N3 - Bai Tap T3 - 2024

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÀI TẬP TUẦN 3

Lưu ý:
- Ưu tiên định dạng file *.doc (bonus) hoặc *.pdf
- Tên file theo cấu trúc: Tuần 2 - Nhóm 1
- Nội dung bài làm phải có tên thành viên nhóm, phần trăm tham gia của từng thành
viên. Ví dụ: Nguyễn Văn A (20%).
- Nội dung bài nộp gồm có đề, bài làm.
- Đại diện nhóm trưởng nộp bài tại trang này
- Lưu ý hạn nộp bài.

M là mã số nhóm. Ví dụ: Nhóm 1 có M = 1, khi đó 1+1/M = 1+1/10 = 1,1


Nhóm 3, lớp MG21, M=3

Trịnh Lan Hương

Lê Hà Khang

Nguyễn Hồ Hoàng Huy

Nguyễn Thảo Nguyên

Bài tập 1
Một lược rác thô có 30 song chắn, khoảng cách giữa mỗi song chắn (khe) 25 mm, chiều rộng
song chắn 12 mm, mực nước trước song chắn 1,5m. Tính toán chiều rộng song chắn, tỉ lệ diện
tích khe với tổng diện tích lược rác thô.

Hướng dẫn:
a. Xác định diện tích khoảng trống:
Ta có n song chắn sẽ có n + 1 khe
Tổng chiều rộng khe: (n+1)*25/1000
Tổng diện tích khe: ((n+1)*25/1000)*1,5
b. Xác định diện tích lược rác thô:
Chiều rộng song chắn: n*12/1000
Chiều rộng kênh hoặc chiều rộng lược rác thô: (n+1)*25/1000 + n*12/1000
Diện tích lược rác thô: ((n+1)*25/1000 + n*12/1000)*1,5
c. Tỉ lệ diện tích khe với tổng diện tích lược rác thô
((n+1)*25/1000) / (((n+1)*25/1000 + n*12/1000)*1,5)
Bài tập 2
Thiết kế SCR và mương dẫn đặt SCR, biết rằng:
 Tốc độ tối đa 0,97 m/s
 Độ sâu của lớp nước trong mương dẫn h = 0,89 m
 Giả sử độ sâu này bằng với độ sâu của lớp nước trong SCR
 Lưu lượng tối đa 1,981 m3/s.
 Chọn khoảng cách giữa các khe hở 16 mm.
 Chọn bề dày của SCR 8mm
 Chọn chiều rộng mương dẫn 1,2 m
 Biết Qmin = (0,254 +M/10) m3/s, tính Vmin
 Tính tổn thất áp lực ở SCR, biết rằng SCR dạng b và góc nghiêng = 60o.
 Các thông số còn lại tự chọn theo bài giảng.

Hướng dẫn:
Xem tính toán Song chắn rác trang 113 Sách XLNT Đô thị và Công nghiệp – tính toán
thiết kế công trình (L.M Triết, 2008)
Nội dung tính toán: kích thước song chắn (số khe, bề rộng, cao), vmin, kênh dẫn (L1, L2,
Ls, L), hmax, hL, hbv, H. Chú ý: Bs ≥ Bm

Bài tập 3
Lược rác tinh có kích thước 1,35m x 1,2m, diện tích hiệu quả bằng 0,56 tổng diện tích
lưới, lưu lượng qua lược rác tinh 1,45 m3/s, hệ số lưu lượng qua lưới 0,6. Hãy tính tổn
thất áp lực khi lưới sạch và khi vận tốc qua lưới giảm đi 20% so với vận tốc ban đầu.

Hướng dẫn:
Tính diện tích hiệu (A) quả bằng 0,56 diện tích lưới
Áp dụng công thức tổn thất áp lực (hL) cho lượng rác tinh
Tính vận tốc qua lưới: v = Q/A
Tính diện tích hiệu quả khi bị bít tắt 20%: A’ = (1-0,2).A
Tính tổn thất áp lực (hL) cho lượng rác tinh khi bị bít tắc 20% (hL’) theo A’
Tính vận tốc qua lưới sau khi bị bít tắc 20%: v’ = Q/A’
Bài tập 4
Bể lắng cát có công suất 18.800 m3/ngày, LxWxH = 18mx0,73mx1m. Hãy xác định
a. Tải trọng bề mặt
b. Vận tốc tối thiểu của hạt được bắt giữ
c. Vận tốc ngang
d. Thời gian lưu nước

Hướng dẫn:
a. Tính diện tích bể: A = LxW
Tải trọng bề mặt: Ls = Q/A, m3/m2/ngày
b. Vận tốc tối thiểu của hạt được bắt giữ
Vt = Q/A, m3/phút hoặc m3/s, lưu ý các tính giống câu a nhưng khác chỗ các bạn
chuyển đổi đơn vị vận tốc.
c. Đổi Q từ m3/ngày sang m3/s
VH = Q/(WH)
d. Thể tích bể (V)
HRT = V/Q
Bài tập 5
Tính toán thiết kế bể lắng cát ngang biết:
 Lưu lượng lớn nhất giờ (7000 +100 M) m3/h, xem lưu lượng lớn nhất giây bằng
trung bình giây của lưu lượng lớn nhất giờ
 Thời gian lưu nước của bể: 60 s
 Vận tốc ngang v = 0,3 m/s
 Chiều cao công tác 1,2 m
 Chọn n= 2 đơn nguyên
 Lượng cát trong 1000 m3 nước thải: qo = 0,15 m3 cát/1000 m3 nước thải
 Chu kỳ xả cát t=1 ngày.
 Chiều cao bảo vệ của bể 0,4 m.
 Hệ số Kgiờmax = 3
 Các thông số còn lại tự chọn theo bài giảng.

Hướng dẫn:
Xem Tính toán bể lắng cát ngang Phần 3.3.2 trang 123-127 Sách XLNT Đô thị và Công
nghiệp – tính toán thiết kế công trình (L.M Triết, 2008)
Nội dung tính toán: W, Fn, B, b, L, Wc, hc, Hxd, F phơi cát

You might also like