Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

I.

NHÓM CÂU 2 ĐIỂM:


1. Một văn bản có phần đặt vấn đề được viết như sau:
Có lẽ trên thế giới hiếm có một đất nước nào vừa thật đa dạng mà
cũng vừa thật thống nhất như ở Inđônêxia. Sự đa dạng và thống
nhất đó được biểu hiện trên nhiều yếu tố: từ địa hình, khí hậu tới
thành phần dân tộc, từ đời sống con người tới lịch sử văn hóa
a. Xác định chủ đề của văn bản
- Sự đa dạng và thống nhất của đất nước Indonexia
b. Chọn biến đổi một câu của phần đặt vấn đề trên thành ít nhất 2
cách diễn đạt khác nhau sao cho đảm bảo được hiệu quả diễn
đạt.
- “Có lẽ trên thế giới hiếm có một đất nước nào vừa đa dạng
mà cũng vừa thật thống nhất như Indonexia”
 Có lẽ hiếm có một đất nước nào trên thế giới vừa đa dạng mà
cũng vừa thật thống nhất như Indonexia.
 Có lẽ Indonexia là một quốc gia hiếm hoi trên thế giới vừa đa
dạng mà cũng vừa thống nhất.
2. Đây là một phần hồi tưởng của nhà quay phim Nguyễn Văn Nẫm,
kể về 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không”:
Sáng 18/12/1972, Xưởng phim nhận được tin Mỹ sẽ đánh bằng
không lực. Chiều ngày 18/12, ông Lê Huân, lúc đó là giám đốc
kiêm tổng chỉ huy ở địa chỉ 122 Hoàng Hoa Thám họp với anh em
quay phim. (…) Anh em được mang máy quay bên mình như các
chiến sỹ. Riêng quay phim chính và phụ quay không ai được đi sơ
tán. (…) Mục tiêu của quay phim là trực 24/24. Nếu ở đâu có bom
rơi đạn nổ là tới đó ghi lại. Bởi Mỹ đánh Hà Nội không biết bao
nhiêu lâu nên giám đốc phân công cứ sáng nay điều đi trận địa
này trong thành phố, sáng mai lại điều đi trận địa khác. Anh em
quay phim thay nhau khắp thành phố”
a. Hãy tóm tắt lại nội dung đoạn văn trên
- Ngày 18/12/1972, sau nhận được tin Mỹ sẽ đánh bằng
không lực, ông Lê Huân đã họp với anh em quay phim để
phân nhiệm vụ. Tất cả đều mang máy quay để ghi lại
những khoảnh khắc bom rơi đạn nổ trong Hà Nội, nay
trận địa này, mai trận địa khác.
b. Nêu chủ đề của đoạn văn bằng cách đặt cho đoạn văn một tiêu
đề phù hợp.
- “Những nhà chép sử bằng phim”.
3. Cho đoạn văn sau:
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà loài người đang xích lại
gần nhau và sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới. Không
một sức mạnh nào có thể cản trở được chiều hướng này. Không
một dân tộc nào có thể tồn tại và phát triển nếu không đặt mình
trong sự tiến bộ chung, nếu không tiếp thu những thành tựu trí tuệ
của nhân loại. Trên lĩnh vực văn hóa, sự tiếp nối giữa quá khứ và
hiện tại, giữa Đông và Tây lại trở thành một vấn đề cấp thiết.
Trong bối cảnh đó, việc đánh giá lại vai trò của Nho giáo trong
lịch sử tư tưởng và ảnh hưởng của nó trong xã hội ngày nay đang
có một ý nghĩa đặc biệt.

(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp)

a. Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau: thời đại, cản trở, tiếp thu
- Thời đại: thời kỳ, bối cảnh, kỷ nguyên
- Cản trở: gián đoạn, ngăn cản, kiềm hãm
- Tiếp thu: lĩnh hội, học hỏi, đón nhận
b. Diễn đạt lại câu: “Chúng ta đang sống trong thời đại mà loài
người đang xích lại gần nhau và sự giao lưu văn hoá diễn ra
trên toàn thế giới” bằng ít nhất 3 cách khác nhau.
- Trong thời đại ngày nay, loài người chúng ta đang xích
lại gần nhau và sự giao lưu văn hoá đang diễn ra trên
toàn thế giới.
- Hiện tại đang là thời đại mà trên toàn thế giới diễn ra sự
giao lưu văn hoá và xích lại gần nhau giữa loài người
chúng ta.
- Con người đang sống trong một kỷ nguyên mà loài người
ngày càng xích lại gần nhau và có sự giao lưu văn hoá
diễn ra trên toàn thế giới
4. Cho đoạn văn sau:
Cho dù thế nào chăng nữa, trong dòng chảy của sự phát triển đô
thị hiện nay, phố cổ Hà Nội vẫn cần giữ những nét cổ kính lãng
mạn, trầm tư như vốn có. Đừng phá đi không gian trên những con
phố cổ.
a. Đoạn văn trên cần phải có sự liên kết với nội dung (hoặc những
nội dung) nào trước đó?
- Cụm từ “Cho dù thế nào chăng nữa” cho thấy trước đoạn
văn trên cần có ý đối lập để tạo được sự liên kết với nội dung
- Đoạn văn trên cần phải có sự liên kết với những nội dung
trước đó như:
o Vẻ đẹp của phố cổ Hà Nội: những nét cổ kính, lãng
mạn, trầm tư
o Sự đô thị hoá
b. Hãy xác định chủ đề của văn bản cóq đoạn văn trên.
- Vẻ đẹp của phố cổ Hà Nội cần được gìn giữ trước sự phát
triển của đô thị.
5. Cho đoạn văn sau:
Chúng ta phải chống bệnh chủ quan, chống bệnh hẹp hòi, đồng
thời cũng phải chống thói ba hoa. Vì thói này cũng hại như hai
bệnh kia. Vì ba thứ đó thường đi với nhau. Vì thói ba hoa còn, tức
là bệnh chủ quan và bệnh hẹp hòi cũng chưa khỏi hẳn.
(Dẫn theo X Y Z, “Sửa đổi lối làm việc, NXB Sự Thật, H. 1995)
Đoạn văn trên thuộc loại hình văn bản nào? Tại sao?
- Đoạn văn trên thuộc văn bản chính luận
- Vì: Đúng với khái niệm, chức năng và những đặc điểm
của thể loại văn bản chính luận:
 Khái niệm: Văn bản chính luận là loại văn bản trình bày
những ý kiến có tính chất bình luận, đánh giá về các vấn
đề, sự kiện thời sự nóng hổi trong đời sống kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội…
 Chức năng: Tuyên truyền, thuyết phục, lôi cuốn, động
viên
 Đặc trưng:
o Thể hiện trực tiếp và rõ ràng thái độ của tác giả với
vấn đề hay sự kiện: Vấn đề: những thói xấu mà
con người cần chống
o Tính bình giá công khai: Được công khai với mọi
người
o Tính lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Luận điểm
được lý giải thông qua các luận cứ với liên từ
“Vì” thể hiện nguyên nhân,
o Tính truyền cảm mạnh mẽ: Thái độ
 Đặc trưng về ngôn ngữ:
o Từ vựng: Ngôn từ toàn dân, có tính rộng rãi
o Cú pháp: Câu dài nhiều vế, gắn bó bằng quan hệ từ
o Phương pháp diễn đạt: có dấu ấn cá nhân rõ nét
II. NHÓM CÂU 3 ĐIỂM:
1. Cho đoạn văn sau:
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà loài người đang
xích lại gần nhau và sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới.
Không một sức mạnh nào có thể cản trở được chiều hướng này.
Không một dân tộc nào có thể tồn tại và phát triển nếu không đặt
mình trong sự tiến bộ chung, nếu không tiếp thu những thành tựu
trí tuệ của nhân loại. Trên lĩnh vực văn hóa, sự tiếp nối giữa quá
khứ và hiện tại, giữa Đông và Tây lại trở thành một vấn đề cấp
thiết. Trong bối cảnh đó, việc đánh giá lại vai trò của Nho giáo
trong lịch sử tư tưởng và ảnh hưởng của nó trong xã hội ngày nay
đang có một ý nghĩa đặc biệt.
(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp)
a. Nêu ý chính của đoạn văn trên.
- Vai trò của Nho giáo trong xã hội ngày nay.
b. Chỉ rõ các biểu hiện liên kết nội dung và liên kết hình thức
trong đoạn văn?
 Liên kết nội dung:
o Liên kết chủ đề: các câu đều hướng chung về một
chủ đề, chỉ thảo luận, bàn bạc xoay quanh sự cần
thiết của việc kết nối, học hỏi của con người với
nhau và đi đến kết luận là tầm quan trọng của
việc học tập từ Nho giáo trong thời đại ngày
nay.
o Liên kết logic: Các câu đều nằm trong quan hệ
tương hợp về ngữ nghĩa, không đối lập, mâu thuẫn
nhau, thể hiện được sự nhất quán, trong sáng trong
tư duy người viết.
 Liên kết hình thức:
o Lặp:
 Lặp ngữ pháp: Cấu trúc “Không một…
không một…” trong hai câu văn “Không
một sức mạnh nào có thể cản trở được chiều
hướng này. Không một dân tộc nào có thể
tồn tại và phát triển nếu không đặt mình
trong sự tiến bộ chung, nếu không tiếp thu
những thành tựu trí tuệ của nhân loại.”
o Thế:
 Thế bằng đại từ:
 “Nho giáo” = nó
 Thế bằng từ gần nghĩa/ đồng nghĩa:
 “Thời đại mà loài người đang xích lại
gần nhau và giao lưu văn hoá diễn ra
trên toàn thế giới” = chiều hướng này,
xã hội ngày nay,
 “Sự tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại,
giữa Đông và Tây” = bối cảnh đó
o Liên tưởng:
 Liên tưởng đồng loại:
 “Xích lại gần nhau” và “Giao lưu văn
hoá” – đều là xu hướng của con người
trên toàn thế giới
 “Quá khứ và hiện tại” và “Đông và
Tây” – đều là những sự tiếp nối trên
lĩnh vực văn hoá
o “Quá khứ” và “Hiện tại” – sự
tiếp nối về mặt thời gian
o “Đông” và “Tây” – sự tiếp nối
về mặt thời gian
 Liên tưởng toàn thể - bộ phận:
 “Loài người” – “Dân tộc”
 “Sự tiến bộ chung” – “Những thành
tựu trí tuệ”, “Lĩnh vực văn hoá”
o Nối:
 Nối chặt:
 “Chúng ta đang sống trong một thời
đại mà loài người đang xích lại gần
nhau và sự giao lưu văn hoá diễn ra
trên toàn thế giới”
 “Không một dân tộc nào có thể tồn tại
và phát triển nếu không đặt mình vào
trong sự tiến bộ chung, nếu không tiếp
thu những thành tựu trí tuệ của nhân
loại”
 Nối lỏng:
 “Trên lĩnh vực văn hoá, sự tiếp nối
giữa quá khứ và hiện tại, Đông và Tây
lại trở thành một vấn đề cấp thiết.
Trong bối cảnh đó, việc đánh giá lại
vai trò của Nho giáo trong lịch sử tư
tưởng và ảnh hưởng của nó trong xã
hội ngày nay đang có một ý nghĩa đặc
biệt”
c. Đặt tiêu đề cho đoạn văn trên.
- Nho giáo trong bối cảnh hiện nay
2. Cho đoạn văn sau đây:
Ngay từ thế kỷ XI – XII, ở các bờ biển Pháp, Anh và Xcôtlen,
người ta đã biết lợi dụng thủy triều để làm chuyển động cối xay
bột, thế mà chỉ mới hơn 30 năm trở lại đây người ta mới tạo ra
những trạm điện thủy triều. So với thủy điện trên sông, điện thủy
triều có một số điểm ưu việt. Điện sông còn có mùa khô, mùa cạn,
thời tiết tác động nên sản lượng điện không đều. Trong khi đó, thủy
triều cho ta một điện năng tương đối ổn định. Tất nhiên hoạt động
của nhà máy điện dùng năng lượng thủy triều cũng có những phức
tạp riêng, vì thủy triều lại liên quan đến quy luật vận hành của mặt
trăng. Ngoài ra, sóng to, gió lớn, bão biển cũng ảnh hưởng đến
nguồn năng lượng này. Các nhà năng lượng học cũng tiên đoán
một viễn cảnh đẹp đối với ngành năng lượng thủy triều. Trong
tương lai, điện thủy triều sẽ có một vị trí đáng kể trong việc cung
cấp điện năng.
(Đào Xuân Cường, Vũ Đình Lạt – Địa lý giải
trí)
a. Hãy chỉ ra loại hình văn bản của đoạn văn:
- Đoạn văn trên thuộc văn bản khoa học vì:
- Định nghĩa:
o Là văn bản dùng trong lĩnh vực hoạt động khoa học
o Chức năng: thông báo, chứng minh
- Đặc trưng:
o Những quy luật được phát hiện bằng tư duy khoa học
o Tính trừu tượng, khái quát hoá cao
o Tính logic, nghiêm ngặt
o Tính chính xác, khách quan
- Đặc điểm ngôn ngữ:
o Từ vựng:
 Nhiều thuật ngữ chuyên ngành khoa học, có
tính trừu tượng: thuỷ triều, trạm thuỷ triều, thuỷ
điện, điện sông, sản lượng điện, điện năng, quy
luật vận hành của mặt trăng, nhà năng lượng
học
 Đơn nghĩa, trung tính về sắc thái biểu cảm
 Từ loại nhiều: danh từ, sử dụng ở ngôi thứ ba,
mang nghĩa khái quát
o Cú pháp:
 Các hình thức câu hoàn chỉnh, kết cấu chặt chẽ
 Loại câu phổ biến nhất: câu ghép chính phụ với
các cặp quan hệ
 Chỉ kết quả - nguyên nhân: “Tất nhiên
hoạt động của nhà máy điện dùng năng
lượng thuỷ trều cũng có những phức tạp
riêng, vì thủ triều lại liên quan đến quy
luật vận hành của mặt trăng”
 Chỉ mục đích: “…người ta đã biết lợi
dung thuỷ triều để làm chuyển động cối
xay bột”
 Những trường hợp tách câu quá dài thành
câu độc lập
b. Bằng cách vận dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, hãy viết lại
đoạn văn (gạch chân các từ ngữ đã thay thế):

Ngay từ thế kỷ XI – XII, ở các bờ biển Pháp, Anh và Xcotlen,


người dân đã biết tận dụng thuỷ triều để tạo ra sự chuyển động
của cối xay bột, thế mà chỉ mới hơn 30 năm gần đây người ta mới
phát minh ra những trạm điện thuỷ triều. So với thuỷ điện trên
sông, điện thuỷ triều sở hữu một số ưu điểm. Điện trên sông còn có
mùa mưa, mùa cạn, thời tiết ảnh hưởng nên sản lượng điện không
ổn định. Trong khi đó, thuỷ triều cho ta một điện năng khá bền
vững. Tất nhiên hoạt động của nhà máy điện sử dụng năng lượng
thuỷ triều cũng mang những bất lợi riêng, bởi lẽ thuỷ triều lại liên
quan đến quy luật vận động của mặt trăng. Bên cạnh đó, sóng to,
gió lớn, bão biển cũng tác động đến nguồn năng lượng này. Các
nhà năng lượng học cũng dự báo một viễn cảnh xán lạn đối với
ngành năng lượng thuỷ triều. Trong tương lai, điện thuỷ triều sẽ có
một chỗ đứng quan trọng trong việc cung cấp điện năng.

3. Hãy sắp xếp lại trật tự các câu sau để hoàn thành một đoạn văn
chuẩn, giải thích ngắn gọn vì lý do sắp xếp đó:
- B. Vai trò quan trọng khác của các phương tiện thông tin đại
chúng trong việc phát triển ngôn ngữ là việc chuẩn hoá ngôn
ngữ.
 Câu chủ đề của đoạn văn: vai trò của các phương tiện trong việc
chuẩn hoá ngôn ngữ
- A. Nói như vậy, có nghĩa là, một từ mới hay một thuật ngữ
mới, khi được dùng trên báo chí hay các chương trình phát
thanh và truyền hình thì thường đã được chuẩn hoá về mặt
ngữ âm, cách viết, về mặt ngữ nghĩa, cảnh huống sử dụng.
 Giải thích cho câu đầu tiên
- D. Người nghe hay độc giả khi tiếp thu các từ mới này đã
tiếp thu ngay dạng chuẩn của nó và cách sử dụng
 Nêu ra kết quả của vai trò chuẩn hoá ngôn ngữ mà các phương tiện
thông tin đại chúng đem lại
- C. Hoặc có những từ trước đó công chúng dùng chưa đúng,
phát âm hay viết chưa đúng, nhưng nay qua các phương tiện
thông tin đại chúng, họ đã tự sửa được những sai sót đó.
 Bổ sung ý cho kết quả
4. Sau đây là phần kết thúc của một văn bản:
Không phải cả Châu Âu muốn thắt chặt kiểm soát biên giới.
Sự kiện “đóng cửa” biên giới từng phần ngay trong những ngày
tuyết rơi dày này tại Cựu lục địa dường như chỉ là một giải pháp
tình thế trong cơn khẩn cấp. Dòng người di cư đổ vào châu Âu
đang vượt lên trên khả năng kiểm soát của từng quốc gia đơn lẻ.
Đây là lý do EU buộc phải để một số quốc gia tham gia Schengen
(Hiệp ước về tự do đi lại Schengen) tái kiểm soát biên giới trong
hai năm như một cách bảo vệ một Châu Âu không biên giới”

(Dẫn theo Hà Nội Mới, thứ 5, ngày 28 tháng 1 năm 2016)

a. Xác định chủ đề của văn bản có phần kết thúc như trên. Từ chủ đề vừa
xác định, anh/ chị hãy đặt tiêu đề cho văn bản.
- Chủ đề của văn bản: Giải pháp của Châu Âu trước vấn đề
dòng người di cư vượt khả năng kiểm soát.
- Tiêu đề văn bản: Châu Âu tăng cường thắt chặt kiểm soát
biên giới.
b. Hãy tìm từ, ngữ có thể thay thế cho các từ/ cụm từ sau:
- Thắt chặt = tăng cường kiểm soát, kiểm soát chặt chẽ, siết
chặt
- Đóng cửa = ngừng mở cửa, phong toả, bế quan, thủ chặt
- Cơn khẩn cấp = sự cấp bách, tình thế khẩn cấp, tình huống
nguy cấp
- Vượt lên khả năng kiểm soát = ngoài tầm kiểm soát
5. Hãy phát hiện lỗi và chữa lại đoạn văn sau bằng các cách khác
nhau:

Với bộ răng khỏe cứng, loài nhện này có thể cắn thủng cả giầy da.
Thế nhưng mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng
sống sâu dưới mặt đất. Hiện nay, người ta đang thử tìm cách bắt chúng
để điều trị cho những người bị nó cắn.

a. Lỗi:
 Sử dụng đại từ chưa thích hợp: “loài nhện” là chỉ nhiều con nhện nói
chung nên không thể dùng đại từ “nó” mà cần thay bằng đại từ
“chúng”.
 Mâu thuẫn về ý:
o Việc sử dụng các biện pháp để chống lại nhện và
việc chúng sống sâu dưới mặt đất chưa được giải
thích, bàn luận rõ ràng, tạo sự khó hiểu bởi khi đọc
lên, độc giả sẽ thấy hai việc này không thực sự liên
quan tới nhau
o Việc bị nhện cắn không thể được điều trị bằng cách
bắt chúng về đơn thuần
 Thiếu hụt chủ đề chung và lạc chủ đề: câu đầu tiên đang nói về việc
loài nhện này có bộ răng khoẻ cứng và có thể cắn thủng giày da,
chưa chỉ rõ nguyên nhân, thực trạng rằng việc đó có ảnh hưởng gì tới
con người, tại sao phải bắt những con nhện này, trong khi hai câu sau
lại đề cập đến việc bắt chúng và liên quan đến việc người bị cắn.
b. Sửa lỗi:
 Đây là một loài nhện mang lại nhiều tác hại cho con người và cần
phải bị tiêu diệt. Với bộ răng khoẻ cứng, loài nhện này có thể cắn
thủng cả giày da cũng như nhiều vật dụng khác, gây ra nhiều thiệt hại
về tài sản cho con người. Không những thế, với chất nọc cực độc, khi
chúng cắn người, nọc độc tiết được tiết ra và dính vào vết thương hở,
gây ra nhiều căn bệnh trầm trọng cho con người thậm chí tử vong.
Chính vì thế, người ta đã tìm mọi biện pháp để chống lại loài nhện
này. Tuy nhiên, vì nơi ở của chúng ở tận sâu dưới mặt đất và chúng
chỉ di chuyển lên mặt đất vào ban đêm để kiếm ăn nên việc này vẫn
còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, người ta đang thử nghiên cứu
cách bắt loài nhện để hạn chế hết mức việc chúng làm hư hỏng đồ
đạc, đồng thời nghiên cứu chất nọc độc của chúng để tìm ra phương
pháp điều trị cho những người không may bị chúng cắn.
 Gần đây, loài nhện này xuất hiện và gây ra nhiều thiệt hại về tài sản
cho con người. Với bộ răng khoẻ cứng, chúng có thể cắn thủng cả
giày da. Chính vì thế, người ta đã tìm mọi biện pháp để chống lại loài
nhện này. Tuy nhiên, vì nơi ở chúng ở tận sâu dưới đất và chúng chỉ
di chuyển lên mặt đất vào ban đêm để kiếm ăn nên việc này vẫn còn
gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, người ta đang thử nghiên cứu cách để
bắt loài nhện này nhằm hạn chế hết mức những tác hại của chúng.
6. Hãy chỉ ra lỗi và chữa lại đoạn văn sau bằng các cách khác nhau:

Muốn bảo vệ môi trường, trước hết, ta phải hiểu môi trường là gì.
Môi trường là mọi thứ bao quanh ta. Nó gồm hai loại: môi trường
trong cơ thể và môi trường ngoài cơ thể.

a. Lỗi:
- Mâu thuẫn về ý:
o Định nghĩa về môi trường chưa đầy đủ
o Khái niệm về các loại môi trường chưa chuẩn xác
- Lạc chủ đề:
o Câu đầu tiên cho biết đoạn văn sẽ nêu về định nghĩa
của môi trường, nhưng câu thứ ba lại nói về phân loại
môi trường
- Lỗi thiếu hụt chủ đề:
o

You might also like