Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

BÀI TẬP VẬN DỤNG

(PHẦN NGỮ DỤNG HỌC)

Câu 1. Vận dụng những căn cứ xác định hành vi ngôn ngữ gián tiếp, anh/chị hãy xác
định hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong những câu thơ sau:
Đi ta đi! Khai phá rừng hoang
Hỏi núi non cao, đâu sắt đâu vàng?
Hỏi biển khơi xa, đâu luồng cá chạy?
Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy
Hỏi đâu thác nhảy, cho điện quay chiều?
(Tố Hữu, Bài ca Xuân 1961)

Câu 2. Chỉ ra các hành động ở lời tạo nên các lời nói của chị Dậu và cai lệ trong đoạn
văn sau:
[…] Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến
chỗ anh Dậu.
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
(1) - Cháu van ông, nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho.
(2) - Tha này, tha này!
Vừa nói, hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
(3) - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
(4) - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa […]
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Câu 3. Vận dụng lí thuyết về hành vi ngôn ngữ gián tiếp, anh/chị hãy phân tích hành
vi ngôn ngữ gián tiếp trong các phát ngôn in nghiêng dưới đây:
(1) Sao mà cái đời nó tù túng, nó chật vật, nó bần tiện thế? (Nam Cao, Sống mòn)
(2) Quả nhiên, họ nói có sai đâu! (Nam Cao, Chí Phèo)
(3) Lời lãi bao nhiêu mà chị phải kĩ đến thế. (Hoàng Phủ Ngọc Tường, Chuyện cơm
hến)
(4) Vì sao hỡi miền Nam chiến đấu
Người hiên ngang không chịu cúi mình
(Tố Hữu, Miền Nam)
(5) Dân gian ai chẳng có lòng trung quân ái quốc. (Nguyễn Huy Tưởng, Sống mãi
với thủ đô)
(6) Bao giờ cái đói, cái rách, cái khốn quẫn nó tha cho chị mà đừng dọa nạt chị nhỉ?
(Nguyễn Công Hoan, Ngậm cười)
Câu 4. Phân biệt hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Hãy chỉ ra
hành vi ngôn ngữ của các phát ngôn trong đoạn hội thoại dưới đây?
A Cổ sung sướng chào:
- Cháu chào ông ạ!
Ông vui vẻ nói:
- A Cổ hả? Lớn tướng rồi nhỉ? Bố cháu có gửi pin đài cho ông không?
- Thưa ông, có ạ.
(Dẫn theo Bùi Minh Toán, Tiếng Việt ở THPT,
NXB Đại học Sư phạm, 2010, trang 150)

Câu 5. Phân biệt nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn. Hãy chỉ ra nghĩa tường minh và
nghĩa hàm ẩn trong câu in đậm ở đoạn sau:
Một anh chàng đang yêu say đắm một cô gái và thường xuyên đến chơi nhà cô
ta. Một lần, vừa vào đến cửa thì gặp ông bố cô gái, anh ta vội thưa:
- Cháu đến hỏi thăm sức khỏe bác ạ!
Ông bố nghe vậy liền nói:
- Cái sức khỏe của tôi đang ngồi nấu cơm dưới bếp ấy!
Chàng trai đỏ dừ mặt.
(Nguyễn Văn Tứ, Chuyện vui ngữ nghĩa)

Câu 6. Phân biệt tiền giả định và hàm ngôn. Hãy chỉ ra tiền giả định và hàm ngôn trong
hội thoại dưới đây:
(1) Mười năm trước hội khoa vui lắm. Thời ấy còn nhiều con trai chứ không như
bây giờ.
(2) Thầy ơi, con gái cũng làm được nhiều việc chứ ạ!

You might also like