Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

3.

So sánh hợp đồng mua bán thông thường và hợp đồng mua bán qua Sở giao dịch
hàng hóa => Nhận định của nhóm
Hợp đồng được giao kết trên một SGDHH có tổ chức
Hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường đa số được kí kết trực tiếp giữa người có nhu
cầu mua và nhu cầu bán, hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH được thực hiện thông
qua chủ thể trung gian với những quy chế đặc biệt của SGDHH. Việc mua bán qua
SGDHH trong thị trường mua bán hàng hóa tương lai đảm bảo cho các nhà đầu tư không
cần quan tâm đến đối tác của mình. Chỉ cần các bên tuân thủ quy định pháp luật và các
quy tắc của SGDHH chính là chủ thể đứng ra đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng của các bên.
Chủ thể hợp đồng
Hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH bắt buộc phải là thành viên của SGDHH. Xét
về thực tế, chủ thể của hợp đồng mua bán này là những người có nhu cầu mua và bán các
loại hàng hóa qua Sở. Tuy nhiên để ký kết được hợp đồng mua bán hàng hóa trên Sở,
buộc những người mua và bán này phải thông qua thành viên của SGDHH.

4. Tổng kết nêu quan điểm nhóm về hoạt động mua bán hàng hóa, tại sao phải phát
sinh thêm hoạt động mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa,…
Tại sao phải phát sinh thêm hoạt động mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa
Thứ nhất, hoạt động mua bán qua SGDHH phát sinh nhằm mục đích kết nối các chủ thể
lại với nhau, hình thành một thị trường mua bán tương lai hiện đại, tập trung với quy mô
lớn; đồng thời, bảo hiểm rủi ro cho các chủ thể tham gia thị trường một cách tốt nhất.
Thứ hai, đối với hợp đồng kỳ hạn trong hoạt động mua bán qua SGDHH, Khi tham gia
mua bán hàng hóa qua SGDHH bên cạnh mục đích bảo hộ về giá cả, các bên còn hướng
tới mục đích đầu cơ trên những biến động của giá cả hàng hóa. Với cơ chế linh hoạt của
SGDHH, trước khi đến hạn hợp đồng, các bên có quyền mua bán chính hợp đồng kỳ hạn
mình đang nắm giữ nếu thấy biến động giá cả có lợi cho mình. Khi đó, đối tượng của hợp
đồng lại chính là những hợp đồng kỳ hạn. Do đó, hợp đồng kỳ hjan trong hoạt động mua
bán qua SDGHH không chỉ có đối tượng mua bán là hàng hóa mà còn mua bán phát sinh
các hợp đồng kỳ hạn đã được giao kết. Lợi nhuận đạt được thông qua hình thức đầu cơ
hợp đồng kỳ hạn lớn hơn nhiều so với việc nhận hàng thực trên SGDHH hay mua bán
hàng hóa thông thường.
Về đối tượng hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa:
Quyết định 4361/QĐ-BCT được Bộ Công thương ban hành ngày 18 tháng 08 năm 2010
về việc công bố Danh mục hàng hóa được phép giao dịch qua SGDHH, đối tượng cụ thể
được mua bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa qua sGDHH chỉ bao gồm cà phê, cao su
và thép với các quy định chi tiết về đặc tính sản phẩm, quy chuẩn kĩ thuật và mã ngành.
Ngày 29/3/2017 bộ Công thương đã ban hành Quyết định sô 1071/QĐ-BCT bổ sung mặt
hàng hạt tiêu vào danh mục hàng hóa được phép giao dịch trên SGDHH. Tuy nhiên, có
nhiều mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như: gạo, điều,... chưa được phép giao dịch trên
SGDHH, điều này làm giới hạn khả năng các doanh nghiệp có thể tham gia thị trường.
=> Quan điểm: Nên phát triển thêm nhiều đối tượng hàng hóa có tiềm năng trên thị
trường mua bán hàng hóa qua SDGHH.

You might also like