Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Câu 1: Trình bày những khái niệm về hệ mặt trời và trái đất.

a, Khái niệm về hệ mặt trời


- Hệ mặt trời hay thái dương hệ là một hệ thống các thiên thể có mặt trời làm ngôi sao
trung tâm và có 8 hành tinh chính thức quay quanh nó. Ngoài ra còn có các thiên thể khác
nhỏ hơn.
- Hệ mặt trời có mặt trời làm ngôi sao nóng sáng ở trung tâm. Xung quanh có các thiên thể
nhỏ hơn là các hành tinh, tiểu hành tinh, các sao chổi, khí và bụi. Tính từ trong ra ngoài thái
dương hệ có cấu trúc lần lượt là Mặt trời – Thủy tinh – Kim tinh – Trái đất – Hỏa tinh – Vành
đai tiểu hành tinh – Mộc tinh – Thổ tinh – Thiên vương tinh – Hải vương tinh – Hành tinh lùn
Diêm Vương – Hành tinh lùn Eris – ngoài cùng là vành đai Kuiper và đám mây Oort.
- 8 hành tinh chính thức quay quanh mặt trời được người ta chia làm nhóm 4 hành tinh phía
trong gồm: Thủy tinh – Kim Tinh – Trái Đất – Hỏa Tinh và nhóm 4 hành tinh phía ngoài gồm:
Mộc Tinh – Thổ Tinh – Thiên Vương Tinh – Hải Vương Tinh.
- Nguồn gốc ra đời của các hành tinh và các thiên thể khác trong hệ được xác định là hệ
quả của việc sụp đổ đám mây phân tử khổng lồ cách ngày nay khoảng 4,6 tỉ năm.
- Cả thái dương hệ chịu sức hấp dẫn từ mặt trời.
- Mặt trời là ngôi sao nóng sáng trung tâm của hệ, chứa 99% lượng vật chất của toàn hệ.
Khối lượng Mặt Trời gấp 332900 lần khối lượng Trái Đất và có nhiệt độ và mật độ đủ lớn để
xảy ra các phản ứng tổng hợp hạt nhân, giải phóng nguồn năng lượng khổng lồ phát xạ vào
không gian dưới dạng các bức xạ điện từ với dải sóng cực đại vào vùng 400-700 nm hay
còn gọi là vùng ánh sáng khả kiến.
- Ngoài ánh sáng Mặt Trời còn phát ra dòng điện tích liên tục gọi là plasma hay gió mặt trời,
vận tốc của dòng hạt này trải rộng ra bên ngoài với vận tốc 1,5 triệu km/h tạo lên vùng khí
quyển loãng thấm vào toàn bộ hệ mặt trời tới khoảng cách ít nhất là 100AH. Sao thủy chịu
ảnh hưởng lớn nhất từ tác động của gió mặt trời vì mất đi toàn bộ khí quyển.
- Hệ Mặt Trời thực hiện các chuyển động tích cực trong dải ngân hà. Khoảng cách từ mặt
trời tới trung tâm ngân hà vào khoảng 25000-28000 năm ánh sáng. Vận tốc của hệ Mặt Trời
trên quỹ đạo khoảng 251 km/s. Nó hoàn thành vòng quay quanh Thiên Hà hết 225-250 triệu
năm.
b, Khái niệm Trái Đất:
- Trái Đất là hành tinh thứ 3 tính từ trong ra của hệ mặt trời. Đồng thời là hành tinh lớn nhất
trong tất cả các hành tinh đá của hệ khi xét về bán kính, mật độ và khối lượng. Trái Đất có
một vệ tinh tự nhiên duy nhất là Mặt Trăng cũng là vệ tinh lớn nhất trong tất cả các vệ tinh
của các hành tinh đá.
- Trái Đất là hành tinh duy nhất đến thời điểm này được con người phát hiện có tồn tại sự
sống. Người ta xác định được rằng Trái Đất hình thành cách đây khoảng 4,55 tỉ năm. Khí
quyển chỉ xuất hiện cách ngày nay khoảng 3,5 tỉ năm và sự sống mới có mặt khoảng 1 tỉ
năm, quá trình phát sinh sự sống phải trải qua nhiều con đường tiến hóa lâu dài.
- Về hình dạng: Trái đất về tổng thể có dạng hình cầu với 75% diện tích là mặt nước và 25%
diện tích trên đất liền. Về cụ thể Trái Đất có hình dạng hết sức phức tạp mà không mô
phỏng theo một dạng hình học cụ thể nào nên người ta gọi nó là geoit. Có thể hình dung
Trái Đất như một hình bầu dục quay với độ dẹt là a =1/298,25. Bán kính trung bình của trái
đất là 6371km.
- Về địa hình:

• Trái đất có 4 đại dương lớn là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc
Băng Dương. Các đại dương thông với nhau hình thành đại dương thế giới. Địa hình đáy
biển gồm các dạng cơ bản: Dải ven bờ, thềm lục địa, sườn lục địa, đáy đại dương và vực
thẳm đại dương.
• Đất liền gồm 6 châu lục với các dạng địa hình chủ yếu như: Núi, trung du và đồng
bằng.

You might also like