Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN SƯ PHẠM KĨ THUẬT

----------

BÀI TẬP NHÓM MÔN TÂM LÝ HỌC


ỨNG DỤNG
Phân tích các quy luật của cảm giác, tri giác đã
được sử dụng trong quảng cáo/marketing sản
phẩm
Nhóm sinh viên thực hiện : Nguyễn Trần Hiền Mai - 20221717
Vũ Quốc Huy - 20191531
Đỗ Thị Hà Tiên – 20223318
Phạm Thế Duyệt – 20174582
Triệu Đăng Khôi - 20220084
Đỗ Hải Nam - 20200418

Lớp : 150816

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Duyên


Hà Nội 05/2024

MỤC LỤC
PHẦN 1.Cảm giác...............................................................................3

1.1.Khái niệm cảm giác.................................................................3

1.2.Phân loại cảm giác..................................................................3

1.3. Quy luật cảm giác được sử dụng trong quảng cáo và
Marketing......................................................................................4

PHẦN 2 : Tri giác...............................................................................5

2.1. Khái niệm tri giác...................................................................5

2.2. Phân loại tri giác....................................................................6

2.3. Quy luật tri giác được sử dụng trong quảng cáo và
Marketing......................................................................................7

PHẦN 3: Phân tích.............................................................................7

PHẦN 4: Kết luận...............................................................................9

2
PHẦN 1. CẢM GIÁC
1.1.Khái niệm cảm giác:
 Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính
của sự vật, hiện tượng khách quan khi chúng đang tác động trực tiếp vào
giác quan.
 Là quá trình đơn giản nhất, có tính chất, cườnng độ và thời hạn có vai trò
mở đầu cho các hoạt động nhận thức.
 Là phản ánh ban đầu do tác động của thế giới khách quan vào các cơ
quan cảm giác, cảm giác phản ảnh sao chụp lại các thuộc tính của sự vật
hiện tƣợng tồn tại ở bên ngoài và độc lập với ý thức. Như vậy cảm giác là
cái có sau so với hiện thực vật chất.
 Trong thực tế, mỗi sự vật, hiện tượng là một chỉnh thể, trọn vẹn, gồm
nhiều thuộc tính,
cùng tác động vào con người. Do giới hạn của mình nên cảm giác chỉ
phản ánh được từng thuộc tính riêng lẻ và phản ánh một cách trức tiếp
những thuộc tính của sự vật, hiện tượng.
 Tuy là hiện tượng tâm lý sơ đẳng, song cảm giác là nền tảng của nhiều
hoạt động tâm
lý khác của cả người và động vật. Với con vật, cảm giác là hình thức định
hướng cao nhất trong môi trường. Còn với con người, cảm giác chỉ là
hình thức định hướng đầu tiên, song nó đã giúp đỡ tích cực con người
trong việc điều khiển, điều chỉnh hoạt động trong môi trường.
 Giác quan của một số loài vật phản ánh khá tinh vi và nhạy bén, nhờ mắt
của chim đại
bàng, tai của dơi…Giác quan của ngƣời qua quá trình phát triển lâu dài,
qua rèn luyện, nhờ kinh nghiệm, vốn sống và hoạt động nghề nghiệp mà
không ngừng hoàn thiện, trở nên tinh vi và nhạy bén hơn nhiều so với
giác quan của các loài vật.

1.2.Phân loại cảm giác:


Dựa vào những tiêu chuẩn khác nhau mà có những phân loại cảm giác
khác nhau. Căn cứ vào vị trí của nguồn kích thích và bộ máy thụ cảm, nguời

3
ta chia thành hai loại hệ thống: cảm giác bên ngoài và cảm giác bên trong cơ
thể.
- Cảm giác bên ngoài:
Là những cảm giác phản ánh những thuộc tính của thế giới bên ngoài và những
bộ máy thụ cảm ở mặt ngoài và do những bộ máy thụ cảm ở mặt ngoài cơ thể
thu nhận, bao gồm:
+ Cảm giác nhìn (Thị giác): được nẩy sinh do sóng điện từ tác động vào mắt
(khoảng từ 380- 780(m) trong đó có # 90% cảm giác là thị giác. Loại cảm giác
này cho biết những thuộc tính về hình dáng, độ lớn, màu sắc…của đối tượng.
Nó cung cấp 90% lượng thông tin mà con người thu nhận được từ tất cả các
giác quan.
+ Cảm giác nghe (Thính giác): nẩy sinh do sóng âm thanh tác động vào tai, con
người có thể nhận biết âm thanh có tần số từ 16-20.000 Hertz.
Là những cảm giác cho biết những thuộc tính nhờ độ cao, cƣờng độ âm thanh
của đối tượng.
+ Cảm giác ngửi (Khứu giác): nẩy sinh do các chất trong không khí tác động
vào mũi.
Là những cảm giác cho biết thuộc tính mùi của đối tượng.
+ Cảm giác nếm (Vị giác): nẩy sinh do các chất kể cả trong không khí tác động
vào lƣỡi.
Loại cảm giác này cho biết những thuộc tính vị của đối tượng. Có 4 loại thuộc
tính nếm cơ bản là chua, cay, mặn, đắng. Sự kết hợp của bốn loại này sẽ cho đa
dạng của vị giác.
+ Cảm giác da (Xúc giác): Nẩy sinh do các chất kể cả trong không khí tác động
vào da.
Là cảm giác cho biết các thuộc tính cơ học hoặc nhiệt độ của đối tượng. Có 3
loại cảm giác da: cảm giác tiếp xúc da( đụng chạm, nén, rung động, ngứa); cảm
giác nhiệt độ ( nóng, lạnh ) và cảm giác đau. Cảm giác bên ngoài liên kết với
vận động tạo nên sức mạnh của lao động “Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức
ngƣời sỏi đá cũng thành cơm.”

- Cảm giác bên trong: Là những cảm giác phản ánh trạng thái của cơ quan nội
tạng và do bộ máy cảm thụ ở bên trong cơ thể nhận kích thích, bao gồm: + Cảm
giác vận động: là cảm giác do cơ khớp, dây chằng, bộ phận thụ cảm bên trong
cơ thể kích thích tay, lưỡi, môi, răng hoạt động. Là những cảm giác về sự vận
động, về vị trí từng bộ phận của thân thể, phản ánh độ co, duỗi của cơ, của dây
chằng và khớp xương…Cảm giác này cùng với cảm giác bên ngoài, cho ta
4
những thuộc tính nhờ: rắn, mềm, khối lƣợng, co giãn, xù xì, trơn nhẵn…của đối
tượng.

+ Cảm giác thăng bằng: Phản ánh vị trị của cơ thể trong không gian, nhờ sự
kích thích vào các khí quan thụ cảm của bộ máy tiền đình (cơ quan cảm giác
thăng bằng nằm ở thành của 3 ống bán khuyên trong tai).

+ Cảm giác cơ thể ( cảm giác bản thể ): Cho ta biết tình trạng hoạt động của các
cơ quan nội tạng(đau, đói, no, khát...) có liên quan tới các quá trình hô hấp, tuần
hoàn, gan mật, cơ bắp...

1.3. Quy luật cảm giác được sử dụng trong quảng cáo và Marketing:
 Quy luật hình thức - nội dung: Trong quảng cáo, việc chú trọng đến
hình thức thể hiện của sản phẩm như màu sắc, kiểu dáng, âm thanh...
được cân bằng với nội dung thông tin về tính năng, lợi ích của sản
phẩm. Điều này giúp tạo sự thu hút và ghi nhớ mạnh mẽ trong tâm trí
người tiêu dùng
 Quy luật kích thích đa giác quan: Các quảng cáo hiệu quả thường
kích thích nhiều giác quan của người tiêu dùng như thị giác (hình
ảnh), thính giác (âm thanh), khứu giác (mùi hương), vị giác (vị nếm)
và xúc giác (cảm nhận về chất liệu). Điều này tạo trải nghiệm toàn
diện, tăng cường ấn tượng về sản phẩm.
 Quy luật nhận thức về sản phẩm: Quảng cáo cần tập trung vào
những yếu tố cốt lõi, đặc trưng nhất của sản phẩm để tạo ấn tượng
mạnh mẽ và dễ nhớ. Những đặc điểm thiết yếu này sẽ định hình nhận
thức của người tiêu dùng về sản phẩm.
 Quy luật phản ứng cảm xúc: Quảng cáo hiệu quả thường kích thích
các phản ứng cảm xúc tích cực như hạnh phúc, tự hào, niềm tin... thay
vì chỉ cung cấp thông tin sản phẩm. Điều này tạo động lực mạnh mẽ
để người tiêu dùng hành động và lựa chọn sản phẩm.

PHẦN 2. TRI GIÁC


2.1. Khái niệm tri giác:

5
 Tri giác là quá trình tâm lý phản ảnh một cách trọn vẹn các thuộc tính
của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan. Là
quá trình phản ảnh trong ý thức con người về những sự vật hiện tƣợng
khi chúng tác động trực tiếp vào cơ quan cảm giác.
 Tri giác hình thành từ cảm giác nhƣng đƣợc phát triển lên.
 Tri giác là sự phản ảnh cao hơn so với cảm giác, phản ảnh một cách
tổng hợp các thuộc tính của sự vật hiện tượng cho một hình ảnh trọn
vẹn trên não bộ.
 Cảm giác tri giác là những nhận thức cảm tính là những nhận thức ban
đầu và có những đặc điểm chung:
- Trực quan cụ thể.
- Đơn lẻ.
- Trực tiếp bằng cảm giác
2.2. Phân loại tri giác:
Có nhiều cách phân loại của tri giác. Thông thường sử dụng một số cách
phân loại sau
đây :
 Dựa vào bộ máy phân tích nào giữ vai trò chính, trực tiếp tham gia
vào quá trình tri giác có thể chia thành :

+Tri giác nhìn

+Tri giác nghe

+Tri giác ngửi

+Tri giác sờ mó

+Tri giác nếm

 Dựa vào tính tích cực của con ngƣời khi tri giác ( tri giác có mục
đích, có kế hoạch hay không…) có thể chia thành tri giác có chủ định
và tri giác không chủ định.
 Dựa vào hình thức tồn tại của sự vật hiện tượng có thể chia ra ba loại
tri giác sau:
+ Tri giác các thuộc tính không gian của đối tƣợng nhƣ hình dáng,
độ lớn, vị trí, khoảng cách của sự vật hiện tượng . Trong tri giác này
có sự kết hợp của nhiều yếu tố nhờ các cảm giác; trạng thái tâm lý,
kinh nghiệm của chủ thể; điều kiện và hoàn cảnh xung quanh và cơ
6
sở sinh lý thần kinh nhất là cơ chế nhìn bằng hai mắt…Đôi khi gặp
những ảo giác trong loại tri giác này, ví dụ nhìn cái thìa trong cốc
nước như bị gẫy; nhìn hai đường thẳng song song trên nền các đường
chéo cắt nhau, chúng không còn song song nữa.
+ Tri giác các thuộc tính thời gian: cho biết diễn biến tồn tại nhanh,
chậm, liên tục của sự vật hiện tượng.Chịu sự chi phối của nhiều yếu
tố nhƣ quá trình sinh học , nhịp điệu sinh học của cơ thể ( hô hấp,
tuần hoàn, đói no, thức ngủ:). Chịu sự chi phối của chu kỳ thiên nhiên
của môi trường.
Các ảo giác thời gian :
“Ngày vui ngắn chẳng tày gan
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”
Trong cùng một khoảng thời gian, nếu sự vật diễn biến muôn hình,
muôn vẻ có nhiều hoạt động hấp dẫn thì cảm giác thời gian trôi
nhanh; trái lại, nếu công việc buồn tẻ, hoặc phải chờ đợi…thì ta lại
thấy thời gian trôi chậm chạp.
+ Tri giác các thuộc tính vận động : cho biết sự vận động của sự vật
hiện tượng, mối quan hệ giữa thời gian và không gian, phương
hướng, tốc độ của sự vật hiện tượng . Nó quan hệ chặt chẽ với tri giác
thời gian, không gian và phụ thuộc vào sự chuyển động của đối
tượng, của chủ thể, của thế giới xung quanh.
Các ảo giác tri giác vận động thường gặp khi nhìn 2 máy bay ở cùng
tốc độ nhưng chiếc ở độ cao hơn dường như bay chậm hơn.
Ba loại tri giác trên đây thường có liên quan mật thiết , bổ sung cho
nhau giúp con người tri giác trọn vẹn sự vật hiện tượng và thế giới
khách quan. Sự phát triển các loại tri giác này phụ thuộc vào kinh
nghiệm và hoạt động thực tiễn của con người.
2.3. Quy luật tri giác được sử dụng trong quảng cáo và Marketing:
 Hình dáng và kích thước: Kích thước và hình dáng của một sản phẩm
ảnh hưởng đến cách chúng ta tri giác và nhận thức về sản phẩm đó.
Quảng cáo thường sử dụng quy luật này để thu hút sự chú ý của người
tiêu dùng.
 Sự tương quan: Người tiêu dùng thường nhóm các sản phẩm liên quan
với nhau. Các nhà quảng cáo lợi dụng điều này bằng cách sắp xếp các sản
phẩm cùng nhóm gần nhau.
 Tương phản: Sử dụng tương phản về màu sắc, kích thước hoặc hình
dáng giúp các sản phẩm nổi bật hơn, dễ thu hút sự chú ý của người tiêu
dùng.

7
 PHẦN 3. PHÂN TÍCH
 Màu sắc và ảnh hưởng đến cảm giác, tri giác của người tiêu dùng:
Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong quảng cáo, ảnh hưởng trực tiếp đến
cảm giác và tri giác của người tiêu dùng. Mỗi màu sắc mang lại những cảm xúc
và ấn tượng khác nhau, giúp thu hút sự chú ý và gây ấn tượng mạnh mẽ.

Ví dụ, màu đỏ thường được sử dụng để tạo cảm giác khẩn cấp, gấp gáp,
trong khi đó màu xanh lại mang lại cảm giác bình yên, thoải mái. Màu vàng có
thể gây cảm giác vui vẻ, tươi sáng, tăng khả năng lưu ý của người tiêu dùng.

 Âm thanh và ảnh hưởng đến cảm giác, tri giác của người tiêu
dùng:

Quyến rũ bằng âm thanh: Âm thanh chất lượng cao và liên tục sẽ thu hút
sự chú ý của người tiêu dùng, tạo cảm giác về một sản phẩm cao cấp, sang
trọng.

Tăng cường cảm xúc: Âm nhạc thư giãn và phù hợp với bối cảnh sẽ kích
thích các cảm xúc tích cực, giúp người tiêu dùng cảm thấy thoải mái và gắn kết
với thương hiệu.

Tăng tính trải nghiệm: Âm thanh chân thực và sống động sẽ làm tăng trải
nghiệm của người tiêu dùng, khiến họ gắn bó và hài lòng hơn với thương hiệu.

 Hình ảnh và ảnh hưởng đến cảm giác, tri giác của người tiêu
dùng:

Trong quảng cáo, hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cảm
giác và tri giác của người tiêu dùng. Các hình ảnh sống động, đẹp mắt sẽ thu hút
sự chú ý và khơi gợi cảm xúc tích cực, khiến người xem liên tưởng đến sản
phẩm.

8
Ngoài ra, việc sử dụng hình ảnh sản phẩm cũng giúp người tiêu dùng trực
quan được chất lượng, tính năng của sản phẩm, từ đó tạo ra tri giác về giá trị của
nó.

 Sự kết hợp giữa các yếu tố cảm giác, tri giác trong quảng cáo:

Trong quảng cáo, việc kết


hợp hiệu quả giữa các yếu tố cảm giác (hình ảnh, âm thanh, màu sắc) và tri giác
(nội dung ý nghĩa) đóng vai trò rất quan trọng. Bởi khi các yếu tố này được sử
dụng đúng cách, chúng sẽ tạo nên một trải nghiệm thú vị và khó quên cho người
tiêu dùng, từ đó tăng khả năng mua hàng và trung thành với thương hiệu.

 Những chiến dịch quảng cáo thành công nhờ áp dụng quy luật
cảm giác, tri giác:

Nhiều thương hiệu nổi tiếng đã tận dụng hiệu quả các quy luật cảm giác và
tri giác trong những chiến dịch quảng cáo thành công của mình. Ví dụ, chiến
dịch "Đằng sau nụ cười" của Coca-Cola đã kích thích cảm xúc và tạo sự liên
tưởng tích cực về thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

9
Tương tự, hình ảnh và âm thanh sống động trong các quảng cáo của Apple
đã kích thích mạnh mẽ cảm giác và tri giác của người xem, thúc đẩy họ muốn
trải nghiệm sản phẩm.

PHẦN 4. KẾT LUẬN


 Tổng kết và Ứng dụng: Việc phân tích các quy luật cảm giác và tri
giác trong quảng cáo giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi
và tâm lý của khách hàng, từ đó thiết kế các chiến dịch quảng cáo
hiệu quả hơn.
 Tiếp tục Nghiên cứu: Tuy nhiên, các quy luật này còn rất nhiều yếu
tố cần được khám phá sâu hơn, đặc biệt là khi kết hợp nhiều yếu tố
cảm giác và tri giác cùng lúc.
 Ứng dụng Sáng Tạo: Các doanh nghiệp nên liên tục thử nghiệm và
sáng tạo các phương pháp kết hợp các yếu tố cảm giác, tri giác mới lạ
để thu hút khách hàng.

10

You might also like