Buổi 17 Tư Duy Logic Phần 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

BÀI TẬP ỨNG DỤNG KIẾN THỨC MỆNH ĐỀ

Câu 1. Biết rằng khẳng định “Nếu hôm nay trời mưa thì tôi ở nhà.” là sai. Hỏi khẳng định nào sau
đây đúng?
A. Nếu hôm nay trời không mưa thì tôi không ở nhà.
B. Nếu hôm nay tôi không ở nhà thì trời không mưa.
C. Hôm nay trời mưa nhưng tôi không ở nhà.
D. Hôm nay tôi ở nhà nhưng trời không mưa.
Câu 2. Nhiệt độ nung chảy của chất X cao hơn nhiệt độ nung chảy của chất P; Nhiệt độ nung chảy
của chất Y thấp hơn nhiệt độ nung chảy của chất P nhưng cao hơn nhiệt độ nung chảy của
chất Q. Nếu như những mệnh đề ở trên đúng thì ta có thể kết luận rằng nhiệt độ nung chảy
của S cao hơn nhiệt độ nung chảy của Y nếu ta biết thêm rằng:
A. Nhiệt độ nung chảy của P và Q cao hơn nhiệt độ nung chảy của S.
B. Nhiệt độ nung chảy của X cao hơn nhiệt độ nung chảy của S.
C. Nhiệt độ nung chảy của P thấp hơn nhiệt độ nung chảy của S.
D. Nhiệt độ nung chảy của S cao hơn nhiệt độ nung chảy của Q.
Câu 3. Cho ba mệnh đề sau, với n là số tự nhiên
(1) n 8 là số chính phương.
(2) Chữ số tận cùng của n là 4.
(3) n 1 là số chính phương.
Biết rằng có hai mệnh đề đúng và một mệnh đề sai. Hãy xác định mệnh đề nào đúng, mệnh
đề nào sai.
A. Mệnh đề (2) và (3) là đúng, còn mệnh đề (1) là sai.
B. Mệnh đề (1) và (2) là đúng, còn mệnh đề (1) là sai.
C. Mệnh đề (1) là đúng, còn mệnh đề (2) và (3) là sai.
D. Mệnh đề (1) và (3) là đúng, còn mệnh đề (2) là sai.
Câu 4. Có 4 chàng trai khiêm tốn là: Hùng, Huy, Hoàng và Hải. Họ tuyên bố như sau:
Hùng: “Huy là khiêm tốn nhất”.
Huy: “Hoàng là khiêm tốn nhất”.
Hoàng: “Tôi không phải là khiêm tốn nhất”.
Hải: “Tôi không phải là khiêm tốn nhất”.
Hóa ra, chỉ có một tuyên bố của 4 chàng trai khiêm tốn trên là đúng. Vậy ai là người khiêm
tốn nhất.
A. Hùng. B. Huy. C. Hoàng. D. Hải.
Câu 5. Một trong các bạn A, B, C, D làm vỡ kính cửa sổ. Khi được hỏi, họ trả lời như sau:
A: “C làm vỡ”.
B: “Không phải tôi”.
C: “D làm vỡ”.
D: “C đã nói dối”.
Nếu có đúng một người nói thật thì ai đã làm vỡ cửa sổ.
A. A. B. B. C. C. D. D.
BÀI TẬP VỀ TẬP HỢP
Gọi n ( A ) , n ( B ) , n ( C ) lần lượt là số phần tử của tập hợp A, B, C. Khi đó ta có:

n ( A  B ) = n ( A) + n ( B ) − n ( A  B )

n ( A  B  C ) = n ( A) + n ( B ) + n ( C ) − n ( A  B ) − n ( B  C ) − n ( C  A ) + n ( A  B  C )

Câu 6. Một nhóm học sinh gồm có 10 bạn giỏi Toán, 8 bạn giỏi Tiếng Anh, 4 bạn giỏi cả Toán và
Tiếng Anh, 6 bạn không giỏi môn nào. Hỏi nhóm có tổng cộng bao nhiêu học sinh?
A. 16. B. 20. C. 24. D. 28.
Câu 7. Một câu lạc bộ gồm 27 học sinh yêu thích thể thao, mỗi bạn đều chơi giỏi ít nhất một trong
3 môn thể thao là bóng đá, cầu lông và bóng chuyền. Có 14 học sinh giỏi bóng đá, 12 học
sinh giỏi bóng chuyển, 10 học sinh giỏi cầu lông, 4 học sinh giỏi cả bóng đá và bóng chuyền,
3 học sinh giỏi cả bóng chuyền và cầu lông, 3 học sinh giỏi cả bóng đá và cầu lông. Hỏi có
bao nhiêu học sinh chỉ giỏi bóng đá?
A. 8. B. 10. C. 11. D. 14.
Câu 8. Có một nhóm gồm 5 người là M, N, O, P và Q, trong đó M, N, O là những người hài hước;
O, P, Q là những người khéo léo; N, O, P là những người tài giỏi; M, O, Q là những người
khỏe mạnh. Trong số 5 người này, những người vừa không khéo léo vừa không tài giỏi là
A. M và Q. B. N và O. C. M và N. D. Chỉ M.
BÀI TẬP XẾP VỊ TRÍ, XẾP NHÓM (NHIỀU CÂU HỎI)
Hai nam ca sĩ, P và S; hai nữ ca sĩ, R và V; hai danh hài nam, T và W; và hai danh hài nữ, Q và U, là
tám nghệ sĩ sẽ biểu diễn tại Nhà hát vào một buổi tối. Mỗi một nghệ sĩ biểu diễn một mình và đúng
một lần trong buổi tối đó. Các nghệ sĩ có thể biểu diễn theo một thứ tự bất kỳ, thoả mãn các yêu cầu
sau:
• Các ca sĩ và các danh hài phải diễn xen kẽ nhau trong suốt buổi biểu diễn
• Người diễn đầu tiên phải là một nữ nghệ sĩ và người thứ hai là một nam nghệ sĩ.
• Người diễn cuối cùng phải là một nam ca sĩ.

Câu 9. Nghệ sĩ nào sau đây có thể là người biểu diễn cuối cùng?
A. R. B. S. C. T. D. V.
Câu 10. Nếu P biểu diễn ở vị trí thứ tám, ai dưới đây phải biểu diễn ở vị trí thứ hai?
A. R B. S. C. T. D. V.
Câu 11. Nếu R biểu diễn ở vị trí thứ tư, nghệ sĩ nào sau đây phải biểu diễn ở vị trí thứ sáu?
A. P B. S. C. U. D. V.
Câu 12. Nếu T biểu diễn ở vị trí thứ ba thì W phải biểu diễn ở vị trí thứ mấy?
A. Thứ nhất hoặc thứ năm B. Thứ hai hoặc thứ năm
C. Thứ tư hoặc thứ bảy. D. Thứ năm hoặc thứ bảy.
Một nhóm gồm năm học sinh M, N, P, Q, R đang xếp thành một hàng dọc trước quầy trà sữa.
• M, P, R là nam; N, Q là nữ;
• N đứng ở vị trí thứ nhất hoặc thứ hai;
• M đứng ngay trước Q;
• Học sinh đứng sau cùng là nam.

Câu 13. Thứ tự (từ đầu đến cuối) xếp hàng của các học sinh phù hợp với yêu cầu là:
A. M, N, Q, R, P. B. N, M, Q, P, R. C. R, M, Q, N, P. D. R, N, P, M, Q.
Câu 14. Nếu P đứng ở vị trí thứ hai thì khẳng định nào sau đây sai?
A. P đứng ngay trước M. B. N đứng ngay trước R.
C. Q đứng phía trước R. D. N đứng phía trước Q.
Câu 15. Hai vị trí nào sau đây phải là hai học sinh khác giới tính (nam-nữ)?
A. Thứ hai và ba. B. Thứ hai và năm.
C. Thứ ba và tư. D. Thứ ba và năm.
Câu 16. Nếu học sinh đứng thứ tư là nam thì câu nào sau đây sai?
A. R không đứng đầu. B. N không đứng thứ hai.
C. M không đứng thứ ba. D. P không đứng thứ tư.
Có 7 học sinh được xếp ngồi vào 7 ghế trong một hàng từ trái sang phải. Trong đó có 4 học sinh nam
là M, N, P, Q và 3 học sinh nữ là X, Y, Z. Chỗ ngồi của học sinh được xếp theo các nguyên tắc:
• Mỗi ghế chỉ có 1 học sinh ngồi;
• Các học sinh nam không ngồi cạnh nhau;
• P ngồi ở ghế thứ năm (từ trái qua phải);
• Y ngồi phía bên phải P;
• M ngồi cạnh X.

Câu 17. M và X không thể ngồi ở vị trí nào sau đây?


A. Thứ nhất và thứ hai. B. Thứ hai và thứ ba.
C. Thứ ba và thứ tư D. Thứ sáu và thứ bảy.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây sai?
A. N và Q ngồi bên phải M. B. N và X ngồi bên phải M.
C. N và Q ngồi bên trái M. D. Q và X ngồi bên phải M.
Câu 19. Nếu Z ngồi cạnh P và M thì phát biểu nào sau đây có thể sai?
A. M và P ngồi bên phải X. B. M và Y ngồi bên phải X.
C. M và Z ngồi bên trái Y. D. M và X ngồi bên trái Q.
Câu 20. Nếu không có học sinh nữ nào ngồi cạnh cả M và P thì phát biểu nào sau đây có thể đúng?
A. Q ngồi bên phải P. B. X ngồi bên trái M.
C. Z ngồi bên trái M. D. Z ngồi bên trái X.
Có hai giỏ trái cây, một giỏ màu xanh và một giỏ màu đỏ, trong đó chứa 2 quả táo, 2 quả cam và 3 quả
xoài. Dưới đây là các thông tin của hai giỏ:
• Mỗi giỏ chứa ít nhất hai quả.
• Giỏ đỏ chứa ít nhất 1 quả táo.
• Nếu 3 quả xoài được xếp cùng một giỏ thì 2 quả táo được xếp trong giò còn lại.
• Nếu có một giỏ chứa 2 quả táo và 1 quả xoài thì giỏ đó cũng chứa 2 quả cam.

Câu 21. Nếu mỗi giỏ chứa 1 quả cam thì số táo và xoài ở giỏ xanh có thể là:
A. 2 táo và 2 xoài. B. 1 táo và 1 xoài. C. 1 táo và 3 xoài. D. 2 táo và 1 xoài.
Câu 22. Phát biểu nào sau đây luôn đúng?
A. Giỏ xanh chứa ít nhất 1 quả xoài. B. Giỏ đỏ chứa ít nhất 1 quả xoài.
C. Giỏ xanh chứa ít nhất 1 quả cam. D. Giỏ xanh chứa ít nhất 1 quả táo.
Câu 23. Nếu 3 quả xoài được xếp cùng một giỏ thì điều nào sau đây đúng?
A. Cả 3 quả xoài cùng trong giỏ xanh. B. Mỗi giỏ chứa 1 quả cam.
C. Có 2 quả cam cùng trong giỏ đỏ. D. Mỗi giỏ chứa 1 quả táo.
Câu 24. Nếu giỏ đỏ chứa đúng 2 quả thì phát biểu nào sau đây luôn đúng?
A. Cả 2 quả táo đều thuộc giỏ đỏ. B. Mỗi giỏ chứa 1 quả táo.
C. Cả 2 quả cam đều thuộc giỏ xanh. D. Cả 3 quả xoài đều thuộc giỏ xanh.
BÀI TẬP XẾP VỊ TRÍ, XẾP NHÓM (CÂU ĐƠN)

Câu 25. Một tổ gồm 6 sinh viên (An, Bình, Cường, Danh, Giang, Hoàng) được chia thành 3 cặp làm
bài tập thực hành. An cùng làm với Danh; Cường không cùng làm với Giang; Bình không
cùng làm với Cường. Hỏi Giang cùng làm với ai?
A. Cường. B. Bình. C. An. D. Hoàng.

Câu 26. Một nhóm 6 người M, N, P, Q, R, S ngồi quanh một bàn tròn. Q ngồi cạnh M và R; P ngồi
cạnh R nhưng không ngồi cạnh S. Vậy N ngồi cạnh hai người nào?
A. M và P. B. R và M. C. M và S. D. S và P.

Câu 27. Một nhóm 6 học sinh P, Q, R, S, T, X được chia thành 3 cặp làm bài tập thực hành. Biết
rằng P cùng làm với S; R không cùng làm với T; Q không cùng làm với R. Hỏi T cùng làm
với ai?
A. R. B. Q. C. P. D. X.

Câu 28. Trong một cuộc đua xe đạp đường dài, có 4 tuyển thủ A, B, C, D tham gia và đã về đích.
Trước khi cuộc đua diễn ra, có 3 bạn cổ động viên An, Bình, Tài đã dự đoán như sau:
An: Tuyển thủ B về nhì và tuyển thủ C về thứ ba.
Bình: Tuyển thủ A về nhì và tuyển thủ C về thứ tư.
Tài: Tuyển thủ B về đầu tiên và tuyển thủ D về nhì.
Kết quả mỗi bạn đều dự đoán đúng 1 đội và sai 1 đội. Hỏi tuyển thủ D về thứ mấy?
A. Thứ nhất. B. Thứ nhì. C. Thứ ba. D. Thứ tư.

You might also like