TLN Evr205

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

ÔN TẬP SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

TRẢ LỜI NGẮN


1. Các thành phần của môi trường Trái đất?
- Môi trường TĐ được chia làm 4 thành phần chính đó là: khí quyển, thủy quyển, địa
quyển và sinh quyển.
2. Khái niệm về Cân bằng sinh thái?
- Trạng thái cân bằng động trong quần xã sinh vật.
- Sự cân bằng ổn định về số lượng của mỗi loài trong một HST.
3. Ý nghĩa của mô hình can thiệp lâm sàng?
- Mục tiêu của bác sĩ là ngăn ngừa một bệnh cụ thể dẫn đến tử vong.
4. Ý nghĩa của mô hình can thiệp sức khỏe cộng đồng?
- Ngăn ngừa sư phát triển của bệnh khi cộng đồng đã tiếp xúc với yếu tố nguy cơ.
5. Ý nghĩa của mô hình hướng tới quản lý môi trường?
- Mục tiêu là bảo vệ con người bằng việc ngăn chặn sự suy thoái môi trường và các
tác động đến sức khỏe.
6. Định nghĩa về đa dạng sinh học?
- Đa dạng sinh học là sự phong phú: nguồn gen, về giống, loài sinh vật, và hệ sinh thái
trong tự nhiên.
7. Nêu các nguyên nhân làm tăng tuổi thọ của con người ngày nay?
- Những tiến bộ trong môi trường sống của con người
- Những cải thiện về vấn đề dinh dưỡng
- Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị y học đối với các loại bệnh tật
8. Nêu cấu trúc của nhóm hữu sinh của hệ sinh thái?
- Nhóm sinh vật sản xuất: là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt
trời để tổng hợp nên chất hữu cơ, chủ yếu là thực vật, vsv quang hợp
- Nhóm sinh vật tiêu thụ: gồm sin vật ăn thực vật và sinh vật ăn động vật
Nhóm sinh vật phân giải:gồm vi khuẩn, nấm,..
9. Nêu cấu trúc của nhóm vô sinh của hệ sinh thái?
- Các yếu tố khí hậu( nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió, lượng mưa…)
- Các yếu tố thổ nhưỡng
- Nước
- Xác sinh vật trong môi trường
10. Nêu các chức năng của môi trường?
- Là không gian sống
- Là nơi cung cấp tài nguyên
- Là nơi chứa đựng các chất phế thải
- Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin
11. Khái niệm về Khủng hoảng Môi trường?
- Là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu, đe dọa cuộc
sống của loài người trên TĐ
12. Khái niệm về Ô nhiễm Môi trường?
- Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và
đặc tính vật lý, nhiệt độ, sinh học ở trong bất kỳ thành phần nào của môi trường hay
toàn bộ môi trường vượt qua mức cho phép đã được xác định
13. Nêu 05 cuộc Khủng hoảng ở quy mô toàn cầu hiện nay?
- Khủng hoảng: Dân số, lương thực, năng lượng, năng lượng, tài nguyên, sinh thái
14. Nêu nguyên nhân sâu xa của các cuộc Khủng hoảng toàn cầu hiện nay?
15. Nêu 05 vấn đề của ô nhiễm không khí?
- Hiệu ứng nhà kính
- Suy giảm tầng ozon
- Khói mù quang hóa
- Mưa axit
- Axit hóa đại dương
16. Hãy nêu dấu hiệu nào nhận biết không khí đang bị ô nhiễm?
17. Hãy nêu 5 thời kỳ của bệnh truyền nhiễm?
- 5 thời kỳ: Nung bệnh-> Khởi phát-> Toàn phát-> Lui bệnh-> Hồi phục
18. Triệu chứng SBS có nguồn gốc sinh học là gì?
- Thường là phấn hoa, vi khuẩn, virus, nấm mốc, ký sinh trùng
19. Khái niệm bệnh nghề nghiệp?
- Là những bệnh lý mang đặc trưng của nghề nghiệp hoặc liên quan tới nghề nghiệp
20. Nêu 2 ví dụ về bệnh nghề nghiệp do tính chất công việc như: áp lực cao, uống
rượu bia
- Stress, trầm cảm, tim mạch, tiểu đường
21. Nguyên nhân gây tai nạn lao động là gì?
- Nguyên nhân kĩ thuật
- Tổ chức lao động
- Nguyên nhân chủ quan và khách quan
22. Hội chứng nhà kín là gì?
- Là thuật ngữ chỉ về các loại bênh tật khác nhau có nguyên nhân từ những điều kiện
và môi trường làm việc ở văn phòng, cao ốc…’
23. Anh/Chị hãy phân loại cách lây truyền của bệnh truyền nhiễm.
- Lây truyền theo đường tiêu hóa
- Lây truyền theo đường hô hấp
- Lây theo đường máu
- Lây truyền theo đường da và niêm mạc
- Lây bằng nhiều đường khác nhau
24. Anh/ Chị Theo hãy trình bày đặc điểm bệnh mãn tính?
- Là những căn bệnh kéo dài
- Nhiều lúc nguyên nhân gây bệnh của chúng không rõ rang và thường phát triển theo
thời gian dài
- Làm giảm chức năng của cơ thể trong thời gian dài và điều trị chúng thì tốn kém bởi
vì người mắc bệnh cần được chăm sóc lâu dài
25. Anh/Chị hãy trình bày ba đặc điểm bệnh truyền nhiễm.
- Thường gặp ở tất cả các châu luc đặc biệt là ở các nước có khí hậu nóng ẩm
- Do VSV gây ra ( mầm bệnh)
- Có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người lành bằng nhiều đường khác nhau
26. Theo anh/chị yếu tố sinh thái không phụ thuộc vào mật độ là gì? Cho ví dụ
- Là yếu tố khi tác động lên sinh vật mà ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào
mât độ của quần thể bị tác độn
Ví dụ: tác động của ánh nắng giữa trưa lên một người cũng giống như tác động lên
hàng chục, hàng trăm người khi bị phơi nắng

27. Theo anh/chị yếu tố sinh thái phụ thuộc vào mật độ là gì? Cho ví dụ
- Là yếu tố khi tác động lên sinh vật thì ảnh hưởng của nó phụ thuộc vào mật độ của
quần thể bị tác động
Ví dụ: Hiệu suất bắt mồi của vật dữ kém hiệu quả khi mật độ con mồi quá thấp
28. Nêu các yêú tố ảnh hưởng đến sức khỏe? Mỗi yếu tố cho 2 ví dụ
- Sinh học: vi khuẩn, virus
- Hóa học: hóa chất, bụi
- Vật lý: tiếng ồn, khí hậu
29. Nêu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất mùa màng?
- Khí hậu thay đổi, hệ sinh thái tự nhiên bị mất cân bằng -> quá trình kiểm soát sinh
học tự nhiên bị ảnh hưởng -> trực tiếp làm giảm năng xuất trong sản xuất nông nghiệp
và giấn tiếp tác động lên nền kinh tế và sức khỏe cộng đồng
30. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người Việt Nam?
- Các yếu tố dân số
- Toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, đô thị hóa, di cư và thay đổi lối sống
- Biến đổi khí hậu
- Sức khỏe môi trường
- An toàn vệ sinh thực phẩm
- Lối sống
31. Nêu ba tác động chính mà sự thay đổi khí hậu có thể gây ra đối với sức khỏe
cộng đồng?
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự bùng nổ các bệnh dịch truyền nhiễm
- Tăng khả năng lây truyền các bệnh lan truyền từ động vật->người và người->người
- Cản trở sự kiểm soát dịch bệnh trong tương lai
32. Nước trên Trái đất được dự trữ ở những hình thức nào?
- Nước mặt
- Nước ngầm
- Nước mưa
33. Tại sao Trái đất là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời có sự sống?
- Nước
- Bầu khí quyển độc đáo
- Thời tiết phù hợp
34. Hãy cho biết hiện tượng thời tiết xảy ra ở tầng nào của khí quyển? cho 5 ví dụ về
các thiên tai phổ biến ở nước ta?
- Tầng đối lưu
Ví dụ: bão, hạn hán, lũ lụt, ngập mặn, sạt lỡ…
35. Hãy nêu các quốc gia có tỷ lệ tái chế rác thải lớn nhất thế giới? Theo anh/ chị
thành công của các quốc gia này trong việc tái chế rác là gì?
36. Yếu tố nào gây ô nhiễm không khí trong nhà?
- Các nguồn ô nhiễm trong nhà như ô nhiễm do đun than, dầu, tẩy rửa ... thường thải
ra ô nhiễm bụi và các khí CO, CO2, NO2, SO2, ngoài ra còn gây ô nhiễm nhiệt và
mùi.
37. Anh/ chị hãy cho biết ô nhiễm môi trường không khí là gì?
- Là sự có mặt của chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không
khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm
nhìn xa (do bụi)
38. Chất gây ô nhiễm không khí sơ cấp là gì?
- Là các chất ô nhiễm được thải trực tiếp từ các nguồn phát thải vào khí quyển
39. Chất gây ô nhiễm không khí thứ cấp là gì?
- Là các chất tạo thành từ các chất ô nhiễm sơ cấp do quá trình biến đổi hóa học trong
khí quyền
40. Ô nhiễm đất là gì?
- Là quá trình làm biến đổi hoặc thải vào đất các chất ô nhiễm làm thay đổi tính chất
và cấu trúc của nó theo chiều hướng không có lợi, mất khả năng đáp ứng cho các nhu
cầu sống của con người
41. Anh/ chị hãy cho biết nước bị ô nhiễm khi nào?
Nước bị ô nhiễm khi:
- Thay đổi tính chất vật lý học( màu, mùi, vị, pH…)
- Thay đổi thành phần hóa học( tăng hàm lượng các chất hữu cơ, vô cơ, các hợp chất
độc lạ)
- Thay đổi hệ vi sinh có trong nước (vi sinh vật hoại sinh, vi khuẩn và virus gây bệnh)
hoặc sinh vật lạ
42. Anh/ chị hãy cho biết nguồn gốc nhân tạo gây ô nhiễm môi trường nước?
- Do xả nước thải sinh hoạt, công nghiệp, giao thông vận tải, thuốc trừ sâu diệt cỏ và
phân bón nông nghiệp
43. Anh/Chị hãy trình bày nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp?
- Do tác hại thường xuyên và lâu dài của điều kiện lao động không tốt
44. Anh/ Chị hãy nêu 2 ví dụ về bệnh truyền nhiễm qua vật chủ trung gian?
- Bệnh sốt rét
- Bệnh xuất huyết
45. Anh/ Chị hãy nêu đối tượng của bệnh hội chứng nhà kín?
- Đối tượng của loại bênh này là nhân viên văn phòng thường xuyên làm việc và tiếp
xúc với máy tính, giấy tờ, hồ sơ,...với hoạt động lao động trí óc, cường độ làm việc
cao...
46. Hãy nêu 3 ví dụ cơ bản về bệnh hội chứng nhà kín?
- Lo lắng, căng thẳng và trầm cảm
47. Anh/ chị hãy nêu những đặc điểm vệ sinh vi khí hậu nhà ở?
- Nhiệt độ không khí
- Độ ẩm không khí
- Chuyển động của không khí
- Bức xạ
48. Anh/ chị hãy nêu 2 ví dụ bệnh truyền qua đường không khí?
- Cảm cúm, thủy đậu
49. Nêu khái niệm nguy cơ?
- Nguy cơ là xác suất xuất hiện một hiện tượng có liên quan tới một biến số
50. Nêu khái niệm đánh giá nguy cơ?
- Là một vấn đề khoa học, đó là việc thu thập dữ liệu trên cơ sở quan sát và các mô
hình thực nghiệm để xác định mối quan hệ giữa phản ứng và liều lượng
51. Nêu khái niệm quản lý đánh giá nguy cơ ?
- Là quá trình đưa ra quyết định phải làm gì, dùng những biện pháp nào để phòng
ngừa nguy cơ không thể chấp nhận được
52. Nêu các bước đánh giá nguy cơ ?
Bước 1: Nhận dạng sự nguy hiệm
Bước 2: Đánh giá quan hệ liều lượng – đáp ứng
Bước 3: Đánh giá nguy cơ
Bước 4: Định rõ tính chất sự cố
53. Quản lý sức khỏe môi trường dựa trên các phương diện nào?
- Dựa trên 2 phương diện:
+ Quản lí bằng các giải pháp kĩ thuật đối với môi trường đất, nước, không khí và thực
phẩm
+ Quản lí môi trường bằng chính sách, chiến lược, các giải pháp hành chính và luật lệ

You might also like