Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

Bài tập 1: Hình bên là một máy nén thủy lực được dùng để nâng ô tô trong các

gara. Muốn có một lực nâng là 10000N tác dụng lên pit tong lớn, thì phải tác dụng
lên pit tong nhỏ một lực bằng bao nhiêu? (Biết pit tong lớn có diện tích lớn gấp 5
lần pit tong nhỏ và chất lỏng có thể truyền nguyên vẹn áp suất từ pit tong nhỏ sang
pit tong lớn)

- Gọi S, s là diện tích của pít tông lớn và pít tông nhỏ. Suy ra S = 5.s

- Áp dụng công thức máy nén thủy lực:

Biết pit tong lớn có diện tích lớn gấp 5 lần pit tong nhỏ và chất lỏng có thể
truyền nguyên vẹn áp suất từ pit tong nhỏ sang pit tong lớn.

Bài tập 2: Tác dụng một lực f = 300N lên pittông nhỏ của một máy ép dùng nước.
Diện tích pit tông nhỏ là 25 cm2, diện tích pittông lớn là 150 cm2. Tính áp suất tác
dụng lên pittông nhỏ và lực tác dụng lên pittông lớn.
- Áp suất tác dụng lên pittông nhỏ:

- Theo nguyên lí Paxcan áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn đến
pittông lớn, do đó áp suất tác dụng lên pít tông lớn là 120000 (N/m2)

- Lực tác dụng lên pittông lớn là:

F = p.S = 120000. 0,015 = 1800 (N)

Ví dụ 3: Trong một máy ép dùng chất lỏng, mỗi lần pít tông nhỏ đi xuống một
đoạn 20cm thì pit tông lớn được nâng lên một đoạn 1cm. Tính lực tác dụng lên vật
đặt trên pít tông lớn nếu tác dụng vào pit tông nhỏ một lực f = 400N.

Lời giải:

- Khi pittông nhỏ đi xuống một đoạn h = 20cm thì phần thể tích chất lỏng từ bình
nhỏ chuyển sang bình lớn là :

V1 = sh

và khi đó ở bình lớn nhận thêm một lượng chất lỏng có thể tích là :

V2 = SH.
- Ta có:

=> S = 20.s

- Áp dụng công thức máy nén thủy lực:

- Vậy lực tác dụng lên vật đặt trên pittông lớn là 8000 N.

Đáp số : 8000N

C. Bài tập vận dụng


Câu 1: Tiết diện của pittông nhỏ của một cái kích dùng dầu là 3,5cm 2, của pittông
lớn là 175cm2. Người ta dùng kích để nâng một vật có trọng lượng 25000N. Để
nâng được vật này thì phải tác dụng lên pít tông nhỏ một lực có độ lớn bằng:

A. 50N B. 175N

C. 250N D. 350N

Lời giải:

Đáp án: A

- Áp dụng công thức về máy ép dùng chất lỏng ta có :

- Lực cần tác dụng lên pít tông nhỏ là:


Câu 2: Trong một máy ép dùng chất lỏng, mỗi lần pít tông nhỏ đi xuống một
đoạn h = 40cm thì pít tông lớn được nâng lên một đoạn H = 5cm. Khi tác dụng
vào pít tông nhỏ một lực f = 500N thì lực nén vật lên pít tông lớn là:

A. 1000N B. 4000N

C. 5000N D. 10000N

Lời giải:

Đáp án: B

- Gọi s và S lần lượt là diện tích của pít tông nhỏ.

- Khi pittông nhỏ đi xuống một đoạn h thì phần thể tích chất lỏng từ bình nhỏ
chuyển sang bình lớn là V1 = sh và khi đó ở bình lớn nhận thêm một lượng chất
lỏng có thể tích là V2 = SH.

- Áp dụng công thức về máy ép dùng chất lỏng ta có:

Câu 3: Nguời ta dùng một cái kích thuỷ lực để nâng một vật có trọng lượng P =
30000N. Khi đặt vật này lên pít tông lớn thì lực cần thiết tác dụng lên pittông nhỏ
là f = 100N. Mỗi lần nén xuống pít tông nhỏ di chuyển được một đoạn h = 30 cm.
Sau 50 lần nén thì vật được nâng lên một độ cao là bao nhiêu? Bỏ qua các loại ma
sát.

A. 1500cm B. 30cm
C. 10cm D. 5cm

Lời giải:

Đáp án: D

Để nâng được vật thì lực cần thiết tác dụng lên pít tông lớn bằng với trọng lượng
P của vật.

- Ta có :

- Mà :

- Mỗi lần nén pit tông nhỏ pit tông lớn được nâng lên một đoạn H = 0,1cm.

- Vậy sau 50 lần nén pit tông nhỏ thì vật được nâng lên một đoạn là :

50.0,1 = 5 (cm)

Câu 4: Bình thông nhau gồm 2 nhánh hình trụ có tiết diện lần lượt là S 1 = 40cm2,
S2 = 10cm2 và có chứa nước. Trên mặt nước có đặt các pitông mỏng, khối lượng
m1 = 0,1kg và m2 = 0,5kg. Mực nước 2 bên chênh nhau 1 đoạn h. Chiều cao h là:
A. 40cm B. 45,5cm

C. 47,5cm D. 49,2cm

Lời giải:

Đáp án: C

- Chọn điểm tính áp suất ở mặt dưới của pitông 2

( d0 là trọng lượng riêng của nước, p1; p2 là trọng lượng hai pít tông )

- Mực nước 2 bên chênh nhau là:


Câu 5: Máy nén thuỷ lực đổ đầy dầu, tiết diện các pit tông là S = 1m2 và s =
0,2cm2, các pít tông có khối lượng không đáng kể. Ban đầu hai pít tông có độ cao
như nhau. Một người khối lượng 54kg đứng trên pit tông lớn thì pit tông nhỏ nâng
lên một đoạn là bao nhiêu? Cho khối lượng riêng của dầu D = 0,9 g/cm3.

A. 0,05m B. 0,1m

C. 0,5m D. 0,01m

Lời giải:

Đáp án : A

- Khi người đứng trên pit tông lớn, pit tông lớn dịch chuyển xuống một đoạn H và
khi đó pít tông nhỏ đi lên một đoạn là h.

- Ta có:

- Xét áp suất tại A và B: pA = pB


- Mà:

- Từ (1) và (2):

- Vậy khi người khối lượng 54kg đứng trên pittông lớn thì pittông nhỏ nâng lên
một đoạn là:

h = 5H = 5. 0,01 = 0,05(m).

Câu 6: Bình thông nhau gồm 2 nhánh hình trụ có tiết diện lần lượt là S 1, S2 và có
chứa nước. Trên mặt nước có đặt các pitông mỏng, khối lượng m1 và m2. Mực
nước 2 bên chênh nhau 1 đoạn h. Khi đặt một vật khối lượng m lên pitông lớn thì
mực nước ở 2 bên ngang nhau. Xác định m?
Lời giải:

- Chọn điểm tính áp suất ở mặt dưới của pitông 2

- Khi chưa đặt quả cân thì:

( D0 là khối lượng riêng của nước )

- Khi đặt vật nặng lên pitông lớn thì :

- Trừ vế với vế của (1) cho (2) ta được :

Đáp số: m = D0S1h


Câu 7: Một máy ép dùng dầu có 2 xi lanh A và B thẳng đứng nối với nhau bằng
một ống nhỏ. Tiết diện thẳng của xi lanh A là 200cm 2 và của xi lanh B là 4cm2.
Trọng lượng riêng của dầu là 8000N/m3. Đầu tiên mực dầu ở trong hai xi lanh ở
cùng một độ cao. Đặt lên mặt dầu trong A một pít tông có trọng lượng 100N. Hỏi
cần phải đặt lên mặt chất lỏng trong B một pít tông có trọng lượng bao nhiêu để
hai mặt dưới của 2 pít tông nằm trên cùng một mặt phẳng

Lời giải:

- Áp suất của pít tông tác dụng lên mặt chất lỏng ở nhánh A là :

- Khi đặt lên mặt chất lỏng trong nhánh B một pít tông có trọng lượng P2 thì pít
tông này tác dụng lên mặt chất chất lỏng một áp suất là :

Khi cân bằng, mặt dưới của 2 pít tông cùng nằm trên 1 mặt phẳng nằm ngang.
Vậy áp suất 2 pít tông tác dụng lên mặt chất lỏng bằng nhau nên ta có: p1 = p2

Đáp số: 2N

Câu 8: Bán kính của 2 xi lanh của 1 cái kích dùng dầu lần lượt là 10cm và 2cm.
a. Đặt lên pít tông lớn của kích 1 vật có khối lượng 250kg. Cần phải tác dụng lên
pít tông nhỏ một lực là bao nhiêu để nâng được vật nặng lên?

b. Người ta chỉ có thể tác dụng lên pít tông nhỏ một lực lớn nhất là 500N. Vật có
khối lượng lớn nhất mà cái kích này có thể nâng lên được là bao nhiêu?

Lời giải:

a. Muốn nâng được pít tông lớn lên thì áp suất tác dụng lên pít tông nhỏ ít nhất
phải bằng áp suất tác dụng lên pít tông lớn nên ta có:

- Mà:

- Nên:

⇔ f1 ≥ 100

- Vậy phải tác dụng lên pít tông nhỏ một lực lớn hơn hoặc bằng 100N thì sẽ nâng
được vật lên.

b. Áp dụng công thức về máy ép dùng chất lỏng ta có :


- Vật nặng nhất mà kích có thể nâng lên được là:

12500:10 =1250 (kg)

Đáp số: 100N; 1250kg

Câu 9: Một phanh ô tô dùng dầu gồm 2 xi lanh nối với nhau bằng một ống nhỏ
dẫn dầu. Pít tông nhỏ của xi lanh ở đầu bàn đạp có tiết diện 4cm 2, còn pít tông lớn
nối với 2 má phanh có tiết diện 8cm 2. Tác dụng lên bàn đạp một lực 100N. Đòn
bẩy của bàn đạp làm cho lực đẩy tác dụng lên pít tông nhỏ tăng lên 4 lần. Tính lực
đã truyền đến má phanh.

Lời giải:

- Áp lực tác dụng lên pít tông là:

F2 = 4.F1 = 4.100 = 400(N)

- Khi đó áp suất lên pít tông bàn đạp là


được truyền nguyên vẹn đến pít tông phanh có diện tích S 2 là:

- Nên:

- Vậy lực đã truyền đến má phanh là F = 800(N).

Đáp số: 800N

Câu 10: Hai xi lanh có tiết diện S1 và S2 thông với nhau và có chứa nước. Trên
mặt nước có đặt các pít tông mỏng có khối lượng riêng khác nhau nên mực nước ở
2 bên chênh nhau một đoạn h (Hình vẽ). Người ta đổ 1 lớp dầu lên pít tông S 1 sao
cho mực nước nước ở 2 bên ngang nhau.

Nếu lấy lượng dầu đó từ bên S1 đổ lên pít tông S2 thì độ chênh lệch x của mực
nước ở 2 xi lanh là bao nhiêu? ( Tính x theo S1; S2 và h )

Lời giải:

- Gọi
P1; P2 lần lượt là trọng lượng của pít tông S1; S2

d1; d2 lần lượt là trọng lượng riêng của dầu và nước

h1 ; h2 lần lượt là chiều cao của dầu trên pít tông có tiết diện S 1 ; S2

- Ban đầu khi mực nước ở 2 bênh chênh nhau 1 đoạn h nên ta có:

- Khi đổ dầu vào S1 ta có:

- Khi đổ dầu vào S2 ta có

- Từ (1) và (2) suy ra:

- Từ (1) và (3) suy ra:


- Vì thể tích dầu không đổi nên V1 = V2

Hay:

- Thế (4) vào (6) ta được:

- Thế (7) vào (5) ta được:

Đáp số:

D. Bài tập bổ sung


Bài 1. Một máy nén thủy lực được dùng để nâng ô tô trong các gara. Muốn có
một lực nâng là 10000N tác dụng lên pit tông lớn, thì phải tác dụng lên pit tông
nhỏ một lực bằng bao nhiêu?

Bài 2. Tiết diện của pittông nhỏ của một cái kích dùng dầu là 3,5cm2, của pittông
lớn là 175cm2. Người ta dùng kích để nâng một vật có trọng lượng 25000N. Để
nâng được vật này thì phải tác dụng lên pít tông nhỏ một lực có độ lớn bằng bao
nhiêu?

Bài 3. Trong một máy ép dùng chất lỏng, mỗi lần pít tông nhỏ đi xuống một đoạn
h = 40cm thì pít tông lớn được nâng lên một đoạn H = 5cm. Khi tác dụng vào pít
tông nhỏ một lực f = 500N thì lực nén vật lên pít tông lớn là bao nhiêu?

Bài 4. Nguời ta dùng một cái kích thuỷ lực để nâng một vật có trọng lượng P =
30000N. Khi đặt vật này lên pít tông lớn thì lực cần thiết tác dụng lên pittông nhỏ
là f = 100N. Mỗi lần nén xuống pít tông nhỏ di chuyển được một đoạn h = 30 cm.
Sau 20 lần nén thì vật được nâng lên một độ cao là bao nhiêu? Bỏ qua các loại ma
sát.

Bài 5. Bình thông nhau gồm 2 nhánh hình trụ có tiết diện lần lượt
là S1=40cm2, S2=10cm2 và có chứa nước. Trên mặt nước có đặt các pitông mỏng,
khối lượng m1 = 0,1kg và m2 = 0,5kg. Mực nước 2 bên chênh nhau một đoạn h.
Tính chiều cao h?

Bài 6. Máy nén thuỷ lực đổ đầy dầu, tiết diện các pit tông là S = 1m2 và s
= 0,2cm2, các pít tông có khối lượng không đáng kể. Ban đầu hai pít tông có độ
cao như nhau. Một người khối lượng 54kg đứng trên pit tông lớn thì pit tông nhỏ
nâng lên một đoạn là bao nhiêu? Cho khối lượng riêng của dầu D = 0,9g/cm3.

Bài 7. Máy nén thuỷ lực đổ đầy dầu, tiết diện các pit tông là S = 2m 2 và s =
0,1cm2, các pít tông có khối lượng không đáng kể. Ban đầu hai pít tông có độ cao
như nhau. Muốn nâng một xe ô tô khối lượng 1 tấn lên cao thì cần tác dụng vào
pit tông nhỏ một lực tối thiểu bằng bao nhiêu? Cho khối lượng riêng của dầu D =
0,9 g/cm3.

Bài 8. Bình thông nhau gồm 2 nhánh hình trụ có tiết diện lần lượt là S 1, S2 và có
chứa nước. Trên mặt nước có đặt các pitông mỏng, khối lượng m 1 và m2. Mực
nước 2 bên chênh nhau 1 đoạn h. Khi đặt một vật khối lượng m lên pitông lớn thì
mực nước ở 2 bên ngang nhau. Xác định m?

Bài 9. Một máy ép dùng dầu có 2 xi lanh A và B thẳng đứng nối với nhau bằng
một ống nhỏ. Tiết diện thẳng của xi lanh A là 400cm 2 và của xi lanh B là 4cm2.
Trọng lượng riêng của dầu là 8000N/m3. Đầu tiên mực dầu ở trong hai xi lanh ở
cùng một độ cao. Đặt lên mặt dầu trong A một pít tông có trọng lượng 120N. Hỏi
cần phải đặt lên mặt chất lỏng trong B một pít tông có trọng lượng bao nhiêu để
hai mặt dưới của 2 pít tông nằm trên cùng một mặt phẳng.

Bài 10. Nguời ta dùng một cái kích thuỷ lực để nâng một vật có trọng lượng P =
50000N. Khi đặt vật này lên pít tông lớn thì lực cần thiết tác dụng lên pittông nhỏ
là f = 100N. Mỗi lần nén xuống pít tông nhỏ di chuyển được một đoạn h = 30 cm.
Sau 30 lần nén thì vật được nâng lên một độ cao là bao nhiêu? Bỏ qua các loại ma
sát.

You might also like