Mục đích khai thác chất liệu dân gian trong âm nhạc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Chương 3: Mục đích khai thác chất liệu dân gian trong âm nhạc

3.1. Nhu cầu thụ hưởng nghệ thuật hiệu quả, chất lượng
- Trong quá trình sáng tác ca khúc mới, các ca sĩ và nhạc sĩ phải luôn tìm tòi, tìm kiếm
các nguồn cảm hứng và luôn phải đắn đo trong việc lựa chọn các câu từ, từ ngữ và
giai điệu phù hợp cho ca khúc. Tránh đi những sai lầm và sự dễ dãi với việc sử dụng
ca từ không có ý nghĩa, không có chiều sâu và phản cảm vì vậy đối với các ca sĩ và
nhạc sĩ đây như là một điều cấm kị, một kẻ thù cần phải tránh xa. Điều này đã thúc
đẩy những ca sĩ, nhạc sĩ tìm đến chất liệu dân gian để nghiên cứu, khám phá và khai
thác nó với nhiều khía cạnh. Bởi vì chất liệu dân gian được ví như một kho tàng lịch
sử vô cùng vĩ đại và đáng trân quý của nền văn hóa nước nhà, nó không thể đong đếm
được bằng bất kì hình thức nào, nó là sản phẩm của sự kết tinh các giá trị cốt lõi và
tinh túy thông qua các mặt giá trị về giáo dục, đời sống, nhận thức, thẩm mỹ,… qua
một khoảng thời gian được trau chuốt, chắt lọc và sự gìn giữ của bao thế hệ trải dài
qua biết bao biến động trong lịch sử. Đã có rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ lựa chọn chất liệu
dân gian để khai thác và đưa vào các ca khúc, ta có thể nêu lên một vài cái tên tiêu
biểu như Hoàng Thùy Linh, Phương Mỹ Chi, Đức Thịnh, Hòa Minzy,… cùng với đó
là những ca khúc vô cùng nổi tiếng và nổi bật như Vợ chồng A Phủ (Hoàng Thùy
Linh), Đẩy xe bò (Phương Mỹ Chi), Thị Mầu (Hòa Minzy), Nam Quốc Sơn Hà (Erik
và Phương Mỹ Chi),…. Thông qua một số cái tên và sản phẩm nổi trội được nêu trên
tất cả đã khẳng định rằng các ca sĩ, nhạc sĩ Việt Nam đã tìm đến nghiên cứu và khai
thác các chất liệu dân gian, họ nhận thấy những giá trị cốt lõi và quan trọng ở các chất
liệu dân gian nhằm đưa các chất liệu dân gian vào ca khúc của mình đem đến cho
chúng những màu sắc, nội dung và giai điệu vô cùng bắt tai, dân dã và đậm chất văn
hóa Việt Nam. Và nó cũng cho thấy rằng chất lượng, hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm
đã được chất liệu dân gian tác động vô cùng mạnh mẽ, sức ảnh hưởng của nó đã giúp
cho tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn, lôi cuốn hơn, gây được tiếng vang và tạo nên một
sức sống bền bỉ cho tác phẩm qua thời gian.
3.2. Tự hào dân tộc, phục vụ trong đấu tranh vì độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Trong mọi giai đoạn phát triển lịch sử của dân tộc, của đất nước, mỗi thời kì luôn
chứng kiến những cột mốc phát triển vô cùng nổi bật thì song song đó là có sự phát
triển vô cùng rực rỡ của nền âm nhạc Việt Nam. Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm
trong lịch sử, trở thành một nước bị xâm lược bởi các nước thuộc địa và phải đấu
tranh để giành lại chính quyền từ kẻ thù, thời kỳ mới bắt đầu xây dựng nhà nước xã
hội chủ nghĩa hay những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm vô cùng khốc liệt
với mưa bom bão đạn như thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ hay thời kỳ đất
nước ta mới bước vào giai đoạn hòa bình hoàn toàn trên lãnh thổ sau chiến thắng vang
dội tại khắp miền Nam,… chúng đều xuất phát từ một tình yêu quê hương đất nước,
tinh thần đấu tranh vì độc lập tự do và sự hi sinh anh dũng của mọi người dân, cùng
với đó là ý thức cố gắng xây dựng, bảo vệ tổ quốc và phát triển đất nước trở nên giàu
mạnh, tất cả đều luôn nằm trong tiềm thức, nhận thức và là cốt lõi tạo nên biết bao con
người Việt Nam, qua nhiều thế hệ và cho đến ngày nay.
Tài liệu tham khảo:
Trịnh Lan Hương (2016), VẤN ĐỀ KHAI THÁC CHẤT LIỆU VĂN HỌC DÂN
GIAN TRONG SÁNG TÁC CA KHÚC VIỆT NAM, trích từ http://vannghiep.vn/wp-
content/uploads/2016/12/V%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-khai-th
%C3%A1c-ch%E1%BA%A5t-li%E1%BB%87u-v%C4%83n-h%E1%BB%8Dc-d
%C3%A2n-gian-trong-s%C3%A1ng-t%C3%A1c-ca-kh%C3%BAc-Vi%E1%BB
%87t-Nam-tt.pdf

You might also like