Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ

BÀI TẬP THẢO LUẬN


MÔN LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

GIẢNG VIÊN: LE THỊ THÙY DƯƠNG

DANH SÁCH NHÓM 2 - LỚP HS45.1


1 Nguyễn Trần Tuấn Anh (Nhóm trưởng) 2053801013012

2 Đinh Thị Trâm Anh 2053801013008

3 Đỗ Thị Lan Anh 2053801013009

4 Nguyễn Thị Bảo Anh 2053801013010

5 Nguyễn Thị Lan Anh 2053801013011

6 Dương Thị Thủy Dung 2053801013028

7 Trần Mai Phúc Hiền 2053801013045

8 Hồ Tâm Thúy Lan 2053801013069


Đề 7: Thủ tục thi hành án phạt cấm cư trú, quản chế (có đánh
giá, nhận xét, kiến nghị).
I. Thủ tục thi hành án phạt cấm cư trú
1. Khái niệm
Theo quy định tại Điều 42 BLHS 2015 thì thi hành án phạt cấm cư trú là
việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của luật này buộc người chấp
hành án không được tạm trú, thường trú ở một số địa phương nhất định theo
Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Đối tượng áp dụng
Căn cứ vào thủ tục thi hành án phạt cấm cư trú được quy định tại Điều
107 Luật thi hành án HS, ta có thể biết được đối tượng điều chỉnh của thủ tục
này thuộc các đối tượng có hình phạt bổ sung là cấm cư trú khi có hình phạt
chính là phạt tù có thời hạn, nhưng không phải tất cả những người phạm tội bị
áp dụng hình phạt tù đều sẽ bị áp dụng hình phạt cấm cư trú. Tuy trong điều
luật không quy định rõ hình phạt cấm cư trú được áp dụng đối với những loại
tội phạm nào, nhưng thông qua các quy định khác của BLHS và trong thực tế
áp dụng cho thấy, hình phạt cấm cư trú chỉ có thể áp dụng đối với nhóm các tội
xâm phạm về an ninh quốc gia và một số tội phạm nghiêm trọng khác, nếu
nhận thấy khi người phạm tội chấp hành xong hình phạt tù trở về hòa nhập vào
cộng đồng và sống ở nơi đó, người phạm tội có thể tiếp tục phạm tội mới. Và
một nguyên tắc bắt buộc là hình phạt này chỉ được áp dụng khi trong điều luật
cụ thể có quy định.
3. Thủ tục
3.1. Thủ tục
Trong Luật thi hành án hình sự, thủ tục thi hành án phạt cấm cư trú được
quy định tại Điều 107 bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Thông báo về kết quả chấp hành án phạt tù
“Hai tháng trước khi hết thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm
nhân có hình phạt bổ sung là cấm cư trú, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm
giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi
hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về nội
dung quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này cho cơ quan thi hành án hình
sự Công an cấp huyện nơi người đó về cư trú và nơi người đó bị cấm cư trú,
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú và nơi người đó bị cấm cư
trú.”

1
Việc thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện,
UBND cấp xã nơi người đó về cư trú và cấm cư trú không chỉ nhằm mục đích
giám sát người chấp hành án mà còn nhằm mục đích thông qua cơ quan địa
phương để thông báo, phổ biến cho người dân địa phương biết về người chấp
hành án đó để cùng tạo điều kiện cho họ hòa nhập cộng đồng. Đồng thời, đối
với những địa phương mà người chấp hành án bị cấm cư trú, việc thông báo
còn giúp cho cơ quan địa phương giám sát người chấp hành án một cách hiệu
quả, ngăn họ thực hiện hành vi phạm tội 1 lần nữa. Trên thực tế, đối với một số
người phạm tội về ma tuý, chiếm đoạt tài sản, xâm phạm tình dục… cũng rất
cần có một biện pháp nhằm ngăn chặn những người bị kết án này tiếp xúc với
môi trường, hoàn cảnh hoặc những người mà có thể dẫn đến việc người bị kết
án phạm tội mới. Ví dụ, người bị kết án về tội hiếp dâm, cần bị cấm tiếp xúc
với nạn nhân, với phụ nữ trong một thời hạn nhất định. Những người bị kết án
về phạm tội ma tuý cần bị cấm đi đến các khu vực “ổ chuột”, “xóm lá” hoặc
những nơi có tình hình an ninh, trật tự phức tạp.
Bước 2: Gửi giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, bản sao bản án,
bản sao quyết định thi hành án
“Ngay sau khi phạm nhân có hình phạt bổ sung là cấm cư trú chấp
hành xong án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự
Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người đó
chấp hành án phải gửi giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, bản sao
bản án, bản sao quyết định thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công
an cấp huyện nơi người chấp hành án về cư trú.”
Để đảm bảo người thi hành án phạt cấm cư trú không thuộc đối tượng
trốn khỏi trại giam, cơ quan thi hành án có trách nhiệm gửi giấy chấp hành
xong án phạt tù để có thể thực hiện thủ tục đưa phạm nhân về địa phương thi
hành án phạt bổ sung. Việc gửi giấy chấp hành xong án phạt tù cũng như các
quyết định thi hành án giúp cho Công an địa phương nắm bắt được tình hình
nhân thân của người chấp hành án cũng như dự liệu được phương pháp giáo
dục tại địa phương cho họ. Dựa vào các văn bản đó, cơ quan địa phương sẽ biết
được người chấp hành án này có tiến bộ trong lao động giáo dục tại trại giam
hay không, từ đó căn cứ vào tội trong bản án và ý thức hiện nay của họ để xem
xét.
Bước 3: Lập hồ sơ thi hành án phạt cấm cư trú và sao gửi các tài liệu
“Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các văn bản quy định
tại khoản 2 Điều này, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi

2
người chấp hành án về cư trú có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành án phạt cấm
cư trú và sao gửi các tài liệu cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành
án về cư trú và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án bị cấm cư trú.
Hồ sơ bao gồm:
a) Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
b) Bản sao quyết định thi hành án phạt tù;
c) Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù;
d) Tài liệu khác có liên quan.”
Bước 4: Triệu tập người chấp hành án và yêu cầu cam kết việc chấp hành
án, lập hồ sơ giám sát, giáo dục người chấp hành án
“Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được các tài liệu quy định tại khoản
3 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú có trách
nhiệm triệu tập người chấp hành án và yêu cầu cam kết việc chấp hành án, lập
hồ sơ giám sát, giáo dục người chấp hành án. Hồ sơ bao gồm:
a) Các tài liệu quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Cam kết của người chấp hành án; nhận xét về quá trình chấp hành án phạt
cấm cư trú;
c) Biên bản vi phạm nghĩa vụ của người chấp hành án (nếu có);
d) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người chấp hành án
(nếu có);
đ) Quyết định của Tòa án về miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn
lại (nếu có);
e) Tài liệu khác có liên quan.”
Bước 5: Chấp hành xong án phạt cấm cư trú, cấp giấy chứng nhận chấp
hành xong án phạt cấm cư trú
“Trước khi hết thời hạn cấm cư trú 03 ngày hoặc trong thời hạn 03
ngày kể từ ngày nhận được quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn
lại, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú bàn giao hồ sơ
giám sát, giáo dục người chấp hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công
an cấp huyện để cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cấm cư trú.
Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi người chấp hành án cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành
án bị cấm cư trú, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi cơ quan
thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy chứng nhận chấp hành xong
án phạt cấm cư trú có trụ sở.”

3
Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cấm cư trú cho các cơ
quan địa phương có thẩm quyền và người chấp hành án để chứng minh người
chấp hành án đã sẵn sàng để hòa nhập cộng đồng cũng như tạo điều kiện tinh
thần cho họ bước vào xã hội mà không gặp sự kỳ thị của người dân nơi cư trú.
Trường hợp đặc biệt: Khi người chấp hành án phạt cấm cư trú chết
“Trường hợp người chấp hành án chết, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
người chấp hành án cư trú thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an
cấp huyện để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án. Trong thời
hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định
thi hành án phải ra quyết định đình chỉ thi hành án và gửi cho cơ quan thi
hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát cùng cấp, Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi người chấp hành án cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp
hành án bị cấm cư trú, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có
trụ sở.”
Đây là một quy định mới trong Luật thi hành án hình sự 2019, trước đó
pháp luật không quy định phương pháp xử lý trong trường hợp người chấp
hành án cấm cư trú chết, điều đó đã tạo ra lỗ hổng trong pháp luật thi hành án
cũng như bỏ ngỏ câu hỏi của người dân về vấn đề việc thi hành án phạt liệu có
còn được tiến hành khi người chấp hành án chết. Luật thi hành án 2019 đã nhận
ra sự bất cập đó nên nhà làm luật đã quy định phương án giải quyết khi xuất
hiện trường hợp người chấp hành án phạt chết, tạo nên sự chặt chẽ trong quá
trình thi hành án.
Sở dĩ pháp luật quy định cụ thể về thủ tục thực hiện án phạt cấm cư trú
như vậy để nhằm tạo sự chặt chẽ trong công cuộc thực thi pháp luật, nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc cách ly tội phạm sau khi chấp hành xong án phạt
tù. Đồng thời sau đó nhằm mục đích là giáo dục, cải tạo người chấp hành án
phạt cấm cư trú có thể tái hòa nhập với cộng đồng và được tạo điều kiện môi
trường để không phạm tội mới.
3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành
án về cư trú
Theo Điều 108 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định UBND cấp xã
nơi người chấp hành án về cư trú có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người chấp hành án; tạo điều kiện
để họ lao động, học tập bình thường
- Triệu tập người chấp hành án để thông báo thi hành bản án; phổ biến quyền
và nghĩa vụ và những quy định có liên quan đến việc chấp hành án

4
- Nhận xét bằng văn bản và lưu hồ sơ theo dõi về quá trình chấp hành án phạt
cấm cư trú khi người đó chuyển nơi cư trú
- Yêu cầu người chấp hành án cam kết và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình;
Có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp
luật;
- Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để đề nghị Tòa án có
thẩm quyền xem xét việc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại cho người
chấp hành án
- Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả thi hành án
Trưởng Công an cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Luật này.
3.3. Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cấm cư trú
Quyền của người chấp hành án phạt cấm cư trú: Khi có lý do chính đáng
và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bị cấm cư trú, thì người
chấp hành án phạt cấm cư trú được đến địa phương đó; thời gian lưu trú do Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi đến quyết định, nhưng mỗi lần không được quá 05
ngày; được lựa chọn nơi cư trú ngoài nơi đã bị cấm; khi có đủ điều kiện theo
quy định của pháp luật, thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú đề nghị
miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cấm cư trú: Không được cư trú ở
những nơi đã bị cấm cư trú; chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong
việc tuân thủ pháp luật; phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi người chấp hành án cư trú.
3.4. Thủ tục miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại
Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị cấm cư trú về cư
trú, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ đề nghị Tòa án
cùng cấp xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại. Trong thời hạn 15
ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án có
thẩm quyền phải mở phiên họp xét miễn và thông báo bằng văn bản cho Viện
kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp.
Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên
họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung. Trong thời hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày ra quyết định miễn chấp hành án, Tòa án phải gửi quyết định
đó cho người được miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại, Viện kiểm sát
cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án,
cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về

5
cư trú và nơi người đó bị cấm cư trú, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định
miễn chấp hành án có trụ sở.
3.5. Xử lý người chấp hành án phạt cấm cư trú vi phạm nghĩa vụ
Khi thấy người bị cấm cư trú có mặt tại địa phương, Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi người chấp hành án không được đến cư trú phải kiểm tra, lập biên
bản và buộc họ rời khỏi địa phương, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1
Điều 85 của Luật này và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp
hành án cư trú.
3.6. Bổ sung hồ sơ thi hành án phạt cấm cư trú:
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú có trách nhiệm
bổ sung hồ sơ thi hành án cấm cư trú các tài liệu sau: Nhận xét về quá trình
chấp hành án phạt cấm cư trú; Quyết định của Tòa án về miễn thời hạn cấm cư
trú còn lại; Tài liệu khác có liên quan.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú bàn giao hồ sơ
thi hành án cấm cư trú cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện theo
quy định tại khoản 4 Điều 82 của Luật. Việc giao nhận hồ sơ được lập biên bản
và lưu hồ sơ.
4. Nhận xét, kiến nghị
Nhận xét:
Có thể thấy, giữa việc vận dụng luật thi hành án hình sự về hình phạt
cấm cư trú với thực tiễn cuộc sống đang có nhiều mâu thuẫn. Cụ thể, tại Điều 4
Nghị định số 80/2011/NĐ-CP của Chính phủ Quy định các biện pháp bảo đảm
tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù có ghi nhận
quyền của người chấp hành án phạt tù là được chính quyền địa phương và cơ
quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tạo điều kiện giúp đỡ để tái hòa nhập cộng đồng
và được đăng ký thường trú, tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú. Mặt
khác, một số phạm nhân có hình phạt bổ sung cấm cư trú lại không được các
quyền đó. Như đã phân tích, cấm cư trú là hình phạt đảm nhiệm chức năng là
phòng ngừa tội phạm sau khi người phạm tội chấp hành xong hình phạt tù. Tuy
nhiên, việc cấm người phạm tội chấp hành xong hình phạt tù sống ở các địa
phương được cho là có thể khiến họ tiếp tục phạm tội, thực chất lại chính là
cấm họ sinh sống ở nơi thường trú, là quê hương, nơi quen thuộc với cuộc
sống, nghề nghiệp của họ. Việc buộc người phạm tội chấp hành xong hình phạt
tù phải cư trú ở nơi xa lạ sẽ tạo ra một khoảng trống tâm lý và tinh thần đối với
người vừa tái hòa nhập xã hội vốn rất cần sự động viên, khích lệ của người
thân. Do đó, cấm cư trú có thể đạt hiệu quả ngăn chặn trước mắt nhưng về lâu

6
dài không đạt hiệu quả phòng ngừa. Trong khoa học hình sự, yếu tố quan trọng
nhất để phòng ngừa tội phạm chính là chuyển biến về nhận thức và thái độ
sống của người phạm tội. Điều trăn trở lớn nhất đối với một phạm nhân vừa thi
hành án phạt tù trở về với xã hội đó là mặc cảm bị kỳ thị. Nếu như vừa được trả
tự do mà họ ngay lập tức bị đưa đến một nơi xa lạ, thì điều này tạo ra một sự kỳ
thị hiển nhiên trong tâm lý của họ. Bên cạnh đó, để đánh giá sự hoàn lương
thực sự của một người cần phải tạo điều kiện cho họ được sinh sống, lao động
tại chính nơi mà họ đã phạm sai lầm.
Ở một khía cạnh khác, nếu như chỉ vì lý do phòng ngừa người đã chấp
hành hình phạt tù xong có thể tiếp tục phạm tội mới mà cấm không cho họ cư
trú ở một số nơi nhất định, mà những nơi này là điều kiện thích hợp nhất cho
họ làm ăn sinh sống, thì liệu có phù hợp? Vì thông thường, nơi bị cấm cư trú
sau khi đã chấp hành hình phạt tù xong là nơi người phạm tội đã sống ở đó
trước khi phạm tội, có nhiều mối quan hệ thân quen ở đó, đã làm ăn nuôi sống
mình và gia đình và có thể đã phạm tội tại nơi đó. Họ cũng có thể đã có một
nghề nghiệp nhất định, đã quen thuộc với môi trường sống nhất định tại đó và
ngành nghề mà họ thành thạo đã có thể phát triển và giúp họ làm ăn sinh sống
một cách phù hợp tại đó. Nếu như sau khi chấp hành xong hình phạt tù, họ
buộc phải tìm nơi khác để sống, nhưng những nơi này lại không đủ điều kiện
đảm bảo cho đời sống của họ, thì như vậy, có tạo điều kiện để họ dễ dàng hòa
nhập lại vào đời sống cộng đồng không? Hay khi họ đến sống ở một nơi xa lạ,
sự khó khăn sẽ dẫn đến việc họ tiếp tục phạm tội mới?
Kiến nghị:
Có thể thấy, hình phạt cấm cư trú cho đến thời điểm hiện tại vẫn tồn tại
nhiều thiếu sót và lỗ hổng trong các quy định. Vậy nên để đảm bảo công tác thi
hành án hình sự có thể diễn ra một cách độc lập và hiệu quả, chúng em nghĩ
cần phải xem xét quy định về cấm cư trú cũng như các quy định về thủ tục thi
hành án phạt này. Rằng có nên duy trì quy định này trong BLHS cũng như Luật
thi hành án nữa không, hoặc có nên gộp các quy định về án phạt cấm cư trú và
thủ tục thi hành án phạt này vào một án phạt bổ sung khác có hình thức tương
tự để tránh tình trạng quy định chồng chéo nhau.
Không những thế, việc áp dụng hình phạt này trên thực tế cho thấy nó
chỉ mang tính phòng ngừa tức thời và không mang lại hiệu quả thực chất. Bởi
lẽ, để phòng ngừa một tội phạm xảy ra, thì vấn đề đầu tiên là cần tác động đến
tâm lý, ý chí của con người cụ thể; kế tiếp là cần phải có những chính sách an
sinh xã hội, tạo điều kiện về kinh tế để đảm bảo đời sống cần thiết cho người

7
dân; và một yếu tố không thể thiếu là sự tác động, tuyên truyền, giáo dục của
chính quyền địa phương, của gia đình và các đoàn thể đến mọi người... Các yếu
tố này phải có sự gắn kết với nhau thì mới phát huy được sức lan tỏa rộng
khắp. Ví dụ như sự tuyên truyền, vận động, giáo dục của gia đình, địa phương
và các đoàn thể sẽ tác động đến tâm lý, ý chí của con người, giúp họ nhận thức
được những việc có thể làm và những việc không thể làm; sự tạo điều kiện của
chính quyền, gia đình, đoàn thể phát triển về kinh tế giúp cho họ có sự ổn định
về đời sống, từ đó họ sẽ nhận thức đúng và tôn trọng pháp luật, các quy định ở
địa phương…
II. Quản chế
1. Khái niệm
Theo quy định tại Điều 43 BLHS 2015, quản chế là buộc người bị kết án
phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định
dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong
thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước
một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Quy định này thể hiện rất rõ, hình phạt quản chế chỉ được áp dụng đối
với người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù là hình phạt chính và người bị áp
dụng hình phạt quản chế bị buộc phải sinh sống ở một địa phương nhất định; có
nét tương đồng với quy định về áp dụng hình phạt bổ sung cấm cư trú trong
pháp luật hình sự. Nhưng trong cơ chế áp dụng có những dấu hiệu khác cơ bản,
là người bị áp dụng hình phạt quản chế sẽ bị buộc phải sinh sống, cải tạo ở một
địa phương nhất định theo quyết định của Tòa án sau khi chấp hành xong hình
phạt tù; và người phạm tội bị áp dụng hình phạt này chỉ sống ở một địa
phương, chứ không như hình phạt cấm cư trú thì được sinh sống ở nhiều địa
phương ngoài một số nơi bị cấm.
2. Đối tượng áp dụng
Người chấp hành hình phạt quản chế là những người phạm tội xâm
phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc những người phạm tội
mà trong BLHS quy định có hình phạt bổ sung là quản chế.
3. Thủ tục
3.1. Thủ tục
Điều 112 Luật Thi hành án hình sự quy định thủ tục thi hành án phạt
quản chế như sau:
Bước 1: Thông báo bằng văn bản về nội dung

8
Hai tháng trước khi hết thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân
có hình phạt bổ sung là quản chế, Giám thị trại giam có trách nhiệm thông báo
bằng văn bản về nội dung quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Thi hành án
hình sự năm 2019 cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú để chấp hành án phạt quản chế.
Theo Khoản 1 Điều 46 Luật thi hành án hình sự quy định thì nội dung thông
báo bao gồm kết quả chấp hành án phạt tù, hình phạt bổ sung mà phạm nhân
còn phải chấp hành và thông tin cần thiết khác có liên quan để xem xét, sắp
xếp, tạo lập cuộc sống bình thường cho người đó.
Bước 2: Giao người bị quản chế kèm theo bản sao bản án, bản sao quyết
định thi hành án, giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, nhận xét
kết quả chấp hành án phạt tù và tài liệu có liên quan
Khi phạm nhân có hình phạt bổ sung là quản chế chấp hành xong án
phạt tù, trại giam phải giao người bị quản chế kèm theo bản sao bản án, bản sao
quyết định thi hành án, giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, nhận xét
kết quả chấp hành án phạt tù và tài liệu có liên quan cho cơ quan thi hành án
hình sự Công an cấp huyện tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về
cư trú. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải giao ngay người
đó cho Ủy ban nhân dân cấp xã để kiểm soát, giáo dục;
Bước 3: Lập hồ sơ thi hành án phạt quản chế
Thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận người chấp hành án, cơ quan
thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải lập hồ sơ thi hành án phạt quản
chế và sao gửi các tài liệu cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án
về cư trú. Hồ sơ bao gồm:
- Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
- Bản sao quyết định thi hành án phạt tù;
- Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù;
- Biên bản giao người bị quản chế;
- Tài liệu về quá trình chấp hành án phạt tù và tài liệu khác có liên quan.
Bước 4: Triệu tập người chấp hành án và yêu cầu cam kết việc chấp hành
án, lập hồ sơ kiểm soát, giáo dục người chấp hành án phạt quản chế
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được các tài liệu trong hồ sơ
nêu trên, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú có trách nhiệm
triệu tập người chấp hành án và yêu cầu cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ
kiểm soát, giáo dục người chấp hành án phạt quản chế. Hồ sơ bao gồm:
- Các tài liệu theo hồ sơ nêu trên;

9
- Cam kết của người chấp hành án phạt quản chế;
- Nhận xét về quá trình chấp hành án phạt quản chế;
- Biên bản vi phạm nghĩa vụ của người chấp hành án (nếu có);
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người chấp hành án
(nếu có);
- Tài liệu khác có liên quan
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt quản chế
Trước khi hết thời hạn quản chế 03 ngày hoặc trong thời hạn 03 ngày kể
từ ngày nhận được quyết định của Tòa án về miễn chấp hành thời hạn quản chế
còn lại, Ủy ban nhân dân cấp xã bàn giao hồ sơ kiểm soát, giáo dục cho cơ
quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để cấp giấy chứng nhận chấp hành
xong án phạt quản chế. Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, Tòa án đã ra quyết định thi hành án,
Sở Tư pháp nơi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy chứng
nhận chấp hành xong án phạt quản chế có trụ sở.
Trường hợp người chấp hành án chết: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
người chấp hành án cư trú thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an
cấp huyện để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án. Trong thời
hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định
thi hành án phải ra quyết định đình chỉ thi hành án và gửi cho cơ quan thi hành
án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi người chấp hành án cư trú, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi
hành án có trụ sở.
3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp
hành án phạt quản chế về cư trú
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án phạt quản chế về cư trú
có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Tiếp nhận người chấp hành án và hồ sơ thi
hành án phạt quản chế; tổ chức kiểm soát, giáo dục người chấp hành án; tạo
điều kiện để họ lao động, học tập bình thường tại nơi bị quản chế; nhận xét
bằng văn bản và lưu hồ sơ theo dõi về quá trình chấp hành án; Yêu cầu người
chấp hành án phạt quản chế cam kết và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có
biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
triệu tập người bị quản chế trong trường hợp cần thiết; cấp giấy phép cho người
chấp hành án đi khỏi nơi bị quản chế theo quy định tại Điều 93 của Luật này;
Định kỳ 03 tháng một lần nhận xét quá trình chấp hành án gửi cơ quan thi hành
án hình sự Công an cấp huyện; Lập hồ sơ đề nghị xem xét việc miễn chấp hành

10
thời hạn quản chế còn lại cho người chấp hành án gửi cơ quan thi hành án hình
sự Công an cấp huyện; Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề
nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người chấp
hành án theo quy định của pháp luật; Thực hiện thống kê, báo cáo cơ quan thi
hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả thi hành án; Giải quyết khiếu nại, tố
cáo về thi hành án theo quy định của Luật này.
Trưởng Công an cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
cấp xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều này.
3.3. Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt quản chế:
Người chấp hành án phạt quản chế có nghĩa vụ sau đây: Chịu sự kiểm
soát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã và nhân dân địa phương; không
được tự ý rời khỏi nơi quản chế; Mỗi tháng một lần vào tuần đầu của tháng,
trình diện và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế việc chấp hành
quy định về quản chế; Có mặt tại địa điểm quy định khi Ủy ban nhân dân cấp
xã triệu tập, nếu vắng mặt phải có lý do chính đáng; Chấp hành nghiêm chỉnh
chính sách, pháp luật và quy định của chính quyền địa phương; tích cực lao
động, học tập, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội; Trường hợp được
phép đi khỏi nơi quản chế, người chấp hành án phạt quản chế phải khai báo tạm
vắng; trình diện, xuất trình giấy phép, làm thủ tục đăng ký tạm trú, lưu trú với
Công an cấp xã nơi đến theo quy định; trở về nơi quản chế đúng thời hạn và
trình diện với Ủy ban nhân dân cấp xã. Người chấp hành án phạt quản chế đi
khỏi nơi quản chế mà không có giấy phép hoặc vi phạm các quy định ghi trong
giấy phép nếu không có lý do chính đáng thì thời gian này không được tính vào
thời hạn chấp hành án phạt quản chế. Người chấp hành án phạt quản chế cố ý
không chấp hành nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy tính chất, mức
độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
3.4. Quyền của người chấp hành án phạt quản chế:
Sinh sống cùng gia đình tại nơi quản chế; Lựa chọn việc làm thích hợp,
trừ những ngành, nghề hoặc công việc mà người chấp hành án phạt quản chế
không được làm theo quy định của pháp luật; được 76 hưởng thành quả lao
động do mình làm ra; Tự do đi lại trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản
chế; Được xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại theo quy định tại Điều
95 của Luật này.
3.5. Giải quyết trường hợp người chấp hành án phạt quản chế đi khỏi nơi
quản chế:

11
Trường hợp có lý do chính đáng, người chấp hành án phạt quản chế có
thể được cấp giấy phép đi khỏi nơi quản chế. Thẩm quyền cấp giấy phép như
sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế cấp giấy phép đi lại trong
phạm vi cấp huyện nơi quản chế; Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công
an cấp huyện cấp giấy phép đi lại trong phạm vi cấp tỉnh nơi quản chế; Thủ
trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh cấp giấy phép đi ra ngoài
phạm vi cấp tỉnh nơi quản chế. Thời hạn người chấp hành án phạt quản chế
được phép đi khỏi nơi quản chế do người có thẩm quyền cấp giấy phép quyết
định, nhưng mỗi lần không quá 10 ngày. Trường hợp người chấp hành án phạt
quản chế phải đi chữa bệnh thì thời gian đi khỏi nơi quản chế theo thời gian
điều trị của cơ sở chữa bệnh.
3.6. Bổ sung hồ sơ thi hành án phạt quản chế:
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế có trách nhiệm bổ sung hồ sơ thi
hành án phạt quản chế các tài liệu sau: Cam kết của người chấp hành án phạt
quản chế; Nhận xét về quá trình chấp hành án phạt quản chế; Quyết định của
Tòa án về miễn thời hạn quản chế còn lại; Tài liệu khác có liên quan. Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi quản chế bàn giao hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này
cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện theo quy định tại khoản 3
Điều 89 của Luật này. Việc giao nhận hồ sơ được lập biên bản và lưu hồ sơ.
3.7. Thủ tục miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại:
Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế, cơ quan thi
hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn
chấp hành thời hạn quản chế còn lại. Hồ sơ gồm có: Bản sao bản án đã có hiệu
lực pháp luật; bản sao quyết định thi hành án phạt tù; Văn bản đề nghị của Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi quản chế; Văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án
hình sự Công an cấp huyện; Đơn xin miễn chấp hành án của người chấp hành
án phạt quản chế; Tài liệu khác có liên quan.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều
này, Tòa án có thẩm quyền phải mở phiên họp xét miễn và thông báo bằng văn
bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên tham
gia phiên họp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung thì thời hạn mở phiên họp được
tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định miễn chấp
hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người được miễn chấp hành thời
hạn quản chế còn lại, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp,
Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, Ủy

12
ban nhân dân cấp xã nơi quản chế, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định
miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại có trụ sở.
4. Nhận xét, kiến nghị
Nhận xét:
Về nghĩa vụ của người chấp hành án phạt quản chế, Luật thi hành án HS
2019 vẫn chưa có quy định bắt buộc người thi hành án phạt quản chế khám sức
khỏe định kỳ. Quy định này rất cần thiết nhằm giúp cho cơ quan giám sát nắm
được tình hình sức khỏe về thể chất và tinh thần của người bị quản chế. Do
xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của án phạt quản chế là những tội phạm an
ninh quốc gia, tái phạm nguy hiểm nên các vấn đề về mặt bệnh lý và tâm sinh
lý cần được quan tâm hơn cả. Bởi vì, sức khỏe về thể chất và tinh thần có thể
ảnh hưởng đến khuynh hướng phạm tội của một cá nhân. Một người có sức
khoẻ tốt về thể chất và tinh thần thường có thái độ ứng xử tích cực, dễ dàng xử
lý được các tình huống trong cuộc sống.
Một vấn đề khác cần nghiên cứu thêm là, pháp luật hiện hành quy định
hình phạt quản chế chỉ được áp dụng đối với người phạm tội bị áp dụng hình
phạt tù; tuy nhiên trên thực tế phạt tù lại chia làm 2 loại là phạt tù có thời hạn
và tù chung thân. Nhưng trên nguyên tắc, người phạm tội bị áp dụng hình phạt
tù chung thân là phải sống cả cuộc đời còn lại trong trại giam kể từ thời điểm
bản án có hiệu lực pháp luật. Do vậy, khi Tòa án áp dụng hình phạt tù chung
thân đối với người phạm tội thì không có cơ sở tuyên hình phạt bổ sung quản
chế; nếu như có tuyên thì là việc không cần thiết. Trên thực tế lại có những
trường hợp, nếu đối với người bị tuyên phạt tù chung thân, Tòa án không áp
dụng thêm hình phạt bổ sung quản chế; nếu sau này họ được giảm án và chấp
hành hình phạt trong một thời gian nhất định, khi chấp hành xong thời hạn phạt
tù, nếu thuộc trường hợp cần phải quản chế ở một địa phương nhất định thì sẽ
giải quyết thế nào? Rõ ràng đối với trường hợp này, pháp luật hình sự hiện
hành chưa quy định và đây cũng là vấn đề cần nghiên cứu kỹ và có quy định rõ
ràng tránh trường hợp khi xảy ra không có hướng xử lý.
Kiến nghị:
Việc quản lý và chăm sóc tốt sức khoẻ cho người bị quản chế sẽ góp
phần giảm thiểu nguy cơ tái phạm của người bị kết án. Đặc biệt, đối với các tội
phạm về ma tuý, các tội xâm phạm tình dục, tội cố ý gây thương tích,… Mặt
khác, để có thể kiểm soát người chấp hành án một cách có hiệu quả và giúp họ
trở thành người có ích cho xã hội, Tòa án có quyền tuyên buộc người bị quản
chế phải thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ nhất định nhằm giám sát hành vi

13
của người bị quản chế, đồng thời ngăn ngừa người bị quản chế tái phạm. Trong
quá trình bị quản chế, người bị quản chế phải tham gia lao động công ích. Lao
động công ích giúp cho người bị quản chế hiểu sâu sắc về giá trị của lao động,
ý nghĩa của những đóng góp cho cộng đồng và rèn luyện được kỷ luật, ý thức
pháp luật. Đây là nhân tố quan trọng giúp cho người bị quản chế xa rời các
hành vi sai trái mà tu dưỡng để trở thành công dân tốt.
Dựa vào những hiệu quả mà hành phạt quản chế mang lại, ta nên xem
xét đến vấn đề không cần giới hạn hình phạt quản chế chỉ áp dụng đối với
“người bị kết án phạt tù”, vì nếu quy định như vậy, thì khi cần quy định để áp
dụng hình phạt quản chế đối với các trường hợp khác sẽ không được xem xét
để áp dụng. Trong khi so với hình phạt có hình thức tương tự là cấm cư trú,
hình phạt quản chế có tác dụng giáo dục, cải tạo người phạm tội sau khi chấp
hành xong hình phạt tù về địa phương sinh sống có hiệu quả rất cao.

14

You might also like