Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

Bài giảng môn học Ô Nhiễm Không Khí Lớp Quản Lý Môi Trường

Propan: 10%
Butan: 30%
Sunfua hydro: 10ppm

Trong môi trường lao động cũng như môi trường khí xung quanh, khi nồng độ hơi xăng, dầu
từ 45% (thể tích) trở lên sẽ gây ngạt thở do thiếu oxy. Khi thở hít phải hơi xăng dầu ở nồng độ
cao, có thể gây các triệu chứng nhiễm độc như say, co giật, ngạt, viêm phổi, áp xe phổi. Tiêu
chuẩn của bộ Y tế Việt Nam năm 1977 quy định tại nơi lao động : đối với dầu xăng nhiên liệu
là 100mg/m3, đối với dầu hoả là 300mg/m3. TCVN 5938-1995 quy định nồng độ xăng dầu
trong không khí xung quanh tối đa trong 1 giờ là 5mg/m3.

Khi hít thở xăng dầu ở nồng độ trên 40.000mg/m3 có thể bị tai biến cấp tính với các triệu
chứng như tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, tâm thần, đau nhức đầu, buồn nôn, nôn.

Khi hít thở xăng dầu ở nồng độ trên 60.000mg/m3 sẽ xuất hiện các cơn co giật,rối loạn tim và
hô hấp, thậm chí gây tử vong. Ngoài ra, một số người nhạy cảm xăng dầu còn gây tác động
trực tiếp lên da(ghẻ, ban đỏ, eczema, bệnh nốt đầu, ung thư da.)

Các hợp chất hữu cơ bay hơi (THC): sinh ra ở các khâu như chứa nguyên liệu, xăng dầu,
phương tiện vận chuyển, khu vực đốt lò, máy phát điện … Khí thải đốt nhiên liệu có chứa các
THC trong đó chủ yếu là cacbua hydro chưa cháy hết gây hại cho sức khoẻ (nhiễm độc, kích
thích, gây ung thư hay đột biến) và cũng là nguyên nhân gây nên ô nhiễm quang-oxy. Dưới
ánh sáng mặt trời, các THC với NOx tạo thành ozon hoặc những những chất oxy hoá mạnh
khác. Các chất này có hại tới sức khoẻ (rối loạn hô hấp, đau đầu, nhức mắt) gây hại cho cây
cối và vật liệu. Đa số các THC có mùi và đây là biểu hiện rõ ràng nhất của sự ô nhiễm.

Các hợp chất dùng làm dung môi trong công nghệ sản xuất chất dẻo, sơn thường là hỗn hợp
các chất. Phân loại về mặt hoá học chúng bao gồm: các hydrocacbon mạch thẳng như dung
môi naphta; các hydrocacbon mạch vòng như cyclohexan; các hydrocacbon mạch vòng thơm
như benzen, toluen, xylen; các dẫn xuất của halogen khác.

Do độc tính của các dung môi, nên các dây chuyền sản xuất sơn, chất dẻo hiện nay tăng cường
các công đoạn sản xuất tự động, chu trình kín và thay thế các dung môi độc tính cao bằng
dung môi độc tính thấp.

8.Formaldehyde

Một polimer thông dụng củaformaldehyde là paraformaldehyd. Paraform là một thành phần
nguyên liệu sản xuất nhựa dệt, nó dễ phân giải khi đun nóng hay có axit hay kiềm, giải phóng
formaldehyde (HCHO).

Formaldehyde với nồng độ thấp kích thích da, mắt, đường hô hấp, ở liều cao có tác động toàn
thân, gây ngủ. Nhiễm độc formaldehyde do tiếp xúc với liều lượng đạt 2-3ppm sẽ gây cay nhẹ
ở mắt, mũi, họng; ở nồng độ đến 10-20ppm sẽ gây khó thở nghiêm trọng, cay bỏng ở mắt, mũi
và khí quản; ở nồng độ 50-100ppm gây cảm giác tức ngực, nhức đầu và có thể dẫn đến tử
vong. Nhiễm độc formaldehyde theo đường tiêu hoá với liều lượng cao hơn 200mg/ngày sẽ
gây nôn, choáng váng. Người bị nhiễm độc mãn tính có tổn thương rất đặc trưng ở móng tay:
móng tay màu nâu, mềm ra, dễ gãy, viêm nhiễm ở xung quanh móng rồi mưng mủ.

CBGD: ThS. Phan Xuân Thạnh Trang 16

You might also like