Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA DU LỊCH

Môn học:
VĂN HÓA DU LỊCH

Đề tài:

“CHỢ NỔI CÁI RĂNG – NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC


TRONG DU LỊCH NAM BỘ”

GVHD: TS. PHẠM THỊ THÚY NGUYỆT


Thực hiện đề tài: Nhóm 7
Lớp: Lớp 2 – Du lịch K11
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2021
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7
STT Họ và tên MSSV Đánh giá

Nguyễn Thanh Thùy


1 (nhóm trưởng) 2056180202 100%

2 Đào Lâm Gia Hân 2056180128 100%

3 Nguyễn Tấn Toàn 2056180192 100%

4 Nguyễn Ngọc Gia Hân 2056180127 100%

5 Trần Thị Minh Mẫn 2056180159 100%

6 Nguyễn Thị Vân Anh 2056180096 100%

7 Nguyễn Tiến Thủy 2057101283 100%

8 Nguyễn Thị Hồng Điệp 2056180117 100%

9 Nguyễn Thị Thanh Hoa 2056180130 100%

10 Phạm Thị Thúy 2056180201 100%

MỤC LỤC
Phần I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI..........................................................................................6
1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu................................................................................6
1.1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................6
1.2. Mục tiêu đề tài.....................................................................................................6
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài...........................................................................7
2. Giới thiệu về chợ nổi Cái Răng.................................................................................7
2.1. Lịch sử hình thành..............................................................................................7
2.2. Vị trí địa lý...........................................................................................................9
2.3. Nguyên nhân hình thành..................................................................................10
2.4. Đặc điểm nổi bật...............................................................................................10
2.5. Thời gian hoạt động..........................................................................................12
Phần II. THỰC TRẠNG KHAI THÁC CHỢ NỔI CÁI RĂNG.................................12
1. Giá trị văn hóa xưa và nay của chợ nổi Cái Răng................................................12
1.1. Cây bẹo - cách thức chào hàng độc đáo..........................................................13
1.2. Phương thức, nguyên tắc buôn bán ở chợ nổi................................................13
1.3. Văn hóa thương hồ...........................................................................................14
1.4. Đời sống gia đình, quan hệ cộng đồng............................................................15
1.5. Tâm linh – tín ngưỡng......................................................................................15
1.6. Tiếng hò, tiếng hát............................................................................................16
2. So sánh, nhận xét mô hình chợ nổi trong phát triển du lịch tại Việt Nam và khu
vực lân cận....................................................................................................................17
3. So sánh chợ nổi Cái Răng với những khu chợ nổi khác trong nước và các nước
lân cận khác (Thái Lan):.............................................................................................18
3.1. So sánh chợ nổi Cái Răng với chợ nổi khác trong nước (Cái Bè – Tiền
Giang, Trà Ôn – Vĩnh Long, Ngã Bảy – Hậu Giang,..)........................................18
3.2. So sánh chợ nổi Cái Răng với chợ nổi Damnoen Saduak của Thái Lan – Ví
dụ điển hình về phát triển du lịch chợ nổi.............................................................20
4. Thực trạng khai thác của chợ nổi Cái Răng.........................................................21
4.1. Thực trạng kinh doanh, buôn bán trên chợ nổi Cái Răng............................21
4.2. Thực trạng khai thác du lịch của chợ nổi Cái Răng......................................22
4.3. Thực trạng tiêu cực còn tồn tại tại chợ nổi Cái Răng...................................23
3.4.1. Nạn kẹt tàu...................................................................................................23
3.4.2. Tình trạng trộm cướp..................................................................................23
3.4.3. Ô nhiễm rác thải..........................................................................................24
3.4.4. Sản phẩm du lịch nghèo nàn, trùng lặp và đơn điệu...................................24
3.4.5. Chèo kéo, thách giá.....................................................................................24
3.4.6. Nhu cầu đi vệ sinh cho du khách và người dân địa phương ở chợ nổi.......24
3.4.7. Sự cạnh tranh của các điểm du lịch khác tại Cần Thơ cũng như sự phát
triển của các chợ trên bờ.......................................................................................25
Phần III. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT...............................................................................25
1. Những điểm tích cực, thành công đã đạt được trong khai thác chợ nổi Cái
Răng..............................................................................................................................25
2. Đánh giá những điểm hạn chế, bất cập trong khai thác du lịch tại chợ nổi Cái
Răng..............................................................................................................................27
Phần IV. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC.............................................29
1. Tổ chức, sắp xếp lại thời gian, không gian hợp lý cho hoạt động mua bán và
tham quan trên sông....................................................................................................30
2. Nâng cao chất lượng đời sống và kỹ năng của “khách thương hồ” – những
người dân buôn bán trên sông....................................................................................31
3. Bảo vệ môi trường du lịch và môi trường sống của cư dân thương hồ..............31
4. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại chợ nổi Cái Răng...........................................32
5. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư cho du lịch chợ nổi..................32
6. Có các chính sách quy hoạch cụ thể.......................................................................32
7. Chính phủ nên có những chính sách hỗ trợ, vận động phát triển cho cư dân địa
phương..........................................................................................................................33
8. Học hỏi và tiếp thu các bài học kinh nghiệm của người đi trước........................33
9. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân phục vụ hoạt động du lịch..34
Phần V. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................35
Phần I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Du lịch ngày nay đã dần trở nên phổ biến với tất cả mọi người và là một nhu cầu
cao cấp trong đời sống xã hội. Ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế lớn
nhất thế giới, nó mang lại nguồn thu vô cùng lớn cho tất cả những quốc gia, khu vực
có sự đầu tư phát triển du lịch. Tuy nhiên để có thể đạt được kết quả tốt, thu hút nhiều
sự quan tâm của du khách thì những sản phẩm và dịch vụ du lịch cũng phải đạt chất
lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Ngày nay, trong xu thế phát triển
du lịch, những hoạt động sinh hoạt xã hội thường ngày của một cộng đồng dân cư đều
mang trong mình những giá trị đặc thù độc đáo, mang lại cho con người cảm giác
muốn đến để khám phá, trải nghiệm. Điển hình cho những hoạt động này là chợ nổi
vùng đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể là chợ nổi Cái Răng trên địa bàn thành phố
Cần Thơ. Chợ nổi là nét đặc trưng văn hóa của vùng sông nước và sẽ có một giá trị
không nhỏ trong du lịch nếu có những định hướng phát triển đúng đắn.

Cùng với sự phát triển của xã hội, chợ nổi xưa và nay có nhiều đổi thay bao gồm
những ưu điểm và hạn chế. Chợ nổi ngày nay không chỉ giữ vai trò là nơi làm ăn,
buôn bán của người dân vùng sông nước mà nó còn trở thành một sản phẩm du lịch
hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên việc trở thành nơi phục vụ, khai thác du
lịch đã phần nào làm mất đi bản sắc văn hóa vốn có của nó.

Nhận thấy việc đi sâu tìm hiểu về chợ nổi Cái Răng để nâng cao hiểu biết cũng
như góp phần vào việc duy trì nét đẹp văn hóa chợ nổi là rất cần thiết, đồng thời để
tìm ra những giải pháp giúp cho chợ nổi Cái Răng trở thành một sản phẩm du lịch
hoàn hảo, độc đáo, nhóm đã chọn đề tài “Chợ nổi Cái Răng – Nét văn hóa đặc sắc
trong du lịch Nam Bộ” mong muốn sẽ đóng góp cho việc khai thác phát triển du lịch
của nước ta hiệu quả hơn.

1.2. Mục tiêu đề tài.


Mục tiêu chung:
Tìm hiểu tài nguyên văn hóa chợ nổi Cái Răng gắn với việc khai thác du lịch hiện
nay, đồng thời đưa ra những giải pháp, kiến nghị để phát triển tốt hơn loại hình du
lịch này.

Mục tiêu cụ thể:

 Thứ nhất: Tìm hiểu những đặc thù của chợ nổi Cái Răng.
 Thứ hai: Phân tích thực trạng khai thác du lịch tại chợ nổi Cái Răng.
 Thứ ba: Nhận định, đưa ra các ý kiến đánh giá về việc khai thác du lịch tại chợ nổi
Cái Răng.
 Thứ tư: Từ tình hình thực tế nhóm kiến nghị các giải pháp để giúp hoàn thiện và khai
thác du lịch tốt hơn tại chợ nổi Cái Răng để nơi đây trở thành một điểm đến thu hút
lượng lớn du khách đến tham quan, khám phá.

1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.


Đối tượng nghiên cứu:

 Nhóm tập trung nghiên cứu, phân tích tài nguyên văn hóa là chợ nổi Cái Răng và việc
khai thác, phục vụ du lịch tại đây.
 Ngoài ra để có cơ sở so sánh và phân tích, xây dựng các giải pháp phát triển, nhóm
còn nghiên cứu thêm mô hình chợ nổi của một số tỉnh vùng Nam Bộ và đặc biệt là
mô hình chợ nổi của Thái Lan - một mô hình được đánh giá cao trong sự phát triển du
lịch của khu vực và trên thế giới.

Giới hạn của đề tài nghiên cứu:

Bất kỳ một mô hình nào dù nhỏ hay lớn cũng cần phải được phân tích trong một thời
gian dài và người thực hiện cần phải có một khối kiến thức đủ rộng, thông hiểu nhiều
lĩnh vực để có thể đưa ra những nhận định, đánh giá chính xác. Tuy nhiên ở đây, do
hạn chế về thời gian, tài chính, năng lực và trình độ nên đề tài này chỉ tập trung
nghiên cứu những đặc thù, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cho du lịch chợ
nổi Cái Răng mà không tiến hành phân tích các tuyến, điểm du lịch có liên quan.

2. Giới thiệu về chợ nổi Cái Răng


2.1. Lịch sử hình thành
Vốn được mệnh danh là Tây Đô - thủ phủ của miền Tây Nam bộ từ hơn trăm năm
trước, thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, mang
trong mình một nét rất riêng mà mỗi khi nhắc đến, ai nấy đều có thể hình dung ra
được nét đẹp thơ mộng, ngọt ngào của thành phố này – một thành phố hiện đại nhưng
vẫn giữ được nét dân dã vốn có của chốn làng quê sông nước. Không chỉ có thế mạnh
về cơ sở hạ tầng, văn hóa phong phú, đa dạng, các vườn cây ăn trái, các làng nghề,
các công trình văn hóa lịch sử,… mà Cần Thơ còn có một mạng lưới sông ngòi, kênh
rạch chằng chịt. Quá trình hình thành điều kiện thủy văn này do sự tác động trực tiếp
của hai nhân tố thiên nhiên và con người. Đây là nơi hợp lưu của nhiều nhánh sông
tạo thành các ngã ba, ngã tư, ngã năm, ngã sáu, thậm chí ngã bảy – một trong những
nhân tố quan trọng góp phần hình thành nên các chợ nổi, một loại hình chợ độc đáo
mà có lẽ không miền nào khác trên đất nước ta có được. Trong đó, chợ nổi Cái Răng
Cần Thơ đã được tạp chí du lịch Rough Guide của Anh Quốc bình chọn là một trong
mười khu chợ ấn tượng nhất thế giới hay trang web du lịch nổi tiếng
Youramazingplaces cũng bình chọn là một trong năm chợ nổi đẹp, thú vị nhất khu
vực Châu Á. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử cũng như sự phát triển của thành phố
Cần Thơ, ngày 10/3/2016, chợ nổi Cái Răng đã chính thức được công nhận là di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 829/QĐ-BVHTTDL.

Cũng như bao chợ nổi khác ở miền Tây như chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi
Ngã Năm (Sóc Trăng), chợ nổi Long Xuyên (An Giang),… thì đến nay, chưa một tài
liệu nào có thể xác định được chợ nổi Cái Răng được hình thành chính xác vào năm
nào. Theo một số nhà nghiên cứu thì Chợ nổi Cái Răng được hình thành vào những
năm đầu của thế kỷ XX, trước khi xuất hiện các chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), Ngã
Năm (Sóc Trăng),... Chợ nổi Cái Răng ra đời do nhu cầu thiết yếu của con người khi
cuộc sống hàng ngày đều gắn liền với địa hình sông nước, khi các ghe chở hàng gia
dụng, gốm sứ từ Biên Hòa, Sài Gòn, Lái Thiêu xuống hay các ghe chở lá lợp nhà,
chiếu, than đước, cà ràng từ miệt Cà Mau, Rạch Giá lên tụ họp, mua bán. Vào đầu
thập niên 90 của thế kỷ XX, do trở ngại trong việc giao thông đường thủy, chợ được
di dời qua khỏi cầu Cái Răng cách vị trí cũ hơn 1 km về hướng Phong Điền. Từ năm
1945-1975, chợ nổi Cái Răng nói riêng và các chợ nổi ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long nói chung không hoạt động. Nguyên nhân là do chế độ cũ không khuyến khích
việc tụ tập ghe, tàu đông đúc ở thị tứ bởi việc khó kiểm soát về mặt an ninh. Mặt
khác, nhiều ruộng rẫy, vườn tược bị bom đạn tàn phá hoặc bị bỏ hoang, không sản
xuất nên nông sản ngày càng ít đi, khiến các hoạt động mua bán trên sông cũng từ đó
mà giảm dần. Từ sau giải phóng đến nay, ruộng rẫy hồi sinh, sản xuất phát triển, đặc
biệt từ khi có chủ trương đổi mới của Đảng (1986), các hoạt động mua bán trên chợ
nổi được khôi phục và phát triển nhanh.

Tên gọi vừa lạ vừa hay – Cái Răng là một niềm thích thú cho nhiều người, họ tò
mò rằng vì sao chợ lại có tên là Cái Răng, Cái Răng nghĩa là gì và ai là người đã đặt
tên đó cho chợ nổi. Lý giải cho tên gọi "Cái Răng" thì người dân tại Cần Thơ kể theo
một truyền thuyết hồi đầu thời khẩn hoang, lập ấp như sau: Truyền thuyết nói về con
cá sấu với thân hình rất lớn dạt vào đây, răng của nó cắm vào miệng đất này vì thế,
người ta đã dùng tên Cái Răng để đặt cho chợ nổi. Tuy nhiên theo một số tài liệu
nghiên cứu thì tên gọi Cái Răng có nguồn gốc từ chữ Khmer là "karan", nghĩa là "cà
rang" (ông táo) – một thứ lò được nắn bằng đất của người Khmer. Người Khmer ở Xà
Tón (Tri Tôn) làm rất nhiều karan đi bán khắp nơi để phục vụ trong việc chế biến
món ăn, đặc biệt họ bán rất nhiều tại khu vực sông nước Cần Thơ này. Do từ khó đọc
nên lâu dần người Việt đã phát âm "karan" thành chữ "cà rang" rồi thành Cái Răng.
Từ đó cái tên Cái Răng đã gắn liền với địa phương này cho đến nay.

2.2. Vị trí địa lý


Về đặc điểm vị trí, lúc mới hình thành, chợ nổi Cái Răng nằm ở nơi giao nhau của
4 con sông (Cần Thơ, Đầu Sấu, Cái Sơn, Cái Răng Bé) liền kề với chợ trên bờ, sát hai
bên cầu Cái Răng. Hiện tại, chợ nằm trên sông Cần Thơ, trục đường thủy chiến lược
sông Hậu - Kênh Xáng Xà No rất thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán với các
tỉnh lân cận và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Điều này thúc đẩy sự gia tăng số
lượng các ghe xuồng khiến quy mô chợ nổi không ngừng được mở rộng và các hoạt
động mua bán càng trở nên nhộn nhịp. Chợ nổi Cái Răng ngày nay có quy mô sầm
uất nhất so với các chợ nổi khác trong vùng. Nhờ hệ thống giao thông đường bộ ở
thành phố Cần Thơ không ngừng được cải thiện và phát triển nên việc tiếp cận chợ
nổi Cái Răng bằng ô tô rất dễ dàng theo quốc lộ 1A. Du khách cũng có thể đến chợ
nổi Cái Răng bằng tàu du lịch tại bến Ninh Kiều với thời gian di chuyển khoảng 30
phút.

2.3. Nguyên nhân hình thành


Thứ nhất, sự phát triển nhanh của ngành nông nghiệp khiến số lượng nông sản dư
thừa tăng cao, đồng nghĩa với việc cần có nơi tiêu thụ nhanh nhưng vẫn đảm bảo giá
cả. Những vùng sản xuất nông nghiệp như Ba Láng, Phong Điền, Bình Thủy tác động
trực tiếp đến sự ra đời của chợ nổi Cái Răng.

Thứ hai, nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi (không quá sâu, không cạn, không quá
rộng, không hẹp,...) tại nơi hợp lưu của nhiều nhánh sông ở chợ nổi Cái Răng làm cho
việc thông thương, mua bán trên sông dễ dàng hơn.

Thứ ba, căn cứ vào thời gian lúc chợ nổi mới được hình thành thì điều kiện đi lại,
mua bán trên đường bộ thật sự chưa tiện lợi. Lúc bấy giờ, đường xá chưa phát triển,
trong khi người dân Nam bộ đã quen dùng ghe, xuồng để đi lại và chuyên chở hàng
hóa. Đây cũng là nguyên nhân góp phần làm nên chợ nổi Cái Răng.

Thứ tư, từ đầu thế kỉ XIX cho đến nay, phần lớn người dân sinh sống ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng là nông dân và tiểu thương. Đối
với nông dân, những hộ nhiều ruộng đất để sản xuất nông nghiệp có nhu cầu trao đổi
và buôn bán sản phẩm họ làm ra, còn những hộ không có đất canh tác phải làm đủ
nghề để kiếm sống trong đó nghề thương hồ và dịch vụ phát triển mạnh. Riêng tiểu
thương, họ mưu sinh chủ yếu dựa vào mua bán, đa số hành nghề trên sông. Vì hoàn
cảnh và lối sống riêng biệt, cư dân ở đây gần như gắn liền với chợ nổi.

Thứ năm, sông thường là nơi không thuộc quyền sở hữu của riêng ai. Đây là điều
kiện thuận lợi cho người mua và người bán khi họ không xác lập được địa điểm mua
bán trên đất liền.

2.4. Đặc điểm nổi bật


Phương thức mua bán khác lạ, độc đáo; khung cảnh mua bán nhộn nhịp, đa dạng;
phong cách sinh hoạt trên ghe, xuồng riêng biệt; sự cởi mở, thân thiện của cư dân
thương hồ; môi trường sông nước trong lành;… là những yếu tố hấp dẫn du khách khi
đến tham quan chợ nổi. Du lịch chợ nổi Cái Răng nói riêng và vùng đồng bằng sông
Cửu Long nói chung xuất hiện từ thập niên 80 của thế kỷ XX khi mà những du khách
trong và ngoài nước có nhu cầu trở về với thiên nhiên, thâm nhập vào đời sống của cư
dân thương hồ, tìm hiểu sản vật của vùng đất mới được khai phá.

Hàng hóa được bày bán ở Chợ nổi Cái Răng rất đa dạng và phong phú. Tiêu biểu
như nhóm hàng nông sản (cam, quýt, ổi, mận, xoài, su hào,…); nhóm hàng thủ công,
gia dụng (lu, hũ, khạp, chén,…); hàng thực phẩm chưa chế biến (thịt, cá, trứng, rau,
củ,…); hàng thực phẩm được chế biến sẵn (bún, cơm, bánh bò, bánh tét,…); hàng gia
dụng thiết yếu hàng ngày (nước mắm, bột ngọt, quần áo, giày dép,…). Sự đa dạng về
hàng hóa gây ấn tượng mạnh với du khách nước ngoài nên du khách thường quay
phim, chụp ảnh để lưu giữ những kỷ niệm này.

Để đáp ứng nhu cầu di chuyển, sinh hoạt, trao đổi và mua bán hàng hóa,… của
nhà nông, giới thương hồ và khách du lịch, các hoạt động cung ứng dịch vụ xuất hiện.
Một số dịch vụ nổi bật như: cho nông dân, khách thương hồ thuê đò nhỏ để qua lại
giữa các ghe, các bờ; dịch vụ ăn uống, bán vé số, trái cây ở các ghe, xuồng máy đẩy;
dịch vụ cung ứng xăng dầu từ trạm xăng dầu nổi; dịch vụ sửa cân, sửa máy may, hàn
điện,... Nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn du lịch chợ nổi Cái Răng trong
chuyến du lịch của mình một phần cũng do những hoạt động đa dạng này.

Nét nổi bật nhất trong việc mua bán ở chợ nổi Cái Răng nói riêng và các chợ nổi ở
miền Tây nói chung là cách thức quảng cáo chào hàng. Người bán dùng một cây sào
dài chống ngay trước mũi ghe của mình rồi trưng lên những thứ mình muốn bán,
chẳng hạn như bán cam thì treo cam, bán xoài thì treo xoài, bán chuối thì treo chuối,
bán mía thì treo mía. Người dân gọi cây sào này là cây bẹo. Từ "bẹo" trong dân gian
có nghĩa là nêu ra, để ra cho người ta ngó thấy,... còn với các tiểu thương thì "bẹo"
được hiểu là bày ra, bày lên mời gọi người tới mua. Hình ảnh cây bẹo nhằm mục đích
phân biệt ghe mua và ghe bán dễ dàng. Hơn thế nữa, âm thanh của tiếng sóng vỗ hòa
quyện với âm thanh máy nổ của ghe xuồng càng khiến việc treo cây bẹo trở thành
hình thức quảng cáo hữu ích được các tiểu thương chợ nổi tích cực sử dụng. Cây bẹo
ngoài tác dụng quảng bá hình ảnh sản phẩm còn góp phần tạo nên sự đa dạng cho
khung cảnh chợ nổi nhờ vào những thứ hàng đa sắc màu khoác lên nó.
Cách giao nhận hàng của dân thương hồ chợ nổi Cái Răng cũng rất độc đáo.
Người bán đứng ở thuyền này giao hàng cho người mua ở thuyền khác, họ bắt lấy
bằng hai tay nhịp nhàng, điệu nghệ. Hình ảnh này khiến nhiều du khách cảm thấy
thích thú và cho thuyền len lỏi vào sát để xem, chụp ảnh, nhờ vậy mà thời gian tham
quan ở chợ nổi được lâu hơn..

2.5. Thời gian hoạt động


Chợ nổi Cái Răng thường hoạt động khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến
khoảng 8-9 giờ thì vãn. Chợ không hoạt động và hoạt động rất ít vào các ngày Tết
Âm Lịch (mồng 1 và mồng 2), Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch). Do nhu cầu
của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản, mà còn có nhiều loại
dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê,... các xuồng dịch vụ (thường là thuyền nhỏ) len lỏi
phục vụ khách đi chợ và cả khách tham quan.

Tóm lại, chợ nổi Cái Răng là một trong những điểm tham quan lý tưởng nhất ở
Cần Thơ. Chợ mang những nét văn hóa đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ thu
hút rất nhiều du khách, đặc biệt là khách quốc tế muốn trải nghiệm một loại hình du
lịch mới lạ và độc đáo. Khi nói đến du lịch thành phố Cần Thơ, người ta thường nghĩ
ngay đến du lịch chợ nổi Cái Răng bởi nó vừa thể hiện nét văn hóa độc đáo của cư
dân địa phương, vừa thể hiện một nền văn minh sông nước đặc trưng cho vùng Nam
Bộ. Từ lâu, Cái Răng đã trở thành thương hiệu du lịch độc đáo của thành phố Cần
Thơ, được nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn làm điểm đến trong các
chuyến thăm miền Tây sông nước hữu tình.

Phần II. THỰC TRẠNG KHAI THÁC CHỢ NỔI CÁI RĂNG.
1. Giá trị văn hóa xưa và nay của chợ nổi Cái Răng.
“Chợ đã nổi từ nửa đêm về sáng
Ta vẫn chìm từ giữa bữa hoàng hôn
Em treo bẹo Cái Răng Ba Láng
Ta thương hồ Vàm Xáng Cần Thơ.”
(Huỳnh Kim)
Là một trong những đại diện của nếp sống vùng sông nước đồng bằng sông Cửu
Long, chợ nổi Cái Răng với những nét văn hóa riêng biệt, đặc sắc đã đi sâu vào những tác
phẩm của nhiều văn – nghệ sĩ hiện đại và thu hút du khách mọi nơi về tham quan, khám
phá hằng năm. Trong những giá trị văn hóa ấy, có những nét văn hóa vẫn mãi được người
dân giữ gìn, lưu truyền về sau. Tuy nhiên, một vài nét văn hóa đang dần bị mai một bởi
sự hiện đại từng ngày của cuộc sống. Một số những nét văn hóa tiêu biểu của chợ nổi Cái
Răng, được gìn giữ đến ngày nay có thể kể đến như sau:

1.1. Cây bẹo - cách thức chào hàng độc đáo


Theo Tiến sĩ Đào Ngọc Cảnh, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại
học Cần Thơ thì ở chợ nổi Cái Răng có một hình thức chào hàng khá độc đáo, thể
hiện qua “cây bẹo”, tức là quảng bá hàng hóa tại chỗ. Đây là lối chào hàng độc đáo:
không ồn ào, vồn vã, không níu kéo nhưng lại có sức thu hút khách hàng, là nét “văn
hóa kinh doanh thương hồ”. Và sau đây là những điểm đặc sắc của chợ nổi Cái Răng
mà người ta thường gọi là “4 treo”:

“Treo” thứ nhất là thứ mà hẳn nhiều người cũng biết đến, đó chính là treo những
thứ trên thuyền có bán hay người Cần Thơ gọi là “treo gì bán nấy”.

“Treo” thứ hai là “treo mà không bán”, đây cũng là điều khác lạ hấp dẫn du khách
đến với chợ nổi Cái Răng. Khi đến nơi đây, du khách sẽ được quan sát, tìm hiểu lối
sống và sinh hoạt của những thương hồ sống trên ghe, họ dùng ghe thuyền làm nhà
nên có hoạt động phơi quần áo của trẻ con và người lớn từ đó sinh ra từ “treo” thứ hai
này.

“Treo” thứ ba hay còn được gọi là “không treo mà bán”. Đó là các ghe, thuyền
chở các mặt hàng ăn nhẹ, giải khát như: phở, hủ tiếu, cà phê,... phục vụ cho du khách.

“Treo” thứ tư là hình thức “treo cái này nhưng bán cái khác” hay còn gọi là “ bẹo
lá bán ghe”. Nếu nhìn thấy trên cây bẹo không treo nông sản, trái cây mà treo một
tấm lá lợp nhà hoặc tàu lá dừa thì người ta có thể mặc định hiểu ngay hàng hóa chính
là những chiếc ghe, xuồng có cắm cây bẹo đó.

1.2. Phương thức, nguyên tắc buôn bán ở chợ nổi.


Buôn bán hai chiều là phương thức buôn bán chủ yếu của cư dân chợ nổi. Hàng
hóa miệt vườn được vận chuyển về bằng những chiếc xuồng hay ghe bầu, họ không
neo đậu lâu như trước mà đi nhỏ lẻ xuống tận các vùng sâu, vùng xa vào các kênh
rạch rao bán, trao đổi sản phẩm. Chẳng hạn như việc lấy trái cây đổi cá, lấy rau đổi gà
vịt, chứ không nhất thiết người dân phải có tiền mới mua được. Hết hàng họ mua lại
những sản phẩm tại địa phương đó mang về trao đổi với nhà vườn. Hành trình xuôi
ngược như thế đã tạo cho chợ nổi Tây Nam Bộ nói chung nét đặc biệt mà ít nơi nào
có được.

Riêng tại chợ nổi Cái Răng, các chủ ghe luôn có mạng lưới thương lái nhỏ tại các
vùng chợ nổi khác. Khi cần hàng, các chủ ghe sẽ gọi điện cho các thương lái giúp họ
gom hàng tại các chủ vườn. Sau khi gom đủ hàng, các chủ ghe sẽ vận chuyển hàng
của mình để phân phối lại. Thông thường, muốn mua sỉ thì người bán sẽ bán với giá
rẻ hơn so với người mua lẻ. Hai kiểu mua bán sỉ và lẻ được cụ thể bằng cách đo
lường chung, đó là bằng: Giạ (20kg lúa, gạo), lít, chai, lon, cân kí,…và đếm thì có
đếm thiên (bằng 1000 đơn vị hàng hóa), đếm chục (10, 12, 14, 16,… đơn vị hàng
hóa), đếm chiếc, đếm cái,… có thể đếm bằng rổ, thúng, cần xé,… Tất cả những cách
thức đo lường đó đã được giới thương nhân đặt ra và chấp thuận. Từ đó, họ mang ra
sử dụng như một quy tắc bất thành văn. Người mua, người bán cứ theo đó mà tính
toán, đo lường. Có thể nói phương thức tính toán và đo lường hàng hóa tại chợ nổi là
một sáng tạo đặc biệt của cư dân vùng sông nước.

1.3. Văn hóa thương hồ


Khi nói đến con người Nam Bộ là nói đến những con người chân chất, thật thà.
Ngày xưa thương nghiệp bị coi rẻ và những người dân buôn bị khinh ghét, ngay cả
nhà nước cũng áp dụng chính sách “trọng nông, ức thương” để hạn chế sự phát triển
của nghề này. Tuy nhiên khi tiếp xúc với những người buôn ở miền sông nước thì lại
khác, họ là những con người chân chất, luôn đặt chữ tín lên hàng đầu nên gọi họ là
giới thương hồ thay vì “con buôn”. Ở chợ nổi Cái Răng có được sự nhộn nhịp như
vậy cũng nhờ nghề thương hồ này tạo ra, có chợ nổi là có nghề thương hồ và nghề
thương hồ chỉ tồn tại ở chợ nổi.
Điểm đặc biệt của chợ nổi Cái Răng là không bán chịu và ít nói thách, các hoạt
động giao dịch ở chợ nổi Cái Răng thường diễn ra nhanh chóng dựa trên nền tảng chữ
tín, nghĩa là có sự tin tưởng giữa người bán và người mua, không cần những thương
lượng phức tạp do đó ở chợ nổi xảy ra rất ít tranh chấp. Người dân sông nước tự vạch
ra những quy ước, trật tự giao thương tạo nên một “văn hóa chợ nổi”.

Cảnh tàu, ghe di chuyển nhiều lần va chạm nhau nhưng cũng không ai phiền hà và
việc trao đổi hàng hóa cũng rất ít khi xảy ra cãi cọ. Những điều này cho thấy tính tự
quản của người dân sông nước, góp phần làm đẹp thêm cho chợ nổi Cái Răng. Chợ
nổi Cái Răng còn thu hút du khách bởi những câu rao hàng ngọt như mía lùi của
những cô gái Tây Đô.

Thêm vào đó, sinh sống lâu ngày trên chiếc ghe – ngôi nhà nổi của mình, người
dân trên chợ nổi Cái Răng còn hình thành nên đời sống thương hồ với những nét sinh
hoạt độc đáo. Người ta ăn, ngủ, nghỉ, làm ăn trên chính chiếc ghe – tài sản quý giá
nhất của mình, dẫn đến việc họ trân trọng, gìn giữ và thậm chí truyền lại cho những
thế hệ con cháu sau này. Chính điều này đã thu hút du khách tham quan, trải nghiệm
những hoạt động thực tế khi là một cư dân thương hồ.

1.4. Đời sống gia đình, quan hệ cộng đồng


Sống bằng nghề thương hồ ngoài cần cù, chịu khó thì cũng cần phải lanh lẹ nắm
bắt thị trường, tích lũy kinh nghiệm sống. Không gian sống của những thương hồ nhỏ
hẹp, quanh quẩn trên một chiếc ghe chật chội nhưng không vì thế mà đời sống của họ
đơn điệu, tẻ nhạt. Tất cả tâm tư, tình cảm họ đều gửi gắm vào những câu ca, điệu hát
thấm đượm ân tình.

Những người mua bán ở đây đều là dân tứ xứ với những phong tục tập quán khác
nhau nhưng không vì thế mà trở nên xa lạ, chỉ với dăm ba tiếng chào hỏi đã gắn kết
mọi người lại với nhau, sẵn sàng chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống. Ở đây, con
trai thì hào phóng như con nước ròng, nước lớn tràn bờ; con gái thì hiền hậu, ngọt
ngào. Chính những điều này đã góp phần tạo nên một chợ nổi Cái Răng thân thiện,
gần gũi.

1.5. Tâm linh – tín ngưỡng


Đối với cư dân ở chợ nổi Cái Răng thì họ luôn đặt niềm tin vào Hà Bá hay Bà
Thủy vì họ cho rằng đây là những vị thần dưới nước linh thiêng. Khi có xích mích họ
thường thề có Bà Thủy hay Hà Bá làm chứng. Ở chợ nổi Cái Răng vẫn có lưu truyền
những tập quán tín ngưỡng như: tín ngưỡng thờ cúng Bà – Cậu ở mũi ghe; thờ cúng
thần tài – ông địa; thờ Quan âm Nam Hải,...

Ngoài ra nhắc đến tín ngưỡng của cư dân ở đây, còn phải kể đến tục vẽ mắt
thuyền. Người dân tin rằng những con mắt này có thể đánh bại thủy quái, giúp cho
ngư phủ có nhiều cá,... Bên cạnh đó, căn cứ vào hình dáng màu sắc của mắt thuyền có
thể nhận biết được xuất xứ cũng như phạm vi hoạt động của thuyền ghe. Theo đó, từ
Phan Thiết trở ra Trung Trung Bộ, thuyền có mắt hẹp, đuôi mắt dài, tròng đen, nhãn
cầu trắng nền xanh, hướng mắt nhìn thẳng phía trước. Thuyền bè từ Bà Rịa - Vũng
Tàu trở vào Nam Bộ mắt có hình bầu dục, mở lớn, tròng đen, nhãn cầu trắng vẽ trên
nền đỏ.

Đời sống tâm linh của người dân chợ nổi Cái Răng còn thể hiện trong việc họ
luôn tin vào vận may, đầu xuôi đuôi lọt, mua may bán đắt, nên khi có khách mua
hàng thì họ lúc nào cũng niềm nở, thân thiện. Vào mỗi sáng sớm họ mong có người
mở hàng có duyên để cho một ngày buôn bán đắt.

Tất cả những điều này đã tạo nên một nền văn hóa tâm linh phong phú, đa dạng
cho chợ nổi Cái Răng.

1.6. Tiếng hò, tiếng hát


Trước đây chợ nổi Cái Răng chỉ là nơi tụ hội tàu bè, người mua kẻ bán, nhưng
càng về sau không khí nơi đây càng trở nên nhộn nhịp, sôi động nhờ những tiếng hò,
điệu hát. Ngày trước, từ tờ mờ sáng khi người dân chuẩn bị hàng và chèo xuồng đi
bán trên chợ nổi, người ta thường cùng nhau hò để bắt đầu ngày mới trong tươi tỉnh,
phấn khởi. Người bán và người mua đôi khi trao nhau những câu hò đùa vui, hỏi thăm
nhằm xua tan đi mệt nhọc hay cũng là hình thức giao lưu một cách thấm đượm trữ
tình. Hiện tại sự phát triển mạnh của du lịch chợ nổi Cái Răng đã khiến những âm
thanh lớn của ghe thuyền hiện đại, loa nhạc,… lấn át và gây nên tình trạng ồn ào, ầm
ĩ. Tuy nhiên, những câu hò, tiếng hát trên chợ nổi Cái Răng vẫn là những kí ức đẹp
đối với các thế hệ trước và là điều được các nhà làm du lịch cân nhắc phục dựng
thông qua những tiết mục ca hò, phục vụ trên thuyền chở khách tạo nên phần nào
không khí trên sông.

Ngày nay, chợ nổi Cái Răng càng đóng góp một vị trí quan trọng trong du lịch
sông nước miền tây. Tuy nhiên, những giá trị văn hóa cũng ít nhiều bị mai một. Do hệ
thống giao thông đường bộ ngày càng hiện đại nên các thương hồ cũng đã chuyển lên
bờ để kinh doanh, dẫn đến không gian, quy mô của chợ nổi cũng thu hẹp, không khí
đông đúc, náo nhiệt không còn như xưa, chợ nổi cứ như thế trở nên thưa vắng dần.
Những khu chợ đầu mối trên sông nức tiếng một thời giờ khép mình ở một khúc
sông, hoặc đã mất tích theo vòng quay thời thế. Bây giờ hiếm được nghe những lời
rao ngọt ngào của những cô gái Tây Đô. Hàng hóa, dịch vụ ngày càng được đa dạng
hóa để thu hút nhiều du khách. Môi trường chợ nổi càng ngày càng bị ô nhiễm làm
giảm đi vẻ đẹp tự nhiên của nơi đây. Ngày xưa các thương hồ buôn bán không nói
thách, không “bán chịu” nhưng ngày nay tình trạng cò mồi, nói thách xuất hiện ngày
càng nhiều. Ngày xưa chỉ có lối chào hàng bằng cây bẹo thế nhưng bây giờ trên các
chiếc ghe, thuyền đã xuất hiện những biển quảng cáo hiện đại. Ngày nay các tập
quán, tín ngưỡng vẫn còn được lưu truyền nhưng có sự xâm lấn phần nào của những
nét hiện đại khiến những giá trị ấy không còn nguyên vẹn như xưa.

2. So sánh, nhận xét mô hình chợ nổi trong phát triển du lịch tại Việt Nam và khu vực
lân cận
Việt Nam có chợ nổi, Thái Lan, Lào và Campuchia cũng có chợ nổi. Tuy nhiên
nếu hỏi một khách quốc tế muốn đi chợ nổi nào thì người ta sẽ chọn đi chợ nổi Thái
Lan. Một câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao chợ nổi Thái Lan lại thu hút khách du
lịch đến như vậy?

Nếu xét ở mức độ độc đáo thì chưa chắc chợ nổi Thái Lan hơn chợ nổi Việt Nam.
Về quy mô thì chợ nổi Việt Nam lớn hơn chợ nổi Thái Lan rất nhiều. Tuy nhiên, chợ
nổi Việt Nam lại phát triển theo kiểu truyền thống không được quy hoạch và không
có định hướng phát triển du lịch. Người dân vẫn quan niệm họ bơi thuyền để họp chợ,
kiếm thêm thu nhập, còn du khách chỉ muốn tham quan một khu chợ sầm uất, khác
biệt so với chợ trên bờ, chụp vài tấm ảnh rồi về. Chính vì thế mà tiềm năng của chợ
nổi Việt Nam nói chung và chợ nổi Cái Răng nói riêng không được khai thác hết. Do
chưa có định hướng phát triển du lịch cụ thể nên địa phương vẫn đang bỏ lỡ nhiều cơ
hội và những khoản thu nhập không nhỏ từ du lịch chợ nổi.

Trong khi đó, chợ nổi Thái Lan được quy hoạch theo kiểu công nghiệp du lịch
chứ không phải là dịch vụ du lịch như ở Việt Nam. Những khu chợ nổi ở đây được
quy hoạch riêng theo từng khúc sông, tập trung gần những trung tâm sầm uất của khu
vực, thuận lợi cho việc di chuyển của khách du lịch. Nhà nước không chỉ cấp xuồng,
thuyền mà còn đầu tư xây lại, có kẻ bờ, thuyền được làm riêng để phục vụ du lịch.
Nguồn lực đến từ du lịch rất cao bởi người ta đầu tư nó như một ngành công nghiệp.
Nếu là dịch vụ thì đến đâu hay đến đó, còn nếu đã là công nghiệp phải đầu tư hẳn hoi.

Người dân ở những khu chợ nổi Thái Lan biết cách làm du lịch. Chúng ta phải
hiểu rằng, họ tham gia vào thị trường hàng hóa trên chợ nổi không với tư cách chính
là một thương lái mà là một người làm du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch. Họ biết
phát triển nhiều hình thức kinh doanh để có thể lấy được tiền từ du khách, thay vì như
Việt Nam, hoạt động du lịch tại chợ nổi Cái Răng đa số chỉ dừng lại ở mức tham
quan, mà tham quan thì không mất phí và thu tiền nhiều. Đồng thời, ý thức làm du
lịch là con đường phát triển kinh tế chính cho bản thân họ, họ trân trọng du khách, có
thái độ niềm nở, hạn chế tối thiểu việc để lại những điều xấu trong lòng khách du
lịch. Những điều này khiến du khách có ấn tượng tốt và quay lại vào những lần sau
đối với những khu chợ nổi ở Thái Lan.

Từ những phân tích trên, ta thấy rằng loại hình du lịch chợ nổi ở Việt Nam nếu
xét trên góc độ văn hóa thì độc đáo hơn nhưng lại kém hấp dẫn, thiếu năng động hơn
rất nhiều so với Thái Lan. Người Thái biết làm du lịch hơn người Việt và ngành du
lịch Thái Lan cũng năng động hơn ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, nếu Việt Nam
biết tận dụng những lợi thế về văn hóa chợ nổi kết hợp với sự học hỏi, tiếp thu những
sáng tạo trong mô hình chợ nổi Thái thì chợ nổi Việt sẽ trở thành một sản phẩm vô
cùng thu hút khách du lịch.

3. So sánh chợ nổi Cái Răng với những khu chợ nổi khác trong nước và các nước lân
cận khác (Thái Lan):
3.1. So sánh chợ nổi Cái Răng với chợ nổi khác trong nước (Cái Bè – Tiền Giang,
Trà Ôn – Vĩnh Long, Ngã Bảy – Hậu Giang,...)
Chợ nổi Cái Bè là chợ nổi thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Chợ là nơi trao đổi mua bán hàng hóa, đặc biệt là các loại trái cây và là điểm tham
quan du lịch hấp dẫn của tỉnh Tiền Giang. Chợ là nơi diễn ra các hoạt động buôn bán
rất đa dạng từ hàng vải, đồ gia dụng cho đến hàng thủy, hải sản, gia cầm như heo, gà,
vịt, cá, tôm, rắn, rùa,... cho tới cả đồ ăn, thức uống cũng không thiếu. Chợ nổi tiếng là
nơi trao đổi, mua bán và là vựa trái cây lớn của tỉnh Tiền Giang.

Chợ Ngã Bảy hay còn được gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, là một chợ nổi thuộc
thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang hình thành từ năm 1915. Đây là chợ nổi nổi tiếng
của tỉnh Hậu Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Chợ Ngã Bảy
là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước
đồng bằng sông Cửu Long và còn là địa điểm rất thu hút khách du lịch.

Chợ nổi Trà Ôn là một chợ nổi ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Đây là chợ nổi
cuối cùng trên sông Hậu trước khi đổ ra biển. Chợ nằm ngay giữa ngã ba sông Hậu và
sông Mang Thít.

Những điểm giống nhau giữa chợ Cái Răng và các chợ nổi khác ở Tây Nam Bộ

- Địa điểm diễn ra các hoạt động giao lưu, buôn bán đều ở trên các con sông, kênh
rạch. Chính vì thế hàng hóa được chất lên ghe, xuồng và chủ yếu bán sỉ các mặt hàng
nông sản.

- Hình thức buôn bán cũng có nét tương đồng. Cụ thể, các mặt hàng bán ở đây đều
được các thương hồ treo trên một cây bẹo với mục đích giúp khách hàng biết được
hàng hóa họ bán.

- Thời gian buôn bán: Thường diễn ra từ tầm 2-3 giờ sáng và vãn vào sáng sớm.

- Các mặt hàng buôn bán chủ yếu đều là các mặt hàng nông sản, ngoài ra còn có một
số mặt hàng khác như thủy sản, đồ thủ công, đồ lưu niệm,… Ngoài ra, còn rất nhiều
ghe, xuồng phục vụ bên mảng ẩm thực cho khách tham quan với đa dạng đồ ăn và
thức uống khác nhau.
- Vì là chợ nên mang đậm nét thương mại hơn du lịch. Hầu hết các chợ này đều có
quy mô khá lớn, là nơi các chủ buôn nhập và phân phối hàng hóa với số lượng lớn
hơn là bán lẻ.

Nét khác biệt giữa chợ nổi Cái Răng và các chợ nổi khác ở Tây Nam Bộ

So với các chợ nổi khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long thì chợ nổi Cái
Răng có nét khác biệt ở khía cạnh khai thác du lịch tốt hơn. Dù có nhiều điểm tương
đồng về văn hóa chợ nổi với các địa phương khác tuy nhiên chợ nổi Cái Răng vẫn thu
hút khách du lịch nhiều hơn cả. Đây là một thành công về mặt quảng bá, xúc tiến du
lịch của thành phố Cần Thơ. Cũng chính vì thế mà chợ nổi Cái Răng được xem là đại
diện cho thương hiệu du lịch chợ nổi ở Việt Nam. Vì chợ nổi Cái Răng có khai thác
du lịch nên thời gian hoạt động cũng có một vài điểm khác biệt. Thay vì trước đây
họp chợ tầm 2-3 giờ sáng và vãn chợ lúc mờ sáng thì bây giờ chợ hoạt động lâu hơn
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, khám phá của du khách. Bên cạnh đó, quy mô của
chợ cũng được tổ chức lớn hơn, các mặt hàng, dịch vụ cũng đa dạng, phong phú hơn
nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch.

Một điều đặc biệt ở chợ nổi Cái Răng mà rất ít các chợ nổi khác có được đó là nơi
đây hàng năm vẫn tổ chức lễ hội chợ nổi Cái Răng thu hút rất nhiều du khách. Lễ hội
chợ nổi Cái Răng (còn gọi là lễ hội du lịch chợ nổi Cái Răng) do Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Cái Răng tổ chức. Đây là hoạt
động thường niên nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa miền sông nước Tây Nam Bộ.
Ngoài ra, lễ hội còn có một số hoạt động vui chơi, giải trí độc đáo để quảng bá du
lịch, bao gồm diễu hành thuyền, gian hàng ẩm thực, trò chơi dân gian truyền thống,
giảm giá vé thuyền cho du khách.

3.2. So sánh chợ nổi Cái Răng với chợ nổi Damnoen Saduak của Thái Lan – ví dụ
điển hình về phát triển du lịch chợ nổi.
Khi nói đến du lịch Thái Lan thì không thể không nhắc đến chợ nổi. Mỗi năm loại
hình du lịch này mang về cho Thái Lan nguồn doanh thu rất lớn.

Thái Lan có rất nhiều chợ nổi như: Taling Chan (Bangkok), chợ nổi Bang Phli
(Samut Prakan), chợ nổi Amphawa (Samut Songkhram), chợ nổi Bang Khu Wiang
(Nonthaburi), chợ nổi Tha Kha (Samut Songkhram),... Trong đó, đáng chú ý nhất là
chợ nổi Damnoen Saduak thuộc tỉnh Ratchaburi cách thủ đô Bangkok hơn 100km về
phía Tây Nam.

Damnoen Saduak là chợ nổi mang tính chất thương mại nên có một số điểm khác
so với chợ Cái Răng như sau:

Thứ nhất, khách được phục vụ chủ yếu là khách du lịch nên cách thức tổ chức
hoạt động buôn bán có những quy định cụ thể, rõ ràng, và có sự can thiệp của ngành
du lịch Thái Lan khá đậm nét. Mọi hoạt động diễn ra trên chợ nổi đều chịu sự giám
sát chặt chẽ từ chính quyền. Đây là một nét khác biệt rất lớn trong khi chợ nổi Cái
Răng có vai trò chính phục vụ cho các hoạt động kinh tế, thông thương buôn bán còn
hoạt động du lịch chỉ là hoạt động được áp dụng vào khai thác nên chưa có sự quy
hoạch đồng bộ để phục vụ cho du lịch như khu chợ này ở Thái Lan.

Thứ hai, chợ không có sự giao thương rộng lớn giữa các cư dân trong vùng nên ít
thấy cảnh giao nhận hàng mà chỉ thấy là những cuộc mua bán nhỏ lẻ trực tiếp với
người bên ngoài và khách du lịch còn chợ nổi Cái Răng thì đóng vai trò như một chợ
đầu mối nông sản của vùng với hoạt động buôn bán bỏ sỉ diễn ra chủ yếu hơn là bán
lẻ cho khách du lịch. Do đó, chợ không họp từ quá sớm mà bắt đầu từ sáng và kết
thúc khi đã quá trưa. Chính vì nguyên nhân phục vụ du lịch, nên quy mô của chợ nổi
Damnoen Saduak cũng nhỏ hơn rất nhiều so với chợ nổi Cái Răng.

Thứ ba, chợ nổi Thái Lan có tất cả mọi thứ để thu hút khách du lịch, từ đồ thủ
công mỹ nghệ đến nông sản, trái cây, gia vị, hoa,… và ngay cả massage Thái cổ
truyền cũng có ở chợ. Đồng thời, khác hoàn toàn với hình thức quảng cáo bằng cây
bẹo như ở Việt Nam, chợ nổi Thái Lan in hẳn lên những biển quảng cáo, phông bạt
trang trí đèn led đầy màu sắc, hiện đại nhằm tạo nên sự nổi bật cho mặt hàng của
mình.

Thứ tư, những người buôn bán trên chợ nổi thường là phụ nữ, họ thường đội nón
lá đặc trưng. Ghe của họ sử dụng là những loại ghe vuông, bằng mũi và dùng tay
chèo.
Một đặc điểm nữa là không có xảy ra hiện tượng xả rác xuống sông trên chợ nổi
Thái Lan. Người dân ở đây rất có ý thức giữ gìn vệ sinh chung và luôn giữ nhà cửa
cũng như nơi buôn bán của mình gọn gàng, sạch sẽ. Bên cạnh đó, chợ nổi Thái Lan
hiếm xảy ra tình trạng chặt chém, lôi kéo, trộm cắp, móc túi khách du lịch. Sự thân
thiện cùng thái độ phục vụ khách luôn là điểm cộng của khách du lịch dành cho các
khu chợ nổi của Thái Lan, trong đó có Damnoen Saduak.

4. Thực trạng khai thác của chợ nổi Cái Răng.


4.1. Thực trạng kinh doanh, buôn bán trên chợ nổi Cái Răng
Chợ nổi Cái Răng là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản
của vùng, hàng hóa tập trung ở đây với số lượng lớn. Mỗi mặt hàng đều được phân
loại một cách đồng đều về chất lượng và kích cỡ. Nếu như dân địa phương và các
vùng lân cận thường sử dụng các ghe, xuồng trung bình chở các mặt hàng nông sản
đến đây tiêu thụ thì những ghe bầu lớn là của các thương lái thu mua trái cây tỏa đi
khắp nơi, sang tận Campuchia và Trung Quốc.

Mỗi ngày có từ 300-400 ghe, tàu tụ tập, buôn bán, kinh doanh hàng hóa tại đây.
Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, từ lúc mờ sáng đến khoảng 8-9 giờ thì vãn. Chợ
đông vui nhất là tầm khoảng 6-7 giờ 30. Mỗi ghe, tàu chuyên bán một mặt hàng, các
chủ tàu sẽ treo hàng hóa của mình lên cây sào chống phía trước (gọi là cây bẹo).

Các mặt hàng để giao thương, buôn bán ở chợ nổi thì vô cùng đa dạng và phong
phú. Ngoài các mặt hàng nông sản ra thì còn bao gồm những mặt hàng như đồ thủ
công mỹ nghệ, quần áo, giày dép,… Ngoài ra còn có hàng loạt các món ăn khác nhau
vô cùng thơm ngon, độc đáo.

4.2. Thực trạng khai thác du lịch của chợ nổi Cái Răng.
Chợ nổi Cái Răng là một trong những điểm du lịch độc đáo tại Việt Nam nói
chung và xứ Tây Đô nói riêng. Phát biểu khai mạc “Ngày hội du lịch văn hóa chợ nổi
Cái Răng lần 4 năm 2019, hưởng ứng ngày du lịch Việt Nam” được tổ chức tại Thành
phố Cần Thơ vào sáng 6-7, ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND Thành phố
Cần Thơ cho biết, những năm qua, quận Cái Răng đã có nhiều giải pháp bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử; đa dạng sản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm thúc
đẩy phát triển du lịch.

Theo ông Hiển, sáu tháng đầu năm 2019, các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố
Cần Thơ đã đón 1,6 triệu lượt khách lưu trú, tăng 16% so với cùng kỳ. Trong đó, có
khoảng 70% du khách có tham quan chợ nổi Cái Răng. “Điều này, góp phần đưa tổng
doanh thu từ du lịch của Thành phố Cần Thơ ước tính đạt 2.300 tỉ đồng, tăng 17,1%
so với cùng kỳ”, ông cho biết lượng khách và doanh thu du lịch của thành phố Cần
Thơ nói chung và quận Cái Răng nói riêng có sự phát triển khá tích cực. Chính những
điều này đã khẳng định vai trò của chợ nổi Cái Răng trong du lịch tại Cần Thơ nói
riêng cũng như Nam Bộ nói chung.

Do có những lợi thế nổi trội hơn so với các điểm du lịch khác ở thành phố Cần
Thơ nên số lượng khách đến tham quan chợ nổi Cái Răng ngày càng đông. Số lượng
tàu du lịch, khách du lịch đến tham quan không ngừng tăng. Sản phẩm, dịch vụ du
lịch tại chợ nổi phát triển mạnh, đa dạng và phong phú đã đáp ứng nhu cầu của khách
tham quan. Năm 2010, chỉ tính riêng lượng khách du lịch quốc tế do Công ty Cổ phần
Du lịch Cần Thơ tổ chức đã có khoảng 135.000 khách. Số lượng khách tham quan do
các công ty du lịch khác hoặc dạng đi tự do ước lượng khoảng 30% so với tổng số
khách mà Công ty Cổ phần Du lịch Cần Thơ chào bán được (Ngô Đoan Đoan Trinh –
nhân viên thống kê, Công ty Cổ phần Du lịch Cần Thơ). Như vậy, số lượng khách du
lịch quốc tế đến chợ nổi Cái Răng khoảng 175.500 khách. Họ đến từ các nước Pháp,
Mỹ, Hà Lan, Đức, Anh, Nhật, Úc, Thụy Sĩ, Đan Mạch,... Hình thức du lịch của họ
chủ yếu là mua tour của các công ty du lịch (90%). Thời gian tham quan dưới 2 giờ
đồng hồ (86,7%). Phương tiện tham quan chủ yếu bằng tàu du lịch (86,7%). Mục đích
đến chợ nổi Cái Răng chỉ vì tham quan cảnh quan chiếm đa số (96,7%). Nếu như năm
2010, doanh thu du lịch chợ nổi Cái Răng nói riêng, các tuyến du lịch đường thủy nói
chung đạt 1 tỷ 400 triệu đồng (Ngô Đoan Đoan Trinh, Công ty Cổ phần Du lịch Cần
Thơ) thì đến năm 2019 con số này ước tính đạt 1000 tỷ đồng.

Mới đây nhất, từ 6-8/7/2019, Ngày hội du lịch "Văn hóa Chợ nổi Cái Răng" đã
được tổ chức với rất nhiều hoạt động thú vị như: triển lãm ảnh, các gian hàng quảng
bá, xúc tiến du lịch, ẩm thực, hội thi tạo hình, trang trí các sản phẩm nông sản, giải
đua vỏ composite Đồng bằng sông Cửu Long, giải vô địch Karate miền Nam, đua
thuyền rồng, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tham gia góp phần xúc tiến du lịch
tại chợ nổi Cái Răng nói riêng và Cần Thơ nói chung.

4.3. Thực trạng tiêu cực còn tồn tại tại chợ nổi Cái Răng
3.4.1. Nạn kẹt tàu
Mặc dù đã di chuyển chợ nổi Cái Răng đến địa điểm tránh sự tắc nghẽn, tuy
nhiên, ngày nay vào giờ cao điểm, do chưa có sự phân luồng trong buôn bán hàng
hóa, ghe xuồng neo đậu một cách lộn xộn nên tình trạng này vẫn chưa được giải
quyết một cách triệt để. Chính sự đông đúc của tàu, xuồng chở khách du lịch với
những âm thanh từ động cơ máy, tiếng loa đài đã dẫn đến ô nhiễm tiếng ồn, phá
vỡ đi âm thanh vốn có của chợ nổi Cái Răng.

3.4.2. Tình trạng trộm cướp


Chợ nổi Cái Răng là chợ tự phát không có sự ràng buộc và kiểm soát của chính
quyền địa phương nên thường xuyên xảy ra tình trạng trộm cướp gây nguy hiểm,
thiệt hại tài sản cho cả người dân và khách đến chợ. Và một hạn chế của chợ nổi
nữa là khi xảy ra các vấn đề về tranh chấp hay bất cứ vấn đề nào khác thì sự can
thiệp của cơ quan chức năng cũng chưa triệt để.

3.4.3. Ô nhiễm rác thải


Một trong những nguyên nhân gây nên ô nhiễm rác thải chính là ý thức của người
dân sống trên chợ nổi. Do không có ai quản lí, nhắc nhở, kiểm soát nên rác cứ liên
tục bị đổ thẳng xuống lòng sông. Đây là một vấn đề nghiêm trọng và cần được
giải quyết nhanh chóng để không ảnh hưởng đến người dân sinh sống trên chợ
nổi, đến môi trường, mỹ quan du lịch nơi đây.

3.4.4. Sản phẩm du lịch nghèo nàn, trùng lặp và đơn điệu
Các công ty du lịch hầu như chỉ mới khai thác các khu chợ nổi một cách hời hợt,
không đúng cách và hầu như có sự trùng lặp ở các địa phương. Không có sự khác
biệt rõ ràng giữa chợ nổi Cái Răng và các chợ nổi khác. Điều này mang đến cảm
giác nhàm chán, làm cho du khách không thấy được sự độc đáo và “một đi không
trở lại”.
3.4.5. Chèo kéo, thách giá
Tình trạng chèo kéo, thách giá khách du lịch vẫn là một đặc tính cố hữu của người
Việt Nam. Điều này dẫn đến việc làm mất đi vẻ đẹp vốn có của điểm đến, để lại
ấn tượng không tốt cho người đến chợ và du khách. Vấn đề này gây cho người
tham gia chợ một cảm giác khó chịu và không mấy hứng khởi để quay trở lại.

3.4.6. Nhu cầu đi vệ sinh cho du khách và người dân địa phương ở chợ nổi
Hiện nay ở chợ nổi Cái Răng chỉ mới có một nhà vệ sinh nổi được xây thí điểm.
Trong tương lai thì mô hình này sẽ được nhân rộng ra nhưng cũng mất rất nhiều
thời gian và nguồn kinh phí. Có thể thấy, đây là vấn đề khá cấp bách và nan giải
mà chính quyền địa phương nên xem xét giải quyết nhanh chóng để không làm ô
nhiễm môi trường nơi chợ nổi, tạo điều kiện mua bán thuận lợi cho cả người dân
và du khách.

3.4.7. Sự cạnh tranh của các điểm du lịch khác tại Cần Thơ cũng như sự phát triển
của các chợ trên bờ
Hiện nay chợ nổi Cái Răng đã phát triển đáng kể và là một trong những chợ nổi
phát triển nhất vùng đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên với sự hiện đại của
giao thông đường bộ cũng như các điểm du lịch khác ở Thành phố Cần Thơ thì
chợ nổi Cái Răng đang dần mất đi vị thế của mình. Bên cạnh đó, việc đầu tư phát
triển du lịch ở đây vẫn chưa thực sự hiệu quả và đúng cách khiến cho chợ nổi vẫn
chưa phát huy hết thế mạnh vốn có của mình.

Phần III. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT


1. Những điểm tích cực, thành công đã đạt được trong khai thác chợ nổi Cái Răng
Chợ nổi Cái Răng có trong mình một nét đẹp kết hợp giữa thiên nhiên thơ mộng và
sinh hoạt lao động bình dị của con người, khiến chúng ta có cảm giác trở về với miền quê
xinh đẹp cùng những con người thân thiện, đáng mến. Đây chính là một ưu đãi đối với du
lịch chợ nổi Cần Thơ, khiến cho những hoạt động dịch vụ liên quan đến du lịch nơi đây
như: ẩm thực, tham quan, mua sắm, quà lưu niệm,… phát triển không ngừng. Đặc biệt,
phải kể đến nền ẩm thực vô cùng đa dạng, phong phú nhưng không kém phần đặc sắc, đủ
để chiều chuộng mọi thực khách khó tính nhất. Món “Hủ tiếu trứ danh” của chợ nổi Cái
Răng thậm chí đã được lên đài truyền hình EBS cùng nhiều chương trình giải trí như
Masterchef của Mỹ và được đầu bếp hàng đầu thế giới Gordon Ramsay ca tụng về hương
vị đậm đà mà chưa chắc những nhà hàng Việt Nam nổi tiếng ở London có thể sánh bằng.

Với con số 70% du khách ghé chợ nổi Cái Răng khi đến Cần Thơ, ta có thể nhận định
khả năng áp dụng chợ nổi Cái Răng vào du lịch đã được chính quyền cùng các nhà làm
du lịch khai thác khá tốt, khác với những chợ nổi như Ngã Năm, Ngã Bảy, Cái Bè,… khi
chức năng chính vẫn phục vụ thương nghiệp và mô hình du lịch chưa được áp dụng
nhiều. Đồng thời, điều đó cũng tạo dựng nên một danh tiếng tốt cho chợ nổi Cái Răng,
khi hầu như nhắc đến du lịch chợ nổi người dân Việt Nam đều nhớ ngay đến chợ nổi Cái
Răng. Có thể nói đây là một điểm thành công đáng để chúng ta nhìn nhận và áp dụng cho
nhiều mô hình chợ nổi khác tại đồng bằng sông Cửu Long.

Có thể khi nhắc đến chợ nổi Cái Răng dưới con mắt của một người làm du lịch,
chúng ta thấy chợ còn thua xa cả về lượng khách, doanh thu so với những khu chợ nổi
tiếng trong khu vực như Chợ nổi Damnoen Saduak - Thái Lan. Tuy nhiên chúng ta có thể
thấy rằng, những giá trị truyền thống của văn hóa miệt vườn sông nước chân thật vẫn
được gìn giữ rất tốt qua hình ảnh cây bẹo, vẽ mắt thuyền, đời sống thương hồ, lối sinh
hoạt buôn bán giản dị mang đậm phong cách chợ quê Việt Nam. Chợ nổi Cái Răng không
bị thương mại hóa nhiều và mất hẳn đi ý nghĩa của nó, chúng ta vẫn thấy một chợ nổi Cái
Răng bình dị như vậy, tuy không hiện đại, xa hoa nhưng đó chính là đặc điểm riêng lôi
cuốn khách du lịch cả trong và ngoài nước. Đây chính là một thành công trong công cuộc
giữ gìn và bảo vệ văn hóa chợ nổi Cái Răng.

Hiện nay, sự phát triển và đầu tư không ngừng cho du lịch chợ nổi Cái Răng đã cho ta
thấy được sự đổi thay rõ rệt bộ mặt của chợ. Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng được củng cố
hoàn thiện, tình trạng quản lý cũng đã được siết chặt hơn khiến cho những tệ nạn đã vơi
bớt đi phần nào. Những nỗ lực ấy không chỉ khiến bản thân chợ nổi Cái Răng hoạt động
thuận lợi hơn, mà còn giúp cho thiện cảm của du khách về chợ nổi nâng lên không
ngừng. Một số liệu thống kê năm 2010 của nhóm nghiên cứu Đại học Cần Thơ về sự
đánh giá của du khách quốc tế về các yếu tố hấp dẫn ở chợ nổi Cái Răng, có thể khiến ta
hiểu rõ hơn những nét đặc sắc mà du lịch chợ nổi Cái Răng đã đạt được, mặc dù nghiên
cứu này được thực hiện cách đây khá lâu.
Bảng 1: Sự đánh giá của du khách quốc tế về các yếu tố hấp dẫn ở chợ nổi Cái Răng.

STT Yếu tố hấp dẫn Mức đánh giá (%)


Rất hấp Hấp Khá Ít hấp
dẫn dẫn hấp dẫn
dẫn
1 Phương thức mua bán khác lạ với 23.3 43.3 33.3 0.0
chợ trên bờ.
2 Hàng hóa đa dạng, đặc trưng vùng 20.0 56.7 20.0 3.3
Đồng bằng sông Cửu Long.
3 Đời sống sinh hoạt của người dân 16.7 66.7 16.7 0.0
thương hồ.
4 Sông nước mênh mông, khí hậu 13.3 50.0 33.3 3.3
trong lành, cảnh quan đẹp.
5 Sự thân thiện của người dân của địa 60.0 30.0 10.0 0.0
phương.
6 Ghe xuồng đông đúc, cảnh mua bán 23.3 50.0 20.0 6.7
nhộn nhịp.
7 Cảm giác đi thuyền trên sông. 26.7 50.0 23.3 0.0

Nguồn: nhóm nghiên cứu Nguyễn Ngọc Nhân và Đào Ngọc Cảnh 2010

Có thể thấy, mức hộ hài lòng và rất hài lòng của du khách đối với chợ nổi Cái Răng ở
đa phương diện đều rất cao (hầu hết chếm trên 70%). Đây chính là nguồn động lực cho
sự tiếp tục nỗ lực, cố gắng phát triển sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách của chính
quyền, người làm du lịch địa phương. Minh chứng cho điều này chính là nội dung “Đề án
Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2018-
2020 tầm nhìn 2030” đã xác định xây dựng, phát triển loại hình du lịch sông nước là một
trong hai nhiệm vụ trọng tâm mà ngành du lịch Cần Thơ tập trung thực hiện, đặc biệt sản
phẩm du lịch chợ nổi Cái Răng là một sản phẩm cần được tập trung bảo tồn, khai thác và
đầu tư.

2. Đánh giá những điểm hạn chế, bất cập trong khai thác du lịch tại chợ nổi Cái Răng
Bên cạnh những ưu điểm trong khai thác, hoạt động du lịch ở chợ nổi Cái Răng,
chúng ta không thể phủ nhận rằng vẫn còn sự tồn tại của những nhược điểm mà đến nay
vẫn là bài toán khó đối với các cơ quan ban ngành. Những nhược điểm này cũng đã được
phân tích sâu tại phần thực trạng khai thác du lịch chợ nổi Cái Răng như: Nạn kẹt tàu,
tình trạng chặt chém, trộm cướp, thiếu thốn về cơ sở vật chất,… Có thể nói đây chính là
thực trạng xấu và là những nhược điểm cơ bản trong khai thác chợ nổi, không chỉ ở Việt
Nam mà còn ngay cả ở những khu chợ nổi tiếng trong khu vực. Điều này đã ảnh hưởng
rất xấu đến mức độ hài lòng cùng thiện cảm của du khách khi đến với chợ nổi Cái Răng.
Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Cần Thơ cũng đã chỉ ra rõ điều này, trong sự đánh giá
của du khách quốc tế về các yếu tố liên quan đến hoạt động du lịch chợ nổi Cái Răng.

Bảng 2: Sự đánh giá của du khách quốc tế về các yếu tố liên quan đến hoạt động
du lịch chợ nổi Cái Răng.

STT Các yếu tố liên quan đến hoạt động du Mức đánh giá (%)
lịch. Rất tốt Khá tốt Bình Kém
thường
1 Cung cách phục vụ của nhân viên 43.3 40.0 16.7 0.0

2 Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch 10.0 43.3 46.7 0.0


3 Cơ sở hạ tầng 6.7 36.7 50.0 6.7

4 Tổ chức hoạt động du lịch từ phía công 26.7 50.0 23.3 0.0
ty du lịch.
5 Tổ chức, quản lý hoạt động mua bán, du 3.3 56.7 40.0 0.0
lịch.
6 Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của 26.7 50.0 20.0 3.3
hưỡng dẫn viên
7 Tình trạng giao thông tại chợ nổi 20.0 70.0 10.0 0.0

8 Sự liên kết với các điểm du lịch khác. 13.3 36.7 46.7 3.3
Nguồn: Nguyễn Ngọc Nhân và Đào Ngọc Cảnh 2010

Các yếu tố như cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, tổ chức quản lý, sự liên kết giữa các
điểm du lịch vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu của du khách dẫn đến nhận được sự đánh giá
không cao. Chính vì thế mức độ hài lòng của du khách về chợ nổi Cái Răng vẫn chưa
phải là con số khiến chúng ta tự hào.

Bảng 3: Mức độ hài lòng của khách nội địa và khách quốc tế về chợ nổi Cái Răng

STT Thành phần Mức độ hài lòng %

Rất hài lòng Hài lòng Khá hài lòng Không hài lòng

1 Khách nội địa 12.9 35.3 47.1 4.7

2 Khách quốc tế 3.3 55.3 43.3 0.0

Sự hài lòng của du khách vẫn chỉ dừng lại ở mức độ khá, tạm chấp nhận được là chủ
yếu. Điều này cho thấy đây là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm cải thiện, khắc
phục những yếu tố còn hạn chế để đẩy mạnh chất lượng hoạt động du lịch, thu hút du
khách, tạo được thiện cảm tốt để du khách có thể quay trở lại trong những lần sau.

Ô nhiễm môi trường cũng là một nhược điểm lớn mà chúng ta phải kể đến, đặc biệt
hơn cả đây lại là một thực trạng xấu mà gần như tác động trực tiếp nhất đến diện mạo
cảnh quan, mức độ hấp dẫn của điểm du lịch cùng sự hài lòng của du khách. Tình trạng
vứt thẳng rác thải xuống sông của các chủ xuồng, ghe, của khách du lịch vẫn diễn ra trên
thực tế là một vấn đề nan giải đối với cơ quan chức năng địa phương trong việc giữ gìn
và bảo vệ môi trường chợ nổi Cái Răng.

Thêm một điều chúng ta cần nhìn nhận khách quan đó chính là sự thương mại hóa ít
nhiều vẫn đang xảy ra ở chợ, những biển quảng cáo hiện đại, những âm thanh từ loa đài
rao bán của người bán hàng, tiếng động cơ máy từ tàu thuyền hiện đại,… đã khiến chợ
nổi Cái Răng mất đi phần nào nét chân quê, bình dị vốn có của nó. Điều này không nhiều,
nhưng đủ khiến những người con của thế hệ trước gắn bó một đời với chợ nổi Cái Răng
thở dài vì tiếc nuối. Đồng thời, lối sống thương hồ vốn là điều hấp dẫn đối với du khách
nay cũng đã mai một đi phần nào, bởi sự “lên bờ” của người dân. Không ai có thể trách
họ vì có lẽ cuộc sống lênh đênh sông nước khó khăn khiến họ phải tìm cho mình một
chốn để an cư lập nghiệp, nhưng điều này lại là một sự phai mờ của giá trị văn hóa đặc
sắc tiêu biểu cho một vùng sông nước.

Cuối cùng, một điểm đáng lưu tâm trong nhược điểm khai thác du lịch chợ nổi Cái
Răng chính là sự hiểu biết và kiến thức làm du lịch của người dân. Là một cộng đồng cư
dân địa phương, đóng vai trò quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng và sự phát triển của
du lịch chợ nổi Cái Răng nhưng những kiến thức, kĩ năng của người dân còn rất hạn chế,
chưa có nhiều dịch vụ hấp dẫn để tăng doanh thu du lịch. Đồng thời đây cũng là nguyên
nhân dẫn đến các tình trạng như chặt chém trong mua bán, chèo kéo, tệ nạn,… Đây chính
là một bài toán khó nhất trong việc cải thiện chất lượng hoạt động du lịch ở chợ nổi Cái
Răng nói riêng và du lịch Cần Thơ nói chung.

Phần IV. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC


Thông qua những mặt hạn chế, bất cập trong khai thác du lịch tại chợ nổi Cái Răng, chúng ta
có thể thấy nếu không có những phương hướng khắc phục những mặt hạn chế đó thì sớm muộn
vị trí của chợ nổi Cái Răng trong lòng du khách sẽ bị phai mờ thậm chí là mất đi.

Nhưng nếu chúng ta đề ra được những phương hướng khắc phục phù hợp, đúng đắn thì chợ
nổi Cái Răng sẽ được lòng du khách từ lần đầu tiên tham quan và có sức hút mạnh mẽ níu chân
du khách trở lại đây mỗi khi đi du lịch Nam Bộ đặc biệt là Cần Thơ.

Và sau đây là các giải pháp có thể thực hiện:

1. Tổ chức, sắp xếp lại thời gian, không gian hợp lý cho hoạt động mua bán và tham
quan trên sông
Về thời gian: chúng ta cũng đã biết thời gian hoạt động truyền thống của chợ nổi là
bắt đầu từ 2-3 giờ sáng và tan chợ vào khoảng 6-7 giờ sáng. Nhưng khi kết hợp khai thác
du lịch thì chúng ta phải điều chỉnh lại thời gian này phù hợp với đa số du khách. Du
khách đi du lịch là để vui chơi, nghỉ dưỡng với thời gian thong thả mà phiên chợ lại hoạt
động quá sớm từ tờ mờ sáng sẽ gây nên sự khó chịu thậm chí là không lựa chọn tham
quan chợ. Do đó chúng ta có thể điều chỉnh thời gian như sau: linh hoạt bắt đầu hoạt
động từ 4-5 giờ sáng và kết thúc 8-9 giờ sáng để vừa đảm bảo được quang cảnh, không
khí của phiên chợ nổi mà cũng tạo điều kiện cho du khách tham quan thuận tiện hơn.
Trong những mùa cao điểm chúng ta có thể mở thêm phiên chợ từ 2-3 giờ chiều và tan
chợ vào 5-6 giờ chiều để du khách có thể tham dự hoạt động mua bán, du lịch trên sông
và ngắm quang cảnh chợ chiều cùng ánh hoàng hôn buông xuống vừa làm nổi bật vẻ đẹp
của khu chợ nổi vừa không bị quá tải số lượng du khách tập trung vào một thời điểm cố
định.

Về không gian: bên cạnh việc linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động của chợ nổi
thì phía quản lý và người dân phải kết hợp tổ chức lại vị trí neo đậu ghe, tàu mua bán cho
hợp lý. Việc này vừa giúp ổn định trật tự khu chợ, tránh các tình trạng ùn tắc, trộm cướp
vừa tạo mỹ quan chợ nổi trong mắt du khách.

Có thể bố trí như sau:

Nguồn: Tạp chí Khoa học 2011:19a 60-71 (Nguyễn Trọng Nhân và Đào Ngọc Cảnh)

2. Nâng cao chất lượng đời sống và kỹ năng của “khách thương hồ” – những người dân
buôn bán trên sông
Chính quyền địa phương nên đề xuất các chính sách vay vốn ưu đãi, lãi suất thấp cho
người dân để tạo điều kiện về vốn nhập hàng hóa, mở rộng hoặc đa dạng hóa mô hình
kinh doanh, chi phí cho con em cư dân ăn học; xây dựng chợ đầu mối nông sản, tìm đầu
ra ổn định cho các tiểu thương; tạo điều kiện cho cư dân được tiếp xúc nhiều hơn với
khách du lịch; bồi dưỡng khả năng làm du lịch; giáo dục ý thức bảo vệ môi trường; nâng
cao kỹ năng giao tiếp với du khách, tránh tình trạng chèo kéo, chặt chém trong mua bán.
Bên cạnh đó, cư dân thương hồ có thể được đào tạo để trở thành hướng dẫn viên du lịch,
vừa tạo dấu ấn tốt đẹp về hình ảnh người dân khu chợ nổi vừa quảng bá, tuyên truyền
được vẻ đẹp của chợ nổi Cái Răng.
Ban quản lý chợ, chính quyền địa phương nên cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng trong
vấn đề di dời bến bãi, đảm bảo cho người dân an tâm sinh sống và buôn bán; thường
xuyên giám sát tình trạng giao thông để giảm thiểu tai nạn giao thông cho cả cư dân và
du khách.

3. Bảo vệ môi trường du lịch và môi trường sống của cư dân thương hồ
Bên cạnh đó, để đảm bảo môi trường sống tốt cho cư dân và bảo vệ môi trường du
lịch chợ nổi thì địa phương nên phối hợp với người dân xây dựng thêm các nhà vệ sinh
công cộng, phương tiện chứa rác thải; thiết lập quy định thu gom, xử lý nước thải, rác
thải đúng quy định; lắp đặt hệ thống điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của cư dân
neo đậu trên sông; xây dựng các hệ thống đê để bảo vệ bờ sông tránh sạt lở. Đồng thời,
chính quyền địa phương và ban quản lý chợ nên lập ra ban quản lý, giám sát hoạt động
mua bán trên sông, đưa ra các mức xử phạt hợp lý, nghiêm khắc các hành vi xả rác/nước
thải sai quy định hay các hành vi làm ô nhiễm môi trường của cư dân và khách du lịch;
hình thành đường dây nóng để kết nối nhanh nhất đến các cơ quan ban ngành để có biện
pháp xử lý vi phạm kịp thời.

4. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại chợ nổi Cái Răng
Để tạo điểm nhấn và sức hút du khách ghé lại chợ nổi thì bên cạnh các hoạt động mua
bán truyền thống, cư dân và chính quyền nên tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp
dẫn như: nhà hàng nổi phục vụ các đặc sản Nam Bộ nói chung và đặc sản Cần Thơ nói
riêng nhưng phải đảm bảo giữ an toàn cho du khách, giữ được nét truyền thống của chợ
nổi tránh tình trạng phá vỡ mỹ quan khu chợ bằng kiến trúc không phù hợp với văn hóa
nơi đây hay tình trạng mở nhạc “xập xình” gây khó chịu và mất lòng du khách; tạo điều
kiện cho du khách được tiếp xúc nhiều hơn với cư dân thông qua các hoạt động mua bán,
trao đổi hàng hóa; cho du khách tham quan, trải nghiệm hoạt động buôn bán của người
dân; đầu tư xây dựng các bến tàu du lịch phục vụ cho nhu cầu di chuyển của du khách,
xây dựng mạng lưới kết hợp du lịch Chợ nổi với các loại du lịch khác như: làng nghề
truyền thống, du lịch miệt vườn sông nước, các khu lưu trú, các di tích lịch sử,...

5. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư cho du lịch chợ nổi
Chính quyền địa phương, ban quản lý chợ tập trung đề ra các phương hướng quy
hoạch, phát triển khu chợ bao gồm bến bãi neo đậu, bến tàu du lịch, sắp xếp vị trí tàu
thuyền neo đậu; đẩy mạnh hoạt động quảng bá chợ nổi thông qua các phương tiện truyền
thông như: đưa tin truyền hình, báo đài, trên Website của Sở Văn hóa - Thể thao và Du
lịch thành phố Cần Thơ, Website các trang web du lịch, fanpage Facebook, các kênh
Tiktok, Youtube v.v... Kêu gọi các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân đầu tư để cải thiện,
phát triển các dịch vụ du lịch một cách hợp lý tránh tình trạng chỉ đầu tư vào một lĩnh vực
riêng lẻ mà phải thực hiện đồng bộ tại chợ nổi Cái Răng.

6. Có các chính sách quy hoạch cụ thể


Hiện nay, chợ nổi Cái Răng được biết là điểm đến hấp dẫn và gần như không thể bỏ
qua khi đến với đồng bằng Sông Cửu Long, tuy nhiên việc thờ ơ trong quy hoạch và
không có những định hướng cụ thể đã khiến địa điểm này chưa thật sự phát huy đầy đủ
về thế và lực xứng đáng với tầm vóc của nó. “Chợ nổi vẫn phát triển theo kiểu truyền
thống, người dân vẫn chỉ quan niệm bơi thuyền để họp chợ, kiếm thêm thu nhập; còn đối
với khách tham quan cũng chỉ muốn đi tham quan một khu chợ sầm uất, khác biệt so với
chợ trên bờ hay ra chợ để mua rau củ, chụp vài tấm ảnh rồi về” (Nguyễn Thị Hương,
2018). Chính vì vậy, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Cần Thơ cần thiết đề ra những
chủ trương, chính sách thích hợp và nhanh chóng cho việc quy hoạch và đưa chợ nổi Cái
Răng vào đường hướng cụ thể để phát triển, phục vụ, đem lại nguồn lợi thông qua du lịch
và phát huy được tầm vóc của thủ phủ miền Tây.

Tuy nhiên, trong quá trình đề ra phương hướng cần lưu ý, những chính sách được đưa
ra phải phù hợp và mang tính linh hoạt để thích hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế đang
diễn ra sôi nổi. Các chính sách nên tránh việc định hướng chung chung, mang nặng lý
thuyết suông xa rời thực tiễn, không giúp ích được cho sự phát triển của chợ nổi.

7. Chính phủ nên có những chính sách hỗ trợ, vận động phát triển cho cư dân địa
phương
Là một loại hình giao thương độc đáo của địa phương, cư dân chợ nổi chủ yếu là dân
bản địa sinh sống và theo nghề. Tại chợ nổi Cái Răng, không khó để nhận thấy có nhiều
chiếc ghe, xuồng đã được truyền qua mấy đời, chất lượng ghe, xuồng đã mai một đi đáng
kể, không đảm bảo được độ an toàn cho cả người dân và du khách. Nhận thức được tình
hình thực tế và xuất phát từ tâm thế mong muốn phát triển du lịch chuyên nghiệp tại chợ
nổi Cái Răng, Nhóm đề xuất Chính phủ nên có những khoản đầu tư xác đáng cho cư dân
địa phương, hỗ trợ vật lực và vận động tinh thần cộng đồng dân cư sở tại. Một số giải
pháp cụ thể đưa ra là: hỗ trợ cấp ghe, xuồng cho những hộ gia đình khó khăn; có nguồn
ngân sách dự trữ nhằm động viên tinh thần các hộ dân cư trong vùng,...

8. Học hỏi và tiếp thu các bài học kinh nghiệm của người đi trước
Có một thực tế rằng, chợ nổi Cái Răng không phải là loại hình chợ nổi duy nhất tồn
tại trên thế giới. Một số nước trong khu vực Đông Nam Á cũng có chợ nổi mà chúng ta
có thể kể đến như Lào, Thái Lan,... Có thể khẳng định rằng, sự nổi tiếng của chợ nổi Thái
Lan không nằm trong nét độc đáo văn hóa và quy mô rộng lớn như chợ nổi Cái Răng;
nhưng nếu đem ra so sánh và nhìn nhận công bằng, chợ nổi Thái Lan thật sự nổi bật và
thu hút hơn rất nhiều. Nguyên nhân chính là Thái Lan đã nhìn thấy tiềm năng thực thụ
của loại hình này và sớm đưa vào khuôn mẫu của một ngành công nghiệp du lịch. Chợ
nổi Thái Lan sớm thoát ra khỏi những hoạt động tiêu cực của một khu chợ truyền thống
và dễ dàng vươn lên góp mặt trong ngành “công nghiệp triệu đô” của “xứ sở chùa vàng”.

Ví như chợ nổi Damnoen Saduak nổi tiếng với những món ăn vặt và trái cây tươi
ngon, chợ nổi Amphawa để lại thương nhớ với vô vàn món hải sản được nướng ngay trên
thuyền gỗ,… Chúng ta hoàn toàn có thể học tập nước bạn, đẩy mạnh triển khai các loại
hàng hoá đặc trưng ở chợ nổi Cái Răng, giúp du khách nhận diện chợ nổi thông qua một
mặt hàng gây dấu ấn “nhất định phải thử” chứ không chỉ là một khu chợ đa dạng nhưng
không có điểm nhấn.

Bên cạnh đó, Nhóm cũng đưa ra một số đề xuất như sau: đẩy mạnh cơ cấu quản lý
chặt chẽ cho khu chợ, xây dựng một hệ thống tầm cỡ và đưa chợ nổi vào khuôn thức phát
triển riêng phục vụ cho ngành du lịch,…

9. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân phục vụ hoạt động du lịch
Vấn nạn chèo kéo, thách giá, chặt chém khách du lịch phần nào trở thành một chiếc rễ
ăn sâu trong nhận thức đồng thời hình thành nên hình ảnh xấu của thương lái Việt Nam
nói chung và các thương hồ tại chợ nổi Cái Răng nói riêng. Việc đôn giá lên gấp hai,
thậm chí là ba, đặc biệt là đối với những vị khách nước ngoài đã gây nên rất nhiều tranh
cãi lẫn bức xúc cho người Việt trên cả nước và những du khách khi biết bản thân bị lừa
gạt. Thậm chí không chỉ chợ nổi Cái Răng, có nhiều nơi “nổi tiếng” với vấn nạn này đến
mức người nước ngoài còn truyền tai nhau học cách trả giá một nửa khi mua đồ hoặc là
hỏi kỹ giá trước khi mua,...

Như vậy, có thể thấy việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân là vô cùng
cần thiết để đem đến một hình ảnh tích cực cho hoạt động du lịch của Đồng bằng Sông
Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để “ngành
công nghiệp không khói” có những cái nhìn thấu đáo, dài hạn hơn trong việc phát triển
bền vững địa điểm du lịch độc đáo này.
Phần V. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Nguyễn Thị Hương, (2018). Thực trạng phát triển du lịch chợ nổi Cái Răng. Luận văn tốt
nghiệp. Đại học Lạc Hồng

Nguyễn Trọng Nhân, Đào Ngọc Cảnh và Lê Thị Tố Quyên, (2013). Kết quả khảo sát bước đầu
về đời sống cư dân thương hồ vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Cần Thơ

Nguyễn Trọng Nhân, (2012). Bước đầu tìm hiểu du lịch chợ nổi vùng đồng bằng Sông Cửu
Long. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn

Nguyễn Trọng Nhân và Đào Ngọc Cảnh, (2011). Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Chợ
nổi cái răng - Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (1995). Báo cáo tổng hợp Hiện trạng và những định hướng cho công
tác quy hoạch phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (1996-2010). Viện
Nghiên cứu phát triển Du lịch

Lê Tuấn Anh và cộng sự, (2005). Vietnam tourist guidebook. Vietnam National Administration
of Tourism

Nhâm Hùng, (2009). Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long. Nhà xuất bản Trẻ

Nhâm Hùng, (2007). Cái Răng hình thành và phát triển. Nhà xuất bản Văn Nghệ

Phạm Côn Sơn, (2005). Non nước Việt Nam (Sắc màu Nam bộ). Nhà xuất bản Phương Đông

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cần Thơ, (2006). Chương trình phát triển du lịch thành phố
Cần Thơ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Võ Thị Thanh Lộc, (2010). Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương
nghiên cứu (Ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội). Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ

Vũ Thế Bình và cộng sự, (2009). Non nước Việt Nam. Trung tâm Thông tin Du lịch, Hà Nội.

https://lingocard.vn/luan-van-ve-cho-noi-cai-rang/

http://dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/8805/1/27.pdf
https://ctu.vn/dai-hoc-can-tho/danh-gia-thuc-trang-va-de-xuat-cac-giai-phap-phat-trien-loai-hinh-
du-lich-tham-quan-cho-noi-cai-rang-can-tho.326/

https://bvhttdl.gov.vn/can-tho-de-cho-noi-tro-thanh-san-pham-du-lich-dac-thu-
20210218082724436.htm

https://vietshrimp.vn/van-hoa-cho-noi-cai-rang-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia/

https://canthotourism.vn/vi/detailnews/?t=-&id=slogan_9

https://vovworld.vn/vi-VN/van-hoa/net-van-hoa-doc-dao-o-cho-noi-mien-tay-700162.vov

https://www.bienphong.com.vn/giu-sao-cho-noi-mien-tay-post435306.html

https://www.vietnamtours247.com/nhung-net-tieu-bieu-cua-van-hoa-can-tho/

https://vov.vn/du-lich/cho-noi-cai-rang-net-doc-dao-noi-song-nuoc-mien-tay-821121.vov

https://www.slideshare.net/trongthuy2/tai-free-chuyen-de-thuc-trang-phat-trien-du-lich-cho-noi-
diem-cao-hay

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A3_n%E1%BB%95i_Tr%C3%A0_%C3%94n

ttps://www.vntrip.vn/cam-nang/cho-noi-bangkok-thai-lan-60499

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A3_n%E1%BB%95i_Damnoen_Saduak

https://tourismcantho.vn/vi/bao-ton-cho-noi-cai-rang-trong-yeu-cau-phat-trien-du-lich-ben-vung-
hau-covid-19/n3963.html

https://luhanhvietnam.com.vn/du-lich/tham-quan-cho-noi-damnoen-saduak-bangkok.html

https://hoangviettravel.vn/cho-noi-damnoen-saduak/

--- HẾT ---

You might also like