KTNH - Nhóm 2 - L29

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

MÔN: KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG


ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN

GVHD: Nguyễn Thị Đoan Trang


Lớp: L29
Thành viên nhóm 2: 1. Phạm Nguyễn Anh Thư
2. Trần Kim Phương Anh
3. Phan Thị Huyền My
4. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
5. Phạm Như Ý

TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 5 năm 2024.


TRẮC NGHIỆM

1. Tại Ngân hàng thương mại nguồn vốn huy động bao gồm
a. Tiền gửi của khách hàng

b. Phát hành giấy tờ có giá

c. Vốn vay

d. Tất cả các trường hợp trên

Giải thích:

- TG của KH - Các loại TK tiền gửi: Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không
có kỳ hạn
- Phát hành giấy tờ có giá: Trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,...
- Vốn vay: Vay từ các tổ chức tài chính khác và vay trên thị trường liên ngân hàng.

2. Chọn mâu 1 số GD phát sinh sau ngày khóa sổ và kiêm tra số dư tại ngày khóa sổ.
VD:2/1/N1: Kiểm toán viên chọn mẫu 1 giao dịch trả gốc/lãi cho khách hàng liên
quan khoản TGTK 6th, trả lãi định kỳ/sau số STK 1234. Kiểm toán viên kiểm tra số
dư liên quan STK 1234 tại ngày 31/12/N0. Mục tiêu kiểm toán nào được thể hiện
trong ví dụ trên?
a. Tính chính xác

b. Tính đầy đủ

c. Tính hiện hữu

d. Quyền và nghĩa vụ

Giải thích: Tham chiếu VACPA D130, mục A, Thực hiện thủ tục phân tích thì việc So sánh
số dư của kỳ hiện tại với số dư cuối kỳ trước, giải thích những biến động bất thường và kết hợp
giải thích với các thông tin được trình bày trên Báo cáo LCTT; thể hiện tính đầy đủ của mục
tiêu kiểm toán

3. Khách hàng thực hiện gửi tiết kiệm không kỳ hạn 100.000.000 VND với mức lãi suất
1%/năm. Giả sử, đến ngày số 156 (tức sau khoảng hơn 5 tháng), khách hàng cần rút
tiền. Số tiền lãi trong KH nhận đươc trong trường hợp này là:
a. 100.427.397 VND.
b. 442.397 VND.
c. 427.397 VND.
d. 447.397 VND.
Giải thích:

Số tiền lãi = Số tiền gửi * lãi suất (%/năm) * số ngày thực gửi/365

= 100.000.000 x 1% x 156/365 = 427.397 VND

4. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:


a. Không được rút vốn trước hạn

b. Được rút vốn trước hạn nhưng khách hàng phải chịu mức lãi suất thấp

c. Được rút vốn và không được hoàn trả lãi suất

d. Tùy thuộc vào từng tình huống và những thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng.

Giải thích: Gửi tiết kiệm có kỳ hạn, khách hàng chỉ có thể nhận tiền gốc và tiền lãi trong trường
hợp kỳ hạn đã kết thúc. Việc rút toàn bộ hoặc một phần số tiền trước kỳ hạn thì mức lãi suất được
tính theo hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

5. Phát biểu nào dưới đây giữa tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi thanh toán là chính xác?
a. Tiền gửi có kỳ hạn có thể rút bất cứ lúc nào trong khi tiền gửi thanh toán chỉ được rút
vào cuối tháng

b. Tiền gửi có kỳ hạn được tính lãi bất cứ lúc nào trong khi tiền gửi thanh toán chỉ được
tính lãi vào cuối tháng

c. Tiền gửi thanh toán chỉ là tên gọi khác đi của tiền gửi có kỳ hạn
d. Tiền gửi thanh toán được mở ra nhằm mục đích thực hiện thanh toán qua ngân
hàng chứ không nhằm mục đích hưởng lãi còn tiền gửi có kỳ hạn nhằm mục đích
hưởng lãi trong một thời hạn nhất định.

Giải thích:

- Tiền gửi thanh toán là loại hình tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng với mục đích chủ
yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán
như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điện tử…
- Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng trong một thời
hạn nhất định theo thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng, với nguyên tắc hoàn
trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho khách hàng.
6. Ngoài hình thức huy động vốn qua tài khoản tiền gửi ngân hàng thương mại còn có
thể huy động vốn bằng cách nào?
a. Phát hành tín phiếu và trái phiếu kho bạc

b. Phát hành kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng

c. Phát hành các giấy tờ có giá

d. Phát hành chứng chỉ tiền gửi

Giải thích:

- Đáp án (a) được phát hành bởi Chính phủ kh phải từ NHTM
- Đáp án (b) & (d) đúng nhưng chưa đầy đủ ý
- Đáp án (c) đầy đủ nhất, nó bao gồm cả đáp án (b) & (d) → “Giấy tờ có giá”: theo khoản 1
Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP thì “Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối
phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo
quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch”
7. Nguyên tắc hạch toán lãi trong nghiệp vụ huy động vốn đảm bảo nguyên tắc:
a. Phù hợp (giúp DN tính toán đúng thuế thu nhập doanh nghiệp và xác định lợi nhuận
chịu thuế một cách chính xác)

b. Cơ sở dồn tích

c. Giá gốc (khi DN phát sinh nghiệp vụ kinh tế mua tài sản cố định, công cụ dụng cụ hay
nguyên vật liệu)

Giải thích: Dựa vào thông tư 38/2016/TT-NHNN điều 11 quy định nguyên tắc hạch toán lãi theo
nguyên tắc kế toán “Cơ sở dồn tích”
8. Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra kiểm tra việc áp dụng tỷ giá quy đổi tại thời điểm
Lập BCTC thể hiện mục tiêu nào về số dư cuối kỳ?
a. Hiện hữu
b. Hiện hữu và Đáng giá và phân bổ
c. Chính xác
d. Đánh giá và phân bổ

Giải thích: Tham chiếu theo VACPA D130, mục F: Ngoại tệ thì việc việc áp dụng tỷ giá quy
đổi, xác định và hạch toán chênh lệch tỷ giá đối với các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ thể
hiện mục tiêu Đánh giá và phân bổ

9. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm do ngân hàng nào quy định?
a. Do từng NHTM quy định

b. Do NHTW quy định.

c. Do các NHTM cùng xây dựng

d. Do từng NHTM xây dựng trình NHTW phê duyệt.


Giải thích: Theo Điều 9 Thông tư 48/2018/TT-NHNN có quy định lãi suất tiền gửi tiết kiệm do
ngân hàng thương mại quy định. Tuỳ thuộc vào các Ngân hàng thương mại sẽ có quy định về lãi
suất khác nhau và phải đảm bảo với mức lãi suất tối đa quy định theo Điều 1 Quyết định 575/QĐ-
NHNN năm 2023

10. Phụ trội GTCG được phân bổ dần để giảm trừ chi phí đi vay từng thời kỳ trong suốt
thời hạn của GTCG
a. Đúng
b. Sai
Giải thích: Đáp án a đúng vì nó phù hợp với nguyên tắc phù hợp và được phân bổ dần vào chi
phí đi vay từng kỳ để đảm bảo ghi nhận phù hợp với doanh thu trong từng kỳ kế toán.

11. Ông X dự định gửi tiết kiệm định kỳ 3 tháng tại một ngân hàng Y số tiền là 30 triệu
đồng. Lãi suất ngân hàng áp dụng cho loại tiền này là 7,2%/năm. Ông X sẽ nhận
được cả gốc và lãi khi đáo hạn là bao nhiêu nếu ngân hàng chỉ tính lãi khi đáo hạn?
a. 30.540.000 đồng

b. 30.450.000 đồng

c. 30.054.000 đồng

d. 30.504.000 đồng

Giải thích:

Số tiền lãi theo tháng = Số tiền gửi * Lãi suất (% năm) / 12 * số tháng gửi

= 30.000.000 x 7,2%/12 tháng x 3 tháng = 540.000 đồng

→ Số tiền (cả gốc + lãi) = 30.000.000 + 540.000 = 30.540.000 đồng

12. Phát biểu nào dưới đây là đúng về của nghiệp vụ huy động vốn của NHTM?
a. Nghiệp vụ huy động của NHTM vốn tạo cho khách hàng gửi tiền vừa tiết kiệm
tiền vừa có thu nhập

b. Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM làm giảm chi tiêu của công chúng

c. Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM làm tăng khả năng thanh toán của công chúng

d. Cả B và C
13. Thư gửi xác nhận của khách hàng về số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng là thủ tục
kiểm toán nhằm thỏa mãn mục tiêu kiểm toán?
a. Hữu hiệu và đầy đủ

b. Tính đầy đủ và Quyền và nghĩa vụ

c. Hiện hữu và Quyền và nghĩa vụ

d. Các câu trên đều đúng

Giải thích: Tham chiếu VACPA D130 mục B, điều số 2

14. Với cơ sở dẫn liệu đầy đủ trong mục tiêu kiểm toán đối với các nhóm giao dịch và sự
kiện trong kỳ được kiểm toán, thì KiTV cần kiểm tra bằng cách nào?
a. Kiểm tra các bản đối chiếu ngân hàng và tìm hiểu về bản chất của các khoản mục được
đối chiếu;

b. Kiểm tra các giao dịch phát sinh gần ngày khóa sổ với chi phí trả lãi

c. Chọn ngẫu nhiên mẫu chứng từ, sau đó kiểm tra trên sổ sách đã ghi nhận hay
chưa

d. Đối chiếu số dư và các thông tin trên thư xác nhận với số liệu được ghi trong sổ, tài liệu
kế toán của khách hàng;

Giải thích: Tham chiếu VACPA D130 mục B, câu a,b, d điều là cơ sở dẫn liệu tính hiện hữu

15. Việc ngân hàng tính và ghi nhận doanh thu lãi dự thu đối với tất cả các hợp đồng tín
dụng đã vi phạm
a. Phù hợp
b. Thận trọng
c. Cơ sở dồn tích
d. Chính xác

Giải thích:

- Theo nguyên tắc thận trọng: Chỉ có thể ghi nhận doanh thu dựa trên bằng chứng chắc chắn.

- Lãi dự thu là khoản lãi mà ngân hàng chỉ dự kiến thu được trong tương lai từ các tài sản sinh lãi,
ngân hàng chưa thu được tiền thật từ khoản này nên chưa thể ghi nhận doanh thu lãi dự thu ngay
được. HĐTD nên phần lãi này chưa chắc chắn thu được trong tương lai.
BÀI TẬP

1.2. Anh (chị) hãy cho biết các trường hợp sau ngân hàng có vi phạm quy định hiện hành
nào liên quan đến hoạt động ngân hàng hay không? Trong đó, có vi phạm chuẩn mực chế
độ kế toán hiện hành hay không? Nếu có, vi phạm đó ảnh hưởng như thế nào đối với các
yếu tổ của BCTC (khai không, khai thiểu, không ảnh hưởng)?
1. Ngân hàng cho ông A, thành viên HĐQT, vay 10 tỷ, ghi nhận như cho vay một
khách hàng thông thường.
- Vi phạm quy định về đối tượng cho vay trong hoạt động NH (Luật các TCTD
47/2010/QH12 - Điều 126. Những trường hợp không được cấp tín dụng)
- Không làm sai lệch thông tin trên BCTC; không cần bút toán điều chỉnh.

2. NV2: Ngân hàng chỉ ghi nhận tạm ứng cho các khoản giải ngân theo HĐTD X. Y. 7
số tiến là 30 tỷ vào ngày 31/12/20x2. Lý do là nếu ghi nhận như khoản cho vay thì
ngân hàng sẽ vi phạm hạn mức tăng trưởng tín dụng theo quy định của NHNN.
 31/12 Cho vay KH → Dự thu lãi ngày 31/12
(Tạm ứng → không dự thu lãi)
 Ghi nhận Tạm ứng thay vì ghi cho vay KH:
+ Tạm ứng: Khai khống → TS: Khai khống
+ CVKH: Khai thiếu → TS: Khai thiếu
→ Tổng TS không đổi, nhưng giá trị các khoản mục bên TS bị thay đổ
 Điều chỉnh: Nợ TK cho vay khách hàng/ Có TK Tạm ứng
 Thiếu dự thu lãi:
+ Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng: Khai thiếu → Tài sản: Khai thiếu.
+ Thu nhập lãi: Khai thiếu → Lợi nhuận: Khai thiếu → VCSH: Khai thiếu.
+ Bút toán điều chỉnh: Dự thu lãi: Nợ TK Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng/ Có TK Thu
nhập lãi

3. Trong ngày 31/12/20×3 ngân hàng nhận tiền gửi của một khách hàng với số tiền 10
tỷ đồng nhưng không báo cáo cho Trung tâm thông tin phòng chống rửa tiền.
Theo Quy định, giao dịch trên 400 triệu đồng phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước
(Điều 3 Quyết định 11/2023/QĐ-TTg). Ngân hàng chỉ đang vi phạm quy định khi không
báo cáo và vẫn ghi nhận tồn quỹ đúng → không làm sai lệch BCTC → không có bút toán
điều chỉnh.
4. Ngân hàng tính và nộp thiếu phí bảo hiểm tiền gửi của quý 3/20×1, số tiến 300 trả.
 Vi phạm nguyên tắc kế toán: Phù hợp (Vì ngân hàng ghi nhận thiếu chi phí trong quý
3/20x1).
 Ảnh hưởng:
+ Chi phí Bảo hiểm tiền gửi: Khai thiếu → Lợi nhuận: Khai khống → VCSH: Khai Khống.
+ Phải trả bảo hiểm tiền gửi: Khai thiếu → Nợ phải trả: Khai thiếu.
 Bút toán điều chỉnh: Nợ TK Chi phí Bảo hiểm tiền gửi/ Có TK Phải trả bảo hiểm tiền gửi:
300tr

5. Đối với tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng quy định tính lãi nhập gốc cuối tháng,
nhưng thực tế không tính hàng tháng mà chỉ đến khi phát sinh rút tiền tất toán mới
tính và ghi nhận chi phí lãi.
 Vi phạm nguyên tắc kế toán: Phù hợp (Vì không ghi nhận doanh thu và chi phí đúng
trong kỳ).
 Ảnh hưởng:
+ Chi phí trả lãi: Khai thiếu → Lợi nhuận: Khai Khống → VCSH: Khai khống.
+ Tiền gửi không kỳ hạn: Khai thiếu → Tiền gửi của khách hàng: Khai thiếu → Nợ phải
trả: Khai thiếu.
 Bút toán điều chỉnh: Lãi nhập gốc: Nợ TK Chi phsi trả lãi/ Có TK Tiền gửi không kỳ hạn.

6. Ngân hàng mua bất động sản mới làm tổng giá trị tài sản cố định vượt quá
50% vốn điều lệ và quỹ dự trù bỏ sung vốn điều lệ.
 Vi phạm khoản 3, Điều 144, Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
 Trong trường hợp này ngân hàng có thể sẽ khai giá trị tài sản cố định thấp hơn so với
thực tế để tuân thủ quy định tỷ lệ an toàn khi mua tài sản cố định với vốn điều lệ và
quỹ dự trữ bổ sung
 Ảnh hưởng BCTC: TSCĐ khai thiếu → Tài sản khai thiếu → VCSH khai thiếu

7. Ngân hàng không trích lập dự phòng giảm giá chứng khoản đối với các chứng
khoản kinh doanh thuộc loại OTC, lý do là không có giá tham chiếu
 Sai quyết định
 Ảnh hưởng → BCTC → Khai thiếu lập dự phòng tương tự dự phòng rủi ro tín dụng

8. Ngân hàng ghi nhận vào chi phi toàn bộ tiền lãi trả trước ngay khi nhận tiền gửi đổi
với loại sản phẩm tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước.
 Vi phạm nguyên tắc: Phù hợp (Vì ngân hàng ghi sai tài khoản).
 Ảnh hưởng:
+ Chi phí chờ phân bổ: Khai thiếu → Tài sản có khác: Khai thiếu → Tài sản: Khai thiếu.
+ Chi phí trả lãi: Khai khống → Lợi nhuận: Khai thiếu → VCSH: Khai thiếu.
 Bút toán điều chỉnh: Nợ TK Chi phí chờ phân bổ/ Có TK Chi phí trả lãi

9. Ngân hàng tỉnh và ghi nhận doanh thu lãi dư thu đối với tất cả các hợp đồng tín
dụng
 Vi phạm nguyên tắc kế toán: Thận trọng (Vì kỳ này không cần dự thu lãi nữa).
 Ảnh hưởng: Dự thu lãi bị sai, thừa:
+ Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng: Khai Khống → Tài sản: Khai khống.
+ Thu nhập lãi: Khai khống → Lợi nhuận: Khai khống → VCSH: Khai khống.
 Điều chỉnh: Thoái thu lãi: Nợ TK CP hoạt động tín dụng khác/ Có TK Lãi phải thu từ
hoạt động tín dụng

10. Ngân hàng ghi nhận doanh thu lãi cho vay của hợp đồng tín dụng ngay khi giải
ngân.
 Vi phạm nguyên tắc: Phù hợp (Vì ngân hàng ghi nhận toàn bộ lãi cho vay ngay khi giải
ngân thì doanh thu không được phản ánh đúng kỳ).
 Ảnh hưởng: Dự thu lãi bị sai, thừa:
+ Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng: Khai Khống → Tài sản: Khai khống.
+ Thu nhập lãi: Khai khống → Lợi nhuận: Khai khống → VCSH: Khai khống.
 Điều chỉnh: Thoái thu lãi: Nợ TK CP hoạt động tín dụng khác/ Có TK Lãi phải thu từ
hoạt động tín dụng

11. Ngân hàng gia hạn nhiều lần cho một số khách hàng vay tiền với tổng giá trị các hợp
đồng tin dùng tương ứng là 100 tỷ đồng các hợp đồng tín dụng này vẫn được phân
loan là nữ đủ tiêu chuẩn.
 Vi phạm nguyên tắc: Phù hợp (Do ngân hàng phân loại nợ sai).
+ Ngân hàng gia hạn nợ nhiều lần thì không được phân loại nợ đủ tiêu chuẩn → Phân loại nợ
nhóm 3 hoặc nếu quá nhiều có thể phân loại sang nhóm 4 hoặc 5.
+ Nhưng ngân hàng vẫn phân loại nợ đủ tiêu chuẩn → Vẫn dự thu lãi, trích dự phòng chung.
+ Các nhóm nợ khác: Không dự thu lãi, trích dự phòng cụ thể.
Ảnh hưởng: Bút toán điều chỉnh:
+ Dự thu lãi bị thừa: + Thoái thu lãi dự thu dư: Nợ TK
 Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng: KK → Tài sản: KK. Chi phí hoạt động tín dụng khác/
 Thu nhập lãi: KK → Lợi nhuận: KK → VCSH: KK. Có TK Lãi phải thu từ hoạt động
tín dụng.
+ Dự phòng rủi ro tín dụng bị thiếu: + Lập thêm dự phòng rủi ro tín
 CP DPRRTD: KT → Lợi nhuận: KK → VCSH: KK. dụng: Nợ TK CP DPRRTD/ Có
 DPRRTD: KT → Cho vay khách hàng: KK → Tài sản: TK DPRRTD.
KK.

12. Ngân hàng nhân tiền gửi tiết kiệm của khách hàng Y với lãi suất 18%/năm (lãi suất
trần theo quy định của NHNN là 14 năm). Trong đó phần lãi tương ứng với mức
14%/năm được ghi nhận vào tài khoản "Chi phí trả lãi tiền gửi” còn phần lãi tương
ứng với mức chênh lệch lãi suất 4%/năm được ghi nhận vào tài khoản “Chi phí khác
về hoạt động tín dụng”.
 Vi phạm nguyên tắc: Phù hợp (hoặc Cơ sở dồn tích): Vì Ngân hàng ghi nhận sai tài khoản
và tính chi phsi trả lãi tiền gửi sai.
 Ảnh hưởng:
+ Chi phí trả lãi: Khai thiếu → Lợi nhuận: Khai khống → VCSH: Khai khống.
+ Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm: Khai thiếu → Các khoản nợ khác: Khai thiếu → Nợ phải
trả: Khai thiếu.
 Bút toán điều chỉnh: Dự chi thêm:
Nợ TK Chi phí trả lãi/ Có TK Lãi phải trả chi tiền gửi tiết kiệm

You might also like