Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Chương 1: Nền kinh tế thế giới

1. Khái niệm và nội dung của nền kinh tế thế giới


1.1. Khái niệm
Nền kinh tế thế giới là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia trên trái đất có mối liên hệ hữu cơ và tác động
qua lại lẫn nhau thông qua sự phân công lao động quốc tế cùng với các quan hệ kinh tế của chúng
=> Là sự chuyên môn hoá của các quốc gia có lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sáng đối với công việc ấy

1.2. Nội dung


- Các chủ thể KTQT trong nền kinh tế TG là những người đại diện chi nền KT TG và là nơi phát sinh ra những
quan hệ kinh tế quốc tế. Có 3 thực thể kinh tế với các cấp độ khác nhau:
• Các nền kinh tế QG và vùng lãnh thổ độc lập trên TG (> 200 quốc gia và vùng lãnh thổ độc lập). QHQT
giữa các chủ thể KTQT là kí kết hiệp định song phương, đa phương. Hình thái kinh tế: Các nước ∈
KTTBCN, ∈ KTXHCN, ∈ TGt3
• Các chủ thể ở cấp độ thấp hơn bình diện QG (DN, tập đooàn, xí nghiệp): Có chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn thấp hơn cấp QG. QH giữa các chủ thể: kí kết HĐ TM, ĐT; trong khuôn khổ của những hiệp
định được kí kết giữa các QG
• Các chủ thể kinh tế ở cấp độ quốc tế: Có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cao hơn cấp QG. Đó là các
TCQT hđong với tư cách là những thực thể độc lập, có địa vị pháp lí rộng hơn ĐVPL của chủ thể QG:
IMF, WB, EU, ASEAN,...
* Chủ thể kinh tế đặc biệt: Công ty đa quốc gia (MNCs) và công ty xuyên quốc gia (TNCs). Chiếm tỉ trọng
lớn trong các hoạt động TMQT và ĐTQT, chuyển giao công nghệ

- Các QH KTQT: là bộ phận cốt lõi của nền kinh tế,kết quả tất yếu của sự tác động qua lại của các chủ thể KTQT
- Các quan hệ về di chuyển quốc tế của hàng hoá và dịch vụ (thương mại quốc tế): là việc mua bán hàng
hoá và dịch vụ (hh vật chất or phi vật chất) giữa các quốc gia
- Các quan hệ về di chuyển quốc tế về vốn (đầu tư quốc tế): là việc đưa các nguồn vốn từ nước này
sang nước khác để thực hiện các hoạt động đầu tư (trực tiếp/gián tiếp)
- Các quan hệ về di chuyển quốc tế của lao động (di cư lao động quốc tế): là hdong xuất-nhập khẩu LĐ
nhằm điều chỉnh quan hệ cung cầu về lao động giữa các quốc gia
- Các quan hệ về di chuyển quốc tế của phương tiện tiền tệ (tài chính tiền tệ quốc tế): là việc di chuyển
các loại tiền mặt, các kim loại quý, các giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu,…) giữa các quốc gia nhằm phục vụ
hoạt động lưu thông tiền tệ, hdong tín dụng, hoạt động thanh toán cũng như hdong đầu tư.

2. Bối cảnh mới


Nền kinh tế TG đang bước vào thiên niên kỉ thứ 3 với những đổi mới trong tốc độ tăng trưởng trong sự thay
đổi cơ cấu và đặc biệt là sự sống động trong các QH KTQT

- Tốc độ TT của nền KTTG đang diễn ra không đồng đều giữa các quốc gia, các khu vực, giữa các nhóm nước và
giữa các thời kì
- Thương mại QT tiếp tục gia tăng thể hiện xu hướng tự do hoá thương mại trong qtrinh toàn cầu hoá nền
KTTG, nhưng sự gia tăng thương mại ko đồng đều giữa các nước sẽ dẫn đến thặng dư Tmai ở một số nước và
thâm hụt tmai ở một số nước
- Đtu Qte trên TG vẫn tiếp tục gia tăng: sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu chủ đầu tư, cơ cấu lĩnh vực đầu tư
cũng như tính đa phương và đa chiều của hđộng ĐTQT.
- Thị trường tài chính toàn cầu ptrien
- Bên cạnh qtrinh PTKT, các vấn đề XH và MT sinh thái đang tiếp tục đặt ra ngày càng gay gắt: thất nghiệp, đói
nghèo, dịch bệnh…
- Trong các HĐ KTQT, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt hơn đồng thời qtrinh hợp tác cũng diễn ra ngày
càng phong phú hơn, ở những cấp độ khác nhau, rộng và sâu hơn
- Các ttam KT và cường quốc KT mới được hình thành và ptrien
- Trong những năm gần đây, ctranh bất ổn ở các quốc gia (siri, trung đông) thường xuyên xảy ra xung đột vũ
trang

=> Nền kinh tế đang chuyển từ trật tự cũ sang trật tự mới


+ Ba liên minh KT lớn chi phối các QHKTQT (EU-liên minh châu Âu, NAFTA, APEC khối mậu dịch tự do)
+ Các vương quốc mới nổi (TQ, Ấn Độ, Brazil…)
+ Hình thành trật tự TG mới: các liên minh KT khu vực, các thị trường KT lớn -> vai trò qtrong trong việc chi
phối các QHKTQT, phân hoá giàu nghèo rõ hơn

3. Những xu thế vận động chủ yếu


- Xu thế thứ nhất: sự ptrien mang tính bùng nổ của cuộc CM KH-CN, đbiet cuộc CM Cnghe 4.0
=> Phản ánh động lực của sự phát triển
- Xu thế thứ hai: qtrinh toàn cầu hoá, khu vực hoá, QT hoá diễn ra ở mọi phạm vi Qte khác nhau. tác động
mạnh mẽ vào đời sống kinh tế, ctri, XH của mỗi quốc gia, khu vực nói riêng và thế giới nói chung
=> Trạng thái của sự phát triển
- Xu thế thứ ba: chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập sang hợp tác, tạo sự ổn định cho sự phát triển
với sự ưu tiên các nguồn lực cho PT KT.
=> Phương thức của sự phát triển
- Xu thế thứ tư: sự phát triển của vòng cung châu Á- Thái Bình Dương đang làm cho ttam của nền KT chuyển
dịch

Chương 2: Lý thuyết thương mại quốc tế


1. Chủ nghĩa trọng thương
• Khái niệm
- Chủ nghĩa. trọng thương là lý thuyết thương mại cho rằng để gia tăng của cái của một quốc gia, một nước
cần duy trì cán cân thương mại thặng dư thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời hạn chế tối đa nhập
khẩu

• Nội dung cơ bản:


- Coi vàng bạc là thước do sự giàu có của quốc gia
- Đề cao thương mại, đặc biệt là ngoại thương (xuất siêu), nhấn mạnh vai trò của nhà nước
- Thương mại quốc tế là trò chơi có tổng lợi ích bằng 0

• Mặc dù có nhiều hạn chế, nhưng những quan điểm trọng thương vẫn có giá trị nhất định, và vẫn có ảnh
hưởng đến chính sách thuơng mại của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay

2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối


• Quan điểm của Adam Smith:
- Thị trường chứ không phải là chính phủ mới là yếu tố quy định quy mô, cơ cấu và các luồng thương mai
- Thương mại tự do có lợi cho tất cả các quốc gia
- Chính phủ nên thực hiện chính sách khônbg can thiệp trong hoạt động thương mại quốc tế nói riêng, và các
hoạt động kinh tế nói chung.

• Nội dung cơ bản:


- Cơ sở thương mại quốc tế là lợi thế tuyệt đối
- Lợi thế tuyệt đối tồn tại dựa trên chi phí sản xuất thấp hơn
- Một quốc gia được coi là có lợi thế tuyệt đối về một sản phẩm nếu có thể sản xuất và bán sảnh phẩm đó với
chi phí thấp hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác, hoặc là quốc gia duy nhất có thể sản xuất được sản phẩm đó.
- Mỗi nước nên chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá có lợi thế tuyệt đối và tiến hành trao đổi, từ đó cả hai bên
đều có lợi .

• Ví dụ: Ta có bảng sau:


Sản phẩm/h Việt Nam Nhật Bản
Tivi 1 3
Gạo 4 2
Từ đó:
Giờ/ sản phẩm Việt Nam Nhật Bản
Tivi 1 1/3
Gạo 1/4 1/2

- Vì chi phi sản xuất tivi của Nhật Bản là 1/3 nhỏ hơn của Việt Nam là 1
=> Nhật Bản có lợi thế tuyệt đối với sản phẩm tivi
- Vì chi phí sản xuất gạo của Việt Nam là ¼ nhỏ hơn của Nhật Bản là ½
=> Việt Nam có lợi thế tuyệt đối với sản phẩm gạo
- Theo lý thuyết về lợi thế tuyệt đối thì Việt Nam nên tập chung sản xuất gạo để xuất khẩu và nhập khẩu ti vi;
Nhật Bản nên tập chung sản xuất tivi để xuất khẩu và nhập khẩu gạo

3. Lý thuyết lợi thế so sánh


• Đại diện tiêu biểu: David Ricardo
• Nội dung chủ yếu:
- Lợi thế tương đối (lợi thế so sánh) ra đời nhằm giải thích trường hợp phổ biến trong thuơng mại quốc tế:
một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối vẫn có thể tham gia trao đổi và nhận được lợi ích.
- Cơ sở của lợi thế so sánh là giá tương đối hoặc chi phí cơ hội
- Với cùng một hàng hoá, nước nào có chi phí cơ hội thấp hơn thì có lợi thế so sánh về sản xuất hàng hoá đó
- Mỗi nước nên chuyên môn hoá SX h2 có lợi thế tương đối và tiến hành trao đổi, từ đó cả hai bên đều có lợi
- Khi mỗi quốc gia thực hiện chuyên môn hoá SX và trao đổi mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh với các quốc
gia khác thì mức sản lượng và tiêu dùng của toàn TG sẽ tăng lên và tất cả các QG đều trở nên sung túc hơn
VD:
sản phẩm/h Việt Nam Nhật Bản
Radio 1 3
Gạo 2 4

Giờ/ sản phẩm Việt Nam Nhật Bản


Tivi 1R=2G 1R=4/3G
Gạo 1G=1/2R 1G=3/4R
- CP cơ hội để SX radio của VN > CP cơ hội để SX radio của Nhật => Nhật Bản có lợi thế so sánh trong SX radio
- CP cơ hội để SX gạo của VN < CP cơ hội để SX gạo của Nhật => VN có lợi thế so sánh trong SX gạo
- Để thương mại diễn ra giữa hai nước thì tỷ lệ trao đổi quốc tế phải nằm trong giới hạn 2 tỷ lệ trao đổi nội địa
3/4R ≥ 1G ≥ 1/2R hoặc 2G ≥ 1R ≥ 4/3G
4. Lý thuyết Tân cổ điển (H-O)
- Hoàn cảnh ra đời
+ Đầu XX hai nhà KT học Thuỵ Điển là Eli Hecksher và Bertil Ohlin đã đề xuất quan điểm rằng chính mức độ sẵn
có của các yếu tố SX ở các QG khác nhau và hàm lượng các yếu tố SX sử dụng để làm ra các mặt hàng khác
nhau mới là nhg nhân tố qtrong quyết định thương mại quốc tế
+ Đây được đánh giá là một trong các lí thuyết mạnh trong TMQT

- Các giả định của lí thuyết


+ Thế giới chỉ gồm 2 qgia và 2 mặt hàng + Quá trình SX sử dụng 2 yếu tố đầu vào là vốn và lao
động
+ Chuyên môn hoá SX không hoàn toàn + Công nghệ thị hiếu 2 qgia tương đồng
+ Thương mại là hoàn toàn tự do + CP vận chuyển bằng không
+ Cạnh tranh hoàn hảo

- Nội dung lí thuyết


+ Độ dồi dào của các yếu tố SX: Hàng hoá X được coi là dồi dào lao động khi tman đkien: Lx/K > Ly/Ky
+ Quốc gia A được xem là dồi dào LĐ nếu: La/Ka > Lb/Kb
Lx và Ly là lượng lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị X và Y, còn Kx và Ky là lượng vốn cần thiết để SX
ra một đơn vị X và Y

- Nội dung của định lí H-O: Một

Câu 8. Đánh giá ưu nhược điểm của thương mại quốc tế Việt Nam thời gian qua. Các biện pháp để nhập khẩu
có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh cuả hàng hoá Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Trả lời:
1. Đánh giá:
Ưu điểm:
- Tổng kim ngạch ngoại thương tăng lên nhanh chóng. Từ năm 2000, với mức xuất khẩu bình quân
180USD/người(tăng gấp 6 lần năm 1990), nước ta đã ra khỏi khu vực các nước có nền ngoại thương kém phát
triển. Mức sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng. Kim ngạch bình quân năm 2005 đạt gần 400 triệu
USD/người.
- Tốc độ tăng trưởng ngoại thương nhanh qua các năm và tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng cuả sản xuất. Tốc
độ tăng xuất khẩu hàng năm trên 20%/năm.
- Cơ cấu mặt hàng phong phú đa dạng và được chuyển đổi cơ cấu theo hướng tích cực. Các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực là dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, điện tử, máy tính, gạo, sản phẩm gỗ,... Cơ cấu xuất khẩu
được cải thiện theo hướng giảm dần xuất khẩu hàng thô, tăng hàng chế biến và tăng giá trị gia tăng
trong hàng hóa xuất khẩu.
- Thị trường xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng và chuyển đổi hướng: trước đây, chủ yếu Việt Nam có
quan hệ buôn bán với Liên Xô và Đông Âu, chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất nhập khẩu, thì nay Việt Nam đã
có quan hệ buôn bán với khoảng 200 quốc gia trên thể giới. Việt Nam đang dần định hướng được thị trường
truyền thống (Nga...), thị trường trọng điểm (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung Quốc...), thị
trường mới (các nước châu Phi, châu Mỹ La Tinh...)
- Hệ thống các công cụ chính sách, biện pháp thương mại quốc tế đã và đang phát huy tác dụng hiệu quả, tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.
- Nhập khẩu tăng nhờ xuất khẩu tăng
- Nhập siêu qua các năm gần đây có chiều hướng giảm
- Xuất khẩu vượt kế hoạch: năm 2005, kế hoạch xuất khẩu 30,8 tỷ USD, xuất khẩu thực tế đạt 32,2 tỷ USD;
năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đạt 39,6 tỷ USD, vượt 4,95 so với kế hoạch.
Nhược điểm:
- Quy mô xuất nhập khẩu còn nhỏ so với tiềm năng của nền kinh tế. Cán cân thương mại thường xuyên thâm
hụt.
- Cơ cấu mặt hàng lạc hậu (hơn 30% kim ngạch xuất khẩu là hàng nông lâm thuỷ sản, 95% nhập khẩu hàng tư
liệu sản xuất).
- Chất lượng hàng xuất nhập khẩu còn thấp, chi phí đầu vào cao, mặt hàng manh mún, sức cạnh tranh còn yếu.
Nhiều mặt hàng chủ yếu được thu gom để xuất khẩu như gạo, chè, cà phê,... chưa xây dựng được những mặt
hàng có hàm lượng chế biến và công nghệ cao.
- Thị trường bấp bênh, chưa ổn định, xuất khẩu nhiều qua trung gian, thiếu những hợp đồng lớn và dài hạn.
- Nhập khẩu lãng phí, sử dụng còn kém hiệu quả, nhiều mặt hàng không phù hợp với điều kiện sử dụng ở Việt
Nam.
- Công tác quản lý xuất nhập khẩu còn thiếu đồng bộ và nhất quán. Vấn đề buôn lậu, gian lận thương mại trở
nên nghiêm trọng. Vấn đề vi phạm bản quyền đang trở thành quốc nạn gây giảm uy tín đối với các doanh
nghiệp và hàng hoá Việt Nam trên thương trường.

2. Biện pháp để nhập khẩu có hiệu quả:


- Các biện pháp vĩ mô:
+ Cải cách pháp luật, các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp
+ Tăng cường quản lý nhà nước, kết hợp chặt chẽ giữa các ngành và tổ chức có liên
quan, điều chỉnh các công cụ và biện pháp ngoại thương phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy tắc của
WTO,... để quản lý tốt hoạt động nhập khẩu, các mặt hàng nhập khẩu để hạn chế tối đa tình trạng buôn lậu và
gian lận thương mại, các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật để bảo vệ người tiêu dùng trong nước,...
+ Liên kết các doanh nghiệp, các ngành kinh tế liên quan đến nhau để nhập khẩu theo một hệ thống và có
chiến lược nhập khẩu phù hợp, để tăng quy mô khắc phục những khó khăn về vốn, giá cả,...
+ Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp đầy đủ các thông tin cho các doanh nghiệp về các
nguồn hàng, các đối tác,...
+ Hỗ trợ vấn đề vốn cho các doanh nghiệp thông qua các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi,...
+ Tăng cường các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp
nước ngoài để mở rộng quy mô và tiếp thu được trình độ quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại...
+ Khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu các máy móc, trang thiết bị hiện đại,
không nhập khẩu các máy móc, công nghệ lạc hậu, tránh đưa nước ta trở thành bãi rác công nghiệp...
- Các biện pháp vi mô:
+ Chủ động tăng cường liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp khác
+ Có chiến lược nhập khẩu phù hợp và dài hạn
+ Hết sức chú trọng nghiên cứu, tìm hiểu đối tác và hàng hoá nhập khẩu
+ Cần phải làm việc nghiêm túc, hiệu quả tạo dựng và giữ uy tín với đối tác
+ Chủ động đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao...

3. Biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam:
Biện pháp vĩ mô:
+ Tăng cường mở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế, quan hệ thương mại
với các nước trên thế giới. Nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết với các quốc gia và
WTO.
+ Đổi mới thể chế và chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng minh bạch hoá nhằm khuyến
khích mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng kinh doanh có
hiệu quả. Mặc dù luật thương mại đã thực thi nhưng Việt Nam cần phải hoàn thiện hơn nữa các văn bản dưới
luật cho việc thực thi luật được thuận lợi hơn, đặc biệt là các quy định về hải quan.
+ Phải có chiến lược quy hoạch và xây dựng các dự án sản xuất hàng hoá xuất khẩu
trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế của từng vùng. Tiếp tục chuyển dịch cơ
cấu xuất khẩu từ sản phẩm thô, sơ chế sang các sản phẩm xuất khẩu chế biến sâu và có giá trị cao thông qua
phát triển công nghệ chế biến, gắn vùng nguyên liệu với công nghệ chế biến, kiểm soát hoạt động nhập khẩu.
+ Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, chính phủ cần hỗ trợ các doanh
nghiệp trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường xuất khẩu. Bên cạnh việc mở rộng thị trường mới cần không
ngừng củng cố thị trường truyền thống vì đó là những thị trường có sức mua khá lớn và điều kiện cạnh tranh
có phần thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
+ Ưu tiên nhập khẩu các hàng hoá, công nghệ mới áp dụng vào sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Đổi mới hoạt động của các tổng công ty, khuyến khích việc thành lập các hiệp hội
ngành hàng xuất khẩu nhằm đáp ứng các hợp đồng lớn và dài hạn. Mặt khác tránh hiện tượng chen chân trên
sân nhà và làm giảm uy tín hàng hoá Việt Nam.
+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ đàm phán
thương mại...
Biện pháp vi mô:
+ Lựa chọn mặt hàng kinh doanh có nhiều triển vọng, có thế mạnh của Việt Nam như
gạo, cà phê, cao su, thuỷ sản, hạt điều, dệt may, dây cáp điện, linh kiện điện tử và
mạch in, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ,...
+ Đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu để nâng cao chất lượng, tăng sức
cạnh tranh, cải tiến mẫu mã, giảm giá thành và giá xuất khẩu cho hàng hoá Việt Nam.
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nên tập trung vào công nghệ bảo quản và công
nghệ chế biến.
+ Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài để nắm bắt cơ hội kinh
doanh, xuất khẩu những thứ thị trường cần. (Nghiên cứu chính sách thương mại, mở
văn phòng đại diện, cơ quan xúc tiến thương mại tại các thị trường xuất nhập khẩu lớn,
đào tạo đội ngũ nhân viên marketing giỏi)

24
BAN HỌC THUẬT - LCĐ KHOA ĐẦU TƯ

http://www.facebook.com/DethiNEU
+ Tăng cường công tác quảng bá và khuyếch trương các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh quốc tế trong các doanh nghiệp
+ Thúc đẩy liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài để tăng cường tiềm lực xuất
khẩu
+ Đầu tư thoả đáng và mẫu, mốt, giống cây con...
+ Phấn đấu giảm chi phí, giám giá, tăng sức cạnh tranh
+ Tiếp cận tốt với các kênh phân phối phù hợp ở các thị trường khácnhau: EU là hình
thức tập đoàn, Hoa Kỳ là hình thức hiệp hội...

25
BAN HỌC THUẬT - LCĐ KHOA ĐẦU

You might also like