Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trường kinh doanh UEH


Khoa du lịch

MÔN HỌC : LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


ĐỀ BÀI: Sinh viên viết cảm nhận / quan điểm cá nhân của mình khi học môn
học Lịch sử Đảng CSVN và sau khi được học tập, thăm quan, nghiên cứu thực
tế tại Bảo tàng (có thể viết cảm nhận về 1 hiện vật/ 1 sự kiện được trưng bày tại
Bảo tàng)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : HOÀNG XUÂN SƠN

LỚP HỌC PHẦN: 24D1HIS51002615

SINH VIÊN : LANG GIA NHI

LỚP:KS001

NGÀNH: Quản trị khách sạn

MSSV: 31221021297

TP.HCM, ngày 20, tháng 4, năm 2024


1
1. CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH
Chiến dịch Hồ Chí Minh, còn được gọi là Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn - Gia Định, là chiến
dịch quân sự mang tính quyết định diễn ra trong 5 ngày ngắn ngủi từ 26/4 đến 30/4/1975. Đây là chiến
dịch cuối cùng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong bối cảnh Cuộc Tổng tấn công và nổi
dậy mùa Xuân 1975, đồng thời là chiến dịch ngắn nhất trong suốt Chiến tranh Việt Nam. Mục tiêu chính
của Chiến dịch Hồ Chí Minh là giải phóng Sài Gòn - Gia Định, thủ đô của chính quyền Sài Gòn, và
hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước sau hơn 30 năm chia cắt.
Kết quả, Chiến dịch Hồ Chí Minh đã giành thắng lợi vang dội, giải phóng hoàn toàn Sài Gòn -
Gia Định vào ngày 30/4/1975. Chiến dịch đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam,
đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã kết thúc thắng lợi và nhân dân Việt Nam đã thực
hiện trọn vẹn tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào";
giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc.

1.1. Nguồn gốc tên gọi Chiến dịch Hồ Chí Minh


Tên Chiến dịch Hồ Chí Minh do Bộ Chính trị quyết định. Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký chỉ thị
của Quân ủy Trung ương mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh;
Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh và Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh; chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của
20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Mệnh lệnh nổi tiếng của Đại tướng Tổng tư lệnh chỉ
đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh là:

“Thần tốc, thần tốc hơn nữa.


Táo bạo, táo bạo hơn nữa.
Tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng.”
– Đại tướng Võ Nguyên Giáp

2
1.2. Diễn biến của Chiến dịch Hồ Chí Minh
Vào ngày 1/4/1975, nhìn thấy những lợi thế của quân ta trên chiến trường, B–ộ Chính trị họp bổ
sung quyết tâm chiến lược mới: "Nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa, với tư tưởng chỉ đạo thần
tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm
nhất, tốt nhất là trong tháng 4/1975, không thể để chậm hơn".

3
Sau khi đã chuẩn bị chu đáo, chiều 26/4, ta nổ súng mở màn chiến dịch. Từ năm hướng các quân
đoàn đồng loạt tiến công Sài Gòn. Khí thế của trận chiến sôi sục lên tại đây. Những con người yêu nước
khoác áo ra chiến trường. Đêm 20 tháng 4, toàn bộ các lực lượng địch ở Xuân Lộc bị thất thế, bỏ chạy

4
tán loạn theo đường tỉnh số 2 về phía Bà Rịa. Xuân Lộc được giải phóng. Ngày 20/4/1975, Mỹ buộc
Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Ngày 23/4/1975, Mỹ tuyên bố chiến tranh kết thúc.
Ngày 24/4/1975, Mỹ - Hương đề nghị xin ngừng bắn. Từ 17 giờ ngày 26/4 đến 24 giờ ngày
28/4/1975, ta đánh chiếm tuyển phòng thủ bên ngoài của địch. Ngày 29/4, quân ta tổng tiến công. Các
binh đoàn bộ đội hợp thành thế tiến công, tiêu diệt các cánh quân địch ngăn chặn và phản kích, nhắm
thẳng các mục tiêu đã được phân công. Sáng 30/4, đứng trước sự bất lực, không thể phản công được,
địch xin ngừng bắn, nhưng bộ đội ta vẫn kiên quyết tiến công. Các quân đoàn nhanh chóng đánh chiếm
các mục tiêu. 11 giờ 30 phút ngày 30/4, sau khi Dinh Độc Lập thất thủ, Tổng thống Ngụy Dương Văn
Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện

5
11 giờ 30 phút, lá cờ Cách Mạng tung bay trên nóc phủ Tổng thống chính quyền Sài Gòn –
Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng!

6
7
2. QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN SAU KHI HỌC MÔN LỊCH
SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã cho ta biết được quá trình xây dựng nước và giữ nước của
ông cha ta, trong đó hội tụ bao tinh hoa, mồ hôi và cả tinh thần quyết tâm chiến thắng rực lửa của cả dân
tộc. Nhât là ở chiến dịch Hồ Chí Minh. Những chiến tích nhân dân ta lập được ở chiến dịch Hồ Chí
Minh đã tạo thêm sức mạnh để bộ đội tiến vào tấn công, nổi dậy và giải phóng hoàn toàn các tỉnh còn
lại của miền Nam. Chiến dịch này là điểm nhấn, giúp nhân dân ta chính thức thoát khỏi ách thống trị
của giặc ngoại xâm. Mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước. Chiến dịch thắng lợi thể hiện tinh thần
đoàn kết, lòng yêu nước, trí tuệ và bản lĩnh của những con người Việt Nam. Càng nhìn về lịch sử, ta
mới hiểu, mới biết hết được những điều trên cả tuyệt vời ẩn sau trong những chiến lược, đường lối, tinh
thần đoàn kết và lòng yêu nước nồng nàn tỏa sáng và chỉ chờ bùng nổ người dân Việt Nam. Là người
Việt Nam, biết về lịch sử Việt Nam chính là hiểu về những sự cố gắng của nhân dân ta qua biết bao
những khó khăn, khiến ta càng thêm có một phần nhận thức về trách nhiệm, về ý thức muốn giữ gìn và
lan toả những giá trị tốt đẹp. Càng thêm đáng quý và trân trọng khi ta mỗi ngày được sống và được hút
thở bầu không khí trong lành này.

8
9

You might also like