Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ND thuyết trình

“Đại Cáo Bình Ngô” trích “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi.
Phần 4 mà chúng mình sẽ thuyết trình hôm nay có nội dung: Tuyên bố
chiến quả khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
Chắc hẳn các bạn đang thắc mắc “chiến quả” nghĩa là gì? Và tại sao
chúng tớ lại dùng từ “chiến quả”.
"Chiến quả" có thể được hiểu là kết quả hoặc thành tựu của một
cuộc chiến, một cuộc đấu tranh hoặc một nỗ lực. Tuyên bố chiến quả
có thể ám chỉ một tuyên bố về thành tựu, chiến thắng hoặc hậu quả
của một sự kiện, một hoạt động hoặc một quá trình nào đó, trong
trường hợp này là sự nghiệp chính nghĩa.
Để tìm hiểu rõ hơn về phần này thì chúng ta hãy bắt đầu với 4 câu
đầu tiên:
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Sự thắng lợi đó như là trái ngọt của cuộc đấu tranh đầy khó khăn
gian khổ. Từng câu chữ mang âm điệu vang dội, tuyên bố nền hòa
bình của đất nước ta. Điệp từ "từ đây" kết hợp cùng những tính từ
"vững bền", "đổi mới" một lần nữa khẳng định niềm tin của tác giả
vào một tương lai tươi sáng, huy hoàng của đất nước. Xã tắc được
vững bền, giang sơn được thay da đổi thịt mọi miền quê trên đất nước
người dân được sống trong an lạc. thái bình.
Sau bao hy sinh mất mát bởi cuộc chiến tranh chống quân thù đất
nước được yên bình trở lại, đó là niềm vui sướng không sao kể siết.
Những gì đang có được hôm nay được tạo nên từ quá khứ hào hùng
anh dũng của ông cha, của nghĩa quân Lam Sơn
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật Nguyệt hối rồi lại minh
Đây là một quy luật tất yếu trong sự phát triển của xã hội. Thời đại
nào xã hội cũng có sự đổi thay, luôn luôn vận động, đó là quy luật vận
động của thế giới, của tự nhiên và xã hội. Đổi thay là điều hiển nhiên
cũng như càn khôn bĩ rồi lại thái cũng, như nhật nguyệt hối rồi lại
minh. Tất cả sự thay đổi đều có cơ sở tạo tiền đề cho sự vững bền,
thịnh trị của dân tộc.
Đồng thời ta thấy được sự quyết tâm của nhân dân Đại Việt trong
việc xây dựng một đất nước thái bình thịnh trị, phát triển tươi đẹp
muôn thuở qua 2 câu thơ:
Muôn thuở, nền thái bình vững chắc,
Ngàn thu vết nhục nhã sành làu.
Nền Thái Bình vững chắc ngàn thu. Thấu hiểu những gian lao trong
quá khứ ta càng thêm trân trọng nền Thái Bình vững chắc giá trị độc
lập chủ quyền. Bản đại cáo được tạo ra bởi những tư tưởng nhân văn
truyền thống đạo lý của dân tộc, một loạt các từ ngữ chỉ thời gian như
muôn thuở ngàn thu được tác giả đặt ở đầu câu càng nhấn mạnh hơn
niềm tin, hy vọng của tác giả, của nhân dân và nền thái bình của đất
nước trong một tương lai lâu dài.
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ
Trong niềm vui sướng ấy không quên cảm tạ trời đất những lời cảm
ơn chân thành. Cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ
mới được như vậy. Có thể nói đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả
nhớ kẻ trồng cây đã trở thành một truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa,
nó đã đi từ đời sống bước vào trong văn học. Để có được nền hòa bình
như hôm nay là nhờ thiên thời, địa lợi, nhân hòa nhờ đất trời, cha ông
âm thầm giúp đỡ. Đồng thời sự đồng sức đồng lòng của nhân dân,
tướng sĩ, từ tài năng lãnh đạo của những bậc anh hùng, từ nền tảng
trọng nhân nghĩa yêu chuộng hòa bình. Đó là điểm tựa từ hàng trăm
năm trước và trở nên vững chắc cho hàng trăm năm sau. Chính sức
mạnh truyền thống và sức mạnh của thời đại tạo nên một chiến thắng
oanh liệt ngàn năm để con cháu đời sau tự hào góp phần giữ vững nền
Thái Bình của nước Việt.
Than ôi!
Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn.
Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay.
Lời kết thúc bài cáo vừa trang trọng chân thành, chia sẻ niềm vui
niềm tự hào của tác giả đối với nhân dân cả nước qua đó khích lệ nhân
dân cùng chung sức xây dựng nước nhà vững bền phát triển để xứng
đáng với những hy sinh của thế hệ cha anh trong quá khứ. Từ đây dân
tộc ta bước sang một trang sử mới. Lời tuyên bố độc lập như vang lên
đầy hào sảng mang tới niềm vui sướng tự hào cho mọi người dân đất
Việt, dân tộc ta từ nay có thể ngẩng đầu kiêu hãnh hướng tới một
tương lai tươi sáng một kỷ nguyên xây dựng đất nước độc lập hòa
bình.
Bình Ngô đại cáo mang nét đặc sắc với lời văn hình tượng, ngôn
ngữ trang trọng kết hợp hình tượng tráng lệ, kỳ vĩ, các thủ pháp nghệ
thuật so sánh, cảm thán được Nguyễn Trãi sử dụng tinh tế gợi cảm
giác kỳ lạ. Khí văn mạnh mẽ mang âm điệu anh hùng ca. Kết thúc
Bình Ngô đại cáo kết thúc khúc khải hoàn ca anh hùng sáng chói cả
một thời đã hội tụ biết bao cảm xúc. Là tiếng chuông ngân vang vọng
từ quá khứ dội về, khiến chúng ta dù ở thời đại nào cũng thấy tự hào
kiêu hãnh.
Cuối cùng là câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao Đại cáo bình Ngô lại
được coi là một áng “ Thiên cổ hùng văn”?”
Trả lời: Áng “ Thiên cổ hùng văn” là áng văn hùng tráng được lưu
truyền lại đến muôn đời. Đại cáo bình Ngô là bài cáo có ý nghĩa trọng
đại của quốc gia công bố rộng khắp về việc đánh đuổi giặc Minh,
giành lại độc lập, chủ quyền của dân tộc. Đây là áng văn có quy mô
lớn với dung lượng dài gồm 4 phần được phân chia rõ ràng, cụ thể.
Đây không chỉ đơn giản là lời tuyên bố kết thúc mà còn là niềm tin
tưởng lạc quan về sự nghiệp xây dựng đất nước. Và được coi là tuyên
ngôn độc lập tuyên bố về nền độc lập của dân tộc còn mãi giá trị nhìn
đời sau của đất nước ta.

You might also like