Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đề cương sinh giữa kì II

I, Nguyên phân
*Chu kì tế bào
+Pha G1 : sinh trưởng , cơ sở cho nhân đôi DNA
+Pha S : nhân đôi DNA
+Pha G2 : sinh trưởng và chuẩn bị phân bào
+Pha M ( nguyên phân )
*Cơ chế sinh sản của TB – nguyên phân
-Nguyên phân ( phân chia nhân )
+Kì đầu : các NST bắt đầu đóng xoắn , co ngắn . Màng nhân và nhân con tiêu
biến .Thoi phân bào hình thành .Các NST kép đính với thoi phân bào ở tâm
động
+Kì giữa : các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp 1 hàng trên mp xích đạo của
thoi phân bào
+Kì sau : hai chromatid của NTS phân li đồng đều thành 2 NST đơn và di
chuyển về 2 cực của TB
+Kì cuối : NST dãn xoắn .Màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại
-Phân chia TB chất : thường diễn ra đồng thời với kì cuối của nguyên phân , các
bào quan trong TB được phân chia về 2 TB con
+Ở TB thực vật : hình thành vách ngăn phân chia thành 2 TB
+Ờ TB động vật : màng sinh chất lõm vào hình thành eo thắt phân chia thành 2
TB
=> Kết thúc quá trình nguyên phân : phân chia từ 1 TB mẹ , có bộ NST 2n
tạo ra 2 TB con giống nhau và giống TB mẹ có bộ NST 2n
II, Giảm phân
-Trong giảm phân , TB sinh dục ở thời kì chín có bộ NST lưỡng bội ( 2n) trải
qua 2 lần phân bào liên tiếp gọi là giảm phân I và giảm phân II , nhưng NST
chỉ nhân đôi 1 lần , nên sinh ra giao tử có bộ NST đơn bội (n)
*Kì trung gian
-Xảy ra trước giảm phân
-Gồm các pha :
+Pha G1
+Pha S : nhân đôi DNA [ NST TB ( 2n ) -> TB ( 2n kép ) ]
+Pha G2
*Giảm phân I
Trước khi bắt đầu giảm phân I, NST ở trạng thái kép tương đồng gồm 2
chromatid dinh với nhau ở tâm động do sự nhân đôi NST
-Kì đầu 1 : NST kép co xoắn . Màng nhân , nhân con tiêu biến . Trao đổi chéo
giữa 2 chromatid thuộc 2 NST kép tương đồng
-Kì giữa 1 : NST co xoắn cực đại , tập trung ở 2n hàng ở giữa TB
-Kì sau 1 : NST kép di chuyển về 2 cực của TB
-Kì cuối 1 : NST dãn xoắn , màng nhân , nhân con hình thành lại ; phân chia TB
chất
=> Kết quả : tạo ra 2 tế bào có bộ NST đơn bội kép (n NST kép). Như vậy, từ
lúc bắt đầu giảm phân đến lúc kết thúc giảm phân, số NST đã giảm đi một nửa,
từ 2n NST kép thành n NST kép
1 TB  2 TB
( 2n kép ) ( n kép )

*Giảm phân II
-Kì đầu , kì giữa , kì sau và kì cuối II giống nguyên phân
=> Kết quả : tạo ra 4 tế bào con có bộ NST đơn bội (n NST). Như vậy, sau khi
giảm phân II diễn ra, số lượng NST ở mỗi tế bào đã giảm đi một nửa so với sau
giảm phân I, từ n NST kép thành n NST đơn.
2 TB  4 TB
( n kép ) ( n đơn )

*So sánh nguyên phân và giảm phân


III, Sự phát sinh giao tử và thụ tinh
*Sự phát sinh giao tử
-Giao tử là TB có bộ NST đơn bội ( n) , có thể trực tiếp tham gia thụ tinh tạo
thành hợp tử ở sinh vật đa bào . Các TB con được sinh ra từ quá trình giảm phân
sẽ trải qua quá trình phát sinh giao tử hình thành giao tử đực và giao tử cái
-So sánh các giai đoạn của sự phát sinh giao tử đực và phát sinh giao tử cái ở
ĐV :
+Giao tử đực : 1 tinh bào bậc 1  4 tinh trùng
+Giao tử cái : 1 noãn bào bậc 1  1 trứng ( + 3 thể cực )
*Sự thụ tinh
-Thụ tinh là quá trình giao tử đực đơn bội (n) kết hợp giao tử cái đơn bội (n) tạo
nên hợp tử lưỡng bội (2n). Sự phối hợp của các quá trình nguyên phân , giảm
phân và thụ tinh là cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản
hữu tính qua các thế hệ

You might also like