Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Chuyên đề: Trao đổi nước ở thực vật Đào Quang Thắng CVP

BÀI TẬP TRAO ĐỔI NƯỚC THỰC VẬT

A- Cơ bản

Câu 1. Trao đổi nước ở thực vật gồm những quá trình nào?

Câu 2. Nêu vai trò chung của nước đối với thực vật?

Câu 3. Nêu các dạng nước trong đất và cho biết cây hấp thụ ở dạng nào?

Câu 4. Hãy cho biết nguồn gốc của tế bào lông hút? Các tề bào lông hút có đặc điểm về cấu tạo và sinh
lí như thế nào để phù hợp với chức năng của chúng?

Câu 5. Hãy giải thích các con đường hấp thụ nước từ đất vào mạch gỗ?

Câu 6. Hãy mô tả các con đường vận chuyển nước, chất khoáng hòa tan và chất hữu cơ trong cây?

Câu 7. Thế nào là áp suất rễ? Trình bày hai hiện tượng thể hiện áp suất rễ và vai trò của nó.

Câu 8. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây thân bụi và cây thân thảo?

Câu 9. Hãy trình bày các con đường thoát hơn nước và đặc điểm của chúng?

Câu 10. Mô tả cấu trúc của tế bào khí khổng? Các cơ chế đóng mở khí khổng?

Câu 11. Hoạt động của khí khổng thể hiện sự thích nghi của thực vật với môi trường sống ntn?

Câu 12. Khi cắm hoa, muốn hoa tươi lâu ngày thì khi mua về người ta đặt trong chậu nước sau đó cắt đi
một đoạn cành. Giải thích.

Câu 13. Nêu đặc điểm cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước trong cây?

Câu 14. Tại sao khi ta bóc vỏ quanh cành cây thì một thời gian sau phía trên chỗ vỏ bị bóc phình to ra?

Câu 15.

B- Nâng cao

Câu 1. Trong cơ chế trao đổi nước ở thực vật hãy:

a. Nêu các động lực quyết định quá trình vận chuyển nước?

b. Trong các động lực nêu trên, động lực nào chủ yếu? Vì sao?

c. Xác định vị trí của vòng đai Caspari và vai trò của nó?

d. Trên con đường vận chuyển nước từ đất đến không khí qua thực vật hãy cho biết: thế nước ở đâu cao
nhất, thấp nhất trong cây, trong môi trường?

Câu 2. Thế nào là áp suất trương nước? Áp suất này được hình thành như thế nào?

Câu 3. Khi nghiên cứu về cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng:

a. Người ta căn cứ vào áp suất thẩm thấu (P) để xác định cây chịu hạn và cây kém chịu hạn. Hãy nêu

1
Chuyên đề: Trao đổi nước ở thực vật Đào Quang Thắng CVP

nguyên tắc xác định P

b. Trình bày phương pháp xác định mật độ khí khổng ở hai mặt lá?
Câu 4. Khi xác định cường độ thoát hơi nước theo các giờ trong ngày (7, 10, 12, 15, 17) qua bề mặt lá và qua
khí khổng của một cây người ta thu được nhiều số liệu. Có thể phân biệt các số liệu của hai con đường thoát
hơi nước không?

Câu 5. Trình bày phương pháp xác định trạng thái tức thời của khí khổng?

Câu 6. Nhỏ một giọt cồn, một giọt benzen lên hai vị trí khác nhau trên mặt lá cây vào các giờ: 5, 7, 12,
15, 17 giờ, quan sát thấy kết quả như sau:

5h: Không có dấu vết gì

7h: Có một vết trong ở chỗ nhỏ giọt benzen

10h: Có 2 vết trong ở cả hai chỗ nhỏ giọt cồn và benzen

12h: Chỉ có một vết trong ở chỗ nhỏ giọt benzen

15h: Như 10h, 17h: Như 5h.

Cho biết thí nghiệm này dựa trên nguyên tắc nào? Nhằm mục đích gì?

Câu 7. (Bài tập ASTT của tế bào)

a. Môt cây trồng trong đất có ASTT P= 0,3 atm, trong khi đó ASTT của rễ là 0,1 atm, sức căng trương
nước T= 0,8 atm. Cây có thể sống trong đất này không? Vì sao?

b. Một tế bào thực vật có ASTT là 1,9 atm, áp suất trương nước là 0,7 atm. Đem tế bào này ngâm vào
dung dịch đường có áp suất thẩm thấu lần lượt là 0,6; 0,8; 1; 1,2; 1,4 và 1,6atm. Nêu những hiện tượng
vận chuyển nước đối với tế bào trong các dung dịch nêu trên?

c. Một loài thực vật sống ở vùng ngập mặn có ASTT là 10atm. Để hút được nước sinh sống bình thường
trong điều kiện đất mặn vào mùa hè nhiệt độ 300C và mùa đông 150C. Cây phải duy trì nồng độ dịch bào
tối thiểu là bao nhiêu?

- C= P/(Rti).

d. Một tế bào nhân tạo có màng thấm chọn lọc đựng 0,03M saccaro và 0,02M glucose đặt vào trong một
cốc đựng các dung dịch khác nhau: 0,01M saccaro: 0,01M glucose: 0,01M fructose.

- Chất tan nào sẽ khuếch tán vào trong tế bào?

- Chất tan nào sẽ khuếch tán ra ngoài tế bào?

- Dung dịch nào là ưu trương so với dung dịch kia?

- Nước sẽ di chuyển theo hướng nào?

- Sau khi đặt tế bào vào cốc, tế bào nhân tạo có thay đổi kích thước không?

Câu 8. Thầy tiến hành thí nghiệm trồng cây trong một hộp kim loại. Khi cây lớn Thầy không tưới nước.

2
Chuyên đề: Trao đổi nước ở thực vật Đào Quang Thắng CVP

Mặt trên hộp đậy nắp kín để nước không bị bốc hơi. Vậy khi nào cây héo? Lấy 5,16g đất sấy khô ở
100% C còn lại 4,8g . Xác định hệ số héo.

Câu 13. Khi xác định hệ số héo bằng phương pháp trên thì tất cả các loài thực vật cùng trồng trên một
loại đất đều cho kết quả như nhau, chúng không phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của cây. Hãy giải
thích kết quả này.

Cây 14. Giấy tẩm clorua ban khi ướt có màu hồng, khi khô có màu sáng. Tiến hành thí nghiệm ép giấy
cloruaban khô vào 2 mặt lá khoai lang. Sau 15 phút thấy mặt dưới có màu hồng, trong khi mặt trên phải
3h sau mới thấy có màu hồng. Giải thích kết quả thí nghiệm.

Câu 15. Quá trình trao đổi nước ở thực vật CAM có đặc điểm gì? Giải thích tại sao đặc điểm đó lại cần
thiết cho thực vật.

Câu 16. Tại sao khí khổng của cây CAM lại có thể đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm?

Câu 17. Theo tính toán diện tích lỗ khí của toàn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích lá nhưng lượng
nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt lá gấp nhiều lần.Tại sao?

Câu 18. Cho 2 bình: Bình 1 chứa đất sét, bình 2 chứa cát. Mọi chỉ số ở 2 bình đều bằng nhau. Tiến hành
rót nước vào 2 bình cho đến khi bào hòa. Bình nào sẽ cung cấp nước cho cây nhiều hơn, bình nào sẽ có
nước dự trữ nhiều hơn?

Câu 19. Trong sự trao đổi nước ở cây xanh, sự thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở khí khổng. Nêu cơ chế
đóng-mở khí khổng vào ban ngày của cây xanh và ý nghĩa của sự đóng-mở này trong hoạt động sống
của cây.

Câu 20. Điều kiện sống khô hạn gây nên những tác hại đối với hoạt động sống ở cây xanh ưa ẩm như thế
nào? Các thực vật thích nghi với điều kiện khô hạn thường có những đặc điểm gì? Nêu các biện pháp nâng
cao tính chịu khô hạn của cây xanh trong trồng trọt.

Câu 21. Một thực vật ưa ẩm mọc trong đất có độ mặn muối cao và được tưới nước. Cây bị héo. Hãy xác
định giá trị thích hợp của thế nước ở vị trí cây được ký hiệu P, Q và ở đất được ký hiệu R trong hình vẽ
phù hợp với thực vật bị héo đó.

Q R

3
Chuyên đề: Trao đổi nước ở thực vật Đào Quang Thắng CVP

Hãy chọn các phương án trong số các phương án sau và điền vào bảng:
+ 1 atm.
Vị trí Thế nước
+ 5 atm
P ______ atm
+ 8 atm
Q ______ atm

R ______ atm

b) Biện pháp nào trong số các biện pháp sau đây sẽ làm cho cây khỏi bị héo :
a. Tăng độ ẩm của môi trường. b. Tưới nước để rửa bớt muối mặn.
c. Phủ một lớp sáp lên bề mặt lá cây d. Đặt cây vào trong bóng râm.

III. IBO

Câu 30 (Thụy sĩ -13). Hình ảnh hồng ngoại được sử dụng để theo dõi nhiệt độ bề mặt của lá cây. Hình
ảnh dưới đây thể hiện hình ảnh của một cây và hình ảnh hồng ngoại tương ứng:

Hãy chỉ ra các câu đúng, sai sau:


A. Do mọc dưới bóng của lá già, các lá non của cây này có nhiệt độ thấp hơn các lá già.
B. Những phần của cây có hoạt động trao đổi chất cao có nhiệt độ cao hơn vài độ so với những phần
hoạt động trao đổi chất thấp.
C. Thoát hơi nước ở gân lá thấp hơn đáng kể so với phiến lá.
D. Lá A có nhiệt độ cao chứng tỏ rằng cây đó bắt đầu phải chịu hạn.
Câu: Một thực vật ưa ẩm mọc trong đất có độ mặn muối cao và được tưới nước. Cây bị héo. Hãy xác
định giá trị thích hợp của thế nước ở vị trí cây được ký hiệu P, Q và ở đất được ký hiệu R trong hình vẽ
phù hợp với thực vật bị héo đó.

4
Q R
Chuyên đề: Trao đổi nước ở thực vật Đào Quang Thắng CVP

Đáp án:

A. P= 1atm, Q= 5atm, R= 8atm. B. P= 1atm, Q= 8atm, R= 5atm.


C. P= 5atm, Q= 8atm, R= 1atm. D. P= 8atm, Q= 5atm, R= 1atm.

Câu: Cho hình vẽ sau về thí nghiệm chứng minh áp suất rễ, mô tả nguyên lí và kết quả của thí nghiệm?

You might also like