Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

I.

Quan điểm của HCM về con người:


a) Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể:
- Con người luôn được xem xét là một chỉnh thể được thống nhất
bởi 3 yếu tố: trí lực, tâm lực và thể lực
- HCM xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối
lập:
+ Theo Hồ Chí Minh, người ta mới sinh ra đều vốn tốt cả, nhưng
về sau do ảnh hưởng của bố mẹ, bạn bè, xã hội mà dần dần mỗi
người một khác. Đồng thời, “ngay trong mỗi con người đều có
thiện và ác ở trong lòng”. Vì vậy: “Ta phải biết làm cho phần tốt ở
trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất
dần đi... Đối với những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người
phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng
cách làm cho cái phần thiện trong con người nãy nở để đẩy lùi
phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời”. Người cũng nói: “Chúng
ta phải nhớ rằng: người tài ai cũng có chỗ hay chỗ dở, ta phải dùng
chỗ hay của người và giúp người chữa chỗ dở”. “Người có kết
luận: Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai loại người:
người áp bức và người bị áp bức” đây là mặt đối lập của con người
trong xã hội.
+ Khi xét về bản chất của con người thì mặt đối lập của mỗi người
luôn luôn tồn tại thiện-ác, tốt-xấu, hiền dữ,…. Bao gồm ở mặt tính
người: mặt xã hội, tính bản năng: mặt sinh học con người.
- Hồ Chí Minh nhìn nhận con người trong đa dạng, phong phú
các mối quan hệ giữa các cá nhân và xã hội:
- Trong tki VN chưa giành được độc lập chưa có tự do, HCM
thông thường có những khái niệm khác nhau: người bản xứ bị
bốc lột, người mất nước, người da đen, người cùng khổ, người
vô sản,..
- Vì dụ: + Khi về nước lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính
quyền cách mạng, Hồ Chí Minh lại dùng khái niệm “;Đồng
bào”, “quốc dân”,….
+ Khi quá độ lên chủ nghĩa xã hội, người cũng dùng thêm nhiều
khái niệm như “công nhân”, “nông dân”, “lao động trí óc”,
“người chủ xã hội’,…
- Không nhưunxg thế còn đa dạng trong tính cách, khát vọng, khả
năng,
- Truyền thống dân tộc: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng
khác giống nhưng chung 1 giàn”. Cũng như mấy mươi triệu
người Việt, họ khác nhau về tầng lớp, tính cách, dân tộc, điều
kện sống nhưng trên hết họ đều là con Rồng cháu Tiên.
- Người nhìn nhận con người từ nhiều góc độ khác nhau, nhiều
tầng lớp khác nhau,..cho nên người ngươi fmowis có quan điểm
nhìn nhận con người 1 cách đa dạng và phong phú với những
khái niệm con người khác nhau.
b) Con người cụ thể , lịch sử:
- Khác với cấc quan niệm của một số nhà tư tưởng trong lịch sử
triết học cho rằng con người là chung chung, phi giai cấp, phi
thời đại, phi xã hội. Nhưng Hồ Chí Minh lại khác: cụ thể, lịch
sử
- Nhìn nhận con người theo nghĩa rộng: trong một số trường hợp
như phẩm giá con người, giải phóng con người, người ta, con
người, ai,.. nhưng đặt trong một bối cảnh cụ thể và tư duy chung
- Ngoài ra con người còn được đặt trong các mối quan hệ xã hội,
quan hệ giai cấp,: giới tính, nghề nghiệp, chức vụ, vị trí, đảng
viên, công dân,..Trong khối thống nhất của cộng đồng dân tôc
sĩ, nông, công, thương
- Như vậy con người luôn được quan niệm trong từng hoàn cảnh,
từng giai đoạn lịch sử cụ thể, Là con người hiện thực, khách
quan sinh động để
c) Bản chất của con người mang tính xã hội;
- Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu những ý
kiến của C.Mác về con người và bản chất con người một cách
thấu đáo. C.Mác đã chỉ rõ: “Con người không phải là một sinh
vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới, con người chính
là thế giới con người, là Nhà nước, là xã hội”. Khi nói về bản
chất con người, C.Mác đã đưa ra một định nghĩa nổi tiếng:
“Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa
những quan hệ xã hội”. Nêu tách con người ra khỏi các quan hệ
xã hội thì không còn là con người, mà chỉ là một loài sinh vật
mang tính bầy đàn sinh vật chứ không phải là xã hội con người
- Lập luận của HCM cho rằng Để sinh tồn, con người phải lao
động sản xuất. Trong quá trình đó, con người từng bước hiểu về
tự nhiên, nhận thức được các hiện tượng, quy luật trong tự
nhiên, hiểu biết lẫn nhau dần dần các mối quan hệ xã hội được
xác lập
- Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử, là tổng
hơp các quan hệ từ hẹp đến rộng và được xem xét chủ yếu là :
anh em, họ hàng, bầu bạn, đồng bào, loài người
- Người định nghĩa về con người: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia
đình, anh em họ hàng, người thân, bạn bè, nghĩa rộng là đồng
bào cả nước, rộng nữa là cả loài người”(4). Như vậy, con người
không phải là những cá thể biệt lập kiểu như Rôbinsơn ngoài
đảo hoang. Chỉ có trong quan hệ xã hội, trong hoạt động thực
tiễn xã hội con người mới có lao động, ngôn ngữ, tư duy, chế
tạo công cụ lao động, mới thực sự trở thành con người đúng
nghĩa con người để phân biệt với mọi loài động vật khác.
Những quan hệ xã hội mà Hồ Chí Minh quan tâm là những quan
hệ gắn bó với mọi người, với cộng đồng, tạo thành những cộng
đồng xã hội từ nhỏ đến lớn, từ hẹp đến rộng, những cộng đồng
gia đình, họ tộc, làng xã, dân tộc đã tạo thành cộng đồng bền
vững được bồi đắp trong trường kỳ lịch sử dựng nước và giữ
nước
II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò con người:
- Vì sống gần dân, với dân, giữa lòng dân, hiểu rõ dân tình, dân
tâm, dân ý, Hồ Chí Minh thấy rõ yêu cầu giải phóng dân tộc,
giải phóng con người, giải phóng lao động xã hội. Nhân dân vừa
là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Năm 1911, giữa lúc
đất nước đang bị xâm lược, nhân dân phải chịu cảnh lầm than.
Người ra đi với ý chí "quyết giải phóng gông ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được cùm nô lệ cho đồng bào”. Người xác
định rõ trách nhiệm của Người cũng là của Đảng và Chính phủ
là "làm sao cho nước học hành”.
a) Con người là mục tiêu của cấch mạng:
- Ở Hồ Chí Minh, có sự cảm nhận, thông cảm sâu sắc với thân
phận những người cùng khổ và nô lệ lầm than. Nhưng không
phải là sự cảm thông kiểu tôn giáo; ngược lại, người có niềm tin
vững chắc và trí tuệ, bản lĩnh của con người, ở khả năng tự giải
phóng của chính bản thân con người. Người làm hết sức để xây
dựng, rèn luyện con người và quyết tâm đấu tranh để đem lại
độc lập, tự do, hạnh phúc cho con người. Người xác định con
người là mục tiêu trong điều kiện cụ thể của từng giai đoạn cách
mạng. Khi đất nước còn nô lệ, lầm than thì mục tiêu trước hết
trên hết là giải phóng dân tộc. giành độc lập dân tộc. Sau khi
chính quyền đã về tay nhân dân, thì mục tiêu ăn, mặc, ở, đi lại,
học hành, chữa bệnh lại được ưu tiên hơn, bởi vì, "nếu nước độc
lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng
chẳng có nghĩa lý gì". Vì vậy chúng ta phải thực hiện ngay: Làm
cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở.
Làm cho dân có học hành. Đến Di chúc, Người viết: "Đầu tiên
là công việc đối với con người".
- Với ý thức phục vụ, yêu quý, kính trọng Nhân dân, Hồ Chí
Minh luôn dạy rằng người cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối
trung thành với lợi ích của giai cấp, của Nhân dân, ngoài ra
không có lợi ích nào khác. Đảng, Nhà nước, cán bộ… không
phải là “cứu tinh” của dân mà có nhận trách nhiệm phụng sự
Nhân dân, đặt lợi ích của Nhân dân lên trên hết. Người nói:
“Nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do
thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa lý gì”. Người lại nói: “Trong
xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của
nhân dân”.
-
b) Con người là động lực của cách mạng:
- Hồ Chí Minh xét tới mối quan hệ: Thiên thời – Địa lợi – Nhân
hoà, trong đó “nhân hòa”, tức là con người, là trung tâm, là chủ
thể. Người khẳng định: “Trong bầu trời không gì quý bằng
Nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn
kết của Nhân dân” . Vận dụng và phát triển quan điểm cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của Nhân dân trong lịch
sử, Hồ Chí Minh đã khẳng định địa vị và quyền làm chủ của
Nhân dân, nếu không có Nhân dân thì không đủ lực lượng bởi
“dân như nước”.
- Con người là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên
phạm vi cả nước, toàn thể đồng bào, song trước hết là ở giai cấp
công nhân và nông dân. Điều này có ý nghĩa to lớn trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhà
nước mới theo tư tưởng của Hồ Chí Minh lấy công - nông - trí
làm nền tảng. Từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười phải
nhìn nhận và đánh giá đúng giai cấp đứng ở trung tâm của thời
đại mới,đó là giai cấp công nhân. Chỉ có giai cấp công nhân với
những đặc điểm chung và riêng mới lãnh đạo được dân tộc đào
mồ chôn chủ nghĩa tư bản. Muốn vậy giai cấp công nhân chỉ có
liên minh với giai cấp nông dân và gắn bó với dân tộc mới trở
thành lực lượng hùng mạnh.

Không phải mọi con người đều trở thành động lực mà phải là
những. con người được giác ngộ và tổ chức. Họ phải có trí tuệ
và bản lĩnh, văn hóa, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền truyền
thống lịch sử và văn hóa hàne ngàn năm của dân tộc Việt Nam...
Chính trị, văn hóa, tinh thần là động lực cơ bản trong động lực
con người.
III. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng con người
- Khái niệm con người Việt Nam mới ở đây là để phân biệt với con người
sống trong xã hội cũ, con người chưa giác ngộ con đường cách mạng theo
lập trường giai cấp công nhân, chưa được làm chủ, chứ tuyệt nhiên không có
ý phân biệt con người theo đẳng cấp trên - dưới, trước - sau, sang – hèn, nhất
là không đối lập con người mới với con người sống trong chế độ cũ. Mới là
khác cũ, nhưng con người mới hoặc con người sống trong xã hội cũ đều có
chung nguồn gốc dân tộc Việt Nam, đều có xuất phát điểm về văn hóa, xã
hội của một nước nông nghiệp chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa, nhất là phải chịu áp bức, bóc lột tàn bạo của chế độ phong kiến và chủ
nghĩa thực dân trong nhiều thập kỷ. Con người mới không phải tự nhiên mà
có và càng không phải tự nhiên nó đến mà là kết quả của hai quá trình tiến
hành đồng thời cải tạo và xây dựng. Nó gắn liền với sự nghiệp đấu tranh
cách mạng, từ chính trị, kinh tế đến tư tưởng, văn hóa, xã hội, từ đạo đức
đến lối sống, nếp sống và quá trình tự rèn luyện, tu dưỡng của cá nhân con
người trong hoạt động sống. Xây dựng con người mới cũng đồng nghĩa với
xây dựng con người xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

a) Ý nghĩa của việc xây dựng con người


- Xây dựng con người có ý nghĩa quan trọng, là yêu cầu khách quan của sự
nghiệp cách mạng, vừa cấp bách vừa lâu dài, là vấn đề chiến lược. Hồ Chí Minh
nêu hai quan điểm nổi bật làm sáng tỏ sự cần thiết xây dựng con người“ vì lợi ích
mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người ” “Vì lợi ích trăm năm thì
phải “trồng người”. “Trồng người” là công việc lâu dài, gian khổ, vừa vì lợi ích
trước mắt vừa vì lợi ích lâu dài, là công việc của văn hóa giáo dục. “Trồng người”
phải được tiến hành thường xuyên trong suốt tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội và
phải đạt được những kết quả cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng. Nhiệm vụ
“trồng người” phải được tiến hành song song với nhiệm vụ phát triển lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. “Trồng người” phải được tiến hành
bền bỉ, thường xuyên trong suốt cuộc đời mỗi người, với ý nghĩa vừa là quyền lợi
vừa là trách nhiệm của cá nhân đối với sự nghiệp xây dựng đất nước. Công việc
“trồng người” là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn
thể chính trị-xã hội kết hợp với tính tích cực, chủ động của từng người.
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có những con người xã hội
chủ nghĩa”. Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, con
người xã hội chủ nghĩa là động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không phải chờ
cho kinh tế, văn hóa phát triển cao rồi mới xây dựng con người xã hội chủ nghĩa;
cũng không phải xây dựng xong những con người xã hội chủ nghĩa rồi mới xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa được đặt ra
ngay từ đầu và phải được quan tâm trong suốt tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội. “Trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa” cần được hiểu
trước hết cần có những con người với những nét tiêu biểu của xã hội xã hội chủ
nghĩa như lý tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong xã hội chủ nghĩa. Đó là những
con người đi trước, làm gương lôi cuốn người khác theo con đường xã hội chủ
nghĩa. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trong bất cứ phong trào cách mạng nào, tiên tiến là
số ít và số đông là trung gian, muốn củng cố và mở rộng phong trào, cần phải nâng
cao hơn nữa trình độ giác ngộ của trung gian để kéo chậm tiến”
b) Nội dung xây dựng con người
- Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng con người toàn diện, vừa “hồng” vừa
“chuyên”.Đó là những con người có mục đích và lối sống cao đẹp, có bản
lĩnh chính trị vững vàng, những con người của chủ nghĩa xã hội, có tư
tưởng, tác phong và đạo đức xã hội chủ nghĩa và năng lực làm chủ. Xây
dựng con người toàn diện bao gồm:
 Có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng “mình

mọi người, mọi người vì mình”.
 Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ quốc.
 Có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng.
 Có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng, dân chủ,
nêu gương
- Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch
chủ nghĩa cá nhân; bồi dưỡng về năng lực trí tuệ, trình độ lý luận chính trị, văn
hóa, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sức khỏe.
c) Phương pháp xây dựng con người
- Xây dựng con người phải bằng những phương pháp khoa học, cách mạng.
Mỗi người tự rèn luyện, tu dưỡng ý thức, kết hợp chặt chẽ với xây dựng cơ
chế, tính khoa học của bộ máy và tạo dựng nền dân chủ. Việc nêu gương,
nhất là người đứng đầu, có ý nghĩa rất quan trọng. Hồ Chí Minh thường nói
đến “tu thân, chính tâm” thì mới có thể “trị quốc, bình thiên hạ” (làm những
việc có lợi cho nước, cho dân). Văn hóa phương Đông cho thấy “một tấm
gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” và “tiên trách
kỷ, hậu trách nhân”. Hồ Chí Minh thường nhắc lại những điều ấy trong khi
bàn biện pháp xây dựng con người. Người nói rằng “lấy gương người tốt,
việc tốt hằng ngày để giáo dục lẫn nhau” là rất cần thiết và bổ ích.Biện pháp
giáo dục có một vai trò quan trọng trong việc xây dựng con người.Hồ Chí
Minh nhắc nhở “hiền, giữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà
nên”. Theo Người, học sinh như tờ giấy trắng, vẽ xanh thì xanh, vẽ đỏ thì
đỏ. Chú trọng vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng.
Thông qua các phong trào cách mạng như “Thi đua yêu nước”, “Người tốt
việc tốt”. Đặc biệt phải dựa vào quần chúng theo quan điểm “dựa vào ý kiến
của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”
d) Xây dựng và phát triển con người Việt Nam
Thứ nhất, mục đích xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.
- Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện để tạo tiền đề
xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Chủ tịch Hồ
Chí Minh cho rằng:
“Vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa,
đều thế cả”; Nhân dân biết “giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản,
mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ
mãi không ra”.
- Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu xây dựng thành công xã hội mới, xã
hội mà ở đó Nhân dân có quyền làm chủ vận mệnh của mình thì
cần phải xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về mọi
mặt.
- Xây dựng con người phát triển toàn diện nhằm giải phóng triệt để
và hướng con người thoát khỏi cổ hủ, lạc hậu, xây dựng tư tưởng,
lối sống, nếp sống mới, đưa con người vươn tới thế giới của tự do,
của hạnh phúc; giải phóng con người từ tư duy đến hành động và
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mỗi cá nhân.
=>Có thể khẳng định, xuyên suốt trong triết lý nhân văn và phát triển
của Chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng con người Việt Nam. Triết lý
nhân văn này xuất phát từ con người, lấy giải phóng con người làm điểm
tựa và động lực thực hiện.
Thứ hai, xây dựng các yếu tố tạo nên con người phát triển toàn diện.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, xây dựng con người Việt Nam
phát triển toàn diện là phải quan tâm xây dựng nhân cách con
người toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ. Trong các yếu tố này,
Người nhấn mạnh trước hết phải xây dựng yếu tố “đức”, làm cho
con người có tâm trong sáng; đức và tâm phải được thể hiện trong
các mối quan hệ xã hội hàng ngày, giữa con người với con người.
Trí lực cũng là yếu tố rất quan trọng, bởi yếu tố này chi phối nhận
thức và hành động, tạo ra sức mạnh cho con người và xã hội. Con
người biết tiếp thu, vận dụng đúng đắn, hiệu quả các thành tựu của
nhân loại về văn hóa, khoa học - kỹ thuật; biết sáng tạo và phát
triển các tri thức mới nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh từ
thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường quan niệm, tri thức của
con người có được nâng cao, xã hội mới phát triển được; ngược
lại, xã hội tiến lên lại đòi hỏi năng lực của con người phải được
nâng cao để đáp ứng được yêu cầu của xã hội mới.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng
nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới
thành công”. Cho nên, xây dựng con người Việt Nam phát triển
toàn diện thì phải quan tâm đến việc xây dựng về mặt thể lực, sức
khỏe. Người quan niệm: “Khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ,
như vậy là sức khỏe”, và “Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả
nước yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh là cả dân tộc khỏe
mạnh”. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn động viên, khơi dậy và tạo
điều kiện cho mọi người đều vươn lên hoàn thiện nhân cách, trở
thành những người có ích cho sự phát triển của xã hội. Người
khẳng định: “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả
dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”.
=>Như vậy, con người Việt Nam phát triển toàn diện theo quan điểm
Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự cấu thành các yếu tố đức, trí, thể, mỹ tạo
nên phẩm chất, năng lực (đức và tài) và bản lĩnh của con người, mang
tính nhân văn sâu sắc.

Thứ ba, phương thức xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.
- Muốn xây dựng con người mới trước hết phải hiểu, xem xét và
đánh giá đúng con người - con người cá thể, cộng đồng, tập đoàn,
giai cấp, dân tộc, nhân loại, khu vực, toàn cầu - nhưng trước hết và
xuyên suốt là con người cá thể trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
- Hồ Chí Minh quan tâm tới việc xây dựng con người có mục đích
và lối sống cao đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Người nói tới
việc xây dựng con người của chủ nghĩa xã hội có tư tưởng và tác
phong xã hội chủ nghĩa với những nội dung cơ bản:
- Có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng
“mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
- Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ quốc.
- Có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng.
Ngoài ra Người nhấn mạnh tới việc nâng cao trình độ lý luận chính trị.
Lý luận cùng với kinh nghiệm thực tế như hai mắt của con người.
Những con người mới cũng cần có sức khoẻ với ý nghĩa đầy đủ của
quan niệm sức khoẻ: vật chất và tinh thần, thể xác và tâm hồn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, giáo dục là con đường ngắn nhất để
đào tạo những con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu mà xã
hội đề ra. Trong thư gửi các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh ngày
24/10/1955, Người nêu rõ những nội dung giáo dục cơ bản, gắn bó chặt
chẽ với nhau làm nền tảng cho sự phát triển toàn diện các phẩm chất,
năng lực của con người Việt Nam: “Đối với các em việc giáo dục gồm
có: thể dục để làm cho thân thể khỏe mạnh; trí dục ôn lại những điều đã
học, học thêm tri thức mới; mỹ dục để phân biệt cái đẹp, cái gì không
đẹp; đức dục là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học,
yêu của công (năm cái yêu)”.
Như quan điểm của Hôf Chí Minh cho rằng trong mỗi con người đều có
cái mới cái cũ, cái tốt cái xấu, cho nên phải phấn đấu để những cái tốt,
cái mới ngày càng nhiều hơn, những cái xấu, cái cũ ngày càng mất dần
đi. Bởi vậy, cần tổ chức tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua nhằm
lan tỏa sâu rộng cái tốt, cái mới trong toàn dân tộc, đồng thời làm cho
cái cũ, cái xấu càng bị thu hẹp và mất dần đi trong đời sống xã hội. Các
cuộc vận động, phong trào thi đua càng rộng lớn, thu hút nhiều người
tham gia thì những cái tốt, cái mới càng được bảo tồn và phát huy mạnh
mẽ, góp phần quan trọng vào việc hình thành nên những nhân cách tốt
đẹp của con người; đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động và tinh
thần tự giác vươn lên hoàn thiện bản thân của con người Việt Nam. Đây
là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành và phát triển con
người toàn diện.
Người cho rằng: “Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không
chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ”, “phải có ý chí tự cường,
tự lập, phải nâng cao lên mãi trình độ chính trị, văn hóa, kỹ thuật”, “phải
mạnh dạn, phải có quyết tâm, phải có chí khí tiến lên mãi, tiến lên không
ngừng”. Nếu không có sự tự giác vươn lên hoàn thiện bản thân mình của
các chủ thể thì sự nghiệp phát triển con người không thể thành công.

IV. Quan điểm nhóm về việc xây dựng con ngừời mới
trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay:
- Việc áp dụng tư tưởng của Bác về xây dựng con người trong
thời kì chủ nghĩa xã hội đã đã được thực hiện thành công và
tốt đẹp. Nhưng trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay, xã hội
ngày cành phát triển cùng với bản chất con người thay đổi
nên việc áp dụng tư tuỏng Bác thôi là chưa đủ. Bên cạnh đó
chúng ta cần nâng cao tư duy, năng động sáng tạo hơn dể tạo
nhiều cơ hội tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân lọại, các giá trị
đạo đức cần được giữ gìn, phát huy và thay đổi theo hướng
phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế.
a) Có trình độ chuyên môn cao, khả năng thích nghi nhanh
và kĩ năng lao động giỏi
- Trình độ chuyên môn cao được thể hiện ở khả năng nắm bắt,
tiếp cận nhanh nhạy, kịp thời và đúng hướng xu thế phát triển
của những vấn đề thuộc lĩnh vực lao động của mình, để có
thể lao động một cách sáng tạo, độc lập, có năng suất và hiệu
quả tốt, nó còn thể hiện ở khả năng vận dụng tốt, kịp thời các
thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, có khả năng cải tiến,
hoàn thiện và hiện đại hóa các công cụ và phương thức lao
động ở phạm vi và lĩnh vực chuyên môn của chính mình trên
cơ sở của khoa học và công nghệ hiện đại.
- Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa và hiện đại hóa. Để thực hiện việc đó cần phải sử
dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại. Trong
bối cảnh đó, đòi hỏi khá cao về phẩm chất trí tuệ ở người lao
động - một phẩm chất được coi là quan trọng nhất hiện nay.
Đó là người lao động phải có năng lực sáng tạo, năng lực
hoạt động thực tiễn tốt; có khả năng áp dụng những thành tựu
của khoa học để sáng chế ra những kỹ thuật, công nghệ tiên
tiến; có năng lực thu thập và xử lý thông tin trong điều kiện
bùng nổ thông tin; có sự nhạy bén, thích nghi nhanh và thực
sự làm chủ khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Đồng
thời, người lao động phải có khả năng biến tri thức thành kỹ
năng lao động nghề nghiệp, nghĩa là phải có kỹ năng lao
động giỏi thể hiện qua trình độ tay nghề, mức độ thành thạo
chuyên môn nghề nghiệp.. Bởi lẽ, như C.Mác đã khẳng định:
“Sự ngu dốt là sức mạnh của ma quỷ và chúng ta lo rằng, nó
sẽ còn là nguyên nhân của nhiều bi kịch khác nữa” .
- Như vậy, trình độ chuyên môn cao và tính chuyên nghiệp là
một trong những yếu tố cấu thành và quyết định chất lượng
nguồn nhân lực hiện đại. Thiếu nó, con người chỉ có sức lao
động mà không có khả năng lao động trong nền sản xuất hiện
đại.
- Thực tế ở nước ta nhiều năm qua kể từ khi mở cửa, hội nhập
khu vực và quốc tế, tình trạng yếu kém về chuyên môn và
thiếu tính chuyên nghiệp trong lao động bộc lộ một cách rõ
rệt. Mặt khác, quá trình hội nhập trong điều kiện Việt Nam
có trình độ công nghệ và kinh tế chậm phát triển; năng lực
cạnh tranh của các sản phẩm của Việt Nam yếu hơn so với
các nước khác. Do vậy, để hội nhập quốc tế một cách vững
chắc, đòi hỏi Việt Nam buộc phải nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực theo hướng tạo dựng nguồn
nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có tính chuyên nghiệp
trong lao động và thích ứng nhanh với tiến bộ của nền khoa
học - công nghệ nhân loại, nhất là cuộc cách mạng khoa học -
công nghệ 4.0 hiện nay.
-
b) Con người Việt Nam phải có đạo đức mới:
- Nói đến đạo đức mới là nói đến hệ thống các quy tắc, chuẩn
mực quan hệ đạo đức, tương ứng với thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng kinh tế thị trường, hội
nhập quốc tế để phân biệt với hệ thống các quy tắc, chuẩn
mực đạo đức đã từng tồn tại trong các thời kỳ trước đây.
- Đạo đức mới của con người Việt Nam hiện nay không thoát
ly, tách biệt với những nội dung đạo đức truyền thống tốt đẹp
của dân tộc mà nó là sự tiếp thu, kế thừa những nội dung tốt
đẹp của đạo đức truyền thống dân tộc, đồng thời, cải biến
một số nội dung cũ cho phù hợp với xã hội hiện đại, gạt bỏ
những nội dung lỗi thời không còn thích hợp với bối cảnh xã
hội hiện nay. Đạo đức mới bao hàm trong nó những nội dung
rộng lớn từ lý tưởng phấn đấu cho độc lập dân tộc, đất nước
phồn vinh, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,công bằng,
văn minh đến hành vi tiết kiệm, nếp sống văn minh, lòng
trung thực, nhân nghĩa, lối sống lành mạnh…
- Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập quốc tế lối sống thực
dụng, trọng đồng tiền, xa hoa, lãng phí đã và đang ít nhiều
ảnh hưởng đến một bộ phận dân cư. Do đó, việc phát huy các
chuẩn mực lối sống tiết kiệm, giản dị, chân thành, chất phác
và khiêm tốn như một yêu cầu đối với con người Việt Nam
hiện đại lại càng cần thiết. Điều đó, sẽ giúp cho việc xây
dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có định
hướng đúng, ngăn ngừa và ngăn chặn tác hại của lối sống trái
ngược với thuần phong mĩ tục, xa lạ với bản chất nhân nghĩa
của người Việt Nam.
- Điểm quan trọng và thiết yếu trong nội dung đạo đức mới của
con người Việt Nam hiện nay là chống chủ nghĩa cá nhân.
Đây là một trong những nội dung đạo đức cách mạng mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói trước đây “đạo đức mới như người
hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩng lên trời” .
“Đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải là danh vọng
của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của
loài người” .
c) Nâng cao trình độ ngoại ngữ
- Không có ngoại ngữ thì không có hội nhập”
- Toàn cầu hóa đã trở thành xu thế tất yếu của thời đại, mở ra
nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia, đặc biệt là các nước
đang phát triển. Bên cạnh biểu hiện rõ rệt nhất ở sự hội nhập
kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, xu
thế toàn cầu hóa còn tác động không nhỏ đến sự giao lưu văn
hóa, trao đổi học thuật, chuyển giao công nghệ giữa các quốc
gia. Đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn, toàn diện
hơn đối với chất lượng nguồn nhân lực, trong đó, ngoại ngữ
dần trở thành một nhu cầu thiết yếu của mỗi người, kể cả đối
với những người lao động phổ thông hoặc lao động tự do.
- Chúng ta cũng thấy Hiện nay, dân số Việt Nam đang ở nhóm
dân số trẻ, chính vì vậy những người trẻ, đặc biệt là sinh viên
đang có nhiều cơ hội để học tập và làm việc trong môi trường
hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, cũng có nhiều thách thức đặt ra
ngày càng cao, đó là yêu cầu về kiến thức hội nhập và khả
năng sử dụng ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh càng trở nên
quan trọng và cần thiết.

- Trong quá trình đó, bất đồng ngôn ngữ được xem là rào cản
lớn nhất. Rào cản này khiến chúng ta khó tiếp cận kho tri
thức vô biên của nhân loại, khó nắm bắt những cơ hội giao
lưu, giao tiếp không biên giới, những cơ hội việc làm trong
môi trường doanh nghiệp đa quốc gia hoặc có yếu tố nước
ngoài.
- Muốn có đẳng cấp thì phải không ngừng nâng cấp, “toàn cầu
hóa” chính bản thân mình từ kỹ năng, nghiệp vụ vững vàng,
đến khả năng sử dụng ngoại ngữ tự nhiên, tự tin vận dụng nó
như một công cụ sắc bén để kết nối và phá bỏ mọi rào cản
trên hành trình hội nhập quốc tế.
- Bởi lẽ nếu chỉ với tiếng mẹ đẻ, có thể bạn sẽ bị giảm năng
lực cạnh tranh và mất đi cơ hội làm việc trong những công ty
đa quốc gia và thậm chí cả ở những doanh nghiệp trong nước
nhưng có quan hệ hợp tác, giao thương với các đơn vị nước
ngoài.”
d) Đổi mới giáo dục một cách căn bản và toàn diện đi theo
hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá:
- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là cuộc
cách mạng số diễn ra với đặc trưng là trí thông minh nhân
tạo, internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn và điện toán
đám mây. Cuộc Cách mạng này sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh
mẽ về phân bổ nguồn lực sản xuất, cách thức sản xuất và tiêu
dùng nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công
nghệ. Theo đó, đòi hỏi người lao động phải năng động, có
năng lực tự học, tự nghiên cứu, tư duy Theo đó, đòi hỏi
người lao động phải năng động, có năng lực tự học, tự nghiên
cứu, tư duy cầu. Vì vậy, giáo dục, đào tạo cần phải đổi mới
để thích ứng với thời cuộc, để đào tạo ra nguồn nhân lực tốt,
đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động trong bối
cảnh hiện nay.
- Trước hết, đổi mới mục tiêu giáo dục, đào tạo nhằm hướng
đến phát triển con người toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ. Theo
đó, đổi mới mục tiêu giáo dục, đào tạo là “đào tạo con người
theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm
công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại
ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và
hội nhập quốc tế (công dân toàn cầu)”(2). Như vậy, mục tiêu
giáo dục, đào tạo hướng tới phát triển con người toàn diện cả
phẩm chất và năng lực, hướng vào hình thành những giá trị
cá nhân của người học phù hợp với chuẩn mực giá trị của con
người Việt Nam trong thời kỳ mới. Những phẩm chất đó là
tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, ý thức trách nhiệm với
cộng đồng, xã hội, có kỷ luật, kỷ cương.
- Trong khi đó, những năng lực mà con người cần hướng đến
là kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ
thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc
tế, để có thể trở thành “công dân toàn cầu”. Đây đều là những
năng lực rất cần thiết để con người đáp ứng những yêu cầu
mới của nền kinh tế số, xã hội số, hội nhập quốc tế
trong không gian toàn cầu.
- Do vậy, mục tiêu giáo dục phải chú trọng phát triển toàn
diện, hài hòa nhân cách, cả tài và đức, kết hợp dạy chữ, dạy
nghề với dạy người, đặc biệt coi trọng sự phát triển kỹ
năng sống, kỹ năng làm việc, năng lực ngoại ngữ và công
nghệ thông tin của người học để người học có thể học tập,
làm việc trong môi trường quốc tế. Và tất nhiên nội dung
giáo dục đào tạo phải toàn diện, bám sát vào mục tiêu nhằm
phát triển con người VN toàn diện cả đức, trí, thể.

You might also like