Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA DU LỊCH

NHẬP MÔN KINH DOANH


GVHD : Huỳnh Thị Kim Hà
Chủ đề : Dự đoán sản lượng bán, mô tả sự biến động của sản lượng bán trong ngày,
tuần, tháng và năm, từ đó ước lượng công suất của hệ thống và chuẩn bị các nguồn lực
đầu vào
Lớp : 49K23.2
Thành viên: Nguyễn Hoàng Yến (Nhóm trưởng)
Nguyễn Ngọc Khả Trân
Trương Công Thái Thắng
Trần Vũ Hoàng Anh
Võ Nguyễn Hoàng Vy
Lời mở đầu
Với một xã hội đã và đang phát triển không ngừng kèm theo việc nhu cầu về chất
lượng cuộc sống ngày được nâng cao thì cưới là một thị trường đang dần được ưa
chuộng. Ngành tổ chức đám cưới hiện được ví như một "ngành công nghiệp" với trị giá
lên đến 300 tỷ USD, tăng 10% mỗi năm, theo thống kê của FTN News. Số lượng công ty
Wedding Planner ngày càng tăng, cùng với sự đa dạng về dịch vụ và mức độ chuyên
nghiệp hóa của ngành. Công ty TNHH Rich Money Love với sứ mệnh đem đến trải
nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ nhất trong đời cho các cặp đôi đã góp mặt vào thị trường
đầy sự mới mẻ này với chất lượng dịch vụ tốt nhất.
I. Khái quát chung về xu hướng thị trường cưới
1. Tốc độ tăng trưởng:
- Thị trường dịch vụ Wedding Planner tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển
mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trung bình 20-30% mỗi năm.
- Nhu cầu sử dụng dịch vụ này ngày càng gia tăng, đặc biệt là tại các thành phố lớn
như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,...
2. Quy mô thị trường:
- Theo dự đoán của một số chuyên gia, thị trường dịch vụ Wedding Planner tại Việt
Nam có thể đạt 1.000 tỷ đồng vào năm 2025.
- Số lượng công ty Wedding Planner cũng đang ngày càng tăng, với hơn 500 công
ty trên toàn quốc tính đến năm 2023.
3. Nhu cầu theo khu vực:
- Nhu cầu sử dụng dịch vụ Wedding Planner cao nhất tại khu vực phía Nam (chiếm
khoảng 60% tổng nhu cầu thị trường).
- Tiếp theo là khu vực phía Bắc (chiếm khoảng 30%) và khu vực miền Trung
(chiếm khoảng **10%).
4. Nhu cầu theo đối tượng khách hàng:
- Đối tượng khách hàng chính sử dụng dịch vụ Wedding Planner là các cặp đôi trẻ
(độ tuổi từ 25 đến 35).
- Nhu cầu cũng đến từ các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả và mong muốn có
một đám cưới hoàn hảo, sang trọng.
II. Dự đoán sản lượng
Với một công ty còn ít kinh nghiệm, để đảm bảo chất lượng dịch vụ đến
tay khách hàng là tốt nhất thì sản lượng phụ trách ước tính như sau:
- Ngày: mỗi ngày tập trung đầu tư xây dưng trang web, các chương trình marketing
- Tuần: tập trung đầu tư vào 1 – 2 dự án
- Năm 65 – 70 dự án
III. Sự biến động của sản lượng
1. Nhân tố tác động
a. Thị trường cưới tại Đà Nẵng
- Thị trường tiệc cưới Đà Nẵng đang sôi động với nhu cầu tổ chức tiệc cưới tăng
cao
- Đà Nẵng sở hữu nhiều lợi thế thu hút các cặp đôi tổ chức tiệc cưới như:
- Hàng loạt thế mạnh về du lịch nghỉ dưỡng biển
- Hội tụ các thương hiệu khách sạn nổi tiếng, các công viên giải trí
- Văn hoá ẩm thực phong phú
- Bãi biển đẹp, hạ tầng du lịch phát triển
- Chính sách thu hút du lịch cưới của địa phương
- Chi phí tổ chức tiệc cưới hợp lý
- Đà Nẵng nằm trong top 10 địa phương có tuổi kết hôn lần đầu trung bình cao nhất
cà nước năm 2021 là 27,3 trở lên
b. Yếu tố thời gian
- Mùa
 Mùa mưa (tháng 9 - tháng 11): sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức ngoài trời,
tuy nhiên lại mang đến cảnh quan thiên nhiên tươi tốt, giá dịch vụ giảm
 Mùa khô (tháng 12 - tháng 8 năm sau): thuận lợi cho các bữa tiệc ngoài trời
như bãi biển, vườn hoa để tận hưởng cảnh quan thiên nhiên nhưng với mức
phí cao hơn
 Cần có kế hoạch dự phòng cho trường hợp thời tiết thay đổi
 Liên hệ, giám sát thường xuyên với nhà cung cấp dịch vụ để cập nhật
thông tin
- Ngày: tránh những dịp đông đúc như cuối tuần, lễ tết vì giá cả dịch vụ sẽ cao hơn
c. Yếu tố địa điểm
- Địa điểm tổ chức:
Theo thống kê của một số nhà cung cấp dịch vụ tiệc cưới tại Đà Nẵng
 Năm 2021: tiệc trong nhà 70%, tiệc ngoài trời 30%
 Năm 2022: tiệc trong nhà 30%, tiệc ngoài trời 40%
 Năm 2023: tiệc trong nhà 30%, tiệc ngoài trời 70%
 Tỉ lệ tổ chức tiệc cưới ngoài trời tại Đà Nẵng có xu hướng tăng trong
những năm gần đây
 Sự biến động sản lượng của RML sẽ thay đổi chủ yếu theo mùa do xu
hướng tổ chức tiệc cưới ngoài trời ngày càng tăng. Tức là sản lượng
mùa khô sẽ cao hơn so với sản lượng mùa mưa
IV. Ước tính công suất
1. Nhân tố tác động
RML hoạt động với quy mô tầm trung trên danh nghĩa hình thức là một
doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn 5 thành viên nên sẽ có hạn chế về việc nhận
các đơn hàng (RML đặt tiêu chí chất lượng và uy tín lên hàng đầu nên sẽ ưu tiên
đáp ứng các nhu cầu của khách hàng).
Với quy mô như vậy, cũng như đặc thù trong lĩnh vực wedding planner,
RML set target nhận 60 - 70 đơn hàng mỗi năm tùy theo quy mô cũng như mong
muốn của khách hàng.
Tuy nhiên, việc có thể hoàn thành target đó cũng không hề đơn giản vì phải
chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố khác như:
a. Xu hướng thị trường: Xác định xu hướng thị trường về quy mô đám
cưới, chi tiêu cho đám cưới, v.v. để dự đoán nhu cầu trong tương lai.
b. Khả năng cạnh tranh:
- Số lượng doanh nghiệp wedding planner: Xác định số lượng doanh nghiệp
wedding planner đang hoạt động trong khu vực mục tiêu.
- Thị phần của các đối thủ cạnh tranh: Ước tính thị phần của các doanh nghiệp
wedding planner lớn nhất trong khu vực.
- Điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh: Phân tích điểm mạnh và điểm
yếu của các đối thủ cạnh tranh để xác định vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp.
c. Khả năng của doanh nghiệp:
- Nhân lực: Xác định số lượng nhân viên và trình độ chuyên môn của nhân viên
trong doanh nghiệp.
- Kinh nghiệm: Xác định kinh nghiệm hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực
wedding planner.
- Mạng lưới đối tác: Xác định mạng lưới đối tác của doanh nghiệp, bao gồm các nhà
cung cấp dịch vụ cưới hỏi, địa điểm tổ chức tiệc, v.v.
- Chiến lược marketing: Xác định chiến lược marketing của doanh nghiệp để thu hút
khách hàng.
2. Công suất ước tính
RML đặt mục tiêu đạt doanh thu 2 tỷ đồng trong vòng một năm.
Doanh nghiệp ước lợi nhuận ròng là 10%. Doanh nghiệp có 5 nhân viên với
kinh nghiệm trong lĩnh vực wedding planner. Doanh nghiệp có mạng lưới
đối tác bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ cưới hỏi, địa điểm tổ chức tiệc,
v.v. Doanh nghiệp có chiến lược marketing tập trung vào quảng cáo trực
tuyến và truyền miệng.
Số lượng khách hàng: 2 tỷ : (300tr x 0,1) = 67 đơn hàng. Với tổng giá
trị của mỗi đơn hàng tối thiểu là 300 triệu.
Đây chỉ là ước tính sơ bộ. Công suất thực tế của doanh nghiệp có thể
cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Doanh nghiệp
cần theo dõi sát sao hoạt động kinh doanh và điều chỉnh kế hoạch kinh
doanh khi cần thiết.
V. Nguồn lực đầu vào
1. Nhân sự:
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: Wedding Planner cần có đội ngũ nhân viên
chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm về tổ chức đám cưới. Đội ngũ này
bao gồm:
 Quản lý dự án: Phụ trách quản lý và điều phối toàn bộ dự án.
 Nhân viên tư vấn: Tư vấn cho khách hàng về các ý tưởng, phong cách và
chi tiết của đám cưới.
 Nhân viên lên kế hoạch: Lên kế hoạch chi tiết cho tất cả các khâu của đám
cưới.
 Nhân viên hậu cần: Phụ trách liên hệ và điều phối với các nhà cung cấp
dịch vụ.
 Nhân viên coordina: Phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ và đảm bảo
mọi thứ diễn ra suôn sẻ trong ngày cưới.
 Nhân viên hỗ trợ: Wedding Planner cũng cần có nhân viên hỗ trợ để đảm
bảo công việc văn phòng và các công việc khác diễn ra suôn sẻ.
2. Tài chính:
- Vốn đầu tư ban đầu: Wedding Planner cần có nguồn vốn đầu tư ban đầu để trang
trải các chi phí như:
 Chi phí mặt bằng: 5-10 triệu đồng/tháng
 Chi phí nhân sự:
 Lương: Wedding planner, trợ lí wedding planner, nhân viên tiếp thị, nhân
viên thiết kế, nhân viên văn phòng
 Tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
 Phụ cấp: tiền ăn, tiền xăng xe
 Thưởng: vào các dịp lễ
 Chi phí tham gia các khóa học đào tạo cho nhân viên
 Chi phí mua sắm trang thiết bị văn phòng
 Chi phí điện nước, internet 2-3 triệu đồng/tháng
 Chi phí văn phòng phẩm: 1-2 triệu đồng/tháng
 Chi phí marketing: 5-10 triệu đồng/tháng
 Chi phí mua phần mềm quản lý khách hàng: Wedding planner có thể sử
dụng phần mềm để quản lý dự án, theo dõi khách hàng và thanh toán.
 Chi phí thuế
 Dòng tiền dự phòng: Wedding Planner cần có dòng tiền dự phòng để đảm
bảo hoạt động của công ty trong những giai đoạn đầu khi doanh thu còn
thấp.
3. Cơ sở vật chất:
- Mặt bằng văn phòng: Wedding Planner cần có mặt bằng văn phòng để làm việc và
tiếp khách hàng. Mặt bằng cần có vị trí thuận lợi, dễ dàng di chuyển và có không
gian đủ rộng để chứa đựng đội ngũ nhân viên và trang thiết bị.
- Trang thiết bị văn phòng: Wedding Planner cần có các trang thiết bị văn phòng cần
thiết như: Máy tính, máy in, máy fax, điện thoại, internet,...
- Phần mềm quản lý khách hàng: Wedding Planner cần có phần mềm quản lý khách
hàng để lưu trữ thông tin khách hàng, quản lý dự án và theo dõi tiến độ công việc.
4. Quy trình và hệ thống:
- Quy trình làm việc: Wedding Planner cần xây dựng quy trình làm việc rõ ràng để
đảm bảo mọi dự án được thực hiện một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.
- Hệ thống quản lý dự án: Wedding Planner cần có hệ thống quản lý dự án để theo
dõi tiến độ công việc, quản lý chi phí và đảm bảo mọi việc diễn ra đúng kế hoạch.
5. Mối quan hệ:
- Mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ: Wedding Planner cần xây dựng mối
quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp dịch vụ như:
 Nhà hàng
 Khách sạn
 Trang trí đám cưới
 Ảnh cưới
 Nhạc sĩ
 MC
- Mối quan hệ với các đối tác: Wedding Planner cần xây dựng mối quan hệ với các
đối tác như:
 Các công ty Wedding Planner khác
 Các nhà thiết kế thời trang
 Các cửa hàng trang sức
6. Marketing:
- Chiến lược marketing: Wedding Planner cần xây dựng chiến lược marketing hiệu
quả để thu hút khách hàng. Chiến lược marketing có thể bao gồm:
- Quảng cáo trực tuyến và ngoại tuyến
- Tham gia các hội chợ triển lãm
- Tổ chức các sự kiện
- Sử dụng mạng xã hội
 Website: Wedding Planner cần có website để giới thiệu dịch vụ, sản phẩm
và hình ảnh thi công thực tế của mình đến khách hàng.
7. Kiến thức và kinh nghiệm:
- Wedding Planner cần có kiến thức và kinh nghiệm về tổ chức đám cưới. Kiến thức
và kinh nghiệm này có thể được học hỏi qua các khóa học đào tạo, tham gia các
hội thảo và tích lũy kinh nghiệm thực tế.

Tổng kết
Ngành wedding planner là một ngành mới tuy nhiên sự cạnh tranh là vô
cùng khốc liệt. Để cân bằng mục tiêu doanh thu, lợi nhuận và sứ mệnh mang đến
trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, Rich Money Lover đã đang và sẽ lập những
kế hoạch và sự chuẩn bị kĩ lưỡng ở mọi mặt. Lợi nhuận là mục tiêu nhưng dịch vụ
chất lượng cao, sự hài lòng về mọi mặt của khách hàng là mục đích RML hướng
đến.

VI. Tài liệu tham khảo

https://advertisingvietnam.com/khao-sat-va-danh-gia-nhu-cau-thi-truong-nganh-cuoi-
theo-bianca-wedding-p22438

You might also like