Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CHƯƠNG III: CÁC VI SINH VẬT NGUYÊN THỦY KHÁC

1. Khái niệm xạ khuẩn (Actinomycetes)


Là nhóm vsv đơn bào, dạng sợi hình tia phóng xạ, có kích thước và cấu trúc tương tự như tế bào vi
khuẩn thông thường, đa số sống hiếu khí trong đất, Gram dương.

2. Đặc điểm
 Kích thước nhỏ giống vi khuẩn
 Nhân cùng loại với nhân VK
 Màng tb không chứa cellulose hoặc kitin
 Tb phân chia theo kiểu của VK
 Xạ khuẩn không có giới tính
 Xạ khuẩn có kết cấu tế bào dạng sợi khuẩn ty: khuẩn ty cơ chất (lấy dd), khuẩn ty trên cơ chất
và khuẩn ty khí sinh
 KL xạ khuẩn rắn chắc, bề mặt xù xì, có dạng nhăn, dạng vòi, dạng nhung tơ hay dạng màng

 KL xạ khuẩn thường có màu sắc rất đẹp: trắng, đỏ, vàng, nâu, xanh, hồng, tím, . . . đây là tiêu
chí quan trọng trong định danh

3. Vai trò của xạ khuẩn


 Tham gia phân giải mạnh các hợp chất hữu cơ như cellulose, kitin, keratin, pectin, . . . trong
đất bùn, do đó làm tăng độ phì của đất và góp phần làm cân bằng các thành phần vật chất
trong tự nhiên.
 Hầu hết chi Actinomyces có khả năng sinh kháng sinh, nhiều kháng sinh hiện nay được chiết
suất như: tetraciclin, streptomycin, chloramphenicol
 Một số có khả nằng tổng hợp vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12), một số acid hữu cơ (a.
acetic, a. latic…) hay các enzyme như proteaza, ammylaza, kitinaza, . . .
 Một số có thể gây hại cho các vsv trong đất do nó tiết độc tố phytotoxin. Một số có khả năng
gây bệnh cho người và gia súc được gọi chung là bệnh Actimomycosic.

4. Cấu tạo của xạ khuẩn


Gồm vách tb, màng nguyên sinh chất, NSC, nhân và các hạt dự trữ - không bào
a. Vách tế bào xạ khuẩn
 Dày và chắc hơn vách tb vi khuẩn, gồm 3 lớp: lớp ngoài, lớp trong và lớp giữa
 Vách có cấu tạo gồm pro, lipid, mucopolysaccarit, a. teictioic và nhiều men tham gia TĐC của
tb
 Chức năng của vách tb xạ khuẩn:
 Cho phép kháng sinh, men và nhiều hợp chất có kích thước lớn chui qua dễ dàng
 Chất dd được thẩm thấu có chọn lọc qua vách
 Bên ngoài vách còn có vỏ nhầy (capsule)
b. Màng nguyên sinh chất xạ khuẩn
 Dày 7,5-10nm
 Chức năng chủ yếu là điều hòa sự hấp thu dưỡng chất vào tb và tham gia hình thành bào tử
c. Nguyên sinh chất và nhân của xạ khuẩn
 NSC và nhân giống như ở vi khuẩn
 Trong NSC có mezoxom làm tăng diện tích tiếp xúc của màng NSC, vì thế làm tăng hoạt tính
enzyme, tăng chuyển điện tử
 Các hạt khác gồm: poliphosphat và polysaccharid

5. Mycoplasma
 Năm 1898, Nocar và Roux (Pháp) đã phát hiện thấy Mycoplasma trong bệnh viêm phổi –
màng phổi nên được đặt tên là P.P.O (Pleuro pneumonia organisme)
 Hình thái: do chưa có vỏ tế bào nên có hình thái dễ biến đổi như hình hạt nhỏ riêng lẽ hay kết
thành đôi hình chuỗi ngắn, hình ovan, hình vòng khuyên, hình sợi hay hình sao.
 Kích thước nhỏ bé 0.1 μm nhỏ hơn vi khuẩn hàng chục lần. Nhiều Mycoplasma chỉ chứa
khoảng 1200 đại phân tử protein.
 Cấu tạo tế bào chưa hoàn chỉnh, chưa có vỏ tb chỉ có màng nguyên sinh chất. Trong tb có
chứa các hạt ribosom và sợi nhân (thể nhân – nucleoid).
a. Đặc điểm của Mycoplasma
 Khó bắt màu thuốc nhuộm thông thường, pahỉ dùng thuốc nhuộm Giemsa là nhóm Gram âm
 Sống hiếu khí hoặc yếm khí tùy tiện, thích hợp ở nhiệt độ 370C và pH 7-8
 Phát triển tốt ở mt phôi gà, có thể phát triển trên môi trường nhân tạo chứa hemoglobin, huyết
thanh hay cistein
b. Sức đề kháng của Mycoplasma
 Mycoplasma bị tiêu diệt ở nhiệt độ 45-550C trong 15p
 Mẫn cảm với sự khô cạn, tia tử ngoại và những chất sát trùng
 Đề kháng với Sunfonamit và penicillin, kháng sinh ức chế Mycoplasma như Clotetracillin,
Streptomycin và oxitetracillin.
c. Sự phân bố của Mycoplasma
 Mycoplasma phân bố rộng trong tự nhiên, nhiều loại có thể gây bệnh cho người và gia súc.
 Gần đây còn thấy Mycoplasma gây bệnh cho cây trồng như Spiroplasma citri gây bệnh héo
vàng ở cam, chanh

6. Rickettsia
 Rickettsia là nhóm vsv nhỏ bé (kích thước nhỏ hơn vk, lớn hơn virus), có nhiều hình thái, sống
ký sinh bắt buộc, được nhà khoa học Mỹ H.T Rickettsia phát hiện thấy năm 1909 trong máu
người mắc bệnh sốt phát ban
 Hình thái: hình que ngắn, hình cầu, hình que dài hay hình sợi, kích thước 0.3-5 mm
a. Cấu tạo
 Rickettsia có thành tế bào, màng nguyên sinh chất, tb chất và thể nhân
 Tế bào gồm 30% protein, lipid trung tính, phospholipid và hydrat carbon, acid nucleic (DNA
và RNA) và một số enzyme nên có thể thực hiện một số quá trình đường phân
 Rickettsia ký sinh bắt buộc (do thiếu men tổng hợp protein và đường phân).
b. Một số đặc điểm cơ bản của Rickettsia
 Ký sinh tuyệt đối, phát triển tốt trên môi trường phôi gà, chuột lang, nhau thai, thỏ.
 Tế bào không di động, nhuộm Giemsa, G-
 Sinh sản bằng phương pháp phân cắt
 Đề kháng yếu với nhiệt độ cao, 800C chết sau 1 phút, mẫn cảm với sự khô hạn và các chất sát
trùng
 Gây bệnh sốt phát ban Rickettsia prowazekit
Gustav Giemsa (1867-1948), sinh ra ở Hamburg, Đức. Ông làm việc chủ yếu như một nhà hóa học
và áp dụng khả năng của ông vào nghiên cứu y học và vi sinh. Phương pháp nhuộm mà mang tên
ông được thiết kế chủ yếu cho chứng minh ký sinh trùng sốt rét và sau đó được cải tiến cho nhuộm
xoắn khuẩn giang mai (reponema pallidum)
Chương 6 SINH LÝ VI SINH VẬT
4. Các giai đoạn sinh trưởng của vi khuẩn
- Giai chuẩn bị(lag phase)
Giai đoạn này vk chưa phân chia nhưng thể tích và khối lượng tang lên rõ rệt. Phụ thuộc vào 3 yếu
tố: tuổi giống cấy, số lượng giống cấy và thành phần dưỡng chất có trong mt.
- Giai đoạn chậm (log phase) bắt đầu giai đoạn vk sống trong đk không hoàn hảo của môi trường.
Đây là thời kì hoạt động mạnh nhất của vk. Giai đoạn này dài hay ngắn tùy theo trạng thái của đủ
hay thiếu dinh dưỡng của vi khuẩn.
- Giai đoạn lũy thừa: vật liệu cần cho tế bào mới đã được tổng hợp;
Tế bào bắt đầu phân chia với tốc độ nhanh, mật số tế bào tăng theo cấp số nhân.
Mật số vk gia tăng cho đến khi dưỡng chất trong môi trường cạn kiệt.
- Giai đoạn ổn định: chất dinh dưỡng cạn, chất độc tích tụ cao, pH thay đổi làm tỉ suất tăng trưởng
giảm. Số lượng vi khuẩn chết tương đương với
số sinh sản mới
- Giai đoạn chết: sau thời kì ổn định thời gian thay đổi tùy thuộc loại vi khuẩn và điều kiện
môi trường
Chương 7. Phương pháp bảo quản vsv
Gồm các pp sau:
- PP cấy truyền vsv
- PP làm mất nước trong mt bảo quản
- PP đông khô vsv
- PP đông khô dịch thể trực tiếp
- PP bảo quản lạnh sâu

You might also like