Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

Bài giảng môn học Ô Nhiễm Không Khí Lớp Quản Lý Môi Trường

Nồng độ tối đa cho phép của hơi formaldedyde trong không khí là 0,012mg/m3 (TCVN 5938-
1995), trong khí thản là 6mg/m3 . Theo hướng dẫn của WHO nồng độ giới hạn formaldehyde
là 100μg/m3 trong không khí với thời gian trung bình 30 phút.

9.Etanol

Etanol là chất ở dạng lỏng, dễ bay hơi: etanol là chất lỏng không màu, có mùi đặc trưng, nhiệt
độ bắt cháy là 14 độ C, nhiệt độ sôi là 78,10 độ C, tạo hỗn hợp nổ với không khí: giới hạn
dưới 3,28%; giới hạn trên 19%. Etanol được dùng làm thuốc thử, dung môi.

Trong y học dùng làm rượu thuốc, xoa bóp. Nếu tiêm vào tĩnh mạch có tác dụng gây mê
nhưng không dùng vì độc. Etanol có hại cho hệ thần kinh, tác hại lâu dài có hại tới tim, mạch
máu, dạ dày và gan.

Theo quy định tạm thời của Bộ KHCN & MT Việt Nam, quy định nồng độ tối đa trong khu
vực sản xuất là 1000mg/m3, ngoài khu dân cư là 5mg/m3

10.Xylen

Xylen thường phẩm là hỗn hợp của 3 đồng phân. Là chất lỏng trong suốt, có mùi thơm, kém
tan trong nước (dưới 0,015%), dung dịch axit và kiềm. Trộn được với rượu etylic, cloroform,
benzen. Nhiệt độ bắt cháy ở 19 độ C. Tỉ trọng ở 20 độ C là 0,86-0,88.

Xylen là dimetylbenzen (C6H4(CH3)2). Về nhiễm độc cấp tính, xylen độc hơn benzen, thường
gặp triệu chứng thần kinh kèm theo liệt, hạ thân nhiệt, viêm các niêm mạc.

Nghiên cứu nhiễm độc mãn tính cho thấy số lượng hồng cầu không ảnh hưởng, một vài trường
hợp bạch cầu hơi giảm. Nói chung, xylen ít tác hại đến cơ quan tạo huyết hơn benzen, không
ảnh hưởng đến tủy xương, nhưng có làm tổn thương thận (viêm cầu thận bán cấp). Nồng độ
giới hạn của xylen trong không khí thải là 870mg/m3 (TCVN 5940-1995).

11.Toluen

Là chất lỏng trong suốt, linh động , có mùi benzen. Không tan trong nước. Trộn được với rượu
etylic, ete. Nhiệt độ dễ bắt cháy ở 4,4 độ C, tỷ trọng ở 20 độ C là 0,867.
Toluen là metylbenzen (C6H5CH3). Toluen hoà tan được nhiều chất, ít bay hơi hơn benzen nên
được sử dụng làm dung môi thay thế benzen. Về nhiễm độc cấp tính, toluen độc hơn benzen.
Về nhiễm độc mãn tính, toluen ít độc hơn benzen rõ rệt. Toluen khi bị oxy hoá, nhóm metyl
được nhóm –COOH thay thế, phát sinh axit benzoic (C6H5COOH). Nghiên cứu tác dụng trên
hệ thống ezyme, thấy axit benzoic có tác dụng ức chế diaminoacidoxydaza và không tích lũy
lại cơ thể. Nồng độ tối đa cho phép trong khí thải xung quanh là 0,6mg/m3 (TCVN 5940-
1995). Thông thường các loại toluen thương phẩm chứa hàm lượng benzen cao (từ 10-20%),
do đó tác hại của toluen lại chính là do tác hại của benzen.

12.Metanol

CBGD: ThS. Phan Xuân Thạnh Trang 17

You might also like