Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

ĐỀ CƯƠNG

NHẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

VẤN ĐỀ 1: KHÁI QUÁT VỀ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN – KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG
NGHỆ
I. Thế giới tự nhiên là gì?
Thế thới tự nhiên (hay gọi tắt là tự nhiên) là nói đến các hiện tượng xảy ra trong thế giới
vật chất cũng như trong sự sống nói chung.
Thế giới tự nhiên hàm chứa Thiên nhiên, trong đó nói đến Thiên nhiên thường là nói đến
Địa chất và Thế giới hoang dã – là những thứ không bị thay đổi đáng kể bởi sự can thiệp của con
người hoặc vẫn tồn tại bất chấp sự can thiệp của con người.

II. Những quy luật cơ bản của Thế giới Tự nhiên


1. Quy luật là gì?
Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng
hay giữa các yếu tố cấu thành, các thuộc tính của sự vật, hiện tượng.
Quy luật có hai tính chất cơ bản:
- Tính khách quan: Mọi quy luật đều tồn tại khách quan, con người không thể sáng tạo ra
quy luật cũng không thể làm trái quy luật. Khả năng cơ bản của con người là nhận thức và vận
dụng quy luật.
- Tính ổn định: Mọi quy luật đều phản ánh mối liên hệ lặp đi lặp lại giữa các yếu tố trong
sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

2. Quy luật của thế giới tự nhiên là gi?


Quy luật của thế giới tụ nhiên (hay gọi tắt là quy luật tự nhiên) là mối liên hệ bản chất, tất
nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng tự nhiên hay giữa các yếu tố cấu thành, các
thuộc tính của sự vật, hiện tượng tự nhiên.
Các quy luật tự nhiên phản ánh sự vận động và biến đổi của thế giới tự nhiên.
Thế giới tự nhiên có 6 qui luật cơ bản:
- Tính đa dạng
- Tính cấu trúc
- Tính hệ thống
- Tính tuần hoàn
- Tính vận động và biến đổi
- Tính tương tác
2.1 Quy luật về sự đa dạng của Thế giới tự nhiên.
* Quy luật về sự đa dạng của Thế giới tự nhiên được thể hiện rõ nét ở nhiều dạng điển hình:
 Vũ trụ: là tất cả không gian, thời gian và thành phần của chúng, bao gồm các hành tinh,
ngôi sao, thiên hà và tất cả các dạng vật chất và năng lượng.
 Mặt trời: là ngôn sao có dạng hình cầu (gần như hoàn hảo) nằm ở trung tâm Hệ Mặt Trời.
Trái Đất và các thiên thể khác như các hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi và
bụi quay quanh Mặt Trời.
 Ánh sáng: ánh sáng sinh ra từ Mặt Trời, vừa có tính chất hạt, vừa có tính chất sóng.
 Các hành tinh trong Hệ Mặt trời: Hệ Mặt Trời gồm 8 hành tinh: sao Thủy, sao Kim, Trái
Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương.
 Sao Thủy: là hành tinh nằm gần nhất với Mặt Trời, hầu như không có không khí để
hấp thụ các tác động của thiên thạch, bề mặt “rỗ” với nhiều hố lớn giống như Mặt
Trăng.
 Sao Kim: là hành tinh thứ hai tính từ Mặt Trời, là hành tinh cực kỳ nóng, thậm chí
còn nóng hơn cả sao Thủy, bầu khí quyển dày đặc, độc hại giữ nhiệt trong “hiệu
ứng nhà kính” mất kiểm soát. Sao Kim quay chậm theo hướng ngược lại với hầu
hết các hành tinh khác.
 Trái Đất: là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, là hành tinh nước với hai phần ba
hành tinh được bao phủ bởi đại dương và là hành tinh duy nhất được biết đến có
tồn tại sự sống, là ngôi nhà chung của hàng triệu loài sinh vật trong đó có cả con
người.
 Sao Hỏa: là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời, là hành tinh đất đá và khá lạnh. Phủ
kín bề mặt sao Hỏa là bụi bẩn, và hành tinh sao Hỏa ngập tràn nước.
 Sao Mộc: là hành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời - hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt
Trời, là một hành tinh khí khổng lồ, chứa chủ yếu là khi hidro và heli, có từ trường
mạnh với hàng hàng tá mặt trăng xung quanh.
 Sao Thổ: là hành tinh thứ sáu tính từ Mặt Trời, được biết nhiều nhất là vành đai của
nó. Những vành đai được tạo ra từ đá và băng đá. Sao Thổ cũng là một hành tinh
khí khổng lồ, chứa chủ yếu là khi hidro và heli.
 Sao Thiên Vương: là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời, là hành tinh khí khổng lồ
duy nhất có đường xích đạo vuông góc với quỹ đạo của nó và gần như song song
với mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh.
 Sao Hải Vương: là hành tinh thứ tám tính từ Mặt Trời. Hải Vương tinh đuuợc biết
đến nhờ những cơn gió mạnh nhất – đôi khi còn mạnh hơn cả tốc độ âm thanh. Sao
Hải Vương nằm ở xa và lạnh.
 Sự sống: biểu hiện sinh học của sự sống được đặc trưng bởi tổ chức sinh vật, trao đổi chất,
sinh trưởng, thích nghi, phản ứng lại kích thích và sinh sản. Thực vật và động vật là dạng
sinh vật sống lâu đời nhất, phong phú nhất về số loài trên Trái Đất. Sự sống được các nhà
khoa học cho rằng không chỉ tồn tại trên Trái Đất mà còn có thể ở bên ngoài Trái Đất. Chưa
tìm thấy một dẫn chứng trực tiếp về sự sống bên ngoài Trái Đất tuy nhiên công việc tìm
kiếm vẫn đang được tiếp tục thực hiện.
 Hệ sinh thái: Hệ sinh thái cũng là một trong những dạng điển hình của Thế giới tự nhiên.
Hệ sinh thái được cấu thành bởi các thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật và thành phần
vô sinh là sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã). Sinh vật trong quần xã luôn tác
động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với các thành phần cô sinh của sinh cảnh. Nhờ
đó, hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

* Sự đa dạng của Thế giới tự nhiên giúp duy trì sự cân bằng trong các hệ sinh thái và cung cấp
cho con người những tài nguyên hữu ích. Ví dụ: Sự đa dạng của thế giới vô sinh cung cấp cho con
người tài nguyên, khoáng sản và năng lượng... phục vụ đời sống của con người.

* Đa dạng sinh học – là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ
sinh thái trên cạn, sinh thái trong đại dương và hệ sinh thái thủy vực khác, cũng như các phức hệ
sinh thái mà các sinh vật tồn tại trong đó.
Đa dạng sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
môi trường ở Việt Nam, là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, duy trì nguồn gen vật nuôi, cây
trồng, cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu....
Bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ là vấn đề của một quốc gia, một địa phương, vùng
lãnh thổ hay một cá nhân mà là vấn đề chung của tất cả các nước.

2.2. Quy luật về tính cấu trúc của Thế giới tự nhiên.
 Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong Thế giới tự nhiên đều có cấu trúc nhất định. Thông
thường, các cấu trúc đó được mô phỏng bởi các mô hình. Các mô hình được xây dựng để
tạo điều kiện cho việc hiểu biết các quá trình và các cấu trúc không thể được quan sát trực
tiếp, hoặc để đưa ra dự đoán một cách hợp lý và dễ dàng hơn.
Ví dụ: Mô hình hành tinh của nguyên tử của Rutherford hay Mô hình nguyên tử của Bohr
đã giúp con người hiểu được cấu trúc của thế giới vi mô, từ đó ra đời Vật lí hạt nhân và
nhiều chuyên ngành khác nữa của Vật lí học hiện đại.

 Với những sự vật, hiện tượng tồn tại trong Thế giới tự nhiên mà có cấu trúc quan sát được
thì các cấu trúc đó thường hiển hiện ở dạng hình học nào đó, hình đơn lẻ hoặc hình tổ
hợp. Ví dụ: Trong con người, từng bộ phận đều có thể quy về các hình hình học cơ bản và
toàn thể cũng là một hình có thể xác định được. Các tinh thể trong Hóa học lại có cấu trúc
được thể hiện qua các đa diện đặc biệt, trong đó có các đa diện đều.

 Đa số của các thực thể trong Tự nhiên là không nhẵn, không tròn, là những thứ rối
ren, chằng chịt. Sự không đều đặn của các thực thể không phải tuyệt đối ngẫu nhiên, mà
trong hình thể không đều đặn có đều đặn. Nhiều thực thể có mức độ không đều đặn luôn
không đổi ở những thang bậc, mỗi thang bậc phản ánh một mức độ đều đặn. Công nghệ
ảnh, Kinh tế học,… và trong cả Kiến trúc.
 Cấu trúc tự nhiên luôn tuân thủ một nguyên tắc hình học xác định, đây cũng là cách mà
tự nhiên xác lập trật tự để tạo ra sự hài hòa trong sự hỗn độn của toàn thể.
 Ngày này, việc cải tiến các mô hình được sử dụng là đại diện của hệ thống thực hay xây
dựng các mô hình mới dựa trên những mô hình trước đó, là công việc thường xuyên của
các nhà khoa học nối tiếp nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.

* Ví dụ về tính cấu trúc của Thế giới tự nhiên:


 Mô hình nguyên tử của Bohr: mô tả nguyên tử gồm một hạt nhân nhỏ, mang điện tích
dương có các electron di chuyển xung quanh trên các quỹ đạo tròn − tương tự cấu trúc của
hệ Mặt Trời nhưng lực hấp dẫn được thay bằng lực tĩnh điện.
 Trong Công nghệ thông tin, dữ liệu của các bài toán thực tế đều được tổ chức dưới các
dạng có cấu trúc trước khi được chuyển hóa cho máy tính thực hiện. Cụ thể một cấu trúc
dữ liệu là một định dạng cho việc tổ chức, xử lý, thu hồi và lưu trữ dữ liệu. Mỗi cấu trúc
dữ liệu chứa đựng thông tin về giá trị dữ liệu, mối quan hệ giữa các dữ liệu và các phép
toán thực hiện trên dữ liệu đó. Các cấu trúc dữ liệu được phân loại theo đặc tính, có thể có
các đặc tính sau: Tuyến tính hoặc không tuyến tính, Đồng nhất hoặc không đồng nhất, Tĩnh
hoặc động. Một số ví dụ cấu trúc dữ liệu cơ bản:
 Ngăn xếp: Ngăn xếp (stack) là một cấu trúc dữ liệu bao gồm các đối tượng dữ liệu được
sắp xếp theo thứ tự tuyến tính, một trong hai đầu được gọi là đỉnh của ngăn xếp.
 Hàng đợi: Cũng như ngăn xếp, hàng đợi (Queue) là cấu trúc dữ liệu tuyến tính. Hàng
đợi là một danh sách các đối tượng, một đầu của danh sách được xem là đầu hàng đợi,
còn đầu kia của danh sách được xem là đuôi hàng đợi. Với hàng đợi, chúng ta chỉ có
thể xen một đối tượng mới vào đuôi hàng và loại đối tượng ở đầu hàng ra khỏi hàng.
Ví dụ hàng đợi trong hệ thống bán vé xem phim.
 Cây: Là cấu trúc dữ liệu không tuyến tính. Cây là một trong các cấu trúc dữ liệu quan
trọng nhất trong khoa học máy tính, được sử dụng trong thiết kế chương trình dịch, xử
lý ngôn ngữ tự nhiên, đặc biệt trong các vấn đề tổ chức dữ liệu để tìm kiếm và cập nhật
dữ liệu hiệu quả. Một ví dụ điển hình về cây là tập hợp các thành viên trong một dòng
họ với quan hệ cha – con. Trừ ông tổ của dòng họ này, mỗi một người trong dòng họ
là con của một người cha nào đó trong dòng họ. Biểu diễn dòng họ dưới dạng đồ thị
hướng: quan hệ cha – con được biểu diễn bởi các cung của đồ thị, nếu A là cha của B,
thì trong đồ thị có cung đi từ đỉnh A tới đỉnh B. Xem xét các đặc điểm của đồ thị định
hướng này, chúng ta đưa ra định nghĩa cây như sau: Cây là một đồ thị định hướng thỏa
mãn các tính chất sau:
o Có một đỉnh đặc biệt được gọi là gốc cây
o Mỗi đỉnh C bất kỳ không phải là gốc, tồn tại duy nhất một đỉnh P có cung
đi từ P đến C. Đỉnh P được gọi là cha của đỉnh C, và C là con của P
o Có đường đi duy nhất từ gốc tới mỗi đỉnh của cây.
 Đồ thị: Đồ thị là một mô hình toán học được sử dụng để biểu diễn một tập đối tượng
có quan hệ với nhau theo một cách nào đó. Chẳng hạn trong khoa học máy tính, đồ thị
được sử dụng để mô hình hoá một mạng truyền thông, kiến trúc của các máy tính song
song,... Đồ thị có thể được định nghĩa một cách hình thức như sau: Một đồ thị định
hướng G = (V,E) gồm một tập hữu hạn V các đỉnh và một tập E các cung. Mỗi cung là
một cặp có thứ tự các đỉnh khác nhau (u,v), tức là (u,v) và (v,u) là hai cung khác nhau.

2.3. Quy luật về tính hệ thống của Thế giới tự nhiên


 Vật chất trong tự nhiên tồn tại và được tổ chức thành các hệ thống. Trong đó:
 Hệ thống là một tổng thể bao gồm một nhóm các thực thể tương tác hoặc liên quan với
nhau tạo thành một thể thống nhất để thực hiện một chức năng. Mỗi bộ phận của hệ thống
thực hiện một vai trò khác nhau và tương tác qua lại với nhau, đảm bảo việc thực hiện chức
năng chung của toàn bộ hệ thống.
Ví dụ: một cỗ máy là một hệ thống các chi tiết liên kết với nhau thực hiện các chức năng
của cỗ máy
 Một hệ thống được phân định bởi các ranh giới không gian và thời gian, được bao quanh
và ảnh hưởng bởi môi trường của nó, được mô tả bởi cấu trúc và mục đích của nó và được
thể hiện trong chức năng của nó.
 Hệ thống là đối tượng nghiên cứu của Lí thuyết hệ thống. Lí thuyết hệ thống xem thế giới
là một hệ thống phức tạp gồm các phần kết nối với nhau. Chúng ta xác định phạm vi của
một hệ thống bằng cách xác định ranh giới của nó; điều này có nghĩa là lựa chọn thực thể
nào là bên trong hệ thống và thực thể nào là bên ngoài hệ thống, phần thuộc về môi trường.

− Những hệ thống tồn tại xung quanh ta:


 Có các hệ thống trong Tự nhiên như các hệ cơ quan trong cơ thể sống (hệ tiêu hóa, hệ sinh
sản,…) hay hệ thống Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời (chu kì chuyển động của Mặt Trăng
quanh Trái Đất, chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, hiện tượng nhật thực và
nguyệt thực, hiện tượng thủy triều, hiện tượng mùa và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
mùa trên Trái Đất,…), cũng có những hệ thống nhân tạo như mạch điện, hệ thống vận hành
của một chiếc ô tô, hay đơn giản như chiếc bút bi chúng ta viết hàng ngày cũng là một hệ
thống.
 Sinh giới cũng được phân chia theo hệ thống. Theo cấp độ tổ chức sống, sinh giới bao gồm
các cấp độ từ thấp đến cao như: phân tử, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần
thể, quần xã và hệ sinh thái. Trong đó, hệ sinh thái lớn nhất chính là Sinh quyển của Trái
Đất. Phân chia hệ thống theo bậc phân loại, sinh giới bao gồm các bậc: dạng (forma), thứ
(varientas), loài (species), chi (genus), họ (family), bộ (ordor), lớp (class), ngành
(phylum/divisio), giới (kingdom), lãnh giới (domain). Mỗi cấp độ của hệ thống có đặc điểm
riêng và tăng dần từ cấp độ thấp lên cấp độ cao về mức độ tổ chức, độ lớn, hoạt động chức
năng,.... Hệ thống phân chia đơn giản hơn chúng ta cũng có thể sử dụng là: loài, giống, họ,
bộ, lớp, ngành, giới.

 Các bộ phận của một hệ thống hoặc các hệ thống khác nhau tương tác với nhau để thực
hiện một chức năng như thế nào?
 Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau
theo các quy luật nhất định (để trở thành một chỉnh thể) nên các bộ phận của một hệ thống
phải liên quan; chúng phải được "thiết kế để hoạt động như một thực thể nhất quán" - nếu
không chúng sẽ là hai hoặc nhiều hệ thống riêng biệt.
 Khái niệm hệ thống gắn bó chặt chẽ với khái niệm "kết cấu". Nếu hệ thống là một thể thống
nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn nhau thì kết cấu là tổng thể các mối quan
hệ và liên hệ giữa các yếu tố của thể thống nhất đó. Kết cấu không nằm ngoài hệ thống.
Khái niệm kết cấu phản ánh hình thức sắp xếp của các yếu tố và tính chất của sự tác động
lẫn nhau của các mặt và các thuộc tính của chúng.
 Trong thực tế, các yếu tố của hệ thống không phải là những điểm trừu tượng mà là những
hệ thống phức tạp. Mỗi yếu tố cũng có nhiều nhiều mặt, nhiều thuộc tính, khi tác động lẫn
nhau với các yếu tố khác của hệ thống không phải tất cả các mặt, các thuộc tính của nó đều
tham gia mà chỉ một số mặt, một số thuộc tính nào đó mà thôi. Vì vậy, tính chất và phẩm
chất của các liên hệ phụ thuộc vào đặc điểm của các mặt nào đó của các yếu tố tham gia
tác động lẫn nhau. Như vậy, những mặt và thuộc tính của các yếu tố tham gia tác động lẫn
nhau càng lớn thì kết cấu của hệ thống càng phức tạp. Cùng một số yếu tố, khi tác động
lẫn nhau bằng những mặt khác nhau có thể tạo nên các hệ thống khác nhau.

 Việc hiểu biết sâu sắc các hệ thống tự nhiên giúp con người, trước hết, hiểu rõ chức năng
nhất định và tính độc lập tương đối của mỗi phần tử trong hệ thống, sau nữa, hiểu rõ những
mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các phần tử ảnh hưởng đến hệ thống, nhận biết được
những thuộc tính mới (gọi là tính trồi của hệ thống) mà từng phần tử riêng lẻ không có hoặc
có không đáng kể. Tất cả những điều đó cho phép con người hiểu rõ các quy luật vận động và
phát triển của Thế giới tự nhiên, không chỉ “giải thích thế giới”, mà còn “cải tạo thế giới”.
Chẳng hạn, việc hiểu rõ hệ thống khí hậu cho phép con người hiểu được các quy luật vận động
của thời tiết, từ đó giúp con người dự báo và hạn chế được các ảnh hưởng xấu của Thế giới tự
nhiên, đặc biệt là các thảm họa do thiên tai gây ra.

2.4. Quy luật về tính tuần hoàn của Thế giới tự nhiên
 Trong Thế giới tự nhiên, cấu trúc của các hệ thống hoặc sự vận động và biến đổi của các
hệ thống đều mang tính lặp đi lặp lại. Tính chất đó của Tự nhiên được gọi là tính tuần
hoàn hay sự tuần hoàn theo chu kì.
 Việc hiểu rõ quy luật tuần hoàn cho phép con người hiểu rõ các quy luật vận động và phát
triển của Thế giới tự nhiên, giúp con người dự đoán được các sự kiện và các quá trình sẽ
diễn ra trong tương lai. Từ đó giúp con người dự báo và hạn chế được các ảnh hưởng xấu
của Thế giới tự nhiên, đặc biệt là các thảm họa do thiên tai gây ra.
 Có nhiều ví dụ về tính tuần hoàn trong Thế giới tự nhiên: Vòng tuần hoàn của nước, carbon,
nitơ,... trong tự nhiên; Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Bảng tuần hoàn các
nguyên tố hóa học; Quy luật biến đổi tuần hoàn các tính chất của đơn chất, thành phần và
tính chất của các hợp chất; Chu kỳ sống của các sinh vật sống,…
 Vòng tuần hoàn của nước
Vòng tuần hoàn của nước, hoặc chu kỳ thủy văn, là sự lưu thông nước của Trái Đất. Nó
vận hành được nhờ Mặt Trời. Nhiệt của Mặt Trời làm nước bốc hơi chủ yếu từ các đại dương, và
cả từ sông hồ, mặt đất và các sinh vật. Các đám mây hình thành do hơi nước gặp lạnh và ngưng
tụ, rồi được gió (cũng phát sinh nhờ năng lượng của Mặt Trời) đưa đi xa. Khi các đám mây trở nên
bão hòa, nước sẽ rơi xuống thành mưa. Mưa dưới dạng tuyết được tích lại thành những
núi tuyết và băng hà có thể giữ nước đóng băng hàng nghìn năm. Trong những vùng khí hậu ấm
áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết tan và chảy thành dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần
lớn lượng giáng thuỷ rơi trên các đại dương; hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng
chảy mặt. Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông theo những thung lũng sông trong khu
vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dương. Dòng chảy mặt, và nước thấm được tích
luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt. Một lượng lớn nước thấm xuống dưới đất. Một lượng
nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào nước mặt (và đại đương)
dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt. Nước
ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây

Các hoạt động của con người ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn của nước ở nhiều điểm.
Chẳng hạn:
o Nước được khai thác phục vụ sinh hoạt và sau đó lại được thải vào vòng tuần hoàn, thông
thường đã bị ô nhiễm.
o Các nhà máy điện và các nhà máy sử dụng nước làm mát máy móc và phục vụ các quá
trình chế biến. Chúng thải ra đi-ô-xít lưu huỳnh (SO2), chất khí này lại được hơi nước trong
những đám mây hấp thụ và rơi xuống thành mưa axit.
o Phân bón trong nông nghiệp thường bị ngấm qua đất trồng và trôi ra sông ngòi.
Các chất gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất là các chất không bị sinh vật phân hủy hoặc không
tự phân hủy trong các quá trình tự nhiên. Chúng có thể được thực vật và động vật "ăn" phải
và được tích tụ trong các động vật ở trên đỉnh chuỗi thức ăn.

 Vòng tuần hoàn của Carbon: Chu trình sinh địa hóa của carbon

Khí quyển là nguồn cung cấp C chính trong chu trình tuần hoàn C (chủ yếu ở dưới dạng
CO2. CO2 đi vào hệ sinh thái nhờ quá trình quang hợp và trở lại khí quyển nhờ quá trình hô hấp
và quá trình đốt cháy.Thực vật lấy khí cacbonic (CO2) từ không khí dưới tác dụng của ánh sáng
mặt trời tạo ra chất hữu cơ. Thực vật thủy sinh cũng sử dụng một lượng CO2 đáng kể từ trong môi
trường nước, trong môi trường nước sự trao đổi CO2 cũng diễn ra với sự trao đổi của hô hấp. Cây
sử dụng CO2, nước, các hợp chất từ trong đất (C, N, P…) để tạo ra những cacbonhydrate như
glucose, và oxy được sinh ra như là một sản phẩm phụ của quá trình quang hợp. Glucose sau đó
có thể được sử dụng ở dạng tinh bột và Celluloso được động vật hoặc vi khuẩn sử dụng hình thành
một lượng sinh khối, thịt… Động vật ăn nguồn sinh khối và hô hấp sản sinh ra CO2 như một phụ
phẩm.
Glucose hoặc celluloso khi bị đốt cháy sẽ sản sinh ra lại CO2 và đi vào trong khí quyển, Mặc
khác việc đốt những nguyên liệu hóa thạch, nguyên liệu dầu… cũng sản sinh ra một lượng CO2 to
lớn cho khí quyển.
Thực vật cũng sản sinh ra lượng CO2 cho khí quyển thông qua quá trình hô hấp và ban đêm.
Chất thải do động vật thải ra được một số vi khuẩn và nấm chọn lọc và hấp thu một số chất
cần thiết cho quá trình sinh trưởng của mình và quá trình này cũng sản sinh CO2 cho khí quyên,
Ngoài ra động vật và thực vật chết đi sự phân hủy cũng sản sinh ra lượng CO2 cho khí quyển.
Trong môi trường nước Cacbon tồn tại dạng hòa tan chủ yếu dạng CO2 và HCO3- cả 2 đề
góp phần vào quá trình quang hợp và sự chuyển hóa C trong nước tư tự như trong khí quyển.
 Vòng tuần hoàn của Nitrogen: Chu trình sinh địa hóa của nitrogen

Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối amôni (NH4+) và nitrat (NO3–).
Các muối amôni (NH4+) và nitrat (NO3–) được hình thành trong tự nhiên bằng con đường vật
lí, hóa học và sinh học. Trong đó lượng muối nitơ được tổng hợp bằng con đường sinh học là
lớn hơn cả (vi khuẩn cố định đạm sống có thể sống cộng sinh hoặc sống tự do trong đất có khả
năng cố định nitơ tự do – N2 từ không khí).

Nitơ từ xác sinh vật trở lại môi trường đất, nước thông qua hoạt động

 Phân giải chất hữu cơ của VK, nấm,…


 Sự trao đổi nitơ trong quần xã qua chuỗi và lưới thức ăn
 Hoạt động phản nitrat của vi khuẩn trả lại một lượng nitơ phân tử cho đất, nước và bầu
khí quyển.

+ Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học: Với mỗi nguyên tử, các electron lớp
ngoài cùng được gọi là electron hóa trị, có khả năng tham gia liên kết hóa học, quyết định
đến tính chất hóa học. Sự lặp đi lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng dẫn đến sự lặp đi
lặp lại tính chất của nguyên tử.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng được phân bố thành: Vỏ nguyên tử => Lớp => Phân
lớp => Orbital (2 electron). (Cách phân bố này giống như cách phân bố học sinh trong trường
học: Trường => Lớp => Tổ => Bàn (2 học sinh)!). Ta gọi s, p, d, f là kí hiệu phân lớp, cho biết
hình dạng của orbital (vùng không gian chuyển động của electron) như sau: s (hình cầu, có 1
orbital), p (hình số 8, có 3 orbital), d (hình hoa thị, có 5 orbital), f (dạng phức tạp, có 7 orbital).
Khi đó, bảng tuần hoàn các nguyên tố cho thấy:

2.5. Quy luật về sự vận động và biến đổi của Thế giới tự nhiên
 Vận động là một phạm trù của Triết học dùng để chỉ sự thay đổi của tất cả mọi sự vật,
hiện tượng, mọi quá trình diễn ra trong không gian, vũ trụ từ đơn giản đến tư duy. Vận
động "là thuộc tính cố hữu của vật chất" và "là phương thức tồn tại của vật chất" có
nghĩa là vật chất tồn tại bằng vận động. Thông qua vận động, vật chất mới biểu hiện và
bộc lộ bản chất của mình và do đó, con người nhận thức được bản thân vật chất thông
quan nhận thức được những hình thức vận động của vật chất.
Ví dụ:

 Vận động và biến đổi là thuộc tính cốt lõi của Thế giới tự nhiên. Dựa trên những thành
tựu khoa học của thời đại lúc đang sinh sống, Engels đã phân chia vận động thành 5
hình thức cơ bản (xếp từ đơn giản đến phức tạp). Đó là:
 Vận động cơ học (là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian).
o Ví dụ:
 Vận động vật lý (tức sự vận động của các phân tử, vận động điện tử, các quá trình nhiệt
điện, các dạng thay đổi của vật chất, các dạng tương tác của vật chất và năng lượng,...).
o Ví dụ:
 Vận động hóa học (vận động của các nguyên tử, các quá trình hóa hợp và phân giải các
chất, sự thay đổi của vật chất, phản ứng hóa học,…).
o Ví dụ:
 Vận động sinh học (trao đổi chất trong cơ thể và giữa cơ thể sống với môi trường).
o Ví dụ:
 Vận động xã hội (sự thay đổi, thay thế các quá trình xã hội của các hình thái kinh tế -
xã hội).
o Ví dụ:
Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp, bao hàm
trong nó tất cả các hình thức vận động thấp hơn. Nhưng các hình thức vận động thấp không có
khả năng bao hàm các hình thức vận động ở trình độ cao hơn. Ví dụ: Trong vận động vật lý
thì bao gồm vận động cơ học, trong vận động hóa học vì bao gồm vận động vật lý và trong vận
động sinh học bao gồm vận động hóa học và vận động xã hội bao gồm vận động sinh học cũng
như tất cả các vật động nêu trên. Tuy nhiên vận động cơ học không thể bao gồm vận động xã
hội.
Các hình thức vận động nói trên khác nhau về chất. Từ vận động cơ học đến vận động xã
hội là sự khác nhau về trình độ của sự vận động, những trình độ này tương ứng với trình độ
của các kết cấu vật chất. và trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể gắn liền với nhiều hình
thức vận động khác nhau. Dù vậy, bản thân sự tồn tại của sự vật đó thường đặc trưng bằng một
hình thức vận động cơ bản. Chính bằng sự phân loại các hình thức vận động cơ bản, Engels đã
góp phần đặt cơ sở cho sự phân loại các khoa học tương ứng với đối tượng nghiên cứu của
chúng và chỉ ra cơ sở của khuynh hướng phân ngành và hợp ngành của các khoa học.

2.6. Quy luật về sự tương tác của Thế giới tự nhiên


 Tương tác là một trong những nguyên lý cơ bản chi phối mọi vật trong tự nhiên. Đối
với thế giới sống, sự tương tác giữa các sinh vật sống và môi trường được thể hiện ở
các cấp độ khác nhau: tương tác xảy ra trong cơ thể sinh vật, giữa sinh vật với sinh vật
và giữa các sinh vật và môi trường. Tương tác trong hệ sinh thái thể hiện ở: ảnh hưởng
của các nhân tố sinh thái đến đời sống sinh vật; quan hệ giữa sinh vật - môi trường;
quan hệ giữa sinh vật - sinh vật trong quần thể và trong quần xã. Ngoài ra, trong tự
nhiên còn có sự tương tác giữa các lực và các đối tượng, giữa vật chất và năng lượng.
Các tương tác này thường đi kèm sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.
 Nghiên cứu về sự tương tác giữa và trong các hệ thống giúp con người hiểu rõ hơn về
môi trường và vai trò của con người trong đó. Sự tương tác của con người với môi
trường của mình dẫn tới sự phát triển của Khoa học và Công nghệ. Đồng thời, Khoa
học và Công nghệ ảnh hưởng đến cách mà con người tương tác với môi trường của
mình. Bằng cách hiểu sự tương tác giữa con người và môi trường, con người có thể
đánh giá tốt hơn hậu quả của những hành động của mình và biết chịu trách nhiệm về
các hành động đó.
Ví dụ: Quy luật về sự tương tác của Thế giới tự nhiên trong lĩnh vực Công nghệ thông
tin. Tương tác người-máy (Human Computer Interaction – HCI) là một trong những nghiên
cứu quan trọng trong khoa học máy tính.
Hãy thử tưởng tượng một người dùng đầu cuối sử dụng một phần mềm nào đó, do hạn
chế về tri thức của mình hay do nhà thiết kế tồi, mà lẽ ra thay vì kích hoạt một chức năng anh
ta lại nhấn nhầm và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tại sao máy tính vẫn được coi là thân thiện,
dễ dùng mà vẫn xảy ra những điều đáng tiếc như vậy? Nếu điều đó thường xuyên xảy ra, liệu
còn có ai dám mạo hiểm sử dụng phần mềm nữa không khi mà việc dùng nó quá mệt mỏi và
căng thẳng? Vì vậy, máy tính và các thiết bị liên quan phải được thiết kế dựa trên một sự hiểu
biết sâu sắc về những điều như: suy nghĩ của con người khi thực hiện các nhiệm vụ (theo nghĩa
truyền thống!); việc sử dụng máy tính và các thiết bị phải tạo thành một mạch liên tục với công
việc hàng ngày của con người; cách thức chuyển các tri thức sẵn có sang một hệ thống thực
hiện mới.
Thực ra, Khoa học về sự tương tác giữa con người và máy móc đã ra đời từ lâu, được
nghiên cứu ngày càng sâu sắc nhằm giải quyết những vấn đề trên. Có thể nói, khoa học về sự
tương tác giữa con người và máy móc đã góp phần tăng tính tiện dụng của các loại máy móc,
công cụ sản xuất, đưa năng suất làm việc lên cao.
Những tương tác người - máy tính là sự phát triển tiếp theo của khoa học nói trên trong
thời đại hiện nay, khi vai trò của máy tính và các ứng dụng của công nghệ thông tin ngày càng
trở nên phổ biến. Ở đây ta không quan tâm nhiều tới cấu tạo vật lý của máy tính mà quan tâm
tới người dùng (là con người!) và các thao tác của họ với máy tính, rút ra các nguyên tắc, các
quy luật để có thể phát triển các chương trình ngày càng tiện dụng hơn, đáp ứng tối đa mong
muốn của người dùng. Nghiên cứu về tương tác người - máy tính không đơn thuần là nghiên
cứu về cách xây dựng giao diện thân thiện với người dùng mà là khoa học để xây dựng, bố trí
chương trình có thể giúp người dùng hoàn thành công việc của họ một cách nhẹ nhàng nhất.
Kết quả của việc nghiên cứu tương tác người - máy tính giúp ích cho nhà phát triển trong suốt
vòng đời của phần mềm: lấy yêu cầu, phân tích, thiết kế, kiểm thử,… Những hiểu biết đó giúp
cho phần mềm làm ra thoả mãn hơn các yêu cầu của người dùng, đặc biệt là về tính tiện dụng.
VẤN ĐỀ 2: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.
I. Khí hậu và Thời tiết
1. Khí hậu.
 Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện
tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian
dài ở một vùng, miền xác định. Khoảng thời gian truyền thống để thống kê số liệu là
30 năm, theo như định nghĩa của Tổ chức Khí tượng Thế giới.
 Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như: tọa độ địa lý, địa
hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các dòng hải lưu ở các đại
dương lân cận… Có một số yếu tố không đổi (hoặc chỉ thay đổi rất nhỏ theo thời gian)
để xác định khí hậu như: tọa độ địa lý, độ cao, tỉ lệ giữa đất và nước, các đại dương và
vùng núi lân cận… Cũng có những yếu tố quyết định khác sinh động hơn, thay đổi
thường xuyên hơn.
 Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và
lượng mưa. Sơ đồ phân loại khí hậu gồm các vùng: khí hậu nhiệt đới, khí hậu khô, khí
hậu ôn đới, khí hậu lục địa, khí hậu vùng cực.
2. Thời tiết.
 Thời tiết (weather) chỉ đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần. Một cách
chính xác hơn, thời tiết là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác
định bằng tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,…

II. Biến đổi khí hậu


1. Khái niệm.
 Biến đổi khí hậu (tên gọi đầy đủ là Biến đổi khí hậu Trái Đất) thường được hiểu là sự
thay đổi của hệ thống khí hậu của Trái Đất, bao gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển,
thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và
nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.
 Định nghĩa chung nhất cho sự biến đổi khí hậu là sự thay đổi các đặc điểm mang tính
thống kê của hệ thống khí hậu khi xét đến những chu kỳ dài hàng thập kỷ hoặc lâu hơn,
mà không kể đến các nguyên nhân.
 Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu Trái đất:
o Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung.
o Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con
người và các sinh vật trên Trái Đất.
o Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các
đảo nhỏ trên biển.
o Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của
trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt
động của con người.
o Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn
nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
o Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ
quyển, sinh quyển, các địa quyển.
2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu có thể do các quá trình tự nhiên và
cũng có thể do tác động của con người.
a) Biến đổi khí hậu do yếu tố tự nhiên
Những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự thay đổi của khí hậu trái đất có thể là từ bên
ngoài, hoặc do sự thay đổi bên trong và tương tác giữa các thành phần của hệ thống khí hậu
trái đất, bao gồm:
 Thay đổi của các tham số quĩ đạo trái đất
 Biến đổi trong phân bố lục địa - biển của bề mặt trái đất
 Sự biến đổi về phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của trái đất.
 Hoạt động của núi lửa.
b) Biến đổi khí hậu do tác động của con người
Có hai tác động chủ yếu của con người gây nên biến đổi khí hậu, đó là:
- Hiệu ứng nhà kính.
- Hoạt động của con người và sự nóng lên toàn cầu
3. Hiện tượng ấm lên toàn cầu
 Ấm lên toàn cầu, nóng lên toàn cầu, hay hâm nóng toàn cầu là hiện tượng nhiệt độ trung
bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong các
thập kỷ gần đây.
 Bằng chứng phổ biến nhất về hiện tượng ấm lên toàn cầu là xu hướng thay đổi của nhiệt
độ trung bình trên toàn cầu gần bề mặt Trái Đất.
 Sự thay đổi nhiệt độ diễn ra khác nhau ở những khu vực khác nhau trên địa cầu. Nhiệt
độ đại dương tăng chậm hơn trên đất liền bởi vì các đại dương có nhiệt dung riêng hiệu
dụng lớn hơn và do đại dương mất nhiệt nhiều hơn thông qua sự bốc hơi. Bắc bán cầu
ấm nhanh hơn Nam bán cầu bởi vì nó có diện tích đất lớn hơn và vì nó có những khu
vực rộng lớn có mùa tuyết và vùng biển có băng che phủ, nơi diễn ra hiện tượng phản
hồi ice-albedo.
 Tỷ lệ phần trăm các hoạt động của loài người đối với sự làm tăng nhiệt độ Trái Đất:
 Sử dụng năng lượng: 50%
 Công nghiệp: 24%
 Nông nghiệp:13%
 Phá rừng: 14%
4. Hiệu ứng nhà kính
 Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect), dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng
bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp
thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc
sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
 Ngày nay người ta hiểu khái niệm này rộng hơn, Hiệu ứng nhà kính là quá trình mà
theo đó các khí trong khí quyển hấp thụ và phát ra bức xạ hồng ngoại làm ấm tầng
dưới của khí quyển và bề mặt của hành tinh. Trong tự nhiên, hiệu ứng này giúp duy
trì nhiệt độ Trái Đất cao hơn khoảng 30oC so với trường hợp không có các chất khí đó
và do vậy Trái Đất không bị quá lạnh.
* Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.
Khí nhà kính – hoạt động lao động, sản xuất, sinh hoạt của con người.
 Khí nhà kính (Greenhouse Gases - GHGs): Là các khí trong khí quyển, cả tự nhiên và
nhân tạo, hấp thụ và phát ra bức xạ ở các bước sóng trong quang phổ bức xạ hồng ngoại
của bề mặt trái đất, khí quyển, mây. Các khí nhà kính chính trong khí quyển là: hơi
nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC.
 Các khí nhà kính gây ra hiệu ứng nhà kính với việc giảm năng lượng bức xạ của Trái
Đất thoát ra vũ trụ, làm ấm lên tầng bên dưới khí quyển và bề mặt Trái Đất. Khí nhà
kính ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của Trái Đất, nếu không có chúng nhiệt độ bề
mặt Trái Đất trung bình sẽ lạnh hơn hiện tại khoảng 33°C (59 °F).
 Hoạt động của con người kể từ cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã làm tăng số
lượng các khí nhà kính trong khí quyển, làm tăng lực bức xạ từ CO2, metan, ôzôn tầng
đối lưu, CFC và nitơ ôxit. Nồng độ CO2 và metan đã tăng khoảng 36% và 148% kể từ
giữa thập niên 1700. Nồng độ CO2 đang tiếp tục tăng do việc đốt nhiên liệu hóa thạch
và các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính.
Nhiệt dung riêng của đại dương và lượng CO2 trong khí quyển.
 Tuy nhiên, sự ấm dần lên sẽ tiếp tục diễn ra sau năm 2100 ngay cả trong trường hợp
chúng ta ngừng phát thải khí nhà kính, điều này là do nhiệt dung riêng của đại dương
vẫn rất lớn và lượng carbon dioxit vẫn còn tồn tại lâu trong khí quyển.

5. Hậu quả của biến đổi khí hậu


5.1. Hậu quả tới hệ sinh thái cũng như môi trường sống của con người. Dưới đây là một số
hậu quả gây ra cho Trái Đất:
 Hơi nước và Mây: Việc ấm lên làm cho khí quyển giữ nhiều hơi nước hơn, và kéo dài
cho đến khi các quá trình khác trong khí quyển đạt đến sự cân bằng. Kết quả là hiệu
ứng nhà kính không chỉ do một mình CO2 gây ra. Sự ấm lên cũng sẽ thay đổi sự phân
bố và kiểu mây. Về không gian bên dưới, các đám mây phát bức xạ hồng ngoại trở về
bề mặt Trái Đất, và tăng hiệu ứng ấm; còn không gian phía trên, các đám mây phản xạ
ánh sáng mặt trời và phát xạ bức xạ hồng ngoại vào không gian điều này làm tăng hiệu
ứng lạnh.
 Nhiệt độ: Lý thuyết và các mô hình khí hậu chỉ ra rằng hiện tượng ấm lên toàn cầu sẽ
làm giảm tốc độ giảm nhiệt độ theo độ cao, tạo ra một phản ứng giảm nhiệt độ làm yếu
đi hiệu ứng nhà kính.
 Băng và nước biển dâng: Băng tan tại hai cực làm nước biển dâng cao; mực nước biển
dâng lên sẽ làm biến đổi lượng giáng thủy, dẫn đến nguy cơ mất đi vĩnh viễn của những
đảo quốc có độ cao xấp xỉ mực nước biển và những vùng đất thấp ven biển, còn có thể
dẫn đến sự mở rộng của các sa mạc vùng cận nhiệt đới. Nó ảnh hưởng đến các nguồn
tài nguyên, trong đó có tài nguyên biển. Ví dụ: Chỉ tại riêng Hoa Kỳ, mực nước biển
dự đoán tăng 50 cm vào năm 2100, có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và
4.000 dặm vuông đất ướt. Khi băng tan, sẽ lộ ra các vùng đất hoặc nước. Các vùng này
có độ phản xạ trung bình thấp hơn băng và sẽ hấp thụ nhiều bức xạ mặt trời hơn, làm
ấm hơn và cứ thể chu trình này sẽ tiếp diễn.
 Thay đổi hệ thống khí: Sự ấm lên cũng làm kích hoạt việc giải phóng khí mêtan ở Bắc
Cực. Thêm vào đó, CO2 thoát khỏi đại dương, giảm sự hấp thụ CO2 bởi các hệ sinh thái
biển. Khả năng tách cacbon của các hệ sinh thái biển được cho là làm giảm sự ấm lên
ở các đại dương. Do sự ấm lên làm giảm lượng dinh dưỡng trong tầng nước biển sâu
trung bình (ở độ sâu khoảng 200 đến 1.000 m), do đó làm hạn chế sự phát triển của tảo
cát làm thuận lợi cho các sinh vật phù du nhỏ hơn làm bơm sinh học cacbon nghèo hơn.
 Bão tố
 Hệ sinh thái bị phá hủy: Biến đổi khí hậu ngày càng thay đổi sẽ làm cho hệ sinh thái
của Trái Đất bị thay đổi: mất đi sự đa dạng sinh học, dịch bệnh tràn lan, ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người. Việc biến đổi sẽ làm cho nguồn nước ngọt
bị thiếu hụt, môi trường không khí bị ô nhiễm, Các nguồn năng lượng tự nhiên dần bị
cạn kiệt và một số vấn đề khác. Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ
xảy ra hơn.
5.2. Hậu quả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
 Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng lớn đến các ngành kinh tế trên thế giới, thậm chí nhiều
lúc khiến thị trường mất ổn định, nảy sinh sự lũng đoạn thị trường, bất ổn chính trị có
khả năng diễn ra.
 Theo UNEP (Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc), các quốc gia đang phát triển
phụ thuộc vào nông nghiệp đặc biệt sẽ bị thiệt hại bởi hiện tượng ấm lên toàn cầu; các
khu vực kinh tế có khả năng đối mặt với các khó khăn liên quan đến biến đổi khí hậu
như ngân hàng, nông nghiệp, vận tải và các khu vực kinh tế khác… Chẳng hạn: nhiệt
độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng; vận chuyển đường thủy
có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm mực nước sông.

6. Tình trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam


 Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất thế giới trước những tác động
của biến đổi khí hậu, đe dọa những nỗ lực tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và
phát triển bền vững trong dài hạn.
 Tính dễ tổn thương của Việt Nam gia tăng do Việt Nam vốn đã chịu nhiều rủi ro thiên
tai, do vị trí địa lý, mô hình phát triển kinh tế và các vùng đồng bằng và ven biển với
mật độ dân cư cao cũng như các nhóm dân cư là người dân tộc thiểu số tại các vùng
cao và hẻo lánh. Nhiệt độ tăng, hạn hán và lụt lội ngày càng trầm trọng, mực nước biển
dâng và tăng tần suất xuất hiện bão đe dọa tới an ninh lương thực, sinh kế và cuộc sống
của hàng triệu người dân Việt Nam.
6.1. Tóm tắt xu thế biến đổi khí hậu ở Việt Nam
 Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong những thập kỷ
gần đây.
 Lượng mưa trung bình năm có xu thế giảm ở hầu hết các trạm phía Bắc; tăng ở hầu hết
các trạm phía Nam.
 Cực trị nhiệt độ tăng ở hầu hết các vùng, ngoại trừ nhiệt độ tối cao có xu thế giảm ở
một số trạm phía Nam.
 Hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn trong mùa khô.
 Mưa cực đoan giảm đáng kể ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, tăng mạnh ở Nam Trung Bộ
và Tây Nguyên.
 Số lượng bão mạnh có xu hướng tăng.
 Số ngày rét đậm, rét hại có xu thế giảm nhưng xuất hiện những đợt rét dị thường.
6.2. Tóm tắt xu thế biến đổi mực nước biển tại Việt Nam
Theo số liệu mực nước quan trắc tại các trạm hải văn:
 Mực nước tại hầu hết các trạm đều có xu thế tăng.
 Trạm Phú Quý có xu thế tăng mạnh nhất (5,6mm/năm).
 Trạm Hòn Ngư và Cô Tô có xu thế giảm (5,77 và 1,45mm/năm).
 Trạm Cồn Cỏ và Quy Nhơn không có xu thế rõ rệt.
 Mực nước trung bình tại tất cả các trạm có xu thế tăng khoảng 2,45mm/năm.
 Giai đoạn 1993-2014, mực nước tại các trạm có xu thế tăng khoảng 3,34mm/năm.
Theo số liệu vệ tinh giai đoạn 1993-2014:
 Mực nước trung bình toàn Biển Đông có xu thế tăng (4,05±0,6mm/năm).
 Mực nước trung bình khu vực ven biển Việt Nam có xu thế tăng (3,50±0,7mm/năm).
 Mực nước khu vực ven biển Nam Trung Bộ tăng mạnh nhất (5,6mm).
 Mực nước khu vực ven biển Vịnh Bắc Bộ có mức tăng thấp nhất (2,5mm/năm).

6.3. Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam vào cuối thế kỷ 21
 Nhiệt độ: Theo kịch bản RCP4.5, nhiệt độ trung bình năm tăng 1,9÷2,4oC ở phía Bắc
và 1,7÷1,9oC ở phía Nam. Theo kịch bản RCP8.5, mức tăng 3,3÷4,0oC ở phía Bắc và
3,0÷3,5oC ở phía Nam. Nhiệt độ cực trị có xu thế tăng rõ rệt.
 Lượng mưa: Theo kịch bản RCP4.5, lượng mưa năm tăng phổ biến từ 5÷15%. Theo
kịch bản RCP8.5, mức tăng nhiều nhất có thể trên 20% ở hầu hết Bắc Bộ, Trung Trung
Bộ, một phần Nam Bộ và Tây Nguyên. Giá trị trung bình của lượng mưa 1 ngày lớn
nhất có xu thế tăng trên toàn lãnh thổ Việt Nam (10÷70%) so với trung bình thời kỳ cơ
sở.
 Gió mùa và một số hiện tượng cực đoan: Số lượng bão mạnh đến rất mạnh có xu thế
tăng; gió mùa mùa hè có xu thế bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn. Mưa trong thời
kỳ hoạt động của gió mùa có xu hướng tăng. Số ngày rét đậm, rét hại ở các tỉnh miền
núi phía Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đều giảm. Số ngày nắng nóng (Tx ≥
35oC) có xu thế tăng trên phần lớn cả nước, lớn nhất là ở Bắc Trung Bộ, Nam Trung
Bộ và Nam Bộ. Hạn hán có thể trở nên khắc nghiệt hơn ở một số vùng do nhiệt độ tăng
và khả năng giảm lượng mưa trong mùa khô.
6.4. Tóm tắt kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam
 Kịch bản nước biển dâng chỉ xét đến sự thay đổi mực nước biển trung bình do biến đổi
khí hậu, mà không xét đến ảnh hưởng của các yếu tố khác gây nên sự dâng cao của mực
nước biển như: nước dâng do bão, nước dâng do gió mùa, thủy triều, quá trình nâng/hạ
địa chất và các quá trình khác.
 Kịch bản nước biển dâng được xây dựng cho các tỉnh ven biển, 7 khu vực ven biển,
quần đảo Hoàng Sa, và quần đảo Trường Sa.
 Đóng góp lớn nhất vào mực nước biển dâng ở khu vực biển Việt Nam là thành phần
giãn nở nhiệt và động lực, sau đó là thành phần băng tan tại sông băng và núi băng
trên lục địa.

 Đến năm 2050, mực nước biển dâng trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam theo
kịch bản RCP2.6 là 21 cm (13 cm ÷ 32 cm), theo RCP4.5 là 22 cm (14 cm ÷ 32 cm),
theo RCP6.0 là 22 cm (14 cm ÷ 32 cm) và theo RCP8.5 là 21 cm (17 cm ÷ 35 cm).

 Đến năm 2100, mực nước biển dâng trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam theo
kịch bản RCP2.6 là 44 cm (27 cm ÷ 66 cm), theo RCP4.5 là 53 cm (32 cm ÷ 76 cm),
theo RCP6.0 là 56 cm (37 cm ÷ 81 cm) và theo RCP8.5 là 73 cm (49 cm ÷ 103 cm).

 Kịch bản mực nước biển dâng trung bình ven biển Việt Nam có khả năng cao hơn mực
nước biển trung bình toàn cầu. Mực nước biển dâng khu vực ven biển các tỉnh phía nam
cao hơn so với khu vực phía bắc. Đến cuối thế kỷ 21, khu vực ven biển từ Móng Cái -
Hòn Dáu và Hòn Dáu - Đèo Ngang có mực nước biển dâng thấp nhất, theo RCP4.5 là
55 cm (33 cm ÷ 78 cm), theo RCP8.5 là 72 cm (49 cm ÷ 101 cm). Khu vực ven biển từ
Mũi Cà Mau – Kiên Giang có mực nước biển dâng cao nhất, theo RCP4.5 là 53 cm (32
cm ÷ 75 cm), theo RCP8.5 là 75 cm (52 cm ÷ 106 cm).

 Khu vực giữa Biển Đông có mực nước biển dâng cao hơn so với các khu vực khác. Đến
cuối thế kỷ 21, khu vực quần đảo Hoàng Sa có mực nước biển dâng theo RCP4.5 là 58
cm (36 cm ÷ 80 cm), theo RCP 8.5 là 78 cm (52 cm ÷ 107 cm). Khu vực quần đảo
Trường Sa có mực nước biển dâng theo RCP4.5 là 57 cm (33 cm ÷ 83 cm), theo RCP8.5
là 77 cm (50 cm ÷ 107 cm).
6.5. Nguy cơ ngập úng với mực nước biển dâng 100cm
 Khoảng 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng, 4,79% diện tích tỉnh Quảng Ninh có
nguy cơ bị ngập.
 Khoảng 1,47% diện tích đất các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình
Thuận có nguy cơ bị ngập. Trong đó, Thừa Thiên - Huế có nguy cơ cao nhất (7,69%
diện tích).
 Khoảng 17,8% diện tích Tp. Hồ Chí Minh, khoảng 4,79% diện tích Bà Rịa - Vũng Tàu
có nguy cơ bị ngập; Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có nguy cơ ngập cao (38,9%
diện tích); Các đảo có nguy cơ ngập cao nhất là cụm đảo Vân Đồn, cụm đảo Côn Đảo
và Phú Quốc. Nguy cơ ngập đối với những đảo thuộc quần đảo Trường Sa là không
lớn. Quần đảo Hoàng Sa có nguy cơ ngập lớn hơn, nhất là đối với một số đảo thuộc
nhóm đảo Lưỡi Liềm và đảo Tri Tôn.
6.6. Ảnh hưởng của vấn đề nước biển dâng đối với Việt Nam.
- Thứ nhất, Việt Nam là một nước có nền kinh tế dựa vào nông nghiệp trồng lúa nước,
chính vì thế sự đe doạ về kịch bản nước biển dâng ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh
tế VN nếu không sớm tìm ra giống lúa mới thích ứng được với sự biến đổi khí hậu
này.
- Thứ hai, việc thu hẹp diện tích đất đai khiến rất nhiều người dân mất đi diện tích đất
ở cũng như nơi làm việc, trồng trọt đặc biệt là một nước có mật độ dân số đông như
Việt Nam.
- Thứ ba, việc này đe doạ trực tiếp đến sự sống còn của con người khi khả năng thiên
tai càng cao hơn. Ví dụ như sóng thần, bão...
- Thứ tư, làm suy thoái hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi.

6.7. Khoa học tự nhiên và Công nghệ góp phần giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu
Khoa học tự nhiên và Công nghệ giúp con người cách ứng phó với biến đổi khí hậu trên
những mặt sau:
 Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
 Cải tạo, nâng cấp hạ tầng.
 Làm việc gần nhà.
 Tiết kiệm, giảm chi tiêu.
 Ăn uống thông minh, tăng cường rau, hoa quả.
 Chặn đứng nạn phá rừng.
 Tiết kiệm điện.
 Khai phá những nguồn năng lượng mới.
 Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái Đất.
6.8. Định hướng và giải pháp vĩ mô
Biến đổi khí hậu là vấn đề nhân loại đã nhận thấy và tìm hướng giải quyết cách đây vài
chục năm, thông qua rất nhiều nghị định, công ước về vấn đề Biến đổi khí hậu và nước biển
dâng.
 Đối với các vùng ven biển, cần xem xét các công trình cơ sở hạ tầng một cách cẩn trọng
như lựa chọn vị trí xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế, kết cấu,...Cần được nâng cấp, di dời
kịp thời. Đồng thời có kế hoạch rõ ràng về phòng chống bão lũ, thiên tai cho người dân
ven biển...
 Đối với sản xuất nông nghiệp, có hệ thống đo đạc, đánh giá cụ thể những tác động mà
nước biển dâng đối với từng hệ thống sản xuất nông nghiệp đang bị ngọt hoá, trên cơ
sở đó đề ra giải pháp ứng phó dự trù sẵn sàng. Chúng ta hoàn toàn có thể giả thiết một
tốc độ dâng cao của nước biển cùng với những kịch bản dòng chảy từ thượng lưu và sử
dụng các mô hình tóan (SAL, VRSAP, MIKE...) để dự báo sự diễn biến (gia tăng) của
vùng bị xâm nhập mặn, trên cơ sở đó chỉ ra những nguy cơ của các hệ thống thủy lợi
“ngọt hóa” hiện hữu theo thời gian. Mô hình toán cho phép tính toán dự báo sự suy
giảm khả năng cấp nước ngọt của các hệ thống thủy lợi, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp
ứng phó: chuyển đổi mùa vụ hay cây trồng, vật nuôi (thủy sản) phù hợp hoặc tăng
cường lượng nước ngọt từ thượng lưu bằng biện pháp công trình. Đặc biệt hơn, con
người cần chú trọng đẩy mạnh công tác nghiên cứu các giống cây trồng mới phù hợp
với điều kiện khí hậu và tình trạng ngập úng.
 Đối với cơ sở hạ tầng và môi trường, đòi hỏi nâng cấp các công trình hạ tầng hiện hữu
như đường giao thông, hệ thống tiêu thoát nước đô thị để đáp ứng yêu cầu khi mực
nước trên sông rạch gia tăng trong mùa mưa lũ hay triều cường. Quy họach phát triển
các khu dân cư, đặc biệt các đô thị lớn được xây dựng mới nhất thiết phải được xét đến
các yếu tố của biến đổi khí hậu và hậu quả của nước biển dâng. Tình trạng tiêu thoát
nước kém và úng ngập trên diện rộng, kéo dài làm khó khăn cho công tác xử lý môi
trường sinh hoạt, công nghiệp vì vậy, ngay từ bây giờ cần kiên quyết không bố trí các
khu công nghiệp có tính xả thải lớn ở trung tâm Nam Bộ.
VẤN ĐỀ 3: GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI.

1. Về mục tiêu giáo dục


Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo định hướng:
 Phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.
 Phát triển hài hòa đức, trí, thể, mĩ của học sinh.
 Đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân.
 Trở thành người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, người công dân có trách nhiệm
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa
và cách mạng công nghiệp mới.

2. Năng lực và chương trình giáo dục phát triển năng lực.
a. Năng lực.
Dựa vào kết quả nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài, Chương trình giáo dục phổ
thông tổng thể giải thích khái niệm năng lực như sau: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được
hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người
huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm
tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong
những điều kiện cụ thể”.
Từ định nghĩa trên, có thể rút ra những đặc điểm chính của năng lực là:
 Năng lực là sự kết hợp giữa tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện của người
học.
 Năng lực là kết quả huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân
khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,...
 Năng lực được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và thể hiện ở sự thành công
trong hoạt động thực tiễn.

Đặc điểm của Năng lực:


+ Là sự kết hợp giữa tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện của người học.
+ Là kết quả huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác
như hứng thú, niềm tin, ý chí.
+ Được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và thể hiện ở sự thành công trong
hoạt động thực tiễn.

Năng lực hình thành như thế nào?


+ Tiến trình dạy học được tổ chức thành một chuỗi các hoạt động được thao tác hoá
(nghĩa là mỗi hoạt động học tập được hình thành từ 1 chuỗi các thao tác) mà qua việc
thực hiện có lết quả từng thao tác học sinh được hình thành và phát triển năng lực.
+ Không có kiến thức thì không có năng lực: Kiến thức, kĩ năng cùng một lúc không
biến mất khỏi các nội dung dạy học mà thực hiện vai trò “chuyển hoá” thành các năng
lực của người học.

b. Yêu cầu cần đạt về năng lực và căn cứ xác định yêu cầu cần đạt về năng lực của người
học
 Chương trình giáo dục phổ thông mới hình thành và phát triển cho học sinh những năng
lực cốt lõi sau:
 Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và
hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học
và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa
học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.

 Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, Chương trình giáo dục phổ
thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh.
c. Chương trình giáo dục phát triển năng lực của người học
Để phát triển năng lực của người học, Chương trình Giáo dục phổ thông thực hiện các
giải pháp sau:
 Dạy học phân hoá để phát huy tốt nhất tiềm năng, sở trường, phù hợp với sở thích, hứng
thú của mỗi học sinh.
 Dạy học thông qua các chủ đề, học phần, môn học tích hợp để giúp người học rút ngắn
quá trình huy động tổng hợp các nguồn lực thành năng lực.
 Dạy học thông qua hoạt động tự học, thực hành, vận dụng của người học để hình thành,
phát triển vững chắc năng lực của người học qua hoạt động.

* Dạy học phân hoá:


 Dạy học phân hoá là định hướng thiết kế nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp
với đặc điểm tâm – sinh lí, khả năng, nhu cầu, hứng thú và định hướng nghề nghiệp của
các đối tượng học sinh khác nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học
sinh.

 Dạy học phân hoá là xu hướng chung của các nước. So với chương trình hiện hành, chủ
trương dạy học phân hoá trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 có một số điểm
khác như:
 Thực hiện dạy học phân hoá ở tất cả các cấp học theo phương châm tích hợp cao ở các
lớp học, cấp học dưới.
 Phân hoá dần ở các lớp học, cấp học trên; áp dụng hình thức tự chọn thay cho hình thức
phân ban.
 Thực hiện yêu cầu phân hoá cả trong mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh
giá kết quả giáo dục; chú trọng cả phân hoá trong (phân hoá vi mô) và phân hoá ngoài
(phân hoá vĩ mô).

 Phân hoá trong thể hiện chủ yếu qua định hướng về phương pháp giáo dục, nhấn mạnh
tính tích cực hoá hoạt động của người học, khuyến khích học sinh tích cực tham gia
vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, và qua
định hướng về đánh giá kết quả giáo dục, nhấn mạnh bảo đảm sự tiến bộ của từng học
sinh.

 Phân hoá ngoài thể hiện ở các môn học tự chọn, các chủ đề, chuyên đề học tập lựa chọn
theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp. Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, bên cạnh
nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện giáo dục toàn diện và tích hợp, Chương trình giáo dục
phổ thông thiết kế một số môn học và hoạt động giáo dục theo các chủ đề, tạo điều kiện
cho học sinh lựa chọn những học phần hoặc chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực
của bản thân. Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học
và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên đề
học tập phù hợp với nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của mình.

* Dạy học tích hợp:


 Dạy học tích hợp là định hướng thiết kế nội dung giáo dục giúp học sinh phát triển khả
năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết
có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong đời sống, qua đó phát triển được các năng
lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề. Tính tích hợp thể hiện qua sự huy động,
kết hợp, liên hệ các yếu tố có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực, nhiều môn học để
giải quyết có hiệu quả một vấn đề và thường đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.

 Dạy học tích hợp là xu thế chung của Chương trình giáo dục phổ thông các nước. So
với chương trình hiện hành, chủ trương dạy học tích hợp trong Chương trình Giáo dục
phổ thông2018 có một số điểm khác như:
 Tăng cường tích hợp nhiều nội dung trong cùng một môn học.
 Xây dựng một số môn học tích hợp mới ở các cấp học, tinh thần chung là tích hợp cao
ở các lớp học, cấp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học, cấp học trên.
 Thực hiện dạy học tích hợp cả trong mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh
giá kết quả giáo dục.

Ở cấp tiểu học, Chương trình giáo dục phổ thông mới tiếp tục xây dựng một số môn học
có tính tích hợp trên cơ sở phát triển các môn học tích hợp đã có như: Tự nhiên và Xã
hội, Lịch sử và Địa lí, Khoa học.

Ở cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục phổ thông mới xây dựng hai môn học mới
có tính tích hợp là: (i) Khoa học tự nhiên (được hình thành chủ yếu từ các ngành khoa
học Vật lí, Hoá học, Sinh học, Khoa học Trái Đất); (ii) Lịch sử và Địa lí (được hình
thành chủ yếu từ các ngành khoa học Lịch sử, Địa lí).

Ở cả ba cấp học còn có một hoạt động giáo dục tích hợp là Hoạt động trải nghiệm (tiểu
học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Trung học cơ sở và Trung học phổ
thông).

* Dạy học thông qua hoạt động tích cực của người học:

 Đặc điểm chung của các phương pháp giáo dục được áp dụng trong Chương trình Giáo
dục phổ thông 2018 là tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng
vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện
và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt
động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và
khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để
phát triển.

 Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm:
 Hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng
những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống)
được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường, trong và ngoài giờ lên lớp thông
qua một số hình thức chủ yếu như học lí thuyết.
 Thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu.
 Tham gia seminar, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ
cộng đồng.
 Tuỳ theo mục tiêu cụ thể và tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc
độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp.
Dù làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi học sinh đều được tạo điều kiện
để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

3. Về kế hoạch và nội dung giáo dục.


3.1. Kế hoạch và nội dung giáo dục ở cấp tiểu học
a. Thời lượng giáo dục
Cấp tiểu học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học. Cơ
sở giáo dục chỉ có điều kiện tổ chức dạy học 6 buổi/tuần không bố trí dạy học các môn học tự
chọn.
b. Các môn học và hoạt động giáo dục
 Các môn học và hoạt động giáo dụcbắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1
(ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở
lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5);
Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm (trong đó có nội dung giáo dục
của địa phương).
 Các môn học tự chọn (dạy ở những nơi có đủ điều kiện dạy học và cha mẹ học sinh có
nguyện vọng): Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (dạy ở lớp 1, lớp 2).
3.2. Kế hoạch và nội dung giáo dục ở cấp trung học cơ sở
a. Thời lượng giáo dục
Cấp trung học cơ sở thực hiện dạy học 1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học.
Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo
hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b. Các môn học và hoạt động giáo dục
 Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục
công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất;
Nghệ thuật; Hoạt động trải nghiệm; Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc đều tích hợp nội dung giáo dục hướng
nghiệp; ở lớp 8 và lớp 9, các môn học Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục công
dân, Hoạt động trải nghiệm và Nội dung giáo dục của địa phương có chủ đề về nội dung
giáo dục hướng nghiệp.
 Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
3.3. Kế hoạch và nội dung giáo dục ở cấp trung học phổ thông
a. Thời lượng giáo dục
Cấp trung học phổ thông thực hiện dạy học 1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5
tiết học. Khuyến khích các trường Trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2
buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b. Các môn học và hoạt động giáo dục
– Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo
dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung
giáo dục của địa phương.
– Các môn học được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp:
+ Nhóm môn Khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật.
+ Nhóm môn Khoa học tự nhiên: Vật lí, Hoá học, Sinh học.
+ Nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật.
Học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn.
– Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh
tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên
đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học giúp học sinh tăng cường kiến thức
và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu
cầu định hướng nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập từ 10 đến 15 tiết;
tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn là 35 tiết. Ở mỗi lớp 10, 11, 12,
học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân
và điều kiện tổ chức của nhà trường.
Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học
tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội
ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường.
– Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
VẤN ĐỀ 4: GIÁO DỤC STEM
I. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC STEM
 STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ),
Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học).
 Mục tiêu chung của giáo dục STEM là tạo ra sự hiểu biết về STEM và năng lực phẩm
chất của công dân ở thế kỷ 21, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực STEM (khoa
học, công nghệ, kỹ thuật và toán học), đồng thời tạo ra sự hứng thú và tham gia tích
cực của người học vào lĩnh vực này (Honey, Pearson & Schweingruber, 2014).
 Giáo dục STEM đặt người học ở vị trí trung tâm quá trình dạy học, trong những tình
huống học tập có ý nghĩa, liên quan mật thiết tới môi trường sống của họ và có tính ứng
dụng.
 Để triển khai giáo dục STEM, có 02 cách tiếp cận phổ biến là dựa vào tìm hiểu, khám
phá (inquiry-based) và dựa vào thiết kế kỹ thuật (engineering design-based)
 Người học được chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất thông qua việc đánh giá
thành quả/sản phẩm có đáp ứng được mục tiêu đã được đặt ra đối với mỗi hoạt động/bài
học/dự án STEM, vừa được đánh giá quá trình thông qua các hoạt động, kỹ năng làm
việc nhóm – một kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21; đồng thời phải lý giải được kết quả
và sự lựa chọn của họ. Bằng cách này, người học hiểu sâu sắc hơn lý thuyết, nền tảng
khoa học, toán học và hiểu được tính ứng dụng thông qua việc thực hiện các quy trình
kỹ thuật và sử dụng công nghệ.
II. GIÁO DỤC STEM TRONG CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung giáo dục khoa học tự nhiên được phân
chia theo hai giai đoạn.
– Giai đoạn giáo dục cơ bản
Chương trình giáo dục khoa học tự nhiên ở tiểu học tiếp cận một cách đơn giản một số
sự vật, hiện tượng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, giúp người học có các nhận thức bước
đầu về thế giới tự nhiên.
Ở trung học cơ sở, giáo dục khoa học tự nhiên được thực hiện chủ yếu thông qua môn
Khoa học tự nhiên với việc tích hợp các kiến thức, kĩ năng về vật lí, hoá học và sinh học. Các
kiến thức, kĩ năng này được tổ chức theo các mạch nội dung (chất và sự biến đổi chất, vật sống,
năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời), thể hiện các nguyên lí, quy luật chung của thế
giới tự nhiên (tính cấu trúc, sự đa dạng, sự tương tác, tính hệ thống, quy luật vận động và biến
đổi), đồng thời từng bước phản ánh vai trò của khoa học tự nhiên đối với sự phát triển xã hội
và sự vận dụng kiến thức, kĩ năng về khoa học tự nhiên trong sử dụng và khai thác tài nguyên
thiên nhiên một cách bền vững. Các nội dung này được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính,
có kết hợp một số nội dung đồng tâm nhằm hình thành nhận thức về thế giới tự nhiên và khoa
học tự nhiên, giúp học sinh bước đầu vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học về khoa học tự
nhiên trong đời sống.
– Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
Giáo dục khoa học tự nhiên trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp được
thực hiện qua các môn học Vật lí, Hoá học và Sinh học ở cả ba lớp 10, 11 và 12. Đây là các
môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề
nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Chương trình mỗi môn học giúp học sinh tiếp tục
phát triển năng lực khoa học tự nhiên dưới các góc độ đặc thù (vật lí, hóa học, sinh học); vừa
bảo đảm phát triển tri thức và kĩ năng trên nền tảng những năng lực chung và năng lực khoa
học tự nhiên đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, vừa đáp ứng yêu cầu định hướng vào
một số ngành nghề cụ thể.

II. GIÁO DỤC STEM TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN HỌC.


Giáo dục toán học góp phần hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu,
năng lực chung và năng lực toán học – biểu hiện tập trung của năng lực tính toán với những
thành tố cốt lõi là: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng
lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và
phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được
trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn. Giáo dục toán học tạo lập sự kết nối giữa các ý
tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học khác, đặc biệt với
các môn học thuộc lĩnh vực giáo dục STEM.

Giáo dục toán học được thực hiện ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục như Toán, Vật
lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp,... trong đó Toán là môn học cốt lõi được học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12.

Chương trình môn Toán được thiết kế theo cấu trúc tuyến tính kết hợp với “đồng tâm
xoáy ốc” (đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần), xoay quanh và tích hợp ba mạch kiến thức: Số,
Đại số và Một số yếu tố giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất. Nội dung môn
Toán được phân chia theo hai giai đoạn.
– Giai đoạn giáo dục cơ bản
Môn Toán giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống các khái niệm, nguyên lí, quy
tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập các trình độ học
tập tiếp theo hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.
– Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
Chương trình môn Toán ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp giúp cho học sinh
có cái nhìn tương đối tổng quát về toán học, hiểu được vai trò và những ứng dụng của toán học
trong thực tiễn, những ngành nghề có liên quan đến toán học để học sinh có cơ sở định hướng
nghề nghiệp, cũng như có khả năng tự mình tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến toán học
trong suốt cuộc đời.

You might also like