Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

2.

2 Thế giới và Việt Nam trong 100 năm qua có những thay đổi gì
2.2.1 Thế giới
Thế kỷ XX ghi đậm trong lịch sử loài người ba dấu ấn cực kỳ sâu sắc:
 Khoa học và công nghệ tiến nhanh chưa từng thấy, giá trị sản xuất vật chất tăng hàng
chục lần so với thế kỷ trước.
 Diễn ra hai cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu cùng hàng trăm cuộc xung đột vũ trang.
 Đầu thế kỷ phong trào cách mạng phát triển rộng toàn thế giới, cuối thế kỷ, chủ nghĩa xã
hội hiện thực tạm thời lâm vào thoái trào.
Kinh tế phát triển mạnh mẽ xen lẫn những cuộc khủng hoảng lớn của chủ nghĩa tư bản thế
giới và sự phân hoá gay gắt về giàu nghèo giữa các nước, các khu vực.
Đó cũng là thế kỷ chứng kiến một phong trào cách mạng sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới,
với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga - cuộc cách mạng vĩ đại mở ra thời đại quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một
loạt nước châu Âu, châu Á và Mỹ latinh; sự giải phóng hầu hết các nước thuộc địa của chủ
nghĩa thực dân; sự phát triển của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và phong trào hoà
bình, dân chủ, mặc dù vào thập niên cuối, chủ nghĩa xã hội hiện thực tạm thời lâm vào thoái
trào.
2.2.2 Việt Nam

Đối với nước ta, thế kỷ XX là thế kỷ của những biến đổi to lớn, thế kỷ đấu tranh oanh liệt giành
lại độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, thế kỷ của những chiến
công và thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại.

Từ cuối thế kỷ XIX đến những thập niên đầu thế kỷ XX, nhân dân ta liên tiếp nổi dậy chống chủ
nghĩa thực dân. Tiếp nối các phong trào Văn Thân và Cần Vương, phong trào yêu nước ba mươi
năm đầu thế kỷ XX diễn ra vô cùng anh dũng, từ khởi nghĩa Yên Thế và các phong trào Đông
Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân đến khởi nghĩa Yên Bái... nhưng đều không thành công vì
thiếu một đường lối đúng.

Năm 1930, kế thừa "Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên" và các tổ chức cộng sản tiền thân,
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt của Cách mạng Việt Nam. Trong 71 năm
xây dựng và trưởng thành, Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được những thắng lợi vĩ đại:

- Một là, thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Hai là, thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ
quốc.

- Ba là, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa
xã hội.

* Với những thắng lợi giành được trong thế kỷ XX thì:

1
- Nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do,
phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng
quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

- Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.
Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá

2.3 Đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội mới


2.3.1 Đường lối kinh tế
Đường lối kinh tế của Đảng ta là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng
nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực
lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ
nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát
triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng
cường quốc phòng - an ninh.
Đảng, Nhà nước chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; coi kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng
quát của nước ta trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 – 2010):
Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng,
tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng ít nhất gấp đôi so với năm 2000;
chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn
khoảng 50%.
2.3.2 Đường lối chính trị
Đảng vào Nhân dân quyết tâm xây dựng Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên
nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta.
2.3.3 Đường lối văn hóa
Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền tảng tinh thần
của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời
sống tinh thần của Nhân dân.
Góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo
đức....
2.3.4 Quốc phòng an ninh - đối ngoại

2
Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ
trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và
Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.
Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.
Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì
hòa bình, độc lập và phát triển.

You might also like