Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu 1: Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi?

Vẽ
hình
Triệu chứng lâm sàng: Viêm phổi thể điển hình có những triệu chứng sau:
0
 Khởi phát bằng sốt: sốt cao đột ngột 39-40 C hoặc sốt vừa tăng dần kèm
theo ho khan trong những ngày đầu.
 Ho: ban đầu ho khan và khó khạc đờm, sau đó ho khạc ra nhiều đờm mủ
xanh, vàng. Đau ngực khu trú ở 1 vùng nhất định, đau tăng lên khi ho.
 Khó thở nhẹ hoặc vừa, khó thở có xu hướng ngày càng tăng. Trường hợp
nặng bệnh nhân khó thở nhiều.
 Khám phổi sẽ thấy một số dấu hiệu:
 Nếu viêm phổi thùy có hội chứng đông đặc (rung thanh tăng, gõ đục, rì
rào phế nang giảm), có thể thấy tiếng thổi ống.
 Nếu viêm phế quản phế viêm: ran rít, ran ẩm, ran nổ rải rác 2 bên phổi.
Có thể kèm theo nhịp tim nhanh, huyết áp hạ.

Triệu chứng cận lâm sàng:


1. CHUẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
X- quang phổi: có vai trò trong khẳng định sự tồn tại và vị trí tổn thương
phổi, đánh giá mức độ lan rộng, phát hiện biến chứng và đánh giá đáp ứng điều
trị.
 Với viêm phổi thùy: Tổn thương là đám mờ đậm, đồng đều, hình tam
giác, đỉnh quay về phía trung thất.
 Với phế quản phế viêm: Nhiều nốt mờ rải rác 2 phổi, tập trung nhiều ở
vùng cạnh tim và phía dưới; mật độ và kích thước các nốt mờ không đều
nhau.
2. XÉT NGHIỆM MÁU
Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng cao, tỉ lệ bạch cầu trung tính tăng.
3. MỘT SỐ XÉT NGHIỆM CHUẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN VIÊM PHỔI
 Soi và cấy đờm tìm vi khuẩn gây bệnh.
 Cấy máu hoặc dịch màng phổi tìm VK gây bệnh.
 Nuôi cấy dịch phế quản qua soi, chải rửa phế quản
 Chọc hút qua khí quản để lấy dịch phế quản nuôi cấy tìm vi khuẩn.
Câu 2: Trình bày phương pháp điều trị hen phế quản?
Nguyên tắc điều trị:
 Ưu tiên sử dụng các thuốc dạng hít
 Giáo dục bệnh nhân hiểu biết về bệnh hen và điều quan trọng là phải
hướng dẫn bệnh nhân hít thuốc cho đúng.
 Kiểm soát môi trường để tránh các yếu tố kích thích, khởi phát cơn hen.
Mục tiêu điều trị:
 Điều trị kịp thời các cơn hen cấp và đợt hen cấp.
 Dự phòng cơn hen để số cơn hen xảy ra ít nhất.
 Duy trì chức năng hô hấp bình thường hoặc tối ưu.
 Đảm bảo chất lượng cuộc sống
 Dự phòng tắc nghẽn phổi không hồi phục và hạn chế tử vong.
Các thuốc điều trị:
1. Các thuốc kiểm soát HPQ:
Thuốc sử dụng hàng ngày lâu dài để khống chế tình trạng viêm, giữ cho
việc kiểm soát được các triệu chứng lâm sàng. Liều dùng ban đầu tuỳ từng bệnh
nhân và giảm liều dần.
 Glucocorticoid dạng hít
 Thuốc đối kháng leukotriene
 β2- agonist tác dụng kéo dài dạng hít
 Theophylin dạng viên giải phóng chậm
 Cromones: cromoglycate natri và nedocromil natri
 β2- agonist tác dụng kéo dài dạng uống
 Thuốc kháng IgE (omalizumab)
2. Các thuốc giảm triệu chứng:
Thuốc sử dụng khi cần để làm giảm nhanh các triệu chứng (Khi có cơn
hen hoặc dấu hiệu báo trước (ho khan, tức ngực) cần sử dụng ngay thuốc giảm
triệu chứng).
 β2- agonist tác dụng nhanh dạng hít
 Glucocorticoid dạng uống hoặc tiêm
 Thuốc kháng cholinergic
 Theophylin (dạng uống giải phóng nhanh hoặc tiêm)
 β2- agonist tác dụng nhanh dạng uống
3. Thuốc kháng sinh (có bội nhiễm): Cefotaxim, Levofloxacin
4. Điều trị khác: Hướng dẫn và kiểm tra dùng thuốc theo đường phun, xịt.
Tránh yếu tổ khích thích. Giữ môi trường trong nhà thoáng, sạch.

Phân biệt sự khác nhau trong điền trị khó thở ở hen tim và hen phế quản?

Hen tim Hen phế quản


Khi hen tim, máu ứ lại ở phổi Khi hen phế quản, co thắt phế quản là
⇨ Chèn ép và co thắt phế quản do áp do cơ trơn phế quản co thắt lại
lực máu dồn trở lại từ tim trái → phổi ⇨ hẹp đường thở
(tim trái không đủ khả năng bơm hết ⇒ NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ HEN
lượng máu đưa về từ phổi ⇨ “ ứ máu PHẾ QUẢN: kiểm soát được hen phế
giật lùi “ quản là phải phòng chống tái phát
⇒ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐIỀU bằng điều trị dự phòng bên cạnh điều
TRỊ HEN TIM: là cần phải cải thiện trị cắt cơn hen cấp tính bằng các
khả năng bơm máu của tim ⇨ giải thuốc cường giao cảm
phóng lượng máu ứ trệ ở phổi DO ĐÓ ⇨ giãn cơ trơn phế quản
điều trị thuốc lợi tiểu nhằm giải phóng
lượng dịch ứ trệ tại tuần
hoàn phổi và thuốc ⇨ tăng tác dụng
co bóp của cơ tim

Câu 3: Trình bày phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp (mục tiêu điều
trị, điều trị ko dùng thuốc và dùng thuốc)?
Mục tiêu điều trị:
 Mức huyết áp mục tiêu: HA<140/90mmHg, với bệnh nhân đái tháo đường
và bệnh thận mãn tính thì mức HA mục tiêu < 130/80mmHg.
 Giảm tối đa các biến chứng và tử vong do tăng HA gây ra.
 Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và bệnh mắc kèm nếu có.
Các biện pháp điều trị:
1. Biện pháp điều trị không dùng thuốc:
Điều chỉnh lối sống nên được tiến hành cho tất cả bệnh nhân, kể cả bệnh
nhân điều trị bằng thuốc, gồm:
 Hạn chế ăn mặn ăn nhiều rau quả.
 Đồ uống tốt cho sức khỏe:
 Tiết chế rượu
 Giảm cân nặng (nếu thừa cân, béo phì).
 Ngừng hút thuốc lá.
 Tăng cường hoạt động thể lực (30-45 phút/ngày).
 Giảm căng thẳng và ngồi thiền.
 Giảm tiếp xúc với ô nhiễm không khí và nhiệt độ lạnh.
 Thực phẩm CN và các thuốc y học cổ truyền chưa được khuyến cáo.
2. Biện pháp điều trị dùng thuốc:
BẮT ĐẦU DÙNG THUỐC HẠ HUYẾT ÁP KHI:
 HA >= 160/100 mmHg
 HA: 140-159/90-99 mmHg kèm theo bệnh lý tim mạch, bệnh thận mạn,
đái tháo đường hoặc tổn thương cơ quan đích.
 Điều trị thuốc nên được bắt đầu sau 3-6 tháng đánh giá thay đổi lối sống.
CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP:
Thuốc hạ huyết áp tác động vào cơ chế gây tăng huyết áp:
 Tăng thải ion Na+ và nước bằng thuốc lợi tiểu:
 Thiazid: Benzthiazid, Hydrochlorothiazid, Indapamid...
 Lợi tiểu quai: Furosemid
 Lợi tiểu giữ Kali: Amilorid, Triamteren.
 Đối kháng Aldosteron: Aldacton, Spironolacton.
 Ngăn cản tác động của thần kinh giao cảm:
 Tác dụng ức chế giao cảm ngoại vi: Reserpin ;
 Tác dụng ức chế giao cảm trung ương: Clonidin, Methyldopa...
 Thuốc chẹn β giao cảm: Atenolol, Metoprolol,...
 Thuốc chẹn α giao cảm: Doxazosin, Prazosin, Terazosin...
 Thuốc chẹn α và β giao cảm: Labetalol, Carvedilol...
 Giãn mạch:
 Thuốc chẹn kênh Calci: Nifedipin, Amlodipin, Nicardipin.
 Thuốc ức chế men chuyển:Benazepril,Captopril,Enalapril,
Quinapril
 Thuốc đối kháng thụ thể Angiotensin II: Candesatan, Losartan...
 Thuốc giãn mạch trực tiếp: Hydralazin, Minoxidil.
Tại sao trong u tủy thượng thận lại có cơn tăng huyết áp kịch phát?
 Do tủy thượng thận tiết ra hai hormon Catecholamin (adrenalin và
noadrenalin) có tác dụng co mạch ngoại vi, tăng huyết áp. Vì vậy khi u
tủy thượng thận, các tế bào bị kích thích tăng tiết Catecholamin làm tăng
huyết áp kịch phát trên lâm sàng (có thể lên tới 250/180mmHg).
 Tăng huyết áp kịch phát do hormon được tiết ra theo giờ sinh học.
 Tuyến thượng thận đóng vai trò như một hạch giao cảm lớn ⇨ u tủy
thương thận gây cường giao cảm ⇨ tăng huyết áp.

You might also like