Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

LẶNG LẼ SA PA

(Nguyễn Thành Long)


Câu 1 : Cho đoạn trích : “...Tất cả, từ bác lái xe đến các hành khách, ông họa sĩ, cô kĩ
sư...Dường như trên chuyến xe ấy, mọi người đang đi tìm một điều gì thật giản dị nhưng cũng
thật thiêng liêng, những khát vọng, những háo hức...”
(Những vang âm trong lặng lẽ- Vũ Dương Quỹ)
1. Những nhân vật được nhắc đến trong đoạn trích trên xuất hiện trong tác phẩm nào? Tác giả
là ai?
2. Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
3. Truyện trần thuật theo ngôi kể nào? Tác dụng của ngôi kể đó.
4. Trong truyện, nhân vật bác lái xe đã “quay sang người họa sĩ vội vã:
- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng
thích vẽ hắn.” . “Hắn ”mà bác lái xe nói đến là ai? Em có đồng ý với lời giới thiệu của bác lái
xe về “hắn ” là “một trong những người cô độc nhất thế gian ” không ? Vì sao?
- ”hắn” là anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m.
- Em không đồng ý với nhận định anh là người ”cô độc nhất thế gian”
+ Nếu dựa vào hoàn cảnh sống thì anh là người cô độc: bởi anh sống một mình trên đỉnh Yên
Sơn, quanh năm chỉ có gió tuyết và mây mù.
+ Nhưng trong suy nghĩ của anh thì anh không hề cô độc, bởi anh có công việc là bạn (dẫn
chứng), công việc ấy còn là sợi dây gắn kết anh với anh em đồng chí (dẫn chứng) , anh còn có
sách làm bạn (dẫn chứng)...
5. Bằng một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu viết theo phép lập luận tổng- phân- hợp, trong
đoạn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và phép nối để liên kết câu, làm rõ ý chủ đề: Chỉ xuất
hiện trong khoảnh khắc của truyện, nhưng nhân vật “hắn ”đã khiến người đọc xúc động bởi
những suy nghĩ sâu sắc, ý thức trách nhiệm, tình yêu đối với công việc và sự cởi mở, chân
thành với mọi người.
* Mở đoạn: Xuất xứ + nội dung chính
* Thân đoạn:
- Suy nghĩ sâu sắc, ý thức trách nhiệm, tình yêu đối với công việc:
+ Suy nghĩ sâu sắc về công việc
+ ý thức trách nhiệm với công việc
+ Tình yêu đối với công việc: vui khi biết công việc của mình có ý nghĩa
- Cởi mở, chân thành với mọi người
- Chốt lại nghệ thuật
* Kết đoạn: chủ đề + nâng cao (chủ đề)
6. Trong chương trình Ngữ văn 9 có bài thơ nào, của ai cũng nói về sự cống hiến âm thầm, lặng
lẽ cho sự nghiệp chung? Chép thuộc lòng hai câu thơ nói về ước nguyện ấy:
- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)  Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Câu 2: Trong truyện ngắn ”Lặng lẽ Sa Pa” có đoạn:
“Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang người họa sĩ nói vội
vã:
- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng
thích vẽ hắn.
Không hiểu sao nói đến đây, bác lái xe lại liếc nhìn cô gái. Cô gái bất giác đỏ mặt lên.
- Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh
ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.Cách đây bốn năm, có hôm tôi cũng đang đi thế
này chợt thấy một khúc thân cây chắn ngang đường, phải hãm lại. Một anh thanh niên ở đâu
chạy đến, hè với tôi và khách đi xe đẩy khúc cây ra một bên cho xe đi. Hỏi ở đây mà ai đẩy cây
ra giữa đường thế này, anh chỉ đỏ mặt. Thì ra anh mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh
núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kế dừng
xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát. Kìa, anh ta kia.
Những lời giới thiệu trước ấy làm nhà họa sĩ già xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai
tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ”.
1. Lời giới thiệu của bác lái xe về ”một trong những người cô độc nhất thế gian” có tác dụng
gì?
- gây sự tò mò, hứng thú đối với người đọc và với những nhân vật trên chuyến xe như ông họa
sĩ, cô kĩ sư
- Để cho nhân vật chính xuất hiện
2. Xét về cấu tạo, câu: “Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi!” thuộc kiểu câu gì? Tác dụng.
- Câu đặc biệt
- Tác dụng: thông báo sự xuất hiện, tồ tại của nhân vật
3. Vì sao ông họa sĩ già xúc động khi nhìn thấy anh thanh niên?
- Vì những lời giới thiệu rất hấp dẫn của bác lái xe
- Ngay lúc đó thì ông được nhìn thấy anh thanh niên với ”tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ”
4. Nêu tác dụng của dấu hai chấm và gạch ngang trong đoạn trích.
- Dấu hai chấm: báo trước lời dẫn trực tiếp
- Dấu gạch ngang: đánh dấu lời dẫn trực tiếp
5. Viết đoạn văn diễn dịch 12 câu phân tích những hành động đẹp của anh thanh niên. Trong
đoạn có sử dụng phép thế và câu ghép (gạch chân- chú thích).
* Mở đoạn : Xuất xứ + nội dung chính
* Thân đoạn:
- làm rõ hành động đẹp của anh thanh niên
- chốt nghệ thuật (ko chốt nội dung)
Câu 3: Cho đoạn trích: “Người con trai đưa cho bác lái xe một gói nhỏ:
- Cái gì thế này? – Bác lái xe hỏi.
- Củ tam thất cháu vừa đào thấy. Cháu gửi bác gái ngâm rượu uống. Hôm nọ bác chẳng bảo
bác gái vừa ốm dậy là gì?
Bác lái xe cũng rút từ túi cửa xe ra một gói giấy:
- Còn đây là sách tôi mua hộ anh.
Người con trai mừng quýnh cầm cuốn sách còn đang cười cười nhìn khắp khách đi xe bây
giờ đã xuống đất tất cả. Kẻ đang vươn vai, người ngồi bệt xuống ven đường giở thức ăn mang
theo ra. Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội họa và cô gái:
- Đây, tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé.Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh
đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món
chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.”
1. Chi tiết anh thanh niên gửi tặng vợ bác lái xe củ tam thất vừa đào được cho thấy nét đẹp gì ở
anh?
 anh là người chu đáo, nhiệt tình và luôn quan tâm đến người khác
2. Chi tiết anh thanh niên “mừng quýnh cầm cuốn sách” cho thấy anh là người như thế nào?
 anh là người rất yêu quý sách, coi sách là bạn và luôn khao khát được mở rộng tầm nhìn và
vốn hiểu biết của mình
3. Nêu hàm ý của câu nói: “Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá”
- hàm ý: ông họa sĩ chưa kịp uống nước chè, anh thanh niên hãy mời ông lên nhà uống nước
4. Xét về mục đích nói, câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì? Câu đó được dùng để thực hiện
hành động nói nào?
- Xét về mục đích nói, đó là câu nghi vấn
- Dùng để khẳng định: vợ bác lái xe vừa ốm dậy
5. Em có nhận xét gì về tình cảm của các nhân vật trong đoạn trích dành cho nhau.
- Họ luôn yêu quý, quan tâm và dành cho nhau những tình cảm rất chân thành:
+ anh thanh niên ...
+ bác lái xe: mua sách cho anh thanh niên vừa bảo anh thanh niên mời ông họa sĩ lên nhà uống
nước.
6.Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ nhận định: nhân vật anh thanh niên là người có
suy nghĩ đẹp. Trong đoạn có sử dụng câu nghi vấn và phép lặp (gạch chân- chú thích)
* Mở đoạn: xuất xứ + nội dung chính
* Thân đoạn: suy nghĩ đẹp
- Về công việc
- Về hạnh phúc
- Cuộc sống nói chung....
- Chốt nghệ thuật (ko chốt nội dung)
Câu 4: Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa
kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con
trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô”lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây
số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng
nhiên gặp lại hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng, phấn, tổ ong...ngay lúc dưới kia là
mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh
con trai, rất tự nhiên như một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái,
và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.” (“Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long)
1. Đoạn trích trên kể lại sự việc nào?
- Đoạn trích trên kể lại sự việc ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm nhà anh thanh niên trên đỉnh Yên
Sơn.
2. Ghi lại câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm trong đoạn trích . Dấu hiệu nào cho
em biết điều đó ?
- Câu: ”Khách tới ...chẳng hạn”
- Dấu hiệu: + cụm từ ”nghĩ thầm”
+ Không có dấu gạch ngang
3. Theo em, điều gì khiến ông họa sĩ và cô kĩ sư ngạc nhiên?
- Ông họa sĩ ngạc nhiên vì anh thanh niên không phải đang ”quét tước...” mà là đang hái hoa
- Ông họa sĩ và cô kĩ sư còn ngạc nhiên trước vẻ đẹp của vườn hoa với muôn màu sắc rực rỡ
trên đỉnh Yên Sơn do anh thanh niên trồng
4. Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên và nên tác dụng của biện pháp đó.
- Liệt kê: tên và những sắc màu rực rỡ của các loài hoa
 Tác dụng: + Gợi tả vẻ đẹp của vườn hoa do anh thanh niên trồng
+ Thể hiện sự ngạc nhiên của 2 vị khách trước vẻ đẹp của vườn hoa ấy.
5. Bộ phận in đậm trong câu: “ Anh con trai, rất tự nhiên như một người bạn đã quen thân,
trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.” giữ chức năng ngữ
pháp gì trong câu? Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn trên là kiểu câu gì?
- Bộ phận in đậm: là trạng ngữ chỉ cách thức hành động
- Xét về cấu tạo ngữ pháp đây là câu ghép, vì có 2 cụm C – V không bao chứa nhau.
6. Tìm các phép liên kết trong đoạn trích.
Câu 5: Trong truyện ngắn ”Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả Nguyễn Thành Long có viết:
“...Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót
lấy một chén nữa, nói luôn:
- Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mươi ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi
sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó
thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh người
cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?
Anh thanh niên bật cười khanh khách. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên
đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí
tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.”
1. Truyện đã xây dựng được một tình huống truyện đặc sắc. Đó là tình huống nào? Nêu ý nghĩa
của tình huống đó.
2. Trong đoạn trích trên, ông họa sĩ có nói: “Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây”. Em hãy cho
biết ba nhân vật ấy là những ai? Họ gặp nhau trong hoàn cảnh nào?
- Ba nhân vật là: ông họa sĩ già già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên
đỉnh Yên Sơn
- Hoàn cảnh: Ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm nhà anh thanh niên
3. Truyện được kể bằng ngôi thứ ba nhưng điểm nhìn trần thuật lại di chuyển vào nhân vật ông
họa sĩ. Theo em sự lựa chọn ấy có tác dụng gì?
4. Tìm câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn trích.
5. Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Vì sao em lại xác định như
vậy?
- Trong đoạn trích tác giả sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại:
- Vì: + có ít nhất 2 người tham gia cuộc thoại là ông họa sĩ và anh thanh niên...
+ Trước lời thoại có dấu gạch ngang.
6. Viết đoạn văn quy nạp để làm rõ chất trữ tình trong tác phẩm. Trong đoạn có sử dụng khởi
ngữ và câu phủ định (gạch chân – chú thích).

Câu 6 : Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa ” tác giả Nguyễn Thành Long đã viết:
“- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu
cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy
nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của
cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế
đấy, chứ cất nó đi,cháu buồn đến chết mất . Còn người thì ai mà chả“thèm” hả bác? Mình sinh
ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe
đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu lại xuống chơi, lâu
thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi
nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng,
bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân
hành lên trạm cháu. Cháu nói “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” ”
1. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?
- Là lời của anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn.
- Nói trong hoàn cảnh: ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm nhà anh thanh niên
2. Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa ”. Theo em, nhan đề tác phẩm có thể đổi
là “Lặng im Sa Pa” được không? Vì sao?
- Không thể thay đổi được .
- Vì:
+ “Lặng im”: chỉ không gian tĩnh lặng, không có âm thanh
+ “Lặng lẽ” là âm thầm, bền bỉ, không lên tiếng
 Chỉ sử dụng từ “Lặng lẽ” mới làm nổi bật chủ đề của tác phẩm (…)
3. Công việc gian khổ mà nhân vật nhắc tới trong đoạn trích là công việc gì? Lời tâm sự trên
góp phần bộc lộ những nét đáng quý nào ở nhân vật ?
- Là công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu chuyên đo gió, đo mưa, đo chấn động mặt đất, báo
trước thời tiết, phục vụ sản xuất, chiến đấu.
- Lời nói bộc lộ nét đáng quý: yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, sống có lí tưởng sống
đẹp: khao khát được cống hiến cho đất nước.
4. Tìm khởi ngữ và lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích.
- Lời dẫn trực tiếp: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”
5. Câu văn “ Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” xét về
mục đích nói là kiểu câu gì? Được dùng để làm gì?
- Đó là câu nghi vấn.
- Được dùng để khẳng định: Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi
6.Vì sao có lúc người nói trong đoạn văn sử dụng cách xưng hô là “cháu ” có lúc lại là “ta”?
- “Cháu” và “ta” đều là đại từ xưng hô chỉ ngôi thứ nhất nhưng “cháu” là số ít, “ta” số nhiều
- “Cháu”: + Là cách xưng hô thể hiện phép lịch sự, trong đó ông họa sĩ là vai trên, anh thanh
niên là vai dưới.
+ Cháu: khi nói về công việc và suy nghĩ của riêng anhh thanh niên.
- “Ta” : khi nói về quan niệm chung của mọi người về công việc
7. Trong tác phẩm, nhà văn Nguyễn Thành Long viết: “ Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ
cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa
rõ hay chưa được đúng.”. Theo em, những suy nghĩ đúng đắn của nhân vật anh thanh niên
trong truyện ngắn đã tác động như thế nào tới các nhân vật khác trong tác phẩm ?
* Những suy nghĩ đúng đắn của anh thanh niên đã có tác động đến cô kĩ sư và ông họa sĩ:
- Cô kĩ sư:
+ Cô như nhận được từ anh “bó hoa của những háo hức mơ mộng…”: đó là những nhận thức
mới mẻ, đẹp đẽ về cuộc đời mà cô nhận đc từ anh
+ Nhận ra sự nhạt nhẽo trong mối tình mà cô vừa từ bỏ
+ Cô thêm tin tưởng hơn về con đường mà mình đã chọn và đang đi
- Với ông họa sĩ
+ Thay đổi quyết định của ông: sẽ trở lại Sa Pa để hoàn thiện bức chân dung về những con
người nơi đây
+ Khiến ông thêm trăn trở về nghệ thuật: vẽ được bức chân dung mà người xem không chỉ thấy
được vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của anh.

8. Viết đoạn văn quy nạp 12 câu phân tích vẻ đẹp của nhân vật “cháu”qua đoạn trích
trên . Trong đoạn có sử dụng câu nghi vấn và thành phần phụ chú (gạch chân- chú thích)
* Thân đoạn: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích:
- Là người yêu nghề
- Là người có lí tưởng sống đẹp. (bám vào ngôn từ trong đoạn trích để làm rõ vẻ đẹp của anh
thanh niên)
- Chốt nghệ thuật.
* Kết đoạn: xuất xứ + chốt nội dung + nâng cao (không bắt buộc). (Tóm lại, qua đoạn trích
trên trích trong văn bản ”Lặng lẽ Sa Pa”, ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật anh
thanh niên, một con người say mê làm việc và cống hiến cho sự nghiệp chung.
Câu 7: Cho đoạn trích : “Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước cháu tưởng cháu được đi xa
lắm cơ đấy, hóa ra lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin đi lính
ra mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay
lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tân đây. Chú
ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không
quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột,
không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc: “Thế là một-
hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu
đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho
bác vẽ hơn.”
1. Truyện đã xây dựng được tình huống đặc sắc. Đó là tình huống nào? Nêu tác dụng của tình
huống đó.
- Tình huống: Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên trên đỉnh
Yên Sơn cao 2600m
 ý nghĩa: + đối với mạch truyện: để cho câu chuyện được phát triển
+ Nhân vật: nổi bật vẻ đẹp của nhân vật...
+ Chủ đề: nổi bật chủ đề của tác phẩm: ca ngợi những con người say mê làm việc; sống, cống
hiến lặng thầm cho đất nước.
2. Câu chuyện hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận cho thấy nhân vật “cháu” là người thế
nào?
- là người yêu nước, dũng cảm, khao khát được cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp chung của
đất nước.
3. Sự việc nào khiến nhân vật thấy “đột ngột” Tại sao anh lại thấy “từ hôm ấy cháu sống thật
hạnh phúc” ? Em hiểu quan niệm về hạnh phúc của nhân vật như thế nào? Từ niềm “hạnh
phúc” đó em hiểu thêm điều gì về anh?
- Sự việc khiến anh thấy đột ngột là: anh biết rằng nhờ mình phát hiện ra đám mây khô mà
không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rồng.
- Anh thấy ”hạnh phúc” bởi anh biết được công việc của mình có ý nghĩa và có đóng góp cho
đất nước
- Quan niệm về “hạnh phúc”: không phải là đem lại niềm vui cho cá nhân mà được đóng góp,
được cống hiến cho đất nước.
 Anh là người : yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, có lí tưởng sống đẹp, khao khát được
cống hiến,
4. Tìm khởi ngữ , lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp có trong đoạn trích.
5. “những người khác đáng cho bác vẽ hơn” ở đây là ai? Họ có vẻ đẹp chung nào? Chỉ rõ vai
trò của các nhân vật đó trong tác phẩm.
- Đó là ông kĩ sư vườn rau và anh cán bộ nghiên cứu sét trên Sa Pa.
- Vẻ đẹp chung: yêu nghề, say mê làm việc và khao khát được cống hiến lặng thầm cho đất
nước.
- vai trò: làm nổi bật chủ đề (...)
6. Xét về mục đích nói, câu “Không, không, đừng vẽ cháu” thuộc kiểu câu gì? Câu văn đó giúp
em hiểu gì về nhân vật “cháu” ?
- Câu cầu khiến
- Anh là người rất khiêm tốn.
7. Câu “Ơ, bác vẽ cháu đấy ư?” xét theo mục đích nói là kiểu câu gì? Câu đó được dùng để
làm gì? Từ in đậm thuộc từ loại nào?
- là câu nghi vấn
- Dùng để bộc lộ cảm xúc: bối rối, ngại ngùng, ngỡ ngàng khi phát hiện ra ông họa sĩ đâng vẽ
mình
- Từ “Ơ”  thán từ. “Ư”  tình thái từ tạo câu nghi vấn
8. Qua tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm rõ nhận
định: anh thanh niên là người có phong cách sống đẹp. Trong đoạn có sử dụng thích hợp câu
cảm thán và phép thế (gạch chân- chú thích)
* Thân đoạn:
- Tự tạo cho mình một cuộc sống đầy đủ về vật chất, tinh thần
- Hiếu khách, quan tâm chu đáo
- Khiêm tốn.
* Xuất xứ + nội dung chính + nâng cao (ko bắt buộc)
Câu 8: Trong đoạn trích : “Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái
cảm thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng
bác già nhìn đồng hồ nói một mình:
- Thanh niên bây giờ lạ thật ! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ
“ốp” đâu ?Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?”
1. Câu “Nắng chiếu càng làm cho bó hoa thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực
rỡ

theo” xét về cấu tạo ngữ pháp là kiểu câu gì? Vì sao?

 là câu mở rộng chủ nghữ và phụ ngữ


2. Đoạn văn trên dùng hình thức hội thoại nào ? Chỉ ra dấu hiệu giúp em xác định như vậy.
- Hình thức ngôn ngừ độc thoại
- Dấu hiệu: + có cụm từ ”nói một mình”
+ Trước lời thoại: có dấu gạch ngang
3. Viết đoạn văn quy nạp làm rõ nhận định: qua tác phẩm ta thấy anh thanh niên là người cởi
mở, chân thành, luôn quan tâm chu đáo tới mọi người / và rất khiêm tốn. Trong đoạn có sử
dụng thích hợp một khởi ngữ và câu bị động (gạch chân, chú thích).
* Thân đoạn:
- Trước hết : cởi mở, chân thành
- Luôn quan tâm tới người khác
- Khiêm tốn
 nghệ thuật ....
* kết đoạn: xuất xứ + nội dung chính + nâng cao (ko bắt buộc)
4. Trong chương trình Ngữ văn 9 tác phẩm nào cũng viết về đề tài lao động sản xuất? Ghi rõ
tên tác giả.
- Đoàn thuyền đánh cá
- Của Huy Cận
Câu 9: Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” tác giả Nguyễn Thành Long đã kể:
“Anh con trai, rất tự nhiên như một người bạn đã thân quen, trao bó hoa (1) đã cắt cho
người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.”
Và ở phần cuối truyện, Nguyễn Thành Long lại kể tiếp: “ Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên
trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa (2) rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra
đời. Mà vì bó hoa (3) nào khác nữa, bó hoa (4) của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên
mà anh cho thêm cô.”
1. Trong những câu văn trên, tác giả bốn lần nhắc đến từ “bó hoa”. Nghĩa của chúng có hoàn
toàn giống nhau không ? Vì sao?
- Nghĩa của 4 từ bó hoa trong những đoạn trích không giống nhau
- Vì: + bó hoa (1), (2) là bó hoa được hiểu theo nghĩa thực , đó chính là bó hoa mà anh
thanh niên đã cắt tặng cho cô gái
+ Bó hoa (3), (4): là bó hoa đc hiểu với nghĩa ẩn dụ mang ý nghĩa biểu tượng cho những
nhận thức mới mẻ, đẹp đẽ mà cô kĩ sư nhận được từ anh thanh niên sau cuộc trò chuyện
với anh
2. Anh con trai trong đoạn trích trên là nhân vật nào trong tác phẩm ? Nêu ngắn gọn về hoàn
cảnh sống và công việc của nhân vật đó.
- là anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.
- Hoàn cảnh , công việc:
+ Anh 27 tuổi, sống 1 mình trên đỉnh ...., quanh năm chỉ có gió tuyết, mây mù
+ Công việc: khí tượng kiêm vật lí địa cầu chuyên đo gió, đo mưa,...  dự báo thời tiết phục
vụ cho sản xuất và chiến đấu. Hàng ngày anh phải báo “ốp” vào những giờ: 4h sáng, 11h trưa,
7h chiều nhưng gian khổ nhất là 1h sáng.
 đó là hoàn cảnh sống vô cùng gian khổ đòi hỏi ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao
3. Vì sao cô gái trẻ lại “hàm ơn” và cảm thấy như nhận được “sự háo hức và mơ mộng” từ một
người con trai rất đỗi bình dị làm việc giữa núi rừng quanh năm lặng lẽ?
- Cô gái trẻ thấy hàm ơn anh bởi: sau cuộc nói chuyện với anh...  tác động tích cực tới cô:
+ Cô nhận ra sự nhạt nhẽo...
+ Thêm tin tưởng hơn về con đường mà mình đã chọn và đang đi
+ Xác định được lí tưởng sống: sống – cống hiến cho đất nước  là niềm hạnh phúc.
4.Viết một đoạn văn tổng- phân- hợp khoảng 12 phân tích nhân vật cô kĩ sư trẻ, trong đoạn có
sử dụng thích hợp một phép thế và câu mở rộng thành phần (gạch chân- chú thích).
* Mở đoạn: xuất xứ + nội dung chính
* Thân đoạn:
- Hoàn cảnh
- Những suy nghĩ của cô kĩ sư sau cuộc trò truyện
- Vai trò:
- Nghệ thuật
* Kết đoạn: Chốt nội dung + nâng cao (bắt buộc- suy nghĩ của thế hệ trẻ: đâu cần thanh niên có,
đâu khó có thanh niên)
Câu 10: Cho đoạn trích: “ ...Nắng bây giờ len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao
quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của cây tử đinh
thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn
lại thành cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe...”.
1. Cảnh vật trong đoạn được miêu tả bằng những biện pháp nghệ thuật nào?
- Nhân hóa: ”Mây bị nắng....gầm xe”
- Ẩn dụ: những...bạc, cái đầu màu hoa cà
- Nói quá: đốt cháy rừng cây
2. Trong truyện ngắn, thiên nhiên đã nhiều lần có mặt. Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với
việc thể hiện chủ đề tác phẩm?
- Nổi bật vẻ đẹp yên bình, thơ mộng của thiên nhiên Sa Pa: nhắc tới, người ta chỉ nghĩ đến
chuyện nghỉ ngơi  nổi bật vẻ đẹp của con người Sa Pa (liên hệ giữa vẻ đẹp của thiên nhiên Sa
Pa với con người Sa Pa)
3. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 đến 12 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên
nhiên Sa Pa. Trong đoạn có sử dụng phép thế và câu mở rộng thành phần (gạch chân- chú
thích).
* Mở đoạn: xuất xứ + nội dung chính.
* Thân đoạn:
- Vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa:
+ hình ảnh...
+ nắng và gió...
- Ý nghĩa sự xuất hiện thiên nhiên Sa Pa
+ tăng chất trữ tình cho câu chuyện
+ Mỗi liên hệ giữa vẻ đẹp của thiên nhiên với con người.
- Nghệ thuật: tạo tình huống, ngôi kể...

Câu 11: Cho đoạn trích sau:


“Chào anh- Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ quay lại chụp lấy tay người thanh niên nhắc mạnh-
Chắc chắn rồi tôi sẽ quay trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng như người ta cho
nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh- những người con gái
sắp xa ta, biết không bao giờ gặp lại ta nữa, hay nhìn ta như vậy.”
1. Đoạn truyện kể về cuộc chia tay của những nhân vật nào?
2. Tìm và gọi tên hai thành phần biệt lập có trong đoạn trích.
3. Bộ phận in đậm trong đoạn trích là thành phần gì trong câu? Nêu tác dụng của thành phần
đó.
4. Vì sao trước đó, người họa sĩ từng suy nghĩ sẽ chỉ đến mảnh đất “ông yêu nhưng còn tránh”
để “nghỉ ngơi trong giai đoạn cuối đời” nhưng trong đoạn trích trên ông lại khẳng định “chắc
chắn rồi tôi sẽ trở lại”?
5. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và luôn quan
tâm đến người khác một cách chu đáo của nhân vật “anh”, trong đoạn có sử dụng thành phần
tình thái và câu nghi vấn dùng để khẳng định (gạch chân- chú thích).
Câu 12: Cho đoạn trích : “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa,
Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc
và lo nghĩ như vậy cho đất nước.”
1. “Những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước” mà ông họa sĩ nhắc tới là
những ai?
2. Vì sao trong tác phẩm, tác giả không đặt tên cho các nhân vật mà lại gọi tên theo lứa tuổi,
nghề nghiệp?
3. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu văn trên.
4. Dựa vào tác phẩm, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp
làm rõ vẻ đẹp của những con người ở chốn Sa Pa lặng lẽ ấy. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ
và câu nghi vấn (gạch chân – chú thích).
Câu 13: Cho đoạn trích sau: “Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rõ sự bất lực của nghệ
thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. Ông thấy ngòi bút của ông bất lực
trên từng chặng đi nhỏ của ông, nhưng nó như một quả tim nữa của ông, hay chính là quả tim
cũ được “đề cao” lên, do đó mà ông khao khát, mà ông thêm yêu cuộc sống.”
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản.
2. Nhân vật “ông” được nhắc tới trong đoạn trích trên là ai? Có vai trò gì trong truyện?
3. Tìm phép so sánh trong đoạn trích trên và cho biết qua phép so sánh đó ta hiểu gì về nhân vật
“ông”
4. Vì sao ông họa sĩ lại cảm thấy “sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình
vĩ đại là cuộc đời” ?
5. Xác định thành phần biệt lập và phép liên kết có trong đoạn trích trên.
6. Viết đoạn văn tổng- phân – hợp khoảng 12 đến 15 câu trình bày cảm nhận của em về vai trò
và vẻ đẹp của nhân vật “ông”. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và lời dẫn trực tiếp (gạch
chân – chú thích).
Câu 14: Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả Nguyễn Thành Long viết:
“Những điều cô cùng nghe, cộng với những điều cô khám phá trên hai trang sách hay đang
đọc dở của người con trai làm cô bàng hoàng.”
1. Nêu xuất xứ và chủ đề của tác phẩm.
2. Phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định kiểu câu của câu văn trên.
3. Vì sao cô gái lại thấy “bàng hoàng” trước những điều cô nghe cộng với những điều cô khám
phá thấy trên hai trang sách đang đọc dở của người con trai?
4. Nhận định về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả Nguyễn Thành Long có viết: “Nghĩ cho
cùng, “Lặng lẽ Sa Pa” cũng là một bức chân dung”. Theo em, dó là bức chân dung của ai?
Bức chân dung ấy hiện ra qua cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào?
5. Viết đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 12 đến 15 câu làm rõ tấm lòng yêu đời, yêu nghề,
tinh thần trách nhiệm cao với công việc của nhân vật người con trai được nhắc tới trong đoạn
trích trên. Trong đoạn có sử dụng thích hợp câu phủ định để khẳng định và thành phần khởi ngữ
(gạch chân- chú thích).

Câu 15: Cho đoạn trích: “Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở
đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa
tay ra tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng.
Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào áo xô tới.
Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những
nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung...”
1. Đoạn trích trên là lời của nhân vật nào? Nói trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự đó giúp
em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong
đoạn trích trên, hoàn cảnh sống của nhân vật còn có gì đặc biệt?
2. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu in đậm trong đoạn trích là kiểu câu gì?
3. Chỉ ra một câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn trích.
4. Bằng hiểu biết về tác phẩm, em hãy cho biết, trong hoàn cảnh ấy, điều gì đã giúp nhân vật
trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hãy trình bày suy nghĩ của em thành đoạn văn tổng- phân- hợp 12 câu. Trong đoạn có sử dụng
thích hợp câu ghép và phép thế (gạch chân- chú thích).
5. Hãy kể tên một tác phẩm cũng kể về nhân vật tự mình vượt qua được hoàn cảnh khó khăn và
sự cô độc (ghi rõ tên tác giả).

You might also like