Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 128

BÀI GIẢNG:

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG


TIN TRONG LOGISTICS VÀ QUẢN
LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
Giảng viên: Th.S Đào Thu Hà

pg. 1
MỤC LỤC
Chương 1: Tổng quan về ứng dụng Công nghệ thông tin trong Logistics và
quản lý chuỗi cung ứng............................................................................................4
1.1. Khoa học máy tính trong quản lý Logistics.....................................................4
1.2 Hệ thống thông tin và hệ thống quản lý............................................................7
1.3 Ứng dụng công nghệ thông tin.........................................................................11
1.4 Ý nghĩa của ứng dụng công nghệ thông tin trong Logistics và quản lý chuỗi
cung ứng...................................................................................................................13
1.4.1 Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng là gì?........................................................13
1.4.2 Xu thế thị trường phần mềm quản lý chuỗi cung ứng.....................................14
1.4.3 Lợi ích của phần mềm quản lý chuỗi cung ứng...............................................15
1.4.4 Chuỗi cung ứng tối ưu - Chi phí thấp, hiệu quả cao........................................15
Chương 2: Cơ sở của quản lý hệ thống thông tin trong quản trị Logistics.......17
2.1. Ứng dụng của máy tính và mạng máy tính...................................................17
2.2. Hệ thống thông tin Logistics...........................................................................28
2.2.1 Khái niệm:.......................................................................................................28
2.2.2 Mô hình hệ thống thông tin Logistics (LIS):...................................................28
2.2.3 Cấu trúc của hệ thống thông tin Logistics.......................................................29
2.2.4 Chức năng và tác dụng của LIS:......................................................................33
2.3 Dòng thông tin Logistics trong doanh nghiệp:...............................................35
2.3.1 Dòng thông tin hoạch định – phối hợp:...........................................................35
2.3.2 Dòng thông tin nghiệp vụ:..............................................................................36
Chương 3: Ứng dụng Big Data trong Logistics....................................................38
3.1 Tổng quan về Big Data.....................................................................................38
3.1.1 Khái niệm, nguồn hình thành và đặc trưng của Big Data................................38
3.1.2 Bức tranh tổng thể ứng dụng dữ liệu lớn........................................................41
3.2 Ứng dụng của Bigdata trong Logistics............................................................47
3.2.1 Logistics là việc kinh doanh theo định hướng dữ liệu.....................................47
3.2.2 Lợi ích và cơ hội khi ứng dụng Big Data vào Logistics..................................48
3.2.3 Thách thức khi ứng dụng Big Data vào Logistics...........................................51
3.3 Hạ tầng công nghệ thông tin của Big Data phục vụ Logistics và thực trạng
ở Việt Nam...............................................................................................................53
3.3.1 Hạ tầng công nghệ thông tin của Big Data phục vụ tại Việt Nam...................53
3.3.2 Dự đoán trong tương lai khi Logistics tận dụng Big Data hiệu quả hơn.........59
3.4. Case study: DHL đã áp dụng Big data như thế nào?...................................63
Chương 4: E-logistics..............................................................................................68
4.1 Tổng quan về E-logistics...................................................................................68
4.1.1 Khái niệm.........................................................................................................68
4.1.2 Sự phát triển của E-logistics............................................................................68
4.1.4 Vai trò của E-logistics......................................................................................74

pg. 2
4.1.5 Các mô hình hoạt động trong E-logistics.........................................................75
4.1.6 Các ứng dụng của E-logistics..........................................................................78
4.1.7 Ưu điểm của E-logistics...................................................................................79
4.1.8 Hạn chế của E-logistics....................................................................................80
4.2 Phân biệt Logistics và E-logistics....................................................................82
4.3 Hoạt động E-Logistics tại Việt Nam................................................................86
4.3.1 Thực trạng E-Logistics tại Việt Nam...............................................................86
4.3.2 Phân tích mô hình SWOT hoạt động E-logistics tại Việt Nam.......................90
4.3.3 Kinh nghiệm và giải pháp cho sự phát triển E-logistics tại Việt Nam............98
4.4 Case study:.......................................................................................................101
4.4.1 Phân tích mô hình hoạt động E-logistics của Amazon..................................101
4.4.2 Phân tích mô hình hoạt động E-Logistics của Tiki........................................107
Chương 5: Biện pháp khai thác tiềm năng ứng dụng Công nghệ thông tin viễn
thông trong lĩnh vực Logistics.............................................................................116
5.1 Điều kiện phát triển của logistics...................................................................116
5.2 Xu hướng phát triển của logistics..................................................................116
5.3 Mô hình mối quan hệ ICT trong Logistics...................................................117
5.3.1 Các hệ thống ICT trong hoạt động Logistics.................................................118
5.3.2 Công nghệ truyền tải thông tin......................................................................126
5.3.3 Công nghệ nhận dạng đơn vị làm hàng.........................................................127
5.4. Giải pháp mới về xử lý dữ liệu và liên kết hệ thống...................................127
5.5 Thực trạng Công nghệ thông tin trong lĩnh vực Logistics và giải pháp....128
5.5.1 Đánh giá thực trạng các doanh nghiệp logistics Việt Nam............................128
5.5.2. Tình hình thị trường CNTT logistics trên thế giới........................................129
5.5.3 Cơ hội và giải pháp về CNTT cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam.....130
Chương 6 : Hệ thống phần mềm Logistics được sử dụng tại HNMU............131
Hệ thống quản lý vận tải TMS.............................................................................131
Hệ thống quản lý kho bãi WMS..........................................................................131
Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SCM..............................................................131

pg. 3
Chương 1: Tổng quan về ứng dụng Công nghệ thông tin trong
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

1.1. Khoa học máy tính trong quản lý Logistics


Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, các luồng thông tin
dịch chuyển liên tục đòi hỏi công tác quản lý phải phát triển tương ứng. Nhiều ý
kiến cho rằng, những thứ đang ngày càng biến đổi kia lại cần những yếu tố cố định
trong khoa học quản lý. Như vậy, để xử lý một hệ thống kinh tế luôn trong trạng
thái vận động cần cải thiện khả năng quản lý thông tin bởi những lý do sau:
- Thứ nhất, dễ thấy thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quy trình
vận động phức tạp của nền kinh tế. Thông tin chính là nguồn tài nguyên, được xem
như là tài sản của các tổ chức doanh nghiệp, nó không chỉ để ứng dụng phát triển
các chiến thuật kinh doanh đem lại hiệu suất lao động cao ở từng thời kỳ, mà còn
mang tính chiến lược, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững để tăng tính cạnh
tranh trên thị trường.
- Thứ hai, thế giới quanh ta luôn luôn vận động và thay đổi, các tổ chức, doanh
nghiệp luôn phải vững vàng dưới sự bùng nổ của công nghệ thông tin (các nguồn
thông tin ngày càng đa dạng và dễ dàng truy cập vào, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải
sáng suốt lựa chọn và ứng dụng một cách phù hợp nhất).
- Thứ ba, một hệ thống thông tin cơ sở chặt chẽ chính là một yếu tố sản xuất.
Thông tin chính là một dạng tài nguyên đặc biệt, phi vật chất, dễ bị bóp méo, thay
đổi nhưng đồng thời lại được ứng dụng vô cùng linh hoạt.
- Thứ tư, sự bùng nổ công nghệ thông tin đi kèm theo những hệ thống ứng
dụng gây ra tình trạng nhiễu loạn thông tin, đòi hỏi một hệ thống xử lý đặc thù để
giải quyết.
Việc quản lý thông tin trong doanh nghiệp cần sự phối hợp chặt chẽ ở các cấp
trong bộ máy quản lý: cấp tác nghiệp, cấp chiến thuật, cấp chiến lược.
Quản lý thông tin bao gồm những công việc sau:
- Tạo ra hệ thống thông tin doanh nghiệp: thu thập, lưu trữ, xử lý, phân quyền
và sử dụng thông tin.
- Từng bộ phận doanh nghiệp có hệ thống thông tin chuyên biệt ( phòng công
nghệ, tổ chức, quản lý nhân sự…)
Nhiệm vụ chính của người quản lý công nghệ thông tin là liên tục xử lý, bảo
trì và cập nhật hệ thống (các thiết bị, phần mềm, đường truyền….) để phục vụ nhu
cầu thông tin của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và môi trường
kinh doanh tiềm ẩn nhiều biến động.
Những vấn đề cơ bản của quản lý thông tin:
- Hệ thống tạo mục lục tự động – sử dụng các kỹ thuật và công cụ để phân loại
và chia nhóm các loại tài liệu khác nhau trong hệ thống database của tổ chức, giảm
tải gánh nặng tìm kiếm tài liệu cho các bộ phận phòng ban, tăng hiệu quả tìm kiếm
dữ liệu.

pg. 4
- Nghiên cứu nhu cầu thông tin – là quá trình nhận diện và phân nhóm nhu cầu
thông tin của nhà quản trị theo nhiều tiêu chí khác nhau, ví dụ: vòng lặp sử dụng
thông tin, thông tin định kỳ, các biểu mẫu, nguồn dữ liệu, thông tin đặc thù,…
- Phát tán thông tin – đảm bảo rằng thông tin được sử dụng bởi đúng đối
tượng, dễ dàng truy cập, ví dụ: qua email, mạng nội bộ, mạng Internet, cổng thông
tin doanh nghiệp….
- Khía cạnh kinh tế – trong nền kinh tế tri thức, không chỉ nhóm ngành sản
xuất hay dịch vụ mới đem lại lại lợi nhuận mà việc quản lý nguồn thông tin hiệu
quả cũng đem đến những điều không tưởng.
- Chức năng của thông tin – từ góc độ quản lý doanh nghiệp, thông tin được sử
dụng trong các quá trình sau:
+ Ra quyết định
+ Kiểm soát
+ Mô hình hoá.
- Thu thập thông tin – là quy trình tiếp nhận thông tin liên tục, thiết lập
phương thức lưu trữ thông tin (các bản ghi trong database), duy trì thông tin (đảm
bảo dữ liệu đầy đủ, phân quyền truy cập và bảo mật thông tin…), cập nhật thông tin
(đảm bảo theo dõi được những biến động trên thị trường)
- Meta information (thông tin về các phần thông tin) – giải đáp những câu hỏi:
có những dữ liệu nào trong hệ thống, dữ liệu này có ý nghĩa gì, được lưu trữ ở đâu,
làm thế nào để truy cập, được xử lý thế nào và ai chịu trách nhiệm về nó?
- Nhu cầu về thông tin thôi thúc các doanh nghiệp phải có một nguồn dữ liệu
phong phú, đáng tin cậy. Trong thời đại này, khả năng tiếp cận và kỹ thuật xử lý
thông tin được xem như “kho báu”. Bởi việc sở hữu nguồn thông tin lý tưởng chính
là trợ thủ đắc lực cho các nhà quản trị xoay xở trước biến động không ngừng của thị
trường.
- Quy trình xử lý thông tin – Áp dụng nhiều phương pháp sàng lọc thông tin
theo nhu cầu của nhà quản lý. Một quy trình điển hình sẽ bao gồm: tổng hợp thông
tin, phân tổ, tìm kiếm, lựa chọn, tính toán, so sánh, xếp hạng, sắp xếp…..
- Thông tin chiến lược – trong nền kinh tế tri thức, hệ thống thông tin chính là
nền tảng cho việc quản lý thông tin doanh nghiệp ở mọi cấp độ: cấp tác nghiệp, cấp
chiến thuật, cấp chiến lược và cao hơn thế - cấp quản trị tri thức. Nhiều doanh
nghiệp coi thông tin là yếu tố chiến lược, then chốt dẫn đến sự thành công. Do đó,
việc ứng dụng, khai thác lợi thế thông tin thường nằm trong tay của những nhà lãnh
đạo hàng đầu của tổ chức.
- Hệ thống thông tin quản lý – là một hệ thống thu thập, quản lý và tóm tắt
những dữ liệu phức tạp dưới hình thức thân thiện và tiện lợi hơn cho người sử dụng
hay còn được gọi là hệ thống xử lý dữ liệu tự động hỗ trợ công tác quản lý. Một hệ
thống thông tin quản lý dựa trên cơ sở dữ liệu tích hợp, cho phép chuyên môn
hoá,tham khảo cơ sở dữ liệu và tìm kiếm những thông tin cần thiết trong thời gian
lý tưởng. Cơ sở dữ liệu tích hợp được điều chỉnh để tiếp nhận, sắp xếp, tổng hợp và
tính toán dữ liệu đến từ các khu vực chức năng đồng thời trình thông tin này đến các
nhà quản lý trong hệ thống chung.
- Hệ thống truyền thông – Hỗ trợ quản lý việc thực hiện các “tasks”. Sơ đồ cơ
bản của hệ thống như sau: người gửi – thông điệp – người nhận. Các yếu tố khác

pg. 5
bao gồm: mã hoá (code), các kênh (channel), giải mã (decode) và phản hồi
(feedback). Có hai lý do khiến việc kết nối đóng vai trò quan trọng:
+ Thứ nhất, nhờ có quá trình này mà nâng cao hiệu quả quản lý vd: lập kế
hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát, điều phối và ra quyết định.
+ Thứ hai, nhà quản lý vốn dĩ đang mất quá nhiều thời gian để giao tiếp, kết
nối giữa các phòng ban chức năng khi giao các “tasks”.
- Hệ thống lưu chuyển thông tin – Được sử đụng dể xử lý luồng thông tin của
doanh nghiệp, nó là tập hợp những yếu tố được lên kết với nhau tại một thời điểm
nhất định. Hệ thống thông tin thường được chia thành hệ thống tự động và thủ công.
Mỗi hệ thống được chia ra thành năm phần:
+ Đầu vào (input): đưa dữ liệu và thông tin vào hệ thống.
+ Bộ xử lý (processor – processes), tổ chức, sắp xếp và tính toán các dữ liệu
đầu vào.
+ Lưu trữ.
+ Đầu ra (output) – chuyển thông tin đã xử lý đến người phù hợp.
+ Hệ thống điều khiển – một phần mềm thích hợp để kiểm soát toàn bộ hệ
thống thông tin.
- Trí tuệ nhân tạo là một chương trình máy tính mô phỏng tư duy của con
người, sử dụng dữ liệu đầu vào là kinh nghiệm quản trị của các chuyên gia. Cơ sở
dữ liệu được thu thập dựa trên các sự kiện trong quá khứ, để hình thành phản ứng
khi có tình huống. Hệ thống thu thập và lưu trữ dữ liệu, có tính tương tác cao và
hướng đến người dùng, xây dựng mô hình, xác định vấn đề, đề xuất các giải pháp
và chiến lược đa dạng. Ngoài ra, chúng có thể chứng minh các luận điểm và rút kinh
nghiệm theo thời gian. Nó được ứng dụng trên mọi lĩnh vực như : sản xuất, tài
chính, kế toán, nhân sự, lập kế hoạch, lãnh đạo, nghiên cứu, nghiên cứu, phát triế
sản phẩm, Logistics, marketing….
- Công nghệ thông tin – với sự phát triển bùng nổ trong ngành điện tử,khoa
học máy tính cùng các lĩnh vực liên quan, định luật Moore được chứng minh, theo
đó, tiềm năng công nghệ của máy tính sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 18 tháng. Do đó, các
doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với vấn đề hệ thống thông tin của họ trở nên lỗi thời
và tìm cách để đổi mới. Những vấn dề chính là: web, thu thâp và lưu trữ dữ liệu,
ứng dụng công nghệ mới, hệ thống cơ sở dữ liệu.
Người sử dụng thông tin có thể là một hoặc một nhóm người, đơn vị tổ chức
hoặc một nhóm đơn vị có nhu cầu thông tin nhất định. Theo quá trình xử lý thông
tin, đối tượng trên được nhìn nhận như một hệ thống các hành động có chủ đích và
nhu cầu của họ được xác định như các tệp thông tin. Người sử dụng thông tin thiết
lập, thu thập, lưu trữ, xử lý, chuyển giao, cấp quyền truy cập và sử dụng những file
đó. Họ cũng có thể nắm bắt được những tin tức trong toàn bộ quy trình hoặc hệ
thống thông tin.
Các nhóm người sử dụng:
+ Nhóm tiềm năng: Họ chưa thực sự quan tâm đến các thông tin
+ Nhóm có khả năng: Họ có quyền truy cập trực tiếp hoặc gián tiếp vào những
thông tin cụ thể.
+ Nhóm thực tế: Họ đã và đang sử dụng thông tin được cung cấp.
+ Nhóm thụ hưởng: Người được hưởng lơi trực tiếp từ việc sử dụng thông tin.

pg. 6
- Tin tức kinh tế: Một chuỗi những hoạt động bao gồm tìm kiếm (thu thập), xử
lý và phân phối thông tin hữu ích cho các thực thể kinh tế khác nhau theo quy định
của pháp luật. Trong quản lý doanh nghiệp, thông tin kinh tế được xếp vào hàng
“cao cấp”, do đó, nó chính là tập hợp những ý tưởng, phương pháp và quy trình hỗ
trợ xây dựng chiến lược kinh doanh từ việc khai thác các nguồn lực khác nhau,
dung kinh nghiệm và kiến thức để dự đoán được những biến động trong nền kinh tế.
- Góc độ quản lý – tuy không rõ rệt như sự bùng nổ về công nghệ, nhưng sự
phát triển trên lĩnh vực quản lý doanh nghiệp là không thể phủ nhận. Nhờ sự xuất
hiện của các công cụ truyền thông mới, nâng cao khả năng tương tác và tự động
hoá, cải thiện quản trị vận hành doanh nghiệp, đáp ứng các nhu cầu thông tin, đảm
bảo chất lượng thông tin, các thuật toán, ….
- Các nguồn thông tin – nằm cả bên trong và ngoài doanh nghiệp. Nguồn
thông tin có ý nghĩa “sống còn” đối với cấp quản lý chiến lược, bao gồm thông tin
tổng hợp, các quy trình cơ bản được thực hiện của các đơn vị chức năng. Thông
thường, nguồn thông tin đến từ các hệ thống thông tin quản lý. Thông tin từ các cá
nhân trong tổ chức thực ra rất có giá trị nhưng lại không được coi trọng, hoặc bị tắc
nghẽn tại đầu mối quản lý. Các nguồn thông tin khác bao gồm: báo cáo tài chính,
báo cáo sản xuất, tổ chức, nhân sự, các tài liệu, thanh tra, kiểm toán, hội nghị, tham
mưu….. Những điều trên cho thấy quản lý thông tin là một lĩnh vực rộng lớn và
phức tạp. Nó bao gồm cả một quá trình, trong đó thực hiện nhiệm vụ độc lập hoặc là
kết quả của những quyết định trong quá khứ. Tuy nhiên, hệ thống quản lý thông tin
cần phải mang những đặc điểm bất biến (tính tương đối, tính biến đổi, tính liên kết,
mức độ tập trung, tính kiểm soát).

1.2 Hệ thống thông tin và hệ thống quản lý.


Từ trước tới nay, các học giả đã đưa ra rất nhiều định nghĩa, khái niệm quản
lý.
Theo cha đẻ của lý thuyết quản lý hiện đại, P. Drunckner, “quản lý” có nghĩa
là xác định mục tiêu, tổ chức, thúc đẩy, kết nối và đánh giá con người.
Các nhà quản lý ngày nay sử dụng những thuật ngữ sau để xác định bản chất
của “quản lý”
+ Quản lý là việc ra quyết định.
+ Quản lý là quá trình hiện thực hoá ý chí của một người.
+ Quản lý nghĩa là không tự mình làm gì, không cho phép người khác tự làm,
áp đặt mọi hành động.
+ Giao các “tasks” cho nhân viên.
+ Hành động thông qua người khác.
+ Tạo động lực làm việc nhóm;
+ Truyền đạt tầm nhìn về tương lai;
+ Đạt được mục đích thông người khác và chịu trách nhiệm về hành động của
họ.
+ Giúp con người/nhóm người đạt được thành quả.
Quản lý hiện đại dựa trên các xu hướng mới (quản lý dự án và quản lý thông
qua dự án; quy trình phát triển có chiều sâu; có các tiêu chí đánh giá ; quản lý chất

pg. 7
lượng toàn diện – trọng tâm của quản lý hiện đạ; sáng tạo, đổi mới tổ chức, quản lý
nguồn nhân lực), thể hiện ở 19 điểm sau:
+ Gắn kết hoạt động các thành viên trong tổ chức
+ Cải thiện thành tích;
+ Đánh giá
+ Bộ tiêu chuẩn
+ Tích hợp
+ Sáng tạo
+ Tập trung vào thị hiếu của khách hàng
+ Đào tạo con người
+ Lập kế hoạch
+ Thiết lập sự cộng tác giữa các nhà cung cấp
+ Tăng năng suất
+ Xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp
+ Xây dựng chiến lược.
+ Tư duy một cách hệ thống
+ Cách tiếp cận mục tiêu
+ Phân quyền
+ Thiết lập hệ thống
+ Kết nối con người
+ Đơn giản hoá.
Trên thực tế, Logistics là một khái niệm về quản lý tổng hợp hướng đến dòng
chảy của dịch vụ và thông tin, có thể kết luận như sau:
+ Lý thuyết và các hoạt động logistics cần theo xu hướng và luôn thay đổi.
+ Logistics là một lĩnh vực mới trong nền kinh tế tri thức vượt trội hơn so với
thông tin và dữ liệu.
Logistics có thể thúc đẩy hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp trong trường
hợp các hệ thống sau được thiết kế, tổ chức và khai thác hiệu quả:
+ Công nghệ thông tin (IT)
+ Tin học (informatics)
+ Tin học trong quản lý
+ Hệ thống CNTT trong Logistics
+ Hệ thống máy tính Logistics
Hệ thống thông tin – hai cách tiếp cận
- Là một tập hợp tất cả các yếu tố (và mối quan hệ giữa chúng) có vai trò lưu
chuyển thông tin trong tổ chức
- Có thể được mô tả như một cấu trúc đa tầng, cho phép chuyển đổi thông tin
đầu vào thành thông tin đầu ra thông qua các quy trình và mô hình thích hợp. Từ đó,
nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định phù hợp. (biểu đồ 1)
Hệ thống máy tính là một bộ phận được máy tính hoá của hệ thống thông tin.
Do đó đây là tập hợp tất cả các yếu tố (và mối quan hệ giữa chúng) tham gia vào
quá trình lưu chuyển thông tin trong tổ chức cùng với các phương tiện kỹ thuật xử
lý thông tin.

pg. 8
Biểu đồ 1.1: Nhiệm vụ của một hệ thống thông tin trong doanh nghiệp.

Theo định nghĩa, một hệ thống thông tin bao gồm các yếu tố sau đây:
- Phần cứng: tiếp nhận, phân tích và truyền thông tin (bộ xử lý, bộ nhớ, các
thiết bị đầu vào - bàn phím, máy quét và thiết bị đầu ra – màn hình, máy in);
- Phần mềm: tập hợp các chương trình và diễn giải bằng một ngôn ngữ đặc
biệt (hoặc lệnh) xác định trình tự các vận hành máy tính cần thiết để thực hiện
nhiệm vụ;
- Thông tin chính là các chủ thể cơ bản của quá trình xử lý.
- Viễn thông (telecommunication) là hệ thống phần cứng và phần mềm hỗ trợ
chia sẻ hoạt động của hai hay nhiều máy tính (có thể cách xa hàng ngàn km) và cho
phép máy tính kết nối với các cổng thông tin. Nhờ có viễn thông, các máy tính có
thể kết nối vào mạng cục bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN).
- Con người – mắt xích quan trọng nhất trong hệ thống. Con người thiết kế, sử
dụng và bảo trì hệ thống.
- Tổ chức – đưa ra quan điểm rằng một hệ thống thông tin không phải là các
phần tử riêng biệt mà có sự liên quan mật thiết với nhau.
- Hệ thống thông tin quản lý là một hệ thống con của hệ thống thông tin, bao
gồm toàn bộ thông tin được sử dụng trong quá trình quản lý doanh nghiệp, có hoặc
không có sự hỗ trợ của công nghệ máy tính. Vị trí của hệ thống thông tin quản lý
trong một công ty được trình bày trong Hình 2.
- Hệ thống thông tin Logistics – một tập hợp các yếu tố: con người, thiết bị và
các quy trình đảm bảo cho chủ thể quản lý trong doanh nghiệp có thông tin thích
hợp để lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động Logistics.

Doanh nghiệp

Hệ thống quản lý
pg. 9

Hệ thống thông tin quản lý


Hình 1.1 : Vị trí của hệ thống thông tin quản lý và hệ thống máy tính trong
doanh nghiệp

Dòng thông tin đi theo hai luồng song song. Một là luồng nội bộ, tích hợp tất
cả các quy trình kinh tế nội hàm doanh nghiệp, tương tự với hệ thống logistics.
Luồng thứ hai kết nối với những doanh nghiệp và hệ thống thông tin trong cùng môi
trường.
Hệ thống máy tính Logistics – một phần của hệ thống thông tin logistics và
được xây dựng dựa trên công nghệ thông tin hiện đại. Hệ thống này dựa trên cơ sở
hạ tầng thông tin điện tử (teleinformatic), là cơ sở để áp dụng các giải pháp kỹ thuật
và các hệ thống máy tính khác nhau hỗ trợ quản lý.
EDI (trao đổi dữ liệu điện tử) là một kỹ thuật trao đổi tài liệu phổ biến. EDI
thúc đẩy sự tham gia của khách hàng, phát triển nền kinh tế vật chất bằng cách rút
ngắn thời gian cung ứng, giảm lượng tồn kho, đưa ra chiến lược marketing phù hợp,
thay đổi chiến lược tiếp thị kịp thời.
Trao đổi tải liệu điện tử áp dụng mục lục hàng hoá tự động (AI) với các loại
mã vạch phổ biến.
Hệ thống thông tin Logistics dựa trên các phương pháp: lập kế hoạch nguyên
vật liệu (Material requirements planning – MRP I), kế hoạch nguồn lực doanh
nghiệp (Enterprise resource planning – ERP), hệ thống quản lý quan hệ doanh
nghiệp điện tử (E-business relationship management – ERM), bao gồm e-logistics,
hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM), hệ thống đáp ứng người tiêu dùng (ECR),
hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (customer relationship management – CRM),
mục lục hàng hoá tự động (Automatic indexing of goods – AI), trao đổi dữ liệu điện
tử (Electronic data interchange – EDI), hệ thống định vị (GPS) .
Truyền thông vệ tinh là một kỹ thuật khác được sử dụng trong các hệ thống
thông tin Logistics, đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý hoạt động vận
tải. Hệ thống định vị GPS cùng với mạng lưới vệ tinh đảm bảo tối ưu hoá vận
chuyển hàng hoá và xác định vị trí cụ thể tại thời điểm bất kỳ.
Hệ thống thông tin Logistics được xem như một phần của hệ thống thông tin
quản lý tích hợp dựa trên những biến đổi trong môi trường kinh doanh.

pg. 10
Trong một hệ thống tích hợp có hai phần: chức năng (functional) và vật lý
(physical). Ở mặt đầu tiên, một hệ thống chạy song song nhiều chức năng khác
nhau, thể hiện ở việc cho phép người dung truy cập tất cả các chức năng trong hệ
thống tích hợp trên một giao diện và có thể chuyển đổi giữa các “tasks”. Trên
phương diện thứ hai – physical có nghĩa là sự kết hợp của tất cả các phần tử trong
hệ thống với phần cứng và phần mềm thích hợp.
Một hệ thống thông tin quản lý tích hợp được đánh giá chất lượng thông qua:
- Các thuộc tính chức năng phức tạp
- Cấu trúc module và tính mở (openness)
- Tính linh hoạt của cấu trúc và chức năng.
- Phát triển nội dung
- Tiến bộ công nghệ
- Tuân thủ luật pháp.
Các loại hệ thống
- Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử
- Hệ thống thông tin quản lý
- Hệ thống hỗ trợ quản lý
- Hệ thống chuyên gia
- Hệ thống hỗ trợ ra quyết định
- Hệ thống thông tin Logistics
- Trí tuệ nhân tạo
- Hệ thống tự động hoá văn phòng
- Hệ thống máy tính hỗ trợ thiết kế
- Hệ thống máy tính hỗ trợ sản xuất
- Hệ thống kỹ thuật.
Mỗi sản phẩm của hệ thống thông tin đều kế thừa từ sản phẩm trước đó. Ranh
giới giữa các hệ thống đều bị lu mờ và cấu trúc module cho phép tạo ra các sản
phẩm tương tự, thực hiện nhiệm vụ và chức năng giống nhau.

1.3 Ứng dụng công nghệ thông tin


Công nghệ thông tin là một trong những khía cạnh chính của chuỗi
Logistics tích hợp. Nó cung cấp các quy trình được thiết lập và hiện thực hóa trong
chuỗi logistics cho những người truy cập. Công nghệ thông tin có thể được chia
thành:
 kết nối điện tử;
 mạng nội bộ;
 cơ sở hạ tầng toàn cầu.
Kết nối điện tử gồm toàn bộ công nghệ đảm bảo sự tương tác giữa máy tính
của các thành viên. Ưu điểm chính của kết nối điện tử là sự phối hợp toàn diện giữa
thư điện tử, tài liệu và kế toán trong quá trình quản lý logistics. Theo đó, kết nối
điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc hội nhập quốc tế lĩnh vực Logistics. Kết
nối điện tử được áp dụng không chỉ trong phạm vi nội địa mà còn vươn tầm ra quốc
tế.

pg. 11
Mạng nội bộ, hay còn gọi là hệ thống thông tin của công ty, là một giải pháp
kết hợp phần mềm-phần cứng, hỗ trợ tương tác và làm việc nhóm.
Dựa trên quy trình thu thập và phân quyền truy cập dữ liệu, việc quản lý dữ
liệu và sử dụng các dịch vụ nội địa hay quốc tế, mạng nội bộ được chia thành các
mô hình sau: tập trung, phân tán và mạng lưới.
Bản chất của mô hình tập trung là tập trung dữ liệu và quản lý khả năng truy
cập dữ liệu.
Mô hình phân tán là giải pháp phổ biến nhất trong thực tế. Người dùng có thể
sử dụng máy tính cá nhân truy cập vào các ứng dụng phù hợp được hỗ trợ bởi các
kỹ thuật kết nối. Mô hình đặt ra các chức năng giả định để chạy chương trình xử lý,
đồng thời tạo hệ thống kết nối cho phép tương tác và sử dụng tài nguyên chung.
Mô hình mạng có các tính năng của mô hình tập trung và phân tán. Ưu điểm
chính của nó là khả năng xử lý tập trung các dữ liệu giám sát. Tương tự như trong
mô hình phân tán, hiệu quả ứng dụng là cắt giảm chi phí cơ sở hạ tầng, chi phí quản
lý và duy trì hệ thống thông tin.
Hệ thống mạng internet có những điểm khác biệt với các phương tiện thông
tin đại chúng như sau:
 tính tương tác (giao tiếp song phương);
 phạm vi toàn cầu (khả năng tiếp cận mọi người dùng trên thế giới);
 multimedia character (khả năng chuyển nội dung dưới dạng âm thanh, văn
bản, phim, hình ảnh và bố cục);
 có các tính năng của phương tiện truyền thông đại chúng (cho phép truyền
tải thông tin tới không chỉ cá nhân mà một nhóm người)
 Cho phép truy cập 24/7
 Thời gian hành động (khả năng đáp ứng ngay lập tức đơn đặt hàng hoặc yêu
cầu cung cấp thông tin);
 Pull – type (người dùng có thể quyết định thông tin nào và theo thứ tự
nhận);
 tính linh hoạt (cho phép sửa đổi liên tục các trang web và nội dung của tin
nhắn);
 thân thiện với môi trường;
 chi phí truyền thông tin thấp so với các phương tiện truyền thống.
Intranet là một giải pháp quan trọng được sử dụng trong hệ thống thông tin
doanh nghiệp. Intranet cho phép người dùng chủ động tìm kiếm thông tin, thay thế
dữ liệu hướng đối tượng, phân bổ truyền thống.
Toàn cầu hoá phát triển hợp tác kinh tế tạo điều kiện hình thành Extranet –
một hệ thống các kênh thông tin nằm trong mạng nội bộ có thể truy cập từ bên
ngoài. Khả năng tiếp cận hệ thống thông tin tích hợp hỗ trợ các chức năng cụ thể
của mạng lưới quản trị Logistics. (sẽ được đề cập sâu sắc hơn trong Chương 2) đã
trở thành nền tảng cho cơ sở hạ tầng thông tin toàn cầu và thương mại quốc tế.
Internet cho phép tổ chức tiếp cận một nhóm lớn các đối tác tiềm năng ở nhiều châu
lục khác nhau.

pg. 12
1.4 Ý nghĩa của ứng dụng công nghệ thông tin trong Logistics và
quản lý chuỗi cung ứng.

Khái niệm Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management-SCM) lần đầu
xuất hiện vào những năm 1980, và phổ biến trên thế giới vào những năm 1990. Từ
đó, quy trình này đã trở nên quen thuộc và được áp dụng thành công vào rất nhiều
công ty lớn như: Dell, Toyota, và đặc biệt là Wal-mart. Nhờ vào thành công trong
quản trị chuỗi cung ứng, từ đó có được lợi thế về chi phí và giá cả so với các đối thủ
cạnh tranh mà Wal-mart nhanh chóng trở thành một đế chế bán lẻ khổng lồ nhất
trên thế giới. Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay khái niệm SCM đã được nhắc đến
nhiều, các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu chú ý tới, tuy nhiên để hiểu rõ SCM là gì,
làm thế nào để xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng thành công thì hầu hết các
doanh nghiệp vẫn đang băn khoăn. Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam trong
lĩnh vực bán lẻ hiện nay là một điển hình. Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, và
đặc biệt từ năm 2009 Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ cho các doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài vào, thì các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam mới thật
sự lo sợ mất vị thế trên thị trường. Và một giải pháp cần thiết nhằm giúp các doanh
nghiệp bán lẻ Việt Nam giữ vững thị trường đó chính là quản trị hiệu quả chuỗi
cung ứng.

1.4.1 Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng là gì?


Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng (SCM) được định nghĩa là quá trình từ lúc
doanh nghiệp tìm kiếm, thu mua nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất/chế biến ra sản
phẩm, và đưa sản phẩm đó đến tay khách hàng. Nói chung hệ thống phần mềm quản
lý chuỗi cung ứng SCM là tập hợp các công cụ quản lý các công việc từ lập kế
hoạch mua nguyên vật liệu, lựa chọn nhà cung cấp, đưa ra các quy trình theo đó nhà
cung cấp sẽ phải tuân thủ trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, lập
kế hoạch cho lượng hàng sản xuất, quản lý quá trình giao hàng bao gồm quản lý kho
và lịch giao hàng, cho đến quản lý hàng trả lại và hỗ trợ khách hàng trong việc nhận
hàng.
Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng bao gồm loạt các công cụ được thiết kế để
kiểm soát quá trình kinh doanh, thực hiện các giao dịch cung cấp nguyên liệu/hàng
hóa theo chuỗi, và quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp. Các chức năng của
phần mềm SCM là rất đa dạng tùy theo nhu cầu ứng dụng theo đặc thù hoạt động
của của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể kể ra các tính năng thông thường bao
gồm: thực hiện đơn đặt hàng (order fullfilment), vận chuyển (shipping/TMS), kiểm
kê hàng tồn kho (inventory), Hệ thống quản lý kho (warehouse Management
System - WMS), quản lý nguồn cung ứng (supplier sourcing).
Một số phần mềm SCM được trang bị chức năng tiên tiến. Ví dụ chức năng dự
báo thị trường giúp các công ty kiểm soát được các biến động về nguồn cung cầu
bằng cách sử dụng các thuật toán phức tạp, chức năng phân tích tiêu thụ
(consumption analysis) để đánh giá khách hàng qua lịch sử giao dịch mua bán...
pg. 13
Phần mềm chuỗi cung ứng nếu được triển khai thành công sẽ một bộ công cụ vô giá
cho công ty trong việc tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và lập kế hoạch cho tương lai.
Tuy nhiên vẫn có sự nhầm lẫn giữa quản lý chuỗi cung ứng và quản lý
logistics là một. Thật ra, quản lý logistic hay quản lý hậu cần chỉ liên quan đến công
việc quản lý về mặt kho bãi, vận chuyển, giao nhận và phân phối hàng hóa. Còn
quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý cả một hệ thống bao gồm phát triển sản
phẩm, sản xuất, mua bán, tồn kho, phân phối và các hoạt động hậu cần. Nói cách
khác, hậu cần chỉ là một thành tố của chuỗi cung ứng.
Tóm lại, logistics chính là cách làm bất cứ một mục tiêu gì sao cho tốn ít thời
gian và chi phí nhất, còn chuỗi cung ứng là quá trình người này phụ thuộc vào
người kia và phải có một người có thể lo từ đầu đến cuối của toàn bộ chuỗi cung
ứng đó với chi phí thấp nhất.
1.4.2 Xu thế thị trường phần mềm quản lý chuỗi cung ứng
Kênh bán hàng trực tuyến: Trong thập kỷ qua, doanh số bán lẻ trực tuyến đã
bùng nổ, và các nhà bán lẻ online luôn cần hệ thống quản lý kho bãi hiệu quả, chức
năng kiểm soát hàng tồn kho và vận chuyển mạnh mẽ. Còn với các nhà cung cấp có
nhiều kho và điểm bán hàng, khi nhận được đơn giao hàng, dựa trên thông tin về địa
chỉ người nhận họ sẽ đặt lệnh xuất hàng ở kho gần địa chỉ giao hàng nhằm tiết kiệm
chi phí vận chuyển.
Phần mềm SCM trên nền web: Trong mô hình triển khai máy trạm-máy chủ,
phần mềm được cài đặt tại nội bộ doanh nghiệp ứng dụng (local PC installed). Khác
với phương thức triển khai truyền thống, ở phần mềm SCM online, việc duy trì,
nâng cấp, lưu trữ và sao lưu dữ liệu sẽ do nhà cung cấp đảm trách. Người dùng sẽ
truy cập và sử dụng phần mềm SCM thông qua một trình duyệt web. Xu thế ứng
dụng phần mềm SCM trực tuyến diễn ra chậm hơn so với một số ngành nghề khác.
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển công nghệ ngày càng nhanh, cùng với các lợi ích
khó có thể bỏ qua như khả năng cộng tác làm việc cao, thương mại điện tử, yếu tố
mọi nơi mọi lúc... sẽ khiến có nhiều nhà cung cấp tham gia thị trường. Hiện nay trên
thế giới sản phẩm phần mềm S2K Warehouse Management của nhà phát triển VAI
(Vormittag Associates, Inc.) và SAP (Supply Chain Management) đang là những
người tiên phong tích cực nhất phát triển nền tảng SCM mới này.
Thân thiện môi trường. Với ý thức bảo vệ môi trường ngày càng cao, người
tiêu dùng bắt đầu suy nghĩ về dịch vụ hậu cần mỗi khi xem xét mua một sản phẩm
mới. Xu hướng này là đáng chú ý nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm, nơi cửa
hàng tạp hóa và nhà hàng đang bắt đầu xây dựng thương hiệu của sản phẩm dưới
các khẩu hiệu và biểu tượng như "made in abc/xuất xứ xyz" ..
Kinh doanh ngày càng phải thông minh hơn. Ngày càng có nhiều công ty
muốn biết số tiền họ bỏ ra sẽ đem lại cụ thể những gì, do đó, các tính năng tiên tiến
như hoạch định nhu cầu (demand planning), chiến lược thu mua nguyên liệu
(strategic sourcing)... sẽ phát triển ngày càng tinh vi hơn để đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của các doanh nghiệp.
Tối ưu hóa khả năng lao động. Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng SCM có
khả năng quản lý nhân công và tối ưu hóa khả năng lao động cho họ. Hệ thống này

pg. 14
có thể tạo ra danh sách các nhiệm vụ cho một công nhân và giúp anh ta lần lượt
hoàn thành từng công việc chỉ trong một lượt đi.
1.4.3 Lợi ích của phần mềm quản lý chuỗi cung ứng

Những lợi ích của phần mềm quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa/nguyên liệu là
rất đáng kể:

o Tăng hiệu quả. Đầu tiên và quan trọng nhất, phần mềm quản lý chuỗi cung
ứng được thiết kế để nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp, từ việc
nhập và lưu trữ hàng tồn kho cho đến quản lý phân phối và vận chuyển. Nhờ
quy trình chuỗi cung ứng được tự động hóa hoàn toàn nên thời gian thực hiện
nghiệp vụ logistics được cắt giảm một cách rõ rệt, sự liên kết giữa các mắt
xích trong chuỗi cung ứng khăng khít hơn, qua đó giúp doanh nghiệp cung
cấp hàng hóa cho khách hàng nhanh, chính xác hơn và giúp doanh nghiệp
tăng tốc độ lưu chuyển tiền mặt.
o Cắt giảm chi phí. Khả năng dự báo chính xác nhu cầu thị trường cộng với
hiệu suất tăng cao cho phép doanh nghiệp cắt giảm chi phí nhân công, tối
thiểu chi phí tồn kho và tránh lãng phí thất thoát. Ngoài ra, các tính năng
thông minh của SCM giúp doanh nghiệp tìm ra các chi phí bất hợp lý để loại
bỏ. Cụ thể, phần mềm SCM cho phép nhà quản lý biết mua nguyên liệu của
ai là rẻ nhất, tổ chức phối hợp vận chuyển thế nào để giảm chi phí vận tải,
hoặc sắp xếp không gian kho hàng ra sao để thuận tiện cho bốc dỡ/xếp và tối
đa hóa dung lượng lưu trữ...
o Phân tích xu hướng và dữ liệu kinh doanh. Các tính năng Business
Intelligence, ngoài việc giúp kiểm soát chi phí, tối ưu hạn ức hàng tồn kho,
có thể giúp tăng doanh thu bằng cách nhận diện được các sản phẩm có hiệu
năng cao, hỗ trợ việc ra quyết kinh doanh theo hướng phân tích các thông tin
từ thị trường cũng như trong nội bộ doanh nghiệp.
o Tầm nhìn bao quát, kiểm soát hiệu quả. Quản lý hiệu quả toàn bộ cũng như
từng công đoạn của chuỗi cung ứng như các nhà cung cấp, các phân xưởng
sản xuất, các kho lưu trữ và hệ thống các kênh phân phối, người tiêu dùng...

Ngoài những lợi ích trên, Ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý chuỗi cung
ứng vào hoạt động kinh doanh có một nhược điểm khá lớn ở vấn đề chi phí để vận
hành. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp triển khai thành công và tối ưu hóa thì vấn đề
này sẽ được loại bỏ.

1.4.4 Chuỗi cung ứng tối ưu - Chi phí thấp, hiệu quả cao
Theo các chuyên gia trong ngành, chuỗi cung ứng tối ưu là chuỗi cung ứng
vận hành nhịp nhàng, có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức cao nhất với
pg. 15
chi phí vận hành thấp nhất. Đồng thời, nó phải có hệ thống thông tin được tổ chức
khoa học và cập nhật thường xuyên để giúp các bộ phận phối hợp ăn ý với nhau
nhằm phản ứng nhanh nhạy với những biến động thường xuyên và liên tục của môi
trường kinh doanh. Một chuỗi cung ứng tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp thu hút thêm
nhiều khách hàng, gia tăng thị phần, tiết kiệm chi phí, từ đó gia tăng doanh thu và
lợi nhuận. Chính nhờ quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả mà Wal-Mart mới có thể trở
thành công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán lẻ.
Thực tế cho thấy, thu thập và xử lý hiệu quả thông tin khi ứng dụng các phần
mềm giúp giảm 50% thời gian làm việc của nhân viên trong việc tìm kiếm chứng
từ; đồng thời giúp cải tiến tổ chức hoạt động công ty, thắt chặt mối quan hệ với đối
tác, phản ứng nhanh trước những thay đổi của thị trường.
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng luôn tìm mọi cách để tạo một kênh liên lạc
thông suốt giữa các đối tác và khách hàng của họ, xoá bỏ những nhân tố cản trở khả
năng sinh lời, giảm chi phí, tăng thị phần và giành được đông đảo khách hàng. Vì lý
do đó, SCM được xem như một giải pháp tốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Với
SCM, việc chia sẻ dữ liệu kinh doanh sẽ không bị bó hẹp trong nội bộ doanh
nghiệp, mà đã lan truyền đến nhà cung ứng, nhà sản xuất và nhà phân phối. Có thể
nói, SCM với tâm điểm chú trọng tới mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
trong hiện tại lẫn tương lai, nhằm cân đối giữa cung và cầu, đồng thời phản hồi lại
sự thay đổi trên thị trường. Nếu tích hợp SCM với tất cả các thông tin liên quan tới
dây chuyền cung ứng, từ nhà cung cấp tới hệ thống hậu cần nội bộ, đến các kênh
phân phối sản phẩm, khách hàng… vào hệ thống ERP. Hệ thống ERP sẽ cung cấp
các công cụ và tạo điều kiện cho các dây chuyền cung ứng (cả đơn giản và phức
tạp) thành công. Đến lượt mình, các thành công của SCM sẽ thúc đẩy sự phát triển
của quy trình áp dụng ERP.

pg. 16
Chương 2: Cơ sở của quản lý hệ thống thông tin trong quản trị
Logistics

2.1. Ứng dụng của máy tính và mạng máy tính


Mạng máy tính là lĩnh vực phát triển liên tục và bùng nổ trong khoa học máy
tính. Sự phát triển ấy có thể thấy rõ ràng trên mọi mặt: các thiết bị công nghệ,
phương pháp và công cụ lập trình mới, đặc biệt là các ứng dụng, bao gồm cả thương
mại điện tử.
Các nỗ lực ứng dụng mạng máy tính trong đời sống đã mang lại những thay
đổi của nhiều vấn đề trên cả lý luận và thực tiễn.
Từ những năm 80, người ta đã sử dụng công nghệ mã số (bar code), trao đổi
thông tin điện tử (EDI–electronic data interchange) để thông tin trao đổi dữ liệu
giữa các cơ sở kinh doanh trong và ngoài công ty. Ngoài ra còn phải kể đến vệ tinh,
máy fax, máy photo, và các dụng cụ ghi băng, ghi hình khác. Nhờ những phương
tiện này mà DN nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động logistics và tạo ra một
vị trí quan trọng cho logistics tại DN.
Sang những năm đầu thế kỷ 21, hoạt động logistics có những chuyển biến lớn
trước những thay đổi đáng kinh ngạc của nền kinh tế toàn cầu mà xu hướng quan
trọng nhất là sự phát triển của CNTT trong đó Internet đóng vai trò quyết định.
Những thay đổi này bắt đầu tại các quốc gia có ngành logistics phát triển như Mỹ,
Canada, Nhật Bản, Singapore và lan rộng sang các quốc gia có nền kinh tế mở,
trong đó có VN.
Trước hết là xu hướng máy tính hóa các hoạt động quản trị dữ liệu logistics
trở nên phổ biến.
Trong lĩnh vực logistics, máy tính ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của
mình. Để thực hiện quy trình logistics cần rất nhiều công việc và nhiều công văn,
giấy tờ, chứng từ. Khi sản xuất phát triển, lượng hàng hóa nhiều, phức tạp về chủng
loại, rộng về địa bàn và đòi hỏi chặt chẽ về thời gian, lượng chứng từ thì việc xử lý
nhanh chóng, chính xác, kịp thời đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của máy vi tính. Nhờ có
máy tính, số lượng hồ sơ khổng lồ được ghi lại và xử lí. Các nhân viên logistics
được giải phóng khỏi những công việc sự vụ giấy tờ. Nhờ xử lý số liệu nhanh nên
các nhà quản trị logistics có thể đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn.
Xu hướng ứng dụng kết nối thông tin mạng với nhà cung cấp và khách
hàng tăng nhanh góp phần nâng cao tốc độ và hiệu quả các giao dịch đầu vào và
đầu ra.
Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, những công ty nào thành công trong
việc quản lý logistics và chuỗi cung ứng sẽ có khả năng sống sót trước sự thay đổi
của môi trường kinh doanh. Phần lớn các công ty tập trung đầu tư xây dựng hệ
thống thông tin logistics hiện đại trong đã trang bị hệ thống máy tính kết nối hiệu
quả. Sức mạnh của mạng internet trong tốc độ truyền tải thông tin và liên kết còn
làm thay đổi kỳ vọng của khách hàng với các nhà cung cấp. Nhu cầu và sự mong
đợi của khách hàng ngày càng cao hơn. Trước đòi hỏi mới này, các công ty đã
nhanh chóng sử dụng công nghệ Internet không chỉ để kết nối nhu cầu thông tin của
pg. 17
khách hàng với khả năng cung cấp của DN một cách tức thời mà còn là một phương
tiện kinh doanh hiện đại, nhằm đáp ứng nhanh nhất những yêu cầu của khách hàng
một cách chính xác.
Xuất hiện những mô hình kinh doanh mới.
Phát triển các liên kết thông tin qua phương thức mới đã hình thành nên mô
hình kinh doanh mới như thương mại điện tử hoặc những mạng lưới cung ứng tiên
tiến với các phương pháp quản lý khách hàng hiện đại có tốc độ tức thì. Xu hướng
này hình thành kênh cung cấp mới và tân tiến có khả năng hỗ trợ việc đưa sản phẩm
từ nhà sản xuất đến khách hàng. Công ty máy tính Dell đã rất thành công với mô
hình kênh phân phối này, nó cho phép tăng nhanh tốc độ cung cấp và giảm đáng kể
chi phí vận động hàng hóa.
Ngoài ra nhiều kỹ thuật thông tin hiện đại đang được sử dụng phổ biến trong
lĩnh vực logistics như Công nghệ mã vạch (Barcoding) là công nghệ nhận dạng tự
động cho phép tạo tính nhất quán cho các sản phẩm và đưa chúng vào các dây
chuyền cung ứng một cách năng suất và hiệu quả. XML (Extensible markup
languge) là phương pháp đóng gói thông tin để truyền tải trên Internet. Đây là cách
đóng gói thông tin có hiệu quả cao, giúp dễ dàng tiếp cận với bất kỳ cá nhân hay
công ty nào có khả năng về Internet hoặc mạng. Trí tuệ nhân tạo (Artificial
intelligence - AI) là một chương trình máy tính được mô phỏng như một chuyên gia.
Phần mềm này có thể giúp giải quyết những vấn đề, xác định các giải pháp thay thế
và đưa ra những lời tư vấn không khác gì các chuyên gia. Kỹ thuật tần số Radio
(Radio frequency technology)đặc biệt hữu ích đối với nhà kho hoặc trung tâm phân
phối. Kỹ thuật cho phép người sử dụng tiếp nhận thông tin thông qua năng lượng
của sóng điện từ với một thiết bị đầu cuối tại một trạm cơ sở được kết nối với máy
chủ. Khi kết hợp với mã vạch của hệ thống hàng tồn kho nó cho phép xác nhận số
lượng các mặt hàng hàng tồn kho. Một hệ thống RF có thể cập nhật những số liệu
về hàng tồn kho chỉ trong giây lát. Kết quả là chất lượng của việc thực hiện chính
xác đơn hàng và vận chuyển hàng đã được cải tiến đáng kể.

 Hệ thống OSI (Open system interconnection – Mô hình kết nối các hệ


thống mở)
Điều kiện cần để tạo chuỗi cung ứng Logistics chính là liên kết các hệ thống
thông tin của công ty và xây dựng một mạng lưới thông tin.
Chất lượng chức năng mới của hệ thống thông tin quản lý hiện đại chinh là kết
quả của các lĩnh vực chúng thể hiện, nổi bật nhất là sự tích hợp chặt chẽ trên nhiều
khía cạnh. Sự phát triển của hệ thống mở đã hỗ trợ cho hoạt động của hệ thống
thông tin.
Hệ thống mở là một môi trường phần cứng – phần mềm được xây dựng dựa
trên những tiêu chuẩn độc lập với nhà cung cấp. Trên góc độ người dùng, điều này
có nghĩa là họ được tự do lựa chọn nhà cung cấp (nền tảng phần cứn độc lập, ứng
dụng và dữ liệu), quyền truy cập nhanh và nhiều loại ứng dụng, công nghệ máy tính
mới, tương tác toàn cầu và giữ bảo mật thông tin đầu tư của ngừoi dung.
Các hệ thống thông tin khác nhau có tể được tích hợp nếu luồng dữ liệu và tín
hiệu điều khiển tương thích. P.Sienkiewicz đã liệt kê các mức độ tích hợp hệ thống
sau đây:
pg. 18
- Phương pháp luận
- Tổ chức
- Kỹ thuật
- Cấu trúc – công nghệ
Các mức độ tích hợp hệ thống thông tin thường gặp là: dựa trên hệ thống,
ứng dụng và doanh nghiệp.
Tích hợp hệ thống là sự tương tác giữa các hệ thống, tức là kết nối và trao đổi
dữ liệu thông qua mạng máy tính và các giao thức truyền thông.
Tích hợp ứng dụng là sự hợp tác giữa các ứng dụng trên nền tảng phần cứng
và phần mềm khác nhau và sử dụng dữ liệu từ những các ứng dụng khác. Tích hợp
các ứng dụng thông qua việc tạo môi trường xử lý phân tán, giao diện các chương
trình và các tiêu chuẩn trong trao đổi dữ liệu.
Tích hợp hệ thống và ứng dụng được Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế
(International Organisation for standardization – ISO) mô tả chi tiết vào đầu nhứng
năm 80s. ISO đã thiết lập một mô hình mạng cho phép các nhà sản xuất phát triển
mạng máy tính có thể hợp tác với nhau.
Mô hình OSI (Open system interconnection – Mô hình kết nối các hệ thống
mở) là một thiết kế dựa vào nguyên lý tầng cấp, lý giải một cách trừu tượng kỹ
thuật kết nối truyền thông giữa các máy vi tính và thiết kế giao thức mạng giữa
chúng.
Mô hình OSI được tạo ra với mục đích là cho phép sự tương giao
(interoperability) giữa các hệ máy (platform) đa dạng được cung cấp bởi các nhà
sản xuất khác nhau. Mô hình cho phép tất cả các thành phần của mạng hoạt động
hòa đồng, bất kể thành phần ấy do ai tạo dựng. Vào những năm cuối thập niên 1980,
ISO đã tiến cử việc thực thi mô hình OSI như một tiêu chuẩn mạng.

Mô hình ISO OSI RM được coi là một mô hình tham chiếu cho hầu hết các
dòng giao thức truyền thông. Giả định cơ bản của mô hình là phân chia hệ thống
mạng thành 7 tầng (trên và dưới) tương tác vơi nhau theo những cách thức cụ thể.
(Hình 3)

Tầng ứng dụng

Tầng trình diễn Tầng trên

Tầng phiên

pg. 19
Tầng giao vận
Hình 3: Mô hình OSI
Nguồn: A.M. Fairchild, Technological aspects of virtual organizations,
Kluwer Academic Publishers,
Boston/Dordrecht/London, 2004, p.84.

a. Chức năng cơ bản của từng tầng trong mô hình OSI


Trong mô hình OSI, ba tầng trên được tách biệt: tầng ứng dụng, tầng trình
diễn và tầng phiên. Nhiệm vụ của chúng là tương tác với phần mềm thực hiện
những nhiệm vụ do người dùng đưa ra. Chúng tạo thành một giao diện giao tiếp với
các tầng thấp hơn.
 Application layer
Tầng ứng dụng là tầng gần với người sử dụng nhất. Nó cung cấp phương tiện
cho người dùng truy nhập các thông tin và dữ liệu trên mạng thông qua chương
trình ứng dụng. Tầng này là giao diện chính để người dùng tương tác với chương
trình ứng dụng, và qua đó với mạng.
Một số ví dụ về các ứng dụng trong tầng này bao gồm Telnet, Giao thức
truyền tập tin FTP và Giao thức truyền thư điện tử SMTP, HTTP, X.400 Mail
remote

 Presentation layer

Tầng trình diễn hoạt động như tầng dữ liệu trên mạng. Tầng này trên máy tính
truyền dữ liệu làm nhiệm vụ dịch dữ liệu được gửi từ tầng Application sang dạng
Fomat chung. Và tại máy tính nhận, lớp này lại chuyển từ Fomat chung sang định
dạng của tầng Application.
Lớp thể hiện thực hiện các chức năng sau:
 Dịch các mã kí tự từ ASCII sang EBCDIC.
 Chuyển đổi dữ liệu.
 Nén dữ liệu để giảm lượng dữ liệu truyền trên mạng.
 Mã hoá và giải mã dữ liệu để đảm bảo sự bảo mật trên mạng.

 Session layer
Tầng Session kiểm soát các (phiên) hội thoại giữa các máy tính. Tầng này thiết
lập, quản lý và kết thúc các kết nối giữa trình ứng dụng địa phương và trình ứng
dụng ở xa.
Hỗ trợ hoạt động song công (duplex) hoặc bán song công (half-duplex) hoặc
đơn công (Single) và thiết lập các qui trình đánh dấu điểm hoàn thành
pg. 20
(checkpointing) – giúp việc phục hồi truyền thông nhanh hơn khi có lỗi xảy ra, vì
điểm đã hoàn thành đã được đánh dấu – trì hoãn (adjournment), kết thúc
(termination) và khởi động lại (restart).
Mô hình OSI uỷ nhiệm cho tầng này trách nhiệm “ngắt mạch nhẹ nhàng”
(graceful close) các phiên giao dịch (một tính chất của giao thức kiểm soát giao vận
TCP) và trách nhiệm kiểm tra và phục hồi phiên, đây là phần thường không được
dùng đến trong bộ giao thức TCP/IP.

 Transport layer
Tầng này thực hiện các chức năng nhận thông tin từ tầng Session chia thành
các gói nhỏ hơn và truyền xuống lớp dưới, hoặc nhận thông tin từ lớp dưới chuyển
lên phục hồi theo cách chia của hệ phát (Fragmentation and Reassembly).
Nhiệm vụ quan trọng nhất của tầng vận chuyển là đảm bảo chuyển số liệu
chính xác giữa hai thực thể thuộc tầng Session (end–to–end control). Để làm được
việc đó, ngoài chức năng kiểm tra số tuần tự phát, thu, kiểm tra và phát hiện, xử lý
lỗi, lớp vận chuyển còn có chức năng điều khiển lưu lượng số liệu để đồng bộ giữa
thể thu và phát và tránh tắc ngẽn số liệu khi chuyển qua lớp mạng.
Ngoài ra, nhiều thực thể lớp phiên có thể trao đổi số liệu trên cùng một kết nối
lớp mạng (multIPlexing).

 Network layer
Nhiệm vụ của tầng mạng là đảm bảo chuyển chính xác số liệu giữa các thiết bị
cuối trong mạng. Để làm được việc đó, phải có chiến lược đánh địa chỉ thống nhất
trong toàn mạng. Mỗi thiết bị cuối và thiết bị mạng có một địa chỉ mạng xác định.
Số liệu cần trao đổi giữa các thiết bị cuối được tổ chức thành các gói (Packet) có độ
dài thay đổi và được gán đầy đủ địa chỉ nguồn (source address) và địa chỉ đích
(destination address).
Tầng mạng đảm bảo việc tìm đường tối ưu cho các gói dữ liệu bằng các giao
thức chọn đường dựa trên các thiết bị chọn đường (Router). Ngoài ra, lớp mạng có
chức năng điều khiển lưu lượng số liệu trong mạng để tránh xảy ra tắc nghẽn bằng
cách chọn các chiến lược tìm đường khác nhau để quyết định việc chuyển tiếp các
gói số liệu.
 Datalink layer
Tầng này đảm bảo việc biến đổi các tin dạng bit nhận được từ lớp dưới (vật lý)
sang khung số liệu, thông báo cho hệ phát kết quả thu được sao cho các thông tin
truyền lên cho tầng Network không có lỗi.
Các thông tin truyền ở tầng Physical có thể làm hỏng các thông tin khung số
liệu (frame error). Phần mềm mức hai sẽ thông báo cho mức một tryền lại các thông
tin bị mất/lỗi.
Đồng bộ các hệ có tốc độ xử lý tính khác nhau, một trong những phương pháp
hay sử dụng là dùng bộ đệm trung gian để lưu giữ số liệu nhận được. Độ lớn của bộ
đệm này phụ thuộc vào tương quan xử lý của các hệ thu và phát.
 Physical layer

pg. 21
Là tầng thứ nhất trong bảy tầng Mô hình OSI, tầng này chịu trách nhiệm ứng
đối với các đòi hỏi về dịch vụ từ Datalink Layer.
Chức năng và dịch vụ chính mà tầng vật lý giải quyết là:
Thiết lập hoặc ngắt mạch kết nối điện (electrical connection) với một phương
tiện truyền thông (transmission medium)
Tham gia vào quy trình mà trong đó các tài nguyên truyền thông được chia sẻ
hiệu quả giữa nhiều người dùng. Chẳng hạn giải quyết tranh chấp tài nguyên
(contention) và điều khiển lưu lượng
Điều biến (modulation), hoặc biến đổi giữa biểu diễn dữ liệu số (digital data)
của các thiết bị người dùng và các tín hiệu tương ứng được truyền qua kênh truyền
thông (communication channel)

b. Phương thức hoạt động của mô hình OSI


Mỗi tầng trong mô hình OSI, có hai phương thức hoạt động chính được áp
dụng đó là: phương thức hoạt động có liên kết (connection–oriented) và không có
liên kết (connectionless).

Với phương thức có liên kết, trước khi truyền dữ liệu cần thiết phải thiết lập
một liên kết logic giữa các thực thể cùng lớp (layer). Còn với phương thức không có
liên kết, thì không cần lập liên kết logic và mỗi đơn vị dữ liệu trước hoặc sau đó.
Phương thức có liên kết, quá trình truyền dữ liệu phải trải qua 3 giai đoạn theo
thứ tự:
 Thiết lập liên kết: hai thực thể đồng mức ở hai hệ thống thương lượng với
nhau về tập các tham số sẽ được sử dụng trong giai đoạn sau.

pg. 22
 Truyền dữ liệu: dữ liệu được truyền với các cơ chế kiểm soát và quản lý.
 Hủy bỏ liên kết: giải phóng các tài nguyên hệ thống đã cấp phát cho liên kết
để dùng cho các liên kết khác.
So sánh 2 phương thức hoạt động trên, chúng ta thấy rằng phương thức hoạt
động có liên kết cho phép truyền dữ liệu tin cậy, do nó có cơ chế kiểm soát và quản
lý chặt chẽ từng liên kết logic. Nhưng mặt khác, nó lại khá phức tạp và khó cài đặt.
Ngược lại, phương thức không liên kết cho phép các PDU được truyền theo đường
khác nhau để đi đến đích, thích nghi với sự thay đổi trạng thái của mạng, song lại
trả giá bởi sự khó khăn gặp phải khi tập hợp các PDU để di chuyển tới người sử
dụng.
Hai lớp kề nhau có thể không nhất thiết phải sử dụng cùng một phương thức
hoạt động, mà có thể dùng hai phương thức khác nhau.

c. Quy trình xử lý dữ liệu trong mô hình OSI

(i) Phía máy gửi

Ở tầng Application (tầng 7), người dùng tiến hành đưa thông tin cần gửi vào
máy tính. Các thông tin này thường có dạng như: hình ảnh, văn bản,…
Sau đó thông tin dữ liệu này được chuyển xuống tầng Presentation (tầng 6) để
chuyển các dữ liệu thành một dạng chung để mã hóa dữ liệu và nén dữ liệu.
Dữ liệu tiếp tục được chuyển xuống tầng Session (Tầng 5). Tầng này là tầng
phiên có chức năng bổ sung các thông tin cần thiết cho phiên giao dịch (gửi- nhận)
này. Các bạn có thể hiêu nôm na là tâng phiên cũng giống như các cô nhân viên

pg. 23
ngân hàng làm nhiệm vụ xác nhận, bổ sung thông tin giao dịch khi bạn chuyển tiền
tại ngân hàng.
Sau khi tầng Session thực hiện xong nhiệm vụ, nó sẽ tiếp tục chuyển dữ liệu
này xuống tầng Transport (Tầng 4). Tại tầng này, dữ liệu được cắt ra thành nhiều
Segment và cũng làm nhiệm vụ bổ sung thêm các thông tin về phương thước vận
chuyển dữ liệu để đảm bảo tính bảo mật, tin cậy khi truyền trong mô hình mạng.
Tiếp đó, dữ liệu sẽ được chuyển xuống tầng Network (Tầng 3). Ở tầng này,
các segment lại tiếp tục được cắt ra thành nhiều gói Package khác nhau và bổ sung
thông tin định tuyến. Tầng Network này chức năng chính của nó là định tuyến
đường đi cho gói tin chứa dữ liệu.
Dữ liệu tiếp tục được chuyển xuống tầng Data Link (tầng 2). Tại tầng này, mỗi
Package sẽ được băm nhỏ ra thành nhiều Frame và bổ sung thêm các thông tin kiểm
tra gói tin chứa dữ liệu để kiểm tra ở máy nhận.
Cuối cùng, các Frame này khi chuyển xuống tầng Physical (Tầng 1) sẽ được
chuyển thành một chuỗi các bit nhị phân (0 1….) và được đưa lên cũng như phá tín
hiệu trên các phương tiện truyền dẫn (dây cáp đồng, cáp quang,…) để truyền dữ liệu
đến máy nhận.
Mỗi gói tin dữ liệu khi được đưa xuống các tầng thì được gắn các header của
tầng đó, riêng ở tầng 2 (Data Link), gói tin được gắn thêm FCS.

(ii) Phía máy nhận

Tầng Physical (tầng 1) phía máy nhận sẽ kiểm tra quá trình đồng bộ và đưa
các chuỗi bit nhị phân nhận được vào vùng đệm. Sau đó gửi thông báo cho tầng
Data Link (Tầng 2) rằng dữ liệu đã được nhận.
Tiếp đó tầng Data Link sẽ tiến hành kiểm tra các lỗi trong frame mà bên máy
gửi tạo ra bằng cách kiểm tra FCS có trong gói tin được gắn bên phía máy nhận.
Nếu có lỗi xảy ra thì frame đó sẽ bị hủy bỏ. Sau đó kiểm tra địa chỉ lớp Data Link
(Địa chỉ MAC Address) xem có trùng với địa chỉ của máy nhận hay không. Nếu
đúng thì lớp Data Link sẽ thực hiện gỡ bỏ Header của tầng Data Link để tiếp tục
chuyển lên tầng Network.

pg. 24
Tầng Network sẽ tiến hành kiểm tra xem địa chỉ trong gói tin này có phải là
địa chỉ của máy nhận hay không. (Lưu ý: địa chỉ ở tầng này là địa chỉ IP). Nếu đúng
địa chỉ máy nhận, tầng Network sẽ gỡ bỏ Header của nó và tiếp tục chuyển đến tầng
Transport để tiếp tục qui trình.
Ở tầng Transport sẽ hỗ trợ phục hồi lỗi và xử lý lỗi bằng cách gửi các gói tin
ACK, NAK (gói tin dùng để phản hồi xem các gói tin chứa dữ liệu đã được gửi đến
máy nhận hay chưa?). Sau khi phục hồi sửa lỗi, tầng này tiếp tục sắp xếp các thứ tự
phân đoạn và đưa dữ liệu đến tầng Session.
Tầng Session làm nhiệm vụ đảm bảo các dữ liệu trong gói tin nhận được toàn
vẹn. Sau đó tiến hành gỡ bỏ Header của tầng Session và tiếp tục gửi lên ầng
Presentation.
Tầng Presentation sẽ xử lý gói tin bằng cách chuyển đối các định dạng dữ liệu
cho phù hợp. Sau khi hoàn thành sẽ tiến hành gửi lên tầng Application.
Cuối cùng, tầng Application tiến hành xử lý và gỡ bỏ Header cuối cùng. Khi
đó ở máy nhận sẽ nhận được dữ liệu của gói tin được truyền đi.
Tích hợp kinh doanh là sự phối hợp của các quá trình kinh tế và đòi hỏi sự
hiểu biết về các quy tắc, các định nghĩa của hoạt động kinh doanh. Bao gồm: mô
phỏng các quy trình, giám sát, hỗ trợ ra quyết định dựa trên nền tảng kiến thức.
Để kết nối các thành phần do các nhà sản xuất khác nhau phát triển, cần có
một tiêu chuẩn thống nhất.
Vì các công ty sử dụng hệ thống thông tin khác nhau, hoạt động trên các máy
các nhau nên cần tích hợp phần mềm.
Có hai phương pháp tích hợp phần mềm:
 Tích hợp ở cấp độ dữ liệu
 Tích hợp ở tầng dịch vụ
Tích hợp ở tầng dữ liệu là chỉ chia sử cơ sở dữ liệu với hệ thống khác. Cách
tiếp cận này có ưu điểm là rất đơn giản. Tuy nhiên, hệ thống dữ liệu trở nên nhạy
cảm, “dễ tổn thương” trước các biến động. Sửa đổi một hệ thống thường đòi hỏi
phải giới thiệu những thay đổi trong các ứng dụng tích hợp khác.
Trong trường hợp tích hợp ở tầng dịch vụ, các hệ thống kết nối thông qua việc
cung cấp dịch vụ cho nhau, không phải là dữ liệu.
Trên thực tế, các nhà quản lý sử dụng các hệ thống thông tin tích hợp có sẵn
trên thị trường, đây là một bước phát triển của ứng dụng công nghệ máy tính trong
Hỗ trợ các quy trình quản lý doanh nghiệp, ví dụ: R/3 (SAP), BPCS (SSA), Hệ
thống 21 (JBA) hoặc Tryton (Baan).
Hệ thống thông tin quản lý tích hợp là các hệ thống thông tin phức tạp được tổ
chức theo module, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của hệ thống sản xuất.
Các thuộc tính của Hệ thống thông tin quản lý tích hợp:
- Đặc điểm chức năng phức tạp – bao gồm tất cả các lĩnh vực hoạt động
của doanh nghiệp;
- Tích hợp dữ liệu và các quy trình ở mức độ cao;
- Điều hướng;
- Cấu trúc Module, cho phép thực hiện hệ thống theo từng giao đoạn;
- Đáp ứng các yêu cầu MRP II

pg. 25
- Hiện thực hoá các ý tưởng về kiểm soát.

Việc đáp ứng các yêu cầu MRP II được hiểu như sau:

- Biến số tối thiểu:

+ Bán hàng

+ Quản lý nhu cầu

+ Quản lý tài nguyên

+ Quản lý sơ bộ năng lực sản xuất;

- Biến số phát triển:

+ Các module về dòng chảy sản xuất

+ Quản lý hỗ trợ hội thảo;

+ Module đo lường và mô phỏng

- Biến số nâng cao:

+ Quản lý thay đổi công nghệ

+ Tích hợp với hệ thống CAD/CAM

+ Quản lý chất lượng và phân phối

+ Kế toán

+ Kiểm soát

+ Trình duyệt cơ sở dữ liệu.

Tuỳ thuộc vào tính chất cụ thể của hoạt động và các giải pháp, mức độ tích
hợp module hệ thống sẽ khác nhau giữa các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và
dịch vụ.
Hệ thống thông tin quản lý tích hợp hiện thực hoá ý tưởng MRPCIM
(Computer Integrated manufacturing) – Sản xuất tích hợp máy tính và các yếu tố
của nó bao gồm:

- Business information system (BIS) – Hệ thống quản lý thông tin


pg. 26
- MRP II (manufacture resource planning) – Lập kế hoạch tài nguyên và bao
gồm các yếu tố như:

+ Lập kế hoạch và quản lý sản xuất

+ Lập kế hoạch và kiểm soát năng lực sản xuất

+ Cung ứng, tồn kho và vận tải;

+ Quản lý tài chính trong doanh nghiệp.

- CAD (Computer Aided Design) –máy tính hỗ trợ thiết kế


- CAM (Computer aided manufacturing) – Máy tính hỗ trợ sản xuất

Cùng với:

+ Kế hoạch sản xuất

+ Thiết kế quy trình sản xuất

- FMS (Flexible Manufacturing Systems) - Hệ thống sản xuất linh hoạt: Bao
gồm lắp ráp, vận chuyển, kiểm soát chất lượng.

2.2. Hệ thống thông tin Logistics


2.2.1 Khái niệm:
Thông tin giúp cho doanh nghiệp thấy được các hoạt động Logistics một cách
rõ nét, nhờ đó nhà quản trị có thể cải thiện tốt hơn trong quá trình thực hiện. Hệ
thống thông tin Logistics là một một bộ phận của hệ thống thông tin toàn doanh
nghiệp và nó hướng tới những vấn đề đặc thù của quá trình ra các quyết định
Logistics về số lượng và quy mô của mạng lưới cơ sở Logistics, về hoạt động mua
và dự trữ hàng hóa, về việc lựa chọn phương thức vận chuyển và đơn vị vận tải phù
hợp…
Hệ thống thông tin Logistics được hiểu là một cấu trúc tương tác giữa con
người, thiết bị, các phương pháp và quy trình nhằm cung cấp các thông tin thích
hợp cho các nhà quản trị Logistics với mục tiêu lập kế hoạch, thực thi và kiểm
soát Logistics hiệu quả.
2.2.2 Mô hình hệ thống thông tin Logistics (LIS):

LIS giúp nắm vững thông tin về biến động của nhu cầu,thị trường và nguồn
cung ứng, giúp cho các nhà quản trị chủ động được kế hoạch mua hàng, giao hàng,
dự trữ,mua dịch vụ vận tải…một cách hợp lí thỏa mãn yêu cầu của khách hàng với

pg. 27
mức chi phái thấp nhất. LIS góp phần đảm bảo việc sự dụng linh hoạt các hoạt động
Logistics, xây dụng chương trình Logistics hiệu quả, chỉ rõ thời gian,không gian và
phương pháp vận hành các chu kỳ hoạt động trong Logistics.

Mô hình hệ thống thông tin Logistics:

 Hệ thống lập kế hoạch: Bao gồm một loạt các kỹ thuật liên quan đến việc
thiết kế các kế hoạch tầm chiến lược như thiết kế mạng lưới, lập kế hoạch và
dự đoán nhu cầu, phối hợp các nguồn lực, kế hoạch hóa cung ứng, sắp xếp và
lên kế hoạch sản xuất, kế hoạch phân phối, các kế hoạch tầm chiến thuật như
quản trị dự trữ, vận tải, và các tác nghiệp như nghiệp vụ kho, quá trình đặt
hàng và các sự kiện xảy ra hàng ngày.
 Hệ thống thực thi: Bao gồm các kỹ thuật đảm nhiệm các chức năng triển
khai Logistics trong thời gian ngắn hoặc hàng ngày về quản lý nhà kho, vận
tải, mua sắm, dự trữ, quản lý hiệu quả các đơn hàng của khách hàng.
 Hệ thống nghiên cứu và thu thập thông tin: Để thích nghi với các nhân tố
môi trường vĩ mô, môi trường kênh và nguồn lực bên trong công ty. Hệ
thông nghiêng cứu và thu thập thông tin có vai trò quan sát môi trường, thu
thập thông tin bên ngoài, thông tin có sẵn trong lĩnh vực Logistics và trong
nội bộ công ty.
 Hệ thống báo cáo kết quả: Hệ thống báo cáo là thành phần cuối cùng trong
LIS. Nếu các báo cáo và kết quả không được truyền đạt hiệu quả thì các tư
tưởng, nghiên cứu hữu ích và giải pháp quản lý sẽ không thể đạt được. Các
báo cáo hỗ trợ quyết định quản trị Logistics tập trung vào 3 loại.

pg. 28
o Báo cáo để lập kế hoạch gồm các thông tin có tính lịch sử và thông tin
trong tương lai như thông tin về xu hướng bán, khuynh hướng dự báo,
các thông tin thị trường,các yếu tố chi phí của dự án kinh doanh.
o Báo cáo hoạt động cung cấp những thông tin sẵn có cho nhà quản trị
và người giám sát về hoạt động thực tế như việc nắm giữ hàng tồn
kho, thu mua, đơn hàng vận tải, kế hoạch sản xuất và kiểm soát, vận
chuyển.
o Báo cáo kiểm soát cụ thể tổng kết chi phí và thông tin hoạt động ở các
giai đoạn thích hợp, so sánh ngân sách và chi phí hiện tại,chúng tạo ra
nền tảng cho việc tiếp cận chiến lược hoạt động và các sách lược.
2.2.3 Cấu trúc của hệ thống thông tin Logistics
Hệ thống thông tin Logistics (LIS) được tạo thành bởi hệ thống thông tin sau:
- Hệ thống thông tin bán hàng
- Hệ thống thông tin mua
Kiểm soát hàng tồn kho
Hạ Tầng hệ thống thông tin
- Hệ thống thông tin bảo trì
- Hệ thống thông tin quản lý chất lượng
Hệ thống thông tin bán lẻ (RIS)
Hệ thống thông tin giao thông vận tải (TIS)

Các hệ thống thông tin của LIS có một cấu trúc riêng. Các loại cấu trúc đó cho
ta các hệ thống thông tin với tính năng đặc biệt của chúng và cho phép ta không chỉ
để đánh giá các dữ liệu thực tế, mà còn để tạo ra dữ liệu hoạch định. Bạn có thể sử
dụng kho dữ liệu từ hệ thống thông tin Logistics để đáp ứng yêu cầu riêng của công
ty. Nhờ vào hệ thống thông tin này ta có thể biết được tình hình hoạt động và dự
báo cũng như cảnh báo sớm về hệ thống. Qua đây sẻ hổ trợ cho việc ra quyết định,
nhằm đạt mục tiêu và giám sát các khu vực hoạt động kém. LIS còn giúp ta phát
hiện sớm các tình huống xấu có thể xảy ra và xử lý các tình huống không mong
muốn. Ngoài ra còn có thư viện thông tin Logistics là một phần thêm vào LIS. Thư
viện thông tin Logistics giúp ta có thể truy cập vào hệ thống LIS một cách dễ dàng
và nhanh chóng.

Để rõ hơn về các hệ thống cấu thành LIS thì ta sẽ đi vào từng phần:

 Hệ thống thông tin bán hàng

Các tiêu chuẩn phân tích hệ thống thông tin bán hàng trong Logistics bao gồm:

 Khách hàng
pg. 29
 Vật liệu
 Tổ chức bán hàng
 Địa điểm giao hàng
 Nhân viên bán hàng
 Phòng kinh doanh
 Quy mô bán hàng
 Phân tích tài chính

 Hệ thống thông tin mua hàng

Hệ thống thông tin mua hàng được đánh giá qua những chỉ tiêu sau:

 Nhóm mua hàng


 Người bán hàng
 Khối lượng nguyên vật liệu
 Loại nguyện vật liệu
 Đánh giá của nhân viên
 Kế hoạch dài hạn
 Phân tích tài chính mua hàng

Ngoài những thông tin trên thì hệ thống thông tin bán hàng còn được biết đến
qua những lô hàng đã hoàn thành, lưu nội bộ.

 Kiểm soát hàng tồn kho

Tiêu chuẩn đánh giá việc kiểm soát thông tin hàng tồn kho:

 Tại nhà máy/Các địa điểm lưu trử/Nguyên vật liệu


 Các lô hàng
 Nhóm nguyên vật liệu
 Các thông số dữ liệu kiểm soát
 Yêu cầu kho (hiện tại và kế hoạch lâu dài)
 Quản lý kho
 Phân tích nguồn tài chính

Việc quản lý hàng tồn kho tập trung vào các việc: Phân loại, kích thước lô,
biên nhận tại kho, bảo quản kho, quản lý dự trữ, so sánh dự trữ, …

 Hạ Tầng hệ thống thông tin Logistics

pg. 30
Được xác định thông qua việc doanh nghiệp kinh doanh về sản phẩm, dịch vụ
gì, hoạt động như thế nào, các nguyên vật liệu phục vụ và việc quản lý hoạt động.
Tiêu chuẩn đánh giá được xác định qua:

 Thông tin điều hành(nhân sự, phòng ban, kết cấu)


 Hoạt động chính của doanh nghiệp
 Cơ sở vật chất
 Đơn đặt hàng sản xuất
 Vật liệu sử dụng
 Lịch trình
 Chi phí sản phẩm
 Báo cáo thống kê
 Kaban(Thủ tục kiểm soát luồng vật chất để tối đa hóa chi phí)
 Phân tích tài chính

 Hệ thống thông tin bảo trì

Được xác định thông qua:

 Đối tượng
 Nhà sản xuất
 Vị trí
 Nhómthực hiện kế hoạch
 Phân tíchthiệt hại
 Đối tượng thống kê
 Sự hư hỏng
 Chi phí
 Thông tin từ khách hàng

 Hệ thống thông tin quản lý chất lượng

Chúng ta có thể tham khảo thông qua các nguồn thông tin từ:

 Nhân viên
 Nguyên vật liệu
 Khách hàng
 Từ những hồ sơ thanh tra
 Hệ thống thông tin bán lẻ

Tiêu chuẩn phân tích của hệ thống thông tin bán lẻ:

pg. 31
Lĩnh vực kinh doanh Tiêu chuẩn phân tích
Mua hàng Mua hàng
Open-to-Buy
Việc giải quyết
Bán hàng Lợi nhuận bán lẻ ngắn hạn
Khách hàng/ Loại hàng hóa
Điều lệ Điều lệ {Ext.}
Điều lệ bổ sung
Khách hàng/ điều lệ
Quy trình đăc biệt Khuyến mãi
Theo mùa
Tính chất(hư hại, dễ hỏng)
Đặc điểm hàng tồn
Những bổ sung
Kiểm toán bán
Thu ngân
hàng
Biên nhận bán hàng
Cân bằng tại điểm bán
Tập hợp từ điểm bán
Phân tích thị
Theo biên nhận bán hàng
trường
Biên lai hóa đơn
Hóa đơn/ điều lệ
Hổ trợ bán hàng
Ước lượng khối lượng
Tổng quát
công việc
 Hệ thống thông tin giao thông vận tải (TIS)

Tiêu chuẩn phân tích trên các tiêu chí sau:

 Giao thông vận tải:


Các phân tích vận tải hiển thị thông tin từ các vấn đề về vận chuyển và giao
hàng. Các số liệu chính cho việc hoàn thành vận chuyển (chẳng hạn như khoảng
cách, thời gian giao hàng, trọng lượng) được cập nhật trong liên quan đến phương
tiện vận tải, loại vận chuyển, dịch vụ đại lý, điểm bắt đầu, và điểm đến…

 Các tuyến đường giao thông vận tả


Các thông tin liên quan được biết thông qua các phương tiện vận chuyển, loại
hàng vận chuyển, dịch vụ của nhà cung cấp,…
pg. 32
 Phương thức vận chuyển: Tùy thuộc vào yêu cầu, tính chất đơn hàng, điều
kiện vật lý, …của khách hàng.
 Thông tin về việc vận chuyển: Chủ yếu tập trung vào phương tiện, loại hàng
hóa và địa điểm giao hàng.
 Thời gian vận chuyển
 Vật liệu vận tải
 Điều kiện ngoại cảnh

2.2.4 Chức năng và tác dụng của LIS:

LIS là sợi chỉ liên kết các hoạt động Logistics vào một quá trình thống nhất.
Sự phối hợp này được xây dựng dựa trên 4 mức chức năng: tác nghiệp, kiểm tra
quản trị, phân tích quyết định, và hệ thống kế hoạch hoá chiến lược.

 Chức năng tác nghiệp

Được đặc trưng bằng các luật lệ chính thức, các thủ tục và những giao tiếp
chuẩn hóa một số lớn các tác nghiệp và nghiệp vụ hàng ngày.Việc phối hợp các quá
trình trong cấu trúc và một số lượng lớn các tác nghiệp cho thấy tầm quan trọng của
hệ thống thông tin ở mức độ thấp nhất này. Hệ thống thông tin tác nghiệp khởi
xướng và ghi lại các hoạt động và chức năng Logistics riêng biệt như: Nhận đơn
hàng, xử lý, giải quyết yêu cầu, khiếu nại. Như vậy quá trình thực hiện đơn hàng
phải thực hiện dựa trên một loạt các thông tin tác nghiệp.Triển khai LIS đảm bảo
cải tiến hiệu suất hệ thống tác nghiệp, là cơ sở của lợi thế cạnh tranh: giảm chi phí
tác nghiệp để giảm giá; tuy có tăng chi phí đầu tư cho hệ thống thông tin, nhưng
hiệu suất tác nghiệp tăng nhanh, do đó giảm chi phí tương đối hoạt động tác nghiệp.

 Chức năng kiểm soát

Nhằm vào việc đo lường hoạt động nghiệp vụ và báo cáo, việc đo lường là
cần thiết để có được sự quan tâm điều chỉnh ngược, cũng như tiết kiệm các nguồn
lực hữu ích. Nó cũng cần thiết để nhận ra những hoạt động ngoại lệ và cung cấp
thông tin để xử lý các trường hợp này. Chức năng kiểm soát của LIS giúp phát hiện
kịp thời những vướng mắc về chất lượng dịch vụ trong mối tương quan với các
nguồn lực hiện có để phục vụ khách hàng, từ đó có những giải pháp điều chỉnh phù
hợp.

 Chức năng phân tích và ra quyết định

pg. 33
Tập trung vào các công cụ phần mềm nhằm hỗ trợ các nhà quản trị nhận ra,
đánh giá và so sánh các phương án chiến lược và chiến thuật Logistics có khả năng
thay thế, cho phép gia tăng hiệu quả hoạt động. Chức năng phân tích và ra quyết
định thể hiện mức độ xử lí cao và phức tạp của LIS. Với những thông tin có tính
tổng hợp và dài hạn, với những dự báo về thị trường và các nguồn cung ứng, LIS hỗ
trợ nhà quản trị với các quyết định quan trọng như việc qui hoạch mạng lưới cơ sở
Logistics, trong việc lựa chọn hệ thống quản trị dự trữ hàng hoá, trong việc lựa chọn
các nguồn hàng ổn định và chất lượng, v.v.

 Chức năng hoạch định chiến lược

Tập trung vào các thông tin hỗ trợ việc xây dựng và tái lập các chiến lược
Logistics. Các quyết định này là sự mở rộng các quyết định phân tích ở mức độ
khái quát và trừu tượng thậm chí không có cấu trúc chi tiết và thực hiện trong thời
gian dài. Chức năng hoạch định chiến lược của LIS được kết hợp với các hệ thống
thông tin khác (Marketing, kế toán-tài chính…) để rà soát các cơ hội và thách thức
của môi trường kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị nguồn lực để khai thác
các tiềm năng thị trường và vượt qua những khó khăn, dựa vào những thế mạnh sẵn
có của mình.

Một hệ thống thông tin hiểu quả, hỗ trợ đắc lực cho quá trình ra các quyết định
Logistics phải đảm bảo được chất lượng thông tin. Cụ thể, LIS phải đảm bảo các
yêu cầu: đầy đủ, sẵn sàng (Availability); chọn lọc (Selective); chính xác
(Accuracy); linh hoạt (Flexibility); kịp thời (Timeliness); dễ sử dụng (Appropriate
format).

Việc truyền đạt thông tin phải được thực hiện dưới ngôn ngữ của người nhận
nếu không việc tiếp nhận thông tin sẽ trở nên rất khó khăn. Hơn nữa, việc truyền đạt
thông tin đôi khi cũng bị gián đoạn khi người tiếp nhận bỏ qua những thông tin mà
họ thấy không cần thiết – đó được coi là sự tiếp nhận có lựa chọn. Cuối cùng việc
truyền đạt thông tin chỉ diễn ra khi thông tin đó phù hợp với người nhận và gắn liền
với những quyêt định quản trị mà người tiếp nhận cần đưa ra.

2.3 Dòng thông tin Logistics trong doanh nghiệp:


Hệ thống thông tin Logistics trong doanh nghiệp gồm 2 dòng chính, đó là sự
kết hợp chặt chẽ của các hoạt động kế hoạch- phối hợp và các hoạt động tác nghiệp.
2.3.1 Dòng thông tin hoạch định – phối hợp:
a. Kế hoạch chiến lược:

pg. 34
Kế hoạch chiến lược là kim chỉ nam, là thông tin định hướng cho các nhà
doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ở các chức năng. Kế hoạch
chiến lược tập trung vào hai mục tiêu marketing và tài chính.

- Mục tiêu marketing: Các chính sách, mục tiêu marketing và chính sách
dịch vụ khách hàng quyết định các hoạt động Logistics. Tiêu chuẩn đảm bảo hàng
hóa ( mức độ hàng thiếu , tỷ lệ thỏa mãn, tổng hợp lô hàng); tiêu chuẩn vận hành
nghiệp vụ ( tốc độ, độ ổn định, linh hoạt,xử lí bất trắc); tiêu chuẩn tin cậy.
- Mục tiêu tài chính:Thể hiện ở các chỉ số doanh thu, chi phí khả năng thu
hồi, vốn đầu tư và lợi nhuận. Mục tiêu tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng dịch vụ và tổng chi phí Logistics.

Như vậy cả 2 mục tiêu chiến lược sẽ cung cấp thông tin về thị trường (khách
hàng), mặt hàng kinh doanh, dịch vụ và trình độ hoạt động Logistics mà các nhà
quản trị Logistics phải đảm bảo trong phạm vi kế hoạch.

b. Kế hoạch nguồn lực:

Đây là bước khởi đầu xác định khả năng nguồn lực đáp ứng Logistics. Kế
hoạch nguồn lực cần được xác định các yếu tố bao gồm nguồn hàng, kho hàng, vốn
dự trữ, phương tiện vận chuyên và nhân sự. Kế hoạch này giúp quản trị nguồn nhân
lực có hiệu quả đáp ứng nhu cầu thị trường. Với mỗi mặt hàng kinh doanh , kế
hoạch nguồn lực phải xác định được vị trí(ở đâu); thời gian(khi nào); và số
lượng(bao nhiêu); để thu mua dự trữ và vận chuyển.

c.Kế hoạch Logistics:

Kế hoạch này phối hợp cơ sở vật chất, thiết bị, lao động và nguồn dự trữ cần
thiết để thực hiện nhiệm vụ Logistics. Kế hoạch Logistics bị ràng buộc bởi kế hoạch
nguồn lực, thông tin dự báo về nhu cầu thị trường. Kế hoạch này bao gồm việc xác
định rõ mục tiêu; quá trình tác nghiệp cho các hoạt động cơ bản( dự trữ, vận chuyển
) và hoạt động bổ trợ( kho, bao bì, LIS)

d.Quản trị dự trữ :

Đây là giao điểm giữa dòng hoạch định – phối hợp và dòng nhiệm vụ, chỉ rõ
thời điểm và vị trí tạo nên dự trữ. Từ điều kiện thông tin, hình thành dự trữ chỉ rõ
cái gì, ở đâu và khi nào của quá trình Logistics tổng thể.

2.3.2 Dòng thông tin nghiệp vụ:


 Quản lý đơn hàng và thực hiện đơn hàng:

pg. 35
Hoạt động này liên quan đến việc chuyển thông tin về nhu cầu giữa các thành
viên tham gia phân phối hàng hóa. hoạt động chủ yếu của hoạt động đơn đặt hàng là
tiếp nhận chính xác và đáp ứng yêu cầu đơn đặt hàng của khách hàng. Công cụ
chuyển tin: Điện thoại, fax, Internet,… xử lí đơn hàng là các công cụ để chuẩn bị
thực hiện đơn hàng của khách hàng. Thời gian đáp ứng đơn hàng chịu ảnh hưởng
nhiều của năng lực xử lí thông tin của LIS. Trên cơ sở nhu cầu và dự báo bán, quyết
định về trình độ dịch vụ khách hàng, doanh nghiệp đuă ra những quyế định về dự
trữ, lô hàng nhập và dự trữ bảo hiểm.

 Hoạt động phân phối:

Quá trình này tạo điều kiện để tiến hành cung cấp hàng hóa và dịch vụ kho
khách hàng.Quá trình này đòi hỏi cung cấp thông tin để tạo thuận lợi và phối hợp
các hoạt động ở kho để cung ứng hàng hóa thỏa mãn đơn hàng. Vấn đề là phải thỏa
mãn yêu cầu của khách hàng trong điều kiện dự trữ ở kho phải thấp.

 Nghiệp vụ vận chuyển và giao hàng:

Khả năng tích hợp hệ thống thông tin trong công tác vận chuyển và giao hàng
đem lại tiện ích đáng kể nâng cao khả năng kiểm soát hành trình lô hàng cho cả
doanh nghiệp và khách hàng.

 Nghiệp vụ mua và nhập hàng:

Trên cơ sở những thông tin về kế hoạch mua , về nhu cầu của khách hàng và
tình hình dự trữ hàng hóa, danh nghiệp đưa ra những quyết định mua và nhập hàng
vào cư sở Logistics (kho hoặc cơ sở sản xuất).

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, máy vi tính ngày càng có
nhiều tiện ích. Internet ngày càng lan rộng và bao phủ khắp toàn cầu, các phần mềm
chuyên dụng ngày càng nhiều thêm…

pg. 36
Chương 3: Ứng dụng Big Data trong Logistics
Hệ thống cơ sở hạ tầng Logistics bao gồm cơ sở hạ tầng vật lý (physical
infrastructure) như hệ thống giao thông, cầu cảng… và cơ sở hạ tầng mềm (soft
infrastructure) như nguồn nhân lực, hệ thống chính sách, luật lệ, thủ tục… Để phát
triển, quản lý tốt và hiệu quả tất cả hệ thống hạ tầng đó, không thể không quan tâm
vấn đề ứng dụng CNTT. Cơ sở hạ tầng mềm kỹ thuật số (digital soft infrastructure)
đóng vai trò rất quan trọng đối với thương mại trong thế kỷ 21 bởi các thông tin về
sự di chuyển của hàng hóa hiện nay hết sức quan trọng.
Theo đánh giá của VIFFAS, trình độ công nghệ trong hoạt động logistics ở
VN còn thấp. Việc liên lạc giữa công ty Logistics với khách hàng, hải quan chủ yếu
vẫn là thủ công, giấy tờ. Mặc dù những năm 2010-2011 được ghi nhận có bước đột
phá trong thực hiện khai hải quan điện tử, số lượng doanh nghiệp tham gia vẫn còn
chiếm tỷ lệ thấp. Mặt khác, phương tiện vận tải còn lac hậu, cũ kỹ, trình độ cơ giới
hóa trong bốc dỡ hàng hóa vẫn còn yếu kém, lao động thủ công vẫn phổ biến. Công
tác lưu kho còn khá lạc hậu, chưa áp dụng phổ biến tin học trong quản trị kho như
mã vạch, chương trình phần mềm quản trị kho.
Đặc biệt trong việc triển khai và áp dụng các cơ sở thông tin vào quản trị hệ
thống Logistic thì Big Data đang là một xu hướng mới với sự triển khai rộng rãi của
các doanh nghiệp Logistic lớn với quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, ở Việt Nam phần
lớn các doanh nghiệp trong ngành vẫn còn chưa triển khai hoặc mới chỉ triển khai
trên mức độ cơ bản nhất, thiếu đồng bộ và thiếu tối ưu các nguồn lực.

3.1 Tổng quan về Big Data


3.1.1 Khái niệm, nguồn hình thành và đặc trưng của Big Data
a. Khái niệm về dữ liệu lớn
- Theo wikipedia: Dữ liệu lớn (Big data) là một thuật ngữ chỉ bộ dữ liệu lớn
hoặc phức tạp mà các phương pháp truyền thống không đủ các ứng dụng để xử lý
dữ liệu này.
- Theo Gartner: Dữ liệu lớn là những nguồn thông tin có đặc điểm chung khối
lượng lớn, tốc độ nhanh và dữ liệu định dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, do đó
muốn khai thác được đòi hỏi phải có hình thức xử lý mới để đưa ra quyết định,
khám phá và tối ưu hóa quy trình.
b. Nguồn hình thành và phương pháp khai thác, quản lý dữ liệu lớn
Qua thống kê và tổng hợp, dữ liệu lớn được hình thành chủ yếu từ 6 nguồn:
- Dữ liệu hành chính (phát sinh từ chương trình của một tổ chức, có thể
là chính phủ hay phi chính phủ). Ví dụ, hồ sơ y tế điện tử ở bệnh viện,
hồ sơ bảo hiểm, hồ sơ ngân hàng...;
- Dữ liệu từ hoạt động thương mại (phát sinh từ các giao dịch giữa hai
thực thể). Ví dụ, các giao dịch thẻ tín dụng, giao dịch trên mạng, bao
gồm cả các giao dịch từ các thiết bị di động;

pg. 37
- Dữ liệu từ các thiết bị cảm biến như thiết bị chụp hình ảnh vệ tinh, cảm
biến đường, cảm biến khí hậu;
- Dữ liệu từ các thiết bị theo dõi, ví dụ theo dõi dữ liệu từ điện thoại di
động, GPS;
- Dữ liệu từ các hành vi, ví dụ như tìm kiếm trực tuyến (tìm kiếm sản
phẩm, dịch vụ hay thông tin khác), đọc các trang mạng trực tuyến...;
- Dữ liệu từ các thông tin về ý kiến, quan điểm của các cá nhân, tổ chức,
trên các phương tiện thông tin xã hội.
Phương pháp khai thác và quản lý dữ liệu lớn hiện nay được thiết kế phù hợp
dựa theo các nguồn hình thành dữ liệu lớn. Mỗi nguồn dữ liệu lớn khác nhau sẽ có
phương pháp khai thác và quản lý dữ liệu lớn khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay phần
lớn các tổ chức trên thế giới đều dùng Hadoop ecosystem là giải pháp tối ưu để khai
thác và quản lý dữ liệu lớn.
c. Đặc trưng 5V của dữ liệu lớn
Dữ liệu lớn có 5 đặc trưng cơ bản như sau (mô hình 5V):

- Khối lượng dữ liệu (Volume)


Đây là đặc điểm tiêu biểu nhất của dữ liệu lớn, khối lượng dữ liệu rất lớn.
Kích cỡ của Big Data đang từng ngày tăng lên, và tính đến năm 2012 thì nó có thể
nằm trong khoảng vài chục terabyte cho đến nhiều petabyte (1 petabyte = 1024
terabyte) chỉ cho một tập hợp dữ liệu. Dữ liệu truyền thống có thể lưu trữ trên các
thiết bị đĩa mềm, đĩa cứng. Nhưng với dữ liệu lớn chúng ta sẽ sử dụng công nghệ
“đám mây” mới đáp ứng khả năng lưu trữ được dữ liệu lớn.
- Tốc độ (Velocity)
Tốc độ có thể hiểu theo 2 khía cạnh:
(a) Khối lượng dữ liệu gia tăng rất nhanh (mỗi giây có tới 72.9 triệu các yêu
cầu truy cập tìm kiếm trên web bán hàng của Amazon);
(b) Xử lý dữ liệu nhanh ở mức thời gian thực (real-time), có nghĩa dữ liệu
được xử lý ngay tức thời ngay sau khi chúng phát sinh (tính đến bằng mili giây).
Các ứng dụng phổ biến trên lĩnh vực Internet, Tài chính, Ngân hàng, Hàng không,
Quân sự, Y tế – Sức khỏe như hiện nay phần lớn dữ liệu lớn được xử lý real-time.
Công nghệ xử lý dữ liệu lớn ngày nay đã cho phép chúng ta xử lý tức thì trước khi
chúng được lưu trữ vào cơ sở dữ liệu.

pg. 38
- Đa dạng (Variety)
Đối với dữ liệu truyền thống chúng ta hay nói đến dữ liệu có cấu trúc, thì ngày
nay hơn 80% dữ liệu được sinh ra là phi cấu trúc (tài liệu, blog, hình ảnh, vi deo, bài
hát, dữ liệu từ thiết bị cảm biến vật lý, thiết bị chăm sóc sức khỏe...). Big data cho
phép liên kết và phân tích nhiều dạng dữ liệu khác nhau. Ví dụ, với các bình luận
của một nhóm người dùng nào đó trên Facebook với thông tin video được chia sẻ từ
Youtube và Twitter.
- Độ tin cậy/chính xác (Veracity)
Một trong những tính chất phức tạp nhất của Dữ liệu lớn là độ tin cậy/chính
xác của dữ liệu. Với xu hướng phương tiện truyền thông xã hội (Social Media) và
mạng xã hội (Social Network) ngày nay và sự gia tăng mạnh mẽ tính tương tác và
chia sẻ của người dùng Mobile làm cho bức tranh xác định về độ tin cậy & chính
xác của dữ liệu ngày một khó khăn hơn. Bài toán phân tích và loại bỏ dữ liệu thiếu
chính xác và nhiễu đang là tính chất quan trọng của Big data.
- Giá trị (Value)
Giá trị là đặc điểm quan trọng nhất của dữ liệu lớn, vì khi bắt đầu triển khai
xây dựng dữ liệu lớn thì việc đầu tiên chúng ta cần phải làm đó là xác định được giá
trị của thông tin mang lại như thế nào, khi đó chúng ta mới có quyết định có nên
triển khai dữ liệu lớn hay không. Nếu chúng ta có dữ liệu lớn mà chỉ nhận được 1%
lợi ích từ nó, thì không nên đầu tư phát triển dữ liệu lớn. Kết quả dự báo chính xác
thể hiện rõ nét nhất về giá trị của dữ liệu lớn mang lại. Ví dụ, từ khối dữ liệu phát
sinh trong quá trình khám, chữa bệnh sẽ giúp dự báo về sức khỏe được chính xác
hơn, sẽ giảm được chi phí điều trị và các chi phí liên quan đến y tế.

d. Sự khác biệt giữa dữ liệu lớn với dữ liệu truyền thống
Dữ liệu lớn khác với dữ liệu truyền thống (ví dụ, kho dữ liệu - Data
Warehouse) ở 4 điểm cơ bản: Dữ liệu đa dạng hơn; lưu trữ dữ liệu lớn hơn; truy vấn
dữ liệu nhanh hơn; độ chính xác cao hơn.
- Dữ liệu đa dạng hơn
Khi khai thác dữ liệu truyền thống (dữ liệu có cấu trúc), chúng ta thường phải
trả lời các câu hỏi: Dữ liệu lấy ra kiểu gì? định dạng dữ liệu như thế nào? Đối với
dữ liệu lớn, không phải trả lời các câu hỏi trên. Hay nói khác, khi khai thác, phân
tích dữ liệu lớn chúng ta không cần quan tâm đến kiểu dữ liệu và định dạng của
chúng; điều quan tâm là giá trị mà dữ liệu mang lại có đáp ứng được cho công việc
hiện tại và tương lai hay không.
- Lưu trữ dữ liệu lớn hơn
Lưu trữ dữ liệu truyền thống vô cùng phức tạp và luôn đặt ra câu hỏi lưu như
thế nào? dung lượng kho lưu trữ bao nhiêu là đủ? gắn kèm với câu hỏi đó là chi phí
đầu tư tương ứng. Công nghệ lưu trữ dữ liệu lớn hiện nay đã phần nào có thể giải
quyết được vấn đề trên nhờ những công nghệ lưu trữ đám mây, phân phối lưu trữ dữ
liệu phân tán và có thể kết hợp các dữ liệu phân tán lại với nhau một cách chính xác
và xử lý nhanh trong thời gian thực.
- Truy vấn dữ liệu nhanh hơn
Dữ liệu lớn được cập nhật liên tục, trong khi đó kho dữ liệu truyền thống thì
lâu lâu mới được cập nhật và trong tình trạng không theo dõi thường xuyên gây ra
pg. 39
tình trạng lỗi cấu trúc truy vấn dẫn đến không tìm kiếm được thông tin đáp ứng theo
yêu cầu.
- Độ chính xác cao hơn
Dữ liệu lớn khi đưa vào sử dụng thường được kiểm định lại dữ liệu với những
điều kiện chặt chẽ, số lượng thông tin được kiểm tra thông thường rất lớn, và đảm
bảo về nguồn lấy dữ liệu không có sự tác động của con người vào thay đổi số liệu
thu thập.
3.1.2 Bức tranh tổng thể ứng dụng dữ liệu lớn
Dữ liệu lớn đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: hoạt động chính trị;
giao thông; y tế; thể thao; tài chính; thương mại; thống kê... dưới đây là một số ví
dụ về ứng dụng dữ liệu lớn.
- Ứng dụng dữ liệu lớn trong hoạt động chính trị

Hình bên cho thấy Tổng thống Mỹ Obama đã sử dụng dữ liệu dữ liệu lớn để
phục vụ cho cuộc tranh cử Tổng thống của mình. Ông xây dựng một đội ngũ nhân
viên chuyên đi thu thập thông tin và phân tích dữ liệu thu được trong dự án triển
khai về dữ liệu lớn. Đội ngũ nhân viên này thu thập tất cả thông tin về người dân ở
các khu vực, sau đó phân tích và chỉ ra một số thông tin quan trọng về người dân
Mỹ như: Thích đọc sách gì, thích mua loại thuốc gì, thích sử dụng phương tiện gì...
Thậm chí còn biết được cả thông tin về mẹ của cử tri đó đã bỏ phiếu tín nhiệm ai ở
lần bầu cử trước. Trên cơ sở những thông tin này, Tổng thống Obama đã đưa ra kế
hoạch vận động phù hợp, giúp ông tái đắc cử Tổng thống nước Mỹ lần thứ 2.
Ngoài ra một số ứng dụng khác trong lĩnh vực chính trị mà dữ liệu lớn được
áp dụng như: Hệ thống chính phủ điện tử; phân tích quy định và việc tuân thủ quy
định; phân tích, giám sát, theo dõi và phát hiện gian lận, mối đe dọa, an ninh mạng.

pg. 40
- Ứng dụng dữ liệu lớn trong giao thông

Sử dụng số liệu CDR trong quá khứ để ước lượng các dòng giao thông trong
thành phố vào các giờ cao điểm, từ đó có những kế hoạch phân luồng giao thông chi
tiết, hợp lý giúp giảm thiểu kẹt xe. Ngoài ra còn đưa ra thông tin cho người tham gia
giao thông được biết nếu muốn đi từ nơI này đến nơi khác thì nên đi vào giờ nào để
tránh kẹt xe, hoặc đi đường nào là ngắn nhất, v.v... Ngoài ra, dữ liệu lớn còn giúp
phân tích định vị người dùng thiết bị di động, ghi nhận chi tiết cuộc gọi trong thời
gian thực; và giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông.

- Ứng dụng dữ liệu lớn trong y tế

Trong y học các bác sĩ dựa vào số liệu trong các bệnh án để đưa ra dự đoán về
nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời cũng đưa ra được xu hướng lây lan của bệnh. Ví dụ,
ứng dụng Google Flu Trend là một trong những ứng dụng hành công của Google
ứng dụng này dựa trên từ khóa tìm kiếm ở một khu vực nào đó, sau đó bộ máy phân
pg. 41
tích của Google sẽ phân tích và đối chiếu kết quả tìm kiếm đó, sau cùng là đưa ra dự
báo về xu hướng dịch cúm tại khu vực đó. Qua đó cho biết tình hình cúm tại khu
vực đó sẽ diễn ra như thế nào để đưa ra các giải pháp phòng tránh. Những kết quả
mà Google Flu Trend đưa ra, hoàn toàn phù hợp với báo cáo của Tổ chức Y tế Thế
giới WHO về tình hình bệnh cúm tại các khu vực đó.

- Ứng dụng dữ liệu lớn trong thể thao

Phân tích mô hình hệ thống cấu trúc sơ đồ chiến thuật của đội tuyển Đức (hình
bên) đã đưa ra những điểm bất hợp lý trong cấu trúc của đội tuyển Đức, từ đó giúp
cho đội tuyển Đức khắc phục được điểm yếu và đã dành được World cup 2014.

- Ứng dụng dữ liệu lớn trong thương mại


Trong thương mại dữ liệu lớn giúp cho chúng ta thực hiện được một số công
việc sau: Phân khúc thị trường và khách hàng; phân tích hành vi khách hàng tại cửa
hàng; tiếp thị trên nền tảng định vị; phân tích tiếp thị chéo kênh, tiếp thị đa kênh;
quản lý các chiến dịch tiếp thị và khách hàng thân thiết; So sánh giá; Phân tích và
quản lý chuỗi cung ứng; Phân tích hành vi, thói quen người tiêu dung; Tạo báo cáo
theo các tiêu chí: độ tuổi, giới tính, địa điểm của khách truy cập. Nếu bất kỳ sản
phẩm nào được thêm vào giỏ hàng nhưng khách không mua, Bigdata có thể tự động
gửi code khuyến mãi cho khách hàng cụ thể đó.
- Ứng dụng dữ liệu lớn trong thống kê
Nhận thấy những lợi ích to lớn và thách thức của Bigdata đối với thống kê nhà
nước, Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc cũng như các tổ chức thống kê khu vực và
Cơ quan thống kê quốc gia của nhiều nước đã triển khai hàng loạt các hoạt động về
Bigdata như: Hàn Quốc sử dụng ảnh vệ tinh để thống kê nông nghiệp và một số
lĩnhvực khác; Australia sử dụng ảnh vệ tinh để thống kê diện tích đất nông nghiệp
và năng suất; Italia sử dụng dữ liệu điện thoại di động để thống kê di cư; Bhutan
dùng thiết bị di động để tính toán chỉ số giá tiêu dùng; Estonia dùng điện thoại di
động định vị vệ tinh để thống kê du lịch; EuroStat sử dụng dữ liệu về sử dụng điện
thoại di động để thống kê du lịch
- Ứng dụng dữ liệu lớn trong tài chính
pg. 42
Từ những dữ liệu chính xác, kịp thời thu thập được thông qua các giao dịch
của khách hàng, tiến hành phân tích, xếp hạng và quản lý các rủi ro trong đầu tư tài
chính, tín dụng.
Big Data đã và đang được ứng dụng hiệu quả với các hoạt động: từ thu tiền
mặt đến quản lý tài chính. Từ đó, giúp giảm bớt rắc rối của khách hàng và gia
tăng doanh thu cho các ngân hàng.
Các thức ứng dụng
 Sử dụng các kỹ thuật phân cụm giúp ngân hàng đưa ra quyết định quan
trọng. Hệ thống phân tích có thể xác định các địa điểm chi nhánh nơi
tập trung nhiều nhu cầu của khách hàng, để đề xuất lập chi nhánh mới.
 Quy tắc kết hợp để dự đoán lượng tiền mặt cần thiết sẵn sàng cung ứng
ở một chi nhánh tại thời điểm cụ thể.
 Khoa học dữ liệu là nền tảng của hệ thống ngân hàng kĩ thuật số.
 Học máy và AI được nhiều ngân hàng sử dụng để phát hiện các hoạt
động gian lận và báo cáo cho các chuyên viên liên quan.
 Khoa học dữ liệu hỗ trợ xử lý, lưu trữ và phân tích lượng dữ liệu khổng
lồ từ các hoạt động hàng ngày và giúp đảm bảo an ninh cho ngân hàng.
- Giáo dục
Big Data tạo ra các phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu để dạy học sinh.
Cách thức ứng dụng Big Data:
Có thể lưu trữ, quản lý, phân tích các bộ dữ liệu lớn bao gồm hồ sơ của sinh
viên.
 Duy trì bảo mật bằng cách sử dụng hệ thống quản lý big data có khả
năng trích xuất phân cấp.
 Big Data giúp các bộ đề kiểm tra gần như không thể bị lộ
 Big Data cung cấp dữ liệu về các hoạt động trong lớp và giúp đưa ra
quyết định cho giáo viên hay người điều hành tổ chức.
 Big Data có thể đánh giá biểu cảm khuôn mặt và di chuyển của học
sinh trong lớp từ đó giáo viên có thể đánh giá được chất lượng giảng
dạy bằng máy ảnh độ phân giải cao, cảnh quay video và xử lý hình ảnh.
- Cloud (Điện toán đám mây)
Với cơ sở dữ liệu quá lớn thì đám mây là phương tiện được sử dụng để cung
cấp cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc tính toán dữ liệu lớn. Trong cuộc sống thực,
nhiều tổ chức đang kết hợp hai công nghệ này để cải thiện hoạt động điều phối kinh
doanh củamình.
Điện toán đám mây (tiếng Anh: cloud computing), còn gọi là điện toán máy
chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng công nghệ máy tính và phát triển dựa vào
mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa
vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như sự liên tưởng về độ
phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả
năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ",
cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó
pg. 43
"trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ
đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó
Điện toán đám mây là việc phân phối các tài nguyên CNTT theo nhu cầu qua
Internet với chính sách thanh toán theo mức sử dụng. Thay vì mua, sở hữu và bảo
trì các trung tâm dữ liệu và máy chủ vật lý, bạn có thể tiếp cận các dịch vụ công
nghệ, như năng lượng điện toán, lưu trữ và cơ sở dữ liệu, khi cần thiết, từ nhà cung
cấp dịch vụ đám mây như Amazon Web Services (AWS).
Về cơ bản, Điện toán đám mây tạo điều kiện cho bạn truy cập dữ liệu mọi lúc
mọi nơi, chỉ cần bạn có kết nối với mạng Internet.
Dịch vụ email, ngân hàng trực tuyến, mua sắm qua mạng hay trò chuyện qua
Skype chỉ là một vài trong số những ứng dụng mà dịch vụ Đám mây có thể thực
hiện được.
Các dữ liệu được lưu trữ trong đám mây khiến việc chia sẻ, truy xuất và lưu
trữ trở nên cực kỳ dễ dàng. Google Drive, Dropbox, Shutterstock là những ví dụ
phổ biến nhất của dịch vụ này.

Cách thức ứng dụng Big Data:


 Cloud cung cấp các công cụ để trích xuất dữ liệu. Từ đó, bằng việc
phân tích dữ liệu lớn, thì mục tiêu và các quyết định của kinh doanh
được xác định.
 Ứng dụng Big Data trên nền tảng Cloud giúp các tổ chức quản lý hiệu
quả nhiều công cụ phần mềm và phần cứng.
 Cloud đã tăng tốc độ quản lý và truy cập cơ sở dữ liệu chứa hàng lượng
lớn hồ sơ.

- Dịch vụ khách hàng


Để thành công thì doanh nghiệp cần làm hài lòng khách hàng và hiểu nhu cầu
của họ. Trong giai đoạn mới gia nhập thị trường và tìm lợi thế cạnh tranh, thì sẽ rất
khó để bạn biết khách hàng đang tìm kiếm điều gì. Big Data sẽ giúp chủ doanh
nghiệp tìm ra giải pháp và đưa ra đề xuất tốt nhất.

Cách thức ứng dụng Big Data:


 Xác định các yêu cầu của khách hàng, tập trung thực hiện nhu cầu của
họ.
 Phân tích hành vi, sự quan tâm của khách hàng tạo ra các sản phẩm
hướng đến khách hàng.
 Có thể thu thập nhiều dữ liệu về hành vi khách hàng để thiết kế mô
hình tiếp thị tối ưu
 Tìm ra sự tương đồng giữa khách hàng và nhu cầu của họ, từ đó, việc
nhắm mục tiêu các chiến dịch quảng cáo có thể chính xác và đạt hiệu
quả cao.
- Ngành bán lẻ

pg. 44
Big Data mang lại cơ hội cho lĩnh vực bán lẻ bằng việc giúp xác định hành
trình trải nghiệm, xu hướng mua sắm và sự hài lòng của khách hàng từ cách thu
thập dữ liệu đa dạng. Từ những dữ liệu thu thập được có thể cải thiện hiệu suất và
hiệu quả bán hàng.

Cách thức ứng dụng Big Data:


 Big data giúp nhà quản lý xây dựng mô hình chi tiêu của từng khách
hàng
 Với các phân tích dự đoán, ngành công nghiệp có thể so sánh tỷ lệ cung
– cầu và có thể tránh tung ra sản phẩm không được đón nhận
 Ngành bán lẻ có thể xác định vị trí bố trí sản phẩm trên kệ hàng tùy vào
thói quen và nhu cầu mua hàng của khách hàng và thiết lập chiến lược
kinh doanh để cải thiện
 Kết hợp phân tích cùng lúc các dữ liệu về thời điểm, giao dịch, truyền
thông xã hội, dự báo thời tiết để xác định chính xác sản phẩm phù hợp
để cung ứng cho khách hàng.
- Digital Marketing
Digital Marketing là chìa khóa để doanh nghiệp tiếp cận gần nhất với khách
hàng. Quan trọng, với Digital Marketing, tất cả các doanh nghiệp ở mọi quy mô lớn
nhỏ... đều có thể tiến hành các hoạt động quảng cáo tiếp thị trên các nền tảng truyền
thông xã hội.

Cách thức ứng dụng Big Data:


 Phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh và đánh giá mục tiêu kinh
doanh. Điều này giúp xác định cơ hội tốt để tiếp tục tiến hành các kế
hoạch kinh doanh tiếp theo
 Có thể xác định người dùng trên các phương tiện truyền thông xã hội
và nhắm mục tiêu cho họ dựa trên nhân khẩu học, giới tính, thu nhập,
tuổi tác và sở thích
 Tạo báo cáo cho chiến dịch quảng cáo:hiệu suất, khách hàng và giải
pháp để tạo kết quả tốt hơn
 Khoa học dữ liệu được sử dụng cho các khách hàng nhắm mục tiêu và
nuôi dưỡng chu trình khách hàng
 Tập trung vào các chủ đề được tìm kiếm cao và tư vấn cách để nội dung
để xếp hạng trang web doanh nghiệp cao hơn trên google (SEO).
 Có thể tạo đối tượng tương tự bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu đối
tượng hiện có để nhắm mục tiêu các khách hàng tương tự và kiếm được
lợi nhuận.
- Lĩnh vực truyền thông & Giải trí
Các công ty truyền thông cần thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số để phân phối
sản phẩm và nội dung của họ nhanh nhất có thể tại thị trường hiện tại. Đối với
pg. 45
những người ảnh hưởng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, Big Data có
thể giúp tìm ra quan điểm hoặc lượt thích của một nghệ sĩ để đo lường mức độ phổ
biến trong lĩnh vực truyền thông số.

Cách thức ứng dụng Big Data:


 Giúp thu thập thông tin và nhu cầu của cá nhân
 Xác định thiết bị và thời gian tạo hiệu quả cao nhất thông qua các dữ
liệu để phân tích
 Có thể xác định lý do đăng ký và hủy đăng ký một nội dung và đánh
giá sự quan tâm của khán giả đối với một kiểu nội dung cụ thể
 Ứng dụng Big Data còn giúp đặt nhóm mục tiêu quảng cáo cho các
công ty truyền thông
 Có thể tạo thêm các tính năng mới để phân tích nhu cầu
 Nhà quảng cáo (công ty truyền thông, người nổi tiếng, người phụ trách
truyền thông) có thể chọn địa điểm tần xuất phân phối
 Tùy mức độ phổ biến, nghệ sĩ có thể chọn thiết bị, hệ điều hành để
phân phối bài hát hoặc video của mình
Ở thời đại số, với sự phát triển của AI, thuật toán, kỹ thuật khai thác dữ liệu và
xử lý hình ảnh đã giúp dữ liệu lớn (Big Data) trở nên vô cùng hữu ích trong đời
sống và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của mọi tổ chức.

3.2 Ứng dụng của Bigdata trong Logistics


3.2.1 Logistics là việc kinh doanh theo định hướng dữ liệu
Dữ liệu lớn đang cách mạng hóa nhiều lĩnh vực kinh doanh, và phân tích hậu
cần là một trong số đó. Tính phức tạp và năng động của hậu cần, cùng với sự phụ
thuộc vào nhiều bộ phận chuyển động có thể tạo ra sự tắc nghẽn tại bất kỳ điểm nào
trong chuỗi cung ứng, làm cho logistics thành một trường hợp sử dụng hoàn hảo
cho dữ liệu lớn. Ví dụ, hậu cần dữ liệu lớn có thể được sử dụng để tối ưu hóa việc
định tuyến, để hợp lý hóa các chức năng của nhà máy, và để cung cấp tính minh
bạch cho toàn bộ chuỗi cung ứng, vì lợi ích của cả hai công ty hậu cần và tàu biển.
Các công ty hậu cần bên thứ ba và các công ty vận tải đều đồng ý.
Lấy ví dụ về bài báo của Fleetowner, "98% 3PLs cho rằng việc ra quyết định
dựa trên dữ liệu được cải thiện là" cần thiết cho sự thành công trong tương lai của
các hoạt động và quy trình chuỗi cung ứng ". Thêm vào đó, 81% các chủ hàng và
86% 3PLs được khảo sát cho biết việc sử dụng dữ liệu lớn sẽ trở thành "năng lực
cốt lõi của các tổ chức chuỗi cung ứng".
Tuy nhiên, dữ liệu lớn đòi hỏi nhiều nguồn thông tin có chất lượng cao để hoạt
động có hiệu quả. Tất cả những dữ liệu đó sẽ đến từ đâu? Báo cáo về dữ liệu lớn
trong logistics cho phép doanh nghiệp lựa chọn nhiều nguồn dữ liệu có thể, bao
gồm:
- Dữ liệu doanh nghiệp truyền thống từ các hệ thống hoạt động

pg. 46
- Dữ liệu giao thông và thời tiết từ các cảm biến, màn hình và hệ thống dự báo
- Chẩn đoán xe, mô hình lái xe và thông tin vị trí
- Dự báo kinh doanh tài chính
- Dữ liệu phản hồi quảng cáo
- Dữ liệu mẫu duyệt web
- Dữ liệu truyền thông xã hội
Rõ ràng, có nhiều cách để các hệ thống dữ liệu có thể cung cấp thông tin họ
cần. Tất cả các nguồn dữ liệu này và các trường hợp sử dụng tiềm năng đều dẫn dắt
DHL nói rằng công nghệ dữ liệu và tự động hóa lớn sẽ dẫn đến "mức độ tối ưu hóa
trước đây trong sản xuất, hậu cần, kho bãi và giao hàng tận nơi"
3.2.2 Lợi ích và cơ hội khi ứng dụng Big Data vào Logistics
Những tiến bộ trong khía cạnh công nghệ và phương pháp ứng dụng của Big
Data mang lại những lợi ích to lớn cho ngành logistics. Các nhà cung cấp dịch vụ
hậu cần quản lý dòng sản phẩm khổng lồ, do đó tạo ra các bộ dữ liệu rộng lớn.
Nguồn gốc, điểm đến, kích cỡ, trọng lượng, nội dung và vị trí của lô hàng trên cơ sở
hàng ngày được theo dõi qua mạng lưới phân phối toàn cầu. Có rất nhiều tiềm năng
không được sử dụng như việc nâng cao hiệu quả hoạt động, kinh nghiệm của khách
hàng và tạo ra mô hình kinh doanh mới. Phân tích dữ liệu lớn cung cấp lợi thế cạnh
tranh đó thông qua các thuộc tính nổi bật của Big Data có thể được áp dụng có hiệu
quả trong ngành logistics:

- Tối ưu hóa vận chuyển hàng hóa đến điểm đến cuối cùng
Một hạn chế trong việc đạt được hiệu quả hoạt động cao trong một mạng lưới
phân phối diễn ra tại "dặm cuối cùng".24 giờ cuối cùng trong một chuỗi cung ứng
thường là thứ tốn kém nhất, chi phí lên đến 28% tổng chi phí giao hàng của một gói
hàng. Có rất nhiều trở ngại dẫn đến điều này, có thể là:
Thách thức đối với các xe tải giao hàng lớn đến công viên gần điểm đến của
họ ở khu vực thành thị. Người lái xe thường phải đậu xe khá lâu, và sau đó đi bộ
đến địa chỉ cuối cùng. Sau đó, họ có thể phải đi lên nhiều chuyến cầu thang hoặc
đợi thang máy ở tòa nhà cao tầng.
Một số mặt hàng phải được ký kết và nếu khách hàng không ở nhà thì không
thể giao hàng.
Nhân viên giao hàng phải cẩn thận để không làm hỏng gói hàng trong chân
cuối cùng này, và họ phải cung cấp cho mình một cách chuyên nghiệp đến người
nhận.
Thêm vào những thách thức này, có thể rất khó để biết chính xác những gì
đang xảy ra trong đợt giao hàng cuối cùng.
Tuy nhiên, Dữ liệu lớn có thể giải quyết những thách thức này dễ dàng. Trong
một cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal, Matthias Winkenbach, giám đốc
Phòng thí nghiệm Hoá chất Megacity của MIT, đã mô tả chi tiết cách các phân tích
dữ liệu cuối cùng đang mang lại những dữ liệu hữu ích. Do chi phí thấp và tính phổ
biến của internet di động nhanh và điện thoại thông minh hỗ trợ GPS, cũng như sự

pg. 47
lan truyền của Internet thông qua cảm biến và máy quét, các chủ hàng có thể thấy
quá trình phân phối từ đầu đến dặm cuối như thế nào.
Ví dụ, một chiếc xe tải giao hàng UPS có gắn một cảm biến GPS đi giao hàng
ở trung tâm thành phố Chicago. Sau khi đỗ xe gần đó, điện thoại của người đàn ông
này sẽ phát tín hiệu GPS và tiếp tục truyền dữ liệu đến trung tâm UPS, cho tài
khoản của khách hàng biết về thời gian giao hàng. Điều này không chỉ có giá trị đối
với khách hàng - nó cho phép các công ty logistics nhìn thấy các mô hình và có thể
sử dụng để tối ưu hóa các chiến lược phân phối của họ.
- Tăng độ tin cậy
Khi các thiết bị cảm biến ngày càng trở nên phổ biến trong các phương tiện
giao thông, vận chuyển và trong suốt chuỗi cung ứng, chúng có thể cung cấp dữ liệu
cho phép minh bạch cao hơn bao giờ hết.
Tính minh bạch này có giá trị đối với các chủ hàng, người vận chuyển và
khách hàng. Nếu một lô hàng sẽ đến muộn, hãng tàu muốn biết càng sớm càng tốt
để họ có thể ngăn chặn tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng. Và các công ty vận chuyển
có thể sử dụng dữ liệu này tổng hợp để đàm phán với các chủ hàng bằng cách cho
biết họ thường xuyên phân phối đúng thời hạn như thế nào.
Hãy tưởng tượng điều này: các công ty logistics đã gắn cảm biến trong tất cả
các phương tiện phân phối của họ, với điện thoại thông minh hỗ trợ GPS bao phủ
bất kỳ khoảng trống. Một bên thứ ba hợp lệ hóa các cảm biến này với độ chính xác,
và sau đó các dữ liệu độ tin cậy và thời gian từ các cảm biến này được sử dụng khi
các công ty logistics đang đấu thầu cho các hợp đồng mới.
Loại nguồn mở, thông tin minh bạch hoàn toàn có thể thay đổi cách kinh
doanh được tiến hành trong khâu hậu cần.
- Tuyến đường sẽ được tối ưu hoá
Trong cuộc khảo sát 3PL được trích dẫn ở đầu bài viết này, 70% người được
hỏi cho rằng "cải thiện tối ưu hóa logistic" là việc sử dụng tốt nhất các dữ liệu lớn
trong Logistic. Rõ ràng, tối ưu hóa là suy nghĩ của mọi người.
Tại sao các công ty logistics quan tâm đến việc tối ưu hóa? Vì hai lý do: nó
giúp họ tiết kiệm tiền và tránh các lô hàng bị giao muộn. Khi bạn đang quản lý một
hệ thống phân phối hoặc chuỗi cung ứng, bạn phải kết nối một đường dây giữa tài
nguyên và xe và sự thiếu sót giữa chúng. Nếu bạn đặt quá nhiều xe cộ và tài nguyên
trên một tuyến đường phân phối, thì bạn đang tiêu tốn nhiều tiền hơn, và có thể sử
dụng các tài sản tốt hơn ở những nơi khác.
Tuy nhiên, nếu bạn ước tính thấp số lượng xe mà một tuyến đường hoặc giao
hàng cụ thể sẽ yêu cầu, thì bạn sẽ gặp rủi ro cho khách hàng gửi hàng muộn, ảnh
hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ khách hàng và hình ảnh thương hiệu của bạn
Để thêm vào những thách thức của việc tối ưu hoá, các yếu tố liên quan đến
phân bổ nguồn lực hiệu quả đang liên tục thay đổi. Ví dụ:
 Chi phí nhiên liệu có thể thay đổi
 Các đường cao tốc và đường xá có thể tạm thời đóng cửa hoặc những đường
hầm mới có thể được xây dựng
 Số lượng xe bạn sử dụng có thể thay đổi do sửa chữa hoặc mua lại mới
 Điều kiện thời tiết, cả theo mùa và ngay lập tức, luôn thay đổi

pg. 48
Big Data và phân tích tiên đoán cho phép các công ty Logistic có thêm sức
cạnh tranh mà họ cần để vượt qua những trở ngại. Các bộ cảm biến về xe tải, dữ
liệu thời tiết, dữ liệu bảo trì đường bộ, lịch trình bảo dưỡng đội tàu, chỉ báo tình
trạng hạm đội thời gian thực và lịch trình nhân sự có thể được tích hợp vào một hệ
thống nhìn vào các xu hướng lịch sử trong quá khứ và đưa ra lời khuyên phù hợp.
UPS là một ví dụ thực tế của Big Data Logistic dẫn đầu về sự tiết kiệm. Sau
khi kiểm tra dữ liệu của họ, UPS phát hiện ra rằng các xe tải rẽ trái đã khiến họ phải
trả rất nhiều tiền. Nói cách khác, UPS thấy rằng việc chuyển hướng trong giao
thông đang gây ra rất nhiều sự chậm trễ, lãng phí nhiên liệu, và nguy cơ an toàn.
Theo một bài báo từ Cuộc hội thoại có tiêu đề "Tại sao các trình điều khiển
của UPS không rẽ trái và bạn cũng không nên vậy", UPS "tuyên bố nó sử dụng ít
hơn 10 triệu gallon nhiên liệu, phát thải ít hơn 20.000 tấn CO2 và cung cấp 350.000
gói mỗi năm" (sau khi thực hiện thay đổi). 10 triệu galon khí là rất nhiều tiền - đó là
một số lợi ích đáng kể và một ví dụ dữ liệu lớn trong chuỗi cung ứng.
Các lái xe của UPS bây giờ chỉ được rẽ trái khoảng 10%., thay vào đó là chọn
đi thẳng hoặc rẽ phải. Do chiến lược Chỉ rẽ trái khi cần thiết, UPS đã giảm số lượng
xe tải nó sử dụng đi 1.110 và giảm tổng quãng đường đội tàu công ty di chuyển 28,5
triệu dặm.

- Hàng dễ hỏng được vận chuyển với chất lượng cao hơn
Giữ cho các sản phẩm dễ hư hỏng là một thách thức không ngừng của các
công ty logistics. Tuy nhiên, Big Data và Internet of Things (Mạng lưới thiết bị kết
nối Internet) có thể giúp các nhà quản lý và người giao hàng hiểu rõ hơn về cách họ
có thể ngăn ngừa chi phí do hàng hoá bị hư hỏng.
Chẳng hạn, giả sử một chiếc xe tải đang vận chuyển một lô hàng kem và đồ
tráng miệng. Bạn có thể cài đặt một cảm biến nhiệt độ bên trong xe tải để theo dõi
trạng thái của hàng hoá bên trong và đưa dữ liệu này cùng với dữ liệu giao thông và
đường xá cho một máy tính định tuyến trung tâm.
Máy tính này có thể cảnh báo người lái xe nếu tuyến đường ban đầu đã chọn
sẽ dẫn đến việc kem tan chảy và thay vào đó là các tuyến thay thế.

- Tự động hóa kho và chuỗi cung ứng


Chẳng bao lâu, Big Data kết hợp với công nghệ tự động hoá và Internet of
Things có thể làm cho logistics hoạt động hoàn toàn tự động.
Big Data cho phép các hệ thống tự động hoạt động thông qua việc định tuyến
thông minh nhiều bộ dữ liệu và luồng dữ liệu khác nhau. Ví dụ, Amazon đã có tự
động hóa trong các trung tâm thực hiện của họ, sử dụng ít robot KIVA màu da cam
để lấy đồ vật từ kệ.
Ngoài ra, Amazon còn có các máy điện toán tự động có thể phân phối đồ vật
cho bạn nếu bạn ở trong vòng 30 phút của trung tâm Amazon. Hay khi nhìn thấy
Uber và các công ty khác đang chạy thử nghiệm các phương tiện tự lái, không khó
để tưởng tượng rằng trong tương lai toàn bộ chuỗi cung ứng có thể được tự động
hóa, từ việc xếp dỡ, lái xe, đến việc giao hàng cuối cùng.
- Duy trì trải nghiệm tốt của khách hàng

pg. 49
Phân tích dữ liệu lớn cung cấp nhiều dữ liệu về khách hàng và từ đó đưa ra các
cách thức phục vụ để thu hút, duy trì và cải thiện trải nghiệm của khách hàng với
những quyết định về sự thay đổi. Big Data cũng cho phép một hệ thống hiệu quả và
lớn hơn để nắm bắt dữ liệu về khách hàng và đối tượng. Big Data có thể giúp xác
định cung và cầu địa phương và được sử dụng để hiểu được sự hài lòng và nhu cầu
của khách hàng.
Chi phí để thu hút một khách hàng mới luôn cao hơn chi phí duy trì sự trung
thành của khách hàng cũ, vì vậy các doanh nghiệp logistics luôn cần chú trọng vào
sự trải nghiệm của khách hàng.
Hồ sơ về các điểm tiếp xúc của khách hàng, dữ liệu về các yếu tố hoạt động
của chất lượng dịch vụ, cũng như dữ liệu bên ngoài kết hợp để cung cấp cái nhìn
toàn diện về theo dõi khách hàng, để doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định tập
trung nỗ lực kinh doanh khi thích hợp nhất. Và một trải nghiệm tốt của khách hàng
sẽ cung cấp cho các nhà quản lý những quyết định về hoạt động và phát triển sản
phẩm hơn nữa và đo lường để thiết kế các sản phẩm và dịch vụ có thể đáp ứng và
vượt qua mong đợi của khách hàng.
Ví dụ UPS nhận thấy từ lịch sử cung cấp cho thấy rằng khách hàng nhận được
hai lô hàng bị trì hoãn. Điều này có nghĩa là UPS phải triển khai một biện pháp giữ
chân khách hàng ngay lập tức.
Nhưng khi nói đến các điểm tiếp xúc của khách hàng, có vô số những thông
tin có sẵn thông qua sự ra đời của các diễn đàn trực tuyến. Trước đây, các hệ thống
CRM (Customer Relationship Management) đã lưu trữ dữ liệu đó và thu thập thêm
được thực hiện bằng các cuộc điều tra. Nhưng với các công cụ và kỹ thuật Big Data
bao gồm khả năng tự động thu hồi cảm xúc của khách hàng hiện diện trên các cơ sở
dữ liệu như văn bản và âm thanh sau đó phân tích ngữ nghĩa và khai thác văn bản,
điều này sẽ phản ánh tốt hơn cảm xúc của khách hàng so với các hình thức khảo sát
truyền thống.

Tóm lại, Big Data đã đang trên công cuộc chuyển đổi bản chất của Logistic.
Big Data trong Logistic có thể được sử dụng để giảm sự thiếu hiệu quả trong việc
phân phối dặm cuối cùng, cung cấp tính minh bạch cho chuỗi cung ứng, tối ưu hóa
việc phân phối, bảo vệ hàng hoá dễ bị hư hỏng và tự động hoá toàn bộ chuỗi cung
ứng hay làm tăng trai nghiệm tốt cho khách hàng.
Các công ty logistics nhận thức được những khả năng này, và đang phấn đấu
đưa ra nhiều quyết định dựa trên dữ liệu hơn. Sử dụng dữ liệu lớn, bộ cảm biến và
Internet of Things, kết hợp với phần mềm kinh doanh thông minh, các công ty có tư
duy theo đó đã giảm chi phí và tăng sự hài lòng của khách hàng.
3.2.3 Thách thức khi ứng dụng Big Data vào Logistics
Việc sử dụng hiệu quả các kỹ thuật Big Data đã đem lại nhiều lợi ích cho việc
chuyển đổi nền kinh tế nhưng cũng gây ra nhiều thách thức, bao gồm những khó
khăn trong việc thu thập dữ liệu, lưu trữ, tìm kiếm, cắt xén, phân tích và vận dụng.
Những thách thức này cần phải vượt qua để có thể khai thác cao nhất khả năng của
Dữ liệu lớn.
- Kiến trúc máy tính để xử lý dữ liệu

pg. 50
Kiến trúc máy tính là một trong những thách thức lớn nhất. Theo Philip Chen
và Zhang (2014), hiệu suất của bộ xử lý trung tâm (CPU) đang tăng gấp đôi mỗi 18
tháng. Hiệu năng của các ổ đĩa cũng tăng gấp đôi với cùng tốc độ, nhưng tốc độ
quay của đĩa đã cải thiện một chút. Ngoài ra, lượng thông tin tăng theo cấp số nhân.
Điều này có ảnh hưởng lớn đến giới hạn của việc khám phá các giá trị thời gian
thực từ Big Data.
- Dữ liệu không thống nhất
Một thách thức quan trọng khác liên quan đến phân tích dữ liệu lớn bao gồm
sự không thống nhất về dữ liệu và khả năng mở rộng, tính kịp thời và bảo mật dữ
liệu không đầy đủ. Do đó, dữ liệu phải được xây dựng phù hợp và một số tiền xử lý
kỹ thuật, chẳng hạn như làm sạch dữ liệu, tích hợp dữ liệu, chuyển đổi dữ liệu và
giảm thời gian cần được áp dụng để làm giảm tiếng ồn và sửa lỗi không chính xác.
Big Data đã thay đổi đáng kể việc thu thập và lưu trữ dữ liệu, bao gồm thiết bị lưu
trữ dữ liệu, kiến trúc lưu trữ dữ liệu, cơ chế truy cập dữ liệu. Quy trình khám phá
kiến thức đặt ưu tiên cao nhất vào khả năng tiếp cận của Dữ liệu lớn. Theo nghĩa
đó, dữ liệu lớn nên được truy cập hiệu quả và cho phép phá vỡ hoàn toàn hoặc một
phần hạn chế của kiến trúc máy tính. Lưu trữ trực tiếp (DAS), lưu trữ mạng (NAS),
và mạng lưu trữ (SAN) thường được sử dụng kiến trúc lưu trữ. Tuy nhiên, chúng có
những hạn chế và hạn chế nghiêm trọng trong các hệ thống phân phối quy mô lớn.
Tối ưu hóa truy cập dữ liệu là cách phổ biến để cải thiện hiệu suất của máy tính dữ
liệu chuyên sâu. Điều này bao gồm sao chép dữ liệu, di chuyển, phân phối và truy
cập song song. Khi khối lượng dữ liệu là rất lớn, dung lượng băng thông mạng là
nút cổ chai trong đám mây và các hệ thống phân tán.
- Bảo mật dữ liệu chưa đảm bảo
Một vấn đề khác liên quan đến lưu trữ đám mây là bảo mật dữ liệu. Cấu trúc
dữ liệu nhằm mục đích tìm kiếm và truy xuất dữ liệu định kỳ, đảm bảo chất lượng
dữ liệu, bổ sung giá trị, tái sử dụng và bảo quản. Điều này bao gồm xác thực, lưu
trữ, quản lý, bảo quản, truy xuất và đại diện.
Theo Kambatla (2014): Trong các hệ thống hậu cần, một khuôn khổ phân tích
toàn diện đòi hỏi phải tích hợp quản lý chuỗi cung ứng, quản lý khách hàng, hỗ trợ
sau bán hàng và quảng cáo. Số lượng lớn các dữ liệu đa dạng bao gồm giao dịch
khách hàng, quản lý hàng tồn kho, nguồn cấp dữ liệu video trên cửa hàng, quảng
cáo và quan hệ khách hàng, sở thích và tình cảm của khách hàng, cơ sở hạ tầng
quản lý bán hàng và dữ liệu tài chính. Việc triển khai toàn diện RFIDs (Radio
Frequency Identification) để theo dõi hàng tồn kho, liên kết với các cơ sở dữ liệu
của nhà cung cấp, tích hợp với sở thích của khách hàng và các hệ thống tài chính
tổng hợp mang lại hiệu quả được cải thiện. Cách tiếp cận Big Data giúp khai thác
dữ liệu sản xuất cho phép RFID để hỗ trợ các quyết định hậu cần sản xuất của
Zhong và cộng sự (2015). Các ứng dụng này chủ yếu có các bộ dữ liệu được cấu
trúc và tích hợp tương đối tốt. Vì cơ sở hạ tầng và phân tích dữ liệu đang được thực
hiện trong cùng một miền an ninh, vấn đề bảo mật và bảo mật dễ dàng hơn. Các nút
cổ chai lớn nhất trong lĩnh vực này là sự phát triển của các phân tích có khả năng
quy mô một lượng lớn các dữ liệu đa phương thức.
Với khối lượng dữ liệu gia tăng, xác suất dữ liệu chứa các thông tin có giá trị
và bí mật tăng lên. Do đó, thông tin được lưu trữ với mục đích phân tích dữ liệu lớn
pg. 51
là dễ bị ảnh hưởng vì tội phạm mạng. Các vấn đề an ninh cũng bao gồm bảo vệ sở
hữu trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư cá nhân, bí mật thương mại và bảo vệ thông tin tài
chính. Luật bảo vệ dữ liệu đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia đang phát triển
và đang phát triển. Đối với các ứng dụng liên quan đến Dữ liệu Lớn, các vấn đề về
bảo mật dữ liệu khó hơn vì số lượng dữ liệu cực lớn và khối lượng công việc khó
khăn của an ninh.

3.3 Hạ tầng công nghệ thông tin của Big Data phục vụ Logistics và
thực trạng ở Việt Nam
3.3.1 Hạ tầng công nghệ thông tin của Big Data phục vụ tại Việt
Nam
Hạ tầng công nghệ thông tin là cơ sở của Big Data, là nền tảng cho việc thu
thập và xử lý Big Data. Chính vì vậy, việc có được hạ tầng công nghệ thông tin tốt
sẽ giúp cho việc ứng dụng Big Data vào Logistics một cách có hiệu quả.
Hạ tầng công nghệ thông tin tại Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong
những năm gần đây. Việt Nam được đánh giá là nước có mật độ phổ biến dịch vụ
viễn thông cao so với các nước trên thế giới. Theo khảo sát nhỏ của VLA thực hiện
trong năm 2017 về Hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) trong các doanh nghiệp
logistics, các doanh nghiệp thực hiện khảo sát cho biết:
- Công nghệ thông tin đã có bước phát triển giúp đa dạng kênh bán hàng và
phân phối đến người tiêu dùng được thuận tiện hơn.
- Phương pháp EDI để gửi và nhận dữ liệu thông tin giữa các doanh nghiệp
logistics và hải quan mới được áp dụng và chưa đạt hiểu quả. Vấn đề định vị vị trí
phương tiện vận tải GPS cũng chưa được đem lại hiệu quả tối đa đối với vận hành
các phương tiện vận tải đường bộ
- Hạ tầng CNTT rất quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức và chưa
có kết nối, thiếu nhiều ứng dụng và không đồng bộ;
- Hạ tầng CNTT có cải thiện nhưng chưa như mong đợi;
- Hạ tầng CNTT tạm ổn trong quy mô nhỏ nhưng sẽ không theo kịp sự phát
triển của thương mại điện tử. Khảo sát chuyên sâu của VLA về ứng dụng hệ thống
CNTT tại một số doanh nghiệp đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt
động sản xuất kinh doanh cho thấy, các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan
trọng của ứng dụng IT đối với ngành logistics, tuy nhiên, do tỉ suất đầu tư lớn dẫn
đến các hạng mục IT của doanh nghiệp (Hệ thống quản lý giao nhận (FMS), quản lý
vận tải (TMS), quản lý kho hàng (WMS), quản lý nguồn lực (ERP) được thực hiện
manh mún, không mang tính hệ thống được tiến hành đầu tư theo các nhu cầu của
từng bộ phận nghiệp vụ riêng biệt và được cung cấp bởi các công ty giải pháp khác
nhau. Các ứng dụng điện toán đám mây cũng còn rất mới với các doanh nghiệp dịch
vụ logistics, và đa số các hệ thống ứng dụng IT trong nước không đủ điều kiện kết
nối các các hệ thống IT bên ngoài cũng như đảm bảo an toàn an ninh mạng trong
yêu cầu dịch vụ toàn cầu. Số lượng nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin
logistics chuyên nghiệp trong nước là quá ít, quy mô nhỏ, thực tế không có thương
hiệu uy tín nào và số doanh nghiệp đang hoạt động tích cực hay có giải pháp ứng

pg. 52
dụng được là chưa tới 10 đơn vị. Làn sóng khởi nghiệp đã lan tỏa tới ngành
logistics, nhưng các công ty khởi nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn về vốn và nhân
lực. Bản thân các công ty logistics khi tìm kiếm giải pháp ứng dụng cũng gặp nhiều
trở ngại do năng lực cung cấp giải pháp và bảo đảm hỗ trợ kỹ thuật chưa chắc chắn.
Các hạn chế của hạ tầng công nghệ thông tin logistics cấp vĩ mô bao gồm các vấn
đề sau:
- Hạ tầng thông tin và trình độ công nghệ thông tin (CNTT) của Việt Nam tuy
đã phát triển, cung cấp dịch vụ cho nhiều ứng dụng dân dụng và xã hội, tuy nhiên
còn thiếu nhiều ứng dụng chuyên ngành, nhất là cho logistics. Thách thức lớn nhất
hiện nay là vốn đầu tư hạ tầng và khả năng quản lý vận hành, bảo trì sửa chữa -
trình độ chuyên môn của nhân viên.
- Trong lĩnh vực giao thông vận tải là lĩnh vực mà thông tin chuyên ngành
logistics được quan tâm nhiều nhất, hiện nay thông tin liên kết giữa các nhà cung
cấp dịch vụ cùng phương thức và giữa các phương thức vận tải chưa được thực
hiện. Các ứng dụng tận dụng nguồn lực phương tiện mới bắt đầu gần đây với vận tải
hành khách và một vài “sàn giao dịch vận tải” nhưng chưa giải quyết được những
vấn đề thực tế phát sinh .
- Hệ thống thông tin hàng hóa xuất nhập khẩu quản lý bởi Tổng cục Hải quan
được duy trì ổn định và đã tiến đến ứng dụng Hải quan điện tử, Cơ chế Một cửa
Quốc gia. Tuy vậy, nhu cầu kết nối với nhiều bên liên quan hơn, hệ thống Cổng
thông tin Một cửa Quốc gia giữa cơ quan hải quan, thuế, cơ quan quản lý chuyên
ngành và người khai hải quan đang là một vấn đề cấp thiết.
- Chưa có định hướng rõ ràng trong việc đầu tư nghiên cứu ứng dụng hay phát
triển sản phẩm nào trong lĩnh vực công nghệ thông tin logistics.
- Về đào tạo, ngoại trừ trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí
Minh được trang bị hệ thống mô phỏng thiết bị điều khiển hàng hải, Đại học Hàng
hải (Hải Phòng) có phòng mô phỏng kho hàng, các trường đại học chưa có phòng
thí nghiệm, thực nghiệm các giải pháp logistics và quản lý chuỗi cung ứng, dịch vụ
hỗ trợ gom hàng chặng đầu, giao hàng chặng cuối cho thương mại điện tử - vốn là
các hệ thống thiết thực hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành logistics hiện nay.
Các hệ thống hạ tầng cơ sở dữ liệu và đường truyền dữ liệu lớn, làn sóng cạnh
tranh kế tiếp sẽ dựa trên năng lực làm chủ hạ tầng này. Đó là nền tảng của Chính
phủ điện tử hay “quốc gia thông minh”. Trong xu thế hiện nay công nghệ đám mây
sẽ là nền tảng số một sử dụng để phát triển các ứng dụng CNTT cho logistics.
- Các hệ thống hỗ trợ dịch vụ hàng hóa hàng không như vận đơn điện tử (e-
Airway Bill), Mạng lưới dịch vụ hàng hóa (Cargo Community Network), ... chưa
được đồng bộ và đầu tư theo chiều sâu.
- Trong lĩnh vực kho bãi, hệ thống phân phối: chưa có một hệ thống kết nối
dịch vụ để cộng đồng logistics cũng như người sử dụng dịch vụ khai thác nhằm tối
ưu hóa nguồn lực hạ tầng kho bãi, tồn trữ, phân phối. Rất nhiều kho hàng không có
hệ thống quản lý dịch vụ kho hàng chuyên nghiệp, dịch vụ gia tăng giá trị, hỗ trợ
quản lý điều hành theo mô hình 3PL.
Tóm lại, các ứng dụng hiện đại của logistics sẽ đòi hỏi khả năng lưu trữ và
truyền tải thông tin gói lớn, tốc độ cao, an ninh vững, với giá thấp. Do đó, cần có có
những biện pháp tức thời cho việc khai thác các ứng dụng đã có đồng thời đào tạo

pg. 53
chuyên gia, xây dựng nền tảng công nghệ như hạ tầng thông tin và truyền thông mới
cho tương lai gần.
a. Khai hải quan điện tử
Từ tháng 04/2014, Hệ thống Thông quan tự động (hay thường gọi là Hải quan
điện tử) Việt Nam (Viet Nam Automated Customs Clearance System - VNACCS)
đã được đưa vào hoạt động chính thức với sự hỗ trợ của Nhật Bản. Với tính năng tự
động hóa cao, hệ thống VNACCS đã dần thay thế cho hệ thống hải quan điện tử cũ.
VNACCS cho phép kết nối với các cơ quan chức năng khác để thực hiện Cơ chế
Một cửa (Single Window), qua đó người nhập khẩu có thể thực hiện các giấy phép
xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, ...
Để có thể sử dụng VNACCS, doanh nghiệp cần có thêm phần mềm khai hải
quan diện tử có thể kết nối với VNACCS. Hiện nay Cục Công nghệ Thông tin và
Thống kê Hải quan thuộc Tổng cục Hải quan đã chấp thuận cho 5 đơn vị có sản
phẩm phần mềm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được kết nối với Hệ thống thông
quan tự động của Hải quan, gồm có:
- Phần mềm ECUS5-VNACCS của Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Thái
Sơn;
- Phần mềm FPT.VNACCS 278 của Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPS
FPT;
- Phần mềm CDS live 4.5.0.8 của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Công
nghệ Thông tin GOL;
- Phần mềm ECS 5.0 của Công ty Cổ phần Softech;
- Phần mềm iHaiQuan 2.0 của Công ty Cổ phần TS24.1 Các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu, dịch vụ logistics hay bất kỳ tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp
nào có nhu cầu có thể đăng ký sử dụng VNACCS một cách đơn giản, thủ tục
đăng ký sử dụng được thực hiện trong vòng 1 ngày làm việc. Việc hướng
dẫn, hỗ trợ được thực hiện tích cực từ Tổng cục Hải quan, các đơn vị cung
cấp phần mềm Hải quan điện tử. Hiện có hơn 100.000 đơn vị đăng ký sử
dụng hệ thống. Theo Tổng cục Hải quan, hơn 94% doanh nghiệp sử dụng hài
lòng với VNACCS.
b. Định vị toàn cầu bằng vệ tinh (GPS)
Công nghệ định vị toàn cầu qua vệ tinh (GPS) từ khi được phát triển cho ứng
dụng dân dụng đã nhanh chóng được đón nhận. Một trong những ứng dụng hiệu quả
nhất là trong lĩnh vực Quản lý phương tiện vận tải. Cùng với dịch vụ truyền thông
di động Gửi tin ngắn (SMS), công nghệ Internet, GPS đã cho phép thiết kế các ứng
dụng cơ bản sau:
- Định vị vị trí khi đi đường một cách chính xác nhưng đòi hỏi phải có mạng
internet và ứng dụng bổ trợ như các ứng dụng bản đồ Google
Map hoặc HERE MAPS để tìm đường đi một cách chính xác.
- Quản lý và điều hành xe do xác đinh được vị trí xe, hướng đi, quãng đường
đích đến một cách chính xác; Xem lại lộ trình xe theo thời gian và vận tốc di
chuyển; Báo cáo tổng số km đi được trên bản đồ; Cảnh báo khi xe vượt quá

pg. 54
tốc độ, vượt ra khỏi vùng giới hạn; Theo dõi lộ trình của đoàn xe. - Xác định
vị trí xe chính xác ở từng góc đường (vị trí xe được thể hiện qua tín hiệu
nhấp nháy trên bản đồ), xác định vận tốc và thời gian xe dừng hay đang
chạy, biết được lộ trình hiện tại xe đang đi trong thời gian thực.
- Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư QCVN 31:2014/BGTVT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về việc gắn hộp đen cho xe tải, xe ô tô, xe khách, xe
container... và quy định lắp thiết bị giám sát hành trình bắt đầu từ ngày
1/1/2016 - còn được gọi là “hộp đen”. Các phương tiện sẽ phải lắp thiết bị
giám sát hành trình phù hợp, đạt chuẩn Quy định mới nhất của Bộ Giao
thông vận tải về yêu cầu kỹ thuật tối thiểu trên các loại xe ô tô thuộc đối
tượng quy định. Lộ trình gắn hộp đen cho xe tải đối với mỗi loại xe có trọng
tải khác nhau, thời hạn cuối cùng cho các loại phương tiện phải gắn hộp đen
là ngày 1/7/2018. Hộp đen phải bao gồm: Phần cứng như bộ vi xử lý, bộ
phận ghi, lưu trữ, truyền phát dữ liệu, đồng hồ dùng để đo thời gian thực, bộ
phận dữ liệu thông tin GPS, bộ phận lấy thông tin của lái xe, cổng kết nối, bộ
phận thông báo tình trạng hoạt động của thiết bị...; Phần mềm dùng phân tích
dữ liệu. Thiết bị giám sát hành trình phải có tính năng liên tục ghi. Nhận lưu
giữ cùng với đó là truyền phát qua internet về server (máy chủ) của doanh
nghiệp để lưu trữ. Theo quy định các thông tin về quá trình khai thác, sử
dụng, vận hành của xe. Hộp đen cho xe tải cũng phải ghi lại thời gian làm
việc của lái xe, tần suất và thời gian dừng, đỗ xe; thời gian, tốc độ, quãng
đường chạy, tọa độ của xe mỗi phút một trong suốt hành trình chạy. Hiện có
53 doanh nghiệp được công nhận cung cấp thiết bị giám sát hành trình đạt
yêu cầu Quy chuẩn QCVN 31:2014/BGTVT.
c. Truy xuất trực tuyến tình trạng hàng hóa (E-Tracking/Tracing)
Đây là công nghệ đã phổ biến tại các nước phát triển. Nhà cung cấp dịch vụ
cần phải có hệ thống thông tin đảm bảo cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng truy cập
qua một giao diện trên internet để biết được tình trạng hàng hóa, bao gồm ít nhất
một trong hai chức năng:
- Truy xuất tình trạng lô hàng đang vận chuyển trên đường qua số Vận đơn
hoặc số Container - đối với người làm dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế
- Truy xuất tình trạng hàng tồn kho - đối với nhà cung cấp dịch vụ kho bãi,
tồn trữ, phân phối. Mặc dù yêu cầu là đơn giản và là điều kiện cần để tham
gia cung cấp dịch vụ logistics cho khách hàng, tuy nhiên hầu hết các công
ty giao nhận - logistics Việt Nam không đáp ứng được các điều kiện này.
Khảo sát trong các hội viên của VLA cho thấy 38% doanh nghiệp phản hồi
có ứng dụng này. Do các doanh nghiệp tham gia khảo sát là đối tượng
doanh nghiệp khá lớn nên có khả năng, còn lại trên thị trường rất nhiều
doanh nghiệp nhỏ, ước tính tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông
tin để đáp ứng yêu cầu trên đây là khoảng 1,5%.

pg. 55
d. Hệ thống quản lý kho hàng (WMS)
WMS được nói tới như một hệ thống quản lý điều hành dịch vụ kho hàng, nhất
là cho các công ty 3PL. Không có quy định bắt buộc áp dụng nhưng theo thông lệ
thì các công ty cung cấp dịch vụ logistics và phân phối chắc chắn phải trang bị hệ
thống này. Các chức năng chính của WMS gồm có:
- Tiếp nhận yêu cầu (nhận yêu cầu dịch vụ, hỗ trợ báo giá)
- Xử lý đơn hàng (khi có đơn hàng chuyển tới từ khách hàng)
- Quản lý hoạt động trong kho (nhận hàng, cất trữ, soạn hàng, xuất hàng)
- Quản lý dự trữ (dự trữ an toàn, bổ sung hàng hóa, kiểm kê, …)
- Bảo đảm chất lượng (quản lý chất lượng, kiểm tra, thử nghiệm, …)
- Bảo trì sản phẩm (duy trì tình trạng chất lượng theo yêu cầu)
- Kế hoạch vận tải (chất xếp, vận tải, giao hàng)
- Dịch vụ khách hàng (đáp ứng các yêu cầu của khách thuê dịch vụ)
- Kế toán - hóa đơn (kế toán chi phí, xuất hóa đơn cho nhiều khách hàng)
- Quản lý an ninh (liên kết với các hệ thống bảo vệ, phòng ngừa sự cố)
- Quản lý hành chính - nhân sự (phân công lao động, tiền tiền lương, …)
- Các chức năng cài đặt hệ thống (theo yêu cầu dịch vụ)
- Báo cáo, phân tích (năng suất lao động, hiệu suất khai thác, hiệu quả)
- Các chức năng mở - bổ sung cho dịch vụ cộng thêm khác.
Ngoài việc đảm bảo các chức năng trên, WMS còn phải kết nối tốt với các hệ
thống khác, đặc biệt là hệ thống quản lý nguồn lực (ERP) của khách hàng, cho phép
quản lý nhiều kho tại nhiều nước khác nhau để hỗ trợ các chiến lược phân phối khu
vực hay toàn cầu. Các WMS thế hệ mới còn phải kết nối với hệ thống điều hành
kho (WCS), thường là tự động hóa với các hệ thống điều khiển lập trình được
(PLC), nhúng kèm phần trí tuệ nhân tạo thay cho các quy trình quản lý tiêu chuẩn
truyền thống.
Nguồn cung cấp các WMS như trên tại Việt Nam là rất hạn chế. Các công ty
phần mềm trong nước đa số chưa hiểu rõ tính năng yêu cầu, mô hình kinh doanh
của công ty dịch vụ logistics, lực lượng hỗ trợ kỹ thuật thiếu kinh nghiệm. Các công
ty logistics đa quốc gia thường có hệ thống đã cài đặt tại nhiều nước và tiếp tục
nhân lên khi vào Việt Nam. Với các công ty trong nước, chỉ có các công ty lớn
chuyên làm kho phân phối như tại một số đơn vị thành viên Tổng Công ty Tân
Cảng đang chuyển đổi mô hình từ ICD thành trung tâm phân phối xuất nhập khẩu,
các doanh nghiệp Gemadept Logistics, VINAFCO, U&I, TBS, Transimex, Sotrans
đang phát triển các ứng dụng WMS. Các doanh nghiệp này thường gặp phải khó
khăn khi phát triển ứng dụng này, mua sản phẩm của nước ngoài là một trong các
lựa chọn phổ biến, tuy nhiên quá trình cài đặt và đưa vào vận hành gặp nhiều khó
khăn, khâu kết nối trong nội bộ và với khách hàng đều cần có giải pháp tốt hơn.
Hầu hết các công ty nhỏ làm kho bãi chưa có hệ thống quản lý tốt, tỷ lệ có WMS
ước tính chưa tới 10%.
e. Hệ thống quản lý vận tải (TMS)
Hệ thống TMS cho dịch vụ logistics cần có khả năng quản lý cùng lúc các
hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng nhiều phương thức khác nhau, qua nhiều biên

pg. 56
giới khác nhau nhưng chỉ do một nhà điều hành thực hiện - Nhà điều hành Vận tải
Đa phương thức (MTO).
TMS đảm trách các vai trò chính sau:
- Lựa chọn phương thức vận tải
- Hỗ trợ hoạt động gom hang
- Hoạch định tuyến và lịch vận chuyển
- Xử lý yêu cầu trả hàng - Hỗ trợ truy xuất tình trạng lô hang
- Thanh toán cước phí.
Nó cũng phải liên kết được với các điểm nút dọc theo chuỗi cung ứng như
kho, cảng để cập nhật tình trạng hàng hóa, kết nối tốt với các ERP và WMS.
Nhà cung cấp TMS chuyên nghiệp tại Việt Nam hiện rất hạn chế, đồng thời
việc cài đặt hệ thống còn gặp rất nhiều khó khăn do khả năng liên kết đồng bộ dữ
liệu với các hãng tàu, hãng hàng không, hải quản, cảng biển, cảng hàng không, và
trong nội bộ các công ty logistics là quá phức tạp. Các công ty lớn tầm cỡ Thế giới
thì đạt được khả năng này, đó thường là các nhà Tích hợp hệ thống như DHL,
FedEX, UPS và các Công ty 3PL như DB Schenker, Expeditors, Panalpina, Kuehne
+ Nagel, Ceva Logistics, Logwin,… Trong nước có thể nói chưa có công ty nào đạt
trình độ ứng dụng nêu trên, tuy nhiên họ thường ứng dụng các hệ thống quản lý vận
tải nội địa, quản lý đội xe, sử dụng các công cụ quản lý dịch vụ Giao nhận truyền
thống do các nhà cung cấp trong nước phát triển như Fast, Vĩ Doanh FMS, … tỷ lệ
ứng dụng dưới 10%, đa số còn dùng Excel tự quản lý. Chưa có những hệ thống
thích hợp cho các công ty nhỏ và vừa Việt Nam.
f. Hệ thống quản lý cảng/bến thủy (TOS)
TOS đại diện cho nhóm ứng dụng quản lý cảng. Ngoại trừ các ứng dụng tại
cảng biển quốc tế vốn có hệ thống quản lý điều hành lớn, hiện đại và đa số đã được
tự động hóa thì các cảng loại 2, loại 3, bến thủy nội địa, các ICD đều cần hệ thống
TOS với các chức năng lập kế hoạch tiếp nhận tàu, kế hoạch bến bãi, điều phối xuất
nhập, quản lý phương tiện và hàng hóa, quản lý chi phí-hóa đơn, dịch vụ khác hàng,
… Do đây là dịch vụ khá hẹp, số lượng cảng/bến không nhiều nên nhà cung cấp
trong nước cũng rất hạn chế. Công ty có số lượng khách hàng khá nhiều (gần 20
khách hàng) là Port Logic đã có quá trình thành lập và phát triển 10 năm, tuy nhiên
công nghệ sử dụng phát triển sản phẩm của công ty chưa được nâng cấp, các hệ
thống khách hàng đang sử dụng có khả năng không thể tiếp tục duy trì trong những
năm tới, nhu cầu đổi mới công nghệ là rất bức thiết. Hiện nay, Bộ Giao thông vận
tải đang có kế hoạch rà soát, cấp phép mới cho các cảng/bến thủy theo một quy
trình hoàn thiện hơn. Trong tương lai, khi mà các cảng, bến thủy buộc phải được
xem xét lại cả về địa điểm, mô hình kinh doanh, tổ chức quản lý, công cụ hệ thống,
... thì nhu cầu này sẽ tăng cao vì sẽ có gần 1.000 bến cảng như vậy tại Việt Nam.
g. Hệ thống Quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
ERP là công cụ quản lý hữu hiệu của các nhà sản xuất để quản lý toàn bộ hoạt
động trong đó có toàn bộ chuỗi cung ứng. ERP cần kết nối với hệ thống quản lý
logistics nhất là cho các hoạt động thuê ngoài. Các chức năng cơ bản của ERP gồm
có: - Quản lý bán hàng - Quản lý kế hoạch sản xuất - Quản lý mua hàng - Quản lý
dự trữ - Quản lý vận tải - giao hàng - Quản lý sản xuất - Quản lý chất lượng - Quản
lý tài chính - Quản lý nguồn nhân lực - Quản lý các KPI. Các công ty lớn trang bị
pg. 57
hệ thống này thường chọn các nhà cung cấp nổi tiếng thế giới như SAP, Oracle.
Quá trình cài đặt vận hành hệ thống cần ít nhất 1 năm. Vì nhiều lý do, hầu hết các
nhà sản xuất vừa và nhỏ (SME) của Việt Nam không thể trang bị hệ thống này.
Trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, nhờ sự phát triển của các phần mềm mã nguồn
mở và điện toán đám mây, các cơ hội thiết lập các hệ thống ERP nhỏ gọn hơn cho
các SME là hoàn toàn có thể.
h. Sàn giao dịch logistics
Là nơi trao đổi dịch vụ hàng hóa như một dịch vụ trực tuyến cho các nhà cung
cấp dịch vụ logistics 3PL, các nhà giao nhận vận tải và các công ty vận tải. Nó cho
phép các công ty vận tải tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu về nhu cầu vận chuyển cần
được thực hiện và quảng cáo khả năng của họ. Các nhà cung cấp dịch có thể quảng
cáo các dịch vụ và cước phí vận chuyển của họ cũng như khả năng vận chuyển với
dung lượng xe, không gian kho bãi sẵn có. Các hệ thống này cung cấp một nền tảng
cho phép các hãng vận chuyển cung cấp thông tin giao thông vận tải cho các nhà
khai thác như đại lý vận chuyển, giao nhận và các công ty logistics. Họ cho phép
các nhà giao nhận vận tải hàng hóa một cách riêng tư hoặc công khai cho một số
lượng lớn các khách hàng có nhu cầu. Các hệ thống trực tuyến thường hoạt động
dựa trên thuê bao với một khoản phí nhỏ cho quảng cáo (đăng tải) và tìm kiếm (kèm
dịch vụ tư vấn). Hiện tại Việt Nam chưa có sàn logistics, chỉ có một số sàn giao
dịch vận tải. Tính tới tháng 9/2017, người sử dụng dịch vụ có thể tìm thấy trên
Internet 5 mục hàng đầu trong danh sách hiển thị kết quả tìm kiếm:
- VinaTrucking (www.trucking.vn): Sàn giao dịch vận tải do Công ty Cổ phần
Sàn Giao Dịch Vận tải VinaTrucking (Thành phố Hồ Chí Minh) điều hành.
- Sàn vận chuyển (www.sanvanchuyen.vn): Sàn giao dịch Vận tải hàng hóa
Việt Nam do Công ty Cổ phần Microzon điều hành.
- Sàn VTruck (www.vietnamtrucking.vn) do Công ty Cổ phần Vận Chuyển
Việt Nam (Bình Dương) điều hành. Số liệu lịch sử cho thấy đã có 8.283 giao dịch
thành công (khoảng 20 giao dịch/ngày vào những ngày thuận lợi).
- IZIFIX (www.izifix.com): Sàn giao dịch vận tải Đường bộ - Đường sông -
Đường biển, do Công ty Cổ phần IZIFIX (Thành phố Hồ Chí Minh điều hành) trong
đó khá nhiều tàu sông pha biển, tàu biển chạy tuyến ngắn đi các nước trong khu vực
đăng tin trên sàn. Người tham gia được hướng dẫn áp dụng trên điện thoại thông
minh. - Sàn giao dịch vận tải HANEL (www.vantaitructuyen.vn): sàn khá vắng vẻ
với chỉ 13 kết quả tìm xe và 9 kết quả tìm hàng, hiển thị từ năm 2016. Các sàn giao
dịch vận tải đi vào hoạt động từ cuối năm 2015, sàn giao dịch vận tải hàng hóa được
kỳ vọng mang lại nhiều lợi ích cho chính doanh nghiệp và nền kinh tế. Mục tiêu của
Sàn vận chuyển là giúp chủ hàng tiết kiệm 30% cước phí vận chuyển và giúp nhà xe
tăng thêm ít nhất 50% doanh thu, giảm tình trạng lãng phí của toàn xã hội do 60%
xe chạy rỗng do thiếu hàng. Có ý kiến còn nêu đây sẽ là một cuộc cách mạng trong
dịch vụ vận tải, ... Tuy nhiên, hiện nay nhìn chung các sàn hoạt động còn rất yếu, số
thành viên tham gia và các giao dịch thành công vẫn rất ít. Lượng hàng hóa trên sàn
giao dịch khan hiếm. Sản lượng vận chuyển qua các sàn chưa đạt 1% khối lượng
vận chuyển của thị trường.

pg. 58
3.3.2 Dự đoán trong tương lai khi Logistics tận dụng Big Data hiệu
quả hơn
a. Robot trong kho hàng
Có hai loại hệ thống chủ yếu phân chia theo cách thức cất trữ và lấy hàng ra từ
vị trí cất trữ trong kho: Một là hệ thống “tự động cất trữ và lấy ra” - ASRS5, hai là
hệ thống “hàng tự tới người” - GTM.
ASRS thường sử dụng cho các kho thành phẩm hay nguyên liệu mà độ đồng
đều khá cao, việc tự động hóa nhằm tăng năng suất và hiệu suất khai thác không
gian trong khi giảm sự can thiệp của con người vì mục tiêu an ninh, an toàn, hạn
chế làm việc ngoài giờ, ... Các kho ASRS thường có độ cao trên 20 mét với số tầng
kệ chứa hàng lên tới 20-25 tầng. Vận hành bằng robot ASRS.
Tại Việt Nam các nhà cung cấp ARSR không nhiều, hầu như chỉ có Công ty
Schenker của Đức có văn phòng đại diện và mới có một dự án lớn với Vinamilk tại
Bình Dương. Ngoài ra, chưa có công ty nào đầu tư kho tự động ASRS tại Việt Nam.
Loại hình GTM thích hợp cho các kho hàng mà số lượng mặt hàng rất nhiều,
đơn hàng nhỏ lẻ, tốc độ luân chuyển cao - đó là hàng TMĐT. Ứng dụng đầu tiên về
loại hình này được khởi xướng bởi Amazon. Amazon hiện có 45 nghìn robot lấy
hàng và làm đầy kệ (restocking). Họ có một Bộ phận riêng về Robot (Kiva systems)
vốn là một công ty được mua lại để cung cấp riêng giải pháp này cho Amazon.
Một công ty khởi nghiệp của Ấn Độ cũng đã chào hàng giải pháp tương tự từ
năm 2015, đó là Grey Orange với Robot “Butler”. Hiện nay họ đã cung cấp cho các
dự án tại Nhật, Hàn Quốc, Hong Kong.
Tại Việt Nam, công ty Logistics Stars Link là nhà cung cấp được ủy quyền
của hệ thống này. Công nghệ này được giới thiệu lần đầu tiên tại Hội thảo “Phát
triển hạ tầng, tăng cường dòng hàng và ứng dụng công nghệ trong logistics” do Bộ
Công Thương tổ chức ngày 19/10/2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo dự báo của một công ty tư vấn uy tín, nhu cầu thiết bị tự động hóa bằng
robot trong kho hàng sẽ là thị trường tăng trưởng vượt bậc trong vòng 5 năm tới
cùng với sự bùng nổ của TMĐT. Mức tăng trưởng trung bình là 65% hàng năm, giá
trị thị trường 2017 là 3 tỷ USD và tới 2021 là 20,5 tỷ USD.
Có thông tin cho rằng Amazon đang tìm hiểu thị trường Việt Nam và chọn đối
tác logistics. Alibaba cũng đang có hoạt động tương tự.
Trong nước hiện chưa có công ty Việt Nam nào đặt vấn đề sẽ ứng dụng những
công nghệ như vậy, các doanh nghiệp nhìn chung còn lo về nguồn đầu tư và khả
năng khai thác.

b. Trung tâm soạn hàng tự động


Việc soạn (chia chọn, phân loại) hàng hóa trong quá trình vận chuyển theo
truyền thống được thực hiện bán tự động với ứng dụng mã vạch để xác định kiện
hàng sau đó nhân công sẽ phân loại bằng tay tại các đầu mối trung chuyển, giao
nhận. Khi số lượng đơn hàng và tốc độ xử lý tăng lên thì năng suất và độ chính xác
làm việc bằng tay sẽ không đáp ứng được yêu cầu công việc do đó cần có các bộ
chia chọn hàng tự động.
Thiết bị này được thiết kế theo dạng dây chuyền dạng thẳng hay vòng tròn với
một hay vài đầu vào và rất nhiều đầu ra là các điểm đến cuối cùng hay các nhóm
pg. 59
hàng cần phân loại. Nó có thể chia chọn các loại hàng phổ biến như phong bì bưu
kiện, hộp, thùng, gói hàng không định hình. Khối lượng được thiết kế trung bình
không quá 20 kg/kiện. Năng suất trung bình dao động tuỳ thuộc nhu cầu sử dụng,
có thể từ 1.500 tới 6.000 kiện hàng/giờ; loại công suất lớn có thể tới 18.000
kiện/giờ. Các tuyến vận tải có thể gồm đường bộ, hàng không, đa phương thức.
Các nhà cung cấp thường là từ EU, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ. Trong
nước hiện có Công ty Logitics Stars Link giới thiệu hệ thống của Grey Orange.
Các doanh nghiệp chuyển phát nhanh, vận tải, giao hàng TMĐT (đều thuộc
logistics) là người sử dụng các hệ thống này tuy nhiên một trong các khó khăn là
nhà cung cấp thường không hoàn toàn nắm vững quy trình kinh doanh của người
làm logistics, ngược lại người làm logistics thì không nắm về tự động hóa và IoT.
Do đó, tới nay tất cả các công ty lớn, nhiều tiềm năng vẫn đang soạn hàng
bằng tay (VN Post, Viettle Post, Lazada, Tiki, Kerry Express, Nhất Tín, 24/7, 365,
Vin Commerce, …).
c. Sản xuất tự động và bán hàng trực tuyến
Đây là xu hướng đã được các nhà sản xuất tiên tiến trên thế giới ứng dụng
từng phần trước đây nhưng hiện nay có thể khẳng định nó sẽ phát triển thành chuỗi
sản xuất - kinh doanh tự động toàn diện và xu hướng này sẽ phổ biến rất nhanh
trong thời gian tới.
Ví dụ minh chứng cho việc này là việc hãng Nike đã cắt giảm dần các nhà
máy sử dụng nhân công giá rẻ ở châu Á, chuyển sang sản xuất với công nghệ tự
động. Theo cách đó họ đang thu hẹp dần số lượng nhà máy.

Công ty đã giảm hơn 200 nhà máy trên toàn thế giới trong vòng 4 năm qua.
Việt Nam là nước sẽ bị tác động nhiều nhất do đang có nhiều lao động nhất
Việc chuyển đổi theo hướng tăng cường tự động hóa có hai lợi ích lớn. Thứ
nhất, với việc giảm chi phí, Nike có thể cải thiện đáng kể lợi biên nhuận của mình.
Thứ hai, điều này còn giúp công ty tạo ra các mẫu thiết kế mới nhanh hơn, đáp ứng
nhu cầu của khách hàng với gu thời trang ngày càng cao. Sản phẩm ứng dụng công
nghệ tự động có thể giúp công ty giảm giá sản phẩm tới gần 50%. Các chuyên gia
pg. 60
phân tích8 dự đoán bằng việc áp dụng quy trình sản xuất của Flex để sản xuất Air
Max 2017, một trong những dòng sản phẩm bán chạy nhất của Nike, chi phí lao
động và nguyên liệu sẽ lần lượt giảm 50% và 20%. Điều này tương đương với tổng
lợi nhuận tăng từ 12,5% lên 55,5%.
Mua sắm trên mạng ngày càng đóng tỉ trọng lớn trong ngành bán lẻ. Dịch vụ
“Giao hàng ngay ngày hôm sau” hoặc “Giao hàng trong ngày” ngày càng phổ biến,
ngày càng nhiều lựa chọn cho thời hạn và phương thức giao hàng. Amazon đang
chuẩn bị bước vào thị trường Việt Nam, họ bắt đầu tiếp cận các công ty logistics có
uy tín để chọn lựa giải pháp tổ chức dịch vụ giao nhận hàng hóa trên thực tế.
Các nhà bán lẻ sẽ ngày càng mở rộng mạng lưới phân phối và cơ sở làm hàng
gần khu vực đông dân cư. Những hiểu biết của doanh nghiệp và công nghệ vận tải
sẽ giúp doanh nghiệp logistics và nhà bán lẻ cắt giảm giá thành do sự tiêu hao năng
lượng hay xác định tuyếnđường (routing) không hiệu quả. Nhiều nhà bán lẻ đã thiết
lập mạng lưới giao hàng TMĐT của mình. Sự chuẩn bị cho xu hướng mới và cải
tiến nhiều mặt sẽ giúp nhà bán lẻ và các doanh nghiệp nắm giữ và mở rộng thị phần
của mình. Cuộc chạy đua trước hết sẽ là ở khâu giao hàng, sau đó là tổ chức phân
phối đa kênh.
d. Giao hàng theo yêu cầu
Thành công của Uber đã dẫn đến lượng vốn lớn đầu tư cho những doanh
nghiệp “Uber-for-X”, những nơi sử dụng điện thoại thông minh để kết nối khách
hàng với những người cung cấp dịch vụ có nhu cầu gần đó. Trong đó có rất nhiều
startup gia nhập thị trường “giao hàng trong ngày”, “giao hàng cùng giờ”.
Việc giao hàng nhanh kết hợp sự tiện lợi của việc đặt hàng bất cứ đâu và sự
sẵn có hàng hóa ở những cửa hàng bán lẻ truyền thống. Sự tiện lợi và giao hàng
cùng ngày chi phí thấp là mô hình bán lẻ tương lai và dần dần được khách hàng đón
nhận.
Xu hướng giao hàng nhanh cùng sự gia tăng tiêu dùng theo yêu cầu đã dẫn tới
những vụ góp vốn lớn cho các “startup” về giao hàng. Công nghệ giao hàng theo
yêu cầu sẽ được các công ty áp dụng vì cần phải đổi mới nhanh chóng và tăng tính
linh hoạt trong chuỗi cung ứng.
Việt Nam đã có một số doanh nghiệp khởi động theo cách này: Giao Hàng
Nhanh là một ví dụ rất điển hình. Công ty đã phát triển nhanh chóng lên tới số
lượng nhân viên giao hàng hơn 3000 người.
e. Giao hàng bằng máy bay không người lái và robot droid
Amazon và Walmart bắt đầu thử nghiệm máy bay không người lái (drone) để
theo dõi hàng tồn và giao những bưu kiện nhỏ và giao hàng trong cửa hàng (in-store
delivery). Thị trường của thiết bị thông minh này được dự đoán sẽ tăng trưởng với tỉ
lệ tích lũy theo năm là 20,7%, đạt 22.15 tỉ USD vào năm 2020.
Bên cạnh đó, droid là robot giao hàng nhỏ có thể đi trên lề đường, vỉa hè có
tiềm năng nhất với các công ty logistics, bán lẻ và TMĐT. Những giải pháp giao
hàng có robot hỗ trợ sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề giao hàng chặng cuối
vốn chiếm tới 30-40% tổng chi phí giao hàng và giảm chi phí giao hàng thực tế.
f. Phân phối đa kênh

pg. 61
Phân phối đa kênh (omni-channel) là cách tiếp cận đa kênh giúp cung cấp trải
nghiệm mua sắm thông suốt cho khách hàng, dù khách hàng mua sắm online trên
điện thoại hay máy tính, qua điện thoại hay cửa hàng thực tế.
Trải nghiệm khách hàng của phân phối đa kênh có sự tích hợp giữa các kênh,
ví dụ, đại diện chăm sóc khách hàng tại cửa hàng có thể tham khảo ngay lập tức lần
mua trước của khách hàng cũng như đại diện chăm sóc khách hàng qua điện thoại
hay webchat. Hoặc người dùng trên máy tính có thể kiểm tra hàng tồn tại cửa hàng
trên website công ty và mua hàng qua điện thoại hoặc qua địa điểm đã chọn sẵn.

3.4. Case study: DHL đã áp dụng Big data như thế nào?
Ngày nay, các công ty trong mọi lĩnh vực đang cố gắng hết sức để thu thập và
phân tích dữ liệu chính xác, để tạo ra các quyết định hiệu quả cho việc kinh doanh
của họ. Đây là dữ liệu có tiềm năng giúp doanh nghiệp thành công, trong tất cả các
lĩnh vực mà công ty phải đưa ra quyết định. Các công ty logistics cũng có dữ liệu
khổng lồ thông qua truy cập mạng, các thiết bị kết nối, chẳng hạn như điện thoại
thông minh, webcam, mạng cảm biến, và các khóa học ngoại tuyến, các phương tiện
truyền thông xã hội. Số ngôi sao trong vũ trụ ít hơn số lượng thông tin kỹ thuật số
có sẵn trên mạng. Các công ty có thể có công nghệ cần thiết và các kỹ năng để tinh
chỉnh dữ liệu có sẵn có thể làm tăng giá trị cho nó và có thể làm cho nó trở nên hữu
ích cho việc kinh doanh kinh doanh của họ bằng cách sử dụng Phân tích Big Data.
Đó là lý do tại sao nhiều công ty logistics, như DHL, GE đã nhận ra rằng Big Data
đang mang lại một sự thay đổi lớn cho ngành công nghiệp logistics. Mục tiêu của
case-study này là phân tích về việc DHL sử dụng một bộ hồ sơ dữ liệu toàn diện,
cách phân tích Big Data đã giúp DHL tăng hiệu quả hoạt động (với sự trợ giúp của
Resilience360) như thế nào trong việc thử nghiệm và áp dụng các mô hình kinh
doanh mới (như mô hình DHL Parcel Volume Prediction hay mô hình "DHL
Geovista" ) duy trì trải nghiệm của khách hàng tốt (ví dụ-bằng cách phân tích các
điều kiện thời tiết). Các giải pháp dữ liệu lớn của DHL được trình bày trong tất cả
ba loại trên, cho thấy các công ty logistics có thể khai thác dữ liệu chưa sử dụng và
áp dụng các kỹ thuật đúng đắn và làm cho nó trở thành một trong những ví dụ tốt
nhất của công ty logistics.

Sử dụng dữ liệu để: Khai thác dữ liệu để: Khai thác dữ liệu
• Tăng mức minh • Tăng mức độ bằng cách:
bạch trung thành của • Mở rộng các
• Tối ưu hóa tài khách hàng và duy luồng doanh thu
pg.tiêu
nguyên 62 dùng
trì từ các sản phẩm
• Nâng cao chất
lượng quy trình • Thực hiện chính hiện có
và hiệu suất xác khách hàng • Tạo doanh thu
phân khúc và mới từ dòng chảy
Vậy DHL đã sử dụng Big Data vào việc gì và hiệu quả ra sao?

- Tối ưu hóa tuyến đường thời gian thực


Để tối ưu hóa tuyến đường trên dặm cuối cùng nhằm tiết kiệm thời gian
trong quá trình phân phối, DHL sử dụng các DHL Smart Truck, các xe tải
này đều được gắn cảm biến để mỗi khi xếp và dỡ hàng trên xe, cảm biến phát
hiện lô hàng và sẽ phân phối và sử dụng tính năng động của nó để sắp xếp lô
hàng một cách tối ưu
thay vì sắp xếp thủ công. Trên đường bộ, cơ sở dữ liệu bưu chính viễn
thông được khai thác tự động thay đổi các tuyến phân phối theo điều kiện lưu
thông hiện tại. Thông tin định tuyến sẽ xem xét tính sẵn có và thông tin vị trí
do người nhận đăng tải theo thứ tự để tránh tình trạng giao hàng không thành
công.
- Nhận và giao hàng theo đám đông
DHL tận dụng năng lực đám đông để giảm thiểu nhân lực và đảm bảo
hàng được giao đến bất kể vùng miền địa lý nào. Ý tưởng rất đơn giản:
Người đi làm, lái xe taxi, hoặc sinh viên có thể được DHL trả tiền để nhận
giao hàng đến địa chỉ gần nhất trên các tuyến đường mà họ đang ở gần. Điều
này đòi hỏi kĩ thuật xử lý Big Data về các sự kiện phức tạp và liên quan đến
vị trí địa lý. Một luồng dữ liệu thời gian thực được theo dõi để phân công các
lô hàng cho các hãng vận chuyển sẵn có, dựa trên vị trí và điểm đến tương
ứng. DHL sử dụng một ứng dụng gọi là DHL Myways, ứng dụng này liên
kết đám đông hiển thị vị trí hiện tại của họ và họ sẽ chấp nhận phân phối
hàng đã được định trước.
- Lập kế hoạch mạng lưới chiến lược
Các kỹ thuật Big Data hỗ trợ lập kế hoạch và tối ưu hóa mạng lưới
bằng cách phân tích khả năng lịch sử toàn diện và dữ liệu sử dụng các điểm
chuyển tuyến và các tuyến vận tải. Ngoài ra, các kỹ thuật này xem xét các
yếu tố theo mùa và các xu hướng dòng chảy vận chuyển hàng hóa mới nổi
bằng các thuật toán học dựa trên loạt thống kê rộng lớn. Thông tin kinh tế

pg. 63
đối ngoại (như các dự báo về tăng trưởng khu vực cụ thể và khu vực) được
đưa ra để dự đoán chính xác hơn về nhu cầu năng lực vận tải cụ thể.
- Lập kế hoạch năng lực hoạt động
Dự đoán về các yêu cầu tài nguyên sẽ giúp nhân viên điều hành nâng
cao năng lực lên hoặc xuống ở từng địa điểm cụ thể. Một dự báo chính xác
cũng cho biết các vụ tắc nghẽn sắp tới trên các tuyến đường hoặc tại các
điểm chuyển tuyến không thể được giải quyết theo quy mô địa phương.
Chẳng hạn, một chiếc máy bay chở hàng đang hoạt động quá sức chứa không
lường trước được sẽ phải bỏ lại kiện hàng, chẳng may đó là kiện hàng khẩn
cấp thì sao? Kết quả mô phỏng cho cảnh báo sớm về loại tắc nghẽn này, cho
phép các lô hàng được phép giao chậm được giao lại cho các tuyến đường
không liên quan, giảm thiểu sự thiếu hụt cục bộ. Đây là một ví dụ tuyệt vời
về cách Phân tích Big Data có thể biến mạng phân phối thành cơ sở hạ tầng
tự tối ưu hóa. Chính vì thế, DHL sử dụng DHL Parcel Volume Prediction
như một công cụ để:
• Đo ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến khối lượng dự kiến của bưu
kiện
• Tương quan dữ liệu bên ngoài với dữ liệu mạng nội bộ
• Các kết quả trong mô hình dự đoán dữ liệu lớn làm tăng đáng kể việc lập
kế hoạch năng lực hoạt động
- Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng
Việc sử dụng dữ liệu thông minh cho phép xác định những khách hàng có tiềm
năng, còn phân tích dữ liệu lớn cho phép đánh giá toàn diện về sự hài lòng của
khách hàng bằng cách hợp nhất nhiều nguồn dữ liệu phong phú. Phân tích dữ liệu
lớn là rất cần thiết, giúp tạo ra một cái nhìn tổng thể về tương tác của khách hàng và
hiệu suất hoạt động, và đảm bảo sự hài lòng của người gửi và người nhận.
- Cải tiến dịch vụ và đổi mới sản phẩm
- Đánh giá rủi ro và lập kế hoạch phục hồi
DHL sử dụng Resilience360 để đánh giá rủi ro. Công cụ đánh giá rủi ro này
tính trên 20 loại rủi ro và các lỗ hổng của một chuỗi cung ứng. Khả năng phục hồi
nhanh được theo dõi, kế hoạch dự phòng được tích cực xây dựng hợp tác, và các
điểm nóng nguy hiểm được xác định cùng với các phương pháp thay thế và giảm
thiểu rủi ro. Điều này được thực hiện thông qua các tiểu mục khác nhau:
• Hình ảnh chuỗi cung ứng: Một bản đồ tương tác cho phép hình dung dây
chuyền cung cấp toàn cầu và cuối cùng, cung cấp tổng quan đa lớp về các
bộ phận, sản phẩm, các thuộc tính mạng phụ, vị trí hậu cần, và cho phép
người sử dụng logic của sự phụ thuộc vào mạng lưới. Về cơ bản cung cấp
một cái nhìn chi tiết về các quy trình của chuỗi cung ứng một cách toàn
diện.
• Bản đồ thể hiện rủi ro: Bản đồ được thực hiện để tính toán trên 20 loại rủi
ro toàn cầu, trong đó cơ sở dữ liệu bao gồm các khu vực rủi ro hoạt động,
pg. 64
chính trị xã hội, thiên tai và đánh giá chúng từ không đáng kể (tuyền
đường tại một thành phố, nơi con đường dễ dàng chuyển đổi ), đến cực
đoan (động đất phá vỡ nguồn cung cấp nguyên liệu cho toàn bộ khu
vực). Sự tích lũy rủi ro và phân nhóm tiềm năng được xác định, và được
hỗ trợ bởi sự trọng yếu của các thực thể khác nhau. Điều này có lợi cho
người sử dụng để hiểu được nơi tập trung vào những rủi ro chính.
• Đánh giá rủi ro và khả năng phục hồi: Mức độ căng thẳng giữa vị trí riêng
lẻ hiện tại, dựa trên các lựa chọn sẵn có cho mỗi vị trí của chuỗi cung ứng
và mức độ khả thi của chúng, khảo sát tác động của rủi ro đối với các
biện pháp giảm nhẹ và liên tục cập nhật bằng cách khảo sát lại. Điều này
có lợi cho người sử dụng để xác định tác động của rủi ro, và các điểm
nóng cho rủi ro.
• Các kế hoạch giảm thiểu rủi ro: Chuyên gia tư vấn về tái định vị hoặc
định tuyến lại thông qua các mạng toàn cầu của DHL và các kế hoạch
giảm nhẹ rủi ro của logistics cùng với việc phân tích mức độ nguy hiểm
hoặc mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng, vị trí địa lý và thông tin tác động
từ lịch sử. Trong trường hợp này, người sử dụng hưởng lợi từ một kế
hoạch tìm cách giảm tác động của rủi ro.
- Thị trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việc kết hợp các hồ sơ vận chuyển (bao gồm xuất xứ, điểm đến, loại
hàng hoá, số lượng và giá trị) là một nguồn thông tin thị trường giá trị. Miễn
là giữ bí mật bưu chính, các nhà cung cấp logistics có thể tinh chỉnh dữ liệu
này để chứng minh cho nghiên cứu thị trường bên ngoài hiện có.
DHL sử dụng DHL Geovista như một công cụ để:
• Công cụ tiếp thị địa lý trực tuyến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để
phân tích tiềm năng kinh doanh
• Cung cấp dự báo doanh thu thực tế và phân tích đối thủ cạnh tranh
dựa trên mô hình khoa học
• Vị trí mong muốn có thể được đánh giá bằng cách sử dụng geodata
chất lượng cao
- Nhu cầu tài chính và phân tích chuỗi cung ứng
- Xác minh địa chỉ
DHL Adress Management là công cụ phân tích dữ liệu:
• Kết hợp trực tiếp dữ liệu đầu vào với dữ liệu tham khảo
• Trả lại dữ liệu chưa đầy đủ hoặc không chính xác với dữ liệu xác
thực từ cơ sở dữ liệu
• Tăng đáng kể chất lượng dữ liệu cho mục đích lập kế hoạch (quy
hoạch tuyến đường)
- Môi trường thông minh

pg. 65
Sự tăng trưởng nhanh chóng của các khu đô thị làm tăng tầm quan trọng của
các hoạt động quy hoạch thành phố và giám sát môi trường. Bằng cách sử dụng
nhiều loại cảm biến gắn liền với phương tiện giao hàng, các nhà cung cấp dịch vụ
logistics có thể tạo ra các số liệu thống kê môi trường phong phú. Các bộ dữ liệu có
thể bao gồm các biện pháp ô nhiễm ozon và bụi mủ, nhiệt độ và độ ẩm, mật độ giao
thông, tiếng ồn và mức sử dụng chỗ đậu xe dọc theo các con đường đô thị. Vì tất cả
các dữ liệu này có thể được thu thập thông qua (trong quá trình chuyển tiếp), các
nhà cung cấp dịch vụ hậu cần phải cung cấp dịch vụ dữ liệu có giá trị cho các cơ
quan, cơ quan môi trường và người phát triển bất động sản tương đối dễ dàng trong
khi thu được các khoản trợ cấp bổ sung để trợ cấp , việc duy trì đội giao hàng lớn.
Có rất nhiều trường hợp sử dụng tình báo địa phương khác khai thác sự phổ
biến của một đội giao hàng lớn. Từ các báo cáo về tình trạng đường đi mà chỉ đạo
các tổ chức bảo dưỡng đường bộ, các cuộc điều tra về cách nhiệt của các hộ gia
đình công cộng, các nhà cung cấp dịch vụ logistics nằm ở vị trí cực "công cụ tìm
kiếm trong thế giới vật lý". Các dịch vụ sáng tạo cung cấp tất cả các loại dữ liệu
trong các chi tiết về mặt địa lý cực kỳ hấp dẫn đối với các cơ quan quảng cáo, công
ty xây dựng, và các cơ quan công cộng như cảnh sát và các cơ quan cứu hỏa. Các
kỹ thuật Big Data giải phóng thông tin cấu trúc từ dữ liệu thời gian thực và dữ liệu
cảm biến đang xây dựng xương sống kỹ thuật cho việc triển khai các mô hình kinh
doanh dựa vào dữ liệu mới.

pg. 66
Chương 4: E-logistics

4.1 Tổng quan về E-logistics


4.1.1 Khái niệm

Theo định nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới, “Thương mại điện tử (E-
Commerce) bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm
được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách
hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua
mạng Internet”. Có thể nói, đây là một trong những lĩnh vực được nhiều doanh
nghiệp và các nhà đầu tư quan tâm nhất hiện nay. Cùng với sự phát triển của khoa
học kĩ thuật, thương mại điện tử ngày càng trở thành một xu hướng chính cho nền
kinh tế thế hệ mới.

Hiện nay, E-logistics là một khái niệm niệm khá mới đối với nền kinh tế trong
và ngoài nước. Theo một số tài liệu "E-logistics được định nghĩa là việc ứng dụng
các kỹ thuật và phương pháp của TMĐT để thực hiện hay tiến hành quản trị
Logistics cho một doanh nghiệp."
Một số tài liệu khác cho rằng lại cho "E-logistics là quá trình hoạt động chiến
lược, thiết kế và thực thi tất cả các yếu tố cần thiết của hệ thông, quy trình, cơ cấu tổ
chức và tác nghiệp hậu cần để thực hiện hóa và vật chất hóa cho hoạt động thương
mại điện tử".
Ta có thể thấy, E-logistics được định nghĩa dựa trên hoạt động ứng dụng
Logistics vào TMĐT, gọi là Dịch vụ hậu cần điện tử. Có thể hiểu, toàn bộ hoạt
động E-logistics nhằm tổ chức và hỗ trợ việc vận chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng
đến nơi tiêu dùng qua các giao dịch mua bán trực tuyến được gọi là hoạt động E-
logistics.
Nó bao gồm các hoạt động logistics truyền thống kết hợp với công nghệ kỹ
thuật tạo thành một hệ thống tổng thể thực hiện các dịch vụ hậu cần cần thiết cho
TMĐT với mục đích giảm thiểu chi phí và nguồn lực, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động
thương mại.
4.1.2 Sự phát triển của E-logistics
a. Khái quát chung về sự phát triển của E-logistics trên thế giới
Ngày nay, với sự ra đời của một số công nghệ truyền thông, việc tiếp cận
thông tin thị trường trở nên dễ dàng đồng thời khiến cho môi trường thương mại
ngày càng mang tính cạnh tranh cao. Bên cạnh đó, sức ảnh hưởng của các hoạt động
logistics càng được đề cao hơn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sẽ rất khó cạnh
tranh nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin: các ứng dụng cao về công
nghệ thông tin áp dụng vào kinh doanh có thể nhắc tới như giao hàng kịp thời (JIT),
nén thời gian, lập kế hoạch hợp tác dự báo và bổ sung (CPFR), quản lý hàng tồn
kho bởi nhà cung cấp (VMI) và kết nối chéo. Các hoạt động sản xuất và phân phối
pg. 67
hiện nay không thể thiếu các khâu thiết kế, cung ứng, tiếp thị, sản xuất và tất cả các
thông tin về các hoạt động, các số liệu đều được liên kết thông qua ứng dụng công
nghệ thông tin.
Trong những năm gần đây, sự bùng nổ của TMĐT làm hạn chế vốn lưu
động, thu hẹp lượng tồn kho và tối ưu hóa chuỗi cung ứng, dẫn đến kích thước lô
hàng càng nhỏ và việc đặt hàng diễn ra thường xuyên hơn. Người nhận hàng luôn ý
thức về hàng hóa và lượng tồn kho của họ; lượng hàng hóa này phải thật tinh gọn và
đạt mức thấp nhất có thể. Mặt khác, nhiều nhà bán lẻ nhỏ cũng không đủ khả năng
mua được hàng hóa với khối lượng lớn từ các nền kinh tế phát triển. Nhu cầu này đã
thúc đẩy sử chuyển giao từ phương thức vận chuyển các lô hàng nguyên container
sang thời đại vận chuyển theo đơn hàng lẻ. Các chủ hàng sử dụng các đơn đặt hàng
với số lượng nhỏ và vận chuyển đến vị trí địa lý đa dạng. Xu hướng này có ý nghĩa
to lớn đối với 3PL và các nhà giao nhận, đòi hỏi họ phải xây dựng mạng lưới gom
hàng tối ưu, giảm lượng hàng tồn, chi phí tồn kho, quan tâm đến giải pháp gom
hàng và cross-docking, nâng cao lợi thế cho các đơn hàng điện tử và dịch vụ giao
hàng chặng cuối.
Việc tái cấu trúc các chuỗi cung ứng và logistics do TMĐT phát triển đã thúc
đẩy các công ty thương mại chuyển sang hoạt động đa kênh (omni-channel) để có
thể hiện diện mọi nơi mọi lúc trên các thiết bị mà người tiêu dùng đang sử dụng.
Ranh giới giữa thương mại truyền thống và TMĐT mờ dần. Khi kinh doanh đa kênh
trở thành một phương thức thương mại mới thì việc giao hàng trong ngày trở thành
tiêu chí về chất lượng dịch vụ của các công ty bán lẻ. Điều này thúc đẩy sự thích
nghi của các hệ thống logistics.
Thương hiệu TMĐT Amazon đã tái cấu trúc hệ thống logistics từ những tổng
kho thành những trung tâm hoàn tất đơn hàng và trung tâm phân phối. Mục tiêu
đang nỗ lực xóa dần ranh giới giữa các cửa hàng bách hóa truyền thống và hệ thống
phân phối TMĐT. Nhà bán lẻ khổng lồ này đang khẩn trương tái cấu trúc những
cửa hàng theo hướng gọn nhẹ hơn, và có thể thực hiện nhiều chức năng của một
trung tâm phân phối. Họ đang mở rộng những giải pháp để bổ sung thêm nhiều tùy
chọn về mua hàng cho khách hàng như giao hàng đến tận nhà cho khách đặt hàng
qua mạng tại các cửa hàng bán lẻ.

b. Khái quát chung về sự phát triển của E-logistics tại Việt Nam
Dịch vụ logistics tại Việt Nam bắt đầu phát triển từ những năm 90 của thế kỷ
trước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu hướng toàn
cầu hóa, các hoạt động logistics xuyên suốt từ sản xuất tới tiêu dùng càng giữ vai
trò đặc biệt quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của các ngành sản xuất, dịch vụ
và của toàn nền kinh tế nói chung.
Ngày nay, dưới sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT toàn cầu, e-logistics ra đời,
nhấn mạnh hơn vai trò của logistics trong chuỗi giá trị toàn cầu.

 Thực trạng thương mại điện tử tại Việt Nam


Thị trường TMĐT Việt Nam đã hình thành từ đầu những năm 2000 với sự
khởi đầu là hoạt động mua bán các sản phẩm số hóa. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ
của internet và các thiết bị điện thoại thông minh trong thời gian gần đây, thị trường

pg. 68
TMĐT Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ rất nhanh, trở nên không có giới hạn
về đối tượng và phạm vi giao dịch, đa dạng về hình thức tìm kiếm thông tin và thực
hiện các giao dịch đa dạng về các sản phẩm và dịch vụ cung ứng.

Theo báo cáo EBI 2019 của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam
(VECOM):

 Về tốc độ tăng trưởng

Song song với sự phát triển vững chắc của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên 7%, năm 2018 tiếp tục chứng kiến sự tăng
trưởng mạnh mẽ của TMĐT. Dựa trên thông tin từ cuộc khảo sát, VECOM ước tính
tốc độ tăng trưởng của TMĐT năm 2018 so với năm 2017 đạt trên 30%. Theo một
báo cáo khác trên diễn đàn TheLeader, Việt Nam được xếp vào top 3 thị trường
thương mại điển tử có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, cùng với Thái Lan và
Malaysia.

 Về quy mô

Với điểm xuất phát thấp khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015 nhưng nhờ tốc độ
tăng trưởng trung bình trong ba năm liên tiếp cao nên quy mô thị trường TMĐT
năm 2018 lên tới khoảng 7,8 tỷ USD. Thị trường này bao gồm bán lẻ trực tuyến, du
lịch trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, giải trí trực tuyến và mua bán trực tuyến các dịch
vụ và sản phẩm số hoá khác. Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và 2020 tiếp tục
ở mức 30% thì tới năm 2020 quy mô thị trường sẽ lên tới 13 tỷ USD. Quy mô này
sẽ cao hơn mục tiêu nêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016 –
2020, theo mục tiêu này thì quy mô TMĐT bán lẻ (B2C) đạt 10 tỷ USD vào năm
2020.

Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2018 của Google và Temasek, quy mô thị
trường TMĐT Việt Nam năm 2018 là 9 tỷ USD. Báo cáo cũng dự báo tốc độ tăng
trưởng trung bình năm của giai đoạn 2015 – 2018 là 25% và thị trường đạt 33 tỷ
USD vào năm 2025. Nếu kịch bản này xảy ra, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam
năm 2025 đứng thứ ba ở Đông Nam Á, sau Indonesia (100 tỷ USD) và Thái Lan (43
tỷ USD).

Thị trường người tiêu dùng

Theo kết của khảo sát của Bộ Công Thương về thị trường TMĐT B2C và C2C
năm 2017, ước tính có 54% dân số Việt Nam sử dụng internet, trong đó lượng
người sử dụng internet có tham gia giao dịch TMĐT ít nhất 1 lần trong năm lên tới

pg. 69
67%. Ước tính cho đến hết năm 2017, có 33,6 triệu người tham gia mua sắm trực
tuyến với giá trị mua hàng trung bình là 186 USD/người.

pg. 70
Bảng 4.1. Tình hình mua sắm trực tuyến tại Việt Nam 2015 – 2017

Tỷ trọng doanh thu


Ước tính giá
Tỷ lệ người sử TMĐT B2C so với
Tỷ lệ dân số trị mua hàng
dụng internet tổng mức bán lẻ hàng
Năm sử dụng trực tuyến của
mua sắm trực hóa và doanh thu
internet một người
tuyến dịch vụ tiêu dùng cả
(USD)
nước

2015 45% 62% 160 2,8%

2016 47% 65% 170 3%

2017 54% 67% 186 3,6%

(nguồn: Cục thương mại điện tử và kinh tế số)

Hình thức mua hàng được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất là thông qua
các website bán hàng và các sàn TMĐT chiếm 68% tỷ lệ người mua hàng trong
năm 2017. Cùng với sự phát triển của các ứng dụng điện thoại thông minh, tỷ lệ
người tiêu dùng mua hàng qua ứng dụng tăng từ 16% trong năm 2015 tới 41% trong
năm 2017.

pg. 71
80%
76%

70% 68% 68%

60%
60% 57%

51%
50%

41%
40% 2015
2016
2017
30% 28%

20%
16%

10%

1% 2% 1%
0%
Website (bao gồm cả Diễn dàn, mạng xã hội Ứng dụng di động Khác
sàn TMĐT)

Hình 4.1. Các hình thức mua sắm trực tuyến của khách hàng 2015 – 2017
(nguồn: EBI 2018)

Tình hình thị trường các doanh nghiệp tham gia TMĐT tại Việt Nam

Theo báo cáo EBI 2019, VECOM đã tiến hành khảo sát hơn 4500 doanh
nghiệp trên cả nước. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ chiếm
tỷ lệ lớn nhất trong cuộc khảo sát là 24%, tiếp đó là nhóm doanh nghiệp trong lĩnh
vực công nghiệp chế biến, chế tạo (19%) và nhóm doanh nghiệp xây dựng (18%)

Kết quả khảo sát cho thấy, cho đến tháng 11/2018, có 44% doanh nghiệp đã
xây dựng website riêng và bắt đầu chú trọng việc cập nhập thông tin thường xuyên
lên website, 36% doanh nghiệp đang tiến hành kinh doanh trên mạng xã hội, 12%
doanh nghiệp đã triển khai kinh doanh trên các sàn TMĐT và tỷ lệ doanh nghiệp có
ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động trong năm 2017 là 14%.

pg. 72
50%

45%
45% 44%
43%

40%
36%
35% 34%
32%
30%

25% 2016
2017
2018
20%

15% 15%
15% 14%
13%
12%
11%
10%

5%

0%
Website Mạng xã hội Sàn TMĐT Ứng dụng trên điện
thoại

Hình 4.2. Các hình thức tham gia TMĐT của doanh nghiệp Việt Nam (nguồn:
EBI 2019)

Vì kinh doanh trên mạng xã hội đang là thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp,
đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể và cá nhân và
dần trở thành xu hướng kinh doanh trong vài năm trở lại đây. Năm 2018 vừa qua
cũng đánh dấu sự tăng trưởng tốt của mô hình kinh doanh trên các mạng xã hội, có
thể thấy đây là hình thức hiệu quả với chi phí thấp đang được nhiều doanh nghiệp
lựa chọn mà điển hình là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh và cá
nhân. Bên cạnh mạng xã hội thì sàn giao dịch TMĐT là một công cụ hữu ích cho
doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên xu hướng sử dụng các sàn trong vài năm trở lại
đây chưa có dấu hiệu thay đổi. Năm 2018 có 11% doanh nghiệp tham gia khảo sát
triển khai kinh doanh trên các sàn TMĐT, nhỉnh hơn một chút so với năm 2017. Tỷ
lệ doanh nghiệp có ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động năm 2017 cũng là 14%
và giảm 1% so với năm 2016 Cũng theo khảo sát, Thời gian trung bình lưu lại của
khách hàng khi truy cập website TMĐT phiên bản di động hoặc ứng dụng bán hàng
năm 2018 vẫn chưa cao, điều này phản ánh mức độ hấp dẫn cũng như tính tiện dụng
của các phiên bản di động chưa thực sự thu hút được khách hàng

pg. 73
Hiện nay, các công ty TMĐT lớn trên thị trường Việt gồm ba thương hiệu nổi
bật là Lazada, Tiki và Tiki. Ngoài ra phải kể tới các thương hiệu khác như: Thế giới
Di động, Sen Đỏ, FPT Shop, Điện máy Xanh, Adayroi…

Hình 4.3. Thống kê theo số lượt truy cập vào các trang TMĐT cho đến quý
4/2018 (nguồn: iprice.vn)

Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ có nhiều chuyển biến có tác động không
nhỏ tới hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Thay vì mua sắm theo phương thức
truyền thống với nhiều nhiều rủi ro, tốn thời gian, khách hàng có nhiều lựa chọn, và
an tâm hơn khi sử dụng các thiết bị thông minh dạo quanh các cửa hàng trực tuyến
với sự cam kết của các doanh nghiệp. Chính lợi thế đó là tiền đề cho TMĐT phát
triển
4.1.4 Vai trò của E-logistics
Ngành logistics nói chung và E-logistics nói riêng ngày càng trở nên quan
trọng trong bối cảnh kinh tế hiện đại và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của
các quốc gia. Phần giá trị gia tăng do ngành Logistics tạo ra ngày càng lớn và tác
động của nó thể hiện rõ ở các khía cạnh mà nó tham gia.
 Đối với chuỗi cung ứng tổng thể
 Dòng sản phẩm: Đảm bảo đúng, đủ về số lượng và chất lượng của hàng hóa
và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng.
 Dòng thông tin: Thông tin về các đơn đặt hàng được cập nhật thường xuyên
và nhanh chóng, cho phép người mua theo dõi quá trình vận chuyển hàng
hóa và hóa đơn chứng từ giữa người bán và người mua.
 Dòng thanh toán: Các phương thức thanh toán được chấp nhận hiện nay bao
gồm: thanh toán qua thẻ, thanh toán qua các loại ví điện tử, thanh toán trực

pg. 74
tiếp… rất nhiều sự lựa chọn thanh toán của người mua, từ đó rút ra hiệu quả
kinh doanh.
Trong thị trường TMĐT dòng thông tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng,
đây là yếu tố duy nhất có tiềm năng vừa góp phần nâng cao chất lượng dịch
vụ logistics vừa làm giảm tổng chi phí trong toàn chuỗi cung ứng.
 Đối với chuỗi giá trị của doanh nghiệp: Mang lại giá trị cao nhất
cho khách hàng
 Giá trị sản phẩm: Đặc điểm, công dụng và chức năng
 Giá trị dịch vụ: Vận chuyển, hướng dẫn sử dụng, bảo hành, sửa chữa
 Giá trị giao tiếp: Sự hài lòng trong tiếp xúc với nhân viên
 Giá trị thương hiệu: Nhãn hiệu và uy tín của doanh nghiệp
4.1.5 Các mô hình hoạt động trong E-logistics
Mô hình quá trình logistics TMĐT bao gồm 3 bộ phận lớn. Mỗi một bộ phận
này đều có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau.
a. Logistics đầu ra
Logistics đầu ra trong TMĐT là một bộ phận của Logistics TMĐT bao gồm
các hoạt động, chức năng và quá trình tích hợp hiệu quả. Chức năng lớn nhất của bộ
phận này là đảm bảo hàng hóa được cung ứng theo một quá trình chính xác từ khi
nhận được đơn đặt hàng đến khi giao xong hàng hóa cho người đặt hàng.
 Mục tiêu:
Mục tiêu chung của quản trị logistics đầu ra là đáp ứng được dịch vụ mà
khách hàng mong đợi, xây dựng dịch vụ một cách chiến lược và sử dụng tổng chi
phí tối thiểu nhất có thể, qua đó nâng cao doanh số bán hàng.
 Đặc điểm mô hình Logistics đầu ra trong TMĐT
o Mô hình Logistics cho đơn hàng truyền thống

Hình 2.1. Mô hình Logistics cho đơn hàng truyền thống (nghiên cứu tự tổng
hợp)
o Mô hình Logistics cho đơn hàng trực tuyến

pg. 75
Hình 2.2. Mô hình Logistics cho đơn hàng trực tuyến (nghiên cứu tự tổng hợp)
Khách hàng và nhà cung ứng sẽ trao đổi các thông tin của hai bên cho nhau,
với sự trợ giúp của các đại lý bán lẻ làm trung gian. Nhà cung ứng sẽ vận chuyển
sản phẩm trực tiếp đến tay khách hàng. Tuy nhiên, mô hình này cũng có nhiều lợi
ích lẫn hạn chế:
 Lợi ích: Nhờ khai khác tốt lợi thế quy mô và mở rộng cơ cấu mặt hàng kinh
doanh, qua đó giảm được chi phí đầu tư cho dự trữ và mạng lưới Logistics, giảm
chi phí quản trị Logistics nói chung và chi phí vận chuyển nói riêng.
 Hạn chế: Các đối thủ, đối tác được chia sẻ thông tin sẽ trở thành đối tượng cạnh
tranh trực tiếp, dẫn đến mất khách hàng và sâu xa hơn là giảm tỷ suất lợi nhuận,
giảm khả năng kiểm soát quá trình Logistics đầu ra.
Để xác định được Logistics đầu ra, doanh nghiệp có thể căn cứ vào những
điều sau đây: Quy mô thị trường và doanh số bán hàng, đặc điểm bán hàng và đặc
điểm mạng lưới cung ứng, quy mô cũng như điều kiện đáp ứng đơn hàng mua sỉ,
mua lẻ của nhà sản xuất, đặc điểm của cầu trên thị trường và đặc điểm của mặt hàng
kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp TMĐT, trong toàn bộ Logistics đầu ra thì quy
trình xử lý đơn hàng là quan trọng nhất, dù đối với bất kỳ doanh nghiệp nào kể cả
sản phẩm kinh doanh có khác nhau đi nữa. Hoạt động xử lý đơn hàng phải được
thực hiện chính xác, bắt đầu từ khi nhận đơn hàng đến khi giao hàng, cũng như
kiểm soát tình trạng đơn hàng. Vì hệ quả từ xử lý đơn hàng sẽ tác động trực tiếp
đếnkhả năng hoạt động của công ty, thời gian đáp ứng đơn hàng.
Quy trình xử lý đơn hàng trong Logistics đầu ra có thể khái quát qua sơ đồ
sau:

pg. 76
Hình 2.3. Quy trình xử lý đơn đặt hàng trong Logistics đầu ra

b. Logistics đầu vào


Logistics đầu vào trong TMĐT gồm quá trình mua hàng từ các nhà cung ứng,
các vấn đề đến đóng gói và bao bì, cũng như dự trữ và lưu kho, bảo quản hàng hóa.
 Mục tiêu: Quản trị Logistics đầu ra giúp doanh nghiệp chủ động hơn về
nguồn hàng cũng như chất lượng hàng hóa, sản phẩm cung ứng. Để đạt được
điều đó, cần phải có Logistics đầu vào để đáp ứng đủ đơn hàng cũng như
đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hóa.
 Đặc điểm
 Logistics đầu vào là một điều quan trọng và tất yếu mà bất kỳ doanh nghiệp
nào khi tiến hành kinh doanh đều cần quan tâm đến. Quản trị Logistics đầu
vào tốt tức là thực hiện tốt và chính xác từng khâu của quản trị Logistics đầu
vào.

 Quản trị mua hàng: Quá trình mua hàng phải dựa trên nhiều nguyên tắc về
sản phẩm, lựa chọn nhà cung ứng, so sánh về giá cả, thời gian đáp ứng hàng
hóa, chất lượng hàng hóa.
 Quản trị dự trữ: Dự trữ trong Logistics đầu vào là một khâu quan trọng, vì nó
ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đáp ứng đơn hàng của doanh nghiệp. Đặc
biệt, đối với các doanh nghiệp TMĐT luôn đòi hỏi thời gian đáp ứng đơn
hàng nhanh hơn trong thương mại truyền thống. Tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp và nhu cầu thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô dự trữ
sản phẩm.
 Nghiệp vụ kho và bao bì sản phẩm: Sau khi doanh nghiệp đã xây dựng thành
công một kế hoạch dự trữ phù hợp thì yêu cầu về bảo quản hàng hóa phải
được đảm bảo. Rất nhiều những sản phẩm kinh doanh đã thành công nhờ ảnh
hưởng lớn mà bao bì mang lại.

pg. 77
Trong TMĐT, nghiệp vụ quản lý kho cũng như sắp xếp các đơn hàng trong
kho sẽ được tiến hành tự động. Các công ty sẽ phải áp dụng các phần mềm chuyên
dụng giúp tăng khả năng đáp ứng đơn hàng đồng thời rút ngắn thời gian giao hàng.

c. Logistics ngược

Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách
hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin có liên quan từ
các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ. Mục đích của quá trình này là thu hồi lại giá trị
hoặc xử lý hàng bị trả lại một cách thích hợp.

Khách hàng hoàn trả lại sản phẩm để đổi lấy hàng khác hay công ty phải hoàn
lại tiền là hiện tượng khá phổ biến trong TMĐT. Nguyên nhân cho hiện tượng này
chủ yếu đến từ việc các mẫu sản phẩm chỉ được hiển thị trên mạng, mà khách hàng
không thể đến trực tiếp kiểm tra và đánh giá, cảm nhận chất lượng hàng hóa. Khi
chất lượng hàng hóa thực tế được vận chuyển đến không như kỳ vọng, cộng thêm
sự hỗ trợ từ các chính sách đổi, trả hàng thì việc hoàn trả lại sản phẩm là một điều
khá là hiển nhiên.

Vận hành tốt hệ thống logistics TMĐT không chỉ đơn giản là áp dụng một
vài phần mềm vào hệ thống logistics truyền thống, mà đó là cả một quá trình thiết
kế, sáng tạo và thực thi mô hình logistics kinh doanh mới. Xuất phát từ chiến lược
kinh doanh trong môi trường TMĐT, doanh nghiệp cần phải đổi mới lại quy trình
thực thi các nghiệp vụ logistics tích hợp yếu tố công nghệ thông tin trong toàn bộ hệ
thống. Để vận hành tốt hệ thống này đương nhiên cũng không thể thiếu nguồn nhân
sự đủ năng lực và năng động để vận hành và giám sát hệ thống đó.

4.1.6 Các ứng dụng của E-logistics


 Ứng dụng quét mã vạch trực tuyến trong quản lý kho
Các ứng dụng được phát triển trên các nền tảng phần mềm được ứng dụng
trong các hoạt động chuỗi cung ứng .Từng kiện hàng có mã vạch , ứng dụng có thể
dễ dàng quét mã để quản lý hàng hóa một cách dễ dàng nhất. Bên cạnh đó, việc lưu
trữ dữ liệu số cũng có thể dễ dàng chia sẻ thông tin qua các mạng trực tuyến.
 Tối ưu hóa hàng tồn kho dựa trên điện toán đám mây
Công cụ quản lý giúp các nhà quản lý dự báo, lập kế hoạch thống kê ngân sách
và nguồn lực sẵn có .Việc ứng dụng công cụ logistics thông qua các công nghệ phần
mềm cải thiện quy trình và tự động hóa quy trình sản xuất ,nâng cao lợi nhuận.
 Ứng dụng kiểm soát lao động hàng ngày trong logistics
Một số ứng dụng còn cho phép kiểm soát hoạt động hàng ngày của lực lượng
lao động, các nhà quản lý có thể giám sát các hoạt động kinh doanh đảm bảo được
sự hiệu quả trong hoạt động của các lực lượng lao động.

pg. 78
 Tích hợp hợp đồng dịch vụ, quản lý đơn hàng, quan hệ khách hàng trong
logistics trực tuyến
Một chức năng tối cơ bản của các ứng dụng quản lý logistics là
tích hợp các hợp đồng dịch vụ và thông tin của khách hàng .Các phản hồi của
khách hàng được gửi trực tiếp đến công ty thông qua ứng dụng
 Định vị và định hướng trực tuyến trong logistics
Được các nhà quản lý e-logistics sử dụng thường xuyên. Ứng dụng
cho phép khách hàng và công ty theo dõi vị trí kiện hàng, tình trạng hàng.
Các phương tiện vận tải, vị trí lưu kho.
 Hệ thống Quản lý Giao thông dựa trên Web với ứng dụng di động đi kèm
Cerasis Rater cho phép xử lý các lô hàng theo phương thức vận tải đường bộ
như sau: Nhà chuyên chở cho nhiều khách hàng; Bưu kiện nhỏ; Liên phương
thức; Nhà chuyên chở cho một khách hàng duy nhất loại bỏ quá trình đặt
hàng thủ công, cung cấp nhiều lợi ích về tự động hóa và hiệu quả bao gồm:
o Xử lý lô hàng 24/7 qua cổng thông tin dựa trên website.
o Tải lên, lưu trữ và duy trì sổ địa chỉ người gửi hàng để duy trì độ chính xác và
tiết kiệm thời gian.
o Lưu trữ thông tin thông quan tùy chỉnh, và theo thời gian Cerasis Rater sẽ đặt
những thông tin thường được sử dụng nhất lên đầu danh sách để xử lý nhanh
hơn.
o Lựa chọn nhà chuyên chở với mức giá được thương lượng cụ thể phù hợp với
nhu cầu của bạn trong hệ thống, cho phép bạn không lãng phí thời gian hoặc
năng lượng và đảm bảo sự an toàn trong quá trình lựa chọn
o Chọn hãng vận tải dựa trên cước, thời gian vận chuyển và giới hạn trách nhiệm
để đảm bảo hoạt động vận chuyển hàng hóa của bạn được đảm bảo.
o In báo giá vận đơn, vận đơn, hóa đơn, và nhãn trong cùng một hệ thống.
o Tạo, gửi email và in vận đơn khi bạn hoàn tất quá trình vận chuyển hàng hóa.
o Tùy chọn thông báo email tùy chỉnh theo nhu cầu.

4.1.7 Ưu điểm của E-logistics


 Hệ thống thông tin hậu cần nhanh chóng và chính xác
Đối với hoạt động e-logistics hiện nay, lợi thế lớn nhất là hệ thống thông tin
luôn được duy trì, các thông tin mới được cập nhật gần như là ngay lập tức, nhanh
chóng và chính xác. Từ đó các nhà quản trị có thể dễ dàng nắm bắt thông tin và điều
phối hoạt động của hệ thống. Bên cạnh đó, dựa vào hệ thống thông tin có thể hiểu
được tài nguyên thị trường, nền tảng hậu cần và hiểu cách sử dụng linh hoạt các
nguồn lực.
Người tiêu dùng cũng có thể theo dõi được tình trạng hàng hóa của
mình trên hệ thống của doanh nghiệp.
pg. 79
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào logistics cũng đã
nhận ra các yếu tố khác nhau của các doanh nghiệp hậu cần sử dụng hiệu quả
và kết hợp giữa cải thiện dự báo rủi ro doanh nghiệp và khả năng quản lý
toàn diện, cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả tổng thể, đồng thời
thúc đẩy phát triển của TMĐT.
Ví dụ: Andhra Logistics Co., Ltd, nằm trong Khu phát triển kinh tế và
công nghệ Wuhu, là nhóm Midea nắm giữ các công ty hậu cần bên thứ ba.
Từ bên trong công ty đã phát triển một trung tâm thông tin, thông minh, hiển
thị trực quan kho thông tin lưu trữ và phân phối hàng hóa thông tin cảnh báo
sớm, thông tin giao thông trên toàn quốc, phương tiện vận chuyển thông tin
theo dõi Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) đầy đủ, thông tin dự báo thời tiết
quốc gia... xử lý thông tin từ khắp cả nước. Công ty đã tạo ra một tập hợp các
doanh nghiệp trong Wuhu tập hợp hàng hóa, giao dịch thông tin, LTL
Express, kho bãi và phân phối, quản lý dịch vụ tại một trong những công
viên hậu cần tích hợp Andhra, tính toàn diện, mức độ thông tin của đất nước.
Cho đến năm 2011, Andhra hậu cần đã được thành lập tại một số thành phố
chiến lược của hơn 200 nền tảng dịch vụ hậu cần, dịch vụ hậu cần trên toàn
quốc, nền tảng trao đổi thông tin bất cứ lúc nào và phản ứng nhanh chóng bởi
hệ thống thông tin mạnh mẽ, hình thành các dịch vụ hậu cần hiệu quả mạng.
 Giao tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng được cải thiện
Khách hàng có thể trực tiếp phản hồi những vấn đề về sản phẩm, hoạt động
giao hàng… với doanh nghiệp qua hệ thống thông tin có sẵn. Qua đó doanh nghiệp
nắm bắt được xu hướng người tiêu dùng và có những sự cải thiện phù hợp với thị
trường. Người tiêu dùng cũng nhờ đó mà thỏa mãn hơn và tạo nên niềm tin đối với
doanh nghiệp
 Giảm thiểu chi phí và tăng doanh thu
Khi một hệ thống e-logistics được áp dụng, nó sẽ tối ưu hóa quy trình xử lý
đơn hàng, lưu trữ cũng như vẩn chuyển bằng cách quản trị có hệ thống chuỗi cung
ứng. Điều này tiết kiệm được một số chi phí trong việc quản lý hàng hay giao vận
những đơn hàng nhỏ lẻ. Doanh nghiệp không phải mất chi phí thuê dịch vụ logistics
bên ngoài mà tự bản thân có thể vận hành được. Điều này sẽ làm tăng số lượng
hàng hóa có thể cung ứng cho thị trường, cải thiện chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin
cho khách hàng, từ đó tăng doanh thu của doanh nghiệp.
4.1.8 Hạn chế của E-logistics
 Chi phí đầu vào cao
Trong hoạt động E-logistics nói riêng và logistics nói chung, những điều kiện
về cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện tiên quyết để vận hành dịch vụ, bao
gồm: kho bãi, vận tải, công nghệ… Nếu không có được các yếu tố này, doanh
nghiệp sẽ không thể tự vận hành được chuỗi cung ứng mà đôi khi phải nhờ sự trợ
giúp của các đối tác bên ngoài, dẫn tới tăng chi phí và thậm chí giảm hiệu quả của
hoạt động kinh doanh.
pg. 80
Thế nhưng, để có thể hoàn thiện được một hệ thống hậu cần điện tử hoàn
chỉnh, đòi hỏi doanh nghiệp phải chi một khoản đầu tư lớn vào công nghệ, vận tải,
kho bãi… Điều này không phải dễ dàng đối với các doanh nghiệp nhỏ, lẻ. Vì vậy
phần lớn các doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh hiện nay vẫn sử dụng phương thức
logistics 3PL để hỗ trợ xử lý đơn hàng. Điều này làm cản trở sự phát triển của E-
logistics trên thế giới.
 Điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải có thể hiểu đơn giản là chất lượng đường cho
các phương tiện vận chuyển lưu thông hoặc sự linh hoạt trong hệ thống giao thông ở
mỗi quốc gia. Để cho quá trình vận chuyển được diễn ra suôn sẻ nhất thì cần những
con đường “đẹp”, mật độ lưu thông ổn định, không ùn tắc, các nút giao thông kết
nối giữa các địa phương địa phương phát triển… Với điều kiện cơ sở hạ tầng tốt,
các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí và thời gian phải chi trả cho hoạt
động vận chuyển số lượng lớn.

Thế nhưng, không phải địa phương nào cũng có đầy đủ điều kiện về cơ sở hạ
tầng giao thông vận tải. Trên thế giới, có rất nhiều quốc gia hạ tầng giao thông vận
tải yếu kém, công nghệ thông tin chưa hỗ trợ hiệu quả nên dẫn đến ùn tắc giao
thông và năng suất thấp, kết nối hạ tầng, khả năng xếp dỡ và trung chuyển container
còn hạn chế, thời gian thông quan tại cảng kéo dài khiến chi phí logistics tăng cao.
Đây là điểm hạn chế của logistics nói chung và của E-logistics nói riêng.

Tuy nhiên, điều kiện về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải khó có thể thay đổi
được do những yếu tố chủ quan như chính sách chính phủ, lượng phương tiện giao
thông lớn, trọng lượng hàng hóa trung bình mỗi ngày mới gây hư hỏng đường xá…
Vì vậy, các nhà quản trị logistics cần có những giải pháp phù hợp đối với từng địa
phương thay vì trông chờ vào sự thay đổi về cơ sở giao thông vận tải.

 Khung pháp lý

Về cơ bản, mỗi quốc gia đều có khung pháp lý riêng cho hoạt động logistics.
Thế nhưng hiện nay rất ít quốc gia có hệ thống pháp lý thiết lập riêng cho hoạt E-
logsitics vì đây vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ. Bên cạnh đó, những văn bản
pháp lý có sẵn lại không đủ chặt chẽ, rõ ràng, đôi khi bị lạc hậu so với sự phát triển
của E-logistics.

Đặc biệt đối với những đơn hàng vận tải quốc tế có thể sẽ gặp khó khăn khi
nhập cảnh do sự khác biệt giữa hệ thống pháp lý của hai nước nếu hợp đồng không
được quy định rõ ràng các điều khoản. Chính vì vậy, những nhà quản trị trước khi
thực hiện một hợp đồng hay đơn hàng nào đó cần phải quy định rõ những điều
khoản cần thiết để tránh xảy ra tranh chấp sau này.
pg. 81
 Niềm tin của người tiêu dùng

Trong thời kỳ mọi giao dịch mua bán đều có thể thao tác được trên internet
thì việc người tiêu dùng càng ngày càng trở nên khắt khe hơn đối nhà cung ứng là
chuyện dễ hiểu. Chính vì người tiêu dùng không được trực tiếp quan sát và tiếp xúc
với sản phẩm nên đôi khi sẽ có sự nghi ngại đối với nhà cung ứng, đặc biệt là những
nhà cung ứng mới, chưa có tên tuổi. Điều này cũng khiến cho thói quen thanh toán
trực tuyến của người tiêu dùng chưa được phổ biến, dẫn tới sự trì hoãn trong dòng
thanh toán và tăng rủi do cho nhà cung ứng trong trường hợp đến nơi mà người mua
không nhận hàng và thanh toán các chi phí.

Tạo niềm tin cho người tiêu dùng luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu
của các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường.
Các doanh nghiệp nên bắt đầu từ những hoạt động kết nối người tiêu dùng, không
nên nản chí ngay khi kết quả kinh doanh không được như mong muốn.

 Nguồn lực có hạn

Như đã biết, trong một chuỗi hoạt động logistics doanh nghiệp cần rất nhiều
nguồn lực như: tài chính, nhân sự, máy móc, phương tiện vận tải… Tuy nhiên đây
đều là những nguồn lực có hạn. Các doanh nghiệp cần cân đối các nguồn lực để
không bị rơi vào tình trạng cái cần thì thiếu mà không cần thì thừa.

4.2 Phân biệt Logistics và E-logistics

Theo Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc,
“Logistics có thể được định nghĩa là việc quản lý dòng chung chuyển và lưu kho
nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan... từ
nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng”. Một trong
những định nghĩa của IGI Global về E-logistics là "E-logistics là sự áp dụng các
công nghệ trên nền tảng Internet vào các quy trình logistics truyền thống". Như vậy,
có thể thấy rằng hoạt động của E-logistics được xây dựng từ cơ sở logistics truyền
thống, tuy nhiên điểm đặc trưng lớn nhất của E-logistics chính là có sự sử dụng các
thành quả công nghệ trong các khâu quy trình và kết nối với mạng Internet.

Đặc điểm Logistics E-logistics


Đơn đặt hàng Dự báo được Đa dạng, nhỏ, biến động

pg. 82
Chu kỳ đáp ứng đơn hàng Theo tuần Ngắn hơn (ngày/giờ)
Khách hàng Đối tác chiến lược Rộng hơn
Dịch vụ khách hàng Thụ động, cứng nhắc Đáp ứng, linh hoạt
Nhập hàng Theo kế hoạch Thời gian thực
Mô hình phân phối Đẩy từ “chuỗi cung ứng” Kéo “định hướng nhu cầu”
Nhu cầu khách hàng Ổn định, nhất quán Có tính chu kỳ
Loại hình vận chuyển Lô hàng quy mô lớn Lô nhỏ
Địa điểm giao hàng Tập trung Phân tán hơn
Kinh doanh quốc tế Thủ công Tự động
Bảng 2.1. Điểm khác biệt giữa E-logistics và Logistics

Đơn đặt hàng


Các đơn đặt hàng của hậu cần truyền thống thường sẽ được thông báo từ trước
hoặc thậm chí được chuẩn bị trong một khoảng thời gian lâu dài bắt đầu từ việc ký
kết hợp đồng với các khách hàng là các nhà sản xuất, các nhà phân phối lớn trong
nước hay khắp thế giới. Trong khi đó, các đơn hàng của e-logistics có thể đột ngột
được gửi đến nhà xử lý thông qua các ứng dụng trên điện thoại hay trên website.
Đặc biệt, đối với các hoạt động hậu cần điện tử phục vụ cho các sàn giao dịch
TMĐT, do số lượng loại hàng hóa là cực lớn, số lượng đơn đặt hàng qua các ứng
dụng trung gian có thể lên đến hàng nghìn đơn mỗi ngày.
Chu kỳ đáp ứng đơn hàng
Các lô hàng được vận chuyển qua logistics truyền thống thường yêu cầu thời
gian vận chuyển dài, có thể lên đến tuần hay tháng tùy theo đường vận chuyển
(đường thủy, đường hàng không...). Các sản phẩm của các sàn giao dịch điện tử
thường yêu cầu được giao đến tay người nhận với tốc độ sớm nhất hoặc hẹn chính
xác vào một thời điểm nào đó trong ngày nên hàng hóa liên tục được gửi cho các
đối tác vận chuyển để đến tay người tiêu dùng đúng thời điểm.
Khách hàng
Khách hàng của các công ty hậu cần truyền thống thường là những đối tác
chiến lược, có quan hệ làm ăn lớn hay lâu năm, hai bên mang quan hệ hợp tác kinh
tế và lợi ích sâu sắc. Còn khách hàng của các mạng lưới e-logistics có thể là mọi
cấp độ từ công ty, tập thể đến hộ gia đình hay các cá nhân riêng lẻ.
Dịch vụ khách hàng
Từ đặc điểm khách hàng mà có thể dễ dàng kết luận được các công ty truyền
thống phải coi khách hàng của họ như một đối tác làm ăn và là nguồn lợi nhuận
chính và bền vững của họ. Việc phục vụ khách hàng như thế nào còn phụ thuộc vào
thái độ hợp tác trong công việc của hai bên, và kết quả quan trọng cuối cùng mà hai
bên cùng nhắm đến là chi phí hợp lí. Trong khi đó, khách hàng của các trang TMĐT
rất đa dạng, trong giới tính, văn hóa, độ tuổi, tôn giáo, vị trí địa lý, thói quen, sở
pg. 83
thích... nên các dịch vụ chăm sóc khách hàng thường linh hoạt và đa dạng. Các công
ty thường chuẩn bị những chiến lược chăm sóc khách hàng khác nhau cho riêng
từng phân khúc khách hàng khác nhau.
Nhập hàng
Sau khi bàn hợp đồng cụ thể, các doanh nghiệp hậu cần sẽ nhập hàng theo kế
hoạch và dựa trên hợp đồng về ngày giờ, địa điểm, và có thể tổ chức lưu kho, bãi.
Trong khi đó, nhu cầu từ khách hàng đòi hỏi hoạt động e-logistics phải có hàng
trong thời gian ngắn, do đó hàng hóa sẽ được tập kết tại các kho nhỏ trung gian
hoặc được nhập hàng ngay theo thời gian thực của đơn đặt hàng.
Mô hình phân phối
Với hoạt động logistics truyền thống, hàng hóa bắt buộc đi theo chiều hướng
từ nhà xuất khẩu đến với nhà nhập khẩu (trừ trường hợp logistics ngược), do đó quá
trình logistics là một điều bắt buộc và là một sự tiếp nhận từ phía người giao và
chuyển lại cho người nhận. Tuy nhiên, e-logistics kéo định hướng tiêu thụ của
người đặt hàng thông qua các hoạt động quảng bá, khuyến mãi, các ưu đãi chăm
sóc…
Nhu cầu khách hàng
Khách hàng nếu là các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất với quy mô lớn thì
chiến lược sản xuất của họ về dài hạn và nhu cầu về hậu cần là ổn định và nhất
quán. Khách hàng của các dịch vụ e-logistics thường không cố định vì họ có rất
nhiều lựa chọn.
Loại hình vận chuyển
Hàng hóa mà logistics truyền thống đảm nhận vận chuyển thường là các kiện
hàng, container cỡ lớn, được vận chuyển bằng các loại xe vận tải cỡ lớn, vận
chuyển bằng đường thủy, đường hàng không,... Còn hàng hóa mà e-logistics quản
lý có thể là bất cứ đồ vật gì với đủ loại hình dạng, kích cỡ… và có thể giao bằng
nhiều phương tiện khác nhau.
Địa điểm giao hàng
Trong phần lớn trường hợp hậu cần, các lô hàng lớn được vận chuyển đi
khoảng cách xa, có thể là giữa các quốc gia - hàng hóa sẽ được tập kết tại các cảng
hoặc các kho bãi để bốc xếp hoặc dỡ hàng thuận tiện. Hàng hóa mà e-logistics vận
chuyển có thể nhỏ lẻ và được giao đến tận tay người nhận.
Kinh doanh quốc tế
Trong bối cảnh số hóa thì việc áp dụng công nghệ vào các giai đoạn hậu cần
không còn là một điều xa lạ, và mức độ tự động của e-logistics cao hơn hẳn. Những
thông tin như đối tác, khách hàng, quản lý hàng hóa quốc tế… đều được hỗ trợ công
nghệ mang lại hiệu quả quản lý cao nhất.
Tóm lại, điểm khác biệt lớn nhất và rõ rệt nhất giữa logistics và e-logistics là
sự có áp dụng và không áp dụng các công nghệ hiện đại kết nối Internet trong các
quá trình vận hành.

pg. 84
4.3 Hoạt động E-Logistics tại Việt Nam
4.3.1 Thực trạng E-Logistics tại Việt Nam
Trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường TMĐT Việt Nam, các công ty
TMĐT đều đang cố gắng xây dựng hệ sinh thái cho mình, trong đó dịch vụ logistics
là một trụ cột quan trọng. Các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường TMĐT đòi hỏi phải
có sự hỗ trợ của hoạt động vận chuyển, kho bãi, dự trữ trong quá trình phân phối
sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
4.3.1.1. Hoạt động logistics của các doanh nghiệp TMĐT

Đối với hoạt động vận chuyển và giao nhận, hiện chỉ có 20% doanh nghiệp
thuê ngoài dịch vụ vận chuyển, giao nhận của bên thứ ba, có 26% doanh nghiệp tự
tổ chức hoạt động vận chuyển, giao nhận và tỷ lệ doanh nghiệp kết hợp cả hai hình
thức vận chuyển trên là 53%.

60%

53%

50%
45% 45%

40%

30% 2016
26% 2017

20%
20%

10%
10%

0%
Tự vận chuyển Thuê ngoài Cả hai hình thức

Hình 4.4. Các hình thức vận chuyển, giao nhận được các doanh nghiệp sử
dụng (nguồn: Báo cáo TMĐT 2018)
Trừ những doanh nghiệp có tiềm lực lớn, rất nhiều doanh nghiệp không đảm
bảo được chất lượng các hoạt động logistics cho chuỗi sản phẩm cung ứng, và điều
này thể hiện ở việc 31% tỷ lệ người tiêu dùng cảm thấy đây là một trở ngại khi mua
hàng trực tuyến.
Số lượng các công ty nhỏ, hộ buôn bán và các cá nhân sử dụng mạng xã hội để
quảng bá sản phẩm vẫn tiếp tục tăng cao, tạo ra nhu cầu dịch vụ giao hàng hoặc
giao hàng kết hợp với thu tiền (COD) tăng cao đột biến. Việc đầu tư phát triển kênh
trực tuyến là một xu thế rõ rệt của các nhãn hàng. Lượng hàng hóa giao dịch qua
pg. 85
các kênh trực tuyến tăng nhanh khiến nhu cầu dịch vụ logistics cho TMĐT tăng
cao, trên thực tế đang vượt quá khả năng đáp ứng.
Trong một Hội thảo tại Hà Nội vào tháng 11/2018, Công ty Giao Hàng Nhanh
dự báo số lượng đơn hàng tăng trưởng ở mức trung bình 45% giai đoạn 2015-2020
và có thể đạt tới 530 triệu đơn hàng vào năm 2020. Trong khi đó, quy mô thị trường
tăng trưởng trung bình 78% trong giai đoạn này và với giá trị (dịch vụ giao hàng)
đạt 472 triệu USD vào năm 2020.
4.3.1.2. Một số mô hình dịch vụ tiêu biểu
Dịch vụ Chuyển phát nhanh (CPN)

Là dịch vụ chuyển phát nhanh thư, tài liệu, vật phẩm, hàng hóa từ người gửi
đến người nhận giữa trong nước Việt Nam và các nước trên thế giới. Số liệu tại niên
giám Những trang vàng cho thấy, số lượng doanh nghiệp đăng ký thực hiện dịch vụ
loại này đã được tăng lên đáng kể khi vào cuối năm 2016 chỉ có tổng cộng khoảng
hơn 200 công ty, hiện có 362 công ty đăng ký, trong đó có CPN quốc tế là 198 công
ty và CPN trong nước là 164 công ty.

Bên cạnh đó, trong năm qua dịch vụ chuyển phát đã có nhiều dạng thức mới,
nhất là giao hàng trong nước do nhiều thương hiệu mới thực hiện. Một số dịch vụ
tiêu biểu như sau:

 Ví dụ: “NowShip” của foody.vn

Xuất phát từ việc giới thiệu các nhà hàng và món ăn, trang foody.vn đã cung
cấp dịch vụ “NowShip” - dịch vụ giao hàng tức thời dành riêng cho khách hàng có
nhu cầu vận chuyển hàng hóa nội thành với 3 tiêu chí: Tiết kiệm - Hỏa tốc - Đảm
bảo.

pg. 86
Hình 4.5. Các mặt hàng được giao “siêu tốc” tại foody.vn (nguồn: App Now)

 Ví dụ: Giao hàng “Siêu tốc” của Sendo.vn

Công ty này hợp tác với dịch vụ giao hàng của Grab là GrabExpress để cho ra
mắt dịch vụ giao hàng siêu tốc 3h tại Thành phố Hồ Chí Minh để giúp hàng hóa đến
tay người mua trong khoảng thời gian nhanh nhất và sớm nhất có thể. Tất cả hàng
hóa nào có biểu tượng dịch vụ này đều có thể giao đến tay khách hàng trong khoảng
thời gian tối đa không quá 3h, dịch vụ này tương tự như TikiNow của Tiki hay Giao
hàng siêu tốc của Lazada. Tùy vào các mốc thời gian đặt hàng khác nhau mà khách
hàng sẽ nhận được hàng vào các khung giờ tương tự, chi tiết có thể xem bên dưới
bảng thời gian đặt và giao hàng.

pg. 87
Phạm vi khu vực Thời gian giao hàng

Trong phạm vi Nội 1 - 3 ngày


thành Hà Nội/TP Hồ Chí
Minh/Đà Nẵng

Hà Nội/TP HCM/Đà 2-5 ngày


Nẵng đến thành phố/thị xã

Hà Nội/TP HCM/Đà 4-7 ngày


Nẵng đến tuyến huyện/xã
của các tỉnh khác

Lưu chuyển giữa các 4-7 ngày


tỉnh thành khác

Bảng 4.2. Dự kiến thời gian đặt hàng tại Tiki


Giao hàng - thu tiền (COD)

Thấu hiểu những khó khăn trong việc kinh doanh hàng hoá trực tuyến tại Việt
Nam là khâu giao hàng và thanh toán, nhiều công ty đã thiết kế dịch vụ Giao hàng -
Thu tiền hộ cho những chủ hàng kinh doanh online. Hầu hết các công ty chuyển
phát - giao hàng trên thị trường đều đang áp dụng dịch vụ này. Tại công ty như Giao
Hàng Nhanh, năm 2017 lượng tiền thu hộ đã lên tới tương đương 400 triệu USD.

Dịch vụ giao hàng chặng cuối (LMD)

Dịch vụ logistics chặng cuối đã được hình thành khá rõ nét thông qua hoạt
động của những công ty tiêu biểu trên thị trường. Ngoài các công ty đa quốc gia vốn
đã có mạng lưới toàn cầu thì các công ty trong nước cũng đã thực hiện được dịch vụ
này. Các công ty cung cấp dịch vụ LMD có hai thành phần dịch vụ tích hợp với
nhau là vận tải - giao hàng và trung tâm phân loại - chia chọn. Trong đó, việc tổ
chức hoạt động phân loại - chia chọn đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng và
năng lực (quy mô) thực hiện dịch vụ.

Trong năm qua, các công ty lớn về LMD đều quan tâm tới việc này.

o Vietnam Post khai trương trung tâm phân loại hàng hóa tại Hiệp Phước.

pg. 88
o Viettel Post nâng cấp trung tâm phân loại khu vực Thành phố Hồ Chí
Minh và chuẩn bị tự động hóa các kho phân loại chủ yếu của mình, được
biết ít nhất là 2 trong số 7 kho phân loại hiện nay của công ty.
o Giao Hàng Nhanh cũng xúc tiến chọn giải pháp tự động hóa cho các kho
phân loại của mình.

Các kho trên đây có năng suất cao điểm hiện tại từ 50.000 đến hơn 100.000
đơn hàng/ngày.

Như vậy ta có thể thấy, mặc dù quy mô thị trường TMĐT Việt Nam đang trên
đà phát triển mạnh mẽ nhưng dịch vụ logistics trong nước vẫn còn yếu, chưa có đủ
điều kiện cơ sở hạ tầng và nhân lực để phát triển hệ thống e-logistics hoàn thiện.

4.3.2 Phân tích mô hình SWOT hoạt động E-logistics tại Việt Nam
4.3.2.1. Điểm mạnh
Tốc độ tăng trưởng của ngành logistics trong nước ổn định

Đánh giá chung năm 2018, ngành dịch vụ logistics được phát triển thêm một
bước so với 2017 với mức tăng trưởng ước tính là 12% cùng với mức tăng 13,6%
của kim ngạch xuất nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm.

Quy mô thị trường dịch vụ logistics Việt Nam tuy chỉ khoảng 2% - 4% GDP,
nhưng tốc độ tăng trưởng lên tới 20% - 25%/năm. Thị trường này được kỳ vọng sẽ
thay đổi diện mạo và phát triển nhanh hơn nữa do sự phát triển của bán lẻ điện tử tại
Việt Nam và các xu hướng logistics TMĐT (E-logistics) trên thế giới.

Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Chỉ số hoạt động logistics (LPI)
công bố vào tháng 7/2018, Việt Nam đứng thứ 39/160 nước tham gia nghiên cứu,
tăng 25 bậc so với năm 2016 và vươn lên đứng thứ 3 trong các nước Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á. Việt Nam cũng là nước xếp hạng ở tốp đầu trong các thị
trường mới nổi. Đây là kết quả tốt nhất mà Việt Nam có được kể từ khi Ngân hàng
Thế giới thực hiện việc xếp hạng LPI kể từ năm 2007 đến nay.

pg. 89
Năm Thứ hạng LPI Điểm LPI Năng lực logistics

2014 48 3.27 3.4

2016 64 2.98 2.88

2018 39 3.15 3.09

Bảng 4.5. Chỉ số hoạt động logistics của Việt Nam (nguồn: Báo cáo của Ngân
hàng thế giới)

Nhờ vào mức độ thâm nhập cao của internet và sự nổi lên của xu hướng mua
sắm trực tuyến, Việt Nam là một trong những thị trường TMĐT phát triển nhanh
nhất ở Đông Nam Á. Theo Sách trắng TMĐT Việt Nam 2018, quy mô của thị
trường TMĐT B2C là 6,2 tỷ USD năm 2017 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh
trong những năm tới. Với sự bùng nổ này, nhu cầu về logistics trong hệ sinh thái
TMĐT (E-logistics) là rất lớn. Quy mô của thị trường logistics này được ước tính có
giá trị 90 triệu EUR vào năm 2018 và được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng trung
bình 42% mỗi năm cho đến năm 2022, theo Ken Research.

Hình 4.11. Ước tính quy mô thị trường TMĐT và e-logistics (triệu USD)
(nguồn: trong hình)

pg. 90
Việt Nam với quy mô dân số là 100 triệu dân, trong đó lượng người dân sử
dụng internet chiếm hơn 50% tổng số dân của cả nước và có xu hướng tăng trong
thời gian tới. Điều này làm tăng nhu cầu mua bán và mức chi tiêu cho TMĐT, kéo
theo sự gia tăng lượng đơn mà dịch vụ E-logistics phải cung ứng. Đây là tiềm năng
thúc đây E-logistics tại Việt Nam phát triển, mở rộng quy mô, tăng đầu tư để có thể
đáp ứng được thị trường.

4.3.2.2. Điểm yếu

Doanh nghiệp e-logistics còn ít và thiếu kinh nghiệm

Thống kê vào đầu năm 2018 của Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam
cho thấy, cả nước hiện có khoảng trên 1.300 doanh nghiệp logistics đang hoạt động,
bao gồm cả doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Thế nhưng, tính đến hết năm 2017, cả
nước chỉ có hơn 50 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ e-logistics. Cùng với
Lazada, người tiêu dùng đã dần quen với các thương hiệu trong lĩnh vực e-logistics
như: Giao hàng nhanh, Grab Express, Speedlink…
Ngoài giao hàng chặng cuối, các doanh nghiệp e-logistics còn đang thành lập
các điểm gửi hàng, giúp người mua và người bán nhận hoặc gửi hàng gần nhà tại
bất cứ thời điểm nào. Đơn cử, Công ty Giao hàng nhanh đặt mục tiêu trong năm
2018 sẽ nâng số điểm gửi hàng lên con số 1.500 điểm trên toàn quốc, giúp người
mua và người bán có thể dễ dàng có một điểm gửi hàng gần nhà, phục vụ nhu cầu
giao, nhận hàng hóa. Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp TMĐT ở Việt Nam có
khả năng đầu tư vào dịch vụ hậu cần riêng, bởi bên cạnh việc phát triển đội ngũ
giao hàng, áp lực kho bãi là rất lớn. Theo đó, doanh nghiệp phải có điểm tập kết với
diện tích khá lớn để nhập, kiểm tra và xuất hàng. Bên cạnh đó, với chủng loại sản
phẩm lên đến hàng trăm nghìn thì việc phân loại, lưu trữ và bảo quản theo yêu cầu
riêng cho từng loại sản phẩm khác nhau cũng là thách thức lớn.
Kĩ thuật công nghệ còn lạc hậu
Một trong những nguyên nhân khiến chất lượng dịch vụ logistics tại nước ta
còn thấp là các doanh nghiệp chưa có đủ năng lực và điều kiện để ứng dụng hệ
thống công nghệ hiện đại vào hoạt động của mình. Theo khảo sát vào năm 2016 của
một tổ chức nước ngoài, mới có 10% doanh nghiệp logistics Việt Nam triển khai
phần mềm quản trị nguồn lực, 17% sử dụng truyền dữ liệu điện tử, 17% sử dụng hệ
thống quản trị vận tải, 17% sử dụng hệ thống mã vạch/phần mềm quản trị kho bãi,
29% cài đặt GPS.
Chi phí cao
Chi phí logistics tại Việt Nam đang chiếm khoảng 30% doanh thu - một tỉ lệ
rất cao so với các ngành nghề thương mại truyền thống. Chi phí logistics cho
TMĐT tại Việt Nam cũng đang cao hơn so với nhiều nước khác như: Ấn Độ 15%
(2017), Hoa Kỳ 11,7% (2015), Trung Quốc 12% (2015). Điều này làm giảm khả
năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam. Nguyên
nhân dẫn đến chi phí cao là do hạ tầng giao thông vận tải yếu kém, công nghệ thông
tin chưa hỗ trợ hiệu quả nên dẫn đến ùn tắc giao thông và năng suất thấp, kết nối hạ

pg. 91
tầng, khả năng xếp dỡ và trung chuyển container còn hạn chế, thời gian thông quan
tại cảng kéo dài. Lý do khác là các công ty logistics Việt Nam có năng lực yếu kém
cũng như thiếu hệ thống thông tin hiện đại trong khi khung pháp lý và các quy định
về logistics vẫn còn khó khăn và phức tạp. Những vấn đề này càng trở nên rõ ràng
hơn khi các công ty mở rộng hoạt động kinh doanh ra ngoài các thành phố lớn.
Thiết sự liên kết với TMĐT
Logistics và TMĐT đang bùng nổ và là xu hướng phát triển trong thời gian
tới. TMĐT muốn phát triển không thể thiếu dịch vụ logistics. Nhưng với tốc độ phát
triển tăng đến 30% của thị trường TMĐT, dịch vụ logistics khó có thể đáp ứng được
thị trường khi phần lớn tập trung vào các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Theo Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất - Nhập khẩu (Bộ Công
Thương) “Trong thời gian vừa qua đã có sự kết hợp giữa TMĐT và logistics nhưng
sự kết hợp còn bộc lộ nhiều điểm bất cập, khó khăn, chưa có luật về e-logistics, quy
định về giao thông thay đổi thường xuyên, thủ tục hành chính phức tạp, thiếu nhân
lực có trình độ và kinh nghiệm, việc ứng dụng công nghệ trong e-logistics còn
thấp…”
4.3.2.3. Cơ hội

Tiềm năng thị trường và sự tham gia của các doanh nghiệp lớn

Với sự phát triển nằm trong tốp đầu thế giới của thị trường TMĐT với tốc độ
tăng trưởng là 30%, Việt Nam đang là thị trường tiềm năng cho dịch vụ E-logistics.
Cụ thể, các dịch vụ chuyển phát nhanh và dịch vụ hậu cần nhắm tới TMĐT là mảnh
đất màu mỡ cho đầu tư.
Trong những năm gần đây, một số công ty nổi tiếng đã bắt đầu đầu tư vào
lĩnh vực hậu cần tại Việt Nam. DHL eCommerce - một trong 4 mảng kinh doanh
của tập đoàn Deutsche Post DHL, hiện đang nâng cao vai trò của mình trong cuộc
chiến hậu cần TMĐT. DHL đã thành công trong việc cung cấp dịch vụ giao hàng
tận nơi cho các công ty TMĐT tại Thái Lan, mở đường cho kế hoạch đầy tham
vọng nhằm tăng gấp đôi đội tàu và số kho vào năm 2017 cho các thị trường lân cận.
Với mục tiêu trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực hậu cần TMĐT,
công ty Cổ phần Vận tải và Giao thông Indo Tran (ITL Corp) là một thành viên mới
trong lĩnh vực chuyển phát nhanh tại Việt Nam với thương hiệu SpeedLink. Từ năm
2016, hệ thống văn phòng của SpeedLink đã có mặt tại 50 tỉnh, thành phố trên cả
nước.
Giao Hàng Nhanh, một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận và hậu
cần TMĐT, hiện đang phục vụ hơn 800 người bán hàng qua mạng, 20 trong số đó là
các trang TMĐT B2C quy mô lớn hơn như Tiki.vn, và Project Lana.
Lazada là doanh nghiệp TMĐT đầu tiên có công ty phân phối riêng được gọi
là LEX, xây dựng trên quy mô độc quyền cho hãng bán lẻ này. Tuy nhiên, khi nhận
ra nhu cầu ngày càng tăng về TMĐT trên thế giới và Việt Nam, Lazada quyết định
tách LEX thành một công ty riêng biệt. Đầu năm 2017, Lazada đầu tư vào 3 kho lớn
ở Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội với tổng diện tích 22.000 m2 và mạng lưới 34
trung tâm phân phối trên toàn quốc nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu.

pg. 92
Các hãng gọi xe cũng nhanh chóng tham gia để lấp khoảng trống hiện có trong
mạng lưới logistics Việt Nam, ví dụ Grab đã ra mắt tính năng giao hàng
(GrabExpress). Được biết đến vì khả năng định hướng trong thị trường Việt Nam,
rất có thể mô hình hậu cần này sẽ đạt đà trong những năm tới.
Sự quan tâm từ phía Chính phủ
Cơ hội để doanh nghiệp cung cấp dịch vụ E-logistics phát triển còn khá lớn
bởi 2 quyết định của Chính phủ về nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành nghề
này đã và sắp có hiệu lực.
Cụ thể, Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 của Chính phủ về kế hoạch
hành động nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp dịch vụ logistics ở Việt
Nam đến năm 2025 đã và đang có những bước đi tích cực, tập trung vào việc tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp logistics Việt Nam phát triển. Với những hỗ
trợ về công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, giảm chi phí cho doanh
nghiệp… Quyết định này được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp logistics Việt Nam
nói chung và e-logistics nói riêng nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 163/NĐ-CP quy
định về kinh doanh dịch vụ logistics. Nghị định có hiệu lực từ ngày 20/2/2018, được
kỳ vọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài tham gia phát triển e-logistics
tại Việt Nam. Cụ thể, Nghị định chỉ rõ, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định,
doanh nghiệp nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn để tham gia
vào các lĩnh vực như kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển
(trừ vận tải nội địa); dịch vụ xếp dỡ container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển; dịch
vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa; dịch vụ vận tải hàng
hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt; dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải
đường bộ…
4.3.2.3 Thách thức

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải còn yếu kém

Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng rất lớn đến sự vận hành dịch vụ logistics. Tại
Việt Nam, tuy được chính phủ đầu tư khá nhiều song điều kiện cơ sở hạ tầng vẫn
còn yếu kém. Việc ùn tắc giao thông ở các thành phố có mật độ dân số cao xảy ra
thường xuyên. Mật độ mạng lưới đường bộ còn thấp, không phân bố đều, thiếu sự
liên thông. Các nút giao thông phần lớn là đồng mức, nhỏ hẹp lại không hợp lý nên
khiến tình trạng quá tải tại các nút càng trầm trọng. Sự thiếu hụt về diện tích giao
thông tĩnh như bãi để xe, bến xe, điểm trông xe liên. Ước tính, tỷ lệ đường giao
thông chưa đến 10% đất xây dựng đô thị trong khi tỷ lệ cần thiết phải là 20-25%.
Gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động logistics.

Điều này là một trong những lý do khiến cho chi phí dịch vụ tăng cao, ảnh
hưởng tới giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, dẫn tới sự khó cạnh cảnh làm ảnh
hưởng đến sự phát triển của ngành logistics ở nước ta.

pg. 93
Sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài
Hội nhập đang là xu hướng toàn cầu, và là cơ hội để cho dịch vụ logistics
trong nước phát triển. Tuy hiện hiện nay, 75% thị phần là các doanh nghiệp nước
ngoài. Thêm vào đó là hiệu suất dịch phụ thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém khiến chi phí
cho dịch vụ logistics trong nước chiếm gần 25% GDP, cao hơn nhiều so với các
quốc gia khác.
Ông Bùi Hồng Minh, Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) chia sẻ, “Sự
thiếu đồng bộ của các phương thức vận chuyển đang tạo ra sự tắc nghẽn dòng dịch
chuyển logistics, làm tăng chi phí và hạn chế sự phát triển của ngành logistics toàn
diện trên phạm vi cả nước. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của dịch vụ,
hàng hóa của các doanh nghiệp vận tải.”
Thói quen thanh toán bằng tiền mặt
Thanh toán online đã có một bước tiến dài trong giai đoạn 2012 – 2014, tuy
nhiên sự phổ cập của thanh toán trực tuyến đối với người mua hàng vẫn còn là một
điểm hạn chế trong TMĐT Việt Nam. Sự thiếu niềm tin vào thị trường trực tuyến
khiến người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn với việc thanh toán sau khi đã kiểm
tra chất lượng sản phẩm. Nếu không hài lòng với sản phẩm, họ có quyền trả lại hàng
và từ chối thanh toán bất cứ chi phí nào.
Việt Nam hiện sử dụng tiền mặt nhiều nhất so với các nước khác trong khu
vực Đông Nam Á, vì vậy, rủi ro khi nhân viên giao nhận phải mang theo một lượng
tiền mặt rất lớn, thêm vào đó, tỉ lệ đổi trả hàng ở các site TMĐT Việt Nam luôn cao,
trung bình của sàn TMĐT khoảng 15-20% và các website bán hàng B2C trong
khoảng 10-15%. Tỉ lệ này cao dẫn đến tác hại tăng chi phí vận chuyển, vận hành và
dĩ nhiên, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Thị trường Việt Nam hiện tại chứng
kiến tỉ lệ thanh toán online chỉ vào khoảng 5-10% trong khi COD đè bẹp “người
bạn đồng hành” của mình với tỉ lệ 90-95%.
Các chuyên gia cho rằng thói quen thanh toán bằng tiền mặt thay vì trả bằng
thẻ sẽ là nhân tố kìm hãm tốc độ tăng trưởng. Điều này cộng với sự thiếu hụt những
hãng cung cấp dịch vụ vận tải có mạng lưới hoạt động rộng sẽ mang đến nhiều
thách thức trong quá trình giao – nhận hàng.
Thể chế, chính sách cho ngành E-logistics chưa rõ ràng
Thể chế, chính sách với ngành E-logistics chưa rõ ràng, không đồng bộ, bất
cập, chưa tạo điều kiện hỗ trợ ngành E-logistics còn non trẻ phát triển. Nhiều nơi,
chi phí kinh doanh không chính thức còn cao Hệ thống thông tin thiết yếu chưa hiệu
quả. Trong khi đó, sự cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài ngày
càng gay gắt. Về nguồn cung cấp nhân lực E-logistics từ xã hội, cho đến thời điểm
này, chỉ có vài trường đại học trên cả nước có chuyên khoa đào tạo E-logistics kết
hợp với vận tải.

pg. 94
4.3.3 Kinh nghiệm và giải pháp cho sự phát triển E-logistics tại Việt
Nam
4.3.3.1. Kinh nghiệm quốc tế của hoạt động E-logistics
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều công ty, doanh nghiệp đã ứng dụng E-
logistics thành công vào hoạt động thương mại và đã vươn lên trở thành những công
ty tên tuổi toàn cầu. Đối với nền kinh tế non trẻ và đang phát triển như nước ta, việc
phân tích hoạt động của các công ty đi trước là điều cần thiết để học hỏi, rút ra
hướng đi từ chính kinh nghiệm thế giới đã để lại.
Như đã phân tích trong chương trước, từ mô hình hoạt động của Amazon các
doanh nghiệp có thể học hỏi một số kinh nghiệm như sau:
o Hoạt động tập trung: Tập trung hoạt động trong một lĩnh vực tạo ra thời gian và
chi phí cho doanh nghiệp phát triển những yếu tố khác như nhân sự, cơ sở hạ
tầng…
o Đa dạng hóa mô hình: Nhiều mô hình hoạt động giúp doanh nghiệp có thể tiếp
cận được với nhiều đối tác khác nhau trên thị trường, dựa vào nguồn lực có sẵn
của các đối tác để mở rộng quy mô mà không mất công nghiên cứu thị trường
khi tham gia vào một phân khúc thị trường hoặc mô hình kinh doanh mới.
o Đầu tư nguồn lực: Đầu tư phát triển nguồn lực như nhân sự, cơ sở hạ tầng, công
nghệ kỹ thuật và vấn đề cốt lõi để phát triển lâu dài ở mỗi doanh nghiệp.
o Hoạt động có kế hoạch: Vạch ra một kế hoạch đường dài chi tiết là điều cần
thiết cho các doanh nghiệp mới bắt đầu tham gia vào ngành E-logistics. Một
trong những vấn đề của doanh nghiệp hiện nay là không biết mình đang ở đâu và
mình cần làm gì. Đặt mục tiêu cho doanh nghiệp trong một khoảng thời gian
nhất định, từng bước làm theo kế hoạch đã đề ra để mang lại hiệu quả tốt nhất.
o Tạo niềm tin cho khách hàng: Đây là một trong những kinh nghiệm vô cùng
quan trọng không chỉ trong ngành dịch vụ E-logistics mà trong tổng thể nền kinh
tế nói chúng. Niềm tin của khách hàng vừa mở ra cơ hội tiếp cận thị trường cho
doanh nghiệp vừa mang lại động lực cho doanh nghiệp phát triển.
Tuy nhiên, không chỉ đơn giản là lấy bài học của công ty khác áp vào công ty
của mình. Bên cạnh những kinh nghiệm rút ra từ những công ty trên thế giới, chúng
ta cũng cần phải thay đổi chiến lược phát triển tùy vào điều kiện của mỗi công ty,
mỗi thị trường, mỗi quốc gia. Ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, sẽ có những phương án
phù hợp hoặc không phù hợp. Nếu không biết chọn lọc để áp dụng chiến lược phù
hợp thì có thể nó sẽ gây hại đến chính công ty đó.

4.3.3.2 Giải pháp cho sự phát triển E-logistics ở Việt Nam


Dịch vụ E-logistics ở nước ta vẫn còn khá mới và chưa phát triển. Đồng thời,
các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm để ứng dụng
E-logistics và trong kinh doanh. Bên cạnh những điểm mạnh và cơ hội, ngành E-
logistics trong nước vẫn còn rất nhiều những điểm hạn chế và thách thức như: hạn
chế về kiến thức, năng lực, trình độ, công nghệ kỹ thuật và các thách thức về điều
pg. 95
kiện cơ sở hạ tầng lạc hậu, khung pháp lý không rõ ràng, sự cạnh tranh của doanh
nghiệp nước ngoài… Đây là những trở ngại khiến cho ngành dịch này này ở nước ta
khó mà có thể phát triển được. Chính vì vậy chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp
cho sự phát triển E-logistics ở Việt Nam như sau:
Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc rút ngắn và đơn giản các
thủ tục rườm rà và không cần thiết.
Các thủ tục rườm rà, các quy định không cần thiết cần được xem xét và bỏ
đi. Điều này tạo thuận lợi trong các hoạt động làm thủ tục giấy tờ giúp giảm đáng kể
thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi phát triển mạnh hơn
cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất.
Về phía nhà nước, các ban ngành liên quan đến quá trình vận tải cần củng cố
xây dựng, bảo trì, thay đổi các hệ thống đường xá, cầu đường. Đầu tư chiến lược
xây dựng cơ sở hạ tầng mới đảm bảo được sự thuận lợi và phát triển được ngành
vận tải, nâng cao được năng lực cạnh tranh, thay đổi từng bước một để có một bàn
đạp vững chắc cho tương lai trong ngành vận chuyển .
Về từng cá nhân các công ty E-logistics cần xây dựng chiến lược bài bản, thu
hút nhà đầu tư. Phát triển cơ sở hạ tầng trang thiết bị, nhân công chất lượng, mở
rộng quy mô công ty, đặt chân vào đầu tư khai thác thị trường mới. Cải thiện chất
lượng dịch vụ, tích cực kiểm tra, giám sát tính hiệu quả của dịch vụ chặt chẽ, rút ra
được các hạn chế, điểm mạnh điểm yếu. Từ đó cải thiện từng bước các vấn đề. Đầu
tư về máy móc thiết bị,ứng dụng công nghệ trong vận tải hay quản lý. Liên kết hợp
tác với các công ty công nghệ áp dụng các phần mềm hợp lý. Bằng chứng là sự
thành công của rất nhiều các công ty E-logistics lớn hiện nay đều áp dụng công
nghệ mà chúng ta cần học hỏi vì rất nhiều lợi thế của nó về thời gian chi phí .
Tạo dụng môi trường E-logistics cạnh tranh.
Muốn phát triển bền vững, phải tập trung vào phát triển từng tế bào của
ngành logistics, từng tế bào đó ở đây cụ thể là các doanh nghiệp phải luôn luôn
chuyển mình, thay đổi liên tục theo thời đại, có những chiến lược và đầu tư cả về
ngắn hạn và dài hạn một cách hợp lý. Không ngừng học hỏi, không ngừng tiến bộ,
nâng cao kinh nghiệp quản lý, nâng cao chuyên môn, đào tạo và tích lũy kinh
nghiệm từ các doanh nghiệp thành công trong và ngoài nước. Không ngừng cải
thiện chất lượng dịch vụ, tư duy sáng tạo các mô hình mới và tiềm năng. Tạo được
môi trường cạnh tranh lành mạnh chính là yếu tố cốt lõi của sự phát triển, tránh
trường hợp bị động, ỷ lại vào các yếu tố khác. Luôn quan niệm rằng, các yếu tố tác
động khác chỉ mang tính chất hỗ trợ, không phải là yếu tố chủ chốt. Nếu các doanh
nghiệp thay đổi được tư tưởng như vậy mới có thể tiến xa được.
Logistics và thương mại điện tử cần liên kết với nhau để nâng cao hiệu quả
hoạt động
Các doanh nghiệp TMĐT và doanh nghiệp dịch vụ logistics cần “bắt tay”
mạnh mẽ nhằm đảm bảo tốt nhất chất lượng hàng hóa, đảm bảo được thời gian giao
hàng đúng như những gì đã cam kết với khách hàng
Tạo dựng niềm tin và hợp tác với các công ty xuất nhập khẩu, các công ty
thương mại trong và ngoài nước.

pg. 96
Thống kê cho thấy lĩnh vực logistics tại Việt Nam còn yếu kém không phải
vì các hạn chế về tiềm năng phát triển mà các công ty logistics không được tín
nhiệm bởi chính các doanh nghiệp trong nước. Đã không có được sự tín nhiệm thì
không thể có được kinh nghiệp cơ hội phát triển khác, ngoài ra còn vô tình đánh
mất thị trường vào tay các công ty doanh nghiệp nước ngoài. Tệ hơn nữa là các
doanh nghiệp việt và cả một lĩnh vực đầy tiềm năng tại Việt Nam bị vụt mất. Trước
tiên, cần phải thay đổi tư duy và ý thức của các doanh nghiệp trong nước, chủ động
hợp tác và mời hợp tác từ các công ty logistics, tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu để từng bước đầu xây dựng niềm tin với các doanh
nghiệp. Khuyến khích, động viên hợp tác từ các ban ngành nhà nước chỉ đạo.

Các tổ chức đào tạo giáo dục cần quan tâm nhiều hơn đến đào tạo chuyên
môn, đó là chiến lược về dài hạn.

Hiện nay trên cả nước đều rất ít cơ sở đào tạo về chuyên ngành logistics,
phần lớn các ngành đào tạo có liên quan đến logistics vẫn chưa được hoàn thiện và
tiêu chuẩn hóa. Về mặt dài hạn điều này là một bất lợi cần phải giải quyết ngay. Các
tổ chức liên quan cần quan tâm nhiều hơn tới mặt về lâu về dài. Mở ra các cuộc tọa
đàm hội thảo nghiên cứu về phát triển giáo dục và đào tạo về E-logistics. Học hỏi
liên kết với các nền giáo dục và đào tạo nước ngoài đã thành công trong đào tạo
logistics, áp dụng và thử nghiệm các mô hình đào tạo và giảng dạy tại các trường
đại học. Mở các ngành mới liên quan tới logistics và chuỗi cung ứng. Để có được sự
phục vụ của nguồn nhân lực chất lượng với chi phí thấp cần đẩy mạnh giải pháp dài
hạn là đào tạo.

Hoàn thiện dần các khung pháp lý, thể chế và chính sách cho ngành E-
logistics.

Về các khung pháp lý và thể chế chính sách hỗ trợ cho E-logistics vẫn còn
chưa được quan tâm nhiều, bên cạnh các hoạt động cải thiện lĩnh vực này ra cần
nghiên cứu và hoàn thiện dần dần các khung pháp lý và thể chế liên quan, dự đoán
sự phát triển của E-logistics để có thể đưa ra các quy định kịp thời tránh bị các lỗ
hổng về pháp lý dẫn tới ảnh hưởng xấu về kinh tế. Các chính sách cho riêng các
ngành logistics được ban hành và áp dụng vào đúng thời điểm sẽ là nấc thang giúp
E-logistics trong nước phát triển .

Tích cực tọa đàm trao đổi, học hỏi nhiều hơn từ các công ty thành công
trong và ngoài nước.

Học hỏi, trao đổi và tọa đàm là bước đi thông minh, xác định được hướng đi
đúng đắn cho các ngành doanh nghiệp E-logistics trong nước tiết kiệm được rất
nhiều thời gian, chi phí, công sức. Mở mang tầm nhìn của các doanh nghiệp nội địa,
pg. 97
thấy được rất nhiều các điểm mạnh hạn chế của bản thân. Có những bài học quý giá
trong quy trình vận hành, quản lý, xử lý các rủi ro gặp phải. Giúp các doanh nghiệp
nội địa tự tin hơn trong những hoạt động chiến lược về tương lai. Xây dựng một
cộng đồng logistics vững mạnh, tích cực trao đổi hoàn thiện, tạo nguồn động lực to
lớn khi có sự cọ sát và thay đổi tư duy và đường lối của các doanh nghiệp,

Tiêu chí thực hiện

Bên cạnh các giải pháp nêu trên chúng ta cần đi kèm với chiến lược thực
hiện. Đó là các tiêu chí quan trọng để các giải pháp được thực hiện dựa trên một
cách đúng đắn, phù hợp với mục đích. Các tiêu chí cụ thể là kiên trì trong các kế
hoạch và giải pháp về dài hạn, luôn luôn bám sát quy trình tránh các trường hợp làm
không đến nơi đến trốn. Về ngắn hạn, cần luôn nhiệt huyết, bạo dạn đề xuất, trao
đổi, thực hiện, cải cách, đầu tư… trên các cơ sở vững chắc. Sẵn sàng học hỏi, thay
đổi tư duy và cách nhìn nhận đối với các vấn đề tồn động. Áp dụng đa dạng các
biện pháp cải thiện, không ngừng đổi mới học hỏi và sáng tạo của chính bản thân
các doanh nghiệp sao cho phù hợp với định hướng ban đầu của doanh nghiệp.
Logistics Việt Nam đúng là còn rất rất non trẻ, nhưng có tiềm năng cực kì lớn
không thể xem thường. Những thành tự to lớn đều dựa trên các hoạt động nhỏ nhặt
nhất, luôn luôn cẩn trọng xem xét và thực hiện các hoạt động có lợi cho doanh
nghiệp một cách bền vững và lâu dài. Không nên chỉ nhìn vào cái lợi trước mắt mà
đánh mất đi các tiềm năng to lớn trong tương lai. Các ban ngành đoàn thể hỗ trợ các
doanh nghiệp luôn phải tạo điều kiện thuận với thái độ cởi mở, nhiệt tình để tiếp
thêm động lực và sự tự tin cho các ngành lĩnh vực còn non trẻ này. Từng doanh
nghiệp luôn phải cố gắng nỗ lực và luôn luôn có một niềm tin và khát vọng to lớn,
cùng đó là phải biến niềm tin bằng hiện thực thông qua hành động. Từng doanh
nghiệp ý thức được mới xây dựng được cả một ngành Logistics lớn mạnh.

4.4 Case study:


4.4.1 Phân tích mô hình hoạt động E-logistics của Amazon
Tập đoàn Amazon.com, Inc hay còn được biết tới với tên gọi là Amazon do
nhà sáng lập kiêm tổng giám đốc điều hành Jeffrey P. Bezos thành lập vào ngày
mùng 5 tháng 7 năm 1994, trụ sở chính được tại bang Seattle, Washington. Khởi
đầu amazon như một trang web buôn bán sách trực tuyến, nhưng sau đó đã được đa
dạng hóa về sản phẩm như đồ nội thất, may mặc, đồ điện tử… Hiện nay Amazon là
nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và bán lẻ hàng đầu trên thế giới.
Hiện nay Amazon đã có mặt trên 6 thị trường lớn là Canada, Anh, Đức,
Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc, phục vụ cho hơn 17 triệu người tiêu dùng trên 160
quốc gia.Dịch vụ chăm sóc khách hàng của Amazon quan tâm từ những người chỉ
vào tham quan gian hàng cho đến những người là khách hàng lâu năm.Số lượng đơn
hàng của Amazon mỗi ngày là dấu hiệu cho thấy sự tín nhiệm của người dùng dành
cho thương hiệu này là rất lớn.

pg. 98
Hệ thống chính sách được Amazon xây dựng kỹ lưỡng nhằm đảm bảo quyền
lợi của các bên tham gia trên nền tảng của TMĐT. Mọi mặt hàng được đăng bán
trên website Amazon.com đều được kiểm định rất chặt chẽ về mặt chất lượng sản
phẩm, uy tín dịch vụ.

Để phục vụ cho việc kinh doanh, lưu trữ hàng hóa, Amazon đã xây dựng hệ
thống kho hàng công nghệ cao nhằm quản lý lô hàng tối ưu hơn. Các mặt hàng
được lưu trữ trong kho rất phong phú, đảm bảo yêu cầu đa dạng của khách hàng,
cách sắp xếp khoa học đảm bảo quá trình nhập hàng, xử lí đơn hàng nhanh chóng và
hiệu quả. Mọi hoạt động trong kho hàng đều được xử lí thông qua hệ thống công
nghệ cao. Công nhân nhận lệnh từ máy tính để lấy hàng, đóng gói theo quy trình.
Tất cả đều được hỗ trợ bằng robot và máy móc.
 Quy mô hoạt động
o Nhóm khách hàng chính là doanh nghiệp với khách hàng (B2C), ngoài ra
gồm cả khách hàng với khách hàng (C2C)
o Đa dạng hóa về các chủng loại hàng hóa và dịch vụ
o Thị trường toàn cầu, bất cứ nơi đâu có kết nối Internet
 Nền tảng
o Thương hiệu
Là thương hiệu có giá trị lớn nhất tại Mỹ vẫn có dấu hiệu tăng lên ,thống kê
cho thấy giá trị thương hiệu của Amazon từ năm 2017 đến 2018 tăng 42% .Điều này
cho thấy sự tín nhiệm của người dùng dành cho amazon càng lúc càng lớn .
o Nguồn lực
Hiện tại Amazon đang sở hữu 110 kho hàng trên khắp thế giới , kho hàng lớn
nhất của Amazon có diện tích 111.500 m2. Ngoài ra Amazon còn có hơn 10.000
robot hỗ trợ và khoảng 542.000 nhân viên. Vốn hóa của Amazon chạm mốc 1000 tỷ
đô la mỹ vào ngày 4/09/2018
o Khả năng phân phối chuyên nghiệp
Với nguồn lực như hiện tại, Amazon có công nghệ quản lý tiên tiến bậc nhất
trên thế giới, Amazon có thể lưu trữ hàng hóa ở bất kì nơi nào. Mọi loại hàng hóa
chuyển đến kho đều được gắn mác có vạch mã ở trên, mỗi vạch mã bao gồm toàn
bộ thông tin về sản phẩm, các hệ thống được đồng bộ hóa
4.4.1.1. Mô hình hoạt động
Dựa trên nền tảng hệ thống và công nghệ hoạt động linh hoạt và hiệu quả,
giúp Amazon tiết kiệm được thời gian chi phí cho lao động và chi phí vận chuyển.
Amazon đã biến bài toán Logistics trở thành thế mạnh khi ứng dụng công nghệ vào
hoạt động hậu cần phụ vụ cho nền tảng TMĐT,một dịch vụ E-logistics được ứng
dụng cực kì thành công, với hệ thống hoạt động năng suất và hiệu quả. Để một hệ
thống lưu chuyển một số lượng lớn các loại hàng hóa một cách trơn tru, các nhà
quản lý đã tính toán và sắp xếp các công đoạn của từng tiến trình hết sức cụ thể và
hợp lý. Hiện nay các loại hàng hóa được bán trên amazon được chia thành 3 loại
hàng hóa chính, với mỗi loại hàng hóa quy trình hệ thống của Amazon hoạt động
khác nhau:
pg. 99
a. Ships from and sold by Amazon
Loại hàng hóa này được cung cấp, bảo quản, vận chuyển bởi chính
Amazon
 Nhận đơn hàng từ khách hàng: Khi khách hàng đặt hàng trên Amazon.com,
hệ thống sẽ nhận được thông tin của khách hàng như tên tuổi, số điện thoại,
địa chỉ
 Hệ thống tiến hành xử lý đơn hàng: Các đơn hàng xác nhận thành công sẽ
được gửi tới các bộ phận của trung tâm phân phối và được tự động
 Nhân viên kho hàng phân loại hàng theo chỉ dẫn: Hàng hóa sẽ nằm ở các
buồng riêng biệt . Khi cần được chuyển đi, đèn buồng sẽ sáng lên và nhân
viên kho hàng sẽ đến đó lấy hàng và chuyển đi cho tới khi đèn báo tắt
 Phân loại tự động :Hàng hóa tiếp tục được phân loại thông qua các hệ thống
tự động băng chuyền thích hợp, và chúng sẽ trượt vào những chiếc thùng cho
việc vận chuyển
 Đóng gói, dán nhãn và vận chuyển : Với từng loại hàng hóa riêng biệt sẽ
được gán một cái nhãn có mã bar code sau đó hàng sẽ được chuyền đi trong
hệ thống băng chuyền tự động trong nhà kho, trên mỗi đoạn băng truyền sẽ
có một máy quét mã 3 chiều, sau khi quét mã thì hệ thống tự động xác định
được chia hàng vào nơi nào, tất cả đều được thực hiện tự động
 Đóng bưu kiện, niêm phong: Tất cả các hàng hóa sẽ được các nhân viên
trong kho lựa chọn để đóng gói và niêm phong rồi sau đó mới gửi đi. Với
nhưng mặt hàng có yêu cầu đóng gói đặc biệt như quà cáp, hay nhưng mặt
hàng yêu cầu bảo quản đặc biệt (như các sản phẩm hóa chất, các mặt hàng xa
xỉ đắt tiền) thì đều được các nhân viên trong kho đóng hàng thủ công và tuân
thủ theo các quy trình nhiều bước. Bảo đảm an toàn tránh các trường hợp rơi
vỡ va đập trong quá trình vận chuyển.
 Bốc hàng : Các bưu kiện xe được cân để tính toán tải trọng, dán mác thông
tin và chuyển lên xe tải. Các xe tải xe đưa hàng đến các điểm trung chuyển
hoặc các đơn vị trung chuyển để chuyển tới cho khách hàng.

b. Sold by Think Fast and Fulfilled by Amazon


Loại hàng hóa này được ký gửi bởi các hãng bán lẻ, được kiểm định, bảo
quản và vận chuyển bởi Amazon

pg. 100
Hình 3.1. Quy trình xử lý Fulfilled by Amazon (nguồn: Amazon.com)
 Sau khi các nhà bán lẻ ký hợp đồng với Amazon, hàng hóa sẽ được các công
ty bán lẻ dán tem nhãn và vận chuyển một số lượng nhất định đến kho của
Amazon .
 Khi nhận được hàng của các nhà bán lẻ, Amazon tiến hành kiểm tra và thực
hiện quá trình bảo quản, lưu kho cho tới khi có đơn đặt hàng
 Khi có đơn đặt hàng, các nhân viên Amazon sẽ tiến hành lấy hàng, đóng
thùng và vận chuyển cho cá nhân khách hàng
 Amazon sẽ nhận trách nhiệm cho các bài đăng và sẵn sàng hoàn tiền, đổi
hàng, nếu có yêu cầu từ phía khách hàng
Loại hình bán hàng này giúp cho Amazon đa dạng hóa các mặt hàng trong
kho nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng .Tuy nhiên, ký gửi hàng trong một
thời gian dài có thể ảnh hưởng chất lượng sản phẩm hàng hóa và có thể ảnh hưởng
tới hoạt động kinh doanh của công ty

c. Ships from and sold by Sneaker Ethics


Loại hàng hóa thuộc sở hữu của một các nhân, tổ chức, Amazon chỉ chịu
trách nhiệm hỗ trợ quảng cáo bán hàng, không chịu trách nhiệm kiểm định, lưu kho
hay vận chuyển …

Hình 3.2. Quy trình Sold by Sneaker Ethics (nguồn: Amazon.com)


Giá trị mang lại

Amazon là một đầu cầu dẫn tới thị trường quốc tế với chi phí rất thấp. Khi
kinh doanh trên Amazon , người dùng sẽ được hỗ trợ marketing, được phép tận
dụng được kho dữ liệu, khách hàng không bị hạn chế về địa lý… Một yếu tố không
thể không nhắc đến đó là doanh thu, lợi nhuận. Doanh thu một người bán đạt được
pg. 101
dao động trong khoảng 10000-15000 USD/tháng.Việc mở rộng kinh doanh với
phong phú các mặt hàng trên Amazon cũng là một cơ hội nếu bạn muốn tăng thêm
thu nhập.

Hệ thống của Amazon bao gồm khá nhiều hình thức kinh doanh và một số
hình thức kinh doanh hiện nay mà Amazon đang cung cấp cho người bán: dropship,
fulfillment… Bên cạnh đó Amazon còn nhiều hoạt động hỗ trợ cho hoạt động kinh
doanh: Vận chuyển hàng hóa theo hệ thống trung gian, kéo đơn hàng từ Amazon
đến trang của người bán, marketing...

Trong thời kỳ TMĐT bùng nổ mạnh mẽ, việc kinh doanh tại thị trường nước
ngoài là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Và với những tiềm năng sẵn có, cùng
với lợi nhuận khổng lồ mà Amazon đem lại thì đây là một thị trường không nên bỏ
qua khi bắt đầu đặt những bước chân đầu tiên vào kinh doanh quốc tế, cơ hội mở
rộng kinh doanh là không hề nhỏ. Từ Amazon, chúng ta có thể tiến hàng kinh doanh
trên nhiều thị trường khác, cả thị trường Mỹ và quốc tế.

4.4.1.2 Rút ra kinh nghiệm từ mô hình hoạt động E-logistics của Amazon

Hoạt động tập trung trong một lĩnh vực để phát triển E-logistics nội bộ

Theo phân tích có thể thấy Amazon tập trung cung ứng dịch vụ E-logistics
đối với một loại mặt hàng nhất định là sách (Amazon). Điều này cho ta thấy, việc
hoạt hoạt động trong một lĩnh vực mặt hàng sẽ tạo cơ hội cho các công ty, doanh
nghiệp tập trung phát triển hệ thống E-logistics: nhân sự, vận tải, kho bãi, công
nghệ… Đồng thời việc tập trung một mặt hàng dần già sẽ đem lại doanh thu ổn định
cho doanh nghiệp trong dài hạn, vì khi đó doanh nghiệp đã tạo được niềm tin đối
với người tiêu dùng và xây dựng được thương hiệu về mặt hàng đó. Từ đó doanh
nghiệp sẽ có nguồn tài chính để đầu tư cho logistics. Và khi E-logistics nội bộ đã
phát triển và vận hành ổn định, doanh nghiệp có thể tiến hành mở rộng lĩnh vực thị
trường mình tham gia, tăng lượng khách hàng, mở rộng quy mô và đẩy mạnh
thương hiệu của bản thân.
Một hệ thống E-logistics ổn định có thể giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu
chi phí vận tải, lưu kho, không cần phải thuê dịch vụ bên ngoài. Ngoài ra, E-
logistics còn giúp doanh nghiệp quản lý đơn hàng một cách tối ưu, nhanh chóng là
thuận lợi nhất, tăng khả năng đáp ứng lượng đơn hàng lớn của doanh nghiệp.
Ví dụ ta có thể thấy thấy Amazon ban đầu được biết đến như những “nhà
sách trực tuyến”: họ cung cấp các loại sách, văn phòng phẩm, phụ kiện đi kèm…
Nhưng đến thời điểm hiện tại, công ty này đã đa dạng hóa về sản phẩm với quy mô
logistics thuộc hàng top trong khu vực: Amazon là một thương hiệu toàn cầu, sở
hữu hơn 100 kho hàng lớn nhỏ trên khắp thế giới, năng lực công nghệ tiên tiến với

pg. 102
10000 robot hỗ trợ và hơn 500000 nhân viên giàu kinh nghiệm. Hệ thống E-
logistics của họ giờ đây có thể tự tin cung ứng và vận hàng hóa với số lượng lớn và
đa dạng, thời gian vận chuyển cũng được rút ngắn, sự thỏa mãn của khách hàng
cũng được tăng lên.
Đa dạng hóa mô hình hoạt động
Đa dạng hóa mô hình hoạt động là một trong những phương pháp tối ưu để
doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều đối tác khác nhau trên thị trường. Đối với
một công ty hoặc doanh nghiệp bất kỳ, nếu tự mình vận hành toàn bộ mọi thứ từ
việc tìm kiếm sản phẩm, nghiên cứu thị trường, nhập kho, đăng bán, xử lý đơn
hàng… thì đòi hỏi công ty hoặc doanh nghiệp phải có quy mô siêu khủng từ nhân
lực, cở sở hạ tầng đến công nghệ, tập khách hàng tiềm năng… Điều này không phải
doanh nghiệp nào cũng có thể đạt được do nguồn lực có hạn, đôi khi lại trở thành
gánh nặng cho hệ thống vận hành doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc hợp tác với
những đối tác bên ngoài rất có lợi để chia sẻ nguồn lực và bổ trợ nhau trong quá
trình kinh doanh.
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của internet và nhu cầu xã hội cũng
ngày càng tăng cao, dẫn tới sự hình thành của các doanh nghiệp nhỏ lẻ hoặc những
cá nhân, hộ gia đình tham gia vào lĩnh vực TMĐT. Đây là những đối tác tiềm năng
đối với các doanh nghiệp có hoạt động và nền tảng trong lĩnh vực E-logistics do lợi
thế về dịch vụ trực tuyến, kho bãi và vận chuyển. Những đối tác này cung cấp hàng
hóa và sử dụng hệ thống E-logistics của doanh nghiệp như một bên trung gian để
phân phối sản phẩm tới khách hàng. Từ đó họ vừa bán được sản phẩm mà doanh
nghiệp cũng thu được lợi nhuận từ dịch vụ E-logistics, đôi bên đều có lợi.
Amazon ban đầu là sàn TMĐT theo mô hình B2C. Nhưng hiện nay, công ty
đều phát triển gần hơn với tính chất chợ trực tuyến (Marketplace), nói đơn giản, đây
là một sàn giao dịch, một “chợ” chung mà bên bán và bên mua tập trung lại để dễ
dàng tìm kiếm được nhau. Ai cũng có thể tham gia làm đối tác và đăng bán.
Mô hình hoạt động ở đây là hình thức các đối tác lựa chọn để hợp tác với
doanh nghiệp: Amazon có 3 loại mô hình: Sold by Amazon (bán bởi Amazon),
Fulfilled by Amazon (đối tác ký gửi hàng và Amazon sẽ có trách nhiệm bán những
hàng hóa này và Sold by Sneaker Ethics (đối tác đăng bán tự do trên Amazon, xử lý
mọi vấn đề liên quan đến đơn hàng và Amzon chỉ có trách nhiệm hỗ trợ quảng cáo).
Đầu tư nguồn lực, cơ sở hạ tầng, công nghệ kỹ thuật
Đây có thể coi là yếu tố chủ chốt để hoạt động E-logistics có thể diễn ra thuận
lợi, là nền tảng để phát triển E-logistics dài hạn.
Cơ sở hạ tầng bao gồm kho bãi, phương tiên vận tải, máy móc thiết bị hỗ trợ
chuyển xếp hàng. Công nghệ kỹ thuật là những phần mềm, ứng dụng quản lý chuỗi
cung ứng một cách hiệu quả và tối ưu nhất; ngoài ra còn bao gồm những hệ thống
tự thống hóa để xử lý khối lượng hàng hóa lớn (robot…). Và quan trọng nhất là
nguồn lực về con người. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực về kỹ năng, trình độ,
kinh nghiệm để chu trình hoạt động logistics được diễn ra trơn chu và nhanh chóng,
kịp thời xử lý những phát sinh xảy ra trong quá trình vận hành, vạch ra kế hoạch
quản lý hệ thống và phát triển cho hướng đi của doanh nghiệp.
Hoạt động có kế hoạch cụ thể và chi tiết

pg. 103
Một kế hoạch cụ thể và chi tiết ngay từ đầu sẽ mang lại nhiều lợi thế trong
việc tiết kiệm thời gian và tối ưu phương án thực hiện trong một chuỗi hoạt động
nào đó. Để mô hình dòng chảy hàng hóa luôn đáng tin cậy, các công ty thường thiết
kế kế hoạch hậu cần ngay từ những bước đầu tiên trong chuỗi sản xuất từ bước cung
cấp nguyên liệu đầu vào cho đến tiêu thụ cuối cùng và theo sát từng bước trong quá
trình sản xuất. Công việc này khiến cho các công ty hiểu rõ hơn về sản phẩm và
dịch vụ của mình kết hợp nắm bắt tâm lý khách hàng từ đó dần cải thiện quy trình
và sản phẩm của mình để đáp ứng được người tiêu dùng một cách hoàn hảo nhất.
Tuy nhiên, việc theo sát quy trình sẽ bất khả thi nếu đó là một công ty có quy
mô lớn như Amazon vì khi đó cần nguồn nhân lực vô cùng với và có kinh nghiệm
vững chắc. Nhưng đây lại là phương án phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ mới
bắt đầu tham gia vào việc xây dựng hệ thông E-logistics.
Tạo niềm tin cho khách hàng
Để tìm một chỗ đứng trên thị trường, một trong những việc quan trọng mà các
doanh nghiệp cần làm đó là xây dựng niềm tin cho khách hàng.
Việc tạo được niềm tin đối với khách hàng là vô cùng quan trọng, là một trong
những yếu tố sống còn của các doanh nghiệp. Vậy nên, bên cạnh việc xây dựng cơ
sở hạ tầng, phát triển nhân lực, công nghệ… các doanh nghiệp cũng cần xây dựng
một hình ảnh “đẹp” trong tâm lý khách hàng, tăng cường dịch vụ khách hàng, lắng
nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng, trên cơ sở đó dần nâng cao năng lực của doanh
nghiệp.
4.4.2 Phân tích mô hình hoạt động E-Logistics của Tiki
4.4.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tiki là doanh nghiệp kinh doanh trong ngành TMĐT được thành lập vào
năm 2010, với khởi điểm ban đầu chủ yếu kinh doanh sách trực tuyến, sau 7 năm,
Tiki.vn hiện đã trở thành một nhà bán lẻ trực tuyến đa ngành với 10 ngành hàng tiêu
dùng cơ bản, trong đó sách vẫn là một sản phẩm “nhận diện” thương hiệu doanh
nghiệp. Có thể nói Tiki đang là đối thủ lớn của Lazada với tốc độ phát triển chóng
mặt. Website Tiki.vn có hơn 300.000 sản phẩm thuộc 12 lĩnh vực điện tử, phong
cách sống và sách.

Tiki xuất phát từ mô hình bán lẻ hàng hóa (B2C) đã dịch chuyển sang mô hình
chợ trực tuyến (Marketplace) kể từ năm 2017. Tức thay vì tự mình nhập hàng hóa
về, giám sát chất lượng và bán cho khách hàng, giờ đây Tiki sẽ đóng vai trò một sàn
giao dịch trực tuyến, nơi các nhà cung cấp khác nhau có thể đăng tải sản phẩm của
mình. Chính vì lẽ đó, số lượng các mặt hàng được cung cấp trên Tiki đã tăng lên
nhanh chóng, thay vì đơn thuần là sách như trước kia. Về cơ bản, chợ trực tuyến là
bước tiến hoàn chỉnh của mô hình B2C. Tiki đã rất khôn khéo khi chọn phát triển
theo hướng này.

Theo thống kê mới nhất vào năm 2017, Tiki đạt được 85% mức độ tin tưởng
của khách hàng hài lòng với chất lượng và dịch vụ. Với 400.000 đơn hàng được đặt
hàng tháng, tỷ lệ đổi trả hàng trung bình chỉ vọn vẹn 0.95%. Theo thống kê của
pg. 104
DealToday, có 23% người tiêu dùng thanh toán qua thẻ và 77% thanh toán khi nhận
hàng (COD). Trong khi đó, theo thống kê của Tiki, tỷ lệ thanh toán qua thẻ tại Tiki
đã đạt 34% và phương thức COD chiếm 66%.

Tiki công bố hơn 13 triệu lượt truy cập hằng tháng với tỷ lệ hủy đơn hàng
dưới 3%, thấp nhất trên thị trường, đảm bảo kiểm soát chất lượng hàng hóa. Họ đã
được nhóm đầu tư rót vốn chi phối do JD.com dẫn đầu. JD.com có kết quả tài chính
quý I/2018 nổi bật với doanh thu thuần 216 tỷ USD, tăng 33% so với quý 1/2017,
doanh thu dịch vụ ròng 1,4 tỷ USD, tăng 60%, tài khoản khách hàng hoạt động là
301,8 triệu tính đến 31/3/2018. (Báo cáo log 2019)

4.4.2.2. Các mô hình vận hành

Với mô hình Marketplace mới, Tiki đề xuất 4 loại mô hình vận hành để các
nhà bán lẻ có thể lựa chọn và hợp tác cùng bán hàng cùng Tiki.

a. Mô hình lưu kho (Fulfillment by Tiki)

Là mô hình vận hành khi đó Nhà bán ký gửi hàng hóa vào kho Tiki trước khi
kinh doanh. Tiki sẽ chịu trách nhiệm bảo quản, lấy hàng, đóng gói và giao đến
Khách Hàng cũng như nhận lại hàng hoá bị trả về từ Khách Hàng. Nhà bán chỉ
được bán những mặt hàng có tồn kho vật lý tại kho Tiki.

Đối với trường hợp giao hàng hóa không thành công, Tiki sẽ tiến hành thu hồi
hàng hóa, sau đó kiểm tra tình trạng hàng hóa để có phương án xử lý phù hợp
 Sản phẩm có thể bán mới: Nhập kho, tăng tồn để xử lý cho đơn hàng khác
 Sản phẩm không thể bán mới: Đưa vào kho lỗi của Tiki để xử lý trả hàng cho
Nhà bán (và bồi thường nếu sản phẩm bị hư hỏng do lỗi TIKI)

pg. 105
Hình 4.6. Quy trình mô hình lưu kho (nguồn: Tiki.vn)
Bước 1: Nhà bán gửi hàng vào kho Tiki
Bước 2: Sau khi khách hàng đặt hàng trên website, Tiki tiếp nhận và xử lý tại
kho Tiki
Bước 3: Tiki giao hàng cho khách hàng
- Bước 3a: Nếu giao hàng thành công, Tiki sẽ thu tiền
- Bước 3b: Nếu giao hàng không thành công, Tiki sẽ tăng tồn bán tiếp hoặc trả
hàng & đền bù nếu hàng hóa hư hỏng
Bước 4: Nhà bán gửi hàng vào kho Tiki
Đối với mô hình này, sau khi người bán ký kết hợp đồng và giao sản phẩm
lưu kho TIKI thì người bán sẽ hết trách nhiệm đối với sản phẩm. Những công việc
xử lý đơn hàng, tiếp nhận khiếu nại đều do TIKI đảm nhận. TIKI sẽ báo cho người
bán kết quả cuối cùng của sản phẩm: đã thanh toán, trả hàng hoặc lỗi hàng.

b. Mô hình qua kho (On Demand Fulfillment)

Là hình thức nhà bán hàng chịu trách nhiệm đối với hàng hóa tại kho. Theo
đó, khi có đơn hàng, nhà bán hàng xác nhận đơn hàng, bàn giao đơn hàng cho Tiki.
Tiki sẽ xử lý tiếp nhận đơn hàng cho khách hàng bao gồm nhưng không giới hạn
đóng gói, giao hàng đến khi hàng hóa được giao thành công.

Với mô hình này, Tiki cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhà bán:
o Xử lý các đơn đặt hàng của khách hàng
o Vận chuyển lấy hàng và giao hàng cho khách hàng
o Xử lý hàng trả về
o Xử lý các yêu cầu đổi/trả/bảo hành của khách hàng thay cho nhà bán.

pg. 106
Tiki KHÔNG cung cấp dịch vụ lưu trữ, quản lý hàng hóa thay cho Nhà bán.
Có 02 hình thức hợp tác vận chuyển:
o Tiki qua kho Nhà bán lấy hàng
o Nhà bán mang hàng qua kho Tiki

Hình 4.7. Quy trình mô hình qua kho (nguồn: Tiki.vn)


Bước 1: Khách hàng đặt hàng tại website Tiki.vn, phiếu gửi hàng ứng với đơn
hàng được tạo chờ xác nhận
Bước 2: Nhà bán xác nhận đơn hàng trên hệ thống và chuẩn bị hàng hóa
Bước 3: Tiki qua Nhà bán lấy hàng hoặc Nhà bán mang hàng qua kho Tiki
Bước 4: Tiki vận chuyển, thu tiền khách hàng
Bước 5: Tiki thanh toán cho Nhà bán trong kỳ sao kê gần nhất
Với đơn hàng thuộc mô hình qua kho, khi phát sinh đơn hàng, nhà bán cần
xác nhận giao hàng hoặc từ chối giao hàng trên hệ thống Trung Tâm Bán Hàng
Seller Center trong vòng 04 giờ làm việc
Trường hợp khách hàng hủy đơn hàng:
 Nếu khách hàng hủy trước khi Tiki đến lấy hàng, hệ thống sẽ tự động hủy
phiếu gửi hàng.
 Nếu khách hàng hủy sau khi Tiki đã lấy hàng, hệ thống sẽ tự động tạo phiếu
rút hàng tương ứng với đơn hàng hủy và trả hàng về cho Nhà bán.

c. Mô hình nhà bán tự vận hành (Seller Delivery)

Là hình thức nhà bán hàng chịu trách nhiệm từ quản lý hàng hóa tại kho của
nhà bán đến xử lý đơn hàng bao gồm nhưng không giới hạn đóng gói, xuất kho,
giao hàng cho đến khi hàng hóa được giao thành công. Tiki chịu trách nhiệm cung
cấp dịch vụ đăng bán và quảng cáo sản phẩm

Khi đó:
- Tiki cung cấp:
 Dịch vụ đăng tải thông tin bán hàng
pg. 107
 Tư vấn và hỗ trợ Khách hàng mua hàng trên sàn TMĐT Tiki.vn
 Thu hộ tiền hàng cho nhà bán
- Tiki không cung cấp: Dịch vụ vận hành bao gồm xử lý đơn hàng, giao hàng,
trả hoàn hàng cho Nhà bán
- Nhà Bán cần:
 Cài đặt tồn kho cho phép bán trên sàn Tiki
 Xác nhận đơn hàng
 Đóng gói và giao hàng cho khách hàng theo 02 hình thức: Vận chuyển đến
tay khách hàng hoặc Khách hàng nhận trực tiếp tạo địa điểm bán hàng theo
hướng dẫn khi đặt hàng.
 Thu tiền (với hình thức COD) và hoàn trả phí cho Tiki trong kỳ giao dịch.

Hình 4.8. Quy trình mô hình người bán tự vận hành (nguồn: Tiki.vn)
Sau khi Khách hàng đặt hàng trên website Tiki, Đơn hàng được đẩy vào hệ
thống Seller Center chờ xác nhận.
Bước 1: Nhà bán xác nhận trên hệ thống Seller center.
Bước 2: Nhà bán chuẩn bị và đóng gói hàng hóa.
Bước 3: Nhà bán bàn giao và ký biên bản bàn giao hàng hóa với khách hàng
(nếu giao hàng thành công) và thu tiền (nếu KH chọn thanh toán trả sau).
Bước 4: Xác nhận trạng thái giao hàng trên Seller Center và đính kèm biên
bản bàn giao hàng hóa trong trường hợp giao thành công.
Bước 5: Tiki xác nhận giao hàng thành công và hai bên thanh toán trong kỳ
sao kê:
 Với hình thức khách hàng trả trước và trả góp, Tiki thanh toán lợi nhuận cho
Nhà bán trong kỳ sao kê sau khi cấn trừ chi phí.
 Với hình thức khách hàng trả sau (COD), Nhà bán thanh toán phí hoa hồng
bằng cách chuyển khoản cho Tiki trong thời hạn quy định.

pg. 108
d. Mô hình bán hàng đa kênh (Multichannel Fulfillment)
Là hình thức hỗ trợ của Tiki đối với các nhà bán hàng sử dụng mô hình lưu
kho. Trong đó Tiki hỗ trợ cung cấp dịch vụ lưu kho, xử lý đơn hàng, đóng gói cho
đến khi giao hàng thành công đối với khách hàng thực hiện giao dịch trên các kênh
mua sắm trực tuyến khác và sẽ tính phí dịch vụ trên các đơn hàng này.

Hình 4.9. Quy trình mô hình bán hàng đa kênh (nguồn: Tiki.vn)
4.4.2.3. Kho bãi
Tiki có 2 hình thức kho bãi là kho của nhà bán và kho của Tiki
a. Kho của người bán

Đối với hàng hóa được giao từ kho của nhà bán, Tiki đóng vai trò là trung
gian giữa người mua và người bán. Với hình thức này, sản phẩm không được lưu
kho tại kho của Tiki. Tiki chỉ có trách nhiệm tiếp nhận hàng hóa và vận chuyển đến
địa chỉ của người mua. Vì vậy Tiki không phải chịu chi phí kho bãi và quản lý hàng
tồn kho.

Trong năm 2014, trung bình Tiki giao 427 đơn hàng từ kho của nhà bán. Cho
đến năm 2015, số lượng đơn hàng tăng lên tới 563 đơn và đạt mức 749 đơn vào
năm 2016. Nhờ việc ứng dụng của công nghệ vào thương mại cũng như hình thức
TMĐT ngày càng trở nên rộng rãi khiến số lượng đơn hàng càng tăng lên. Bên cạnh
đó, số lượng sản phẩm trên Tiki cũng ngày càng trở nên đa dạng dẫn tới sự gia tăng
của đơn vị bán hàng. Bởi vậy, lượng cầu càng ngày càng tăng cũng như số lượng
đơn hàng tăng lên qua các năm.

pg. 109
800
749

700

600 563

500
427
400

300

200

100

0
2014 2015 2016

Hình 4.10. Lượng đơn hàng được giao từ kho của nhà bán
b. Kho của Tiki

Hiện nay, Tiki đã đầu tư và phát triển kho bãi để có phát triển dịch vụ khách
hàng. Tại đây, họ hoàn thiện sản phẩm, đóng gói, đính kèm phụ kiện và vận chuyển
nhanh chóng. Đến cuối năm 2016, Tiki đã có 2 hệ thống kho bãi đi vào hoạt động

Diện tích Năng lực xử lý đơn hàng


STT
(m2) (số lượng đơn hàng/1 tháng)
1 500 1800
2 3000 12000
Bảng 4.3. Hai hệ thống kho hàng đầu tiên của Tiki
Kho đầu tiên của Tiki rộng khoảng 500m2, có khả năng xử lý 1800 đơn hàng
mỗi tháng tháng. Đến cuối nào 2014, Tiki đã đầu tư và mở rộng kho thứ hai với
diện tích gấp 6 lần kho đầu tiên là 3000m2. Kho này được đầu tư bởi đối tác Nhật
của công ty và là kho đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng xử lý được 12000 đơn
hàng mỗi tháng. Số lượng đơn hàng tăng nhanh qua từng năm.
Từ tháng 5/2018, công ty đã tiến hành đầu tư rất nhiều nguồn lực vào việc
mở thêm 6 kho hàng, nâng tổng số kho hàng trên toàn quốc lên 8 kho, bao gồm TP.
HCM với 3 kho hàng; Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang và Cần Thơ với 1
kho hàng ở mỗi tỉnh thành. Sau nhiều nỗ lực và sự đầu tư nghiêm túc, đến cuối
tháng 10/2018, tất cả 8 kho hàng của Tiki đã đồng loạt đi vào hoạt động.
Với việc mở rộng hệ thống kho bãi tại 6 tỉnh thành, Tiki không chỉ giải quyết
rào cản về thời gian giao hàng, mà còn thể hiện sự am hiểu thị trường và mong

pg. 110
muốn phục vụ khách hàng tốt nhất của mình thông qua dịch vụ giao hàng xuyên
suốt trong các ngày cuối tuần và những dịp Lễ tết tại thời điểm cuối năm, khi nhu
cầu mua sắm của người tiêu dùng luôn tăng mạnh.
Sự xuất hiện của 8 kho hàng còn là minh chứng rõ nét cho cam kết phát triển
lâu dài và bền vững của Tiki trên thị trường TMĐT Việt Nam nhiều thử thách. Bên
cạnh đó, đây còn là cơ hội để Tiki mang hình ảnh của mình đến gần hơn với người
dân trên toàn quốc.
Cùng sự mở cửa hoạt động của 8 kho hàng, các đối tác bán lẻ của Tiki tại 6
tỉnh thành này cũng đã có thể bắt đầu hoạt động bán hàng trên trang TMĐT Tiki.vn.
Điều này giúp tối đa hóa trải nghiệm khách hàng khi đơn hàng sẽ được đáp ứng
nhanh chóng hơn và hàng hóa đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất.
4.4.2.4. Vận chuyển

Tiki sử dụng hình thức vận chuyển 3PL như Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết
kiệm… Đồng thời, công ty cũng có một hệ thống giao vận riêng để chủ động vận
chuyển, kiểm soát chất lượng giao hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Chính sách vận chuyển của Tiki cung cấp 2 hình thức vận chuyển chính là:
Giao tiêu chuẩn và Giao nhanh

Phí vận chuyển


Giao hàng tiêu chuẩn
Giá trị đơn hàng >150.000VNĐ ở
HCM và HN
Miễn phí giao hàng
Giá trị đơn hàng >250.000VNĐ ở
các tỉnh thành khác
Phí giao hàng với đơn hàng có 12.000VNĐ ở HCM và HN
giá trị dưới mức được miễn phí giao
18.000VNĐ ở các tỉnh thành khác
hàng
Giao hàng nhanh 24h 29.000VNĐ/1 đơn hàng
Phụ phí hàng cồng kềnh
<= 5kg (5kg đầu tiên) Miễn phí
<= 8kg (3kg tiếp theo) 3.000VNĐ/0.5kg
<=14kg (6kg tiếp theo) 2.000VNĐ/0.5kg
>14kg (số kg còn lại) 1.000VNĐ/0.5kg

Bảng 4.4. Cước phí vận chuyển và phụ phí (nguồn Tiki.vn)

Phí vận chuyển được xác định dựa trên địa chỉ giao hàng và khối lượng của
hàng hóa. Để thu hút khách hàng đồng thời khuyến khích khách hàng gia tăng giá
trị đơn hàng, Tiki đặt ra định mức miễn phí vận chuyển với đơn hàng có giá trị nhất
định tại từng địa phương (như trong bảng)

pg. 111
Bên cạnh trải nghiệm giao hàng nhanh cùng việc mua sắm tiện lợi cùng Tiki,
khách hàng tại các tỉnh thành có kho hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ TikiNOW
giao hàng trong 2 giờ đối với hơn 50.000 sản phẩm có logo 2h,

Chính nhờ sự nghiên cứu, đầu tư và phát triển nghiêm túc, cùng quyết tâm đạt
mục tiêu dẫn đầu thị trường TMĐT Việt Nam, Tiki đã gặt hái những trái ngọt đáng
ghi nhận. Trong 9 tháng đầu năm 2018, giá trị hàng hóa giao dịch tăng 4 lần và số
lượng khách hàng tăng 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời có đến 64%
khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ củaTiki. Dự đoán, con số này sẽ còn tiếp tục
tăng khi các kho hàng của Tiki chính thức đưa vào hoạt động.

Bên cạnh đó, trong thời gian ra mắt chương trình Mùa Sale Huyền Thoại
08/08 vừa qua, Tiki đã đạt vị trí Top 1 ứng dụng iOS và Android tại Việt Nam ở
mảng mua sắm, xếp thứ 8 trong bảng xếp hạng các ứng dụng tại Việt Nam được
truy cập nhiều nhất.

pg. 112
Chương 5: Biện pháp khai thác tiềm năng ứng dụng Công nghệ
thông tin viễn thông trong lĩnh vực Logistics

5.1 Điều kiện phát triển của logistics


Căn cứ vào quá trình phát triển của logistics cũng như các yêu cầu đối với hoạt
động logistics, có 4 điều kiện cơ bản để có thể phát triển được logistics hiệu quả:
 Máy tính hóa (Computerisation)
 Cách mạngviễnthông
 Quảnlýchấtlượngtoàndiện(TotalQualityManagement)
 Quan hệ đối tác và đồng minh chiến lược (Strategic Partnership and
Alliance)
Việc tích hợp sâu và tập trung vào khả năng quản lý tối ưu tạo ra yêu cầu đối
với khả năng lưu trữ, xử lý và trao đổi dữ liệu điện tử của nhà cung cấp dịch vụ
logistics. Yêu cầu này cụ thể hóa bằng khả năng tính toán của hệ thống máy tính và
các hệ thống phần mềm vận hành chúng, cũng như các công nghệ viễn thông cho
phép việc trao đổi dữ liệu diễn ra nhanh chóng và thuận tiện. Các hệ thống quản lý
chất lượng toàn diện cũng là một cơ sở để cho phép doanh nghiệp khách hàng kết
nối và kiểm soát được chất lượng hàng hóa dịch vụ của mình trong các quá trình
hoạt động logistics của nhà cung cấp. Và để đảm bảo sự bền vững và gắn kết trong
các mối quan hệ này, thì giữa nhà cung cấp dịch vụ logistics và khách hàng cũng
cần tạo lập các quan hệ chiến lược đối tác, đồng minh. Ngoài ra do yêu cầu về vấn
đề toàn cầu hóa trong hoạt động của các khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ logistics
cũng phải thiết lập các quan hệ đối tác và đồng minh chiến lược cần thiết khác với
các nhà thầu phụ của mình để có thể trải rộng dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng.

5.2 Xu hướng phát triển của logistics


Thị trường dịch vụ logistics là thị trường thứ cấp, nhu cầu đối với thị trường
này nảy sinh từ sự phát triển và biến động của thị trường hàng hóa với người tiêu
dùng cuối. Do đó, cả những biến đổi về mô hình hoạt động của các doanh nghiệp
khách hàng cũng như chuyển biến về thị trường hàng hóa người tiêu dùng đã đưa
tới các xu hướng phát triển của lĩnh vực này.
Ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử
Xu hướng mua sắm bằng phương thức thương mại điện tử đã bắt đầu xuất hiện
từ giai đoạn bùng nổ “dot com” với những người khổng lồ trong lĩnh vực này như
Amazon, ebay, Alibaba... và cho đến nay phương thức mua bán này vẫn tiếp tục
phát triển rất nhanh chóng và dần thay thế phương thức mua bán truyền thống.
Ứng dụng phương pháp quản lý logistics kéo
Các nhà sản xuất sản phẩm dịch vụ đã có nhiều sự thay đổi các thức tiếp cận
thị trường của họ, trong đó họ cố gắng tạo lập một hệ thống kinh doanh phản ứng
bám sát với nhu cầu của người tiêu dùng cuối. Điều này giúp cho họ có khả năng
phản ứng chính xác hơn với sự thay đổi của thị trường, qua đó nâng cao hiệu quả
pg. 113
kinh doanh. Một số hình thức kinh doanh trong mô hình kéo đã trở nên rất phổ biến
hiện nay như mass customization, postponement... Và mô hình kinh doanh mới này
cần có hệ thống logistics phù hợp để vận hành nó.
Xu hướng thuê ngoài dịch vụ logistics
Với sức ép cạnh tranh tăng cao, nhiều thị trường đã tới mức bão hòa thậm chí
suy giảm (ví dụ như thị trường tivi, máy tính cá nhân...) và vòng đời sản phẩm đang
trở nên ngày càng ngắn. Các doanh nghiệp buộc phải trở nên hiệu quả hơn để tồn
tại, cả về góc độ hiệu chi phí (cost) hay góc độ hiệu quả (performance). Để làm
được như vậy các doanh nghiệp liên tục phải suy xét lại hoạt động kinh doanh của
mình và cố gắng tập trung vào các hoạt động cốt lõi. Logistics có một vị trí quan
trọng trong hoạt động của doanh nghiệp nhưng để vận hành logistics hiệu quả lại là
việc khó với nhiều doanh nghiệp. Do đó một lựa chọn tất yếu là cần tìm kiếm một
nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp và có khả năng.

5.3 Mô hình mối quan hệ ICT trong Logistics


Trên cơ sở phân tích các mối quan hệ giữa doanh nghiệp khách hàng và nhà
cung cấp dịch vụ logistics cũng như các bên liên quan như người tiêu dùng cuối, các
nhà cung cấp, một mô hình mối quan hệ với vai trò liên kết thông tin của hệ thống
ICT được mô tả trong hình 1.10.
Các mối quan hệ truyền thống của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa dịch vụ với
một bên là các nhà cung cấp nguyên vật liệu và dịch vụ đầu vào, một bên là các
kênh phân phối ra thị trường tiêu dùng được chuyển đổi sang mô hình với vai trò
trung gian của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Trong đó các
luồng thông tin từ cả hai phía đầu vào và thị trường đều được doanh nghiệp
khách hàng chia sẻ trở lại với nhà cung cấp dịch vụ logistics. Nhà cung cấp dịch vụ
logistics thông qua hệ thống ICT của mình tiếp nhận thông tin và điều phối các
công việc hỗ trợ cho doanh nghiệp khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ logistics sẽ
đóng vai trò trực tiếp xử lý mối quan hệ tiền – yếu tố sản xuất với các nhà cung cấp
và mối quan hệ hàng hóa dịch vụ – tiền với người tiêu dùng. Theo mô hình này,
doanh nghiệp khách hàng sẽ tập trung vào hoạt động cốt lõi của mình là nghiên cứu
phát triển và sản xuất hàng hóa dịch vụ, mối quan hệ của họ với nhà cung cấp và
khách hàng sẽ trở thành mối quan hệ ảo bởi vai trò trực tiếp của nhà cung cấp dịch
vụ logistics.

pg. 114
Hình 1.10: Mô hình mối quan hệ nhà cung cấp dịch vụ logistics và các bên
liên quan thông qua tương tác bằng hệ thống ICT (Information Communication
Technology – Công nghệ thông tin và truyền thông)

5.3.1 Các hệ thống ICT trong hoạt động Logistics


 Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp – ERP
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning)
có thể được định nghĩa khác nhau tùy theo góc độ nhìn nhận.
Đối với nhà quản lý doanh nghiệp, ERP được coi là một giải pháp phần mềm
toàn diện nhằm hỗ trợ thống nhất việc ra các quyết định trong công tác lập kế hoạch
và kiểm soát doanh nghiệp.
Đối với các nhà cung cấp sản phẩm phần mềm thì ERP lại được coi là một hệ
thống phần mềm có khả năng tích hợp các chương trình ứng dụng các chức năng
khác nhau như sản xuất, logistics, bán hàng, quản lý nhân sự, marketing, tài chính
kế toán cũng như các chức năng khác của một hệ thống quản lý doanh nghiệp. Các
chức năng của các phòng ban khác nhau được tích hợp hiệu quả vào trong hệ thống
dựa trên cơ sở dữ liệu chia sẻ giữa các bên và các ứng dụng xử lý dữ liệu.

pg. 115
Các hệ thống ERP cho phép hoạt động hoạch định được thực hiện thống nhất
và tích hợp xuyên suốt các bộ phận và các chức năng khác nhau của doanh nghiệp,
theo đó hỗ trợ hiệu quả cho việc thực thi thống nhất các quyết định trên toàn doanh
nghiệp. Với yêu cầu về quản trị chuỗi cung ứng, các hệ thống ERP ngày nay có thể
cho phép việc hoạch định và thực thi giữa các doanh nghiệp khác nhau.

Bảng 5.1: Các nhà cung cấp sản phẩm ERP chính

Công ty cung cấp Đặc điểm Thông tin liên hệ


Mua lại hai công ty phần mềm i2
www.jda.com
JDA Software và Manugistics. Chuyên về các
ứng dụng chuỗi cung ứng
Thế mạnh với hệ điều hành
Windows và bộ công cụ Office.
www.microsoft.com
Microsoft Sản phẩm ERP là Microsoft
Dynamics với những tính năng
quản lý quan hệ khách hàng
Cung cấp giải pháp cơ sở dữ liệu
Oracle với cả phần cứng và phần mềm. www.oracle.com
Đã mua lại Sun Microsystems.

Nhà cung cấp ERP lớn nhất với


www.sap.com
sản phẩm toàn diện bao trùm
SAP
nhiều ngành công nghiệp.
(Nguồn: F. Robert Jacobs, Richard B. Chase, Operations and Supply Chain
Management, 14th edition, McGraw-Hill 2014.)

Nền tảng của hệ thống ERP – Cơ sở dữ liệu thống nhất
Để có thể triển khai và sử dụng hiệu quả ERP, doanh nghiệp đòi hỏi phải thiết
lập cơ chế quản lý thống nhất và xuyên suốt tất cả các phòng ban, bộ phận. Giữa các
bộ phận, phòng ban chức năng này đối với các quá trình khác nhau trong doanh
nghiệp phải sử dụng chung một tập hợp các đặc tả và định nghĩa về các tiêu chí đo
lường. Ví dụ: các yếu tố đo lường nhu cầu, lượng dự trữ, lượng xuất kho. Nếu
không đảm bảo yêu cầu này thì sẽ không thể tạo lập một cơ sở dữ liệu thống nhất
trong doanh nghiệp, vì để có thể quản lý thống nhất và tích hợp xuyên suốt thì các
phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp phải có tiếng nói chung và hiểu giống nhau
về một vấn đề.
Việc tạo lập cơ sở dữ liệu thống nhất vừa là yêu cầu để doanh nghiệp triển
khai ERP nhưng cũng đồng thời sẽ phát huy hiệu quả nhờ khả năng quản lý thống
nhất của các hệ thống ERP.
Các tính năng chính của hệ thống ERP
Hệ thống ERP cho phép tích hợp các chức năng khác nhau của doanh nghiệp.
Do đó, thông qua ERP các hoạt động, quá trình khác nhau trong doanh nghiệp sẽ
được theo dõi với các dữ liệu sát thực như dòng tiền, dòng nguyên vật liệu, con
người... ứng với đơn vị nguồn lực.
pg. 116
Tích hợp. Bất kì giao dịch hay dữ liệu nào riêng lẻ nào thể hiện hoạt động của
doanh nghiệp cũng được nhập vào hệ thống. Đi theo đó là sự tự động cập nhật các
dữ liệu có liên quan. Doanh nghiệp sẽ có được khả năng tự động hóa trong việc điều
chỉnh dữ liệu và đảm bảo cho khả năng đánh giá về tình hình của toàn doanh
nghiệp.
Cấu trúc module. Các thành phần trong ERP được xây dựng và phát triển theo
các đơn vị tiêu chuẩn hóa. Điều này biến các hệ thống ERP có tính mở và cho phép
linh hoạt trong việc tìm kiếm các giải pháp phần mềm chức năng.
Hỗ trợ cho các hoạt động lập kế hoạch và kiểm soát cơ bản. Các hoạt động dự
báo, lập kế hoạch sản xuất, quản lý dự trữ được hỗ trợ thông qua các dữ liệu tập
trung và truy suất dễ dàng các dữ liệu sát thực với yêu cầu của hoạt động.
Lợi ích từ hệ thống ERP
ERP đặc biệt thích hợp với các doanh nghiệp xác lập rõ ràng mục tiêu tìm
kiếm hiệu quả từ việc tích hợp dữ liệu và qua trình hoạt động vào hệ thống thông
tin. Sự kiểm soát toàn diện và thống nhất xuyên suốt các chức năng của doanh
nghiệp, cho phép nhà quản lý có thể xác định được các quy trình dư thừa và đảm
bảo tính chính xác cao trong hệ thống, tối ưu hóa các quy trình hoạt động và có thể
phản hồi các yêu cầu của khách hàng nhanh chóng với độ tin cậy cao.
Khả năng hỗ trợ của hệ thống ERP
Khả năng xử lý giao dịch. Xử lý giao dịch liên quan đến việc tạo lập, theo dõi,
cập nhật và ghi nhận những hoạt động của doanh nghiệp. Cơ sở dữ liệu thống nhất
và xuyên suốt các bộ phận và phòng ban chức năng cho phép ERP có thể theo dõi
hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp vì nó phá vỡ ranh rới chức năng công việc
của mỗi phòng ban.
Khả năng hỗ trợ ra quyết định. Hệ thống phần mềm sẽ tạo lập các báo cáo, chỉ
số đánh giá để dựa trên những thông tin này, nhà quản lý có căn cứ để đưa ra các
quyết định của mình. Dần dần, nhà quản lý có thể tự động hóa từng phần việc ra
quyết định. Hệ thống phần mềm sẽ tự đưa ra quyết định logic dựa trên thông số điều
kiện được thiết lập.
Liên kết các chức năng hoạt động doanh nghiệp trong môi trường ERP

pg. 117
Hình 5.1: Mô hình ERP
(Nguồn: F. Robert Jacobs, Richard B. Chase, Operations and Supply Chain
Management, 14th edition, McGraw-Hill 2014)

 Sản xuất và logistics


Module này lớn nhất và phức tạp nhất trong các module tích hợp của hệ thống
ERP. Các bộ phận cơ bản của module này bao gồm:
- Chức năng quản lý nguyên liệu.Bao gồm các quy trình mua sắm nguyên vật
liệu, lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp, quản lý và kiểm soát các đơn hàng mua
nguyên vật liệu cũng như quản lý nguyên vật liệu đã mua và đang sử dụng, kho bãi
chứa, dự trữ nguyên vật liệu.
- Chức năng quản lý cơ sở sản xuất. Quản lý và theo dõi tình trạng các máy
móc thiết bị, nhà xưởng và lên kế hoạch bảo trì, sửa chữa.
- Chức năng lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất. Việc lập kế hoạch và kiểm
soát việc thực hiện các hoạt động được vạch ra trong kế hoạch được dựa trên sự
phối hợp các chức năng lập kế hoạch trên từng chức năng hoạt động như lập kế
hoạch marketing, lập kế hoạch tài cính, lập kế hoạch vận hành, kế hoạch nhân sự.
- Hệ thống quản lý dự án. Hỗ việc tạo lập, quản lý, đánh giá những dự án lớn
và phức tạp.
- Bán hàng và tiếp thị Các hoạt động bán hàng và tiếp thị bao gồm: quản lý
khách hàng và thông tin khách hàng, quản lý thông tin các đơn đặt hàng tiếp nhận,
quản lý việc hoàn thành đơn hàng, thanh toán tiền hàng, phân phối hàng hóa, xuất

pg. 118
hàng, giao hàng, vận tải, xuất hóa đơn và khuyến mại. Các hoạt động trong module
chức năng này vốn liên quan mật thiết tới các giao dịch của doanh nghiệp và khách
hàng, dữ liệu sau đó có ý nghĩa rất lớn với việc đưa ra các quyết định điều hành
doanh nghiệp. Khả năng xử lý giao dịch của ERP cho phép có thể xử lý hiệu quả và
chính xác các hoạt động này, đồng thời cơ sở dữ liệu tích hợp cho phép doanh
nghiệp nhanh chóng có thể tiếp cận và xử lý để đưa ra các quyết định quản lý kịp
thời. Tài chính Trong môi trường kinh doanh toàn cầu và phức tạp hiện nay, doanh
nghiệp thường gặp phải rủi ro về tính không tương thích của dữ liệu tài chính tài các
bộ phận khác nhau. Nền tảng dữ liệu chung của ERP cho phép việc thu thập dữ liệu
theo một chuẩn chung, hệ thống số liệu và quy trình thống nhất có thể điều chỉnh lại
chính xác các số dư trên sổ cái. Hơn nữa, các số liệu có thể được cập nhật vào hệ
thống một cách tự động đối với những giao dịch kế toán cơ bản.
 Nhân sự
Module này có các tính năng liên quan tới việc quản lý nhân lực trong doanh
nghiệp. Các hoạt động được hỗ trợ bao gồm: lập kế hoạch tuyển dụng, điều động,
huấn luyện, trả lương. Theo đó nó sẽ có các chức năng như lập bảng lương, phân
phối phúc lợi, quy trình tuyển dụng, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, lập lịch
làm việc, phân chia ca làm việc, kiểm soát thời gian làm việc và cả việc chi trả hay
ứng trước công tác phí.
 Phần mềm tùy chỉnh
Thông thường các hệ thống ERP cũng cung cấp khả năng tùy chỉnh hệ thống
từ chương trình tiêu chuẩn cho phù hợp với thực tế của doanh nghiệp, tuy nhiên một
số doanh nghiệp vẫn muốn sử dụng thêm các phần mềm phụ trợ để cho phép hệ
thống ERP bổ sung thêm những đặc tính chuyên biệt của tổ chức doanh nghiệp hay
lĩnh vực ngành nghề mà họ tham gia.
 Cơ sở dữ liệu tích hợp
Đây là module tạo lập nền tảng cốt lõi của hệ thống ERP. Các loại dữ liệu
quan trọng nhất đối với các hoạt động logistics trong cơ sở dữ liệu một hệ thống
ERP bao gồm:
- Thông tin khách hàng – customer file. Dữ liệu này bao gồm các
thông tin mô tả về khách hàng của doanh nghiệp, như tên, địa chỉ, thông tin gửi hóa
đơn, địa chỉ gửi hàng tới, liên lạc của công ty, bảng giá, các điều khoản bán hàng,
và các hướng dẫn đặc biệt. Dữ liệu thông tin khách hàng sẽ rất hữu ích khi có nhiều
bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp cùng tham gia phục vụ khách hàng.
- Dữ liệu giá sản phẩm – product-price file. Dữ liệu này chứa các thông
tin mô tả về sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp. Mỗi đơn vị thông
tin giá-sản phẩm sẽ bao gồm các loại thông tin như mã sản phẩm, mô tả về sản
phẩm, kích cỡ, nguồn hàng bán hoặc vị trí nhà máy, các tham chiếu đối với các sản
phẩm cùng loại hoặc những điều chỉnh mới nhất và dữ liệu về chi phí. Tập tin giá-
sản phẩm hoặc các tập tin có liên quan khác cũng có thể chứa các thông tin về các
mức giá khác nhau dành cho quy mô lượng hàng khác nhau. Việc duy trì và cập

pg. 119
nhật dữ liệu giá-sản phẩm ngày càng trở nên khó khăn hơn do vòng đời sản phẩm
ngày càng bị rút ngắn lại và giá thường xuyên được điều chỉnh.
- Dữ liệu nhà cung cấp – supplier file. Dữ liệu này liệt kê các nhà cung
cấp nguyên vật liệu và dịch vụ cho công ty. Các thông tin chính bao gồm mã nhà
cung cấp, địa chỉ, thông tin về vận tải và giao nhận hàng, hướng dẫn thanh toán.
Việc quản lý dữ liệu nhà cung cấp là cơ sở để có thể đạt được tính hiệu quả nhờ
quản lý quy mô đặt hàng có được nhờ việc gom đơn hàng cho các nhà cung cấp.
- Dữ liệu đơn hàng – order file. Chứa thông tin về tất cả các đơn hàng
đang mở trên tất cả các giai đoạn hoàn tất lo hàng
- Dữ liệu nguyên vật liệu–bill-of-materialsfile. Mô tả quá trình nguyên
vật liệu được sử dụng và phối kết để tạo ra thành phẩm. Trong logistics, nó được
ứng dụng để hỗ trợ cho việc tổ chức đóng gói, tùy chỉnh và sắp xếp các hoạt động
của trung tâm phân phối.
- Dữ liệu đơn đặt hàng – purchase order (PO) file. Giống như dữ liệu
đơn hàng. Sự khác biệt nằm ở việc dữ liệu đơn đặt hàng là dữ liệu về các đơn hàng
doanh nghiệp đặt từ các nhà cung cấp thay vì từ phía khách hàng.
- Dữ liệu dự trữ – inventory file. Ghi và lưu trữ dữ liệu về tồn kho của
hãng đang có hoặc sắp có căn cứ theo kế hoạch tổ chức sản xuất. Dữ liệu này cũng
theo dõi vị trí của tồn kho các sản phẩm trong hệ thống kho bãi, trạng thái sẵn sàng
để gửi đi, tình trạng dự trữ, chất lượng hàng dự trữ, số lượng dự trữ cho mỗi mặt
hàng.
- Dữ liệu thời gian – history file. Tạo lập các văn bản tổng hợp tình
hình đặt hàng và nhận đơn đặt hàng của hãng để hỗ trợ cho việc lập các báo cáo
quản lý, ngân sách và phân tích quyết định, dự báo.

 Hệ thống quản lý kho hàng – WMS


Hệ thống quản lý kho hàng và quản lý dự trữ đã được đưa vào sử dụng từ thập
niên 1970, để hỗ trợ cho việc tổ chức các hoạt động logistics. Cho đến ngày nay, hệ
thống WMS bao gồm các chức năng về kiểm soát, theo dõi và tối ưu hóa hoạt động
của các hệ thống kho hàng và hệ thống phân phối phức tạp. Do yêu cầu ngày càng
cao của khách hàng đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nên bản thân hệ thống
WMS ngày càng được mở rộng hơn với các chức năng bổ sung thông (add-ons).

pg. 120
Hình 5.2: Hệ thống WMS
(Nguồn: Andreas Nettsträter, Tim Geißen, Markus Witthaut, Dietmar Ebel and
Jens Schoneboom (2014) )

 Hệ thống quản lý vận tải – TMS


Trước sự gia tăng tính phức tạp trong các hệ thống vận tải toàn cầu và sự kết
nối chặt chẽ của các liên kết logistics, cuối thập niên 1990, hệ thống quản lý vận tải
được tạo ra trên cơ sở việc quản lý các liên kết vận tải và phát triển thêm các chức
năng cần thiết. Hệ thống này bao gồm cả việc lập kế hoạch và tối ưu hóa hoạt động
mua sắm đầu vào và cấu trúc hệ thống phân phối, trong đó tính toán những điều
kiện giới hạn về chi phí, thời gian, các phương thức vận tải khác nhau.

pg. 121
Hình 5.3: Hệ thống TMS.
(Nguồn: Andreas Nettsträter, Tim Geißen, Markus Witthaut, Dietmar Ebel and
Jens Schoneboom (2014) )

 Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng – SCM


Chuỗi cung ứng hướng tới sự hợp lực và quản lý đồng bộ của tất cả các doanh
nghiệp trên chuỗi cung ứng để tạo ra năng lực cạnh tranh tổng thể. Mỗi doanh
nghiệp đồng thời quản lý các hoạt động riêng của mình và liên kết hoạt động của
mình với các đối tác khác trên chuỗi cung ứng. Như vậy, hệ thống quản lý chuỗi
cung ứng phải tạo ra cơ sở cho các doanh nghiệp chia sẻ thông tin và tích hợp sâu
hoạt động của mình vào các đối tác. Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng là một môi
trường chia sẻ và liên kết các hệ thống ERP, WMS, TMS của các doanh nghiệp trên
chuỗi.

pg. 122
Hình 2.3: Mô hình SCM và ERP, WMS, TMS
(Nguồn: Andreas Nettsträter, Tim Geißen, Markus Witthaut, Dietmar Ebel and
Jens Schoneboom (2014) )
5.3.2 Công nghệ truyền tải thông tin
Bên cạnh việc thu thập, lưu trữ, quản lý và xử lý thông tin thì một khía cạnh
khác đặc biệt quan trọng đối với các hệ thống ICT trong Logistics đó chính là khả
năng truyền tải và chia sẻ các dữ liệu này. Trong những năm gần đây những bước
tiến vượt bậc về công nghệ truyền thông đã tạo ra cơ hội to lớn cho các công ty gia
tăng hiệu quả của các hệ thống ICT nhờ khả năng chia sẻ và truyền tải thông tin
nhanh chóng và ít tốn kém hơn.
Đối với các công nghệ truyền tải thông tin một số công nghệ chính trong thời
gian vừa qua đó là: EDI, Internet, Wireless network 3G, 4G...
EDI là một trong các công nghệ truyền tải thông tin sớm nhất, trên cơ sở các
mạng lưới kết nối nội bộ hoặc mạng diện rộng và đặc biệt sau này trở nên cực kì dễ
dàng với internet và các mạng kết nối không dây. Trọng tâm của EDI (Electronic
Data Interchange) đó là việc số hóa các tài liệu, dữ liệu, từ đó cho phép việc truyền
tải dễ dàng và cực kì nhanh chóng so với các dạng lưu trữ dữ liệu truyền thống. Bên
cạnh đó, EDI cho phép các hệ thống khác nhau có thể kết nối mà ít gặp phải hạn chế
do vấn đề tương thích. Hiện nay, cùng với việc chuẩn hóa dữ liệu và ngôn ngữ
XML đã cho phép sử dụng EDI cực kì dễ dàng và thuận tiện giữa các doanh nghiệp,
bất kể hệ thống của họ có sự khác nhau. Các file XML với cấu trúc dữ liệu bên
trong cho phép các hệ thống máy tính đọc và xử lý dữ liệu tự động với độ chính xác
cao mà không cần sự can thiệp của con người. Điều này tạo ra cơ hội để trao đổi dữ
liệu không giới hạn giữa các đối tác.
Sự ra đời của Internet cũng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng với việc tạo
ra một kết nối toàn cầu, giúp cho các doanh nghiệp và các chuỗi cung ứng không
gặp hạn do phải tự đầu tư hệ thống kết nối quốc tế của riêng mình.
Các công nghệ mạng không dây, các công nghệ viễn thông 3G, 4G đặc biệt
giải phóng doanh nghiệp khỏi những phức tạp trong việc xây dựng các kết nối của
pg. 123
mình. Việc đầu tư và phát triển rộng rãi của 3G, 4G tại hầu như tất cả các nước trên
thế giới tạo cơ hội truyền tải thông tin tiện lợi nhưng lại với chi phí sử dụng rất rẻ so
với yêu cầu vốn đầu tư lớn và chi phí vận hành cao của hạ tầng truyền tải thông tin
trong quá khứ.
5.3.3 Công nghệ nhận dạng đơn vị làm hàng
Việc tạo ra dữ liệu và quản lý các luồng lưu chuyển của hàng hóa trên chuỗi
cung ứng cũng là một vấn đề có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của các chuỗi. Các
doanh nghiệp trên chuỗi cần theo dõi được luồng lưu chuyển suốt dọc chuỗi cung
ứng, và đó là cơ sở để họ có thể cùng nhau nâng cao khả năng quản lý chung. Các
công nghệ nhận dạng đơn vị làm hàng hiện nay gồm có: Bar Code, RFID và EPC.
Công nghệ Bar Code đã trở nên rất phổ biến trên thế giới. Các thông tin chung
về sản phẩm, đối tượng làm hàng được chuyển hóa thành các mã vạch và có thể
được đọc và nhận dạng trực tiếp bởi các máy đọc. Dữ liệu về các đối tượng làm
hàng theo đó trực tiếp được các hệ thống nhận dạng và quản lý cũng như dùng để
lưu trữ và tạo lập các dữ liệu liên quan, giảm bớt những sai sót trong quá trình ghi
nhận bằng tay của con người.
Tuy nhiên, công nghệ Bar Code vẫn có những hạn chế đó chính là khả năng
lưu trữ hạn chế trên các mã vạch. Với những thông tin đi cùng đối tượng cần sử
dụng để quản lý hiện nay, người ta phải thay và dán nhiều loại mã vạch trên cùng
một đối tượng. Ngoài ra, công nghệ này vẫn có những rủi ro do các máy đọc có thể
không đọc được thông tin mã vạch do mã bị dán sai hoặc ở các góc cạnh. Do đó, xu
hướng hiện nay là phát triển công nghệ RFID và EPC.
Công nghệ EPC tạo ra mã danh định vật phẩm toàn cầu, tạo ra danh định duy
nhất cho mỗi đối tượng hàng hóa, trên cơ sở đó, các doanh nghiệp trên chuỗi có thể
dùng chung mã này suốt hành trình của nó đến thị trường tiêu thụ cuối cùng. Thông
tin của EPC được mã hóa bên trong một con chip điên tử, nó có ưu thế vượt trội về
khả năng lưu trữ thông tin so với phương pháp mã vạch. Đi kèm với ứng dụng EPC
chính là việc phát triển công nghệ RFID, theo đó các tín hiệu sóng vô tính tạo khả
năng đọc thông tin và xác định đơn vị quản lý từ xa. Tuy nhiên hạn chế của việc
ứng dụng hai công nghệ này hiện nay chủ yếu là chi phí. Công nghệ mã vạch đã
được sử dụng từ lâu và có chi phí vận hành và đầu tư rất cạnh tranh.

5.4. Giải pháp mới về xử lý dữ liệu và liên kết hệ thống
Sự phát triển rộng rãi của các công nghệ truyền tải dữ liệu không dây tạo điều
kiện thúc đẩy mạnh mẽ sử dụng các công cụ, thiết bị đầu cuối trong hoạt động
Logistics cầm tay với ưu điểm vượt trội về sự tiện lợi, nhỏ gọn và linh hoạt, cơ
động. Tuy nhiên, các thiết bị nhỏ này gặp phải hạn chế về năng lực xử lí tính toán.
Đa phần các thiết bị này không có đầy đủ năng lực xử lý như những thiết bị máy
tính cá nhân vốn được sử dụng rộng rãi trước đây, mà chủ yếu chỉ mạnh về việc
hiển thị và làm tốt việc truyền tải và tiếp nhận thông tin.
Đứng trước vấn đề trên, hai nhóm giải pháp đang trở thành xu hướng chủ đạo
trên thế giới với sự đầu tư phát triển của những công ty hàng đầu thế giới, đó là điện

pg. 124
toán đám mây (Cloud Computing) và phát triển các ứng dụng trên nền web (web-
based application). Hai giải pháp này tận dụng sự thuận tiện và khả năng truyền tải
dữ liệu mạnh mẽ của các công nghệ truyền thông, trong đó gánh nặng về xử lý dữ
liệu được đưa về các hệ thống máy chủ có năng lực xử lý, tính toán cực mạnh. Các
thiết bị cầm tay giờ đây chỉ đóng vai trò trung gian để đưa yêu cầu xử lý và nhận về
kết quả xử lý, đó chính là công nghệ điện toán đám mây. Một vấn đề khác đó là các
thiết bị nếu muốn cài đặt và sử dụng cần có hệ điều hành. Một hệ điều hành đầy đủ
tốn nhiều tài nguyên cũng như gặp phải khó khăn do phân mảnh về ứng dụng được
phát triển cho các hệ điều hành khác nhau. Giải pháp cho vấn đề này đó là đơn giản
hóa tối thiểu yêu cầu cài đặt. Tương tự với giải pháp điện toán đám mây, các ứng
dụng sử dụng trên các thiết bị cũng chỉ đóng vai trò tạo lập yêu cầu xử lý dữ liệu,
việc thiết lập các ứng dụng được đơn giản hóa ở mức độ tạo lập cơ chế gửi và nhận
dữ liệu xử lý. Thiết bị cần tối thiểu là một trình duyệt để có thể đáp ứng yêu cầu
này. Các ứng dựng được viết giống như những website để thiết bị truy cập, gửi và
nhận dữ liệu. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ viễn thông, độ trễ do
phải gửi dữ liệu đi và nhận lại được giảm bớt đến mức độ có thể chấp nhận đối với
yêu cầu môi trường làm việc.

5.5 Thực trạng Công nghệ thông tin trong lĩnh vực Logistics và giải
pháp
5.5.1 Đánh giá thực trạng các doanh nghiệp logistics Việt Nam
Trong nhiều báo cáo của Hiệp hội kinh doanh Logistics Việt Nam (VLA –
Việt Nam Logistics Business Association) các doanh nghiệp trong lĩnh vực
Logistics tại Việt Nam chiếm đa số về số lượng các công ty (từ 70-80%) là các công
ty của Việt Nam, tuy nhiên thị phần thì rất hạn chế so với các doanh nghiệp có
nguồn gốc nước ngoài, chiếm tới hơn 70% thị phần toàn ngành. Đa phần các doanh
nghiệp Việt Nam là các công ty vừa và nhỏ (Small and Medium Business), các công
ty này do hạn chế về vốn và quy mô nên khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước
ngoài có sự hậu thuẫn mạnh mẽ về vốn cũng như công nghệ, trong khi đòi hỏi từ thị
trường là ngày càng yêu cầu cao về các dịch vụ tích hợp, trọn gói và khả năng cung
cấp dịch vụ trên cả nước và quốc tế. Đi kèm với hạn chế về quy mô và vốn, chính là
sự nhận thức và khả năng triển khai các ứng dụng về công nghệ thông tin.
Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển trường ĐH Kinh tế
Quốc dân thì mức độ sử dụng CNTT của các doanh nghiệp Logistics rất hạn chế.
Mức độ tối thiểu là doanh nghiệp có sử dụng trang web riêng của công ty cũng
không phải doanh nghiệp nào cũng có, chỉ chiếm 3.58/5. Trong đó, các phần mềm
riêng rẽ như như WMS, TMS... cũng chỉ đạt cao nhất là 2.74 và thấp nhất là 2.47.
Điều này đã cho thấy mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động của các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay là rất hạn chế.

pg. 125
Hình 5.3: Khảo sát ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp Logistics.
(Nguồn: Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển, ĐH KTQD, 2012)

5.5.2. Tình hình thị trường CNTT logistics trên thế giới
Tổng hợp số liệu thị trường:Bảng 3.1: Thị trường CNTT logistics toàn cầu
Warehouse Supply
Transportation
Phân Management Sourcing and Chain Manufacturing
Management
loại System Procurement Planning System
System
Quy mô
thị
0.7 1.1 2.8 3.0 1.5
trường
($bn)
Tăng
trưởng
22.8% 16.2% 10.1% 10% 13.6%
Hàng
năm
(Nguồn: Clearwater International, 2014)

Có thể thấy, tuy thị phần của các gói phần mềm chức năng rời như TMS,
WMS nhỏ nhưng lại có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Bên cạnh đó, các nhà cung
cấp các phần mềm này rất đa dạng, trong kho các nhà cung cấp các phần mềm hệ
thống như ERP lại có xu hướng tập trung vào một số các doanh nghiệp chính trên
thế giới như SAP, Oracle, Microsoft... Và tất yếu là các gói phần mềm hệ thống như
ERP sẽ rất tốn kém khi so sánh với từng gói phần mềm chức năng.

pg. 126
5.5.3 Cơ hội và giải pháp về CNTT cho các doanh nghiệp logistics
Việt Nam
 Cơ hội
Việt Nam liên tục là nước có tốc độ phát triển về internet và 3G nhanh trong
khu vực và trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để có thể phát triển hiệu quả các
giải pháp CNTT cho các doanh nghiệp Logistics Việt Nam. Mặt khác, dù còn nhiều
hạn chế về tốc độ truyền dữ liệu, mức giá cước 3G của Việt Nam rất rẻ so với nhiều
nước trong khu vực.
Với đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp Logistics Việt
Nam nên đầu từ từng mảng ứng dụng của CNTT ví dụ như các hệ thống TMS,
WMS...
Việt Nam cũng có thế mạnh về ngành công nghệ phần mềm, tuy rất khó để
đưa ra các giải pháp ERP hiệu quả nhưng việc tạo ra các sản phẩm TMS, WMS có
chất lượng là khả năng trong tầm tay. Điều này giúp hạ chi phí đầu tư và có sự
thuận tiện trong việc hỗ trợ kĩ thuật từ các nhà cung cấp trong nước.

 Giải pháp
- Trước tiên là cần có sự tích hợp và đồng bộ trong hoạt động của doanh
nghiệp logistics, nghĩa là chuẩn hóa quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Một
trong số những rủi ro của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận
chính là sự chậm trễ trong việc cập nhật và kiểm tra thông tin từ các bộ phận liên
quan, dẫn đến phát sinh chi phí. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam
không ít về số lượng và cũng không thấp về trình độ, điều các doanh nghiệp cần làm
là đào tạo cho đội ngũ nhân viên CNTT trong công ty nắm rõ các nguyên tắc và quy
trình hoạt động của đơn vị mình để có thể thiết kế hệ thống phần mềm quản lý hợp
lý, nhờ đó giảm được chi phí mua ngoài mà vẫn có được giải pháp phù họp nhất cho
doanh nghiệp của mình.
- Tiếp theo là giải pháp tích họp vói khách hàng. Việc xây dựng một hệ thống
EDI có thể gây tốn kém về chi phí và thời gian cho doanh nghiệp, vì thế các doanh
nghiệp có thể thiết kế những ứng dụng trực tuyến để khách hàng tự nhập dữ liệu và
thông tin, doanh nghiệp chỉ cần kiểm tra lại tính họp lệ của thông tin, nhờ đó sẽ
giảm bót được thời gian chờ đợi cho khách hàng.
- Cuối cùng, do hoạt động logistics là hoạt động mang tính toàn cầu nên phải
tuân thủ theo quy định của các quốc gia, do đó các doanh nghiệp cần tìm hiếu luật
pháp ở những quốc gia là thị trường chính của mình, từ đó thiết kế phần mềm hoạt
động cho đơn vị của mình sao cho sản phẩm dịch vụ của mình có thể đáp ứng được
những quy định đó.

pg. 127
Chương 6 : Hệ thống phần mềm Logistics được sử dụng tại HNMU

6.1 Hệ thống quản lý vận tải TMS

6.2 Hệ thống quản lý kho bãi WMS

6.3 Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SCM

(Sử dụng tài liệu riêng của từng phần mềm)

pg. 128

You might also like