Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

VÍ DỤ THỰC TIỄN : NỀN KINH TẾ CỦA NƯỚC NGA

Trước đây, nền kinh tế của Nga chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nông nô - lực lượng lao
động chính của Nga, phải làm việc cật lực trong suốt chiều dài lịch sử nước Nga và
không được phép rời bỏ đất đai mà họ canh tác. Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, kinh tế
Nga đã phải trải qua nhiều giai đoạn phức tạp. Nền kinh tế của nước này thay đổi từ kinh
tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa. Các cuộc cải tổ kinh tế vào
những năm 1990 chủ yếu là về công nghiệp, năng lượng và quốc phòng. Trong những
năm từ 2008-2009, nền kinh tế bắt đầu suy thoái sau 10 năm tăng trưởng, kéo dài cho
đến giai đoạn cuối 2009-2010. Mặc dù bị suy thoái nhưng kinh tế Nga không bị ảnh
hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2008 so với các nước láng
giềng, một phần là do các chính sách điều tiết kinh tế và chi tiêu thích hợp.

Hiện nay , nền kinh tế nước Nga là một nền kinh tế thị trường đang phát triển , lớn thứ
11 theo GDP danh nghĩa hoặc đứng thứ 6 toàn cầu theo sức mua tương đương năm 2020.
Cũng trong năm 2020, GDP danh nghĩa theo thống kê của IMF đạt 1,464 nghìn tỷ USD,
xếp hạng 11 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Ấn Độ, Pháp, Ý,
Canada và Hàn Quốc. GDP theo sức mua (PPP) đạt 4,021 nghìn tỷ USD, đứng hạng 6
thế giới sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật và Đức. Cũng theo ước tính của Quỹ Tiền tệ
Quốc tế, thu nhập bình quân đầu người của người Nga tính theo danh nghĩa năm 2020 là
9,972 USD/người , còn tính theo sức mua tương đương là 27,394 USD/người , lần lượt
xếp hạng 61 và 50 trên thế giới. Nga là một nước rất giàu có về các loại tài nguyên thiên
nhiên và năng lượng như dầu mỏ, khí đốt, than và quặng thép. Đây cũng là một nước có
nhiều ngành nông nghiệp phong phú.
VÍ DỤ THỰC TIỄN : NỀN KINH TẾ CỦA NƯỚC NHẬT BẢN

Trải qua nhiều biến động trong suốt lịch sử, cuối cùng, kinh tế Nhật Bản đã và đang tăng
trưởng, nhưng cũng nảy sinh không ít vấn đề. Vào thế kỉ 16 - 17, kinh tế Nhật Bản chủ
yếu là nông nghiệp trồng lúa nước và đánh bắt cá. Bước sang thế kỉ 20, ngành công
nghiệp của Nhật Bản đã phát triển rõ rệt. Trong suốt đầu thế kỉ 20, các ngành công
nghiệp được ưa chuộng và phát triển nhất là sắt thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí, sản xuất
phương tiện.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề: 34% máy móc,
25% công trình, 80% tàu biển bị phá huỷ. Sản xuất công nghiệp 1946 bằng 1/4 so với
trước chiến tranh, nạn thất nghiệp trầm trọng (13 triệu người) lương thực thực phẩm
thiếu thốn gay gắt (1945 sản lượng lúa chỉ bằng 2/3 sản lượng trung bình của các năm
trước) => Nhật Bản trở thành một nước bại trận sau chiến tranh, đất nước bị tàn
phá nặng nề, tài nguyên nghèo nàn. Nhờ cải cách dân chủ tiến bộ đã đem lại luồng
sinh khí mới:

- Từ 10/1948, Nhật Bản được Mĩ nâng đỡ để trở thành đồng Minh trong chính sách xâm
lược của Mĩ ở Châu Á, từ đó công cuộc khôi phục kinh tế của Nhật Bản có nhiều thuận
lợi. Nhật Bản đã thu được những lợi nhuận khổng lồ nhờ vào việc bán vũ khí, hàng hóa,
quân trang cho quân đội Mĩ. Đó là “ngọn gió thần” thứ nhất thổi vào Nhật Bản.

- Bước sang những năm 60 của thế kỉ XX, khi Mĩ gây ra cuộc chiến tranh Việt Nam, nền
kinh tế Nhật Bản lại có cơ hội mới để vươn lên và vượt qua các nước Tây Âu, đứng thứ
2 sau Mĩ.

=> Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường tự do phát triển. Trải qua ba thập kỷ
phát triển kinh tế kể từ năm 1960, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản
khiến người ta phải gọi đây là kỳ tích kinh tế Nhật Bản thời hậu chiến. Dưới sự chỉ đạo
của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, nền kinh tế đã đặt được mức tăng trưởng
bình quân 10% vào những năm 1960, 5% trong những năm 1970 và 4% vào những năm
1980, nhờ đó Nhật Bản đã vươn lên và duy trì vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
trong suốt từ năm 1991 đến 2010 .Nhờ vậy, Nhật Bản đã gặt hái được những thành tựu
to lớn như : là quốc gia sản xuất ô tô lớn thứ ba đồng thời là quốc gia có ngành công
nghiệp sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới và thường xuyên nằm trong số các quốc
gia tiên tiến nhất thế giới trong việc lưu trữ các hồ sợ bằng sáng chế toàn cầu, Nhật Bản
còn được coi là quốc gia chủ nợ lớn nhất thế giới, với số tài sản và sự giàu có thứ hai thế
giới chỉ sau Hoa Kỳ, tuy nhiên cho đến năm 2015 đã bị Trung Quốc vượt qua ở cả 2 chỉ
tiêu kinh tế này, Nhật Bản ngày nay còn là nhà sản xuất hàng hóa lớn thứ ba trên thế
giới xếp sau Trung quốc và Hoa Kỳ,.v..v..

VÍ DỤ THỰC TIỄN : NỀN KINH TẾ CỦA NƯỚC TRUNG QUỐC

Trước cải cách, nền kinh tế Trung Quốc bị chi phối bởi sở hữu nhà nước và kế hoạch
hóa tập trung. Từ năm 1950 tới 1973, GDP thực tế bình quân đầu người của Trung Quốc
tăng trung bình 2,9% mỗi năm . Mức này gần với mức trung bình của những quốc gia
châu Á trong thời kì này, so với những quốc gia tư bản như Nhật Bản, Nam Triều
Tiên và của Đài Loan thì tỉ lệ tăng của Trung Quốc thấp hơn nhiều. Bắt đầu năm 1970,
nền kinh tế đã bước vào một giai đoạn trì trệ và tỷ lệ nghèo ở mức cao .

Tuy nhiên, bước ngoặt đã diễn ra vào tháng 12 năm 1978 , khi Đặng Tiểu Bình - lãnh
đạo Trung Quốc thời đó - kêu gọi cải tổ bằng mọi giá trong phiên họp toàn thể của Ủy
ban trung ương Đảng khóa 11 tại Bắc Kinh.

---> Đặng Tiểu Bình được coi là kiến trúc sư trưởng cho chính sách cải tổ và mở cửa
Trung Quốc. Nước này đã tìm cách tăng hội nhập với thế giới, thu hút vốn đầu tư nước
ngoài và khuyến khích lĩnh vực tư nhân phát triển. Ngay từ giai đoạn đầu của quá trình
cải cách và mở cửa, Đặng Tiểu Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của khoa học - công
nghệ. Việc cải tổ được thực hiện từng bước, trên nhiều lĩnh vực, từ doanh nghiệp quốc
doanh, ngân hàng, giáo dục, khung pháp lý đến cấu trúc kinh tế. Đặc khu sử dụng hệ
thống quy định linh hoạt, nhằm giúp Trung Quốc phát triển theo hướng xuất khẩu.
Thành quả của mô hình này rất lớn, và xuất hiện gần như ngay lập tức. Trong những
năm sau đó, Thâm Quyến - đặc khu kinh tế đầu tiên của nước này - tăng trưởng với tốc
độ chóng mặt: Từ một làng chài 30.000 dân sống rải rác trong các ngôi làng nhỏ, giai
đoạn 1978 - 2014, GDP thành phố này tăng 24.500%.
* Thành tựu đạt được khi TQ cải cách thành công :

=> Từ khi mở cửa và cải cách kinh tế, Trung Quốc được xếp vào một trong những
quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. GDP tăng trung bình quanh 10%
mỗi năm từ 1978 đến 2013. Năm 2010, nước này vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế
lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Từ vị trí thứ 11 năm 1978, sau 32 năm, kinh tế Trung
Quốc đã vươn lên lớn thứ nhì thế giới ( THÊM CÁI BẢNG THỂ HIỆN SỰ ĐI LÊN
CỦA NỀN KT TQ )

=> Sau 45 năm, GDP Trung Quốc từ 367,9 tỷ nhân dân tệ (50,8 tỷ USD) tăng lên
121.000 tỷ nhân dân tệ năm 2022. Thu nhập bình quân tăng vọt từ 468 nhân dân tệ năm
1980 lên 91.000 nhân dân tệ (gần 13.000 USD) năm 2022. Việc này giúp họ chuyển từ
nhóm nước có thu nhập thấp lên nhóm thu nhập trung bình cao, theo WB.

* Tình hình hiện nay của tq :

Vài năm gần đây, Trung Quốc có dấu hiệu giảm tốc, dù là nền kinh tế đầu tiên hồi phục
sau Covid-19. Người tiêu dùng ngại chi tiêu. Xuất khẩu đi xuống. Giá cả giảm và hơn
20% người trẻ đang thất nghiệp. Lĩnh vực bất động sản cũng chưa thoát khỏi khủng
hoảng sau hơn 2 năm.

You might also like