Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 60

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----***-----

BÁO CÁO MÔN QUẢN TRỊ DỰ ÁN


DỰ ÁN XE ĐẠP ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn : TS. Tăng Thị Thanh Thủy


Lớp tín chỉ : QTR407(HK1-2324)1.1
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 1

Hà Nội, tháng 9/2023

1
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM
Đánh giá
mức độ
Thành viên MSSV Công việc phụ trách
hoàn
thành
- Chương III: Mô hình quản
lý và nhu cầu nhân sự
Lê Hoàng Mai - Chương IV: Lập kế hoạch
2111210070 100%
(nhóm trưởng) và hoạch định tiến độ
- Thuyết trình
- Tổng hợp word
- Chương V: Quản trị tài
Phùng Tuấn Giang 2117210004 100%
chính
- Phân tích thị trường và môi
Nguyễn Thu Hiền 2014210045 trường ngành 100%
- Quản trị rủi ro
- Sơ đồ GANT
Phạm Gia Khiêm 2111210054 - Sơ đồ PERT 100%
- Làm slide
- Phân tích môi trường vĩ mô
Phan Nguyễn Thu
2111210079 - Chế độ đãi ngộ nhân sự 100%
Ngân
- Làm slide
- Lời mở đầu
Nguyễn Đức Phú 2011210078 - Chương I: Tổng quan dự án 100%
- Thuyết trình

2
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN DỰ ÁN ........................................................................... 4

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ............................................... 8

I. Phân tích môi trường vĩ mô................................................................................... 8

II. Phân tích thị trường và môi trường ngành ...................................................... 11

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ NHU CẦU NHÂN SỰ .. 17

I. Sơ đồ cơ cấu tổ chức............................................................................................. 17

II. Nhu cầu nhân sự và bảng mô tả công việc ....................................................... 17

III. Biểu đồ trách nhiệm (RAM)............................................................................. 24

IV. Bảng lương và chế độ đãi ngộ .......................................................................... 26

CHƯƠNG IV: LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN VÀ HOẠCH ĐỊNH TIẾN ĐỘ ............ 29

I. Bảng cấu trúc phân tách công việc (WBS) ........................................................ 29

II. Sơ đồ mạng lưới AON ........................................................................................ 33

III. Biểu đồ GANT và sơ đồ PERT ........................................................................ 33

CHƯƠNG V: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
....................................................................................................................................... 37

I. Tổng quan về phương pháp lập kế hoạch và quản lý tài chính dự án ............ 37

II. Dự toán chi phí dự án dựa trên phương pháp dự trù ngân sách ................... 39

CHƯƠNG VI: QUẢN TRỊ RỦI RO .......................................................................... 48

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 57

3
LỜI MỞ ĐẦU
Theo xu thế phát triển chung của thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với những
vấn đề về giao thông đô thị như sự gia tăng của phương tiện cá nhân, áp lực về cơ sở hạ
tầng và nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao. Hình ảnh các phương tiện nêm kín
mặt đường vào các giờ cao điểm không còn là chuyện mới tại các đô thị lớn như Hà Nội,
TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng.... Đi cùng với đó là tình trạng ô nhiễm môi
trường do khói bụi từ các phương tiện giao thông. Diễn đàn Liên Chính phủ về Giao
thông vận tải bền vững môi trường khu vực châu Á lần thứ 12 (Diễn đàn EST 12) diễn
ra tại Hà Nội những ngày cuối tháng 10/2019 cũng dành thời gian bàn thảo về phát triển
dịch vụ vận tải và kết cấu hạ tầng giao thông bền vững. Nhận thức rõ áp lực của phát
triển dịch vụ vận tải đối với phát triển đô thị, Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải cũng
như các địa phương từ nhiều năm trước đây và hiện nay đã xác định phát triển giao thông
công cộng là giải pháp tối ưu và được ưu tiên phát triển để giải quyết tình trạng trên.
Những năm gần đây, hệ thống giao thông công cộng tại Việt Nam đang phát triển
nhưng còn nhiều bất cập. Các tuyến xe buýt công cộng hoạt động ở hầu hết các tỉnh
thành trên toàn quốc. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai thành phố có hệ thống xe buýt
công cộng phát triển mạnh nhất. Hà Nội có 121 tuyến xe buýt, vận chuyển trên 400 triệu
hành khách/năm. TP. Hồ Chí Minh có 139 tuyến xe buýt, vận chuyển 300 triệu hành
khách/năm. Ngoài ra, các dự án Đường sắt đô thị cũng là điểm nhấn cho giao thông công
cộng tại Việt Nam. Sau khi đưa vào khai thác tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông, các dự án
về đường sắt đô thị cũng đang được nhanh chóng thúc đẩy. Đồng thời, người dân nội đô
bước đầu có nhận thức và quen dần với việc sử dụng các phương tiện giao thông công
cộng. Đặc biệt, chiều 19/9/2023, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội phát đi thông cáo
báo chí về Dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh
- Láng - Hòa Lạc (tuyến metro số 5). Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội, ngày
5/9, Hội đồng thẩm định nhà nước đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch thẩm định
báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến metro số 5. Theo đó, quyết định chủ trương
đầu tư dự án bao gồm 14 phần nội dung thẩm định, trong đó nổi bật là sự cần thiết đầu

1
tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư; dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ và dự kiến mục
tiêu đầu tư, quy mô và hình thức đầu tư. Theo kết quả nghiên cứu của UBND TP Hà
Nội, tuyến metro số 5 sẽ là tuyến đường sắt đô thị theo tiêu chuẩn đường đôi, điện khí
hóa, với chiều dài 38,43km, gồm 6,5 km đi ngầm, 2 km đi trên cao và 29,93 km đi trên
mặt đất.
Tuy nhiên, trong quãng thời gian hoàn thiện các dự án giao thông công cộng (bao
gồm cả xe buýt và Đường sắt), việc khai thác vẫn gặp rất nhiều khó khăn và chỉ thu hút
được đông đảo người dân sử dụng ở thời gian đầu dù giá cả rất hợp lý. Lý do lớn nhất là
độ phủ của các kênh di chuyển này chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
Ví dụ, người dân có thể phải di chuyển một quãng đường dài để đến các điểm giao thông
công cộng, hoặc phải kết hợp lên xuống nhiều phương tiện ở nhiều chặng khác nhau. Hệ
lụy tiếp theo do độ phủ chưa lớn đó là, với các khoảng cách ngắn thì người dân sẽ ưu
tiên dùng phương tiện cá nhân. Một phần là để dễ dàng đi vào các ngõ ngách trong điểm
đến.
Bên cạnh việc phát triển các loại phương tiện công công như metro, tàu điện trên
cao, nhiều chuyên gia về quy hoạch đô thị cho rằng: Đã đến lúc nghiêm túc xem xét tính
khả thi của mô hình xe đạp chia sẻ như một giải pháp bền vững hoàn thiện và kết nối
diện mạo giao thông tương lai. Thực tế, kinh nghiệm từ nhóm các quốc gia phát triển tại
châu Âu hay gần gũi hơn là Trung Quốc có thể gợi mở cho Việt Nam nhiều bài học quý
báu trong lĩnh vực còn khá mới mẻ này. Định hướng tới việc xây dựng mạng lưới phụ
trợ cho xe buýt, tàu điện ngầm trong cự ly ngắn với chi phí cực rẻ, trên cơ sở đó dần dần
hình thành văn hóa giao thông về lâu dài, việc sử dụng xe đạp công cộng là hợp lý với
lối sống của người dân Việt Nam. Đồng thời, các điểm bố trí xe được ưu tiên kết nối với
các phương tiện vận tải công cộng khác như xe buýt, metro hay những điểm tập trung
đông người như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại…
Nhận thấy rằng dự án “Xe đạp đô thị tại Thành phố Hà Nội” là một dự án mang lại
ý nghĩa to lớn cho giao thông trên địa bàn thành phố, đồng thời sẽ là một điển hình mẫu
mực cho các địa phương khác ở khu vực phía bắc. Với sự kết hợp của Nhà nước và
Doanh nghiệp, giai đoạn 1 của dự án bước đầu đã đưa vào sử dụng khá thành công

2
Chính vì điều đó kết hợp khảo sát thực tế, nhóm nghiên cứu lựa chọn phân tích Dự
án “Xe đạp đô thị tại Thành phố Hà Nội” nhằm ứng dụng kiến thức đã học của môn học
Quản trị dự án và liên hệ với các thực trạng thực tế khi triển khai, vận hành.

3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN DỰ ÁN
1. Lịch sử hình thành dự án
Tên gọi xe đạp công cộng lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2014 khi thành phố Hà
Nội là địa phương tiên phong tiến hành thí điểm tại 4 điểm trường bao gồm: Đại học
Công nghiệp Hà Nội, Đại học Điện lực, Đại học Thương mại và Cao đẳng Sư phạm
Trung ương. Tại thời điểm ra mắt, dự án được kỳ vọng sẽ giúp giảm ùn tắc giao thông,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời tiết kiệm nguồn nhiên liệu và hướng tới mục
tiêu “vì một Hà Nội xanh-sạch-đẹp hơn”. Đơn vị được giao “trọng trách” 9 năm về trước
là Công ty Cổ phần Môi trường cây xanh đô thị (VPT). Một dự án tương tự cũng được
“ấp ủ” tại phố cổ Hà Nội khi ban quản lý cho rằng: Xe đạp rất phù hợp với hạ tầng của
Thủ đô, trước mắt sẽ giúp giải quyết một phần bài toán môi trường, ùn tắc giao thông
cũng như phát triển du lịch. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, mô hình này đã thất bại
vì giá thành cao, số lượng người thuê èo uột, ế ẩm, phương tiện xuống cấp nhanh.
Sau nhiều năm trầm lắng, câu chuyện về xe đạp công cộng bất ngờ “nóng” trở lại
khi Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị phát triển xe đạp công cộng
theo mô hình xã hội hóa. Cuối năm 2021, dịch vụ chính thức được khai trương tại trung
tâm quận 1. Thay vì một đơn vị nhà nước “lĩnh ấn”, trong lần thí điểm này, Tập đoàn Trí
Nam – một doanh nghiệp tư nhân đã đứng ra chuẩn bị chính sách, phương tiện. 500 chiếc
xe đạp đã được Trí Nam bố trí ở 43 vị trí khu vực trung tâm thành phố mang tên Bác.
Không lâu sau đó, đến lượt Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Giao thông vận
tải xây dựng dự án phát triển xe đạp công cộng để thực hiện tại 5 quận trung tâm.
2. Thông tin dự án
- Tên dự án: Dự án xe đạp đô thị tại Hà Nội
- Đơn vị quản lý: Sở GTVT - Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội
- Đơn vị triển khai: Tập đoàn Trí Nam
- Hình thức đầu tư dự án: Dự án được đầu tư theo hình thức xã hội hóa, toàn
bộ số kinh phí này nhà đầu tư sẽ bỏ ra. Sau khi triển khai xong các giai đoạn
đầu tư, việc hoàn vốn dự án thông qua thu phí cho thuê xe đạp. Thành phố

4
Hà Nội chỉ bố trí các điểm dừng đỗ, không gian để xe đạp điện hoạt động,
không phải chi ngân sách.
- Hình thức kinh doanh: Cho thuê các xe đạp tại 70 - 80 vị trí nằm ở 6 quận
trung tâm, bao gồm: Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng,
Thanh Xuân. Ngoài ra đơn vị cũng đang khảo sát, bố trí thêm các điểm phục
vụ xe đạp công cộng ở dọc tuyến tàu điện đường sắt đô thị Cát Linh - Hà
Đông. Giá vé sau thời gian hoạt động thử nghiệm được nhà đầu tư đưa ra
cho mỗi lượt 30 phút là 5.000 đồng đối với xe đạp cơ (tự đạp) và 10.000
đồng đối với xe đạp điện; với người dân thuê xe cả ngày sẽ trả mức giá
60.000 đồng với xe đạp và 120.000 đồng với xe đạp điện. Đơn vị vận hành
cũng bán vé theo tháng, quý và năm; hệ thống thanh toán ưu tiên thực hiện
qua các ứng dụng ngân hàng, ví điện tử.
3. Tầm nhìn và sứ mệnh
Sứ mệnh: tạo ra một mạng lưới giao thông công cộng hoàn thiện hơn, hỗ trợ người
dân di chuyển với cự ly ngắn trong khu vực trung tâm thành phố, qua đó khuyến khích,
tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng xe đạp như một lựa chọn di chuyển thuận
tiện, năng động, lành mạnh, thân thiện với môi trường, giảm tắc nghẽn giao thông nội
đô, đặc biệt vào các khung giờ cao điểm.
Tầm nhìn: Trở thành tạo giải pháp bền vững hoàn thiện và kết nối diện mạo giao
thông tương lai.
4. Đối tượng mục tiêu
Dự án tập trung xác định đối tượng mục tiêu là dân cư trong địa bàn Thành phố và
khách du lịch trên địa bàn Thành phố. Cụ thể như sau:
- Dân cư trong địa bàn Thành phố:
o Độ tuổi: 16 - 35 tuổi
o Thu nhập: 2 triệu/ tháng trở lên
o Thói quen: Sử dụng các phương tiện công cộng để di chuyển
- Khách du lịch
o Độ tuổi: 18 - 40 tuổi

5
o Thu nhập: 10 triệu trở lên
o Thói quen: Thích giao lưu, khám phá các địa điểm mới. Mong muốn
được cá nhân hóa trải nghiệm
5. Sản phẩm dự án
Sản phẩm của dự án “Xe đạp đô thị” gồm 2 loại sản phẩm: sản phẩm chính và sản
phẩm kèm theo:
- Sản phẩm chính: Xe đạp và xe điện tích hợp thiết bị điện tử cảm biến và
định vị.
- Sản phẩm kèm theo:
o Phần mềm, ứng dụng hướng dẫn lộ trình đi, bao gồm cổng đăng ký,
thanh toán và quy trình thuê xe
o Hệ thống bãi đỗ xe và biển hướng dẫn sử dụng
6. Phạm vi dự án
a. Phạm vi không gian
Dự án được triển khai trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Trong giai đoạn 1 (xem ở
mục 6.2), dự án được triển khai thí điểm tại 6 quận trung tâm gồm Hoàn Kiếm, Đống
Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Ba Đình và Tây Hồ.
b. Phạm vi thời gian
Dự án được triển khai từ 2021 đến năm 2025 với các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn tiền khả thi và xin cấp phép
- Giai đoạn triển khai được chia làm 2 giai đoạn:
o Giai đoạn 1: thực hiện trong năm 2022 sẽ đầu tư 1.000 xe đạp, trong
đó có 500 xe đạp cơ và 500 xe đạp điện với tổng mức đầu tư khoảng
30 tỷ đồng. Giai đoạn này sẽ triển khai tại 85 điểm trên địa bàn 6
quận gồm Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Ba
Đình và Tây Hồ với khoảng 85 điểm bố trí xe, mỗi điểm từ 10-15
chiếc.
o Giai đoạn 2: dự kiến thực hiện từ năm 2023 đến 2025, đơn vị sẽ đầu
tư thêm 3.000 xe tại 350 điểm, tập trung phát triển mở rộng vùng dịch

6
vụ ra các quận trung tâm và lân cận trung tâm để đáp ứng nhu cầu đi
lại của người dân.

Mặc dù dự án xe đạp đô thị với nhiều triển vọng phát triển tới năm 2025, tuy nhiên,
để hiệu quả nhóm đã tập trung khai thác và tìm hiểu dự án từ giai đoạn tiền khả thi và
xin cấp phép của dự án đến kết thúc giai đoạn 1.
c. Phạm vi phân tích
Trong phần phân tích của nhóm sẽ bao gồm phần nghiên cứu dự án với phạm vi
thời gian từ năm 2021 đến giữa năm 2023 (giai đoạn tiền khả thi, xin cấp phép và giai
đoạn 1); và phạm vi không gian triển khai là 6 quận nội thành gồm Hoàn Kiếm, Đống
Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Ba Đình và Tây Hồ với khoảng 85 điểm bố trí xe, mỗi
điểm từ 10-15 chiếc.

7
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN
I. Phân tích môi trường vĩ mô
1. Yếu tố chính trị, pháp luật
Tình hình chính trị ổn định của Việt Nam trong những năm gần đây là một trong
những yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế, giải quyết các nhu cầu
lao động và những vấn đề xã hội phát sinh. Điều này cũng góp phần tạo ra môi trường
kinh doanh ổn định, thúc đẩy các chiến lược kinh doanh mới hình thành và phát triển.
Không chỉ vậy, quá trình đô thị hóa của nước ta ngày càng có những biến chuyển
rõ rệt và sâu sắc, trong đó công nghiệp hóa phát triển song song với chú trọng bảo vệ
môi trường. Chính phủ hiện tại đã, đang và sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm
kiểm soát lượng khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thúc đẩy ứng
dụng năng lượng mới, phát triển giao thông thông minh… Đây là những tín hiệu tích cực
nhằm hướng đến sự hoàn thiện ngày một tốt hơn trong lĩnh vực giao thông của mỗi đô
thị. Đồng thời, Nhà nước cũng có những chính sách hỗ trợ nhằm động viên, thúc đẩy các
doanh nghiệp triển khai các dự án kinh doanh mang tính xã hội hóa và cộng đồng, trong
đó có các dự án “xanh” như xe đạp đô thị. Trong chính sách tài khóa được ban hành vào
T4/2023, Quốc hội đã quyết nghị giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng cuối năm theo đề
xuất của Chính phủ, song song với đó là 1 số sự điều chỉnh giảm các loại thuế trong năm
2023.
Đặc biệt, dự án xe đạp đô thị của công ty đã được triển khai ở các thành phố như
Hồ Chí Minh, Hải Phòng, và nhận được sự hưởng ứng, phản hồi rất tốt từ phía người
dân. Theo đó, sau 15 tháng triển khai thí điểm, dịch vụ xe đạp công cộng trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 305.000 người đăng ký tài khoản, trong đó hơn 80%
sử dụng dịch vụ. 39 trạm được đặt tại Hải Phòng cũng nhận được nhiều sự ủng hộ, trải
nghiệm thích thú của mọi người. Đây là tiền đề để dự án triển khai tại địa bàn Hà Nội có
nhiều tiềm năng và cơ hội để mở rộng và phát triển.
2. Yếu tố kinh tế

8
Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của
thị trường, có sức mua mới có thị trường và tổng sức mua phụ thuộc vào sự tăng trưởng
kinh tế nói chung và các lĩnh vực kinh tế khác nhau nói riêng.
Năm 2022 đến nay chứng kiến những sự biến động khôn lường và khó khăn trong
nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Theo báo cáo, tổng sản
phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2023 tăng 3,72%. Tuy không phải là con số
lớn nhưng đặt vào thời điểm nền kinh tế suy giảm toàn cầu như hiện nay, đây vẫn là một
dấu hiệu ổn định cho nền kinh tế Việt Nam. Theo các chuyên gia, nền kinh tế Việt Nam
sẽ tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng GDP đạt 7,2% trong năm 2023 và 6,7% trong
năm 2024. Tỷ lệ lạm phát cũng có dấu hiệu hạ nhiệt và được kiểm soát ở mức phù hợp,
đồng thời các cân đối vĩ mô được giữ vững, lãi suất giảm, tỷ giá ổn định, giải ngân đầu
tư công được thúc đẩy và cải thiện rõ nét. Trong 6 tháng đầu năm, giải ngân đầu tư công
tiếp tục đạt được kết quả tích cực với mức thực hiện từ nguồn ngân sách ước đạt 232,2
nghìn tỷ đồng, bằng 33% kế hoạch năm và tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng
kỳ năm 2022 bằng 32,1% và tăng 10,4%). Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó
khăn, kết quả giải ngân vốn đầu tư công trong 6 tháng đầu năm là điểm sáng tích cực, là
động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Những yếu tố kể trên chính là cơ
hội cho công ty có thể tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng, duy trì và mở rộng
dự án.
3. Yếu tố quy hoạch, cơ sở hạ tầng
Việt Nam là quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng và đang chi khoảng
5,7% GDP cho lĩnh vực này. Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 với tầm
nhìn đến năm 2050 nhấn mạnh nhu cầu về một mô hình phát triển theo không gian lãnh
thổ của quốc gia, đẩy nhanh việc hiện đại hóa và đồng bộ cơ sở hạ tầng. Chính phủ đã
triển khai nhiều chính sách và sáng kiến nhằm phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, ví dụ
như đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo, khuyến khích các công trình xanh và
phương tiện giao thông sử dụng điện. Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển KCHT giao
thông Việt Nam giai đoạn 2018-2023 toàn ngành ước tính khoảng 1.015.000 tỷ đồng
(tương đương 48 tỷ USD), là nhu cầu vốn đầu tư cho các công trình giao thông do Bộ

9
GTVT, các Tổng công ty nhà nước quản lý và các công trình chủ yếu tại Hà Nội, TP. Hồ
Chí Minh. Hiện nay, nước ta cũng đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm
kiểm soát lượng khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thúc đẩy ứng
dụng năng lượng mới, phát triển giao thông thông minh… Đây là những tín hiệu tích cực
nhằm hướng đến sự hoàn thiện ngày một tốt hơn trong lĩnh vực giao thông của mỗi đô
thị.
4. Yếu tố tự nhiên
Trái đất đang ngày càng nóng lên kéo theo sự biến đối khắc nghiệt của khí hậu.
Hoạt động giao thông đóng góp tới 70% nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trên các
thành phố. Số liệu từ Viện Y học Lao động và vệ sinh môi trường cho thấy, vào những
giờ cao điểm, Hà Nội có nồng độ bụi cao gấp 4 lần TCCP, CO cao gấp 2,5-4,4 lần, hơi
xăng từ 12,1-2.000 lần. Việc sử dụng xe đạp hàng ngày chính là cách tối ưu để bảo vệ
môi trường, bảo tồn hệ sinh thái xanh. Nếu tất cả mọi người đang tham gia giao thông
sử dụng xe đạp ít nhất 1 lần/tuần thì sẽ làm giảm ít nhất 20% tốc độ nóng lên toàn cầu.
Bên cạnh đó, với tính chất thời tiết nhiệt đới đặc trưng ở Hà Nội và sự gia tăng
nhiệt độ bình quân hàng năm ngày càng cao đã tạo nên diễn biến khí hậu khá bất lợi.
Việc thu hút người dùng xe đạp công cộng vào các ngày hè nắng nóng cũng trở nên khó
khăn hơn, đòi hỏi doanh nghiệp cần có những cách tuyên truyền hiệu quả về lợi ích sức
khỏe của việc đạp xe cũng như có những đổi mới trong công nghệ, kỹ thuật để tối ưu
chất lượng cho người dùng.
5. Yếu tố văn hóa, xã hội
Tâm lý của người tiêu dùng tại Việt Nam đang phản ánh một số yếu tố quan trọng
trong việc sử dụng xe đạp công cộng. Trước hết, hiện nay, xe máy đang được xem là
phương tiện di chuyển phổ biến và ưa thích tại Việt Nam. Với tốc độ di chuyển nhanh
và khả năng vượt qua các khoảng cách xa một cách dễ dàng, xe máy đã trở thành lựa
chọn hàng đầu cho người dân trong việc di chuyển trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra,
sự phát triển của các dịch vụ xe công nghệ, chẳng hạn như GrabBike hoặc Gojek, đã tạo
ra sự tiện lợi và linh hoạt trong việc di chuyển. Điều này làm cho việc sử dụng xe đạp
công cộng trở nên ít hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng.

10
Xu hướng tiêu dùng của người dân ngày càng phản ánh những thay đổi tích cực và
sự nâng cao trong lối sống xanh lành mạnh. Ngày càng có sự nhận thức rõ ràng về việc
bảo vệ môi trường, và điều này dẫn đến sự gia tăng trong việc sử dụng các sản phẩm
thân thiện với môi trường, như túi vải, hộp nhựa tái sử dụng, và nhiều vật dụng có thể sử
dụng nhiều lần. Không chỉ vậy, trong việc lựa chọn phương tiện giao thông, người dân
cũng đang thay đổi theo hướng tích cực. Một số bộ phận người dân đã chuyển từ việc sử
dụng các phương tiện giao thông cá nhân truyền thống sang việc sử dụng các phương
tiện công cộng hoặc di chuyển bằng xe đạp và xe máy điện. Đây không chỉ là một cách
giúp giảm ô nhiễm không khí mà còn thể hiện sự cam kết với môi trường và sự tạo điều
kiện cho cuộc sống đô thị tốt hơn. Đồng thời, hiện nay mọi người đang đặt ưu tiên cho
lối sống lành mạnh, tích cực. Và đạp xe cũng là một hình thức rèn luyện sức khỏe được
nhiều người ở mọi lứa tuổi lựa chọn và ưa thích.
II. Phân tích thị trường và môi trường ngành
1. Phân tích tổng quan thị trường
a. Cung
Với số lượng khách hàng dồi dào, thị trường xe đạp Việt Nam rất có tiềm năng về dài
hạn. Trong bối cảnh mới, khi kinh tế phát triển, thu nhập bình quân của người dân tăng, nhu
cầu đạp xe tăng cường sức khỏe sẽ mở rộng, ngành xe đạp cũng sẽ phát triển theo. Xu hướng
đô thị hóa ngày càng lớn, các khu dân cư mới được xây lên, hạ tầng giao thông đường bộ
phát triển, làn đường dành cho xe đạp cũng sẽ được thiết lập cùng với sự chú trọng của
Chính phủ cho cuộc sống xanh.
Thêm vào đó, tắc nghẽn giao thông sẽ được giải quyết bằng hệ thống giao thông công
cộng, mật độ xe máy sẽ giảm dần tại các khu trung tâm. Phương tiện đi lại quãng đường
ngắn như xe đạp sẽ là sự lựa chọn tối ưu.
Không chỉ các đơn vị phân phối, sức nóng của thị trường xe đạp cũng được nhiều
doanh nghiệp nhận định là rất tiềm năng. Đặc biệt, dự báo sự gia tăng dân số ở tầng lớp
trung lưu tại Việt Nam sẽ kéo theo nhu cầu đạp xe tăng cường sức khỏe mở rộng hơn.
Quy mô thị trường xe đạp dự kiến sẽ tăng từ 53,90 tỷ USD vào năm 2023 lên 66,22 tỷ
USD vào năm 2028, với tốc độ CAGR là 4.20% trong giai đoạn dự báo (2023-2028).

11
Với những tiến bộ công nghệ nhất quán, các nhà sản xuất chính, chẳng hạn như Accell
Group và Giant Manufacturing Co., tập trung vào việc nâng cao giao diện người dùng tổng
thể bằng cách thiết kế và phát triển xe đạp có thể tích hợp với điện thoại thông minh của
người lái và cung cấp thông tin thời gian thực về tốc độ và tình trạng pin. Do đó, các yếu tố
nêu trên dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường trong giai đoạn dự báo.
Các mạng lưới chia sẻ xe đạp dùng công nghệ và ngành xe đạp nói chung sẽ có ảnh
hưởng tích cực. Những điều này cho thấy, thị trường xe đạp Việt Nam sẽ phát triển bùng
nổ, định hướng cho lối sống xanh, phát triển kinh tế xanh một cách bền vững ở Việt Nam
trong tương lai.
b. Cầu
Theo nghiên cứu của SSI Research, nhu cầu xe đạp trong nước ở mức 2,5 triệu
chiếc/năm.
Theo ghi nhận, những dòng xe phổ biến nhất là phân khúc sản phẩm có chất lượng
tầm trung, giá dao động từ 3,5 triệu đến hơn 7 triệu đồng/chiếc. Các dòng xe đạp với chất
lượng tốt hơn có giá dao động từ 9 triệu đến 12 triệu đồng/chiếc, những dòng cao cấp hơn
có giá từ 10 đến hơn 30 triệu đồng/chiếc. Các loại xe đạp cũng đa dạng gồm xe đạp leo núi,
xe đạp thể thao, xe đạp trẻ em... đến từ các thương hiệu như Thống Nhất (Việt Nam), Giant
(Đài Loan), Asama, Trinx (Nhật), Galaxy (Trung Quốc)...
Chính vì một thị trường có nhu cầu cao, nhưng xét về giá cả và độ sử dụng thì chưa
đạt được nhiều, nên dự án thuê xe đạp tích hợp công nghệ thông minh là 1 điểm nhấn với
người tiêu dùng, vừa giảm thiểu chi phí cũng như góp phần vào bảo vệ môi trường xanh.
Từ đó công ty Trí Nam quyết định đầu tư vào dự án này. Số lượng xe Công ty Trí Nam nhập
để vận hành tại 90 điểm ở 6 quận nội thành giai đoạn 1 khá lớn, lên đến 1.000 xe, đặc biệt
trong đó có 500 xe đạp điện. Đây là loại xe đạp có động cơ lần đầu tiên được nhà đầu tư
triển khai ở Việt Nam nên cần huy động nguồn vốn lớn và thời gian chờ để được nhà sản
xuất cung cấp đủ xe.
c. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Hiện tại, dự án xe đạp công cộng tại Hà Nội có thể đối mặt với các đối thủ cạnh tranh
sau:

12
Hệ thống xe máy và ô tô cá nhân: Xe máy và ô tô cá nhân vẫn là phương tiện di chuyển
phổ biến và ưa thích của nhiều người dân tại Hà Nội. Xe đạp công cộng trước hết sẽ vấp
phải sự cạnh tranh với xe máy bởi sự thua kém về tốc độ, tiện ích cũng như do tâm lý của
đa số người dân hiện nay. Xe máy tiện dụng, tính tiếp cận rất cao, bởi xe đạp đi ở đâu thì
xe máy cũng có thể có mặt ở đó, thậm chí còn đi nhanh và xa hơn. Ở Việt Nam, một số bộ
phận người dân không thích đi xe đạp. Chưa kể, thời tiết ở Hà Nội vào mùa hè sẽ rất oi
nóng, không phù hợp cho việc vận động đạp xe.
Dịch vụ gọi xe qua ứng dụng di động (như GrabBike, Gojek, Be, Xanh SM): Các dịch
vụ gọi xe qua ứng dụng di động cung cấp sự tiện lợi và linh hoạt cho người dùng trong việc
di chuyển nhanh chóng từ điểm A đến B.
Phương tiện vận tải trong mạng lưới giao thông công cộng hiện có: xe buýt và tàu
điện. Những phương tiện này đã có mặt lâu và vẫn được sử dụng rộng rãi, có thể cạnh tranh
với dự án xe đạp công cộng trong việc cung cấp các tuyến đường và dịch vụ đi lại cho người
dân.
d. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Các hình thức di chuyển cá nhân khác: Ngoài xe máy và ô tô, người dân có thể sử
dụng các phương tiện di chuyển cá nhân khác như xe đạp riêng, xe máy điện hoặc xe đạp
điện cá nhân. Những lựa chọn này cũng có thể cạnh tranh với dự án xe đạp công cộng trong
việc cung cấp sự linh hoạt và tự do trong di chuyển. Do vậy, xe đạp chỉ là phương tiện phụ
trợ, kết nối giao thông công cộng trong tương lai.
Dịch vụ cho thuê xe đạp cá nhân: Một số công ty hoặc doanh nghiệp đã triển khai dịch
vụ cho thuê xe đạp cá nhân tại Hà Nội. Đối với những người dùng không muốn sử dụng xe
đạp công cộng, dịch vụ này cũng là một lựa chọn khá hấp dẫn.
Các công nghệ và phương tiện vận chuyển mới: Sự tiến bộ về công nghệ và phương
tiện vận chuyển có thể tạo ra các giải pháp mới và cạnh tranh cho dự án xe đạp công cộng.
Ví dụ như xe tự lái, xe điện tự lái, hoặc các hình thức vận chuyển công nghệ cao khác.
e. Sản phẩm thay thế
Một số sản phẩm thay thế hiện tại đang tạo áp lực cho dự án xe đạp đô thị có thể kể
đến như:

13
- Xe đạp điện: Xe đạp điện đang trở thành một lựa chọn phổ biến với khả năng
di chuyển linh hoạt trong đô thị và giảm ô nhiễm môi trường.
- Xe đạp gập: rất tiện lợi cho việc di chuyển trong không gian hạn chế, như khi
đi công cộng hoặc lưu trữ trong căn hộ nhỏ. Chúng có thể gập lại thành kích
thước nhỏ gọn, dễ dàng mang theo và lắp ráp.
- Xe đạp địa hình (MTB): Đối với những người yêu thích thể thao và muốn khám
phá các địa hình ngoại ô, xe đạp địa hình là một lựa chọn tuyệt vời. Chúng có
khả năng vượt qua các địa hình khó khăn như đồi, rừng và đường gồ ghề.
- Xe đạp đô thị: Đối với những người sống và làm việc trong thành phố, xe đạp
đô thị là sự lựa chọn phổ biến để di chuyển trong lưu thông đông đúc. Sản phẩm
này thường có thiết kế thoải mái, hệ thống truyền động êm ái và tích hợp các
tiện ích như giỏ đựng hàng hoặc đèn.
- Xe đạp touring: Đối với những người muốn khám phá xa hơn, xe đạp touring
là sự lựa chọn lý tưởng. Chúng được thiết kế để chịu tải trọng nặng và chạy trên
các quãng đường xa, với khả năng cất giữ đồ đạc và hệ thống phanh tốt.
Với số lượng sản phẩm thay thế trên thị trường tương đối lớn, dự án xe đạp cần phải
chú ý đến nâng cao chất lượng xe, nhấn mạnh vào quảng bá hiệu quả tới sức khỏe và môi
trường, rót thêm ngân sách vào quảng cáo để tiếp cận nhiều hơn tới khách hàng.
2. Phân tích 4Ps
a. Sản phẩm
Sáng 24/8, UBND TP Hà Nội phối hợp với một doanh nghiệp khai trương dịch vụ
cho thuê xe đạp công cộng với 1.000 xe, trong đó có 500 xe điện trợ lực.
Xe đạp sử dụng loại gắn khóa thông minh, có tính năng định vị GPS, đóng hoặc mở
khóa thông qua kết nối mạng 2G, 3G, 4G, bluetooth trên di động. Để sử dụng xe, khách
thuê sẽ tải ứng dụng cho thuê xe đạp công cộng, nạp tiền vào tài khoản, dùng thẻ từ hoặc
smartphone quét QR code trên khóa xe để mở khóa.
Mỗi xe đạp cũng được gắn thẻ ID định danh và khóa thông minh trên phương tiện
có khả năng cảnh báo khi chạy quá thời gian, không trả... Thông qua phần mềm trung tâm,
nhân viên vận hành có thể theo dõi lộ trình di chuyển của xe và người điều khiển.

14
b. Giá thành
- Vé lượt: 5.000đ/30 phút
Thời gian cung cấp dịch vụ: Hoạt động 24/7
Chi tiết vé:
Cước phí 5.000đ để mở khóa xe và sử dụng trong 30 phút đầu tiên. Sau 30 phút đầu
sẽ tính cước phí 1.000đ cho mỗi 06 phút tiếp theo.
Có áp dụng vé nhóm: Sử dụng một tài khoản thuê nhiều xe, số tiền trong tài khoản
phải còn đủ tối thiểu 20.000đ cho mỗi 01 xe muốn mở thêm.
Đối với vé lượt, khách hàng không cần mua vé trước, chỉ cần nạp điểm vào tài khoản
và quét mã QR trên xe để sử dụng ngay.
Lợi ích: Chi phí linh hoạt, sử dụng nhanh chóng dễ dàng, phù hợp các chuyến đi ngắn.
- Vé ngày: 50.000đ/450 phút/ngày
Thời gian cung cấp dịch vụ: Hoạt động 24/7
Chi tiết vé:
Cước phí 50.000đ cho tổng 450 phút (tương đương 7,5 giờ) sử dụng trong ngày.
Người dùng sử dụng quá thời lượng này trong ngày sẽ áp dụng cước phí vé lượt.
Người dùng có thể thuê và trả xe không giới hạn số lần trong ngày.
Có áp dụng vé nhóm: Sử dụng một tài khoản thuê nhiều xe, khách hàng cần mua đủ
số lượng vé ngày tương ứng số lượng xe muốn thuê.
Lợi ích: Tiết kiệm hơn 30% chi phí; Không giới hạn số chuyến đi trong ngày; Phù hợp
mục đích du lịch, tham quan trong ngày.
Tổng quan, chi phí cho mỗi lượt 30 phút là 5.000 đồng với xe đạp thường, 10.000
đồng với xe đạp điện; phí thuê xe cả ngày với hai loại xe lần lượt 60.000 và 120.000 đồng.
(chi phí chưa bao gồm 1000đ phí dịch vụ).
c. Địa điểm
Bên cung cấp “dịch vụ xe đạp công cộng TNGo” là một dịch vụ cho thuê (chia sẻ
dùng chung) xe đạp, giúp cho người tham gia giao thông có thể nhận xe đạp từ một trạm
dịch vụ xe đạp TNGo bất kỳ và tự di chuyển trên địa bàn thành phố, sau đó có thể gửi trả

15
lại xe tại một trạm bất kỳ khác (bao gồm cả trạm gốc Thủ tục và cách thức nhận xe nhanh
chóng).
d. Xúc tiến thương mại
Căn cứ vào thực tế, Trí Nam sẽ đánh giá tỷ lệ lựa chọn, sử dụng và tiếp tục có phương
án điều chỉnh loại hình phương tiện phù hợp nhu cầu khách hàng.
Dịch vụ này chủ yếu phù hợp hơn với người trẻ tuổi, bởi người cao tuổi đa số khó tiếp
cận với ứng dụng, quét mã QR Code để sử dụng dịch vụ. Chưa kể lại còn phải nạp tiền
banking,..
Vì vậy công ty cần đẩy mạnh truyền thông dịch vụ trên các hội nhóm của người trẻ,
quảng bá bằng các áp phích trên phương tiện công cộng như xe bus nhằm tiếp cận mọi đối
tượng khách hàng ở Hà Nội.

16
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ NHU CẦU NHÂN SỰ
I. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Quản lý dự án

Trưởng phòng
Trưởng phòng Trưởng phòng Trưởng phòng Trưởng phòng Kinh doanh &
R&D Nhân sự Truyền thông Tài chính CSKH

Quản lý Quản lý phát


Quản lý kho nghiên cứu triển sản
khảo sát phẩm

Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo chức năng

Lý do nhóm lựa chọn sơ đồ cơ cấu tổ chức theo chức năng bởi vì đây là dự án với
quy mô hoạt động lớn, và đã từng xảy ra thất bại trước kia trong quá trình thí điểm dự
án này tại Hà Nội, chính vì vậy, cơ cấu tổ chức dự án này cần chú trọng về mặt chuyên
môn hoá, đảm bảo chất lượng và kết quả công việc.
Ngoài ra, riêng đối với bộ phận phòng R&D, ngoài trưởng phòng và nhân viên, còn
có phân bậc thêm các vị trí quản lý. Lý do giải thích việc có thêm các vị trí quản lý trong
phòng R&D bởi đối với dự án xe đạp đô thị tại Hà Nội có thêm sự xuất hiện của xe điện,
khác hoàn toàn so với hệ thống xe đạp đô thị đã áp dụng tại các tỉnh thành phố trước đó
chỉ thuần xe đạp cơ. Điều này đòi hỏi chi phí cũng như nhân lực dành cho bộ phận R&D
để phát triển thêm xe điện là vô cùng quan trọng và cần thiết.
II. Nhu cầu nhân sự và bảng mô tả công việc
Từ sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự trên, nhóm tiến hành xây dựng nhu cầu nhân sự cho
dự án và bảng mô tả công việc tương ứng đối với các vị trí cũng như yêu cầu về trình
độ như sau:

17
STT Bộ phận Vị trí Bảng mô tả công việc Yêu cầu trình độ

1 Quản lý Quản lý • Hoạch định kế hoạch • Thạc sĩ chuyên ngành


dự án thực hiện dự án tổng Quản trị kinh doanh
quát và nhiệm vụ của • Kinh nghiệm ít nhất 5
các phòng ban trong năm trong lĩnh vực
từng giai đoạn. Quản trị dự án
• Chịu trách nhiệm toàn
bộ hoạt động và vấn đề
phát sinh của dự án.
• Theo dõi, đánh giá,
quản lý tiến độ và chất
lượng các giai đoạn của
dự án.
• Phê duyệt kế hoạch
chuyên môn từ các
phòng ban như Kế
hoạch Truyền thông,
xúc tiến từ Trưởng
phòng Truyền thông…

2 R&D Trưởng • Hoạch định kế hoạch • Thạc sỹ hoặc tốt


phòng nghiên cứu, khảo sát, nghiệp đại học chuyên
R&D phân tích, khảo sát thị ngành kỹ thuật, cơ khí,
trường, môi trường vi công nghiệp
mô, môi trường ngành • Có kinh nghiệm làm
theo từng giai đoạn. việc và quản lý thực tế
• Tổng hợp thông tin đã về phát triển sản phẩm
nghiên cứu phân tích.

18
• Hoạch định kế hoạch từ 3 năm trở lên hoặc
nhập xuất nguyên vật các vị trí tương đương
liệu.
• Hoạch định chiến lược
phát triển sản phẩm.
• Theo dõi, giám sát tiến
độ của công việc
nghiên cứu, phát triển,
nhập xuất kho.
• Lựa chọn nguồn nhập
kho, hướng phát triển
sản phẩm.
• Lựa chọn cách thức
hoạt động của các bộ
phận R&D.

3 Quản lý • Nghiên cứu, khảo sát, • Có kinh nghiệm quản


kho thống kê nguồn nguyên lý kho hoặc các vị trí
vật liệu. quản lý tương đương
• Theo dõi, kiểm định • Thành thạo tin học văn
chất lượng nguồn phòng
nguyên vật liệu đầu
vào.
• Kiểm soát chất lượng
nguyên vật liệu dự trữ.
• Theo dõi, kiểm soát
nguyên vật liệu xuất
kho.

19
• Phê duyệt, báo cáo số
lượng nhập xuất kho
theo tuần.

4 Quản lý • Lên kế hoạch khảo sát • Tối thiểu 2 năm làm


nghiên thị trường dựa trên yêu nghiên cứu thị trường
cứu khảo cầu của dự án • Nhạy bén, thành thạo
sát • Hoàn thành bộ câu hỏi các công cụ tìm kiếm,
khảo sát thị trường phân tích nhu cầu thị
• Xác định mẫu đối trường
tượng và phương pháp
tiếp cận phù hợp
• Thu thập phản hồi từ
khách hàng để cải tiến
sản phẩm
• Phân tích dữ liệu, kết
quả khảo sát
• Viết báo cáo nghiên
cứu kết quả khảo sát chi
tiết

5 Quản lý • Xác định các yêu cầu, • Tốt nghiệp Đại học
phát triển phạm vi chi tiết cho sản chuyên ngành kỹ thuật,
sản phẩm phẩm cơ khí, công nghệ,...
• Lên kế hoạch nghiên • Tối thiểu 2 năm làm
cứu, phát triển các các công việc về phát
phương án lắp ráp sản triển sản phẩm
phẩm

20
• Theo dõi, giám sát,
điều chỉnh quá trình thử
nghiệm sản phẩm mẫu
• Phát triển các kế hoạch
cải tiến sản phẩm song
song với kế hoạch ứng
phó, giảm thiểu rủi ro
quá trình thử nghiệm và
phát triển sản phẩm
• Đánh giá, kiểm tra các
phương án thử nghiệm

6 Nhân sự Trưởng • Hoạch định cơ cấu • Cử nhân chuyên ngành


phòng nhân sự, kế hoạch Quản trị nguồn nhân
Nhân sự tuyển dụng, đào tạo và lực
phân công nguồn nhân • Có kinh nghiệm 3 năm
lực trong lĩnh vực Quản trị
• Phát triển, phê duyệt nguồn nhân lực
các chương trình đào
tạo liên quan đến dự án
và các kĩ năng cần thiết
• Điều phối, làm việc và
thống nhất với các
phòng ban khác để
quản lý nguồn lực và
hiệu suất làm việc
• Theo dõi và đánh giá
kết quả công việc của

21
các thành viên trong dự
án
• Đánh giá, đo lường
năng lực toàn bộ tổ
chức

7 Truyền Trưởng • Xây dựng kế hoạch, • Tốt nghiệp Đại học


thông phòng chiến lược truyền thông chuyên ngành
Truyền cụ thể Marketing, Báo chí,
thông • Điều phối, thực hiện Quan hệ công chúng,
các chiến dịch, hoạt Quản trị kinh doanh,..
động truyền thông dự • Có kinh nghiệm làm
án việc ở vị trí quản lý tối
• Phát triển các nội dung thiểu 3 năm
truyền thông phù hợp • Ưu tiên ứng viên có
với mục tiêu, thông kinh nghiệm trong các
điệp của dự án và dự án tung sản phẩm
insight của khách hàng mới
mục tiêu
• Theo dõi, quản lý
truyền thông trực tuyến
• Xác định và đánh giá
các rủi ro truyền thông
và hướng giải quyết
• Đo lường, đánh giá
hiệu quả các chiến dịch
truyền thông

22
• Đề xuất các định hướng
mới cho dự án dựa trên
hiệu quả truyền thông

8 Tài chính Trưởng • Xây dựng kế hoạch tài • Tốt nghiệp Đại học các
phòng chính cụ thể cho dự án chuyên ngành Tài
Tài chính trong ngắn hạn và dài chính, Kế toán, Kinh tế
hạn và các lĩnh vực liên
• Kiểm soát các dòng quan khác
tiền ra vào của dự án để • Kinh nghiệm quản lý
đảm bảo cân bằng về tài chính - kế toán tối
mặt kế toán và kết quả thiểu 3 năm
hoạt động kinh doanh • Am hiểu về các quy
• Xây dựng các điểm hòa định của pháp luật về
vốn về số lượng và thời thuế, nghiệp vụ hạch
gian, đảm bảo tiến độ toán kế toán
và ngân sách đã đề ra • Thành thạo tin học văn
• Xác định, đánh giá rủi phòng
ro tài chính và hướng
giải quyết
• Phối hợp với các phòng
ban khác để quản lý
thực hiện có hiệu quả
và tiết kiệm nguồn lực
tài chính

9 Kinh Trưởng • Xây dựng kế hoạch • Kinh nghiệm tối thiểu


doanh & phòng kinh doanh cho dự án 3 năm ở vị trí trưởng
CSKH Kinh đảm bảo mục tiêu

23
doanh & doanh số bán hàng và phòng kinh doanh hoặc
CSKH lợi nhuận các vị trí tương đương
• Xác định thị trường, • Ưu tiên ứng viên có
khách hàng mục tiêu và kinh nghiệm làm việc
phân tích đối thủ trong kinh doanh các
• Xây dựng và duy trì sản phẩm kỹ thuật,
mối quan hệ mật thiết công nghệ
với khách hàng
• Hướng dẫn, tư vấn, hỗ
trợ khách hàng trong
quá trình sử dụng sản
phẩm
• Tiếp nhận khiếu nại và
giải đáp thắc mắc của
khách hàng
• Theo dõi, đo lường và
điều chỉnh mục tiêu
kinh doanh phù hợp với
từng giai đoạn của dự
án

III. Biểu đồ trách nhiệm (RAM)

Trưởng
Trưởng Trưởng
Trưởng Trưởng phòng
Quản lý phòng phòng
phòng phòng Kinh
dự án Tài Truyền
R&D Nhân sự doanh &
chính thông
CSKH

24
Nghiên cứu môi
trường vĩ mô, môi 2 1 - - - -
trường vi mô

Lập kế hoạch dự án 1 2 2 2 2 2

Thủ tục hành chính 1 5 5 5 5 5

Tuyển dụng & Đào


3 4 1 4 4 4
tạo

Phát triển & cải tiến


3 1 5 4 5 4
sản phẩm

Thử nghiệm vận


2 1 5 4 6 3
hành

Thực hiện kinh


4 3 3 3 4 1
doanh

Nghiệm thu 3 tháng


1 3 3 3 3 2
kinh doanh

Tổng kết và nghiệm


1 3 3 3 3 2
thu dự án

Chú thích như sau:


1 - Trách nhiệm thực hiện chính
2 - Giám sát chung
3 - Phải được thông báo
4 - Phải được tham khảo
5 - Có thể được tham khảo
6 - Thông qua cuối cùng

25
IV. Bảng lương và chế độ đãi ngộ
1. Bảng lương
Vị trí SL Lương Thành tiền

Quản lý dự án 1 30.000.000 30.000.000

Trưởng phòng R&D 1 20.000.000 20.000.000

Quản lý kho 1 11.000.000 11.000.000

Nhân viên trực kho NVL 2 8.000.000 16.000.000

Quản lý nghiên cứu khảo sát 1 15.000.000 15.000.000

Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm 4 13.000.000 52.000.000

Nhân viên khảo sát 5 10.000.000 50.000.000

Quản lý phát triển sản phẩm 1 15.000.000 15.000.000

Nhân viên lắp đặt 30 7.000.000 210.000.000

Nhân viên phát triển phần mềm 7 19.000.000 133.000.000

Trưởng phòng nhân sự 1 15.000.000 15.000.000

Nhân viên tuyển dụng 2 8.000.000 16.000.000

Chuyên viên đào tạo 2 9.000.000 18.000.000

Trưởng phòng truyền thông 1 15.000.000 15.000.000

Nhân viên truyền thông 3 8.000.000 24.000.000

Trưởng phòng tài chính 1 18.000.000 18.000.000

Nhân viên kế toán 1 10.000.000 10.000.000

Trưởng phòng kinh doanh và CSKH 1 13.000.000 13.000.000

Nhân viên CSKH 2 7.000.000 14.000.000

Nhân viên kinh doanh 2 7.000.000 14.000.000

TỔNG LƯƠNG DỰ TOÁN / THÁNG 709.000.000

26
2. Chế độ đãi ngộ
Chế độ đãi ngộ trong công ty đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và thúc
đẩy động lực, năng suất làm việc của nhân viên, đồng thời là điều kiện thu hút, giữ chân
nhân tài và tạo ra môi trường làm việc tích cực, hiệu quả cho toàn bộ nhân viên. Chính
vì vậy, Công ty Trí Nam đã đề ra các chính sách đãi ngộ cho nhân viên như sau:
Về đãi ngộ tài chính, dự án đưa ra những đãi ngộ sau:
- Tiền lương cơ bản: hệ thống tiền lương được thiết kế theo mô hình 3Ps: dựa
theo vị trí, năng lực và thành tích của nhân viên. Tiền lương cơ bản được trả
vào 1 ngày cố định hàng tháng như trong hợp đồng lao động
- Tiền thưởng:
o Tiền thưởng vào các dịp lễ, Tết, tăng ca hay hiệu suất công việc vượt
chỉ tiêu đề ra
o Hưởng tối thiểu 13 tháng lương/năm
o Xem xét tăng lương 2 lần/năm theo năng lực và hiệu quả công việc
của dự án
o Tiền thưởng dự án, vượt KPIs hàng tháng
o Được tặng 1 tài khoản miễn phí dịch vụ xe đạp công cộng của công
ty đối với mỗi nhân viên của dự án trong 1 năm
- Phúc lợi:
o Được thanh toán đầy đủ BHYT, BHXH
o Hỗ trợ, phụ cấp hàng tháng theo mô hình dự án và lịch làm việc, tăng
ca của nhân viên (tiền điện thoại, di chuyển, ăn trưa tại dự án,..)
o Các chế độ khác như chế độ nghỉ có lương trong kỳ thai sản/nằm viện
Về đãi ngộ phi tài chính, dự án đưa ra những đãi ngộ sau:
- Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động, thân thiện
- Tham gia team building, du lịch, các hoạt động gắn kết tập thể, nội bộ
- Tham gia các chương trình, khóa học đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ,kĩ
năng do công ty tổ chức

27
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ miễn phí đối với nhân viên chính thức của công
ty
- Chế độ nghỉ phép 14 ngày/1 năm
- Chính sách tạo điều kiện cho 1 số bộ phận làm việc từ xa

28
CHƯƠNG IV: LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN VÀ HOẠCH ĐỊNH TIẾN ĐỘ
I. Bảng cấu trúc phân tách công việc (WBS)
CÔNG
THỜI NGÀY BẮT NGÀY HOÀN VIỆC
ID WBS TÊN CÔNG VIỆC
GIAN ĐẦU THÀNH TRƯỚC

Công việc giai đoạn 120


1 10/11/2021 26/04/2022
tiền khả thi ngày

Nghiên cứu và phân 100


1.1 10/11/2021 29/03/2022
tích tiền dự án ngày

Nghiên cứu và phân


100
A 1.1.1 tích môi trường vĩ 10/11/2021 29/03/2022 -
ngày

Nghiên cứu và phân


100
B 1.1.2 tích môi trường vĩ 10/11/2021 29/03/2022 -
ngày

Nghiên cứu khách 100


C 1.1.3 10/11/2021 29/03/2022 -
hàng mục tiêu ngày

Ra quyết định thực


D 1.2 20 ngày 30/03/2022 26/04/2022 A, B, C
hiện dự án

Công việc giai đoạn


346
2 hoàn thiện cơ sở hạ 27/04/2022 23/08/2022
ngày
tầng

2.1 Lập kế hoạch dự án 25 ngày 27/04/2022 31/05/2022

Xác định người chịu


E 2.1.1 trách nhiệm pháp lý, 3 ngày 27/04/2022 29/04/2022 D
quản lý dự án

29
Xác định địa điểm
F 2.1.2 3 ngày 02/05/2022 04/05/2022 E
thực hiện dự án

Xác định số trạm xe,


G 2.1.3 9 ngày 05/05/2022 17/05/2022 F
địa điểm các trạm xe

Xác định bản đồ trạm


H 2.1.4 9 ngày 05/05/2022 17/05/2022 F
xe

I 2.1.5 Xác định sản phẩm 10 ngày 02/05/2022 13/05/2022 E

Xác định nguồn tài


J 2.1.6 chính, chi phí dự án 10 ngày 18/05/2022 31/05/2022 G, H
dự tính

2.2 Thủ tục hành chính 21 ngày 01/06/2022 29/06/2022

Trình UBND TP HN
K 2.2.1 kế hoạch tổng quan 3 ngày 01/06/2022 03/06/2022 J
dự án

Duyệt kế hoạch thực


L 2.2.2 13 ngày 06/06/2022 22/06/2022 K
hiện dự án

Xin cấp phép dự án


M 2.2.3 5 ngày 23/06/2022 29/06/2022 L
hoạt động

Hoàn thiện cơ sở hạ 300


2.3 30/06//2022 23/08/2023
tầng ngày

Huy động nguồn tài


N 2.3.1 90 ngày 30/06/2022 02/11/2022 M
chính đầu tư dự án

Khảo sát, tổng hợp


O 2.3.2 10 ngày 30/06/2022 13/07/2022 M
nguồn đầu vào NVL

Chốt nguồn nhập


P 2.3.3 7 ngày 14/07/2022 22/07/2022 O
NVL đầu vào

30
Q 2.3.4 Tuyển dụng nhân sự 30 ngày 30/06/2022 10/08/2022 M

R 2.3.5 Đào tạo nhân sự 30 ngày 11/08/2022 21/09/2022 Q

S 2.3.6 Nhập NVL đầu vào 20 ngày 25/07/2022 19/08/2022 P

Lắp ráp mẫu xe đạp,


T 2.3.7 30 ngày 22/09/2022 02/11/2022 S, R, N
xe điện

Thử nghiệm mẫu xe


U 2.3.8 14 ngày 03/11/2022 22/11/2022 T
đạp, xe điện

Điều chỉnh, hoàn


V 2.3.9 7 ngày 23/11/2022 01/12/2022 U
thiện mẫu

Lắp ráp toàn bộ xe


W 2.3.10 7 ngày 02/12/2022 12/12/2022 V
đạp, xe điện

Xây dựng hệ thống


X 2.3.11 14 ngày 22/09/2022 11/10/2022 R
phần mềm - map

Thử nghiệm vận


Y 2.3.12 hành xe kết hợp phần 30 ngày 12/10/2022 22/11/2022 X
mềm

Điều chỉnh, hoàn


Z 2.3.13 20 ngày 23/11/2022 20/12/2022 Y
thiện phần mềm

AA 2.3.14 Lắp ráp các trạm xe 60 ngày 21/12/2022 14/03/2023 Z

Xây dựng dịch vụ


AB 2.3.15 50 ngày 21/12/2022 28/02/2023 Z
khách hàng

Thử nghiệm vận W, AA,


AC 2.3.16 60 ngày 15/03/2023 06/06/2023
hành tổng quát AB

Điều chỉnh vận hành


AD 2.3.17 30 ngày 07/06/2023 18/07/2023 AC
tổng quát

31
AE 2.3.18 Dự trù rủi ro 30 ngày 07/06/2023 18/07/2023 AC

Vận hành thử toàn bộ


AF 2.3.19 15 ngày 19/07/2023 08/08/2023 AD, AE
hệ thống

Hoàn thiện hệ thống


AG 2.3.20 11 ngày 09/08/2023 23/08/2023 AF
cơ sở hạ tầng

Truyền thông, báo


AH 2.3.21 56 ngày 07/06/2023 23/08/2023 AC
chí chuẩn bị ra mắt

Công việc giai đoạn 271


3 24/08/2023 05/09/2023
kinh doanh ngày

3.1 Bắt đầu kinh doanh 61 ngày 24/08/2023 16/11/2023

AI 3.1.1 Khai trương dịch vụ 1 day 24/08/2023 24/08/2023 AH, AG

Chiến dịch tuyên


AJ 3.1.2 60 ngày 24/08/2023 15/11/2023 AC
truyền

Hướng dẫn và chăm


AK 3.1.3 sóc khách hàng sử 60 ngày 25/08/2023 16/11/2023 AI
dụng dịch vụ

Vận hành dịch vụ


100
AL 3.2 và kinh doanh 3 25/08/2023 11/01/2024 AI
ngày
tháng đầu

Nghiệm thu 3 tháng


3.3 40 ngày 12/01/2024 07/03/2024
thực hiện dự án

Nghiệm thu doanh số AJ, AK,


AM 3.3.1 10 ngày 12/01/2024 25/01/2024
3 tháng kinh doanh AL

Điều chỉnh, cải tiến


AN 3.3.2 30 ngày 26/01/2024 07/03/2024 AM
hoạt động

32
Duy trì vận hành
AO 3.4 dịch vụ và kinh 40 ngày 12/01/2024 07/03/2024 AL
doanh

Vận hành dịch vụ


100
AP 3.5 và kinh doanh kết 08/03/2024 25/07/2024 AN, AO
ngày
hợp cải tiến

Tổng kết và nghiệm


AQ 3.6 30 ngày 26/07/2024 05/09/2024 AP
thu dự án

II. Sơ đồ mạng lưới AON

III. Biểu đồ GANT và sơ đồ PERT

33
1. Biểu đồ GANT

34
2. Sơ đồ PERT

Từ sơ đồ PERT có thể thấy, dự án có tổng độ dài đường găng là 737 ngày, và đồng
thời có rất nhiều đường găng khác nhau, bao gồm các công việc có thời gian dự trữ bằng
0. Tuy nhiên nhóm đã tập trung vào đường găng chứa những công việc dễ gây ra rủi ro
ảnh hưởng tới hoàn thành dự án ở mức cao, đó là đường găng:
A-D-E-F-G-J-K-L-M-Q-R-X-Y-Z-AA-AC-AD-AF-AG-AI-AL-AM-AN-AP-AQ
Cụ thể là các công việc sau:
A - Nghiên cứu và phân tích môi trường vĩ mô
D - Ra quyết định thực hiện dự án
E - Xác định người chịu trách nhiệm pháp lý, quản lý dự án
F - Xác định địa điểm thực hiện dự án
G - Xác định số trạm xe, địa điểm các trạm xe
J - Xác định nguồn tài chính, chi phí dự án dự tính
K - Trình UBND TP HN kế hoạch tổng quan dự án
L - Duyệt kế hoạch thực hiện dự án

35
M - Xin cấp phép dự án hoạt động
Q - Tuyển dụng nhân sự
R - Đào tạo nhân sự
X - Xây dựng hệ thống phần mềm - map
Y - Thử nghiệm vận hành xe kết hợp phần mềm
Z - Điều chỉnh, hoàn thiện phần mềm
AA - Lắp ráp các trạm xe
AC - Thử nghiệm vận hành tổng quát
AD - Điều chỉnh vận hành tổng quát
AF - Vận hành thử toàn bộ hệ thống
AG - Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng
AI - Khai trương dịch vụ
AL - Vận hành dịch vụ và kinh doanh 3 tháng đầu
AM - Nghiệm thu doanh số 3 tháng kinh doanh
AN - Điều chỉnh, cải tiến hoạt động
AP - Vận hành dịch vụ và kinh doanh kết hợp cải tiến
AQ - Tổng kết và nghiệm thu dự án

36
CHƯƠNG V: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
I. Tổng quan về phương pháp lập kế hoạch và quản lý tài chính dự án
1. Phương pháp lập dự toán
Hai phương pháp lập dự toán tài chính phổ biến với các dự án là phương pháp dự
toán từ trên xuống (Top-down Estimates) và phương pháp dự toán từ dưới lên trên
(Bottom-up Estimates), mỗi phương pháp này sẽ có những ưu nhược điểm được nhóm
tắt như sau:

Phương pháp Bottom-up Phương pháp Top-down

Là kỹ thuật các định chi phí hay thời Là kỹ thuật xác định thời gian và chi phí
gian thực hiện dự án dựa trên sự tổng dựa trên hiểu biết của quản lý dự án hoặc
hợp từ những cấu trúc thấp hơn theo cấu những dự án tương tự.
trúc WBS. Khi ước tính chi phí của dự án hiện tại,
Thời gian, ngân sách của công việc ở cấp các quản lý sẽ dựa trên cấu trúc chi phí
thấp nhất, chi tiết nhất sẽ được ước tính của các dự án tương tự trước đây để lập
và tổng hợp lại để các cấp cao hơn đưa ra kế hoạch, phâm chia ngân sách cho các
ước tính cho bộ phận của mình và sau bộ phận của dự án theo thứ tự từ trên
cùng là của toàn bộ dự án. xuống.

Ưu điểm: Đây là phương pháp có độ Ưu điểm: Đây là phương pháp đơn giản,
chính xác cao, cụ thể. đỡ tốn kém thời gian.

Nhược điểm: Tốn thời gian, các kết quả Nhược điểm: Thiếu chính xác, phụ
có ước tính có thể bị cao, gây tốn kém và thuộc vào năng lực của người quản lý.
không cần thiết

Để khắc phục những hạn chế của hai phương pháp kể trên cũng như phát huy
được những điểm mạnh, nhóm lựa chọn phương pháp kết hợp cả dự toán Top-Down và
dự toán Bottom-up thực hiện như sau:

37
- Quản lý dự án thực hiện ngân sách theo phuơng pháp Top-Down, sau đó gửi
xuống cho các cấp dưới, và những nhân viên ở các cấp dưới hơn sẽ có những dự
toán cho công việc của mình và gửi lên lấp trên theo phương pháp Bottom Up
- Xác định sự chênh lệch của dự toán trong hai trường hợp, các bên gặp gỡ trình
bày về những điều dẫn tới dự chênh lệnh này.
- Thống nhất mức ngân sách phù hợp cho mỗi phần việc.
- Đưa ra một bản dự toán hoàn chỉnh, hợp lý cho bên trong dự án.
2. Các thông số tài chính của dự án
Tỷ lệ chiết khấu (Discount rate) là lãi suất được dùng để chiết khấu các dòng tiền
mặt chảy vào và chảy ra có liên quan đến dự án đầu tư. Đối với nhà đầu tư, tỷ lệ chiết
khấu là tỷ suất sinh lời kỳ vọng, thông thường phải tối thiểu bằng lãi suất tiền gửi ngân
hàng. Tỷ lệ chiết khấu được lựa chọn cho dự án này là 10%/năm, tức 0.83%/tháng.
Các chỉ tiêu chính gồm NPV, IRR, PP và B/C:
(1) Chỉ tiêu NPV (Net Present Value - Giá trị hiện tại ròng) cho biết lợi ích kinh
tế ròng của dự án, chi tiêu này được đo bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền kỳ
vọng trong tương lai chiết khấu theo lãi suất chiết khấu thích hợp trừ khoản đầu tư ban
đầu của dự án. Do đó, yêu cầu của chỉ tiêu này là NPV > 0. NPV càng lớn thì hiệu quả
kinh tế của dự án càng cao.
(2) Chỉ tiêu IRR (Internal Rate of Return - Tỷ lệ nội hoàn kinh tế) cho biết mức
tỷ lệ lãi suât trong trường hợp tổng lợi ích kinh tế của dự án vừa đúng bằng tổng chi phí
kinh tế của dự án ở cùng một thời điểm xem xét. Nghĩa là tương ứng với mức lãi suất
tính toán bằng IRR thì NPV = 0 (không có lợi ích kinh tế ròng).
(3) Chỉ tiêu PP (Payback Period - Thời gian hoàn vốn) cho biết độ dài thời gian
để thu hồi đầy đủ các khoản đầu tư ban đầu.
(4) Chỉ tiêu B/C (Benefit/Cost - Tỷ số lợi ích/chi phí) cho biết tỷ lệ giữa tổng lợi
ích kinh tế và tổng chi phí kinh tế của dự án. Do đó, dự án có B/C > 1 mới được coi là
có hiệu quả kinh tế và B/C càng lớn thì hiệu quả kinh tế của dự án càng cao.

38
II. Dự toán chi phí dự án dựa trên phương pháp dự trù ngân sách
Phương pháp ước tính chi phí của dự án là ước tính so sánh, dựa trên những giả
thiết rằng đôi với những dự án giống nhau thì dữ liệu lịch sử có thể sử dụng như là
khung để tham chiếu cho những ước tính hiện tại. Bảng dự trù chi phí được chia làm 2
giai đoạn: chi phí giai đoạn chuẩn bị và chi phí cho vận hành chính thức.
Ở giai đoạn chuẩn bị, chi phí và thời gian cho các đầu việc được ước tính qua sự
tham chiếu đối với những dự án tương tự.
Ở giai đoạn vận hành, chi phí và doanh thu của dự án được dự trù dựa trên tiêu
chí: công suất của dự án và lượng khách hàng tiềm năng dựa trên sự so sánh với dự án
tương tự, trong đó:
Doanh thu của dự án được dự trù tăng 10% trong mỗi năm.
1. Nguồn vốn dự án
Khoản mục Số tiền Tỷ trọng vốn
Đầu tư khác 28.500.000.000 95%
Vốn chủ sở hữu 1.500.000.000 5%
Tổng 30.000.000.000 100%

2. Dự báo doanh thu và chi phí hàng tháng


a. Chi phí và tài sản thành lập dự án

Nhóm công Giá trị Công việc cụ thể SL Đơn giá Thành tiền
việc ngân sách

Nghiên cứu dự 350.000 Nghiên cứu và phân 1 200.000 200.000


án tích thị trường

Nghiên cứu thị 1 150.000 150.000


trườn, dịch vụ

Khảo sát thị 34.000 Khảo sát NVL đầu 1 30.000 30.000

39
trường vào

Khảo sát nhân lực 1 1.000 1.000

Khảo sát mặt bằng 1 3.000 3.000

Cơ sở vật chất 5.530.500 Xe điện 500 1.500 75.000.000

Xe đạp điện 500 8.000 4.000.000

Điều hoà 2 7.500 15.000

Máy in 2 3.000 6.000

Bảng hướng dẫn 79 1.000 79.000


(trạm xe)

Chi phí xây dựng 2 350.000 700.000


ứng dụng

Chi phí vận 2.842.950 Chi phí lương nhân 1 2.516.000 2.516.000
hành dự án viên dự án

Chi phí thử nghiệp 1 150.000 150.000


tổng quát

Sơn kẻ đường 79 50 3.950

Thủ tục hành chính 1 10.000 10.000

Chi phí lắp ráp trạm 79 2000 158.000


xe

Chi phí khánh thành 1 5000 5000

40
Chi phí khác 50.000 Phát sinh 1 50.000 50.000

Tổng 8.813.450 Tổng 8.813.450

(Đơn vị: 1000 VNĐ)


b. Dự báo chi phí hàng tháng
- Chi phí trả cho nhân công lao động 1 tháng

STT Công việc Số lượng Thành tiền Thành tiền

1 Quản lý cấp cao 1 30.000 30.000

2 Quản lý cấp trung 4 20.000 80.000

3 Nhân viên phát triển 4 25.000 100.000


phần mềm

4 Nhân viên vận hành 5 13.000 65.000

5 nhân viên Marketing & 3 12.000 36.000


Sale

6 Nhân viên R&D 4 7.000 28.000

7 Nhân viên chăm sóc 15 9.000 135.000


khách hàng

8 Nhân viên kế toán 1 12.000 12.000

Tổng 486.000

(Đơn vị: 1000 VNĐ)


- Chi phí sản xuất chung

STT Tên chi phí Thời gian (tháng) Thành tiền

41
1 Sạc xe điện 1 50.000

2 Chi phí bảo trì 1 30.000

3 Chi phí Marketing 1 50.000

4 Chi phí sản xuất chung 1 25.000


khác

5 Chi phí nâng cấp hệ thống 1 10.000


dịch vụ

6 Thuê văn phòng 1 40.000

Tổng 205.000

(Đơn vị: 1000 VNĐ)


- Tổng hợp chi phí 1 tháng

STT Loại chi phí Thành tiền

1 Chi phí công nhân trực tiếp 486.000

2 Chi phí sản xuất chung 205.000

3 Khấu hao tài sản cố định 46.000

4 Phí kiểm tra an toàn thiết bị 10.000

Tổng 727.137

(Đơn vị: 1000 VNĐ)


c. Dịch vụ dự kiến

42
Loại dịch vụ Chi tiết
Vé lượt Xe đạp 5000đ /30 phút, sau 30 phútsẽ
tính 10000đ cho mỗi 6 tiếp theo
Tiện ích: quét mã sử dụng ngay
Xe đạp điện 10000đ /30 phút, sau 30 phút
mỗi phút sẽ tính 15000đ mỗi 6
phút tiếp theo
Tiện tích: quét mã sử dụng ngay
Vé ngày 50000đ /450 phút/ ngày
Sử dụng quá thời gian sẽ áp dụng theo vé lượt
Tiết ích: tiết kiệm hơn 30% chi phí
Vé tháng 150000đ /60 giờ / tháng
Sử dụng quá thời gian sẽ áp dụng theo vé lượt
Tiện ích: Tiết kiệm hơn 75% chi phí
Vé trả trước 5000đ /60 phút, lựa chọn linh hoạt 120/180/240 giờ trong 30 ngày
Sử dụng quá thời gian sẽ áp dụng theo vé lượt
Tiện ích: tiết kiệm hơn 50% chi phí

d. Doanh thu dự kiến trên tháng

Loại dịch Trung bình Số lượng Giá thành Thành tiền Thành tiền
vụ ngày tb ngày tb tháng

Vé lượt Số vé trung 350 5 1.750 52.500


(Xe đạp) bình / ngày

Số vé trung 275 10 2.750 82.500


bình / tháng

43
Loại dịch Trung bình Số lượng Giá thành Thành tiền Thành tiền
vụ ngày tb ngày tb tháng

Vé lượt Số vé trung 250 10 2.500 75.000


(Xe đạp bình / ngày
điện)
Số vé trung 275 15 4.125 82.500
bình / tháng

Loại dịch vụ Số vé trung Giá thành Số tiền tb Số tiền tb


bình ngày ngày tháng

Vé ngày 150 50 7.500 225.000

Vé tháng 18 150 2.700 81.000

Loại dịch vụ Số lượt Số giờ Gía Số tiền tb Số tiền tb


trung trung bình thành ngày tháng
bình ngày kh chọn

Vé trả trước 10 120 5 6.000 125.500

(đơn vị 1000 VNĐ)


3. Dự báo tình hình tài chính cho 2 năm
a. Tổng hợp chi phí hoạt động cho 2 năm

STT Loại chi phí Tháng Năm 1 Năm 2

1 Chi phí nhân công 486.000 5.832.000 5.832.000

44
2 Chi phí sản xuất chung 205.000 2.460.000 2.460.000

3 Khấu hao tài sản cố định 46.137 553.650 553.650


(PP đường thẳng)

4 Phí kiểm tra an toàn thiết 10.000 120.000 120.000


bị

747.137 8.965.650 8.965.650

(Đơn vị: 1000 VNĐ)


b. Dự báo lợi nhuận cho 2 năm
Lợi nhuận năm 2 tăng trưởng 10% so với năm 1.

Năm Doanh thu Chi phí LNTT Thuế LNST


(10%)

Năm 1 8.370.000 8.965.650 (595.650) 0 (595.650)

Năm 2 9.207.000 8.965.650 241.350 24.135 265.485

(Đơn vị: 1000 VNĐ)


4. Hoạch định dòng tiền và phân tích lợi ích và hiệu quả của dự án đầu tư
a. Dòng ngân lưu dự án

Chi phí Năm Năm 1 Năm 2

Dòng nhân lưu ra

Chi phí chuẩn bị dự án 350.000

Chi phí máy móc thiết bị 5.536.500

Chi phí vận hành dự án 2.842.950

Trả nợ vay

45
Thuế TNDN (10%) 24.135

Chi phí hoạt động 8.965.650 8.965.650

Tổng ngân lưu ra 8.729.450 8.965.650 8.989.785

Dòng ngân lưu vào

Doanh thu 8.923.650 9.207.000

Khấu hoa TSCD (PP đường 553.650 553.650


thẳng)

Thanh lý TSCD

Vốn vay

Tổng ngân lưu vào 8.923.450 9.760.650

Ngân lưu ròng (8.729.450) (42.000) 770.865

(Đơn vị: 1000 VNĐ)


b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
Chỉ tiêu đánh giá Kết quả Kết luận
NPV (8.183.087.051) <0 Không đên đầu tư
đồng
IRR -71% <15% Không nên đầu tư
B/C 0.65 <1 Không nên đầu tư
PP 12.37 Năm Xem xét
Kết luận: Dựa vào chỉ tiêu để đánh giá dự án cho ta thấy, việc đầu tư để thu hồi
vốn và có lợi nhuận trong thời gian ngắn hoàn toàn không khả thi mất 12.37 năm. Tuy
nhiên xét về khía cạnh vì xã hội thì dự án mang lại tác động cực kỳ tích cực cho xã hội.
Đóng góp vào sự phát triển xanh và bền vững của Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh

46
Chính phủ Việt Nam đang cam kết, thưc hiện hướng tới Việt Nam Netzero vào năm
2050. Điều này giúp đóng góp tích cực vào trong sự phát triển bền vững của toàn cầu.
5. Những lợi ích của Trí Nam khi thực hiện dự án.
Ngoài những đóng góp vào sự phát triển của xã hội, cộng đồng, Tập đoàn Trí Nam
đồng ý đầu tư vào dự án này còn nhờ vào những lợi ích mà tập đoàn được hưởng khi
thực hiện dự án như sau:
- Nhận được khoản đầu tư cho dự án do nhà nước kêu gọi tài trợ lên tới 80%.
- Được miễn giảm thuế TNDN trong 1 năm đầu thi hành dự án
- Được sử dụng vỉa hè làm mặt bằng kinh doanh trong 3 năm không mất phí.
- Nhận được sự tin tưởng của nhà nước, tiếp tục được làm chủ đầu tư cho những
dự án tiếp theo.

47
CHƯƠNG VI: QUẢN TRỊ RỦI RO
Để kiểm soát những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình và quản trị những rủi ro
hiệu quả nhằm gia tăng khả năng thành công của dự án, thực hiện đúng tiến độ, nhóm đã
dự trù các rủi ro theo quy trình sau:
Bước 1: Nhận diện rủi ro
Bước 2: Đánh giá về mức độ rủi ro
Bước 3: Phát triển các phương án dự trù rủi ro
Bước 4: Tiến hành chiến lược rủi ro, kiểm soát và điều chỉnh kế hoạch để phù hợp
Đầu tiên, nhóm đã nhận diện được một số rủi ro có thể phát sinh trong quá trình
thực hiện dự án bao gồm:
- Rủi ro về tài chính
- Rủi ro về chiến lược kinh doanh
- Rủi ro về thị trường
- Rủi ro về nhân sự
- Rủi ro về tiến độ
- Rủi ro về khách hàng
- Rủi ro về chuẩn bị cơ sở vật chất

Khả Mức
STT Rủi ro năng độ ảnh Giải pháp đề xuất
xảy ra hưởng

1. Rủi ro về tài chính

1.1 Doanh thu không Cao Trung • Theo dõi sát hoạt động kinh doanh
đạt như kế hoạch bình và chăm sóc khách hàng
• Nghiên cứu và phân tích nguyên
nhân chưa đạt doanh thu dự tính
• Khảo sát sự nhận thức của khách
hàng đối với dịch vụ xe đạp đô thị,

48
xác định các yếu tố thay đổi thị
trường và thị hiếu khách hàng trong
quá trình hoạt động dự án
• Xây dựng kế hoạch truyền thông để
nâng cao nhận thức về sức khoẻ,
giao thông xanh để thu hút khách
hàng trải nghiệm dịch vụ.
• Tối ưu quảng cáo trong ứng dụng,
lựa chọn và sắp xếp các mức giá vé
trải nghiệm phù hợp để mang lại
doanh thu cao nhất

1.2 Chi phí vượt dự Trung Trung • Theo dõi liên tục hoạt động chi,
kiến bình bình kiểm tra hoạt động vận hành
• Chỉ chi cho những đổi mới cần thiết
hỗ trợ về công nghệ, không chi cho
hoạt động vận hành không cần thiết,
không mang lại giá trị
• Đưa ra các phương án tài chính dự
trù
• Các bên chính tham gia xây dựng
ứng dụng cần làm việc có sự thống
nhất, hợp lí hóa và bàn bạc cụ thể
ngay từ đầu để tránh sai sót, sửa sai
gây nhiều tốn kém.

2. Rủi ro về chiến lược kinh doanh

49
2.1 Chiến lược truyền Cao Cao • Tìm hiểu lý do, nghiên cứu kĩ hơn
thông không hiệu về nhu cầu khách hàng và đưa ra
quả chiến lược truyền thông phù hợp, cụ
thể theo từng giai đoạn.
• Rút kinh nghiệm, học hỏi và tham
khảo các chiến dịch thành công
khác
• Đầu tư nội dung vừa sáng tạo, vừa
bắt trend vừa truyển tải thông địch
dịch vụ tới khách hàng
• Chạy quảng cáo các nền tảng như
Facebook, Youtube, TikTok,.. và
các khung giờ vàng trên các kênh
VTV,..
• Phát triển từ marketing truyền thống
sang marketing online để khách
hàng hiểu rõ về sản phẩm và chất
lượng dịch vụ như nào.

2.2 Đối thủ cạnh Cao Trung • Nghiên cứu đối thủ
tranh: Có các ứng bình • Đưa ra các chiến lược marketing,
dụng có tính năng thu hút khách hàng, cải thiện sản
tương tự phẩm

3. Rủi ro về thị trường

3.1 Đối thủ cạnh Cao Lớn • Xây dựng thương hiệu vững chắc
tranh sao chép trong lòng khách hàng

50
chiến lược kinh • Nâng cao chất lượng phục vụ, dịch
doanh sản phẩm vụ hỗ trợ khách hàng

3.2 Dự án chậm tiến Trung Lớn • Tăng chi phí để đẩy nhanh tiến độ
độ, hiệu suất bình • Thuê thêm nhân viên, chia nhỏ đầu
không đảm bảo việc hơn
• Cắt giảm các công việc không tạo ra
giá trị trong quy trình hoạt động
• Đảm bảo mọi nhân sự trong dự án
nắm được trách nhiệm, yêu cầu cụ
thể về công việc và hiệu suất cá
nhân

4. Rủi ro về nhân sự

4.1 Nhân sự rời dự án Trung Lớn • Đảm bảo mọi nhân sự đều được
bình đảm nhiệm phần việc quan trọng
của dự án
• Họp mặt thường niên (ngoài công
việc), teambuilding gắn kết
• Có từ 1 đến 2 nhân sự dự bị sẵn sàng
cho dự án bất cứ lúc nào, lập danh
sách nhân sự có thể luân chuyển từ
các phòng ban khác, hoặc có ngay
(từ thuê ngoài, tuyển part time,...)
• Có cơ chế lưu trữ, quản lý tài liệu
công việc của tất cả nhân sự

4.2 Năng lực của Cao Lớn • Hoàn thiện các khâu từ tuyển mộ,
nhân lực chưa tuyển chọn,, kiến thức chuyên môn,

51
đáp ứng được yêu kĩ năng, năng lực của nhân viên.
cầu Sàng lọc và tuyển chọn kĩ nguồn
lực
• Đặt yêu cầu cao đối với kiến thức và
kĩ năng trong thời gian đào tạo nhân
sự
• Ưu tiên tận dụng nguồn nhân lực
trong công ty cho dự án sau đó
Outsourcing những công ty
headhunter để tìm được những nhân
sự đạt chuẩn, chất lượng
• Có thể phân bổ những công việc cho
những nhân sự sẵn có có khả năng
thực hiện

5. Rủi ro về công nghệ, kĩ thuật

5.1 Máy móc sản Trung Lớn • Thuê ngoài bộ phận sửa chữa máy
xuất, thiết bị vận bình móc
hành chưa đúng • Hướng dẫn công nhân sản xuất sửa
tiến độ chữa vài lỗi cơ bản, thường gặp

5.2 Phát triển sai tính Thấp Trung • Chọn phương pháp phân tích tối ưu;
năng, giao diện bình phân tích tính tổ chức; mô hình
app nghiệp vụ của khách hàng.
• Phân tích thao tác người dùng, tạo
kịch bản cách dùng, kịch bản mẫu

5.3 Tính năng sản Trung Trung • Nghiên cứu, phân tích kĩ thị hiếu
phẩm kém so với bình bình khách hàng ngay từ đầu

52
nhu cầu khách • Sử dụng các bản chạy thử, test để
hàng lấy phản hồi của khách hàng

6. Rủi ro về khách hàng

6.1 Không thu hút Trung Trung • Đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền,
được nhiều khách bình bình các phương tiện truyền thông báo
hàng tham gia trải chí, thời sự, tin tức nâng cao nhận
nghiệm sản thức về dự án cộng đồng
phẩm • Nghiên cứu và tập trung giải quyết
nỗi đau của khách hàng khi quyết
định tham gia trải nghiệm dịch vụ
• Chú trọng các chiến dịch truyền
thông

6.2 Việc thu thập dữ Cao Lớn Tổ chức, xây dựng và vận hành nền tảng
liệu khách hàng kĩ thuật ngay từ ban đầu
khó khăn

6.3 Khách hàng Thấp Lớn • Lắng nghe, lấy ý kiến đánh giá của
không hài lòng khách khi họ trải nghiệm dịch vụ xe
sau khi trải đạp công cộng để sửa đổi, phát triển
nghiệm sản dịch vụ và cải tiến sản phẩm
phẩm, dịch vụ • Nghiêm ngặt trong khâu đánh giá
sản phẩm đầu ra
• Tuyển chọn, đào tạo kĩ lưỡng đội
ngũ nhân viên, đặc biệt chú trọng
trong khâu tuyển dụng đội ngũ
nghiên cứu phát triển sản phẩm và
chăm sóc khách hàng, tư vấn.

53
7. Rủi ro về tiến độ

7.1 Dự án chậm tiến Trung Trung • Lập kế hoạch tổng thể chi tiết, tính
độ so với kế bình bình toán kỹ lưỡng các công việc trong
hoạch đã đề ra các giai đoạn của dự án để ưu tiên
thực hiện những công việc trực tiếp
đến tổng thời gian hoàn thành dự án,
ưu tiên tập trung nguồn lực cho các
công việc không có thời gian dự
trữ..
• Tận dụng tối ưu nguồn nhân lực cho
các công việc có thể bắt đầu thực
hiện ngay, tránh xảy ra tình trạng
dồn đọng công việc có thời gian dự
trữ nhiều và tình trạng nhân lực rảnh
rỗi trong thời gian dài.
• Cắt giảm những phần việc không
quan trọng, không cần thiết ngay lập
tức để tập trung nguồn lực cho các
công việc bị chậm tiến độ

7.2 Sắp xếp tiến độ Thấp Lớn • Sàng lọc và lựa chọn kỹ nhân sự ở
lộn xộn các vị trí như Quản lý dự án, Trưởng
phòng… để đảm bảo chất lượng
nhân sự, đây là những vị trí yêu cầu
nhân sự có tầm nhìn và có thể đưa
ra kế hoạch hoạt động hợp lý và khả
thi cho cả dự án cũng như các phòng
ban chuyên môn

54
• Phổ biến rõ ràng công việc cho nhân
sự trong dự án để thống nhất hoạt
động trong tiến độ hợp lý nhất

8. Rủi ro về chuẩn bị cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất Thấp Trung • Lên kế hoạch, khảo sát cụ thể về các
không đáp ứng bình nguồn cung nguyên vật liệu, trang
yêu cầu khách thiết bị đầu vào. Lựa chọn nhà cung
hàng, dịch vụ cấp phù hợp về chất lượng và khả
(các trang thiết bị năng cung ứng. Kiểm tra kỹ về chất
công nghệ còn lượng nguồn nguyên vật liệu đầu
yếu kém, địa vào
điểm không phù • Nghiên cứu khảo sát địa điểm đặt
hợp) trạm xe kĩ càng, phù hợp với lịch
trình di chuyển của người dân địa
bàn TP HN
• Đảm bảo giai đoạn thử nghiệm
được tiến hành kĩ lưỡng, cẩn thận,
cải thiện các điểm còn thiếu sót từ
mẫu sản phẩm hay phần mềm thử
nghiệm.

55
KẾT LUẬN
Nhìn chung, dự án “Xe đạp đô thị tại Hà Nội” là dự án góp phần thay đổi thói quen
sinh hoạt, tiêu dùng của người dân trên địa bàn Hà Nội, đồng thời góp phần cải thiện tình
trạng môi trường của TP Hà Nội hiện nay. Mặc dù các chỉ số tài chính đều chưa thể hiện
được khả năng sinh lời và mang lại nguồn doanh thu cho Tập đoàn Trí Nam trong dự án
này, tuy nhiên, với quyết định đầu tư vào dự án, Tập đoàn Trí Nam cũng đã nhận được
những hỗ trợ và ưu tiên từ phía Nhà nước và Chính phủ khi thực thi dự án này.
Có thể thấy, để dự án “Xe đạp đô thị tại Hà Nội” khả thi và sớm có thể đi vào hoạt
động cần có sự chuẩn bị kĩ càng từ các giai đoạn nghiên cứu và phân tích tiền dự án, đến
các công đoạn hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đưa dự án vào hoạt động, tiến hành nghiệm
thu, cải tiến sản phẩm và dịch vụ. Trong quá trình thực hiện dự án, cần phải luôn đảm
bảo các công việc được thực hiện kịp thời, đúng với tiến độ, tránh để ảnh hưởng đến
tổng thời gian hoàn thành dự án. Ngoài ra, cần phải có sự phân bổ chi phí phù hợp cho
các hoạt động của dự án, tránh lãng phí nguồn nhân lực và gây ra thất thoát cho công ty.

56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Website chính thức của TNGO: https://tngo.vn/
2. Phạm Đông (2022), Hà Nội và những thí điểm thất bại: Xe đạp công cộng bị ngó lơ
từ https://laodong.vn/xa-hoi/ha-noi-va-nhung-thi-diem-that-bai-xe-dap-cong-cong-
bi-ngo-lo-1095651.ldo
3. Quốc Toản (2023), Phát triển mạng lưới xe đạp công cộng ở Thủ đô từ
https://nhandan.vn/phat-trien-mang-luoi-xe-dap-cong-cong-o-thu-do-
post689607.html
4. Minh Anh (2023), 6 điểm sáng trong nền kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2023 từ
https://nguoiquansat.vn/6-diem-sang-trong-nen-kinh-te-viet-nam-nua-dau-nam-
2023-82251.html
5. Sơn Bách – Thành Đạt (2023), Dự án xe đạp công cộng của Hà Nội bao giờ hoạt
động? từ https://nhandan.vn/du-an-xe-dap-cong-cong-cua-ha-noi-bao-gio-hoat-
dong-post760882.html
6. Bông Mai (2022), Giải pháp nào phát triển xe đạp công cộng tại Việt Nam? từ
https://special.nhandan.vn/xedapcongcong_HaNoi_TPHoChiMinh/index.html
7. Việt An (2023), Dịch vụ xe đạp công cộng tại Hà Nội đi vào hoạt động từ
https://vnexpress.net/dich-vu-xe-dap-cong-cong-tai-ha-noi-di-vao-hoat-dong-
4645350.html
8. Đức Hạnh (2023), Xe đạp công cộng cho thuê ở Hà Nội: Cách sử dụng, giá vé và
danh sách các trạm từ https://bnews.vn/xe-dap-cong-cong-cho-thue-o-ha-noi-cach-
su-dung-gia-ve-va-danh-sach-cac-tram/303206.html
9. Trần Huy Ánh (2022), Xe đạp đô thị 10.000 đồng/giờ ở Hà Nội: Duy trì được bao
lâu? từ https://dantri.com.vn/tam-diem/xe-dap-do-thi-10000-donggio-o-ha-noi-duy-
tri-duoc-bao-lau-20221205221352442.htm

57

You might also like