Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA VẬT LÝ
–––b&a–––

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CỦA HIỆN TƯỢNG MAO DẪN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : Ths. Nguyễn Thanh Loan


SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM 7
MÃ LỚP HỌC PHẦN : 2221PHYS140701

TP. Hồ Chí Minh, tháng 05/2023


........................

1|Page
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN

1. Võ Hồ Xuân Nhi 48.01.102.019


2. Trần Minh Nhựt 48.01.102.020
3. Huỳnh Lan Phương 48.01.102.022
4. Danh Thanh Sơn 48.01.102.027
5. Bành Quốc Thịnh 48.01.102.030
6. Phạm Hoàng Minh Thư 48.01.102.033

2|Page
MỤC LỤC

MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................4

B. NỘI DUNG........................................................................................................5

I. Hiện tượng mao dẫn......................................................................................5


1. Quan sát hiện tượng..................................................................................5
2. Định nghĩa..................................................................................................6
3. Giải thích....................................................................................................6

II. Ứng dụng........................................................................................................7


1. Giấy thấm, gạch thấm, sợi vải..................................................................7
2. Ứng dụng làm đèn dầu..............................................................................9
3. Ứng dụng làm bút máy............................................................................10
4. Sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây- hoa nhuộm màu- phương
pháp trồng thuỷ canh.....................................................................................11
5. Nước mắt, hiện tượng ù tai, hiện tượng máu “ sôi ”.............................13
6. Trong nông nghiệp...................................................................................13
7. Trong y học...............................................................................................14
8. Trong thuỷ văn.........................................................................................15
9. Trong xây dựng........................................................................................15

C. KẾT LUẬN......................................................................................................18

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................19

3|Page
A. LỜI MỞ ĐẦU

Vật Lý có lẽ là môn học đầy thú vị đối với học sinh, nó không chỉ là một môn
học lý thuyết mà còn là phương tiện để giải thích cho chúng ta rất nhiều hiện tượng
trong đời sống hằng ngày. Như câu thơ của Xuân Quỳnh:
“ Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu ?
Em cũng không biết nữa.”
Chắc cũng đã có không ít người thắc mắc như tác giả nhưng đến với Vật Lý,
môn học sẽ giải đáp cho chúng ta gần như mọi thắc mắc về các vấn đề trong tự
nhiên hay thậm chí là vũ trụ. Trong số chúng ta có lẽ đã hơn một lần đã đặt ra
những câu hỏi như: “ Tại sao chúng ta lại bị ù tai?; Tại sao cây bút máy có thể bơm
mực ra cho chúng ta viết?; Tại sao người ta có thể làm đổi màu của những bông
hoa?;…”. Tất cả những câu hỏi đó sẽ được trả lời qua đề tài : “ Ứng dụng của hiện
tượng mao dẫn”. Những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản, bình thường nhưng lại
rất khó để trả lời nếu như ta không có kiến thức đủ vững vàng. Vậy thì tài liệu này
chính là nguồn cung cấp kiến thức một cách chỉn chu nhất, dễ hiểu nhất để bạn đọc
có thể tham khảo và trau dồi sự hiểu biết của mình không chỉ ở môn Vật Lý mà
còn ở thế giới xung quanh.

4|Page
B. NỘI DUNG

I. Hiện tượng mao dẫn


1. Quan sát hiện tượng.
a. Vật liệu cần chuẩn bị
- 3 tờ khăn giấy khác nhau cắt các tờ chữ nhật kích thích khoảng
7,5cm x 20cm. Chọn các loại giấy khác nhau giấy tập, giấy mềm mại, giấy
tập bị làm nhăn, ….
- 3 ly nhỏ đựng mỗi ly 1 ít nước.
- Giấy note, bút.
b. Thực hiện
- Đổ nước vào phân nửa các ly giấy.
- Lấy bút ghi tên các loại khăn giấy hoặc đặc điểm của nó vào giấy
note sau đó dán lên ly mà ta sẽ nhúng tờ khăn giấy vào.
- Từ từ nhúng các tờ khăn giấy vào các ly nước tương ứng đã được
dán giấy note ở trước sao cho nước làm giấy bị thấm ướt khoảng 2,5cm .
- Sau khi giấy đã được thấm nước, lấy giấy ra ngoài để trước ly giấy
đã được ghi chú với từng loại giấy và quan sát nước đã thấm lên bao nhiêu
so với khi mới được lấy ra.
Vậy loại khăn giấy nào trong 3 loại đang có mức độ hút nước cao nhất ?

5|Page
c. Kết quả và giải thích
Nước thẩm thấu và kết dính ở bất cứ đâu. Trong thí nghiệm này, các
tờ khăn giấy phồng xốp hơn có khả năng hút nước tốt hơn, nói cách khác là
mao dẫn mạnh hơn.
2. Định nghĩa

a. Hiện tượng mao dẫn

Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng dâng lên hay hạ xuống của
mức chất lỏng ở bên trong các ống có bán kính trong rất nhỏ, trong các
vách hẹp, các vật xốp… so với mực chất lỏng ở ngoài.
b. Hiện tượng dính ướt
Hiện tượng dính ướt là hiện tượng một vật liệu bị dính chất lỏng và bị
ướt, chất lỏng lan rộng ra trên bề mặt tiếp xúc và có hình dạng bất kỳ.
c. Hiện tượng không dính ướt
Hiện tượng không dính ướt là hiện tượng vật liệu đó khi tiếp xúc với
chất lỏng và vật giữ nguyên được trạng thái khô ráo, chất lỏng có xu hướng
co tròn lại thành một khối cầu sau đó bị dẹt xuống do tác dụng của trọng lực.
3. Giải thích
Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng chất lỏng tự dâng lên cao trong vùng
không gian hẹp mà không cần, thậm chí ngược hướng, với ngoại lực (như
trọng lực). Hiện tượng có thể quan sát ở các ống tiết diện nhỏ, các khe rất
hẹp giữa hai tấm kính, nhựa, giữa các răng của bàn chải,... Nguyên nhân do
bản thân trong chất lỏng có lực dính ướt (lực làm cho dung dịch giữ lại trên
bề mặt các chất và sức căng bề mặt). Khi lực dính ướt lớn hơn sức căng bề
mặt thì dung dịch được kéo lên trên bề mặt chất lỏng một khoảng.

6|Page
II. Ứng dụng.
Khi nói đến hiện tượng mao dẫn, người ta sẽ thường thấy nó trừu tượng
nhưng khi đi vào thực tế thì nó chính là những hiện tượng vô cùng quen thuộc
và thú vị không chỉ vậy, nó còn gần gũi với chúng ta nữa. Hiện tượng mao dẫn
còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta nó được ứng
dụng trong công nghệ, kĩ thuật, khoa học, hay thậm chí là trong nông nghiệp.
Điển hình trong cuộc sống, các vật liệu rắn, xốp có xảy ra hiện tượng mao dẫn.
Hay trong kĩ thuật, người ta sử dụng các mao mạch của hiện tượng mao dẫn để
bôi trơn các bộ phận máy. Ngoài ra, gần gũi hơn với chúng ta chính là hiện
tượng hút nước của cây, cây cối có thể lấy nước và chất dinh dưỡng để nuôi
sống chính là nhờ hiện tượng này. Ngoài những hiện tượng trên ta còn có thể
thấy những công dụng tuyệt vời của hiện tượng mao dẫn qua những ứng dụng
dưới đây của nó đã thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào.
1. Giấy thấm, gạch thấm, sợi vải
a. Giấy thấm
- Nhìn lại hiện tượng ban đầu, ta thấy rằng giấy có tính hút nước, tuỳ
vào từng loại giấy, từng đặc điểm khác nhau của nó mà có tính thấm hút
khác nhau. Cũng nhờ như vậy mà khi chúng ta làm đổ nước thì ta có thể
lấy giấy để lau khô hay ngăn cho nó không lan ra nơi khác. Đó chính là
nhờ sức căng bề mặt của nước bởi nhờ nó mà có thể giữ được chất lỏng để
nó không lan rộng hơn. Ta nhận thấy rằng, nước trên bàn có sức căng bề
mặt và chịu một lực hấp dẫn. Cũng như khi ta bỏ giấy vào chén nước như
ở thí nghiệm đầu bài ta thấy rằng giấy bị ướt và sau khi lấy giấy ra nước
vẫn thấm lên một chút nữa mới dừng lại. Đó là khi sức căng bề mặt của
nước đã thắng lực hấp dẫn và nước có xu hướng bám dính các khe nhỏ của
sợi giấy mỏng và di chuyển vào khoảng trống giữa, bên trong các sợi giấy.

7|Page
Lực dính giữa nước và khăn giấy mạnh hơn lực liên kết bên trong nước.
Và điều dễ nhận biết nhất là nước trong chén đã mất đi một ít, còn nước đổ
trên bàn khi lấy giấy lau sẽ bị hút bớt và không lan ra nữa. Song nhìn lại
các tờ khăn giấy ta thấy rằng nước đang lan rộng trên các tờ khăn giấy tuỳ
theo lượng nước ít hay nhiều sẽ làm cho khăn giấy bị nhũn đi. Vậy ở đây
các tờ khăn giấy không có ống mao dẫn vậy sao vẫn được gọi là hiện
tượng mao dẫn? Bởi vì chính các khoảng trống giữa các sợi giấy được xem
như các ống mao dẫn.
b. Gạch thấm
- Khác với khăn giấy mềm mại, những viên gạch vẫn có thể thấm
nước như thường. Tương tự như miếng khăn giấy, các loại gạch thấm cũng
có rất nhiều kênh nhỏ đóng vai trò như là các mao mạch.

c. Sợi vải
- Tương tự như khăn giấy, lấy ví dụ ở đây chính là vải Wicking,
loại vải được sử dụng nhiều ở những nơi nắng nóng và trang phục thể thao.
Khác với sợi vải thông thường, sợi wicking không có hình tròn, nó có thể
là hình chữ thập hoặc hình bông hoa và cuối cùng nó được thiết kế với
8|Page
nhiều khoảng không và đường dệt giúp thoát ẩm. Quá trình thoát ẩm này
được gọi là cơ chế mao dẫn. Các mao quản siêu nhỏ đã cho phép hơi ẩm di
chuyển qua vải.

2. Ứng dụng làm đèn dầu


- Đèn dầu bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ
20, nó từng là loại phương tiện chiếu thông dụng ở đất nước ta trước sự ra
đời của các thiết bị điện chiếu sáng. Ngày nay, đèn dầu không còn được ưa
chuộng như trước và được sử dụng với mục đích trang trí, chiếu sáng trong
các trường hợp khẩn cấp.
- Đèn dầu thương có một bầu đựng dầu, thường làm bằng kim loại hay
thuỷ tinh, một sợi bất được làm bằng các sợi bông đan vào nhau nhưng
không khít nhau hoàn toàn ( gọi là tim đèn ) mà sẽ có những khe hở li ti.
Đoạn dưới nhúng trong đầu để hút dầu lên trên, đoạn trên nhô lên khỏi bầu
đèn và thường được chỉnh độ dài bởi một hệ thống núm vặn.
- Khi châm lửa vào phần nhô lên của bấc, dầu ngấm trong bấc sẽ cháy
và tạo ra ngọn lửa màu vàng.

9|Page
- Các khe hở đóng vai trò như những ống mao dẫn giúp dầu hoả có thể
ngấm theo các sợi nhỏ trong bấc đèn lên đến ngọn bấc. Khi dầu cháy, hiện
tượng mao dẫn bên trong sợi bấc vẫn tiếp tục diễn ra để duy trì sự cháy.

3. Ứng dụng làm bút máy


- Bút máy là một trong những vật dụng không còn xa lạ với mọi
người và đặc biệt hơn hết bút máy còn là “ cộng sự ” không thể thiếu đối
với học sinh, sinh viên.
- Khi chúng ta dùng bút máy viết trên trang giấy trắng thì lập tức
xuất hiện những dòng chữ. Thế thì vì sao khi viết thì mực trong bút máy
không ngừng chảy ra còn khi không viết được thì mực lại không chảy ra
nữa?

10 | P a g e
- Bút máy được thiết kế dựa trên cơ sở ứng dụng nguyên lý mao dẫn.
Nó dựa vào một khe nhỏ trên thân bút và những rãnh nhỏ trên ngòi bút để
dẫn mực từ trong ruột chứa mực lên đầu ngòi bút. Khi ấn ngòi bút xuống
giấy, vết xẻ mở rộng thêm, tăng bán kính “ mao quản”, mực sẽ chảy dần từ
ngòi bút xuống trang giấy, tất nhiên mực di chuyển “ xuống dốc “ vào đầu
bút là do trọng lực nhưng hoạt động mao dẫn là cần thiết để giữ cho mực
chảy trên giấy, từ đó ta viết đầu ngòi bút chạm vào giấy thì mực sẽ lưu lại
trên giấy.
- Khi chưa viết thì mực trong bút không chảy ra ngoài, lúc đó áp suất
bên ngoài ruột chứa mực lớn hơn áp suất bên trong ruột chứa mực nên đẫ
tạm thời ngăn chảy mực ra.
4. Sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây- hoa nhuộm màu- phương
pháp trồng thuỷ canh

- Thực vật cũng như con người chúng ta, chúng cần hấp thụ nước và
chất dinh dưỡng để có thể sinh trưởng và phát triển một cách bình thường.
Vậy làm sao mà thực vật có thể hấp thụ được nước và chất dinh dưỡng từ
đất ? Đối với thực vật thì cây thường phải hút nước từ mặt đất đi lên thông
qua bộ phận rễ cây từ đó vận chuyển nước đi hết bộ phận của cây. Nhờ vào
hiện tượng mao dẫn mà thực vật có thể làm được điều đó. Để quá trình hút
nước và chất dinh dưỡng từ đất trở nên dễ dàng hơn thì trong rễ cây đã có
các mạch nhựa nhỏ đóng vai trò là ống mao dẫn. Nếu không có hiện tượng
11 | P a g e
mao dẫn thì cây không thể nào phát triển tốt được. Điều này chứng minh
rằng hiện tượng mao dẫn rất quan trọng với thực vật.
- Dựa vào hiện tượng hút nước và chất dinh dưỡng từ đất thông qua hệ
thống ống mao dẫn của rễ cây để vận chuyển đến các bộ phận khác của cây
mà ta có thể làm thay đổi màu sắc của cây. Để hoa có thêm nhiều màu sắc
thì bạn nên cắt ngắn gốc sau khi ngâm lâu hoặc đổ thêm màu để cây hút
được nhiều hơn và nhanh hơn. Lúc này các mạch nhựa nhỏ đóng vai trò là
ống mao dẫn vận chuyển màu nhuộm lên cánh hoa từ đó làm hoa đổi màu.

- Hiện tượng mao dẫn còn được ứng dụng rộng rãi trong việc canh tác và
trồng cây. Cụ thể hiện tượng mao dẫn được ứng dụng thông qua phương
pháp trồng cây thủy canh. Dựa vào tên gọi thì ta có thể nhận ra phương pháp
này có thể trồng cây không dùng tới đất. Phương pháp này có tên gọi là
Hydroponics. Bí quyết của hệ thống này nằm ở sợi bấc. Ta phải đặt một đầu
sợi bấc sao cho chạm vào phần rễ cây, đầu còn lại nằm trong dung dịch chứa
chất dinh dưỡng. Tương tự như ứng dụng sợi bấc trong đèn dầu, sợi bấc sẽ
hút nước và chất dinh dưỡng lên để cung cấp cho rễ cây nhờ vào hiện tượng
mao dẫn.

12 | P a g e
5. Nước mắt, hiện tượng ù tai, hiện tượng máu “ sôi ”
-Hằng ngày mắt ta luôn tiết ra một loại chất lỏng. Đó chính là nước mắt.
Hoạt động mao dẫn cũng cần thiết cho sự dẫn lưu liên tục, sản xuất chất lỏng
nước mắt ra khỏi mắt. Hai ống nhỏ có đường kính, ống lệ đạo có mặt trong
các góc trong của mí mắt, cũng được gọi là các ống dẫn. Hoạt động này làm
sạch tất cả các hạt bụi bám trong mắt, bảo vệ mắt ta tốt hơn. Khi máy bay
bay lên hoặc bay xuống, người ngồi trên máy bay có cảm giác ù tai cũng vì
sự chênh lệch cũng vì sự chênh lệch áp suất giữa các mạch máu bên trong cơ
thể và môi trường bên ngoài. Để chống hiện tượng này, khi đi trên máy bay
người ta cần phải “há miệng” ra để cân bằng áp suất bên trong với áp suất
của môi trường.
- Khi bay lên cao, áp suất xung quanh giảm gây nên hiện tượng máu
“sôi” và các bọt khí bốc ra từ máu. Các bọt khí này ngăn cản sự lưu thông
của máu gây nguy hiểm cho con người. Vì vậy các phi công hay các nhà du
hành vũ trụ luôn được trang bị những thiết bị bay đặc biệt để chống hiện
tượng đó.

6. Trong nông nghiệp


- Trong đất luôn có những rảnh nhỏ dài tạo thành những ống mao dẫn
trong đất. Nước có thể từ sâu dưới đất thông qua ống mao dẫn thấm lên bề
mặt đất làm nước bốc hơi đi mất từ đó là đất mất đi độ ẩm ban đầu. Để tránh

13 | P a g e
việc đất bị khô, hạn hán thì người nông dân phải cày xới đất để phá đi những
ống mao dẫn trong đất ngăn chặn việc nước thấm lên bề mặt trên cùng. Đất
càng tơi xốp thì càng dễ bay hơi nước và đất càng mịn thì càng giữ nước
được lâu.

7. Trong y học
- Khi chúng ta bị chấn thương và vết thương đó có mủ cần phải lấy ra
khỏi cơ thể thì dẫn lưu ngoại khoa là quá trình giúp chúng ta làm điều đó.
Dẫn lưu ngoại khoa (Surgical Drains): là quá trình nhằm chuyển các chất
dịch có tính chất bệnh lý (mủ) hay có khả năng gây hại cho hoạt động
sinh lý của các cơ quan (chèn ép, nhiễm trùng…) từ trong các khoang của
cơ thể (khoang sinh lý hay được tạo ra bởi phẫu thuật) ra bên ngoài cơ
thể. Để có thể thực hiện quá trình trên ta cần một thiết bị gọi là ống dẫn
lưu được ứng dụng từ hiện tượng mao dẫn. Ví dụ như ống dẫn lưu
Penrose, được làm từ cao su mềm, đường kính 0,6 – 2,5 cm. Công thức
tính độ chênh lệch mực chất lỏng (từ đó có thể suy ra lượng dịch tiết ra)

h= . Ta thấy khối lượng riêng dịch tỉ lệ nghịch với lượng dịch thoát ra,
ρgd

14 | P a g e
nếu dịch đặc nhiều tạp chất thì khối lượng riêng tăng làm giảm hiệu quả
dẫn lưu.

8. Trong thuỷ văn


- Nước ta vốn có địa hình đa dạng nên điều kiện tự nhiên mỗi nơi đều

khác nhau, có nơi đất đai màu mỡ thuận lợi cho người dân trồng trọt, canh
tác. Trái lại cũng có những nơi đất đai khô cằn, cây cối khó mà sinh sống
được. Và mỗi năm hạn hán lũ lụt xảy ra thường xuyên làm thay đổi tính chất
đất đi rất nhiều. Người dân cũng không thể nào thay đổi kịp với thiên tai. Vì
vậy trong thủy văn cũng nhờ vào hoạt động mao dẫn mà di chuyển nước
ngầm từ các khu vực ẩm ướt của đất cho các khu vực khô. Như vậy ta có thể
thấy được hoạt động mao dẫn còn được ứng dụng nhiều trong mọi mặt đời
sống, góp phần đem lại cuộc sống tốt hơn cho dân ta.

9. Trong xây dựng


- Không phải hiện tượng mao dẫn nào cũng có lợi cả ,trong một số
trường hợp mao dẫn lại có hại. Ví dụ là vì sao chân tường nhà bị ẩm? Thật
ra đó chính là do nước dưới đất ngầm lên theo kẽ đất làm ẩm chân tường

15 | P a g e
nhà. Hay kết cấu các công trình bị phá vỡ nguyên nhân cũng do nước thông
qua hiện tượng mao dẫn gây nên. Dưới sự tác động thường xuyên của hơi
ẩm lên các kết cấu gỗ (dầm, cột và các kết cấu chịu lực khác) dần dần sẽ
xuất hiện các mảng “nấm mốc nhà” và chỉ sau một thời gian ngắn đã có thể
phá hoại được các kết cấu đó. Nấm mốc phát triển rất nhanh và xâm nhập
vào bất kỳ loại vật liệu xây dựng nào một cách dễ dàng… Cho nên ngày nay,
khi sửa chữa, tôn tạo các công trình cũ để ngăn ngừa khí ẩm từ đất lên cao
theo các mao quản ở trong tường, người ta đặt các tấm chắn bằng kim loại
cứng hoặc khoan các lỗ. Các lỗ này có đường kính 30mm được khoan chếch
300 cách nhau 15cm dọc theo bề mặt của tường trên một cột nhất định và có
độ sâu bằng chiều dày của tường trừ đi 8cm. Sau đó, các lỗ được lấp dưới
một áp lực bằng loại dung dịch đặc biệt cho đến khi các mao dẫn bão hòa.
Thường thì qua trình này cần được thực hiện ít nhất là 3 lần. Sau khi các lỗ
đã lấp đầy, dung dịch cần được lau sạch. Dung dịch sẽ biến vữa xây trong
tường thành hợp chất silic không hòa tan và lắng đọng trong các mao quản
làm cho chúng hẹp lại hoặc bị lấp đầy hoàn toàn. Như vậy là lớp chắn mao
dẫn sẽ trở thành lớp chống thấm và khí ẩm không còn khả năng thẩm thấu
lên trên.

16 | P a g e
- Nước thấm từ đất lên chân tường nhà theo các mao quản ở trong tường
- Cho nên ngày nay, khi sửa chữa, tôn tạo các công trình cũ để ngăn
ngừa khí ẩm từ đất lên cao theo các mao quản ở trong tường, người ta đặt
các tấm chắn bằng kim loại cứng hoặc khoan các lỗ. Các lỗ này có đường
kính 30mm được khoan chếch 300 cách nhau 15cm dọc theo bề mặt của
tường trên một cột nhất định và có độ sâu bằng chiều dày của tường trừ đi
8cm. Sau đó, các lỗ được lấp dưới một áp lực bằng loại dung dịch đặc biệt
cho đến khi các mao dẫn bão hòa. Thường thì qua trình này cần được thực
hiện ít nhất là 3 lần. Sau khi các lỗ đã lấp đầy, dung dịch cần được lau sạch.
Dung dịch sẽ biến vữa xây trong tường thành hợp chất silic không hòa tan và
lắng đọng trong các mao quản làm cho chúng hẹp lại hoặc bị lấp đầy hoàn
toàn. Như vậy là lớp chắn mao dẫn sẽ trở thành lớp chống thấm và khí ẩm
không còn khả năng thẩm thấu lên trên.
- Sơ đồ màn chắn để chống ẩm:
a. Phía ngoài, trên mặt đất.
b. Phía trong của phòng tầng hầm.
c. Phía ngoài cùng với lớp chống thấm bên trong.
d. Cả phía ngoài và trong của nhà khi tường của tầng hầm được xây kép.

17 | P a g e
C. KẾT LUẬN

Bài tiểu luận tuy ngắn nhưng đã cung cấp khá đầy đủ kiến thức về hiện tượng
mao dẫn và ứng dụng của nó trong đời sống, từ đó ta có thể thấy rằng, hiện tượng
này đóng một vai trò quan trọng, nó gắn liền với sinh hoạt của con người. Dù phổ
biến với chúng ta là thế, nhưng đây vẫn là một hiện tượng nhỏ mà ta được tìm
hiểu. Bởi ngoài kia còn rất nhiều hiện tượng Vật Lý kì thú khác mà chúng ta chưa
được học, hay thậm chí là các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra lời giải đáp. Chính vì
thế, quả không sai khi nói kiến thức là vô tận, và con người luôn luôn phải học hỏi
mỗi ngày để trau dồi bản thân. Và nhóm 7 cũng vậy, với lượng kiến thức không
quá rộng, có lẽ trong bài tiểu luận vẫn sẽ còn nhiều sai sót, nên nhóm kính mong
thầy cô và các bạn có thể góp ý một cách chân thành và thẳng thắn nhất để nhóm
có thể rút kinh nghiệm và cải thiện đề tài đến mức độ tốt nhất và giúp mỗi thành
viên cải thiện bản thân hơn.

18 | P a g e
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Vải Wicking là gì? Cơ chế hoạt động như thế nào?, EYSAN FARBICS
FUNCTIONAL KNITTED FABRIC
https://www.eysan.com.tw/vi/what-is-wicking-fabric-how-does-it-work/

Capillary Action In Plants, CHEGG


https://www.chegg.com/learn/topic/capillary-action-in-plants

What is the Capillary Water?, ACCREVIRI, 10/03/2017


https://accreviri.com/en/what-is-the-capillary-water/

“ Ứng dụng hiện tượng mao dẫn và phương trình cơ bản của tĩnh học chất lưu
trong dẫn lưu dịch” – Cơ học chất lưu – Y1. , CLB Học Thuật Forum Khoa
Y,17/11/2018
https://www.facebook.com/forumkhoay/posts/case-report%E1%BB%A9ng-d
%E1%BB%A5ng-hi%E1%BB%87n-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-mao-d
%E1%BA%ABn-v%C3%A0-ph%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-c
%C6%A1-b%E1%BA%A3n-c%E1%BB%A7a-t%C4%A9nh-h%E1%BB%8Dc-ch
%E1%BA%A5t-/960959044093024/

Chống ẩm cho nhà và công trình, khoahoc.tv


https://khoahoc.tv/chong-am-cho-nha-va-cong-trinh-14404

19 | P a g e
20 | P a g e

You might also like