Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Xuân, hạ, thu, đông dù là mùa nào thì cũng là một nguồn cảm hứng dạt dào

được đưa vào thơ ca. Nhưng, có lẽ mùa xuân là một đề tài quen thuộc nhất vì nó
tượng trưng cho sự khởi đầu tươi đẹp, khát vọng sống dâng trào. Và khổ thơ đau
trong tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là một trong số đó. Ông đã
thành công phát họa lại hình ảnh thiên nhiên đất trời xứ Huế đầy sức sống khi
vào xuân như sau:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiến

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

Bài thơ được Thanh Hải sáng tác vào

mùa đông lạnh lẽo của tháng 11-1980, khi mà ông đang đứng trước rảnh giới
giữa sự sống và cái chết. Tuy đang phải đấu tranh với căn bệnh hiểm nghèo để
giữ lại từng giây phút cuối đời nhưng chúng ta lại không hề bắt gặp cảm xúc bi
quan, nặng nề của nhà thơ mà thay vào đó là cảm giác căng tràn sức sống của
thiên nhiên đất trời. Mở đầu bài thơ là hình ảnh mùa xuân xứ Huế qua đôi mắt
của Thanh Hải:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc”

Động từ “mọc” được đảo ra đầu câu thơ như thể hiện sự ngỡ ngàng và bất ngờ
của tác giả trước sự sinh sôi nảy nở của vạn vật. Giống như một buổi sáng bất
chợt ta đang đi dạo quanh bờ hồ, ngắm nhìn phong cảnh thì bỗng nhìn thấy một
bông hoa đang vươn mình giữa dòng nước xanh biếc. Dù đó là một nhánh có
dại, một bông hoa tím mang đậm chất Huế đi chăng nữa thì nó luôn mang trong
mình một khát vọng sống căng tràn, nguyện mọc một mình giữa không gian
rộng lớn còn hơn cứ núp mình dưới dòng nước lạnh lẽo kia. Phải chăng, Thanh
Hải đã ngầm lồng ghép chính tâm tình của mình vào những dòng thơ. Ông cũng
như bông hoa ấy, dù đang đứng trước bệnh tật thì cũng mong một lần được
vươn mình trước khi lụi tàn mãi mãi.
Ngoài màu sắc “tím”, ”xanh” thơ của Thanh Hải còn mang đến cho chúng ta
những âm thanh vô cùng thú vị của sắc xuân. Vì quá yêu thích, hào hứng với
tiếng chim lảnh lót nên ông mới cất tiếng gọi:

“Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời”

Từ “ơi” cất lên trìu mến như một lời kêu gọi đầy thân thương. Bằng biện pháp
nhân hóa, câu hỏi tu từ “chi mà” nhằm thể hiện tình cảm chân thành của tác giả
đối với tiếng chim chiền chiện. Chỉ cần tiếng chim “vang trời” cất lên là thời
gian như ngưng đọng, ngưng đọng để thấy được sự rạo rức của lòng người trước
những âm thành của mùa xuân xứ Huế. Dương như những màu sắc, âm thành
đó là một phần không thể thiếu của Huế và ngay cả trong chính trái tim tác giả.
Vì vậy, không chỉ ngắm nhìn cảnh vật trong xanh ấy, Thanh Hải còn muốn nâng
niu, trân trọng từng khoảnh khắc ấy:

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

Cụm từ “giọt long lanh” đã gợi lên cho người đọc những liên tưởng đầy phong
phú. Đó có thể là giọt sương long lanh của buổi sớm mai, có thẻ là giọt nắng
đang xuyên qua những kẻ lá. Nhưng nếu hiểu theo mạch cảm xúc của nhà thơ
thì đây có lẽ là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện ngân vang đang cô
đọng lại thành “giọt long lanh” nhẹ nhàng rơi vào lòng bàn tay đang chờ đón
của tác giả. Cử chỉ “tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện sự nâng niu như muốn ôm
trọn vẻ đẹp thiên nhiên, đất trời khi vào xuân. Nhưng đây cũng có thể tượng
trưng cho việc tác giả đang đưa tay hứng lấy sự sống của chính mình, ông nâng
niu trân trọng từng phút giây đẹp đẽ nhất của cuộc đời khi còn có thể.

Tuy khổ thơ đầu chỉ đơn giản là tác giả đang vẽ lại phong cảnh mùa xuân xứ
Huế nhưng nó cũng đang ngầm hướng đến mùa xuân của đời người. Chúng ta
sẽ có lúc bung nở như hoa tím, vang dội như tiếng chim hay cũng có những
khoảnh khắc ta cần phải sống chậm lại để nâng niu từng phút giây của cuộc đời.
Dù phải đối mặt với bệnh tật nhưng thanh Hải vẫn lạc quan, yêu đời và luôn
hướng đến mùa xuân tươi trẻ. Vì vậy, khi còn sức khoẻ, mỗi người hãy biết trân
trọng từng giây phút, cố gắng ngắm nhìn những vẻ đẹp nhỏ bé của cuộc sống.
Đôi khi vẻ đẹp ấy không nằm ở đâu xa mà nó đang hiện diện xung quanh ta. Dù
đó là một chiếc lá rụng, một chú chim non cất tiếng hót thì nó đều có một ý
nghĩa qua riêng nên đừng bỏ lỡ chúng rồi mới cảm thấy tiếc nuối.

“Mùa xuân nho nhỏ” là sự kết hợp độc đáo giữa một ngòi bút đậm chất trữ tình
và những phút giây thăng hoa, trầm lắng của cuộc sống. Từ đó, bài thơ như một
nguồn động lực thúc đẩy ta tiến về phía trước, hướng về một ngày mai tươi đẹp,
tràn đầy sức sống hơn.

You might also like