Kinh tế

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

- Kinh tế:

+ Hoàng đế Minh Mạng luôn chăm lo đời sống nhân dân, chú trọng phát triển kinh tế, khao khát
cho dân giàu, nước mạnh.
+ Ông đã áp dụng nhiều chính sách thúc đẩy kinh tế phát triển như:
 Khuyến khích khai hoang lấn biển
 Đẩy mạnh thuỷ lợi đào sông thoát lũ; hoàn chỉnh hệ thống đê điều ở Bắc bộ; tiếp tục đo
đạc, hoàn thiện sổ ruộng đất (địa bạ) trong toàn quốc
 Quy định lại chế độ thu thuế đinh, điền, thuế muối, thuế khai thác mỏ, thuế sản vật, thuế
buôn bán tại các cửa quan, bến chợ, thuế cảng cho các thuyền buôn nước ngoài
 Khai mở nhiều ngành sản xuất mới…
Vì vậy trong 20 năm trị vì của Hoàng đế Minh Mạng, nền kinh tế Việt Nam đã có những thành
tựu nhất định:
 Nhiều vùng đất mới được khai khẩn thành lập như huyện Tiền Hải tỉnh Nam Định; huyện
Kim Sơn tỉnh Ninh Bình
 Đào xong sông Vĩnh Tế ở Nam kỳ, sông thoát lũ Cửu An ở Hưng Yên
 Ruộng đất canh tác được mở rộng, dân số được tăng thêm.
 Thời kỳ này nhiều loại máy móc mang tính mới mẻ phục vụ thiết thực đời sống được chế
tạo như máy xẻ gỗ chạy bằng sức trâu, sức nước; máy nghiền thuốc súng; máy tưới nước
cho đồng ruộng…
 Đặc biệt năm 1839 những người thợ Việt Nam đã đóng thành công chiếc tàu thuỷ chạy
bằng hơi nước đầu tiên và sửa chữa được một số tàu thuyền mua của nước ngoài bị hư
hỏng.
 Vua còn ban dụ cho lập nhà dưỡng tế để giúp đỡ những người tàn tật, già cả, nghèo khó
 Bãi bỏ những việc gây phiền phí cho dân như lệ bắt các địa phương tiến thú rừng cho các
ngày lễ kị
 Đặt lệ định kỳ báo cáo giá thóc gạo, lương thực ở các nơi
 Cấm tư thương đầu cơ bán trộm thóc gạo
 Giảm thuế, chẩn cấp, xuất kho bán thóc rẻ cho dân các vùng bị thiên tai đói kém
 Yêu cầu các tỉnh xuất lúa giống trong kho cho dân nghèo vay để làm mùa khiến cho nông
nghiệp không bị đình trệ, việc mất mùa không ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

You might also like