NCKH Tonghop 2804

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 98

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN


BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2023
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH
CỦA SINH VIÊN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
Lĩnh vực nghiên cứu: GIÁO DỤC

TP HCM, tháng 4 năm 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN


BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2023
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH
CỦA SINH VIÊN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
Người hướng dẫn: Th.S Trần Hằng Diệu
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Kiều Oanh
Huỳnh Ngọc Thùy Linh
Lê Hồ Thanh Hạnh
Nguyễn Ngọc Thanh Tuyền
Phạm Thị Minh Thư

TP HCM, tháng 4 năm 2023

i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn chuyên
ngành của sinh viên Khoa Kế toán – Kiểm toán của trường Đại học Tài chính – Marketing”
ngoài sự nổ lực và cố gắng không ngừng của nhóm sinh viên nghiên cứu mà còn nhờ sự
chỉ dẫn nhiệt tình của cô Trần Hằng Diệu đã đưa ra những ý kiến đóng góp cũng như chỉ
ra những lỗi sai để nhóm khắc phục trong quá trình thực hiện nghiên cứu để có thể hoàn
thành đúng hạn. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn thầy, cô Khoa Kế toán – Kiểm
toán đã hỗ trợ cũng như tạo điều kiện thuận lợi để nhóm sinh viên được tham gia thực hiện
nghiên cứu Khoa học. Và xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên Khoa Kế toán – Kiểm
toán trường Đại học Tài chính – Marketing đã giúp nhóm nghiên cứu hoàn thành khảo sát
và cung cấp những thông tin thiết thực về quá trình học tập các môn chuyên ngành để nhóm
hoàn thành nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, chúng em kính chúc cô Trần Hằng Diệu cũng như Quý thầy cô Khoa Kế
toán – Kiểm toán có thật nhiều sức khỏe và tràn đầy nhiệt huyết để tiếp tục sự nghiệp cống
hiến kiến thức và kinh nghiệm để dẫn dắt các thế hệ tiếp theo đến con đường thành công.

ii
PHỤ LỤC BẢNG

Bảng 4.1: Bảng thống kê mẫu khảo sát ............................................................................. 34


Bảng 4.2: Bảng phân tích độ tin cậy của thang đo Động cơ học tập (DCHT) .................. 36
Bảng 4.3: Bảng phân tích độ tin cậy của thang đo Phương pháp giảng dạy (PPGD) ....... 37
Bảng 4.4: Bảng phân tích độ tin cậy của thang đo Phương pháp học tập (PPHT)............ 37
Bảng 4.5: Bảng phân tích độ tin cậy của thang đo Gia đình xã hội (GDXH) ................... 38
Bảng 4.6: Bảng phân tích độ tin cậy của thang đo Cơ sở vật chất (CSVC) ...................... 39
Bảng 4.7: Bảng phân tích độ tin cậy của thang đo Kết quả học tập (KQHT) ................... 39
Bảng 4.8: Hệ số KMO và Barlett’s Test của biến độc lập ................................................ 40
Bảng 4.9: Kết quả ma trận xoay biến độc lập.................................................................... 40
Bảng 4.10: Hệ số KMO và Barlett’s Test của biến phụ thuộc .......................................... 42
Bảng 4. 11: Kết quả ma trận xoay của biến phụ thuộc ...................................................... 42
Bảng 4.12: Kiểm định sự tương quan ................................................................................ 43
Bảng 4.13: Bảng phân tích kết quả hồi quy tuyến tính ..................................................... 44
Bảng 4.14: Bảng phân tích ANOVA ................................................................................. 44
Bảng 4.15: Hệ số chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa ............................................................... 45
Bảng 4.16: Bảng kết luận giả thuyết ................................................................................. 46
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định giữa Khóa sinh viên với Kết quả học tập những môn
chuyên ngành kế toán ........................................................................................................ 49
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định Welch đối với khóa sinh viên ........................................... 49
Bảng 4.19: Mô tả phân tích One Way ANOVA giữa Khóa sinh viên và Kết quả học tập
những môn chuyên ngành kế toán của sinh viên ............................................................... 50
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định giữa GPA với Kết quả học tập các môn chuyên ngành kế
toán của sinh viên .............................................................................................................. 51
Bảng 4.21: Kết quả phân tích ANOVA đối với GPA của sinh viên ................................. 51
Bảng 4.22: Mô tả phân tích One Way ANOVA giữa GPA và Kết quả học tập các môn
chuyên ngành kế toán của sinh viên .................................................................................. 52
Bảng 4.23: Mức độ các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn chuyên ngành kế
toán của sinh viên Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Trường Đại học Tài chính – Marketing.
........................................................................................................................................... 54

iii
PHỤ LỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Mô hình TAM .................................................................................................. 16


Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................ 19
Sơ đồ 3.2: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 20

iv
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Hình 4.1: Biểu đồ phân bổ sinh viên của các năm học ..................................................... 35
Hình 4.2: Biểu đồ phân bổ GPA của sinh viên.................................................................. 35
Hình 4.3: Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư .......................................................... 47
Hình 4.4: Đồ thị phân tán của phần dư .............................................................................. 48

v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii
PHỤ LỤC BẢNG ............................................................................................................... iii
PHỤ LỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................................. iv
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH........................................................................................................ v
MỤC LỤC ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát........................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ............................................................................. 2
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu và khảo sát................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.5. Ý nghĩa Khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................. 4
1.5.1. Ý nghĩa Khoa học ............................................................................................ 4
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 4
1.6. Bố cục đề tài ........................................................................................................... 5
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................ 7
2.1. Những lý thuyết liên quan đến đề tài ..................................................................... 7
2.1.1. Lý thuyết chất lượng giáo dục......................................................................... 7
2.1.2. Lý thuyết sinh viên .......................................................................................... 8
2.1.3. Lý thuyết giảng viên........................................................................................ 9
2.1.4. Lý thuyết về môi trường học tập ................................................................... 11
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng quá trình học tập các môn học chuyên ngành ................ 13
2.3.1. Đặc thù của các môn chuyên ngành .............................................................. 13
2.3.2. Vai trò và sự ảnh hưởng của giảng viên và sinh viên trong việc học các môn
chuyên ngành .............................................................................................................. 13

vi
2.3.3. Mô hình dùng trong quá trình học tập ........................................................... 15
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 18
3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 18
3.1.1. Các nghiên cứu trước .................................................................................... 18
3.1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................... 18
3.1.4. Quy trình nghiên cứu..................................................................................... 20
3.2. Nghiên cứu định lượng ........................................................................................ 21
3.3.1. Thang đo ........................................................................................................ 22
3.3.2. Thiết kế bảng hỏi ........................................................................................... 25
3.4. Thu thập và phân tích dữ liệu............................................................................... 30
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 30
3.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu...................................................................... 30
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................................................... 32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 33
4.1. Thống kê mô tả .................................................................................................... 33
4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ......................................................................... 36
4.3.1. Đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha ................................................ 36
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................. 40
4.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu của các giả thuyết .............................................. 43
4.3.1. Phân tích tương quan Pearson ....................................................................... 43
4.3.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội ................................................................... 44
4.3.3. Kiểm định các giả định của hồi quy tuyến tính............................................. 47
4.4. Kiểm định sự khác biệt ........................................................................................ 48
4.4.1. Kiểm định sự khác biệt giữa khóa sinh viên và kết quả học tập những môn
chuyên ngành kế toán của sinh viên Kế Toán – Kiểm Toán Trường Đại học Tài
Chính – Marketing. ..................................................................................................... 48
4.4.2. Kiểm định sự khác biệt giữa trung bình tích lũy GPA và kết quả học tập các
môn chuyên ngành kế toán của sinh viên Khoa Kế Toán – Kiểm toán Trường Đại học
Tài Chính – Marketing. ............................................................................................... 50
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................. 53

vii
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .................................................................................................... 55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 56
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 56
5.2. Hàm ý và biện pháp ............................................................................................. 57
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 60
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 62
Phụ lục 1: Thống kê mẫu nghiên cứu............................................................................. 62
Phụ lục 2: Phân tích Cronbach’s Alpha ......................................................................... 63
Phụ lục 3: Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................. 69
Phụ lục 4: Phân tích tương quan Pearson ....................................................................... 78
Phụ lục 5: Phân tích hồi quy tuyến tính ......................................................................... 79
Phụ lục 6: Kiểm định sự khác biệt ................................................................................. 83

viii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nền kinh tế phát triển liên tục, nhu cầu sử dụng
các dịch vụ tài chính, đặc biệt là Kế toán - Kiểm toán không ngừng tăng lên. Đây là một
bộ phận cần thiết không thể thiếu trong bất kỳ công ty, doanh nghiệp, hay tổ chức nào. Ở
Việt Nam hiện nay có hơn 100 công ty lớn nhỏ chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán –
Kiểm toán, bên cạnh đó tại các doanh nghiệp mỗi doanh nghiệp thường cần 2 - 5 nhân viên
kế toán, do đó nhu cầu về nhân lực của ngành Kế toán mỗi lúc một tăng cao.

Song song đó, sinh viên đại học sau khi ra trường đều muốn tìm được một việc làm
đúng chuyên ngành, lương cao và ổn định. Nhưng vẫn có một số bộ phận sinh viên chưa
nắm vững kiến thức và vận dụng lý thuyết áp dụng vào thực tiễn, thiếu sự chủ động trong
việc cập nhật các thông tin mới về chuyên ngành học của mình. Hiểu được điều đó, các
trường đại học đã đưa ra nhiều giải pháp để cải thiện chất lượng đào tạo bằng việc đẩy
mạnh học tập các môn chuyên ngành. Với tâm lý chung là các môn chuyên ngành được
xem là nền tảng vững chắc để sinh viên tiếp cận với nghề Kế toán, sinh viên sẽ dành nhiều
thời gian, sức lực để học tập nhằm mục đích phục vụ cho công việc tương lai của mình sau
này. Theo quan điểm đó nên dường như kết quả học tập các môn chuyên ngành luôn là vấn
đề được sinh viên đặt lên hàng đầu.
Vì thế, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn chuyên ngành
sẽ giúp cho sinh viên dễ dàng định hướng phương pháp học tập của mình và cho ra kết quả
học tập tốt nhất, nâng cao chất lượng của bản thân để trở thành nguồn nhân lực chất lượng.
Bên cạnh đó, giúp nâng cao vị thế của ngôi trường mà mình đang theo học khi kết quả là
trường đào tạo ra được thế hệ nhân lực chất lượng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã
hội trong kỉ nguyên hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay.
Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập những
môn chuyên ngành kế toán của sinh viên Khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Tài
chính – Marketing” nhằm nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả học tập cũng như
đưa ra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả

1
học tập những môn chuyên ngành kế toán đối với sinh viên thuộc chuyên ngành Kế toán
nói riêng và sinh viên Khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Tài chính – Marketing
nói chung.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chính của đề tài là xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố đến kết quả học tập những môn chuyên ngành của sinh viên Khoa Kế toán - Kiểm toán
trường Đại học Tài chính – Marketing.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Thứ nhất, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập những môn chuyên
ngành kế toán.
- Thứ hai, mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập những
môn chuyên ngành kế toán.
- Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập những môn chuyên
ngành kế toán, góp phần giúp sinh viên lập ra kế hoạch học tập hiệu quả, chủ động hơn
trong việc học. Đồng thời, đề xuất các giải pháp giúp các giảng viên và nhà trường có thêm
nhiều phương hướng trong việc giảng dạy và hỗ trợ các bạn sinh viên Khoa Kế toán - Kiểm
toán tại trường.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả học tập những môn chuyên ngành kế toán
của sinh viên Khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Tài chính - Marketing?
- Mức tác động của các nhân tố đến kết quả học tập những môn chuyên ngành kế toán
của sinh viên Khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Tài chính - Marketing như thế
nào?
- Những giải pháp cần thiết để có thể đạt được kết quả học tập cao những môn chuyên
ngành kế toán của sinh viên trường Đại học Tài chính - Marketing?

2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu và khảo sát
- Đối tượng nghiên cứu: Kết quả học tập những môn chuyên ngành kế toán của sinh
viên Khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Tài chính - Marketing.
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên đang theo học tại Khoa Kế toán – Kiểm toán trường
Đại học Tài chính – Marketing.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: dự kiến từ 11/2022 đến 05/2023.
- Phạm vi không gian: Sinh viên các khóa đang theo học tại Khoa Kế toán – Kiểm
toán trường Đại học Tài chính – Marketing.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn chuyên
ngành kế toán Khoa Kế toán – Kiểm toán, nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
trong đề tài là nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính sơ bộ được thực hiện qua quá trình phỏng vấn nhóm tập trung
gồm sự tham gia của nhóm tác giả và các sinh viên Khoa Kế toán – Kiểm toán đang học
tại trường đại học Tài chính – Marketing.
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện qua quá trình phân tích thực nghiệm
về các hiện tượng được quan sát qua số liệu thống kê, toán học hoặc số hoặc kỹ thuật vi
tính.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện qua các giai đoạn:
- Thu thập các dữ liệu nghiên cứu bằng hình thức gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến
dưới dạng biểu mẫu được cung cấp bởi Google và được gửi đến các bạn sinh viên Khoa
Kế toán – Kiểm toán đang theo học tại trường đại học Tài chính – Marketing.
- Sử dụng phần mềm thống kê SPSS để kiểm tra độ tin cậy thang đo và giá trị thang
đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), loại
bỏ các biến quan sát không đủ tin cậy và tiếp tục xây dựng các biến còn lại. Kiểm định mô
hình nghiên cứu, các giả thiết nghiên cứu và đo lường ảnh hưởng của nhóm nhân tố bằng
phân tích hổi quy tuyến tính, từ đó làm cơ sở cho các khuyến nghị.

3
- Việc xác định sự khác biệt các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học tập các môn
chuyên ngành Kế toán của sinh viên Khoa Kế toán – Kiểm toán tại Trường Đại học Tài
chính - Marketing theo đặc điểm nhân khẩu học của các sinh viên được khảo sát bằng kiểm
định T-test, ANOVA.
1.5. Ý nghĩa Khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa Khoa học
- Một là, kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhân tố tác động và mức độ tác động của một
số yếu tố đến kết quả học tập các môn chuyên ngành kế toán của sinh viên Khoa Kế toán
– Kiểm toán tại Trường Đại học Tài chính – Marketing thông qua mô hình TAM của Davis
(1989).
- Hai là, nghiên cứu bổ sung thêm thang đo cho các nghiên cứu Khoa học đã có từ
trước và đóng góp thêm một số lý thuyết để thực hiện các công trình sau này về việc nghiên
cứu các yếu tố tác động đến kết quả học tập các môn chuyên ngành kế toán của sinh viên
Khoa Kế toán – Kiểm toán tại Trường Đại học Tài chính – Marketing.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Một là, kết quả nghiên cứu giúp Trường Đại học Tài chính - Marketing nắm bắt
được tình hình và tâm lý sinh viên Khoa Kế toán - Kiểm toán trong việc học tập các môn
chuyên ngành, khám phá thêm những yếu tố đang tác động tiêu cực hoặc tích cực đến quá
trình đào tạo cũng như tầm quan trọng của chúng, từ đó phát triển các phương pháp giảng
dạy và nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo chất lượng đầu ra của sinh viên.
- Hai là, kết quả nghiên cứu giúp cho các giảng viên đang giảng dạy các môn chuyên
ngành kế toán có cái nhìn tổng thể về kết quả học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
học tập của sinh viên. Qua đó, các giảng viên có cơ sở để xây dựng các phương pháp học
hiệu quả, đề ra các giải pháp hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của các tác động bên ngoài
đến việc học của sinh viên, từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy, đảm bảo kiến thức
được tiếp thu hiệu quả.
- Ba là, kết quả nghiên cứu giúp cho bản thân sinh viên nhận thức các yếu tố đang tác
động làm ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn chuyên ngành để từ đó có thể tìm ra
phương pháp học phù hợp, rèn luyện và phấn đấu để có kết quả học tập tốt hơn trong quá

4
trình học tập tại trường.
1.6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì đề tài có
5 chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Giới thiệu về sự cần thiết của đề tài nghiên cứu, sau đó xác định rõ mục đích của
việc thực hiện nghiên cứu, xác định rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu và đưa ra ý nghĩa
của đề tài nghiên cứu cùng bố cục dự kiến của bài nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết thực tiễn và mô hình nghiên cứu
Trình bày các khái niệm lý thuyết có liên quan đến quá trình học tập được dùng trong
nghiên cứu, tổng quan các nghiên cứu trước đây về chủ đề nghiên cứu được thảo luận ngắn
gọn và phương pháp cũng như kết quả của nghiên cứu cũng được trình bày, dựa vào đó đề
xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu sử dụng trong đề tài và phát triển các giả thiết nghiên
cứu đó.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày quy trình nghiên cứu, quy trình chọn mẫu, cách thức điều chỉnh thang đo,
quá trình thu nhập dữ liệu và các kỹ thuật dùng để phân tích dữ liệu sử dụng trong đề tài.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Phân tích và trình bày kết quả của nghiên cứu. Từ đó, thảo luận các kết quả của
nghiên cứu.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao kết quả học tập những môn chuyên ngành kế toán của sinh viên Khoa Kế toán – Kiểm
toán Trường Đại học Tài chính – Marketing.

5
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, nhóm nghiên cứu đã đưa ra lý do lựa chọn đề tài và xác định mục
tiêu nghiên cứu làm cơ sở để chỉ ra hướng đi của vấn đề nghiên cứu, từ đó có cái nhìn khái
quát hơn về đề tài nghiên cứu mà nhóm đã lựa chọn, thông qua đó, hình thành những giả
thuyết nghiên cứu để xác định cứu các yếu tố tác động đến kết quả học tập các môn chuyên
ngành kế toán của sinh viên Khoa Kế toán – Kiểm toán tại Trường Đại học Tài chính –
Marketing. Quá trình nghiên cứu kết hợp với tiến hành khảo sát thực tiễn sẽ giúp cho các
bạn sinh viên Trường Đại học Tài chính - Marketing phần nào hiểu rõ các yếu tố tác động
đến kết quả học tập môn chuyên ngành từ đó tìm ra phương pháp học tập phù hợp với bản
thân.

6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Những lý thuyết liên quan đến đề tài
2.1.1. Lý thuyết chất lượng giáo dục
2.1.1.1. Khái niệm chất lượng giáo dục
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT Ban hành
quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định giáo
dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành thì Chất lượng giáo dục là:
Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình
giáo dục, đáp ứng các yêu cầu của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục,
Luật giáo dục đại học, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương và cả nước.
2.1.1.2. Đặc điểm chất lượng giáo dục
Đầu tiên, trước khi đánh giá chất lượng giáo dục, cần tập trung vào đánh giá kết quả
giáo dục, hiệu quả giáo dục theo từng cấp độ: cá nhân người học, cơ sở giáo dục, ngành
học, địa phương và cũng như toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.
Thứ hai, chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục. “Chất lượng giáo
dục là kết quả tổng hợp phản ánh mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục – đào
tạo ở từng người học, từng lớp, từng trường, địa phương và cả nước có được sự phát triển
bền vững”.
Thứ ba, chất lượng giáo dục là toàn bộ thuộc tính, đặc điểm bản chất của tất cả
những bộ phận thuộc nền giáo dục nhất định, làm cho nền giáo dục đó có khả năng đáp
ứng các mục tiêu phát triển đất nước bền vững, thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của nhân dân
và sự phát triển của người theo học. Khi một nền giáo dục có khả năng như vậy thì nó là
nền giáo dục có chất lượng mong muốn đối với một quốc gia.
2.1.1.3. Các thành phần quyết định chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục được dựa trên mô hình EFQM (2012) là mô hình được áp dụng
ở đa số các trường Đại học ở châu Âu cho việc quản lý chất lượng cảu các trường Đại học.
Đặc thù của mô hình này dựa trên nguyên lý mô hình TQM để đánh giá mức độ quản lý

7
của một đơn vị. Khi áp dụng mô hình này, chất lượng của các trường sẽ tìm ra quyết sách
ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn phù hợp nhằm phát huy nội lực, tận dụng ngoại lực để có
thể vươn lên và sánh vai cùng những trường tiên tiến khác. EFQM 2012 dựa trên 9 tiêu
chí, 5 trong số 9 tiêu chí trên là “người hỗ trợ - nhà trường” bao gồm:
1. Chính sách và Chiến lược hoạt động của nhà trường – Strategy.
2. Quản lý con người – People.
3. Nguồn lực – Partnerships & Resources.
4. Các tiến trình hoạt động và quản lý tiến trình để đạt được kết quả tốt – Process,
Products & Services.
5. Sự thoả mãn của con người – People Results.
6. Sự thoả mãn của khách hàng – Customer Results.
7. Tác động đến xã hội – Society Results.
8. Kết quả hoạt động – Business Results.
2.1.2. Lý thuyết sinh viên
2.1.2.1. Khái niệm
Theo Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT, sinh viên là:
- Sinh viên được quy định tại quy chế này là người đang học chương trình đào tạo
trình độ đại học hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học.
- Sinh viên là trung tâm của các hoạt động giáo dục và đào tạo trong cơ sở giáo dục
đại học, được bảo đảm Điều kiện thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền trong quá trình học
tập và rèn luyện tại cơ sở giáo dục và đào tạo.
2.1.2.2. Tính tất yếu của sinh viên
Thực hiện “Nghĩa vụ” là một trong số những phạm trù cơ bản của đạo đức học, cũng
là nét đặc trưng cơ bản của đời sống con người. Chỉ ở xã hội loài người mới có ý thức về
nghĩa vụ, còn ở loài vật, mọi hành động đều được thực hiện theo bản năng. Phạm trù “nghĩa
vụ” phản ánh mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể và giữa cá nhân
với xã hội. Nghĩa vụ có một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Việc thực hiện
nghĩa vụ tốt hay xấu là “thước đo” đặc thù nói lên tình trạng tiến bộ hay suy thoái của một

8
xã hội nhất định. Vì vậy, phạm trù này luôn thu hút được nhiều nhà tư tưởng của các thời
đại bàn luận, nghiên cứu sâu sắc.
Trách nhiệm của sinh viên là tinh thần tự giác, thái độ công bằng, là những hành vi
ứng xử hay những mục đích, lý tưởng trong học tập và tu dưỡng đạo đức khi còn ngồi trên
ghế nhà trường. Ngoài ra, trách nhiệm của SV còn được thể hiện trong thái độ học tập bằng
việc nâng cao tinh thần tự học, tự tìm tòi nghiên cứu các kiến thức cần thiết phục vụ cho
quá trình học tập từ đó hình thành cho sinh viên sự tự giác có khả năng nhận thức được
trách nhiệm, bổn phận của mình, nhận thức được cái cần phải làm.
Để đạt được mục tiêu khi ra trường bản thân cần có sự nỗ lực, phấn đấu hết mình.
Khám phá được những ưu điểm ở lĩnh vực mà bản thân đang theo đuổi cũng như những
yếu điểm tồn đọng cũng là cách để bản thân dần dần cải thiện năng lực cũng như ngày một
hoàn thiện hơn.
2.1.2.3. Mối liên hệ giữa chất lượng giáo dục đối với sinh viên
Chất lượng giáo dục được xác định được xác định một phần nhờ vào sự thành công
của sinh viên được giáo dục bởi giảng viên và môi trường đại học.
Yếu tố tiên quyết để đánh giá chất lượng giáo dục được thể hiện qua trình độ cũng
như tâm huyết với nghề của giảng viên. Việc nhà trường có đội ngũ giảng viên có kiến
thức vững và truyền đạt tốt tới các sinh viên đã phần nào thúc đẩy động lực học tập của
sinh viên được nâng cao. Ngày nay các trường đại học đều có phòng công tác hỗ trợ sinh
viên nhằm giúp đỡ cũng như giải đáp thắc mắc. Từ đó có thể thấy chất lượng giáo dục đi
đôi với sự thành công của sinh viên. Cũng vì thế các yếu tố cải thiện chất lượng giáo dục
đều dựa trên mong muốn và nguyện vọng của các bạn sinh viên.
2.1.3. Lý thuyết giảng viên
2.1.3.1. Khái niệm
Theo Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 54 của Đạo luật Giáo dục Đại học 2012, được sửa đổi
và bổ sung năm 2018 quy định về giảng viên như sau:
1. Giảng viên của cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng, có tư cách,
đạo đức tốt, đủ sức khỏe, đủ năng lực thi hành công vụ.

9
2. Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư,
giáo sư. Cơ sở đào tạo đại học sử dụng giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ
chức và hoạt động, quy chế về vị trí việc làm và quy chế sử dụng giảng viên của cơ sở đào
tạo đại học.
3. Trình độ học vấn tối thiểu đối với chức danh giảng viên cấp I trong trường đại học
là thạc sĩ, không kể chức danh trợ giảng; trình độ giảng dạy của giảng viên trình độ thạc sĩ,
tiến sĩ. Các cơ sở đào tạo đại học ưu tiên tuyển dụng cán bộ có trình độ tiến sĩ làm giảng
viên; phát triển và ưu tiên đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành, nghề đào tạo.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn, bổ nhiệm chức danh giảng
viên theo năng lực; tỷ lệ giáo viên biên chế tối thiểu trong cơ sở giáo dục đại học; tiêu
chuẩn giảng viên, giảng viên thực hành trong một số ngành, nghề đào tạo cụ thể. (Nguồn:
vanhoahoc)
2.1.3.2. Đặc điểm
Là những người (bộ phận) đảm nhận vai trò chủ chốt trong công việc giảng dạy
thuộc chuyên ngành hoặc một bộ môn nhất định. Họ có thể giảng dạy ở những cấp bậc
khác nhau như trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc sau đại học. Đôi khi họ không giảng dạy,
mà thực hiện công việc nghiên cứu, họ cũng chính là những người thuyết trình, những
người diễn giảng về một đề tài nào đó thuộc về chuyên ngành nghiên cứu của mình.
2.1.3.3. Chất lượng giảng viên đối với nền giáo dục
Giảng viên là bộ phận chính của công việc giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại
học. Đưa ra các tiêu chuẩn về năng lực, trình độ chuyên môn và kỹ năng giảng dạy. Ngoài
ra, còn có giá trị đạo đức, tư cách nhà giáo. Đảm bảo hiệu quả của tổ chức và mục tiêu
hướng dẫn.
Ở cấp đại học, nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu Khoa
học. Vì vậy, giảng viên phải có trình độ từ thạc sĩ trở lên (trừ trợ giảng). Trong đó, việc
tuyển dụng giảng viên có năng lực, chất lượng giảng dạy tốt, loại giỏi cũng được ưu tiên.
Qua đó cam kết nhiều hơn về nền giáo dục và chất lượng nguồn lao động trong tương lai.
Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển dụng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục quy định. Để tiêu
chuẩn có thể được áp dụng đồng thời và hiệu quả trong các cơ sở giáo dục đại học cần chú

10
ý đến chất lượng đào tạo, cũng như triển vọng nghề nghiệp mà môi trường đào tạo đó mang
lại.
Đội ngũ giảng viên đại học phải có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi mọi
hoạt động của nhà trường. Giảng viên phải định hướng cho sinh viên biết cách học tập sao
cho thích hợp với nhu cầu, khả năng của mình, cách tư duy và xử lý các tình huống trong
cuộc sống, qua đó hình thành năng lực tiếp cận và giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, giảng
viên phải là người hướng dẫn, điều phối, tổ chức hoạt động và đánh giá kết quả học tập,
sáng tạo của sinh viên, Nền giáo dục sẽ ngày càng tiến bước hơn khi đội ngũ giảng viên
không cần đứng lớp, người học sẽ được hướng dẫn học trực tuyến qua Internet; sinh viên
có cơ hội để tiếp cận, tích lũy, chắc lọc những kiến thức phù hợp với bản thân và công việc.
Trong tương lai đội ngũ giảng viên đại học phải giỏi về ngoại ngữ và công nghệ
thông tin. Điều này sẽ giúp cho việc giảng dạy, theo dõi quá trình học tập tại nhà, kiểm tra
mức độ hoàn thành bài tập của giảng viên nói riêng và nhà trường nói chung sẽ mang đến
hiệu quả về nhiều mặt.
2.1.4. Lý thuyết về môi trường học tập
2.1.4.1. Khái niệm
Theo Nghị định số 80/2017/NĐ-CP, môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về
vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển
của người học. Môi trường học tập không tự có sẵn mà giáo viên cần phải tạo lập, phát
triển, duy trì và nuôi dưỡng nó. Đối với người học và quy trình học, việc xây dựng và duy
trì một môi trường hỗ trợ cho việc học tập của cá nhân và tập thể, tạo điều kiện cho quá
trình chất vấn, phê bình và phản ánh là rất quan trọng.
2.1.4.2. Đặc điểm
Một khía cạnh cơ bản của môi trường học tập là xem trọng người học, xem trọng sự
độc đáo, các kinh nghiệm, sự đóng góp kiến thức và khả năng học hỏi, phát triển và thay
đổi của họ. Hiểu được giá trị và tôn trọng người học là dấu hiệu của việc tạo lập một môi
trường học tập hiệu quả.
Người học có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm của họ liên quan đến những mục tiêu học
tập với giáo viên và người học khác. Mục tiêu của việc chia sẻ là để thúc đẩy khả năng tư

11
duy phân tích và để thách thức nhau thử nghiệm các ý tưởng, cảm giác, hành vi và hành
động mới. Quá trình chia sẻ không chỉ đơn thuần giữa người học với nhau mà cả giáo viên
cũng cẩn tham gia để chia sẻ các thông tin và kinh nghiệm của mình.
Một nguyên tắc của môi trường học tập là sự cởi mở. Cởi mở với chính bản thân
mình, với người khác, cởi mở để học, để đặt ra các câu hỏi, để xem xét và quan sát. Điều
này rất quan trọng, bởi vì việc học diễn ra trong một quá trình suy ngẫm về bản thân, về
những người xung quanh, và về tình huống thực tại.
Một đặc trưng nữa của môi trường học tập là phải tạo được tính thách thức đối với
học viên. Người học phải được gợi mở, gây hứng thú, khen ngợi và thách thức. Đây không
phải là một môi trường bị động, cần phải tạo điều kiện kích thích người học tìm tòi, giúp
họ vượt qua giới hạn của khả năng hiện tại, sử dụng tiềm năng một cách sáng tạo, tận dụng
khả năng của mình, giải phóng bản thân và nhận ra được khả năng suy nghĩ độc lập của
mình.
Đặc trưng tiếp theo phải kể đến là sự an toàn và thoải mái về tâm lý. Người học
không bị áp đặt kiến thức và được kích thích phát triển bản thân. Một cảm giác an toàn về
tâm lý là một khía cạnh thiết yếu của môi trường học tập. Bên cạnh đó, sự an toàn còn thể
hiện ở việc bảo vệ lẫn nhau trong một tập thể.
Một khía cạnh liên quan là sự hỗ trợ - hỗ trợ về tinh thần, hỗ trợ về trí tuệ, hỗ trợ về
hành động - khả năng có được sự hỗ trợ - hỗ trợ cá nhân, một nhóm nhỏ, tạo điều kiện để
người học có thể hỗ trợ lẫn nhau cũng như giảng viên và người hướng dẫn có thể hỗ trợ
người học và bản thân họ - hỗ trợ bằng hành động không phải bằng lời nói. Sự hỗ trợ này
cần được duy trì cả trong và ngoài giờ học. Người hướng dẫn cần kêu gọi người học hỗ trợ
lẫn nhau.
Và cuối cùng, môi trường học phải tạo điều kiện cho các ý kiến phản hồi. Cơ chế
phản hồi phải dễ dàng, thoải mái, không gây khó khăn hay hạn chế, thông tin phản hồi từ
từng người, từ bản thân một cách khiêm tốn, phản hồi liên tục về suy nghĩ, cảm xúc và
hành động của mỗi người, phản hồi về những gì mỗi người đã học và đã cố gắng.

12
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng quá trình học tập các môn học chuyên ngành
2.3.1. Đặc thù của các môn chuyên ngành
Các môn chuyên ngành là các môn học nâng cao gồm những kiến thức cơ bản nền
tảng của các môn học ở ngành đại học đã chọn. Môn chuyên ngành khác với môn đại cương
vì kiến thức sẽ được cung cấp một cách chi tiết, cụ thể nhất chứ không tổng thể như các
môn đại cương bạn đã được học. Vì vậy, môn chuyên ngành sẽ chỉ được giảng dạy ở chuyên
ngành của bạn nên các ngành khác sẽ không được tiếp cận. Sau khi học các môn chuyên
ngành, sinh viên sẽ vận dụng các kiến thức chuyên ngành này phục vụ vào công việc liên
quan trong tương lai của mình. Chính vì vậy, môn chuyên ngành là môn quan trọng và bắt
buộc sinh viên phải học cẩn trọng và kỹ lưỡng. Tuy nhiên, trong quá trình học tập của sinh
viên với các môn học này còn có những khó khăn. Để đảm bảo rằng họ hiểu những gì họ
cần học, phải có đánh giá về những phức tạp mà họ gặp phải để quá trình học tập có hiệu
quả. Để giải quyết những phức tạp này, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học
tập những môn chuyên ngành kế toán của sinh viên Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại
học Tài chính – Marketing là một việc cần thiết.
2.3.2. Vai trò và sự ảnh hưởng của giảng viên và sinh viên trong việc học các
môn chuyên ngành
2.3.2.1. Sự ảnh hưởng của giảng viên
Giảng viên phải có năng lực sư phạm toàn diện về nhiều mặt để tạo được ấn tượng
đẹp và mạnh cho sinh viên, luôn nắm rõ kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành và môn
học mà mình giảng dạy là điều bắt buộc. Việc giảng viên có thể truyền được cảm hứng đến
cho người học, giúp sinh viên hiểu và ứng dụng kiến thức môn chuyên ngành vào thực tế
là yếu tố quan trọng để quá trình giảng dạy đạt hiệu quả tốt nhất. Ta có thể thấy có hai
phương pháp truyền tải gồm “truyền thống” và “đảo ngược”.
- Phương pháp truyền tải “truyền thống”:
 Giảng viên sẽ là người chủ động trong lớp học, là người truyền đạt kiến thức
trong giáo trình, còn sinh viên tin tưởng lắng nghe và thụ động trong việc tìm hiểu kiến
thức, không cần tư duy phản biện và sáng tạo.

13
Lý do: Sinh viên chỉ lĩnh hội kiến thức một chiều vì hoàn toàn tin tưởng vào kiến
thức chuyên ngành mà thầy cô cung cấp nên không dám thắc mắc hay hỏi mở rộng các vấn
đề liên quan đến chuyên ngành. Sinh viên nghĩ rằng chỉ cần học tập các môn chuyên ngành
được dạy ở trường đã có thể tốt nghiệp và đi làm nên không chủ động khám phá hay tìm
hiểu thêm kiến thức về chuyên ngành mình đang theo học.
Để có thể đưa ra kết quả có hiệu quả hay không và lý do tại sao hãy dựa vào bảng
khảo sát để đưa ra kết luận.
- Phương pháp truyền tải “đảo ngược”:
 Giảng viên chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế để sinh viên có thể hình
dung bài học một cách dễ dàng.
 Sinh viên chủ động phân tích, đánh giá, sáng tạo và ứng dụng qua các tình
huống, bài thảo luận nhóm, bài mô phỏng được giao.
 Tạo nên sự tương tác học tập và hình thức học tập đa chiều giữa sinh viên –
giảng viên – tài liệu – thực tiễn.
 Để có thể đưa ra kết quả có hiệu quả hay không và lý do tại sao hãy dựa vào
bảng khảo sát để đưa ra kết luận.
2.3.2.2. Sự ảnh hưởng của sinh viên
- Sinh viên có rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến việc học môn chuyên ngành như nền
tảng từ trung học phổ thông, từ năm cấp 3 học sinh đã được định hướng mình sẽ theo khối
nào, lĩnh vực nào để phát triển tốt nhất các môn học cần cho định hướng đó. Kết quả của
việc lựa chọn đúng sẽ giúp cho sinh viên có lợi thế trong việc học đúng chuyên ngành mình
đã chọn nhưng nếu chọn phải ngành mình không thích thì cũng sẽ ảnh hưởng một phần
không ít trong quá trình học các môn chuyên ngành của sinh viên.
- Sự định hướng đến từ gia đình cũng là một ảnh hưởng quan trọng không kém. Vì
đây có thể là ngành học mà sinh viên không muốn nên khi học các kiến thức chuyên ngành
sẽ gây ra cảm giác nặng nề, khó chịu, chỉ học để qua môn. Hay các mối quan hệ như bạn
bè nếu gặp được những người bạn tốt sẽ giúp sinh viên có động lực học tập, thúc đẩy cùng

14
nhau đi lên nhưng nếu gặp bạn xấu thì chắc chắn việc học tập các môn chuyên ngành sẽ
tuột dốc không phanh.
- Điều quan trọng nhất là kiến thức ứng dụng được trong nghề nghiệp ở tương lai có
thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến quá trình học tập môn chuyên ngành của sinh viên.
1) Chất lượng giảng viên
2) Phương pháp giảng dạy
3) Sự yêu thích môn học
4) Chủ động tìm hiểu và khai thác kiến thức
5) Giáo trình, tài liệu thực tế
6) Tính ứng dụng cao cho nghề nghiệp
2.3.3. Mô hình dùng trong quá trình học tập
Trong lĩnh vực giáo dục, mô hình TAM được sử dụng như một công cụ giải thích
cho việc điều tra quá trình học tập kết hợp với các thiết bị công nghệ (Park, 2009), tìm hiểu
ý định sử dụng m-learning và các ứng dụng di động về giáo dục bằng cách áp dụng lý
thuyết và mô hình TAM trong thiết kế nghiên cứu (Pappas, 2017) để xác định mức độ ảnh
hưởng của hai nhân tố chính là tính hữu ích cảm nhận và tính dễ sử dụng cảm nhận đến
việc chấp nhận học tập với các thiết bị công nghệ - điện tử của sinh viên (Park, 2009, Nam
và Park, 2008).
Mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
và tính thích thú cảm nhận. Kết quả phân tích từ 306 người dùng tại các trường đại học cho
thấy ý định sử dụng các ứng dụng giáo dục chịu ảnh hưởng bởi (1) tính dễ sử dụng cảm
nhận; (2) tính hữu ích cảm nhận, (3) tính thích thú cảm nhận và (4) thái độ với dịch vụ.
Nghiên cứu cũng đem lại một số hàm ý nghiên cứu với các nhà phát triển và cung cấp dịch
vụ cần tập trung vào khai thác lợi thế của ứng dụng di động dựa trên tính dễ sử dụng, tính
hữu ích cũng như các dịch vụ gia tăng về tính giải trí đối với người dùng.

15
Sơ đồ 2.1: Mô hình TAM
Mục đích của mô hình này là dự đoán khả năng chấp nhận của một công cụ và xác
định các sửa đổi phải được đưa vào hệ thống để làm cho nó được người dùng chấp nhận.
Mô hình này cho thấy khả năng chấp nhận của một hệ thống thông tin được xác định bởi
hai yếu tố chính: nhận thức tính hữu ích và nhận thức dễ sử dụng.
Mô hình chấp nhận công nghệ quy định rằng việc sử dụng hệ thống thông tin được
xác định bởi ý định hành vi, nhưng mặt khác, ý định hành vi được xác định bởi thái độ của
con người đó đối với việc sử dụng hệ thống và cũng bởi thái độ của người đó đối với việc
sử dụng hệ thống và cũng bởi nhận thức của mình về tiện ích của nó. Bên cạnh đó, mô hình
chấp nhận công nghệ đưa ra giả thuyết về mối liên hệ trực tiếp giữa tính hữu dụng nhận
thức và tính dễ sử dụng.

16
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Kết thúc chương 2, chúng ta hiểu rõ được phần nào về cơ sở lý thuyết và các mô
hình nghiên cứu liên quan. Chi tiết hơn về các lý thuyết được đề cập trên bài như lý thuyết
về chất lượng giáo dục, lý thuyết giảng viên, sinh viên…. đông thời, đề xuất các mô hình
nghiên cứu liên quan, đưa ra lý do, mục đích thuyết phục người đọc. Phân tích rõ về tầm
quan trọng của môi trường tác động, giảng viên, sinh viên và công dụng, ứng dụng của mô
hình nghiên cứu.

17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
3.1.1. Các nghiên cứu trước
Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã tiến hành các nghiên cứu về những nhân tố
ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương
Thảo (2014) về các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức thu nhận của sinh viên ngành kinh tế,
năng lực giảng viên và động cơ học tập có tác động cùng chiều đến kiến thức thu nhận của
sinh viên. Ngoài ra, ấn tượng trường học và cơ sở vật chất của trường học cũng góp phần
vào ảnh hưởng của năng lực giảng viên đến kiến thức thu nhận của sinh viên. Tương tự,
nghiên cứu của Nguyễn Thu An và cộng sự (2016) đã chỉ ra rằng có hai nhóm nhân tố ảnh
hưởng thuận chiều đến kết quả học tập của sinh viên là nhân tố thuộc về bản thân sinh viên
và nhân tố thuộc về năng lực giảng viên.
Kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Hóa và cộng sự (2018) cho thấy có tám nhân tố
ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, bao gồm: tương tác lớp học, phương pháp
học tập, kiên định học tập, động cơ học tập, bạn bè, cơ sở vật chất, ấn tượng trường học,
kiến thức và cách tổ chức môn học của giảng viên. Trong đó, nhân tố “sự tương tác lớp học
của giảng viên” có tác động mạnh nhất. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Rasha Mohamad
Mahboub (2022), kết quả học tập của sinh viên tốt hơn khi họ có niềm đam mê với ngành
kế toán. Những sinh viên này sau khi tốt nghiệp sẽ có năng lực làm việc vượt trội so với
các đồng nghiệp. Bên cạnh các nhân tố xã hội, sự tham gia của gia đình trong quá trình
giáo dục con cái cũng làm tăng tỉ lệ thành công trong kết quả học tập của con em họ
(Furstenberg & Hughes, 1995).
3.1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả các nghiên cứu trước, nhóm đã kế thừa và xây
dựng mô hình nghiên cứu gồm 5 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn chuyên
ngành kế toán của sinh viên: động cơ học tập (DCHT), phương pháp giảng dạy (PPGD),
phương pháp học tập (PPHT), gia đình xã hội (GDXH), cơ sở vật chất (CSVC).

18
Động cơ học
tập (DCHT)

Phương
pháp giảng
dạy (PPGD)

Kết quả học tập các


Phương H3 (+)
môn chuyên ngành
pháp học tập
của sinh viên Khoa
(PPHT)
Kế toán - Kiểm toán

Gia đình xã
hội (GDXH)

Cơ sở vật
chất
(CSVC)

Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

19
3.1.4. Quy trình nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu tổng quát

Xác định vấn đề

Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước

Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu

Thu thập dữ liệu

Phân tích dữ liệu

Diễn giải kết quả

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu

Sơ đồ 3.2: Quy trình nghiên cứu


Diễn giải quy trình nghiên cứu:
- Câu hỏi nghiên cứu tổng quát: từ những vấn đề tồn đọng trong quá trình lựa chọn
đề tài nghiên cứu có thể xác định được vấn đề và mục tiêu nghiên cứu.
- Xác định vấn đề: Dựa trên những phương pháp nghiên cứu và thiếu sót về lý luận
Khoa học tạo ra cơ sở để phân tích kết quả và làm tiền đề xác định vấn đè cần nghiên cứu.

20
- Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước: từ những tài liệu thu được ta mô hình
hóa các giả thuyết nghiên cứu, hơn hết đó là trọng tâm của vấn đề nghiên cứu nhờ việc thu
thập, quản lý, đọc kỹ các tài liệu lý thuyết và các bài báo Khoa học liên quan.
- Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu: đề cương và kế hoạch tuy hai văn
bản này có nhiều điểm tương tự nhưng tính chất khác nhau, kế hoạch chỉ vạch ra diễn biến,
trình tự các hoạt động, còn nội dung đi vào các nội dung của việc nghiên cứu
- Thu thập dữ liệu: cần phải qua quá trình sàn lọc để loại bỏ các dữ liệu lỗi, không tin
cậy.
- Phân tích dữ liệu: để đưa ra các kết luận kiểm định mà nhóm tác giả đã đặt ra ban
đầu và các đánh giá khác cần hệ thống hóa dữ liệu.
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu: từ những kết quả phân tích dữ liệu thu được nhóm
tác giả cần phải giải thích kết quả. Sau đó tiến hành viết báo cáo và trình bày văn phong
cũng như nội dung các vấn đề đã được nghiên cứu một cách ngắn gọn, rõ ràng, hợp lý.
3.2. Nghiên cứu định lượng
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích định lượng để nghiên cứu. Mục đích
tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn chuyên ngành Kế toán –
Kiểm toán của sinh viên. Sau đó sẽ tiến hành phân tích nhân tố khẳng định, qua đó đánh
giá được tác động trực tiếp và gián tiếp của các yếu tố đến kiến thức thu nhận của sinh
viên. Phần mềm được sử dụng để phân tích là SPSS. Các biến trong mô hình hầu hết là
biến tiềm ẩn được đo lường bằng nhiều biến quan sát. Thang đo sử dụng là thang đo Likert
5 điểm, với các mức độ đồng ý từ 1: Hoàn toàn không đồng ý đến 5: Hoàn toàn đồng ý về
các phát biểu được đưa ra.
Theo Bollen, kích thước mẫu tối thiểu được xác định bằng 5 mẫu cho một biến ước
lượng. Ở bài nghiên cứu này có 30 biến cần quan sát, như vậy kích thước mẫu sẽ là
5x30=150 mẫu. Để tăng độ tin cậy cho nghiên cứu, nhóm tác giả quyết định khảo sát 230
mẫu tại 3 cơ sở của Trường Đại học Tài chính – Marketing.

21
3.3. Thiết kế bảng hỏi và thang đo
3.3.1. Thang đo
Hệ thống thang đo trong nghiên cứu này gồm có 5 nhóm yếu tố và 30 biến quan sát
được kế thừa và chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của sinh viên Khoa
Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Tài chính – Marketing, cụ thể như sau:
Nguồn tham
Khái niệm Tên biến quan sát Thang đo
khảo
DCHT 1: Tôi thích việc tính toán và Likert 1 – 5
phân tích dữ liệu
DCHT 2: Tôi hứng thú với công việc Likert 1 – 5
kế toán
DCHT 3: Tôi muốn nắm vững các Likert 1 – 5
kiến thức chuyên ngành để áp dụng
Động cơ học Nguyễn Đình
vào công việc sau này
tập (DCHT) Thọ (2009)
DCHT 4: Việc học là ưu tiên số 1 của Likert 1 – 5
tôi
DCHT 5: Tôi muốn đạt kết quả tốt để Likert 1 – 5
nâng cao cơ hội việc làm
DCHT 6: Tôi muốn chứng minh Likert 1 – 5
năng lực của bản thân.
PPGD 1: Truyền đạt kiến thức rõ Likert 1 – 5
ràng, dễ hiểu.
PPGD 2: Đa dạng trong cách giảng Likert 1 – 5
Phương pháp
dạy (kết hợp kahoot, xem phim tài Nguyễn Thị
giảng dạy
liệu, ...) Nga (2013)
(PPGD)
PPGD 3: Cập nhật các thông tin mới Likert 1 – 5
nhất liên quan đến chuyên ngành.
(Thông tư, Nghị định, Luật, ...)

22
PPGD 4: Giảng viên kết hợp giảng Likert 1 – 5
dạy lý thuyết và chia sẻ kinh nghiệm
thực tế.
PPGD 5: Giảng viên khuyến khích Likert 1 – 5
nêu câu hỏi và bày tỏ quan điểm
riêng về các vấn đề của môn học.
PPGD 6: Giảng viên sẵn sàng giải Likert 1 – 5
đáp các thắc mắc liên quan đến nội
dung môn học.
PPGD 7: Sử dụng nhiều hình thức Likert 1 – 5
kiểm tra kiến thức đã dạy trước đó để
sinh viên ôn lại bài. (Đa dạng trong
cách giảng dạy)
PPHT 1: Chủ động tìm kiếm tài liệu Likert 1 – 5
liên quan đến môn học.
PPHT 2: Xác định mục tiêu cụ thể Likert 1 – 5
của từng môn học.
PPHT 3: Ghi chép bài đầy đủ theo Likert 1 – 5
Phương pháp cách hiểu của mình. Võ Thị Tâm
học tập (PPHT) PPHT 4: Chủ động đặt câu hỏi và Likert 1 – 5 (2010)
trao đổi với giảng viên.
PPHT 5: Tham gia các buổi hội thảo Likert 1 – 5
liên quan đến chuyên ngành kế toán.
PPHT 6: Tóm tắt và liên kết kiến Likert 1 – 5
thức các môn chuyên ngành đã học.
Gia đình xã hội GDXH 1: Gia đình tạo điều kiện Likert 1 – 5 Biện chứng học
(GDXH) thuận lợi cho việc học tập. (2015)

23
GDXH 2: Gia đình ủng hộ việc lựa Likert 1 – 5
chọn ngành học.
GDXH 3: Điều kiện kinh tế gia đình Likert 1 – 5
đảm bảo cho việc học.
GDXH 4: Gia đình là tấm gương để Likert 1 – 5
bản thân phấn đấu học tập.
GDXH 5: Tham gia các hoạt động Likert 1 – 5
đoàn thể của nhà trường.
GDXH 6: Tham gia các hoạt động Likert 1 – 5
đoàn thể ngoài nhà trường.
CSVC 1: Chất lượng phòng học đáp Likert 1 – 5
ứng đủ cho nhu cầu học tập (đèn,
máy lạnh, máy chiếu, bàn ghế, loa,
...)
CSVC 2: Thư viện rộng rãi, nhiều Likert 1 – 5
Cơ sở vật chất đầu sách khác nhau. Nguyễn Thị
(CSVC) CSVC 3: Trang bị phòng nghỉ cho Likert 1 – 5 Nga (2013)
sinh viên.
CSVC 4: Hệ thống internet phục vụ Likert 1 – 5
cho quá trình học tập.
CSVC 5: Vệ sinh môi trường sạch sẽ, Likert 1 – 5
thoáng mát.
Kết quả học tập KQHT 1: Tôi đạt được điểm số như Likert 1 – 5 Võ Thị Tâm
(KQHT) mong đợi (2010)
KQHT 2: Tôi ứng dụng được các Likert 1 – 5
kiến thức đã học vào thực tế

24
KQHT 3: Nhìn chung tôi đã học Likert 1 – 5
được nhiều kiến thức và phát triển kỹ
năng cần thiết
Bảng 3.1: Thang đo
3.3.2. Thiết kế bảng hỏi
BẢNG CÂU HỎI
PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN
Câu 1: Email của bạn:……………………………………………………………….
Câu 2: Bạn đang là sinh viên năm mấy?
 Năm 1
 Năm 2
 Năm 3
 Năm 4
Câu 3: GPA hiện tại của bạn đang là bao nhiêu?
 1.0 – 2.0
 2.0 – 3.0
 3.0 – 4.0
PHẦN 2: BẢNG KHẢO SÁT
1 2 3 4 5
Hoàn toàn Không đồng ý Hoàn toàn
Bình thường Đồng ý
không đồng ý đồng ý

25
STT Chỉ tiêu Mức độ đồng ý

I ĐỘNG CƠ HỌC TẬP 1 2 3 4 5

Việc học là ưu tiên số 1


1     
của tôi.
Tôi thích việc tính toán
2     
và phân tích dữ liệu.
Tôi hứng thú với công
3     
việc kế toán.
Tôi muốn nắm vững các
kiến thức chuyên ngành
4     
để áp dụng vào công
việc sau này.
Tôi muốn đạt kết quả
5 tốt để nâng cao cơ hội     

việc làm.
Tôi muốn chứng minh
6     
năng lực của bản thân.
PHƯƠNG PHÁP
II 1 2 3 4 5
GIẢNG DẠY
Truyền đạt kiến thức rõ
1     
ràng, dễ hiểu.
Đa dạng trong cách
giảng dạy. (kết hợp
2     
kahoot, xem phim tài
liệu,...)
Cập nhật các thông tin
3     
mới nhất liên quan đến

26
chuyên ngành. (Thông
tư, Nghị định, Luật,...)
Giảng viên kết hợp
giảng dạy lý thuyết và
4     
chia sẻ kinh nghiệm
thực tế.
Giảng viên khuyến
khích nêu câu hỏi và
5 bày tỏ quan điểm riêng     

về các vấn đề của môn


học.
Giảng viên sẵn sàng
giải đáp các thắc mắc
6     
liên quan đến nội dung
môn học.
Sử dụng nhiều hình
thức kiểm tra kiến thức
đã dạy trước đó để sinh
7     
viên ôn lại bài. (Đa
dạng trong cách giảng
dạy)
PHƯƠNG PHÁP HỌC
III 1 2 3 4 5
TẬP
Chủ động tìm kiếm tài
1 liệu liên quan đến môn     

học.
Xác định mục tiêu cụ
2     
thể của từng môn học.

27
Ghi chép bài đầy đủ
3 theo cách hiểu của     

mình.
Chủ động đặt câu hỏi và
4     
trao đổi với giảng viên.
Tham gia các buổi hội
5 thảo liên quan đến     

chuyên ngành kế toán.


Tóm tắt và liên kết kiến
6 thức các môn chuyên     

ngành đã học.

IV GIA ĐÌNH XÃ HỘI 1 2 3 4 5

Gia đình tạo điều kiện


1 thuận lợi cho việc học     

tập.
Gia đình ủng hộ việc
2     
lựa chọn ngành học.
Điều kiện kinh tế gia
3 đình đảm bảo cho việc     

học.
Gia đình là tấm gương
4 để bản thân phấn đấu     

học tập.
Tham gia các hoạt động
5 đoàn thể của nhà     

trường.

28
Tham gia các hoạt động
6 đoàn thể ngoài nhà     

trường.

V CƠ SỞ VẬT CHẤT 1 2 3 4 5

Chất lượng phòng học


đáp ứng đủ cho nhu cầu
1 học tập. (đèn, máy lạnh,     

máy chiếu, bàn ghế,


loa,...)
Thư viện rộng rãi, nhiều
2     
đầu sách khác nhau.
Trang bị phòng nghỉ
3     
cho sinh viên.
Hệ thống internet phục
4 vụ cho quá trình học     

tập.
Vệ sinh môi trường
5     
sạch sẽ, thoáng mát.

VI KẾT QUẢ HỌC TẬP     

Tôi đạt được điểm số


1     
như mong đợi
Tôi ứng dụng được các
2 kiến thức đã học vào     

thực tế

29
Nhìn chung tôi đã học
được nhiều kiến thức và
3     
phát triển kỹ năng cần
thiết

3.4. Thu thập và phân tích dữ liệu


3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu sơ cấp được dùng để phân tích dữ liệu có được bằng việc khảo sát 300 sinh
viên Khoa Kế toán – Kiểm toán của Trường Đại học Tài chính – Marketing. Việc thu thập
dữ liệu được tiến hành bằng cách thực hiện bảng khảo sát trực tuyến thông qua Google
biểu mẫu.
Sau khi tiến hành khảo sát, nhóm tác giả đã nhận được 250 mẫu khảo sát từ các sinh
viên. Sau khi được nhập và làm sạch dữ liệu, còn lại 200 khảo sát hợp lệ dùng để phân tích.
3.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng hai phần mềm phân tích thống kê SPSS trong phân tích số liệu.
Phần mềm SPSS 20.0 có thể sử dụng trong thống kê mô tả mẫu, đánh giá sơ bộ phép thử
thông qua kiểm tra độ tin cậy CronBach’s Alpha, phân tích yếu tố phát hiện EFA và phân
tích dữ liệu.
3.4.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha
Thang đo này kiểm tra mức độ chặt chẽ bằng hai phương pháp là hệ số Cronbach’s
Alpha và các yếu tố của EFA. Hệ số β của Cronbach là một phép kiểm tra để đánh giá sự
phức tạp giữa các mục hỏi trên bảng đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn
Mộng Ngọc, 2008). Hệ số Cronbach’s Alpha được tính toán theo phương trình: α= M *α/[1
+ ρ * (K - 1) ] trong đó J là hệ số tương quan trung bình của mỗi mục hỏi còn N là số mục
hỏi.
3.4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng nhằm rút gọn tất cả những biến này
vào một tập hợp bé hơn là các biến tượng trưng cho từng loại nhân tố để không bị giảm đi

30
giá trị mô tả và thông tin của nhóm nhân tố đó (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2008). Hệ số (Kaiser - Meyer - Olkin) KMO là một chỉ số dùng trong đánh giá tính phù
hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO cao (giữa 0.5 và 1) có ý nghĩa là phân tích nhân tố
thích hợp, nhưng khi trị số nó thấp quá 0.5 thì phân tích nhân tố có tính không tương ứng
với kết quả.
3.4.2.3. Phân tích hồi quy đa biến
Phân tích hồi quy là một phân tích tổng hợp nhằm xác định giữa các biến chính
(biến thuyết minh) và những biến phụ thuộc (biến có thuyết minh) như thế nào. Từ đó có
thể xác định xem yếu tố nào đóng góp lớn/nhỏ hoặc không đóng góp cho những thay đổi
của biến phụ thuộc để rồi sau đó tìm được các biện pháp hiệu quả và tiết kiệm nhất. Phân
tích hồi quy không những là trùng khớp đường cong (lựa chọn một đường cong nào gần
đúng nhất với một tập hợp điểm thông tin) mà thậm chí nó có thể trùng khớp với một đồ
thị với nhiều phần tử rời rạc được xác định (deterministic and stochastic components).

31
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Từ chương 3, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích dữ liệu thu thập từ 250 mẫu
khảo sát và đã loại bỏ 50 khảo sát không hợp lệ để kiểm định các thang đo của mô hình
nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu khoa học được đưa ra trong quá trình
xây dựng mô hình. Quá trình phân tích dữ liệu cũng được thực hiện theo trình tự: thống kê
mô tả, kiểm tra độ ổn định của từng thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố
phát hiện (EFA), phân tích cụm, phân tích đa biến, phân tích tương quan Person và phân
tích ANOVA một chiều.
Trong chương 3, nhóm nghiên cứu đã giới thiệu từng phần về trình tự nghiên cứu,
hệ thống câu hỏi và xây dựng thang đo, phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu được thực
hiện bằng phương pháp phân tích định tính và định lượng.
Đối với quá trình tìm kiếm, tập trung vào các thực thể mà từ đó các nguồn thông tin
và dữ liệu được lấy để phân tích là các bạn sinh viên Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường
Đại học Tài chính – Marketing.

32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thống kê mô tả
Loại bỏ dữ liệu không hợp lệ:
- Theo Bollen, kích thước mẫu tối thiểu được xác định bằng 5 mẫu cho một biến ước
lượng. Mô hình nghiên cứu có 30 biến cần quan sát, như vậy kích thước mẫu sẽ là 5x30
=150 mẫu. Để tăng độ tin cậy cho nghiên cứu, nhóm tác giả quyết định khảo sát 200 mẫu
tại 3 cơ sở của Trường Đại học Tài chính – Marketing. Để đạt được kích thước này, 300
bảng hỏi được phát ra dưới hình thức online thông qua Google biểu mẫu. Mẫu được chọn
theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Số bảng hỏi phát ra là 300 phiếu cho đối tượng sinh
viên Khoa Kế toán – Kiểm toán của Trường Đại học Tài chính – Marketing. Số phiếu thu
về là 250, trong đó, 50 phiếu bị loại do không hợp lệ. Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng là
n = 200 (thỏa mãn điều kiện kích thước mẫu cần thiết là 150). Đặc điểm của mẫu nghiên
cứu được mô tả tại bảng 4.1.
- Phần mềm được sử dụng để phân tích là SPSS: Kiểm định độ tin cậy thang đo, dựa
vào hệ số kiểm định Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo và hệ số Cronbach’s
Alpha của mỗi biến đo lường. Các biến có hệ số tương quan tổng (Corrected item total
correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Nếu Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 thang đo được chấp nhận
về mặt tin cậy (Nunnally và Bernstein, 1994). Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để kiểm
định các biến quan sát đại diện cho các nhân tố xem tốt đến mức nào. Một thang đo có độ
tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng từ 0.7 đến 0.8. Các biến trong mô hình hầu hết
là biến tiềm ẩn được đo lường bằng nhiều biến quan sát. Thang đo sử dụng là thang đo
Likert 5 điểm, với các mức độ đồng ý từ 1: Hoàn toàn không đồng ý đến 5: Hoàn toàn đồng
ý về các phát biểu được đưa ra.

33
Mô tả mẫu khảo sát:
Bảng 4.1: Bảng thống kê mẫu khảo sát
Tiêu chí Số lượng Tỉ trọng (%)
I. Năm học 200 100%
Năm 1 36 18%
Năm 2 64 32%
Năm 3 77 38.5%
Năm 4 23 11.5%
II. Trình độ học tập 200 100%
1.0 – 2.0 7 3.5%
2.0 – 3.0 91 45.5%
3.0 – 4.0 102 51%
Nguồn: Kết quả SPSS của nhóm tác giả
Diễn giải:
- Năm học: Trong 200 quan sát, có 38.5% tương ứng với 77 sinh viên thuộc năm 3,
64 sinh viên thuộc năm 2 chiếm tỉ lệ 32%, 36 sinh viên thuộc năm 1, năm 4 là 23 sinh viên,
tương ứng lần lượt chiếm 18% và 11.5%. Có sự chênh lệch giữa sinh viên năm 3 so với
các năm còn lại là do đối tượng được gửi khảo sát là sinh viên cùng khóa với nhóm thực
hiện khảo sát. Các năm còn lại phân bổ thưa dần vì khảo sát được phân bổ ngẫu nhiên về
các khóa tại các cơ sở khác nhau của trường.

34
Bạn đang là sinh viên năm mấy?

11.50%
18.00%
Năm 1
Năm 2
Năm 3
38.50%
32.00% Năm 4

Hình 4.1: Biểu đồ phân bổ sinh viên của các năm học
- Trình độ học tập: Có tới 102 sinh viên đạt GPA từ 3.0 - 4.0, chiếm tỉ lệ cao nhất
là 51%, theo sau đó là 91 sinh viên đạt GPA từ 2.0 – 3.0 chiếm tỉ lệ 45.5%, GPA từ 1.0 –
2.0 chỉ chiếm 3.5% tương đương với số lượng 7 sinh viên. Điều này cho thấy đa số sinh
viên có học lực khá trở lên.

GPA hiện tại của bạn đang là bao nhiêu?


3.50%

1.0 - 2.0
2.0 - 3.0
51.00% 45.50%
3.0 - 4.0

Hình 4.2: Biểu đồ phân bổ GPA của sinh viên

35
4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
4.3.1. Đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha
Thang đo Động cơ học tập (DCHT)
- Kết quả kiểm định thang đo cho thấy các biến quan sát DCHT có hệ số tương quan
biến - tổng (Corrected Item - Total Correlation) phù hợp do lớn hơn 0.3 và hệ số độ tin cậy
thang đo Cronbach’s Alpha = 0.8 > 0.6 nên không có biến nào bị loại. Vậy thang đo Động
cơ học tập và 6 biến quan sát đều phù hợp và được giữ lại cho các phân tích tiếp theo.
Bảng 4.2: Bảng phân tích độ tin cậy của thang đo Động cơ học tập (DCHT)
Corrected Cronbach's
Cronbach's Scale Mean if Scale Variance
Item-Total Alpha if Item
Alpha Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted
DCHT1 20.29 6.647 .558 .768
DCHT2 20.11 6.541 .576 .764
DCHT3 20.10 6.780 .508 .780
0.800
DCHT4 20.20 6.499 .552 .770
DCHT5 20.18 6.681 .549 .771
DCHT6 20.21 6.478 .587 .762
Nguồn: Kết quả SPSS của nhóm tác giả

Thang đo Phương pháp giảng dạy (PPGD)


- Kết quả kiểm định thang đo cho thấy các biến quan sát PPGD có hệ số tương quan
biến - tổng (Corrected Item - Total Correlation) phù hợp do lớn hơn 0.3 và hệ số độ tin cậy
thang đo Cronbach’s Alpha = 0.851 > 0.6 nên không có biến nào bị loại. Vậy thang đo
Phương pháp giảng dạy và 7 biến quan sát đều phù hợp và được giữ lại cho các phân tích
tiếp theo.

36
Bảng 4.3: Bảng phân tích độ tin cậy của thang đo Phương pháp giảng dạy (PPGD)
Corrected Cronbach's
Cronbach's Scale Mean if Scale Variance
Item-Total Alpha if Item
Alpha Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted
PPGD1 23.36 11.960 .576 .835
PPGD2 23.44 11.303 .682 .819
PPGD3 23.40 11.699 .586 .834
0.851 PPGD4 23.49 11.738 .604 .831
PPGD5 23.37 12.125 .588 .834
PPGD6 23.47 11.688 .636 .827
PPGD7 23.35 11.887 .605 .831
Nguồn: Kết quả SPSS của nhóm tác giả
Thang đo Phương pháp học tập (PPHT)
- Kết quả kiểm định thang đo cho thấy các biến quan sát PPHT có hệ số tương quan
biến - tổng (Corrected Item - Total Correlation) phù hợp do lớn hơn 0.3 và hệ số độ tin cậy
thang đo Cronbach’s Alpha = 0.872 > 0.6 nên không có biến nào bị loại. Vậy thang đo
Phương pháp học tập và 6 biến quan sát đều phù hợp và được giữ lại cho các phân tích tiếp
theo.
Bảng 4.4: Bảng phân tích độ tin cậy của thang đo Phương pháp học tập (PPHT)
Corrected Cronbach's
Cronbach's Scale Mean if Scale Variance
Item-Total Alpha if Item
Alpha Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted
PPHT1 18.42 8.928 .595 .863
PPHT2 18.43 8.739 .689 .847
PPHT3 18.42 8.507 .687 .847
0.872
PPHT4 18.42 8.617 .658 .852
PPHT5 18.46 8.591 .730 .840
PPHT6 18.46 8.843 .679 .849

37
Nguồn: Kết quả SPSS của nhóm tác giả
Thang đo Gia đình xã hội (GDXH)
- Kết quả kiểm định thang đo cho thấy các biến quan sát GDXH có hệ số tương quan
biến - tổng (Corrected Item - Total Correlation) phù hợp do lớn hơn 0.3 và hệ số độ tin cậy
thang đo Cronbach’s Alpha = 0.816 > 0.6 nên không có biến nào bị loại. Vậy thang đo Gia
đình xã hội và 6 biến quan sát đều phù hợp và được giữ lại cho các phân tích tiếp theo.
Bảng 4.5: Bảng phân tích độ tin cậy của thang đo Gia đình xã hội (GDXH)
Corrected Cronbach's
Cronbach's Scale Mean if Scale Variance
Item-Total Alpha if Item
Alpha Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted
GDXH1 18.48 7.879 .593 .785
GDXH2 18.38 8.537 .602 .784
GDXH3 18.40 8.533 .530 .798
0.816
GDXH4 18.43 8.156 .611 .780
GDXH5 18.43 8.416 .559 .792
GDXH6 18.37 8.474 .591 .785
Nguồn: Kết quả SPSS của nhóm tác giả
Thang đo Cơ sở vật chất (CSVC)
- Kết quả kiểm định thang đo cho thấy các biến quan sát CSVC có hệ số tương quan
biến - tổng (Corrected Item - Total Correlation) phù hợp do lớn hơn 0.3 và hệ số độ tin cậy
thang đo Cronbach’s Alpha = 0.832 > 0.6 nên không có biến nào bị loại. Vậy thang đo Cơ
sở vật chất và 5 biến quan sát đều phù hợp và được giữ lại cho các phân tích tiếp theo.

38
Bảng 4.6: Bảng phân tích độ tin cậy của thang đo Cơ sở vật chất (CSVC)
Corrected Cronbach's
Cronbach's Scale Mean if Scale Variance
Item-Total Alpha if Item
Alpha Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted
CSVC1 14.69 5.353 .629 .800
CSVC2 14.58 5.722 .643 .796
0.832 CSVC3 14.73 5.547 .588 .811
CSVC4 14.69 5.664 .671 .789
CSVC5 14.67 5.470 .635 .797
Nguồn: Kết quả SPSS của nhóm tác giả
Thang đo Kết quả học tập (KQHT)
- Kết quả kiểm định thang đo cho thấy các biến quan sát KQHT có hệ số tương quan
biến - tổng (Corrected Item - Total Correlation) phù hợp do lớn hơn 0.3 và hệ số độ tin cậy
thang đo Cronbach’s Alpha = 0.746 > 0.6 nên không có biến nào bị loại. Vậy thang đo Kết
quả học tập và 3 biến quan sát đều phù hợp và được giữ lại cho các phân tích tiếp theo.
Bảng 4.7: Bảng phân tích độ tin cậy của thang đo Kết quả học tập (KQHT)
Corrected Cronbach's
Cronbach's Scale Mean if Scale Variance
Item-Total Alpha if Item
Alpha Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted
KQHT3 7.16 1.817 .571 .665
0.746 KQHT1 7.27 1.698 .562 .677
KQHT2 7.26 1.781 .588 .646
Nguồn: Kết quả SPSS của nhóm tác giả

39
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.2.2.1. Đối với biến độc lập
Bảng 4.8: Hệ số KMO và Barlett’s Test của biến độc lập
Đo lường lấy mẫu tương thích (Kaiser-Meyer-Olkin) 0.847
Chi-Square xấp xỉ 2473.687
Kiểm định xoay Bartlett Bậc tự do df 435
Mức ý nghĩa Sig 0.000
Phương sai trích 56.473
Giá trị Eigenvalues 1.799
Nguồn: Kết quả SPSS của nhóm tác giả
- Từ kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO có giá trị là 0.847 lớn hơn 0.5
và nhỏ hơn 1, nghĩa là dữ liệu dùng để phân tích nhân tố hoàn toàn phù hợp.
- Kết quả kiểm định Barlett với mức ý nghĩa Sig là 0.000 < 0.05 cho thấy các biến
quan sát trong nhân tố có mối tương quan với nhau trong tổng thể. Ngoài ra, chỉ số phương
sai trích bằng 56.473% > 50% cũng cho thấy mô hình EFA này phù hợp với nghiên cứu.
- Trị số Eigenvalues bằng 1.799 > 1 tại nhân tố thứ 5, có thể nói rằng 5 nhân tố được
trích trong mô hình thể hiện được 56.473% sự biến thiên của các biến quan sát, và mô hình
sẽ được giải thích bởi 5 nhân tố này.
Bảng 4.9: Kết quả ma trận xoay biến độc lập
Nhân tố
Mã hóa
1 2 3 4 5
PPGD2 0.741
PPGD5 0.731
PPGD7 0.699
PPGD1 0.695
PPGD6 0.686
PPGD4 0.674
PPGD3 0.645

40
PPHT5 0.808
PPHT2 0.749
PPHT4 0.747
PPHT6 0.743
PPHT3 0.706
PPHT1 0.687
GDXH4 0.754
GDXH6 0.708
GDXH2 0.706
GDXH3 0.687
GDXH1 0.682
GDXH5 0.648
DCHT1 0.701
DCHT3 0.688
DCHT6 0.685
DCHT2 0.683
DCHT5 0.680
DCHT4 0.654
CSVC2 0.795
CSVC4 0.782
CSVC1 0.759
CSVC5 0.757
CSVC3 0.650
Nguồn: Kết quả SPSS của nhóm tác giả
- Nhóm tác giả phân tích EFA với hệ số tải là 0.5. Từ kết quả của ma trận xoay, nhóm
nhận thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.5, do đó tất cả các biến quan
sát đều hợp lệ và được giữ lại để phân tích.

41
4.2.2.2. Đối với biến phụ thuộc
Bảng 4.10: Hệ số KMO và Barlett’s Test của biến phụ thuộc
Đo lường lấy mẫu tương thích (Kaiser – Meyer –
0.690
Olkin)
Chi-Square xấp xỉ 134.932
Kiểm định xoay Bartlett's
Bậc tự do df 3
Mức ý nghĩa Sig. 0.000
Phương sai trích 66.436%
Giá trị Eigenvalues 1.993
Nguồn: Kết quả SPSS của nhóm tác giả
- Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số KMO bằng 0.69 lớn hơn 0.5 và nhỏ hơn 1,
điều này cho thấy việc phân tích nhân tố trên là phù hợp. Chỉ số Sig nhỏ hơn 0.05 (0.000)
nên các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích
nhân tố.
- Chỉ số phương sai trích bằng 66.436% > 50% cho thấy mô hình EFA này phù hợp.
Ngoài ra, trị số Eigenvalues đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố
có giá trị bằng 1.993 > 1, nghĩa là nhân tố này có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Nhân
tố này giải thích được 66.436% sự biến thiên của các biến quan sát trong mô hình EFA
của biến phụ thuộc.
Bảng 4. 11: Kết quả ma trận xoay của biến phụ thuộc
Nhân tố
Mã hóa
1
KQHT3 0.662
KQHT1 0.651
KQHT2 0.681
Nguồn: Kết quả SPSS của nhóm tác giả
- Kết quả ma trận xoay cho thấy hệ số tải của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn
mức ngưỡng 0.5. Bên cạnh đó, ma trận xoay EFA trích ra một nhân tố cho thấy thang đo
đảm bảo tính đơn hướng và các biến quan sát trong biến phụ thuộc hội tụ tốt. Cho nên,
các biến này đều phù hợp để giữ cho những lần nghiên cứu tiếp theo.

42
4.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu của các giả thuyết
4.3.1. Phân tích tương quan Pearson
Bảng 4.12: Kiểm định sự tương quan
KQHT DCHT PPGD PPHT GDXH CSVC
Pearson
1 .369** .543** .683** .410** .421**
Correlation
KQHT
Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
N 200 200 200 200 200 200
Pearson
.369** 1 .334** .219** .210** .323**
Correlation
DCHT
Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.002 0.003 0.000
N 200 200 200 200 200 200
Pearson
.543** .334** 1 .391** .310** .247**
Correlation
PPGD
Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
N 200 200 200 200 200 200
Pearson
PPHT .683** .219** .391** 1 .404** .308**
Correlation
Sig. (2-tailed) 0.000 0.002 0.000 0.000 0.000
N 200 200 200 200 200 200
Pearson
GDXH .410** .210** .310** .404** 1 0.108
Correlation
Sig. (2-tailed) 0.000 0.003 0.000 0.000 0.129
N 200 200 200 200 200 200
Pearson
.421** .323** .247** .308** 0.108 1
Correlation
CSVC Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.129
N 200 200 200 200 200 200
Nguồn: Kết quả SPSS của nhóm tác giả
Theo kết quả nghiên cứu ta thấy:
- Tương quan giữa các biến DCHT, PPHT, PPGD, CSVC, GDXH với biến KQHT
có giá trị Sig 0.000 < 0.05, vì thế nên có mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập
trên với biến KQHT.
- Các hệ số tương quan tuyến tính đều cho ra kết quả dương, từ đó thấy rằng tương
quan này là tương quan thuận nên các biến sẽ đưa vào phân tích hồi quy và được thực hiện
bước kiểm định tiếp theo.

43
4.3.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội
4.3.2.1. Đáng giá độ phù hợp của mô hình
Bảng 4.13: Bảng phân tích kết quả hồi quy tuyến tính

𝟐
𝑹𝟐 hiệu Sai số chuẩn của ước Durbin-
Model R 𝑹
chỉnh lượng Watson
1 . 780𝑎 0.608 0.598 0.39665 2.125
Nguồn: Kết quả SPSS của nhóm tác giả
Theo kết quả nghiên cứu ta thấy:
- 𝑅2 hiệu chỉnh = 0.598 cho thấy rằng 5 biến độc lập gồm: DCHT, PPHT, PPGD,
GDXH, CSVC ảnh hưởng 59.8% đến sự thay đổi của biến phụ thuộc là kết quả học tập,
40.2% còn lại là do sai số ngẫu nhiên và các biến ngoài mô hình.
- Giá trị Durbin – Watson = 2.125 lớn hơn 1.5 và nhỏ hơn 2.5 với 200 mẫu và 5 nhân
tố độc lập ta thấy rằng không có tương quan chuỗi bậc nhất nào với nhau.
- Vậy mô hình hồi quy bội thỏa mãn các điều kiện đánh giá và kiểm định độ phù hợp
cho việc đưa ra kết quả nghiên cứu.
4.3.2.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Bảng 4.14: Bảng phân tích ANOVA
Tổng của Trung
Model các bình df bình bình F Sig.
phương phương
Hồi quy 47.423 5 9.485 60.285 . 000𝑏
1
Phần dư 30.522 194 0.157
Tổng số 77.944 199
Nguồn: Kết quả SPSS của nhóm tác giả
Theo số liệu tính toán có được: Giá trị Sig của kiểm định F có giá trị 60.285 với
mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05 thấy rằng giả định H0 là những biến đơn lẻ không có sự
liên kết với bất kỳ được loại trừ. Vậy mô hình hồi quy tuyến tính được thiết kế phù hợp với
tổng thể.

44
4.3.2.3. Hệ số hồi quy trong mô hình
Bảng 4.15: Hệ số chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa
Hệ số
Hệ số chưa chuẩn Thống kê đa cộng
chuẩn
hóa tuyến
Model hóa t Sig.
Sai số
B Beta Tolerance VIF
chuẩn
(Constant) -0.946 0.300 -3.157 0.002
DCHT 0.133 0.062 0.107 2.146 0.033 0.816 1.226
PPGD 0.278 0.057 0.251 4.866 0.000 0.759 1.317
1
PPHT 0.502 0.057 0.468 8.802 0.000 0.715 1.398
GDXH 0.113 0.055 0.102 2.034 0.043 0.799 1.252
CSVC 0.184 0.054 0.170 3.437 0.001 0.828 1.208
Nguồn: Kết quả SPSS của nhóm tác giả
Kết quả hồi quy tuyến tính cho thấy:
- Sig. kiểm định các biến độc lập của 5 biến có giá trị < 0.05, lần lượt là DCHT
(0.033), PPGD (0.000), PPHT (0.000), GDXH (0.043), CSVC (0.001). Do đó các biến độc
lập đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc.
- Hệ số Beta lớn hơn 0, nên các biến độc lập và biến phụ thuộc có tác động thuận
chiều. Nghĩa là khi một nhân tố bất kì tăng lên sẽ dẫn đến kết quả học tập tăng lên và ngược
lại.
- Hệ số phóng đại phương sai (VIF) đều nhỏ hơn 2 với các giá trị dao động từ 1.208
đến 1.398. Kết quả này cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
Dựa vào giả thuyết nhóm tác giả đề xuất, mô hình hồi quy các yếu tố tác động đến
kết quả học tập các môn chuyên ngành của sinh viên Khoa Kế toán – Kiểm toán tại Trường
Đại học Tài chính – Marketing có dạng:
KQHT = 𝜷𝟎 + 𝜷1*DCHT + 𝜷2*PPGD + 𝜷3*PPHT + 𝜷4*GDXH + 𝜷5*CSVC

45
Trong đó:
𝜷0: Hằng số
𝜷1: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của nhân tố động cơ học tập
𝜷2: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của nhân tố phương pháp giảng dạy
𝜷3: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của nhân tố phương pháp học tập
𝜷4: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của nhân tố gia đình xã hội
𝜷5: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của nhân tố cơ sở vật chất
Từ kết quả kiểm định SPSS, mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc được thể
hiện qua phương trình hồi quy:
KQHT = -0.946 + 0.107*DCHT + 0.251*PPGD + 0.468*PPHT + 0.102*GDXH +
0.170*CSVC
Bảng 4.16: Bảng kết luận giả thuyết
Giả thuyết Nội dung Kết quả kiểm định
Động cơ học tập có tác động cùng chiều đến kết
H1 quả học tập các môn chuyên ngành của sinh Chấp nhận giả thuyết
viên
Phương pháp giảng dạy của giảng viên có tác
H2 động cùng chiều đến kết quả học tập các môn Chấp nhận giả thuyết
chuyên ngành của sinh viên
Phương pháp học tập của tác động cùng chiều
H3 đến kết quả học tập các môn chuyên ngành của Chấp nhận giả thuyết
sinh viên
Gia đình xã hội có tác động cùng chiều đến kết
H4 quả học tập các môn chuyên ngành của sinh Chấp nhận giả thuyết
viên
Cơ sở vật chất của trường có tác động cùng
H5 chiều đến kết quả học tập các môn chuyên Chấp nhận giả thuyết
ngành của sinh viên

46
4.3.3. Kiểm định các giả định của hồi quy tuyến tính
Sau khi tính toán và phân tích hồi quy đa biến trên phần mềm thống kê SPSS, ta cần
xem xét kết quả và kiểm tra các giả định hồi quy. Nếu các giả định hồi quy bị vi phạm thì
kết quả tính toán của mô hình nghiên cứu sẽ được cho là không đáng tin cậy.
Kiểm định Giả định không có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư
Từ bảng phân tích kết quả hồi quy tuyến tính (Bảng 4.13), chỉ số Durbin – Watson
của mô hình có giá trị 2.125 cho thấy không có hiện tượng tự tương quan, vì vậy ta chấp
nhận giả định không có tương quan giữa các phần dư.
Kiểm định Giả định về phân phối chuẩn của phần dư
Căn cứ vào biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram, phần dư có độ lệch chuẩn
(Std.Dev) = 0.987 gần bằng 1, nghĩa là phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn, mô hình đáp ứng
được điều kiện về phần dư. Có thể kết luận rằng giả định về phân phối chuẩn của phần dư
không bị vi phạm.

Hình 4.3: Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư


Kiểm định Giả định không có đa cộng tuyến giữa các biến độc lập
Dựa vào kết quả phân tích các hệ số hồi quy (Bảng 4.15), các giá trị phóng đại
phương sai VIF của các biến độc lập đều có giá trị nhỏ hơn 10. Vì vậy, hiện tượng đa cộng

47
tuyến không xảy ra trong mô hình nghiên cứu, giả định không có đa cộng tuyến giữa các
biến độc lập không bị vi phạm.
Kiểm định Giả định liên hệ tuyến tính
Dựa vào đồ thị phân tán của phần dư Scatter Plot, ta phát hiên phần dư chuẩn hóa
phân bổ ngẫu nhiên xung quanh đường tung độ 0 và tạo thành các dạng đường thẳng. Do
đó giả định các liên hệ tuyến tính và phương sai khác nhau của mô hình hồi quy không bị
vi phạm.

Hình 4.4: Đồ thị phân tán của phần dư


4.4. Kiểm định sự khác biệt
4.4.1. Kiểm định sự khác biệt giữa khóa sinh viên và kết quả học tập những
môn chuyên ngành kế toán của sinh viên Kế Toán – Kiểm Toán Trường Đại học
Tài Chính – Marketing.
Nhóm nghiên cứu tiếp tục phân tích One - Way ANOVA ở mức ý nghĩa 0.05 để
kiểm định sự khác biệt giữa các khóa sinh viên với kết quả học tập những môn chuyên
ngành kế toán của sinh viên Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Trường Đại học Tài Chính –
Marketing.

48
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định giữa Khóa sinh viên với Kết quả học tập những môn
chuyên ngành kế toán
Levene
Df1 Df2 Sig.
Statistic
Based on
3.667 3 196 0.013
Mean
Based on
2.130 3 196 0.098
KQHT Median
Based Media
and with 3 188.598 0.098
adjusted df
Based on
3 196 0.014
trimmed mean
Nguồn: Kết quả SPSS của nhóm tác giả
Dựa vào bảng Test of Homogeneity cho thấy Sig. Based on Mean = 0.013 <0.05 có
sự khác biệt về phương sai giữa sinh viên ở các khóa học khác nhau, chúng ta sử dụng bằng
kiểm định Robust Test:
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định Welch đối với khóa sinh viên
Statistic Df1 Df2 Sig.
KQHT
Welch 2.378 3 69.491 0.077
Nguồn: Kết quả SPSS của nhóm tác giả
Dựa vào bảng Robust Tests of Equality of Means cho thấy Sig. Welch = 0.077 >
0.05 không có sự khác biệt trung bình giữa 4 nhóm sinh viên ở các năm học khác nhau.
Như vậy, yếu tố năm học của sinh viên không ảnh hưởng đến kết quả học tập những môn
chuyên ngành kế toán của sinh viên. Nhìn vào bảng Depcription, ta thấy 4 kết quả học tập
ở 4 năm học đều có giá trị trung bình dao động từ 3.4 đến 3.7, nghĩa là dù có là sinh viên
ở các năm học khác nhau, đều có kết quả học tập khả quan giống như nhau.

49
Bảng 4.19: Mô tả phân tích One Way ANOVA giữa Khóa sinh viên và Kết quả học
tập những môn chuyên ngành kế toán của sinh viên
95%
Confidence
Interval for
Std.
N Mean Std.Error Mean Minimum Maximum
Deviation
Lower Upper
Bound Bound

Năm
36 3.7407 0.76888 0.12815 3.4806 4.0009 2.33 5.00
1
Năm
64 3.4948 0.60856 0.07607 3.3428 3.6468 2.00 5.00
2

KQHT Năm
77 3.7100 0.51682 0.05890 3.5927 3.8273 2.33 5.00
3
Năm
23 3.4493 0.70071 0.14611 3.1463 3.7523 2.33 5.00
4

Total 200 3.6167 0.62584 0.04425 3.5294 3.7039 2.00 5.00

Nguồn: Kết quả SPSS của nhóm tác giả


4.4.2. Kiểm định sự khác biệt giữa trung bình tích lũy GPA và kết quả học
tập các môn chuyên ngành kế toán của sinh viên Khoa Kế Toán – Kiểm toán
Trường Đại học Tài Chính – Marketing.
Nhóm nghiên cứu tiếp tục phân tích One Way ANOVA ở mức ý nghĩa 0.05 để kiểm
định sự khác biệt giữa GPA với kết quả học tập những môn chuyên ngành kế toán của sinh
viên Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Trường Đại học Tài Chính – Marketing.

50
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định giữa GPA với Kết quả học tập các môn chuyên ngành
kế toán của sinh viên
Levene
Df1 Df2 Sig.
Statistic
Based on
2.105 2 197 0.125
Mean
Based on
2.516 2 197 0.083
Median
KQHT
Based Media
and with
2.516 2 192.217 0.083
adjusted df

Based on
2.226 2 197 0.111
trimmed mean
Nguồn: Kết quả SPSS của nhóm tác giả
Dựa vào bảng ANOVA kết quả nghiên cứu cho thấy Sig. Based on Mean = 0.125 >
0.05 cho thấy không có sự khác biệt về phương sai giữa GPA và kết quả học tập những
môn chuyên ngành kế toán của sinh viên Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Trường Đại học Tài
Chính – Marketing. Từ đó, ta có thể sử dụng kết quả kiểm định ở bảng ANOVA.
Bảng 4.21: Kết quả phân tích ANOVA đối với GPA của sinh viên
Sum of Mean
df F Sig.
Squares Square
Between
0.4192 2 0.210 0.533 0.588
Groups
KQHT Within
77.525 197 0.394
Groups
Total 77.944 199
Nguồn: Kết quả SPSS của nhóm tác giả

51
Dựa vào bảng kết quả phân tích ANOVA, có thể thấy giá trị Sig.F = 0.588 lớn hơn
0.05, nghĩa là không có sự khác biệt trung bình giữa các mức điểm GPA của sinh viên
Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Trường Đại học Tài Chính – Marketing. Như vậy, yếu tố GPA
của sinh viên không ảnh hưởng đến kết quả học tập những môn chuyên ngành kế toán của
sinh viên Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Trường Đại học Tài Chính – Marketing. Nhìn vào
bảng Descriptives, ta thấy kết quả trung bình của các mức điểm GPA của sinh viên dao
động từ 3.6 đến 3.8, nghĩa là sinh viên có điểm trung bình tích lũy dù thấp hay cao thì đều
học tốt các môn chuyên ngành. Vì GPA là điểm trung bình của tất cả các môn học, bao
gồm các môn đại cương và môn chuyên ngành, sinh viên có thể thiên hướng học tập trung
hơn đối với các môn chuyên ngành, nên kết quả học tập của môn chuyên ngành và môn
đại cương sẽ có sự chênh lệch. Vì vậy, GPA chung của sinh viên không thể phản ánh đầy
đủ sự ảnh hưởng đối với kết quả học tập những môn chuyên ngành kế toán của sinh viên
Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Trường Đại học Tài Chính – Marketing.
Bảng 4.22: Mô tả phân tích One Way ANOVA giữa GPA và Kết quả học tập các
môn chuyên ngành kế toán của sinh viên
N Mean Std. Std. 95% Mini Maxi
Deviation Error Confidence mum mum
Interval for
Mean
Lower Upper
Bound Bound
KQHT 1.0 – 2.0 7 3.8571 0.66269 0.25047 3.2443 4.4700 2.67 4.67

2.0 – 3.0 91 3.6081 0.56785 0.05953 3.4898 3.7263 2.33 5.00

3.0 – 4.0 102 3.6078 0.67391 0.06673 3.4755 3.7402 2.00 5.00

Total 200 3.6167 0.62584 0.04425 3.5294 3.7039 2.00 5.00

Nguồn: Kết quả SPSS của nhóm tác giả

52
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Ý nghĩa Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa:
Dựa vào kết quả hồi quy tuyến tính của mô hình, ta thấy:
- Động cơ học tập: có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0.133, quan hệ cùng chiều với
kết quả học tập. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Động cơ học tập” tăng
thêm 1 điểm thì kết quả học tập sẽ tăng thêm 0.133 điểm.
- Phương pháp giảng dạy: có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0.278, quan hệ cùng
chiều với kết quả học tập. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Phương
pháp học tập” tăng thêm 1 điểm thì kết quả học tập sẽ tăng thêm 0.278 điểm.
- Phương pháp học tập: có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0.502, quan hệ cùng chiều
với kết quả học tập. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Phương pháp
giảng dạy” tăng thêm 1 điểm thì kết quả học tập sẽ tăng thêm 0.502 điểm.
- Gia đình xã hội: có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0.113, quan hệ cùng chiều với
kết quả học tập. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Gia đình xã hội” tăng
thêm 1 điểm thì kết quả học tập sẽ tăng thêm 0.113 điểm.
- Cơ sở vật chất: có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0.184, quan hệ cùng chiều với
kết quả học tập. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Cơ sở vật chất” tăng
thêm 1 điểm thì kết quả học tập sẽ tăng thêm 0.184 điểm.
Ý nghĩa Hệ số hồi quy chuẩn hóa: Hệ số này xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc
lập có ý nghĩa thống kê. Các hệ số hồi quy chuẩn được thể hiện ở Bảng 4. 15.

53
Bảng 4.23: Mức độ các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn chuyên
ngành kế toán của sinh viên Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Trường Đại học Tài chính
– Marketing.
Giá trị hệ số
Phần trăm Thứ tự ảnh
STT Biến độc lập hồi quy chuẩn
ảnh hưởng hưởng
hóa Beta
1 Động cơ học tập 0.107 9.75% 4
2 Phương pháp giảng dạy 0.251 22.86% 2
3 Phương pháp học tập 0.468 42.62% 1
4 Gia đình xã hội 0.102 9.3% 5
5 Cơ sở vật chất 0.170 15.47% 3
Tổng 1.098 100%
Nguồn: Kết quả SPSS của nhóm tác giả
Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, các biến độc lập tác động mạnh
nhất đến biến phụ thuộc KQHT theo thứ tự giảm dần là: Phương pháp học tập (PPHT),
Phương pháp giảng dạy (PPGD), Cơ sở vật chất (CSVC), Động cơ học tập (ĐCHT), Gia
đình xã hội (GĐXH).

54
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4 đã cho thấy được toàn bộ kết quả qua những phân tích dữ liệu bằng phần
mềm SPSS thông qua khảo sát của 200 sinh viên Khoa Kế Toán – Kiểm toán Trường Đại
học Tài Chính – Marketing về kết quả học tập các môn học chuyên ngành. Các mẫu thu
thập được có sự đa dạng về niên khóa tại trường và chỉ số học tập GPA của các sinh viên
Khoa Kế toán – Kiểm toán.
Sau bước đầu đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha và
EFA, nhóm tác giả đã thu được 30 biến quan sát đạt yêu cầu và nhóm chúng thành 5 yếu
tố, mô hình hợp lý thì được giải thích bởi 5 yếu tố này. Kết quả này sau đó được sử dụng
để phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính.
Tiếp theo, các tác giả thực hiện tương quan Pearson và hồi quy bội giữa các biến
độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả cho thấy 5 biến độc lập DCHT, PPGD, PPHT, GDXH,
CSVC có tác động đến mối quan hệ KQHT. Do đó, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5
được chấp nhận trong mô hình và giải thích được 66.436% sự biến thiên của các biến quan
sát.

55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Đi cùng với sự cải tiến toàn cầu hóa hiện nay thì việc cải cách, đổi mới không ngừng
về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy trong nền giáo dục để tìm ra các nhân tố tác
động đến kết quả học tập những môn chuyên ngành kế toán của sinh viên Khoa Kế toán –
Kiểm toán Trường Đại học Tài chính – Marketing là thật sự cần thiết.
Theo tổng thể, việc học tập các môn chuyên ngành thường gặp nhiều khó khăn đối
với sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing nói chung và sinh viên Khoa Kế toán
– Kiểm toán nói riêng. Nghiên cứu của nhóm tác giả được tiếp nối và cải tiến, bổ sung một
số nội dung từ các nghiên cứu trước. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 5 yếu tố tác động đến
kết quả học tập những môn chuyên ngành kế toán của sinh viên Khoa Kế toán – Kiểm toán.
Kết quả nghiên cứu này giúp thầy cô giảng viên và các bạn sinh viên có thể hiểu được nhu
cầu của đôi bên, giúp việc giảng dạy có sự sáng tạo, cải tiến hơn và giúp sinh viên tìm hiểu,
nắm bắt bài học để đạt kết quả tốt nhất. Đồng thời nhà trường cũng hiểu thêm về nhu cầu
học tập mà sinh viên mong muốn, từ đó phát triển thêm các phương pháp đào tạo giáo dục
tốt hơn. Từ kết quả nghiên cứu, ta thấy rằng phương pháp học tập của sinh viên có vai trò
rất lớn trong việc cải thiện kết quả học tập. Chính vì thế, sinh viên cần hiểu rõ hơn về tầm
quan trọng của các kiến thức chuyên ngành trong học tập và thực tế, từ đó nâng cao nhận
thức về quá trình học tập và tiếp thu, tổng hợp kiến thức một cách hợp lí và có hiệu quả.
Trong tất cả các yếu tố tác động đến kết quả học tập môn chuyên ngành mà kết quả
nghiên cứu đưa ra, có một số yếu tố đã được phân tích ở các công trình nghiên cứu trước
đây. Tên và phạm vi của các yếu tố đó trong nghiên cứu này và các nghiên cứu trước không
hoàn toàn trùng khớp do mục tiêu và nội dung được hỏi là khác nhau. Sau khi dùng kỹ
thuật khám phá nhân tố EFA, nhóm tác giả nhận thấy một số biến lại nằm rải rác trong các
thang đo như “Cơ sở vật chất” cũng có tác động đáng kể đến kết quả học tập môn chuyên
ngành của sinh viên.

56
5.2. Hàm ý và biện pháp
Hàm ý thứ nhất: Nâng cao nhận thức từ sinh viên về tầm quan trọng của môn
chuyên ngành để tìm ra phương pháp học tập phù hợp.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố “Phương pháp học tập” có ảnh hưởng mạnh
nhất đến kết quả học tập môn chuyên ngành của sinh viên. Có phương pháp học tập cho
riêng mình cũng là một lợi thế, có nhiều kinh nghiệm từ việc thử các phương pháp học
khác nhau giúp sinh viên biết thích nghi và thay đổi. Bản thân sinh viên cần có những
phương pháp học tập hiệu quả, cách thức hệ thống bài học cô đọng và phối hợp với giảng
viên để mở rộng thêm các kiến thức cần thiết áp dụng vào thực tế. Bên cạnh đó, sinh viên
tích cực tham gia thêm các chương trình hội thảo, chia sẻ về nghề để tìm hiểu và cập nhật
thêm các thông tin. Ngoài giờ học trên lớp, sinh viên có thể giao lưu, học tập thêm với bạn
bè để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, tạo môi trường học tập thân thiện.
Hàm ý thứ hai: Giảng viên đóng vai trò gợi mở tri thức, thúc đẩy tính tích cực và
niềm say mê học tập của sinh viên.
- Đối với đội ngũ giáo viên, trình độ chuyên môn là yếu tố quyết định chất lượng
giảng dạy. Việc giảng viên thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là một yêu cầu vô
cùng cần thiết. Giảng viên cần phối hợp với nhà trường để đánh giá chất lượng đào tạo, từ
đó rút kinh nghiệm và đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp, đáp ứng được nhu
cầu học tập của từng đối tượng đào tạo.
- Bên cạnh đó, giảng viên còn là người tạo động lực và khơi gợi niềm hứng thú trong
học tập cho sinh viên. Ngoài những giờ học lý thuyết chuyên ngành, giảng viên cần có
thêm những chia sẻ và trao đổi về kinh nghiệm, kỹ năng sống và các kiến thức thực tế, từ
đó giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và có cái nhìn bao quát hơn về công việc
trong tương lai. Giảng viên cũng cần cập nhật xu hướng giới trẻ, nắm bắt được tâm lý sinh
viên để đề ra những phương pháp giảng dạy phù hợp, lôi cuốn, tránh gây nhàm chán, mất
hứng thú trong quá trình học.
Hàm ý thứ ba: Cải thiện cơ sở vật chất trong nhà trường và phát huy yếu tố con
người để tạo ra môi trường học tập năng động, nâng cao chất lượng đào tạo.

57
- Nhà trường cần chú trọng, nâng cao chất lượng giảng viên thông qua các hội thảo,
buổi tọa đàm, phối hợp với giảng viên bổ sung và lý giải các vấn đề trong quá trình đào
tạo. Bên cạnh đó, nhà trường giúp giảng viên đưa ra định hướng, lựa chọn chủ đề cho các
công trình nghiên cứu Khoa học phù hợp với tiêu chí của nhà trường, từ đó làm cơ sở cho
các tài liệu học tập, tham khảo.
- Nhà trường thường xuyên kiểm tra và nâng cấp cơ sở vật chất để tạo môi trường
học tập đầy đủ, thoải mái cho cả giảng viên và sinh viên. Phòng học cần được đánh giá
chất lượng hằng năm, đảm bảo diện tích tối thiểu, ánh sáng tốt, trang bị đầy đủ thiết bị, đặc
biệt là hệ thống mạng và thư viện để hỗ trợ cho công tác giảng dạy cũng như học tập. Bên
cạnh cơ sở vật chất, nhà trường nên tạo khu tự học ở nhiều khuôn viên trường, không gian
yên tĩnh, bày trí không gian học tập truyền cảm hứng.
- Ngoài môi trường học tập, nhà trường cần tạo thêm sân chơi cho sinh viên để tăng
cường kết nối và tạo hứng thú cho quá trình học, tổ chức các cuộc thi, thành lập các câu
lạc bộ liên quan đến chuyên ngành để sinh viên thể hiện khả năng của mình cũng như trau
dồi thêm kiến thức.
Qua tất cả các ý trên thì ta thấy rằng phương pháp học tập của sinh viên là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng mạnh đến kết quả học tập những môn chuyên ngành. Sinh viên cần
nhận thức được sự quan trọng của việc học, niềm đam mê, yêu thích của bản thân đối với
nghề nghiệp, từ đó tạo tâm thế sẵn sàng học tập, vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt.

58
TÓM TẮT CHƯƠNG 5
Nội dung Chương 5 làm rõ kết luận cho đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến kết quả học tập những môn chuyên ngành kế toán của sinh viên Khoa Kế toán – Kiểm
toán Trường Đại học Tài chính – Marketing”. Thông qua kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả
đưa ra nhận định rằng phương pháp học tập của sinh viên là yếu tố quyết định, từ đó đưa
ra các đề xuất định hướng cho quá trình học tập và giảng dạy hiệu quả.

59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Biện Chứng Học (2015). “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên hệ
vừa làm vừa học trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sỹ,
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đinh Thị Hóa, Hoàng Thị Ngọc Điệp, Lê Thị Kim Tuyến (2018). “Phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Nai”. Tạp
chí Khoa học- Đại học Đồng Nai.
3. Furstenberg, F. F., & Hughes, M. E. (1995). “Social capital and successful development
among at-risk youth”. Journal of Marriage and the Family.
4. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu nguyên cứu với
SPSS”, Nhã xuất bản Hồng Đức.
5. Lê Việt (2020). Vận dụng mô hình kết hợp TAM và TPB để đánh giá việc áp dụng IFRS
tại các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Công Thương. Truy cập vào
2/2/2023, từ: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/van-dung-mo-hinh-ket-hop-tam-va-
tpb-de-danh-gia-viec-ap-dung-ifrs-tai-cac-doanh-nghiep-o-thanh-pho-ho-chi-minh-
68915.htm
6. Nghị định số 80/2017/NĐ-CP, Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,
thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
7. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009). “Nghiên cứu khoa học trong quản
trị kinh doanh”. Hà Nội: NXB Thống kê.
8. Nguyễn Thị Nga. (2013). “Các yếu tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên (nghiên cứu
trường hợp tại trường Đại học Phạm Văn Đồng)”. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Phương Thảo (2014), “Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức thu nhận của
sinh viên ngành kinh tế”, Nghiên cứu trao đổi, Tập san Khoa học & Đào tạo, trường
Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu.

60
10. Nguyễn Thị Thu An và cộng sự (2016). “Những nhân tố ảnh hưởng kết quả học tập của
sinh viên năm I – II trường Đại học Kỹ thuật- Công nghệ Cần Thơ”. Tạp chí khoa học
Trường Đại học Cần Thơ.
11. Nguyễn Thị Thủy (2016). Vai trò và sự ảnh hưởng của giảng viên đối với quá trình tự
học của sinh viên hệ không chính quy. Bộ Giáo dục vào Đào tạo. Truy cập vào
28/4/2023, từ: https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-thuong-
xuyen/Pages/Default.aspx?ItemID=4335
12. Phan Thị Hồng Thảo, Nguyễn Huyền Trang, Nguyễn Thu Hà (2020). “Các nhân tố ảnh
hưởng đến kết quả học tập của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Ngân
hàng – Phân viện Bắc Ninh”. Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng.
13. Rasha Mohamad Mahboub (2022). “Factors affecting accounting students’
performance at university in Lebanon”. BAU Journal – Creative Sustainable
Development.
14. Trung tâm Khu vực về Học tập Suốt đời của tổ chức SEAMEO (2017). Tầm quan trọng
của việc xây dựng môi trường học tập đối với các phương pháp Tập huấn cùng tham
gia. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Truy cập vào 2/2/2023, từ:
https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-thuong-
xuyen/Pages/default.aspx?ItemID=5252
15. Võ Thị Tâm (2010). Các yếu tố tác động đến KQHT của sinh viên chính quy trường
Đại Học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Vũ Trọng Rỹ (2021). Quan niệm về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Hội Khoa học
Tâm lý – Giáo dục Việt Nam. Truy cập vào 2/2/2023, từ:
https://hoitamlygiaoduc.org/quan-niem-ve-chat-luong-va-hieu-qua-giao-duc/

61
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thống kê mẫu nghiên cứu
Khóa sinh viên

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Năm 1 36 18.0 18.0 18.0

Năm 2 64 32.0 32.0 50.0

Năm 3 77 38.5 38.5 88.5

Năm 4 23 11.5 11.5 100.0

Total 200 100.0 100.0

GPA

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid 1.0 - 2.0 7 3.5 3.5 3.5

2.0 - 3.0 91 45.5 45.5 49.0

3.0 - 4.0 102 51.0 51.0 100.0

Total 200 100.0 100.0

62
Phụ lục 2: Phân tích Cronbach’s Alpha

THANG ĐO ĐỘNG CƠ HỌC TẬP


Case Processing Summary

N %

Cases Valid 200 100.0

Excludeda 0 .0

Total 200 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.800 6

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted

DCHT1 20.29 6.647 .558 .768

DCHT2 20.11 6.541 .576 .764

DCHT3 20.10 6.780 .508 .780

DCHT4 20.20 6.499 .552 .770

DCHT5 20.18 6.681 .549 .771

DCHT6 20.21 6.478 .587 .762

THANG ĐO PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY


63
Case Processing Summary

N %

Cases Valid 200 100.0

Excludeda 0 .0

Total 200 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.851 7

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted

PPGD1 23.36 11.960 .576 .835

PPGD2 23.44 11.303 .682 .819

PPGD3 23.40 11.699 .586 .834

PPGD4 23.49 11.738 .604 .831

PPGD5 23.37 12.125 .588 .834

PPGD6 23.47 11.688 .636 .827

PPGD7 23.35 11.887 .605 .831

64
THANG ĐO PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
Case Processing Summary

N %

Cases Valid 200 100.0

Excludeda 0 .0

Total 200 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.872 6

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted

PPHT1 18.42 8.928 .595 .863

PPHT2 18.43 8.739 .689 .847

PPHT3 18.42 8.507 .687 .847

PPHT4 18.42 8.617 .658 .852

PPHT5 18.46 8.591 .730 .840

PPHT6 18.46 8.843 .679 .849

65
THANG ĐO GIA ĐÌNH XÃ HỘI
Case Processing Summary

N %

Cases Valid 200 100.0

Excludeda 0 .0

Total 200 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.816 6

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted

GDXH1 18.48 7.879 .593 .785

GDXH2 18.38 8.537 .602 .784

GDXH3 18.40 8.533 .530 .798

GDXH4 18.43 8.156 .611 .780

GDXH5 18.43 8.416 .559 .792

GDXH6 18.37 8.474 .591 .785

66
THANG ĐO CƠ SỞ VẬT CHẤT
Case Processing Summary

N %

Cases Valid 200 100.0

Excludeda 0 .0

Total 200 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.832 5

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted

CSVC1 14.69 5.353 .629 .800

CSVC2 14.58 5.722 .643 .796

CSVC3 14.73 5.547 .588 .811

CSVC4 14.69 5.664 .671 .789

CSVC5 14.67 5.470 .635 .797

67
THANG ĐO KẾT QUẢ HỌC TẬP
Case Processing Summary

N %

Cases Valid 200 100.0

Excludeda 0 .0

Total 200 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.746 3

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted

KQHT3 7.16 1.817 .571 .665

KQHT1 7.27 1.698 .562 .677

KQHT2 7.26 1.781 .588 .646

68
Phụ lục 3: Phân tích nhân tố khám phá EFA

PHÂN TÍCH EFA BIẾN PHỤ THUỘC


KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .847

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2473.687

df 435

Sig. .000

Communalities

Initial Extraction

DCHT1 1.000 .540

DCHT2 1.000 .546

DCHT3 1.000 .479

DCHT4 1.000 .492

DCHT5 1.000 .488

DCHT6 1.000 .546

PPGD1 1.000 .512

PPGD2 1.000 .624

PPGD3 1.000 .487

PPGD4 1.000 .527

PPGD5 1.000 .551

PPGD6 1.000 .574

PPGD7 1.000 .528

PPHT1 1.000 .518

PPHT2 1.000 .628

69
PPHT3 1.000 .665

PPHT4 1.000 .605

PPHT5 1.000 .694

PPHT6 1.000 .616

GDXH1 1.000 .537

GDXH2 1.000 .562

GDXH3 1.000 .484

GDXH4 1.000 .618

GDXH5 1.000 .502

GDXH6 1.000 .545

CSVC1 1.000 .605

CSVC2 1.000 .659

CSVC3 1.000 .557

CSVC4 1.000 .645

CSVC5 1.000 .606

Extraction Method: Principal


Component Analysis.

Total Variance Explained

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 7.330 24.433 24.433 7.330 24.433 24.433

2 3.074 10.247 34.680 3.074 10.247 34.680

3 2.497 8.323 43.003 2.497 8.323 43.003

4 2.242 7.473 50.476 2.242 7.473 50.476

70
5 1.799 5.997 56.473 1.799 5.997 56.473

6 .961 3.205 59.677

7 .896 2.987 62.665

8 .880 2.935 65.599

9 .822 2.742 68.341

10 .762 2.541 70.882

11 .697 2.325 73.207

12 .675 2.249 75.456

13 .646 2.155 77.611

14 .608 2.027 79.639

15 .559 1.865 81.503

16 .547 1.822 83.325

17 .528 1.760 85.085

18 .476 1.585 86.670

19 .463 1.545 88.215

20 .423 1.412 89.626

21 .419 1.398 91.025

22 .386 1.288 92.313

23 .372 1.239 93.552

24 .362 1.206 94.758

25 .335 1.118 95.876

26 .287 .956 96.832

27 .277 .923 97.755

28 .253 .842 98.597

29 .217 .723 99.321

71
30 .204 .679 100.000

Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5

PPHT3 .657

PPGD2 .621

PPGD6 .619

PPHT6 .610

PPHT2 .608

PPHT5 .594

PPHT4 .577

PPGD3 .556

PPGD4 .555

CSVC3 .538

PPHT1 .521

PPGD7 .505

GDXH1 .503

GDXH5 .501

PPGD1

PPGD5

GDXH2

DCHT6

GDXH6

DCHT1

72
CSVC4

DCHT4

DCHT2

DCHT5

CSVC2 .544

GDXH4 -.506

CSVC5

CSVC1

DCHT3

GDXH3

Extraction Method: Principal Component Analysis.a

a. 5 components extracted.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5

PPGD2 .741

PPGD5 .731

PPGD7 .699

PPGD1 .695

PPGD6 .686

PPGD4 .674

PPGD3 .645

PPHT5 .808

73
PPHT2 .749

PPHT4 .747

PPHT6 .743

PPHT3 .706

PPHT1 .687

GDXH4 .754

GDXH6 .708

GDXH2 .706

GDXH3 .687

GDXH1 .682

GDXH5 .648

DCHT1 .701

DCHT3 .688

DCHT6 .685

DCHT2 .683

DCHT5 .680

DCHT4 .654

CSVC2 .795

CSVC4 .782

CSVC1 .759

CSVC5 .757

CSVC3 .650

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a

a. Rotation converged in 6 iterations.

74
Component Transformation Matrix

Component 1 2 3 4 5

1 .537 .532 .410 .376 .345

2 .029 -.322 -.560 .482 .592

3 .581 -.520 .056 .331 -.528

4 -.596 -.170 .511 .593 -.063

5 .135 -.560 .505 -.407 .498

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

PHÂN TÍCH EFA BIẾN PHỤ THUỘC

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .690

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 134.932

df 3

Sig. .000

Communalities

Initial Extraction

KQHT3 1.000 .662

KQHT1 1.000 .651

KQHT2 1.000 .681

75
Extraction Method: Principal
Component Analysis.

Total Variance Explained

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 1.993 66.436 66.436 1.993 66.436 66.436

2 .523 17.435 83.871

3 .484 16.129 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

KQHT2 .825

KQHT3 .813

KQHT1 .807

Extraction Method:
Principal Component
Analysis.a

a. 1 components
extracted.

Rotated Component
Matrixa

76
a. Only one component
was extracted. The
solution cannot be
rotated.

77
Phụ lục 4: Phân tích tương quan Pearson

Correlations

KQHT DCHT PPGD PPHT GDXH CSVC

KQHT Pearson Correlation 1 .369** .543** .683** .410** .421**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 200 200 200 200 200 200

DCHT Pearson Correlation .369** 1 .334** .219** .210** .323**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .002 .003 .000

N 200 200 200 200 200 200

PPGD Pearson Correlation .543** .334** 1 .391** .310** .247**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 200 200 200 200 200 200

PPHT Pearson Correlation .683** .219** .391** 1 .404** .308**

Sig. (2-tailed) .000 .002 .000 .000 .000

N 200 200 200 200 200 200

GDXH Pearson Correlation .410** .210** .310** .404** 1 .108

Sig. (2-tailed) .000 .003 .000 .000 .129

N 200 200 200 200 200 200

CSVC Pearson Correlation .421** .323** .247** .308** .108 1

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .129

N 200 200 200 200 200 200

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

78
Phụ lục 5: Phân tích hồi quy tuyến tính

Model Summaryb

Adjusted R Std. Error of the


Model R R Square Square Estimate Durbin-Watson

1 .780a .608 .598 .39665 2.125

a. Predictors: (Constant), CSVC, GDXH, DCHT, PPGD, PPHT

b. Dependent Variable: KQHT

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 47.423 5 9.485 60.285 .000b

Residual 30.522 194 .157

Total 77.944 199

a. Dependent Variable: KQHT

b. Predictors: (Constant), CSVC, GDXH, DCHT, PPGD, PPHT

Coefficientsa

Standardized Collinearity
Unstandardized Coefficients Coefficients Statistics

Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance

1 (Constant) -.946 .300 -3.157 .002

DCHT .133 .062 .107 2.146 .033 .816

PPGD .278 .057 .251 4.866 .000 .759

PPHT .502 .057 .468 8.802 .000 .715

79
GDXH .113 .055 .102 2.034 .043 .799

CSVC .184 .054 .170 3.437 .001 .828

Coefficientsa

Collinearity Statistics

Model VIF

1 (Constant)

DCHT 1.226

PPGD 1.317

PPHT 1.398

GDXH 1.252

CSVC 1.208

a. Dependent Variable: KQHT

Collinearity Diagnosticsa

Variance Proportions

Model Dimension Eigenvalue Condition Index (Constant) DCHT PPGD PPHT

1 1 5.931 1.000 .00 .00 .00 .00

2 .022 16.449 .00 .03 .01 .05

3 .016 19.387 .03 .19 .07 .58

4 .014 20.611 .01 .00 .59 .09

5 .011 23.740 .03 .39 .33 .28

6 .007 29.366 .94 .39 .01 .01

Residuals Statisticsa

80
Minimum Maximum Mean Std. Deviation N

Predicted Value 1.6957 4.9269 3.6167 .48816 200

Residual -1.06712 .99105 .00000 .39163 200

Std. Predicted Value -3.935 2.684 .000 1.000 200

Std. Residual -2.690 2.499 .000 .987 200

a. Dependent Variable: KQHT

81
82
Phụ lục 6: Kiểm định sự khác biệt

KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KHÓA SINH VIÊN VỚI KẾT QUẢ HỌC
TẬP NHỮNG MÔN CHUYÊN NGÀNH
Oneway
Descriptives

95% Confidence Interval for Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound

DCHT Năm 1 36 4.0509 .61311 .10219 3.8435 4.2584

Năm 2 64 4.0833 .49513 .06189 3.9597 4.2070

Năm 3 77 3.9913 .42740 .04871 3.8943 4.0884

Năm 4 23 4.0290 .59385 .12383 3.7722 4.2858

Total 200 4.0358 .50400 .03564 3.9656 4.1061

PPGD Năm 1 36 3.9921 .70479 .11746 3.7536 4.2305

Năm 2 64 3.7522 .49764 .06221 3.6279 3.8765

Năm 3 77 3.9833 .52946 .06034 3.8631 4.1035

Năm 4 23 3.9068 .56261 .11731 3.6635 4.1501

Total 200 3.9021 .56485 .03994 3.8234 3.9809

PPHT Năm 1 36 3.8611 .67436 .11239 3.6329 4.0893

Năm 2 64 3.5417 .52705 .06588 3.4100 3.6733

Năm 3 77 3.7143 .49623 .05655 3.6017 3.8269

Năm 4 23 3.7319 .76498 .15951 3.4011 4.0627

Total 200 3.6875 .58263 .04120 3.6063 3.7687

GDXH Năm 1 36 3.8287 .58620 .09770 3.6304 4.0270

Năm 2 64 3.6068 .56294 .07037 3.4662 3.7474

Năm 3 77 3.6710 .50217 .05723 3.5570 3.7850

83
Năm 4 23 3.7029 .72814 .15183 3.3880 4.0178

Total 200 3.6825 .56701 .04009 3.6034 3.7616

CSVC Năm 1 36 3.7667 .64940 .10823 3.5469 3.9864

Năm 2 64 3.6000 .57459 .07182 3.4565 3.7435

Năm 3 77 3.7143 .47287 .05389 3.6070 3.8216

Năm 4 23 3.5391 .75422 .15727 3.2130 3.8653

Total 200 3.6670 .57704 .04080 3.5865 3.7475

KQHT Năm 1 36 3.7407 .76888 .12815 3.4806 4.0009

Năm 2 64 3.4948 .60856 .07607 3.3428 3.6468

Năm 3 77 3.7100 .51682 .05890 3.5927 3.8273

Năm 4 23 3.4493 .70071 .14611 3.1463 3.7523

Total 200 3.6167 .62584 .04425 3.5294 3.7039

Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig.

DCHT Based on Mean 1.718 3 196 .165

Based on Median 1.575 3 196 .197

Based on Median and with 1.575 3 178.836 .197


adjusted df

Based on trimmed mean 1.801 3 196 .148

PPGD Based on Mean 2.470 3 196 .063

Based on Median 2.214 3 196 .088

Based on Median and with 2.214 3 186.008 .088


adjusted df

Based on trimmed mean 2.559 3 196 .056

PPHT Based on Mean 1.704 3 196 .168

84
Based on Median 1.092 3 196 .354

Based on Median and with 1.092 3 145.398 .355


adjusted df

Based on trimmed mean 1.626 3 196 .185

GDXH Based on Mean 2.239 3 196 .085

Based on Median 1.695 3 196 .169

Based on Median and with 1.695 3 179.365 .170


adjusted df

Based on trimmed mean 2.189 3 196 .091

CSVC Based on Mean 4.535 3 196 .004

Based on Median 4.284 3 196 .006

Based on Median and with 4.284 3 185.701 .006


adjusted df

Based on trimmed mean 4.518 3 196 .004

KQHT Based on Mean 3.667 3 196 .013

Based on Median 2.130 3 196 .098

Based on Median and with 2.130 3 188.598 .098


adjusted df

Based on trimmed mean 3.614 3 196 .014

Robust Tests of Equality of Means

Statistica df1 df2 Sig.

DCHT Welch .463 3 69.432 .709

85
PPGD Welch 2.641 3 71.666 .056

PPHT Welch 2.434 3 68.721 .072

GDXH Welch 1.127 3 70.267 .344

CSVC Welch 1.008 3 68.689 .395

KQHT Welch 2.378 3 69.491 .077

a. Asymptotically F distributed.

KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐIỂM TRUNG BÌNH GPA VỚI KẾT QUẢ
HỌC TẬP NHỮNG MÔN CHUYÊN NGÀNH
Oneway
Descriptives

95% Confidence Interval for Mean

N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound

DCHT 1.0 - 2.0 7 4.1429 .41308 .15613 3.7608 4.5249

2.0 - 3.0 91 3.9908 .46704 .04896 3.8936 4.0881

3.0 - 4.0 102 4.0686 .54062 .05353 3.9624 4.1748

Total 200 4.0358 .50400 .03564 3.9656 4.1061

PPGD 1.0 - 2.0 7 4.1224 .49093 .18555 3.6684 4.5765

2.0 - 3.0 91 3.8367 .53221 .05579 3.7259 3.9476

3.0 - 4.0 102 3.9454 .59398 .05881 3.8287 4.0620

Total 200 3.9021 .56485 .03994 3.8234 3.9809

PPHT 1.0 - 2.0 7 3.8095 .39002 .14741 3.4488 4.1702

2.0 - 3.0 91 3.7015 .60681 .06361 3.5751 3.8278

3.0 - 4.0 102 3.6667 .57448 .05688 3.5538 3.7795

86
Total 200 3.6875 .58263 .04120 3.6063 3.7687

GDXH 1.0 - 2.0 7 3.6190 .62889 .23770 3.0374 4.2007

2.0 - 3.0 91 3.6502 .53232 .05580 3.5393 3.7610

3.0 - 4.0 102 3.7157 .59591 .05900 3.5986 3.8327

Total 200 3.6825 .56701 .04009 3.6034 3.7616

CSVC 1.0 - 2.0 7 3.7143 .50143 .18952 3.2505 4.1780

2.0 - 3.0 91 3.6769 .58558 .06139 3.5550 3.7989

3.0 - 4.0 102 3.6549 .57894 .05732 3.5412 3.7686

Total 200 3.6670 .57704 .04080 3.5865 3.7475

KQHT 1.0 - 2.0 7 3.8571 .66269 .25047 3.2443 4.4700

2.0 - 3.0 91 3.6081 .56785 .05953 3.4898 3.7263

3.0 - 4.0 102 3.6078 .67391 .06673 3.4755 3.7402

Total 200 3.6167 .62584 .04425 3.5294 3.7039

Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig.

DCHT Based on Mean 2.017 2 197 .136

Based on Median 1.987 2 197 .140

Based on Median and with 1.987 2 196.546 .140


adjusted df

Based on trimmed mean 2.163 2 197 .118

PPGD Based on Mean .527 2 197 .591

Based on Median .624 2 197 .537

Based on Median and with .624 2 195.332 .537


adjusted df

Based on trimmed mean .526 2 197 .592

87
PPHT Based on Mean .565 2 197 .569

Based on Median .734 2 197 .481

Based on Median and with .734 2 184.020 .482


adjusted df

Based on trimmed mean .576 2 197 .563

GDXH Based on Mean .830 2 197 .437

Based on Median .859 2 197 .425

Based on Median and with .859 2 196.234 .425


adjusted df

Based on trimmed mean .816 2 197 .444

CSVC Based on Mean .483 2 197 .618

Based on Median .491 2 197 .613

Based on Median and with .491 2 195.325 .613


adjusted df

Based on trimmed mean .494 2 197 .611

KQHT Based on Mean 2.105 2 197 .125

Based on Median 2.516 2 197 .083

Based on Median and with 2.516 2 192.217 .083


adjusted df

Based on trimmed mean 2.226 2 197 .111

ANOVA

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

DCHT Between Groups .374 2 .187 .734 .481

Within Groups 50.175 197 .255

Total 50.549 199

PPGD Between Groups .920 2 .460 1.448 .238

88
Within Groups 62.573 197 .318

Total 63.493 199

PPHT Between Groups .166 2 .083 .243 .784

Within Groups 67.386 197 .342

Total 67.552 199

GDXH Between Groups .236 2 .118 .364 .695

Within Groups 63.742 197 .324

Total 63.978 199

CSVC Between Groups .040 2 .020 .059 .943

Within Groups 66.223 197 .336

Total 66.262 199

KQHT Between Groups .419 2 .210 .533 .588

Within Groups 77.525 197 .394

Total 77.944 199

89

You might also like