Chương Halogen - ĐA

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 66

CHỦ ĐỀ: NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA (NHÓM HALOGEN)

TÓM TẮT LÍ THUYẾT HALOGEN


Khái quát nhóm halogen
Nhóm halogen (nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn) bao gồm 5 nguyên tố: fluorine (F); chlorine (Cl);
bromine (Br); iodine (I); astatine (At), tennessine (Ts) (astatine và tennessine là nguyên tố phóng xạ).
- Lớp electron ngoài cùng có 7 electron, cấu hình electron chung lớp ngoài cùng: ns2np5.
- Ở trạng thái cơ bản, các nguyên tử halogen đều có 1 electron độc thân.
- Tồn tại ở trạng thái phân tử X2.
Bảng 7.1. Một số thông tin cơ bản về các nguyên tố nhóm halogen
Fluorine Chlorine Bromine Iodine
(Z = 9) (Z = 17) (Z = 35) (Z = 53)
Cấu hình electron 1s22s22p5 [Ne] 3s23p5 [Ar] 3d104s24p5 [Kr] 4d105s25p5
Bán kính nguyên tử
0,072 0,100 0,114 0,133
(nm)
Độ âm điện 3,98 3,16 2,96 2,66
Trạng thái tự nhiên
Trong tự nhiên, các nguyên tố halogen tồn tại ở dạng hợp chất.

Muối mỏ (NaCl) Nước biển (NaCl, NaBr, NaI) Quặng Fluorite (CaF2)

Khoáng cryolite Quặng Fluorapatite Quặng sylvinite


(Na3AlF6) (Ca5(PO4)3F) (NaCl.KCl)
Hình 7.1. Một số dạng tồn tại trong tự nhiên của các halogen
Tính chất vật lí của các halogen
Bảng 7.2. Tính chất vật lí của các đơn chất halogen

Fluorine Chlorine Bromine Iodine


(Z = 9) (Z = 17) (Z = 35) (Z = 53)
Đơn chất (X2) F2 Cl2 Br2 I2

Lục nhạt Nâu đỏ Tím đen


Vàng lục

Màu sắc

Trạng thái tồn tại Khí Khí Lỏng Rắn


Nhiệt độ nóng chảy
-220 -101 -7 114
(°C)
Nhiệt độ sôi (°C) -188 -35 59 184
Nhận xét:
Trạng thái của các halogen ở điều kiện thường biến đổi từ khí (fluorine và chlorine) đến lỏng (bromine) và
rắn (iodine) phù hợp với sự tăng khối lượng phân tử và sự tương tác giữa các phân tử.
Màu sắc cũng biến đổi theo xu hướng đậm dần từ fluorine đến iodine.
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần do kích thước của các phân tử X 2 tăng, khối lượng phân tử
tăng và theo đó tương tác van der Waals giữa các phân tử cũng tăng mạnh.
Các halogen đều có độc tính, không khí có chứa halogen với nồng độ vượt ngưỡng cho phép làm tổn hại
niêm mạc tế bào đường hô hấp, gây co thắt phế quản, khó thở. Bromine gây bỏng sâu khi tiếp xúc với da.
Ở nhiệt độ cao, iodine có khả năng thăng hoa, chuyển từ thể rắn sang thể hơi dưới áp suất thường.

Hình 7.2. Các halogen rất độc


Tính chất hóa học
Để thỏa mãn quy tắc Octet, halogen có xu hướng nhận thêm 1 electron hoặc góp chung 1 electron với
nguyên tử khác.
Xu hướng tạo liên kết trong các phản ứng hóa học
• Xu hướng 1: Nhận thêm 1 electron từ nguyên tử khác.
• Xu hướng 2: Góp chung electron hóa trị với nguyên tử nguyên tố khác.
Tác dụng với kim loại

Ví dụ: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3

2Al + 3I2 2AlI3


Tác dụng với hydrogen
Phản ứng Điều kiện phản ứng
Nổ mạnh ngay cả trong bóng tối hoặc ở nhiệt độ rất
H2(g) + F2(g) → 2HF(g)
thấp.

H2(g) + Cl2(g) 2HCl(g) Nổ khi đun nóng. Cần chiếu sáng hoặc đun nóng.

Cần đun nóng để phản ứng diễn ra. Phản ứng diễn ra
H2(g) + Br2(g) 2HBr(g) chậm.

Cần đun nóng để phản ứng diễn ra, phản ứng thuận
nghịch, tạo hỗn hợp gồm HI sinh ra và lượng H 2, I2
H2(g) + I2(g) 2HI(g)
còn lại.

Tác dụng với dung dịch kiềm


Halogen phản ứng với dung dịch kiềm, sản phẩm tạo thành phụ thuộc vào nhiệt độ phản ứng.
Ví dụ: Cl2(aq) + 2NaOH(aq) → NaCl(aq) + NaOCl (aq) + H2O(l)

3Cl2(aq) + 6NaOH(aq) 5NaCl(aq) + NaClO3 (aq) + 3H2O(l)


Nước Javel: NaCl, NaClO, H2O.
Tác dụng với nước
Fluorine tác dụng mãnh liệt với
2F2(aq) + 2H2O(l) → O2(g) + 4HF(aq)
nước.

Phản ứng thuận nghịch với nước.


Cl2(aq) + H2O(l) HCl(aq) + HClO(aq)

Phản ứng thuận nghịch với nước.


Br2(aq) + H2O(l) HBr(aq) + HBrO(aq)
Iodine tan rất ít và hầu như không
phản ứng với nước.
Nước chlorine: HCl, HClO, Cl2, H2O.
4. Tác dụng với dung dịch muối halide
Cl2(aq) + 2NaBr(aq) → 2NaCl(aq) + Br2(aq)
Br2(aq) + 2NaI(aq) → 2NaBr(aq) + I2(aq)
Trong dung dịch các halogen có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ phản ứng với muối halide của halogen có tính oxi
hóa yếu hơn (trừ Fluorine).
Điều chế chlorine
Chlorine được điều chế bằng cách cho HCl đậm đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh: MnO 2, KClO3, KMnO4,

MnO2(r) + 4 HCl(đặc) MnCl2 + Cl2 + 2H2O

KMnO4(r) + 16HCl(đặc) 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

HYDROGEN HALIDE
Tính chất vật lí của hydrogen halide (HX)
Bảng 7.3. Nhiệt độ sôi của các hydrogen halide
Hydrogen halide Nhiệt độ sôi (°C)
Hydrogen fluoride (HF) 19,5
Hydrogen chloride (HCl) -84,9
Hydrogen bromide (HBr) -66,7
Hydrogen iodide (HI) -35,8
Ở điều kiện thường hydrogen halide là chất khí. Nhiệt độ sôi tăng dần từ HCl đến HI do:
+ Khối lượng phân tử tăng từ HCl đến HI.
+ Sự tăng kích thước và số lượng electron trong các phân tử từ HCl đến HI → tăng tương tác van der Waals
giữa các phân tử.
HF có nhiệt độ sôi cao do giữa các phân tử HF có tạo liên kết hydrogen với nhau.

Hình 7.3. Sự tạo thành liên kết hydrogen giữa các phân tử hydrogen fluoride
Hydrohalic acid
Các hydrogen halide tan trong nước, tạo thành hydrohalic acid tương ứng.
Tính acid của các hydrohalic acid: HF < HCl < HBr < HI (Do sự giảm dần độ bền liên kết trong phân tử HX,
càng dễ phân li ra H+ thì tính acid càng mạnh).
Hydrofluoric acid (HF) là acid yếu, nhưng có khả năng ăn mòn thuỷ tinh:
SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
Tính acid của các hydrohalic acid
Zn +2HCl →ZnCl2 + H2
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Tính khử của một số ion halide X-
Phương trình hóa học Một số dấu hiệu
Tạo khí HCl có mùi
NaCl(s)+ H2SO4(l) → NaHSO4 (s)+ HCl(g)
hắc.
Tạo khí SO2 có mùi
2NaBr(s)+ 3H2SO4(l) → 2NaHSO4(s)+ Br2(g) + SO2(g) + 2H2O(g) hắc, hơi Br2 màu nâu
đỏ.

8NaI(s)+ 9H2SO4(l) → 8NaHSO4(s)+ 4I2(g) + H2S(g) + 4H2O(g) Tạo hơi I2 có màu tím,
khí H2S có mùi trứng
(Sản phẩm khử có thể là H2S hoặc SO2 tùy theo tỉ lệ số mol). thối.
Khi phản ứng với sulfuric acid đặc, Cl- không thể hiện tính khử, Br- thể hiện tính khử nhưng yếu hơn I-.
Tính khử của các ion halide tăng theo chiều F– < Cl– < Br– < I–.
Ứng dụng của hydrogen halide

Hình 7.4. Một số ứng dụng của hydrogen fluoride


Hình 7.5. Một số ứng dụng của hydrogen chloride

Nhận biết ion halide trong dung dịch


Hầu hết các muối halide tan trong nước, trừ:
• Muối không tan như sliver chloride, sliver bromide, sliver iodide.
• Muối ít tan như lead chloride, lead bromide.

Hình 7.6. Nhận biết các ion halide

Nhận biết các ion halide bằng dung dịch AgNO3

AgNO3(aq) + NaF(aq) → không xảy ra phản ứng

AgNO3(aq) + NaCl(aq) → AgCl(s) + NaNO3(aq)

AgNO3(aq) + NaBr(aq) → AgBr(s) + NaNO3(aq)

AgNO3(aq) + NaI(aq) → AgI(s) + NaNO3(aq)

Hình 7.7. Màu của kết tủa silver halide


MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP
PHẦN I: NGUYÊN TỐ VÀ ĐƠN CHẤT HALOGEN
Dạng 1: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của các đơn chất halogen
Bài 1:
a. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các halogen được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 7.6. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của một số halogen
Đơn chất F2 Cl2 Br2 I2
tonóng chảy (oC) -223 -101 -7,2 113,5
tosôi (oC) -187 -34,1 58,2 184,5
Nhận xét và giải thích về xu hướng biến đổi nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của các đơn chất halogen khi đi từ
F2 tới I2?
b. Tại sao các halogen ít tan trong nước nhưng lại tan nhiều trong benzene?
Hướng dẫn giải:
a. Khi đi từ fluorine tới iodine nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy các các đơn chất halogen tăng dần.
Giải thích: Từ F2 → Cl2 kích thước phân tử tăng, số electron trong phân tử cũng tăng => tương tương van der
Waals giữa các phân tử càng mạnh => nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy tăng.
b. Liên kết X – X trong phân tử X 2 là liên kết cộng hoá trị không cực nên các halogen dễ dàng tan trong các
dung môi không phân cực như benzene và ít tan trong các dung môi phân cực như nước.
Bài 2: Đồ thị biểu diễn nhiệt độ nóng chảy và điểm sôi của 4 đơn chất đầu tiên trong nhóm VIIA. Astatine được
xếp dưới iodine trong nhóm VIIA. Hãy dự đoán điểm nóng chảy và nhiệt độ sôi, trạng thái của astatine ở nhiệt
độ phòng.

Hình 7.9. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen
Hướng dẫn giải:
Astatine nên có điểm nóng chảy khoảng 300 °C và điểm sôi khoảng 340 °C. Điều này có nghĩa astatine sẽ là
chất rắn ở nhiệt độ phòng.
Bài 3: Bảng dưới đây cung cấp thông tin về một số tính chất vật lí của các đơn chất halogen
Bảng 7.8. Một số tính chất vật lý của các nguyên tố nhóm VIIA.
Các nguyên tố Bán kính nguyên Nhiệt độ nóng
Nhiệt độ sôi (°C) Màu sắc
nhóm VIIA tử (nm) chảy (°C)
Fluorine (F2) 0,072 -220 -188 Lục nhạt
Chlorine (Cl2) 0,099 -101 -35 Vàng lục
Bromine (Br2) 0,114 -7 59 Đỏ nâu
Iodine (I2) 0,133 114 184 Đen tím
a. Sử dụng bảng trên, xác định trạng thái của các đơn chất halogen ở 20 °C.
b. Hãy nhận xét về xu hướng biến đổi màu sắc của các đơn chất halogen từ fluorine đến iodine.
c. Nêu xu hướng biến đổi về bán kính nguyên tử của các đơn chất halogen. Giải thích.
d. Astatine (At) nằm dưới iodine ở cuối nhóm VIIA. Dự đoán tính chất của astatine về:
i) trạng thái ở 20 °C.
ii) màu sắc
iii) bán kính nguyên tử.
Hướng dẫn giải:
a. Từ bảng trên thấy điều kiện thường flourine và chlorine tồn tại ở thể khí, bromine tồn tại ở thể lỏng, iodine
tồn tại ở thể rắn. Các phân tử càng lớn thì lực van der Waals giữa các phân tử càng mạnh.
b. Màu sắc của các đơn chất halogen đậm dần lên.
c. Khi đi từ trên xuống dưới bán kính nguyên tử tăng dần do số lớp electron tăng làm bán kính nguyên tử tăng.
d. Astatine tồn tại ở thể rắn, bán kính nguyên tử lớn hơn và màu sắc đậm (đậm hơn iodine).
Dạng 2: Tính chất hóa học của các đơn chất halogen
2.1. Xu hướng biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất halogen
Bài 1: Tại sao nguyên tố fluorine không thể xuất hiện mức oxi hoá dương trong các hợp chất hoá học? Tại sao
đối với các nguyên tố chlorine, bromine, iodine thì mức oxi hoá chẵn không đặc trưng?
Hướng dẫn giải:
+ Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó với giả
định đây là hợp chất ion.
+ Fluorine là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất nên sẽ luôn nhận cặp electron trong liên kết ion. Do đó trong
hợp chất fluorine luôn thể hiện số oxi hoá là -1.
+ Các nguyên tử chlorine, bromine và iodine ở trạng thái cơ bản và kích thích có thể tạo ra 1, 3, 5 và 7 e lectron
độc thân => có thể thể hiện số oxi hoá -1, +1, +3, +5 và +7 trong hợp chất.

Bài 2: Xác định của hai phản ứng sau theo năng lượng liên kết:

H2(g) + Cl2(g) 2HCl(g)

H2(g) + Br2(g) 2HBr(g)


Hãy cho biết mức độ thuận lợi của phản ứng theo khía cạnh nhiệt. Điều này có mâu thuẫn với điều kiện thực tế
để xảy ra phản ứng không? Tại sao?
Cho EH-H = 436 kJ/mol; ECl-Cl = 242 kJ/mol; EH-Cl = 431 kJ/mol; EBr-Br = 192 kJ/mol; EH-Br = 366 kJ/mol.
Hướng dẫn giải:

rH0298 (1) = EH-H + ECl-Cl - 2EH-Cl = 436 + 242 – 2.431 = -184 kJ/mol

rH0298 (2) = EH-H + EBr-Br - 2EH-Br = 436 + 192 – 2.366 = -103 kJ/mol

Ta thấy rH0298 (1), rH0298 (2) đều âm nên phản ứng thuận lợi về mặt nhiệt. Phản ứng (1) thuận lợi về mặt nhiệt
hơn phản ứng (2).
Mặc dù cả hai phản ứng thuận lợi về nhiệt nhưng mâu thuẫn với thực tế, ở điều kiện chuẩn phản ứng (2) không
xảy ra mà cần cung cấp nhiệt độ, còn phản ứng (1) cần cung cấp thêm ánh sáng.
Vì để phản ứng xảy ra còn phụ thuộc vào mật độ phân tử và mức độ chuyển động hỗn loạn của chúng. Do
bromine và chlorine có kích thước phân tử lớn làm giảm mức độ chuyển động hỗn loạn của các phân tử tham
gia phản ứng.
2.2. Halogen tác dụng với hydrogen
Bài 1: Cho 991,6 mL (đkc) H2 tác dụng với 619,75 mL Cl2 (đkc) rồi hòa tan sản phẩm vào nước thu được 20
gam dung dịch A. Lấy 5 gam dung dịch A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 thu được 0,85 gam kết tủa.
Tính hiệu suất phản ứng giữa H2 và Cl2 (giả sử Cl2 và H2 không tan trong nước).
Hướng dẫn giải:
+) Số mol của hydrogen và chlorine lần lượt là 0,04 mol và 0,025 mol.
+) PTHH: H2 + Cl2  2HCl

HCl + AgNO3  AgCl + HNO3

+) Số mol kết tủa: 0,0059 mol => Hiệu suất tổng hợp hydrogen chloride là:

100.
Bài 2: Hỗn hợp 2,2311 L khí A (ở đkc) gồm H2 và Cl2 có tỉ khối hơi đối với helium là 8,1667. Đun nóng A thu
được hỗn hợp khí B. Dẫn khí B qua dung dịch AgNO3 dư, thu được 3,5875 gam kết tủa.
a. Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong A.
b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong B.
c. Tính hiệu suất của phản ứng giữa H2 và Cl2.
Hướng dẫn giải:
a. Đặt a, b lần lượt là số mol của H2 và Cl2: a + b = 0,09 (1) và 2a + 71b = 8,1667.4.0,09 (2). Từ (1) và (2): a =
0,05; b = 0,04

=> % = 55,56 %; % = 44,44%.


b. B gồm:

=> % = 27,78 %; % = 16,67%; %VHCl = 55,55%.

c. H2 + Cl2  2HCl

HCl + AgNO3  AgCl + HNO3

+) Số mol kết tủa: 0,025 mol => Hiệu suất tổng hợp hydrogen chloride là: 0,025 : 0,04 = 62,5%
Bài 3: Cho 1,2 L hỗn hợp gồm H2 và Cl2 vào bình thủy tinh đậy kín và chiếu sáng. Sau một thời gian thu được
hỗn hợp khí chứa 30% HCl và thể tích khí chlorine giảm xuống còn 20% so với lượng chlorine ban đầu. Tính
thành phần phần trăm về thể tích khí H 2 trong hỗn hợp ban đầu. (Các thể tích khí đo trong cùng điều kiện nhiệt
độ, áp suất).
Hướng dẫn giải:
Do các khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất nên coi thể tích cũng là số mol.
H2 + Cl2 2HCl
V(trước) = V(sau) = const => VHCl = 30.1,2 : 100 = 0,36 L
V(trước) = V(sau) = 1,2 lit => VCl2 pư = 0,36 : 2 = 0,18 L
Lượng Cl2 còn lại giảm xuống còn 20% so với lượng chlorine ban đầu → lượng Cl2 đã phản ứng 80% => VCl2
ban đầu = 0,18 : 0,8 = 0,225 L

%thể tích H2 ban đầu =


2.3. Halogen tác dụng với kim loại
Bài 1: Trộn một lượng nhỏ bột aluminium và iodine vào bát sứ, sau đó nhỏ vào hỗn hợp một ít nước . Thí
nghiệm được mô tả như hình 7. :
Hình 7.10. Phản ứng giữa aluminium và iodine
a) Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích.
b) Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò của các chất tham gia.
Hướng dẫn giải:
Hiện tượng: Lúc đầu chưa có phản ứng xảy ra, sau khi thêm nước vào thì phản ứng từ từ xảy ra và có hơi màu
tím thoát ra mạnh.
Giải thích: Khi chưa có nước thì phản ứng chưa xảy ra vì chưa có chất xúc tác, sau khi thêm nước làm chất
xúc thì phản ứng xảy ra và tỏa nhiệt mạnh. Do iodine dễ thăng hoa nên khi phản ứng tỏa nhiệt mạnh thì iodine
bay hơi và hơi iodine có màu tím ta có thể quan sát dễ dàng.
b. Vai trò các chất tham gia: Al là chất khử, I2 là chất oxi hóa, nước là chất xúc tác.

2Al + 3I2 2AlI3


Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 13,6 gam hỗn hợp X gồm magnesium và iron trong bình khí chlorine dư, sau phản
ứng thấy thể tích khí chlorine giảm 9,916 L (ở đkc). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại
trong hỗn hợp X.
Hướng dẫn giải:
Đặt a, b lần lượt là số mol của Mg và Al ta có:
Mg + Cl2 MgCl2
a a mol
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
b 1,5b
24a + 56b = 13,6 (1)
a + 1,5b = 0,4 (2)
Từ (1) và (2): a = 0,1; b = 0,2.
Vậy %mMg= 17,65% => %mAl = 82,35 %.
Bài 3: Cho 10,8 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với khí chlorine dư thu được 53,4 gam muối chloride. Xác
định tên kim loại M.
Hướng dẫn giải:
2M + nCl2 → 2MCln

Ta có: = => M = 9n
Do M là kim loại => n = 3. > M = 27 => M là aluminum (Al).
2.4. Halogen tác dụng với hợp chất
Bài 1: Sau khi đi bơi, tóc thường khô do nước trong bể bơi rất có hại cho tóc. Nếu dùng nước xôđa (có chứa
NaHCO3.Na2CO3) để gội đầu thì tóc sẽ trở lại mượt mà và mềm mại. Hãy giải thích việc làm đó và viết phương
trình phản ứng xảy ra nếu có.
Hướng dẫn giải:
+ Nước trong hồ bơi thường được xử lý bằng chlorine, khi cho chlorine vào nước có phản ứng:

Cl2 + H2O HCl + HClO


+ Trong nước xô đa có chứa NaHCO3.Na2CO3, giúp trung hòa các acid bám trên tóc làm tóc trở nên mượt mà
hơn.
Bài 2: Tiến hành một thí nghiệm như sau: Cho vào ống nghiệm khô một vài tinh thể potassium permanganate,
nhỏ tiếp vào ống nghiệm vài giọt dung dịch hydrochloric acid đậm đặc. Đậy kín ống nghiệm bằng nút cao su có
đính một băng giấy màu ẩm như hình vẽ:

Hình 7.11. Thí nghiệm điều chế và thử tính tẩy màu của chlorine
1. Hãy nêu hiện tượng quan sát được, giải thích?
2. Một số học sinh trong quá trình làm thí nghiệm trên thấy nút cao su bị bật ra. Em hãy nêu nguyên nhân và
cách khắc phục.
3. Em hãy nêu một giải pháp để hạn chế tối đa khí chlorine thoát ra môi trường sau khi làm xong thí nghiệm trên
và giải thích cách làm.
Hướng dẫn giải:
1. Có khí màu vàng lục thoát ra trong ống nghiệm; mẩu giấy màu ẩm bị mất màu dần.
Giải thích: 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 5Cl2 + MnCl2 + 8H2O
Sinh ra khí Cl2 trong bình, khí Cl2 tác dụng với H2O trên mẩu giấy

Cl2 + H2O HCl + HClO


Sinh ra HClO là chất oxi hóa mạnh tẩy màu tờ giấy.
2. Một số học sinh làm thí nghiệm nút cao su bị bật ra vì các lý do sau đây:
* Đậy nút không đủ chặt, khắc phục bằng cách đậy chặt nút hơn.
* Lấy hóa chất quá nhiều nên khí sinh ra nhiều làm áp suất trong bình tăng mạnh làm bật nút, khắc phục bằng
cách lấy hóa chất vừa đủ.
* Ống nghiệm quá nhỏ không đủ chứa khí, cách khắc phục thay ống nghiệm lớn hơn.
3. Để hạn chế Cl2 thoát ra gây độc sau khi làm xong thí nghiệm cần cho thêm lượng dư dung dịch kiềm (ví dụ
NaOH) để trung hòa hết HCl dư và tác dụng hết với Cl2 trong bình trước khi đưa ra môi trường.
Bài 3: Trong thí nghiệm ở hình dưới đây, người ta dẫn khí chlorine ẩm vào bình A có đặt một miếng giấy quì
tím khô. Dự đoán và giải thích hiện tượng xảy ra trong hai trường hợp:
a) Đóng khóa K.
b) Mở khóa K.

Hình 7.12. Thí nghiệm thử tính chất của Chlorine


Hướng dẫn giải:
a. Đóng khoá K thì khí chlorine được dẫn quan bình chứa sulfuric acid và vì vậy acid này sẽ hút nước làm cho
khí chlorine thoát ra là khô, vì vậy khí chlorine khô không làm mất màu giấy quỳ tím ẩm.
b. Mở khoá K, một phần khí chlorine ẩm đi qua khoá K, khi đó làm cho quỳ tím chuyển màu đỏ (do tạo HCl)
sau đó mất màu do tạo ra HClO có tính oxi hoá mạnh làm mất màu đỏ của giấy quỳ.
Bài 4: Nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng bằng phương trình phản ứng cho các thí nghiệm sau:
TN1: Cho mảnh giấy quỳ tím khô vào ống nghiệm chứa khí chlorine khô.
TN2: Cho mảnh giấy quỳ tím ẩm vào ống nghiệm chứa khí chlorine khô.
Hướng dẫn giải:
+) TN1: Không có hiện tượng gì.
+) TN2: Mẩu quỳ tím ẩm chuyển thành màu đỏ sau đó mất màu do bạn đầu HCl làm giấy quỳ chuyển từ tím
sang hồng, sau đó HClO có tính oxi hoá mạnh làm mất màu của giấy quỳ. PTHH: Cl2 + H2O  HCl + HClO.

Bài 5: Các halogen (Cl2, Br2 và I2) ít tan trong nước nhưng tan tốt trong nhiều dung môi hữu cơ như
cyclohexane tạo thành hai lớp có màu sắc riêng biệt. Do đó, sau khi trộn các dung dịch halogen halide người ta
có thể sử dụng cyclohexane để hoà tan các halogen. Lắc đều hỗn hợp, sau đó, để hỗn hợp lắng xuống thành hai
lớp, và quan sát màu của các halogen khi hoà tan trong dung môi cyclohexane như hình dưới đây:

Hình 7.13. Sự hoà tan các halogen trong dung môi cyclohexane tạo thành một lớp trên mặt nước
Trộn nước chlorine với dung dịch potassium iodide trong ống nghiệm, thêm 2 cm 3 cyclohexane vào ống
nghiệm, đậy nút và lắc, sau đó để yên.
a. Viết PTHH xảy ra.
b. Lớp cyclohexane ở cuối thí nghiệm có màu gì?
Hướng dẫn giải:

a. Cl2 (aq) + 2KI (aq)  2KCl (aq) + I2 (aq)

b. Lớp cyclohexane ở cuối thí nghiệm có màu tím do iodine tạo thành hoà tan trong cyclohexane.
Bài 6: Sục khí chlorine vào 30,9 gam sodium bromide sau một thời gian thu được 26,45 gam hỗn hợp muối.
Tính hiệu suất của phản ứng giữa chlorine với sodium bromine.
Hướng dẫn giải:

+ PTHH: Cl2 + 2NaBr  2NaCl + Br2

BĐ 0,15  0,3  0,3  0,15 mol

PƯ: a  2a  2a  a mol

Hỗn hợp muối gồm: NaCl: 2a mol và NaBr dư: (0,3 – 2a) mol
Ta có: 58,5.2a + 103.(0,3 – 2a) = 26,45  a = 0,05.
=> Hiệu suất phản ứng: %H = 33,33%.
Bài 7: Dẫn V L khí chlorine (ở đkc) qua dung dịch chứa 20,6 gam sodium bromide. Tính giá trị V L trong các
trường hợp sau. (Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn).
a. Lượng chlorine được phản ứng vừa đủ.
b. Lượng chlorine lấy dư 20% so với lượng phản ứng.
Hướng dẫn giải:

+ PTHH: Cl2 + 2NaBr  2NaCl + Br2

nNaBr = 0,2 mol


a. Thể tích chlorine (ở đkc) dùng vừa đủ cho phản ứng trên là: 0,1.24,79 = 2,479 L.
b. Thể tích chlorine (ở đkc) dùng dư 20% so với lượng cần thiết cho phản ứng trên là: =

L.
Bài 8: Cho dung dịch chứa 0,24 gam bromine vào dung dịch chứa m gam sodium iodide. Tính giá trị m (gam)
trong các trường hợp sau. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Lượng bromine dùng là vừa đủ.
b. Lượng bromine cần dùng được lấy dư 10% so với lượng phản ứng.
Hướng dẫn giải:

+ PTHH: Br2 + 2NaI  2NaBr + I2

nBr2 = 0,0015 mol


a. Từ PTHH ta có nNaI pư = 0,0015.2 = 0,003 mol => mNaI = 0,003.(23 + 127) = 0,45 gam
b. Từ PTHH ta có nNaI pư = 0,0015.2 = 0,003 mol => m = 1,1.mNaI pư = 1,1.0,003.(23 + 127) = 0,495 gam.
Bài 9: Tiến hành thí nghiệm trong tủ hút như sau: Dẫn V mL khí chlorine qua dung dịch A chứa 4,03 gam hỗn
hợp gồm sodium bromide và sodium iodide (phản ứng xảy ra vừa đủ). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn
cô cạn dung dịch, thu được 1,755 gam chất rắn.
a. Tính giá trị V.
b. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi muối trong A.
Hướng dẫn giải:

+ PTHH: Cl2 + 2NaBr  2NaCl + Br2

0,5a  a  a mol

Cl2 + 2NaI  2NaCl + I2

0,5b  b  b mol

Ta có: 103a + 150b = 4,03 (1) và a + b = 0,03 (2). Từ (1) và (2): a = 0,01; b = 0,02.
a. V = 371,85 mL
b. %mNaBr(A) = 25,56 % => %mNaI(A) = 74,44 %.
Bài 10: Dẫn khí chlorine (dư) vào 200 gam dung dịch potassium bromide. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối
lượng muối tạo thành nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu là 4,45 gam. Tính nồng độ phần trăm potassium
bromide trong dung dịch ban đầu.
Hướng dẫn giải:

+ PTHH: Cl2 + 2KBr  2KCl + Br2

a  2a  2a  a mol

m chất rắn giảm = (80 – 35,5).2a = 4,45  a = 0,05 mol

+ Nồng độ phần trăm của KBr trong dung dịch ban đầu là:
C%(KBr) = 5,95 %
Bài 11: Hỗn hợp X gồm NaBr và NaI. Lấy m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch bromine, sản phẩm đem
cô cạn thấy khối lượng muối khan thu được giảm 7,05 gam. Mặt khác nếu hòa tan m gam X vào nước rồi sục
khí chlorine dư vào thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thấy khối lượng muối khan giảm 22,625 gam.
Tính thành phần phần trăm khối lượng của NaI trong hỗn hợp X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Hướng dẫn giải:
Gọi x, y lần lượt là số mol của NaI, NaBr
TN 1: mgiảm = (127 – 80).x = 7,05 →x = 0,15 mol
TN2: mgiảm = (127 – 35,5).x + (80 – 35,5).y = 22,625
→y = 0,2 mol => %mNaI = 150.0,15 : (150.0,15 + 103.0,2) = 52,2%
Bài 12: Một hỗn hợp ba muối gồm sodium fluoride, sodium chloride và sodium iodide nặng 4,82 gam được hòa
tan hoàn toàn trong nước tạo thành dung dịch A. Sục khí chlorine vào dung dịch A rồi cô cạn hoàn toàn dung
dịch sau phản ứng thu được 3,93 gam muối khan. Lấy một nửa lượng muối khan này hòa tan vào nước rồi cho
phản ứng với dung dịch silver nitrate dư thu được 4,305 gam kết tủa.
a. Viết các phương trình hoá học xảy ra.
b. Tính số mol mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Hướng dẫn giải:

a. Cl2 + 2NaI  2NaCl + I2

NaCl + AgNO3  AgCl + NaNO3

nAgCl = 0,03 mol.


b. Đặt a, b, c lần lượt là số mol của NaF, NaCl, NaBr
Ta có: 42a + 58,5b + 103c = 4,82 (1)
42a + 58,5.(b + c) = 3,93 (2)
b + c = 0,06 (3)
Từ (1), (2) và (3): a = 0,01; b = 0,04; c = 0,02.
Vậy số mol NaF: 0,01 mol; NaCl: 0,04 mol; NaBr: 0,02 mol.
Bài 13: Hỗn hợp X gồm 3 muối sodium chloride, sodium bromide và sodium iodide. Tiến hành hai thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Lấy 5,76 gam X tác dụng với lương dư dung dịch bromine, dung dịch sau phản ứng đem cô
cạn thu được 5,29 gam muối khan.
Thí nghiệm 2: Hòa tan 5,76 gam X vào nước rồi sục một lượng khí chlorine vào dung dịch. Sau một thời
gian, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,955 gam muối khan, trong đó có 0,05 mol Cl -. Tính thành phần
phần trăm theo khối lượng của sodium bromide trong hỗn hợp X.
Hướng dẫn giải:
Gọi x, y, z lần lượt là số mol của NaI, NaBr, NaCl
TN 1:
2NaI + Br2 → 2NaBr + I2 (1)
x x
mgiảm = (127 – 80).x = 5,76 – 5,29
→x = 0,01 mol
TN2: Vì phản ứng một thời gian nên gọi x1, y1 là số mol NaI, NaBr trong phản ứng (2), (3).
2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2 (2)
x1 x1
2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2 (3)
y1 y1
mgiảm = (127 – 35,5).x1 + (80 – 35,5).y1 = 1,805
Do x1 ≤ 0,01 → 91,5x1 ≤ 0,915 < 1,805 → y1 > 0 tức là NaI hết, NaBr hết hoặc còn dư
→ x1 = x = 0,01 mol → y1 = 0,02 mol
Số mol NaCl trong hỗn hợp ban đầu = x + y1 + z = 0,05 => z = 0,02 mol
%mNaBr = [5,76 – (58,5.0,02 + 150.0,01)] : 5,76 = 53,65 %

Bài 14: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm NaBr và NaI vào nước được dung dịch A. Lấy dung dịch A phản ứng với
bromine dư sau đó cô cạn dung dịch thu được một muối khan B duy nhất có khối lượng (m - 47) gam. Hòa tan
B vào nước và cho tác dụng với khí chlorine dư sau đó cô cạn dung dịch thu được duy nhất một muối khan C có
khối lượng (m - 136) gam. Tính m.
Hướng dẫn giải:
Gọi x, y lần lượt là số mol NaI, NaBr trong hỗn hợp ban đầu
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2 (1)
x mol x mol
Khối lượng muối giảm: x(127 - 80) = 47
→ x = 1 mol
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 (2)
(x+y) (x+y) mol
Khối lượng muối giảm: (x+y)(80-35,5)= 89
→ x + y = 2 mol → y = 1 mol
→ m = 150.1 + 103.1 = 253 gam.
Bài 15: Hỗn hợp A gồm sodium iodide (NaI), sodium bromide (NaBr). Hoà tan A vào nước thu được dung dịch
X. Cho bromine dư qua X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho bay hơi dung dịch Y,
làm khô sản phẩm thấy khối lượng muối trong Y nhỏ hơn khối lượng hỗn hợp hai muối ban đầu là m gam. Lại
hoà tan sản phẩm vào nước thu được dung dịch Z và cho chlorine lội qua cho Z đến dư, làm bay hơi dung dịch
và làm khô chất còn lại thấy khối lượng chất rắn trong Z thu được nhỏ hơn khối lượng muối trong Y là m gam.
Xác định phần trăm về khối lượng của sodium bromide trong hỗn hợp đầu (Coi chlorine, bromine và iodine tác
dụng với nước không đáng kể).
Hướng dẫn giải:
Gọi x, y lần lượt là số mol NaI, NaBr trong hỗn hợp ban đầu
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2 (1)
x mol x mol
(1) → Khối lượng muối giảm: m = x(127-80) = 47x gam
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 (2)
(x+y) mol (x+y) mol
(2) → Khối lượng muối giảm: m = (x+y).(80-35,5) = 44,5(x+y) gam
47x = 44,5(x+y) x= 17,8y
%mNaBr = 103y.100 : (150.17,7y + 103y) = 3,71%
Dạng 3: Điều chế và ứng dụng của các halogen
Bài 1: Trong các hình vẽ mô tả cách thu khí clo sau đây, hình vẽ nào mô tả đúng cách thu khí chlorine trong
phòng thí nghiệm? Giải thích?

Hình 7.14. Một số phương pháp đề nghị thu khí chlỏine trong phòng thí nghiệm
Hướng dẫn giải:
+ Hình 1
+ Giải thích
- Do khí Cl2 nặng hơn không khí và không tác dụng với không khí nên người ta để ngửa bình (Cl 2 nặng hơn
không khí sẽ nằm ở dưới nó đẩy không khí có chứa sẵn trong bình ra khỏi bình và chiếm chỗ).
- Do tan trong nước và tác dụng với nước => Không dùng phương pháp đẩy nước để thu khí chlorine.
- Dùng bông có tẩm dung dịch NaOH để cho không khí đi ra ngoài và khi bình đầy khí Cl 2 thì Cl2 sẽ bị giữ lại
trong bình không thoát ra ngoài được do 1 phần nó pứ với NaOH và phần này bị mất đi gọi là hao phí trong quá
trình điều chế.
Bài 2: Vì sao người ta có thể điều chế các halogen: Cl 2 , Br2 , I2 bằng cách cho hỗn hợp H2SO4 đặc và MnO2 tác
dụng với muối chloride, bromide, iodide nhưng phương pháp này không thể áp dụng điều chế F 2? Bằng cách
nào có thể điều chế được flruorine (F2 )? Viết phương trình hoá học điều chế Fluorine.
Hướng dẫn giải:
Do F có tính oxi hóa rất mạnh nên phương pháp duy nhất để diều chế F là dùng dòng điện để oxi hóa ion F -
trong fluonine nóng chảy (PP điện phân).
PTHH Điện phân hỗn hợp KF và HF:
2HF → H2 + F2
Bài 3: Trong phòng thí nghiệm có thể tiến hành điều chế khí chlorine bằng cách đun nóng hỗn hợp hydrochloric
acid với manganese (IV) oxide theo sơ đồ sau.

Hình 7.15. Sơ đồ điều chế khí chlorine trong phòng thí nghiệm
a, Viết phương trình hóa học xảy ra.
b, Nêu hiện tượng quan sát được khi đặt mảnh giấy màu ẩm vào bình đựng khí chlorine.
Hướng dẫn giải:

MnO2 + 4HCl (đặc) MnCl2 + Cl2 + 2H2O


Tờ giấy màu bị mất màu do

Cl2 + H2O HCl + HClO (có tính oxi hóa mạnh)


Bài 4: Trong phòng thí nghiệm khí chlorine được điều chế theo sơ đồ sau:
Hình 7.16. Sơ đồ điều chế khí chlorine trong phòng thí nghiệm
a. Viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế khí chlorine theo sơ đồ trên.
b. Xác định dung dịch trong các bình (1) và bình (2). Giải thích?
c. Tại sao phải dùng bông tẩm dung dịch NaOH?
d. Có thể thay MnO2 bằng các hoá chất nào? Những lưu ý khi sử dụng các loại hoá chất này?
Hướng dẫn giải:

a. MnO2 + 4HCl (đặc) MnCl2 + Cl2 + 2H2O (Cần nhiệt độ)


b. Hỗn hợp khí đi ra gồm Cl2, HCl và H2O. Dẫn hỗn hợp khí qua bình (1) đựng dung dịch NaCl bão hoà để hấp
thụ HCl và bình (2) chứa H2SO4 đặc để hấp thụ H2O.
c. Bông tẩm NaOH để hấp thụ khí chlorine khi đầy bình nhằm đảm bảo an toàn thí nghiệm do xảy ra PTHH: Cl 2
+ 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O

d. Có thể thay MnO2 bằng các hoá chất như KMnO4, K2Cr2O7, KClO3. Lưu ý khi dùng KMnO4, KClO3 không
cần đun nóng bình cầu vì KMnO4, KClO3 có tính oxi hoá mạnh, các hoá chất khác nên đun nóng.
Bài 5: Người ta thường dùng nước Javel để tẩy trắng các vết mốc, vết bẩn và nhựa cây trên quần áo.
a. Hãy giải thích lí do sử dụng nước Javel?
b. Có những lưu ý gì khi sử dụng nước Javel? Tại sao?
Hướng dẫn giải:
a. Thành phần của nước javel chứa NaCl, NaClO và H 2O. Trong đó NaClO có tính oxi hoá mạnh có thể oxi hoá
các vết bẩn, vết nấm mốc, nhựa cây, …
b. Một số lưu ý khi sử dụng nước javel:
- Sử dụng khẩu trang, găng tay cao su.
- Sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo.
- Nên sử dụng nước javel ở không gian thoáng, mở các cửa sổ phòng.
- Không trộn lẫn với các hoá chất khác khi sử dụng.
Do:
- Nước javel có tính oxi hoá mạnh có thể gây hại tới hệ hô hấp và da.
- Nước javel có thể phản ứng với các hoá chất khác tạo ra chlorine rất độc.
Bài 6: Hàng năm thế giới tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn chlorine.
a) Giả sử lượng chlorine trên chỉ được điều chế từ sodium chloride thì cần ít nhất bao nhiêu tấn sodium
chloride?
b) Biết 1 m3 chlorine lỏng nặng 1400 kg, hãy tính thể tích chlorine lỏng tương ứng với 45 triệu tấn nói trên.
c) So sánh thể tích chlorine lỏng so với thể tích chlorine khí ở điều kiện chuẩn với cùng một khối lượng.
d) Người ta thường kết hợp điều chế chlorine với điều chế xút (NaOH) theo sơ đồ sau. Viết phương trình hóa
học xảy ra.

Hình 7.17. Sơ đồ điều chế chlorine và xút theo phương pháp điện phân dung dịch sodium chloride
Hướng dẫn giải:
a. ADĐLBTNT: nNaCl = nCl = 58,5.2.(45 : 71) = 74,155 triệu tấn.
b. 1 m3 chlorine lỏng nặng 1400 kg
Vậy 45.109 kg chlorine lỏng có thể tích là V = 4,5.1010 m3
c. 45.109 kg chlorine khí có số mol là: (45.10 9 : 71).103 mol => Thể tích của 45.109 kg khí chlorine ở ĐKC là V’
= 1,5712.1010 m3.
Ta có: V : V’ = 2,864 => Chlorine lỏng có thể tích lớn hơn gấp 2,864 lần chlorine khí.
d. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp:

2NaCl + 2H2O  2NaOH + Cl2 + H2

Bài 7: Trong công nghiệp người ta tích hợp quá trình sản xuất xút (sodium hydroxide) với khí chlorine bằng
phương pháp điện phân dung dịch sodium chloride có màng ngăn xốp. Khí chlorine thu được được làm khô rồi
hoá lỏng để làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hoá chất.
Hình 7.18. Sơ đồ điều chế chlorine và xút theo phương pháp điện phân dung dịch sodium chloride
a. Theo em hoá chất phù hợp được sử dụng để làm khô khí chlorine là gì?
b. Người ta sử dụng khí chlorine và hydrogen từ quá trình điện phân nói trên để sản xuất hydrochoric acid
thương phẩm (32%; D = 1,153 g/mL, ở 30 oC). Một nhà máy với quy mô sản xuất 300 tấn sodium chloride mỗi
ngày thì đồng thời sản xuất được bao nhiêu m 3 acid thương phẩm nói trên. Biết rằng tại nhà máy này, 65% khối
lượng chlorine sinh ra được dùng để sản xuất hydrochloric acid và hiệu suất của toàn bộ quá trình từ điều chế ra
khí chlorine tới sản xuất acid thương phẩm là 80%.
Hướng dẫn giải:
a. Hoá chất dùng làm khô khí chlorine là sulfuric acid 98%, nó có tác dụng hút nước nhưng không tác dụng với
khí chlorine.
b.

2NaCl + 2H2O  2NaOH + Cl2 + H2

H2 + Cl2  2HCl

nNaOH = 7,5.106 mol => nCl2 = 3,75.106 mol


+) Do hiệu suất toàn quá trình là 80% và có 65% lượng khí chlorine được dùng để sản xuất hydrochloric acid
=> Lượng khí chlorine cần dùng để sản xuất acid thương phẩm trên là:
nCl2 cần dùng = 195.104 mol => nHCl = 390.104 mol => mHCl = 14235.104 gam
=> Khối lượng dung dịch HCl 32%: mddHCl = 44484,375.104 gam
=> Thể tích dung dịch HCl thương phẩm: Vdd HCl = 38581,41804.104 mL = 385,8142 m3
Bài 8: Dùng chlorine để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên cần
phải đảm bảo hàm lượng chlorine trong nước không vượt quá mức độ cho phép để tránh gây ảnh hưởng tới sức
khỏe con người. Cách đơn giản để kiểm tra hàm lượng chlorine trong nước có dư hay không là sử dụng dung
dịch potassium iodide và hồ tinh bột. Tại sao người ta lại sử dụng phương pháp này? Viết phương trình hoá học
minh hoạ (nếu có)?
Hướng dẫn giải:
Nếu nồng độ Cl2 trong nước đủ lớn, xảy ra PTHH: Cl2 + 2KI  2KCl + I2

Phản ứng sinh ra I2 làm hồ tinh bột chuyển màu xanh tím đặc trưng nên có thể dùng phản ứng này nhận biết sự
có mặt của Cl2 trong nước.
Bài 9: Chlorine được dùng làm chất chống tạo rong rêu trong vệ sinh bể bơi theo phản ứng:

Ca(ClO)2 + 2H2O  Ca(OH)2 + 2HClO (1)

Calcium hypochlorite phản ứng với nước tạo thành hypochlorous acid là một tác nhân hoạt động. Ở pH = 7,0 có
27,5 % acid ion hoá thành ion hypochlorite không hoạt động. Phần hypochlorous acid còn lại chuyển thành
chlorine làm sạch bể bơi. Trong hồ bơi, hàm lượng chlorine hoạt động được duy trì ở 3 ppm hay 4,23.10 -5 M.
Cần bao nhiêu lượng calcium hypochlorite để thêm vào hồ chứa 80000 lít nước để lượng chlorine hoạt động đạt
tiêu chuẩn vệ sinh là 3 ppm ở pH bằng 7,0.
Hướng dẫn giải:
+ Trong bể bơi chứa 80000 L nước, khối lượng chlorine cần dùng để làm sạch bể bơi là:
4,23.10-5 . 80000 . 35,5 = 3,384 x 35,5 = 120,132 gam.
+ Số mol HClO tính theo lí thuyết là: 3,384 x 100 : 72,5 = 3384/725 mol
+ Từ (1) => Lượng Ca(ClO)2 cần dùng là 143.0,5.3384/725 = 333,732 gam.
Bài 10: Theo nghiên cứu của Đại học Harvard vào năm 2013, trẻ em trong những khu vực sinh sống có nguồn
nước nhiễm Flo có chỉ số IQ trung bình thấp hơn so với những vùng khác. Ion F- (fluoride) có độc tính với hệ
thần kinh. Với lượng tương đối thấp: 0,2 gam ion F - trên cơ thể có trọng lượng 70kg có thể gây tử vong. Tuy
nhiên, để giúp men răng thêm chắc và chống chọi các bệnh về sâu răng, ion F - được thêm vào nước uống đóng
chai với nồng độ 1mg ion F- trên 1L nước. Trong các loại kem đánh răng, ion F - được bổ sung một lượng nhỏ
dưới dạng muối sodium fluoride (NaF).
a. Viết sơ đồ mô tả sự hình thành hợp chất NaF từ
nguyên tử Na (Z=11) và F(Z=9)?
b. Một bạn học sinh nặng khoảng 70kg sử dụng loại
nước chứa ion F- với lượng 1mg/1L để giúp men răng
chắc khỏe, chống sâu răng. Sau khi đọc thông tin về
độc tính của ion F-, bạn học sinh rất lo lắng. Hãy tính
xem với thể tích nước mà bạn học sinh này uống một
ngày là bao nhiêu lít thì ion F- có trong nước đạt đến
mức có thể gây độc tính?
Theo hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ, một người
trưởng thành nên bổ sung 3,0 mg F- mỗi ngày dưới dạng muối Hình 7.19. Men răng được bổ sung
floride để chống sâu răng
sodium fluoride (NaF) để ngăn ngừa sâu răng. Lượng NaF không gây độc cho cơ thể khi ở mức 3,19.10 -2 gam/ 1
kg cơ thể. Một mẫu kem đánh răng chứa 0,28% NaF, hãy tính khối lượng mẫu kem đánh răng mà một người
nặng 75 kg có thể nuốt nhưng không gây độc tính với cơ thể?
Hướng dẫn giải:
a. (Principles general Chemistry)
- Viết cấu hình electron nguyên tử Na, F và ion Na+, F-
- Vẽ mũi tên chuyển dịch electron Na cho và viết phương trình hóa học

b. 1 mg/ 1L là liều lượng không độc.


0,2 g/ 70kg là liều lượng đến mức F- gây độc tính.
0,2 g = 200 mg tương ứng 200L nước.
Vậy một người 70kg uống 200 L nước chứa F- mới có khả năng nhiễm độc fluoride.
c. 19.10-2  75 = 2,3925 g.
mkem đánh răng= 2,3925.100/0,28 = 854,464 gam.
Bài 11: Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc xử lí nước là khử trùng nước.
Một trong các phương pháp khử trùng nước đang được dùng phổ biến ở nước ta là dùng chlorine. Lượng
chlorine được bơm vào nước trong bể để tiếp xúc theo tỉ lệ 5g/m 3. Nếu với dân số Hà Nội là 8,5 triệu người
(theo thống kê META tổng hợp tính tới tháng 02 năm 2022), mỗi người trung bình dùng 300 L nước/ 1ngày, thì
các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cần dùng bao nhiêu kg chlorine mỗi ngày cho việc xử lí nước?
Hướng dẫn giải:
Tổng số L nước mà tổng người dân ở thành phố Hà Nội sử dụng trung bình mỗi ngày là: 300 x 8,5 x 10 6 = 255
x 107 L = 255 x 104 m3.
Lượng chlorine cần dùng mỗi ngày để xử lí nước cung cấp cho toàn thành phố 1 ngày là:
255 x 104 . 5 = 1125 x 104 gam .
Bài 12: Theo quy định nồng độ bromine cho phép trong không khí là 2.10 -5 g/L. Trong một phân xưởng sản
xuất bromine, người ta đo được nồng độ của Br 2 là 1,0.10-4 g/L. Tính khối lượng dung dịch ammonia 20% phun
khắp xưởng đó (có kích thước 100m x 200m x 6m) để khử độc hoàn toàn lượng bromine có trong không khí.
Biết rằng phản ứng hóa học xảy ra như sau: 3Br2 + 8NH3  N2 + 6NH4Br. (Thể tích các khí đều đo ở điều kiện
chuẩn).
Hướng dẫn giải:
+ Khối lượng Br2 có trong căn phòng trên là: 120000.103 x 1,0.10-4 = 12000 gam.
+ Số mol Br2 có trong căn phòng trên là: 12000 : 160 = 75 mol
+ Từ PTHH: Số mol NH3 là: (8 : 3) x 75 = 200 mol.
+ Khối lượng dung dịch ammonia cần dùng để khử độc hoàn toàn căn phòng trên là:
200 x 17 x 100 : 20 = 17000 gam
Bài 13: Theo tính toán của các nhà khoa học, để phòng bệnh bướu cổ và một số bệnh khác, mỗi người cần bổ
sung khoảng 1,5.10-4 gam nguyên tố iodine mỗi ngày.
a. Nếu lượng iodine đó chỉ được bổ sung từ muối iodide (cứ 1 tấn muối ăn chứa 25 kg KI) thì mỗi người cần ăn
bao nhiêu gam muối ăn mỗi ngày để đủ lượng iodine trên? (Bỏ qua sự thất thoát của iodine trong quá trình bảo
quản và chế biến).
b. Tổ chức y tế khuyến cáo nên nạp vào cơ thể tối đa 2 gam sodium/1 ngày/1 người. Nếu sử dụng quá nhiều
muối có thể gây một số bệnh như tăng huyết áp. Điều này có mâu thuẫn gì so với kết quả ở câu a? Tính lượng
muối iodide nên thêm vào thức ăn mỗi ngày? Chúng ta nên sử dụng muối và các loại thực phẩm như thế nào
cho hợp lí để bổ sung iodine cần thiết cho cơ thể? (Coi muối ăn chứa 99% NaCl về khối lượng).
c. Việt Nam là một quốc gia có nhiều tỉnh ven biển với lượng muối sản xuất hàng năm rất lớn. Em nghĩ nghề
muối có vai trò như thế nào? Hãy đề xuất một số giải pháp theo em có thể phát triển nghề muối?

Hình 7.20. Thiếu iodine là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh bưới cổ

Hướng dẫn giải:


a. Khối lượng muối bổ sung một ngày là: m = 7,8 gam.
b. Nếu sử dụng lượng muối như ở câu a thì lượng sodium bổ sung thêm vào cơ thể là m Na = 3,04 gam > 2 gam
=> Lượng sodium này cao gấp 1,5 lần lượng khuyến cáo. Nếu dùng lượng muối ăn như câu a có thể gây ra các
bệnh lí về huyết áp.
Để hấp thụ lượng sodium như khuyến cáo thì lượng muối ăn nên ăn mỗi ngày là 5,1 gam.
Vậy chúng ta nên:
+ Sử dụng lượng muối ăn như khuyến cáo là 5 gam.
+ Bổ sung một số loại thực phẩm chứa iodine như rau chân vịt, rau cần, cá, tôm, cua biển, khoai tây, … trong
các bữa ăn để bù đắp lượng thiếu iodine do ăn muối.
c. Nghề sản xuất muối có vai trò vô cùng quan trọng:
+ Cung cấp lượng muối ăn tiêu thụ cho cả nước, đảm bảo an ninh lương thực về muối ăn.
+ Sản xuất lượng muối lớn phục vụ nhu cầu xuất khẩu giúp phát triển kinh tế vùng sản xuất muối.
+ Đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân làm nghề muối.
- Một số giải pháp có thể phát triển nghề muối:
+ Áp dụng các công nghệ hiện đại trong tinh chế muối, sản xuất muối đóng gói, đóng hộp.
+ Đa dạng hoá các sản phẩm liên quan tới muối (muối tiêu, muối iodine, muối rang, …).
+ Thúc đẩy kinh doanh muối trên các sàn thương mại điện tử:
PHẦN II: HYDROGEN HALIDE VÀ HYDROHALIC ACID, MUỐI HALIDE
Dạng 1: Xu hướng biến đổi tính chất vật lí của các hydrogen halide, hydrohalic acid
Bài 1: Bình A chứa đầy khí hydrogen bromide, bình B chỉ chứa không khí. Theo em làm thế nào để chuyển khí
hydrogen bromide từ bình A sang bình B? Giải thích?
Hướng dẫn giải:
+ Cần úp hai miệng bình vào nhau sao cho bình A ở trên, bình B ở dưới, giữ chặt miệng hai bình.
+ Có thể “rót” khí HBr từ bình A sang bình B theo cách như trên vì HBr nặng hơn không khí nên khi đặt bình
như vậy nó sẽ chảy sang bình B.
Bài 2: Cho bảng dữ liệu sau:
Bảng 7.9. Nhiệt độ sôi của một số hydrogen halide
Chất HF HCl HBr HI
Nhiệt độ sôi oC 19,5 -84,9 -66,7 -35,8

a. Nhận xét sự biến đổi nhiệt độ sôi của các hydrogen halide khi đi từ HCl tới HI? Giải thích?
b. Giải thích sự bất thường về nhiệt độ sôi của HF so với các HX khác.
Hướng dẫn giải:
a. Khi đi từ HCl tới HI, mặc dù độ phân cực của phân tử giảm dần nhưng do lực hút van der Waals tăng dần,
bán kính nguyên tử của các hologen tăng làm cho độ phân cực hoá phân tử HX tăng.
b. Sự bất thường về nhiệt độ sôi của HF so với các HX khác là vì giữa các phân tử HF tạo liên kết hydrogen.
Bài 3: Thực hiện thí nghiệm thử tính tan của khí hydrogen chloride theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị một bình khô chứa đầy khí hydrogen chloride, đậy bình bằng một nút cao su có cắm ống
thuỷ tinh vuốt nhọn xuyên qua.
Bước 2: Nhúng đầu ống thuỷ tinh vào một chậu nước chứa quỳ tím thấy nước phun mạnh vào bình và khi
vào bình nước chuyển từ màu tím sang màu hồng.
a. Giải thích hiện tượng quan sát được.
b. Thí nghiệm trên chứng tỏ tính chất gì của khí hydrogen chloride?
Hình 7.21. Thí nghiệm thử tính tan của khí HCl
Hướng dẫn giải:
a. Do phân tử H – Cl phân cực mạnh nên dễ dàng tan trong nước là một dung môi phân cực, khi khí hydrogen
chloride tan trong nước làm áp suất trong bình giảm mạnh, áp suất khí quyển bên ngoài lớn hơn đẩy nước phun
vào bình. Khi tan trong nứơc khí hydrogen chloride tạo dung dịch có tính acid mạnh làm quỳ tím chuyển thành
màu hồng.
b. Thí nghiệm trên chứng tỏ độ tan trong nước của khí hydrogen chloride, khi tan trong nước tạo dung dịch có
tính acid mạnh là hydrochloric acid.
Bài 4: Nối mỗi chất trong cột A với tính chất tương ứng của chúng trong cột B sao cho phù hợp.
Cột A Cột B
1. Ở nhiệt độ 15 oC, là chất lỏng.

2. Là chất khí, ở điều kiện thường.


a. Hydrogen fluoride
3. Giữa các phân tử tạo thành liên kết hydrogen.

4. Là acid mạnh.
b. Hydrogen chloride
5. Là acid yếu.
6. Có khả năng ăn mòn thuỷ tinh.
c. Hydrochloric acid 7. Dùng để thuỷ phân các chất trong quá trình sản
xuất.

8. Nặng hơn không khí.


d. Hydrofluoric acid 9. Hoàn tan calcium carbonate, iron (III) oxide.
10. Nhẹ hơn không khí.
Hướng dẫn giải:
a – 1, 3, 6, 10; b – 2, 8; c – 4, 7, 9; d – 3, 5, 6.
Dạng 2: Tính acid của các hydrohalic acid.
2.1. Xu hướng biến đổi tính acid.
Bài 1: Trong giờ luyện tập về hợp chất của halogen, hai bạn An và Linh thảo luận trả lời câu hỏi “Trong các
acid HF, HCl, HBr, HI; acid nào mạnh nhất? Acid nào yếu nhất? Tại sao?”
An cho rằng: HF là acid mạnh nhất còn HI là acid yếu nhất vì độ âm điện của fluorine lớn hơn độ âm
điện của chlorine nên độ phân cực của liên kết H – F lớn hơn độ phân cực của liên kết H – Cl. Bằng chứng là
HF hoà tan được SiO2, còn các acid khác thì không.
Linh cho rằng: HI là acid mạnh nhất, còn HF là acid yếu nhất. Bằng chứng là khi điều chế các acid HX,
Acid H2SO4 có thể đẩy HF, HCl ro khỏi muốn, còn nó không đẩy được HI và HBr ra khỏi muối.
Ý kiến của em về câu trả lời của hai bạn?
Hướng dẫn giải:
Không đồng ý với ý kiến của cả hai bạn. HF là acid yếu nhất, HI là acid mạnh nhất. Do nguyên tử fluorine có
độ âm điện lớn nhất, bán kính nguyên tử nhỏ nhất trong số các halogen làm cho năng lượng liên kết H – F lớn,
hạn chế sự phân li ra ion H +. HI có tính acid mạnh nhất do độ âm điện của nó nhỏ nhất so với các nguyên tố
nhóm halogen và bán kính của nó lớn nhất so với các nguyên tố này nên năng lượng liên kết H – I nhỏ nhất, nó
thuận lợi cho quá trình phân li ra H+.
2.2. Tác dụng với kim loại
Bài 1: Cho 4,8 gam một kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 4,958 L khí H2
(đkc).
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính số mol hydrogen thu được.
b) Xác định tên kim loại R.
c) Tính khối lượng muối khan thu được.
Hướng dẫn giải:

a. R + 2HCl  RCl2 + H2

Số mol hydrogen là 0,2 mol.


b. MR = 4,8 : 0,2 = 24 amu => R là Mg.
c. Khối lượng muối khan thu được: m = 95 x 0,2 = 19 gam.
Bài 2: Để hoà tan hoàn toàn 8,1 gam một kim loại thuộc nhóm IIIA cần dùng vừa đủ 450 mL dung dịch HCl
2M, thu được dung dịch A và V L khí H2 (đkc).
a) Xác định nguyên tử khối của kim loại trên, cho biết tên của kim loại đó.
b) Tính giá trị V.
c) Tính nồng độ mol của dung dịch A, xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Hướng dẫn giải:

a. 2R + 6HCl  2RCl3 + 3H2

0,3  0,9  0,3  0,45 mol

 MR = 8,1 : 0,3 = 27 => R là Al (Aluminium)


b. V = n x 24,79 = 11,1555 L
c. Dung dịch A chứa AlCl3: CM = 0,3 : 0,45 = 0,667 M
Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 1,7 gam hỗn hợp X gồm zinc (Zn) và kim loại A ở nhóm IIA vào dung dịch
hydrochloric acid thu được 0,7437 L khí hydrogen (ở đkc). Mặt khác nếu hòa tan hết 1,9 gam A thì dùng không
hết 200 mL dung dịch hydrochloric acid 0,5M. Xác định nguyên tố A.
Hướng dẫn giải:
+) Đặt CTTB của Zn và A là R

R + 2HCl  RCl2 + H2

0,03  0,06  0,03  0,03 mol

 MR = 1,7 : 0,03 = 56,67 amu => MA < 56,67 (1)


+) A + 2HCl  ACl2 + H2

Từ dữ kiện bài toán ta có: MA > 38 amu (2)


Từ (1) và (2), kết hợp với A thuộc nhóm IIA => MA = 40 amu => A là Ca (Calcium).
Bài 4:
Hòa tan hết 3,6 một kim loại X ở nhóm IIA vào
bình tam giác có chứa 73 gam dung dịch hydrochloric
acid loãng 20% (dùng dư), phía trên đậy kín bằng nút
cao su có ống nhọn nối với một ống tiêm có vạch
chia độ để đo thể tích khí thoát ra. Phản ứng xảy ra
hoàn toàn, đo khí thoát ra được đo ở điều kiện tiêu
chuẩn. Quan sát thấy pittong của ống tiêm di chuyển
1 đoạn đến vị trí xác định là 3,7185 dm3 thì ngừng
chuyển động.
Hình 7.22. Thí nghiệm hoà tan X bằng
hydrochloric acid
a. Xác định tên kim loại X? Biết phản ứng xảy ra ở điều kiện chuẩn.
b. Tính nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch sau phản ứng?
Hướng dẫn giải:
a. Ta có:

X + 2HCl  XCl2 + H2

0,15  0,15 mol

Vậy MX = 3,6 : 0,15 = 24 amu => X là Mg.


b. Ta có: mHCl ban đầu = 14,6 gam => mHCl dư = 14,6 – 36,5.0,3 = 3,65 gam
+ Dung dịch thu được chứa: MgCl2 và HCl dư.
+ Ta có khối lượng dung dịch thu được là: mdd thu được = 73 + 3,6 – 0,15.2 = 76,3 gam
+ Nồng độ % các chất tan trong dung dịch thu được:
C%MgCl2 = 18,68%; C%HCl = 4,78%.
2.3. Tác dụng với oxide và hydroxide
Bài 1: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxygen thu
được hỗn hợp Y gồm các oxide có khối lượng 3,33 gam. Tính thể tích (mL) dung dịch hydrochloric acid 2 M
vừa đủ để phản ứng hết với hỗn hợp Y.
Hướng dẫn giải:
R + O2 → R2On
2,13 3,33
BTKL: mO = 3,33 – 21,3 = 1,2 gam => nO= 0,075 mol

Khi phản ứng với HCl, thay O2- = Cl- => = 0,15.
Vậy nHCl = 0,15 mol => VHCl = 0,15 : 2 = 0,075 L = 75 mL
Bài 2: Cho x L dung dịch hydrochloric acid (HCl) 0,01 M vào x L dung dịch calcium hydroxide (Ca(OH)2) 0,01
M thu được dung dịch A. Cho quì tím vào dung dịch A, màu của quì tím sẽ biến đổi như thế nào? Giải thích.
Hướng dẫn giải:

+) Ca(OH)2 + 2HCl  CaCl2 + 2H2O

BĐ 0,01x 0,01x

PƯ 0,005x  0,01x

SAU 0,005x 0
+) Sau phản ứng Ca(OH)2 còn dư => dung dịch thu được làm quỳ tím chuyển màu xanh.
Bài 3: Cho 6,2 gam oxide kim loại hoá trị I tác dụng với nước dư thu được dung dịch A có tính kiềm. Chia A
thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1 tác dụng với 95 mL dung dịch HCl 1M thấy dung dịch sau phản ứng làm xanh quỳ tím.
Phần 2 tác dụng với 55 mL dung dịch HCl 2M thấy dung dịch sau phản ứng làm đỏ quỳ tím. Xác định công
thức oxide kim loại đã dùng.
Hướng dẫn giải:
R2O + H2O → 2ROH
Gọi số mol R2O = a
1. ROH + HCl → dung dịch làm xanh quỳ tím => ROH còn dư
ROH + HCl → RCl + H2O
PƯ 0,095 ← 0,095 mol
Do ROH dư => a > 0,095 (1)
2. ROH + HCl → dung dịch thu được làm đỏ quỳ tím => HCl dư
ROH + HCl → RCl + H2O
Do HCl dư => 0,11 > a (2)

Mặt khác a = (3)


Từ (1) và (2), (3) => 20,18 < R < 24,63 => R = 23 (R là Na).

2.4. Tác dụng với muối


Bài 1:
TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY VÀ HYDROCHLORIC ACID (HCl)
Dạ dày ở người có hình dạng như một cái túi thắt hai đầu với dung tích tối đa khoảng 3 lít gồm lớp cơ
rất dày và khỏe. Dạ dày được cấu tạo theo 3 lớp từ ngoài vào trong là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo, lớp niêm mạc
với nhiều tuyến tiết dịch vị (xem hình bên dưới). Bằng các phân tích cụ thể, các nhà khoa học xác định thành
phần hóa học của dịch vị gồm: nước, enzyme pepsin, hydrochloric acid, chất nhầy.
Hydrochloric acid (HCl) là một acid có mặt trong dạ dày con người và giữ một vai trò quan trọng trong quá
trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, khi hàm lượng acid vượt quá nồng độ cho phép (pH < 3,5) sẽ xảy ra tình trạng
dư thừa acid dạ dày. Khi đó dạ dày xảy ra sự mất cân bằng, chất nhầy tiết ra không đủ để ngăn cách vùng niêm
mạc với acid dẫn đến vùng niêm mạc dạ dày bị viêm loét, gây triệu ứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Triệu chứng thường thấy nhất ở người dư thừa acid dạ dày là các cơn đau vùng thượng vị, ợ chua, ợ nóng...

Hình
7.23.a. Vai trò của hydrochloric acid trong tiêu hoá thức ăn ở dạ dày

Thông tin bổ sung: Giá trị pH là một giá trị quan trọng trong việc đánh giá độ acid và độ base của dung dịch.
Để tránh ghi nồng độ của acid [H+] với số mũ âm, người ta sử dụng giá trị pH.
Nếu nồng độ acid [H+]= 1,0.10-a M thì giá trị pH = a.

Hình 7.23.b. Cấu tạo của dạ dày và lớp niêm mạc


a, Nêu biểu hiện của người bị dư thừa nồng độ hydrochloric acid trong dạ dày.
b. Hãy cho biết khoảng nồng độ [H+] cho phép ở dạ dày khi giá trị pH cho phép là 2 < pH < 3.
c. Trào ngược dịch vị dạ dày do dư thừa hàm lượng acid HCl là một căn bệnh khá phổ biến. Để giảm bớt hàm
lượng acid HCl tại dạ dày, bác sĩ thường kê toa cho bệnh nhân loại thuốc kháng acid có thành phần như bảng
sau:
Bảng 7.10. Thành phần các loại thuốc kháng acid thông dụng trên thị trường dược phẩm
Tên thuốc trên Thành phần thuốc Phương trình hóa học
thị trường trung hòa acid (HCl) tại dạ dày

Tums, Di-Gel CaCO3 .........................................................................

Baking soda, NaHCO3 ........................................................................


Alka-Seltzer

Amphojel Al(OH)3 .......................................................................

(Bảng thành phần thuốc dịch từ sách Chemistry The Molecular Science – Moore và cộng sự)
Hãy hoàn thành cột phản ứng trung hòa acid dạ dày khi sử dụng các loại thuốc trên.
Hướng dẫn giải:
a, Triệu chứng thường thấy nhất ở người dư thừa acid dạ dày là các cơn đau vùng thượng vị, ợ chua, ợ nóng...
b. pH = -lg[H+] => Khi 2 < pH < 3 thì nộng độ ion H+ trong dạ dày là: 0,001 M < [H+] < 0,01 M.
v. Các PTHH xảy ra trong dạ dày khi sử dụng các loại thuốc trên:
+ Tums, Di-Gel: CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + CO2 + H2O
+ Baking soda, Alka-Seltzer: NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O
+ Amphojel: Al(OH)3 + 3HCl  AlCl3 + 3H2O
Bài 2: Xác định A, B, C, D, E, F, G, H, K trong các phương trình sau. Viết phương trình hóa học từ 1 đến 6 với
các hợp chất hóa học cụ thể đã được xác định.
1. NaCl + H2SO4→ Khí (A) + (B)
2. (A) + MnO2→ Khí (C) + rắn (D) + (E)
3. (C) + NaBr → (F) + (G)
4. (F) + NaI → (H) + (I)
5. (G) + AgNO3→ (J) + (K)
6. (A) + NaOH → (G) + (E)
Hướng dẫn giải:
A: HCl; B: NaHSO4 hoặc Na2SO4; C: Cl2; D: MnCl2; E: H2O; F: Br2; G: NaCl; H: I2; I: NaBr; J: AgCl; K:
NaNO3.
1. NaCl + H2SO4→ HCl + NaHSO4
2. 4HCl + MnO2→ Cl2 + MnCl2 + H2O
3. Cl2 + 2NaBr → Br2 + 2NaCl
4. Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
5. NaCl + AgNO3→ AgCl + NaNO3
6. HCl + NaOH → NaCl + H2O
Bài 3: Trong y học, dược phẩm Nabica (NaHCO 3) thường được chỉ định cho người đau dạ dày nhằm mục đích
giảm bớt lượng hydrochloric acid dư thừa trong dạ dày. Tính thể tích dung dịch hydrochloric acid 0,035 M
(nồng độ acid trong dạ dày) được trung hòa và thể tích khí CO2 (ở đkc) sinh ra khi uống 0,336 gam NaHCO3.
Hướng dẫn giải:
+) PTHH: NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O
+) Ta có: nNaHCO3 = 0,004 mol => nHCl = 0,004 mol => VHCl 0,035 M = 0,1143 L
 VCO2 = 0,004.24,79 = 0,09916 L
Bài 4: Hoà tan 10 gam hỗn hợp hai muối carbonate của kim loại hoá trị II và III bằng dung dịch hydrochloric
acid ta thu được dung dịch A và 743,7 mL khí bay ra (ở đkc). Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn
dung dịch A.
Hướng dẫn giải:
Đặt CT chung của 2 muối: R2(CO3)n
R2(CO3)n + 2nHCl → 2RCln + nCO2 + nH2O
0,06 ← 0,03 → 0,03 mol
BTKL: mmuối cacbonat + mHCl = mmuối clorua + mCO2 + mnước => m = 10,33 gam.

Dạng 3: Muối halide


Bài 1: Muối ăn khi khai thác từ nước biển, mỏ muối, hồ muối thường có lẫn nhiều tạp chất như MgCl 2, CaCl2,
CaSO4 làm cho muối có vị đắng chát và dễ bị chảy nước gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng muối. Một trong
những phương pháp loại bỏ tạp chất ở muối ăn là dùng hỗn hợp A gồm Na 2CO3, NaOH, BaCl2 tác dụng với
dung dịch nước muối để loại tạp chất dưới dạng các chất kết tủa CaCO 3, Mg(OH)2, BaSO4. Một mẫu muối thô
thu được bằng phương pháp bay hơi nước biển vùng Bà Nà – Ninh Thuận có thành phần khối lượng như sau:
96,525% NaCl; 0,190% MgCl2; 1,224% CaSO4; 0,010% CaCl2; 0,951% H2O.

Hình 7.24.a. Ruộng muối Hình7.24.b. Muối mỏ


a. Viết các phương trình hoá học xảy ra khi dùng hỗn hợp A để loại bỏ tạp chất có trong mẫu muối trên.
b. Tính khối lượng A cần dùng để loại bỏ hết tạp chất có trong 3 tấn muối nói trên.
c. Tính thành phần % về khối lượng của các chất trong A. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Hướng dẫn giải:
a. MgCl2 + NaOH  Mg(OH)2 + 2NaCl (1)

CaSO4 + BaCl2  BaSO4 + CaCl2 (2)

CaCl2 + Na2CO3  CaCO3 + 2NaCl (3)

b. Trong 3 tấn muối trên chứa: khối lượng MgCl 2 = 0,190% x 3 = 5,7.10-3 tấn; CaSO4 = 1,224% x 3 = 0,03672
tấn ; CaCl2 = 0,010% x 3 = 3 x 10-4 tấn.
Từ PTHH (1): Khối lượng NaOH cần dùng là: 40 x (5,7 x 10-3 : 95) = 2,4.10-3 tấn
Từ PTHH (2): Khối lượng BaCl2 cần dùng là: 208 x (0,03672 : 136) = 0,05616 tấn
Từ PTHH (3): Khối lượng Na2CO3 cần dùng là: 106 x [(3.10-4 : 111) + (0,03672 : 136)] = 0,0289 tấn.
Vậy khối lượng A cần dùng để loại bỏ hết tạp chất trong 3 tấn muối trên là: 0,08746 tấn.
c. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong A là:
%m NaOH = 2,74 %; %m BaCl2 = 64,21 %; %m Na2CO3 = 33,05%.
Bài 2: Một dung dịch chứa 31,08 gam muối halide của một kim loại hoá trị II. Chia dung dịch làm 2 phần bằng
nhau.
Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch silver nitrate thu được 40,18 gam kết tủa.
Phần 2: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch sodium carbonate thu được 14 gam kết tủa.
Xác định công thức của muối halide.
Hướng dẫn giải:
Đặt CT của muối halide của kim loại hóa trị II là RX2
1. RX2 + 2AgNO3 → R(NO3)2 + 2AgX
a → 2a → 2a mol
=> 2a.(108 + X) = 40,18 (1)
2. RX2 + Na2CO3 → RCO3 + 2NaX
a → 0,5a → a mol
=> (R + 60).a = 14 (2)
Mặt khác: a.(R + 2X) = 15,54 (3)
Giải ra ta có: X = 35,5 (Cl); R = 40 (Ca). Vậy công thức của muối là CaCl2.
Bài 3: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối sodium halide NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố
có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử Z X < ZY) vào dung dịch AgNO3
(dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Xác định X, Y và tính % khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Hướng dẫn giải:
TH1: Nếu X là F; Y là Cl => kết tủa là AgCl. nNaCl = 0,06 mol
=> mNaCl = 0,06.58,5 = 3,51 gam

=> %mNaCl =
=> %mNaF = 41,79%.

TH2: X không phải là F. Gọi là CTPT TB của hỗn hợp muối. Ta có kết tủa là

suy ra =175,66 => trong hỗn hợp có At (loại)


Dạng 4: Tính khử của ion halide
Bài 1: Thí nghiệm so sánh mức độ hoạt động giữa chlorine, bromine và iodine được mô tả như hình vẽ:

Hình 7.25. So sánh tính khử của các ion chloride, bromide và iodide
Bóp mạnh quả bóp cao su của ống nghiệm chứa dung dịch HCl đặc vào dung dịch chứa KMnO 4. Hơ nhẹ đèn
cồn vào chỗ chứa bông tẩm dung dịch KI. Nêu hiện tượng xảy ra trong ống hình trụ và trong ống nghiệm chứa
dung dịch hồ tinh bột. Nhận xét, rút ra kết luận và cho biết vai trò của dung dịch NaOH đặc? Những lưu ý cần
thiết khi tiến hành thí nghiệm này?
Hướng dẫn giải:
1. Sau một thời gian ngắn, ở đoạn thứ nhất của ống hình trụ xuất hiện màu vàng lục của khí chlorine, đoạn thứ 2
có màu nâu đỏ của bromine, đoạn thứ 3 có màu tím của iodine. Dung dịch trong ống nghiệm 2 xuất hiện màu
xanh tím do iodine đã làm chuyển màu hồ tinh bột.
2. Lưu ý:
+ Không tẩm quá nhiều dung dịch KBr và KI vào các núm bông để tránh hiện tượng dung dịch còn dư chảy
theo thành ống thuỷ tinh hình trụ.
+ Các núm bông phải được đặt vừa khít trong ống thuỷ tinh sao cho các khí chlorine, bromine mới xuất hiện
không dễ dàng lọt qua được.
+ Các đầu ống dẫn khí được nhúng trong dung dịch chứa trong ống nghiệm có nhánh và cốc thuỷ tinh chỉ thấp
hơn mặt dung dịch từ 3 – 5 mm.
+ Dùng dung dịch hồ tinh bột loãng.
+ Dung dịch NaOH đặc chứa trong cốc thuỷ tinh dùng để hoà tan lượng halogen còn dư để tránh độc hại cho
người làm thí nghiệm.
Bài 2: Người ta sử dụng phản ứng của các sodium halide với sulfuric acid đặc để so sánh tính khử của các ion
halide. Hiện tượng xảy ra khi cho sodium chloride, sodium bromide và sodium iodide tác dụng với sulfuric acid
đặc được mô tả như các hình ở dưới theo thứ tự lần lượt:

Hình 7.26. Sufuric acid đặc tác dụng với sodium chloride, sodium bromide và sodium iodide
Phương trình hoá học của các phản ứng trên:

(a) 2NaCl (s) + H2SO4 (aq)  Na2SO4 (aq) + 2HCl (g)

(b) 2NaBr (s) + 3H2SO4 (aq)  2NaHSO4 (aq) + Br2 (g) + SO2 (g) + 2H2O (l)

(c) 8NaI (s) + 9H2SO4 (aq)  8NaHSO4 (aq) + I2 (g) + H2S (g) + 4H2O (l)

Lưu ý trong phản ứng của NaI, khi thay đổi tỉ lệ mol và điều kiện phản ứng có thể tạo ra các sản phẩm khử khác
nhau.
a. Dựa vào PTHH, em hãy:
+ Giải thích hiện tượng quan sát được ở mỗi thí nghiệm.
+ Trong các phản ứng xảy ra ở các phản ứng trên, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử? Xác định vai trò của
các chất (chất khử, chất oxi hoá) trong phản ứng (nếu có).
+ Nhận xét và rút ra kết luận về tính khử của các ion halide.
b. Trong công nghiệp, một lượng hydrogen chloride được điều chế bằng phương pháp sulfurate bằng cách cho
sodium chloride tác dụng với sulfuric acid đặc. Viết phương trình hoá học của phản ứng và những lưu ý để tiến
hành thí nghiệm thành công.
c. Có thể dùng phương pháp sulfurate để điều chế hydrogen bromide và hydrogen ioide được không? Giải
thích?
Hướng dẫn giải:
a. + Phản ứng trong các ống nghiệm (b) và (c) tạo ra Br 2 và I2 nên tạo ra bọt khí làm đổi màu dung dịch còn ống
nghiệm (a) tạo khí không màu.
+ Phản ứng (b) và (c) là phản ứng oxi hoá - khử. NaBr và NaI là chất khử, còn H2SO4 là chất oxi hoá.
+ Tính khử của các ion halide tăng dần khi đi từ Cl- tới I-.

b. 2NaCl(s) + H2SO4(aq)  Na2SO4(aq) + 2HCl(g)

Những lưu ý để tiến hành thí nghiệm thành công:


+ NaCl phải được dùng ở dạng rắn; H 2SO4 phải dùng ở dạng đặc để hạn chế lượng nước trong thí nghiệm và để
HCl thoát ra ở dạng khí.
+ Phản ứng cần nhiệt độ nên cần đun nóng hỗn hợp.
c. Không thể điều chế HBr và HI theo phương pháp sulfurate bởi vì tính khử mạnh của I - và Br- sẽ tác dụng với
H2SO4 đặc có tính oxi hoá mạnh tạo thành các sản phẩm oxi hoá - khử.
Bài 3:
Hóa chất dùng xử lý nước sau lũ
Mưa lớn, kéo dài, nước ngập tràn, cuốn trôi rác thải và chất ô nhiễm trên mặt đất là một trong những
nguyên nhân chính khiến nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Việc khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt sau
mỗi đợt lũ là hết sức cần thiết.
Loại hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng để xử lí nước sau lũ lụt là chloramine B và chloramine
T. Chloramine B hoặc chloramine T được sử dụng dưới hai dạng là viên 0,25 gam và bột. Hàm lượng chloride
hoạt tính của loại bột thông thường là 25% hoặc nếu sử dụng dạng viên thì mỗi viên có thể dùng cho 25 lít
nước. Cách sử dụng: hòa tan chloramine B hoặc chloramine T vào nước, chờ 30 phút để nước được khử trùng.
Lưu ý rằng nước sau khi khử trùng vẫn cần đun sôi trước khi uống.

Hình 7.27. Người dân vùng nước lũ sử dụng cloramin làm chất sát khuẩn
Để khử trùng 300 lít nước:
- Nếu khử trùng bằng bột chloramine B thì cần bao nhiêu gam hoặc bao nhiêu viên chloramine B 25% ?
- Nếu dùng thìa canh để đong bột hóa chất, mỗi thìa canh đầy tương đương 10 gam, thì cần khoảng bao nhiêu
thì canh bột chloramine B?
- Biết công thức phân tử của chloramine B là: C6H5SO2NClNa.3H2O. Tính phần trăm khối lượng của
chlorine trong chloramine B.
Hướng dẫn giải:
Tính toán và trả lời đúng:
+ 25 lít nước thì cần 0,25 gam chloramine B hoặc 1 viên.
 300 lít thì cần (300.0,25)/ 25 = 3 gam hoặc 300/ 25 = 12 viên.
+ 1 thìa canh tương đương đương 10 gam.
=> 3 gam tương đương với khoảng 1/3 thìa canh.
Dạng 5: Nhận biết và điều chế hydrogen halide
Bài 1: Thu khí HCl:
Trong các hình vẽ sau, xác định hình vẽ đúng nhất mô tả cách thu khí hydrogen chloride trong phòng thí
nghiệm. Giải thích?

Hình 7.28. Thí nghiệm thu khí hydrogen chloride trong phòng thí nghiệm
Hướng dẫn giải:
Giải thích được phương pháp thu khí HCl trong phòng thí nghiệm là phương pháp đẩy không khí, được mô tả
bằng hình 2 dựa vào tính chất vật lí và hoá học của khí HCl: nặng hơn không khí, không tác dụng với không khí
và tan nhiều trong nước
Bài 2: Hãy mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học khi cho từ từ vài giọt dung dịch silver nitrate vào
từng ống nghiệm e như hình vẽ.
Hình 7.29. Thí nghiệm nhận biết các ion halide

Hướng dẫn giải:


+ Ống nghiệm chứa HCl: xuất hiện kết tủa trắng AgCl
HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
+ Ống nghiệm chứa NaBr: xuất hiện kết tủa vàng nhạt AgBr
NaBr + AgNO3 → AgBr↓ + NaNO3
+ Ống nghiệm chứa NaF: Không có hiện tượng gì.
Bài 3: Hãy giải thích: Vì sao người ta có thể điều chế hydrogen chloride (HCl), hydrogen fluoride (HF) bằng
cách cho H2SO4 đặc tác dụng với muối chloride hoặc fluoride. Nhưng không thể áp dụng phương pháp này để
điều chế hydrogen bromine (HBr), hoặc hydrogen iodine (HI) ? Viết phương trình hoá học điều chế các
hydrogen halide.
Hướng dẫn giải:
+) Tính khử của các HX theo chiều tăng dần: HF < HCl < HBr < HI
H2SO4 đặc có tính oxi hoá mạnh nên khi tác dụng với muối của bromide và iodide (các ion này có tính khử mạnh) nó tạo
ra đơn chất Br2 và I2.
+) HF là acid yếu, còn HCl là acid dễ bay hơi nên có thể dùng H2SO4 đặc phản ứng với muối tương ứng của chúng.

CaF2 + H2SO4 đặc  CaSO4 + 2HF

NaCl + H2SO4 đặc  NaHSO4 + HCl ( < 250 oC)

2NaCl + H2SO4 đặc  Na2SO4 + 2HCl ( > 400 oC)

Bài 4: Đầu thế kỉ XIX, người ta sản xuất sodium sulphate bằng cách cho sulfuric acid đặc tác dụng với muối ăn.
Khi đó xung quanh các nhà máy sản xuất bằng cách này, dụng cụ của thợ thủ công rất nhanh hỏng và cây cối bị
chết rất nhiều. Người ta đã cố gắng khắc phục hậu quả bằng cách cho những khí thải thoát ra bằng những ống
khói cao tới 300 m nhưng tác hại của khí thải vẫn tiếp diễn, đặc biệt là khi khí hậu ẩm. Hãy giải thích hiện
tượng trên?

Hình 7.30. Khí hydrogen chloride thoát ra môi trường làm cây cối bị chết

Hướng dẫn giải:

PTHH: NaCl(s) + H2SO4(l)  NaHSO4(s) + HCl(g) (Nhiệt độ < 250 oC)

2NaCl(s) + H2SO4(l)  Na2SO4(s) + 2HCl(g) (Nhiệt độ > 400 oC)

Sản phẩm sinh ra HCl nặng hơn không khí nên khó bị khuếch tán lên trên, HCl khi gặp hơi ẩm có trong không
khí tạo ra hydrochloric acid, là acid mạnh nên dễ dàng ăn mòn kim loại và làm cho cây cối bị chết. Khi gặp khí
hậu ẩm, quá trình này càng thuận lợi do sự kết hợp giữa khí hydrogen chloride và hơi ẩm thuận lợi và dễ dàng
thúc đẩy sự tạo thành acid.
Bài 5: Trong phòng thí nghiệm, dung dịch hydrochloric acid được điều chế bằng cách cho sodium chloride
khan tác dụng với sulfuric acid đặc rồi dẫn khí hydrogen chloride vào nước.
1) Em hãy vẽ hình thí nghiệm thể hiện rõ các nội dung trên.
2) Trong thí nghiệm đã dùng giải pháp gì để hạn chế hydrogen chloride thoát ra ngoài? Giải thích.
3) Một số nhóm học sinh sau một lúc làm thí nghiệm thấy dung dịch hydrochloric acid chảy ngược vào bình
chứa hỗn hợp phản ứng. Em hãy giải thích và nêu cách khắc phục.
Hướng dẫn giải:
1. Có bình phản ứng, hóa chất, ống hòa tan khí
2. Biện pháp tránh khí HCl thoát ra ngoài: Để tránh khí thoát ra ngoài có thể dùng bông tẩm dung dịch kiềm để
lên trên ống nghiệm hoặc dẫn khí thừa vào dung dịch kiềm.
3. Nếu ống sục khí cắm sâu vào nước thì khi HCl bị hòa tan có thể gây ra hiện tượng giảm áp suất trong bình
phản ứng làm nước bị hút vào bình phản ứng.
Bài 6: Trong phòng thí nghiệm, học sinh A dự định dùng dung dịch silver nitrate để phân biệt hai dung dịch
sodium iodide và sodium bromide. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra A thấy dung dịch silver nitrate đã hết. Em hãy
đề xuất một quy trình tiến hành thí nghiệm thay thế để giúp học sinh A phân biệt được hai dung dịch trên. Viết
các phương trình hoá học minh hoạ và dự đoán hiện tượng xảy ra.
Hướng dẫn giải:
Tiến hành thí nghiệm như sau:
+ Lấy 0,5 mL mỗi dung dịch cần phân biệt cho vào các ống nghiệm riêng biệt.
+ Nhỏ vào mỗi ống khoảng 3 giọt dung dịch nước chlorine, quan sát thấy dung dịch trong hai ống đều sẫm màu
hơn.

Cl2(aq) + 2NaBr(aq)  2NaCl(aq) + Br2(aq)

Cl2(aq) + 2NaI(aq)  2NaCl(aq) + I2(aq)

+ Thêm tiếp vào mỗi ống 2 – 3 giọt hồ tinh bột, ống nghiệm nào chuyển màu xanh tím thì chứa NaI.
Bài 7: Hình 7.31 miêu tả tháp tổng hợp hydrogen chloride. Công suất của một tháp tổng hợp hydrogen chloride
là 25 tấn/ 1 ngày.

Hình 7.31. Tháp tổng hợp hydrogen chloride


a. Tính khối lượng chlorine và hydrogen cần dùng để thu được khối lượng hydrogen chloride nói trên (trong
một ngày) biết rằng lượng hydrogen cần dùng lấy nhiều hơn 10% so với lượng tính theo lí thuyết.
b. Có thể dùng dư lượng chlorine thay vì dùng dư lượng hydrogen không? Tại sao?
Hướng dẫn giải:

a. Ta có số mol HCl sinh ra trong một ngày là:

H2 + Cl2  2HCl (*)

Khối lượng chlorine cần dùng là: = 24,315.106 gam = 24,315 tấn.
Khối lượng hydrogen cần dùng là = 0,7534.106 gam = 0,7534 tấn.
b. Không dùng dư lượng chlorine bởi vì chlorine là khí độc, với hàm lượng lớn như trên sẽ gây ảnh hưởng tới
sức khoẻ con người và môi trường.

BÀI TẬP TỔNG HỢP (ĐỀ MỘT SỐ TỈNH + ĐỀ DỰ ÁN)


TỈNH VŨNG TÀU:
5.1. Viết phương trình phản ứng xảy ra, giải thích ngắn gọn các trường hợp sau đây:
a. Hỗn hợp gồm CaF2 và dung dịch H2SO4 đặc có thể được dùng để chạm khắc trên bề mặt thủy tinh.
b. Trong phòng thí nghiệm có thể tìm thấy nước chlorine, bromine, iodine nhưng không có nước fluorine.
c. Dung dịch HBr đặc không màu, để một thời gian trong phòng thí nghiệm, dưới tác dụng của không khí,
dung dịch chuyển sang màu vàng cam.
d. Trong dịch vị dạ dày có chứa HCl nồng độ khoảng 10 4 – 103 (mol/lit) , khi nồng độ HCl lớn hơn 10 3
(mol/lit) sẽ gây ra bệnh ợ chua, tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến viêm loét dạ dày. Bác sĩ thường chỉ
định bệnh nhân mắc bệnh ợ chua uống thuốc nabica (chứa NaHCO3) để điều trị.
5.2. Hòa tan hoàn toàn 3,36 gam một muối carbonate của kim loại M trong m gam dung dịch HCl 10% thu được
dung dịch A chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 12,34%. Cô cạn dung dịch A thu được 7,40 gam một chất
rắn X. Tính m và xác định công thức của X.
5.3. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế halogen (X2) theo sơ đồ sau:

NaX (khan) + MnO2 + H2SO4 đặc X2 + …………


a. Viết phương trình phản ứng điều chế khí Cl2.
b. Sục từ từ khí Cl2 vào dung dịch KI, hãy cho biết màu sắc dung dịch biến đổi như thế nào? Giải thích.
c. Giải thích tại sao phải dùng NaX khan và H2SO4 đặc? Cho biết vai trò của MnO2 trong phản ứng trên.
d. Ngoài Cl2, ta có thể điều chế Br2 và I2 bằng cách trên, nhưng không điều chế được F2. Giải thích tại sao?
5.4. Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe. Hoà tan a gam X trong dung dịch HCl 20% (vừa đủ) thì thu được dung dịch
Y có tổng nồng độ phần trăm các chất tan là 26,5716%. Nếu oxi hoá 2a gam X bằng khí chlorine dư thì thu
được 35,25 gam muối. Xác định giá trị a.
5.1
5 a. Dung dịch HF có thể hòa tan được thủy tinh SiO2
0,25
CaF2 + H2SO4  CaSO4 + 2HF
4HF + SiO2  SiF4 + 2H2O
b. - Vì Cl2; B2, I2 chỉ tác dụng chậm với nước, phần còn lại tan trong nước, thu
được dung dịch tương ứng.
0,25
- Riêng khí F2 tác dụng mãnh liệt với nước nên không thu được nước florine:
2F2 + 2H2O  4HF + O2
c. HBr bị O2 không khí oxi hóa thành Br2, dung dịch Br2 loãng có màu vàng
0,25
cam. 4HBr + O2  2Br2 + 2H2O
d. NaHCO3 trung hòa bớt HCl, giảm triệu chứng ợ chua.
0,25
NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O
5.2.
Phương trình phản ứng:
M2(CO3)x + 2xHCl 2MClx + xCO2 + xH2O 0,5
1 2x 2 x
Xét 1 mol muối phản ứng :

Ta có:
<=> M = 12x → Nghiệm phù hợp: x = 2; M = 24; kim loại là Mg.
- Số mol Mg = 3.36/84 = 0,04 mol = số mol MgCl2.nH2O
→ mdd HCl = 29,2 gam 0,5
- Mmuối = 7,4/ 0,04 = 185 = > n = 5 => Chất X là MgCl2.5H2O
5.3.
a. Viết phương trình phản ứng điều chế khí Cl2.

2NaCl(khan) + MnO2 + 2H2SO4đặc Cl2 + MnSO4 + Na2SO4 + 2H2O


Hay:

0,25
b. Dung dịch KI xuất hiện màu đen tím, sau đó dần trở lại không màu:

0,25
c. Phải dùng NaCl tinh thể và H2SO4 đặc để hạn chế tối đa lượng nước trong
ống nghiệm vì MnO2 phản ứng với HCl đậm đặc.
Vai trò MnO2 là chất oxi hóa.
0,25
d. Không thể áp dụng phương pháp trên để điều chế F2 vì hỗn hợp oxi hoá
(MnO2 + H2SO4) không đủ mạnh để oxi hoá HF thành F2 (hoặc do F- có tính
khử rất yếu).

0,25
5.4.

Gọi trong a gam hỗn hợp X


*X + dd HCl:

0,25

0,25

*X + Cl2 dư:
Từ (1) và (2) =>

0,25

0,25

TỈNH QUẢNG NAM


5.1. Giải thích vì sao khi cho HF tác dụng với dung dịch NaOH hay KOH thì tỉ lệ tạo muối fluoride (NaF hay
KF) thấp hơn muối hydrogen fluoride (NaHF2 hay KHF2)?
5.2. Có ba muối A, B, C của cùng kim loại Mg và tạo ra từ cùng một acid. Cho A, B, C tác dụng với những
lượng như nhau của acid HCl thì có cùng một chất khí X thoát ra với tỉ lệ mol tương ứng là 2:4:1. Xác định A,
B, C và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Biết khí X làm mất màu dung dịch Br2.
5.3. Cho hỗn hợp A gồm hai muối NaX, NaY (X, Y là hai halogen kế tiếp). Để kết tủa hoàn toàn 2,2 gam hỗn
hợp A cần 150 ml dung dịch AgNO3 0,2M.
a. Tính khối lượng kết tủa thu được.
b. Biết có phản ứng sau đây: X2 + KYO3 → KXO3 + Y2. Xác định X, Y.

c. Từ kết luận ở câu b, hãy cho biết chiều của phản ứng: X2 + 2KY Y2 + 2KX
5.4. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

Trong đó: A0 là hợp chất của một kim loại và một phi kim.
A, A1, A2, C, Q là các hợp chất của lưu huỳnh.
B, B1, B2, C là các hợp chất của đồng hoặc đồng kim loại.
5.1 0,25
5 a. Dung dịch HF có thể hòa tan được thủy tinh SiO2
CaF2 + H2SO4  CaSO4 + 2HF
4HF + SiO2  SiF4 + 2H2O
b. - Vì Cl2; B2, I2 chỉ tác dụng chậm với nước, phần còn lại tan trong nước, thu
được dung dịch tương ứng.
0,25
- Riêng khí F2 tác dụng mãnh liệt với nước nên không thu được nước florine:
2F2 + 2H2O  4HF + O2
c. HBr bị O2 không khí oxi hóa thành Br2, dung dịch Br2 loãng có màu vàng cam.
0,25
4HBr + O2  2Br2 + 2H2O
d. NaHCO3 trung hòa bớt HCl, giảm triệu chứng ợ chua.
0,25
NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O
5.2.
Phương trình phản ứng:
M2(CO3)x + 2xHCl 2MClx + xCO2 + xH2O
1 2x 2 x
Xét 1 mol muối phản ứng :
0,5

Ta có:
<=> M = 12x → Nghiệm phù hợp: x = 2; M = 24; kim loại là Mg.
- Số mol Mg = 3.36/84 = 0,04 mol = số mol MgCl2.nH2O
→ mdd HCl = 29,2 gam 0,5
- Mmuối = 7,4/ 0,04 = 185 = > n = 5 => Chất X là MgCl2.5H2O
5.3.
a. Viết phương trình phản ứng điều chế khí Cl2.

2NaCl(khan) + MnO2 + 2H2SO4đặc Cl2 + MnSO4 + Na2SO4 + 2H2O


Hay:

0,25
b. Dung dịch KI xuất hiện màu đen tím, sau đó dần trở lại không màu:
0,25

c. Phải dùng NaCl tinh thể và H2SO4 đặc để hạn chế tối đa lượng nước trong ống
nghiệm vì MnO2 phản ứng với HCl đậm đặc.
0,25
Vai trò MnO2 là chất oxi hóa.
d. Không thể áp dụng phương pháp trên để điều chế F2 vì hỗn hợp oxi hoá
(MnO2 + H2SO4) không đủ mạnh để oxi hoá HF thành F2 (hoặc do F- có tính khử
rất yếu). 0,25
5.4.

Gọi trong a gam hỗn hợp X


*X + dd HCl:

0,25

0,25

*X + Cl2 dư:

Từ (1) và (2) =>


0,25

0,25

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM


Câu VI (3 điểm)
1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau (nếu có):
a) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeBr2.
b) Ion trong KI bị oxi hóa thành I2 bởi FeCl3
c) Cho nước clo qua dung dịch KI dư.
d) Sục khí clo từ từ đến dư vào dung dịch KBr.
2. Hòa tan m gam KMnO4 trong dung dịch HCl đặc dư được dung dịch A và V lít khí D (đktc).
Pha loãng dung dịch A được 500 ml dung dịch B.
- Để trung hòa axit dư trong 50 ml dung dịch B cần dùng vừa đủ 24 ml dung dịch NaOH 0,5 M.
- Thêm AgNO3 dư vào 100 ml dung dịch B để kết tủa hoàn toàn ion clorua thu được 17,22 gam kết
tủa.
a) Tính nồng độ mol/lít các chất tan trong B ?
b) Tính m, V và thể tích dung dịch HCl 36,5% (D = 1,18 g/ml) đã dùng ?
1a) 3Cl2 + 2FeBr2 2FeCl3 + 2Br2

b) 2KI + 2FeCl3 2FeCl2 + 2KCl + I2


c) Cl2 + 2KI  2KCl + I2;

KI còn dư: KI + I2  KI3

d) Cl2 + 2KBr 
 2KCl + Br2

5Cl2 + Br2 + 6H2O 


 10HCl + 2HBrO3

2) Các phương trình phản ứng:


2KMnO4 + + 16HCl (đặc)  2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O (1)
x mol → x
Dung dịch A chứa KCl, MnCl2 và HCl dư  dung dịch B chứa KCl (xmol), MnCl2 (xmol)
và HCl (ymol)
 Trung hòa axit trong B bằng NaOH:
HCl + NaOH  NaCl + H2O (2)
 B tác dụng với AgNO3 dư: 0,5đ
AgNO3 + HCl  AgCl + HNO3 (3)
AgNO3 + KCl  AgCl + KNO3 (4)
2AgNO3 + MnCl2  2AgCl + Mn(NO3)2 (5)

Theo phương trình phản ứng (2): y = nHCl = nNaOH = 0,024.0,5. = 0,12 mol
 CM (HCl) = 0,12:0,5 = 0,24 M

Theo phương trình phản ứng (3), (4), (5):

nAgCl = nHCl + nKCl + 2.

0,25đ
 0,12 + x + 2x =
 x = 0,16mol.

Vậy nồng độ mol của các chất trong B là:


 CM (KCl) = CM(MnCl2) = 0,16:0,5 = 0,32M 0,5đ

Theo (1) ta có: = nKCl (500 ml dd B) = 0,16 mol

 m= (ban đầu) = 0,16.158 = 25,28 gam. 0,25đ


TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN
Câu 5 (2,0 điểm):
5.1. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế acid HX dễ bay hơi người ta cho muối NaX tác dụng với dung dịch
H2SO4 đặc, đun nóng: NaX + H2SO4 đặc t

o
HX↑ + NaHSO4.
Phương pháp này được gọi là phương pháp sulfate. Tuy nhiên nếu HX có tính khử mạnh thì phương pháp
này không thực hiện được vì HX bị oxi hóa bởi H2SO4 đặc.
Trong các acid HF, HCl, HBr, HI, HNO 3, phương pháp sulfate có thể điều chế được acid nào và không điều
chế được acid nào? Giải thích và viết các phản ứng minh họa.
5.2. Nung nóng 23,15 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3 một thời gian, thu được 19,15 gam hỗn hợp
rắn Y gồm K2MnO4, MnO2, KCl, KMnO4 dư. Cho hỗn hợp Y tác dụng hết với V ml dung dịch HCl 1,25M, thu
được dung dịch Z và 4,4622 L khí Cl2 (đkc).
a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X và phần trăm KMnO4 bị nhiệt phân.
b) Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 57,4 gam kết tủa AgCl. Tính V.

Câu Nội dung Điểm


5 2,0
5.1. Acid điều chế được bằng phương pháp sulfate là HF, HCl, HNO3.

NaF + H2SO4 đặc t



o
HF↑ + NaHSO4

NaCl + H2SO4 đặc t



o
HCl↑ + NaHSO4

NaNO3+ H2SO4 đặc t



o
HNO3↑ + NaHSO4 0,50

Acid không điều chế được bằng phương pháp sulfate là HBr, HI vì HBr và
HI có tính khử mạnh:

2HBr + H2SO4 đặc t



o
Br2 + SO2↑ + 2H2O
0,50
2HI + H2SO4 đặc t

o
I2 + SO2↑ + 2H2O
5.2. a)

2KMnO4 t

o
K2MnO4 + MnO2 + O2↑

2KClO3 t

o
2KCl + 3O2↑

23,15−19,15 4 ,4622
nO nCl
2 = 32 = 0,125mol; 2 = 24 ,79 = 0,18mol
KMnO4: xmol; KClO3: ymol
m hhX = 158x + 122,5y = 23,15
n KMnO n KClO nO nCl
Bảo toàn electron: 5 4 +6 3 =4 2 +2 2

5x + 6y = 4.0,125 + 2.0,18 = 0,86  x = 0,1mol; y = 0,06mol


m KMnO m KClO
4 = 0,1.158 = 15,8gam; 3 = 0,06.122,5 = 7,35gam
nO n KMnO n KClO
2 = 0,5 4 + 1,5 3 = 0,125

0,125−1,5.0,06
n KMnO 0,5
 4 nhiệt phân = = 0,07mol
0,50
0,07.100
 hiệu suất nhiệt phân KMnO4 = 0,1 = 70%
b)

57,4
n n
Cl− trong dung dịch Z = AgCl↓ = 143,5 = 0,4mol
n KClO n − n 0,50
Bảo toàn nguyên tố Cl: 3
n
+ HCl = Cl + 2 Cl 2


n HCl = 0,4 + 2.0,18 - 0,06 = 0,7mol

0,7

V ddHCl = 1,25 = 0,56L = 560mL

THPT NGUYỄN TẤT THÀNH


CÂU 5. (4,0 điểm) Đọc và trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau
5.1.(1 điểm) Cho bảng số liệu sau
Tính chất HF HCl HBr HI
Năng lượng liên kết H-X 565 431 364 297
(kJ/mol)
Độ dài liên kết H-X (Ǻ) 0,92 1,27 1,41 1,60
Nhiệt độ nóng chảy (oC) -83 -114,2 -88 -50,8
Nhiệt độ sôi (oC) +19,5 -84,9 -66,7 -35,8
o
a, Nêu trạng thái tồn tại ở điều kiện thường (20-25 C) của HF, HCl, HBr, HI?
b, Hãy đưa ra kết luận về chiều hướng biến đổi tính axit từ HF – HI? Giải thích?
c, Nhận xét và giải thích sự bất thường về nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của HF so với HCl, HBr, HI?
5.2.(1 điểm) Cho trích đoạn viết về Chiến tranh thế giới lần thứ I như sau: “5 giờ sáng ngày 21/8/1916,
những quả đạn đại bác đầu tiên bắn đi từ một vị trí của quân đội Đức, nổ tung trên tuyến phòng thủ của
quân Đồng Minh ở miền bắc nước Áo…Cứ sau mỗi tiếng nổ là một đám khói màu vàng nhạt bung ra,
phủ lên phòng tuyến của quân Đồng Minh rồi nhanh chóng tràn ngập các chiến hào. Gần như ngay lập
tức, những người lính Anh, Pháp, sau khi hít phải khí màu vàng ấy đều ho sặc sụa rồi ngạt thở…10 giờ
trưa, khi đám mây màu vàng đã tan hết, các bác sĩ quân y cùng một số sĩ quan Đồng Minh lên xem.
Trước mắt họ, trong các chiến hào là những xác chết ngổn ngang. Xác nào da cũng xám đen, miệng há
lớn như thể cố nuốt lấy những hớp không khí cuối cùng. Tổng cộng gần 1.500 lính ở vị trí phòng thủ
phía bắc nước Áo không ai sống sót…” (Nguồn Baobariavungtau.com.vn)
a, Hãy cho biết “đám khói màu vàng” chết người trên là chất nào?
b, Nếu chất khí trên bị dò rỉ trong phòng thí nghiệm, em sẽ dùng cách nào/chất nào để xử lý? Viết phương
trình hóa học (nếu có)?
c, Nếu nồng độ chất khí trên trong nước từ 0,2 - 1,0 mg/l thì vẫn an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, chất khí
này thường có ứng dụng gì trong cuộc sống hiện nay?
5.3 .(2,0 điểm) Cho hai thí nghiệm (hình a, b): Lấy một bình đã thu đầy khí (HCl hoặc NH3) và đậy bình
bằng nút cao su. Xuyên qua nút có một ống thủy tinh thẳng, vuốt nhọn ở đầu. Nhúng ống thủy tinh vào
một cốc nước có pha vài giọt dung dịch chất chỉ thị (quỳ tím hoặc phenolphtalein).

(a) (b) (c)


a, Nêu đầy đủ 2 hiện tượng quan sát được và giải thích?
b, Giải thích tại sao khi mở nắp lọ đựng HCl đặc 37% trong không khí ẩm thì thấy hiện tượng “bốc khói”?
c, Biết khí NH3 (amoniac) bay hơi từ nước tiểu là nguyên nhân gây ra mùi khai. Hãy nêu cách đơn giản để bớt
mùi khai ở các nhà vệ sinh? Tại sao các nhà vệ sinh thường thấy khai hơn khi thời tiết nóng hơn?
d, Làm thí nghiệm (hình c): chuẩn bị một bình tam giác khô chứa đầy khí HCl hoặc NH3, đặt 1 quả trứng luộc
đã bóc vỏ lên miệng bình; cho thật nhanh một ít nước vào bình và đậy ngay quả trứng vào kín miệng bình. Hãy
dự đoán hiện tượng quan sát được và giải thích?
Câu 5 ý Nội dung trình bày Điểm
5.1 a, Ở điều kiện thường (20-25oC): HF, HCl, HBr, HI ở thể khí 0,25
b, Tính axit: HF < HCl < HBr < HI 0,25
Giải thích: Độ dài liên kết tăng, năng lượng liên kết giảm dần → độ bền liên
kết H-X giảm dần → tính axit (khả năng cho H+) càng mạnh
Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy giảm dần từ HCl > HBr > HI 0,5
(theo quy luật tăng M) Riêng của HF cao bất thường.
Giải thích: Do liên kết hidro giữa các phân tử HF:

5.2 a, “Đám khói màu vàng” là khí Clo (Cl2) a, “Đám khói màu vàng” là khí 0,25
Clo (Cl2)
Dùng nước, dùng nước vôi trong 0,5
Ca(OH)2, NaOH, dd NH3… PƯ:
Cl2 + H2O → HCl + HClO
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O…
HS nêu 1 trong các cách trên vẫn được đủ điểm
C, Ứng dụng: sát trùng nước sinh hoạt (nước ăn, nước bể bơi…) 0,25
5.3 -
Hiện tượng 1: Nước bị hút mạnh, phun thành tia vào trong bình, do HCl 0,5
và NH3 hòa tan rất tốt trong nước, làm giảm áp suất trong bình nên nước bị
hút mạnh lên vào trong bình.
-
Hiện tượng 2: Nước chứa quỳ tím chuyển màu đỏ do dung dịch HCl có
môi trường axit;
Nước chứa phenolphtalein chuyển màu hồng do dung dịch NH3 có môi
trường bazơ.
b, Do khí HCl thoát ra tạo với hơi nước trong không khí ẩm thành những hạt 0,5
dung dịch nhỏ như sương mù.
c, 0,5
-
Cách đơn giản để bớt khai: Dội thật nhiều nước (hòa tan khí NH3), dùng
axit như giấm…
- Khi trời nóng, nhiệt độ tăng làm độ tan của chất khí NH trong nước
3
giảm → NH3 bốc hơi nhiều nên càng khai hơn.
d, Quả trứng bị hút vào trong bình tam giác 0,5
Giải thích: Khí HCl/ NH3 hòa tan tốt trong nước làm giảm áp suất trong
bình, áp suất bên ngoài cao hơn sẽ đẩy quả trứng chui vào trong bình.

MỘT SỐ ĐỀ DỰ ÁN
Câu 1
1. 1
a. So sánh và giải thích tính Acid của các chất HClO, HClO2, HClO3 và HClO4.
b. So sánh tính khử của các chất HCl và HBr. Viết phương trình hóa học minh họa.
c. Giải thích tại sao khi cho HF tác dụng với NaOH có thể tạo thành muối Acid NaHF2.
d. Tại sao NaCl rắn thì không dẫn điện còn khi hòa tan NaCl vào nước hoặc đun nóng chảy thì nó lại có khả
năng dẫn điện?
1.2. X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn, chúng tạo được với nguyên tố
fluorine hai hợp chất XF3 và YF4, biết:
* Phân tử XF3 có các nguyên tử nằm trên cùng một mặt phẳng, phân tử có hình tam giác.
* Phân tử YF4 có hình tứ diện.
* Phân tử XF3 dễ bị thủy phân và kết hợp được tối đa một anion F- tạo ra XF4-.
* Phân tử YF4 không có khả năng tạo phức.
a. Xác định vị trí của X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố.
b. So sánh góc liên kết, độ dài liên kết trong XF3 với XF4-.
3.1.a Độ mạnh tính Acid:
+ HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4
Số nguyên tử oxygen không hidroxyl tăng làm tăng độ phân cực của liên kết O-H
3.1. Tính khử của HCl < HBr.
b
Ví dụ: Ở nhiệt độ thường
dung dịch HCl + O2 → không phản ứng.
Dung dịch 2HBr + 1/2O2 → H2O + Br2.
HS có thể lấy ví dụ khác: + H2SO4 đặc, … cũng được.
3.1.c Do HF có thể kết hợp thêm ion F- thành các ion HF2- nên tạo thành các muối Acid
NaOH + HF → NaF + H2O.
NaF + HF → NaHF2.
1.1. NaCl rắn không có khả năng phân ly, các ion tồn tại cố định tại các nút mạng tinh thể,
d không thể chuyển động tự do nên NaCl rắn không có khả năng dẫn điện. Khi hòa tan
vào nước hoặc nóng chảy nó bị phân ly thành các ion, các ion này chuyển động tự do
nên dung dịch NaCl trong nước hoặc NaCl nóng chảy có thể dẫn điện được.
1.2.a Xác định vị trí của X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố.
Từ các tính chất đã cho, suy ra:
- X (trong XF3) chỉ có 1 obital trống;
- Y (trong YF4) không có obital trống.
Vậy X và Y phải ở chu kì 2 X là 5B, Y là 6C.
1.2. - Góc liên kết FXF trong XF3 là 120o,
b
Góc liên kết FXF trong XF4- là 109o28’
Vì Trong XF3 X lai hóa sp2, trong XF4- thì X lai hóa sp3.
- Độ dài liên kết: d (X – F) trong XF3< d(X – F) trong XF4- vì liên kết trong XF3 ngoài
liên kết  còn có một phần liên kết π không định chỗ.

Câu 2
1) a. Nhỏ từng giọt đến hết 125 ml dung dịch HCl 4M vào 375 ml dung dịch chứa đồng thời hai chất tan
NaOH 0,4M và Na2SO3 0,8M đồng thời đun nhẹ để đuổi hết khí SO 2. Thể tích khí SO2 thu được (ở đktc) là bao
nhiêu?
b. Làm ngược lại câu a, nhỏ từng giọt đến hết 375 ml dung dịch chứa đồng thời hai chất tan NaOH 0,4M
và Na2SO3 0,8M vào 125 ml dung dịch HCl 4M đồng thời đun nhẹ để đuổi hết khí SO 2. Thể tích khí SO2 thu
được (ở đktc) là bao nhiêu?
Coi hiệu suất các phản ứng là 100%.
2) Chia 15 gam một muối sunfua của kim loại R (có hóa trị không đổi) làm hai phần. Phần 1 tác dụng
với dung dịch HCl dư tạo ra khí A. Phần 2 đốt cháy hết trong oxi vừa đủ thu được khí B. Trộn hai khí A và B
với nhau thì thu được 5,76 gam chất rắn màu vàng và một khí dư thoát ra. Dùng một lượng NaOH (trong dung
dịch) tối thiểu để hấp thụ vừa hết lượng khí dư này thì thu được 6,72 gam muối. Hãy xác định tên kim loại R.
Biết tất cả các phản ứng đều có hiệu suất 100%.
Nội dung
nAl ban đầu=(1/3)nHCl+(2/3)nH2SO4 phản ứng.=16,2/27=0,6
Gọi số mol H2SO4 phản ứng là n ta có nH2SO4 ban đầu-n=nH2SO4 dư
2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2 Câu 3:

1 2 X, Y là
196 * 40% 0,09533∗(196+ ∗n∗27−2∗n)
3 hai
98 -n=  n=0,6 nguyên
98
tố thuộc
nAl ban đầu=0,6=(1/3) nHCl+(2/3)*0,6  nHCl= 0,6 CHCl=nHCl/0,6=1M cùng
một chu
kì trong
a. Các phương trình hóa học xẩy ra: bảng hệ
thống
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (1) tuần
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O (2) hoàn,
chúng
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O (3) tạo được
với
CaCO3 t0 CaO + CO2 (4)
nguyên
2 MgCO3 t0 CaO + CO2 (5) tố flo hai
t 0 hợp chất
2Al + 3CO2 Al2O3 + 3CO (6) XF3 và
b. Gọi số mol Al, BaCO3, MgCO3 trong 10,65 gam hỗn hợp lần lượt là a,b,c YF4,
biết:
27a+197b+84c=10,65 1,5a+b+c=0,11
Mặt khác ta có số mol hỗn hợp/số mol khí (a+b+c)/(b+c)=0,2/0,16=1,25 * Phân
a=0,02 b=0,03 c=0,05 %mAl=5,07% %mBaCO3=55,49% %mMgCO3=39,44% tử XF3
có các
nguyên
tử nằm trên cùng một mặt phẳng, phân tử có hình tam giác.
* Phân tử YF4 có hình tứ diện.
* Phân tử XF3 dễ bị thủy phân và kết hợp được tối đa một anion F- tạo ra XF4-.
* Phân tử YF4 không có khả năng tạo phức.
1) Xác định vị trí của X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố.
2) So sánh góc liên kết, độ dài liên kết trong XF3 với XF4-.
Câu 3 Nội dung Điểm
Xác định vị trí của X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố.
Từ các tính chất đã cho, suy ra: 0,5
1 - X (trong XF3) chỉ có 1 obital trống; 0,5
- Y (trong YF4) không có obital trống. 1,0
Vậy X và Y phải ở chu kì 2 X là 5B, Y là 6C.
- Góc liên kết FXF trong XF3 là 120o,
Góc liên kết FXF trong XF4- là 109o28’
2 Vì Trong XF3 X lai hóa sp2, trong XF4- thì X lai hóa sp3. 0,5
- Độ dài liên kết: d (X – F) trong XF 3 < d(X – F) trong XF 4- vì liên kết trong XF3 0,5
ngoài liên kết  còn có một phần liên kết π không định chỗ.

Câu 4:
Cho 11,56 gam hỗn hợp A gồm 3 muối FeCl 3, BaBr2, KCl tác dụng với 440 ml dung dịch AgNO 3 0,5M thu
được dung dịch D và kết tủa B. Lọc kết tủa B, cho 0,15 mol bột Fe vào dung dịch D thu được chất rắn F và
dung dịch E. Cho F vào dung dịch HCl loãng dư tạo ra 2,128 lít H 2 (đktc) và còn phần chất không tan. Cho
dung dịch KOH dư vào dung dịch E thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi
thu được 6,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
1) Lập luận để viết các phương trình phản ứng xẩy ra.
2) Tính khối lượng kết tủa B.
Câu 4 Nội dung Điểm
Vì F tác dụng với HCl dư còn phần không tan  D có AgNO3 dư 0,5
FeCl3 + 3AgNO3 3AgCl + Fe(NO3)3
BaBr2 + 2AgNO3 2AgBr +Ba(NO3)2
KCl + AgNO3 KNO3 + AgCl
B: AgBr, AgCl; D: AgNO3 dư, Fe(NO3)3, Ba(NO3)2, KNO3.
Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2Ag
1
Fe + 2Fe(NO3)3 3Fe(NO3)2
Chất không tan là Ag và Fe dư, dung dịch E gồm Fe(NO 3)2, Ba(NO3)2, KNO3,
Ba(NO3)2, KNO3.
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
0,5
Fe(NO3)2 + 2NaOH Fe(OH)2 +2NaNO3
t0
4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
Gọi số mol mỗi chất FeCl3, BaBr2, KCl lần lượt là a, b,c.
Vì cho Fe có phản ứng với dung dịch D n Fe ban thêm vào= 0,15 mol nFe trong F= 0,095
nFe phản ứng với Ag+ và Fe3+=0,055
 nAgNO3 dư trong D = 0,055*2-a  nAgNO3 phản ứng với X-= 0,22- (0,055*2-a)
162,5a+297b+ 74,5c = 11,56 (1)
2
3a + 2b + c = 0,22- (0,055*2-a) (2)
6,8 gam chất rắn sau cùng gồm Fe2O3 (a+0,055)/2 mol
0,5
160*(a+0,055)/2 = 6,8 (3)
a=0,03 b=0,02 c=0,01
0,5
 B gồm 0,1 mol AgCl; 0,04 mol AgBr. mB= 21,87 gam
Câu 5:
Độ tan của AgCl trong nước cất ở một nhiệt độ nhất định là 1,81 mg/dm 3. Thêm HCl để chuyển pH về 2,35,
giả thiết thể tích dung dịch sau khi thêm HCl vẫn giữ nguyên và bằng 1dm3. Tính:
1.Nồng độ ion Cl- trong dung dịch trước khi thêm HCl.
2.Tích số tan T trong nước của AgCl ở nhiệt độ trên.
3.Độ tan của AgCl đã giảm đi mấy lần sau khi dùng HCl axit hóa dung dịch ban đầu đến khi có pH=2,35.
4.Khối lượng của NaCl và của Ag+ tan được trong 10 m3 dung dịch NaCl 10-3 M.
HD:
1. [Cl-]=[AgCl]=1,81.10-3g/dm3=1,81.10-3/143,5 mol/dm3=1,26.10-5mol/dm3=1,26.10-5 mol/l.
2. Tích số tan T AgCl = [Ag ]. [Cl- ] = (1,26.10-5)(1,26.10-5) = 1,59.10-10 mol2/l2.
3. Khi axit hóa dung dịch đến pH = 2,35:
Coi [Cl- ]= CHCl = 10-2,35 = 4,47.10-3
CAgCl= [Ag+]= TAgCl/[Cl-] = 1,59.10-10/4,47.10-3 = 3,56.10-8 mol/l << [Cl-] nên thõa mãn
Như vậy độ tan của AgCl = 3,56.10-8mol/l, giảm đi 1,26.10-5/3,56.10-8= 354 lần
4. * Số mol NaCl = 10-3. 10. 103= 10 mol mNaCl= 10. 58,5= 585g
[Ag+]= T AgCl/ [Cl-]= 1,59. 10-10/ 10-3= 1,59. 10-7mol/l
* Số mol Ag+= 1,59. 10-7. 10. 103= 1,59. 10-3 mAg+= 1.59. 10-3.108= 0,17g
Câu 6:
1 (1,5 điểm) Hoàn thành các phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa:

2 (1,0 điểm) Giải thích hiện tượng và viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có) cho mỗi trường hợp sau: a) Cho
bột vào dung dịch đặc.

b) Cho vài mẩu vào dung dịch rồi sục khí liên tục vào.

c) Cho vào dung dịch đặc, nóng.

d) Cho hồ tinh bột vào dung dịch sau đó sục khí tới dư vào.
3 (1,5 điểm)
Hỗn hợp M gồm 2 muối AX, BY. Trong đó A, B là 2 kim loại thuộc nhóm IA và ở 2 chu kì liên tiếp ;
X, Y là hai halogen ở hai chu kì liên tiếp. Biết rằng 65,7 gam M tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch AgNO 3
1M, sau phản ứng thu được 103,4 gam kết tủa.
1) Xác định phần trăm theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp M?
2) Dẫn V lít clo (ở đktc) vào dung dịch chứa 65,7 gam hỗn hợp M trên. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thì
thu được 38,5 gam muối. Xác định giá trị của V. Coi các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Câu 6 Hướng dẫn chấm Điểm

1 0,25

0,25

0,125

0,125

0,25

0,25

0,125

0,125

2 a) Có sủi bọt khí thoát ra.

0,25

b) Đồng tan, tạo dung dịch màu xanh lam


0,25

c) Có sủi bọt khí thoát ra, tạo dung dịch màu nâu đỏ.
0,25

d) Dung dịch có màu xanh tím, sau đó mất màu.

0,25
+ hồ tinh bột dung dịch màu xanh

3 Xét hai trường hợp

Trường hợp 1: X hoặc Y là flo  halogen còn lại là clo

Kết tủa là AgCl  mol


0,5
 mAgCl = 0,5.143,5 = 71,75 gam <103,4 (loại)

Trường hợp 2: X, Y không phải flo

 gọi là kí hiệu chung 2 muối


Câu 7 (4 điểm).
7.1. Hỗn hợp chất rắn A gồm M2CO3, MHCO3, MCl (M là kim loại kiềm). Cho 43,71 gam A tác dụng hết với
lượng dư V mL dung dịch HCl 10,52% (d = 1,05 g/mL), thu được dung dịch B và 17,6 gam khí C. Chia B làm
hai phần bằng nhau.
- Phần một tác dụng vừa đủ với 125 mL dung dịch KOH 0,8M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m
gam muối khan.
- Phần hai cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 68,88 gam kết tủa trắng.
a. Xác định kim loại M.
b. Tính % khối lượng các chất trong A.
c. Tính V và tính m.

7.1. Hỗn hợp chất rắn A gồm M 2CO3, MHCO3, MCl (M là kim loại kiềm). Cho 43,71 gam A tác dụng
hết với lượng dư V mL dung dịch HCl 10,52% (d = 1,05 g/mL), thu được dung dịch B và 17,6 gam khí
C. Chia B làm hai phần bằng nhau.
- Phần một tác dụng vừa đủ với 125 mL dung dịch KOH 0,8M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu
được m gam muối khan.
- Phần hai cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 68,88 gam kết tủa trắng.
a. Xác định kim loại M.
b. Tính % khối lượng các chất trong A.
c. Tính V và tính m.

7.1.a Gọi x, y, z lần lượt là số mol của M2CO3, MHCO3, MCl. Ta có:
(2M + 60)x +(M + 61)y + (M + 35,5)z = 43,71 (1)
PTHH:

Dung dịch B có:


Khí C là CO2: x + y = 0,4 mol (2)
0,50đ
Khi B tác dụng với KOH: 0,2 mol

Khi B tác dụng với AgNO3 dư:


0,50đ
(3)
Từ (2) và (3):

(soudium) (phù hợp)

7.1.b Thay M = 23 vào các phương trình trên ta được: x = 0,3; y = 0,1 và z = 0,06. 0,50đ

7.1.c 0,50đ

7.2. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong những trường hợp sau:
a. Ozone oxi hóa dung dịch potassium iodide trong môi trường trung tính.
b. Sục khí carbon dioxide qua nước Javel.
c. Cho nước chlorine qua dung dịch potassium iodide dư.
d. Sục chlorine đến dư vào dung dịch iron (II)bromide.

7.2 a. O3 + 2I- + H2O  O2 + I2 + 2OH- 0,50đ


b. CO2 + NaClO + H2O  NaHCO3 + HclO 0,50đ
c. Cl2 + 2KI  2KCl + I2; Nếu KI còn dư: KI + I2  KI3 0,50đ

d. 2FeBr2 + 3Cl2  2FeCl3 + 2Br2; 5Cl2 + Br2 + 6H2O  2HBrO3 + 10HCl 0,50đ

Câu 8: (4 điểm)

1. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaCl, NaNO 3, HCl,
HBr, NaOH

2. Hòa tan m gam KMnO 4 trong dung dịch HCl đặc dư được dung dịch A và V lít khí D (đktc). Pha loãng dung
dịch A được 500 ml dung dịch B.

- Để trung hòa axit dư trong 50 ml dung dịch B cần dùng vừa đủ 24 ml dung dịch NaOH 0,5 M.

- Thêm AgNO3 dư vào 100 ml dung dịch B để kết tủa hoàn toàn ion clorua thu được 17,22 gam kết tủa.

a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b. Tính nồng độ mol/lít các chất tan trong B.


c. Tính m, V và thể tích dung dịch HCl 36,5% (D = 1,18 g/ml) đã dùng.
Câu 8.
1 + Trích mẫu thử từ các dung dịch trên và đánh số thứ tự. 0,25
(2.0đ) + Dùng quỳ tím: 0,25
- Dung dịch làm quỳ hoá xanh là NaOH
- Dung dịch làm quỳ hoá đỏ là: HCl; HBr (axit) 0,25
- Dung dịch không làm đổi màu quỳ là NaCl, NaNO3 (muối)
+ Nhận biết các axit: dùng dung dịch AgNO3 0,25
- Dung dịch có tạo kết tủa trắng với AgNO3 là HCl
0,25
Ptpư: HCl + AgNO3 AgCl + HNO3
- Dung dịch có tạo kết tủa vàng với AgNO3 là HBr
0,25
Ptpư: HBr + AgNO3 AgBr + HNO3
+ Nhận biết các dung dịch muối: dùng dung dịch AgNO3:
0,25
- Dung dịch có tạo kết tủa với AgNO3 là NaCl

Ptpư: NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3 0,25


- Dung dịch còn lại là NaNO3
a Các phương trình phản ứng:
2 KMnO4 + + 16HCl (đặc)  2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O (1) 0,25

Dung dịch A chứa KCl, MnCl2 và HCl dư  dung dịch B chứa KCl, MnCl2 và HCl.

 Trung hòa axit trong B bằng NaOH:


HCl + NaOH  NaCl + H2O (2)
 B tác dụng với AgNO3 dư:
AgNO3 + HCl  AgCl + HNO3 (4)
AgNO3 + KCl  AgCl + KNO3 (5)
2AgNO3 + MnCl2  2AgCl + Mn(NO3)2 (6) 0,5

b Đặt số mol HCl, KCl trong 50 ml dung dịch B lần lượt là x, y (mol).

Theo phương trình phản ứng (1): = nKCl = y mol


Theo phương trình phản ứng (2): x = nHCl = nNaOH = 0,024.0,5 = 0,012 mol
0,25
 CM (HCl) = 0,24 M

Câu 9.

Trong phòng thí nghiệm, dung dịch HCl được điều chế bằng cách cho NaCl khan tác dụng với H2SO4 đặc rồi
dẫn khí HCl vào nước.
a. Em hãy vẽ hình thí nghiệm thể hiện rõ các nội dung trên.
b. Trong thí nghiệm em đã dùng giải pháp gì để hạn chế HCl thoát ra ngoài? Giải thích.
c. Một số nhóm học sinh sau một lúc làm thí nghiệm thấy dung dịch HCl chảy ngược vào
bình chứa hỗn hợp phản ứng. Em hãy giải thích hiện tượng và nêu cách khắc phục.

HD:
1a. Hình vẽ: Học sinh có thể vẽ hình khác nhau nhưng yêu cầu: 0.5
Có bình phản ứng, hóa chất, ống dẫn khí, ống ng/ bình hòa tan khí HCl.
1b. * Biện pháp tránh khí HCl thoát ra ngoài. 0.25
Để tránh khí thoát ra ngoài có thể dùng bông tẩm dung dịch kiềm để lên trên
ống nghiệm hoặc dẫn khí thừa vào dung dịch kiềm.
1c. Nếu ống sục khí cắm sâu vào nước thì khi HCl bị hòa tan có thể gây ra hiện 0.25
tượng giảm áp suất trong bình phản ứng làm nước bị hút vào bình phản ứng.
Biện pháp: đun nóng đều bình pư → khí thoát ra đều; không rút đèn cồn trước
khi dừng thu khí mà rút ống dẫn khí trước.

Câu 10: (3,0 điểm)

1(0,5 điểm). Trong công nghiệp, xút (sodium hydroxide) được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung
dịch sodium chloride có màng ngăn xốp. Bằng phương pháp này, người ta cũng thu được khí chlorine (sơ đồ
minh hoạ). Chất khí này được làm khô (loại hơi nước) rồi hoá lỏng để làm nguyên liệu quan trọng cho nhiều
ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hoá chất. Theo em, chất nào phù hợp để làm khô khí chlorine hãy đề
xuất và giải thích vì sao?

2(1,0 điểm). Từ quá trình điện phân nêu trên, một lượng chlorine và hydrogen sinh ra được tận dụng để sản
xuất hydrochloric acid đặc thương phẩm (32%, D = 1,153 g mL-1 ở 30oC).
Một nhà máy với quy mô sản xuất 200 tấn xút mỗi ngày thì đồng thời sản xuất được bao nhiêu m3 acid thương
phẩm trên. Biết rằng, tại nhà máy này, 60% khối lượng chlorine sinh ra được dùng tổng hợp hydrochloric acid
và hiệu suất của toàn bộ quá trình từ chlorine đến acid thương phẩm đạt 80% về khối lượng.
3. (1,5 điểm) Hòa tan 15,92 gam hỗn hợp 2 muối NaX, NaY vào nước thu được dung dịch A (X, Y là 2 nguyên
tố Halogen có trong tự nhiên và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong Bảng tuần hoàn). Cho dung dịch A tác dụng với
dung dịch AgNO3 (dư), thu được 28,67 gam kết tủa (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Tìm 2 nguyên tố X, Y và
tính thành phần % về khối lượng của hai muối trong hỗn hợp ban đầu.

Câu Đáp án Điểm


Chất được dùng làm khô chlorine phải hút được nước và không tác
1 0,5
dụng với chlorine.
(0,5đ)
Vậy sulfuric acid 98% thỏa mãn
Khối lượng acid thương phẩm được tạo ra cùng 200 gam xút:
2
200 60 80
(1,0 đ) macid = . 36,5 . . = 87,6 gam
40 100 100
Khối lượng dung dịch acid thương phẩm 32% được tạo ra cùng 200 0,25
gam xút:
100
mdd acid = 87,6. . =273,75(gam)
32
Thể tích dung dịch acid thương phẩm 32% được tạo ra cùng 200 gam
xút: 0,25
m 273 ,75
V= = =237,4(ml )
D 1,153
Vậy với 200 tấn = 200 × 106 gam xút thì lượng acid thương phẩm
được tạo thành tương ứng là:
237,4 × 106 (ml) = 237,4 (m3).
0,25

0,25

Muối Halide tác dụng với AgNO 3 tạo kết tủa gồm có muối chloride, 0,25
3
bromide hoặc iodide; muối fluoride không tác dụng.

TH1: Chỉ có 1 muối halide tạo kết tủa với dd AgNO3


(1,5đ)
2 muối halide là NaF và NaCl

NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl ↓

Kết tủa là AgCl

nNaCl bđ = nAgCl = 28,67/143,5 ≈ 0,2 mol 0,25


mNaCl bđ = 11,7g < 15,92 (thỏa mãn)
=> X, Y là F và Cl

%mNaCl 73,5%; %mNaF 26,5%. 0,25

TH2: Cả 2 muối halide đều tạo kết tủa với dd AgNO3.

Gọi CT chung của 2 muối là .


0,25
Phản ứng:
15 , 92 28 , 67
Ta có: = => X = 83,13
23+ X 108+ X
0,25
=> hai nguyên tố X, Y là Br và I.

CT 2 muối: NaBr và NaI.

Đặt nNaBr = x, nNaI = y


0,25
188x + 235y = 28,67 và 103x +150y =15,92

x = 0,14; y = 0,01 (mol)

You might also like