HDC - Văn K10-KTHK2-2023-2024

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023 - 2024

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM


Môn: Ngữ văn, lớp 10
(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 05 trang)
ĐỀ 01

CÂU Nội dung Điểm


I. ĐỌC HIỂU 6,0
1 Ngôi kể trong đoạn trích: ngôi thứ nhất 0,5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đúng đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: 0 điểm
2 Cảm nhận về tiếng hát bên kia sông của nhân vật “tôi”: 0,5
- một bài rất lạ,
- tiếng hát thật buồn,
- tiếng hát lơ lửng bay trên mặt sông
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời 2 – 3 ý: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,25 điểm
- Học sinh trả lời đáp án khác hoặc không trả lời: 0,0 điểm
3 Hiểu về những người đánh cá đêm qua lời nhân vật chị Thắm:
- Là những người thiếu tình yêu thương, nghèo đói và tăm tối. 1,0
- Họ không độc ác, đáng thương hơn đáng trách.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đúng đáp án: 1,0 điểm
- Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời đáp án khác hoặc không trả lời: 0,0 điểm
4 - Biện pháp so sánh: so sánh cảm giác dễ chịu lạ lùng với như vừa tắm xong, 0,25
như vừa gột rửa được điều u ám.
- Tác dụng:
+ Làm câu văn giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn. 0,75
+ Nhấn mạnh tâm trạng thoải mái, thanh thản, nhẹ nhõm của nhân vật “tôi”
+ Thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu của tác giả với nhân vật.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm
- Phần tác dung của biện pháp:
+ Học sinh trả lời đúng 2 – 3 ý: 0,75 điểm
+ Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm

5 Lời khẳng định của chị Thắm giúp nhân vật “tôi”: 1,0
- Tìm lại niềm tin vào điều kỳ diệu và lòng tốt của con người.
- Có động lực để tìm kiếm điều kỳ diệu và trở thành người tốt.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đúng đáp án: 1,0 điểm
- Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời đáp án khác hoặc không trả lời: 0,0 điểm
6 Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) cảm nhận về nhân vật chị Thắm trong 2,0
đoạn trích phần Đọc hiểu.
1
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
- Đoạn văn có dung lượng khoảng 150 chữ
- Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân -
hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về nhân vật chị Thắm 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
- Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận
theo nhiều cách nhưng phải làm rõ cảm nhận về nhân vật chị Thắm.
- Có thể cảm nhận theo hướng sau:
+ Cuộc sống vất vả: nhà ở bến Cốc, nghèo, suốt ngày ở trên con đò ngang. 0,25
+ Phẩm chất/ vẻ đẹp của chị Thắm: 0,75
. Dũng cảm: là người đã cứu “tôi” thoát chết.
. Dịu dàng, tình cảm: ân cần chăm sóc bón cháo, an ủi “tôi”.
. Có tấm lòng bao dung, nhân hậu: thương những người đánh cá không có ai
yêu thương, đói mà ngu muội.
. Có niềm tin, tâm hồn đẹp: niềm tin vào con trâu đen.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0,25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

ĐỀ 02
Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 Ngôi kể trong đoạn trích: ngôi thứ nhất 0,5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đúng đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: 0 điểm
2 Cảm nhận về tiếng hát bên kia sông của nhân vật “tôi”: Bên sông lại vẳng 0,5
tiếng hát thuở nào tê tái
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đúng đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời đáp án khác hoặc không trả lời: 0,0 điểm
3 Hiểu về nhân vật “tôi” qua lời người kể chuyện:
- Lãng quên những kỉ niệm, đánh mất niềm tin vào điều kỳ diệu đẹp thời 0,5
thơ ấu.
- Trở thành người thực dụng, quan tâm nhiều đến nhu cầu về vật chất đời thường. 0,5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đúng đáp án: 1,0 điểm
- Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0.5 điểm
- Học sinh trả lời đáp án khác hoặc không trả lời: 0,0 điểm
4 - Biện pháp nhân hóa: cây gạo cô đơn, màu hoa rực đỏ xao xuyến bồn chồn. 0,25
- Tác dụng:
+ Làm câu văn giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn. 0,75
+ Nhấn mạnh cảnh vật đẹp nhưng vắng lặng, buồn thương và cảm xúc bâng
khuâng, đầy dự cảm của nhân vật “tôi” khi trở về quê.
+ Thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu của tác giả với nhân vật.
Hướng dẫn chấm:
2
- Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm
- Phần tác dung của biện pháp:
+ Học sinh trả lời đúng 2 – 3 ý: 0,75 điểm
+ Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm
5 Cái chết của chị Thắm tác động đến nhân vật “tôi”: 1,0
- Khiến “tôi” đau đớn, xót xa, hụt hẫng.
- Niềm tin vào điều kỳ diệu và những ý nghĩa tốt đẹp của cuộc sống tan biến.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đúng đáp án: 1,0 điểm
- Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm
6 Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) cảm nhận về nhân vật chị Thắm trong 2,0
đoạn trích phần Đọc hiểu.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
- Đoạn văn có dung lượng khoảng 150 chữ
- Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân -
hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về nhân vật chị Thắm 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
- Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận
theo nhiều cách nhưng phải làm rõ cảm nhận về nhân vật chị Thắm.
- Có thể cảm nhận theo hướng sau:
+ Phẩm chất/ vẻ đẹp của chị Thắm: 0,5
. Giàu tình cảm: Khi tôi ra đi, chị Thắm gọi tôi xuống đò cho ăn cháo cá.
. Dũng cảm, nhân hậu: Nhà Thắm cứu được không biết bao nhiêu người ở
khúc sông này…
+ Số phận của chị Thắm: 0,5
. Cái chết bi kịch: chết đuối mà không ai cứu.
. Bị lãng quên: Bao nhiêu năm nay chẳng hề có ai hỏi thăm nhà Thắm.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt 0,25
mới mẻ.

Câu 2

Nội dung Điểm


DÀNH CHO HỌC SINH KHÔNG CHUYÊN VĂN 4,0
Có nên tin vào những điều kỳ diệu trong cuộc sống?
Bằng những trải nghiệm, anh/chị hãy viết bài luận chia sẻ quan điểm
của bản thân trước câu hỏi trên.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, nêu quan điểm của 0,5
bản thân; Thân bài làm sáng rõ quan điểm của bản thân; Kết bài khẳng định quan điểm
của bản thân.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: quan đểm của bản thân trước vấn đề Có nên tin 0,25
vào những điều kỳ diệu trong cuộc sống?
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: học sinh có thể triển khai theo 2,75
nhiều cách, bày tỏ quan điểm có hoặc không nên tin vào những điều kỳ diệu trong cuộc
sống nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, chia sẻ trải nghiệm của bản thân,
những vỡ lẽ/ suy ngẫm, bàn luận sau trải nghiệm một cách thuyết phục.
3
Một số gợi ý:
* Quan điểm có nên tin vào những điều kỳ diệu trong cuộc sống
- Giải thích/ cách hiểu về những điều kỳ diệu trong cuộc sống: là những điều tốt đẹp, kì
lạ nhưng vẫn xảy ra giữa đời thường và có tác động mạnh đến tình cảm, nhận thức, hành
động của con người.
- Quan điểm lựa chọn của bản thân: nên tin vào những điều kỳ diệu trong cuộc sống
- Lí giải tại sao nên tin vào những điều kỳ diệu trong cuộc sống:
+ Bằng chứng tiêu biểu, xác thực, thuyết phục là những sự kiện, kinh nghiệm bản thân đã
trải qua/ được chứng kiến/ được biết, đó có thể là những tấm lòng cao cả, những thành
tích/ kết quả phi thường/ hơn cả sự mong đợi... (có thể học sinh không kể lại cụ thể
những trải nghiệm nhưng có cách lựa chọn giọng điệu và hướng triển khai thích hợp)
+ Lí lẽ:
. Giúp tâm hồn, cuộc sống trở nên phong phú, có ý nghĩa;
. Có niềm lạc quan và động lực để vượt qua những khắc nghiệt của cuộc sống;
. Nỗ lực sáng tạo, có thể làm được những điều lớn lao, phi thường đem lại niềm vui,
hạnh phúc cho bản thân và người khác;
- Mở rộng, bài học:
+ Nhiều người thiếu niềm tin, chưa bao giờ tin vào điều kì diệu nên cuộc sống, tâm hồn
đơn điệu, tẻ nhạt, dễ trở thành người thực dụng; tin vào những điều kỳ diệu trong cuộc
sống không phải là niềm tin mù quáng, sống xa rời thực tế.
+ Hãy có niềm tin, hướng đến những điều tốt đẹp, kỳ diệu trong cuộc sống đời thường.
* Quan điểm không nên tin vào những điều kỳ diệu trong cuộc sống
- Giải thích/cách hiểu về những điều kỳ diệu trong cuộc sống: là những điều kỳ ảo,
những phép màu không có thật trong trí tưởng tượng của con người.
- Lí giải tại sao không nên tin vào những điều kỳ diệu trong cuộc sống:
+ Bằng chứng tiêu biểu, xác thực, thuyết phục là những sự kiện, kinh nghiệm bản thân đã
trải qua/ được chứng kiến/ được biết (có thể học sinh không kể lại cụ thể những trải
nghiệm nhưng có cách lựa chọn giọng điệu và hướng triển khai thích hợp).
+ Lí lẽ:
. Khiến con người không mơ mộng hão huyền, xa rời thực tế cuộc sống.
. Không bị ảo tưởng vào bản thân và cuộc sống có thể dẫn đến thất vọng, hẫng hụt, hoang
mang,...
. Giúp chúng ta nỗ lực sáng tạo, phát huy thực lực của bản thân, không có tâm lí trông
chờ, lười biếng, ỷ lại vào những phép màu có thể xảy ra.
- Mở rộng, bài học:
+ Nhiều người tin mù quáng vào những điều kỳ diệu không có thật trong cuộc sống dẫn
đến những hậu quả cho bản thân và người khác; không tin vào những điều kỳ diệu hão
huyền không có nghĩa là mất niềm tin vào cuộc sống.
+ Hãy sống chân thực, không ngừng khẳng định năng lực của bản thân để tạo ra những
giá trị tốt đẹp, thiết thực.
Hướng dẫn chấm:
- HS nêu được cách hiểu của bản thân về vấn đề: 0,25 điểm
- HS chia sẻ trải nghiệm bản thân tiêu biểu, xác thực, thuyết phục: 1,0
- HS suy ngẫm, đưa ra các lí lẽ thuyết phục để làm sáng rõ quan điểm: 1,0 điểm
- Phần mở rộng, bài học: 0,5 điểm
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt 0,25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25
DÀNH CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN 4,0
4
Điều gì làm nên sức mạnh cho con người bạn?
Bằng những trải nghiệm, anh/chị hãy viết bài luận chia sẻ quan niệm
của bản thân trước câu hỏi trên.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, nêu quan điểm của 0,5
bản thân; Thân bài làm sáng rõ quan điểm của bản thân; Kết bài khẳng định quan điểm
của bản thân.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: quan đểm của bản thân trước vấn đề Điều gì làm 0,25
nên sức mạnh cho con người bạn?
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều 2,75
cách, có thể bày tỏ quan điểm có hoặc không nên tin vào những điều kỳ diệu trong cuộc
sống nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và những
trải nghiệm của bản thân, thể hiện tình cảm, cảm xúc chân thành và suy ngẫm, bàn luận
về trải nghiệm. Một số gợi ý:
- Quan điểm/ cách hiểu về sức mạnh của con người: là khả năng, năng lực mạnh nhất của
con người khi giải quyết một vấn đề trong cuộc sống, đó có thể là sức mạnh về thể lực, trí
tuệ, tinh thần, tình cảm, vật chất, tầm ảnh hưởng,...
- Học sinh có thể đưa ra một hoặc nhiều quan niệm về điều tạo nên sức mạnh của bản
thân như: sự nỗ lực/ ý chí/ kiên trì; tình yêu thương/lòng nhân hậu/ bao dung; niềm tin/ hi
vọng; trí tuệ/ tri tức;…
- Lí giải sự lựa chọn của bản thân: kết hợp bằng chứng tiêu biểu, xác thực là những sự
kiện, kinh nghiệm bản thân đã trải qua/ được chứng kiến/ hiểu biết của bản thân về cuộc
sống xung quanh và những lí lẽ thuyết phục.
- Mở rộng, bài học:
+ Nêu được phản đề; những yếu tố khác tạo nên sức mạnh của con người.
+ Bài học nhận thức, hành động cho mọi người.
Hướng dẫn chấm:
- HS nêu được cách hiểu của bản thân về vấn đề: 0,25 điểm
- HS chia sẻ trải nghiệm bản thân: 1,0
- HS suy ngẫm, đưa ra các lí lẽ thuyết phục để làm sáng rõ quan điểm: 1,0 điểm
- Phần mở rộng, bài học: 0,5 điểm
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25

You might also like