Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 91

Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

LỜI CÁM ƠN
Trước tiên chúng em xin chân thành gửi lời cám ơn và luôn ghi nhớ đến gia đình đã tạo đều
kiện tốt cho chúng em trong quá trình thực tập và thầy, cô là các giảng viên trường Đại Học An
Giang, Khoa Kỹ Thuật – Công Nghệ - Môi Trường đã chỉ dẫn tận tình trong quá trình học và thực
tập của chúng em.Đó là vốn hành trang tốt nhất cho chúng em tiếp cận với thực tế và công việc.
Và đặc biệt chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Nguyễn Quang Huy (Giảng viên
hướng dẫn thực tập), là người đã tận tình cố vấn, hướng dẫn cho chúng em những kinh nghiệm kĩ
năng trong quá trình phân tích, thiết kế cũng như quá trình cài đặt phần mềm trong suốt quá trình
thực tập cuối khóa.
Cùng đó chúng em xin chân thành cám ơn anh Nguyễn Thanh Hải (Cán bộ hướng dẫn thực
tập) cùng tập thể cán bộ nhân viên của Ngân Hàng TMCP Mỹ Xuyên đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ và tạo đều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt quá trình thực tập cuối khóa.
Cuối cùng chúng em cũng chân thành cám ơn các thầy cô, các anh chị và các bạn đã nhiệt
tình giúp đỡ động viên chúng em trong quá trình thực tập cuối khóa.

 Nhóm thực hiện:


Phan Hồng Nhung
Dương Kim Thanh
Đỗ Thị Bích Thảo

Trang 1 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA KHOA


……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Trang 2 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU CƠ QUAN THỰC TẬP.......................................10
I. Chức năng và nhiệm vụ nơi cơ quan thực tập 10
1. Tổng quan về Ngân hàng Mỹ Xuyên......................................................................................10
2. Vai trò của Ngân hàng MXBank.............................................................................................10
3. Chức năng của Ngân hàng......................................................................................................10
4. Phạm vi hoạt động...................................................................................................................11
II. Tổ chức Sơ đồ tổ chức bộ máy cơ quan. 12
1. Sơ đồ tổ chức...........................................................................................................................12
2. Tóm lược cơ cấu tổ chức trong bộ máy và cơ sở....................................................................13
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG.................................................................................15
I. Lý do chọn đề tài 15
II. Mô tả bài toán 15
1. Chức năng...............................................................................................................................15
2. Người dùng.............................................................................................................................15
4. Một số đặc điểm của tiền gửi Ngân hàng................................................................................15
5. Thủ tục cần thiết để gửi tiền....................................................................................................16
6. Chức năng quản lý..................................................................................................................16
7. Nghiệp vụ...............................................................................................................................20
8. Lập báo cáo.............................................................................................................................23
9. Quản lý hệ thống.....................................................................................................................24
III. Mục tiêu của hệ thống 24
IV. Ràng buộc hệ thống 24
1. Ràng buộc quản lý hệ thống của người dùng..........................................................................24
2. Ràng buộc nhân lực và thời gian.............................................................................................24
V. Đánh giá khả thi 24
1. Khả thi về kinh tế....................................................................................................................24
2. Khả thi về kỹ thuật..................................................................................................................24
3. Công cụ phát triển...................................................................................................................24
4. Bảng tổng hợp về rủi ro hệ thống............................................................................................24

Trang 3 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

5. Bảng phân công Công việc.....................................................................................................25


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH YÊU CẦU VÀ HƯỚNG ĐI..................................................................28
I. Chức năng chính của hệ thống 28
II. Yêu cầu phi chức năng 28
III. Yêu cầu bảo mật 28
IV. Yêu cầu cụ thể của hệ thống 28
1. Yêu cầu quản lý.......................................................................................................................28
2. Yêu cầu lập báo cáo...............................................................................................................29
3. Yêu cầu thống kê....................................................................................................................29
4. Yêu cầu tra cứu......................................................................................................................29
V. Môi trường thực hiện 29
VI. Yêu cầu của nghiệp vụ 29
1. Các biểu mẫu...........................................................................................................................29
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG...........................................................................................33
I. Phân tích yêu cầu 33
1. Xác định tác nhân (Các Actor tác động vào hệ thống)...........................................................33
2. Sơ đồ use – case......................................................................................................................34
3. Đặc tả một số use-case............................................................................................................39
4. Sơ đồ lớp (Classdiagram)........................................................................................................44
5. Mô tả chi tiết các lớp đối tượng..............................................................................................45
6. Danh Sách các quan hệ trên sơ đồ..........................................................................................46
7. Sơ đồ tuần tự...........................................................................................................................49
I. Cây chức năng của phần mềm 58
II. Thiết kế dữ liệu 59
1. Xây dựng cơ sở dữ liệu và mối quan hệ..................................................................................59
2. Mô tả chi tiết các bảng cơ sở dữ liệu......................................................................................60
III. Thiết kế giao diện 72
1. Giao diện Đăng nhập hệ thống................................................................................................72
2. Giao diện Đổi mật khẩu..........................................................................................................72
3. Giao diện chính của hệ thống..................................................................................................73

Trang 4 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

4. Giao diện Mở sổ tiết kiệm.......................................................................................................74


5. Giao diện Rút tiền sổ tiết kiệm................................................................................................75
6. Giao diện Gửi thêm vốn vào sổ không kỳ hạn........................................................................76
7. Giao diện in sổ có kỳ hạn........................................................................................................77
8. Giao diện danh sách sổ tiết kiệm............................................................................................78
HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT...................................................................................................................79
I. Để cài đặt phần mềm cần thực hiện các bước sau 79
1.Bước 1: Double click vào biểu tượng.....................................................................................79
2. Bước 2: Click vào OK.............................................................................................................79
3. Bước 3: Click vào nút Next....................................................................................................79
4. Bước 4:....................................................................................................................................80
5. Bước 5: Click Next để tiếp tục cài đặt....................................................................................80
6. Bước 6: Click Install để cài đặt...............................................................................................81
7.Bước 7: Chờ chương trình cài đặt............................................................................................81
8. Bước 8: Click Finish để hoàn thành cài đặt............................................................................82
KẾT LUẬN........................................................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................84

Trang 5 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

DANH SÁCH HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ


Hình 1: Biểu mẫu phiếu gửi tiết kiệm (phiếu thu)..............................................................................30
Hình 2: Biểu mẫu phiếu rút tiền (Phiếu chi)......................................................................................31
Hình 3: Biểu mẫu phiếu lưu gửi tiền..................................................................................................31
Hình 4: Biểu mẫu sổ gửi không kỳ hạn..............................................................................................32
Hình 5: Biểu mẫu sổ có kỳ hạn..........................................................................................................32
Hình 6: Biểu mẫu Bảng kê lãi............................................................................................................33
Hình 7: Sơ đồ use-case cho quy trinh làm việc của hệ thống.............................................................36
Hình 8: Sơ đồ use-case tổng quát.......................................................................................................37
Hình 9: Sơ đồ use-case của kiểm soát................................................................................................38
Hình 10: Sơ đồ use-case người quản lý..............................................................................................39
Hình 11: Sơ đồ use-case cho kế toán..................................................................................................39
Hình 12: Sơ đồ lớp của quản lý tiền gửi tiết kiệm..............................................................................45
Hình 13: Sơ đồ tuần tự thêm Khách hàng..........................................................................................50
Hình 14: Sơ đồ tuần tự tìm Nhân viên................................................................................................51
Hình 15: Sơ đồ tuần tự Tìm khách hàng............................................................................................52
Hình 16: Sơ đồ tuần tự thêm Phòng giao dịch...................................................................................53
Hình 17: Sơ đồ tuần tự tìm Sổ tiết kiệm.............................................................................................54
Hình 18: Sơ đồ tuần tự Đăng nhập.....................................................................................................55
Hình 19: Sơ đồ tuần tự thêm Phát sinh tiết kiệm................................................................................56
Hình 20: Sơ đồ tuần tự Mở sổ tiết kiệm.............................................................................................57
Hình 21: Sơ đồ tuần tự Gửi thêm vốn vào sổ không kỳ hạn..............................................................58
Hình 22: Cơ sơ quan hệ và mối quan hệ giữa các bảng.....................................................................60
Hình 23: from Đăng nhập vào hệ thống.............................................................................................73
Hình 24: from Đổi mật khẩu..............................................................................................................73
Hình 25: from giao diện chính của hệ thống quản lý tiền gửi tiết kiệm.............................................74
Hình 26: from Mở một sổ tiết kiệm....................................................................................................75
Hình 27: from Rút tiền tiết kiệm........................................................................................................76
Hình 28: from Gửi thêm vốn vào sổ tiết kiệm không kỳ hạn.............................................................77
Hình 29: Giao diện in sổ có kỳ hạn....................................................................................................78
Hình 30: Giao diện danh sách sổ tiết kiệm.........................................................................................79

Trang 6 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU


KHÁI NIỆM KÝ HIỆU Ý NGHĨA

Tác nhân Một người/ nhóm người hoặc một thiết


bị hoặc hệ thống tác động hoặc thao tác
(Actor) đến chương trình.

Use-case Một chuỗi các hành động mà hệ thống


thực hiện mang lại một kết quả quan sát
được đối với actor.

System Biểu hiện phạm vi của hệ thống. Các


(Hệ thống) use-case được đặt trong khung hệ thống.

Lớp Là một sự trừu tượng của các đối tượng


(Class) trong thế giới thực.

Boundary class Nắm giữ sự tương tác giữa phần bên


ngoài với phần bên trong của hệ thống
(Lớp biên) (giao diện chương trình).

Control class Thể hiện trình tự xử lý của hệ thống


(Lớp điều khiển) trong một hay nhiều use-case.

Entity class Mô hình hóa các thông tin lưu trữ lâu
dài trong hệ thống, nó thường độc lập
(Lớp thực thể) với các đối tượng khác ở xung quanh.

Procedure Là một phương thức của B mà đối


(Phương thức) tượng A gọi thực hiện.

Message
Là một thông báo mà B gởi cho A.
(Thông điệp)

Trang 7 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

LỊCH LÀM VIỆC


Nhóm sinh viên thực hiện:
 Phan Hồng Nhung. (DTH051153)
 Dương Kim Thanh. (DTH051167)
 Đỗ Thị Bịch Thảo. (DTH051169)
Cơ quan thực tập: Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Quang Huy
Thời gian thực tập, từ ngày 02 tháng 02 năm 2009 đến ngày 04 tháng 04 năm 2009.

Tuần Nội dung công việc được Tự nhận xét về mức Nhận xét Chữ ký của GV
giao độ hoàn chỉnh của GV hướng dẫn
hướng dẫn
1 - Thực tập làm việc tại Hoàn thành đúng kế
Từ ngày cơ quan 02/02, 04/02, hoạch đề ra.
02/02 06/02.
Đến ngày - Tìm hiểu cơ cấu của
08/02 cơ quan thực tập.
- Xác định yêu cầu hệ
thống.
2 - Thực tập làm việc tại Hoàn thành đúng kế
Từ ngày cơ quan 09/02, 11/02, hoạch đề ra.
09/02 13/02.
Đến ngày - Phân tích hệ thống
15/02 - Phân tích cơ sở dữ
liệu của bài viết
3 - Thực tập làm việc tại Hoàn thành đúng kế
Từ ngày cơ quan 16/02, 18/02, hoạch đề ra.
16/02 20/02.
Đến ngày - Thiết kế xây dựng cơ
22/02 sở dữ liệu
- Thiết kế giao diện cơ
bản của hệ thống
4 - Thực tập làm việc tại Hoàn thành đúng kế
Từ ngày cơ quan 23/02, 25/02, hoạch đề ra.
23/02 27/02.
Đến ngày - Tiến hành viết
01/03 chương trình.
- Thiết kế giao diện.

Trang 8 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

5 - Viết chương trình. Hoàn thành đúng kế


Từ ngày - Thiết kế giao diện. hoạch đề ra.
02/03
Đến ngày
08/03
6 - Viết chương trình Hoàn thành đúng kế
Từ ngày hoạch đề ra.
09/03
Đến ngày
15/03
7 - Thực tập làm việc tại Hoàn thành đúng kế
Từ ngày cơ quan 16/03, 17/03, hoạch đề ra.
16/03 18/03.
Đến ngày - Viết chương trình
22/03

8 - Thực tập làm việc tại Hoàn thành đúng kế


Từ ngày cơ quan 23/03, 24/03, hoạch đề ra.
23/03 25/03.
Đến ngày - Hoàn thành chương
29/03 trình.

Trang 9 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

CHƯƠNG 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU


CƠ QUAN THỰC TẬP
I. Chức năng và nhiệm vụ nơi cơ quan thực tập
1. Tổng quan về Ngân hàng Mỹ Xuyên
- Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên (Ngân hàng TMCPNT Mỹ
Xuyên) ban đầu là Quỹ tín dụng Mỹ Xuyên, được thành lập năm 1989. Hoạt động theo quyết
định thành lập và cấp giấy phép của UBND tỉnh An Giang.
- Cho đến 12/10/1992 đã được chuyển thể từ Quỹ tín dụng sang chính thức thành lập
Ngân hàng với tên gọi mới là: Ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên (My Xuyen Rural Commercial
Joint Stock Bank). Với vốn điều lệ ban đầu là 303 triệu đồng.
- Ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên có trụ sở chính tại:
284 Trần Hưng Đạo, TP Long Xuyên, Tỉnh An Giang
Điện thoại: 076.843709
Fax: 076.841006
- Cũng như những Ngân hàng khác, hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCPNT Mỹ
Xuyên là nhận tiền gửi, và đi vay để cho vay, ngoài ra Ngân hàng còn thực hiện cung cấp
dịch vụ cho khách hàng như là chuyển tiền và chi trả kiều hối. Thu nhập của Ngân hàng chủ
yếu từ hoạt động tín dụng, và thu phí dịch vụ Ngân hàng.
- Qua thời gian từ năm 1992 đến nay, Ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên không ngừng mở
rộng hoạt động về mặt qui mô cũng như phạm vi hoạt động. Hiện tại Ngân hàng Mỹ Xuyên
có 1 hội sở chính, 2 chi nhánh, 10 phòng giao dịch và 3 tổ tín dụng.
- Phạm vi hoạt động vươn tới nhiều xã, phường trong tỉnh An Giang với đội ngũ cán bộ
đáng kể về mặt số lượng lẫn chất lượng. Ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên thường xuyên tổ
chức cho cán bộ công nhân viên chức tham gia các khoá huấn luyện, đào tạo để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với sự phát triển chung của ngành ngân hàng, đáp
ứng được yêu cầu phục vụ hơn 10000 hộ sản xuất, kinh doanh và công nhân viên chức trong
toàn tỉnh.
2. Vai trò của Ngân hàng MXBank
- Sự có mặt của Ngân hàng không chỉ đơn thuần đáp ứng kịp thời vốn cho nền kinh tế của
tỉnh, phục vụ nền kinh tế phát triển cao hơn mà còn góp phần cho đời sống người dân bớt cơ
cực, qua đó xóa dần nạn cho vay nặng lãi tại nông thôn, tạo điều kiện tăng thu nhập và giải
quyết việc làm cho nhiều người dân ở tuổi lao động.
- Với phương châm “Cùng nhau phát triển, cùng nhau thành công, đem lại sự phồn vinh
cho xã hội” Ngân hàng Mỹ Xuyên luôn là nguồn tài chính, là người bạn đồng hành của mọi
thành phần kinh tế và mọi tầng lớp dân cư tại tỉnh nhà.
3. Chức năng của Ngân hàng

Trang 10 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

3.1. Huy động vốn

- Khai thác các nguồn vốn của các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư trong tỉnh An
Giang qua các loại tiền gửi tiết kiệm.
- Tiếp nhận vốn vay, vốn tài trợ, ủy thác đầu tư nông nghiệp từ Ngân hàng Nhà Nước
và các tổ chức kinh tế - xã hội, các tổ chức Tín dụng tiền tệ trong và ngoài nước.
- Phát hành các chứng khoán tiền gửi.
3.2. Cho vay
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ.
- Cho vay trả góp kinh doanh, làm kinh tế phụ, tiêu dùng.
3.3. Các nghiệp vụ và dịch vụ của Ngân hàng
- Chiết khấu các chứng từ có giá.
- Dịch vụ chuyển tiền nhanh, chi trả kiều hối.
- Bảo lãnh thanh toán.
- Thực hiện làm đại lý bảo hiểm.
4. Phạm vi hoạt động
- Ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên cho vay vốn cho tất cả các thành phần kinh tế trong địa
bàn tỉnh An Giang. Nhưng hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là phục vụ cho nông dân đang
hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng luôn được phát triển kịp thời theo tiềm năng và qui
mô hoạt động kinh doanh ngày càng lớn mạnh của ngân hàng. Cũng như không ngừng, cải
thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng để phục vụ khách hàng
được tốt nhất.
- Hướng phát triển mở rộng mạng lưới hoạt động Ngân hàng xuống các địa bàn nông thôn
nhằm tạo thuận lợi cho bà con nông dân có thể dễ dàng liên hệ vay vốn của Ngân hàng để
đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề truyền thống tại
các địa phương trong tỉnh An Giang.

Trang 11 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

II. Tổ chức Sơ đồ tổ chức bộ máy cơ quan.


1. Sơ đồ tổ chức
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CÁC ỦY BAN TRỰC THUỘC HĐQT

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Â.KHỐI KINH DOANH


A.1 Phòng khách hàng cá nhân
A.2 Phòng khách hàng doanh nghiệp
A.3 Phòng ngoại hối và thanh toán quốc tế
A.4 Phòng kinh doanh nguồn vốn

B.KHỐI GIÁM SÁT QUẢN LÝ


B.1 Phòng quản lý rủi ro
B.2 Phòng pháp chế

C.KHỐI HỖ TRỢ NGHIỆP VỤ Sở giao dịch


B.1 Phòng kế toán tài chính
Chi nhánh
B.2 Trung tâm cuộc gọi
B.3 Trung tâm thanh toán Phòng giao dịch
B.4 Trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ
D.KHỐI
D.KHỐI TỔ
TỔ CHỨC
CHỨC CÔNG
CÔNG NGHỆ
NGHỆ VÀ
VÀ CHIẾN
CHIẾN LƯỢC
LƯỢC
B.1 Phòng nhân sự và đào tạo
B.2 Phòng công nghệ thông tin
B.3 Phòng kế hoạch nghiên cứu tổng hợp
B.4 Trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ

E.CÁC CÔNG TY TRỰC THUỘC

Trang 12 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

2. Tóm lược cơ cấu tổ chức trong bộ máy và cơ sở


 Đại hội đòng cổ đông
 Ban kiểm soát
- Kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng Mỹ Xuyên, giám sát chấp hành
chế độ hoạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân
hàng.
- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Ngân hàng, kiểm tra từng vấn đề cụ
thể liên quan đến hoạt động tài chính của Ngân hàng khi xét thấy cần thiết hoặc theo
quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông lớn.
- Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động tham khảo
ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại
hội đồng cổ đông.
- Được sử dụng hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ của Ngân hàng để thực hiện
các nghiệp vụ của mình.
 Phòng kiểm soát nội bộ.
 Hội đồng quản trị
- Hoạch định chiến lược, mục tiêu, giám sát hoạt động của bộ máy điều hành.
- Quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng Mỹ
Xuyên trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đông về kết quả hoạt
động cũng như những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ và vi phạm pháp luật
gây thiệt hại cho Ngân hàng Mỹ Xuyên.
- Phê duyệt phương án hoạt động kinh doanh do tổng giám đốc đề nghị.
 Các ủy ban trực thuộc HĐQT.
 Ban tổng giám đốc
- Tổng giám đốc trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ các hoạt động của
Ngân hàng Mỹ Xuyên, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về
việc điều hành hoạt động hàng ngày của Ngân hàng.
- Phó tổng giám đốc giúp việc cho tổng giám đốc điều hành một hoặc một số
lĩnh vực hoạt động của ngân hàng theo sự phân công của tổng giám đốc.
- Ngoài ra, giúp việc cho tổng giám đốc còn có kế toán trưởng và bộ máy
chuyên môn nghiệp vụ.
 Khối kinh doanh
 Đứng đầu Khối Kinh Doanh là Giám đốc Khối hoặc Phó Tổng giám đốc phụ
trách khối, giúp việc cho Giám đốc Khối hoặc Phó Tổng giám đốc phụ trách khối có
thể có Phó Giám đốc và các Trưởng Phòng trực thuộc.
 Khối giám sát quản lý

Trang 13 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

- Đứng đầu Khối Giám sát và Quản lý là Giám đốc Khối hoặc Phó Tổng giám
đốc phụ trách khối, giúp việc cho Giám đốc Khối hoặc Phó Tổng giám đốc phụ trách
khối có thể có Phó Giám đốc và các Trưởng Phòng trực thuộc.
 Khối hỗ trợ nghiệp vụ
- Đứng đầu Khối Hỗ trợ Tổng hợp là Giám đốc Khối hoặc Phó Tổng giám đốc
phụ trách khối, giúp việc cho Giám đốc Khối hoặc Phó Tổng giám đốc phụ trách
khối có thể có Phó Giám đốc và các Trưởng Phòng trực thuộc.
 Khối tổ chức công nghệ và chiến lược
- Đứng đầu Khối Tổ chức – Công nghệ & Chiến lược là Giám đốc Khối hoặc
Phó Tổng giám đốc phụ trách khối, giúp việc cho Giám đốc Khối hoặc Phó Tổng
giám đốc phụ trách khối có thể có Phó Giám đốc và các Trưởng Phòng trực thuộc.
 Các công ty trực thuộc
- Công ty chứng khoán
- Công ty cho thuê tài chính
- Công ty kinh doanh bất động sản
Vốn các Công ty trực thuộc có thể là 100% vốn của Ngân hàng Mỹ Xuyên hoặc
có thể dưới hình thức liên kết.
 Sở giao dịch và Chi nhánh giao dịch
- Sở giao dịch là đơn vị trực thuộc Hội sở; Chi nhánh là đơn vị trực thuộc Hội
sở hoặc Sở giao dịch, có con dấu riêng, được thực hiện một số hoặc toàn bộ nghiệp
vụ do sự ủy quyền của Tổng Giám đốc, tùy theo nhu cầu của địa bàn và tùy theo tình
hình nhân sự của Chi nhánh.
- Sở giao dịch, Chi nhánh được thành lập các đơn vị trực thuộc; quản lý, theo
dõi và hỗ trợ hoạt động các đơn vị trực thuộc trên địa bàn quy định theo sự ủy nhiệm
của Tổng Giám đốc.
- Nhiệm vụ cụ thể của Phòng dịch vụ khách hàng: cung cấp tất cả các sản
phẩm Ngân hàng cho khách hàng; thực hiện công tác tiếp thị để phát triển thị phần;
xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng năm và theo dõi đánh giá quá trình
thực hiện kế hoạch.

Trang 14 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG


I. Lý do chọn đề tài
- Hơn bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động của Ngân hàng thương mại luôn phải đặt trong
môi trường cạnh tranh. Vì môi trường đó nên mọi Ngân hàng cần phải luôn phát triển để đạt
đến mục tiêu tạo vốn cho xã hội và làm giàu cho chính mình. Vì thế mỗi Ngân hàng luôn
thay đổi chính sách và cơ chế hoạt động. Một trong những thay đổi thiết thực và cấp bách là
việc tin học hóa trong nghiệp vụ.
II. Mô tả bài toán
1. Chức năng
- Với nhu cầu mở rộng các dịch vụ của các Ngân hàng hiện nay. Với phần mềm
“QUẢN LÝ GIAO DỊCH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM” tìm hiểu và xây dựng một chương
trình sử dụng mà ở đó người dùng có thể dễ dàng quản lý các giao dịch về gửi tiền tiết kiệm
của khách hàng.
2. Người dùng
- Kế toán tiền gửi.
- Kế toán trưởng.
- Quản trị viên.
- Giám Đốc.
- Nhân viên
4. Một số đặc điểm của tiền gửi Ngân hàng
- Tiền gửi tiết kiệm thông thường: Quý khách có nhiều lựa chọn về loại kỳ hạn để gửi
tiền như không kỳ hạn, 1 tháng, 2 tháng … 24 tháng. Tiền lãi được tính và nhập gốc
một lần vào cuối kỳ gửi. Hết một kỳ hạn gửi tiền, nếu quý khách không đến rút gốc và
lãi thì tiền gửi sẽ tự động quay vòng một kỳ hạn tiếp theo. Nếu quý khách có nhu cầu rút
tiền trước hạn thì được hưởng mức lãi suất thấp hơn lãi suất đúng hạn, tùy theo quy định
của Ngân hàng tại từng thời điểm. Nếu chọn loại tiết kiệm này, vào giữa kỳ hạn, quý
khách sẽ không gửi thêm tiền vào Sổ Tiết Kiệm cũ, nếu gửi thêm tiền, quý khách sẽ có
thêm một xác nhận tiền gửi khác, thời gian gửi sẽ được tính bắt đầu từ ngày gửi.
- Tiền gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt: Loại tiền gửi tiết kiệm này cũng được nhập lãi
một lần vào cuối kỳ và tự động quay vòng khi đến hạn. Tuy nhiên, trong kỳ nếu quý
khách có nhu cầu rút một phần gốc trước hạn thì phần tiền rút ra được tính lãi suất không
kỳ hạn, phần còn lại gửi tiếp vẫn được áp dụng lãi suất có kỳ hạn kể từ ngày gửi.
- Tiền gửi tiết kiệm trả lãi định kỳ (hàng tháng/ hàng quý): Loại tiền gửi này rất thuận
tiện cho quý khách cần phải dùng tiền lãi thu được từ việc gửi tiền tiết kiệm của mình,
để sử dụng chi tiêu định kỳ hàng tháng, hàng quý…, quý khách không cần chờ khi đến
hạn mới rút được tiền lãi. Các quy định khác cũng giống như tiền gửi tiết kiệm thông
thường.

Trang 15 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

- Tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước: Quý khách nhận được tiền lãi ngay tại thời điểm gửi
tiền. Lãi suất áp dụng cho hình thức tiền gửi này thấp hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn
lĩnh lãi cuối kỳ. Loại tiền gửi này cũng không hỗ trợ quý khách rút gốc hoặc rút một
phần gốc trước hạn. Tiền gửi khi đến hạn mà quý khách không rút ra sẽ được chuyển
thêm kỳ hạn tiếp theo.
- Tiền gửi tiết kiệm bậc thang: Lãi suất tiền gửi mà quý khách được hưởng sẽ tăng lên
tương ứng với số tiền gửi lớn và thời hạn gửi dài (tiền gửi bậc thang theo số tiền và thời
hạn). Hình thức tiền gửi này cũng được nhập lãi một lần vào cuối kỳ, tự động chuyển
thêm một kỳ hạn tiếp theo nếu quý khách không rút tiền khi đến hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm gửi góp: Lựa chọn hình thức gửi tiền này, định kỳ sau một thời
gian như hàng tháng, 2 tháng…, mặc dù chưa đến hạn tất toán Sổ Tiết Kiệm, quý khách
vẫn có thể gửi thêm một số tiền nhất định vào số dư tiền gửi có sẵn trên Sổ tiết kiệm cũ
(gửi góp). Như vậy, số tiền gốc sẽ tăng lên sau mỗi kỳ gửi góp, mà không phải là một số
cố định như hình thức tiết kiệm thông thường. Số tiền lãi cũng được tính trên cơ sở số
tiền gốc tăng lên đó. Lãi suất áp dụng cho loại tiền gửi này thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết
kiệm thông thường. Quý khách sẽ không được rút tiền trước hạn, khi đến hạn nếu quý
khách không đến rút tiền, số dư không được chuyển thêm kỳ hạn gửi tiếp theo mà được
tính lãi với lãi suất không kỳ hạn.
5. Thủ tục cần thiết để gửi tiền
- Cá nhân Việt Nam: CMND.
- Cá nhân là người nước ngoài: Hộ chiếu.
- Nếu chủ sở hữu là người chưa thành niên (dưới 15 tuổi) thì bắt buộc phải có người
giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật đứng tên kèm theo trên Sổ tiền gửi.
- Các giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện, người giám hộ hợp pháp của người
chưa thành niên, người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
6. Chức năng quản lý
- Quyền: Mã quyền, tên quyền

- Nhóm người dùng: Mã nhóm người dùng, tên nhóm người dùng

- Phân nhóm: Mã nhân viên, mã nhóm người dùng

- Phòng giao dịch: Mã phòng giao dịch, tên phòng giao dịch, địa điểm

Trang 16 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

- Quầy giao dịch: Mã phòng giao dịch, mã quầy giao dịch

- Nhân viên: Mã nhân viên, họ tên, ngày sinh, địa chỉ, điện thoại, mã phòng giao dịch

- Phân quyền: Mã quyền, mã nhóm người dùng, mã nhân viên, mật khẩu, tên đăng
nhập

- Giao dịch viên: Mã nhân viên, hạn mức thu, hạn mức chi, hạn mức tòn quỹ

- Ngày giao dịch: Ngày giao dịch, ngắt giao dịch.

- Khách hàng: Mã khách hàng, họ tên, CMND, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ, điện thoại.

Trang 17 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

- Danh mục tài khoản: Số hiệu tài khoản, tên tài khoản, tính chất số dư

- Tài khoản: Số hiệu tài khoản, ngày cập nhật, số dư đầu ngày, số phát sinh nợ, số phát
sinh có.

- Danh mục loại tiền: Mã loại tiền, loại tiền.

- Danh mục loại giao dịch: Mã loại giao dịch, tên giao dịch.

- Danh mục kỳ loại tiết kiệm: Mã kỳ tính lãi, loại kỳ tính lãi.

- Loại tiết kiệm: Mã loại tiết kiệm, tên loại tiết kiệm, kỳ hạn, đang huy động, mã loại
tiền, mã kỳ tính lãi, số hiệu tài khoản.

Trang 18 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

- Lãi suất tiết kiệm: Mã loại tiết kiệm, ngày, mức lãi suất.

- Sổ tiết kiệm: Mã loại tiết kiệm, mã sổ tiết kiệm, ngày mở sổ, ngày hiệu lực, ngày đến
hạn, ngày tính lãi gần nhất, ngày tái ký gửi, lãi đã trả, lãi nhập vốn, ngày nhập vốn,
phong tỏa, ngày hoàn tất, mã khách hàng

- Số dư tiết kiệm: Mã loại tiết kiệm, mã số tiết kiệm, ngày cập nhật, số dư.

- Phát sinh tiết kiệm: Số bút toán, ngày giao dịch, đã duyệt, mã số tiết kiệm, mã loại
giao dịch, mã quầy giao dịch, mã phòng giao dịch, mã nhân viên.

Trang 19 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

- Chi tiết phát sinh giao dịch: Số giao dịch, số bút toán, ngày giao dịch, số hiệu tài
khoản nợ, số hiệu tài khoản có, số tiền.

7. Nghiệp vụ
7.1. Gửi tiết kiệm
- Khách hàng xuất trình giấy chứng minh. Thông báo số tiền cần gửi (nếu khách đến
lần đầu phải mở Sổ tiết kiệm). Thông tin Sổ tiết kiệm gồm có: Mã sổ, họ tên khách
hàng, CMND (hộ chiếu), ngày cấp, nơi cấp, ngày sinh, địa chỉ, ngày mở sổ.
-Kế Toán Tiền Gửi (KTTG) hướng dẫn khách hàng điền đầy đủ thông tin trên “giấy
đề nghị gửi tiền”. Thông tin “giấy đề nghị gửi tiền” gồm có: họ tên, điện thoại, địa
chỉ, số CMND, ngày cấp, nơi cấp, số tiền gửi, kỳ hạn gửi, hình thức rút lãi.
-KTTG in ra giấy nộp tiền (người nộp, địa chỉ, CMND hoặc hộ chiếu, tên tài khoản
Có, nội dung, số tiền bằng chữ), phiếu lưu tiền gửi (loại, lãi suất, họ tên người gửi,
địa chỉ, CMND, ngày cấp, chữ ký mẫu) đưa vào hồ sơ lưu chuyển cho khách hàng
(trường hợp gửi tiền lần đầu).
-Kế Toán Trưởng kiểm tra các thông tin trên giấy đề nghị của khách hàng, giấy nộp
tiền, phiếu lưu, Sổ tiết kiệm phải khớp nhau và ký tên lên Sổ Tiết Kiệm.
-Giám Đốc ký tên lên giấy nộp tiền, Sổ tiết kiệm.
-Kiểm soát trước quỹ kiểm tra các yếu tố của bộ phận liên quan chữ ký (KTTG,
KTT, BGĐ), ký tên lên góc phải giấy nộp tiền, đánh số, vào nhật ký quỹ.
-Thủ quỹ nhận giấy nộp tiền, Sổ tiết kiệm, phiếu lưu tiền gửi, chờ Kiểm ngân thu.
 Kiểm ngân sau khi thu xong, lập bảng kê nộp tiền, ký tên lên bảng kê nộp và
chuyển bảng kê cho thủ quỹ.
 Thủ quỹ kiểm tra số tiền trên bảng kê, giấy nộp tiền, phiếu lưu, Sổ tiết kiệm.
Nếu khớp đúng số tiền, ký tên lên giấy nộp tiền và bảng kê nộp, vào sổ theo dõi. Nếu
không khớp đúng số tiền phải báo cho KTTG biết để điều chỉnh lại.

Trang 20 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

 Sau đó chuyển giấy nộp tiền, bảng kê nộp, phiếu lưu, Sổ Tiết Kiệm cho Kiểm
ngân.
-Kiểm ngân: kiểm tra số tiền trên giấy nộp tiền, bảng kê nộp, phiếu lưu, Sổ Tiết
Kiệm, nếu sai Kiểm ngân chịu trách nhiệm. Cho khách hàng ký tên lên giấy nộp tiền,
bảng kê nộp, đăng ký chữ ký mẫu lên phiếu lưu, ký tên lên Sổ Tiết Kiệm, phiếu lưu
(bên phần kiểm soát), ký nhận Sổ Tiết Kiệm.
 Sau khi xong cho khách hàng ký nhận sổ và trả sổ cho khách hàng.
 Sau đó ký tên lên góc trái chứng từ, đóng dấu đã thu tiền và vào sổ theo dõi
thu chi, giữ lại bảng kê nộp tiền để tổng hợp (cuối ngày giao lại cho Thủ quỹ).
-Thủ quỹ vào sổ quỹ.
-Giấy nộp tiền cuối ngày Thủ quỹ chuyển qua bộ phận kết hợp chứng từ.
- Khách hàng:
 Kiểm tra các yếu tố trên giấy gửi tiền.
 Ký chữ ký mẫu lên phiếu lưu tiền gửi (hoặc các ký hiệu khác).
-Nhân viên ngân hàng in Giấy nộp tiền, Phiếu lưu, Sổ tiền gửi.
7.2. Rút tiết kiệm
-Khách hàng đến rút tiền mang Sổ tiết kiệm, CMND (hộ chiếu) đã đăng ký lúc gửi
tiền và thông báo đến KTTG số tiền cần rút (vốn, lãi).
 Trường hợp rút hoàn toàn: KTTG sẽ căn cứ vào ngày đáo hạn, số tiền gửi, lãi
suất trên sổ, lập Phiếu tính lãi, in Giấy lãnh tiền, Phiếu chi lãi, in Sổ tiền gửi, ghi
Phiếu lưu tiền gửi, ký tên chuyển qua cho KTT.
 Trường hợp khách hàng gửi lại đúng số tiền và định kỳ trên Sổ tiết kiệm:
KTTG sử dụng lại Sổ tiết kiệm cũ, Phiếu lưu cũ, lập Giấy nộp tiền, Giấy lĩnh tiền,
Phiếu chi lãi, in Sổ tiết kiệm, ghi Thẻ lưu tài khoản, chuyển cho KTT.
 Trường hợp khách hàng gửi lại thay đổi số tiền: KTTG thực hiện như trường
hợp rút hoàn toàn, sau đó làm giống như trường hợp gửi tiền, chuyển cho KTT.
-KTT kiểm tra lại ngày đáo hạn, cách tính lãi trên Phiếu tính lãi, Giấy lĩnh tiền,
Phiếu chi lãi, Số dư trên Sổ tiền gửi và Phiếu lưu.
 Kiểm tra Giấy nộp tiền (nếu khách hàng gửi lại đúng số tiền và định kỳ).
 Kiểm tra Giấy nộp tiền, Sổ tiết kiệm, Phiếu lưu.
1. Nếu khách hàng gửi lại thay đổi số tiền và định kỳ.
2. Nếu khớp đúng số tiền ký tên lên chứng từ và trình lên Giám Đốc
ký (trường hợp gửi lại).
3. Nếu không đúng phải báo cho KTTG biết để kiểm tra lại. Chuyển
phiếu cho KSTQ.
-KSTQ: kiểm tra lại chữ ký của KTTG, KTT, BGĐ.
 Ký tên lên góc chứng từ, đánh số, vào nhật ký quỹ, đóng dấu.
 Chuyển chứng từ qua Kiểm ngân, thông qua Thủ quỹ.
-Kiểm ngân:

Trang 21 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

 Trường hợp rút hoàn toàn: căn cứ vào Giấy lĩnh tiền, Phiếu chi lãi, lập Bảng
kê lĩnh tiền và ký tên lên Bảng kê lĩnh, chuyển cho Thủ quỹ.
 Trường hợp gửi lại: căn cứ vào Giấy nộp tiền, Giấy lĩnh tiền, Phiếu chi, lập
Bảng kê lĩnh tiền và ký tên lên Bảng kê lĩnh, chuyển cho Thủ quỹ.
-Thủ quỹ:
 Kiểm tra lại số tiền trên các chứng từ.
 Nếu khớp đúng ký tên lên các chứng từ, vào Sổ theo dõi, chuyển cho Kiểm
ngân.
-Kiểm ngân:
 Cho khách ký tên lên chứng từ.
 Đối chiếu chữ ký của khách hàng trên chứng từ Thẻ lưu.
 Nếu đúng chữ ký, khách hàng ký tên lên Sổ tiết kiệm và Thẻ lưu, chi tiền cho
khách hàng và trả Sổ tiết kiệm cho khách hàng.
 Nếu không đúng phải báo cho KTTG để kiểm tra lại.
 Chi xong ký tên lên góc trái chứng từ và đóng dấu “Đã chi tiền” vào Sổ theo
dõi, gữi lại Bảng kê để tổng hợp cuối ngày.
 Chuyển Thẻ lưu, Sổ tiết kiệm (trường hợp TT) cho KTTG.
 Chuyển chứng từ cho Thủ quỹ.
 Cuối ngày chuyển chứng từ cho bộ phận Kết hợp chứng từ.
7.3. Rút lãi tiết kiệm
-Khách hàng đem STK đến Ngân hàng liên hệ KTTG để lĩnh lãi.
-KTTG: Căn cứ vào STK, lãi suất trên STK, in Phiếu chi lãi, ghi Phiếu tính lãi, ghi
Phiếu lưu tiền gửi và ký tên lên Phiếu chi lãi, Phiếu tính lãi, Phiếu lưu tiền gửi. Sau
đó chuyển sang cho KSTQ.
-KSTQ: Ký tên lên góc phải Phiếu chi, đánh số vào Nhật ký quỹ, chuyển sang cho
Kiểm ngân thông qua Thủ quỹ (Nếu có sai sót KTTG và KSTQ chịu trách nhiệm).
-Kiểm ngân:
 Căn cứ vào Phiếu chi lãi, lập Bảng kê lĩnh tiền và ký tên lên Bảng kê lĩnh.
 Chuyển Phiếu chi lãi, Bảng kê lĩnh tiền cho Thủ quỹ.
-Thủ quỹ kiểm tra số tiền trên Phiếu chi lãi và các chi tiết trên Bảng kê lĩnh, ký tên
lên các Phiếu chi, sau đó chuyển chứng từ lên Kiểm ngân.
-Kiểm ngân cho khách hàng ký tên lên Phiếu chi lãi và Bảng kê lĩnh tiền, đối chiếu
chữ ký của khách hàng trên Phiếu chi lãi và Phiếu lưu tiền gửi. Nếu đúng chữ ký,
KN ký tên lên STK, Thẻ lưu chi tiền và trả sổ cho khách hàng. Nếu không đúng chữ
ký, phải báo ngay cho KTTG biết để kiểm tra.
 Sau khi chi xong, ký tên lên góc trái chứng từ và đóng dấu “đã chi tiền”, vào
sổ theo dõi, giữ lại bảng kê lĩnh tiền để tổng hợp cuối ngày.
 Chuyển Phiếu chi cho Thủ quỹ, Phiếu lưu cho KTTG giữ lại Bảng kê lĩnh
tiền để tổng hợp cuối ngày.
-Thủ quỹ: Vào Sổ quỹ.

Trang 22 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

-Phiếu chi lãi cuối ngày chuyển cho bộ phận kết hợp chứng từ.
 Kiểm ngân chịu trách nhiệm về số tiền chi và chi đúng người.
7.4. Chuyển khoản
7.5. Phương pháp tính lãi
- Công thức tính lãi cho loại tiết kiệm có kỳ hạn
Tiền lãi = Số dư * Số tháng gửi * Lãi suất

VD: Khách hàng gửi 10 triệu với kỳ hạn 2 tháng, lãi suất 1.2%/ tháng.
Tiền lãi = 10000000 * 2* 1.2% = 240000
- Công thức tính lãi cho loại tiết kiệm không kỳ hạn

Tiền lãi = (Số dư * Lãi suất) / 30 * Số ngày

VD: Với số tiền gửi không kỳ hạn là 10 triệu.


Ngày gửi: 1/4/20009, ngày tất toán 6/4/20009.
Giả sử lãi suất trong thời điểm khách hàng rút 0.6%
Tiền lãi = (10000000 * 0.6%) / 30 * 5 = 10000
7.6. Phương thức tính lãi
- Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền lãi được nhập vào gốc tháng hoặc quý vào ngày đến hạn
(rút hết số tiền gửi) nếu khách hàng không đến lãnh lãi.
- Tiền gửi có kỳ hạn: Tiền lãi được trả trước vào ngày khách hàng gửi tiền (đối với loại
tiết kiệm trả lãi trước); hoặc trả lãi định kỳ tháng, quý, 6 tháng, 1 năm (đối với loại tiết
kiệm trả lãi định kỳ); hoặc trả lãi cuối kỳ (đối với loại tiết kiệm trả lãi sau).
- Rút vốn trước hạn (áp dụng lãi bậc thang):
Khách hàng gửi tiền có kỳ hạn khi có nhu cầu rút vốn trước hạn được áp dụng lãi suất ở
kỳ hạn tương đương với thời gian gửi thực tế hoặc mức lãi suất ở kỳ hạn ngắn hơn kế
trước (nếu Ngân hàng không huy động loại kỳ hạn tương đương thời gian khách hàng đã
gửi)
VD : Khách hàng gửi 10 triệu loại tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng lãnh lãi hàng tháng, lãi suất
1.2%/ tháng.
Ngày gửi : 1/4/2009, ngày hết hạn: 1/10/2009.
Ngày đến rút : 9/8/20009 => thời gian thực gửi là: 4 tháng, 8 ngày. Nếu tại thời điểm đó
Ngân hàng huy động tiết kiệm 3 tháng (Lãi suất: 1.4%/ tháng) và không kỳ hạn lãi suất
0.6%/ tháng, tiết kiệm 1 tháng lãi suất 1.1%/ tháng.
. Trả lãi kỳ hạn 3 tháng : 10000000 * 3 * 1.4% = 420000
. Trả lãi kỳ hạn 1 tháng : 10000000 * 1 * 1.1% = 110000
. Trả lãi không kỳ hạn: (10000000 * 8 * 0.6%) / 30 = 16000
Tổng cộng : 420000 + 110000 + 16000 = 546000
8. Lập báo cáo

Trang 23 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

8.1. Lập báo cáo tổng kết theo tháng.


8.2. Lập báo cáo tổng kết theo quý.
8.3. Lập báo cáo tổng kết theo năm.
9. Quản lý hệ thống
9.1. Phân quyền người dùng.
9.2. Thiết lập đường dẫn tới CSDL.
9.3. Sao lưu và phục hồi dữ liệu.
III. Mục tiêu của hệ thống
- Hướng của phần mềm sẽ giúp quản lý tốt trong “Quản lý giao dịch gửi tiết kiệm”
ràng buộc chặt chẽ, hệ thống có giao diện thân thiện giúp cho người dùng dễ sử dụng, tìm
kiếm một cách chính xác, nhanh chóng, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro xảy ra với
phần mềm.
IV. Ràng buộc hệ thống
1. Ràng buộc quản lý hệ thống của người dùng
- Người dùng với quyền Quản trị mới có thể nhập liệu và thay đổi các quy định chung của
hệ thống.
- Ngày hoàn thành hệ thống với thời gian như lịch trình.
- Hệ thống khi triển khai phải đáp ứng được nhu cầu tự động hóa các công việc hiện tại
hơn 70% số lượng các công việc liên quan.
2. Ràng buộc nhân lực và thời gian
- Đây là dự án có quy mô lớn, và cũng là dự án của cơ quan thực tập mà chỉ có 3 thành
viên thực hiện tất cả các yêu cầu từ khâu khảo sát hiện trạng đến phân tích, thiết kế và lập
trình.
 Chưa có kinh nghiệm trong các nghiệp vụ của một dự án lớn do đó khâu phân tích
và thiết kế mất nhiều thời gian.
 Chúng em phải hoàn thành cài đặt trong một thời gian ngắn nên phầm mềm còn
nhiều hạn chế và thiếu sót về chức năng.
V. Đánh giá khả thi
1. Khả thi về kinh tế
- Không cao
2. Khả thi về kỹ thuật
- Thành viên tham gia dự án: 3 thành viên
- Thời gian thực hiện: gần 2 tháng
- Kích thước hệ thống: khá lớn
3. Công cụ phát triển
- Hệ điều hành Windown XP SP2
- Công cụ lập trình: Microsoft Visual Studio 2005
- Công cụ phân tích thiết kế: Visual Paradimg
4. Bảng tổng hợp về rủi ro hệ thống

Trang 24 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

STT Rủi ro Mức độ Mô tả đánh giá Cách phòng ngừa

1 Tâm lý Cao Nhân viên nơi làm Tổ chức đào tạo huấn luyện
người việc đều có khả cho người sử dụng hệ hống.
dùng năng sử dụng máy Hỗ trợ trực tiếp người dùng
chưa vi tính. trong thời gian đầu.
quen với Tiến hành triển khai thử từng
hệ thống bước.
mới.

2 Kích Khá lớn Thời gian triển khai


thước hệ hệ thống là 2 tháng.
thống

3 Chuyển Bình Nhân viên sẽ nhanh Đào tạo một lớp sử dụng phần
từ cách thường chóng thích nghi mềm trước khi sử dụng.
hoạt động với việc sử dụng hệ
từ thủ thống mới.
công
sang sử
dụng
phần
mềm

4 Dữ liệu Cao Chọn chức năng Đưa ra thông báo.


không thể xóa.
phục hồi
khi xóa

5 Nhập dữ Khá Trong quá trinh Có phân quyền, cảnh báo.


liệu sai cao nhập không tránh
khỏi khả năng nhập
sai.

6 Mở thêm Thấp Khi muốn mở tính Nhóm phát triển phải đảm bảo
tính năng năng mới cho phần tính chặt chẽ của phần mềm.
cho phần mềm.
mềm.

5. Bảng phân công Công việc

Trang 25 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

5.1. Công việc chung


- Xác định yêu cầu hệ thống.
- Thu thập biểu mẫu.
- Phân tich hệ thống bài toán.
- Xây dựng hướng đi.
- Xây dựng cơ sở lý thuyết.
5.2. Công việc riêng( cho từng thành viên)
- Dương Kim Thanh: Tổng hợp trách nhiệm chính trong xây dựng cơ sở dữ liệu.
- Đỗ Thị Bích Thảo: Tổng hợp trách nhiệm chính trong xây dựng lực đồ.
- Phan Hồng Nhung: Tổng hợp trách nhiệm chính giao diện của phần mềm.

Họ tên thành viên Công việc được phân

Phan Hồng Nhung frmChiTietPhatSinhGD.


frmDMKyLaiTK.
frmPhanNhomNguoiDung.
frmNhomNguoiDung.
frmAbout.
frmDangNhap.
frmDoiMatKhau.
frmFlash.
frmMain.
frmInSoCoKyHan.
frmInLaiSuat.
frmRutLaiSoTietKiem.
frmDuyetSoTietKiem.
Dương Kim Thanh frmDMTaiKhoan.
frmQuyen.
frmGiaoDichVien.
frmNhanVien.
frmDMLoaiGiaoDich.
frmQuayGiaoDich.
frmPhongGiaoDich.
frmGuiVonKKH.
frmInSoKhongKyHan.
frmInPhieuChi.
frmInNhanVien
Đỗ Thị Bích Thảo frmSoTietKiem.
frmPhanQuyen.
frmPhatSinhTietKiem.

Trang 26 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

frmKhachHang.
frmLoaiTietKiem.
frmTaiKhoan.
frmDMTaiKhoan.
frmDMKyLaiTK.
frmMoSoTietKiem.
frmInPhieuThu.
frmInKhachHang.

Trang 27 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH YÊU CẦU VÀ


HƯỚNG ĐI
I. Chức năng chính của hệ thống
- Quản lý các giao dịch Tiền gửi tiết kiệm: giao dịch gửi, giao dịch rút lãi, rút tiền gửi,
giao dịch chuyển khoản.
- Lập báo cáo, thống kê.
- Trợ giúp và tìm kiếm.
- Cấp quyền cho người dùng.
II. Yêu cầu phi chức năng
- Chương trình có giao diện thân thiện với người dùng.
- Người dùng có thể dễ dàng sử dụng phần mềm bên cạnh có hướng dẫn sử dụng của
phần mềm.
III. Yêu cầu bảo mật
- Mỗi người dùng có một quyền đăng nhập riêng.
- Người dùng có thể backup (sao lưu) cơ sở dữ liệu dự phòng trong trường hợp có sự
cố xảy ra.
IV. Yêu cầu cụ thể của hệ thống
1. Yêu cầu quản lý.
- Quản lý người dùng:
 Quyền người dùng.
 Nhóm người dùng.
 Quản lý nhân viên.
 Giao dịch viên
- Quản lý các chứng từ:
 Quản lý sổ tiết kiệm.
 Quản lý chi tiết phát sinh giao dịch.
 Quản lý loại tiết kiệm
 Quản lý phát sinh giao dịch.
- Quản lý các loại danh mục:
 Quản lý danh mục tài khoản.
 Quản lý danh mục loại tiền.
 Quản lý danh mục loại giao dịch.
 Quản lý danh mục kỳ lãi tiết kiệm.
 Quản lý lãi suất.
 Quản lý số dư tiết kiệm.

Trang 28 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

- Quản lý giao dịch


 Quản lý khách hàng.
 Phòng giao dịch.
 Quầy giao dịch.
2. Yêu cầu lập báo cáo
- Danh sách khách hàng.
- Số sổ tiết kiệm.
3. Yêu cầu thống kê
- Xuất phiếu thu.
- Xuất phiếu chi.
- Lập phiếu lưu.
4. Yêu cầu tra cứu
- Tra cứu thông tin khách hàng.
- Thông tin nhân viên.
- Thông tin sổ tiết kiệm.
- Thông tin số lượng STK mà nhân viên trong ngày lập được.
V. Môi trường thực hiện
- Sử dụng hệ điều hành Windown XP.
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access, SQL server.
- Ngôn ngữ lập trình C-sharp(C#).
- Công cụ phân tích Visual Paradigm
- Công cụ thiết kế: Word 2003, Powerpoint 2003.
VI. Yêu cầu của nghiệp vụ
1. Các biểu mẫu
1.1. Biểu mẫu 1

Hình 1: Biểu mẫu phiếu gửi tiết kiệm (phiếu thu)

Trang 29 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

1.2. Biểu mẫu 2

Hình 2: Biểu mẫu phiếu rút tiền (Phiếu chi)


1.3. Biểu mẫu 3

Hình 3: Biểu mẫu phiếu lưu gửi tiền

Trang 30 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

1.4. Biểu mẫu 4

Hình 4: Biểu mẫu sổ gửi không kỳ hạn


1.5. Biểu mẫu 5

Hình 5: Biểu mẫu sổ có kỳ hạn

Trang 31 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

1.6. Biểu mẫu 6

Hình 6: Biểu mẫu Bảng kê lãi

Trang 32 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG


I. Phân tích yêu cầu
1. Xác định tác nhân (Các Actor tác động vào hệ thống)
STT Tác nhân Diễn giải

1 Người quản trị hệ thống có chức năng


phân quyền, sao lưu và phục hồi cơ sở dữ
liệu, chịu trách nhiệm quản lý các thông
số chung của hệ thống.
Người quản trị

2 Người sử dụng hệ thống.

Người sử dụng

3 Người trực tiếp giao dịch với khách hàng.

Giao dịch viên

4 Là người lập các báo cáo cuối tháng, cuối


năm, kiểm tra thông tin giấy tờ, thực hiện
nhập vốn (đối với sổ đến hạn nhưng chưa
rút), tái ký gửi sổ tiết kiệm
Kế toán tiết kiệm

4 Là người duyệt các bút toán, hay phong


tỏa sổ tiết kiệm

Kiểm soát viên

Trang 33 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

5 Thực hiện xem xét các báo cáo.

Giám đốc

2. Sơ đồ use – case
- Sơ đồ use-case nhằm mô tả một cách tổng quát các hoạt động trong hệ thống của
phần mềm quản lý.
- Biểu đồ use-case đưa ra các tình huống sử dụng, các tác nhân và các quan hệ kết hợp
giữa chúng. UC thể hiện các quan hệ và các tác động của người dùng đến phần mềm quản
lý.

Trang 34 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

2.1. Sơ đồ use-case nghiệp vụ tiết kiệm

Hình 7: Sơ đồ use-case cho quy trinh làm việc của hệ thống

2.2. Sơ đồ use – case tổng quát

Trang 35 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

Hình 8: Sơ đồ use-case tổng quát

1.3. Sơ đồ use-case của kiểm soát

Trang 36 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

Hình 9: Sơ đồ use-case của kiểm soát

Trang 37 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

1.4. Sơ đồ use-case người quản lý

Hình 10: Sơ đồ use-case người quản lý

1.5. Sơ đồ use-case kế toán

Hình 11: Sơ đồ use-case cho kế toán

Trang 38 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

3. Đặc tả một số use-case


3.1. Đặc tả use case Quản lý mở sổ
 Thêm Sổ tiết kiệm

 Thêm Khách hàng

Trang 39 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

 Xóa Khách hàng

 Tra cứu Khách hàng

Trang 40 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

 Thêm Người dùng

 Xóa Người dùng

Trang 41 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

 Rút lãi sổ có kỳ hạn

 Rút vốn và lãi trước hạn của sổ có kỳ hạn

Trang 42 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

 Thêm vốn vào sổ không kỳ hạn

Trang 43 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

4. Sơ đồ lớp (Classdiagram)

Trang 44 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

Hình 12: Sơ đồ lớp của quản lý tiền gửi tiết kiệm


5. Mô tả chi tiết các lớp đối tượng

Trang 45 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

6. Danh Sách các quan hệ trên sơ đồ

STT Các đối tượng Ý nghĩa


1 Phòng giao dịch(1) Phòng giao dịch có một hoặc nhiều
Quầy giao dịch(1...n) quầy giao dịch.
Quầy giao dịch phải thuộc một phòng
giao dịch.
2 Phòng giao dịch(1) Phòng giao dịch có một hoặc nhiều
Nhân viên(1…n) nhân viên.
Nhân viên phải thuộc một phòng giao
dịch.
3 Quầy giao dịch(1) Một quầy giao dịch có thể thực hiện
Phát sinh giao dịch tiết kiệm(0…n) nhiều giao dịch hoặc không thực hiện
giao dịch nào.
Phát sinh giao dịch tiết kiệm phải được

Trang 46 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

thực hiện tại một quầy.


4 Nhân viên(1) Một nhân viên có thể thực hiện nhiều
Phát sinh giao dịch tiết kiệm(0…n) giao dịch hoặc không thực hiện giao
dịch tiết kiệm nào.
Phát sinh giao dịch tiết kiệm phải được
thực hiện bởi một nhân viên.
5 Danh mục loại giao dịch(1) Một loại giao dịch có thể phát sinh
Phát sinh giao dịch tiết kiệm(0…n) giao dịch tiết kiệm nhiều lần hoặc
không phát sinh.
Phát sinh giao dịch phải thuộc một
loại giao dịch.
6 Sổ tiết kiệm(1) Một sổ tiết kiệm có một hoặc nhiều
Phát sinh giao dịch tiết kiệm(1…n) phát sinh tiết kiệm.
Một phát sinh tiết kiệm phải thuộc một
sổ tiết kiệm.
7 Phát sinh giao dịch tiết kiệm(1) Một phát sinh giao dịch có một hoặc
Chi tiết phát sinh giao dịch(1…n) nhiều chi tiết phát sinh giao dịch.
Một chi tiết phát sinh giao dịch phải
thuộc một phát sinh giao dịch.
8 Khách hàng(1) Một khách hàng có thể có có một hoặc
Sổ tiết kiệm(1…n) nhiều sổ tiết kiệm.
Một sổ tiết kiệm phải thuộc một khách
hàng
9 Sổ tiết kiệm(0…n) Một sổ tiết có một số dư tiết kiệm.
Số dư tiết kiệm(1) Một số dư tiết kiệm có thể không thuộc
sổ tiết kiệm hoặc thuộc nhiều sổ tiết
kiệm.
10 Sổ tiết kiệm(0…n) Một loại tiết kiệm không hoặc có nhiều
Loại tiết kiệm(1) sổ tiết kiệm.
Một sổ tiết kiệm phải thuộc một loại
tiết kiệm.
11 Loại tiết kiệm(0…n) Một loại kỳ lãi tiết kiệm không hoặc
Danh mục kỳ lãi tiết kiệm(1) có nhiều loại tiết kiệm.
Một loại tiết kiệm phải thuộc một kỳ
lãi tiết kiệm.
12 Loại tiết kiệm(0…n) Một danh mục tài khoản không hoặc
Danh mục Tài khoản(1) có nhiều loại tiết kiệm.
Một loại tiết kiệm phải thuộc một kỳ
lãi tiết kiệm.
13 Loại tiết kiệm(0…n) Một danh mục loại tiền không hoặc có
Danh mục Loại tiền(1) nhiều loại tiết kiệm.
Một loại tiết kiệm phải thuộc một danh
mục loại tiền.
14 Loại tiết kiệm(1) Một loại tiết kiệm có một số dư tiết
Số dư tiết kiệm(1) kiệm.

Trang 47 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

Một số dư tiết kiệm phải thuộc một


loại tiết kiệm.
15 Danh mục tài khoản(1) Một danh mục tài khoản có một hoặc
Tài khoản(1…n) nhiều số hiệu tài khoản.
Một số hiệu tài khoản thuộc một danh
mục tài khoản.
16 Danh mục tài khoản(2) Một số hiệu tài khoản không hoặc có
Chi tiết phát sinh giao dịch(0..n) nhiều chi tiết phát sinh giao dịch.
Một chi tiết phát sinh giao dịch có hai
số hiệu tài khoản.

17 Quyền(1…n) Một nhóm người dùng có một hoặc


Nhóm người dùng(1…n) nhiều quyền.
Một quyền có thể phân ra nhiều nhóm.
18 Nhân viên(1…n) Một nhân viên có thể được phân vào
Nhóm người dùng(1…n) nhiều nhóm.
Một nhóm có một hoặc nhiều nhân
viên.

Trang 48 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

7. Sơ đồ tuần tự
- Sơ đồ tuần tự nhằm biểu diễn các tương tác đơn giản giữa các đối tượng.
- Sơ đồ tuần tự biểu diễn sự tương tác trong đối tượng tham gia vào một use-case và
các thông điệp được truyền giữa các đối tượng trong use-case đó. Mục đích của nó là để xác
định các hành động mà hệ thống cần thực thi và theo trình tự hệ thống cần thực hiện, xác
định các ảnh hưởng của một hành động như thế lên hệ thống.
7.1. Sơ đồ tuần tự thêm Khách hàng

Trang 49 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

Hình 13: Sơ đồ tuần tự thêm Khách hàng


7.2. Sơ đồ tuần tự tìm Nhân viên

Hình 14: Sơ đồ tuần tự tìm Nhân viên

Trang 50 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

7.3.Sơ đồ tuần tự tìm Khách hàng

Hình 15: Sơ đồ tuần tự Tìm khách hàng

Trang 51 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

7.4. Sơ đồ tuần tự thêm Phòng giao dịch

Hình 16: Sơ đồ tuần tự thêm Phòng giao dịch

Trang 52 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

7.5. Sơ đồ tuần tự tìm Sổ tiết kiệm

Hình 17: Sơ đồ tuần tự tìm Sổ tiết kiệm

Trang 53 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

7.6. Sơ đồ tuần tự Đăng nhập

Hình 18: Sơ đồ tuần tự Đăng nhập

Trang 54 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

7.7. Sơ đồ tuần tự thêm Phát sinh tiết kiệm

Hình 19: Sơ đồ tuần tự thêm Phát sinh tiết kiệm

Trang 55 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

7.8. Sơ đồ tuần tự Mở sổ tiết kiệm

Hình 20: Sơ đồ tuần tự Mở sổ tiết kiệm

Trang 56 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

7.9. Sơ đồ tuần tự Gửi thêm vốn vào sổ tiết kiệm không kỳ hạn

Hình 21: Sơ đồ tuần tự Gửi thêm vốn vào sổ không kỳ hạn

Trang 57 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ PHẦN MỀM


I. Cây chức năng của phần mềm

Trang 58 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

II. Thiết kế dữ liệu


1. Xây dựng cơ sở dữ liệu và mối quan hệ

Hình 22: Cơ sơ quan hệ và mối quan hệ giữa các bảng

Trang 59 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

2. Mô tả chi tiết các bảng cơ sở dữ liệu


2.1. Bảng NHOM_NGUOI_DUNG (Nhóm người dùng)

Chiều Ràng
Tên thuộc tính Kiểu MGT Diễn giải Ghi chú
dài buộc

MaNhom VARCHAR 10 Khác Mã nhóm Mỗi


Null người dùng nhóm
NguoiDung người
dùng có
1 mã để
phân
biệt.

TenNhom NVARCHAR 30 Khác Tên nhóm


Null người dùng
NguoiDung

2.2. Bảng QUYEN (Quyền)

Chiều Ràng
Tên thuộc tính Kiểu MGT Diễn giải Ghi chú
dài buộc

MaQuyen VARCHAR 10 Khác Mã quyền Mỗi


Null quyền
có 1 mã
để phân
biệt.

TenQuyen NVARCHAR 30 Khác Tên quyền


Null

Trang 60 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

2.3.Bảng PHONG_GIAO_DICH (Phòng giao dịch)

Chiều Ràng
Tên thuộc tính Kiểu MGT Diễn giải Ghi chú
dài buộc

MaPhongGiao VARCHAR 10 Khác Mã phòng Mỗi


Dich Null giao dịch phòng
giao
dịch có
1 mã để
phân
biệt.

TenPhong NVARCHAR 255 Khác Tên phòng


Null giao dịch

DiaDiem NVARCHAR 255 Khác Địa điểm


Null phòng giao
dịch

DienThoai VARCHAR 20 Số điện thoại

2.4. Bảng QUAY_GIAO_DICH (Quầy giao dịch)

Trang 61 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

Chiều Ràng
Tên thuộc tính Kiểu MGT Diễn giải Ghi chú
dài buộc

MaPhongGiao VARCHAR 10 Khác Mã phòng


Dich Null giao dịch

MaQuayGiao NVARCHAR 10 Khác Mã quầy giao Mỗi


Dich Null dịch quầy
giao
dịch có
1 mã để
phân
biệt.

2.5. Bảng NHAN_VIEN (Nhân viên)

Trang 62 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

Chiều Ràng
Tên thuộc tính Kiểu MGT Diễn giải Ghi chú
dài buộc

MaNV VARCHAR 10 Khác Mã nhân viên Mỗi


Null nhân
viên có
1 mã để
phân
biệt.

HoTen NVARCHAR 50 Khác Họ tên của


Null nhân viên

NgaySinh DATETIME 8 Ngày sinh của


nhân viên

DiaChi NVARCHAR 50 Khác Địa chỉ nhân


Null viên

DienThoai VARCHAR 20 Điện thoại


nhân viên

MaPhongGiao VARCHAR 10 Khác Mã phòng


Dich Null giao dịch

2.6. Bảng GIAO_DICH_VIEN (Giao dịch viên)

Tên thuộc tính Kiểu Chiều MGT Ràng Diễn giải Ghi chú

Trang 63 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

dài buộc

MaNV VARCHAR 10 Khác Mã nhân viên


Null

HanMucThu FLOAT >0 Hạn mức thu

HanMucChi FLOAT >0 Hạn mức chi

HanMucTonQ FLOAT >0 Hạn mức tồn


uy quỹ

2.7. Bảng PHAN_NHOM (Phân nhóm)


Chiều Ràng
Tên thuộc tính Kiểu MGT Diễn giải Ghi chú
dài buộc

MaNV VARCHAR 10 Khác Mã nhân viên Mỗi


Null nhân
viên sẽ
được
phân
thuộc
nhóm
nào.

MaNhom VARCHAR 10 Khác Mã nhóm


Null người dùng
NguoiDung

2.8. Bảng NGAY_GIAO_DICH (Ngày giao dịch)


Chiều Ràng
Tên thuộc tính Kiểu MGT Diễn giải Ghi chú
dài buộc

NgayGiaoDich DATETIME 8 Khác Ngày giao


Null dịch

NgatGiaoDich BIT 0, 1 Ngắt giao


dịch hay
không

Trang 64 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

2.9. Bảng PHAN_QUYEN (Phân quyền)

Chiều Ràng
Tên thuộc tính Kiểu MGT Diễn giải Ghi chú
dài buộc

MaQuyen VARCHAR 10 Khác Mã quyền


Null

MaNhom VARCHAR 10 Khác Mã nhóm


Null người dùng
NguoiDung

MaNV VARCHAR 10 Khác Mã nhân viên


Null

MatKhau VARCHAR 30 Khác Mật khẩu


Null

TenDangNhap NVARCHAR 50 Khác Tên đăng


Null nhập

Trang 65 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

2.10. Bảng KHACH_HANG (Khách hàng)


Chiều Ràng
Tên thuộc tính Kiểu MGT Diễn giải Ghi chú
dài buộc

MaKH VARCHAR 10 Khác Mã khách Mỗi


Null hàng khách
hàng có
1 mã để
phân
biệt với
các
khách
hàng
khác.

HoTen NVARCHAR 50 Khác Họ tên của


Null khách hàng

CMND VARCHAR 9 Khác Chứng minh


Null nhân dân

NgayCap DATETIME 8 Khác Ngày cấp


Null chứng minh

NoiCap NVARCHAR 50 Khác Nơi cấp


Null chứng minh

DiaChi NVARCHAR 50 Khác Địa chỉ khách


Null hàng

DienThoai VARCHAR 20 Điện thoại


khách hàng

2.11. Bảng DM_TAI_KHOAN (Danh mục tài khoản)

Trang 66 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

Tên thuộc Chiều Ràng


Kiểu MGT Diễn giải Ghi chú
tính dài buộc

SoHieuTai VARCHAR 20 Khác Số hiệu tài Mỗi loại


Null khoản tài
Khoan khoản
có 1 mã
riêng để
phân
biệt với
các loại
khác.

TenTai NVARCHAR 255 Khác Tên tài khoản


Null
Khoan

TinhChatSo VARCHAR 5 Nợ, có Tính chất số


Du dư của loại tài
khoản tương
ứng.

2.12. Bảng TAI_KHOAN (Tài khoản)

Trang 67 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

Chiều Ràng
Tên thuộc tính Kiểu MGT Diễn giải Ghi chú
dài buộc

SoHieuTai VARCHAR 20 Khác Số hiệu tài Mỗi tài


Null khoản khoản
Khoan có 1 mã
để phân
biệt.

NgayCapNhat DATETIME 8 Khác Ngày cập nhật


Null thông tin
tương ứng
trên tài khoản.

SoDuDauNgay FLOAT Số dư đầu


ngày của tài
khoản.

SoPhatSinhNo FLOAT Số phát sinh


nợ tương ứng
của tài khoản.

SoPhatSinhCo FLOAT Số phát sinh


có tương ứng
của tài khoản.

2.13. DM_LOAI_TIEN (Danh mục loại tiền)

Chiều Ràng
Tên thuộc tính Kiểu MGT Diễn giải Ghi chú
dài buộc

MaLoaiTien VARCHAR 10 Khác Mã loại tiền Mỗi loại


Null tiền có 1
mã riêng
để phân
biệt với
các loại
khác.

LoaiTien VARCHAR 20 Khác Loại tiền


Null tương ứng.

Trang 68 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

2.14. Bảng DM_LOAI_GIAO_DICH (Dannh mục loại giao dich)


Chiều Ràng
Tên thuộc tính Kiểu MGT Diễn giải Ghi chú
dài buộc

MaLoaiGiao VARCHAR 10 Khác Mã loại giao Mỗi loại


Null dịch giao
Dich dịch có
1 mã
riêng để
phân
biệt với
các loại
giao
dịch
khác.

TenGiaoDich NVARCHAR 50 Khác Tên giao dịch


Null ứng với mã
loại giao dịch
đó

2.15. Bảng DM_KY_LAI_TIET_KIEM (Danh mục kỳ lãi tiết kiệm)

Trang 69 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

Chiều Ràng
Tên thuộc tính Kiểu MGT Diễn giải Ghi chú
dài buộc

MaKyTinhLai VARCHAR 10 Khác Mã kỳ tính lãi Mỗi kỳ


Null tiết kiệm lãi có 1
mã để
phân
biệt

LoaiKyTinhLai NVARCHAR 50 Khác Loại kỳ tính


Null lãi tiết kiệm
ứng với mã kỳ
lãi đó.

2.16. Bảng LOAI_TIET_KIEM (Loại tiết kiệm)

Trang 70 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

Chiều Ràng
Tên thuộc tính Kiểu MGT Diễn giải Ghi chú
dài buộc

MaLoaiTiet VARCHAR 10 Khác Mã loại tiết Mỗi loại


Null kiệm tiết kiệm
Kiem có 1 mã
để phân
biệt.

TenLoaiTiet NVARCHAR 255 Khác Tên loại tiết


Null kiệm ứng với
Kiem 1 mã tiết kiệm

KyHan INT Kỳ hạn của


một loại tiết
kiệm.

DangHuyDong BIT 0, 1 Có đang huy


động loại tiết
kiệm đó hay
không.

MaLoaiTien VARCHAR 10 Khác Mã loại tiền


Null

MaKyTinhLai VARCHAR 10 Khác Mã kỳ tính lãi


Null tiết kiệm
tương ứng.

SoHieuTai VARCHAR 20 Khác Số hiệu tài


Null khoản tương
Khoan ứng.

Trang 71 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

2.17. LAI_SUAT_TIET_KIEM (Lãi suất tiết kiệm)

Chiều Ràng
Tên thuộc tính Kiểu MGT Diễn giải Ghi chú
dài buộc

MaLoaiTiet VARCHAR 10 Khác Mã loại tiết


Null kiệm.
Kiem

Ngay DATETIME 8 Khác Ngày cập nhật


Null của một loại
tiết kiệm.

MucLaiSuat FLOAT >0 Mức lãi suất


cập nhật.

2.18. Bảng SO_DU_TIET_KIEM (Số dư tiết kiệm)

Trang 72 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

Chiều Ràng
Tên thuộc tính Kiểu MGT Diễn giải Ghi chú
dài buộc

MaLoaiTiet VARCHAR 10 Khác Mã loại tiết


Null kiệm.
Kiem

MaSoTietKiem VARCHAR 10 Khác Mã sổ tiết


Null kiệm.

NgayCapNhat DATETIME 8 Khác Ngày cập nhật


Null tương ứng với
mã sổ.

SoDu FLOAT Số dư tương


ứng với mã sổ
được cập
nhật.

2.19. Bảng SO_TIET_KIEM (Sổ tiết kiệm)

Trang 73 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


ChiềuQuản lý giao dịch
Rànggửi tiền tiết kiệm 2009
Tên thuộc tính Kiểu MGT Diễn giải Ghi chú
dài buộc

MaLoaiTiet VARCHAR 10 Khác Mã loại tiết


Null kiệm
Kiem

MaSoTietKiem VARCHAR 10 Khác Sổ tiết kiệm Mỗi sổ


Null tiết kiệm
có 1 mã
để phân
biệt.

NgayMoSo DATETIME 8 Ngày mở sổ

NgayHieuLuc DATETIME 8 Ngày sổ bắt


đầu có hiệu
lực

NgayDenHan DATETIME 8 Ngày sổ đến


hạn hết hiệu
lực

NgayTinhLaiGa DATETIME 8 Ngày tính lãi


nNhat gần nhất của
sổ.

NgayTaiKyGui DATETIME 8 Ngày khách


hàng tái ký
gửi vào sổ.

LaiDaTra FLOAT >0 Tổng số tiền


lãi đã trả cho
sổ.

LaiNhapVon FLOAT >0 Tổng số tiền


lãi đã nhập
vốn của sổ.

NgayNhapVon DATETIME 8 Ngày khách


hàng nhập
vốn.

PhongToa BIT 0, 1 Sổ đã phong


tỏa hay chưa.

NgayTatToan DATETIME 8 Ngày tất toán


của sổ.
Trang 74 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo
MaKH VARCHAR 10 Mã khách
hàng.
Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

2.20. Bảng CHI_TIET_PSGD (Chi tiết phát sinh giao dịch)

Trang 75 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

Chiều Ràng
Tên thuộc tính Kiểu MGT Diễn giải Ghi chú
dài buộc

SoGiaoDich VARCHAR 10 Khác Số giao dịch.


Null

SoButToan VARCHAR 10 Khác Số bút toán.


Null

NgayGiaoDich DATETIME 8 Khác Ngày giao


Null dịch.

SoHieuTaiKho VARCHAR 20 Khác Số hiệu tài


anNo Null khoản nợ.

SoHieuTaiKho VARCHAR 20 Khác Số hiệu tài


anCo Null khoản có.

SoTien FLOAT Số tiền phát


sinh.

2.21. Bảng PS_TIET_KIEM (Phát sinh tiết kiệm)

Trang 76 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

Tên thuộc tính Kiểu Chiều MGT Ràng Diễn giải Ghi chú
dài buộc

SoButToan VARCHAR 10 Khác Số bút toán.


Null

NgayGiaoDich DATETIME 8 Khác Ngày giao


Null dịch của bút
toán.

DaDuyet BIT 0, 1 Bút toán đã


duyệt chưa.

MaSoTietKiem VARCHAR 10 Khác Mã sổ tiết


Null kiệm.

MaLoaiGiaoDi VARCHAR 10 Khác Mã loại giao


ch Null dịch.

MaQuayGiaoD VARCHAR 10 Khác Mã quầy giao


ich Null dịch

MaPhongGiao VARCHAR 10 Khác Mã phòng


Dich Null giao dịch.

MaNV VARCHAR 10 Khác Mã nhân viên


Null giao dịch.

Trang 77 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

III. Thiết kế giao diện

1. Giao diện Đăng nhập hệ thống

Hình 23: from Đăng nhập vào hệ thống


2. Giao diện Đổi mật khẩu

Trang 78 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

Hình 24: from Đổi mật khẩu

3. Giao diện chính của hệ thống

Trang 79 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

Hình 25: from giao diện chính của hệ thống quản lý tiền gửi tiết kiệm

Trang 80 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

4. Giao diện Mở sổ tiết kiệm

Hình 26: from Mở một sổ tiết kiệm

Trang 81 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

5. Giao diện Rút tiền sổ tiết kiệm

Hình 27: from Rút tiền tiết kiệm

Trang 82 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

6. Giao diện Gửi thêm vốn vào sổ không kỳ hạn

Hình 28: from Gửi thêm vốn vào sổ tiết kiệm không kỳ hạn

Trang 83 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

7. Giao diện in sổ có kỳ hạn

Hình 29: Giao diện in sổ có kỳ hạn

Trang 84 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

8. Giao diện danh sách sổ tiết kiệm

Hình 30: Giao diện danh sách sổ tiết kiệm

Trang 85 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT


I. Để cài đặt phần mềm cần thực hiện các bước sau
1.Bước 1: Double click vào biểu tượng

2. Bước 2: Click vào OK

3. Bước 3: Click vào nút Next

Trang 86 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

4. Bước 4:
- Chọn vào Modify để cài đặt.
- Chọn vào Repair để sủa lỗi.
- Chọn Remove để gỡ cài đặt.

5. Bước 5: Click Next để tiếp tục cài đặt

Trang 87 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

6. Bước 6: Click Install để cài đặt

7.Bước 7: Chờ chương trình cài đặt

Trang 88 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

8. Bước 8: Click Finish để hoàn thành cài đặt

Trang 89 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

KẾT LUẬN
- Nội dung làm được:
 Các chức năng cơ bản của chương trình đã hoàn thành.
 Giao diện thân thiện, dễ sử dụng.
 Trợ giúp hướng dẫn sử dụng
- Nội dung chưa làm được:
 Dữ liệu cập nhât hơi chậm.
 Một số phần dữ liệu có cập nhật nhưng chưa đúng
 Thời gian hạn chế và nhóm chỉ có 3 thành viên cho nên trong quá trình xây
dựng phần mềm còn gặp nhiều khó khăn.
 Chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc xây dựng một chương trình quản lý
với quy mô lớn.
- Kinh nghiệm thu được:
 Hiểu được nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp cũng như công việc thực tế
 Có cơ hội để vận dụng kiến thức lý thuyết trong nhà trường áp dụng vào thực
tiễn.
 Củng cố các kiến thức về các môn học: công cụ phần mềm, phân tích thiết kế
hệ thống thông tin, ngôn ngữ lập trình…

Trang 90 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo


Quản lý giao dịch gửi tiền tiết kiệm 2009

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Quang Thiện. 2005. Lập trình căn cứ dữ liệu dùng ADO.NET và C#, lập trình Visual thế
nào. Nhà xuất bản tổng hợp TP.Hồ Chí Minh.

2. Phạm Nguyễn Cương.2003. Giáo Trình Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống Thông Tin. Khoa CNTT.
Đại học Khoa Học Tự Nhiên. Đại học Quốc Gia TP.HCM.

3. Tài liệu Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân.30/07/2004.Khoa
CNTT. Đại học Khoa Học Tự Nhiên

4. http://ebook.com.vn

Trang 91 Phan Hồng Nhung – Dương KimThanh – Đỗ Thị Bích Thảo

You might also like