Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

HƯỚNG DẪN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA CƠ KHÍ – CÔNG NGHỆ
———————————————————————————
Khu phố 6, Phường Linh Trung, thành phố Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Tel: +84 28 3896.0721, E-mail: kck@hcmuaf.edu.vn

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (KLTN)

Khóa luận tốt nghiệp đại học của sinh viên các ngành khối kỹ thuật được bộ môn quản lý
ngành đào tạo giao cho SV nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể hoặc một vấn đề lý thuyết do
một hoặc nhiều sinh viên thực hiện và được bảo vệ trước hội đồng. Quyển khóa luận tốt
nghiệp thể hiện kết quả cuối cùng của cả quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, là một trong các
cơ sở quan trọng để các GVHD, GVPB và Hội đồng đánh giá, chấm điểm.
Để thống nhất cách trình bày khóa luận tốt nghiệp, Khoa Cơ khí - Công nghệ hướng dẫn
và quy định một số vấn đề khi viết và trình bày như sau:
1. TỔ CHỨC VÀ HƯỚNG DẪN KLTN
1.1. Điều kiện nhận KLTN
Điều kiện để SV được thực hiện KLTN được tuân thủ theo điều 19 của quy chế học vụ
của trường ĐH Nông Lâm TPHCM. SV tiến hành các thủ tục đăng ký thực hiện KLTN theo
hướng dẫn Bộ môn và Khoa CKCN. SV chỉ được xem là đủ điều kiện nhận đề tài làm KLTN
khi đã có kết quả xét duyệt của BM và khoa.
1.2. Quy trình phân công hướng dẫn và thực hiện KLTN
Quy trình phân công hướng dẫn và thực hiện KLTN được thực hiện theo điều 19 của
quy chế học vụ của trường ĐH Nông Lâm TPHCM. Ngoài ra các đề tài được đề xuất phải
được Khoa phê duyệt, nếu thấy cần thiết có thể yêu cầu GVHD điều chỉnh đề tài. Bộ môn
chuyên ngành chịu trách nhiệm kiểm tra đề xuất đề tài về các mặt như tính khoa học và thực
tiễn của đề tài, tính khả thi về thời gian, điều kiện trang thiết bị, kinh phí thực hiện, sự trùng
lắp đề tài.
1.3. Quy trình làm KLTN
Các SV đủ điều kiện làm KLTN theo quy định sẽ tiến hành thực hiện các bước sau:
Bước 1: Lập đề cương KLTN
SV tiến hành trao đổi với GVHD để xác định vấn đề nghiên cứu, lập đề cương nghiên
cứu cho KLTN.
Bước 2: Thực hiện nghiên cứu và viết KLTN

Hướng dẫn viết KLTN – CKCN -1-


HƯỚNG DẪN

Sau khi GVHD chấp thuận đề cương, SV tiến hành thực hiện nghiên cứu và viết
KLTN. Trong quá trình thực hiện, các bổ sung, hiệu chỉnh nội dung nghiên cứu phải được
GVHD đồng ý. Trong trường hợp thay đổi đề tài, thực hiện lại nghiên cứu, GVHD phải thông
báo cho BM và Khoa quyết định.
Bước 3: Hoàn chỉnh và nộp KLTN
Sau khi hoàn thành, SV trình KLTN cho GVHD đọc và nhận xét, sau đó chỉnh sửa và
và nộp KLTN khi có sự đồng ý của GVHD và chờ lịch bảo vệ KLTN của Khoa/BM.
1.4 Yêu cầu của quá trình làm KLTN
Trong quá trình làm KLTN, SV phải liên hệ thường xuyên với GVHD theo đúng thời
gian biểu do GVHD đưa ra để đảm bảo việc nghiên cứu đúng thời hạn và không bị lệch hướng
so với đề tài đã chọn.
GVHD phải có lịch tiếp SV hàng tuần (ít nhất 2 tuần/lần). SV có nhiệm vụ đến gặp
GVHD theo đúng lịch. Trường hợp GVHD muốn thay đổi lịch gặp phải báo trước cho SV.
Nếu SV không liên hệ với GVHD trong suốt quá trình thực hiện, GVHD có quyền từ
chối không nhận KLTN mà SV nộp. Khi đó học phần KLTN của SV đương nhiên bị điểm
không (0).
Nếu SV không đến 2 lần liên tục theo lịch hẹn thì GVHD có thể đề nghị BM/Khoa ra
quyết định cảnh cáo hoặc đình chỉ KLTN.
Về việc đạo văn: Nghiêm cấm SV sao chép kết quả nghiên cứu, bài viết của người khác
làm kết quả nghiên cứu của mình. Trong trường hợp phát hiện SV đạo văn, tùy theo mức độ vi
phạm, KLTN của SV bị trừ điểm hoặc bị cấm báo cáo. Khi đó học phần KLTN của SV đương
nhiên bị điểm không (0). Trong khi viết bài, SV có thể tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác
nhau nhưng phải trích dẫn đầy đủ về tên tác giả, tên tài liệu tham khảo,… theo quy định về
mặt học thuật.
1.5 Nộp KLTN
Sinh viên nộp bản thảo KLTN đúng yêu cầu cho GVHD vào chậm nhất là 2 tuần trước
khi hết hạn thực hiện đề tài (theo thông báo của Khoa/Bộ môn). GVHD xem xét, cho yêu cầu
chỉnh sửa và chuyển lại cho sinh viên. Sinh viên chỉnh sửa đề tài theo góp ý của GVHD và
nộp 1 bản KLTN đã chỉnh sửa cho GVHD trước ngày nộp KLTN 5 ngày kèm theo tờ mẫu
nhận xét của GVHD. Sau khi nộp 3 ngày, sinh viên liên lạc lại với GVHD để nhận lại bản
thảo KLTN (bản nhận xét của GVHD sẽ được GVHD trực tiếp nộp cho bộ môn).
Nếu được GVHD cho phép bảo vệ, sinh viên cần hoàn thiện các phần thiếu sót theo yêu
cầu của GVHD (nếu có), in ấn và nộp 03 bản KLTN có chữ ký của GVHD với nhận xét
ĐỒNG Ý CHO BẢO VỆ, gửi link file nén dữ liệu KLTN (lưu trữ trên Google Drive) cho
bộ môn/Khoa theo yêu cầu. Nếu Sinh viên không nộp quyển KLTN và link nơi lưu trữ file nén
theo yêu cầu sẽ bị gạch tên khỏi danh sách bảo vệ và sẽ nhận điểm 0.
- Cấu trúc fie nén nộp bộ môn có cấu trúc thư mục như sau:
Hướng dẫn viết KLTN – CKCN -2-
HƯỚNG DẪN

+ Ma Lop - Ten De Tai - Ten SV Thuc Hien (folder chứa các dữ liệu) Ví dụ:
DH23NL – thiết kế máy sấy lạnh - Minh, Trung
Trong file nén có thể chứa các files/folders
+ Ban Ve (folder chứa các các bản vẽ)
+ Pictures (folder chứa các ảnh sử dụng trong KLTN, các ảnh chụp thực tế)
+ TLTK (folder chứa các tài liệu tham khảo sử dụng, các dữ liệu tính toán, …)
+ Ten De Tai Tot Nghiep.pdf (file pdf của KLTN) Ví dụ: thiết kế máy sấy lạnh.pdf
Sau khi bảo vệ trước hội đồng, SV có trách nhiệm thảo luận với GVHD, giải trình và
chỉnh sửa theo góp ý của hội đồng và nộp KLTN đã được chỉnh sửa (có chữ ký đồng ý cho
nộp của GVHD) theo quy định kèm theo phiếu giải trình, chỉnh sửa KLTN.
1.6 Bảo vệ KLTN
Sinh viên được phép bảo vệ nếu GVHD và GVPB đều đồng ý cho bảo vệ; Nếu GVHD đồng
ý, GVPB không đồng ý cho phép bảo vệ, bộ môn và Khoa sẽ xem xét và quyết định cho phép
bảo vệ hay không; Nếu GVHD không đồng ý cho phép bảo vệ thì sinh viên không được phép
bảo vệ và nhận điểm 0.
Trong buổi bảo vệ, sinh viên sẽ sử dụng Projector/Tivi để trình bày trước hội đồng chấm
KLTN (tập thể sinh viên cần liên hệ bộ môn/khoa để thực hiện các công việc chuẩn bị cần
thiết). Sinh viên cần chuẩn bị bài báo cáo bằng powerpoint (khoảng 20-30 slides). Thời gian
trình bày tối đa là 10/15 phút (1 SV/2 SV), thư ký hội đồng chấm KLTN đọc nhận xét hướng
dẫn/phản biện, sau đó sinh viên trả lời các câu hỏi của Hội đồng chấm khoá luận tốt nghiệp
(KLTN) trong khoảng 5-10 phút.
- Qui định về file powerpoint báo cáo bảo vệ (khoảng 15 – 25 slides):

+ Slide 1: Trường, Khoa, Bộ môn chuyên môn; Tên đề tài, Họ tên SV, Lớp, MSSV,
GVHD (tương tự như trang bìa của KLTN).
+ Slide 2: dàn bài báo cáo bảo vệ
+ Slide 3: trình bày lý do chọn đề tài/Đặt vần đề (1-2 slides)
+ Slide …: Tổng quan ((2-4 slides)
+ Slide …: Phương pháp và phương tiện nghiên cứu (1-2 slides)
+ Slide …: Kết quả- Thảo luận (6-8 slides)
+ Slide …: Kết luận - đề nghị (1-2 slides)
1.7 Đánh gía KLTN
KLTN của SV được đánh giá dựa theo điều 19 của quy chế học vụ của trường ĐH Nông
Lâm TPHCM. Điểm KLTN (điểm tổng kết) là điểm trung bình của 3 cột điểm:
Hướng dẫn viết KLTN – CKCN -3-
HƯỚNG DẪN

+ Điểm của GVHD x hệ số 1


+ Điểm của GVPB x hệ số 1
+ Điểm của HĐ bảo vệ x hệ số 2
Trường hợp các điểm thành phần chênh lệch nhau quá 3 điểm, chủ tịch hội đồng cần tổ
chức thảo luận để quyết định. Kết luận của chủ tịch hội đồng là quyết định cuối cùng.
2. NỘI DUNG CỦA KLTN
Khi thực hiện khoá luận tốt nghiệp đại học sinh viên cần trình bày các nội dung thực
hiện theo hướng dẫn sau đây:
TRANG BÌA
Trang bìa gồm trang bìa cứng bên ngoài và trang bìa mềm. Trình bày các trang bìa xem
ở phần phụ lục.
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN (TỜ GIAO NHIỆM VỤ)
Đây là tờ giao nhiệm vụ nội dung cần thực hiện của KLTN, do GVHD ghi theo mẫu của
Khoa và được duyệt bởi BM và Khoa.
(trang này được đánh số là i).
LỜI CAM ĐOAN
- Tên đề tài:
- GVHD:
- Họ tên sinh viên: MSSV: Lớp:
- Email:
- Họ tên sinh viên 2 (nếu có): MSSV: Lớp:
- Email:
- Ngày nộp khoá luận tốt nghiệp (KLTN):

- Lời cam đoan: “Tôi/Chúng tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp (KLTN) này là công
trình do chính tôi/chúng tôi nghiên cứu và thực hiện. Tôi/chúng tôi không sao chép từ bất kỳ
một tài liệu nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc. Tất cả các thông tin, số liệu,
kết quả trong luận văn là chính xác và trung thực. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào,
tôi/chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm”.
- Trong trường hợp nếu luận văn là một phần của dự án/đề tài chưa được báo cáo nghiệm
thu và theo yêu cầu của GVHD thì phải cam kết: “Tôi/Chúng tôi xin cam kết khoá luận tốt
nghiệp này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của Tôi/Chúng tôi trong khuôn
khổ của đề tài/dự án “………. tên đề tài/dự án……”. Dự án có quyền sử dụng kết quả của
luận văn này”.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm ….
Hướng dẫn viết KLTN – CKCN -4-
HƯỚNG DẪN

Ký tên và ghi rõ họ tên


(Đánh số trang là ii)
(Lưu ý: Nếu SV có sử dụng số liệu của đề tài/dự án nào đó thì cần có giấy xác nhận cho
phép sử dụng số liệu của chủ nhiệm đề tài/dự án)
LỜI CẢM ƠN
- Cảm ơn thầy hướng dẫn, các đơn vị hỗ trợ (bộ môn, khoa, công ty, …), bố mẹ, anh chị
em, vợ/chồng con, bạn bè,…
(Đánh số trang là iii)
TÓM TẮT
- Khoảng 200-350 từ đối với luận văn đại học. Tóm tắt trình bày gồm 4 nội dung chính:
(i) giới thiệu về chủ đề nghiên cứu và mục tiêu của nghiên cứu; (ii) mô tả những phương pháp
chính của nghiên cứu; (iii) tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được và các nhận định
chính; (iv) các kết luận và đề xuất chính. Trong phần tóm tắt KHÔNG sử dụng biểu bảng hay
hình và KHÔNG trích dẫn tài liệu tham khảo.
- Từ khóa: Không sử dụng quá 6 cụm từ (mỗi cụm từ có 2-4 từ đơn), không sử dụng các
từ “của”, “và”, không được viết tắt, chọn từ có liên quan đến nội dung KLTN, xếp theo thứ tự
alphabet.
- Đây là phần rất quan trọng nên sinh viên cần viết cẩn thận.

(Đánh số trang là iv)


MỤC LỤC
- Mục lục bao gồm tên chương, mục và số trang tương ứng với từng chương mục. Các
mục trong mục lục ghi đến cấp thứ ba (ví dụ: 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu).
- Tiêu đề các chương VIẾT IN HOA, ĐẬM, các chương đánh số thứ tự là 1, 2, 3. ..

- Riêng phần phụ lục thì không trình bày chi tiết.

(Đánh số trang là v, …)
DANH MỤC BẢNG
- Liệt kê chính xác tên của các bảng trong bài và số trang tương ứng. Trình bày theo qui
cách:
- Bảng <Chương số, Số thứ tự của bảng>: <Tên bảng>......................Số trang
- Ví dụ: Bảng 2.3: Thông số máy tiện 1K62.......................................10
 (Bảng 3 của chương 2)
- Khi viết trong luận văn từ “Bảng” phải viết hoa ký tự đầu tiên, ví dụ: Theo Bảng 2 cho
Hướng dẫn viết KLTN – CKCN -5-
HƯỚNG DẪN

thấy rằng… hoặc … nhiệt độ biến động từ 25-31oC (Bảng 5).


(Đánh số trang là vi, …)
DANH MỤC HÌNH
Liệt kê chính xác tên của các hình trong bài và số trang tương ứng (lưu ý là chỉ dùng từ
Hình cho tất cả các hình vẽ, hình chụp, sơ đồ, đồ thị, biểu đồ,…). Trình bày theo qui cách:
- Hình <Chương số, Số thứ tự của hình>: <Tên hình>........................Số trang
- Ví dụ: Hình 2.1: Qui trình thiết kế....................................................29
 (Hình 1 của chương 2)
- Khi viết trong luận văn từ “Hình” phải viết hoa ký tự đầu tiên.

(Đánh số trang là vi, …)


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT (nếu có)
Trình bày đầy đủ các thuật ngữ viết tắt trong bài viết, trong bài viết phải viết đầy đủ cho
lần đầu tiên và kèm theo từ viết tắt. Ví dụ: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Các đơn vị
đo lường không cần trình bày.
Trình bày theo qui cách: <Tên viết tắt> [Tab] <Tên đầy đủ>
CNC Computerized Numerical Control
KLTN Khóa luận Tốt Nghiệp
(Đánh số trang là vi, …)

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Mở đầu (Đặt vấn đề/giới thiệu) là chương nêu tính cấp thiết và lý do hình thành đề tài, ý
nghĩa khoa học và thực tiễn, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và giới hạn của đề tài,
kết cấu của KLTN.
1.1 Tính cấp thiết của đề tài (Đặt vấn đề)
Trong phần này cần trình bày được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu và
những lợi ích trong việc giải quyết vấn đề nghiên cứu.
Phần này mô tả tổng quát những ý tưởng chính của vấn đề nghiên cứu và những nội
dung chủ yếu sẽ được thực hiện trong báo cáo nghiên cứu. Việc mô tả về chủ đề nghiên cứu
phải rõ ràng, đơn giản để người không có nhiều kiến thức về chủ đề nghiên cứu cũng có thể
hiểu được.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trong phần này, cần xác định các mục tiêu chủ yếu và thứ yếu của vấn đề nghiên cứu.

Hướng dẫn viết KLTN – CKCN -6-


HƯỚNG DẪN

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.4 Kết cấu của KLTN


KLTN bao gồm N chương, trong đó chương 2 trình bày về …, chương 3 đế cập đến vấn
đề, chương 4 …
(Quy cách chương: 3-10 trang, trang bắt đầu của CHƯƠNG 1 được đánh số trang là 1)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


- Nêu ngắn gọn các khái niệm, định nghĩa, các kiến thức cần thiết khác liên quan đến
chủ đề nghiên cứu. Tóm tắt những lý thuyết, nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây có liên
quan đến lĩnh vực nghiên cứu hẹp của đề tài; chú ý nêu rõ những tài liệu, thông tin tham khảo
được (cần chỉ rõ tài liệu tham khảo tương ứng). Chỉ rõ những gì đã thực hiện được, những gì
tồn tại trong các nghiên cứu đã có, xác lập rõ công việc sẽ làm khác gì với những gì đã có,…
- Phần này rất quan trọng, nội dung phải tổng quan được tài liệu liên quan đến đề tài
của luận văn để làm cơ sở cho việc thiết kế các nội dung nghiên cứu. Tài liệu tham khảo phải
có tính cập nhật (ưu tiên sử dụng tài liệu trong khoảng thời gian 5 năm tính đến thời điểm thực
hiện nghiên cứu), cần có tính phân tích và tổng hợp, có thể sử dụng để thảo luận cho kết quả
nghiên cứu của luận văn.
- Nếu là đề tài cần thu thập dữ liệu thì ngoài các phần trên cần đề cập đến các phương
pháp nghiên cứu các vấn đề (phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu), đánh giá tổng
quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố đến vấn đề nghiên cứu, kết quả phân tích các dữ
liệu thu thập (sơ cấp, thứ cấp).
- Ví dụ về trình bày nội dung Chương 2 như dưới đây:

2.1 Giới thiệu

(Giới thiệu về đối tượng nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu)
2.i Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.i.1 Các nghiên cứu ngoài nước

2.i.2 Các nghiên cứu trong nước

2.j Các tồn tại của hệ thống / máy (tên đề mục có thể thay đổi phụ thuộc đề tài)
Tổng hợp từ các phần trên và cố gắng nêu bật các tồn tại hiện có, phác thảo đôi nét về
phương hướng giải quyết các tồn tại sẽ thực hiện trong KLTN.
(Quy cách chương: 10-15 trang)

Hướng dẫn viết KLTN – CKCN -7-


HƯỚNG DẪN

CHƯƠNG 3:
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
Chương này phải mô tả chi tiết các phương pháp, kỹ thuật, mẫu vật, trang thiết bị chính,
… dùng trong nghiên cứu. Có thể viết theo từng nội dung nghiên cứu của luận văn. Mô tả chi
tiết phương pháp bố trí thí nghiệm, các chỉ tiêu sẽ thu thập và phương pháp thu thập, phương
pháp phân tích mẫu, phương pháp xử lý số liệu,… Trong trường hợp đề tài điều tra thì cần
làm rõ cỡ mẫu sẽ điều tra, cách chọn mẫu, cấu trúc bảng câu hỏi, phương pháp phân tích số
liệu,… (Lưu ý: nên đưa bảng câu hỏi sử dụng trong điều tra vào phụ lục).
3.1 Nội dung thực hiện
Trong phần này, cần trình bày những nội dung chính của khóa luận cần thực hiện để đạt
được mục tiêu đặt ra của đề tài.
3.2 Phương pháp nghiên cứu/thực hiện
Phần này trình bày nội dung chủ yếu của phương pháp được dùng để thực hiện vấn đề
nghiên cứu và giải thích lý do của sự lựa chọn phương pháp cho vấn đề nghiên cứu.
3.3 Phương tiện nghiên cứu/thực hiện
(Quy cách chương: 5-10 trang)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


Chương này trình bày hai nội dung:
- Nội dung về kết quả nghiên cứu: Sử dụng bảng số liệu, hình vẽ, mô tả (text), kết quả
tính toán, thiết kế, phân tích thống kê đánh giá kết quả,… sao cho các kết quả chính của
nghiên cứu được nổi bật.
- Nội dung về thảo luận: Phải làm nổi bật mối quan hệ của kết quả đạt được của nghiên
cứu với giả thuyết hay mục tiêu đặt ra cho nghiên cứu. Thảo luận làm rõ những kết quả chính,
ý nghĩa, các vấn đề có liên quan; sử dụng tài liệu tham khảo để biện minh kết quả nghiên cứu.
Bài viết phải tạo được sự gắn kết của kết quả nghiên cứu với nội dung, nội dung với mục tiêu,
và mục tiêu với tên đề tài nghiên cứu.
(Quy cách chương: 15-20 trang)

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ


Nêu những kết luận chung, khẳng định những kết quả đạt được, những đóng góp, đề xuất
mới và kiến nghị (nếu có). Phần kết luận cần ngắn gọn, không có lời bàn hay bình luận.
(Quy cách chương: 1-2 trang)

Hướng dẫn viết KLTN – CKCN -8-


HƯỚNG DẪN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Trong khoá luận tốt nghiệp (KLTN), tất cả các nội dung (bảng biểu, hình vẽ, ý tưởng,
khái niệm, các kết quả nghiên cứu…) không phải của tác giả phải được trích dẫn đầy đủ và chỉ
rõ nguồn tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo của KLTN, nếu không sẽ được xem là đạo
văn và không được bảo vệ. Nếu không có điểu kiện tiếp cận được tài liệu gốc mà phải trích
dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời không liệt kê tài
liệu gốc trong tài liệu tham khảo. Khi cần trích dẫn đoạn ngắn ít hơn 2 câu thì có thể sử dụng
dấu ngoặc kép để mở đẫu và kết thúc phần trích dẫn, nếu cần trích dẫn dài hơn thì phải tách
phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, với lề trái lùi vào thêm
2cm và không phải sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc đoạn trích này. Tài liệu
trích dẫn được đặt ngay sau nội dung được trích dẫn, theo số thự tự tài liệu ở danh mục tài liệu
tham khảo đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang ví dụ [12. Tr.73] là trích dẫn ở trang
73 của tài liệu thứ 12 trong danh mục Tài liệu tham khảo. Đối với phần trích dẫn từ nhiều
nguồn tài liệu khác nhau thì đặt số thứ tự của từng tài liệu độc lập trong từng ngoặc vuông,
cách nhau dấu phẩy và theo thứ tự tăng dần, ví dụ [15], [18], [21]...
- Phần tài liệu tham khảo ở cuối KLTN được ghi theo quy định như sau:

+ Tài liệu tham khảo được xếp theo thứ tự trích dẫn xuất hiện trong luận văn. Tài liệu
nào đã xuất hiện rồi thì giữ nguyên số thứ tự trích dẫn trong toàn bộ luận văn.
+ Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch,
kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật, ...
+ Đối với các tài liệu tham khảo là sách, ghi theo dạng:
[STT] Họ tên tác giả, Tên sách. Nhà xuất bản, Nơi xuất bản, Năm xuất bản
+ Đối với các tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, ghi theo dạng:
[STT] Họ tên tác giả, Tên bài báo. Tên tạp chí, Số tạp chí, Trang bắt đầu - Trang kết
thúc, Nhà xuất bản, Năm xuất bản
+ Đối với các tài liệu tham khảo là bài báo trong kỷ yếu hội nghị, ghi theo dạng:
[STT] Họ tên tác giả, Tên bài báo cáo, Tên Hội nghị, Trang bắt đầu - Trang kết thúc,
Nơi tổ chức, Năm ấn bản
+ Đối với các tài liệu tham khảo là khóa luận tốt nghiệp, luận văn, ghi theo dạng:
[STT] Họ tên tác giả, Tên KLTN/Luận văn, Cấp KLTN/Luận văn, Tên Trường, Năm
thực hiện
+ Đối với các tài liệu tham khảo lấy từ nguồn internet, ghi theo dạng:
[STT] Họ tên tác giả/Tên trang web, Tên bài viết, link, tháng năm truy xuất
Hướng dẫn viết KLTN – CKCN -9-
HƯỚNG DẪN

+ Đối với tài liệu không có tên tác giả, ghi theo dạng (giống qui cách sách):
[STT] Tên tổ chức/Cơ quan, Ấn phẩm, Nơi xuất bản, Năm xuất bản
+ Tài liệu có 2 hoặc 3 tên tác giả thì ghi tên tất cả các tác giả. Nếu nhiều hơn thì ghi tên
người đầu tiên kèm theo cụm từ “et al” (tác giả nước ngoài). Cụm từ “và công sự” (tác giả
Việt Nam)
- Một số ví dụ:
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo cáo tổng kết 5 năm (1992 - 1996) phát triển giáo dục
tiền tiểu học, Hà Nội, 2006 (TLTK không có tác giả)
[2] Trần Văn Địch, Công nghệ chế tạo bánh răng, NXB KHKT, Hà Nội 2006 (TLTK
là SÁCH)
[3] Nguyễn Ngọc Kiên, Trần Văn Địch, Phương pháp mạng nơ ron nhân tạo và tiến
hóa nhân tạo xác định chế độ cắt tối ưu khi phay CNC, pp. 259-265, Tạp chí Khoa học
và Công nghệ, số 51 (2), 2013 (TLTK là BÀI BÁO)
[4] Nguyễn Vĩnh Phối, Ảnh hưởng của tính đẳng hướng đến hàm hấp thu tổng quát
trong quá trình tính toán ứng suất dùng nhiễu xạ X-quang, KLTN Thạc sĩ, ĐHSPKT TP.
HCM, 2009 (TLTK là KLTN)
[5] Tien-Long Banh et al, Characteristics optimization of powder mixed electric
discharge machining using titanium powder for die steel materials, pp. 281-298, Volume
232, Issue 3, Proceedings of the Institution of Mechanical Engineers, Part E: Journal of
Process Mechanical Engineering, 2018 (TLTK là BÀI BÁO)
[6] Screw Conveyor Corporation, Screw Conveyor Catalog & Engineering Manual, link
www.screwconveyor.com/SCC%20EngCat10_LR.pdf, 6/2023

PHỤ LỤC
Đặt ngay sau phần tài liệu tham khảo. Phụ lục là phần số liệu thô/số liệu gốc, các bảng
xử lý thống kê, hình vẽ, hình chụp, các bảng số liệu mà ít quan trọng không đưa vào bài viết,
bảng câu hỏi,… Có thể nhóm chúng thành các phụ lục lớn theo chủ đề. Ví dụ Phụ lục A: Bảng
câu hỏi,…; Phụ lục B: Số liệu liệu thô/số liệu gốc;… Trong trường hợp này thì đánh số A.1,
A.2,… hay B.1, B.2,…

Hướng dẫn viết KLTN – CKCN - 10


-
HƯỚNG DẪN

3. CÁC QUI ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY KLTN


Hình thức KLTN cần sạch, đẹp, không có lỗi chính tả và phải có đầy đủ các phần như đã
đề cập đến ở trên (2. NỘI DUNG CỦA KLTN). Cách trình bày văn bản trong KLTN theo qui
định sau:
- Kiểu chữ (Font) là New Time Roman. Cỡ chữ (Size) là 13. In đậm các tiểu mục. Phần
ghi chú cho bảng thì cỡ chữ 11. Cỡ chữ và số trong các bảng là 12, những trường hợp đặc biệt có
thể là 9.
- Khổ giấy: A4 , lề trái 30 mm, lề phải 20 mm, lề trên 30 mm, lề dưới 20 mm. Các
trang tựa của các chương có lề trên là 50 mm
- Canh lề trang đều 2 bên (Justify), khoảng trắng phía trước của đoạn (Spacing
before): 0 pt, khoảng trắng phía sau của đoạn (Spacing after) là 6 pt (Trong những trường hợp
liệt kê nhiều dòng liên tục nhau thì không cần cách nhau tức spacing before 0 và after 0),
khoảng cách giữa các dòng (Line spacing) là Multiple 1.3. Tuy nhiên, các trường hợp sau thì
cách dòng là 1 (line spacing=1) như: Tài liệu tham khảo; Bảng và hình; Phụ lục; Ghi chú cho
bảng, hình.
- Cách khoảng đầu dòng (thụt đầu dòng) cho tiểu mục đánh số và các đoạn văn; thụt
đầu là 1,0 cm (tab=1,0 cm). Trường hợp tiểu mục ở cuối trang thì chuyển sang trang tiếp theo.
Sau các mục và các tiểu mục KHÔNG có dấu chấm hoặc dấu hai chấm.
- Các dấu cuối câu (dấu phẩy (,), dấu chấm (.), dấu hai chấm (:), dấu chấm phẩy (;),…
phải nằm liền với từ cuối cùng nhưng cách cách từ kế tiếp 1 space bar. Nếu các từ hay cụm từ
đặt trong dấu ngoặc thì dấu ngoặc phải liền với từ đầu tiên và từ cuối cùng (Ví dụ: …. (trái
táo)).
- Lưu ý viết hoa chữ cái đầu tiên của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau
dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!); sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau
dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và khi xuống dòng…
- Đánh số trang:
+ Bắt đầu từ LỜI CAM ĐOAN đánh số thứ tự i.
+ Phần nội dung KLTN, đánh số thứ tự 1, 2, … bắt đầu từ CHƯƠNG 1 một cách liên
tục đến trang cuối của phần nội dung (bao gồm cả tài liệu tham khảo).
+ Phần phụ lục được đánh số bắt đầu từ 1 bằng kiểu chữ số La Mã I, II, III, …
+ Số trang được đặt bên dưới và ở giữa trang.
- Sau khi sửa chữa hoàn tất, KLTN được in trên một mặt giấy A4, đóng bìa màu xanh
lá cây (bìa mềm).
- Luận văn được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Cách viết (hành văn) phải đồng
Hướng dẫn viết KLTN – CKCN - 11
-
HƯỚNG DẪN

nhất trong cả luận văn và viết theo nguyên tắc ngôi thứ 3 (ví dụ: Nghiên cứu được tiến hành
chứ KHÔNG viết tôi hay chúng tôi tiến hành nghiên cứu).
- Dùng từ ngữ phổ thông (không dùng từ ngữ địa phương và từ ngữ nước ngoài nếu
không thực sự cần thiết), thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung thì phải được giải
thích trong văn bản
Trình bày bảng, hình và công thức
Các bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, công thức trong KLTN phải đánh số theo thứ tự
chương (ví dụ: Bảng/hình của Chương 1 thì đánh số 1.1 hay 1.2,… hoặc của Chương 2 thì
đánh số 2.1 hay 2.2). Tên của các bảng/hình phải được liệt kê ở phần danh sách bảng/hình ở
phần đầu. Bảng/hình phải đặt ngay sau phần mô tả (text) về bảng/hình đó. Không đặt
bảng/hình ngay sau mục hoặc tiểu mục. Tên của bảng được viết bằng cỡ chữ 13, in đứng đậm
và đặt ngay phía trên, căn giữa bảng; tên của hình vẽ được viết bằng cỡ chữ 13, in đứng đậm
và đặt ngay phía bên dưới, canh giữa hình. Số thứ tự công thức nằm trong hai dấu ngoặc đơn,
đặt cùng hàng với công thức và canh lề phải. Nếu cần ghi chú, giải thích các ký hiệu hay chữ
viết tắt có trong bảng, hình vẽ, công thức hoặc nêu các nguồn thông tin của chúng thì để ngay
bên dưới các bảng, hình vẽ, công thức tương ứng.
Bảng phải trình bày số liệu gọn, tránh quá nhiều số liệu làm bảng trở nên phức tạp và
khó hiểu. Chọn cách trình bày thích hợp để làm nổi bật nội dung hay ý nghĩa của bảng.
Ví dụ về trình bày bảng: Bảng 2.3 (được hiểu là bảng thứ 3 trong chương 2) dùng thống kê
các chi tiết kết cấu có trong bản vẽ.
Bảng 2.3. Thống kê các chi tiết kết cấu có trong bản vẽ
Tên chi tiết Quy cách (mm) Vật liệu Ghi chú

Khi trình bày hình (hay còn gọi là đồ thị) nên lưu ý là hình dạng đường để biểu hiện xu
hướng liên tục tức có tính tương quan giữa các giá trị x (trục hoành) và y (trục tung); dạng cột
(bar) thể hiện số liệu không tương quan nhưng để so sánh; dạng kết hợp (đường và cột) để
biểu hiện xu hướng (có tương quan); dạng điểm (scatter) để thể hiệu số liệu có tính phân bố;
và dạng bánh (pie) để thể hiện tỉ lệ (%). Không dùng khung cho hình.
- Ví dụ về hình: Hình 1.2 (được hiểu là hình thứ 2 trong chương 1) biểu diễn sự giao
thoa giữa ba hình tròn

Hướng dẫn viết KLTN – CKCN - 12


-
HƯỚNG DẪN

Hình 1.2. Sự giao thoa giữa ba hình tròn


Ví dụ về công thức: Công thức (3.5) được hiểu là công thức thứ năm trong chương 3.
A+B=C (3.5)

4. PHẠM VI ÁP DỤNG
Hướng dẫn này được áp dụng cho sinh viên đại học thuộc Khoa Cơ khí - Công nghệ.
Thời điểm áp dụng hướng dẫn vào công tác hướng dẫn và thực hiện KLTN: 01/01/2024

Hướng dẫn viết KLTN – CKCN - 13


-
PHỤ LỤC

(Mẫu trang bìa, font font sử dụng Times New Roman)


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Bold, size 13)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
(Bold, size 13)

(10 dòng trống)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊP


(Bold, size 25)
(5 dòng trống)

TÊN KHÓA LUẬN TN


(Bold, size 16)

(8 dòng trống)

Họ và Tên Sinh viên: NGUYỄN VĂN BB (Bold, size 13, in hoa)

Ngành: CN KT CƠ ĐIỆN TỬ (Bold, size 13)


Niên Khoá: 2019 - 2023 (Bold, size 13)

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2023 (size 13)

-I-
PHỤ LỤC

(Mẫu trang lót)

TÊN KHÓA LUẬN TN


(Bold, size 14)
(4 dòng trống)

Tác giả (Bold, size 13)

(3 dòng trống)
TÊN TÁC GIẢ (Bold, size 13)

(4 dòng trống)

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


cấp bằng kỹ sư ngành
tên ngành (size 13)

(5 dòng trống)

Giảng viên hướng dẫn (size 13)


Học hàm, học vị, chức danh và họ tên của GVHD

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2023 (size 13)

Hướng dẫn viết ĐATN – Khoa CKCN - II -


PHỤ LỤC

(Mẫu Nhiệm vụ khóa luận tốt nghiệp)


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(Size 11) (Size 11)
KHOA CƠ KHÍ - CÔNG NGHỆ (Size 11) Độc lập - Tự do – Hạnh phúc (Size 11)

Bộ môn ……………………………..
(Bold, size 11)

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊP


(Bold, in hoa, size 15)
Học kỳ …. / năm học 20…. (Bold, size 13)

Giảng viên hướng dẫn:..................................................(Size 13)


Sinh viên thực hiện:
1. < Họ và Tên sinh viên 1 > MSSV: ……….. Điện thoại: ………..
2. < Họ và Tên sinh viên 2 > MSSV: ……….. Điện thoại: ………..

1. Tên KLTN: …………….………..……….……………………………………


…………….………..……….………………………………………………..
2. Nhiệm vụ (Yêu cầu về nội dung và số liệu của khóa luận):
…………….………..……….………………………………………………………………….
…………….………..……….………………………………………………………………….
…………….………..……….………………………………………………………………….
…………….………..……….………………………………………………………………….
3. Ngày giao nhiệm vụ KLTN:
4. Ngày hoàn thành KLTN:

TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn viết ĐATN – Khoa CKCN - III -


PHỤ LỤC

(Mẫu lời cam đoan)

LỜI CAM ĐOAN (Bold, size 16)


- Tên đề tài: (size 13)
- GVHD:
- Họ tên sinh viên: MSSV: Lớp:
- Email:
- Họ tên sinh viên 2 (nếu có): MSSV: Lớp:
- Email:
- Ngày nộp khoá luận tốt nghiệp (KLTN):

- Lời cam đoan: “Tôi/Chúng tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp (KLTN) này là công
trình do chính tôi/chúng tôi nghiên cứu và thực hiện. Tôi/chúng tôi không sao chép từ bất kỳ
một tài liệu nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc. Tất cả các thông tin, số liệu,
kết quả trong luận văn là chính xác và trung thực. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào,
tôi/chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm”.
- Trong trường hợp nếu luận văn là một phần của dự án/đề tài chưa được báo cáo nghiệm
thu và theo yêu cầu của GVHD thì phải cam kết: “Tôi/Chúng tôi xin cam kết khoá luận tốt
nghiệp này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của Tôi/Chúng tôi trong khuôn
khổ của đề tài/dự án “………. tên đề tài/dự án……”. Dự án có quyền sử dụng kết quả của
luận văn này”.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm ….
Ký tên và ghi rõ họ tên

Hướng dẫn viết ĐATN – Khoa CKCN - IV -


PHỤ LỤC

(Mẫu lời cảm ơn)

LỜI CẢM ƠN (Bold, size 16)


Size 13 ..……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
Size 13 ..……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..

<Sinh viên thực hiện>

Hướng dẫn viết ĐATN – Khoa CKCN -V-


PHỤ LỤC

(Mẫu tóm tắt)

TÓM TẮT (Bold, size 16)


TÊN ĐỀ TÀI (Bold, size 13)

Size 13 .…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..
Đề cập ngắn gọn chủ đề nghiên cứu, cấu trúc của đề tài; nêu bật được những nội dung
chính của khóa luận tốt nghiệp, nhấn mạnh được những nội dung cần thiết; những kết luận rút
ra sau khi nghiên cứu đề tài cùng với các giải pháp (phương án) thực hiện. Nêu bật kết quả đạt
được, các hạn chế còn tồn tại, các đề xuất, kiến nghị (hướng phát triển của đề tài).
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Từ khóa: từ khóa 1, từ khóa 2, …
<Sinh viên thực hiện>

ABSTRACT (Bold, size 15)


<PROJECT TITLE> (Bold, size 13)

Size 13 ..……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Keywords: keyword 1, keyword 2, …

Hướng dẫn viết ĐATN – Khoa CKCN - VI -


PHỤ LỤC

(Mẫu mục lục)

MỤC LỤC
(Bold, size 16)
Size 13 Trang
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN.........................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN.........................................................................................iv
MỤC LỤC....................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ...............................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU........................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1

1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................3

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...............................................................................4

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................5

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................5

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................6

1.5 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................6

1.6 Kết cấu của KLTN................................................................................................10

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...........................................12


CHƯƠNG x: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................57
CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ...................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................102
PHỤ LỤC 1..................................................................................................................I
PHỤ LỤC 2...............................................................................................................III

Hướng dẫn viết ĐATN – Khoa CKCN - VII -


PHỤ LỤC

(Mẫu danh mục)

DANH MỤC BẢNG BIỂU


(Bold, size 16)
(Size 13) Trang
Báng 1.1: <Tên bảng>.................................................................................................23
Báng 1.2: <Tên bảng>.................................................................................................25
Báng 1.3: <Tên bảng>.................................................................................................24

Báng 3.4: <Tên bảng>.................................................................................................34
Ghi chú:
- Chữ số thứ nhất chỉ tên chương
- Chữ số thứ hai chỉ thứ tự bảng biểu trong mỗi chương
- Ở cuối mỗi bảng biểu trong mỗi chương phải có ghi chú, giải thích, nêu rõ nguồn
trích hoặc sao chụp, …

Hướng dẫn viết ĐATN – Khoa CKCN - VIII -


PHỤ LỤC

(Mẫu danh mục)

DANH MỤC HÌNH


(Bold, size 16)

(Size 13) Trang


Hình 1.1: <Tên hình >.................................................................................................13
Hình 1.2: <Tên hình >.................................................................................................15
Hình 1.3: <Tên hình >.................................................................................................18

Hình 4.3: <Tên hình >.................................................................................................43

Ghi chú:
- Chữ số thứ nhất chỉ tên chương
- Chữ số thứ hai chỉ thứ tự hình, … trong mỗi chương

Hướng dẫn viết ĐATN – Khoa CKCN - IX -


PHỤ LỤC

(Mẫu danh mục)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


(Bold, size 16)

CAD Computer Aided Design


CAM Computer Aided Manufacturing
CAP Computer Aided Planning
CNC Computerized Numerical Control

Hướng dẫn viết ĐATN – Khoa CKCN -X-


PHỤ LỤC

TRÌNH BÀY MỖI TRANG CỦA KHÓA LUẬN


(Bắt đầu đánh số trang 1 từ chương 1, in đậm tiêu đề các chương, các mục)

CHƯƠNG 1:
……. (size 16, Bold, IN HOA)

Size 13:..…………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
Size 13:..…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..

Ghi chú:
- Size 13, Font Times New Roman
- Format - Paragraph:
+ Alignment: Justified
+ Spacing before: 6 pt
+ Spacing after: 0 pt
+ Line spacing: multiple: 1,3

Hướng dẫn viết ĐATN – Khoa CKCN - XI -


PHỤ LỤC

(Mẫu TLTK)

TÀI LIỆU THAM KHẢO (Bold, size 16)


(size 13)
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo cáo tổng kết 5 năm (1992 - 1996) phát triển giáo dục
tiền tiểu học, Hà Nội, 2006 (🠖 TLTK không có tác giả)
[2] Trần Văn Địch, Công nghệ chế tạo bánh răng, NXB KHKT, Hà Nội
2006 (🠖 TLTK là SÁCH)
[3] Nguyễn Ngọc Kiên, Trần Văn Địch, Vũ Toàn Thắng, Nguyễn Trọng Hiếu, Phương
pháp mạng nơ ron nhân tạo và tiến hóa nhân tạo xác định chế độ cắt tối ưu khi phay CNC, pp.
259-265, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 51 (2), 2013 (🠖 TLTK là BÀI BÁO)
[4] Nguyễn Vĩnh Phối, Ảnh hưởng của tính đẳng hướng đến hàm hấp thu tổng quát trong
quá trình tính toán ứng suất dùng nhiễu xạ X-quang, KLTN Thạc sĩ, ĐHSPKT TP. HCM,
2009 (🠖 TLTK là KLTN)
[5] Tien-Long Banh, Huu-Phan Nguyen, Cuong Ngo, Duc-Toan Nguyen, Characteristics
optimization of powder mixed electric discharge machining using titanium powder for die
steel materials, pp. 281-298, Volume 232, Issue 3, Proceedings of the Institution of
Mechanical Engineers, Part E: Journal of Process Mechanical Engineering, 2018 (🠖 TLTK là
BÀI BÁO)
[6] Screw Conveyor Corporation, Screw Conveyor Catalog & Engineering Manual,
link www.screwconveyor.com/SCC%20EngCat10_LR.pdf, 6/2023

Hướng dẫn viết ĐATN – Khoa CKCN - XII -


PHỤ LỤC

(Mẫu Phụ lục)

PHỤ LỤC
(Bold, size 16)

Phần này đặt ngay sau phần tài liệu tham khảo. Phụ lục là phần số liệu thô/số liệu gốc,
các bảng xử lý thống kê, hình vẽ, hình chụp, các bảng số liệu mà ít quan trọng không đưa vào
bài viết, bảng câu hỏi,… Có thể nhóm chúng thành các phụ lục lớn theo chủ đề. Ví dụ Phụ lục
A: Bảng câu hỏi,…; Phụ lục B: Số liệu liệu thô/số liệu gốc;… Trong trường hợp này thì đánh
số A.1, A.2,… hay B.1, B.2,…
Các bản vẽ được đóng tập như sau:
+ Các bản vẽ chi tiết, các bản vẽ lắp đều được vẽ trên giấy A3 và đóng cùng với quyển
KLTN và đặt ở phần phụ lục.
+ Riêng các bản vẽ lắp còn được vẽ trên giấy Ao / A1 được nộp kèm theo (giúp việc
kiểm tra kết cấu, bảo vệ KLTN được dễ dàng.

Hướng dẫn viết ĐATN – Khoa CKCN - XIII -


PHỤ LỤC

(Mẫu phiếu theo dõi tiến độ thực hiện KLTN)


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(Size 11) (Size 11)
KHOA CƠ KHÍ - CÔNG NGHỆ (Size 11) Độc lập - Tự do – Hạnh phúc (Size 11)

Bộ môn ……………………………..
(Bold, size 11)

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN KLTN


(Bold, in hoa, size 15)
(Do giảng viên hướng dẫn ghi và giao cho sinh viên nộp chung với KLTN
sau khi hoàn tất đề tài)

1. Tên đề tài: .......................................................................................................................


..........................................................................................................................................
2. Giảng viên hướng dẫn: ..................................................................................................
3. Sinh viên thực hiện đề tài:
(1)..................................................... MSSV: ………………… Điện thoại: ..................
(2)..................................................... MSSV: ………………… Điện thoại: ..................

Nội dung Ngày gặp


tiếp theo Chữ ký của Chữ ký của
Tuần Ngày
Tiếp tục thực GVHD SVTH
Đã thực hiện
hiện
1
2
..

TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….


Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn viết ĐATN – Khoa CKCN - XIV -


PHỤ LỤC

(Mẫu Phiếu giải trình, chỉnh sửa KLTN)


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(Size 11) (Size 11)
KHOA CƠ KHÍ - CÔNG NGHỆ (Size 11) Độc lập - Tự do – Hạnh phúc (Size 11)

Bộ môn ……………………………..
(Bold, size 11)

PHIẾU GIẢI TRÌNH, CHỈNH SỬA KLTN


(Bold, in hoa, size 15)

4. Tên đề tài: .......................................................................................................................


..........................................................................................................................................
5. Giảng viên hướng dẫn: ..................................................................................................
6. Sinh viên thực hiện đề tài:
(1)..................................................... MSSV: ………………… Điện thoại: ..................
(2)..................................................... MSSV: ………………… Điện thoại: ..................
7. Ngày bảo vệ: ...................................................................................................................
Sau khi nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của GVPB và Hội đồng, tôi/chúng tôi đã
thảo luận với GVHD và thống nhất bổ sung và chỉnh sửa một số điểm trong khóa luận như
sau:

Yêu cầu của GVPB/Hội Giải trình/Chỉnh sửa và bổ


STT Số trang, số dòng
đồng sung
1
2
..

TP. HCM, ngày tháng năm 20

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN


(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên)

Hướng dẫn viết ĐATN – Khoa CKCN - XV -

You might also like