Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BTN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Mục lục
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ..........................................................3
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)....................................3
1. Các quyết định của WTO chỉ được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng..............................................3
2. Các thành viên của WTO có thể tham gia vào tất cả các cơ quan của WTO.....................................3
3. Đại hội đồng là cơ quan lãnh đạo chính trị cao nhất của WTO..........................................................3
4. Kế thừa cách thức ra quyết định từ GATT 1947, trong mọi trường hợp, cơ chế thông qua quyết
định của WTO là đồng thuận....................................................................................................................3
5. Một vấn đề cụ thể được xem xét theo nguyên tắc đồng thuận (consensus) chỉ không được thông
qua khi 100% thành viên WTO phản đối việc thông qua quyết định đó...............................................3
6. Giống câu 5..............................................................................................................................................3
7. Tất cả thành viên của WTO đều là thành viên của nhóm Hiệp định về các biện pháp khắc phục
thương mại..................................................................................................................................................3
8. Toàn bộ nội dung của pháp luật WTO đều được quy định trong Hiệp định GATT 1994................4
9. Các hiệp định được liệt kê trong phụ lục của Hiệp định Marrakesh đều ràng buộc tất cả các nước
thành viên....................................................................................................................................................4
11. Khi gia nhập WTO, Việt Nam chỉ phải cam kết tuân thủ mọi Hiệp định thương mại của tổ chức
này...............................................................................................................................................................4
12. Theo quy định của WTO, các thành viên của WTO là một trong các bên ký kết GATT 1947 vẫn
được quyền duy trì luật, chính sách thương mại không phù hợp với các quy định của WTO.............4
13. Các quốc gia có chủ quyền, những vùng lãnh thổ độc lập, các tổ chức liên chính phủ đều có thể
trở thành thành viên của WTO.................................................................................................................4
14. Chỉ có các quốc gia mới được trở thành thành viên của WTO.........................................................4
15. Chỉ có các vùng lãnh thổ độc lập trong việc hoạch định chính sách thương mại, có nền kinh tế thị
trường mới được gia nhập WTO...............................................................................................................5
16. Ứng cử viên xin gia nhập WTO phải đàm phán song phương với tất cả thành viên của WTO.....5
17. WTO thừa nhận thành viên sáng lập có nhiều đặc quyền hơn thành viên gia nhập.......................5
CHƯƠNG 3: CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI –
WTO................................................................................................................................................................5
1. Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên không được phép áp dụng các mức thuế xuất
khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ từ các thành viên WTO khác.....................5
2. Thành viên WTO không được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá mức trần đã cam kết.................5
3. Điều XX Hiệp định GATT 1994 chỉ ghi nhận ngoại lệ đối với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc........6
4. Nguyên tắc MFN nhằm tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa
được sản xuất trong nước..........................................................................................................................6

1
5. Để được hưởng ngoại lệ chung theo Điều 20 GATT 1994, các nước chỉ cần chứng minh mình
thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm (a) đến điểm (j) Điều 20.........................................6
6. Một khi khu vực thương mại tự do (FTA) hoặc một liên minh hải quan (Custom Union) được
thành lập, thành viên của các liên kết này sẽ được hưởng ngay ngoại lệ của nguyên tắc MFN theo
Điều XXIV GATT 1994..............................................................................................................................6
CHƯƠNG 4: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRONG WTO........................................7
CHƯƠNG 5: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ WTO...........................................7
1. Tất cả các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên thuộc thẩm quyền giải quyết của WTO..........7
2. Các thủ tục và các quy tắc bổ sung đặc biệt ghi nhận tại Điều 1.2 DSU và phụ lục II DSU là
trường hợp ngoại lệ của việc áp dụng thống nhất thủ tục giải quyết tranh chấp theo cơ chế của
WTO............................................................................................................................................................7
3. Buổi tham vấn là thủ tục bắt buộc trong tiến trình giải quyết vụ tranh chấp thông thường theo cơ
chế của WTO..............................................................................................................................................7
4. Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm là cơ quan giải quyết tranh chấp thường trực trong cơ chế
giải quyết của WTO....................................................................................................................................7
5. Thành viên Ban hội thẩm không được mang quốc tịch của các bên tranh chấp...............................7
6. Chỉ các bên tham gia vào tranh chấp ở giai đoạn sơ thẩm mới có quyền kháng cáo báo cáo của
Ban hội thẩm...............................................................................................................................................8
7. Phúc thẩm là giai đoạn bắt buộc trong thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của DSU........8
8. Thành viên cơ quan phúc thẩm không được mang quốc tịch của các bên tranh chấp......................8
9. Chỉ các bên tham gia vào việc giải quyết tranh chấp mới có quyền kháng cáo báo cáo của Ban hội
thẩm.............................................................................................................................................................8
10. Bồi thường và trả đũa thương mại là biện pháp được áp dụng thay thế cho việc thực thi phán
quyết giải quyết tranh chấp.......................................................................................................................8
11. Mức độ trả đũa thương mại luôn phải tương đương với mức độ bị thiệt hại...................................9
12. Trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, tất cả các vấn đề được xem xét thông qua trên sở
nguyên tắc đồng thuận – ngịch (negative consensus)...............................................................................9
13. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đặt ra nhằm trừng phạt các quốc gia vi phạm luật WTO.
......................................................................................................................................................................9
CHƯƠNG VI: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ.......................................................................................9
1. Tất cả hợp dồng mua bán hàng hóa quốc tế đều được điều chỉnh bởi CISG....................................9
2. CISG điều chỉnh tất cả các vấn đề trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.................................9
3. CISG không điều chỉnh các hợp đồng gia công quốc tế.....................................................................10
4. Nếu các bên thỏa thuận chọn luật áp dụng là CISG thì công ước sẽ điều chỉnh hợp đồng của họ. 10
5. INCOTERMS điều chỉnh tất cả các vấn đề của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế...................10

2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI


Các nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích ngắn gọn tại sao và nêu cơ sở pháp lý.
1. Các quyết định của WTO chỉ được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng
Nhận định SAI.
Quyết định về ngân sách thường niên và quy tắc tài chính của WTO thông qua tại Đại hội đồng.
CSPL: Điều VII Hiệp định Marrakesh.

2. Các thành viên của WTO có thể tham gia vào tất cả các cơ quan của WTO.
Nhận định ĐÚNG.
WTO là một tổ chức liên chính phủ với các thành viên là chính phủ các quốc gia và vùng lãnh thổ
thành viên của tổ chức. Các thành viên cùng tham gia vào cơ ché điều hành chung của tổ chức. WTO
không có bất cứ một cơ quan nào chỉ bao gồm một nhóm thành viên cố định có thẩm quyền quyết
định các vấn đề của tổ chức.

3. Đại hội đồng là cơ quan lãnh đạo chính trị cao nhất của WTO.
Nhận định SAI.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Hội nghị bộ trưởng, Đại hội đồng là cơ quan điều hành cao nhất.

4. Kế thừa cách thức ra quyết định từ GATT 1947, trong mọi trường hợp, cơ chế thông qua
quyết định của WTO là đồng thuận.
Nhận định SAI.
Vẫn còn cách thức bỏ phiếu biểu quyết theo đa số nữa.
Trừ khi có quy định khác, nếu không thể đạt được một quyết định trên cơ sở đồng thuận, thì vấn đề
cần giải quyết sẽ được quyết định bằng hình thức bỏ phiếu.
CSPL: khoản 1 Điều IX Hiệp định Marrakesh.

5. Một vấn đề cụ thể được xem xét theo nguyên tắc đồng thuận (consensus) chỉ không được
thông qua khi 100% thành viên WTO phản đối việc thông qua quyết định đó.
Nhận định SAI.
Một vấn đề cụ thể được xem xét theo nguyên tắc đồng thuận (consensus) chỉ không được thông qua
nếu có thành viên nào, có mặt tại phiên họp để đưa ra quyết định, chính thức phản đối quyết định
được dự kiến.
CSPL: Footnote [1] Hiệp định Marrakesh.

6. Giống câu 5

7. Tất cả thành viên của WTO đều là thành viên của nhóm Hiệp định về các biện pháp khắc
phục thương mại.
Nhận định ĐÚNG.
3
Nhóm Hiệp định về các biện pháp khắc phục thương mại hay còn gọi là nhóm Hiệp định về các
biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm: Hiệp định chống bán phá giá, Hiệp định về các biện pháp
tự vệ, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng. Ba hiệp định này đều là các hiệp định thuộc
phụ lục IA của Hiệp định Marrakesh – bắt buộc đối với tất cả thành viên của WTO.

8. Toàn bộ nội dung của pháp luật WTO đều được quy định trong Hiệp định GATT 1994.
Nhận định SAI.
Nội dung của pháp luật WTO còn được quy định trong các hiệp định đa biên và nhiều bên khác như
GATS, TRIPS…

9. Các hiệp định được liệt kê trong phụ lục của Hiệp định Marrakesh đều ràng buộc tất cả các
nước thành viên.
Nhận định SAI.
Phụ lục IV Hiệp định Marrakesh quy định 4 hiệp định thương mại nhiều bên => chỉ ràng buộc
thành viên tự nguyện tham gia.

11. Khi gia nhập WTO, Việt Nam chỉ phải cam kết tuân thủ mọi Hiệp định thương mại của tổ
chức này.
Nhận định SAI.
Còn lựa chọn thực thi hiệp định nhiều bên hay không.
CSPL: Điều II Hiệp định Marrakesh.

12. Theo quy định của WTO, các thành viên của WTO là một trong các bên ký kết GATT
1947 vẫn được quyền duy trì luật, chính sách thương mại không phù hợp với các quy định của
WTO.
Nhận định SAI.
Khác với GATT 1947 quy định các thành viên của WTO là một trong các bên ký kết GATT 1947
vẫn được quyền duy trì luật, chính sách thương mại không phù hợp với các quy định của GATT,
trong WTO các thành viên dù là thành viên sáng lập hay gia nhập đều phải sửa đổi chính sách
thương mại, kinh tế phù hợp với các quy định của WTO. Các quốc gia không được phép bảo lưu bất
kỳ một điều khoản nào của Hiệp định Marrakesh.
CSPL: Khoản 4 Điều XVI Hiệp định Marrakesh.

13. Các quốc gia có chủ quyền, những vùng lãnh thổ độc lập, các tổ chức liên chính phủ đều
có thể trở thành thành viên của WTO.
Nhận định SAI.
Chỉ có quốc gia hay vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt hoàn toàn tự chủ trong việc điều hành các
mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác qui định trong Hiệp định Marrakesh và các Hiệp định
Thương mại Đa biên mới có thể gia nhập WTO. Các tổ chức liên chính phủ không thể trở thành
thành viên của WTO.
CSPL: Khoản 1 Điều XII Hiệp định Marrakesh.

14. Chỉ có các quốc gia mới được trở thành thành viên của WTO.

4
Nhận định SAI.
Vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt hoàn toàn tự chủ trong việc điều hành các mối quan hệ ngoại
thương và các vấn đề khác qui định trong Hiệp định Marrakesh và các Hiệp định Thương mại Đa
biên cũng có thể trở thành thành viên WTO.
CSPL: Khoản 1 Điều XII Hiệp định Marrakesh.

15. Chỉ có các vùng lãnh thổ độc lập trong việc hoạch định chính sách thương mại, có nền
kinh tế thị trường mới được gia nhập WTO.
Nhận định SAI.
Vùng lãnh thổ được gia nhập WTO chỉ yêu cầu độc lập trong việc hoạch định chính sách thương
mại, hoàn toàn tự chủ trong việc điều hành các mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác qui
định trong Hiệp định Marrakesh và các Hiệp định Thương mại Đa biên chứ không bắt buộc phải có
nền kinh tế thị trường.
CSPL: Khoản 1 Điều XII Hiệp định Marrakesh.

16. Ứng cử viên xin gia nhập WTO phải đàm phán song phương với tất cả thành viên của
WTO.
Nhận định SAI.
Ứng cử viên xin gia nhập WTO không phải đàm phán song phương với tất cả thành viên của WTO
mà chỉ đàm phán với thành viên nào yêu cầu đàm phán.

17. WTO thừa nhận thành viên sáng lập có nhiều đặc quyền hơn thành viên gia nhập.
Nhận định SAI.
Trong khuôn khổ WTO, thành viên sáng lập và thành viên gia nhập có quy chế pháp lý bình đẳng
(nếu có sự khác nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ thương mại quốc tế là do sự cam kết khác nhau
của từng thành viên vào thời điểm gia nhập WTO. Trong WTO các thành viên dù là thành viên sáng
lập hay gia nhập đều phải sửa đổi chính sách thương mại, kinh tế phù hợp với các quy định của
WTO.
CSPL: Khoản 4 Điều XVI Hiệp định Marrakesh.

CHƯƠNG 3: CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ
GIỚI – WTO

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI


1. Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên không được phép áp dụng các mức thuế
xuất khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ từ các thành viên WTO khác.
Nhận định SAI.
Các quốc gia thành viên được phép áp dụng các mức thuế xuất khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu
tương tự có xuất xứ từ các thành viên WTO khác khi thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 5
Điều XXIV GATT để lập ra một liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do giữa các lãnh thổ
thành viên.
CSPL: khoản 5 Điều XXIV GATT.

5
2. Thành viên WTO không được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá mức trần đã cam kết.
Nhận định SAI.
Một số trường hợp Thành viên WTO được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá mức trần đã cam kết
như quy định tại Điều II.2 GATT 1994.

3. Điều XX Hiệp định GATT 1994 chỉ ghi nhận ngoại lệ đối với nguyên tắc đối xử tối huệ
quốc.
Nhận định SAI.
Ngoại lệ quy định tại Điều XX Hiệp định GATT 1994 được áp dụng cho tất cả các quy định trong
Hiệp định GATT như đối xử quốc gia….

4. Nguyên tắc MFN nhằm tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa hàng hóa nhập khẩu và
hàng hóa được sản xuất trong nước.
Nhận định SAI.
Nguyên tắc MFN nhằm tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa hàng hóa nhập khẩu giữa các thành
viên với nhau. Tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa được sản
xuất trong nước là nội dung của nguyên tắc NT.
CSPL: khoản 1 Điều I, khoản 2 Điều 3 GATT 1994.

5. Để được hưởng ngoại lệ chung theo Điều 20 GATT 1994, các nước chỉ cần chứng minh
mình thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm (a) đến điểm (j) Điều 20.
Nhận định SAI.
Ngoài chứng minh mình thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm (a) đến điểm (j) Điều
20, để được hưởng ngoại lệ chung các nước còn phải chứng minh các biện pháp của mình không
theo cách tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như
nhau, hay tạo ra một sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế.
CSPL: Điều 20 GATT 1994

6. Một khi khu vực thương mại tự do (FTA) hoặc một liên minh hải quan (Custom Union)
được thành lập, thành viên của các liên kết này sẽ được hưởng ngay ngoại lệ của nguyên tắc
MFN theo Điều XXIV GATT 1994.
Nhận định SAI.
Khu vực thương mại tự do (FTA) hoặc một liên minh hải quan (Custom Union) được thành lập phải
tuân thủ các điều kiện nội dung (nội biên, ngoại biên) và hình thức quy định tại khoản 5, khoản 7
Điều XXIV Hiệp định GATT thì các thành viên của liên kết này mới được hưởng ngoại lệ chứ
không được hưởng ngay.
CSPL: Khoản 5, khoản 7 Điều XXIV Hiệp định GATT 1994.

6
CHƯƠNG 4: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRONG WTO

CHƯƠNG 5: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ WTO


CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
1. Tất cả các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên thuộc thẩm quyền giải quyết của WTO.
Nhận định SAI.
Chỉ những tranh chấp được đưa ra theo các quy định về tham vấn và giải quyết tranh chấp của
những hiệp định được liệt kê trong Phụ lục 1 của DSU và Hiệp định WTO mới thuộc thẩm quyền
giải quyết của WTO.
CSPL: Điều 1.1 DSU.

2. Các thủ tục và các quy tắc bổ sung đặc biệt ghi nhận tại Điều 1.2 DSU và phụ lục II DSU là
trường hợp ngoại lệ của việc áp dụng thống nhất thủ tục giải quyết tranh chấp theo cơ chế của
WTO.
Nhận định SAI.
Không phải ngoại lệ mà các thủ tục và các quy tắc bổ sung đặc biệt này bổ sung cho DSU.
CSPL: Điều 1.2 DSU.

3. Buổi tham vấn là thủ tục bắt buộc trong tiến trình giải quyết vụ tranh chấp thông thường
theo cơ chế của WTO.
Nhận định SAI.
Tham vấn là thủ tục bắt buộc trong tiến trình giải quyết vụ tranh chấp thông thường theo cơ chế của
WTO. Tuy nhiên, buổi tham vấn không phải lúc nào cũng diễn ra. Trường hợp thành viên được yêu
cầu tham vấn không trả lời trong thời hạn 10 ngày sau ngày nhận được yêu cầu, hoặc không tham gia
tham vấn trong thời hạn không quá 30 ngày, hoặc sau một thời hạn khác được các bên thỏa thuận kể
từ ngày nhận được yêu cầu, thì Thành viên đã yêu cầu tham vấn có thể trực tiếp yêu cầu thành lập
ban hội thẩm.
CSPL: khoản 3 điều 4 DSU.

4. Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm là cơ quan giải quyết tranh chấp thường trực trong cơ
chế giải quyết của WTO
Nhận định SAI
Ban Hội thẩm không phải là cơ quan thường trực trong cơ chế giải quyết của WTO. Ban Hội thẩm
là một hội đồng gồm 3 – 5 thành viên có nhiệm vụ xem xét vấn đề của một vụ kiện, được thành lập
theo từng vụ việc.
CSPL: Điều 8 DSU.

5. Thành viên Ban hội thẩm không được mang quốc tịch của các bên tranh chấp.
Nhận định SAI.

7
Khi các bên tranh chấp có thỏa thuận thì thành viên Ban hội thẩm được mang quốc tịch của các bên
tranh chấp chỉ cần họ bảo đảm sự độc lập.
CSPL: Khoản 3 Điều 8 Thỏa thuận ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết
tranh chấp DSU.
6. Chỉ các bên tham gia vào tranh chấp ở giai đoạn sơ thẩm mới có quyền kháng cáo báo cáo
của Ban hội thẩm.
Nhận định SAI.
Chỉ các bên có tranh chấp, chứ không phải các bên tham gia tranh chấp như bên thứ ba, có quyền
kháng cáo báo cáo của ban hội thẩm.. Các bên thứ ba này đã thông báo cho DSB về quyền lợi đáng
kể đối với vấn đề theo khoản 2 Điều 10 có thể đệ trình văn bản cho Cơ quan Phúc thẩm và phải được
tạo cơ hội để Cơ quan Phúc thẩm nghe vấn đề chứ không trực tiếp có quyền kháng cáo.
CSPL: Khoản 4 Điều 17 DSU.

7. Phúc thẩm là giai đoạn bắt buộc trong thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của
DSU.
Nhận định SAI.
Phúc thẩm không phải là giai đoạn bắt buộc trong thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của
DSU. Bởi nếu tranh chấp đươc giải quyết xong ở giai đoạn tham vấn thì các giai đoạn tiếp sau đó
trong quá trình giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO sẽ không được diễn ra (giai đoạn xem
xét tại Ban Hội thẩm, giai đoạn phúc thẩm, thực thi phán quyết) .
Ngoài ra, trường hợp các bên tranh chấp không kháng cáo các vấn đề pháp lý trong Báo cáo của
Ban hội thẩm trên cơ sở yêu cầu chính thức bằng văn bản thì thủ tục phúc thẩm cũng sẽ không được
bắt đầu.
CSPL: Điều 16.4 DSU.

8. Thành viên cơ quan phúc thẩm không được mang quốc tịch của các bên tranh chấp.
Nhận định SAI.
Cơ quan Phúc thẩm phải bao gồm những người có uy tín đã được công nhận, với kinh nghiệm
chuyên môn đã được chứng minh về pháp luật, thương mại quốc tế và những nội dung của các hiệp
định có liên quan nói chung. Họ không gắn kết với chính phủ nào nên họ được mang quốc tịch của
các bên tranh chấp.
CSPL Điều 17.3 DSU.

9. Chỉ các bên tham gia vào việc giải quyết tranh chấp mới có quyền kháng cáo báo cáo của
Ban hội thẩm.
Chỉ các bên có tranh chấp, chứ không phải các bên tham gia tranh chấp như bên thứ ba, có quyền
kháng cáo báo cáo của ban hội thẩm.. Các bên thứ ba này đã thông báo cho DSB về quyền lợi đáng
kể đối với vấn đề theo khoản 2 Điều 10 có thể đệ trình văn bản cho Cơ quan Phúc thẩm và phải được
tạo cơ hội để Cơ quan Phúc thẩm nghe vấn đề chứ không trực tiếp có quyền kháng cáo.
CSPL: Khoản 4 Điều 17 DSU.

10. Bồi thường và trả đũa thương mại là biện pháp được áp dụng thay thế cho việc thực thi
phán quyết giải quyết tranh chấp.

8
Nhận định SAI.
Bồi thường và trả đũa thương mại không là biện pháp được áp dụng thay thế cho việc thực thi phán
quyết giải quyết tranh chấp. Việc bồi thường hay trả đũa thương mại không được là các biện pháp ưu
tiên hơn việc thực hiện đầy đủ khuyến nghị để làm cho một biện pháp phù hợp với các hiệp định có
liên quan.
CSPL: Điều 22.1 DSU.

11. Mức độ trả đũa thương mại luôn phải tương đương với mức độ bị thiệt hại.
Nhận định SAI.
Mức độ trả đũa thương mại tối đa được cho phép là tương đương chứ không phải luôn tương đương
với mức độ bị thiệt hại.
CSPL: Điều 22.4 DSU.

12. Trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, tất cả các vấn đề được xem xét thông qua
trên sở nguyên tắc đồng thuận – ngịch (negative consensus).
Nhận định SAI
Trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, không phải tất cả các vấn đề đều được xem xét thông
qua trên sở nguyên tắc đồng thuận – nghịch (negative consensus). Nội dung nguyên tắc negative
consensus chỉ được áp dụng trong việc quyết định các nội dung sau: Ra quyết định thành lập Ban
Hội thẩm; Thông qua các báo các của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm; Cho phép trả đũa.
CSPL: Điều 6.1, Điều 16.1, 17.14, Điều 22.6 DSU.

13. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đặt ra nhằm trừng phạt các quốc gia vi phạm luật
WTO.
Nhận định SAI.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đặt ra nhằm:
+ Bảo toàn các quyền và nghĩa vụ của các Thành viên theo các hiệp định có liên quan.
+ Làm rõ những điều khoản hiện hành của những hiệp định đó trên cơ sở phù hợp với các quy tắc
tập quán giải thích công pháp quốc tế.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đặt ra không nhằm trừng phạt các quốc gia vi phạm luật
WTO.
CSPL: Điều 3.2 DSU.

CHƯƠNG VI: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO CÔNG ƯỚC VIÊN
1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG-SAI
Các nhận định sau đúng hay sai, giải thích ngắn gọn tại sao, nêu rõ cơ sở pháp lý:
1. Tất cả hợp dồng mua bán hàng hóa quốc tế đều được điều chỉnh bởi CISG.
Nhận định SAI.
Công ước Viên CISG chỉ áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ
sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.
a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,

9
b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên
Công ước này.
CSPL: Điều 1 CISG.

2. CISG điều chỉnh tất cả các vấn đề trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Nhận định SAI.
Công ước Viên CISG chỉ điều chỉnh việc ký kết hợp đồng mua bán và các quyền và nghĩa vụ của
người bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đó. Trừ trường hợp có quy định khác được nêu trong
Công ước, Công ước không liên quan tới:
a. Tính hiệu lực của hợp đồng, hoặc bất cứ điều khoản nào của hợp đồng, hoặc bất kỳ tập quán nào.
b. Hậu qủa mà hợp đồng có thể đối với quyền sở hữu các hàng hóa đã bán.
CSPL: Điều 4 CISG.

3. CISG không điều chỉnh các hợp đồng gia công quốc tế.
Nhận định ĐÚNG.
Công ước Viên CISG chỉ áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, không áp dụng cho
hợp đồng gia công quốc tế.
CSPL: Điều 1 CISG.

4. Nếu các bên thỏa thuận chọn luật áp dụng là CISG thì công ước sẽ điều chỉnh hợp đồng của
họ.
Nhận định SAI.
Hợp đồng của họ phải là hợp đồng mua bán hang hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các
quốc gia khác nhau thì công ước mới điều chỉnh hợp đồng của họ.
CSPL: Điều 1 CISG.

5. INCOTERMS điều chỉnh tất cả các vấn đề của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Nhận định SAI.
Incoterms chỉ qui định ai có những trách nhiệm gì, ai thanh toán khoản gì, khi nào thì rủi ro đối với
hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua, khi nào thì giao hàng, cũng như những vấn đề
như bảo hiểm, làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu, và việc phân bổ các chi phí liên quan đến việc
giao hàng.
Incoterms không có qui định về quyền sở hữu đối với hàng hóa, không qui định chi tiết về các nghĩa
vụ thanh toán (thời hạn, phương thức, điều khoản đảm bảo thanh toán, chứng từ thanh toán), không
qui định chi tiết về yêu cầu liên quan đến tàu, các trường hợp bất khả kháng, kết thúc hợp đồng, mất
khả năng thanh toán.

10

You might also like