XHH1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

XHHĐC(1)-Trần Công Hận K07 Du Lịch

2016

ÑEÀ CÖÔNG XAÕ HOÄI HOÏC ÑAÏI CÖÔNG

NỘI DUNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ HỘI HỌC


I. KHÁI NIỆM

Xã hội học là một ngành khoa học xã hội nghiên cứu về con người với tư cách là chủ thể xã
hội. Nghiên cứu cách thức ứng xử và quan hệ của con người trong các nhóm xã hội, trong các cộng đồng
và các tổ chức hình thành nên xã hội.
Ý nghĩa sự ra đời của xã hội học:
 XHH ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức xh
 XHH ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tiễn
 XHH ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân vận động xh ngày càng đa dạng, phong
phú và hết sức phức tạp nhằm giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra.
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học: cấu trúc xã hội và thiết chế xh, loại hinh xh và các quá trình xh,sự
tương tác xh và các mối quan hệ qua lại
 Những hình thức và mức độ biểu hiện cua các hiện tương xh và quá trình xh
 Cơ chề liên hệ và tác động qua lại giữa các cá nhân, nhóm và cộn đồng, tổ chức tập hợp, phong
trào..
 Những nguyên nhân và động cơ của hành động xã hội
 Đưa ra những dự báo về về xh cùng những quy luật về thực tại xh
Chức năng của xã hội học: nhận thức-thựctiễn-tư tưởng
 Nhận thức: cung cấp những tri thức khoa học về sự phát triển xã hội cùng những qyu luật của quá
trình đó, vạch ra nguồn gốc và cơ chế cho quá trình đó.
 Thực tiễn: cung cấp thông tin cho các hoạt động dự báo và quản lý xã hội
 Giáo dục: từ việc nhận thức giúp con người hiểu hơn về vai trò vị trí trách nhiệm của mình trong
xh, và từ đó điều chỉnh thái độ hành vi của mình cho phù hợp
Phương pháp của xh học:
 Chủ nghĩa duy vật lịch sử-phương pháp quan điển biện chứng: giải thích mối liên hệ tính quy luật
giữa các hiện tượng, tìm ra nguồn gốc của chúng dựa trên các mâu thuẫn biện chứng khách quan
nội tại giữa chúng.
 Phương pháp quan điểm lịch sử: xem xét các hiện tượng từ hiện thực khách quan
 Phương pháp so sánh
II. ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CỦA XHH
1. Điều kiện về kinh tế xã hội:
2. Điều kiện chính trị
3. Tiền đề khoa học-tri thức
III. CÁC NHÀ XÃ HỘI HỌC TIÊU BIỂU
( Trong phần 2)

1
XHHĐC(1)-Trần Công Hận K07 Du Lịch
2016
NỘI DUNG 2: THUYẾT CHỨC NĂNG
( Structuro-functionlist approach)

I. KHÁI NIỆM

Thuyết chức năng là học thuyết của XHH nhấn mạnh tới những đóng góp (chức năng) của các
bộ phận trong một xã hội. Nó tập trung vào sự hội nhập, trật tự, ổn định và hợp tác trong xã hội, giải
thích nhiều về sự nhất trí, sự ổn định, sự hợp tác bên trong một xã hội: “ các xã hội đều có xu hướng
phát triển nội tại nhằm hướng đến sự hài hoà và tự điều chỉnh, tương tự như tổ chức cơ thể sinh học”

Ví dụ: gia đình đóng góp cho xã hội thông qua việc sản xuất, chăm sóc các thành viên mới. Kinh tế
đóng góp bằng việc sản xuất phân phối hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ…

II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THUYẾT CHỨC NĂNG ( Structuro-functionlist approach)


1. Thuyết chức năng của Spencer

Là người đầu tiên đưa ra quan điển về thuyết chức năng, ông đã so sánh tổ chức xh với các bộ
phận trên cơ thể người. Trong mô tả xã hội, Spencer ám chỉ đến sự tương tự của cơ thể con người. Cũng
như các bộ phận kết cấu của cơ thể con người – mỗi một bộ phận giữ một vai trò nhất định và chúng vận
hành một cách bình thường để thực hiện một số chức năng nào đó nhằm thoả mãn các nhu cầu của xã
hội và cùng hướng vào việc duy trì tính hợp lý của xã hội.

2. Thuyết chức năng của Durkheim

XHH của E.Durkheim phản ánh rõ các ý tưởng của H.Spencer về “cơ thể xã hội”, tiến hoá xã
hội, chức năng xã hội. XHH cần phải xác định đối tượng nghiên cứu một cách khoa học. Phải coi xã hội,
cơ cấu Xh, thiết chế XH, đạo đức, truyền thống, phong tục, tập quán, ý thức tập thể … như là các sự kiện
Xh, các sự vật, các bằng chứng xã hội có thể quan sát được. Cần áp dụng các pp nghiên cứu khoa học
như quan sát, so sánh, thực nghiệm … để nghiên cứu, phát hiện ra các quy luật cuả các sự vật, sự kiện
Xh. Khi giải thích hiện tượng XH ta cần phân biệt nguyên nhân gây ra hiện tượng đó và chức năng mà
hiện tượng đó thực hiện - Đó là tư tưởng XHH của ông. “Khi giải thích hiện tượng xh ta cần phân biệt
nguyên nhân gây ra hiện tượng đó và chức năng mà hiện tượng đó thực hiện” Về mặt tư tưởng và khoa
học .ông chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa thực chứng của A. Comte và nguyên lý tiến hoá xh của Spencer.
3. Thuyết chức năng của Parson

Parsons luôn coi mọi hệ quả của một thiết chế xã hội là chức năng với nghĩa là những tác dụng
tốt, có lợi cho toàn bộ cấu trúc xã hội

Cá nhân là những người hành động xã hội tìm cách thoả mãn mong muốn của mình, họ đặt ra
mục tiêu và những phương pháp hiệu quả nhất để đạt được nhu cầu của mình. Các hành động này thực
hiện những chức năng trong hệ thống xã hội, làm cho cá nhâ n hội nhập vào xã hội và đóng góp vào việc
duy trì xã hội ( kết hôn vì mong muốn cá nhân nhưng thực sự gia đình của họ cũng thực hiện chức năng
cho xã hội). ông cũng bị phê phán khi đánh giá quá cao vai trò của hành động cá nhân, một số cũng
mang lại hậu quả tiêu cực.

4. Thuyết chức năng của Merton

2
XHHĐC(1)-Trần Công Hận K07 Du Lịch
2016
Thuyết cấu trúc – chức năng được bổ sung và phát triển nhờ những đóng góp lý luận quan
trọng của Robert K. Merton . Một đóng góp lớn của Merton đối với chủ thuyết này là việc phát hiện ra
sự loạn phản chức năng, còn gọi là phi chức năng hay phản chức năng.

Phản chức năng là những hệ quả làm cản trở, thậm chí gây rối loạn, làm giảm khả năng tồn tại, thích
ứng của cấu trúc. Để nhận diện sự loạn chức năng hay phản chức năng, cần trả lời câu hỏi: hệ quả của
một hiện tượng xã hội đem lại lợi ích hay gây tổn hại tới lợi ích của ai?
Cần thấy rằng hệ quả có thể là chức năng, tức là có lợi cho nhóm người này nhưng lại là phản chức
năng, tức là có hại cho nhóm người kia. Ví dụ, bộ máy nhiệm sở có chức năng nâng cao tính hiệu quả của
tổ chức, nhưng có phản chức năng là tạo ra sự xơ cứng, máy móc trong hành vi của các thành viên.
Một đóng góp quan trọng khác của Merton là việc phân loại chức năng trội( công khai) và chức năng
lặn( tiềm ẩn) dựa vào mức độ biểu hiện của chúng. Chức năng công khai là chức năng mà mọi thành viên
trong xã hội đều biết đến một cách công khai rõ ràng, cón chức năng tiềm ẩn là chức năng khó có thể giải
thích được vì chúng ẩn tàng sau các hành động xã hội và không phô diễn ra bên ngoài. Merton chỉ ra cách
phân tích chức năng là phải vượt qua quan niệm thông thường về mục đích, ý nghĩa mà các chủ thể gán
cho sự vật, hiện tượng để xác định chính xác, khách quan tác dụng của chúng. Khi tìm hiểu thiết chế và tổ
chức xã hội, cần chỉ ra đâu là hệ quả không chủ định, chưa thấy rõ, chưa biểu hiện công khai và đâu là hệ
quả chủ định, thấy rõ, công khai.
Ví dụ: giáo dục học đường, chức năng công khai là tryuền thụ tri thức các kiến thức nền tảng
phổ thông, chức năng tiềm ẩn là việc giáo dục các kĩ năng mềm, các lối sống, phong cách sống đúng
đắn từ thầy cô đi trước, phản chức năng là việc ảnh hưởng thói hư tật xấu của bạn bè với nhau, tạo điều
kiện phát sinh các vấn đề như bạo lực học đường, sống thử…

Lễ hội cầu mưa bên cạnh chức năng công khai là cầu mưa mà ở đó còn có chức năng tiềm ẩn
là sự an ủi, quan tâm của nhà vua tới nhân dân.

5. Nội dung thuyết chức năng

Các nhà theo thuyết chức năng đưa ra một số giả thuyết về xã hội như:

 Các bộ phận của xã hội được tổ chức thành một hệ thống, kết quả là sự thay đổi trong một bộ
phận của xã hội này sẽ dẫn đến những bộ phận khác
 Xã hội có khuynh hương trở về trạng thái cân bằng sau khi xảy ra rối loạn bằng việc phối hợp
những thay đổi đã xảy ra. Tức xã hội luôn duy trì cấu trúc của nó theo thời gian dưới hình thức
cân bằng động-sự cân bằng biến đổi liên tục giữa các bộ phận của nó.

Nhận xét: hạn chế của thuyết chức năng là ít nói đến sự biến đổi xã hội.

NỘI DUNG 3: THUYẾT XUNG ĐỘT


( Social-conflict approach)
I. KHÁI NIỆM

Xung đột: là xung đột giữa các cá nhân trong xã hội theo hàm nghĩa thông thường

Xung đột xã hội: là xung đột giữa các cá nhân đại diện cho các nhóm xã hội, là một quá trình xã hội

 Xung đột xã hội là một quá trình của xã hội trong đó có sự cạnh tranh, đối lập, mất cân bằng giữa các
bộ phận trong xã hội mà kết quả dẫn đến sự biến đổi xã hội, thay thế trật tự xã hội cũ bằng một trật tự xã
hội mới. Xung đột xã hội có thể xảy ra ở bất kì một bộ phận nào

3
XHHĐC(1)-Trần Công Hận K07 Du Lịch
2016
Socialogy-The basics ( John J.Macionis):“Xã hội là một hệ thống mở, rất phức tạp bởi sự bất bình
đẳng và xung đột giữa các bộ phận bên trong của nó. Chính sự bất bình đẳng và xung đột đó đã tạo ra
mọi sự biến đổi xã hội”

Ví dụ: K.Marx đã cho rằng mâu thuẫn giữa sức sản xuất có tính xã hội hoá ngày càng cao và sự chiếm
hữu mang tính chất tư nhân của tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất là nguyên nhân sinh ra mọi hiện
tượng tiêu cực và mâu thuẫn trong xã hội tư bản.

II. NỘI DUNG


1. Quan điểm xung đột tập trung vào những bất đồng không thể tránh khỏi giữa các bộ phận khác nhau
trong xã hội hoặc giữa các xã hội.
2. Những người có quyền lực lớn nhất trong xã hội có thể kiểm soát hành vi của những người khác sẽ
nhận được phần lớn những giá trị của xã hội.
3. Biến đổi xã hội diễn ra liên tục vì có nhiều nhóm xung đột nhau kết quả là cân bằng quyền lực giữa
các nhóm có thể thay đổi (lấy ví dụ phụ nữ) nhưng cuối cùng cũng hướng về sự cân bằng
4. Theo Lexis Eoser, xung đột có thể làm tăng sự điều chỉnh và tính năng động của các nhóm xã hội
bằng việc cũng cố phạm vi nhóm…( sự liên kết giữa Đức, Ý, Nhật hoặc Anh, Mỹ trong thế chiến thứ
2)

 Thuyết chức năng và thuyết xung đột tuy đối lập nhau nhưng nhưng mỗi quan điểm đã làm rõ
những khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội.

III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THUYẾT XUNG ĐỘT


1. Thuyết xung đột của K.Marx

Ông cho rằng bản chất xã hội là dựa trên cơ sở kinh tế và xung đột giai cấp là không thể tránh
khỏi trong toàn bộ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa

2. Thuyết xung đột hiện đại của Wright Mills

Wright Mills đã được gọi là người sáng lập của lý thuyết xung đột hiện đại. Theo quan điểm
của Mills, cấu trúc xã hội được tạo ra thông qua các cuộc xung đột giữa những người có lợi ích khác
nhau và nguồn lực. Các cá nhân và các nguồn tài nguyên, lần lượt, đều bị ảnh hưởng bởi những cấu trúc
và do "phân phối không công bằng về quyền lực và các nguồn lực trong xã hội.

Ví dụ: Các tầng lớp quyền lực của xã hội Mỹ (tức là, các liên hợp quân sự-công nghiệp) đã
"nổi lên từ sự hợp nhất của các tầng lớp doanh nghiệp, Lầu Năm Góc, và các ngành hành pháp của
chính phủ. " Mills cho rằng lợi ích của tầng lớp này đã trái ngược với những người của mọi người. Ông
đưa ra giả thuyết rằng các chính sách của các tầng lớp quyền lực sẽ dẫn đến "tăng sự leo thang của
cuộc xung đột, sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt, và có thể là sự hủy diệt của loài người."

Hạn chế: nhiều nhà xã hội học đã tuyệt đối hoá thuyết xung đột trong giải thích các hiện tượng xã hội
tuy nhiên còn nhiều hiện tượng xã hội không thể giải thích bằng mâu thuẫn và xung đột

NỘI DUNG 4: HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI


( Social action)
I. HÀNH VI-HÀNH VI XÃ HỘI

4
XHHĐC(1)-Trần Công Hận K07 Du Lịch
2016
1. Hành vi

Hành vi (behavior) là những phản ứng của con người trả lời các kích thích một cách máy móc, không
có ý thức, không có cân nhắc trước theo bản năng sinh học. S(stimulus) R(respone)

Hành vi xà hội (hành động-action) là những hành vi của con người có động cơ mục đích rõ
ràng và đã được đặt trong ý thức chủ quan, có sự suy nghĩ, nhận thức rồi mới hành động nhưng chưa có
sự tương quan với hành động của những người khác. Hành vi xã hội là một chỉnh thể thống nhất gồm
các yếu tố bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giữa tác nhân và phản ứng còn có nhiều yếu tố
trung gian.

2. Hành động vật lý

Là hành động không có sự chi phối của ý thức con người, là hành động không mang hoặc ít mang tính
xã hội. Nó có những đặc điểm sau:

 Khi thực hiện ta hoàn toàn không suy nghĩ


 Thực hiện bất chấp thái độ, ý kiến của mọi người xung quanh
 Diễn ra bất chấp cả ý chí chủ quan
II. HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI ( Social action)
1. Khái niệm
Hành động được gọi là hành động xã hội khi chủ thể hành động đặt ý thức chủ quan lường
trước được về hành vi của mình trong sự tương quan với hành động của người khác, đồng thời định
hướng vào hành động của họ hoặc chịu sự tác động của hành động của họ
HĐXH là những hoạt động cơ bản có mục đích của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người nó gắn liền với cá như với tư cách
là chủ thể hành động. HĐXH luôn bị điều chỉnh bởi các biểu tượng mà cá nhân sử dụng trong đời sống
thường ngày, nó là phản ứng thông qua biểu tượng
2. Phân loại hành động xã hội:
Hoạt động sản xuất giá trị vật chất: nhằm cải biến hiện thực khách quan nhằm phục vụ cho cuộc sống
của con người
Hoạt động tái sinh xã hội: hoạt động cơ bản nhằm duy trì nòi giống, duy trì sự tồn tại của xã hội loài
người
Hoạt động tạo tác các giá trị văn hoá: Sản xuất ra các kinh nghiệm, tri thức khoa học, triết lý, tư tưởng,
tôn giáo, chuẩn mực giá trị, ngôn ngữ…
Hoạt động tổ chức quản lý xã hội: là hoạt động tổ chức nhà nước với mục đích điều tiết hoạt động của
các chủ thể xã hội và các mối quan hệ xã hội dựa trên những quy tắc hình thành trong úa trình tương tác
xã hội.
Hoạt động giao tiếp xã hội: Là hoạt động nhằm trao đồi nhận thức, tình cảm..trong lao động, cuộc sống,
chiến đấu..
3. Đặc điểm của hành động xã hội

5
XHHĐC(1)-Trần Công Hận K07 Du Lịch
2016
HĐXH luôn có những tên gọi nhất định mà chủ thể nhận biết được ý nghĩa của chúng. Nó diễn ra trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, được xem như một phương thức đặc biệt trong quan hệ giữa con người
với thế giới, nhằm cải tạo thế giới phù hợp với mục đích của con người
HĐXH hướng tới sự thay đổi tư cách của các chủ thể khác, nó bị quy định bởi môi trường xã hội cụ thể,
liên quan chặt chẽ tới bối cảnh xã hội, chịu sự kiểm soát của bối cảnh xã hội. Nó luôn gắn với tính tích
cực của chủ thể cá nhân và phù hợp với vị thế xã hội.
4. Các thành phần của hành động xã hội:
Nhu cầu của hành động: là những mong muốn của chủ thể về vật chất và tinh thần nhằm đi đến thực
hiện hành động
Động cơ của hành động: nhu cầu được chủ thể ý thức hoá và phản ánh trong tư duy thì chúng trở thành
động lực cho hành động diễn ra
Chủ thể của hành động: cá nhân, nhóm, cộng đồng hay toàn bộ xã hội
Động cơ và mục đích: mọi hành động xã hội đều được động cơ thúc đấy dẫn dắt tạo ra các định hướng
nhất định để đạt được mục đích
Hoàn cảnh của hành động: là điều kiện về thời gian không gian, vật chất, tinh thần của hành động, hay
gọi là bối cảnh xã hội của hành động
Phương tiện và công cụ hành động: là các yếu tố mà chủ thể sử dụng nhằm thực hiện hành động và để
đạt được mục đích
5. Các yếu tố ảnh hưởng hành động xã hội
Đặc điểm về thể chất, tình hình xã hội hoá, áp lực cơ cấu xã hội, Sự tuân thủ theo số đông, sự tính toán
vụ lợi.

Nhu cầu Động cơ Chủ thể Mục đích

Hoàn cảnh

6. Hành động xã hội của Parsons

Hành động xã hội khác hành động bản năng ở chỗ nó có một cơ chế biểu tượng điều chỉnh như hệ
thống ngôn ngữ, giá trị…Nghĩa là hành động xã hội bị điều chỉnh bởi những hệ thống biểu tượng mà cá
nhân dùng trong các tương tác hằng ngày.
Hành động xã hội phụ thuộc vào các giá trị chuẩn mực chính thống của xã hội mà cá nhân ra quyết
định hành động hay không
Phân biệt HĐXH với HĐVL theo tính duy lý của chúng được thể hiện ở chỗ ta có những hành động
nhất địnhkhi ta hành động chủ quan đồng thời ta căn cứ vào hệ thống giá trị, chuẩn mực chính thống của
xã hội và các cơ chế điều chỉnh khác mà chúng ta tiếp nhận một cách chủ quan
7. Phân loại hành động xã hội của M.WEBER

6
XHHĐC(1)-Trần Công Hận K07 Du Lịch
2016
7.1 Hành động hợp lí về mặt mục đích
Đòi hỏi ở chủ thể hành động những cân nhắc tính toán để có những phản ứng phù hợp đồng thời tận
dụng hành vi của người khác để đạt được mục đích mình đặt ra
7.2 Hành động hợp lí về mặt giá trị
Hành động hợp lí về mặt giá trị là hành động tuân thủ quy tắc cái nghĩa là hành vi đúng mực hay còn gọi
là hành vi chuẩn. Nó sẽ kèm theo tính hoạch định, tạo ra xu hướng của hành vi
7.3 Hành động truyền thống
Là loại hành động hình thành trên cơ sở mô phỏng hành vi nào đó đã được củng cố, khẳng định trong
truyền thống văn hoá và đã được chấp nhận.
7.4 Hành động tình cảm
Là hoạt động mà đặc tính của nó là bày tỏ trạng thái cảm xúc nhất định, tháo gỡ trạng thái căng thẳng
8. Phân biệt HVXH và HĐXH

HVXH là hoạt động được tổ chức nhằm thể hiện mối liên hệ giữa cá nhân với cá nhân, nhóm xã hội hay
cộng đồng. Còn HĐXH là hành động cụ thể của cá nhân, nhóm xã hội hay cộng đồng nhằm làm thay đổi
hành vi mục đích sự vương lên của các cá nhân, nhóm xã hội hay cộng đồng, hoặc cải tạo tình huống xã hội
hiện có của họ cho phù hợp với các nhu cầu và mục đích trong hiện tại và cả trong tương lai.

NỘI DUNG 5: TƯƠNG TÁC XÃ HỘI-QUAN HỆ XÃ HỘI


I. TƯƠNG TÁC XÃ HỘI:
1. Khái niệm

TTXH là quá trình con người tiến hành các hành động xã hội mà đặc trưng của nó là sự tương tác qua lại
giữa các chủ thể xã hội, là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ tương tác qua lại phụ thuộc lẫn nhau giữa
con người với con người trong xã hội

TTXH là hình thức giao tiếp xã hội hay là sự trao đổi giữa cá nhân với cộng đồng, trong đó quan hệ qua
lại giữa các chủ thể được thực hiện, HĐXH được diễn ra và đạt được sự thích ứng nhất định nào đó

2. Đặc điểm của TTXH

Hoạt động xã hội tạo ra tương tác xã hội, tương tác xã hội nếu được lặp đi lặp lại sẽ tạo ra quan hệ xã
hội. HĐXH và TTXH tạo ra mức độ nông sâu, bền vững hay kém bền vững của các mối quan hệ xã hội.
QHXH chi phối hoạt động của TTXH và HĐXH, chung có mối quan hệ chặt chẽ thành một cơ cấu thống
nhất, nhưng mỗi yếu tố lại có đặc thù riêng
TTXH diễn ra giữa hai cá nhân và mức độ tương tác phụ thuộc vào vị thế, địa vị, vai trò cũng như
diễn tiến xã hội .
TTXH được nghiên cứu ở 2 cấp độ vĩ mô và vi mô
Chủ thể mang TTXH bao giờ cũng hành động có mục đích nhất định, nhưng các mục đích này không
phải lúc nào cũng phù hợp với nhau, đôi lúc chúng bài trừ lẫn nhau. Hoặc cũng có thể do ảnh hưởng văn
hoá
3. Phân loại TTXH

Dựa trên các mối liên hệ giữa các chủ thể tương tác:

 Sự tiếp xúc không gian: gần nhau về mặt vị trí không gian

7
XHHĐC(1)-Trần Công Hận K07 Du Lịch
2016
 Sự tiếp xúc tâm lý: Xuất hiện sự quan tâm để ý lẫn nhau giữa các chủ thể
 Sự tiếp xúc xã hội; Sự hoạt động chung giữa các chủ thể xã hội
 Sự tương tác xã hội: hành động tương đối ổn định và có hệ thống nhằm phản ứng lại tương tác
 Sự quan hệ xã hội: phối hợp hành động với nhau giữa các chủ thể xã hội

Dựa trên các dạng hoạt động chung:

 Hoạt động cá nhân cùng nhau: các công việc của cá nhân không liên hệ nhau
 Hoạt động tương hỗ cùng nhau: tương tác giữa các cá nhân khác nhau trong cùng hoạt động
 Hoạt động tiếp nối cùng nhau: công việc cá nhân thực hiện nối tiếp nhau

Dựa trên chủ thể hành động trong tương tác:

 Tương tác liên cá nhân


 Tương tác cá nhân-xã hội
 Tương tác nhóm- xã hội
 Tương tác nhóm-nhóm
 Tương tác đại diện nhóm

Còn các dạng khác như Tương tác trực tiếp, gián tiếp, hợp tác, cạnh tranh.

II. QUAN HỆ XÃ HỘI


1. Khái niệm

QHXH ( Social relation) là mối liên hệ cơ bản giữa người với người trong xã hội, nảy sinh trên cơ sở
những tương tác xã hội ổn định, bền vững và lặp đi lặp lại.

Chủ thể trong QHXH là các nhóm xh, các tập đoàn, toàn bộ xh hay các quan hệ giữa các lĩnh vực
khác nhau trong đời sống xã hội ở cấp độ vĩ mô. Còn ở cấp độ vi mô thì cá nhân là chính

2. Phân loại:

QHXH về mặt vật chất, tinh thần..QHXH về chính trị, kinh tế, văn hoá..QHXH sơ cấp, thứ cấp, theo
chiều dọc, chiều ngang

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA HĐXH-QHXH-TTXH

Theo V.Đôrianốp: “ Khái niệm tương tác xã hội nói lên rằng những hoạt động có mục đích của con
người chỉ trở thành hoạt động xã hội khi nó nằm trong và thông qua sự tương tác một số mối quan hệ
giữa các chủ thể xã hội và mỗi mối quan hệ xã hội đều gắn liền với một hành động xã hội”

Hoạt động xã hội tạo ra tương tác xã hội, tương tác xã hội nếu được lặp đi lặp lại sẽ tạo ra quan hệ xã
hội. HĐXH và TTXH tạo ra mức độ nông sâu, bền vững hay kém bền vững của các mối quan hệ xã hội.
QHXH chi phối hoạt động của TTXH và HĐXH, chung có mối quan hệ chặt chẽ thành một cơ cấu thống
nhất, nhưng mỗi yếu tố lại có đặc thù riêng

8
XHHĐC(1)-Trần Công Hận K07 Du Lịch
2016

NỘI DUNG 6: THUYẾT TƯƠNG TÁC BIỂU TƯỢNG


( Symbolic interactionism)
I. NGUỒN GỐC
Được Hertbert Blummer khởi xướng vào năm 1930.
II. NỘI DUNG

Con người tự đặt mình vào vị trí, vai trò của đối tác và nhìn nhận mình như một đối tác hành động là
cơ chế quan trọng bậc nhất trong tương tác của họ với môi trường xung quanh chính cơ chế này đã giúp
con người hình thành nên các biểu tượng-tức là mượn một cái gì để thể hiện cho cái khác

Ví dụ: chim bồ câu biểu tượng cho hoà bình, hoa hồng nhung là biểu tương cho tình yêu…

Ở các tiểu văn hoá khác nhau thì các biểu tương có thể cũng khác nhau, gây khó khăn cho quá trình
tương tác xã hội. Biểu tượng khác kích thích ở chỗ nó không gây ra một phản ứng trực tiếp vì cá nhân
cần có sự nội tâm hoá thì mới có thể hiểu được những biểu tượng

Không có biểu tượng độc lập với cá nhân vì con người là người sáng tạo ra các biểu tượng. Thông qua
những phản ứng của người khác với mình cá nhân có thể hình dung về mình, tự hoàn thiện mình

Để hiểu được các biểu tượng thì cá nhân cần nhập vai vào người khác, đây là quá trình hình thành nên
nhân cách con người cũng như hình thành các khuôn mẫu và định chế xã hội

Tp Hồ Chí Minh chiều mưa 29/10/2016

TRẦN CÔNG HẬN

You might also like