Nghị luận xã hội

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Áp lực học tập

1. Khái niệm:

-Áp lực, căng thẳng là một tình trạng tiêu cực hay tích cực có ảnh hưởng đến sức
khỏe tinh thần và thể chất của một người. Áp lực học tập là tình trạng những học
sinh ngày nay đang bị áp lực đè nặng lên đôi vai của chính mình.
-Cảm giác lo sợ khi không đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ đã tạo ra áp lực vô
hình. Áp lực dồn nén nhiều dẫn đến trầm cảm.

2. Biểu hiện:

- Không muốn tiếp xúc với người khác, hay xấu hổ, hay tủi thân.
- Thường xuyên cáu giận, bực dọc bất thường.
- Ở trường thường biểu hiện: Sự mệt mỏi trong lớp, ngủ gật, lơ đễnh
-Ăn uống kém. Rối loạn giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, cảm
giác mệt mỏi kiệt sức, khó tập trung, đầu óc như trống rỗng,...
-Sợ hãi khi khác đến đi học, thi cử, làm bài tập,...
-Theo một nghiên cứu từ Bộ Nội vụ Ấn Độ thì chỉ trong vòng 3 năm từ 2014 -
2017, có hơn 26.000 học sinh đã tự tử tại quốc gia này. Riêng năm 2016 có tới
9.473 em, tương đương mỗi 55 phút lại có một trường hợp xảy ra.

3. Nguyên nhân:
a) Khách quan:

-Chương trình học quá nặng, nhồi nhét kiến thức.


-Nhiều học sinh cho rằng các em có nhiều bài học khó, bài tập về nhà, thầy cô
giảng khó hiểu, ghi chép nhiều trong giờ học… Từ những khó khăn trên, kết hợp
với những yêu cầu, đòi hỏi của cha mẹ, của trường lớp dễ làm học sinh trở nên mệt
mỏi, xuất hiện tâm lý tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
-Cách kiểm tra, đánh giá thông qua điểm số: Hiện nay, cách đánh giá năng lực học
tập của học sinh đều dựa vào điểm số từ những bài kiểm tra, bài thi học kỳ. Điều
này đã hình thành ở học sinh ý nghĩ tiêu cực “muốn chứng tỏ mình học giỏi là phải
đạt điểm càng cao càng tốt. Mang nặng tâm lý phải được điểm cao, phải đạt học
sinh khá, giỏi, nhiều em mệt mỏi, stress. Như vậy, điểm số đã biến tướng từ động
lực trở thành áp lực, khiến việc học tập không còn là niềm vui mà chỉ là những
cuộc đua tranh điểm số.
-Cha mẹ nào cũng mong con mình đạt kết quả học tập loại giỏi, xuất sắc để rạng rỡ
với bạn bè, đồng nghiệp, họ hàng...

b) Chủ quan:

-Một số em không biết cách sắp xếp hoặc không chịu chuẩn bị bài, hoàn thành bài
tập trước khi đi học, dẫn đến việc bài tập dồn dập, chồng chất, đến lúc đó mới bắt
tay vào làm thì không kịp, dẫn đến áp lực về mặt thời gian.

4. Hậu quả:

-Nhiều em dại dột tìm đến cái chết. Những vụ tự tử gây xôn xao dư luận của một
số học sinh thời gian qua hầu hết đều có liên quan đến gia đình và nhà trường.
Nhiều em hủy hoại cuộc sống của mình vì bị điểm kém, không đậu ĐH, không
trúng tuyển vào trường chuyên, lớp chọn. Các em suy nghĩ tiêu cực rằng, mình là
kẻ thất bại thảm hại, không làm được gì, không xứng đáng với niềm tin của cha
mẹ, vậy thì sống làm gì, thà chết đi còn hơn.
-Mất ăn mất ngủ, lo lắng, mệt mỏi khi kì thi đến và ảnh hưởng đến sức khỏe không
tốt.
-Bị stress nặng dẫn đến bệnh trầm cảm hay nặng hơn là bệnh tâm thần.
- Tuy nhiên, áp lực không phải lúc nào cũng có hại. Nếu ta có thể tạo được một áp
lực vừa đủ, thì nó sẽ trở thành động lực, thúc đẩy ta khẩn trương, nắm bắt thời
gian, cơ hội để rèn luyện và học tập tốt hơn.

5. Giải pháp:

-Cha mẹ muốn con học giỏi - điều này không hề sai. Tuy nhiên, khi mong muốn
trở thành một nỗi ám ảnh, con cái sẽ là những người chịu khổ. Muốn con học giỏi,
điều đầu tiên là phải kiên nhẫn và mềm mỏng. Việc dồn ép, mắng mỏ chỉ làm tăng
thêm hormone stress cho tất cả. Đặc biệt trong mọi trường hợp, hãy bỏ qua phương
án đánh đập.
-Phụ huynh cũng cần phải tin tưởng con mình hơn. Khi con người thực sự quyết
tâm, ai cũng sẽ làm được. Hãy ủng hộ, thay vì kè kè kèm cặp.
-Bản thân học sinh cũng phải có những sắp xếp hợp lí cho bản thân. Không nên lợi
dụng cái danh “áp lực” để bao biện cho sự lười nhác của mình.

6. Bài học, liên hệ:

-Kết quả học tốt của con em có được từ việc chúng ta biết cách đảm bảo cho HS sự
thanh thản, hứng thú trong học tập. Gây sức ép, bắt các em quá tải liên tục sẽ chỉ
có hại.
-Không ai bắt con cá phải tập leo cây, thế nên đừng bắt con bạn phải chịu những áp
lực không cần thiết.
-Bản thân: kì thi cuối cấp đang đến gần...

----------***----------

Lạm dụng rác thải nhựa

1. Khái niệm:

-Nhựa là một sản phẩm không phân hủy, có khả năng gây ra thiệt hại lớn cho môi
trường. Là một mặt hàng, nó được sử dụng trên quy mô lớn trên toàn thế giới. Về
cơ bản, nó là một polymer tổng hợp bao gồm nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ, và
chủ yếu có nguồn gốc từ hóa dầu như olefin.
-Ô nhiễm nhựa được định nghĩa là sự tích tụ của các loại khác nhau của vật liệu
nhựa trên mặt đất, cũng như trong các cơ quan nước như sông, biển, kênh rạch, hồ,
vv

2. Biểu hiện:

-Mức tiêu thụ nhựa trung bình của người dân Việt Nam đã đạt 41kg/người/năm.
Dự tính, đến năm 2020, mức tiêu thụ này sẽ tăng lên 45kg/người/năm. Tuy nhiên,
khả năng tái chế nhựa thải chỉ đạt mức chưa tới 10%.
-Theo đánh giá của Đại học Georgia, Việt Nam là một trong 5 quốc gia trên thế
giới có lượng rác thải nhựa ra đại dương nhiều nhất, cao hơn mức trung bình 10%
của thế giới.

3. Nguyên nhân:

-Chính sự tiện dụng đã dẫn đến sự lạm dụng trong sử dụng.


-Do hiệu quả của hoạt động phân loại chất thải rắn tại thành phố chưa được người
dân thực hiện tốt. Chất thải vẫn trộn lẫn với nhau khi chuyển giao và cả trong quá
trình thu gom. Không những làm cho khâu xử lý tái chế gặp nhiều khó khăn mà
còn làm lãng phí nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường thứ phát do phải xử
lý bằng chôn lấp. Nhưng nhựa là loại chất thải không thể phân hủy nên xử lý bằng
biện pháp chôn lấp có thể đến vài trăm năm sau, chất thải nhựa vẫn còn nguyên và
hậu xử lý sẽ còn phức tạp hơn rất nhiều.
-Những quy định nhằm hạn chế sử dụng nhựa áp dụng chưa hiệu quả. Theo đó,
mức thuế áp dụng là 150% - 200%/kg nhựa, nhưng khâu thực thi còn rất kém.
Thậm chí, nhiều cơ sở sản xuất bao bì nhựa các loại không thân thiện môi trường
nhưng vẫn không đóng thuế hoặc không nằm trong đối tượng chịu mức thuế này.
-Ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, tình trạng xả rác bừa bãi còn
khá phổ biến và chưa có biện pháp chế tài hiệu quả đã gây hệ quả nặng nề cho môi
trường. Đặc biệt trong tình trạng ngập nước do tắc nghẽn hệ thống cống thoát
nước.

4.Hậu quả:

-Rác thải nhựa khi trôi ra đến biển có thể tồn tại hàng trăm năm. Do tác động của
nước biển, của tia cực tím, rác nhựa sẽ rã thành những mảnh nhỏ và có thể bị các loài
hải sản ăn vào để rồi lại có mặt trong chuỗi thức ăn của con người.
-Ô nhiễm nhựa được biết tới là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với đại
dương, ảnh hưởng đến mọi hệ thống sinh thái từ những rặng san hô tuyệt đẹp cho
tới các khe nứt sâu.
-Cùng với sự phát triển dân số và kinh tế, số lượng chất thải nhựa và túi nilông phát
sinh tại Việt Nam gia tăng nhanh khủng khiếp: chất thải nhựa và túi nilông chiếm
khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Rác thải nhựa đang được coi là “tử
thần” của các loài sinh vật biển: mỗi năm, 1,5 triệu động vật trên đại dương chết vì
ngộ độc chất thải nhựa.
- Chất thải nhựa và túi nilông do con người thải trực tiếp hoặc bị cuốn trôi theo nước
mưa xuống sông, ao hồ cống rãnh... tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng
môi trường sống và sức khỏe con người.
-Thiệt hại về kinh tế từ rác thải nhựa cũng rất lớn. Mỗi năm, ngân sách TPHCM
phải chi cho việc vớt rác trên các tuyến kênh rạch đã lên tới 700 tỷ đồng và gần
1.132 tỷ đồng cho việc duy tu hệ thống cống thoát nước.

5. Giải pháp:

-Chúng ta không thể vì túi nilông tiện dụng, rẻ mà cứ lạm dụng, cần nghiên cứu để có
lộ trình cụ thể, đến một lúc nào đó không sử dụng túi nilông nữa. Rất cần các công cụ
quản lý như thuế bảo vệ môi trường, vừa tăng thu ngân sách, vừa hạn chế sản xuất túi
nilông khó phân hủy và thay đổi thói quen tiêu dùng.
-Thực hiện thu đúng, thu đủ thuế môi trường đối với doanh nghiệp sản xuất nhựa
và sản phẩm nhập khẩu có sử dụng nhựa không thân thiện môi trường.
-Kế đến, xử phạt nặng hành vi xả rác bừa bãi nơi công cộng.
-Phân loại rác tại nguồn là giải pháp rất quan trọng nhằm giảm thiểu rác thải, tận
dụng nguồn tài nguyên rác và là cơ sở để tăng tỷ lệ rác thải tái chế. Tuy nhiên, việc
thực hiện cần thiết phải có lộ trình rõ ràng, kết hợp với chế tài cụ thể. Trước hết,
phải buộc các hệ thống phân phối hiện đại, chuỗi cửa hàng, doanh nghiệp thực hiện
phân loại rác tại nguồn trước khi chuyển giao. Khi các đối tượng trên đã hình thành
những thói quen ổn định thì tiến tới khoanh vùng và mở rộng đến từng khu dân cư.
-Tìm hiểu sâu hơn về phương pháp nâng cấp cơ chế sản xuất - sử dụng - loại bỏ
hiện nay, và biến đổi nó thành một cơ chế thúc đẩy việc tái sử dụng đồ nhựa.
-Khi mua bột giặt hay chất tẩy khác, hãy lựa chọn sản phẩm cùng loại nhưng được
đóng trong hộp giấy thay vì chai nhựa (nếu có). Các-tông có thể dễ dàng tái chế và
chế tạo thành nhiều sản phẩm hơn là nhựa.
-Dùng chai lọ hay đồ dùng như đũa, muỗng, nĩa có thể tái sử dụng.
-----------***-----------
Đề 1:

“Bệnh vô cảm” là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không
xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ
thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những
người sống xung quanh mình.

1. Nguyên nhân
a, Nguyên nhân khách quan:
- Chất lượng giáo dục cũng là một trong những nguyên nhân. Vì nền giáo
dục chúng ta chỉ đơn thuần là những bài học lí thuyết khô khan, nặng nề.
Cái ta cần là những bài học sinh động để phát triển tâm hồn và nhân cách
của học sinh
- Các game hành động và những trò chơi bạo lực => con người dần trở nên
sắt đá và vô cảm
- Hệ thống luật pháp của nước ta vẫn còn nhiều lỗ hổng khiến con người
bất mãn

b, Nguyên nhân chủ quan

- Con người của xã hội ngày này thường đặt bản thân của mình lên hàng
đầu và đôi khi họ phớt lờ nỗi đau của đồng loại
- Chạy theo sự xa hoa, bị cuốn vào vòng xoáy của đồng tiên, con người
dần trở nên tham lam thậm chí là đạp lên nỗi đau của người khác để đi
lên
- Do bản thân của mỗi chúng ta luôn có những nỗi sợ: sợ liên lụy,sợ chuốc
họa vào thân, sợ phải gặp phiền phức
- Có một số việc đối với họ như là một lẽ bình thường trong khi nó là một
điều vô cùng xấu xa
- Do bản thân họ thiếu tình yêu thương, thiếu lòng quảng đại; họ sống
bằng thứ lý trí sắt đá, tình cảm khô cằn của mình.
2. Hậu quả
*Đối với cá nhân
- Tạo nên những đứa trẻ vô cùng ích kỉ, những cái tôi hợm hĩnh chỉ biết
nghĩ cho bản thân mình
- con người vô cảm dễ làm ra những hành động phạm tội vì họ không tôn
trọng con người.
Bệnh vô cảm khiến con người mất cảm nhận đối với cái hay, cái đẹp
trong cuộc sống. Tâm hồn họ trở nên khô khan, tàn nhẫn. Nghệ thuật hay
cái đẹp của tình người đối với họ không có giá trị gì nữa.
- Họ tự tách mình ra khỏi những ràng buộc xã hội. Từ đó mất dần đi mối
liên kết bền chặt đối với đời sống con người
*Đối với xã hội:
- Mỗi cá nhân vô cảm sẽ đẫn đến một xã hội vô cảm.
- Làm xói mòn nhân cách. Nó hủy hoại các chuẩn mực, giá trị đạo đức từ
lâu vốn được khẳng định trong xã hội.
- một khi con người vô cảm, hành động mù quáng, thiếu suy nghĩ, thiếu
khoa học sẽ làm tổn thất biết bao nhiêu thành quả mà ông cha ta đã gây
dựng.
-Sự vô cảm của con người làm mất tinh thần đoàn kết, tương trợ trong cuộc
sống. Lòng tốt bị phủ nhận, tội ác không bị trừng trị.
Ngày nay, đời sống vật chất được đề cao quá mức. Con người lấy vật chất
làm chuẩn mực khẳng định vị trí trong xã hội.

4. Giải pháp:

*Về phía cá nhân:


-Mỗi người phải biết sống vì mọi người.
-Tuổi trẻ phải biết quý trọng những thành quả do cha ông để lại.
-Tuổi trẻ phải biết tôn trọng và làm theo các chuẩn mực đạo đức tốt đẹp trong xã
hội. Biết tôn trọng và bảo vệ pháp luật.
-Chỉ có một lối sống vững mạnh, nền tảng đạo đức chắc chắn mới giúp con người
vượt qua cám dỗ, trở thành người tốt đẹp.
-Tuổi trẻ nên tham gia học tập, nâng cao tri thức và kĩ năng sống tốt đẹp của bản
thân. Hãy lấy gia đình, dân tộc và đất nước làm điểm tựa để vươn mình ra với thế
giới. Hãy sống vì cộng đồng.
*Đối với gia đình:
Con cái luôn là một phần hết sức quan trọng. Vì vậy, gia đình phải chú trọng giáo
dục con cái về nhân cách, nhân phẩm. Định hướng hành vi, ứng xử của con cái
theo những chuẩn mực tốt đẹp của dân tộc
Xã hội phải nhanh chóng xây dựng một môi trường đạo đức trong sáng, lành
mạnh. Phải nhanh chóng loại bỏ cái lạc hậu, cái xấu để con người có định hướng
phát triển đúng đắn bản thân, góp phần xây dựng xã hội.
-----------***-----------
Đề 2: Văn hóa xếp hàng

Văn hóa xếp hàng là gì? Đơn giản nó chỉ là cách giữ trật tự theo hàng, lối có người
trước, sau một cách tuần tự… nghe qua tưởng chừng đơn giản nhưng người Việt
Nam chúng ta lại chưa thể thực hiện nó như một thói quen thông thường.

1.Thực trạng:

Văn hóa xếp hàng của người Việt đã bị dư luận lên án lâu nay. Sự chen lấn diễn ra
trên khắp nẻo đường, con phố, và dường như nó đã trở thành thói quen, hàng ngày
ra đường bạn sẽ dễ dàng thấy được những hình ảnh chen lấn ở các bến xe, bến tàu,
chen lấn khi xếp hàng thực hiện các thủ tục hành chính, khám chữa bệnh ở bệnh
viện và nộp hồ sơ vào trường học cho con cái.
Đặc biệt khi có một chương trình khuyến mãi, giảm giá thì tình trạng chen lấn lại
càng được người dân hưởng ứng nhiệt tình hơn bao giờ hết.

2.Nguyên nhân

-Ý thức con người dần trở nên méo mó, một số bộ phận người vẫn còn thiếu ý
thức, lạc hậu, kém hiểu biết
- Do hoàn cảnh: cái đói nghèo
-Ta chỉ dạy cách xếp hàng mà không dạy ý nghĩa của việc xếp hàng để làm gì? Bản
thân việc xếp hàng mang lại hiệu quả gì cho cộng đồng xã hội?
-Tâm lý đám đông là một nguyên nhân không nhỏ gây nên tình trạng này, có lẽ
loại tâm lý này xuất phát từ việc thiếu độc lập trong suy nghĩ và hành động
-Chưa có biện pháp xử lí

3. Hậu quả:

-Gây ùn tắc, hỗn loạn, phát sinh nhiều vấn đề tệ nạn


-Gây ấn tượng xấu trong mắt khách du lịch nước ngoài

4. Biện pháp:

-Đối với các hành vi chen lấn phải được cảnh cáo và xử lí thích đáng
-Thiết lập một xã hội công bằng
5. Bài học nhận thức

-Tuân thủ các quy định về văn hóa xếp hàng: xếp hang chờ thang máy, mua đồ
ăn,...

-Tự ý thức

You might also like