và ôxy.
Khí hyđrô được nén và thổi vào pin nhiên
liệu ở phía cực âm (anode). Tại đây, phân
tử hyđrô tiếp xúc với platin và phân hủy Hình 5.2. Nguyên lý hoạt động của pin nhiên liệu
thành hai iôn H+, giải phóng hai điện tử
(electron). Dòng điện tử chạy trong dây dẫn ra mạch ngoài, tạo thành dòng điện làm quay
động cơ. Còn protons H+ chuyển đến cực âm qua mạng lọc (membrane), họp lại với
electrons và oxygen tạo thành nhiệt và nước tinh khiết theo cách như sau:
2𝐻 → 4𝐻 + 4𝑒 (5.1)
𝑂 + 4𝐻 + 4𝑒 → 2𝐻 𝑂 (5.2)
Tổng cộng:
2𝐻 + 𝑂 → 2𝐻 𝑂 (5.3)
Trong khi đó, ở cực dương, khí ôxy được thổi qua cực dương và hình thành hai nguyên tử
ôxy hút các iôn hyđrô để tạo thành nước. Phản ứng như vậy sẽ tạo ra dòng điện có hiệu
điện thế 0,7 V. Khi ta đặt nhiều pin nhiên liệu với nhau, sẽ tạo thành một dòng điện mạnh.
5.2.2. Lịch sử phát triển pin nhiên liệu

Hình 5.3. Nhà khoa học tạo ra pin nhiên liệu

225
- Năm 1839, William Robert Grove (1811 – 1896), một luật gia – nhà vật lý người Anh đã
tạo ra pin nhiên liệu đầu tiên.
- Năm 1900, các nghiên cứu đã chuyển trực tiếp năng lượng hoá học của các dạng năng
lượng hoá thạch sang điện năng, tiêu biểu là hệ thống pin nhiên liệu Hydro ra đời.
- Năm 1920, TS. Alfred Schmid là người tiên phong trong việc xây dựng bộ phân tích bằng
Platium, các điện cực cacbon – hydro xốp dưới hình thức ống.
- Năm 1932, Francis Thomas Bacon, một giáo sư công nghệ tại Đại học Cambridge, Anh,
đã chế tạo ra hệ thống pin nhiên liệu alkine (AFC) sử dụng điện cực kim loại xốp là nền
tảng cho NASA chế tạo tàu vũ trụ sử dụng pin nhiên liệu để đưa người lên mặt trăng vào
năm 1968.
- Năm 1963, pin nhiên liệu sử dụng màng được phát triển bởi hãng GE nhờ công trình của
Thomas Grubb và Leonard Niedrach.
- Năm 1970, Karl Kordesh xây dựng bộ pin nhiên liệu kết hợp ắc quy trên một ô tô lai 4
chỗ và đã hoạt động được 3 năm ở thành phố thường xảy ra kẹt xe.
- Giữa năm 1970, tế bào nhiên liệu dùng hệ thống axit photphoric ra đời.
- Năm 1980, pin nhiên liệu dùng cacbon nấu chảy (MCFC) phát triển mạnh.
- Năm 1990, pin nhiên liệu oxit rắn (SOFC) được phát triển.
- Những năm 1990s, pin nhiên liệu dạng màng (PEFC) xuất hiện với mật độ công suất thu
được rất cao.
Pin nhiên liệu sẽ có thể nắm giữ vai trò chủ đạo trong viễn cảnh nguồn năng lượng
của thế giới trong tương lai. Những đặc điểm ưu việt của nó như hiệu suất cao, ổn định lớn,
độ phát xạ thấp, không gây ồn, không gây ô nhiễm môi trường,…sẽ bắt buộc pin nhiên liệu
sử dụng trong các nhà máy điện trong tương lai. Có thể nói Hydro sẽ trở thành nguồn năng
lượng của thế kỷ 21, mà như các nghiên cứu chỉ ra rằng, pin nhiên liệu có một ưu thế không
thể nghi ngờ hơn tất cả các thiết bị biến đổi năng lượng khác.
Ưu và nhược điểm của pin nhiên liệu:
Ưu điểm:
o Pin nhiên liệu có thể được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như: bệnh
viện, các phương tiện vận chuyển, trạm không gian, khách sạn, các nhu cầu
sinh hoạt của con người….
o So với năng lượng truyền thống, pin nhiên liệu không gây ô nhiễm môi
trường; sản phẩm thải ra là H2O.
o Hiệu suất cao > 60%.
o Độ tin cậy cao.
o Không gây ra tiếng ồn.

226
Nhược điểm: giá thành cao (hệ thống pin nhiên liệu loại màng khoảng 20.000 $ trên
một đơn vị KW).
5.2.3. Phân loại
Các hệ thống pin nhiên liệu được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy theo cách nhìn:
 Phân loại theo nhiệt độ hoạt động.
 Phân theo loại các chất tham gia phản ứng.
 Phân loại theo điện cực.
 Phân theo loại các chất điện phân là cách phân loại thông dụng ngày nay.
Liệt kê dưới đây là 6 loại tế bào nhiên liệu khác nhau:
 AFC (Alkaline fuel cell - tế bào nhiên liệu kiềm).
 PEMFC (Proton Exchange Membrane Fuel Cell - trao đổi hạt nhân qua mạng lọc).
 PAFC (Phosphoric acid fuel cell - tế bào nhiên liệu axit phosphoric).
 MCFC (Molten carbonate fuel cell - tế bào nhiên liệu carbonat nóng chảy).
 SOFC (Solid oxide fuel cell - tế bào nhiên liệu oxit rắn).
 DMFC (Direct methanol fuel cell - tế bào nhiên liệu methanol trực tiếp).
Trong các loại trên thì PEMFC có nhiều triển vọng dùng trong các loại xe cộ. SOFC và
APU cũng đều có khả năng trong ứng dụng trên ô tô. PEMFC, MCFD và SOFC cùng có
trong tương lai trong ứng dụng trên các trạm phát điện. PAFC là công nghệ mới được
nghiên cứu tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề kĩ thuật. DMFC có thể tạo bước đột phá trong
lĩnh vực thiết bị di dộng. AFC được có thể được ứng dụng trong ngành hàng không vũ trụ.
Nhiệt độ vận hành của những loại tế bào nhiên liệu khác nhau (nằm trong khoảng từ 60 tới
10000C). Sự khác nhau còn nằm ở cấu trúc điện cực, sự tinh khiết của hydro ở anode
(DMFC dùng methanol).
5.2.4. Cách tạo một pin nhiên liệu hidrogen đơn giản

Hình 5.4. Pin nhiên liệu hidrogen

227
Pin nhiên liệu là một thiết bị chuyển hóa nhiên liệu như khí hydro, rượu, xăng, hay
khí metan trực tiếp thành dòng điện. Pin nhiên liệu hydrogen tạo ra được dòng điện mà
không gây ra bất kỳ sự ô nhiễm nào, vì sản phẩm tạo ra là nước tinh khiết. Pin nhiên liệu
hydrogen được sử dụng cho tàu du hành vũ trụ và các ứng dụng kỹ thuật cao khác hay
những nơi cần tránh sự ô nhiễm, hay nơi cần nguồn năng lượng có hiệu quả cao.

Hình 5.5. Khí hydro và oxy kết hợp với nhau


Bạn có thể tạo được một pin nhiên liệu chỉ với 10 phút trong nhà bếp và thấy được
khí hydro và khí oxy kết hợp với nhau như thế nào để tạo thành năng lượng điện sạch.

Hình 5.6. Vật liệu chế tạo pin nhiên liệu hydrogen
Để làm một pin nhiên liệu chúng ta cần:
- Một dây Nickel phủ Platin, hay platin nguyên chất.
- Một que kem, một mảnh gỗ, hay một mảnh nhựa hình chữ nhật.
- Một đầu kẹp pin 9 vol.
- Một pin 9 vol.

228
- Một vài mảnh băng keo trong suốt.
- Một ly thủy tinh.
- Một vol kế.
- Dây điện.
Đầu tiên cắt dây platin thành hai dây nhỏ chiều dài khoảng 10 cm, xoắn 2 dây này
thành hai cuộn xoắn nhỏ để làm điện cực cho pin nhiên liệu.

Hình 5.7. Điện cực cho pin nhiên liệu


Kế tiếp, Gọt bỏ phần nhựa bên ngoài ở đầu còn lại của hai dây dẫn nối với đầu kẹp
pin. Nối hai đầu này vào hai cuộn platin. Hai dây điện khác được nối từ hai cuộn Platin ra
và đầu còn lại nối vào vol kế.

Hình 5.8. Nối dây dẫn với đầu kẹp pin và hai cuộn platin

229
Hai điện cực được dán dính cứng vào thanh gỗ. Cuối cùng thanh gỗ được đặt lên
trên, nằm ngang và được dán cứng vào ly nước, sao cho hai điện cực bị ngập trong nước
gần hết chiều dài của chúng. Dây điện nối với hai cuộn điện cực phải không được chạm
mặt nước, chỉ có phần mạ platin tiếp xúc với nước. Nối dây màu đỏ vào đầu cực dương
của vol kế, và dây màu đen nối với đầu âm của vol kế. Giá trị trên vol kế sẽ báo là zero,
hay trường hợp có thể giá trị dao động lên một chút như 0.01 V.

Hình 5.9. Giá trị trên vol kế là zero


Quá trình làm pin nhiên liệu hoàn tất, Để vận hành pin nhiên liệu ta cần phải có
những bọt khí hydro bám vào một điện cực, và khí oxy bám vào một điện cực khác. Để
làm được như vậy một phương pháp rất đơn giản được tiến hành như sau. Chúng ta đặt hai
đầu cực của pin 9 vol vào đầu kẹp của chúng (không cần phải gắn cứng vào, do chỉ cần
cho tiếp xúc khoảng vài giây). Gắn Pin vào đầu kẹp thì nước tiếp xúc với các điện cực
platin bị phân ly thành khí hydro và khí oxy, quá trình này gọi là điện phân. Có thể thấy
những bọt khí nhỏ được sinh ra ở các điện cực khi pin được gắn vào.

Hình 5.10. Giá trị trên vol kế là 9.19V

230
Bây giờ gỡ bỏ pin ra. Nếu không có lớp phủ platin thì giá trị trên vol kế sẽ trở về
zero, do đã gỡ Pin ra. Nhưng ở đây khi gỡ Pin ra thì giá trị trên vol kế vẫn hiển trị, do Platin
kim loại như là chất xúc tác, cho phép hydrogen và oxygen kết hợp với nhau. Quá trình
phản ứng sẽ đảo ngược trở lại. Thay vì cung cấp điện để phân ly nước, thì bây giờ hydrogen
và oxygen kết hợp lại tạo thành dòng điện và nước.

Hình 5.11. Giá trị trên vol kế là 2.03V


Chúng ta bắt đầu có giá trị hơn 2 vol của pin nhiên liệu. Những bọt khí hòa tan trong
nước được sử dụng để phản ứng. Điện thế của pin nhiên liệu ban đầu giảm nhanh và dần
dần giảm chậm lại sau thời gian khoảng 1 phút.

Hình 5.12. Giá trị trên vol kế là 0.69V


Giá trị thế nhỏ và giảm chậm là do những bọt khí còn sót lại lở lửng trong nước tạo
ra điện. Quá trình trên chúng ta đã chuyển năng lượng điện 9 vol thành các bọt khí hydro
và oxy. Đây là quá trình nạp điện. Chúng ta có thể lấy các bọt khí hydro và oxy từ các
nguồn khác để có được dòng điện. Chúng ta có thể sản xuất khí hydro và oxy từ nguồn
năng lượng mặt trời vào ban ngày. Sau đó dự trữ chúng và sử dụng để tạo dòng điện vào
ban đêm. Chúng ta cũng có thể dự trữ khí hydro trong các bình khí nén trên xe hơi chạy

231
bằng năng lượng điện. Chúng ta có hai quá trình: điện phân nước tạo khí hydro và khí oxy,
và kết hợp trở lại của hai khí này để tạo thành điện.
Quá trình điện phân nước:
Điện cực nối với đầu âm của pin cung cấp electron. Điện cực âm sẽ cho 4 electron
kết hợp với 4 phân tử nước tạo thành 2 phân tử hydrogen và 4 ion OH -.
4𝐻 𝑂 + 4𝑒 ==> 2𝐻 (𝑔) + 4𝑂𝐻 (5.4)

Hình 5.13. Điện cực nối với đầu âm của pin


Những bọt khí hydro và ion âm OH- di chuyển ra khỏi điện cực và đi vào lòng chất
lỏng. Ở điện cực khác, điện cực nối với đầu dương của Pin, điện cực nhiễm điện dương và
thiếu electron, nên lấy electron từ phân tử nước, tạo ra ion dương H + và phân tử khí oxy.
Bọt khí Oxy và ion H+ rời khỏi điện cực và di chuyển vào lòng chất lỏng.
2𝐻 O==>𝑂 (g)+4𝐻 +4𝑒 (5.5)

Hình 5.14. Điện cực nối với đầu dương của pin
Proton (ion H ) kết hợp với OH- tạo thành lại phân tử nước
+

Quá trình tạo dòng điện:


Khi Pin được lấy ra, các phân tử Hydrogen dưới dạng các bọt khí tiến đến điện cực,
vỡ ra và xảy ra phản ứng với xúc tác Platin tạo ra H+ (proton) và các electron.
232
Hình 5.15. Các phân tử Hydrogen dưới dạng các bọt khí tiến đến điện cực
Ở điện cực còn lại, phân tử oxygen chứa trong các bọt khí tiến đến bề mặt điện cực,
dưới xúc tác Platin và Oxygen sẽ nhận electron đồng thời kết hợp với H + trong nước ( mới
vừa được tạo thành) tạo thành phân tử nước.

Hình 5.16. Các phân tử oxygen chứa trong các bọt khí tiến đến bề mặt điện cực
Điện cực oxygen sẽ mất 2 electron cho mỗi phân tử khí Oxy. Điện cực Hydrogen sẽ
nhận 2 electron cho mỗi phân tử khí hydro. Electron ở điện cực hydrogen sẽ chạy sang điện
cực oxygen, và tạo thành dòng điện trên dây dẫn nối hai điện cực. Trên dây dẫn nối các
thiết bị tiêu thụ điện như đèn hay vol kế. Quá trình tạo ra điện được tóm tắt với hình sau:

Hình 5.17. Quá trình tạo ra điện


5.2.5. Ứng dụng pin nhiên liệu
Tế bào nhiên liệu được sử dụng đầu tiên trong những lĩnh vực mà phí tổn không
đóng vai trò quan trọng. Tế bào nhiên liệu nhẹ và hiệu quả hơn ắc quy đồng thời đáng tin
233
cậy và ít ồn ào hơn động cơ Diesel. Những điều này giải thích tại sao giới quân sự và
ngành du hành vũ trụ quan tâm đến công nghệ này rất sớm. Một số tàu thuyền trên biển
cũng dùng tế bào nhiên liệu.
Động cơ thúc đẩy cho các ứng dụng dân sự xuất phát từ nhận thức trữ lượng dầu
mỏ trên Trái Đất là có hạn nhưng vẫn mong muốn tiếp tục kinh doanh xe thời kỳ sau dầu
mỏ vốn đang mang về nhiều lợi nhuận.
Từ 20 năm nay nhiều hãng sản xuất xe (DaimlerChrysler, Ford, Honda, Opel) đã
nghiên cứu về xe có nhiên liệu là hiđrô, sử dụng tế bào nhiên liệu để chuyển hóa năng
lượng và dùng động cơ điện để vận hành. Kỷ thuật này đã được phát triển cho xe buýt, xe
du lịch, xe tải nhẹ. Ở Hamburg (Đức) và Stuttgart (Đức) người ta đang thử nghiệm chạy
xe buýt sử dụng nhiên liệu hydro trên các tuyến đường xe buýt bình thường. Từ
năm 2003 hai hãng đóng tàu của Đức đã cung cấp loại tàu ngầm vận hành bằng điện được
cung cấp từ máy phát điện Diesel hoặc từ một hệ thống tế bào nhiên liệu hiđrô.
Các tế bào nhiên liệu sử dụng khí đốt đang chuẩn bị đẩy lùi các thiết bị kết hợp phát
điện và sưởi (combined heat and power plant). Ở hệ thống này khí đốt được biến đổi thành
hiđrô đưa vào tế bào nhiên liệu.
Một số vật dụng cầm tay như điện thoại di động, máy vi tính xách tay, máy quay
phim, vật liệu cắm trại hay quân sự cũng đang tiến tới ứng dụng loại nguồn cung cấp năng
lượng này.
5.3. Các loại Ắc quy
Hiện nay chúng ta có nhiều loại ắc quy, trong đó hai loại cơ bản là ắc quy axit và ắc
quy kiềm.
5.3.1. Ắc quy axit
a. Cấu tạo
- Bình ắc quy được chia thành nhiều ngăn, thong thường là 6 ngăn. Mỗi ngăn ắc quy đơn
cho điện áp đầu ra là 2V. Như vậy, nếu đem đấu nối tiếp cả 6 ngăn với nhau ta sẽ có bộ
nguồn ắc quy là 12V.
- Vỏ bình ắc quy được chế tạo bằng vật liệu cứng có tính chịu axit, chịu nhiệt, do đó mà
người ta đúc bằng nhựa cứng hoặc ebonite. Phía trong vỏ bình có các vách ngăn để tạo
thành các ngăn riêng biệt, mỗi ngăn riêng biệt gọi là một ắc quy đơn. Dưới đáy bình ta làm
hai yên đỡ gọi là yên đỡ bản cực. Mục đích là để các bản cực tỳ lên đó, tránh bị ngắn mạch
khi trong đáy bình có lắng đọng các cặn bẩn.
- Bản cực được làm từ hợp kim chì và antimon, trên mặt bản cực có gắn các
xương dọc và xương ngang để tăng độ cứng vững và tạo ra các ô cho chất hoạt tính bám
trên bản cực. Nếu bản cực dương thì chất hoạt tính để phủ vào khung ô trên bản cực
là dioxit chì. Nếu bản cực dung làm bản cực âm thì chất hoạt tính được sử dụng là chì
xốp. Khi ắc quy hoạt động chất hoạt tính tham gia đồng thời vào các phản ứng hoá học
234
càng nhiều càng tốt, do đó để tăng bề mặt tiếp xúc của các chất hoạt tính với dung dịch
điện phân, người ta chế tạo chất hoạt tính có độ xốp, đồng thời đem ghép những tấm cực
cùng tên song song với nhau thành một chum cực ở trong mỗi ngăn của ắc quy đơn. Chùm
bản cực dương và chum bản cực âm được lồng xen kẽ nhau nhưng giữa hai bản cực khác
tên lại được đặt them một tấm cách, tấm cách được làm từ chất cách điện để cách điện giữa
hai bản cực như nhựa xốp, thuỷ tinh hay gỗ.
- Phần nắp của ắc quy để che kín những bộ phận bên trong bình, ngăn ngừa bụi và các vật
khác từ bên ngoài rơi vào bên trong bình, đồng thời giữ cho dung dịch điện phân không bị
tràn ra ngoài. Trên nắp bình có các lỗ để đổ và kiểm tra dung dịch điện phân, các lỗ này
được nút kín bằng các nút có lỗ thong hơi nhỏ. Ở một số loại ắc quy lỗ thông hơi có thể
được chế tạo riêng biệt. Để đảm bảo về độ kín của bình ắc quy, xung quanh mép của nắp
ắc quy và xung quanh các lỗ cực đầu ra, người ta thường trát nhựa chuyên dụng. Dung dịch
điện phân dung trong acqui thường là hỗn hợp axit sunfuric H2SO4 được pha chế theo tỷ lệ
nhất định với nước cất.
b. Nguyên lý làm việc
* Quá trình nạp: Khi acqui đã được lắp ráp xong, ta đổ dung dịch axit sunfuric vào các
ngăn bình thì trên các bản cực sẽ sinh ra lớp mỏng chì sunfat (PbSO4). Vì chì tác dụng với
axit theo phản ứng:
PbO + H2SO4 = PbSO4 + H2O (5.6)
Đem nối nguồn điện một chiều vào hai đầu cực của acqui thì dòng điện một chiều
được khép kín qua mạch ăcquy và dòng điện đi theo chiều: Cực dương của nguồn một
chiều → Dung dịch điện phân → Đầu cực 2 của ăcquy → Cực âm của nguồn một
chiều. Dòng điện một chiều sẽ làm cho dung dịch điện phân phân ly:
H2SO4 → 2H+ + SO2-4 (5.7)
Cation H+ theo dòng điện đi về phía bản cực nối với âm nguồn điện và tạo thành phản ứng
tại đó:
2H+ + PbSO4 → H2SO4 + Pb (5.8)
Các anion SO2-4 chạy về phía chùm bản cực nối với dương nguồn điện và cũng tạo thành
phản ứng tại đó:
PbSO4 + H2O + SO2-4 → PbO2 + 2H2SO4 (5.9)
Kết quả là ở bản cực nối với dương nguồn điện có PbO2 (chì dioxit) và ở chùm bản
cực kia có chì Pb, như vậy ở hai chùm bản cực đã có sự khác nhau về cực tính. Từ các phản
ứng hóa học trên ta thấy quá trình nạp điện đã tạo ra lượng axit sunfuric bổ sung vào dung
dịch điện phân, đồng thời trong quá trình nạp điện dòng điện còn phân tích ra trong dung
dịch điện phân khí hydro (H2) và oxy (O2), lượng khí này sủi lên như bọt nước và bay đi,
do đó nồng độ của dung dịch điện phân trong quá trình nạp điện được tăng lên. Ắc quy

235
được coi là đã nạp đầy khi quan sát thấy dung dịch sủi bọt đều (gọi đó là hiện tượng sôi).
Lúc đó ta có thể ngắt nguồn nạp và xem như quá trình nạp điện cho ắc quy đã hoàn thành.
* Quá trình phóng điện của ắc quy: Nối hai bản cực của ắc quy đã được nạp điện với một
phụ tải, ví dụ như một bóng đèn thì năng lượng tích trữ trong ắc quy sẽ phóng qua tải, làm
cho bóng đèn sáng. Dòng điện của ắc quy sẽ đi theo chiều: Cực dương của ăcquy (đầu cực
đã nối với cực dương nguồn nạp) → Tải (bóng đèn) → Cực âm của ắc quy → Dung dịch
điện phân → Cực dương của ắc quy. Quá trình phóng điện của ắc quy, phản ứng hoá học
xảy ra trong ắc quy như sau:
Tại cực dương:
PbO2 + 2H+ + H2SO4 +2e → PbSO4 + 2H2O (5.10)
Tại cực âm:
Pb + SO2-4 → PbSO4 + 2e (5.11)
Như vậy khi ắc quy phóng điện, chì sunfat lại được hình thành ở hai bản cực, làm
cho các bản cực dần trở lại giống nhau, còn dung dịch axit bị phân thành cation 2H + và
anion SO2-4, đồng thời quá trình cũng tạo ra nước trong dung dịch, do đó nồng độ của dung
dịch giảm dần và sức điện động của ắc quy cũng giảm dần.
5.3.2. Ắc quy kiềm
a. Nguyên lý làm việc
Ắc quy kiềm là loại ắc quy mà dung dịch điện phân được dùng trong ắc quy là dung
dịch kiềm KOH và NaOH. Tuỳ thuộc vào cấu tạo của bản cực, ắc quy kiềm được chia
thành 3 loại:
- Loại ắc quy sắt – niken, là loại ắc quy có bản cực chế tạo bằng sắt (Fe) và niken (Ni).
- Loại ắc quy cadimi – niken, là loại ắc quy có bản cực chế tạo bằng cadimi (Cd) và niken
(Ni).
- Loại ắc quy bạc – kẽm, là loại ắc quy có bản cực chế tạo bằng bạc (Ag) và kẽm (Zn).
Trong ba loại trên thì loại thứ ba có hệ số hiệu dụng trên một đơn vị trọng lượng và một
đơn vị thể tích là lớn hơn, nhưng giá thành của nó lại cao hơn vì phải sử dụng khối lượng
bạc tới 30% khối lượng của chất tác dụng, do đó loại này ít dùng. So với ắc quy axit, acqui
kiềm có nhược điểm là giá thành cao hơn, điện trở trong lớn hơn, nhưng nó lại có các ưu
điểm sau:
- Có độ bền lớn và thời gian sử dụng dài
- Trong điều kiện máy khởi động, làm việc nặng nề hoặc cần có yêu cầu về độ tin cậy cao
thì nó có tính ưu việt hơn hẳn ắc quy axit.
- Quá trình nạp điện cho ắc quy kiềm không đòi hỏi nghiêm ngặt về dòng điện nạp. Trị số
dòng điện này có thể lớn gấp 3 lần dòng định mức cũng chưa làm hỏng được acqui. Ắc quy
kiềm có cấu tạo tương tự như ắc quy axit, tức là nó cũng gồm dung dịch điện phân, vỏ bình
236
acqui, các bản cực,... Bản cực của acqui kiềm được chế tạo thành dạng thỏi hoặc không
thỏi. Giữa các bản cực được ngăn cách bởi các tấm ebonit. Chùm bản cực dương và chùm
bản cực âm được hàn nối như chùm bản cực của ắc quy axit để đưa ra các vấu cực cho ắc
quy. Các chùm bản cực được đặt trong bình điện phân và được ngăn cách với vỏ bình bằng
lớp nhựa vinhiplat. Loại ắc quy dùng bản cực dạng thỏi thì mỗi thỏi là một hộp làm bằng
thép lá trên bề mặt có khoan nhiều lỗ: Φ = 0,2-0,3 mm để cho dung dịch thấm qua. Nếu là
ắc quy kiềm sắt – niken thì trong hộp bản cực âm chứa sắt đặc biệt thuần khiết, còn trong
bản cực dương là hỗn hợp 75%NiO.OH và 25% bột than hoạt tính. Loại ắc quy kiềm dùng
bản cực không phân thỏi, thì bản cực được chế tạo theo kiểu khung xương, rồi đem các
chất tác dụng có cấu trúc xốp mịn để ép vào các lỗ nhỏ trên bản cực. Giống như trong ắc
quy axit, quá trình hoá học trong ắc quy kiềm cũng là quá trình thuận nghịch. Nếu bản cực
của ắc quy kiềm là sắt-niken thì phản ứng hoá học xẩy ra trong ắc quy như sau:
Trên bản cực dương:
Ni(OH)2 + KOH + OH- Ni(OH)3 + KOH (5.12)
Trên bản cực âm:
Fe(OH)2 + KOH Fe + KOH + 2OH (5.13)
Như vậy quá trình nạp điện, sắt hidroxit trên bản cực âm bị phân tích thành sắt
nguyên tố và anion OH-. Còn ở bản cực dương, Ni(OH)2 được chuyển hoá thành Ni(OH)3.
Chất điện phân KOH có thể xem như nó không tham gia vào phản ứng hoá học mà chỉ
đóng vai trò chất dẫn điện, do đó sức điện động của ắc quy hầu như không phụ thuộc vào
nồng độ chất điện phân. Sức điện động của ắc quy chỉ đựoc xác định dựa trên trạng thái
của các chất tác dụng ở các tấm cực. Thông thường acqui kiềm được nạp điện hoàn toàn
sức điện động sẽ đạt được khoảng 1,7 đến 1,85V. Khi ắc quy đã phóng điện hoàn toàn, sức
điện động của ắc quy là 1,2 đến 1,4V. Như vậy điện thế phóng điện của ắc quy kiềm thấp
hơn ắc quy axit. Nếu ở ắc quy axit điện thế phóng điện bình quân là 2V thì ở ắc quy kiềm
chỉ là 1,2V. Hiện nay các nhà thiết kế, chế tạo ắc quy chưa dừng lại ở những kết quả đã đạt
được, người ta đã chế tạo được những ắc quy kiềm mới khá nhỏ và nhẹ, nhưng vẫn có các
thông số kỹ thuật của ắc quy axit. Những ắc quy mới đang hướng tới việc thay thế các bản
cực bằng những hợp kim mới có khả năng chống han gỉ, giảm kích thước và tăng tính
bền vững. Những tạp chất mới được trộn vào trong chất tác dụng sẽ cải thiện đặc tính phóng
điện của ăcquy một cách đáng kể. Nhiều acqui mới đã không có cầu nối trên nắp và kết
cầu vỏ bình cũng thay bằng những vật liệu rất nhẹ nên giảm được chiều dày thành bình,
acqui cũng ít phải chăm sóc hơn.
5.4. Hệ thống trữ năng siêu dẫn
Năm 1911, lần đầu tiên các nhà khoa học đã phát hiện ra vật chất dẫn điện với tính
năng hoàn toàn không có điện trở, gọi đó là chất siêu dẫn. Thời sơ khai này, người ta mới
biết một đặc tính của chất siêu dẫn, đó là nếu cho một dòng điện vào một mạch làm bằng

237
chất liệu siêu dẫn thì dòng điện sẽ chạy trong đó mãi mà không suy giảm, vì nó không gặp
một trở kháng nào trên đường đi, nghĩa là năng lượng điện không bị tiêu hao trong quá
trình chuyển tải điện từ nơi này sang nơi khác.
Khi hạ nhiệt độ xuống với nhiệt độ tới hạn nào đó (khoảng vài độ Kelvin) đối với
từng vật liệu thì vật liệu đó trở thành siêu dẫn điện (điện trở bằng không). Khi nhiệt độ hạ
tới nhiệt độ nào đó vật liệu dẫn điện trở thành siêu dẫn thì gọi là nhiệt độ tới hạn. Vào năm
1970 người ta mới áp dụng siêu dẫn từ trong sản xuất điện. Việc này xuất phát từ kinh
nghiệm làm mát các bộ phận của nhà máy phát điện như làm mát máy phát, máy biến áp,
thiết bị truyền tải và phân phối điện…Thực tế cho thấy vật liệu nhôm tinh khiết dễ dàng
chế tạo thành vật liệu siêu dẫn khi hạ nhiệt độ xuống 20K (-253 0C) bằng hydro lỏng.
Tích trữ năng lượng bằng vật liệu siêu dẫn là khái niệm bắt nguồn trong trong việc
cố gắn tích trữ xung khi mà chu kỳ xung quá ngắn. Khái niệm này dựa trên nguyên lý cơ
bản là năng lượng có thể tích trữ dưới dạng từ thông qua lõi cuộn dây. Nếu lõi cuộn dây
làm bằng vật liệu siêu dẫn thì khi hạ nhiệt độ xuống nhiệt độ tới hạn, lõi sẽ trở thành siêu
dẫn và nếu đặt trong từ trường thì lõi dây được nạp điện, năng lượng từ có thể tích trữ
không giới hạn. Tích trữ năng lượng có thể xả ngược lại hòa vào lưới điện thông qua quá
trình xả của lõi cuộn dây. Năng lượng E tích trong lõi dây với dòng điện luôn chuyển được
xác định theo phương trình:
1
𝐸 = 𝐿. 𝐼 (5.14)
2
Trong đó:
E: Năng lượng (J)
L: Độ tự cảm (H)
I: Cường độ dòng điện (A)
Nhược điểm của việc tích trữ năng lượng dạng này là cần lõi cuộn dây có kích thước
và khối lượng lớn để tích trữ năng lượng và vật liệu chế tạo thường là thép hợp kim nên
giá thành cao.
Hiệu suất tích trữ điện dạng này khá cao trên 95%. Hiện công nghệ này đang được
ứng dụng ở Mỹ và Nhật với công suất thấp (1MWh).
5.5. Siêu tụ điện
5.5.1. Khái niệm siêu tụ điện
Siêu tụ điện là một thiết bị có thể lưu trữ năng lượng điện nhanh chóng và xả chậm.
Chúng ta biết rằng các tụ điện bình thường như Tụ điện, Tụ gốm v.v … có thể lưu trữ năng
lượng điện rất nhanh và phóng điện cũng rất nhanh nhưng siêu tụ điện thì không giống vậy.
Một siêu tụ điện còn được gọi là tụ điện dung lượng cao hoặc tụ điện hai lớp có thể
lưu trữ một lượng lớn năng lượng gấp gần 10 đến 100 lần năng lượng so với các tụ điện

238
thông thường. Nó được ưa chuộng rộng rãi hơn pin vì khả năng sạc nhanh hơn và cung cấp
năng lượng nhanh hơn.

Hình 5.18. Siêu tụ điện


5.5.2. Nguyên lý hoạt động của siêu tụ điện
Tương tự như một tụ điện bình thường, siêu tụ điện cũng có hai bản song song với
diện tích lớn hơn. Nhưng sự khác biệt là, khoảng cách giữa các tấm là nhỏ. Các tấm được
tạo thành từ kim loại và ngâm trong chất điện phân. Các tấm được ngăn cách bởi một lớp
mỏng gọi là chất cách điện.
Khi các điện tích trái dấu được hình thành ở cả hai phía của chất cách điện, một lớp
điện kép được hình thành và các tấm được tích điện. Do đó chúng được tích điện và có
điện dung cao hơn. Những tụ điện này được sử dụng để cung cấp năng lượng cao và cho
phép dòng tải cao với điện trở thấp. Chi phí của siêu tụ điện cao vì điện dung sạc và xả cao.

Hình 5.19. Nguyên lý hoạt động của siêu tụ điện


Một lớp điện kép được tạo ra khi các tấm được thay đổi và các điện tích trái dấu
được hình thành ở cả hai mặt của các tấm. Do đó các siêu tụ điện còn được gọi là tụ điện
hai lớp hoặc tụ điện hai lớp điện (EDLC). Khi diện tích của các bản tăng và khoảng cách
giữa các bản giảm thì điện dung của tụ tăng.
Khi chúng không được sạc, tất cả các điện tích được phân phối ngẫu nhiên trong tế
bào. Khi chúng được tích điện, tất cả các điện tích dương được hút vào cực âm và các điện

239
tích âm được hút vào cực dương. Thông thường, các siêu tụ điện có sẵn với điện dung
420F, dòng sạc và xả 4-2A với nhiệt độ phòng -22 độ C.
Các siêu tụ điện có khả năng tự xả và chu kỳ sạc không giới hạn. Những loại tụ điện
này có thể làm việc với điện áp thấp (2-3V) và có thể được kết nối nối tiếp để tạo ra điện
áp cao, được sử dụng trong các thiết bị cần nguồn lớn. Nó có thể lưu trữ nhiều năng lượng
hơn và giải phóng tức thời và nhanh hơn khi so sánh với pin.
Khi tụ điện này được kết nối với mạch hoặc nguồn điện áp DC, các bản là điện
tích và điện tích trái dấu được hình thành ở cả hai phía của dải phân cách, tạo thành một
tụ điện điện phân hai lớp.

Hình 5.20. Quá trình sạc siêu tụ điện


Để sạc một siêu tụ điện, kết nối cực dương của nguồn điện áp với cực dương của
siêu tụ điện và cực âm của nguồn điện áp được nối với cực âm của chúng.
Nếu siêu tụ điện được kết nối với nguồn điện áp 15V, thì nó sẽ sạc tới 15V. Khi
điện áp được tăng lên quá điện áp ngưỡng, thì chúng có thể bị hỏng. Vì vậy, điện trở được
kết nối nối tiếp với nguồn điện áp và tụ điện để giảm dòng điện chạy qua tụ điện và nó
không bị hỏng.
Nguồn cung cấp dòng không đổi và nguồn cung cấp điện áp giới hạn phù hợp với
siêu tụ điện. Khi điện áp tăng dần, lượng dòng điện chạy qua tụ thay đổi. Trong chế độ sạc
đầy, dòng giảm theo mặc định.
5.5.3. So sánh siêu tụ điện với pin
Pin được sử dụng rộng rãi với dung lượng cụ thể, cũng có mật độ năng lượng tốt
hơn. Các siêu tụ điện là các tụ điện dung lượng cao với mật độ năng lượng cao. Khi so sánh
với pin, siêu tụ điện có khả năng sạc nhanh, có thể xử lý nhiệt độ thấp, độ tin cậy cao và
trở kháng thấp.

240
Hình 5.21. Siêu tụ điện và pin
Chi phí của pin thấp trong khi chi phí của siêu tụ điện cao. Các siêu tụ điện có khả
năng tự xả. Trong pin, điện áp hoạt động xác định chế độ sạc và xả. Trong một siêu tụ điện,
điện áp cho phép phụ thuộc vào loại vật liệu điện môi được sử dụng giữa các bản. Và cũng
là chất điện phân trong tụ điện có thể làm tăng điện dung.
Pin có các dạng như pin axit-chì, Ni-MH, Li-Po, Li-ion, LMP, … Các siêu tụ điện
có sẵn với chất điện phân hữu cơ, chất điện phân nước, chất lỏng ion,… Pin được sử dụng
để lưu trữ một lượng lớn năng lượng và siêu tụ điện được sử dụng để cung cấp mật độ năng
lượng cao.
5.5.4. Sự khác biệt giữa siêu tụ điện và tụ điện bình thường
Có một vài điểm khác biệt giữa siêu tụ điện và tụ điện thông thường như:
– Tụ điện bình thường có vật liệu điện môi nhưng siêu tụ điện không có vật liệu điện môi.
– Các siêu tụ điện có dung dịch điện phân nhưng tụ điện bình thường không có dung dịch
điện phân.
– Trong một tụ điện bình thường, các vật liệu điện môi dùng để cách điện giữa các bản
hoặc điện cực. Nhưng trong siêu tụ điện, một bộ phân tách được sử dụng để cách điện giữa
các điện cực.
– Tốc độ sạc và xả của tụ điện bình thường rất nhanh. Nhưng trong trường hợp siêu tụ điện,
tốc độ sạc rất nhanh nhưng tốc độ xả chậm.
– Công suất điện áp của siêu tụ điện rất thấp thường là 2,7V nhưng các tụ điện bình thường
như tụ điện phân có sẵn có định mức điện áp rất cao.
– Điện dung của siêu tụ điện rất cao thường trên 500F.
5.5.5. Ưu nhược điểm của siêu tụ điện
a. Ưu điểm của siêu tụ điện
Các siêu tụ điện có nhiều lợi thế như:
– Hiệu quả rất cao.
241
– Khả năng sạc nhanh.
– Siêu tụ điện có tuổi thọ cao hơn pin 10 đến 15 năm.

Hình 5.22. Siêu tụ điện cung cấp năng lượng cho vi mạch
– Siêu tụ điện có thể chịu được mọi nhiệt độ trong khoảng từ -30 đến 65 độ trong khi pin
có thể chịu được từ 10 đến 40 độ C.
– Các siêu tụ có trọng lượng rất nhẹ.
– Các siêu tụ điện có thể được cài đặt trong một khu vực hẹp vì nó có kích thước rất nhỏ.
– Các siêu tụ điện có phản ứng thoáng qua rất nhanh.
b. Nhược điểm của siêu tụ điện
Các siêu tụ điện cũng có một số nhược điểm, chẳng hạn như:
– Các siêu tụ điện có năng lượng riêng rất thấp.
– Rất khó để tạo ra siêu tụ điện có công suất điện áp cao ở thời điểm hiện tại, đó là lý do
tại sao hầu hết các siêu tụ điện 2.7V đều có sẵn trên thị trường.
– Thuộc tính điện áp phóng tuyến tính của chúng là một bất lợi. Đặc tính điện áp phóng
tuyến tính có nghĩa là khi siêu tụ phóng 50% tổng năng lượng dự trữ, điện áp cũng giảm
một nửa. Có nghĩa là nếu điện áp đầy của chúng là 2,7V thì điện áp sẽ giảm xuống còn
1,3V. Nhưng trong trường hợp pin, điện áp sẽ gần với điện áp đầy thậm chí khi pin xả 50%
năng lượng.
– Giá của siêu tụ điện cao hơn pin Li-ion cùng dung lượng.
– Siêu tụ điện xả nhanh hơn pin khi không được kết nối với tải hoặc nói cách khác, đặc
tính tự xả của siêu tụ là một bất lợi nữa.
5.5.6. Ứng dụng của siêu tụ điện
Một số ứng dụng đáng chú ý của siêu tụ điện mà chúng ta có thể thấy như:
– Các siêu tụ chủ yếu được sử dụng ở những nơi cần sạc và xả rất nhanh.
– Chúng được sử dụng trong máy ảnh kỹ thuật số để nhấp nháy ánh sáng.

242
– Chúng được sử dụng trong xe điện và cơ cấu hãm tái sinh được sử dụng để sạc siêu tụ
điện. Phanh tái tạo giúp sạc trong thời gian rất ngắn. Để khởi động điện trong hệ thống
start-stop

Hình 5.23. Ứng dụng siêu tụ điện trên ô tô


– Chúng cũng được sử dụng trong máy khử rung tim trong ngành y tế, để gây sốc tim cho
người bệnh.
– Chúng được sử dụng để cung cấp năng lượng dự phòng cho các thiết bị năng lượng thấp
như các card PC, các đồng hồ đo tự động.
– Ngày nay các siêu tụ điện được sử dụng trong nhiều công cụ điện và điện tử cầm tay.
5.6. Bánh đà lưu trữ năng lượng
5.6.1. Tổng quan
Hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS) cung cấp một phương tiện để cải thiện hiệu quả
của hệ thống điện khi có sự mất cân bằng giữa cung và cầu. Ngoài ra chúng còn là một yếu
tố chính để cải thiện độ ổn định và cất lượng của lưới điện. Chúng đưa thêm một cách linh
hoạt vào hệ thống điện khi có sự gián đoạn cung cấp điện trong thời gian ngắn do có sự
tham gia của các nguồn năng lượng tái tạo.
Một công nghệ lưu trữ năng lượng đang thu hút sự quan tâm rất lớn là bánh đà lưu
trữ năng lượng (FESS). Công nghệ lưu trữ này có nhiều lợi thế so với các giải pháp lưu trữ
khác như vòng đời cao, mật độ lưu trữ năng lượng lớn, có thể lưu trữ lương năng lượng
không giới hạn.
Bánh đà là một thiết bị cơ khí quay được sử dụng để lưu trữ năng lượng quay. Bánh
đà có mô-men quán tính lớn, và do đó chống lại sự thay đổi tốc độ quay. Lượng năng lượng
được lưu trữ trong một bánh đà tỉ lệ với bình phương tốc độ quay của nó. Năng lượng được
chuyển giao cho một bánh đà bằng cách áp dụng mô-men xoắn đối với nó, do đó gây ra
tốc độ quay của nó, và do đó năng lượng lưu trữ của nó, gia tăng. Ngược lại, bánh đà giải
phóng năng lượng được lưu trữ bằng cách áp mô-men xoắn đến tải cơ khí, kết quả làm tốc
độ quay giảm.
Công dụng chính của bánh đà là:
243
 Chúng cung cấp năng lượng liên tục khi các nguồn năng lượng không liên tục. Ví
dụ, bánh quay được sử dụng trong động cơ pít-tông bởi vì các nguồn năng lượng
(mô-men xoắn từ động cơ) là không liên tục.
 Chúng cung cấp năng lượng ở mức vượt quá khả năng của một nguồn năng lượng.
Điều này đạt được bằng cách thu thập năng lượng trong bánh đà theo thời gian và
sau đó giải phóng năng lượng một cách nhanh chóng, với tốc độ vượt quá khả năng
của nguồn năng lượng.
 Chúng kiểm soát định hướng của một hệ thống cơ khí. Trong các ứng dụng như vậy,
xung lượng góc của một bánh đà là cố ý chuyển tải một khi năng lượng được chuyển
đến hoặc từ bánh đà.
Việc sử dụng một bánh đà phát điện nhằm khai thác nguồn động năng từ lưới điện
khi nguồn cung dư thừa. Nguồn động năng này sẽ được giải phóng từ các tua-bin khi xảy
ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Chính vì vậy nên các nhà khoa học đã nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng công nghệ bánh đà
vào việc lưu trữ và sản xuất năng lượng từ gió và mặt trời.
5.6.2. Cấu tạo của bánh đà lưu trữ năng lượng
Hình 2.2 cho thấy cấu tạo của mộ bánh đà lưu trữ năng lượng

Hình 5.24. Cấu tạo của bánh đà lưu trữ năng lượng
+ Trong bánh đà có tích hợp rotor của một máy điện có thể làm việc ở chế độ máy phát
hoặc chế độ động cơ để biến đổi năng lượng từ cơ năng sang điện năng và ngược lại. Có
nhiều loại máy phát được sử dụng cho hệ thống bánh đà, như máy phát nam châm vĩnh
cửu, máy điện cảm ứng...

244
+ Bánh đà tích trữ năng lượng trong một khối quay của thép vật liệu composite. Bánh đà
được đặt trong một hình trụ rỗng nâng bởi từ trường để giảm tối đa ma sát giữa trục và mặt
chân đế.
+ Trục của bánh đà nối với trục roto của các máy phát điện. Một máy điện hoạt động ở chế
độ động cơ, một máy điện hoạt động ở chế độ máy phát điện.
+ Motor/máy phát được thiết kế để vận hành ở tốc độ cao và giảm tối thiểu ma sát.
+ Giá đỡ bao gồm nam châm vĩnh cửu, hỗ trợ trọng lượng của bánh đà bằng lực đẩy và
nam châm điện được sử dụng để ổn định bánh đà. Giá đỡ hoạt động tốt nhất là giá đỡ từ
siêu dẫn nhiệt độ cao (HTS), có thể tự động đặt bánh đà vào mà không cần điện hoặc hệ
thống điều khiển định vị.
5.6.3. Nguyên lý hoạt động của bánh đà lưu trữ năng lượng
Quá trình hoạt động của bánh đà có thể được tóm tắt như sau: khi có dư thừa năng
lượng bánh đà thực hiện việc lưu trữ năng lượng, nó làm việc như một động cơ điện, khác
với động cơ điện thông thường, động cơ điện sử dụng trong bánh đà có mô men quán tính
rất lớn và tốc độ quay rất cao. Mặt khác, khi có một dao động bất thường ở nguồn hoặc tải
bánh đà hoạt động như một máy phát điện cung cấp thêm năng lượng cần thiết để giữ ổn
định hệ thống. Trong quá trình xả năng lượng tốc độ của bánh đà giảm dần dẫn đến tần số
điện áp liên tục thay đổi. Để duy trì tần số điện áp do máy phát của bánh đà phát ra ta cần
sử dụng một bộ biến đổi điện tử công suất làm việc ở chế độ chỉnh lưu để biển điện năng
có tần số thay đổi thành điện năng một chiều và một bộ biến đổi điện tử công suất làm việc
ở chế độ nghịch lưu để biến đổi năng lượng điện một chiều thành điện áp xoay chiều hình
sin kết nối với lưới điện.
Trong hệ thống điện gió nối lưới bánh đà đóng vai trò như một acqui để lưu trữ năng
lượng dư thừa và như một máy phát điện dự phòng để cung cấp năng lượng khi có sự thay
đổi bất thường của lưới điện. Để làm được điều này thì các thành phần điện chính của một
hệ thống dữ trữ năng lượng bánh đà là một modul điện tử công suất và modul điều khiển
để điều khiển hoạt động của modul điện tử công suất ở chế độ nạp, xả hoặc dự phòng.
5.6.4. Đặc điểm của bánh đà lưu trữ năng lượng
Hệ thống bánh đà lưu trữ năng lượng có ưu điểm là tuổi thọ cao, dung lượng lưu trữ
năng lượng lớn, chi phí vận hành thấp. Song chúng có nhược điểm là thời gian xả khá ngắn.
Chúng được áp dụng hiệu quả cho việc làm mịn điện áp của các hệ thống điện sử dụng
năng lượng tái tạo làm việc độc lập hoặc làm việc trong vi lưới.

245
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 5
Câu 1: Trình bày nguyên lý hoạt động của pin nhiên liệu?
Câu 2: Trình bày nguyên lý hoạt động của bánh đà lưu trữ năng lượng?
Câu 3: Trình bày ưu nhược điểm của pin nhiên liệu?
Câu 4: Trình bày ưu nhược điểm của bánh đà lưu trữ năng lượng?
Câu 5: Trình bày nguyên lý hoạt động của các loại ắc quy?
Câu 6: Giả sử một pin nhiên liệu hoạt động ở 250C (298K) và 1atm tạo ra nước lỏng (nghĩa
là, chúng ta sử dụng nhiệt trị cao HHV của nhiên liệu hydro):
1
𝐻 + 𝑂 → 𝐻 𝑂(𝑙) ∆𝐻 = −285,8 𝑘𝐽⁄𝑚𝑜𝑙 𝐻
2
a. Tìm nhiệt lượng tối thiểu sinh ra đối với mỗi mol H2?
b. Hiệu suất cực đại của pin nhiên liệu là bao nhiêu?

246
CHƯƠNG 6: ỨNG DỤNG CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TRONG
DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG


Trong chương này trang bị những kiến thức về việc biết ướng dụng các
nguồn năng lượng tái tạo thu được vào trong dân dụng và công nghiệp. Từ đó biết
vận dụng được các kiến thức đã học để phục vụ chuyên môn làm việc sau này.
6.1. Một số vấn đề về biến đổi năng lượng
Để khuyến khích nghiên cứu và phát triển ngồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch,
thay vì việc chuyển dịch sử dụng; khai thác các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng bị
cạn kiệt hiện nay. Vì vậy cần có bước đi mới về vấn đề sử dụng năng lượng tái tạo: Điện
gió, điện mặt trời, thủy điện, .v.v…, kèm theo những nghiên cứu mới về điều khiển hệ
thống năng lượng tái tạo hòa lưới, điều khiển hệ thống điện độc. Do đó cần có kiến thức
cơ bản về vấn đề phát ra điện năng và tiêu thụ điện năng, nắm vững được các kiến thức cơ
bản về linh kiện và bộ biến đổi điện tử công suất để từ đó tính toán và thiết kế hệ thống
năng lượng tái tạo để tiêu thụ sử dụng điện cho hộ gia đình và hòa được vào lưới điện quốc
gia, [1-5].
6.1.1. Vấn đề phát điện và tiêu thụ điện năng
Hệ thống điện luôn luôn tồn tại cả các nguồn và tải điện một chiều DC (Direct
Current), xoay chiều AC (Alternative Current). Phần tử phát điện (máy phát điện), phần tử
tiêu thụ điện (phụ tải điện) luôn tồn tại song song và cân bằng thu phát trong một mạch
điện. Đáp ứng của các phần tử trong mạng điện một chiều và xoay chiều hoàn toàn khác
nhau do phụ thuộc bản chất của loại dòng điện và các phần tử trong mạng điện đó, [1].
a) Mạng điện một chiều
Dòng điện trong mạch DC chỉ chạy theo một hướng nhất định từ cực (+) đến cực âm
(-). Phụ tải DC chỉ mang tính thuần trở trong khi nguồn DC rất đa dạng như ắc quy, máy
phát điện một chiều, v.v... Hình 6.1 mô tả định nghĩa phần tử phát và tiêu thụ điện trong
mạng điện DC.

a) Phần tử tiêu thụ điện (phụ tải điện) b) Phần tử phát điện (máy phát điện)
Hình 6.1. Định nghĩa máy phát điện và phụ tải điện
Trong đó: điện áp VAB được hiểu là sự chênh lệch về điện thế giữa nút A và nút B
trong khi dòng điện IAB là dòng chạy từ A đến B qua tải tiêu thụ.
Công suất tiêu thụ trong mạch điện này được xác định theo (6.1):
PAB = VAB.IAB (6.1)
247
Nếu VAB và IAB đều dương thì PAB cũng dương và nhánh có dòng IAB chạy qua được
coi là tải tiêu thụ. Ngược lại, khi PAB âm thì nhánh có dòng IAB được gọi là nguồn.
b) Mạng điện xoay chiều
Tại nút mà một tải được kết nối với mạng điện AC, hệ thống điện có thể được thay
thế bởi một mạch tương đương Thevenin. Nguồn điện có điện áp E  E 0 và đường dây
liên kết có tổng trở Zs = jXs (bỏ qua điện trở).
* Tải thuần trở
Trong một hệ thống điện (HTĐ) xoay chiều có tải điện trở R sẽ tạo ra năng lượng và
tạo ra sự lệch pha giữa điện áp hai đầu và điện áp hở mạch E một góc δ được gọi là góc tải
và gây nên sụt giảm điện áp (hình 6.2).

a) Mạch tải thuần trở b) Biểu đồ pha


Hình 6.2. Mô hình Thevenin với tải thuần trở
* Tải thuần cảm
Một tải thuần cảm không tiêu thụ công suất và không thay đổi góc pha giữa U và E
(δ = 0) như trên hình 6.3. Trong các mạng điện truyền tải, điện dung của các dây dẫn đối
với đất có xung hướng tạo ra các dao động hay tăng điện điện áp tại các nút phụ tải. Bằng
cách thêm các tải thuần cảm mắc song song, tương đương với một cuộn kháng để bù công
suất phản kháng, điện áp tại nút phụ tải có thể giảm xuống đến giá trị phù hợp. Các cuộn
kháng chỉ phát ra công suất phản kháng, gần như không gây tổn thất năng lượng ngoài tổn
thất trên các cuộn dây và lõi từ (tương đối nhỏ).

a) Mạch tải thuần cảm b) Biểu đồ pha


Hình 6.3. Mô hình Thevenin với tải thuần cả
* Tải thuần dung
Một tải thuần dung cũng không tiêu thụ công suất tác dụng và độ lệch pha giữa U và
E là δ = 0 (hình 1.4). Điện áp rơi jXS.I là ngược pha với E và V, và điều này làm cho điện
áp U giữa hai đầu phụ tải lớn hơn E. Điều này sẽ có ý nghĩa lớn khi truyền tải điện năng đi
xa, khi mà tổn thất điện áp lớn làm cho điện áp tại các nút giảm thấp. Các tụ bù song song
sẽ bù công suất phản kháng, hạn chế sự suy giảm điện áp.

248
a) Mạch tải thuần dung b) Biểu đồ pha
Hình 6.4. Mô hình Thevenin với tải thuần dung
c) Công suất trong hệ thống
Các thành phần công suất bao gồm: Xét một tải với tổng trở Z = R + jX có dòng điện,
điện áp trên tải là I và U (hình 6.5).

Hình 6.5. Đồ thị vectơ các thành phần công suất


Công suất toàn phần S được định nghĩa là:
S  U .I  P  jQ (6.2)
Trong đó: P là công suất tác dụng [W], [kW] hoặc [MW]; Q là công suất phản kháng
[VAr], [kVAr] hoặc [MVAr]; S  P 2  Q 2 là công suất biểu kiến [VA], [kVA] hoặc
[MVA].
Hệ số công suất: Tam giác công suất (hình 6.5c) cho phép xác định hệ số công suất
của tải theo biểu thức:
P
cos  (6.3)
P  Q2
2

Trong đó, công suất tác dụng P là thành phần công suất được biến thành công hữu
ích như cơ năng, quang năng, nhiệt năng,.v.v... còn công suất phản kháng Q là thành phần
công suất để từ hoá và tạo ra từ thông tản trong các máy điện xoay chiều, nó không sinh
công.
d) Điều chỉnh công suất và tần số
Trong các HTĐ cần thiết phải giữ cho tần số và điện áp gần giá trị định mức của nó.
Tần số được điều khiển bằng cách kiểm soát sự cân bằng giữa tổng công suất phát và tổng
công suất thu kể cả tổn thất công suất truyền dẫn trong toàn hệ thống.
Công suất phía nguồn phát được điều khiển trực tiếp thông qua các cơ cấu điều chỉnh
năng lượng sơ cấp. Ví dụ với máy phát nhiệt điện thì phần động lực cung cấp công suất sơ
cấp cho máy phát là turbine hơi, trong đó van hơi là phương tiện chính cho điều khiển công
suất của hệ tuabine - máy phát. Tất nhiên, nếu các van được mở, các nồi hơi phải có khả
năng cung cấp đủ hơi nước (ở áp suất và nhiệt độ chính xác) để cung cấp mức năng lượng
249
cần thiết. Điều này có nghĩa rằng việc kiểm soát nồi hơi phải được phối hợp với các van
hơi. Tương tự như vậy, trong một turbine gió công suất truyền tới các máy phát điện được
xác định bởi tốc độ gió và hệ thống cánh, có thể được thay đổi để kiểm soát công suất theo
yêu cầu.
Công suất điện hữu ích lấy từ hệ thống được xác định bằng các tải cơ khí và điện. Ví
dụ, hãy xem xét một động cơ cảm ứng trực tiếp kết nối với một máy bơm. Công suất động
cơ thay đổi theo tốc độ quay kể từ khi khởi động cho đến khi làm việc ổn định tại tốc độ
định mức (gần tốc độ gần đồng bộ) tùy thuộc vào điện áp và tốc độ dòng chảy. Ngoài ra
còn các tải điện thụ động (chẳng hạn như ánh sáng và sưởi ấm), nguồn điện cung cấp cho
tải phụ thuộc vào điện áp và trở kháng tải. Vì vậy, công suất phía nguồn phát có thể được
xem như luôn được điều khiển bám theo công suất phía tiêu thụ và do đó tần số hệ thống
đảm bảo ổn định.
Ở trạng thái ổn định, công suất phát (Pphát) và công suất thu (Pthu) phải đảm bảo cân
bằng để duy trì tần số của toàn hệ thống. Do tính ngẫu nhiên của phụ tải điện trong hệ thống
điện nên người vận hành phải thực hiện các biện pháp điều khiển, huy động nguồn đáp ứng
với yêu cầu của phụ tải để độ lệch công suất giữa Pphát và Pthu nằm trong giới hạn cho
phép.
Trong ngắn hạn (trong khoảng thời gian tính bằng chu kỳ của dòng điện), sự kiểm
soát tần số mà đảm bảo rằng Pphát = Pthu, được thực hiện bằng cách duy trì tốc độ của máy
phát điện rất gần với giá trị danh định. Giả sử hệ thống điện trong một trạng thái ổn định
và Pphát = Pthu trong khi tải tăng đột ngột thì tốc độ hệ tuabine - máy phát sẽ có xu hướng
chậm lại, tần số sẽ giảm xuống dưới giá trị định mức và ngược lại nếu giảm tải thì tần số
làm việc có xu hướng tăng lên trên giá trị định mức. Quá trình điều khiển để khôi phục sự
cân bằng ban đầu có tính chất dao động. Mức độ dao động xét cả về biên độ và thời gian
tồn tại là cơ sở đánh giá tính ổn định của hệ thống với từng phân cấp: ổn định tĩnh, ổn định
động và không ổn định.
Trong một HTĐ độc lập chỉ với một máy phát điện, nguồn động lực sơ cấp làm việc
tương đối đơn giản, đó là duy trì chính xác tốc độ của máy phát điện ở tốc độ đồng bộ để
tần số không thay đổi. Nhưng khi hệ thống có nhiều máy phát điện, những máy phát có
khả năng huy động được công suất nhanh nhất sẽ được phân công vận hành với công suất
lớn nhất và không đổi (máy điều áp). Ngoài kinh tế, một trong những lý do cho điều này là
nếu công suất thay đổi liên tục, phân bố nhiệt độ trong tuabine, nồi hơi, máy phát điện sẽ
bị ảnh hưởng và chu trình nhiệt được coi là không tối ưu. Trong khi đó, có những máy phát
điện đặc biệt có khả năng huy động nhanh công suất trong thời gian ngắn sẽ được giao
nhiệm vụ kiểm soát tần số.
e) Chế độ làm việc của hệ thống điện
Tập hợp các quá trình xảy ra trong HTĐ và xác định trạng thái làm việc của HTĐ
trong một thời điểm hay một khoảng thời gian nào đó gọi là chế độ của HTĐ.

250
Các chế độ của HTĐ được chia thành hai dạng:
- Chế độ xác lập là chế độ các thông số của nó dao động rất nhỏ xung quanh giá trị
trung bình nào đó, thực tế có thể bỏ qua các dao động này. Trong thực tế không tồn tại chế
độ nào mà trong đó các thông số của nó bất biến theo thời gian vì hệ thống điện bao gồm
một số vô cùng lớn các phần tử, các phần tử này luôn luôn biến đổi khiến cho các thông số
của chế độ cũng biến đổi không ngừng. Chế độ xác lập vận hành với các thông số định
mức là chế độ vận hành mong muốn của hệ thống điện. Các kỹ thuật tính toán, điều khiển
đều nhằm mục đích này.
- Chế độ quá độ là chế độ mà các thông số biến đổi rất nhiều. Đó có thể là chế độ quá
độ bình thường (bước chuyển từ CĐXL bình thường này sang CĐXL bình thường khác)
hoặc chế độ quá độ sự cố (xảy ra sau sự cố lớn nào đó trong HTĐ).
Chế độ quá độ ảnh hưởng nhiều đến khả năng làm việc của các phần tử (đặc biệt là
các máy điện quay) là chế độ làm việc khi xảy ra ngắn mạch. Đây là hiện tượng mạch điện
bị nối tắt qua tổng trở rất nhỏ có thể bằng không do cách điện bị hư hỏng. Lúc ngắn mạch,
tổng trở của toàn hệ thống giảm xuống, nhiều hay ít tuỳ theo điểm ngắn mạch ở xa hay gần
nguồn. Dòng điện lúc đó có thể tăng lên rất lớn và điện áp của mạng lúc đó có thể giảm
xuống rất thấp, nhất là các điểm gần chỗ ngắn mạch. Các dạng ngắn mạch thường gặp
trong hệ thống điện là ngắn mạch một pha (một pha chạm đất), ngắn mạch hai pha (hai pha
chạm nhau), ngắn mạch hai pha chạm đất (hai pha chạm nhau đồng thời chạm đất), ngắn
mạch ba pha (ba pha chạm nhau).
6.1.2. Bộ biến đổi điện tử công suất
Điện tử công suất là lĩnh vực nghiên cứu các phương pháp và các thiết bị dùng để
biến đổi và điều khiển năng lượng điện. Với việc chế tạo các phần tử đóng cắt bán dẫn
(không tiếp điểm) công suất lớn của lĩnh vực điện tử công suất đã và đang đáp ứng tốt hơn
với yêu cầu về chất lượng điện năng ngày càng cao trong hệ thống điện.
Khi lý thuyết điều khiển, các kỹ thuật vi điện tử/vi xử lý được phát triển và giá thành
thiết bị điện tử công suất ngày càng hạ, các bộ biến đổi (BBĐ) đã giúp cho quá trình điều
chỉnh dòng năng lượng đáp ứng được theo nhiều yêu cầu vận hành khác nhau trở nên dễ
dàng hơn, [1-5].
a) Vai trò của các bộ biến đổi
BBĐ được sử dụng để thay đổi tính chất của dòng điện hoặc biến đổi giá trị dòng
điện, điện áp theo yêu cầu trong các dạng mạng điện khác nhau.
Khả năng thay đổi tính chất dòng điện (hình 6.6):

Hình 6.6. Khả năng thay đổi tính chất dòng điện của BBĐ

251
Bộ biến đổi dạng này có khả năng biến đổi dòng điện DC thành dòng điện AC với
tần số theo yêu cầu (inverter) hoặc ngược lại (converter).
Khả năng thay đổi giá trị điện áp đầu ra so với đầu vào (hình 6.7). Với BBĐ DC/DC
có thể làm nhiệm tăng áp (boost), giảm áp (buck) trong khi BBĐ AC/AC có nhiệm vụ biến
đổi tần số hoặc biến đổi giá trị điện áp.

a) Bộ biến đổi DC/DC b) Bộ biến đổi AC/AC


Hình 6.7. Khả năng thay đổi giá trị điện áp đầu ra so với đầu vào
Để thực hiện được các khả năng này, các BBĐ đều được trang bị các phần tử chuyển
mạch có khả năng thay đổi chế độ làm việc theo yêu cầu điều khiển.
b) Các phần tử chuyển mạch cơ bản dùng trong bộ biến đổi
* Diode công suất
Diode là một thiết bị không điều khiển được với cấu tạo, ký hiệu, đặc tính làm việc
như trên hình 6.8.

a) Cấu trúc c) Đặc tính vol -


b) Ký hiệu d) Đặc tính vol - ampe
ampe không lý
lý tưởng
tưởng
Hình 6.8. Diode bán dẫn
Trong đó: Vđm là giá trị định điện áp ngược định mức. Nếu điện áp VKA>Uđm thì diode
sẽ bị đánh thủng,VF là điện áp thuận.
Xét về cấu tạo, diode có cấu trúc hai lớp như trên hình 6.8a bao gồm 1 lớp p (chất
bán dẫn thiếu e) và 1 lớp n (chất bán dẫn thừa e) và một lớp tiếp giáp giữa hai lớp này.
Có thể mô tả chi tiết chế độ làm việc của diode như sau: Khi điện áp qua diode từ
anode A đến cathode K là VD > VF (phân cực thuận), diode bắt đầu dẫn dòng và trên diode
có một điện áp rơi nhỏ. Khi điện áp trên diode VAK < 0, diode ở trạng thái off nghĩa là
không dẫn dòng hoặc dẫn với một dòng điện có giá trị rất nhỏ (dòng điện rò) chạy theo
chiều từ K đến A như hình 6.8db. Đặc tính i-v lý tưởng như trên hình 6.8c chỉ được sử
dụng để giải thích nguyên lý hoạt động của diode.
Khi đặt một điện áp ngược lên diode đang ở trạng thái dẫn, về lý thuyết thì nó sẽ phải
chuyển sang chế độ off và dòng điện qua nó sẽ bằng 0. Tuy nhiên, thực tế diode không off
252
ngay lập tức. Thời gian để một diode off trong trường hợp phục hồi ngược diode này chỉ
khoảng vài Nano giây đến vài micro giây. Điều này phụ thuộc vào công nghệ sản xuất và
công suất định mức của diode.
Diode không cần công suất điều khiển như các thiết bị đóng cắt bán dẫn khác nên
cũng ít bị ảnh hưởng của nhiễu nhất nhưng vẫn phải được bảo vệ chống quá dòng, quá điện
áp. Với quá dòng điện, thường giá trị trung bình, giá trị trung bình và giá trị đỉnh trong
khoảng thời gian của dòng điện được cho trước. Do ảnh hưởng của nhiệt nên thường các
diode vận hành ở dưới giá trị định mức.
Nếu điện áp và dòng điện của mạch là cao hơn so với định mức của mỗi diode, có thể
thực hiện mắc nối tiếp hoặc song song các diode lại với nhau. Khi thực hiện ghép các diode
giống nhau, có thể dòng điện hoặc điện áp có thể không được chia đều trên mỗi diode vì
không có 2 diode có đặc tính y hệt nhau. Để tránh hiện tượng này và gây phát nhiệt khác
nhau trên các diode ghép, có thể sử dụng các điện trở ngoài để đảm bảo điện áp hoặc dòng
điện hoàn toàn giống nhau.
* Transistor công suất BJT
Phần tử BJT (Bipolar Junction Transitor) là phần tử bán dẫn có cấu trúc gồm 3 lớp
bán dẫn p-n-p (bóng thuận) như trên hình 6.9 hoặc n-p-n (bóng ngược) như trên hình 6.10,
tạo nên hai tiếp giáp p-n. Mỗi tiếp giáp pn về nguyên tắc giống như 1 diode.

a) Cấu trúc b) Ký hiệu c) Mạch tương đương d) Chế độ làm việc


Hình 6.9. Transistor công suất BJT loại p-n-p

a) Cấu trúc b) Ký hiệu c) Mạch tương đương d) Chế độ làm việc


Hình 6.11. Transistor công suất BJT loại n-p-n
Muốn cho BJT làm việc ta phải cung cấp một điện áp một chiều thích hợp cho các
chân cực. Tuỳ theo điện áp đặt vào các cực mà Transistor làm việc ở các chế độ khác nhau
như sau:
Chế độ tích cực:
- Điện áp phân cực cho BJT loại npn: VBE > 0, VBC < 0,
- Điện áp phân cực cho BJT loại pnp: VBE < 0, VBC > 0,

253
- Chế độ đảo: BJT làm việc ở chế độ đảo khi tiếp giáp BE phân cực ngược, tiếp giáp
BC phân cực thuận.
Nguyên lý làm việc của BJT trong chế độ đảo tương tự như trong chế độ tích cực,
nhưng đổi chức năng giữa miền C và miền E. Trong chế độ đảo, miền C phun hạt dẫn đa
số (điện tử) sang miền B, và chúng lại được thu gom bởi miền E.
Chế độ ngắt: BJT làm việc ở chế độ ngắt khi cả hai tiếp xúc BE và BC đều phân cực
ngược. Điện trở của các chuyển tiếp rất lớn, chỉ có dòng điện ngược bão hòa rất nhỏ của
tiếp giáp góp ICB0. Còn dòng điện ngược của tiếp giáp phát IEB0 rất nhỏ so với ICB0 nên có
thể bỏ qua. Như vậy, trong chế độ ngắt, coi cực E hở mạch. Dòng điện trong cực gốc B là
iB = -ICB0 ≈ 0.
Chế độ bão hòa: BJT làm việc trong chế độ bão hòa khi cả hai tiếp xúc PN đều phân
cực thuận. Khi đó điện trở của hai tiếp xúc phát TE và tiếp xúc góp TC rất nhỏ nên có thể
coi đơn giản là hai cực phát E và cực góp C được nối tắt. Dòng điện qua Transistor i C khá
lớn và không phụ thuộc gì vào Transistor đang sử dụng, thực tế UCE ≈ 0.2V.
Vì vậy, BJT là phần tử điều khiển bằng điện áp.
* Phần tử Thyristor công suất
Thyristor hay SCR (Silicon Controlled Rectifier) là phần tử bán điều khiển với cấu
tạo, ký hiệu mạch và mô hình mạch tương đương như trên hình 6.11.

a) Cấu tạo b) Ký hiệu c) Lý tưởng d) Không lý tưởng


Hình 6.11. Thyristor (SCR) công suất
Khi không có xung dòng điện IG cấp vào cổng G, thyristor lý tưởng tương đương
với một điện trở có giá trị vô cùng lớn. Khi cấp vào cổng G một xung dòng điện IG, thyristor
rơi vào chế độ dẫn với điện trở bằng 0, dòng điện trong thyristor chạy từ anode (A) đến
cathode (K), giống như diode thông thường. Thyristor sẽ duy trì chế độ này cho đến khi
dòng anode về 0. Tuy nhiên, dòng điện qua anode không về 0 ngay khi xung dòng điện I G
đã về 0 và thyristor đang dẫn. Đây là khác biệt quan trọng nhất giữa thyristor với các thiết
bị bán dẫn được điều khiển hoàn toàn khác.
Dòng điện chạy thyristor sẽ bị giới hạn bởi mạch công suất bên ngoài. Khi thyristor
dẫn, thiết bị xem như một tiếp giáp đơn (mặc dù có 3 lớp tiếp giáp). Chỉ có cách sau đó tắt
thyristor để làm cho dòng điện từ anode tới cathode về 0.
Khi thyristor ở trạng thái off, nó có thể khóa điện áp cực dương (thuận) từ anode đến
cathode. Có 2 điều kiện cần để làm cho thyristor dẫn dòng:
254
Điện áp thuận từ anode (A) đến cathode (K). Dòng điện dương IG được đưa vào trong
thời gian ngắn.
Khi hai điều kiện được thỏa mãn, thyristor có thể được kích hoạt hay đi vào trạng thái
dẫn. Điều này được coi như ngắn mạch với điện áp rơi rất nhỏ (thường là vài volt phụ thuộc
vào loại thyristor và công suất định mức của nó). Khi thyristor đi vào trạng thái dẫn, khả
năng điều khiển thiết bị thông qua cổng G bị mất đi và thyristor được xem như một diode.
Điều này xảy ra dù là không có dòng điện vào cổng G. Thyrsistor không thể được tắt không
qua cổng G. Chỉ khi nào dòng điện từ anode đến cathode đổi hướng do quá trình hoạt động
của mạch công suất (dòng điện trở nên âm hay chạy từ từ cathode đến anode), thyristor tắt
và dòng điện từ anode đến cathode trở về 0. Điều này xảy ra dưới các điều kiện nào đó và
mạch thiết kế phải đảm bảo rằng trong khi dòng điện từ anode đến cathode là âm và cuối
cùng về 0, một điện áp âm phải được đặt lên thyristor để đảm bảo rằng nó tắt hoàn toàn.
Các nhà sản xuất đều quy định rõ những thời điểm và các yêu cầu để tắt thyristor. Khi điện
áp qua thyristor là âm (phân cực ngược) một dòng điện rất nhỏ (dòng điện dò) chạy từ
cathode đến anode.
* Linh kiện Thyristor khóa được ở cực điều khiển GTO
GTO (Gate turn-off thyristor) là một thiết bị lai, giống với thyristor đúng như tên gọi
của nó. Tuy nhiên, nó được thêm vào một chức năng, đó là cổng điều khiển cho phép người
thiết kế bật hoặc tắt thiết bị khi có yêu cầu. Gần đây, nó đã được cải tiến và có thể thay thế
thyristor trong các ứng dụng với dải công suất lớn.
Ký hiệu mạch, cấu trúc mạch, mạch tương đương, đặc tính i-v của GTO được cho
trên hình 6.12.

a) Cấu tạo b) Ký hiệu mạch c) Đặc tính i-v lý tưởng d) Đặc tính i-v không lý tưởng
Hình 6.12. Linh kiện GTO công suất
Cần chú ý rằng GTO có thể được bật giống thyristor với một xung dòng điện dương
nhỏ hoặc một xung dòng điện âm được sử dụng để tắt. Đây được xem là phàn tử khá chậm
khi được so sánh với các thiết bị bán dẫn điều khiển được khác. Tần số đóng cắt cực đại có
thể đạt tới 1 kHz.
* Linh kiện Transistor trường MOSFET

255
MOSFET(Metal Oxide Semiconductor Field Effect Transistor) được biểu diễn trên
hình 6.13. Thiết bị được điều khiển bởi tín hiệu điện áp giữa cổng G (gate) và S (source),
cao hơn điện áp ngưỡng.

a) Kênh n b) Kênh p c) Cấu tạo d) Tín hiệu điện áp điều khiển thiết bị kênh n
Hình 6.13. Linh kiện MOSFET công suất
MOSFET là một thiết bị bán dẫn có khả năng đóng cắt nhanh với tổn hao đóng cắt
nhỏ. Đây là thiết bị phù hợp với các ứng dụng công suất nhỏ với tần số đóng cắt cỡ MHz.
Cho đến nay, đây là tần số đóng cắt cao nhất cho các thiết bị bán dẫn.
* Transitor có cực điều khiển cách ly IGBT
IGBT(Insulated Gate Bipolar Transitor) là thiết bị đạt đến các mức công suất vài trăm
kW. Đây là một thiết bị bán dẫn lai (hình 6.14), kết hợp những ưu điểm của MOSFET và
BJT. Đặc biệt, IGBT có các đặc tính đóng cắt của MOSFET với khả năng điều khiển công
suất của BJT và là 1 thiết bị điều khiển bằng điện áp giống MOSFET nhưng tổn hao dẫn
thấp hơn, có điện áp và dòng điện định mức cao hơn.

a) Cấu tạo b) Ký hiệu mạch c) Đặc tính i-v


Hình 6.14. Phần tử IGBT công suất
Tùy theo yêu cầu về tần số đóng cắt, công suất truyền tải của một số phần tử bán dẫn
ở trên được tổng kết trên hình 6.15.

256
Hình 6.15. Mức công suất và tần số bộ biến đổi cho các thiết bị bán dẫn
Các phần tử bán dẫn như diode, thyristor, IGBT,.v.v… đã trình bày ở trên đã tham
gia vào rất nhiều các ứng dụng của hệ thống điện. Đó chính là các mạch điện tử dùng trong
thiết bị điện dân dụng hay tham gia vào quá trình biến đổi năng lượng thông qua các BBĐ.
Các phần tử bán dẫn có điều khiển được ký hiệu là các khóa S trong các BBĐ. Tùy
theo ứng dụng mà chủng loại các khóa S này có thể là thyristor, GTO, IGBT hay MOSFET.
c) Một số bộ biến đổi AC/DC
* Bộ biến đổi AC/DC 3 pha không cách ly
Để làm nhiệm vụ biến đổi dòng điện một chiều thành xoay chiều hoặc theo hướng
ngược lại, có một số loại bộ biến đổi có khả năng làm việc đáp ứng được yêu cầu này như
bộ biến đổi có cách ly hoặc không cách ly.
Sơ đồ cấu tạo: Sơ đồ mạch lực của BBĐ có điều khiển được trình bày trên hình 6.16.
Trên sơ đồ, bộ biến đổi được cấu tạo là một bộ cầu chỉnh lưu 3 pha chuyển mạch hoàn
toàn, các diode mắc song song ngược với van chuyển mạch, tụ điện C, cuộn cảm L.

Hình 6.16. Sơ đồ cấu tạo bộ biến đổi AC/DC


Nguyên lý hoạt động của bộ biến đổi ở chế độ chỉnh lưu: Ở chế độ chỉnh lưu, các
phần tử điều khiển được Si (I = (1÷6)) đều được để chế độ off. Lúc này, chỉ có các diode
ở chế độ dẫn phụ thuộc vào các khoảng thời gian của dạng sóng điện áp trên hình 6.17.

257
Hình 6.17. Khoảng thời gian làm việc của mạch ở chế độ chỉnh lưu

a) Khoảng (0÷ t1) b) Khoảng (t1 ÷ t2)

c) Khoảng (0÷ t1) d) Khoảng (t1 ÷ t2)

258
e) Khoảng (t4÷ t5) f. Khoảng (t5 ÷ T)
Hình 6.18. Nguyên lý hoạt động của bộ AC/DC ở chế độ chỉnh lưu

Hình 6.19. Mô phỏng chế độ dẫn dòng của các diode trong mạch chỉnh lưu 3 pha
Có thể thấy rằng, các phân tích về mặt nguyên lý hoạt động của bộ biến đổi tương
ứng với nguồn cung cấp điện ba pha đã trùng khớp với chế độ dẫn dòng của các diode
trong mỗi chu kỳ.
Nguyên lý hoạt động của bộ biến đổi ở chế độ nghịch lưu:
Ở chế độ nghịch lưu thì bộ biến đổi này sẽ biến đổi năng lượng một chiều thành năng
lượng xoay chiều có tần số công nghiệp. Ở chế độ này, các diode sẽ luôn ở trạng thái khóa
do điện áp phân cực ngược và các khóa bán dẫn Si (I = 1 ÷ 6) sẽ được điều khiển bởi theo
các khoảng thời gian như trên hình 6.17.
Để đảm bảo tạo ra điện áp ba pha đối xứng, luật dẫn điện của các van phải tuân theo
đồ thị như hình 6.20.

259
a) Khoảng (0÷ t1) b) Khoảng (t1 ÷ t2 )

a) Khoảng (t2 ÷ t3 ) b) Khoảng (t3 ÷ t4)

a) Khoảng (t4 ÷ t5) b) Khoảng (t5 ÷ t6)


Hình 6.20. Nguyên lý hoạt động của bộ AC/DC ở chế độ nghịch lưu
d) Bộ biến đổi AC/DC một pha
Bộ biến đổi AC/DC một pha sử dụng 4 van bán dẫn có thể điều khiển được (S 1 ÷ S4)
kết hợp với các diode (D1 ÷ D4) mắc theo cặp để có thể truyền tải công suất theo cả hai
hướng như trên hình 6.20. Bộ biến đổi này có thể làm việc ở chế độ chỉnh lưu với chế độ
dẫn của các phần tử như trên hình 6.22 hoặc nghịch lưu với chế độ dẫn của các phần tử
như trên hình 6.23.

260
Hình 6.21. Sơ đồ mạch lực BBĐ AC/DC 1 pha

Hình 6.22. Chế độ làm việc của BBĐ AC/DC 1 pha ở chế độ nghịch lưu

a) Nửa chu kỳ dương (S1, S2, S3, S4 off) b) Nửa chu kỳ âm (S1, S2, S3, S4 off)
Hình 6.23. Chế độ làm việc của BBĐ AC/DC 1 pha ở chế độ chỉnh lưu
e) Một số bộ biến đổi DC/DC
* BBĐ DC/DC buck:
Sơ đồ cấu tạo mạch lực: ở hình 6.24 mô tả cấu tạo mạch lực BBĐ DC/DC buck.

Hình 6.24. Sơ đồ cấu tạo mạch lực BBĐ DC/DC buck


Nguyên lý hoạt động: Trong hình 6.25 mô tả nguyên lý hoạt động của BBĐ DC/DC
buck. Chế độ Son: dòng điện một chiều từ nguồn sẽ chạy qua mạch cung cấp cho phụ tải,
tích trữ năng lượng trên cuộn cảm L và tụ C.
261
Chế độ Soff: nguồn không cung cấp năng lượng cho mạch mà diode D sẽ tự khép kín
mạch giữa L và C. Năng lượng đã tích trong L và C sẽ giải phóng và cấp năng lượng cho
tải.

a) S on b) S off
Hình 6.25. Nguyên lý hoạt động của BBĐ DC/DC buck
Mối quan hệ giữa điện áp đầu vào, đầu ra và độ rộng xung D:
(Vv – Vr).D.T = -Vr(1 – d)T (6.4)
Trong đó: D = (Vr/Vv) = ton/T, với ton là khoảng thời gian Son, T là chu kỳ đóng cắt.
Vì D < 1 nên Vr luôn nhỏ hơn Vv và đây cũng chính là lý do BBĐ được gọi là bộ
buck.
* BBĐ DC/DC boost:
Sơ đồ cấu tạo mạch lực: trình bày trên hình 6.26 mô tả cấu tạo mạch lực BBĐ DC/DC
boost.

Hình 6.26. Sơ đồ cấu tạo mạch lực BBĐ DC/DC boost


Nguyên lý hoạt động: Ở hình 6.26 mô tả nguyên lý hoạt động của BBĐ DC/DC boost.

Hình 6.27. Nguyên lý hoạt động của BBĐ DC/DC boost


Giống như bộ buck, hoạt động của bộ boost được thực hiện qua cuộn kháng L. Khóa
chuyển mạch S on hay off theo chu kỳ. Khi S mở cho dòng qua (ton) cuộn kháng tích năng
lượng, khi S đóng (toff) cuộn kháng giải phóng năng lượng qua diode tới tải.
(Vv – Vr) = L(diL/dt) (6.5)
Khi khóa S off, cuộn cảm được nối với nguồn 1 chiều. Khóa Son, dòng điện cảm ứng
chạy vào tải qua diode. Với độ rộng xung D của khóa K, điện áp ra được tính theo:
Vr = Vv /(1 - D) (6.6)
Với phương pháp này cũng có thể điều chỉnh Ton trong chế độ dẫn liên tục để điều
chỉnh điện áp vào Vv theo thế của tải Vr.
262
* BBĐ DC/DC buck-boost
Bộ buck-boost biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện một chiều, giá trị điện
áp đầu ra có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị điện áp đầu ra.
Sơ đồ cấu tạo mạch lực: mô tả cấu tạo mạch lực của BBĐ DC/DC buck-boost.

Hình 6.28. Sơ đồ cấu tạo mạch lực BBĐ DC/DC buck-boost


Nguyên lý hoạt động: Hình 6.28 mô tả nguyên lý hoạt động của BBĐ DC/DC buck-
boost.

a) S on b) S off
Hình 6.29. Nguyên lý hoạt động BBĐ DC/DC buck-boost
Chế độ S on: dòng điện một chiều từ nguồn sẽ chạy qua mạch cung cấp cho phụ tải,
tích trữ năng lượng trên cuộn cảm L và tụ C chỉ tích trữ năng lượng trên cuộn cảm L.
Chế độ S off: nguồn không cung cấp năng lượng cho mạch mà diode sẽ tự khép kín
mạch giữa L và C. Năng lượng đã tích lũy trong L và C sẽ giải phóng và cấp năng lượng
cho tải.
Ta có công thức:
Vv = (Vv.D)/(1 - D) (6.7)
Điện áp ra có thể lớn hơn hay nhỏ hơn điện áp vào tùy thuộc vào hệ số làm việc D.
Khi D = 0.5 thì Vv = Vr
Khi D < 0.5 thì Vv > Vr
Khi D > 0.5 thì Vv < Vr
* Bộ biến đổi DC/DC Cuk
Sơ đồ cấu tạo mạch lực: Hình 6.30 mô tả cấu tạo mạch lực BBĐ DC/DC Cuk.

Hình 6.30. Sơ đồ cấu tạo mạch lực BBĐ DC/DC Cuk


Nguyên lý hoạt động: Hình 6.31 mô tả nguyên lý hoạt động của BBĐ DC/DC Cuk.

263
a) Khi S on

b) Khi S off
Hình 6.31. Nguyên lý hoạt động của BBĐ DC/DC Cuk
Bộ Cuk vừa có thể tăng, vừa có thể giảm áp. Mạch Cuk dùng một tụ điện để lưu giữ
năng lượng vì vậy dòng điện vào sẽ liên tục. Mạch Cuk ít gây tổn hao trên khoá điện tử
hơn và cho hiệu quả cao. Nhược điểm của Cuk là điện áp ra có cực tính ngược với điện áp
vào nhưng bộ Cuk cho đặc tính dòng ra tốt hơn do có cuộn cảm đặt ở tầng ra. Chính từ ưu
điểm chính này của Cuk (tức là có đặc tính dòng vào và dòng ra tốt).
Chế độ 1: Khi khoá S on
Điện áp trên tụ C1 làm diode phân cực ngược và diode khoá. Tụ C1 phóng sang tải
qua S, C2, tải và L2. Cuộn cảm đủ lớn nên giả thiết rằng dòng điện trên cuộn cảm không
gợn sóng. Vì vậy ta có mối quan hệ sau:
- IC1 = IL2 (6.8)
Chế độ 2: Khi S off
Tụ C1 được nạp từ nguồn vào Vv qua cuộn cảm L1. Năng lượng tích trên cuộn cảm
L2 được chuyển sang tải qua diode, C2, và tải. Vì vậy ta có:
IC1 = IL2 (6.9)
Để hoạt động theo chu kỳ, dòng điện trung bình của tụ là 0. Nên ta có:
I C1 S on .DT  I C1 S off .(1- D)T  0 (6.10)
-IL2 . DT + IL1. (1 – D)T = 0 (6.11)
(IL1/IL2) = D/(1-D) (6.12)
Trong đó: D là độ rộng xung (0 < D < 1) và T là chu kỳ đóng cắt.
Giả sử rằng đây là bộ biến đổi lý tưởng, công suất trung bình do nguồn cung cấp phải
bằng với công suất trung bình tải hấp thụ được:
Pv = Pr (6.13)
Vv . IL1 = Vr . IL2 (6.14)
(IL1/IL2) = Vv / Vv (6.15)
Kết hợp công thức (6.12) và (6.15) vào ta có:
Vv / Vv = D/(1 - D) (6.16)
Từ công thức (6.16):
264
Nếu 0 < D < 0.5: Đầu ra nhỏ hơn đầu vào.
Nếu D = 0.5: Đầu ra bằng đầu vào.
Nếu 0.5 < D < 1: Đầu ra lớn hơn đầu vào.
Từ công thức (6.16) ta thấy rằng có thể điều khiển điện áp ra khỏi bộ biến đổi DC/DC
bằng cách điều chỉnh độ rộng xung D khi đóng mở S.
* Bộ biến đổi DC/DC flyback
Sơ đồ cấu tạo mạch lực: Hình 6.32 mô tả cấu tạo mạch lực BBĐ DC/DC flyback.
BBĐ này bao gồm 1 khóa điều khiển S (có thể là IGBT, MOSFET,.v.v...) đóng cắt ở
tần số cao, 1 máy biến áp và các tụ điện ở đầu vào và đầu ra của mạch.

Hình 6.32. Cấu tạo mạch lực BBĐ DC/DC flyback


Nguyên lý hoạt động: như trên hình 6.32 mô tả nguyên lý hoạt động của BBĐ DC/DC
flyback.

a) Trường hợp 1: S on, Diode off


b)

b) Trường hợp 2: S off, Diode on

c) Trường hợp 3: S off, Diode off


Hình 6.33. Các chế độ hoạt động của bộ DC/DC flyback

265
Về nguyên tắc, dòng điện một chiều không thể truyền qua máy biến áp nên khóa điều
khiển S có vai trò chuyển dòng điện một chiều thành dòng điện dạng xung tương đương
tín hiệu xoay chiều với 3 chế độ làm việc.
Nguyên lý hoạt động cơ bản của bộ biến đổi này là năng lượng được tính trữ trên
cuộn dây sơ cấp khi khóa điều khiển đóng và năng lượng đó sẽ được truyền tới cuộn dây
thứ cấp khi khóa điều khiển mở. Khi khóa điều khiển Son, điện áp được đặt lên cuộn sơ
cấp và làm cho dòng điện trong cuộn thứ cấp tăng lên. Trong giai đoạn này, cuộn dây sơ
cấp và điốt là đối cực nhau, 1 tải dòng điện được cung cấp bởi 1 tụ điện. Khi khóa Soff,
năng lượng tích trữ trên cuộn dây sơ cấp được truyền tới cuộn thứ cấp và tải được nuôi bởi
dòng điện của cuộn dây thứ cấp. Chỉ có trường hợp 1 và trường hợp 2 là có năng lượng
truyền qua BBĐ.
Trường hợp 1 (hình 6.33a): S on, diode off. Điện áp cuộn dây sơ cấp là Vin, một dòng
điện chạy qua cuộn sơ cấp tăng tuyến tính từ 0.
Trường hợp 2 (hình 6.33b): S off ra, diode mở. Điện áp chạy qua cuộn sơ cấp là -Vv.
Do đó, dòng điện chạy qua cuộn sơ cấp giảm tuyến tính. Dòng điện này được truyền sang
cuộn thứ cấp của máy biến áp và chạy qua diode
* Bộ biến đổi DC/DC nửa cầu
Sơ đồ cấu tạo mạch lực: Hình 6.34 mô tả cấu tạo mạch lực BBĐ DC/DC nửa cầu.

Hình 6.34. Mô tả cấu tạo mạch lực BBĐ DC/DC nửa cầu
Nguyên lý hoạt động: Bộ DC/DC này có thể hoạt động ở chế độ buck (chuyển năng
lượng từ đầu A sang đầu B) hay boost (chuyển năng lượng từ đầu B sang đầu A) phụ thuộc
vào chế độ làm việc của S1, S2 và các diode D1, D2.
- Chế độ boost: Hình 6.35 mô tả nguyên lý hoạt động của BBĐ DC/DC nửa cầu ở chế
độ Boost.

a) S2 on, S1 off, D1 off, D2 off b) S2 off, S1 off, D1 on, D2 off


Hình 6.35. Nguyên lý hoạt động của BBĐ DC/DC nửa cầu ở chế độ boost

266
Giai đoạn 1 (hình 6.35a): mạch hoạt động ở chế độ ngắn mạch. Năng lượng từ phía
B (điện áp thấp hơn) sẽ nạp vào cuộn cảm.
Giai đoạn 2 (hình 6.35b): hình thành đường dẫn từ phía B qua L, D1; L làm việc ở
chế độ phóng năng lượng. Do điện áp trên L phân cực ngược so với VB nên VA là tổng
của điện áp trên L và VB, tức là mạch hoạt động ở chế độ boost
Chế độ buck: Hình 6.36 mô tả nguyên lý hoạt động của BBĐ DC/DC nửa cầu ở chế
độ buck.

a) S2 on, S1 off, D1 off, D2 off b) S2 off, S1 off, D1 on, D2 off


Hình 6.36. Nguyên lý hoạt động của BBĐ DC/DC nửa cầu ở chế độ buck
Giai đoạn 1 (hình 6.36a): năng lượng từ phía A cung cấp cho phía B thông qua L. Khi
đó, L và C làm việc ở chế độ nạp
Giai đoạn 2 (hình 6.36b): L và C làm việc ở chế độ phóng năng lượng. Do điện áp
trên L phân cực ngược so với điện áp trên C nên điện áp đầu ra là nhỏ hơn điện áp đầu vào,
tức là mạch hoạt động ở chế độ buck.
* BBĐ DC/DC flyback cho phép tải công suất theo cả hai hướng
Cấu tạo mạch lực: Hình 6.37 mô tả cấu tạo mạch lực BBĐ DC/DC cách ly hai hướng

Hình 6.37. Sơ đồ cấu tạo mạch lực BBĐ DC/DC cách ly hai hướng
Nguyên lý hoạt động: Hình 6.38 mô tả nguyên lý hoạt động của BBĐ DC/DC cách
ly flyback tải công suất theo hướng boost.

267
a) Giai đoạn 1

b) Giai đoạn 2
Hình 6.38. Nguyên lý hoạt động khi ở chế độ boost
Trên hình 6.39 mô tả nguyên lý hoạt động của BBĐ DC/DC cách ly flyback tải công
suất theo hướng buck.

a) Giai đoạn 1

b) Giai đoạn 2
Hình 6.39. Nguyên lý hoạt động khi ở chế độ buck

268
Trên đây là các kiến thức nền tảng về vấn đề phát và tiêu thụ điện năng, các vấn đề
về vận hành hệ thống điện hay các BBĐ sẽ giúp người đọc có thể tiếp cận các nội dung về
nguồn năng lượng tái tạo ở các chương tiếp theo từ khâu sản xuất, phân phối điện năng
được dễ dàng hơn.
6.2. Tính toán thiết kế sử dụng điện mặt trời
Hệ thống điện năng lượng mặt trời từ lâu đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Mặt
trời là nguồn năng lượng xanh vô tận mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Những năm
gần đây các nước phát triển trên thế giới đã nổ lực phát triển nguồn năng lượng này. Nó
mang đến kỹ nguyên xanh cùng những bước tiến vượt bậc cho nền kinh tế thế giới. Vậy
vấn đề tiếp cận, tính toán và sử dụng nguồn năng lượng xanh này chưa, thì đây là vấn đề
đang được quan tâm và đặt ra, [3].

Hình 6.40. Hệ thống điện mặt trời hòa lưới


Điện năng lượng mặt trời là hệ thống sử dụng pin mặt trời để thu các dòng bức xạ
điện tử xuất phát từ mặt trời sau đó biến đổi thành điện năng. Điện năng thu được từ pin
mặt trời sẽ được đưa trực tiếp xuống bộ biến đổi inverter. Tại đây từ dòng điện một chiều
sẽ được biến đổi thành dòng điện xoay chiều. Nó tích ứng phù hợp và sử dụng cho các thiết
bị trên tải tiêu thụ điện.
Điện mặt trời được coi là nguồn nguyên liệu xanh, sạch, đẹp. Nó không hề thải ra bất
kỳ khí thải độc hại gây ô nhiễm môi trường. Đây được coi là giải pháp năng lượng hàng
đầu được các nước trên thế giới phát triển. Dự tính trong tương lai gần nguồn năng lượng
này sẽ thay thế các giải pháp năng lượng truyền thống khác.
a) Cấu tạo của hệ thống điện năng lượng mặt trời gồm có các thành phần chính sau:
- Pin năng lượng mặt trời: Đây là thành phần quan trọng nhất. Nó có nhiệm vụ hấp
thụ quang năng của mặt trời và biến đổi thành điện năng. Điện từ pin mặt trời là dòng điện
một chiều (DC).

269
- Giá đỡ cho hệ thống: Sử dụng giá đỡ giúp cho quá trình thực hiện lắp đặt pin mặt
trời được đơn giản hơn. Không những vậy nó giúp chúng ta cân bằng và dễ dàng lắp đặt
hệ thống ở những nơi nhận được nhiều ánh nắng nhất.
- Bộ điều khiển sạc: Sử dụng để sạc ắc quy và bảo vệ hệ thống pin năng lượng mặt
trời.
- Ắc quy lưu trữ: Dùng để lưu trữ năng lượng sử dụng cho những lúc mất điện hay
cạn kiệt nguyên liệu.
- Bộ chuyển đổi inverter: Sử dụng inverter để chuyển đổi dòng điện một chiều thành
xoay chiều. Để phù hợp và tích ứng được với các thiết bị sử dụng của tải tiêu thụ điện.

Hình 6.41. Cấu tạo của hệ thống điện năng lượng mặt trời
b) Tính toán thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời
Để thiết kế một hệ solar, chúng ta lần lượt thưc hiện các bước sau:
Bước 1: Tính tổng lượng tiêu thụ điện của tất cả các thiết bị mà hệ thống solar phải
cung cấp. Tính tổng số Watt-hour sử dụng mỗi ngày của từng thiết bị. Cộng tất cả lại chúng
ta có tổng số Watt-hour toàn tải sử dụng mỗi ngày.
Bước 2: Tính số Watt-hour các tấm pin mặt trời phải cung cấp cho toàn tải mỗi ngày.
Do tổn hao trong hệ thống, cũng như xét đến tính an toàn khi những ngày nắng không tốt,
số Watt-hour của tấm pin năng lượng mặt trời cung cấp phải cao hơn tổng số Watt-hour
của toàn tải, theo công thức sau:
Số Watt-hour các tấm pin mặt trời (PV modules) phải cung cấp = (1.3 - 1.5) x tổng
số Watt-hour toàn tải sử dụng. Trong đó 1.3 đến 1.5 là hệ số an toàn.
Bước 3: Tính toán công suất pin mặt trời cần sử dụng

270
Để tính toán kích cỡ các tấm pin mặt trời cần sử dụng, ta phải tính Watt-peak (Wp)
cần có của tấm pin mặt trời. Lượng Wp mà pin mặt trời tạo ra lại tùy thuộc vào khí hậu của
từng vùng trên thế giới. Cùng 1 tấm pin mặt trời nhưng đặt ở nơi này thì mức độ hấp thu
năng lượng sẽ khác với khi đặt nó nơi khác. Để thiết kế chính xác, người ta phải khảo sát
từng vùng và đưa ra một hệ số gọi là “panel generation factor”, tạm dịch là hệ số phát điện
của pin mặt trời. Hệ số “panel generation factor” này là tích số của hiệu suất hấp thu
(collection efficiency) và độ bức xạ năng lượng mặt trời (solar radiation) trong các tháng
ít nắng của vùng, đơn vị tính của nó là (kWh/m2/ngày).
Mức hấp thu năng lượng mặt trời tại Việt Nam là khoảng 4.58 kWh/m 2/ngày cho nên
lấy tổng số Watt-hour các tấm pin mặt trời cần cung cấp chia cho 4.58 ta sẽ có tổng số Wp
của tấm pin mặt trời. Có những vùng mức hấp thu năng lượng mặt trời lớn hơn và cũng có
những vùng nhỏ hơn. Trong tính toán có thể tính trung bình là 4 kWh/m 2/ngày.
Mỗi PV mà ta sử dụng đều có thông số Wp của nó, lấy tổng số Wp cần có của tấm
pin mặt trời chia cho thông số Wp của nó ta sẽ có được số lượng tấm pin mặt trời cần dùng.
Kết quả trên chỉ cho ta biết số lượng tối thiểu số lượng tấm pin mặt trời cần dùng.
Càng có nhiều pin mặt trời, hệ thống sẽ làm việc tốt hơn, tuổi thọ của battery sẽ cao hơn.
Nếu có ít pin mặt trời, hệ thống sẽ thiếu điện trong những ngày râm mát, rút cạn battery
hơn và như vậy sẽ làm battery giảm tuổi thọ. Nếu thiết kế nhiều pin mặt trời thì làm giá
thành hệ thống cao, vượt quá ngân sách cho phép, đôi khi không cần thiết. Thiết kế bao
nhiêu pin mặt trời lại còn tùy thuộc vào độ dự phòng của hệ thống. Ví dụ một hệ solar có
độ dự phòng 4 ngày, (gọi là autonomy day, là những ngày không có nắng cho pin mặt trời
sản sinh điện), thì bắt buộc lượng battery phải tăng hơn và kéo theo phải tăng số lượng pin
mặt trời. Ngoài ra Solar V có hệ thống bù lưới thông minh hoặc chuyển lưới thông minh
sẽ giải quyết được vấn đề mất điện hoặc thiếu điện cho những ngày râm mát cho các khu
vực lắp đặt hệ thống điện mặt trời đã có điện lưới.
Bước 4: Tính toán bộ inverter
Hiện nay phổ biến có 2 loại inverter sine chuẩn ta có thể dùng để tính toán: inverter
sine chuẩn tần số cao (high frequency) và inverter sine chuẩn tần số thấp (low frequency -
hay người ta còn gọi là inverter dùng tăng phô).
Nếu thiết kế chọn inverter sine chuẩn tần số cao, bộ inverter phải đủ lớn để có thể đáp
ứng được khi tất cả tải đều bật lên, như vậy nó phải có công suất ít nhất bằng 150% công
suất tải, tốt nhất là chọn 200% công suất tải vì khi sử dụng có những lúc cần khởi động các
thiết bị. Nếu tải là motor (hoặc tủ lạnh, máy lạnh,.v.v… thông thường) thì phải tính toán
thêm công suất để đáp ứng thời gian khởi động của motor. Thường dòng khởi động của
thiết bị có motor lớn, gấp khoảng 5-6 lần dòng khi chạy ổn định, tuy nhiên có thể dùng
phương pháp khởi động mềm để tránh việc chọn inverter công suất quá lớn.
Nếu chọn inverter sine chuẩn dùng tăng phô thì có thể chọn công suất từ 125 - 150%
là có thể sử dụng được, tuy nhiên nhược điểm của loại inverter này là tiêu hao lớn. Chọn

271
inverter có điện áp vào danh định phù hợp với điện áp danh định của battery. Đối với hệ
solar kết nối vào lưới điện, ta không cần battery, điện áp vào danh định của inverter phải
phù hợp với điện áp danh của hệ pin mặt trời.
Bước 5: Tính toán battery
Battery dùng cho hệ solar là loại deep-cycle. Loại này cho phép xả đến mức bình rất
thấp và cho phép nạp đầy nhanh. Loại này có khả năng nạp xả rất nhiều lần (có nhiều cycle)
mà không bị hỏng bên trong, do vậy khá bền, tuổi thọ cao.
* Có 2 phương pháp tính toán battery
- Cách thứ nhất: là dựa vào lượng điện sản xuất được từ các tấm pin mặt trời. Dung
lượng ắc quy phải chứa được = 1.5 đến 2 lần lượng điện sản xuất được mỗi ngày. Hiệu
suất xả nạp của battery chỉ khoảng 70 - 80% cho nên chia số Wh do pin mặt trời sản xuất
ra với 0.7 - 0.8 rồi nhân với 1.5 đến 2 lần ta có Wh của battery. Trường hợp nhu cầu sử
dụng chủ yếu là ban ngày thì chỉ cần thiết kế lượng ắc quy chứa bằng lượng điện sản xuất
ra từ pin mặt trời là được.
Trong hệ solar độc lập sử dụng hằng ngày, để tuổi thọ ắc quy tăng lên (gấp 2, 3 lần
thông thường) thì không nên cho ắc quy xả sâu, nên bảo vệ ắc quy ở ngưỡng áp trên 11V
(đối với ắc quy 12V) và chuyển sang sử dụng điện lưới hoặc bù lưới.
- Cách thứ 2 là dựa vào tải sử dụng, cụ thể như sau: Số lượng battery cần dùng cho
hệ solar là số lượng battery đủ cung cấp điện cho những ngày dự phòng (autonomy day)
khi các tấm pin mặt trời không sản sinh ra điện được. Ta tính dung lượng battery như sau:
- Hiệu suất xả nạp của battery chỉ khoảng 80% cho nên chia số Wh của tải tiêu thụ
với 0.8 ta có Wh của battery.
- Với mức Deep of discharge DOD (mức xả sâu) là 0.6 (hoặc thấp hơn là 0.8), ta chia
số Wh của battery cho 0.6 sẽ có dung lượng battery.

Kết quả trên cho ta biết dung lượng battery tối thiểu cho hệ solar không có dự phòng.
Khi hệ solar có số ngày dự phòng (autonomy day) ta phải nhân dung lượng battery cho số
autonomy - day để có số lượng battery cần cho hệ thống.

272
* Ví dụ 6.1: Hãy tính toán hệ thống điện mặt trời solar cho một hộ dân có yêu cầu sử
dụng điện như sau: một bóng đèn 18 Watt sử dụng từ 6 - 10 giờ tối. một quạt máy 60 Watt
mỗi ngày sử dụng khoảng 2 giờ. Một tủ lạnh 75 Watt chạy liên tục cả ngày và đêm.
Giải
- Xác định tổng lượng điện tiêu thụ mỗi ngày:
Tổng lượng điện= (18W x 4 giờ) + (60W x 2 giờ) + (75W x 12 giờ) = 1,092 Wh/day,
(tủ lạnh tự động ngắt khi đủ lạnh nên xem như chạy 12 giờ nghỉ 12 giờ).
- Tính pin mặt trời (PV panel)
PV panel = 1,092 x 1.3 = 1,419.6 Wh/day.
Tổng Wp của PV panel = 1,419.6 / 4.58 = 310Wp
Chọn loại PV có 110Wp thì số PV cần dùng là 310 / 110 tương đương 3 tấm
- Tính inverter
Tổng công suất sử dụng lớn nhất tại một thời điểm = 18 + 60 + 75 = 153 W
Công suất inverter = 153 x 125% tương đương 190W
Tuy nhiên trong hệ thống có tủ lạnh với dòng khởi động khoảng gấp 5 - 6 lần (6 x 75
= 450w)
Vậy chọn inverter công suất phải lớn hơn 450W.
Ta có thể chọn loại inverter 500W trở lên. Lưu ý phải chọn inverter sine chuẩn để an
toàn cho tủ lạnh.
- Tính toán Battery

Với 2 ngày dự phòng, dung lượng bình = 178 x 2 = 356Ah


Như vậy chọn battery deep-cycle 12V/400Ah cho 2 ngày dự phòng.
Nếu chỉ sử dụng trong ngày thì không cần tính dự phòng, chọn ắc quy 12V-200Ah là
đủ.
- Tính solar charge controller
Thông số của mỗi PV module: Pm = 110 Wp, Vm = 16.7 Vdc, Im = 6.6 A, Voc = 20.7
A, Isc = 7.5A
Như vậy solar charge controller = (3 tấm PV x 7.5 A) x 1.3 = 29.25A.
Chọn solar charge controller có dòng 30A/12 V hay lớn hơn.
Ví dụ 6.2: Ở điều kiện làm việc bình thường một tấm pin năng lượng mặt trời có MPP
Vin = 17V, Im = 6A. Tính duty cycle để đạt được MPP(công suất cực đai) khi pin mặt trời
cấp điện cho bettery Vb = 12V thông qua mạch sạc buck (như hình vẽ). Tính dòng điện sạc
cho bettery khi đó.

273
Giải
Điện áp cấp vào cho mạch DC/DC bằng điện áp của pin mặt trời V in = Vm = 17V.
Điện áp ngõ ra mạch DC/DC bằng điện áp bettery V out = Vb = 12V.
D = (Vout/Vn) = (Vb/Vm) = 12/17 = 0,71
Bỏ qua tổn hao trên mạch DC/DC. Toàn bộ công suất của pin mặt trời sẽ được cung
cấp cho bettery:
Vin.Iin = Vm.Im = Vout. Iout = Vb.Ib
Dòng điện sạc cho bettery là:
Ib = (Vm/Vb).Im = (17/12).6 = 8,5A.
6.3. Tính toán thiết kế sử dụng tuabin gió
Năng lượng thay thế nhận được từ các tuabin gió là mối quan tâm lớn trong xã hội.
Có nhiều xác nhận về điều này ở cấp độ thực hành hộ gia đình. Lý do trong quá trình nghiên
cứu tính toán lắp ráp, máy phát điện gió không được tính toán chính xác, đều do những
nghiên cứu tính toán nhỏ lẻ tự phát, [2, 3].
* Cấu trúc tuabin điện gió:

Hình 6.42. Tuabin điện gió công suất lớn


- Anemometer (9): Là thiết bị sử dụng để đo lường tốc độ gió và truyền dữ liệu tốc
độ gió tới bộ điểu khiển.

274
- Blades (1): Cánh quạt sử dụng ở các cối xay gió. Khi gió thổi qua các cánh quạt và
là tác nhân làm cho các cánh quạt chuyển động và quay.
- Brake (4): Bộ hãm (phanh). Dùng để dừng rotor trong tình trạng khẩn cấp hay sự cố
xảy ra.
- Controller (8): Bộ điều khiển. Bộ điều khiển sẽ khởi động động cơ ở tốc độ gió
khoảng 8 đến 14 dặm/giờ tương ứng với 12 km/h đến 22 km/h và tắc động cơ khoảng 65
dặm/giờ tương đương với 104 km/h bởi vì các máy phát này có thể phát nóng.
- Gear box (6): Hộp số. Bánh răng được nối với trục có tốc độ thấp với trục có tốc độ
cao và tăng tốc độ quay từ 30 đến 60 vòng/ phút lên 1200 đến 1500 vòng/ phút, tốc độ quay
là yêu cầu của hầu hết các máy phát điện sản xuất ra điện. Bộ bánh răng này rất đắt tiền,
nó là một phần của bộ động cơ và tuabin gió.
- Generator (7): sử dụng để phát điện sau khi tuabin chuyển đổi tạo ra điện từ gió
- High - speed shaft (12): Trục truyền động của máy phát ở tốc độ cao.
- Low - speed shaft (5): Trục quay tốc độ thấp.
- Nacelle (11): Phần Vỏ bọc ngoài dùng bảo vệ các thiết bị bên trong máy và một số
vỏ phải đủ rộng để một kỹ thuật viên có thể đứng bên trong trong khi làm việc.
- Pitch (3): Bánh răng. Cánh được xoay hoặc làm nghiêng một ít để giữ cho rotor
quay trong gió không quá cao hay quá thấp để tạo ra điện.
- Rotor (2): Bao gồm các cánh quạt và trục.
- Tower (15): Trụ đỡ Nacelle. Được làm bằng thép hình trụ hoặc thanh dằn bằng thép.
Bởi vì tốc độ gió tăng lên nếu trụ càng cao, trụ đỡ cao hơn để thu được năng lượng gió
nhiều hơn và phát ra điện nhiều hơn.
- Wind vane (10): Để xử lý hướng gió và liên lạc với “yaw drive” để định hướng
tuabin gió.
- Yaw drive (13): Dùng để giữ cho rotor luôn luôn hướng về hướng gió chính khi có
sự thay đổi hướng gió.
- Yaw motor (14): Động cơ cung cấp cho “yaw drive” định được hướng gió.
Từ cấu tạo và cấu trúc tuabin gió, cần có những nghiên cứu tính toán, thiết kế sao cho
phù hợp, điều quan trọng là phải hiểu làm thế nào để tính toán máy phát điện gió, và bằng
cách tham số để chọn các đơn vị làm việc chính của tuabin gió.
Bắt đầu tính toán hệ thống tái tạo điện từ năng lượng gió từ đâu? Xem xét rằng chúng
ta đang nói về một máy phát điện gió, một phân tích sơ bộ về gió tăng ở một khu vực cụ
thể sao cho phù hợp với nguồn tài nguyên gió vô tận này.
Các thông số thiết kế như tốc độ gió và hướng đặc trưng của nó cho một lãnh thổ nhất
định là các thông số thiết kế quan trọng.

275
Hình 6.43. Lắp đặt tuabin điện gió công suất 5M
Thật khó để tưởng tượng máy phát điện gió có sức mạnh như vậy. Nhưng thiết kế
tương tự tồn tại và hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, tính toán của các cấu trúc như vậy cho
thấy một sức mạnh tương đối nhỏ so với các nguồn năng lượng truyền thống.
Để phục vụ các tuabin gió có sức mạnh như vậy, máy bay trực thăng và đội chuyên
gia, số lượng lên tới hàng chục người, được sử dụng. Để tính toán một nhà máy điện như
vậy, một số lượng lớn người biểu diễn thậm chí còn tham gia.
Cách tính công suất của tuabin gió: Máy phát điện gió gia đình, đặc biệt là những
máy làm bằng tay của họ, vẫn chưa làm mọi người ngạc nhiên với công suất cao. Đó là
điều dễ hiểu. Người ta chỉ cần tưởng tượng một cột buồm khổng lồ cao 8-10m, được trang
bị một máy phát điện với một dải cánh quạt dài hơn 3m. Và đây không phải là cài đặt mạnh
mẽ nhất. Chỉ khoảng 2 kW.
Nhưng đây chỉ là một lý thuyết, do tốc độ gió không vượt quá 4 m/s. Trong thực tế,
mọi thứ có phần khác nhau và sức mạnh của việc lắp đặt trong nước đã có hiệu lực trong
một thời gian dài chưa bao giờ vượt quá 500 watt.
Do đó, sự lựa chọn công suất ở đây thường giới hạn trong phạm vi 250-500W với tốc
độ gió trung bình 6-8 m/s.
Từ quan điểm lý thuyết, sức mạnh của một nhà máy điện gió được tính theo công
thức:
N = p*S*(V3/2) (6.17)
trong đó: p mật độ khối không khí; S - tổng diện tích thổi của cánh quạt; V tốc độ
dòng khí; N tốc độ dòng khí.
Do N là một tham số ảnh hưởng đáng kể đến công suất của máy phát gió, nên công
suất thực của quá trình cài đặt sẽ gần với giá trị tính toán của N.
Tính toán vít tuabin gió
Khi thiết kế cối xay gió, hai loại ốc vít thường được sử dụng: có cánh quay trong mặt
phẳng ngang; Rôto Savonius, rôto Daria quay trong mặt phẳng thẳng đứng.
Thiết kế của các ốc vít có vòng quay trong bất kỳ mặt phẳng nào có thể được tính
bằng công thức:
Z = L*W / 60 / V (6.18)

276
trong đó: Z mức độ tốc độ (tốc độ thấp) của trục vít; L kích thước của chiều dài được mô
tả bởi các lưỡi của vòng tròn; W tốc độ (tần số) vòng quay của trục vít; V tốc độ dòng khí.
Dựa trên công thức này, người ta có thể dễ dàng tính được số vòng quay W tốc độ
quay.
Tua bin gió trục đứng về bản chất là một tuabin gió trong đó trục rôto được lắp đặt ở
vị trí thẳng đứng và có thể tạo ra điện cho dù gió đang đến từ hướng nào. Ưu điểm của loại
tuabin gió đứng là có thể tạo ra điện ngay cả ở những nơi ít gió và các khu vực đô thị nơi
các quy định về xây dựng thường cấm lắp đặt các tuabin gió nằm ngang.

a) b)
Hình 6.44. a) Các dạng tuabin điện gió; b) Hệ thống tuabin điện gió trục đứng
Đây là thiết kế của ốc vít có tên “Daria Rotor”. Phiên bản cánh quạt này được coi là
hiệu quả trong sản xuất máy phát điện gió có công suất và kích thước nhỏ. Tính toán của
vít có một số tính năng.
Một tỷ lệ làm việc của vòng quay và tốc độ gió có thể được tìm thấy trong các bảng
có sẵn trên mạng. Ví dụ, đối với một ốc vít có hai lưỡi dao và Z = 5, mối quan hệ sau là
đúng:
Số lưỡi dao Mức độ tốc độ Tốc độ gió m/s
2 5 330
Máy phát điện lắp đặt điện gió “trong phần”. Một ví dụ đại diện cho một trong những
thiết kế có thể có của một máy phát điện của hệ thống điện gió gia đình, được lắp ráp độc
lập:
Ngoài ra một trong những chỉ số quan trọng của một cánh quạt gió là một bước. Tham
số này có thể được xác định bằng cách sử dụng công thức:
H = 2πR * tanα (6.19)
trong đó: 2π - hằng số (2*3.14); R - bán kính được mô tả bởi lưỡi dao; tg - góc phần.
Thông tin bổ sung về việc lựa chọn hình dạng và số lượng lưỡi dao, cũng như hướng
dẫn cho sản.
Lựa chọn máy phát điện cho tuabin gió: Có giá trị tính toán của tốc độ quay của trục
vít (W) thu được bằng phương pháp trên, có thể chọn (chế tạo) máy phát tương ứng.
Ví dụ: Khi mức độ tốc độ Z = 5, số lượng lưỡi bằng 2 và tốc độ 330 vòng / phút. Ở
tốc độ gió 8 m/s. Công suất máy phát nên xấp xỉ 300 watt.

277
Hình 6.45. Thiết kế tuabin điện gió công suất nhỏ
Máy phát điện lắp đặt điện gió “trong phần”. Một ví dụ đại diện cho một trong những
thiết kế có thể có của một máy phát điện của hệ thống điện gió gia đình, được lắp ráp độc
lập.

Hình 6.46. Mô hình thiết kế hệ thống điện gió độc lập


Lựa chọn pin cho hệ thống: Trong thực tế, các loại pin khác nhau được sử dụng và
hầu như tất cả đều khá phù hợp để sử dụng như một phần của hệ thống năng lượng gió.
Nhưng sự lựa chọn cụ thể sẽ phải được thực hiện bằng mọi cách. Tùy thuộc vào các thông
số của hệ thống cối xay gió, việc lựa chọn pin được thực hiện theo điện áp, công suất, điều
kiện sạc.

278
Hình 6.47. Lựa chọn và đấu nối bộ lưu trữ điện
Các thành phần cổ điển cho cối xay gió gia đình được coi là pin axit chì cổ điển. Vấn
đề này đã cho thấy kết quả tốt trong một ý nghĩa thực tế. Ngoài ra, giá thành của loại pin
lưu trữ điện này dễ chấp nhận hơn so với các loại khác.
6.4. Hệ thống cung cấp điện từ các nguồn năng lượng điện phân tán
6.4.1. Khái quát chung
Định nghĩa: Nguồn điện phân tán Distributed Generation (DG) là nguồn phát có công
suất nhỏ (<30MW), được lắp đặt gần nơi tiêu thụ điện năng nên loại trừ được những chi
phí truyền tải và phân phối không cần thiết. Hơn nữa, nó có thể làm giảm việc sử dụng
nhiên liệu hóa thạch, tăng cường tính linh hoạt của nguồn điện và độ tin cây cung cấp điện,
giảm tổn thất và cải thiện điều kiện điện áp đường dây phân phối, [2-5].
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ điện năng gia tăng rất nhanh tuy nhiên lượng cung ứng điện
(chủ yếu là từ thuỷ điện và nhiệt điện) không phát triển kịp. Điều này khiến cho hệ thống
đang trong tình trạng thiếu điện cung cấp cho phụ tải. Để cải thiện được việc này, vấn đề
đặt ra là phải phát triển hệ thống các nguồn năng lượng điện khác trong khi các năng lượng
hoá thạch đang ngày càng cạn kiệt. Việc sử dụng các nguồn điện tại chỗ (thuỷ điện nhỏ,
cực nhỏ, pin mặt trời, gió,.v.v ...) được huy động để chiếm tỷ trọng đáng kể trong hệ thống
nguồn cấp.
Thêm vào đó nguồn phân tán sẽ ngày càng được áp dụng nhiều trong hệ thống lưới
phân phối vì:
- Do thị trường có xu hướng mở cửa cho các nhà đầu tư tham gia ở tất cả các dạng
nguồn năng lượng sơ cấp.
- Nguồn năng lượng hoá thạch đang ngày càng cạn kiệt trong khi ý thức bảo vệ môi
trường của người dân ngày càng tăng lên.
- Nhu cầu của phụ tải phát triển rất nhanh trong khi việc xây dựng các nguồn phát
truyền thống công suất lớn cần nhiều thời gian.

279
- Nhà cung cấp sử dụng nguồn phân tán để giảm áp lực về đầu tư tái tạo lưới điện,
giảm chi phí nhiên liệu, chi phí vận hành.
- Khách hàng sử dụng nguồn phân tán để giảm bớt gánh nặng công suất vào giờ cao
điểm, giảm tổn hao trong mạng, cải thiện chất lượng điện năng, tăng cường độ tin cậy và
thân thiện với môi trường.
Nguồn điện phân tán có thường có công suất nhỏ nên được nối trực tiếp vào lưới phân
phối. Với việc nguồn phân tán phát triển ngày càng nhiều nên tích hợp nguồn vào hệ thống
phân phối cần được quan tâm.
Tuy nhiên hiện nay, các lưới phân phối có dạng hình tia (hoặc mạch kín vận hành hở)
vì vậy sẽ có nhiều vấn đề khi nhiều nguồn phân tán được kết nối vào lưới: một là quá điện
áp tại các phụ tải; Hai là thay đổi dòng công suất chạy trên các nhánh; Ba là bảo vệ rơle sẽ
không đo lường đúng dòng điện sự cố trên đường dây, dòng sự cố qua MBA Ngoài ra, việc
kết nối các nguồn phân tán phải thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật của Bộ Công Thương
đặt ra.
Việc tích hợp tối đa nhiều nguồn phân tán vào hệ thống lưới phân phối có nhiều ảnh
hưởng đến lưới điện. Việc tận dụng tối đa nguồn phân tán sẽ giúp giảm bớt áp lực về nguồn
năng lượng của các nhà máy điện hiện có. Tuy nhiên khi tích hợp nhiều nguồn phân tán
vào hệ thống sẽ xảy ra những hiện tượng như đã nêu trên. Hiện nay, ở Việt Nam, đặc biệt
là khu vực miền Trung, nhiều thủy điện nhỏ đã và sẽ đưa vào vận hành. Để các nguồn năng
lượng này có thể tải tối đa lên lưới phân phối, EVN phải có những thay đổi trong tái cấu
trúc lưới (thay mới một vài đường dây => giá thành cao) hoặc hạ điện áp trên lưới phân
phối (ảnh hưởng đến chất lượng điện áp). Trong phần này tìm hiểu các phương pháp tối ưu
về mặt kinh tế và đảm bảo tất cả các yêu cầu về kỹ thuật để có thể kết nối nhiều nguồn
phân tán vào lưới điện phân phối.
* Các loại nguồn phân tán:
- Nhà máy năng lượng mặt trời.
- Nhà máy phong điện
- Nhà máy thuỷ điện nhỏ.
- Một số nguồn phân tán khác bao gồm có: Nguồn điện sinh khối (Biomass) và nguồn
năng lượng địa nhiệt.
6.4.2. Những ảnh hưởng khi tích hợp các nguồn phân tán vào hệ thống điện
Ngoài những lợi ích mà DG đem lại như đã đề cập như trên, khi kết nối DG vào lưới
điện còn phải tuân thủ các tiêu chuẩn kết nối và ràng buộc về mặt kỹ thuật và kinh tế. Tùy
thuộc vào cấu trúc của lưới điện mà những tiêu chuẩn cũng khác nhau và kéo theo ảnh
hưởng của DG tới lưới cũng khác nhau.
a) Tổn thất công suất trên lưới
Trong thực tế thì vị trí của DG được xác định để cho khi đó tổn thất trên lưới là nhỏ
hơn trước khi có DG. Việc xác định tối ưu vị trí đặt và công suất DG, có xét đến điều kiện

280
vận hành khác nhau của lưới điện, sẽ đem lại kết quả tốt hơn cho bài toán giảm thiểu tổn
thất công suất trên lưới.
b) Các vấn đề về điện áp
DG ảnh hưởng tới tổn thất điện áp trên các lộ đường dây, làm thay đổi đặc tính điện
áp. DG ảnh hưởng tới việc giảm tổn thất điện áp cũng giống như các giàn tụ bù đặt cùng
vị trí. Điểm khác biệt là DG ảnh hưởng tới cả dòng công suất tác dụng và phản kháng trong
khi các giàn tụ bù chỉ ảnh hưởng tới dòng công suất phản kháng.
c) Sự dao động điện áp
Sự dao động điện áp là sự thay đổi có tính hệ thống về biên độ và hình dáng của sóng
điện áp hoặc một chuỗi các thay đổi ngẫu nhiên về điện áp, biên độ điện áp thường không
vượt quá giới hạn quy định là từ 0.9pu đến 1.1pu. Sự biến đổi công suất phát của một số
máy phát DG như tuabin gió và pin mặt trời đều có tính ngẫu nhiên,.v.v… có thể gây ra
sự dao động điện áp. Điều này có thể gây ra sự không ổn định điện áp khi cung cấp cho
người tiêu dùng.
d) Độ không sin sóng điện áp
Do đa số các DG sử dụng bộ biến đổi DC/AC nên các sóng hài bậc cao được sinh ra
bởi bộ biến đổi sẽ được bơm vào lưới. Các sóng hài này làm méo dạng sóng cơ bản của
điện áp và dòng điện,
làm tăng tổn thất trong các thiết bị điện từ trên lưới và tăng tổn thất trong lưới điện.
e) Vấn đề về dòng điện sự cố và bảo vệ rơle
Vấn đề về bảo vệ là vấn đề cần đặc biệt quan tâm khi kết nối DG vào lưới điện. Khi
kết nối DG vào lưới điện, trong chế độ sự cố, DG có thể làm giảm bớt mức độ suy giảm
điện áp, tuy nhiên cũng ảnh hưởng tới sự phân bố dòng sự cố với mức độ phức tạp tăng
lên. Khi trên lưới phân phối có xuất hiện các DG, sự phân bố dòng điện trên lưới sẽ thay
đổi.
f) Thay đổi sự phối hợp giữa các thiết bị bảo vệ
Việc kết nối nguồn điện phân tán vào lưới điện đòi hỏi cần phải xem xét lại khoảng
thời gian phối hợp giữa các bảo vệ đường dây lân cận, vì ảnh hưởng của nguồn điện phân
tán tới sự phối hợp của các bảo vệ không chỉ giới hạn trong đường dây mà nguồn điện phân
tán kết nối vào. Sự cố ở đường dây lân cận có thể khiến cho các bảo vệ ở đường dây có
nguồn điện phân tán kết nối vào hoạt động. Điều này là không mong muốn vì sự cố đó
không nằm trong phạm vi bảo vệ của các thiết bị bảo vệ trên đường dây có nguồn điện
phân tán kết nối vào, và sẽ dẫn đến việc ngừng cung cấp điện cho các phụ tải trong khi
đường dây đó không hề bị sự cố.
g) Biện pháp hạn chế ảnh hưởng của DG trong chế độ sự cố lưới điện
Có rất nhiều biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của DG trong chế độ sự cố như sử dụng
kháng điện nối nối tiếp giữa DG với lưới hay biện pháp sử dụng các thiết bị hạn chế dòng
sự cố. Thiết bị hạn chế dòng sự cố (FCL) có thể là khả dĩ trong việc tối thiểu hóa ảnh hưởng

281
của DG lên lưới khi có sự cố và cũng không có những tác động bất lợi tới lưới trong trạng
thái làm việc ổn định khi không có sự cố.
6.4.3. Các yêu cầu về kỹ thuật khi tích hợp các nguồn phân tán vào hệ thống điện
a) So sánh tiêu chuẩn kết nối và yêu cầu kỹ thuật
- Công suất đặt
- Cấp điện áp kết nối DG
- Chất lượng điện năng: Sóng hài, chập chờn, hệ số công suất, điều khiển dòng điện,
bảo vệ, tự động đóng lại
- Hoà đồng bộ
b) Các yêu cầu về kỹ thuật tại điểm kết nối theo tiêu chuẩn Việt Nam
- Yêu cầu về cân bằng pha
- Yêu cầu về sóng hài
- Yêu cầu về hệ số công suất
- Yêu cầu đối với tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối.

* Kết luận: Khi kết nối với lưới điện phân phối, các DG sẽ có những đóng góp nhất
định tới dòng sự cố trên lưới. Dòng điện khi sự cố có thể tăng cao làm thay đổi sự phối hợp
giữa các bảo vệ và gây nguy hiểm cho thiết bị trên lưới và người vận hành. Sự xuất hiện
của DG có thể làm cho máy cắt đầu nhánh đường dây tác động không mong muốn khi nhận
định sai sự cố và có thể tác động tới sự làm việc của thiết bị tự động đóng lại (TĐL).
Độ tin cậy trong một số trường hợp lưới có kết nối DG sẽ tăng lên. Sự xuất hiện của
DG có thể làm giảm thời gian mất điện trung bình hàng năm của hệ thống tức là làm giảm
thời gian mất điện trung bình hàng năm của hệ thống. Độ tin cậy cung cấp điện của lưới
điện có thể tăng lên nhờ việc xác định vị trí và công suất của DG thích hợp cũng như việc
bố trí hợp lý các thiết bị bảo vệ và phối hợp chúng.
Bên cạnh đó là những ảnh hưởng tới môi trường và tính kinh tế của lưới điện.
Trong trường hợp DG ảnh hưởng tới chất lượng điện năng, ở đây đã chỉ ra một
phương pháp để kết nối DG vào lưới nhằm điều chỉnh lại điện áp tại các nút phụ tải theo
yêu cầu với chi phí hằng năm nhỏ nhất. Như vậy, sự xuất hiện của DG hợp lý có thể làm
giảm vốn đầu tư cải tạo và nâng cấp lưới điện.
Phương pháp này cho phép người vận hành có thể nghiên cứu một mạng phân phối
bất kỳ, sử dụng những thông tin có sẵn để lập kế hoạch cho kết nối DG nhằm đạt mục tiêu
tối thiểu hóa chi phí vận hành, cải thiện điện áp. Do khả năng và thời gian có hạn, hơn nữa
đâu là một lĩnh vực tương đối mới nên nội dung này chi tập trung nêu những vấn đề cơ bản
nhất về nguồn phân tán trên lưới điện phân phối.

282
6.5. Ứng dụng các nguồn năng lượng mới trong dân dụng, công nghiệp, giao thông
vận tải,.v.v…
a) Xu hướng phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo trên thế giới
“Các nguồn năng lượng tái tạo sẽ là nguồn năng lượng chính của thế giới trong vòng
hai thập niên tới và đang tạo dựng chỗ đứng trong hệ thống năng lượng toàn cầu nhanh hơn
bất kỳ nhiên liệu nào trong lịch sử. Bristish Petroleum (BP), một trong những tập đoàn dầu
khí đa quốc gia hàng đầu thế giới, ước tính vào năm 2040, năng lượng gió, năng lượng mặt
trời và các năng lượng tái tạo khác sẽ chiếm khoảng 30% nguồn cung điện năng trên thế
giới, đặc biệt ở khu vực các nước châu Âu, tỷ lệ này có thể lên tới 50%”. Ngoài ra, BP
cũng đặt nhiều kỳ vọng vào tốc độ tăng trưởng của năng lượng tái tạo: “Trong khi dầu mất
gần 45 năm để tăng từ mức 1% năng lượng toàn cầu lên 10% và khí đốt mất hơn 50 năm,
thì năng lượng tái tạo dự kiến sẽ chỉ trong vòng 25 năm”. Năng lượng tái tạo dự kiến sẽ
tăng trưởng 7,1% mỗi năm trong hai thập niên tới, sau đó thay thế than đá để trở thành
nguồn năng lượng hàng đầu thế giới vào năm 2040.
Gần đây, Cơ quan Năng lượng quốc tế đưa ra nhiều dự báo về xu hướng phát triển
năng lượng tái tạo trong giai đoạn tới, cụ thể:
- Năng lượng sinh học hiện đại (không bao gồm sử dụng sinh khối truyền thống)
chiếm nửa mức năng lượng tái tạo tiêu thụ trong năm 2017. Hầu hết, năng lượng sinh học
hiện đại được sử dụng vào mục đích cung cấp nhiệt cho các tòa nhà hay cho ngành công
nghiệp.
- Đến năm 2023, năng lượng sinh học vẫn là nguồn năng lượng tái tạo chiếm ưu thế,
mặc dù đóng góp của nó trên tổng năng lượng tái tạo giảm từ 50% trong năm 2017 xuống
còn 46% do có sự tăng lên của pin mặt trời và năng lượng gió trong ngành điện.
- Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng toàn cầu dự kiến sẽ
tăng 1/5 trong 5 năm tới để đạt 12,4% vào năm 2023. Năng lượng tái tạo hiện đại được sử
dụng trong 3 lĩnh vực: sản xuất điện, tạo nhiệt, giao thông vận tải.
- Năng lượng tái tạo sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành điện, cung cấp
gần 30% nhu cầu điện trong năm 2023 (từ mức 24% năm 2017). Trong giai đoạn này, năng
lượng tái tạo được dự báo sẽ đáp ứng hơn 70% mức tăng trong sản xuất điện toàn cầu, dẫn
đầu là năng lượng mặt trời và tiếp sau đó là năng lượng gió, thủy điện và năng lượng sinh
học. Thủy điện vẫn là nguồn tái tạo lớn nhất, đáp ứng 16% nhu cầu điện toàn cầu vào năm
2023, tiếp theo là năng lượng gió (6%), năng lượng điện mặt trời (4%) và năng lượng sinh
học (3%).
Mặc dù tăng trưởng chậm hơn ngành điện, song ngành nhiệt (bao gồm sưởi ấm cho
các tòa nhà hoặc cho ngành công nghiệp) sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các năng
lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu năng lượng vào năm 2023. Mức tiêu thụ năng lượng tái
tạo trong ngành nhiệt được dự kiến sẽ tăng 20%, nhưng cũng chỉ đáp ứng 12% nhu cầu của

283
ngành nhiệt vào năm 2023 do nhu cầu về nhiệt sẽ tăng mạnh bởi sự phát triển kinh tế và
gia tăng dân số.
Năng lượng tái tạo sử dụng ở lĩnh vực giao thông vận tải chỉ chiếm phần nhỏ trong
tổng nhu cầu năng lượng của ngành, vì các phương tiện, sản phẩm sử dụng xăng, dầu vẫn
nhiều. Năng lượng tái tạo sử dụng trong giao thông vận tải chủ yếu từ nhiên liệu sinh học.
b) Tiềm năng và thực trạng khai thác các nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì được mức độ phát triển ấn
tượng, năm 2018 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08% (mức cao nhất trong 10 năm qua).
Thời gian tới, với việc ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng thông qua ký kết các
hiệp định thương mại tự do, sự tăng trưởng mạnh mẽ của nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) dựa trên những thế mạnh nội tại và tác động từ các căng thẳng thương mại Mỹ -
Trung Quốc, sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân và cải thiện hiệu quả hoạt động
kinh doanh khối doanh nghiệp nhà nước qua cổ phần hóa sẽ là những nhân tố tích cực để
kinh tế Việt Nam bứt phá. Trong bối cảnh đó, nhu cầu về năng lượng để phục vụ cho quá
trình tăng trưởng kinh tế được dự đoán sẽ tăng mạnh. Tại Việt Nam, một số nguồn năng
lượng tái tạo mới đang được quan tâm và đưa vào khai thác và ứng dụng trong các ngành
công nghiệp và dân dụng:
- Năng lượng mặt trời
Việt Nam được xem là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời, đặc
biệt ở các vùng thuộc khu vực miền Trung và miền Nam. Trung bình, tổng bức xạ năng
lượng mặt trời ở Việt Nam dao động từ 4,3 - 5,7 triệu kWh/m2. Ở các tỉnh Tây Nguyên và
Nam Trung Bộ, số giờ nắng khá cao, đạt khoảng 2.000 - 2.600giờ/năm, bức xạ mặt trời
trung bình đạt 150 kcal/m2, khoảng 2.000 - 5.000giờ/năm, ước tính tiềm năng lý thuyết đạt
khoảng 43,9 tỷ TOE. Với những thuận lợi như vậy, Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã đặt
kế hoạch khai thác điện mặt trời tăng mạnh trong thời gian tới, năm 2020 đạt khoảng
850MW; năm 2025 đạt khoảng 4.000MW và có thể khai thác khoảng 12.000MW vào năm
2030. Hiện nay, năng lượng mặt trời được ứng dụng chủ yếu là điện mặt trời áp mái vì
mang lại nhiều lợi ích. Đối với hộ gia đình, khi lắp đặt điện mặt trời áp mái vừa có thể làm
giảm nhiệt trong phòng, vừa có thu tiền từ việc bán điện cho EVN,.v.v…
Mặc dù có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ và khuyến khích sản xuất và tiêu dùng,
tuy nhiên việc ứng dụng điện mặt trời áp mái hiện nay còn rất khiêm tốn, sau hai năm triển
khai mới có 1.800 hộ dân tham gia với công suất lắp đặt 30 MW.
- Năng lượng gió: Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng, Việt Nam là nước
có tiềm năng gió rất lớn, với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc
độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/giây, ở độ cao 65m, tương đương với tổng công
suất 512GW. Đặc biệt, hơn 8% diện tích Việt Nam được xếp hạng có tiềm năng gió rất tốt
(tốc độ gió ở độ cao 65m là 7 - 8 m/giây), có thể tạo ra hơn 110GW. Với những ưu đãi về
điều kiện tự nhiên như vậy, Việt Nam đặt ra lộ trình sẽ đạt 800MW điện gió vào năm 2020,

284
chiếm khoảng 0,8% tổng nhu cầu điện và mục tiêu đạt 2.000MW vào năm 2025 và
6.000MW vào năm 2030.
Tuy nhiên thực tế hiện nay, điện gió chưa đạt được sự phát triển như kỳ vọng khi tổng
công suất lắp đặt điện gió tại Việt Nam mới đạt khoảng 228MW (tính đến cuối năm 2018).
- Thủy điện nhỏ:Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc phân bổ trên khắp cả nước
nên có tiềm năng lớn trong phát triển thủy điện nhỏ. Công nghệ thủy điện nhỏ đã được phát
triển, hoàn thiện nên có mức độ khả thi về mặt kinh tế cao. Chính vì vậy, loại hình này khá
phổ biến, đặc biệt ở các nước đang phát triển vì có vai trò hết sức quan trọng trong xóa đói,
giảm nghèo và gia tăng chỉ số tiếp cận điện năng. Theo đánh giá, tiềm năng thủy điện nhỏ
của Việt Nam vào khoảng 4.000MW, trong đó loại nguồn có công suất từ 100kW đến
30MW chiếm khoảng 93% - 95%, còn loại nguồn có công suất dưới 100kW chỉ chiếm
khoảng 5% - 7% và có tổng công suất trên 200MW.
- Năng lượng sinh khối:Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát
triển năng lượng sinh khối. Các nguồn nhiên liệu chính của sinh khối, gồm: gỗ, phế thải từ
phụ phẩm cây trồng, chất thải chăn nuôi, rác thải đô thị và các chất hữu cơ khác. Theo tính
toán của Viện Năng lượng Việt Nam, tổng nguồn sinh khối vào khoảng 118 triệu tấn/năm,
bao gồm khoảng 40 triệu tấn rơm rạ, 8 triệu tấn trấu, 6 triệu tấn bã mía và trên 50 triệu tấn
vỏ cà-phê, vỏ đậu, phế thải gỗ,.v.v... Trong đó, tiềm năng sinh khối gỗ cho sản xuất năng
lượng lên đến gần 25 triệu tấn, tương đương với 8,8 triệu tấn dầu thô. Riêng tiềm năng
năng lượng sinh khối phụ phẩm nông nghiệp của nước ta gồm rơm rạ, trấu, bã mía và các
loại nông sản khác lên đến gần 53,5 triệu tấn, tương đương với 12,8 triệu tấn dầu thô. Ðặc
biệt, nguồn năng lượng này sẽ liên tục được tái sinh và tăng trưởng đều đặn trong vòng 30
năm. Tuy nhiên, Chính phủ chỉ đặt mục tiêu khá nhỏ với phát triển điện sinh khối, cụ thể
đến năm 2020, tỷ trọng điện năng sản xuất từ điện sinh khối khoảng 1%, năm 2025 là 1,2%
và năm 2030 là 2,1%.
Ngoài các nguồn nhiên liệu phổ biến kể trên, Việt Nam còn có nhiều tiềm năng trong
phát triển năng lượng địa nhiệt và năng lượng biển như thủy triều. Tuy nhiên các nguồn
năng lượng này vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu tính thương mại trước khi được
đưa vào áp dụng.
6.6. Sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng trong hệ thống năng lượng quốc gia
Sử dụng các nguồn năng lượng hiệu quả (thường được gọi ngắn gọn là hiệu quả năng
lượng) của từng quốc gia là mục tiêu của những nỗ lực nhằm giảm năng lượng cần thiết
cung cấp cho các sản phẩm và dịch vụ. Do đó cần chuyển dịch năng lượng (Energy
Transition) là sự thay đổi chính sách, cơ cấu, công nghệ của ngành năng lượng, từ sản xuất,
tiêu thụ các nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống như than, dầu, khí tự nhiên sang các
nguồn năng lượng tái tạo, bền vững như gió, mặt trời, sinh khối...
Trong khi nhiên liệu hóa thạch là loại nhiên liệu phải mất hàng trăm triệu năm để
hình thành ở các dạng khác nhau như than đá, dầu mỏ, khí đốt... tùy vào điều kiện môi

285
trường, thì tốc độ tiêu thụ của con người quá nhanh. Điều này đã đặt ra sức ép lớn trong
việc bảo đảm nhu cầu năng lượng cũng như an ninh năng lượng của mỗi quốc gia. Bởi vậy,
việc hướng tới sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo là xu thế tất yếu, một trong những
cách giúp giải quyết vấn đề tăng nhu cầu năng lượng hiện nay.
Một vài thống kê được nêu tại Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng năm 2020 do Bộ
Khoa học và Công nghệ và Bộ Công thương phối hợp tổ chức mới đây đã cho thấy, chuyển
dịch năng lượng đang là mục tiêu quan trọng của nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Cụ
thể: EU có mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng là 20% vào
cuối năm 2020, 32% vào năm 2030. Mỹ, Canada và Mexico (Hiệp định thương mại tự do
Bắc Mỹ - NAFTA) đặt mục tiêu 50% sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo vào
năm 2025. Cộng đồng kinh tế của các quốc gia Tây Phi ECOWWAS) đang hướng tới mục
tiêu 38% năng lượng sạch vào năm 2030. Liên minh châu Phi đặt mục tiêu tối thiểu 10 GW
năng lượng tái tạo trên lục địa vào năm 2030. Theo thống kê tại Việt Nam, nhu cầu năng
lượng trong nước tăng nhanh gấp khoảng 2 lần so với tốc độ tăng trưởng thu nhập bình
quân đầu người. Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu năng lượng đã tăng cao và chưa có
dấu hiệu giảm về tốc độ.
Nhận thức xu thế tất yếu, sự cần thiết của việc chuyển dịch cơ cấu năng lượng, Quyết
định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược
phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã nêu
định hướng: “Tập trung nguồn lực, khai thác và sử dụng tối đa tiềm năng năng lượng tái
tạo trong nước bằng những công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tế của từng
vùng miền, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển mạnh mẽ thị
trường công nghệ năng lượng tái tạo, ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị, cung
cấp dịch vụ năng lượng tái tạo trong nước. Tăng cường mạnh tiềm lực cho nghiên cứu,
phát triển, chuyển giao và ứng dụng các dạng năng lượng tái tạo mới”.
Đặc biệt, tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về “Định
hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2045” đã nêu quan điểm chỉ đạo: “Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các
loại hình năng lượng; ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng
tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch,.v.v...; ưu tiên phát triển điện khí, có lộ trình giảm
tỉ trọng điện than một cách hợp lý”. Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu: “Tỉ lệ các nguồn năng
lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 -
30% vào năm 2045”. Nghị quyết 55 đã đề ra những mục tiêu quan trọng để bảo đảm vững
chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế nhanh và bền
vững, bảo vệ môi trường sinh thái.

* Những kết quả bước đầu và giải pháp phát triển năng lượng tái tạo

286
Tại Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng năm 2020, các nhà quản lý, chuyên gia, nhà
khoa học đã nêu những tín hiệu tích cực thể hiện qua các kết quả đáng ghi nhận trong
chuyển dịch cơ cấu năng lượng gắn với phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam.
Trong đó, đối với nguồn điện năng lượng tái tạo, tính tới thời điểm tháng 7/2020, trên
hệ thống điện quốc gia có tổng cộng 99 nhà máy điện mặt trời vận hành với tổng công suất
là 5.053 MW. Hiện cũng có 11 nhà máy điện gió đang hoạt động với tổng công suất là 429
MW và 325 MW điện sinh khối, điện chất thải rắn gần 10 MW. Như vậy, tổng công suất
điện gió và mặt trời đã là 5.482 MW, chiếm khoảng 9,5% tổng công suất nguồn đặt của hệ
thống. Riêng đối với điện mặt trời mái nhà, tính đến ngày 31 ngày 8 năm 2020 đã có trên
47.000 hệ thống được lắp đặt với tổng công suất 1.128 MWp. Như vậy, nguồn điện năng
lượng tái tạo đã đóng góp đáng kể để đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã
hội và nhu cầu sinh hoạt của người dân, [2-4].

Hình 6.48. Phát triển năng lượng tái tạo sẽ là xu thế tất yếu
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo ở nước
ta chưa tương xứng với tiềm năng hiện có (gió, mặt trời, sinh khối, địa nhiệt,.v.v…) do
những rào cản nhất định. Theo cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương, trong
giai đoạn vừa qua, thị trường điện năng lượng tái tạo tại Việt Nam còn mới mẻ, chi phí
phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo cao hơn so với các nguồn điện truyền thống.
Theo Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về “Định hướng
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045”: “Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng; ưu tiên khai
thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng
lượng sạch, .v.v...”
Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ trong việc khuyến khích và tạo điều
kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển
năng lượng, trong đó có năng lượng tái tạo, Bộ Công thương đã phối hợp với các bộ, ngành
287
nghiên cứu đề xuất các khuôn khổ pháp lý, xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển các
dự án điện năng lượng tái tạo. Cụ thể, từ năm 2011 đến nay, Bộ Công thương đã trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế bán điện từ các dự án điện năng lượng tái tạo theo Biểu
giá bán điện cố định (FIT) trong 20 năm, trong đó có cơ chế khuyến khích phát triển điện
mặt trời, điện gió,.v.v… Qua đó, đã tạo ra sự bùng nổ của các dự án điện mặt trời, điện gió
mà chủ yếu là các nhà đầu tư tư nhân phát triển. Trên thực tế đã chứng minh, cơ chế giá
FIT là công cụ hữu hiệu thúc đẩy phát triển nhanh nguồn điện năng lượng tái tạo, đặc biệt
đối với những thị trường mới như Việt Nam. Mặc dù vậy, trong thời gian tới, theo kinh
nghiệm của các nước phát triển trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, để có thể phát triển mạnh
mẽ, bền vững thì cần tập trung vào các nội dung chính như chính sách, hạ tầng truyền tải
và điều độ vận hành hệ thống điện,.v.v…
Cùng quan tâm đến vấn đề này, nhà nước ưu tiên cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế
khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo đảm bảo minh bạch, hài hòa lợi ích
kinh tế - xã hội và môi trường; cơ chế hỗ trợ tài chính (cho vay lãi suất ưu đãi), ưu đãi về
thuế để thúc đẩy phát triển năng lượng xanh, sạch. Về khoa học công nghệ, cần tiến hành
triển khai những chương trình nghiên cứu và phát triển tầm cỡ quốc gia về chuyển đổi năng
lượng, năng lượng tái tạo. Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm hoạt động theo cơ
chế mở nhằm tạo điều kiện làm việc tốt cho nhiều nhóm nghiên cứu tại các trường đại học
và viện nghiên cứu chuyên ngành,.v.v…
Còn theo chuyên gia cao cấp Hội đồng Năng lượng thế giới tại Việt Nam, phát triển
năng lượng tái tạo sẽ là xu thế tất yếu của thời đại, nhằm tạo ra các nguồn năng lượng sạch,
giá rẻ, ổn định và bảo vệ môi trường. Bên cạnh việc phát triển năng lượng gió và mặt trời,
cũng cần có cơ chế, chính sách phát triển năng lượng Hydro./.

288
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 6
Câu 1: Trình bày ưu điểm linh kiện điện tử công suất ứng dụng trong quá trình tính toán
thiết kế và lựa chọn mạch điều khiển trong hệ thống năng lượng mới tái tạo?
Câu 2: Trình bày vai trò của các bộ biến đổi công suất trong các mạch điện hệ thống năng
lượng tái tạo?
Câu 3: Trình bày bộ biến đổi AC/DC 3 pha không cách ly? Nêu ứng dụng?
Câu 4: Trình bày bộ biến đổi AC/DC một pha? Nêu ứng dụng?
Câu 5: Trình bày một số bộ biến đổi DC/DC? Nêu ứng dụng?
Câu 6: Ở điều kiện làm việc bình thường, một tấm pin mặt trời có MPP ở V m = 17,8V, Im
= 5,4A. Tính công suất ở MPP của pin mặt trời. Khi sử dụng bộ sạc battery 12V. Tại thời
điểm sạc, điện áp battery Vb = 11V, tính công suất sạc cho battery khi đó. Theo đặc tuyến
V-I của pin mặt trời thì ở điện áp Vs =11V thì Is = 5,9A.
Câu 7: Ở điều kiện làm việc bình thường, một tấm pin mặt trời có MPP ở V m = 17V, Im
= 6A. Tính duty cycle để đạt được MPP khi pin mặt trời cấp điện cho batterry V b = 24V
thông qua mạch boost (như hình vẽ). Tính dòng điện trung bình sạc cho battery khi đó?

Câu 8: Hãy tính toán tuabin gió kích thước lớn quay bao nhiêu thì phù hợp? Biết rằng tua
bin gió có đường kính roto là 40m gồm ba cánh quạt, phát ra công suất điện năng 600kW,
tốc độ gió 14m/s. Tỷ trọng ρ = 1.225kg/m3. Hãy xác định:
a) Rotor cần quay với vận tốc là bao nhiêu để đạt được TSR (Tip speed ratio - tỷ số
bờ rìa cánh quạt trên tốc độ) là 4.0?
b) Tốc độ tip của roto là bao nhiêu?
c) Nếu máy phát điện cần quay ở vận tốc 1800rpm, thì cần dùng hộp số có tỷ lệ bao
nhiêu cho phù hợp?
d) Hiệu suất tổng hợp của tuabin điện gió trên (bao gồm cả cánh quạt, hộp số, máy
phát)?
Câu 9: Hãy xác định công suất gió trung bình, khi nhận được ở độ cao 50m, biết vận tốc
gió trung bình ở độ cao 10m thì tuabin quay với tốc độ 10m/s. Giả thiết với vận tốc gió
tuân theo phân bố của hàm mật độ xác xuất Rayleigh, biết hệ số ma sát chuẩn α = 1/7 và
mật độ không khí ρ = 1.225kg/m3.

289
Câu 10: Khảo sát đường cong công suất của máy phát điện gió lý tưởng theo phân bố
Rayleigh. Khảo sát máy phát gió có thông số: 1000/54 (1000kW định mức và đường kính
cánh rotor 54m) có các thông số VC = 4m/s, VR = 14m/s, và VF = 25m/s. Biết rằng vận tốc
gió theo phân bố Rayleigh với (6,44) cho vận tốc gió trung bình là 10m/s. Hãy xác định:
a) Bao nhiêu giờ trong năm, vận tốc gió < V C?
b) Bao nhiêu giờ trong năm, máy phát gió phải nghỉ do vận tốc gió > V F?
c) Bao nhiêu điện năng phát ra (kWh/năm) khi máy phát gió vận hành với công suất
định mức?
Bài 11: Tính chọn dòng và áp cho mô đun PV bao gồm 36 tế bào quang điện mắc nối tiếp.
Với độ rọi 1 sun, mỗi tế bào quang điện có ISC = 3,4A ở 250C và dòng ngược bão hòa I0 =
6 x 10-10 A. Cho biết Rs = 0,005Ω và RP = 6,6Ω.
a) Xác định dòng, áp và công suất mà mô đun PV cung cấp được, biết rằng mỗi tế
bào quang điện có điện áp tiếp xúc là 0,5V.
b) Lập bảng quan hệ I và V với hướng dẫn sử dụng tính toán cụ thể về dòng và áp.

290
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ngô Đức Minh, Lê Tiên Phong, “Năng lượng tái tạo trong hệ thống điện”, Nhà xuất
bản Đại Học Thái Nguyên, 2016.
[2]. Hồ Phạm Huy Ánh, Nguyễn Hữu Phúc, Nguyễn Văn Tài, Phạm Đình Trực, Nguyễn
Quang Nam, Trần Công Binh, Phan Quang Ấn, “Kỹ thuật hệ thống năng lượng tái tạo”,
NXB Đại học Quốc gia TPHCM, (2013).
[3]. Nguyễn Thanh Hào, “Năng lượng tái tạo”, NXB Đại học Quốc gia TPHCM, (2012).
[4]. Đặng Đình Thống, Lê Danh Liên, “Cơ sở năng lượng mới và tái tạo”, NXB Khoa học
và Kỹ thuật, (2012).
[5]. Hoàng Dương Hùng, “Năng lượng mặt trời lý thuyết và ứng dụng”, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, (2005).
[6]. Nguyễn Phùng Quang “Matlab & Simulink”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2019.
[7]. Trần Quang Khánh “Cơ sở Matlab ứng dụng”, Tập 1; Tập 2, NXB KHKT, 2013.

291

You might also like